Read more
Osho kính yêu,
Thấy trăng quên ngón tay trỏ.
Ông phải thấy trăng và quên ngón tay đi. Đừng
làm ra hiểu biết dựa trên lời.
Cổ Đức nói, "Chư Phật thi triển mọi
giáo pháp để cứu mọi tâm; ta không có tâm chút nào, cho nên cái dụng của mọi
giáo pháp này là gì?" Nếu họ có thể thích điều này khi đọc kinh sách, chỉ
thế những người có quyết tâm sẽ có hiểu thấu nào đó về ý của hiền nhân.
Câu chuyện và ngạn ngữ những ngày này,
trong giới người tham thiền, họ dùng các từ phi thường và ngạn ngữ tuyệt diệu của
Cổ Đức để hỏi và đáp - coi chúng là những tình huống cho phân biệt, và đánh lừa
học trò.
Họ còn xa với việc đi tới gốc rễ của thực tại
của họ.
Khi mọi người tham thiền xem kinh giáo và
nhân duyên vào đạo của Cổ Đức cần phải để rỗng rang cái tâm của mình, Đừng tìm
điều kì diệu nguyên thuỷ, hay tìm chứng ngộ trong âm thanh, danh xưng và nghĩa
nói ra lời. Nếu khởi cái tâm này tức là tự chướng cái chính tri kiến của chính
mình, thì suốt kiếp cũng chẳng có chỗ ngộ nhập.
Bàng Sơn nói: "Ví như dùng kiếm chém
hư không, không kể trúng hay không trúng, hãy chú ý nhé."
Duy Ma Cật nói: "Pháp siêu việt nhãn
nhĩ tỷ thiệt thân ý."
Đức Sơn thấy Tăng vào cửa liền đập, Lâm Tế
thấy Tăng vào cửa liền hét. Tôn túc các nơi gọi đó là "ngay đó nhắc nhở
trước mặt, thẳng tay phó chúc." Nhưng ta lại gọi là dính sơn dính sình, dẫu
cho ngay nơi một gậy một hét mà toàn thân gánh vác được đã là một kẻ không phải
là đại trượng phu, bị họ tạt một gáo nước thối ngay đầu rồi, huống là ở nơi một
gậy một hét mà cầu kỳ lạ, tìm diệu hội ư! Đây là cái ngu xuẩn nhất trong cái
ngu xuẩn.
Đại Huệ là một anh chàng kì lạ,
nhưng ông ấy đại diện cho tất cả những người cố tìm tự tính của họ qua nỗ lực
trí tuệ. Vấn đề với những người này là ở chỗ họ có trí tuệ tốt. Họ có thể hiểu
thấu lời từ thầy, họ có thể lặp lại chúng; họ có thể lừa mọi người và họ có thể
bị lừa bởi bản thân họ.
Bây giờ đây là một trong những
lời kinh ngu xuẩn nhất trong mọi giáo lí của ông ấy, và tôi sẽ chỉ cho bạn tại
sao tôi nói điều đó. Khi tôi đi ngày càng nhiều hơn vào trong Đại Huệ, tôi tự hỏi
liệu gọi ông ấy là thầy giáo lớn hay chỉ là thầy rởm. Thầy chắc chắn ông ấy
không phải rồi; thầy giáo thì ông ấy có thể là, nhưng có những điều thậm chí
còn ở dưới trạng thái của thầy giáo. Ông ấy dường như là thầy giáo rởm. Ông ấy
đã không đáp ứng được ngay cả phẩm chất để là thầy giáo đích thực, chỉ truyền
thụ tri thức từ thầy cho quần chúng.
Ông ấy thậm chí không thể hiểu
được cái gì đã xảy ra trong tông phái Thiền. Nó đặc biệt tới mức một cái nhìn
sâu rất hiếm hoi được cần tới để hiểu thấu nó, và chừng nào bạn còn chưa có
kinh nghiệm riêng của bạn bao giờ cũng sẽ còn lại cái gì đó của hoài nghi trong
bạn.
Chẳng hạn, Thiền là tông phái duy
nhất trên thế giới nơi thầy tát đệ tử, đánh họ bằng thiền trượng, hay thậm chí
ném học trò qua cửa sổ. Không chỉ điều đó, thầy còn nhảy lên người đệ tử; ngồi
trên ngực anh ta thầy hỏi, "Hiểu nó chưa?"
Thiền sư là huyền bí trong cách
làm việc của ông ấy. Những người đơn giản đọc giai thoại không thể hiểu được
các thiền sư bởi vì họ không biết câu chuyện bên trong mà không thể được soạn
ra trong giai thoại. Nó là việc xảy ra giữa thầy và đệ tử: nó là việc truyền
năng lượng vô hình.
Chỉ để cho bạn cái nhìn sâu để
cho bạn có thể thấy cái ngu xuẩn của Đại Huệ.... Việc hiểu về người này, người
đã bị Lâm Tế ném qua cửa sổ, người bị nhảy lên và bị hỏi, "Hiểu nó
chưa?", cần có bối cảnh toàn bộ của câu chuyện và dòng chảy ngầm cố hữu chạy
qua nó.
Đệ tử này đã từng làm việc
trong gần một năm về một công án, công án nổi tiếng nhất trong Thiền - 'tiếng vỗ
tay của một bàn tay.' Bây giờ, không thể có bất kì âm thanh nào của một bàn tay
vỗ. Bạn có thể liên tục vỗ một bàn tay, nhưng âm thanh là không thể được. Âm
thanh chỉ được tạo ra khi hai thứ va chạm nhau; nếu chỉ có một thứ, âm thanh là
không thể có được.
