Read more
Maneesha, Thiền là tôn giáo cách mạng duy nhất trên thế giới.
Tất cả các tôn giáo khác đều là truyền thống, chính thống, mê tín, về căn bản dựa
trên niềm tin. Bất kì tôn giáo nào dựa trên niềm tin đều là hư cấu, vì niềm tin
đơn giản có nghĩa là hoài nghi bị kìm nén.
Thiền là ngoại lệ: nó không tin vào bất kì cái gì – thậm chí
không tin vào kinh sách, thậm chí không tin vào kinh của Phật Gautam. Niềm tin,
như nó vậy, bị phủ định hoàn toàn. Tôi đồng ý với điều đó, không có điều kiện
nào; đó đã là toàn thể cách tiếp cận riêng của tôi.
Chân lí phải được trải nghiệm, không được tin. Một khi bạn tin vào nó bạn sẽ không bao giờ trải nghiệm nó. Chân lí phải được tìm kiếm. Từ sự cần thiết, bạn phải hoài nghi mọi lí thuyết và ý thức hệ được các kinh sách và những người khác đề xuất. Nếu bạn không hoài nghi chúng, bạn sẽ ở trong lẫn lộn vô cùng. Nếu bạn tin chúng bạn sẽ dừng lại ở đó, tại niềm tin của bạn. Thượng đế của bạn sẽ là niềm tin, không phải chân lí. Chính cái ngã riêng của bạn sẽ chỉ là niềm tin, không phải là cái gì đó mà bạn đã sống, không phải cái gì đó mà bạn đã nhảy múa, không phải cái gì đó mà bạn đã chạm vào. Mọi niềm tin đều đem bạn đi xa khỏi bản thân bạn. Để tìm chân lí, bạn phải học nghệ thuật không tin.
Do đó Thiền có vị trí rất đặc biệt. Người vô thần cũng không
tin, nhưng họ dừng ở việc không tin của họ, cũng như người hữu thần dừng ở niềm
tin của họ. Việc không tin của người vô thần chỉ là niềm tin phủ định; nó không
phải là cái gì khác. Nhưng khi Thiền nói về không tin hay hoài nghi, nó đơn giản
ngụ ý thách thức để thám hiểm; không phải cái gì đó để lắng đọng vào, mà để bắt
đầu từ đó. Bạn đã loại bỏ và cắt bỏ mọi niềm tin, mọi niềm không tin: thế thì
tâm thức thanh tịnh của bạn tự khẳng định nó theo cách riêng của nó. Và cái đẹp
của việc nở hoa tự phát là cái đẹp duy nhất trên thế giới.
Bạch Ẩn nói – và Bạch Ẩn là một trong những thầy cần được
nghe rất cẩn thận - Lời khuyên khiêm tốn của tôi cho các ông những người lỗi lạc,
người học điều huyền bí sâu sắc của Phật pháp là thế này: việc ông kiểm tra kĩ
lưỡng bản thân ông phải là khẩn thiết như cứu đầu ông đang bắt lửa.
Ông ấy đang nói rằng việc truy hỏi của bạn phải mãnh liệt và
toàn bộ thế... dường như đó là vấn đề sống chết. Nếu bạn không tìm ra nó, cuộc
sống của bạn là vô tích sự và không kết quả. Chừng nào bạn chưa tìm ra nó, bạn
không thể nở hoa và nhảy múa và ca hát trong vui mừng. Sẽ không có hân hoan
nào, mở hội nào, lễ hội nào trong đời bạn. Cuộc đời của bạn sẽ là đêm tối, vô tận,
nơi mặt trời không bao giờ mọc.
Nỗ lực của ông để xuyên thấu vào trong bản tính nguyên thủy
của ông phải là không mệt mỏi như theo đuổi điều không thể thiếu được; thái độ
của ông với giáo huấn lời của chư phật và tổ sư phải là thù địch như hướng tới
kẻ thù mất còn.
Điều này chỉ có thể được nói bởi một thầy lớn, bản thân phật.
Ông ấy đang nói rằng thái độ của ông với giáo huấn lời của chư phật và tổ sư phải
là thù địch như hướng tới kẻ thù mất còn. Ngụ ý là ở chỗ bạn phải không tin vào
lời, mà tìm kinh nghiệm. Lời có thể tới từ thầy vĩ đại nhất, nhưng dầu vậy, nó
là lời. Và dù bằng cách nào Phật có thể đã tìm ra bản thân ông ấy, việc nuôi dưỡng
của ông ấy sẽ không phải là việc nuôi dưỡng của bạn. Nếu ông ấy đã làm dịu cơn
khát của ông ấy, mọi điều ông ấy có thể nói là, "Nước đã giúp ta làm dịu
cơn khát của ta." Bạn có thể liên tục lặp lại "H20" như mật chú
nhưng cơn khát của bạn sẽ không được làm dịu.
