Chương 6. Hồn nhiên

Chương 6. Hồn nhiên

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 1 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 6. Hồn nhiên


Osho kính yêu,
Không có gì để đạt tới.
Ngoại trừ những người thực có huệ căn, có nguyện lực mới chịu dứt hẳn trần lao.
Vĩnh Gia nói: "Thực tính của vô minh tức là Phật tính, thân huyễn hoá này tức là pháp thân. Nếu giác được pháp thân thì chẳng có một vật, bổn nguyên là tự tính thiên chân Phật." Nếu suy nghĩ như thế, thình lình nhập vào chỗ suy nghĩ chẳng thể đến, thấy được cái "vô nhất vật" của pháp thân, tức là chỗ ra khỏi sinh tử của hành giả. Đoạn trước nói: "Pháp vô sở đắc chẳng thể dùng tâm có sở đắc để cầu" là nghĩa này vậy.
Bậc sĩ phu trí thức trong cuộc sống, suốt đời suy lường tính toán, vừa nghe thiện tri thức thuyết pháp vô sở đắc trong tâm liền nghi hoặc, e sợ lọt vào không.
Người đời thường trăm phần trăm mịt mù không rõ vì hàng ngày cứ đem suy nghĩ tính toán làm nhà cửa, chợt nghe nói không có chỗ để suy nghĩ thì cảm thấy hoang mang mịt mù, chẳng có chỗ dựa. Không biết ngay nơi chẳng có chỗ dựa đó tức là chỗ an thân lập mạng của chính mình.
Nếu chính niệm hiện tiền mãi mãi, cái tâm thống thiết việc sinh tử không biến đổi, thì trải qua ngày tháng lâu dài ắt chỗ lạ tự quen, chỗ quen tự thành lạ vậy.
Lại chỗ nào là chỗ quen? Ấy là thông minh lanh lợi, suy nghĩ tính toán. Chỗ nào là chỗ lạ? Ấy là Bồ Đề Niết Bàn chân như Phật tính, chỗ suy tư cắt tuyệt, chỗ suy nghĩ đo lường chẳng thể đến, chỗ không thể dùng tâm sắp đặt.
Đây là một buổi tối đặc biệt, vì một người trong chúng ta đã ra đi sang bờ bên kia. Swami Anand Maitreya chắc chắn là một người dũng cảm vô cùng. Anh ấy đã gặp tôi đâu quãng 1960. Anh ấy đã là thành viên nghị viện trong mười hai năm và anh ấy đã rất gần gũi với thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, Pandit Jawaharlal Nehru. Nhưng khoảnh khắc anh ấy nghe thấy tên tôi, anh ấy đơn giản bỏ toàn thể nghề nghiệp chính trị của mình.
Pandit Jawaharlal Nehru cố thuyết phục anh ấy, nói, "Có mọi cơ hội cho ông trở thành bộ trưởng chính của bang ông." - anh ấy là từ Bihar, đất Phật.
Nhưng Maitreya nói, "Tôi muốn một điều được hiểu rõ ràng: tham vọng là địa ngục và tôi không định nhìn lại; chính trị được kết thúc cho tôi rồi. Mọi tham vọng đều được kết thúc cho tôi." Và từ đó anh ấy đã ở cùng tôi.
Anh ấy không bao giờ hỏi một câu hỏi nào. Anh ấy không bao giờ hoài nghi, tin cậy của anh ấy là tuyệt đối. Trong những năm này, hàng nghìn người đã tới tôi; nhiều người đã mất hút, nhưng anh ấy còn lại kiên định. Anh ấy không thể quan niệm được làm sao mọi người có thể tìm ra mâu thuẫn trong các phát biểu của tôi.
Một thời điểm nào đó năm 1984 Maitreya đã trở nên chứng ngộ, nhưng anh ấy đã chọn vẫn còn im lặng, cho nên anh ấy vẫn còn im lặng. Anh thậm chí đã không nói cho tôi cái gì đã xảy ra cho anh ấy. Nhưng ngày nó xảy ra tôi triệu tập một cuộc họp nhỏ vài sannyasins ở Rancho Rajneesh ở Mĩ. Tôi đã tuyên bố rằng sẽ có ba uỷ ban đặc biệt: một uỷ ban các mahasattvas, những người vĩ đại mang định mệnh trở nên chứng ngộ trong chính cuộc sống này; uỷ ban thứ hai gồm các sambuddhas, người đã trở nên chứng ngộ; và uỷ ban thứ ba gồm các bồ tát, người cũng sẽ trở nên chứng ngộ... nhưng có lẽ họ sẽ lấy thời gian lâu hơn chút ít so với hai loại kia, nhưng chắc chắn trước cái chết của họ.
Vì tôi đã đưa tên của Maitreya vào, anh ấy choáng. Anh ấy muốn giữ nó hoàn toàn cho bản thân anh ấy, không nói bất kì cái gì về chứng ngộ với bất kì ai. Khi anh ấy rời khỏi cuộc họp, anh ấy nói với vài người bên ngoài, "Điều đó rất kì lạ, tôi đã không nói - tôi đã từng cố gắng che giấu nó - nhưng bằng cách nào đó thầy đã thấy nó. Và không chỉ thầy đã thấy nó, thầy đã tuyên bố tôi chứng ngộ."
Và đáp ứng của anh ấy thực sự là đáp ứng của tình yêu lớn lao. Anh ấy nói, "Osho thực sự là một tay tinh quái."
Và những năm này trước chứng ngộ của anh ấy và sau chứng ngộ của anh ấy, anh ấy vẫn còn tuyệt đối bình thường, không bản ngã, không ham muốn, không tham.
Ngay trước khi tôi quay về Pune, Maitreya đã nói với tôi ở Bombay, "Tôi đã có mười nghìn ru pi ở bưu điện ở Patna, Bihar; đó là mọi thứ tôi có, nhưng bây giờ tôi sẽ không cần nó." Chắc chắn anh ấy đã trở nên nhận biết rằng thời gian ra đi của anh ấy đang tới gần hơn. Và anh ấy đã chuyển số tiền này cho Neelam dành cho đạo tràng. Anh ấy chết đi không có cái gì, bất kì đồ sở hữu nào. Và anh ấy thoát đi rất chậm, rất im lặng, từ giấc ngủ vào giấc ngủ vĩnh hằng.
Tôi nói tối nay là đặc biệt, vì một người trong chúng ta đã đi từ thế giới hữu tử sang thế giới bất tử. Anh ấy sẽ không được sinh ra lần nữa. Anh ấy đã đạt tới tự do và giải thoát mà chúng ta đã từng nói tới.
Đây là khoảnh khắc của lễ hội lớn và hân hoan. Nó rất hiếm khi xảy ra. Trong hàng triệu người có lẽ một người đi tới sự bùng nổ im lặng này của ánh sáng và biến mất vào trong đại dương tâm thức bao quanh sự tồn tại.
