SỐNG THIỀN - Con người là gì? Là chiếc thang, là cuộc hành hương từ con vật tới Trời

SỐNG THIỀN - Con người là gì? Là chiếc thang, là cuộc hành hương từ con vật tới Trời

Price:

Read more



Đó là một trong những câu hỏi khó nhất – khó vì nó không thể được trả lời. Nó không thể được trả lời vì nó không thực sự là câu hỏi mà là cuộc truy tìm. Câu hỏi là đơn giản, chúng có thể dễ dàng được trả lời, nhưng cuộc truy tìm là thách thức, nó là cuộc phiêu lưu. Bạn phải thăm dò nó; không thể nào cho bạn câu trả lời được làm sẵn. Bạn phải đi vào trong chiều sâu của bạn và trải nghiệm nó, vì con người không phải là sự hiện hữu theo nghĩa bình thường của từ này.
Bụi hồng là sự hiện hữu, con hổ là sự hiện hữu, con chó là sự hiện hữu; nhưng con người không là sự hiện hữu, con người là sự trở thành. Là sự hiện hữu nghĩa là người ta đã tới thế giới với một chương trình cố định. Bụi hồng chỉ có thể mọc ra hoa hồng – nó có chương trình được lập sẵn – nó không thể mọc thành hoa sen hay hoa cúc vạn thọ; điều đó là không thể được, điều đó không mở ra cho nó. Nó là tuyến tính; nó chỉ có thể đi theo một hướng. Định mệnh của nó bị cố định, do đó bụi hồng có sự hiện hữu.
Con chó chỉ có thể là con chó và không cái gì khác. Bạn không thể nói với con chó rằng 'Mày không phải là con chó hoàn hảo' – từng con chó đều hoàn hảo trong tính chó của nó!
Con người chỉ là một cơ hội, đa chiều. Con người có thể là một Thành Cát Tư Hãn, con người có thể là một Lão Tử - các cực xa nhau. Con người có thể là một Thiết Mộc Nhi, con người có thể là một Phật Gautam; không có gì chung giữa hai người này – họ là không thể bắc cầu qua được. Cả hai đều là con người, nhưng họ đã đi theo các hướng khác nhau.
Con người mang cùng mình chỉ một phiến đá sạch; người đó phải viết ra số mệnh riêng của mình, người đó phải quyết định mình muốn là cái gì. Con người có tự do, tự do tuyệt đối; con người tới mà không có chương trình. Con người có thể là hoa hồng, con người có thể là cúc vạn thọ, con người có thể là hoa sen, hay con người có thể quyết định không trưởng thành chút nào. Con người có thể vẫn còn trì trệ, con người có thể vẫn còn ấu trĩ, con người có thể bỏ lỡ toàn thể cơ hội của trưởng thành.
Cho nên điều đầu tiên cần phải nhớ, Agama này, là ở chỗ con người là sinh linh duy nhất mà không phải là sự hiện hữu trong thực tại. Con người là thực thể duy nhất trong sự tồn tại ở gần hơn với việc trở thành sự hiện hữu. Con người không mang điều bản chất nào cùng mình, con người chỉ mang sự tồn tại, và thế thì con người phải tạo ra bản thân mình. Đó là trách nhiệm lớn; không ai có thể quyết định được điều đó cho bạn. Từng hành động, từng ý nghĩ đều có tính quyết định. Bất kì cái gì bạn đang làm hay không làm đều sẽ cho bạn hình dạng nào đó, linh hồn nào đó.
Chính vì việc này mà một trong những Thầy vĩ đại nhất của mọi thời đại, George Gurdjieff, thường nói rằng con người được sinh ra không có linh hồn. Khi bạn bắt gặp phát biểu này lần đầu tiên bạn bị choáng, vì không ai đã bao giờ nói cái gì kiểu như điều đó. Con người, và được sinh ra mà không có linh hồn sao? Chúng ta đã bị mọi tôn giáo nói cho rằng bạn được sinh ra có linh hồn, nhưng Gurdjieff ở gần chân lí hơn nhiều. Ông ấy có thể gây choáng, nhưng ông ấy đang cố đem về nhà một chân lí nào đó có tầm quan trọng mênh mông.
