Chương 8. Lừa dối

Chương 8. Lừa dối

Price:

Read more

Thiền sư lớn Đại Huệ - Tập 1 - Osho
Suy nghĩ về biến đổi từ trí thức sang chứng ngộ
Chương 8. Lừa dối


Osho kính yêu,
Chứng ngộ và lừa dối.
"Phật" là thuốc cho chúng sinh; một khi bệnh của chúng sinh bị loại bỏ, thuốc không còn dùng thêm nữa.
Nếu ông muốn được như một thì phải đem Phật với chúng sinh buông xả một lượt! Cổ Đức nói, "Chỉ cảm nhận hư không giữa mọi vật."
"Ta có cái diệu minh bất sinh bất diệt hợp với Như Lai Tạng thì Như Lai Tạng chỉ có diệu giác sáng tỏ chiếu khắp pháp giới."
Dù nói như thế nhưng sự thật cả hai đều là hư vọng. Nếu bỏ nghiệp lực mà chấp đạo lực thì tôi dám bảo rằng người này chẳng hội được phương tiện tùy nghi thuyết pháp của chư Phật. Tại sao vậy? Như Phật Thích Ca nói: "Nếu chấp pháp tướng tức là dính mắc ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Nếu chấp phi pháp tướng cũng là dính mắc ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả." Nên nói: “Phật chỉ dùng giả danh tự dẫn dắt chúng sinh.”
Xưa Tú tài Trương Tuyết vừa bị bậc tôn túc điểm đúng căn bệnh, liền hội và nói: Dứt trừ phiền não càng thêm bệnh, hướng đến chân như cũng là tà. Tuỳ thuận thế duyên vô quái ngại! Niết Bàn sinh tử bằng không hoa.
Tâm định như nước trong lặng, chiếu soi như gương sáng tỏ. Nếu tướng thiên ác, xấu đẹp nào đến, trốn một mảy may không được, vậy mới tin biết cái cảnh giới vô tâm tự nhiên bất khả tư nghì.
Đại Huệ trong những lời kinh này đi tới rất gần với chân lí. Nhưng ngay cả gần với chân lí vẫn là không đạt tới nó. Ngay cả gần gũi cũng là khoảng cách.
Bất kì cái gì ông ấy nói đều có thể đã được một người chứng ngộ nói, và thế thì nghĩa của nó chắc đã là khác toàn bộ. Ông ấy đang lặp lại các phát biểu rất rõ ràng của người chứng ngộ cổ đại, nhưng chúng có vẻ rởm, chúng không có vẻ sống động. Dường như cái gì đó chết bên trong chúng. Ông ấy không biểu lộ rằng điều ông ấy nói là kinh nghiệm riêng của ông ấy; không có thẩm quyền trong nó.
Nhưng chúng ta sẽ cố gắng hiểu, vì các phát biểu mà ông ấy trích dẫn từ người khác là có ý nghĩa trong bản thân chúng. Than ôi bản thân ông ấy đã không trải nghiệm chúng! Và kinh nghiệm tạo ra khác biệt lớn. Người mù có thể mô tả mọi phẩm chất của ánh sáng; người đó có thể mô tả mọi cái đẹp của cầu vồng, nhưng trong mô tả của người đó cái gì đó bản chất sẽ bị thiếu. Và bất kì ai biết ánh sáng và biết mầu sắc của cầu vồng sẽ lập tức cảm thấy rằng người này là mù. Có lẽ người đó đã nghe nói về ánh sáng, nhưng người đó đã không thấy nó. Và tôi sẽ bảo bạn cùng một phát biểu mà khác nhau thế nào với con người của chứng ngộ. Lời kinh thứ nhất:
"Phật" là thuốc cho chúng sinh; một khi bệnh của chúng sinh bị loại bỏ, thuốc không còn dùng thêm nữa.
Điều đó là hoàn toàn đúng khi có liên quan tới thuốc, nhưng phật không phải là thuốc. Phật là trạng thái khi bạn được chữa khỏi và không thuốc nào được cần. Phật là bản tính bên trong nhất của bạn.
Người biết qua kinh nghiệm chắc đã nói, "Thiền là thuốc cho chúng sinh. Một khi bệnh của chúng sinh được loại bỏ, thuốc không còn dùng thêm nữa. Thiền không còn được cần cho người được chứng ngộ."
Nhưng dùng từ 'phật' thay vì 'thiền' chỉ ra lẫn lộn vô cùng trong tâm trí của người này. Ông ấy có thể đã nghe ai đó nói về cách một khi bệnh hết rồi thì thuốc không còn dùng nữa. Điều đó là đúng, nhưng phật là thuốc sao? Phật là sự giúp đỡ tuyệt đối của bạn. Ông ấy là bản tính vĩnh hằng cố hữu của bạn - bạn không thể bỏ được nó. Nó là bạn, trong chính bản thể đích thực bên trong nhất của bạn.
Thiền là phương pháp, và phương pháp được dành cho chủ định đặc biệt. Khi chủ định được hoàn thành, phương pháp không còn cái dụng nào nữa. Bạn có nghĩ tôi thiền không? Bệnh mất đi và cùng khoảnh khắc đó, đồng thời, thiền cũng đã biến mất.
Tôi đã nói cho bạn trước đây rằng từ 'thiền' và 'thuốc' bắt nguồn từ cùng một gốc. Thuốc là để chữa cho thân thể, và thiền là để chữa cho tâm thức, nhưng chức năng của chúng là để chữa lành. Một khi việc chữa lành đã xảy ra chúng trở thành vô dụng, nhưng dùng từ 'phật' là tuyệt đối ngớ ngẩn. Đó là cách một người, cố gắng về mặt trí tuệ để hiểu, nhất định phạm phải sai lầm nhỏ, và người đó sẽ không có khả năng hình dung ra mình đang phạm phải sai lầm ở đâu. Người đó rất cẩn thận, nhưng một mình cẩn thận sẽ không giúp ích gì. Ý thức được cần tới.
Nếu ông muốn được như một thì phải đem Phật với chúng sinh buông xả một lượt."