Tôi muốn những bài nói này được dành riêng cho Swami Anand Maitreya, người đã trượt từ giấc ngủ vào giấc ngủ vĩnh hằng. Nhưng anh ấy không ngủ! Anh ấy đã đi vào thức tỉnh đầy đủ. Anh ấy đã đi với nhận biết đầy đủ. Bạn sẽ nhớ anh ấy trong kí ức của bạn vì anh ấy đã chỉ ra con đường cho bạn nữa. Anh ấy đã sống vui vẻ, mặc dầu anh ấy chẳng có gì, và anh ấy đã chết an bình, phúc lạc.
Đó là điều đạt tới số phận của người ta ngụ ý. Những người sống trong khổ và chết trong khổ liên tục bỏ lỡ số phận của họ. Họ thất bại, và vì họ đã thất bại nhiều lần thế, họ trở nên quen với việc thất bại đi thất bại lại. Nhưng cho dù một người trong số các bạn thành công, đó là thành công của các bạn nữa. Anh ấy đã chứng minh rằng điều chúng ta đã từng nói tới không phải đơn thuần triết lí - nó là con đường đích thực tới nhận ra cái ta.
Maitreya sẽ được nhớ. Mới đêm hôm nọ, khi lần cuối tôi thấy anh ấy, tôi đã có một cảm giác kì lạ nào đó... dường như anh ấy sẽ ra đi rất sớm. Và cảm giác này xảy ra cho nhiều người khác nữa; dường như anh ấy đang thu bản thân anh ấy lại và chuẩn bị cho cuộc hành hương vĩnh hằng. Anh ấy đã ra đi theo con đường con người nên đi - một cách vui vẻ, một cách cực lạc.
Bạn phải nhớ rằng toàn thể kinh nghiệm của anh ấy đã dựa trên hai điều: một là anh ấy đã rơi vào trong tin cậy với tôi... Đó là một ngôn ngữ kì lạ tôi đang dùng. Bạn có thể đã không bao giờ nghe thấy cụm từ 'rơi vào tin cậy'. Rơi vào trong yêu xảy ra mọi ngày. Rơi và trong tin cậy chỉ thỉnh thoảng xảy ra.
Và điều thứ hai, không một khoảnh khắc nào từ khi anh ấy đã gặp tôi mà anh ấy đã bỏ lỡ việc đi vào trong thiền nhiều nhất có thể được. Cái chết của anh ấy không phải là chấm dứt sống, mà là cao trào tối thượng của tin cậy và tính thiền mênh mông. Nơi tin cậy và thiền gặp gỡ, người ta đạt tới tiềm năng của mình trong vinh quang và huy hoàng toàn thể của nó.
Bây giờ tới lời kinh:
Ngoại trừ những người thực có huệ căn, có nguyện lực mới chịu dứt hẳn trần lao.
Đại Huệ là việc trộn lẫn kì lạ. Có lẽ ông ấy thậm chí không nhận biết rằng từ ông ấy dùng không phải là từ đúng. Chẳng hạn, trí huệ không phải là huệ căn, tài năng; thông minh là tài năng.
Trí huệ là toàn thể bản thể bạn. Trí huệ là bạn. Nó không phải là tài năng, nó là tính toàn bộ của bạn trở nên chói sáng.
Nhưng Đại Huệ là sĩ phu và đang cố hết sức để dạy mọi người cái gì đó mà thậm chí những người đã đạt tới cũng thấy điều đó là khó dạy. Và ông ấy xía vào tâm trí mọi người: 'huệ căn' - và thế rồi từ thứ hai ông ấy dùng 'nguyện lực' - sức mạnh ý chí.
Sức mạnh ý chí không là gì ngoài cái tên khác cho sức mạnh bản ngã. Con người của trí huệ không có ý chí, cũng như người đó không có tâm trí - vì có ý chí nghĩa là giữ bản thân bạn tách rời khỏi sự tồn tại. Nó hơi chút tinh tế, nhưng cố cảm thấy nó đi. Khoảnh khắc bạn có ý chí điều đó nghĩa là bạn bao giờ cũng sẵn lòng chống lại mọi thứ như chúng vậy. Bạn muốn chúng là cách khác nào đó.
Con người của chứng ngộ không có ý chí. Ý chí vũ trụ sẽ là đủ, không có nhu cầu phải có ý chí cá nhân. Người đó đã buông xuôi ý chí cá nhân của mình theo vũ trụ, bây giờ bất kì chỗ nào sông đưa người đó đi, người đó đi. Người đó thậm chí không bơi, người đó đơn giản nổi.
Ý chí là vật lộn, tranh đấu.
Ý chí dẫn tới quyền lực là tên của cuốn sách của Friedrich Nietzsche. Nó đã được xuất bản sau cái chết của ông ấy vì ngay cả bản thân Nietzsche cũng không thể tưởng tượng được ông ấy sẽ đối diện với thế giới thế nào khi cuốn sách được xuất bản. Nó sẽ bị phê bình, vì ý chí dẫn tới quyền lực nghĩa là vật lộn liên tục, bạo hành - vì tiền, vì quyền, vì vị trí. Cuộc sống trở thành chiến trường, không còn là hân hoan. Nó đơn giản là cạnh tranh - và nó là cạnh tranh rất dữ dội vì mọi người đều cố đạt tới cùng chỗ.
Đại Huệ dùng từ này mà không hiểu bản chất của thiền: không có sức mạnh ý chí, không có tài năng của trí huệ. Và ông ấy tiếp tục nói,
Ngoại trừ những người thực có huệ căn, có nguyện lực mới chịu dứt hẳn trần lao.
Con người của trí huệ không ngẫm nghĩ. Ngẫm nghĩ là cái tên khác cho suy nghĩ, một loại siêu suy tư. Nhưng dù nó có thể là siêu thế nào, nó là một dạng của suy nghĩ. Người có mắt biết rằng ánh sáng hiện hữu; người đó không bao giờ nghĩ về liệu ánh sáng có hiện hữu hay không. Và nếu một người ngẫm nghĩ về liệu ánh sáng là có hay không, một điều là chắc chắn: người đó không có mắt. Mắt không phải nghĩ. Mắt đơn giản biết, biết một cách tự phát rằng ánh sáng hiện hữu.
Cùng điều đó là đúng khi bạn đã đi ra ngoài tâm trí. Không có vấn đề về bất kì ngẫm nghĩ nào; bạn đơn giản thấy bất kì cái gì là hoàn cảnh. Và bởi vì nó là bản tính của mọi thứ, nó không thể là khác được; do đó nảy sinh chấp nhận vô cùng, được Phật gọi là tathata - 'như thế' hay 'như vậy'. Bạn không thể làm được bất kì cái gì. Nó đơn giản là bản tính của mọi thứ.