Cho nên điều đầu tiên cần hiểu
là ở chỗ công án Thiền không phải là câu đố thường mà có thể được giải. Nó cần
cách tiếp cận khác - không phải là cách tiếp cận của giải pháp, mà là cách tiếp
cận của tan biến.
Học trò đáng thương đi, ngồi dưới
cây, nghĩ về nó, suy tư - tiếng vỗ tay của một bàn tay có thể là gì? Bạn có
nghe thấy tiếng con chim cúc cu không...? Anh ta nghe thấy tiếng con chim cúc
cu từ bụi tre xa xa. Anh ta nói, "Nó đây rồi!" - hay thế, an bình thế,
đem tới vui vẻ thế. Anh ta chạy xô về và nói với thầy, "Tôi đã nghe thấy
nó. Nó là tiếng hót của con chim cúc cu."
Thầy tát cho anh ta một cái và
nói, "Đồ ngốc! Ta đã bảo ông tìm ra tiếng vỗ tay của một bàn tay cơ mà!
Con chim cúc cu đáng thương kia có liên quan gì tới nó? Quay về và suy tư
đi."
Anh ta rất phân vân, vì tâm trí
anh ta đang tìm âm thanh - nó là âm thanh nào? Một hôm anh ta nghe thấy tiếng
gió luồn qua rặng thông và anh ta nói, "Đây phải là nó!" Và anh ta chạy
xô về....
Điền này diễn ra trong một năm.
Anh sẽ tìm ra âm thanh nào đó, tiếng nước chảy, và anh ta quay lại. Một điểm tới
khi thầy không cần nghe câu trả lời của anh ta. Khoảnh khắc thầy thấy anh ta,
thầy tát liền, và thầy sẽ nói, "Về đi."
Anh ta đáp, "Nhưng tôi thậm
chí đã nói cái gì đâu...."
Thầy nói, "Chừng nào ông
còn tiếp tục tìm ra, ông sẽ không tìm thấy nó. Quay về đi. Ta biết ông lại mang
âm thanh ngu xuẩn nào đó tới!"
Đây là học trò.... Sau một năm,
khi anh ta tới, thầy thấy rằng việc tát chẳng giải quyết được nó - thầy đã tát
anh ta suốt cả năm liên tục rồi! Thầy tóm lấy anh ta và ném anh ta ra ngoài cửa
sổ. Đó là ngôi nhà hai tầng....
Đó là cú choáng thế với học trò
này. Anh ta tưởng bị tát, nhưng anh ta không ngờ bị ném qua cửa sổ rơi vào rãnh.
Và bên cạnh đó, thầy nhảy lên người anh ta, cho nên vài cái xương còn lại không
gãy thì giờ gãy nốt. Anh ta bị nhiều chỗ gãy xương! Và ngồi trên mọi chỗ đó, thầy
hỏi, "Hiểu nó chưa?" Cú choáng tới mức tâm trí anh ta dừng lại - điều
đó bất ngờ thế.
Tâm trí dừng lại chỉ khi có cái
gì đó bất ngờ - bất ngờ tới mức tâm trí không thể hình dung ra được nó... nó dừng
lại.
Tuyệt đối im lặng... và nước mắt
của vui sướng đầy trong mắt đệ tử. Anh ta chạm chân thầy và nói, "Tại sao
thầy đã đợi cả một năm? Thầy có thể đã làm điều đó vào chính ngày đầu."
Thầy nói, "Nó sẽ không có
tác dụng đâu. Ta phải đợi đến đúng khoảnh khắc, khi ông chín. Ông đã làm việc vất
vả với tâm trí của ông. Tâm trí của ông bị mệt mỏi, hoàn toàn mệt mỏi; nó đã mất
mọi hi vọng rằng có bất kì khả năng nào tìm ra câu trả lời. Đây là khoảnh khắc
mà, nếu cái gì đó bất ngờ xảy ra cho ông, tâm trí có thể dừng lại - chỉ trong một
khoảnh khắc đơn giản. Và điều đó là đủ để nghe thấy tiếng vỗ tay của một bàn
tay."
Lời lừa dối. Nó không phải là
tiếng vỗ tay của một bàn tay; nó là im lặng khi tâm trí dừng lại. Bây giờ bất
kì người nào nhìn vào giai thoại này và không biết toàn thể quá trình bên trong
- chỉ là người ngoài - nhất định nghĩ điều này đơn giản ngu xuẩn. Nhưng đệ tử
này đã trở nên chứng ngộ, và bao giờ cũng là mục đích quyết định liệu phương tiện
là đúng hay sai.
Đại Huệ chỉ là một sĩ phu, cho
nên thỉnh thoảng ông ấy lặp lại những lời hay. Nhưng ở đây ông ấy đã biểu lộ thực
tại của ông ấy, vì ông ấy không thể quan niệm nổi bất kì nghĩa gì trong những
câu chuyện và giai thoại. Tôi sẽ đi vào trong chúng.
Ông phải thấy trăng và quên
ngón tay đi.
Điều này dễ lặp lại thế, vì với
cả nghìn năm từ thời Phật Gautam đây đã là một trong những phát biểu quan trọng
nhất: phật chỉ trỏ ngón tay hướng tới trăng.
'Ngón tay' của ông ấy ngụ ý mọi
điều ông ấy nói, mọi điều ông ấy làm, và nó chỉ là chỉ dẫn - hướng dẫn. Bạn phải
không bị quá gắn bó với ngón tay, vì ngón tay không phải là vấn đề. Điều ông ấy
nói, điều ông ấy thuyết giảng, không phải là vấn đề; nó chỉ là chỉ dẫn. Bạn phải
không bị gắn bó với triết lí, bạn phải không trở thành Phật tử. Bạn phải nhìn
lên trăng.
