SỐNG THIỀN - Lương tâm (Phần 2): Không có tiếng nói đối lập trong lương tâm thực

SỐNG THIỀN - Lương tâm (Phần 2): Không có tiếng nói đối lập trong lương tâm thực

Price:

Read more



Lương tâm trong lời kinh này là việc tìm kiếm tiếng nói của lương tâm riêng của bạn, việc tìm tiếng nói tự phát riêng của bạn, không bị xã hội làm ô uế. Tôn giáo là việc tìm kiếm lương tâm đó.
Jesus ở bên ngoài một làng. Mọi người ép buộc một phụ nữ đi tới Jesus và bảo ông ấy, “Cô ấy mắc tội ngoại tình, và trong kinh sách chúng tôi có viết rằng kẻ ngoại tình phải bị ném đá cho tới chết. Ông nói gì nào?”
Jesus cũng biết kinh sách đó; ông ấy cũng đã đọc và nghe nói về cùng kinh sách đó từ thời rất thơ ấu của mình. Ông ấy cũng là một phần của cùng nhóm mọi người. Và những dân làng đó đã chủ định đem vấn đề này tới cho ông ấy. Họ muốn thấy liệu Jesus có nói kinh sách này là sai hay không: thế thì họ có thể ném đá vào Jesus cho tới chết. Và nếu ông ấy nói rằng kinh sách là đúng, thế thì họ sẽ ném đã cho người đàn bà này chết ngay trước ông ấy và đòi hỏi biết, “Điều gì xảy ra cho giáo huấn của ông khi ông nói rằng nếu ai đó tát má này của ông, chìa má kia ra nữa, hay yêu kẻ thù của mình, hay kháng cự không phải là ác. Điều gì đã xảy ra cho tất cả những giáo huấn đó?” Họ muốn bất chợt bắt lấy Jesus.
Jesus nhắm mắt lại một chốc, rồi mở mắt ra - trong cử chỉ nhắm mắt một chốc này ông ấy đã hạ vào lương tâm của mình - và ông ấy nói, “Kinh sách là tuyệt đối đúng khi nó nói ném đá vào kẻ ngoại tình cho tới chết. Nhưng ta nói với các ông rằng kinh sách đã bở lỡ một điểm, và đó là, chỉ người chưa bao giờ phạm tội ngoại tình, hay nghĩ tới việc phạm nó, mới được quyền ném đá. Bây giờ, nhặt hòn đá lên!”
Những người lãnh đạo của cộng đồng đang đứng ở hàng đầu chậm chạp bắt đầu lẻn ra sau. Jesus nói, “Không ai được chạy cả! Hôm nay, người đàn bà này chắc chắn phải bị chết. Để cho người có thể nói rằng mình đã không phạm tội ngoại tình hay nghĩ phạm tội đó, tiến lên với hòn đá.” Đám đông tản mác đi.
Chẳng mấy chốc không ai khác còn lại ở chỗ hoang vắng đó ngoại trừ Jesus và người đàn bà đó. Cô ấy gục đầu dưới chân của Jesus và nói, “Xin trừng phạt tôi! Với những người đó tôi có thể nói rằng tôi đã không phạm tội ngoại tình, nhưng làm sao tôi có thể nói điều này cho ông được? Với họ tôi có thể đánh nhau và nói rằng họ phạm tội tàn ác với tôi, nhưng làm sao tôi có thể nói điều đó với ông được? Cho nên xin cho tôi sự trừng phạt!”
Jesus nói, “Ta là ai mà trừng phạt cô?” Ông ấy nhắm mắt lại một chốc, rồi lại mở mắt ra và nói với người đàn bà, “Cô đi đi, bởi vì chỉ trước Đấng toàn năng cô mới có thể bị phán xử. Ta là ai mà tuyên xử phán xét?”
Đây là tiếng nói của lương tâm.