Điều ông ấy ngụ ý bởi việc không người nào được sinh ra mà có linh hồn là ở chỗ không người nào được sinh ra với một chương trình, không người nào được sinh ra với một định mệnh, với số phận, với số mệnh. Con người được sinh ra như một lối mở - người đó có thể là bất kì cái gì người đó quyết định là vậy – con người được sinh ra là tự do; đó là điều ông ấy ngụ ý khi ông ấy nói con người được sinh ra không có linh hồn. Bạn phải tạo ra linh hồn của bạn, và từng khoảnh khắc bạn đang tạo ra nó, dù là có chủ ý hay không chủ ý.
Nếu bạn tạo ra linh hồn của bạn một cách không chủ ý nó không thể là một tác phẩm nghệ thuật được – nó không thể vậy, vì nó giống như bức vẽ của người say. Người đó thậm chí không nhận biết về điều người đó làm, liệu người đó đang vẽ trên vải vẽ hay trên tường hay trên mặt riêng của mình.
Một người say về nhà muộn trong đêm. Anh ta ngã xuống bậc cửa và tự làm mình bị thương ở nhiều chỗ. Anh ta lo nghĩ rằng đến sáng vợ anh ta sẽ thấy ra. Anh ta sờ mặt mình và có máu; anh ta đã bị thương. Anh ta vào phòng tắm, nhìn vào gương. Thật khó che giấu sự kiện là anh ta về muộn và sự kiện anh ta đã say. Nỗi sợ người vợ có thể đã đem tới chút ít nhận thức cho anh ta, chút ít ý thức, cho nên anh ta cố gắng che giấu các vết thương trên mặt mình bằng cách nào đó.
Đến sáng khi người vợ vào phòng tắm, cô ấy la lên. Cô ấy nói, 'Vậy là anh đã lại về muộn và tuyệt đối say!'
Anh ta nói, 'Em ngụ ý gì? Làm sao anh đi tới biết được?'
Cô ấy nói, 'Lại đây!'
Và thế rồi anh ta biết điều đã xảy ra: anh ta đã dán băng dính lên gương! Bất kì chỗ nào anh ta thấy có vết thương, hiển nhiên, anh ta dán băng dính lên – không phải lên mặt mà lên sự phản xạ trong gương!
Nhưng bạn không thể hi vọng nhiều hơn điều đó từ người say.
Cho nên con người có thể tạo ra bản thân mình theo cách vô ý thức, máy móc, như robot; đó là điều hàng triệu người đang làm. Thế thì họ trở thành người Hindu và người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo và Phật tử, không là chư Phật, không là các Christ, không là các Krishna, không là các Mohammed. Họ trở thành những người bắt chước, giả, rởm, huyễn. Toàn thể cuộc đời họ trở thành chỉ là thảm kịch dài. Họ đi lung tung, dích dắc.
Họ trở thành mẩu gỗ trôi giạt phó mặc cho gió và sóng. Họ không chủ định tạo ra sự hiện hữu của họ.
Đó là điều tính chất sannyas tất cả là gì: quyết định có ý thức để tạo ra linh hồn bạn, nỗ lực có chủ ý để cho bản thân bạn hình tướng nào đó, hình dạng nào đó, để viết ra kinh sách riêng của bạn. Bạn đã mang phiến đá sạch, giờ bạn phải để chữ kí của bạn lên nó. Con người là sự trưởng thành, là quá trình, là cơ hội, là chiếc thang, là chiếc cầu.
Nhưng hàng triệu người coi cuộc sống của họ là đương nhiên có đó. Một khi họ được sinh ra họ nghĩ dấu chấm hết đã tới. Điều đó là rất đáng tiếc. Sinh chỉ là bắt đầu, không phải là kết thúc. Sinh không phải là cuộc sống mà chỉ là cơ hội để tạo ra cuộc sống.
Toàn thể vấn đề tuỳ thuộc vào bạn, và ngoại trừ bạn ra không có ai khác chịu trách nhiệm. Cho nên đừng né tránh trách nhiệm của bạn, đừng cố đổ trách nhiệm lên vai người khác. Đó là điều con người đã từng làm trong hàng nghìn năm. Đầu tiên họ thường nói, 'Đấy là Trời. Trời đã quyết định rồi, cho nên chúng ta đơn giản phải là công cụ; chúng ta không thể làm được gì về phần riêng của chúng ta.'