Cùng sai lầm này tiếp tục. Điều đó là đúng: nếu bạn muốn đạt tới tính một, bạn phải bỏ mọi loại nhị nguyên. Nhị nguyên giữa người dốt nát và người thông thái, nhị nguyên giữa sinh và tử, mọi loại nhị nguyên đều phải bị bỏ đi.
Nhưng phật tính là cái tên khác của tính một. Không có gì đối lập với phật. Nó không phải là một phần của thế giới nhị nguyên, nó là chính việc siêu việt ra ngoài nhị nguyên. Mọi nhị nguyên sẽ biến mất... thế thì bạn sẽ biết tính một, thế thì bạn sẽ biết chứng ngộ của bạn, thế thì bạn sẽ là phật.
Phật phải không bị bỏ đi như cách các nhị nguyên khác phải bị bỏ đi, vì nó không phải là một phần của bất kì nhị nguyên nào. Bạn đã bao giờ gặp bất kì ai là phi phật chưa? Mọi người đều là phật; vài người ngủ, vài người thức, nhưng không có một chúng sinh nào có thể được gọi là phi phật. Từ 'phật' này không có cái đối lập với nó, do đó nó là đích xác cùng nghĩa như tính một.
"Ta có cái diệu minh bất sinh bất diệt hợp với Như Lai Tạng thì Như Lai Tạng chỉ có diệu giác sáng tỏ chiếu khắp pháp giới."
Ông ấy lại trích dẫn ai đó: phát biểu này là bên trong đoạn trích dẫn. Nhưng đây là vấn đề với mọi người trí thức trên thế giới: họ có thể trích dẫn hoàn hảo, nhưng toàn thể trích dẫn đi ngược lại với lời kinh trước. Như nó vậy, nếu chúng là đúng thế thì trích dẫn này không thể là đúng. Trích dẫn này có thể là đúng chỉ với thay đổi của tôi: thay vì 'phật' thì là 'thiền', và thay vì 'bỏ chư phật và chúng sinh để đạt tới tính một', thì là 'bỏ mọi nhị nguyên để đạt tới phật tính' - vì phật tính là cái tên khác của tính một. Nếu những sửa chữa này được thực hiện thế thì trích dẫn này là đúng.
Tôi sẽ đọc lại nó lần nữa để cho bạn có thể hiểu tại sao tôi nói rằng nó có thể đúng chỉ với những sửa đổi trong lời kinh trước.
"Ta có cái diệu minh bất sinh bất diệt hợp với Như Lai Tạng thì Như Lai Tạng chỉ có diệu giác sáng tỏ chiếu khắp pháp giới."
Bây giờ cái diệu minh này của chứng ngộ siêu phàm là gì, ngoại trừ phật tính? - chỉ là cái tên khác. Và nếu thậm chí điều này phải bị bỏ đi, thế thì cái gì còn lại?
Nhị nguyên phải bị bỏ đi, không phải tính một. Sinh và tử phải bị bỏ đi, không phải sống. Sống là vĩnh hằng, nó ở ngoài sinh và ở ngoài tử. Bây giờ ông ấy đang chấp nhận rằng chiếu sáng tinh tế... và chiếu sáng là gì khác hơn trạng thái của phật tính? Đây chỉ là những cái tên khác nhau - chiếu sáng, chứng ngộ, nhận biết, phật tính - nhưng ông ấy dường như không hiểu rằng chúng là những cái tên của cùng một kinh nghiệm.
cái diệu minh bất sinh bất diệt.
Chỉ có một thứ mà không diệt không sinh, và nó là chính nguyên lí của sống. Sinh xảy ra trong nó, chết xảy ra trong nó - hàng nghìn lần - nhưng sống kéo dài liên tục. Sinh và tử là những sự vụ nhỏ trong luồng vĩnh hằng của sinh lực. Sinh không phải là bắt đầu và tử không phải là kết thúc... chỉ là những sự vụ nhỏ trong cái vĩnh hằng của sống và tồn tại.
... Dù nói như thế nhưng sự thật cả hai đều là hư vọng.
Bây giờ đây là phát biểu riêng của ông ấy, không có dấu trích dẫn, và ngay lập tức ông ấy rơi vào trong trạng thái trí thức của mình...
Dù nói như thế nhưng sự thật cả hai đều là hư vọng. Nếu bỏ nghiệp lực mà chấp đạo lực thì tôi dám bảo rằng người này chẳng hội được phương tiện tùy nghi thuyết pháp của chư Phật.
Nói rằng cả hai đều là hư vọng có nghĩa là người dốt nát là giả, và người thức tỉnh cũng là giả; dốt nát là giả và chiếu sáng cũng là giả - thế thì cái gì còn lại mà bạn có thể gọi là thực? Và nếu không có cái gì là thực, không có tiêu chí để gọi bất kì cái gì là giả. Giả là có thể chỉ nếu có cái gì đó mà không là giả; chừng nào cái không giả không có đó, cái giả không thể tồn tại được.
Đại Huệ đang nói cả hai đều là giả: cái không giả và cái giả, cái thực và cái không thực - cả hai là giả. Và ông ấy nghĩ rằng ông ấy đang làm ra một phát biểu lớn lao. Ông ấy đơn giản chỉ ra dốt nát hoàn toàn của ông ấy! Mọi người trí thức đều là người dốt nát với tri thức được vay mượn lớn, với những từ mĩ miều, với lối nói triết lí đao to búa lớn - nhưng không có hiểu biết hay kinh nghiệm về chân lí.
Tại sao vậy? Như Phật Thích Ca nói: "Nếu chấp pháp tướng tức là dính mắc ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Nếu chấp phi pháp tướng cũng là dính mắc ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả." Nên nói: “Phật chỉ dùng giả danh tự dẫn dắt chúng sinh.”