Và nếu bạn muốn nhìn lên trăng,
điều nền tảng nhất là quên mọi thứ về ngón tay. Nếu mắt bạn đang hội tụ vào
ngón tay, làm sao bạn sẽ thấy trăng được? Chừng nào bạn chưa chuyển mắt từ ngón
tay hướng tới trăng xa xăm trên trời, điều đó là không thể được.
Phật đang nói, "Đừng bị gắn
bó vào điều ta nói, đừng bị gắn bó vào bất kì học thuyết nào, vào điều ta thuyết
giảng; đừng bị gắn bó vào nhân cách của ta. Đây toàn chỉ là ngón tay trỏ tới
trăng. Quên ta đi, đừng bắt đầu tôn thờ ta; cứ nhìn lên trăng. Và một khi ông
đã nhìn vào trăng, ta không thành vấn đề chút nào."
Đó là một phát biểu rất hàm chứa,
và một phát biểu rất dũng cảm, nêu ra cho đệ tử riêng của người ta: "Đừng
bận tâm về điều ta nói. Ta không thuyết giảng bất kì học thuyết nào và ta không
chuyển giao cho ông hệ thống niềm tin hay triết lí. Đây toàn là phương cách để
chỉ tới chân lí. Nó ở bên ngoài lời, nhưng lời có thể được dùng như ngón tay trỏ
tới nó. Chúng không thể diễn đạt được nó, nhưng chúng có thể chỉ dẫn về
nó."
Rất dễ lặp lại nó, nhưng tôi
không nghĩ Đại Huệ hiểu.
Ông phải thấy trăng và quên
ngón tay đi. Đừng làm ra hiểu biết dựa trên lời.
Nhưng điều đó thực tại là điều
ông ấy đã làm. Mọi hiểu biết của ông ấy đều dựa trên lời.
Cổ Đức nói, "Chư Phật thi
triển mọi giáo pháp để cứu mọi tâm; ta không có tâm chút nào, cho nên cái dụng
của mọi giáo pháp này là gì?"
Trích dẫn này là hoàn toàn
đúng, nhưng đây là điều Phật ngụ ý bởi cứu: Hiểu biết nảy sinh trong bạn rằng bạn
không có bất kì tâm trí nào, rằng bạn là vô trí. Và thế thì không có vấn đề về
cứu. Khi bạn bị gắn bó với tâm trí, bạn ở trong lệ thuộc, và bạn cần được mang
ra khỏi lệ thuộc.
Cho nên Cổ Đức là đúng khi ông ấy
nói, "Chư Phật thi triển mọi giáo pháp để cứu mọi tâm; ta không có tâm
chút nào" - ông ấy là người được cứu - " cho nên cái dụng của mọi
giáo pháp này là gì?"
Chắc chắn khi bạn được cứu
không có hữu dụng gì. Khi bạn đã thấy trăng, hữu dụng của ngón tay là gì? Khi bệnh
của bạn được chữa khỏi, cái dụng của thuốc là gì? Bạn sẽ tôn thờ chai thuốc chứ?
Bạn có định mang nó tới bất kì chỗ nào bạn đi không vì nó đã cứu bạn khỏi bệnh?
Khoảnh khắc bạn được chữa, bạn ném chai thuốc đi; nó được kết thúc, công việc của
nó được thực hiện.
Điều đó gần như là bạn bị chiếc
gai đâm vào chân: bạn lấy chiếc gai khác để khều chiếc gai thứ nhất ra.
Chiếc gai kia cũng nhọn như chiếc
gai thứ nhất, nhưng bạn có thể xoay xở để lấy chiếc gai thứ nhất ra nhờ chiếc
gai kia. Bây giờ bạn sẽ làm gì với chiếc gai kia? Bạn có định để nó vào vết
thương do chiếc gai thứ nhất tạo ra vì nó đã cứu bạn khỏi chiếc gai thứ nhất
không? Điều đó sẽ là cực kì ngu xuẩn - thế thì bạn vẫn có cái sai ngay chỗ đầu
tiên. Không, một khi chiếc gai thứ nhất được khêu ra, bạn vứt cả hai chiếc gai
cùng nhau.
Mọi giáo lí chỉ giống như điều
đó. Cổ Đức nói điều đó là đúng, nhưng Đại Huệ không hiểu điều ông ấy đang nói.
Ông ấy nói,
"Nếu họ có thể thích điều
này khi đọc kinh sách, chỉ thế những người có quyết tâm sẽ có hiểu thấu nào đó
về ý của hiền nhân."
Đại Huệ đang nói rằng bạn có thể
hiểu điều hiền nhân đã nói chỉ nếu bạn đọc kinh sách; chỉ nếu bạn là con người
của quyết tâm và quả quyết, con người của hiểu thấu, bạn sẽ có khả năng hiểu ý
của hiền nhân.
Mọi lời ông ấy đang dùng không
được cần để hiểu hiền nhân. Điều được cần là kinh nghiệm. Không phải hiểu thấu
của bạn, vì mọi hiểu thấu đều có tính trí tuệ; cũng không quyết tâm của bạn, vì
mọi quyết tâm đều là của tâm trí; cũng không là việc đọc kinh sách, vì cái đó
toàn là tính trí tuệ của bạn - những thứ này không giúp cho bạn hiểu phát biểu
sâu sắc như, "Khoảnh khắc ông đã thấy trăng, quên mọi thứ về ngón tay
đi."