Ngay cả một người như Krishna cũng nói với Arjuna, 'Đừng lo nghĩ. Anh có thể giết người trong cuộc chiến này vì Trời đã quyết định ai bị giết và ai được cứu. Thực ra, ngài đã giết rồi – anh chỉ là phương tiện. Nếu anh không đi giết thì ai đó khác sẽ phải làm việc này. Vậy nên tại sao trốn chạy? Cứ làm bổn phận của anh đi! Và bổn phận của anh được ấn định rồi, nó đã được Trời quyết định rồi.'
Đó là toàn thể luận cứ của Krishna trong Srimad Bhagavad Gita. Ông ấy đã cố gắng thuyết phục đệ tử của mình Arjuna đi đánh nhau. Thực ra, Arjuna đã nói, 'Tôi không thấy ra vấn đề gì trong việc đó: giết nhiều người thế, hàng triệu người, chỉ vì vương quốc là vô nghĩa. Và những người tôi sẽ giết đều là bạn tôi, họ hàng của tôi, đồng nghiệp của tôi; chúng tôi đã lớn lên cùng nhau. Các anh em tôi... ngay cả thầy giáo của tôi cũng ở phía bên kia! Ở phía bên này là các bạn tôi, ở phía bên kia là các bạn tôi.'
Đó đã là cuộc chiến gia đình – huynh đệ tương tàn – cho nên cả gia đình, bạn bè, mọi người bị phân chia thành các bên tham chiến. Và Arjuna nói, 'Tốt hơn cả là tôi nên bỏ toàn thể ý tưởng này. Và phỏng có ích gì mà sống sau khi giết tất cả những người đẹp đẽ này, những người tôi đã yêu mến và kính trọng? Cho dù tôi thắng nó sẽ không xứng đáng cái gì cả. Tôi sẽ cảm thấy mặc cảm, tôi sẽ không bao giờ hạnh phúc.'
Cho nên sẽ tốt hơn cả là đi vào rừng, từ bỏ thế giới, thiền, làm việc trên bản thân tôi. Toàn thể điều này là bài tập ngớ ngẩn, vô tích sự!'
Anh ta đã sẵn sàng từ bỏ cuộc chiến, nhưng Krishna đã thuyết phục anh ta. Và mọi lập luận cứ đi vòng vo quanh một điểm duy nhất: rằng 'Anh không quyết định, điều đó đã được Trời quyết định rồi.'

Mọi tôn giáo trên thế giới đã làm cùng điều này theo những lời khác nhau: họ đã lấy đi tự do của con người. Định mệnh nghĩa là cái chết của tự do của bạn. Định mệnh nghĩa là bạn mang tính máy móc, bạn chỉ là cái máy. Bạn không còn là con người; cuộc sống của bạn không phải là cuộc sống riêng của bạn.
Tôi không đồng ý với Krishna chút nào. Toàn thể vấn đề về căn bản là đổ trách nhiệm lên ai đó có tên là Trời. Người ta không biết liệu có bất kì ai giống thế tồn tại hay không, và cho dù Trời tồn tại, ngài không thể làm hại nhiều thế, vì thế thì con người bị thu lại thành con vật; thế thì không có khả năng nào cho bất kì người nào trở thành Phật, trở nên được chứng ngộ - không thể được. Và nếu điều đã được viết ra là bạn sẽ trở thành một Phật thế thì không có chân giá trị gì trong việc trở thành Phật. Ai đó trở thành kẻ giết người vì Trời đã viết như vậy, cho nên có gì đẹp về việc là Phật? Cả hai đều là nô lệ - nô lệ của định mệnh.
Nhưng đã có các tôn giáo như Phật giáo và Jaina giáo vứt bỏ ý tưởng về Trời một cách hoàn toàn. Nhưng họ không thể bỏ được ý tưởng về hình mẫu sống được xác định cho nên họ đã bịa ra một thứ mới. Họ bắt đầu nói về các kiếp quá khứ và toàn thể triết lí về nghiệp: rằng bạn được quyết định bởi kiếp sống quá khứ của bạn – và không chỉ một kiếp quá khứ, mọi kiếp sống quá khứ của bạn. Bạn đã sống hàng nghìn kiếp và chúng xác định ra bạn sẽ là cái gì; điều đó không ở trong tay của bạn. Quá khứ xác định ra hiện tại của bạn và tương lai của bạn – lại cùng trò chơi, chỉ cái tên đã thay đổi. Và bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng điều này đã diễn ra lặp đi lặp lại với những cái tên khác nhau – cùng một trò chơi thôi.