Có hơi chút tinh vi nhưng không phải là không thể hiểu được. Ông ấy đang trích dẫn Phật Gautam, nhưng trong trích dẫn này có cái gì đó bị mất. Nếu chấp pháp tướng... Nếu bạn níu bám lấy bất kì mặt nào, đúng hay sai, bạn níu bám lấy một bộ phận - và bộ phận không bao giờ là cái toàn thể. Bộ phận trở thành rào chắn để đạt tới cái toàn thể. Cho nên Phật là đúng khi ông ấy nói, "Không níu bám khía cạnh chân lí và không bị gắn bó vào nó." Ông ấy cũng nói, "Không níu bám khía cạnh phi chân lí."
Nhưng nhớ tới từ 'khía cạnh' mà Đại Huệ đã quên mất. Ông ấy không nói rằng cả chân lí và phi chân lí đều phải bỏ đi. Nếu chân lí và phi chân lí phải bị bỏ đi, thế thì cái gì còn lại? Bạn định gọi nó là cái gì?
Phật nói điều khác toàn bộ, và Đại Huệ hiểu lầm - một cách tự nhiên, vì người trí thức không thể làm được nhiều hơn điều đó. Phật nói, "Không níu bám bất kì khía cạnh nào, dù nó là khía cạnh chân lí hay khía cạnh phi chân lí. Chỉ không níu bám."
Nhấn mạnh của ông ấy là về không níu bám, không gắn bó - vì mọi gắn bó, mọi níu bám sẽ giữ bạn trong lệ thuộc, sẽ giữ bạn trong dốt nát. Cho dù bạn cảm thấy, "Cái này là đúng," đừng níu bám. Vấn đề không phải là chân lí hay phi chân lí, vấn đề là về việc níu bám. Nhấn mạnh của ông ấy là vào không níu bám... không níu bám ngay cả vào chân lí!
Điều đó không có nghĩa là chân lí phải bị bỏ đi. Nó đơn giản nghĩa là việc níu bám phải bị bỏ đi. Việc níu bám làm cho mọi thứ thành lệ thuộc, tù túng. Không níu bám đem lại tự do cho bạn, và chân lí có thể sống động chỉ trong tự do tuyệt đối.
Bạn không thể giữ chân lí trong lệ thuộc, trong bất kì loại tù túng nào. Bạn không thể hiểu thấu chân lí được, vì chân lí gần như bầu trời mở. Bạn có thể có nó trong bàn tay mở của bạn - toàn thể bầu trời là của bạn, mọi ngôi sao là của bạn - nhưng đừng cố làm ra nắm tay. Khoảnh khắc bạn làm ra nắm tay, toàn thể bầu trời đã tuột ra khỏi bàn tay bạn.
Nhấn mạnh của ông ấy là không bị gắn bó. Chắc chắn, không bị gắn bó với cái phi chân lí là đơn giản cho việc hiểu; đó là lí do tại sao ông ấy làm cho nó thành rõ ràng... ngay cả bạn bị gắn bó với chân lí, chính gắn bó đó là chất độc sẽ giết chết ngay cả bản thân chân lí.
Cho nên vẫn còn tách rời, không gắn bó, chỉ là nhân chứng.
Thế thì toàn thể chân lí là sẵn có cho bạn, và toàn thể phi chân lí đơn giản biến mất. Nó không bao giờ có đó. Nó đã là phóng chiếu riêng của bạn - bạn đã tạo ra nó.
Nhưng Đại Huệ nghĩ rằng Phật đang nói: "Chân lí và phi chân lí cả hai phải bị bỏ đi." Điều đó chắc chắn Phật không bao giờ nói, và ông ấy không nói điều đó ngay cả trong phát biểu này.
Để hỗ trợ cho ý tưởng của mình, Đại Huệ lại nói,
Nên nói: “Phật chỉ dùng giả danh tự dẫn dắt chúng sinh.”
Đúng là Phật dùng các thuật ngữ tạm thời, thuật ngữ tuỳ tiện - nhưng không vì bất kì lí do đặc biệt nào. Không có khả năng nào để đem chân lí vào trong tri thức, vào trong lời, vào trong ngôn ngữ - cho nên ông ấy chỉ dùng những thuật ngữ tạm thời, xấp xỉ, gần chân lí nhất có thể được. Nhưng nó là tạm thời.
Một khi bạn đã đạt tới cõi chân lí, bạn sẽ phải bỏ mọi thuật ngữ và lời và lí thuyết và học thuyết và kinh sách đó. Chúng đã giúp bạn. Khi ngón tay trỏ tới trăng, chắc chắn ngón tay đang giúp đỡ, nhưng ngón tay không phải là trăng. Và khi bạn đã thấy trăng, ngón tay là vô dụng. Không có nhu cầu bám lấy ngón tay; không có nhu cầu tôn thờ ngón tay vì nó đã chỉ cho bạn trăng. Điều đó sẽ đơn giản ngu xuẩn.
Ngón tay trỏ trăng cũng giống như mũi tên trên cột mốc chỉ cho bạn còn bao xa tới chỗ bạn đang đi tới, và bạn đã đi được bao xa từ chỗ bạn đã rời đi. Nhưng bạn không bao giờ tôn thờ những mũi tên đó; bạn thậm chí không bao giờ nói với chúng, "Cám ơn ngài."
Chúng là phương tiện tạm thời, và chúng có tiện dụng lớn. Mọi lời được người chứng ngộ dùng là có tiện dụng lớn - nhưng chúng không có chân lí bản chất trong chúng. Chúng chỉ là mũi tên trỏ hướng tới nó. Nhưng không có chúng có lẽ bạn có thể không bao giờ nhìn lên trăng.
Nếu chư phật mà không nhấn mạnh, liên tục nhấn mạnh, "Ông đang ngủ, thức dậy đi!" - nếu họ không làm đủ mọi loại phương cách để đánh thức bạn, có lẽ bạn có thể không bao giờ thức dậy. Nhưng một khi bạn thức dậy, bạn không tôn thờ đồng hồ báo thức. Đồng hồ báo thức đã là tiện dụng lớn, nó đã đánh thức bạn, nhưng thứ tiện dụng không phải là thứ bạn phải biết ơn.
Xưa Tú tài Trương Tuyết vừa bị bậc tôn túc điểm đúng căn bệnh, liền hội và nói..."