Thiền nói: Nghĩ về mọi công trình lớn và giáo huấn lớn như kẻ
thù mất còn của bạn. Tránh chúng ra, vì bạn phải tìm ra cội nguồn riêng của bạn.
Bạn phải không là người đi theo, người bắt chước. Bạn phải
là một cá nhân nguyên bản; bạn phải tìm ra cót lõi bên trong nhất của bạn theo
cách riêng của bạn, không có hướng dẫn nào, không có kinh sách hướng dẫn nào.
Nó là đêm tối, nhưng với lửa truy tìm mãnh liệt, bạn nhất định
đi tới bình minh. Mọi người đã cháy với việc truy hỏi mãnh liệt đều đã tìm thấy
bình minh. Những người khác chỉ tin. Những người tin không có tính tôn giáo, họ
đơn giản né tránh cuộc phiêu lưu tôn giáo lớn bằng việc tin.
Trong Thiền, người không mang hoài nghi lớn để chịu công án
là người vô tích sự, tinh quái, phóng đãng. Do đó người ta nói: "Ngầm dưới
hoài nghi lớn là tỏ ngộ lớn; nơi có việc hỏi triệt để sẽ có kinh nghiệm triệt để
về thức tỉnh."
Đây là phẩm chất duy nhất của Thiền. Nó nói rằng ẩn đằng sau
hoài nghi lớn là tỏ ngộ của bạn, chứng ngộ của bạn.
Đích xác hoài nghi là gì? Hoài nghi nghĩa là loại bỏ bất kì
cái gì được vay mượn. Nó không nói rằng cái gì đó là không đúng, nó nói rằng
"Điều đó không phải là chân lí của tôi. Và chừng nào cái gì đó chưa là
chân lí của tôi, tôi sẽ không gián đoạn việc tìm kiếm của tôi."
Hoài nghi nghĩa là tình yêu lớn về chân lí, điều không bao giờ thoả hiệp với bất kì niềm tin rẻ sẵn có ở bãi chợ, trong mọi đền chùa, trong mọi nhà thờ, trong mọi giáo đường. Mọi tôn giáo đều bảo bạn cứ tin đi và bạn sẽ được cứu. Điều này là vô nghĩa thuần tuý, vì hàng triệu người đã tin và không ai dường như được cứu.
Hàng triệu người đang tin ngày nay, nhưng thế giới là đống lộn xộn. Niềm tin của họ không làm thay đổi thế giới, niềm tin của họ không làm thay đổi họ, niềm tin của họ không tạo ra khác biệt chút nào trong tính cách của họ. Nó chỉ làm một điều: nó vận hành như cái ô. Nó giữ họ ẩn kín khỏi cuộc truy hỏi lớn mà là quyền cơ bản của chúng ta. Họ liên tục kìm nén cuộc truy hỏi bằng niềm tin, nói, "Phỏng có ích gì mà biết chân lí? - Krishna đã biết nó. Cứ đọc Shrimad Bhagavadgita mọi ngày, và có vậy thôi." Tại sao ông bận tâm tới truy tìm bản thân ông?
Hay họ nói rằng Phật đã tìm ra nó và ông ấy đã nói nó: bây giờ không có nhu cầu cho bạn tìm ra nó lần nữa.
Đây là điều niềm tin nghĩa là gì. Nó lấy đi việc truy tìm cá nhân của bạn ra xa khỏi bạn. Nhưng nhớ, với việc truy tìm mất đi, tính cá nhân cũng mất đi. Mọi tôn giáo cùng nhau đã âm mưu lấy đi chân giá trị của con người, vì họ đã lấy đi tính cá nhân của con người. Họ đã làm cho mọi người thành đám đông, đám đông những người tin.
Thiền muốn bạn là người tìm kiếm cá nhân. Vứt đi mọi kinh sách, đốt đi mọi kinh sách, không bao giờ lấy lời của bất kì ai làm chân lí của bạn. Đó là thách thức lớn, và nó dần sức mạnh, nó cần sự toàn vẹn, nó cần tình yêu chân lí với bất kì giá nào. Chỉ những người mạo hiểm mọi thứ vì chân lí mới là người được phúc lành.