Hegel, một trong những triết gia vĩ đại nhất, đã bỏ ý tưởng về bất kì kiếp sống quá khứ nào vì trong triết lí Ki tô giáo, Mô ha mét giáo và Do Thái, chỉ có một kiếp sống. Vậy Trời phải quyết định hay cuộc sống trở thành tự do. Và đổ toàn thể trách nhiệm lên ông Trời... Hegel không thể làm được điều đó vì ông ấy là một nhà logic, một triết gia lớn. Ông ấy không thể tìm được luận cứ cho việc tại sao Trời phải quyết định rằng ai đó là Phật và ai đó khác là Christ và ai đó là Jesus. Tại sao? Vì lí do gì? Điều đó dường như rất tuỳ tiện. Và tại sao ngài phải liên tục chơi trò chơi này – hàng triệu người trong khổ và ngài là người đã quyết định rằng họ phải khổ sao?
Chỉ thỉnh thoảng mới có ai đó nở hoa, phúc lạc, nhưng điều đó nữa cũng chẳng có gì mấy để mà khoe khoang vì điều đó nữa cũng được quyết định rồi. Bạn đã được lập trình, bạn bị ước định, cho nên bạn hạnh phúc. Ai đó bị ước định, đó là lí do tại sao người đó bất hạnh. Nhưng làm sao ngài quyết định rằng ai đó phải bất hạnh và ai đó phải hạnh phúc? Ít nhất người Jaina và các Phật tử có cách hợp lí hoá nào đó: các kiếp quá khứ.
Hegel đã quyết định theo lịch sử - lịch sử với chữ L hoa; nó trở thành bản thân Trời. Chính lịch sử quyết định, không còn là quá khứ cá nhân mà là quá khứ của xã hội quyết định. Bây giờ lịch sử đóng vai trò của Trời hay vai trò của triết lí về nghiệp.
Và thế rồi một trong các đệ tử của ông ấy, Karl Marx, đã quyết định rằng không phải là lịch sử mà là cấu trúc kinh tế. Chính kinh tế, đấu tranh giai cấp mới có tính quyết định. Nhưng tất cả họ đều đồng ý về một điều: rằng chính ai đó khác quyết định. Gọi nó là Trời, gọi nó là lịch sử, gọi nó là nghiệp, gọi nó là kinh tế, nhưng về một điều này họ đồng ý tuyệt đối: rằng bạn không tự do.
Và đó là chỗ tôi bất đồng với toàn thể truyền thống này. Con người là tự do tuyệt đối. Con người được sinh ra là tự do và nếu con người quyết định ở trong xiềng xích, điều đó nữa cũng là quyết định của người đó, nếu người đó quyết định là tù nhân, đó là quyết định của người đó. Bằng không người đó có toàn thể sự tồn tại đa chiều để trưởng thành theo bất kì hướng nào người đó chọn.
Con người là tự do, tự do tuyệt đối, nhưng với tự do trách nhiệm lớn tới. Với tự do lần đầu tiên bạn trở nên chịu trách nhiệm, và từng hành động phải được làm một cách rất có ý thức. Bạn phải nhận biết và tỉnh táo về điều bạn đang làm, điều bạn đang nghĩ, điều bạn đang mơ, vì ngay cả mơ của bạn cũng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.
Theo cách này, điều đó cho cảm giác giống như một gánh nặng lớn, trách nhiệm lớn này về tạo ra bản thân bạn, nhưng theo cách khác nó là vô trọng lượng, vì thế thì nếu cái gì đó mà đi sai, nó có thể được thay đổi. Bạn có thể hoàn tác lại mọi thứ mà bạn đã làm, bạn có thể lại bắt đầu tươi tắn, bạn có thể cắt bỏ quá khứ của bạn, bạn có thể bắt đầu lại một lần nữa.