Bây giờ dùng từ 'tú tài' cho Trương Tuyết là không đúng, ông ấy không phải là sĩ phu - Đại Huệ là sĩ phu. Trương Tuyết là phật, ông ấy đã đi tới biết thực tại. Và chúng ta có thể thấy trong phát biểu của ông ấy có lửa, chói sáng, lễ hội - và sự hiện diện tinh tế của chân lí. Cho dù bạn có thể không có kinh nghiệm về nó, nếu bạn có thể chỉ một khoảnh khắc, im lặng và lắng nghe điều Trương Tuyết nói, bạn có thể thấy khác biệt giữa lời của sĩ phu và lời của người chứng ngộ.
Đây là lời của Trương Tuyết:
"Dứt trừ phiền não càng thêm bệnh."
Tôi đã từng bị kết án trong nhiều năm vì tôi đã từng nói, "Không kìm nén bất kì cái gì là tự nhiên với bạn." Điều đó đã trở thành sự đối kháng toàn thế giới chống lại tôi trong tâm trí của các tu sĩ của mọi tôn giáo, không ngoại lệ nào. Họ nghĩ rằng tôi hỗ trợ cho bản năng sinh học của mọi người. Điều tôi đang làm đơn giản là điều Trương Tuyết nói...
Dứt trừ phiền não càng thêm bệnh
Tất cả những người đã từng thuyết giảng vô dục, thái độ phản cuộc sống, kiểm soát dục, kiểm soát đói, kiểm soát mọi thứ mà tự nhiên yêu cầu bạn hoàn thành - điều đó đã không giúp cho bất kì người nào. Nó đã chỉ tạo ra những người hư hỏng, người ốm yếu - về tâm lí, tâm linh, đủ mọi loại suy đồi đã được tạo ra.
Người này Trương Tuyết phải đã là một người của chứng ngộ tuyệt đối, vì hàng nghìn năm trước ông ấy đã nói đích xác điều thế giới ngày nay thậm chí vẫn không sẵn lòng hiểu.
Dứt trừ phiền não càng thêm bệnh, hướng đến chân như cũng là tà...
.... vì bạn không thể ham muốn chân như. Chạy xô tới là ham muốn - bạn muốn nhanh chóng đạt tới trạng thái chân như nơi bạn có thể thảnh thơi, nghỉ ngơi, và chấp nhận bất kì cái gì cuộc sống đem lại cho bạn.
Vấn đề không phải là chạy xô tới chỗ nào đó: nó đơn giản là vấn đề thảnh thơi ngay bây giờ. Nó không phải là ham muốn và nó không phải là mục đích; nó không phải là đích đến mà bạn phải đạt tới. Nó đơn giản là hiểu biết... và bạn đã là cái đó rồi - dù bạn ở bất kì đâu - khả năng sống kinh nghiệm đẹp của chân như.
Trương Tuyết là đúng khi ông ấy nói; hướng đến chân như cũng là tà... vì bạn không thể làm ra mục đích từ nó được, bạn không thể làm ra đích đến từ nó. Nó không thể là đối thể của ham muốn của bạn và ý chí của bạn. Nó đơn giản là hiểu biết thuần khiết, hiểu biết im lặng rằng bất kì cái gì cuộc sống đem tới cho bạn - hân hoan trong cái đó đi. Không phàn nàn, không cằn nhằn, không đòi hỏi nhiều hơn... chỉ trong khoảnh khắc im lặng thưởng thức cảm giác này.
Thế thì chính khoảnh khắc này, chân như là của bạn.
Không có chỗ nào khác để đi.
Chân như là bản tính của bạn.
Tuỳ thuận thế duyên vô quái ngại!
Tôi đã bắt đầu bảo các sư - sư Hindu, sư Jaina, sư Ki tô giáo - rằng từ bỏ thế giới đơn giản là hèn nhát. Nó không chứng tỏ hiểu biết của bạn, nó đơn giản chỉ ra nỗi sợ của bạn. Nó là người thoát li thực tế. Tuỳ thuận thế duyên vô quái ngại...
Nếu bạn đang sống trong chân như và buông bỏ không có gì trong thế giới có thể quấy rối được bạn. Không có cản trở, vì bạn có khả năng chấp nhận mọi thứ - ngay cả cản trở. Bạn sẽ hấp thu nó mà không có bất kì phàn nàn nào. Bạn sẽ đơn giản nói, "Chân như là số phận của tôi, chân như là số mệnh của tôi." Bạn sẽ không đòi hỏi rằng nó phải khác đi. Cho nên tại sao thoát li khỏi thế giới? Thoát li nghĩa là bạn muốn một loại chỗ khác, nơi bạn có thể thoải mái. Nhưng bạn không bao giờ có thể thoải mái ở bất kì đâu.
Tôi đã nghe nói về một người có bản tính rất cáu giận, và rất nhanh chóng trong phản ứng. Anh ta sẽ không nghĩ lấy một khoảnh khắc về điều anh ta làm, và anh ta sẽ hối hận về điều đó trong cả đời. Anh ta trở thành nỗi phiền toái trong cả thị trấn; anh ta hỏi một sư tới viếng thăm thị trấn, "Tôi nên làm gì? Mọi người dường như tẩy chay tôi. Tôi hiểu rằng tôi là người nóng nảy, và tôi nổi cơn giận rất nhanh chóng. Nó tới với lực mạnh tới mức tôi không có thời gian nào để nghĩ về nó, và tôi hành động tương ứng với giận của tôi. Thế rồi tôi hối hận - tôi đáng phải không nói điều đó, tôi đáng phải không làm điều đó.
Nhưng bây giờ tôi đã làm cho cả thị trấn thành kẻ thù của tôi."
Sư nói, "Đó không phải là lỗi của ông. Thế giới này không bao giờ cho phép bất kì ai sống một cách an bình, im lặng, có tính cầu nguyện. Người ta phải từ bỏ nó; nó là thế giới đầy tội lỗi và đầy tội nhân. Ông nghĩ gì... mọi người sáng lập các tôn giáo lớn đã từ bỏ thế giới - họ có ngu không? Từ bỏ thế giới này đi! Đi cùng với ta!"