Mọi điều được cần với bạn là thảnh thơi, nghỉ ngơi, và chấp nhận thực tại như nó vậy - cái "có" toàn bộ, không giữ lại cái gì. Một cách tự nhiên trong trạng thái này của như vậy, không thể có bất kì khổ nào và không thể nào có bất kì chịu đựng nào. Chỉ có im lặng mênh mông và niềm vui vô cùng. Toàn thể bản thể bạn liên tục được bao quanh bởi âm nhạc; bạn tĩnh lặng, và vậy mà trong điệu vũ - điệu vũ không có chuyển động và bài ca không có lời.
Nhưng Đại Huệ chưa nhận biết về điều đó. Ông ấy liên tục trích dẫn các thầy mà ông ấy đã gặp.
Vĩnh Gia nói: "Thực tính của vô minh tức là Phật tính, thân huyễn hoá này tức là pháp thân.
Ông ấy đang trích dẫn Vĩnh Gia, nhưng tôi không thấy rằng ông ấy hiểu điều ông ấy đang nói, hay điều ông ấy trích dẫn, vì câu sau chỉ ra dốt nát của ông ấy. Ông ấy đã không hiểu Vĩnh Gia.
Ông ấy nói,
Nếu giác được pháp thân thì chẳng có một vật, bổn nguyên là tự tính thiên chân Phật." Nếu suy nghĩ như thế, thình lình nhập vào chỗ suy nghĩ chẳng thể đến, thấy được cái "vô nhất vật" của pháp thân, tức là chỗ ra khỏi sinh tử của hành giả.
Bạn có thể thấy mâu thuẫn không?
Thứ nhất, phát biểu của Vĩnh Gia có tầm quan trọng lớn. Ông ấy nói "Thực tính của vô minh..." Thực tính của vô minh, dốt nát là gì? Có lẽ bạn chưa bao giờ nghĩ về nó.
Thực tính của dốt nát là gì?
Thực tính của dốt nát là hồn nhiên.
Nó không biết cái gì; do đó nó là sạch sẽ, thuần khiết, không ô nhiễm.
Vĩnh Gia nói, "Thực tính của vô minh tức là Phật tính" - vì người chứng ngộ không biết gì. Ông ấy hồn nhiên, hệt như đứa trẻ nhỏ. Một phát biểu rất kì lạ... nó có thể làm bối rối nhiều người chỉ nghĩ về mặt trí tuệ. Vấn đề này nhất định nảy sinh trong tâm trí họ: nếu thực tính của chứng ngộ là hệt như thực tính của vô minh dốt nát, thế thì sao bận tâm? Bạn đã dốt nát vô minh rồi. Bây giờ thiền và suy tư và tập trung, và đứng trên đầu, và làm các tư thế yoga, và nhịn ăn, và đi vào hang động và lên Himalayas, từ bỏ thế giới... Tại sao làm toàn thể vở xiếc này nếu bản tính của chứng ngộ cũng chính là hệt như bản tính của dốt nát? Theo một cách nào đó nó là như nhau; theo cách nào đó nó là không như nhau.
Khi có liên quan tới hồn nhiên, nó là như nhau. Nhưng hồn nhiên của đứa trẻ có thể bị làm hư hỏng, và hồn nhiên của người chứng ngộ là không thể bị làm hư hỏng - có khác biệt. Đứa trẻ sẽ trở nên thông thái; nó không thể chống lại được. Không có cách nào để giữ đứa trẻ liên tục dốt nát. Hồn nhiên của đứa trẻ sẽ sớm bị mất đi. Thực ra mọi nỗ lực đang được thực hiện để cho nó sẽ sớm thành thông thái và là người lớn, trưởng thành.
Nhưng hiền nhân đã trải qua mọi giai đoạn đó của tri thức, trưởng thành; ông ấy đã đi một vòng cả vòng tròn. Ông ấy không bị làm hư hỏng. Bây giờ không ai có thể bảo ông ấy, "Ông phải cố để biết cái gì đó." Ông ấy đã biết mọi thứ và bỏ nó. Ông ấy đã không chỉ bỏ tri thức, ông ấy đã bỏ chính năng lực biết: tâm trí. Ông ấy đã thấy rằng toàn thể trò chơi này đơn giản là vô tích sự; hồn nhiên của ông ấy bây giờ không thể bị làm hư hỏng. Cho nên có sự tương tự - và có khác biệt lớn không thể bắc cầu qua được.
Đại Huệ đang trích dẫn phát biểu vĩ đại, nhưng tôi không có cảm giác, khi nhìn vào các phát biểu sau, rằng ông ấy đã hiểu nó. Nếu suy nghĩ như thế ông ấy nói... Nó không phải là suy nghĩ. Bạn không thể nghĩ như thế này. Suy nghĩ bao giờ cũng dẫn tới tri thức, không bao giờ dẫn tới hồn nhiên. Cho nên khoảnh khắc ông ấy nói, Nếu suy nghĩ như thế, ông ấy bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Và bạn có thể thấy cách chính những người trí thức có thể cư xử theo cách rất ngu xuẩn.
Nghe cả câu này: Nếu suy nghĩ như thế, thình lình nhập vào chỗ suy nghĩ chẳng thể đến,... và ông ấy đang yêu cầu bạn nghĩ, và nghĩ về chỗ mà ý nghĩ không thể đạt tới được... Thấy được cái "vô nhất vật" của pháp thân, tức là chỗ ra khỏi sinh tử của hành giả. Người ta không thoát ra khỏi sinh và tử; người ta đơn giản trở thành người thức tỉnh, và người ta ở ngoài tử, ở ngoài sinh.
Vấn đề không phải là trước hết trở nên nhận biết... và thế thì bạn phải làm cái gì đó để thoát ra khỏi vòng sinh và tử. Không, khoảnh khắc bạn nhận biết, bạn ở ngoài nó. Chúng là đồng thời.
Cũng như vào buổi sáng khi bạn thức dậy - bạn có phải làm cái gì đó để thoát ra khỏi mơ của bạn không? Khoảnh khắc bạn thức dậy, bạn đã ở ngoài mơ của bạn rồi; bằng không chắc đã rất khó để biết liệu bạn đang mơ hay liệu bạn thức. Nếu có nỗ lực nào đó để thoát ra khỏi mơ của bạn, ai sẽ làm nỗ lực này? Bạn đang ngủ say, bạn đang mơ - ai sẽ thoát ra khỏi mơ?
Bạn phải đã có các giấc mơ, thỉnh thoảng, khi bạn mơ rằng bạn thức. Và chỉ khi bạn thực sự trở nên thức bạn mới thấy, "Trời, đó chỉ là mơ, và mình cứ tưởng rằng mình thức." Thức tỉnh và ra khỏi mơ phải là đồng thời.