Khai tâm vào tính chất sannyas nghĩa là bạn đang rời bỏ khỏi quá khứ của bạn: dù nó là bất kì cái gì – người cộng sản, người Cơ đốc giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo – bạn đang rời bỏ khỏi quá khứ của bạn. Bạn đang đóng quá khứ của bạn lại hoàn toàn và bắt đầu tươi tắn. Đây là việc phục sinh – chết và phục sinh: chết của quá khứ và phục sinh của cái gì đó tuyệt đối mới, tuyệt đối mới tới mức nó chẳng liên quan gì tới quá khứ; nó là gián đoạn với quá khứ.
Agama, con người là chiếc thang. Một phần của chiếc thang này, phần thấp nhất, chạm đất, thế giới, và đầu kia chạm bản thân thiên đường. Và có nhiều bậc của chiếc thang; ít nhất ba bậc là rất quan trọng. Có nhiều bậc, nhưng tất cả chúng có thể được chia vào ba phân loại.
Bậc thứ nhất là tính dục; điều đó rất gần với thế giới con vật, đó là bậc thấp nhất. Bậc thứ hai đích xác ở giữa – tôi gọi nó là yêu. Điều đó làm bạn thành con người: bạn đã đi ra ngoài con vật, bạn không còn là con vật. Chính yêu cho bạn nếm trải đầu tiên về tính người. Và bậc thứ ba và bậc cao nhất là lời cầu nguyện; điều đó làm cho bạn thành thiêng liêng. Và đây là ba bình diện cơ bản: con vật, con người, điều thiêng liêng.

Chuyển từ con vật hướng tới con người và nhớ, ngay cả con người cũng phải được siêu việt lên. Chừng nào lời cầu nguyện chưa nảy sinh trong tâm bạn, chừng nào toàn thể năng lượng dục của bạn chưa được biến đổi thành yêu và thế rồi thành lời cầu nguyện... Tính dục là tính sinh học, sinh lí, hoá học. Yêu có tính tâm lí. Và lời cầu nguyện có tính tâm linh.
Tính dục là việc khai thác người khác, nhận nhiều nhất bạn có thể nhận được từ người khác, dùng người khác như phương tiện. Yêu chính là điều đối lập: cho nhiều nhất bạn có thể cho, không dùng người khác như phương tiện mà dùng người khác như mục đích. Nó có kính trọng lớn với người khác, với tự do và không gian của người khác. Và lời cầu nguyện là việc tan chảy và hội nhập với cái toàn thể, với người khác. Người khác không còn là người khác - 'Ta' và 'người' đã trở thành một. Trong tính dục cái ‘ta’ và ‘người’ là rất dễ thấy, do đó mới có xung đột liên tục, không giao cảm, không trao đổi; nó là việc khai thác cực kì. Cả hai đang chơi trò chơi chính trị, cố chi phối người kia, thu người kia thành nô lệ, thành hàng hoá.
Đó là điều đã từng được làm trên khắp thế giới. 'Chồng' và 'vợ' không là gì ngoài cái tên xấu xí. Là đàn ông là tốt, nhưng là chồng là rất đáng xấu hổ. Là đàn bà là đẹp, tự nhiên, nhưng là vợ là có tính thể chế. Chồng và vợ cả hai sống trong các thể chế - và họ chắc chắn tạo ra nhà thương điên: họ bắt đầu sinh con đẻ cái, và nhà thương điên trở thành ngày một điên hơn. Bằng cách nào đó họ liên tục co kéo lẫn nhau, lôi sềnh sệch nhau. Cuộc sống không có bài ca, không duyên dáng; nó toàn là xấu.
Nhưng họ liên tục mỉm cười ở bên ngoài, che giấu nước mắt, những vết thương.
Yêu kính trọng người khác. Trong thế giới của yêu không có chồng và vợ - họ không thể tồn tại được; chỉ có những người yêu, người bạn là nhiều nhất, nhưng không có quan hệ nào như vợ và chồng. Có chia sẻ đam mê, thân thiết, mãnh liệt nào đó nhưng không có sở hữu, không ghen tuông.