Loại phát biểu này có thể được
trải nghiệm chỉ qua kinh nghiệm. Đại Huệ không có kinh nghiệm chút nào, và điều
đó trở thành rất rõ ràng khi ông ấy đi tới các câu "Câu chuyện và ngạn ngữ."
Bất kì người trí thức nào, ngay cả ngày nay, sẽ kết án các chuyện Thiền hay đơn
giản cười, tưởng rằng có lẽ chúng chỉ là chuyện đùa, vì chúng không tạo ra nghĩa
nào cho tâm trí.
Câu chuyện và ngạn ngữ những
ngày này, trong giới người tham thiền, họ dùng các từ phi thường và ngạn ngữ
tuyệt diệu của Cổ Đức để hỏi và đáp - coi chúng là những tình huống cho phân biệt,
và đánh lừa học trò.
Họ còn xa với việc đi tới gốc rễ
của thực tại của họ.
Khi mọi người tham thiền xem
kinh giáo và nhân duyên vào đạo của Cổ Đức cần phải để rỗng rang cái tâm của
mình.
Ông ấy thậm chí không nhận biết
rằng ông ấy liên tục nói những điều trong đó ông ấy tự mâu thuẫn với chính
mình. Nhìn mà xem: Khi mọi người tham thiền xem kinh... Người tham thiền không
cần đọc kinh, vì bất kì cái gì kinh chứa đều là tiếng vọng xa xăm của việc thiền
của ai đó. Và nếu bản thân bạn thiền, bạn ở chính cội nguồn. Tại sao bạn phải bận
tâm về tiếng vọng xa xăm, bị biến chất, bị bóp méo bởi các diễn giải của người
trí thức, thầy giáo, nhà sư phạm, người bình chú?
Khi bản thân bạn ở chính cội
nguồn, bạn ở chính gốc rễ nơi mọi kinh sách đã nảy sinh. Con người của thiền
không có sự cần thiết nào để đọc kinh sách và giáo lí trong kinh sách, nhưng đó
là điều Đại Huệ đang nói. Thế rồi ngay lập tức ông ấy nói: ... Câu chuyện và ngạn
ngữ trong đó mọi người tham thiền xem kinh giáo và nhân duyên vào đạo của Cổ Đức
cần phải để rỗng rang cái tâm của mình.
Làm sao bạn có thể làm trống rỗng
tâm trí bạn khi bạn đang đọc kinh sách, giáo lí, và các câu chuyện về cách các
hiền nhân cổ đại đi vào đạo? Bạn đang rót đầy tâm trí, không làm trống rỗng tâm
trí.
Thiền làm trống rỗng tâm trí; học
bất kì cái gì chỉ rót đầy nó. Chúng là đối lập đối xứng lẫn nhau. Nhưng Đại Huệ,
trong một câu thôi, đang mang toàn thể sự đối lập lại cùng nhau, không nhận biết
bao giờ rằng điều ông ấy đang làm sẽ bị coi là ngu ngốc cực kì bởi bất kì người
nào biết thiền là gì.
Đừng tìm điều kì diệu nguyên
thuỷ, hay tìm chứng ngộ trong âm thanh, danh xưng và nghĩa trong lời nói.
Làm sao bạn sẽ đọc kinh sách nếu
bạn không tìm nghĩa trong lời nói? Loại nghĩa khác gì có đó? Trong kinh sách chỉ
có lời và không cái gì khác; bạn có thể đọc kinh sách chỉ như các nghĩa trong lời
nói.
Nếu khởi cái tâm này tức là tự
chướng cái chính tri kiến của chính mình, thì suốt kiếp cũng chẳng có chỗ ngộ
nhập.
Ông ấy không có ý tưởng nào rằng
tri thức là vấn đề. Người ta phải được tự do với nó. Không phải là tri thức cho
bạn cảm nhận; chính tri thức cản trở cảm nhận của bạn. Chính việc loại bỏ tri
thức làm quang đãng bầu trời, cũng như khi mây đã di chuyển đi có cảm nhận tuyệt
đối rõ ràng.
Nhưng điều này nhất định xảy ra
cho người đã từng thu thập mọi thứ từ đây đó và đã không đích thân đi vào trong
thiền. Không một điều nào chỉ ra rằng ông ấy đã có bất kì nếm trải nào về thiền.
Bàng Sơn nói... ông ấy trích dẫn
mọi người vì ông ấy đã đi tới các thầy giáo, thầy; ông ấy phải đã ghi chép điều
họ nói. Ông ấy trích dẫn nhiều người.
Bàng Sơn nói: "Ví như dùng
kiếm chém hư không, không kể trúng hay không trúng, hãy chú ý nhé."
Duy Ma Cật nói: "Pháp siêu
việt nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý."
Tôi đơn giản sửng sốt! Người
này đã trích dẫn Duy Ma Cật, và Duy Ma Cật nói, "Chừng nào ông chưa đi ra
ngoài trí tuệ và mọi giác quan của ông, ông sẽ không có cảm nhận về thực tại,
ông sẽ không biết tự tính của ông." Nhưng điều đó không đập vào ông ấy rằng
ông ấy đơn giản làm việc qua trí tuệ.
Đức Sơn thấy Tăng vào cửa liền
đập, Lâm Tế thấy Tăng vào cửa liền hét. Tôn túc các nơi gọi đó là "ngay đó
nhắc nhở trước mặt, thẳng tay phó chúc." Nhưng ta lại gọi là dính sơn dính
sình, dẫu cho ngay nơi một gậy một hét mà toàn thân gánh vác được đã là một kẻ
không phải là đại trượng phu, bị họ tạt một gáo nước thối ngay đầu rồi, huống
là ở nơi một gậy một hét mà cầu kỳ lạ, tìm diệu hội ư! Đây là cái ngu xuẩn nhất
trong cái ngu xuẩn.