Sống này, sinh này, chết này, toàn thể vòng tròn các biến cố này - trong đó chúng ta liên tục di chuyển từ kiếp này sang kiếp khác - chỉ bởi vì chúng ta ngủ về tâm linh.
Thiền đánh thức bạn dậy.
Nó đơn giản là phương pháp đánh thức, và khoảnh khắc bạn thức, bạn ở ngoài toàn thể vòng sinh và tử.
Nhưng Đại Huệ vẫn nói về phải "thoát ra khỏi sinh và tử." Bạn không phải thoát ra. Cho dù bạn muốn thoát vào, bạn cũng không thể thoát vào được.
Tôi đã nghe... một đêm Mulla Nasruddin thấy một thiên thần tới nói, "Anh đức hạnh thế, Mulla, ta sẽ cho anh một món quà." Và thiên thần cho anh ta một tờ một ru pi.
Mulla nói, "Ông có đùa không đấy? Với đức hạnh của tôi, chỉ thưởng mỗi một ru pi thôi sao! Tôi không thể chấp nhận nó được, điều đó là mất mặt."
Mặc cả, thiên thần nói, "Thôi được, hai, ba, bốn.".. chung cuộc họ đi tới chín mươi chín ru pi.
Mulla nói, "Nghe đây, chỉ một ru pi nữa thôi, đừng phá huỷ toàn thể mọi sự. Làm cho nó là tờ một trăm ru pi đi. Điều đó dường như đúng, đầy đủ. Chín mươi chín có vẻ không đầy đủ thế." Nhưng anh ta nói to - "Làm cho nó thành một trăm đi!" - tới mức vợ anh ta thức dậy. Cô ấy nghĩ, "Anh ấy nói gì vậy và anh ấy nói với ai thế?" Thế là cô ấy lay anh ta và anh ta thức dậy.
Mulla nói, "Em ngốc vừa vừa chứ! Em không hiểu rằng anh sắp được một trăm ru pi từ thiên thần. Cả đêm anh đã mặc cả và mặc cả, và đó là thiên thần keo kiệt thế. Anh chưa bao giờ thấy người keo kiệt thế. Ông ta mắc kẹt ở chín mươi chín ru pi, và bây giờ em đã đánh thức anh. Đem kính lại đây. Anh sẽ ngủ lại lần nữa, nhưng anh cần kính vì anh ngờ rằng thiên thần này keo kiệt thế, một trăm ru pi có thể là giả. Nhanh lên!"
Người đàn bà đáng thương nghĩ, "Điều này tuyệt đối ngu xuẩn; trong khi ngủ anh không cần kính." Nhưng không muốn cãi cọ lúc nửa đêm và làm phiền hàng xóm, cô ấy đem kính tới và Mulla đeo kính lên. Và thế rồi anh ta bắt đầu, "Tiếp tục đi! Ông đi đâu rồi? Thôi được, chín mươi chín. Tôi sẽ đồng ý với chín mươi tám." Và theo cách này anh ta cứ hạ dần xuống, nhưng chẳng thấy thiên thần ở đâu cả. Khi giấc mơ tan vỡ rồi, bạn không thể nối lại nó được. Chung cuộc anh ta nói, "Thôi được, một ru pi. Giờ đừng trốn nữa."
Vợ anh ta nghe toàn thể mọi sự. Cô ấy nói, "Đừng phí buổi đêm. Anh có thể lấy một ru pi từ em, và đi ngủ đi. Anh sẽ không có được giấc mơ đó tiếp nối lại đâu, và cầu trời, anh tháo kính ra đi; bằng không anh sẽ làm vỡ chúng trong giấc ngủ. Và ngủ bên cạnh anh, biết rằng anh vấn đeo kính, em không thể ngủ được. Em cảm thấy không thoải mái... loại việc gì đang xảy ra vậy?"
Thế là Mulla nói, "Thôi được, em đưa anh một ru pi đi. Thực ra, em phá rối toàn thể sự việc. Anh sắp xoay xở từ thằng cha đó được một trăm ru pi. Nếu anh kéo được nó từ một ru pi lên chín mươi chín ru pi, và thế rồi đó chỉ là vấn đề về thêm một ru pi nữa... Anh đã thuyết phục được nó! Em đánh thức anh dậy và quấy rối toàn thể mọi sự, và trong khi đó thằng cha keo kiệt kia đã trốn mất. Giờ khi anh nhắm mắt lại, nó không có đó - chả thấy ở đâu cả."
Bạn không thể tiếp tục cùng giấc mơ lần nữa. Một khi bạn thức dậy, đi vào trong cùng giấc mơ đó là không thể được - và đây là về việc thức dậy bình thường. Khi bạn thực sự thức tỉnh, toàn thể bản thể bạn có ý thức, không có vấn đề thoát ra khỏi sinh và tử. Bạn ở ngoài nó. Bây giờ cho dù bạn muốn đi vào nó, điều đó là không thể được.
Một cậu bé, không quá bẩy tuổi, đang tranh cãi với bố nó: "Bố đã nói hôm qua, 'Bao giờ cũng nhớ, không cái gì là không thể được.' Và bố đã nói phát biểu này là từ Napoleon Bonaparte. Và con nói với bố rằng con đã tìm ra một điều là không thể được."
Người bố hỏi, "Con đã tìm thấy cái gì đó là không thể được sao? Nó là gì?"
Cậu bé nói, "Nó ở ngay trong nhà tắm của chúng ta."
Người bố nói, "Chỉ cho bố xem."
Cậu con trai mang ra ống thuốc đánh răng và nó nói, "Điều này là không thể được - cho dù Napoleon Bonaparte muốn làm nó, ông ấy không thể làm được nó - một khi bố lấy nó ra rồi, cho nó vào lại đi. Con đã thử hết sức, nó không quay lại. Một khi thuốc đánh răng ở ngoài ống thuốc, không Napoleon Bonaparte nào có thể để nó lại vào trong. Bố thử đi! Bố là người hâm mộ lớn với Napoleon Bonaparte. Làm việc nhỏ này đi. Mới hôm nọ bố đã ba hoa rằng không cái gì là không thể trên thế giới này, và trong nhà tắm của bố, điều không thể được có đấy."
Điều không thể được nhất trên thế giới là: một khi bạn thức tỉnh, bạn không thể quay lại vô ý thức của bạn được. Chỉ là không có cách nào. Cho dù bạn muốn, cho dù bạn cố, không cái gì sẽ thành công. Cũng như bạn không thể quay lại trong thời gian, bạn không thể quay lại ngày hôm qua, ngày hôm kia. Bạn không thể đi ngược lại vào trạng thái vô ý thức.
Mọi vấn đề của bạn về sống và chết đều là do vô ý thức.