Thế giới của tôn giáo không phải là thế giới của doanh nhân. Nó là thế giới của những người liều lĩnh, người liều mọi thứ về cái không biết – người không biết cái gì sẽ xảy ra.
Tôi nhớ lại... Một diễn viên Nhật Bản kiếm được nhiều tiền ở Hollywood, và sau khi kiếm được nhiều tiền thế ông ấy nghĩ tới việc quay về nhà và thảnh thơi: "Thôi đủ rồi – chẳng ích gì mà tiếp tục kiếm sống. Còn chút thời gian trước khi cái chết gõ cửa, và nghỉ ngơi sẽ là điều tốt."
Nhưng trước khi trở về Nhật Bản ông ấy nghĩ ông ấy nên đi vòng quanh thế giới để để có cái nhìn trước khi định cư ở Nhật bản. Ông ấy đi tới Paris, và trong chỗ đánh bạc ông ấy đã liều đánh mọi thứ ông ấy đã kiếm được – hàng triệu đô la, trong một phút đi tiêu. Ngay cả người chủ cũng run rẩy, mọi người đánh bạc đều vã mồ hôi: "Trời đất, đây là loại người gì thế này?"
Ông ấy không để dành được đô la nào, ông ấy đánh bạc mọi thứ và mất. Và thế rồi ông ấy về phòng và ngủ.
Sáng hôm sau, trong các báo chí, đã có tin tức rằng người Nhật Bản này đã nhảy từ tầng thứ bẩy của toà nhà và đã tự vẫn. Trong khách sạn mọi người đều nghĩ rằng đó phải là người Nhật Bản này, người đã đánh cược mọi thứ, nhưng trong khách sạn này không có bẩy tầng. Và ông ấy lên giường nghỉ, cho nên họ gõ cửa. Người này mở cửa ra. Những người gõ cửa choáng khi thấy ông ấy – ông ấy hoàn toàn sống động. Họ nói "Ông không đọc báo sáng nay à?"
Ông ấy nói, "Có chứ, tôi thấy rằng người Nhật Bản nào đó đã tự tử từ tầng bẩy. Và tôi biết tất cả các ông đều nghĩ tôi đã tự tử, nhưng tôi không phải là người chấp nhận thất bạn. Tôi sẽ kiếm tiền lần nữa, và tôi sẽ quay lại khách sạn này để đặt xuống thật nhiều tiền – nhiều hơn lần này!"
Và ông ấy quay lại Hollywood. Khi ông ấy trở lại sau khi kiếm đủ tiền, còn nhiều hơn lần đầu, chỗ đánh bạc đó đã đóng cửa. Việc đó quá rủi ro. Người này nói, "Có chuyện gì vậy? Mới hôm trước các ông còn mở và giờ các ông đã đóng rồi."
Họ nói, "Ông có thể đánh bạc ở đâu đó khác. Có nhiều chỗ đánh bạc ở Paris, nhưng đừng làm chúng tôi sợ. Ông là con người thép kì lạ."
Người có thể đánh bạc mọi thứ vì kết quả không biết – đó đích xác là tình huống của người tôn giáo. Bạn từ bỏ mọi kinh sách và mọi lời của những thầy lớn, và bạn sẽ đi vào trong thế giới bên trong của bạn mà không có hướng dẫn nào, không có bản đồ nào, không có bạn đồng hành nào, một mình, trên con đường chưa bao giờ được bất kì ai bước đi. Con đường bên trong của bạn là con đường của bạn; không ai khác có thể bước được trên nó.
Nhưng nếu người ta có thể hoài nghi một cách toàn bộ, phủ nhận tất cả những cái không phải là của riêng người ta, điều đó tạo ra sự thuần khiết mênh mông và tạo ra năng lực lớn, nó cho tự do vô cùng – mọi thứ tuyệt đối cần thiết để truy tìm vào bản thể riêng của bạn. Cái gì có đó? Không ai có thể nói được điều đó. Bạn chỉ phải đi tới đó, và chỉ bạn mới có thể đi tới đó.
Bạch Ẩn đang nói rằng sẽ có việc thức tỉnh đầy đủ ở chỗ có việc hỏi đầy đủ.