Vì ông ấy không thể hiểu được,
vì ông ấy không có kinh nghiệm của riêng mình, ông ấy gọi nó là ngu xuẩn nhất
trong cái ngu xuẩn. Tôi sẽ cố gắng giải thích cho bạn đích xác điều những người
này đã làm. Họ đã thành công lớn lao, và họ không ngu. Đại Huệ là kẻ ngu nhất
trong kẻ ngu.
Đức Sơn là nổi tiếng và là thầy
lớn. Một sư đi vào cửa và ngay lập tức ông ấy sẽ đánh ông kia bằng thiền trượng.
Bạn phải hiểu tình huống. Thầy thấy đệ tử; thầy cho anh ta một công án nào đó,
một thách đố không thể giải được. Thế rồi bất kì khi nào anh ta tìm ra câu trả
lời đúng cho nó, anh ta phải tới và báo cáo cho thầy. Bây giờ thực sự không có
câu trả lời cho nó - cho nên bất kì khi nào đệ tử đi vào để đưa cho thầy câu trả
lời, tại sao phí thời gian? Thầy đơn giản đánh anh ta rõ đau. Thầy đang làm rõ
ràng nhất có thể được rằng mọi câu trả lời đều là sai, cho nên không cần nghe
câu trả lời của bạn. Mặc dầu nó có vẻ rất kì lạ rằng bạn đã không trao câu trả
lời và thầy đánh bạn - nếu bạn sai, thầy có thể đánh bạn... nhưng bạn có thể là
đúng chứ. Nhưng đó là vấn đề: không câu trả lời nào là đúng, chỉ im lặng.
Cho nên chuyện đó đã xảy ra nhiều
lần rồi rằng học trò sẽ bị đánh - nhiều, nhiều lần. Thế rồi trong vài ngày anh
ta sẽ không xuất hiện, và Đức Sơn sẽ hỏi, "Anh ta đâu rồi?" Thầy sẽ
đi tới chỗ đó - đấy là một Thiền viện lớn, vườn Thiền đẹp - và thầy sẽ thấy đệ
tử này đang ngồi dưới cây, trong im lặng hoàn toàn. Mặt anh ta biểu lộ rằng tâm
trí không còn vận hành, rằng không có vẩn vơ bên trong, rằng mọi thứ là yên
tĩnh và bình lặng.
Và cùng Đức Sơn đó người đã từng
đánh đệ tử này sẽ chạm chân anh ta. Khi thầy chạm chân anh ta, đệ tử này sẽ mở
mắt ra và anh ta sẽ nói, "Thưa thầy, thầy làm gì thế ạ?"
Đức Sơn sẽ nói, "Ta chạm
chân ông vì ông đã tìm ra câu trả lời. Ta ngờ rằng cái gì đó khác đã xảy ra, vì
trong nhiều ngày ông đã không tới. Chuyện xảy ra là những học trò đó chỉ thôi
không tới khi họ đã tìm ra, vì nói cái gì? - không có câu trả lời. Và họ tận hưởng
im lặng của họ mênh mông thế... họ đã quên công án, họ đã quên thầy, họ đã quên
mọi thứ. Họ đang sống trong cực lạc tới mức mọi thứ bị bỏ lại xa xôi."
Đức Sơn thường đi tìm đệ tử, và
điều đó bao giờ cũng được chứng tỏ là đúng - việc đánh của ông ấy đã giúp đỡ.
Việc đánh của ông ấy chung cuộc đã làm cho họ nhận biết rằng ông ấy từ bi thế
và đáng yêu thế, ông ấy sẽ không đánh một cách không cần thiết. Việc đánh của
ông ấy lặp đi lặp lại chỉ chỉ ra một điều: rằng bất kì câu trả lời nào bạn đã
tìm ra đều sai. Không cần nghe nó vì không có khả năng nào của câu trả lời
đúng. Bằng việc đánh ông ấy đang làm rõ ràng rằng không có khả năng nào của câu
trả lời đúng; tâm trí là tuyệt đối bất lực để cho bạn câu trả lời.
Dần dần, dần dần, đệ tử này
quên về công án, quên về âm thanh, vì nó chẳng đem lại cái gì ngoài bị đánh bằng
thiền trượng của thầy. Nhưng khoảnh khắc anh ta quên tâm trí, và công án, và thầy,
và việc tìm bất kì câu trả lời nào, anh ta rơi vào trong im lặng vực thẳm, sâu
sắc. Im lặng đó là câu trả lời, nhưng bạn không thể nói được bất kì cái gì về
nó. Và nó kì diệu thế, huyền bí thế... bạn mãn nguyện với nó tới mức không cần
thừa nhận từ thầy rằng bạn đã tìm thấy câu trả lời. Mọi thứ này đã trở thành tầm
thường.
Nhưng Đại Huệ không hiểu điều
đó chút nào, và có lẽ chẳng ai hiểu - ngay cả các triết gia vĩ đại nhất trên thế
giới - cũng sẽ không có khả năng hiểu đây là cái thứ gì. Nó có vẻ đơn giản ngớ
ngẩn: đầu tiên bạn trao cho anh ta công án, và thế rồi bạn thậm chí không thèm
nghe câu trả lời của anh ta. Nhưng đó là chiến lược, chiến lược của tình yêu lớn
và từ bi lớn.