Cho nên mặc dầu đây là lỗi rất nhỏ, chúng chỉ ra hiểu lầm lớn về phần Đại Huệ. Ông ấy đã nghe các thầy, nhưng ông ấy chỉ là sĩ phu. Ông ấy đã không trải nghiệm... Cho nên rất dễ dàng phát hiện chỗ có lỗ hổng.
Đoạn trước nói: "Pháp vô sở đắc chẳng thể dùng tâm có sở đắc để cầu" là nghĩa này vậy.
Bậc sĩ phu trí thức trong cuộc sống, suốt đời suy lường tính toán, vừa nghe thiện tri thức thuyết pháp vô sở đắc trong tâm liền nghi hoặc, e sợ lọt vào không.
Ngay chỗ đầu tiên, ông ấy dùng cụm từ "bậc sĩ phu trí thức," điều không bao giờ được dùng cho bất kì người nào chứng ngộ. Người đó có thể được gọi là con người của trí huệ, người đó có thể được gọi là con người của việc biết, người đó có thể được gọi là con người của hồn nhiên, nhưng người đó không thể được gọi là con người của tri thức. Tri thức bao giờ cũng thuộc vào tâm trí.
Khác biệt là gì giữa việc biết và tri thức? Việc biết là kinh nghiệm thực tại trong khoảnh khắc. Tri thức là khi việc biết chết đi, khi việc biết trở thành quá khứ. Tri thức là tù đọng, việc biết là tươi mới.
Việc biết là hoa hồng nhảy múa dưới mặt trời, vậy mà được nối với rễ sâu trong đất, sống động. Tri thức là hoa hồng bạn đã để vào trong kinh sách linh thiêng của bạn. Nó vẫn có hình dạng của hoa nhưng mầu sắc đã tàn phai, hương thơm không còn đó, và không có cách nào làm cho nó nhảy múa trong mặt trời, trong gió, trong mưa. Nó là chết, nó là cái xác.
Việc biết là kinh nghiệm sống.
Tri thức là cái xác.
Con người của chứng ngộ có thể được gọi là con người của việc biết, của việc trải nghiệm, nhưng không phải là con người của kinh nghiệm, không phải là con người của tri thức. Đây là những khác biệt tinh tế, nhưng chúng làm cho một điều thành rõ ràng: Đại Huệ không có bất kì kinh nghiệm gì về những điều ông ấy nói tới. Và nói về những điều mà bạn không có kinh nghiệm là một trong những tội lỗi lớn nhất - vì bạn sẽ tọng vào tâm trí mọi người bằng mọi thứ vô nghĩa của bạn.
Chợt nghe nói không có chỗ để suy nghĩ thì cảm thấy hoang mang mịt mù, chẳng có chỗ dựa.
Không biết ngay nơi chẳng có chỗ dựa đó tức là chỗ an thân lập mạng của chính mình.
Có lẽ ông ấy đang nói điều đó về bản thân ông ấy. Bảo bất kì nhà tư tưởng nào, "Ông phải không nghĩ; chỉ thế thì ông mới có thể đi vào trong ngôi đền của thiền," và ông ấy không thể nào quan niệm được ý tưởng này - không có suy nghĩ sao? Ông ấy lập tức hình dung rằng không suy nghĩ ông ấy sẽ rơi vào trong bóng tối, trong trống rỗng, trong dốt nát, trong ngu xuẩn - không có suy nghĩ, ông ấy sẽ bị mất. Suy nghĩ là ánh sáng duy nhất ông ấy có.
Ông ấy đang nói điều đó về người khác, nhưng cảm giác của tôi là nó là kinh nghiệm riêng của ông ấy.
Chợt nghe nói không có chỗ để suy nghĩ thì cảm thấy hoang mang mịt mù, chẳng có chỗ dựa. Không biết ngay nơi chẳng có chỗ dựa đó tức là chỗ an thân lập mạng của chính mình.
Nếu chính niệm hiện tiền mãi mãi,
Bây giờ thỉnh thoảng ông ấy nói ngu tới mức điều ngạc nhiên là ông ấy đã từng được coi là thầy lớn. Ông ấy đang nói: Nếu chính niệm... điều có nghĩa là có khả năng của tà niệm. Không có khả năng nào của tà niệm, của chú tâm sai. Niệm, chú tâm, đơn giản là nhận biết. Nó là từ sai cho nhận biết, nhưng nó thực tại có nghĩa nhận biết.
Phật đã dùng một từ mà đã được dịch sang mọi ngôn ngữ này: Trung Quốc, và Nhật Bản, và Hàn Quốc. Từ đó là sammasati. Samma nghĩa là 'chính, đúng,' và sati nghĩa là 'nhớ.' Sammasati đã được dịch là 'chính niệm-chú tâm đúng.' Nhưng trong trường hợp của sammasati, có thể nói rằng điều này không phải là mâu thuẫn.
Sammasati là tiếng Pali cho từ tiếng Phạn, samyak smriti. Từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, sắc thái nhỏ liên tục thay đổi. Samyak smriti là từ gốc. Và samyak smriti nghĩa là 'nhớ cân bằng.' Trong tiếng Pali, nó trở thành sammasati. Cũng có nghĩa 'nhớ đúng.' Nhớ lại có thể sai. Có hai loại nhớ lại, chính và tà.
Nhớ đúng liên quan tới bản thể riêng của bạn, khi bạn nhớ tới bản thân bạn. Khi bạn nhận biết về bản thân bạn đó là sammasati. Khi bạn nhớ tới các thứ khác đó không phải là nhớ đúng. Bạn có thể nhớ cả nghìn lẻ một thứ, nhưng nếu bạn không nhớ tới bản thân bạn, việc nhớ của bạn là sai.
Nhưng khi nó được dịch là 'chú tâm,' thế thì toàn thể từ này đã lấy một nghĩa mới. Không thể nào có bất kì chú tâm sai được. Mọi chú tâm đều là đúng. Và chú tâm không ngụ ý bất kì cái gì liên quan tới tâm trí; nó đơn giản ngụ ý bạn có ý thức, tỉnh táo, nhận biết. Nếu bạn đang bước đi mà có chú tâm, điều đó nghĩa là bạn bước đi có ý thức. Nếu tôi chuyển động bàn tay tôi một cách chú tâm, nó nghĩa là tôi đang chuyển động nó một cách có chủ ý, không giống như robot.
Nếu chính niệm hiện tiền mãi mãi, cái tâm thống thiết việc sinh tử không biến đổi, thì trải qua ngày tháng lâu dài ắt chỗ lạ tự quen, chỗ quen tự thành lạ vậy.
Điều ông ấy nói ngu tới mức ngay cả gọi nó là ngu cũng dường như không đúng; ông ấy cần cái gì đó mạnh hơn. Ông ấy đang nói cái gì đó mà có thể đúng hoàn hảo cho người trí thức, nhưng nó không đúng như một kinh nghiệm. Và bạn có thể thấy điều đó nếu bạn chỉ có một chút ít nhận biết.