Logic là rõ ràng. Rất dễ đổ trách nhiệm lên vai người khác: thế giới này sai, bạn là hoàn toàn đúng, nhưng bạn có thể làm gì nếu toàn thế giới sai và nó đưa bạn vào đường sai? Và từ mọi nơi việc khuyến khích là để làm điều sai.
Sư thuyết phục ông ấy, "Đi cùng ta đi. Ta đi lên Himalayas đây. Sống im lặng trong hang động - không ai sẽ khiêu khích ông và giận sẽ biến mất. Làm sao ông có thể giận khi không có người nào khác ngoại trừ ông?" Điều gây thuyết phục thế và đáp ứng bản ngã thế là khi nghĩ, "Mình không sai, toàn thế giới sai." Đó là lí do tại sao tất cả những thầy giáo tôn giáo lớn đã từ bỏ nó, đi vào trong chỗ hẻo lánh, vào chỗ cô lập. Nếu họ không thể đối phó được với thế giới này..."Mình là con người nhỏ bé, làm sao mình đối phó với nó được?"
Thế là anh ta từ bỏ thế giới và đi vào trong rừng. Ngồi dưới cây anh ta cảm thấy rất thoải mái, nghĩ rằng điều này là đúng: "Những người đã từ bỏ thế giới đã biết tới an bình vĩnh hằng." Và chính khoảnh khắc đó một con quạ đái lên anh ta. Bạn có thể từ bỏ thế giới, nhưng có các con quạ sư, kẻ cũng từ bỏ thế giới và chúng sống trên núi...
Ngay lập tức anh ta nhảy dựng lên! Anh ta trở nên rất giận, quên tất cả về từ bỏ, và bắt đầu ném đá vào quạ.
Vị thầy đã mang anh ta tới hang động, hỏi "Có chuyện gì vậy?"
Và anh ta trở nên giận thầy: "Vâng, ông là vấn đề đấy! Ông đã bảo tôi từ bỏ thế giới và sẽ không có giận. Và tôi đang ngồi im lặng ở đây, không khiêu khích gì từ phía tôi - và con quạ tới và đái lên tôi!"
Thầy, người đã mang anh ta tới, bắt đầu nghĩ rằng mình đã mang một anh chàng rất nguy hiểm. Anh ta có thể nổi giận với thầy vào bất kì khoảnh khắc nào, vì bất kì lí do gì. Thầy nói, "Tốt hơn cả... tha thứ cho ta vì đã gợi ý cho ông ý tưởng về từ bỏ. Ông trở về với thế giới đi."
Người này nói, "Tôi không thể trở về thế giới được. Tôi đã khổ ở đó đủ rồi, và tôi đã khổ ở đây. Tôi sẽ tự tử vậy!"
Thầy nói, "Điều đó là tuỳ ở ông, nhưng ta không gợi ý điều đó vì ta không muốn nhận trách nhiệm." Và người này bỏ đi. Ngay gần đó là một làng và anh ta nhặt củi để làm dàn hoả thiêu cho mình trên bờ sông.
Dân làng tụ tập vì tò mò: "Cái gì đang diễn ra vậy, ông đang làm gì?"
Anh ta nói, "Tôi định tự tử đây. Tôi sẽ đốt cháy những khúc gỗ này và nhảy vào trong lửa, khi vẫn đang sống. Thế là đủ rồi - tôi đã thấy thế giới, tôi đã thấy từ bỏ. Bây giờ điều duy nhất còn lại là nhìn liệu trong chết người ta có thể có được an bình hay không!"
Dân làng nói, "Ý tưởng của ông có lẽ là đúng, nhưng xin làm một điều này: đừng làm dàn thiêu của ông ở đây, vì khi ông cháy... Chúng tôi những người nghèo sống ở đây. Nó sẽ bốc mùi và khói sẽ lan tới lều của chúng tôi. Ông không thể đi chỗ nào khác được sao?"
Bây giờ anh ta thực sự bực bội. Anh ta nói, "Đây là thế giới kì lạ. Họ không để ông sống, họ không để ông chết! Tôi thậm chí không thể chọn được chỗ cho cái chết của tôi!"
Nếu bạn bắt đầu nghĩ theo kiểu như vậy - rằng người khác chịu trách nhiệm, rằng thế giới là vấn đề, người khác là vấn đề - thế thì bạn đang nhìn từ cảnh quan rất sai. Cảnh quan của Trương Tuyết là tuyệt đối đúng khi ông ấy nói,
Tuỳ thuận thế duyên vô quái ngại. 'Niết Bàn' sinh tử bằng không hoa.
Điều ông ấy nói là ở chỗ mọi người nghĩ rằng nếu họ có thể đạt tới niết bàn thế thì sẽ không có sinh, không có tử, không có khổ, không có vấn đề gì. Niết bàn, theo tâm trí của họ, chỉ là thiên đường vàng. Nhưng niết bàn được người dốt nát quan niệm không thể là niết bàn đúng; do đó Trương Tuyết đã để 'niết bàn' vào trong dấu nháy ngược.
Ông ấy không ngụ ý trạng thái thực của niết bàn; ông ấy ngụ ý quan niệm về niết bản tương ứng với người dốt nát. Vì dốt nát của họ mà họ sẽ nghĩ về niết bàn nữa, nhưng nó không thể là niết bàn đúng được. Niết bàn của họ, sinh và tử của họ, là ảo tưởng tương tự nhau. Khi họ đã đi ra ngoài mọi ảo tưởng họ sẽ tìm thấy không gian mà Phật gọi là niết bàn. Cái đó sẽ không là cùng cái họ đã nghĩ nó là vậy.