Thầy chạm chân và xin tha thứ về
mọi cú đánh thầy đã làm... thầy phải làm điều đó: "Không có cách nào khác
để phá huỷ tâm trí ương ngạnh, để phá huỷ níu bám của ông vào tâm trí, để phá
huỷ ý tưởng rằng ông có thể tìm ra câu trả lời qua tâm trí. Không phải chỉ ông
bị đau bởi thiền trượng của ta, ta cũng bị đau nữa. Với mọi điều đó ta chạm
chân ông, và ta xin ông tha thứ."
Đức Sơn được các đệ tử yêu mến
cho dù ông ấy đánh họ bằng thiền trượng; Đại Huệ không có hiểu biết chút nào.
Lâm Tế thấy Tăng vào cửa liền
hét.
Bất kì người trí thức nào sẽ
làm thành trò cười cho toàn thể sự việc này. Vấn đề là gì? - bạn hẹn gặp học
trò, đệ tử, tới phòng bạn, và thế rồi bạn bất thần hét lên chẳng có lí do gì
chút nào.
Trong thời thơ ấu của tôi, tôi
bắt gặp một người. Tên người đó là Sardar Chanchal Singh. Ông ấy đã ở cùng với
Subhash Chandra Bose, nhà cách mạng Ấn Độ, người đã trốn khỏi ngục tù của chính
phủ Anh. Ông ấy đã đi lần đầu tiên dưới dạng trá hình sang Đức để gặp Adolf
Hitler, vì ông ấy muốn gợi ý, "Các ông đánh nhau với người Anh. Chúng tôi
đang đánh nhau với người Anh. Chúng ta cùng đánh họ, và chúng tôi cần sự giúp đỡ
của các ông. Nếu các ông có thể cho chúng tôi sự giúp đỡ, Vương quốc Anh có thể
bị tấn công từ hai phía. Chúng tôi có thể tấn công từ bên trong và các ông có
thể tiếp tục tấn công nó từ bên ngoài."
Chính sách là tuyệt đối rõ
ràng... và bạn sẽ ngạc nhiên, Adolf Hitler không bao giờ giới thiệu bất kì người
nào cho quân đội của ông ta theo cách ông ta đã giới thiệu Subhash Chandra
Bose. Ông ta nói với quân đội, "Hãy kính trọng người này nhiều hơn các ông
kính trọng ta, vì ta là quốc trưởng của một quốc gia nhỏ; người này là nhà cách
mạng và người lãnh đạo của lục địa mênh mông." Và ông ta đã cho ông này -
mặc dầu ông này không ở bất kì chức vụ chính trị nào - một lính gác danh dự.
Nó đã là kế hoạch của Adolf
Hitler và Subhash Chandra... họ đã soạn thảo ra rằng tốt hơn cả là Subhash
Chandra đi sang Nhật Bản. Ở Nhật Bản đã có hàng nghìn lính Ấn Độ bị bắt vì đã
chiến đấu cho chính phủ Anh chống lại Nhật Bản.
Đó đã là một chính sách rất
khôn khéo: Subhash Chandra sẽ đi sang Nhật Bản và Hitler sẽ thông báo cho Nhật
Bản - vì Nhật Bản là đồng minh với Đức chống lại Anh, chống lại Mĩ.... Ông ta sẽ
thông báo cho họ, "Cho phép Subhash nói chuyện với mọi lính Ấn Độ những
người là tù nhân ở nhà tù Nhật Bản. Tôi có mọi chắc chắn rằng người này là có
khả năng," - và ông ấy là con người có duyên lắm - "và rằng ông ấy sẽ
thuyết phục những người lính đó, 'Các anh đang đánh thuê cho đế quốc Anh, kẻ bắt
các anh chịu cảnh nô lệ. Thay vì thế, đi cùng tôi đi, và chúng ta sẽ lập ra
quân đội và chiến đấu chống lại Đế quốc Anh.'"
Nó logic và đơn giản đến mức những
tù nhân đã sẵn sàng. Trước hết... nếu họ sẵn sàng, họ sẽ không là tù nhân thêm
nữa; họ sẽ khách của Nhật Bản. Thứ hai, họ có thể đã từng chiến đấu cho người
Anh, nhưng sâu bên dưới họ chống lại đế quốc; chỉ vì bánh mì và bơ, họ đã bán
linh hồn của mình.
Một khi Subhash bảo họ,
"Các anh đã bán linh hồn của mình..." thế thì mọi trại tù được mở ra.
Một quân đội mới - Quân đội quốc gia Ấn Độ - đã được tạo ra bởi Subhash Chandra
Bose. Sardar Chanchal Singh là một trong những đồng nghiệp thân cận của
Subhash. Ông ấy cũng là tù nhân. Ông ấy đã có vị trí cao trong quân đội Ấn Độ,
và ông ấy cũng có vị trí rất cao trong Quân đội Quốc gia Ấn Độ dự định tấn công
từ Nhật Bản.
Họ đã thành công tới tận
Rangoon; họ đã đánh bại quân đội Anh. Thậm chí Calcutta bắt đầu cảm thấy sợ rằng
sau Rangoon cuộc tấn công mới sẽ là vào Calcutta. Mọi người Anh đã được rút ra
khỏi Calcutta, và mọi người có đủ tiền đều đi khỏi chỗ đó. Calcutta là điểm
nguy hiểm.
Vào chính khoảnh khắc đó Đức bị
đánh bại. Bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima và Nagasaki, cho nên Nhật Bản
đầu hàng.
Subhash đã ở vào tình huống kì
lạ. Bây giờ, cả hai người bạn đã hỗ trợ cho ông ấy đều bị đánh bại. Ông ấy có một
quân đội nhỏ - nhưng mặc dầu ông ấy thắng, ông ấy có thể tiếp tục được bao lâu?
Ông ấy thậm chí không thể tới được Calcutta, là thành phố quê nhà ông ấy. Cho
nên ông ấy đã trốn khỏi Rangoon....