Khi Jesus nhìn đi nhìn lại vào trong bản thân mình, lương tâm của ông ấy đang nói điều gì đó với ông ấy. Bất kì ai khác trên thế giới, người có lương tâm đúng cũng sẽ nghe cùng một điều thôi: một người mà bản thân mình đã từng là kẻ ngoại tình liệu có quyền gọi ai đó khác là kẻ ngoại tình không? Jesus không phải là kẻ ngoại tình - ông ấy có quyền ném đá vào người đàn bà đó. Nhưng ông ấy đã nhìn đi nhìn lại vào lương tâm mình và nói, “Ta là ai mà tuyên xử phán xét cho cô? Ta đã không tạo ra mà ta cũng không cho cô cuộc sống mà ta cũng không kiểm soát cuộc sống của cô theo bất kì cách nào - cho nên làm sao ta có thể phán xét cô được? Mọi điều ta có thể nói với cô là đừng bao giờ phán xét bất kì ai. Bây giờ cô có thể đi.”
Đây không phải là tiếng nói của xã hội. Nó không được viết trong bất kì kinh sách nào. Điều này không được xã hội dạy cho ai đó: đây là đáp ứng tự phát, không học. Nếu bạn hỏi Phật, cùng tiếng nói đó sẽ phải nói qua ông ấy. Nếu bạn hỏi Mahavira, cùng tiếng nói đó sẽ phải nói ra qua ông ấy. Nó không phải là tiếng nói của một người: nó là tiếng nói của thực tại vô nhân xưng, phổ dụng, cái đang sống bên trong con người; tâm thức ẩn kín bên trong. Đây là điều được gọi là lương tâm.
Bạn phải tìm kiếm nó. Bạn có nó, nhưng nó đang trong trạng thái ngủ; nó chưa được phát triển trong bạn chút nào. Nó có đó - bởi vì bạn hiện hữu, tâm thức hiện hữu. Tâm thức có tiếng nói, nhưng nó bị ẩn kín. Tiếng nói liên tục phát ra từ bạn là tiếng nói của người khác, người đã từng nuôi nấng bạn. Những tiếng nói đó giống như tiếng nói của máy quay đĩa; chúng không phải là tiếng nói của lương tâm bạn. Như đường rãnh trên đĩa hát nhựa, xã hội đã tạo ra những đường rãnh bên trong bạn, chiếc kim của trí tuệ của bạn di chuyển qua chúng và âm thanh, tiếng nói cất ra nói rằng, “Điều này là tốt, điều này là xấu.”
Người có khả năng gạt sang bên những ý tưởng này về tốt và xấu - dũng cảm đi vào bên trong và tìm mặt thuộc về mình ngay cả trước khi người đó được sinh ra; mặt vẫn còn là của người đó ngay cả khi người đó đi vào trong giấc ngủ sâu giữa đêm tối khi thậm chí không có cả mơ; mặt sẽ tiếp tục là của người đó ngay cả khi người đó chết, khi thân thể người đó tan rã và khô héo đi - đi tới khám phá ra lương tâm.
Để tôi cho bạn gợi ý về việc tìm kiếm này: bất kì khi nào bạn cảm thấy bên trong mình rằng cái này là tốt và cái này là xấu, cái này là đúng và cái này là sai, thế thì làm một quan sát nhỏ - đây có phải là nhận biết riêng của bạn không, hay là sự phản xạ của xã hội mà bạn đã được sinh ra?
Shankara trở thành sannyasin, người từ bỏ, ở tuổi rất sớm. Mẹ ông ấy già rồi; ông ấy được sinh ra khá muộn đối với bà ấy và bố ông ấy đã chết. Cho nên bà già này không có khả năng có được sự dũng cảm với việc con mình nhận tính chất sannyas.
Shankara đi bơi ở sông, một hôm thì bị cá sấu đớp lấy chân. Cả làng tụ tập để cứu ông ấy, và mẹ ông ấy cũng chạy tới. Shankara hét lên với mẹ mình, “Con có thể cầu nguyện để cá sấu thả con ra, và có cơ may là nó có thể nghe đấy - nhưng về tính chất sannyas của con thì sao? Nếu mẹ đồng ý cho tính chất sannyas của con, con có cảm giác rằng con cá sấu sẽ thả con ra.”