Liên tục truy hỏi mọi thứ mà các tôn giáo đã từng bảo bạn tin. Niềm tin là rào chắn lớn nhất cho con người tôn giáo. Nhưng chính điều ngược lại đã được thuyết giảng: đức tin và niềm tin được ca ngợi bởi mọi tôn giáo. Và thế giới mà chúng ta thấy là kết quả của giáo lí ngu xuẩn này – tin và có đức tin. Từ hàng nghìn năm tin tưởng bạn đã thu được cái gì? Bạn ở đâu? Thế giới chưa bao giờ trong đống lộn xộn nhiều hơn nó đang vậy ngày nay. Nếu bạn muốn thoát ra khỏi đống lộn xộn này, xin vứt đi mọi cái bạn đã tin mãi cho tới giờ.
Hoàn toàn trần trụi về niềm tin, và chân lí là không xa lắm mấy. Chỉ quay vào trong và nó có đó. Nó không tới bởi đức tin, nó tới bởi việc quay vào trong. Đức tin là bên ngoài, niềm tin là bên ngoài. Chỉ việc quay vào trong mới mang tới biến đổi trong bản thể.
Đừng nói, "Vì các ý nghĩ của tôi bao giờ cũng bay vào lẫn lộn, tôi thiếu sức mạnh để áp dụng lên bản thân tôi sự tập trung đích thực vào công án."
Giả sử rằng, trong đám đông dầy đặc người trong ồn ào huyên náo của bãi chợ, một người ngẫu nhiên đánh mất hai hay ba miếng vàng. Ông sẽ không bao giờ tìm thấy bất kì người nào, vì chỗ này ồn ào và om sòm hay vì người đó đã đánh rơi miếng vàng ở trong chỗ dơ bẩn, sẽ không quay lại để tìm chúng. Người đó xô đẩy mọi người, khuấy tung nhiều bụi, và khóc hết nước mắt xô đẩy xung quanh đi tìm vàng của mình. Nếu người đó không lấy lại được nó vào trong tay mình, người đó sẽ không bao giờ thu lại được an bình của tâm trí. Ông có coi đạo phi thường, vật kế thừa riêng của ông, đồ trang sức đeo tóc vô giá, có ít giá trị hơn hai hay ba miếng vàng sao?
Bạch Ẩn đang nói rằng mất cho dù hai hay ba mảnh vàng là đủ làm cho bạn phải tìm chúng, nhưng bạn không biết kho báu được ẩn bên trong bạn là gì, bạn đang mang niềm huy hoàng làm sao.
Ông coi đạo phi thường, vật kế thừa riêng của ông, đồ trang sức đeo tóc vô giá, có ít giá trị hơn hai hay ba miếng vàng sao?
Bạn không bao giờ bận tâm về ai đang ẩn kín bên trong bạn, cội nguồn của bản thể bạn là gì.
Những người đã biết tới cội nguồn, họ nhất trí đồng ý rằng nó là kinh nghiệm quí giá nhất mà có thể xảy ra trong thế giới này. Nó có tính phổ dụng nhất điều cho bạn sự bất tử, và điều cho cuộc sống của bạn sự tươi tắn vô cùng, và trong từng khoảnh khắc cho việc rạng ngời, duyên dáng, cái đẹp. Toàn thể cuộc sống của bạn trở thành mở hội.
Và đây là cái gì đó mà không ai có thể đánh cắp được. Đây là cái gì đó mà không ai có thể phá huỷ được. Ngay cả chết cũng không có khả năng chạm tới nó. Nó là kho báu vĩnh hằng của bạn. Từ vĩnh hằng tới vĩnh hằng, nó là của bạn – nhưng bạn không bao giờ nhìn vào nó.
Dangai viết:
Đất, sông, núi:
bông tuyết tan trong không khí.
Làm sao tôi có thể hoài nghi được?
Đâu là
bắc? nam? đông? tây?
Một khi bạn biết, hoài nghi tự tử theo cách riêng của nó. Đừng bao giờ tin; để hoài nghi chết đi. Đó là tình huống khác toàn bộ. Khi bạn tin, hoài nghi vẫn còn sống – thực ra, sống một cách rấng gượng ép.
Một nhà truyền giáo Ki tô giáo, Stanley Jones, đã nói với tôi, "Đức tin vào Jesus Christ là tuyệt đối!"
Tôi nói, "Ông đơn giản phân tích mệnh đề riêng của ông mà xem. Đức tin không đủ sao? Nó phải là tuyệt đối sao? Chủ định của từ ‘tuyệt đối’ là gì? Đức tin là đủ, nếu nó có đó. Nhưng nó không có đó. Chính bên cạnh đức tin là không tin, không đức tin, hoài nghi – tất cả đều có đó. Để che đậy chúng ông phải mang chiếc ô lớn hơn. Đức tin tuyệt đối đơn giản chỉ ra rằng hoài nghi của ông là rất lớn. Người thường có hoài nghi nhỏ; đức tin của họ là nhỏ. Ông là học giả uyên thâm, học giả nổi tiếng thế giới – một cách tự nhiên hoài nghi của ông sẽ là rất lớn."