Điều gì xảy ra cho ông ấy vẫn
còn là điều bí ẩn. Có những câu chuyện nói rằng người ta thấy ông ấy ở Liên Xô;
có những câu chuyện nói rằng ông ấy sống ở Tây Tạng; có những câu chuyện dường
như đã được bản thân ông ấy bịa ra.... Chiếc máy bay ông ấy đã đi từ Rangoon
rơi ở Đài Bắc và bốc cháy. Phi công và ai đó khác - không ai biết người kia là
ai - đã bị cháy ngay lập tức, không có họp báo hay không có bất kì giám định y
tế nào. Họ đã bị thiêu cháy trong vụ rơi máy bay, và vì họ cả hai đều là người
Hindus, họ đã được đưa lên giàn hoả thiêu.
Có thể nhất, Subhash đã xuống ở
đâu đó khác, và chiếc máy bay này được cho cháy một cách có chủ định để tạo ấn
tượng cho Đế quốc Anh rằng Subhash đã chết; bằng không ông ấy là kẻ thù số một,
phải bị bắt dù chết hay sống. Cho nên, đây là hư cấu tốt: ông ấy chết, bây giờ
chẳng có vấn đề gì... và ông ấy thậm chí đã bị thiêu.
Đài Bắc đưa ra báo cáo rằng ông
ấy đã được đưa lên dàn hoả thiêu - nhưng không có vấn đề gì, các xác chết đã bị
thiêu rồi, họ không thể nhận dạng được. Họ thậm chí đã không chụp ảnh các cái
xác đó - điều tuyệt đối cần thiết cho một người ở địa vị của Subhash, người mà
Đế quốc Anh phải trả nợ máu. Họ đáng phải chụp ảnh, họ đáng phải triệu nhân
viên y tế tới kiểm tra các cái xác. Thực ra họ đáng phải chuyển giao xác cho Đế
quốc Anh. Nhưng cảm giác của tôi là ở chỗ đó không phải là xác của Subhash; nó
đã chỉ là vẻ ngoài được tạo ra. Và đó là cảm giác cho cả Sardar Chanchal Singh
nữa.
Ông ấy, bởi tình cờ, đã gặp tôi
trong tiệm ăn ở Jabalpur. Ông ấy đã được thả ra khỏi nhà tù Ấn Độ.... Sau khi
Subhash ra đi, mọi người trong Quân đội Quốc gia Ấn Độ lại bị bỏ tù - nhưng bây
giờ họ ở trong tù của người Anh. Nhưng một vụ kiện đã tranh đấu cho họ, và
Chanchal Singh được thả ra. Ông ấy đã đi tìm việc làm, cho nên tôi bảo ông ấy,
"Nếu ông đã học được võ thuật nào ở Nhật Bản, tôi có thể thu xếp một nhóm
các sinh viên đại học và cao đẳng. Ông có thể dạy họ võ thuật, và họ sẽ trả tiền
cho ông đủ để cho ông có thể sống sót cho tới khi ông có thể kiếm được việc làm
khác."
Tôi đã kể cho các bạn về
Chanchal Singh vì ông ấy đã học được từ ai đó cách hét đích xác như cách Lâm Tế
phải đã hét - và tôi đã nghe ông ấy hét! Tôi không biết Lâm Tế - ông ấy phải
hét giỏi hơn... nhưng ngay cả nếu người này Chanchal Singh mà hét vào bạn, tâm
trí bạn sẽ dừng lại tức khắc. Nếu như bạn đi đánh ông ấy bằng kiếm, và ông ấy
hét, tay bạn chắc sẽ dừng lại.
Tiếng hét của ông ấy sâu, xuyên
thấu vào trong bạn tới mức bất kì cái gì bạn đang làm, bạn sẽ đơn giản dừng lại.
Chúng tôi đã thử đem các đô vật tới đánh ông ấy, đấm vào mũi ông ấy. Họ là các
võ sĩ quyền anh chuyên gia, nhưng khoảnh khắc ông ấy hét, tay họ sẽ dừng lại, gần
mũi ông ấy.... Cái gì đó kì lạ trong âm thanh của ông ấy.
Chỉ để đùa chúng tôi thường
dùng ông ấy. Ai đó đang đi đái và chúng tôi sẽ nói, "Chanchal Singh, hét
lên một tiếng rõ to đi." Ông ấy sẽ cho một tiếng hét to và việc đi đái dừng
ngay lại! Người này sẽ nhìn quanh - chuyện gì đã xảy ra?
Tôi biết hoàn toàn rõ rằng có
nhiều câu chuyện về Lâm Tế, người có tiếng hét làm thức tỉnh mọi người, nhưng
nó không phải là tiếng hét bình thường. Nó là việc huấn luyện nào đó đi vào
trong cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn. Toàn thể vấn đề là ở chỗ con người đang
ngủ. Tiếng hét to có thể đánh thức người đó dậy.
Ngay cả ngày nay, ở tông phái của
Lâm Tế, tiếng hét vẫn được dùng. Nhưng nó không được dùng với mọi đệ tử - chỉ
khi một đệ tử đã làm việc vất vả với tâm trí mình và tâm trí anh ta mệt mỏi.
Nhưng công án đó là chán thế vì bạn biết chúng là ngớ ngẩn. Nhưng nếu thầy nói,
"Tìm cho ra câu trả lời," và bạn đã đi tới thầy để trở nên thức tỉnh,
thế thì bạn phải tuân theo bất kì kỉ luật nào thầy cho bạn.