Yêu đích xác ở giữa dục và lời cầu nguyện – bây giờ 'ta' và 'người' có thể có giao cảm, đối thoại. Đối thoại là có thể chỉ trong tự do; giữa hai cá nhân đối thoại là có thể, không giữa chồng và vợ. Giữa chồng và vợ chỉ có một khả năng của tranh đấu, chì chiết, vật lộn; không có khả năng của đối thoại.
Bạn đã bao giờ thấy vợ và chồng nào trong đối thoại không? Điều đó là không thể được! Khoảnh khắc người này nói bất kì cái gì, người kia lập tức nhảy lên và bắt đầu tạo ra rắc rối. Người này nói điều này, người kia lập tức hiểu cái gì đó khác. Ngay cả các vợ và chồng cũng không đồng ý về nghĩa của điều họ đang nói tới, do đó vợ và chồng dần dần lắng đọng vào trong mối quan hệ không nói năng. Họ nói ít nhất có thể được, họ trở thành như điện tín, vì mọi lời tốn kém nhiều thế! Tốt hơn cả là nói vắn tắt như điện tín nhiều nhất có thể được vì từng lời có thể tạo ra nhiều hỗn độn thế.
Một người đang nói với Mulla Nasruddin, một trong những bạn của anh ta, 'Vợ tôi có thể nói hàng giờ đồng hồ! Chỉ một cơ hội nhỏ và cô ấy bắt đầu.'
Mulla Nasruddin nói, 'Điều đó chưa là gì nhé! Vợ tôi chả cần cơ hội nào cả - cô ấy là người tự bắt đầu! Mới hôm nọ tôi đang ngồi im lặng thì cô ấy đến và nói, "Sao anh ngồi im lặng vậy? Anh ngụ ý gì bởi việc ngồi im lặng? Anh mất tiếng rồi sao? Anh không thể nói cái gì đó dễ chịu cho em sao?"'
Nhưng trong yêu đối thoại là có thể, xung đột trở thành không thể được. Nếu bạn không thu người kia thành nô lệ thì không có nhu cầu cho xung đột. Xung đột là chỉ báo rằng người kia đang cảm thấy rằng bạn đang cố chi phối người kia, bạn đang cố phá huỷ người kia, và người kia đang cố phá huỷ bạn – các bạn cảm thấy điều đó. Cho nên vấn đề là sự sống còn, ai sẽ thắng. Nhưng trong yêu không có vấn đề chiến thắng, không có vấn đề chi phối, do đó trao đổi là có thể, đối thoại là có thể. Và đối thoại có cái đẹp, sự thân thiết.
Trong lời cầu nguyện điều tối thượng xảy ra: 'ta' và 'người' biến vào trong một thống nhất. Khi 'ta' và 'người' biến mất có siêu việt; siêu việt đó là lời cầu nguyện. Thế thì người bạn yêu đơn giản trở thành cửa sổ mở ra cái toàn thể. Bạn biến mất trong người đó và đột nhiên bạn thấy bạn đã nhảy vào trong cái toàn thể. Thế thì yêu trở thành cánh cửa tới điều thiêng liêng.
Con người đạt tới linh hồn của mình chỉ khi tính dục của người đó được tuyệt đối biến đổi thành lời cầu nguyện. Con người là chiếc thang, Agama, và chừng nào bạn chưa trưởng thành hướng tới những chiều cao và chiều sâu, chừng nào bạn chưa trưởng thành mọi khoảnh khắc hướng tới đỉnh Everest của việc tự nhận ra, bạn không là người. Bạn đang bỏ lỡ cơ hội này, bạn đang bỏ lỡ thách thức này; bạn không chấp nhận cuộc phiêu lưu, bạn đang trốn tránh – bạn là kẻ hèn nhát. Con người phải sẵn sàng, bao giờ cũng sẵn sàng từng khoảnh khắc để đi tiếp cuộc hành trình tới cái không biết và cái không thể biết. Con người phải sẵn sàng, bao giờ cũng sẵn sàng cho lời kêu gọi của vĩnh hằng, cho lời kêu gọi của nơi chưa từng được lập bản đồ.
Con người là cuộc hành hương từ con vật tới Trời.
Trích từ quyển 'Thiền: Thú vị, Sức sống, Phấn khởi và Sinh động' - Osho

0 Đánh giá

Ads Belove Post