Điều đó thường xảy ra gần như mọi ngày trong đời Phật Gautam, vì ông ấy là người đầu tiên dùng thuật ngữ phủ định cho trạng thái tối thượng.... Ở Ấn Độ, người Jainas dùng từ cho trạng thái tối thượng là kaivalya. Nó có nghĩa là một mình tuyệt đối trong tâm thức thuần khiết của bạn; nó là quan niệm về tự do. Người Hindus có từ moksha, thực tại có nghĩa là tự do tuyệt đối. Đây là những từ khẳng định.
Phật có lẽ là người duy nhất trong toàn thể lịch sử dùng từ cho trạng thái tối thượng là một từ mang nghĩa phủ định. Niết bàn nghĩa là hư không, trống rỗng. Như một từ nó ngụ ý nghĩa đen 'thổi tắt chiếc nến.'
Khi bạn thổi chiếc nến, cái gì còn lại? Chỉ bóng tối.... Bóng tối - mọi người muốn đạt tới ánh sáng vĩnh hằng, không tới bóng tối vĩnh hằng. Mọi người muốn là một phần của thiên đường với mọi tiện nghi và xa hoa mà họ đang thiếu ở đây; họ không muốn đi vào trong trạng thái trống rỗng. Mọi người muốn trở thành thượng đế; họ không muốn trở thành chỉ hư không thuần khiết.
Cho nên mọi ngày mọi người đều nói với Phật Gautam, "Nếu thầy liên tục dùng từ này 'niết bàn', không ai sẽ đi theo thầy đâu - vì ai muốn trống rỗng, ai muốn hư không, ai muốn bóng tối vĩnh hằng?" Phật nói, "Điều ông muốn là của dốt nát của ông. Chính là từ vô nhận biết của ông mà ham muốn tới. Cho nên thiên đường của ông, cõi trời của ông, moksha của ông không là gì ngoài phóng chiếu của dốt nát của ông. Điều ta đang nói đơn giản để phủ định phóng chiếu của ông.
"Với trống rỗng, ta đang nói mọi thứ ông có thể quan niệm sẽ không có đó - và cái sẽ có đó ông không thể quan niệm được, mà ta cũng không thể nói được về nó. Ta đang nói bất kì cái gì ông nghĩ là tiện nghi, xa hoa, niềm vui, hạnh phúc sẽ không có đó, và cái sẽ có đó ông không có cách nào ngay cả để mơ về nó. Do đó ta đang dùng từ 'hư không'. Nó chỉ để phủ định ông!
"Ta không nói về trạng thái phủ định. Ta đang nói về chính trạng thái khẳng định, nhưng trạng thái khẳng định đó ở bên ngoài việc diễn đạt, bên ngoài lời. Cho nên cách duy nhất là phủ định ông. Nếu ông có thể hiểu rằng tâm trí của ông, cái ngã của ông, nhân cách của ông tất cả sẽ mất đi... nếu ông có thể chấp nhận ý tưởng vô cùng này về việc đi vào trong thế giới tuyệt đối không thể biết, chỉ thế thì ông mới có thể nếm trải cái gì đó của thiền. Và chung cuộc, ông có thể nếm trải điều ta gọi là niết bàn, chứng ngộ, chiếu sáng."
Ông ấy dũng cảm mênh mông để dùng từ 'niết bàn'. Mọi người muốn ham muốn của họ được đáp ứng - họ muốn an ủi, họ muốn thuốc phiện, họ muốn những cơ hội đẹp đẽ - thế thì họ sẵn sàng làm nhịn ăn, họ sẵn sàng làm khổ hạnh, họ sẵn sàng làm bấy kì loại việc ngu xuẩn nào bạn yêu cầu trong hi vọng rằng đó chỉ là vấn đề vài ngày, và sau đó... hội hè vĩnh hằng, xiếc, phim, chuyện tình. Sâu bên dưới trong vô thức của họ, đây là những phóng chiếu.
Phật đang chặt đi các phóng chiếu của họ trong một nhát kiếm. Ông ấy nói, "Không có gì về tất cả những điều vô nghĩa này! Ông sẽ đạt tới an bình và im lặng và thanh thản vĩnh hằng - điều có thể được diễn đạt rất gần như trống rỗng, như hư không, như thổi tắt ngọn nến, như niết bàn." Và tôi có thể hiểu rằng ông ấy là đúng.
Mọi người không nên được hỗ trợ trong ảo tưởng của họ. Họ đã sống hàng triệu kiếp trong ảo tưởng của họ, và các tôn giáo liên tục hỗ trợ và nuôi dưỡng ảo tưởng của họ: "Ông sẽ được cái này, ông sẽ được cái kia. Cùng những ham muốn đó mà bạn không thể nào hoàn thành được ở đây, bạn sẽ có khả năng hoàn thành ở kia trong trạng thái tối thượng." Đây là trò chơi rất nguy hiểm mà các tu sĩ đang chơi với toàn thể nhân loại. Lừa dối lớn nhất, gian lận lớn nhất, nghề xấu xa nhất, là nghề của tu sĩ. Phật rất chống lại tu sĩ. Ông ấy rất chống lại tất cả những người đang cố thuyết phục bạn.
Tôi nhớ lại... một hôm tôi đang đi tới đại học và một người đàn bà đẹp vẫy tay dừng xe tôi lại, cho nên tôi dừng xe. Cô ấy tới gần tôi và cô ấy đưa cho tôi một tờ rơi. Ở mặt trước của tờ rơi có bức tranh về một ngôi nhà rất đẹp bên cạnh bãi biển và đại dương, và ở mặt bên kia là một cánh rừng thông rậm rạp. Và lời chú thích trên bức tranh này nói, "Bạn có muốn có một ngôi nhà như vậy không?"
Tôi nói, "Kì lạ, có nhà như thế trong thành phố này sao?" Thế là tôi nhìn vào bên trong; tôi nghĩ có lẽ nó chỉ dành cho bán hàng hay cái gì đó, và tôi muốn xem. Tôi chắc là thích có ngôi nhà đó rồi - ngôi nhà thực sự hay, và tình huống này là khó tin.
Tôi nhìn sang mặt sau và nó nói, "Nếu bạn đi theo Jesus Christ thì trên thiên đường ngôi nhà này sẽ được chia cho bạn." Tóm lại đây là toàn thể lịch sử tôn giáo. Họ đang nói với bạn rằng bạn sẽ được cái này, bạn sẽ được cái nọ.