Thứ nhất, bất kì khi nào người ta trở nên nhận biết, người ta trở nên nhận biết trong hai mươi bốn giờ. Nó không phải là vấn đề trở nên nhận biết và thế rồi đánh mất nó, và thế rồi trở nên nhận biết lần nữa - nó không giống điều đó.
Nhận biết giống hệt như nhịp tim đập của bạn.
Khi bạn ngủ, tim đập, khi bạn làm việc, tim đập, khi bạn nói, tim đập. Dù bạn làm bất kì cái gì hay không làm gì, tim liên tục vận hành. Khi nhận biết của bạn trở thành giống như dòng chảy ngầm liên tục, chỉ thế thì nó mới đáng gọi là nhận biết. Cho nên nói, Nếu chính niệm hiện tiền mãi mãi - nó hiện diện mọi lúc - cái tâm thống thiết việc sinh tử không biến đổi... là vô nghĩa.
Con người của nhận biết không có vấn đề sợ khi có liên quan tới sinh và tử. Một khi nhận biết đã nảy sinh, bạn được tự do khỏi sợ sinh và tử; không có vấn đề chập chờn. Chập chờn có thể nảy sinh chỉ nếu nó là tin chắc về trí tuệ, không phải là kinh nghiệm thực tại. Thế thì hoài nghi bao giờ cũng có thể nảy sinh; thực ra chúng sẽ nảy sinh.
Và thế rồi Đại Huệ tiếp tục đưa ra các phát biểu sai:
Thì trải qua ngày tháng lâu dài ắt chỗ lạ tự quen.
Ông ấy nghĩ về nhận biết dường như đó là thói quen mà bạn phải thực hành liên tục, để cho sau nhiều tháng và ngày, dần dần, dần dần nó sẽ trở thành quen thuộc.
Nhận biết không phải là hiện tượng dần dần. Nó không tới dần dần, từ từ, trong từng lần. Nó là việc bùng nổ, nó bao giờ cũng bất thần; nó tới với bạn trong tính toàn bộ của nó. Không phải là dần dần, dần dần nó tới và bạn trở nên quen thuộc với nó.
Và bởi vì ông ấy đang làm phát biểu sai, ông ấy liên tục đi vòng vo làm ra nhiều phát biểu sai hơn:
chỗ quen tự thành lạ vậy.
Bây giờ cái là cũ rích, sau nhiều ngày và tháng sẽ trở thành tươi tắn. Bạn có thể thấy ra mâu thuẫn không? Cái là tươi tắn có thể trở thành cũ rích sau nhiều tháng. Ông ấy đang nói cái cũ rích lúc ban đầu, sau nhiều ngày và tháng trở thành tươi tắn. Ông ấy không nhận biết rằng ngay cả đứa trẻ nhỏ chẳng liên quan gì tới chứng ngộ cũng có thể nói rằng điều này là ngu xuẩn. Khi thời gian trôi qua, thứ tươi tắn trở thành cũ rích, không có điều ngược lại.
Cùng điều này là đúng về nhận biết. Nó liên tục trở nên tươi tắn vì nó không bao giờ trở nên già cỗi. Với tâm thức, không có thời gian - không ngày, không tháng, không năm, không kiếp sống.
Nhận biết ở bên ngoài thời gian và bên ngoài tâm trí.
Nó không bao giờ trở nên cũ, và nó không bao giờ là cũ. Đầu tiên bạn đã vô nhận biết về nó; bây giờ bạn nhận biết về nó.
Lại chỗ nào là chỗ quen? Ấy là thông minh lanh lợi, suy nghĩ tính toán. Chỗ nào là chỗ lạ? Ấy là Bồ Đề Niết Bàn chân như Phật tính, chỗ suy tư cắt tuyệt, chỗ suy nghĩ đo lường chẳng thể đến, chỗ không thể dùng tâm sắp đặt.
Đại Huệ là quan trọng cho bạn hiểu, vì ông ấy là đại diện cho cả nghìn người trí thức trên thế giới, những người liên tục lừa dối bản thân họ vì họ có thể suy nghĩ một cách nhất quán, logic về những kinh nghiệm mà đã không xảy ra cho họ. Có lẽ họ bị ảnh hưởng bởi những người thực tại đã trải nghiệm, và tác động đó là lớn tới mức họ bắt đầu tin rằng chắc chắn những điều như vậy xảy ra. Thế rồi họ có khả năng tổng hợp trí tuệ - và họ có thể liên tục tổng hợp - nhưng bên dưới họ không biết thứ gì.
Những người này là các nhà thượng đế học, những người này là những người trưởng tôn giáo, những người này là những triết gia, những người này là những giáo sư lớn. Những người này chi phối nhân loại, và họ là người sai - sai vì họ không trung thực, sai vì họ không chấp nhận rằng nó không phải là kinh nghiệm của họ. Họ đơn giản liên tục bịa ra những lời hoa mĩ và những lí thuyết và tạo ra ảo tưởng trong tâm trí mọi người rằng có lẽ họ là những nhà tiên tri đích thực, người chứng ngộ.
Tôi sẽ kể cho bạn một sự vụ thực tại đã xảy ra, ngay lúc bắt đầu thế kỉ này. Một thanh niên, Ramateertha, là một giáo sư toán học ở đại học Lahore University, và anh ta chắc chắn là một thiên tài. Anh ta nổi tiếng về sự vụ này - có lẽ không ai khác đã làm điều đó theo cách này... Trong các kì thi, giấy ghi câu hỏi có một chú thích, "Trả lời bất kì năm trong bẩy câu hỏi." Khi anh ta còn là sinh viên đây đã là thực hành nhất quán của anh ta: anh ta sẽ trả lời đủ bẩy câu hỏi với một chú thích, "Chấm bất kì năm câu hỏi nào." Anh ta bao giờ cũng trả lời đúng đích xác bẩy câu hỏi, cho nên không có vấn đề gì với anh ta - bạn có thể tự mình chọn bất kì năm câu hỏi nào, bất kì câu nào bạn muốn chấm. Khi anh ta qua kì thi sau tốt nghiệp - anh đã đứng đầu đại học về toán, anh ta được huân chương vàng - anh ta lập tức được bổ nhiệm làm giáo sư. Anh ta có tầm cỡ của một người trí thức lớn. Và cũng lúc đó Vivekananda trở về từ Mĩ.