Thấy tình huống này, rằng tính chất sannyas còn tốt hơn là cái chết của con - và không ai đồng ý với tính chất sannyas ở mức kém hơn điều đó - bà ấy nói, “Mẹ trao lời của mẹ cho con rằng mẹ sẽ đồng ý với tính chất sannyas của con, nhưng trước hết con tự cứu mình bằng cách nào đó đi!” Ai mà biết được? Có thể đã có một loại tình bạn nào đó giữa Shankara và con cá sấu đó, mối nối nào đó từ kiếp quá khứ - bởi vì con cá cấu nhả chân của Shankara ra. Ông ấy sống sót và ông ấy đã trở thành sannyasin.
Khi ông ấy định ra đi, mẹ ông ấy đòi ông ấy phải hứa rằng ông ấy sẽ đích thân tham dự nghi lễ cuối cùng của bà ấy. Đó là vấn đề phức tạp trong những ngày đó; không ai biết nơi Shankara sẽ lang thang. Trong những ngày đó, mọi việc du hành đều bằng đôi chân, và ông ấy đã du hành trong cả nước như kẻ ăn xin - nhưng dầu vậy, ông ấy đã hứa.
Thế rồi mẹ Shankara trở nên ốm đau, và khi ông ấy nghe nói về điều đó ông ấy chạy về mẹ. Các sannyasins bạn ông ấy, các đệ tử khác, nói với ông ấy, “Ai là mẹ? Ai là bố? Với một sannyasin, liệu có mẹ hay bố không? Và ông đã hứa trong dốt nát của mình. Ông tự nói với bản thân mình rằng thế giới này là ảo tưởng, cho nên lời là gì, lời hứa là gì? Và ai có đó để hoàn thành chúng? Nó tất cả đều là mơ: bản thân ông nói vậy mà!”
Shankara ngồi xuống và nhắm mắt lại, và thế rồi ông ấy đứng lên và nói, “Không, ta sẽ phải đi. Thế giới có thể là ảo tưởng, mọi quan hệ có thể là giả, nhưng cái gì đó ở sâu bên trong ta bảo ta rằng ta sẽ phải đi.”
Chúng ta có thể hoài nghi... ai mà biết được? - điều này có thể là lương tâm thực hay nó có thể không phải vậy, bởi vì sau rốt, bà ấy là mẹ ông ấy. Ông ấy đã hứa rồi. Điều này tất cả có thể đã là vết hằn từ ước định của ông ấy. Nó rất có thể đã là vết hằn từ xã hội - rằng nếu bạn đã nói ra lời, và nói lời đó với người mẹ riêng của mình... và bà ấy có thể sắp chết, đây có thể là những khoảnh khắc cuối cùng của bà ấy. Cho nên nó rất có thể chỉ là tiếng nói từ xã hội. Nhưng rất chóng vánh bạn đồng hành của ông ấy, các đệ tử, có thể thấy rằng điều đó không phải là tiếng nói của xã hội.
Shankara về tới làng mình. Làng ông ấy là gia đình của những người brahmin Namboodripad, đẳng cấp brahmin cao nhất ở miền Nam Ấn Độ. Toàn thể dân làng đều phản đối: “Làm sao một sannyasin lại đi hoả thiêu mẹ riêng của mình được?” Cả làng đều là brahmin: “Với một sannyasin, ai là mẹ, ai là bố? Làm sao một sannyasin làm hoả thiêu cho bà ấy được? Điều này là không được. Điều này sẽ làm vẩn đục tính chất sannyas.”
Nhưng Shankara nói, “Tôi đã quyết tâm làm mọi nghi lễ cuối cùng của mẹ tôi.”
Không ai trong làng đi tới đám tang. Cái xác thì nặng, mẹ ông ấy có tầm vóc lớn, còn Shankara gầy còm và nhỏ thó. Thật khó cho ông ấy một mình mang cái xác ra chỗ hoả thiêu. Cho nên điều ông ấy làm là ông ấy lấy chiếc kiếm, nhắm mắt lại và chặt xác mẹ mình thanh ba mảnh. Ông ấy mang cái xác của mẹ mình ra dàn hoả thiêu trong ba lượt đi.
Con người này có thể đã không có lương tâm do xã hội trao cho - người nào đó có thể chặt xác mẹ mình ra thành ba được? Ngay cả bạn ông ấy, đệ tử của ông ấy, cũng phân vân. Họ tự hỏi về điều ông ấy đang làm.