Phật là người duy nhất nói, "Ông sẽ không được cái gì đâu. Mọi thứ ông có sẽ bị lấy đi." Ông ấy thậm chí không cho phép bạn, như một cái ngã. Bạn sẽ chỉ là tâm thức không có bất kì ý tưởng nào về "tôi."
Trong tiếng Pali, ngôn ngữ ông ấy dùng để nói, atta nghĩa là cái ngã. Cũng như trong tiếng Phạn atman nghĩa là cái ngã, cái ngã tối thượng, atta là cái ngã tối thượng. Phật dùng từ anatta - vô ngã. Ông ấy đã dùng mọi thứ phủ định - và vậy mà người này phải đã có sức thu hút vô cùng, vì ông ấy đã thuyết phục mọi người đánh mất mọi thứ, bỏ mọi thứ và đi vào trong hư không vĩnh hằng.
Thuyết phục của ông ấy là trong im lặng của ông ấy, trong phúc lạc của ông ấy, trong duyên dáng của ông ấy. Mọi người đã cảm thấy, "Nếu người này đã đi vào trong hư không, và từ hư không đã tới với nhiều nở hoa thế và nhiều hương thơm thế, thế thì không cần lo nghĩ... hư không này dường như là tốt hơn mọi quan niệm và mơ của chúng ta." Niết bàn của bạn không phải là niết bàn của Phật Gautam.
Trương Tuyết chắc chắn là một người chứng ngộ. Phát biểu của ông ấy rõ ràng thế. Ba điều ông ấy nói: Một, không cố xoá bỏ đam mê, vì điều đó sẽ làm trầm trọng thêm bệnh này - và điều này là từ hai nghìn năm trước Sigmund Freud.
hướng đến chân như cũng là tà.
Điều này chống lại mọi tôn giáo, cái muốn bạn tham cuộc sống sau chết, tham cõi trời nơi bạn sẽ được thưởng, nơi đức hạnh của bạn sẽ được thưởng - và dường như không có tiêu chí nào về đức hạnh sẽ được thưởng thế nào.
Tôi đã nghe các thánh Hindu nói rằng nếu bạn cúng dường một ru pi cho một thánh nhân ở đây... tất nhiên, cho thánh nhân - và không có thánh nhân nào khác hơn bản thân người đó trong vùng xung quanh - bạn sẽ được một triệu ru pi trên cõi trời xem như phần thưởng. Dường như là mọt loại xổ số, chỉ với một một ru pi. Và điều đó xứng đáng để liều chỉ với một ru pi! Tốt hơn cả là có tài khoản làm sẵn ở đó; khi bạn đạt tới đó sẽ có hàng triệu ru pi trong tài khoản của bạn. Thế rồi tận hưởng mọi xa hoa mà bạn đã không thể xoay xở được trên trái đất!
Nhưng điều được viết trong kinh sách Hindu là một triệu lần hơn... với bất kì đức hạnh nào bạn thu được, nó trở thành một triệu lần hơn ở cõi trời. Đây đơn giản là khai thác ham muốn của mọi người, tâm trí của mọi người. Phật Gautam có lẽ là thầy giáo vĩ đại duy nhất đã không khai thác bất kì người nào.
Đại Huệ liên tục trích dẫn những người chứng ngộ lớn, nhưng ông ấy dường như không hiểu rằng uyên bác và chứng ngộ không phải là một. Có nhiều sĩ phu thế - bạn có thể có họ chỉ một ru pi được cả tá. Họ ở khắp xung quanh, mọi đại học đều đầy họ, mọi nhà thờ đầy họ, mọi giáo đường đầy họ - các giáo sĩ lớn, các bác học lớn, các giám mục và hồng y giáo chủ lớn. Họ đã nghiên cứu nhiều, họ đã thu được nhiều tri thức - nhưng họ đã không thu được mấy bản thể.
Trí huệ thuộc vào những người có bản thể mở rộng tới các giới hạn tối thượng của nó.
Nhưng điều tốt là thấy cách người trí thức, thiên tài, có thể liên tục phạm sai lầm - nói gì tới người thường? Nếu họ phạm sai lầm họ phải được tha thứ; ngay cả các thiên tài cũng liên tục phạm sai lầm!
Có lẽ vấn đề cơ bản với người trí thức là ở chỗ họ không thể quan niệm được bất kì cái gì lớn hơn và tốt hơn thông minh. Thiền chắc chắn là cái đi xa hơn bất kì cái gì mà người thông minh có thể quan niệm.
Trên toàn thế giới có nhiều người có học thức thế, nhưng những người có học thức này không quan tâm tới thiền. Họ nghĩ học là đủ: "Học nữa! Có nhiều thứ thế để học." - và mọi năm tri thức liên tục tăng trưởng nhanh tới mức bắt kịp nhịp với nó đã trở thành gần như là không thể được. Ai có thời gian dành cho thiền?
Tôi đã ở cùng với nhiều người có học thức thế ở nước này và tôi đã hỏi họ, "Sau mọi việc học của bạn, ý tưởng về thiền không bao giờ xuất hiện cho bạn sao?"
Họ nói, "Tại sao nó phải xảy ra cho chúng tôi? Không có gì tốt hơn thông minh..." Điều đó làm tổn thương họ, bản ngã của họ bị tổn thương, khi nghe thấy rằng có cái gì đó lớn hơn thông minh - thiền.
Một sự vụ đã xảy ra... Tôi là sinh viên, nhưng tôi thường tới các cuộc hội nghị và những chỗ khác để nói về các chủ đề khác. Đã có cuộc họp mặt nhân ngày sinh của Nanak, người sáng lập ra Sikh giáo. Ông chủ tịch cuộc gặp là chánh án chính của toà thượng thẩm Madhya Pradesh, và tôi là diễn giả. Tôi chỉ là sinh viên nhưng người này, người có tên là Ganesh Bhatt, là người hiếm hoi. Tôi chưa bao giờ bắt gặp người khác có phẩm chất của ông ấy.