Ông ấy nói, "Tôi chưa bao giờ nhìn từ góc độ này, nhưng có lẽ ông là đúng." Ông ấy là con người rất chân thành. Ông ấy nói, "Tôi sẽ phải nghĩ kĩ về điều đó."
Khi ai đó nói với ai đó, "Anh (Em) yêu em (anh) tuyệt đối," thế thì bạn phải nhận biết. Đừng bị mắc vào chuyện tình tuyệt đối – chỉ tạm thời là tốt. Tuyệt đối sẽ là kẻ sát hại thường xuyên!
Người yêu thực thậm chí không nói “Anh (Em) yêu em (anh)." Họ sẽ không dùng từ ‘yêu’ cho kinh nghiệm lớn của họ. Từ này rất nhỏ và được dùng quá nhiều lần; nó đã mất sự tươi tắn của nó. Chính kinh nghiệm của tôi là khi yêu bắt đầu biến mất, mọi người bắt đầu nói với nhau, "Anh (Em) yêu em (anh) nhiều lắm." Đó chỉ là khi yêu bắt đầu biến mất, khi họ trở nên nhận biết rằng yêu không còn đó nữa, bây giờ chỉ lời có thể tiếp tục nỗi khổ mà họ gọi là yêu. Bây giờ họ phải lặp lại nó liên tục.
Nhưng nếu bạn biết, thế thì khoảnh khắc bạn đã bỏ mọi niềm tin, kể cả không tin; khi hoài nghi của bạn là toàn bộ, đột nhiên có bùng nổ, dường như lửa của bản thể bạn, cái bị ẩn kín, đã đi tới dạng chính thức của nó. Ngọn lửa của nó thậm chí còn vươn ra ngoài bạn. Bạn đang bốc cháy! Trong trường hợp này không có vấn đề hoải nghi và không có vấn đề niềm tin. Bạn đơn giản biết.
Một lần một nhà báo phương Tây hỏi Shri Aurobindo, "Ông có tin vào Thượng đế không?" Nó là một câu hỏi rất thông thường. Shri Aurobindo nói, "Không."
Người này rất phân vân. Ông ta đã tới gặp ông này từ nơi xa xôi chỉ bởi vì ông ta đã nghe nói rằng ông này là một người của Thượng đế. Cho nên nhà báo này không định rời bỏ Shri Aurobindo ở chỗ đó.
Ông ta hỏi, "Ông ngụ ý gì bởi việc nói không?"
Aurobindo nói, "Khi ông biết cái gì đó, ông không tin. Ông có tin vào mặt trời không? Ông có tin vào đêm sao không? Ông có tin vào hoa hồng không? Ông thấy chúng có đó: không có vấn đề về tin."
Niềm tin chỉ nảy sinh trong bóng tối, khi bạn không biết. Và niềm tin giữ bạn trong bóng tối – vì niềm tin bạn không bao giờ thử khám phá về phần riêng của bạn xem chân lí là gì.
Một bài cú:
Bướm lên đường
qua biển,
đã biến mất:
cái ta của tôi quay về với tôi.
Ông ấy đang nói rằng tất cả các ý nghĩ của chúng ta không là gì ngoài bướm cố bay qua biển: chúng sẽ biến mất ở đâu đó. Bạn có quan sát các ý nghĩ của bạn không? Nếu bạn đã sống bốn mươi hay năm mươi năm, bao nhiêu triệu ý nghĩ đã đi qua biển và biến mất? Mọi ngày, bạn liên tục tạo ra những ý nghĩ mới và chúng liên tục biến vào trong bụi. Chỉ một thứ còn lại với bạn, và đó là sự hiện hữu của bạn. Chỉ bạn còn lại.
Như một nhà thơ Thiền đã nói, "Mây tới rồi đi và bầu trời còn lại." Nó không bao giờ đi bất kì đâu, nó không bao giờ đến từ bất kì chỗ nào. Bạn là bầu trời. Bất kì cái gì xảy ra trong bầu trời này chỉ là giao thông – không cần phải bị bận tâm về nó, không cần bị đồng nhất với nó.
0 Đánh giá