Shankara nói với họ, “Thế giới là ảo tưởng. Hơn nữa, đó là cái xác chết, và chẳng có hại gì trong việc chặt nó ra bởi vì ta đã hỏi lương tâm bên trong của ta.”
Bạn sẽ phải gạt sang bên lương tâm mà xã hội trao cho - và tất cả mọi xã hội, không ngoại lệ nào, đều cho lương tâm - và thế rồi dần dần bắt đầu nhìn vào bên trong bản thân bạn. Một khoảnh khắc sẽ tới khi mọi thứ sẽ thành thấy được rõ ràng cho bạn về cái gì bắt nguồn từ xã hội và cái gì là của riêng bạn. Bất kì khi nào nó là tiếng nói riêng của bạn, đều không có tiếng nói khác mâu thuẫn với nó. Nó là nhất trí. Với tiếng nói của xã hội, tiếng nói đối lập bao giờ cũng hiện diện. Chẳng thành vấn đề cái gọi là lương tâm của bạn có thể bảo bạn bao nhiêu lần rằng ăn cắp là xấu, phần khác liên tục nói với bạn, “Làm tới đi, lấy đi! Dẫu sao thì có ai biết đâu?” Phần này nói rằng ăn mặn là xấu, phần kia nói, “Cả thế giới đều ăn mặn. Sao mình lại là người duy nhất cố là người tốt? Sao mình nhận toàn thể gánh nặng của nó?” Nó nói rằng rượu là xấu và tiếng nói khác nói, “Cả thế giới uống rượu đấy. Sao mình phí hoài cuộc sống của mình? Uống đi!”

Một đặc trưng của lương tâm giả này là ở chỗ tiếng nói đối lập bao giờ cũng hiện diện. Không có tiếng nói đối lập trong lương tâm thực, nó là chỉ một tiếng nói thôi. Không có tiếng nói đối lập nó. Cho nên chừng nào bạn còn nghe thấy âm thanh của tiếng nói đối lập, biết rõ rằng nó là lương tâm do xã hội trao cho và không phải là lương tâm do điều thiêng liêng trao cho.
Vào ngày bạn thấy một tiếng nói... Shankara đã có ý tưởng chặt cái xác ra, cho nên ông ấy cầm lấy kiếm và làm điều đó! Ông ấy đã không do dự, thậm chí không một khoảnh khắc nào: “Trước hết để mình nghĩ về điều đó, liệu có nên chặt xác mẹ mình ra hay không? Có thể điều đó sẽ bị coi là bạo hành, kẻ giết mẹ. Mình đang làm gì? Điều này chưa hề có tiền lệ, không ai khác đã làm điều đó. Không người con nào đã làm điều đó - và đặc biệt là người con như mình chưa bao giờ làm điều đó.” Nhưng không, ông ấy đã làm điều đó: ông ấy đã mang và thiêu cái xác và trở về rất hạnh phúc bởi vì nhiệm vụ đã được kết thúc.
Đây là một tiếng nói. Trong cả đời của Shankara không người nào đã từng nghe nói tới một lần rằng ông ấy đã làm điều gì đó hơi chút sai.
Khi bạn đi theo lương tâm của bạn - cái gọi là lương tâm mà bạn gọi là lương tâm đó - đằng nào bạn cũng hối hận, dù bạn có theo nó hay không. Đây là đặc trưng thứ hai: nếu bạn nghe theo lương tâm giả của bạn, thế nữa bạn cũng sẽ cảm thấy nuối tiếc. Nếu bạn đã không ăn cắp hay không làm điều gì đó bởi vì bạn đã nghe theo lương tâm của bạn, trong cả đời mình bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã bỏ lỡ cái gì đó, và rằng người khác đã làm nó: “Đó đã là khoảnh khắc, mình đã có cơ hội, nhưng mình bỏ lỡ nó. Người đó đã làm nó và người đó đã không bị bắt. Người khác đã làm nó và người đó đã trở thành bộ trưởng trong chính phủ, và người khác đã làm nó và người đó đã đạt được nhiều thế - và ở mình đang chết đói và trong nghèo khó! Mình đã thành con mồi cho chủ nghĩa lí tưởng vô nghĩa gì vậy?” Còn nếu bạn làm nó, thế nữa bạn sẽ hối hận với nó bởi vì nếu bạn làm nó bạn sẽ cảm thấy tự bác bỏ mình, ăn năn, mặc cảm: “Mọi việc đáng sẽ tốt hơn nếu mình không làm nó.”