Ông ấy là chánh án chính và tôi chỉ là sinh viên năm cuối. Sau khi tôi nói ông ấy đơn giản tuyên bố với hội chúng gần mười nghìn người Sikhs, "Bây giờ không có gì thêm để nói cả. Ít nhất tôi không thể nói gì hay hơn điều đã được nói bởi anh thanh niên này, cho nên tôi sẽ không trình bày bài phát biểu chủ tịch đoàn, vì điều đó có thể làm hỏng điều anh ấy đã nói với các bạn. Tôi thà rằng các bạn về nhà một cách im lặng ngẫm nghĩ về điều anh ấy đã nói, và suy ngẫm về nó."
Những người Sikhs ngạc nhiên, mọi người ngạc nhiên, và khi tôi bước xuống khỏi bục nói, ông chánh án chính, Ganesh Bhatt, đã chạm chân tôi. Tôi nói, "Ông làm gì vậy? Ông ở tuổi bố tôi. Ông là người có học thức, ông là một brahmin."
Ông ấy nói, "Chẳng cái gì thành vấn đề - dù là việc tôi là brahmin, dù là tuổi tôi, dù là danh tiếng của tôi, dù là chức chánh án chính của tôi. Điều thành vấn đề là ở chỗ bất kì cái gì anh đã nói đều đã tới từ bản thể sâu nhất. Điều đó là bất ngờ... Tôi đã là chủ tịch cho nhiều buổi gặp gỡ và tôi đã nghe nhiều người có học thức, nhưng mọi điều họ nói đều trong dấu trích dẫn. Lần đầu tiên tôi đã nghe một người nói trực tiếp, không có bất kì dấu trích dẫn nào - người nói theo thẩm quyền riêng của mình. Cho nên đừng ngăn cản tôi. Tôi đang biểu lộ lòng biết ơn của tôi bằng việc chạm chân anh."
Các thẩm phán đã tới vì ông chánh án chính làm chủ tịch cho cuộc gặp gỡ, và các luật sư của toà thượng thẩm đã tới vì ông chánh án chính đã ở đó - tất cả họ đều sững sờ! Nhưng Ganesh Bhatt đã trở thành khách đều đặn tới nhà tôi. Nó đã trở thành gần như lệ thường rằng xe của ông ấy sẽ đậu trước nhà tôi.
Những người có vụ kiện ở toà thượng thẩm bắt đầu tới tôi. Tôi nói, "Tôi không thể giúp ông được."
Họ nói, "Chỉ một lời từ anh, và ông ấy sẽ không làm cái gì chống lại nó."
Tôi nói, "Tôi không thể làm việc như thế được. Ông ấy tới đây với sự kính trọng với tôi tới mức tôi không thể đưa ra chuyện tầm thường thế."
Điều đó trở thành vấn đề. Tôi phải để một người phục vụ ở trước nhà tôi để bảo những người này đi, bằng không mọi người cứ tới nhà nói, "Tôi đang bị rắc rối quá, và chỉ chút hỗ trợ từ anh sẽ làm cho tôi thoát khỏi nó."
Sau khi ông ấy về hưu chức chánh án chính, ông ấy trở thành phó hiệu trưởng Đại học Sagar. Vào lúc đó tôi đã trở thành giáo sư ở Đại học Jabalpur, và tôi đã đi tới Sagar để nói trong cuộc hội nghị công khai về mọi tôn giáo. Ông ấy nghe nói rằng tôi đã tới, cho nên ông ấy mời tôi tới đại học nơi ông ấy bây giờ là phó hiệu trưởng.
Có thời tôi đã là sinh viên trong đại học đó, và bởi vì ông phó hiệu trưởng đã mời tới cuộc gặp mắt mọi giáo sư và mọi sinh viên, mọi người đều hiện diện. Tôi lo nghĩ về một điều duy nhất - rằng ông ấy có thể làm cùng hành động đó lần nữa. Các giáo sư đã dạy tôi có đó, và hàng nghìn sinh viên có đó những người cũng đã là sinh viên mới vào như tôi - và ông ấy đã làm hành động đó.
Khi tôi bước xuống bục ông ấy đứng dậy, chạm chân tôi, và nói với thính giả, "Là người có học là một chuyện, và biết theo kinh nghiệm riêng của mình - mặt đối mặt - là chuyện khác toàn bộ. Trong cuộc đời dài của mình tôi đã ở các vị trí cao, và tôi đã bắt gặp nhiều người có học thức thế, và tôi có thể nói với tin tưởng tuyệt đối rằng việc học không đem tới biến đổi cho bản thể họ. Biến đổi của bản thể người ta tới qua cánh cửa khác, không qua cánh cửa của tâm trí."
Đó là cú choáng lớn! Nhiều người trong số họ đã là thầy giáo của tôi, nhiều người trong số họ là sinh viên biết tôi khi tôi còn là sinh viên trong đại học đó, và ông phó hiệu trưởng của họ chạm chân tôi.... Các giáo sư già của tôi đã tụ tập lại khi tôi bước xuống sau khi nói, họ nói, "Đây là hiện tượng kì lạ. Chúng tôi không bao giờ mong đợi..."
Tôi nói, "Tôi đã học tập dưới các thầy, nhưng các thầy không bao giờ nhìn vào trong tôi, các thầy không bao giờ nhìn vào trong mắt tôi. Các thầy không bao giờ nghĩ về những câu hỏi tôi đã hỏi. Các thầy đơn giản nghĩ về một thứ - rằng tôi chỉ tạo ra rắc rối cho các thầy vì các thầy không có câu trả lời, và các thầy không đủ dũng cảm để nói, 'Tôi không biết.'"
Người trí thức rất yếu đuối ở một điểm. Họ không thể nói, "Tôi không biết."
Chỉ người chứng ngộ có thể nói, "Tôi không biết." Hồn nhiên của người đó và chứng ngộ của người đó là đồng nghĩa.
Được chứ Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

0 Đánh giá

Ads Belove Post