Những tiếng hét đó được cho chỉ
khi tâm trí gần như trên bờ miệng thất bại, và chính việc hiểu của thầy là bây
giờ là lúc. Thế rồi đệ tử đi vào trong phòng của Lâm Tế, không mong đợi rằng thầy
sẽ hét như sư tử gầm chẳng vì lí do gì chút nào... nhảy lên và hét dường như thầy
sẽ giết đệ tử. Đệ tử này sẽ vẫn còn chỉ là ... toàn thể tâm trí dừng lại. Và chỉ
trong một khoảnh khắc người đó có thể thấy tự tính của mình.
Vấn đề không phải là thời gian.
Nếu bạn biết tự tính của bạn, cho dùng trong một khoảnh khắc, mọi thứ trở thành
dễ dàng. Bây giờ bạn biết cách thức. Bây giờ bạn biết bản thân bạn, bạn có thể
đạt tới nó lặp đi lặp lại. Bây giờ tiếng hét không được cần mọi lúc; nó chỉ là
phương cách tuỳ tiện.
Nhưng Đại Huệ kết án nó bởi vì
ông ấy không hiểu từ bi sâu, tâm lí, việc nói hay đằng sau nó. Ông ấy đã tự chứng
tỏ bản thân mình là người trí thức bình thường. Chỉ trong một điều ông ấy là
đúng, khi ông ấy dùng các từ ngu xuẩn nhất của ngu xuẩn. Nhưng những từ đó thuộc
vào ông ấy, không thuộc vào Lâm Tế, không thuộc vào thầy Đức Sơn.
Những người này đã dùng các
phương pháp tuyệt đối mới để đánh thức mọi người. Đóng góp của họ là vĩ đại.
Thiền đã làm cho nhiều người được chứng ngộ hơn bất kì tôn giáo nào khác. Ngay
cả trong một tu viện bạn có thể tìm thấy nhiều người chứng ngộ. Và điều này đã
từng là dòng chảy sống mà đã không dừng ở đâu đó trong quá khứ; nó vẫn sống động.
Vẫn có những người như Đức Sơn và Lâm Tế, nhưng họ đã rơi vào trong tối tăm.
Mĩ đã làm biến chất bầu không
khí Nhật Bản hoàn toàn; bằng không, Nhật Bản chắc đã là một thế giới khác toàn
bộ. Toàn thể thiên tài của nó đã được tập trung vào cách trở nên chứng ngộ. Bây
giờ, dưới sự cai trị của Mĩ, toàn thể năng lượng của họ đã bị hướng sang tiền.
Và, họ là những người có tính chính trực lớn, lớn tới mức bây giờ tiền của họ
có giá trị lớn nhất. Ngay cả đô la, đô la Mĩ, bị bỏ lại đằng sau. Họ là một
trong những quốc gia giầu nhất trên thế giới, và tiền của họ là có giá trị hơn
tiền tệ của bất kì quốc gia nào khác. Nhưng đây không phải là thành công; nó là
thất bại vô cùng.
Mĩ đã làm biến chất các đại học
của Nhật Bản. Điều được dạy bây giờ trong các đại học của họ được vay mượn từ
Mĩ; họ đang bắt chước đầy đủ Mĩ, cạnh tranh với Mĩ. Chắc chắn họ đã làm cho Mĩ
sợ: mặc dầu sản phẩm của họ bị đánh thuế rất cao khi chúng vào Mĩ, dầu vậy họ vẫn
có khả năng cạnh tranh ở thị trường Mĩ với sản phẩm Mĩ, thứ không bị đánh thuế
chút nào. Việc đánh thuế đã cứ tăng ngày càng cao hơn để ngăn cản thị trường Mĩ
khỏi bị tiếp quản hoàn toàn bởi Nhật Bản.
Nhưng cho dù Mĩ đang tăng thuế
vào bất kì nhập khẩu nào, Nhật Bản vẫn cạnh tranh rất tốt trên mọi mặt trận
trong thị trường Mĩ. Và Mĩ tuyệt đối bất lực để cạnh tranh trong thị trường Nhật
Bản.
Người Nhật Bản làm việc chăm chỉ,
làm việc toàn bộ, làm việc mãnh liệt. Vấn đề duy nhất của họ là ở chỗ họ không
có mấy đất để tạo ra nhiều cơ xưởng hơn. Cho nên chỉ vài ngày trước đây họ đã
thành công trong việc làm hòn đảo nhân tạo nổi. Trên hòn đảo nhân tạo này họ sẽ
làm các cơ xưởng. Một khi họ thành công trên một hòn đảo, họ sẽ làm nhiều hòn đảo
nổi khác. Họ đang tạo ra đất lần đầu tiên.
Đại Huệ không hiểu. Và đây là dấu
hiệu của người ngu - rằng không hiểu cái gì, ông ấy phê bình nó. Người trí thức
rất sẵn lòng phê bình bất kì cái gì không tới từ bên trong việc hiểu thấu của họ.
Nhưng có các phương pháp có tác
dụng dù bạn có thể hiểu thấu chúng hay không. Bạn phải nhìn vào kết quả tối thượng.
Mặc dầu các tu viện Nhật Bản đã rơi vào trong bóng tối, dầu vậy vẫn có những
người đang làm việc với các phương cách mà có thể tạo ra thức tỉnh.
Đại Huệ là tuyệt đối sai. Tôi
đã nghĩ gọi giáo lí của ông ấy là, "Giáo lí của Thầy giáo lớn." Nhưng
khi tôi đi vào lời kinh của ông ấy, tôi sẽ phải đổi tiêu đề của cuốn sách. Nó sẽ
là "Giáo lí Thiền của Thầy giáo rởm - Đại Huệ."
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
0 Đánh giá