Lương tâm do xã hội trao cho sẽ làm cho bạn cảm thấy mặc cảm dù bạn làm bất kì cái gì cũng chẳng thành vấn đề - cái gì cũng không thành vấn đề - bởi vì bao giờ cũng có hai tiếng nói. Bạn có thể đồng ý với chỉ một trong hai thôi, cho nên cái gì sẽ xảy ra cho tiếng nói kia? Phần kia sẽ chờ đợi, và nó sẽ làm cho bạn cảm thấy mặc cảm nếu bạn đã đồng ý với tiếng nói thứ nhất; nó sẽ đợi và làm cho bạn hối hận về sau. Nhưng nếu bạn nghe tiếng nói của lương tâm mà lời kinh này nói tới, sẽ không bao giờ có mặc cảm hay hối tiếc gì, không bao giờ.
Đặc trưng thứ ba là ở chỗ lương tâm mà bạn sống với, tạo ra kí ức, bởi vì không hành động nào nảy sinh từ nó là toàn bộ; nó bao giờ cũng là bộ phận bởi vì một nửa của bạn bao giờ cũng bị đối lập. Ngay cả khi bạn quyết định ăn cắp, bạn làm nó nửa vời.
Bạn đã bao giờ gặp một kẻ ăn cắp là ăn cắp toàn bộ chưa? Bạn có thể thậm chí tìm được một người bất lương toàn bộ không? Bất lương toàn bộ nghĩa là bạn thậm chí không có một ý tưởng mờ nhạt rằng bạn đang làm điều gì sai, bất kì cái gì xấu, rằng bạn không nên làm nó; thậm chí không có một tiếng nói bị kìm nén ở đâu đó nói rằng điều này là bất lương. Không, sẽ khó mà tìm ra người bất lương toàn bộ.
Và trong thế giới của những người bất lương, cũng sẽ khó tìm ra người lương thiện toàn bộ, người trong tâm mình luôn có cảm giác rằng sẽ có người hại mình nếu người đó đã làm hành động sai. Cảm giác này sẽ có đó. Nếu bạn theo lương tâm này, nó sẽ tạo ra kí ức bởi vì hành động của bạn sẽ mang tính bộ phận, nó sẽ vẫn bị mắc kẹt trong tâm trí. Một cảm giác sẽ lơ lửng: “Sao mình đã không làm nó một cách toàn bộ, toàn tâm?”
Lương tâm mà lời kinh này nói tới không tạo ra kí ức nào. Một hành động toàn bộ không tạo ra kí ức: nó được làm và nó được kết thúc, trôi qua.
Đặc trưng thứ tư và cuối cùng là ở chỗ nếu bạn sống theo lương tâm giả, bạn sẽ bị trói buộc bởi hành động của bạn bởi vì chúng sẽ tạo ra kí ức; nó sẽ mắc vào trong tâm trí bạn và nó sẽ không mất đi. Nếu hành động là toàn bộ thế thì không kí ức nào được tạo ra, không tù túng nào được tạo ra bởi vì hành động này. Tâm trí bao giờ cũng sẽ vẫn còn tự do. Bất kì điều gì bạn làm với toàn bộ tâm bạn, sẽ không trở thành gánh nặng lên tâm bạn.
Do đó, nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ nói rằng bất kì điều gì bạn làm một cách nửa vời đều là tội lỗi, còn bất kì cái gì bạn làm một cách toàn tâm đều là đức hạnh. Đây là định nghĩa của tôi về tội lỗi và đức hạnh: bất kì cái gì được làm nửa vời đều là tội lỗi - cho dù nó là việc xây đền chùa một cách nửa vời, và bất kì cái gì được làm một cách toàn tâm đều là đức hạnh - ngay cả bạn ăn cắp. Nhưng lại không thể ăn cắp được khi bạn toàn tâm, mặc dầu bạn có thể xây đền chùa theo cách nửa vời.

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post