Vivekananda là sư và đệ tử của Ramakrishna, người đã chứng ngộ nhưng không có giáo dục. Ramakrishna không đủ tài nói để xoay xở nói được cái gì đó về kinh nghiệm của mình, cho nên ông ấy đã chọn Vivekananda, một người rất thông minh, từ tầng lớp ưu tú của giới trí thức của Bengal. Vivekananda gây ấn tượng cho mọi người trên khắp thế giới, bất kì chỗ nào ông ấy tới; bây giờ ông ấy đã quay lại từ Mĩ và định đi vòng quanh Ấn Độ. Ông ấy đã tới Lahore, tới đại học nơi Ramateertha là giáo sư, và Ramateertha bị ấn tượng bởi Vivekananda tới mức anh ta muốn được ông ấy khai tâm ngay lập tức.
Bản thân Vivekananda chỉ là một người trí thức, nhưng có nhân cách rất thuyết phục, một nhân cách rất gây ấn tượng. Ông ấy hấp dẫn Ramateertha ngay lập tức vì họ cả hai đều là những người trí thức, cho nên lập tức có hài hoà, đồng bộ giữa tâm trí họ. Vivekananda đã khai tâm cho anh ta vào tính chất sannyas, và Ramateertha tự mình ra đi chuyến đi thế giới.
Ramateertha nói giỏi hơn bản thân Vivekananda, có tính thơ ca hơn nhiều, gây ấn tượng hơn nhiều... không như một nhân cách, vì Vivekananda có vẻ giống như người khổng lồ - ông ấy có thân thể to lớn - nhưng Ramateertha dường như còn cao siêu hơn, về mặt trí tuệ. Nói riêng, anh ta chìm đắm nhiều thế trong thơ ca Persian, A rập, và Urdu, điều là duy nhất khi có liên quan tới huyền môn của họ - tất cả họ đều thuộc vào truyền thống các nhà huyền bí Sufi.
Cho nên Ramateertha có một số khu vực mới mà về nó Vivekananda không có tri thức. Anh ta cũng gây ấn tượng rất nhiều cho mọi người ở bất kì chỗ nào anh ta đi. Và vấn đề với tâm trí là ở chỗ nếu mọi người bị ấn tượng bởi bạn, dần dần, dần dần nó có hiệu quả phản hồi. Vì họ bị ấn tượng bởi bạn, bạn trở nên bị ấn tượng bởi bản thân bạn: "Mình phải đang mang thông điệp lớn lao nào đó; bằng không tại sao nhiều người thế phát điên về mình?" Anh ta trở nên bị thuyết phục rằng anh ta đã chứng ngộ. Đám đông đi theo anh ta ở mọi nơi đã thuyết phục anh ta rằng anh ta đã chứng ngộ.
Khi anh ta quay lại Ấn Độ, anh ta tưởng tượng sự đón nhận lớn lao... Một cách tự nhiên, người chứng ngộ quay về nhà, sau khi gây ấn tượng toàn thế giới... Anh ta đi thẳng tới Varanasi, nơi đã là thành trì Hindu trong nhiều thế kỉ, và là nơi những người Hindu có học có hội đồng của họ để quyết định ai là chứng ngộ và ai là không. Không ai trong những người có học thức này là chứng ngộ, nhưng họ có học thức rất lớn khi có liên quan tới kinh sách. Cho nên Ramateertha đầu tiên tiếp cận tới hội đồng những người có học thức để tìm kiếm việc công nhận.
Bây giờ với tôi, ngay cả ý tưởng về có được công nhận từ ai đó có nghĩa là bạn không chắc chắn về việc đạt tới riêng của bạn - bạn đang yêu cầu việc công nhận từ những người không chứng ngộ! Trên nền tảng nào họ có thẩm quyền để công nhận bạn?
Ngay chỗ đầu tiên, việc yêu cầu của bạn làm sự việc thành chắc chắn rằng bạn không chứng ngộ. Thứ hai, bạn đang yêu cầu những người bản thân họ không chứng ngộ - điều đó làm mạnh thêm việc bạn không hiểu chứng ngộ là gì. Chứng ngộ không bao giờ cần việc công nhận của bất kì ai; nó là hiện tượng tự bản thân rõ ràng. Cho dù toàn thế giới nói bạn không chứng ngộ, chả thành vấn đề. Và cho dù toàn thế giới nói bạn chứng ngộ và bạn không chứng ngộ, thế nữa, bạn sẽ không trở nên chứng ngộ.
Cái gì đó rất kì lạ đã xảy ra ở đó: một học giả của hội đồng này hỏi Ramateertha - Điều cực kì ngu xuẩn cho Ramateertha là đi tới hội đồng này - một học giả hỏi, "Ông có biết tiếng Phạn không?" Và Ramateertha không có tri thức về tiếng Phạn, vì anh ta tới từ phần bây giờ ở Pakistan. Nó là khu vực của người Mô ha mét giáo; ở đó ngôn ngữ của người có học thức là tiếng A rập, Persian, Urdu. Nó không phải là phần mà tiếng Phạn có bất kì ảnh hưởng nào. Cho nên anh ta đã được bắt rễ rất sâu trong văn học Persian và A rập, và chắc chắn văn học Sufi có cái đẹp mà văn học tiếng Phạn không có.
Văn học tiếng Phạn là rất khô khan, như toán học. Văn học Sufi là thơ ca thuần khiết. Nó có vui tươi nào đó về điều đó, vì toàn thể Sufi giáo dựa trên nền tảng của yêu. Người Sufis là những người duy nhất trên thế giới nghĩ Thượng đế là người yêu, như bạn gái. Một cách tự nhiên họ đã viết những bài thơ hay cho người yêu này. Thượng đế không phải là đàn ông, mà là đàn bà đẹp! Không thơ ca nào có thể đạt tới những chiều cao của thơ ca Sufi.
Ramateertha đâm lúng túng. Anh ta nói, "Không, tôi không biết gì về tiếng Phạn cả. Tôi tới từ phần đất nước mà tiếng Phạn là xa xôi; ngay cả tiếng Hindu cũng không được nói.
Tất cả các học giả đó cười, và họ nói, "Không biết tiếng Phạn, ông nghĩ người ta có thể trở nên chứng ngộ được không? Trước hết học tiếng Phạn đi."
Tôi có thể tha thứ cho mọi kẻ ngốc đó, nhưng tôi không thể tha thứ cho Ramateertha được, vì anh ta bắt đầu học tiếng Phạn! - chỉ để được công nhận từ những người không chứng ngộ rằng anh ta chứng ngộ.
Tôi bao giờ cũng thích những bài nói của anh ta, nhưng tôi bao giờ cũng thấy các chỗ trong chúng chỉ ra dứt khoát rằng người này chỉ là người trí thức. Anh ta không có kinh nghiệm của riêng mình. Anh ta biết thơ ca hay, anh ta có thể nói theo cách rất thơ ca; anh ta biết những câu chuyện Sufi hay, anh ta có thể giải thích những câu chuyện đó rất ấn tượng. Nhưng bản thân anh ta là kẻ ăn xin - bình bát của anh ta trống rỗng.
Điều như thế là tình huống của Đại Huệ. Việc hiểu Đại Huệ sẽ giúp cho bạn hiểu nhiều người khác, những người đang trong cùng con thuyền.
Ramateertha đi tới Himalayas, tới một bang nhỏ có tên là Tihri Garhwal. Vua của bang đó rất bị ấn tượng bởi Ramateertha, cho nên ông ấy cho anh ta một khu nhà đặc biệt trên núi để anh ta học tiếng Phạn để được công nhận.
Một hôm chuyện xảy ra... Ramateertha có một thư kí, một Sardar Pooran Singh nào đó, một nhà văn lớn ở Punjab, chắc chắn là một nhà văn rất có học thức - văn xuôi của ông ấy gần như thơ ca. Ông ấy bị ấn tượng bởi Ramateertha tới mức ông ấy bỏ việc làm của mình, trở thành thư kí của Ramateertha và chăm sóc anh ta, quản lí các thư từ và các quan hệ trên khắp thế giới...
Một hôm, nhìn ra ngoài cửa sổ, Ramateertha thấy vợ mình tới. Anh ta đã lấy vợ, nhưng anh ta đã từ bỏ người vợ đáng thương và trở thành một sannyasin. Người vợ nghèo tới mức cô ấy làm đủ mọi việc ở làng, xay bột mì cho mọi người, giặt quần áo cho mọi người. Cô ấy thậm chí không có vé đi lại...
Khi cô ấy nghe nói rằng Ramateertha ở Tihri Garhwal, cô ấy đã bán vài đồ trang sức đã được tặng cho cô ấy vào lúc có hôn nhân của họ. Cô ấy chỉ muốn chạm chân Ramateertha. Cô ấy đã không tới để phàn nàn - cô ấy thực sự vui mừng. Ở phương Đông điều đó đã là truyền thống: nếu chồng trở thành sannyasin nổi tiếng thế giới... cho dù vợ sống trong hoàn cảnh rất tồi tệ, dầu vậy cô ấy vẫn rất hạnh phúc rằng cô ấy có chồng mà tên tuổi sẽ đi vào hành lang của lịch sử.
Khi Ramateertha thấy vợ mình tới, anh ta bảo Sardar Pooran Singh, "Đóng cửa sổ và cửa ra vào lại, và đi ra hành lang. Vợ tôi đang tới. Bảo cô ấy rằng tôi không có ở đây, rằng tôi đã đi vào ẩn dật trong rừng, và không ai biết khi nào tôi định trở về. Cứ bằng cách nào đó tống khứ cô ấy đi."
Sardar Pooran Singh là người rất chân thành. Ông ấy nói, "Điều này là kì lạ, vì tôi đã thấy ông cho phép mọi người, cả đàn ông và đàn bà tới gặp ông. Sao ông ngăn cản vợ riêng của ông, người ông đã từ bỏ? Bây giờ cô ấy không còn bất kì quan hệ gì với ông. Việc ngăn cản của ông nghĩa là sâu bên dưới tâm trí ông vẫn tin rằng cô ấy là vợ ông. Tại sao ông phân biệt giữa người đàn bà khác và cô ấy? Và tại sao ông sợ thế?
"Chắc chắn người đàn bà đáng thương đó không thể làm được bất kì cái gì với ông. Nó phải là cái gì đó bên trong ông mà ông sợ điều đó. Tôi sẽ không đi đóng cửa sổ và cửa ra vào đâu. Và tôi không thể nói dối người đàn bà này. Ông phải quyết định một điều: hoặc ông phải gặp cô ấy hoặc tôi không còn là thư kí của ông nữa, không còn là đệ tử của ông nữa. Tôi đi đây."
Ramateertha không thể đảm đương được việc để Pooran Singh ra đi. Anh ta phụ thuộc vào ông ấy về mọi thứ. Cho nên anh ta nói, "Thôi được, nếu ông khăng khăng, tôi sẽ gặp cô ấy." Và vợ anh ta tới với nước mắt vui sướng và chỉ chạm đất chứ thậm chí không chạm chân anh ta. Và Pooran Singh đã viết trong nhật kí của ông ấy, "Thậm chí nước mắt của tôi bắt đầu chảy ra. Người đàn bà này đáng kính thế, cô ấy không coi anh ta là chồng mình nữa. Anh ta đã trở thành thiêng liêng với cô ấy tới mức ngay cả chạm chân anh ta sẽ làm nhơ bẩn anh ta."
Pooran Singh chạm chân vợ của Ramateertha. Ông ấy nói, "Với tôi cô là tôn giáo hơn và hiểu biết hơn Ramateertha." Và Ramateertha cảm thấy xấu hổ thế... bạn sẽ không tin được điều anh ta đã làm: anh ta lập tức đổi quần áo. Anh ta đã mặc bộ áo choàng cam của sannyasin Hindu. Anh ta bỏ bộ đó ra và lấy quần áo từ Sardar Pooran Singh - quần áo bình thường, không phải của sannyasin. Sardar Pooran Singh hỏi, "Anh làm gì vậy?"
Ramateertha nói, "Tôi xấu hổ quá. Tôi không chứng ngộ; tôi thậm chí không đáng được gọi là sannyasin. Việc công nhận đã tới với tôi, mặc dầu muộn, nhưng dầu vậy điều tốt là nó đã tới với tôi. Tôi đã từng tin rằng tôi chứng ngộ, rằng tôi đã từ bỏ thế giới. Không, khi nhìn thấy vợ tôi, tôi có thể thấy mọi thèm khát của tôi, mọi dục tình bị kìm nén. Tôi không xứng đáng với quần áo cam này." Và thế rồi anh ta đi ra ngoài khu nhà, và nhảy từ trên núi xuống sông Hằng - sông Hằng chảy ngay cạnh, chảy từ trên núi xuống. Anh ta tự tử.
Nhưng thói đạo đức giả của xã hội đã tới mức cùng những người có học thức, người từ chối chấp nhận anh ta là chứng ngộ đã bắt đầu nói rằng anh ta đã "từ bỏ thân thể" - không phải là anh ta tự tử, không phải là anh ta phạm tội lỗi. Từ thực tại của họ là jal samadhi: "Anh ta đã gieo mình vào nước và trở thành một với sự tồn tại."
Và dầu vậy vẫn tồn tại Liên đoàn Ramateertha, và có những người đi theo... và sách của anh ta được xuất bản, và mọi người đọc những cuốn sách đó để trở nên chứng ngộ.
Người trí thức có thể lừa bạn, có thể lừa người khác.
Cẩn thận với người trí thức.
Cẩn thận với tâm trí.
Rất cẩn thận; đừng bị ấn tượng một cách dễ dàng. Chắc chắn đừng bị ấn tượng qua trí tuệ. Nếu đột nhiên một kết nối xảy ra từ bản thể qua bản thể, đó là chuyện khác.
Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post