SỐNG THIỀN - Dịch bệnh 'Thiện' đáng sợ do Virus Corona tâm linh lây lan

SỐNG THIỀN - Dịch bệnh 'Thiện' đáng sợ do Virus Corona tâm linh lây lan

Price:

Read more



Trí huệ Ấn Độ đã coi con người, như con người hiện thế, không là gì nhiều hơn một bọc những bệnh tật; như con người hiện thế, con người là bệnh tật. Nhưng điều này không phải là thái độ chán nản với cuộc sống. Thái độ này không tiêu cực. Như con người hiện thế, con người được coi là bệnh tật, bởi vì chừng nào con người còn tin vào trạng thái bệnh tật này là lành mạnh của mình thì con người không thể đạt tới tiềm năng bản chất của mình được.
Con người có những khả năng vô hạn. Nếu viên kim cương nằm giữa đống sỏi đá và chấp nhận bản thân mình như một viên đá bình thường, nó chấm dứt khả năng cho mọi sự phát triển; không khả năng nào còn lại cho bất kì sự tinh luyện nào, cho bất kì tiến hoá nào. Nếu chúng ta tin rằng như chúng ta tất cả đang đó, thế thì không có khả năng nào để trưởng thành cả. Trưởng thành là có thể chỉ nếu chúng ta không lấy điều chúng ta đang là làm tiềm năng tối thượng của mình. Bất kì nơi nào có khả năng trưởng thành theo bất kì khía cạnh nào, chúng ta phải tin bản thân mình là chưa hoàn hảo theo khía cạnh đó.
Một điều duy nhất đã xảy ra trong lịch sử nhân loại. Đó là việc phương Tây chưa bao giờ coi các hoàn cảnh bên ngoài của nó là trạng thái hoàn hảo tối thượng; do đó phương Tây đã thành công trong việc thay đổi những hoàn cảnh này ở một chừng mực lớn lao. Nếu đã có nghèo nàn, nó đã không chấp nhận điều đó, nếu đã có ốm yếu, nó đã không chấp nhận điều đó, nếu chỉ có một cái lều nhỏ để sống trong, nó đã không chấp nhận điều đó, nó đã không chấp nhận con đường gồ ghề gập ghềnh, nó đã không chấp nhận tốc độ chuyển động chậm chạp. Phương Tây đã không chấp nhận hoàn cảnh bên ngoài như chúng tồn tại. Đó là lí do tại sao phương Tây đã thay đổi hoàn toàn chúng.
Nhưng phương Đông đã trải qua một thực nghiệm còn sâu sắc hơn. Phương Đông không chấp nhận trạng thái bên trong của con người như nó hiện thế. Một chỉ báo về điều này được nêu ra khi người ta nói rằng như con người hiện tại, con người là bệnh tật. Con người xứng đáng cho biến đổi; con người nên tự biến đổi bản thân mình. Con người có thể đạt tới bản thể bên trong của mình, chỉ nếu con người thay đổi. Nếu con người biến đổi, chỉ thế thì con người mới có thể đạt tới trạng thái nơi con người có thể an bình, bằng lòng và phúc lạc.
Phiền não của chúng ta là phiền não của hạt mầm. Nếu hạt mầm không trở thành cây, phiền não là tự nhiên. Và nếu hạt mầm tin vào việc vẫn còn là hạt mầm, rằng nó là hoàn hảo như nó hiện thế, thế thì không có cách nào để cho nó mọc lên được.
Do đó hiền nhân này đang giải thích về năm nhóm bệnh tật này. Chúng ta đã nói về ba nhóm đêm qua... bây giờ tới nhóm thứ tư. Nhóm thứ tư là sattva, ngoan đạo, cảm giác về việc là 'thiện', và nhóm thứ năm, punya, đức độ.
Nhóm thứ ba là ham muốn, thèm khát, tham lam. Ham muốn nghĩa là đòi hỏi về đối tượng gì đó. Ham muốn về tiền bạc, ham muốn về danh vọng... tiền bạc và danh vọng tồn tại bên ngoài bản thân người ta. Thậm chí còn có ham muốn tinh vi hơn mà chúng ta thường không hiểu. Hiền nhân này gọi nó là ‘sattva’.
Một người không có ham muốn về tiền, về danh vọng, nhưng người đó lại ước ao được là thiện nhân - là thánh nhân, là một sannyasin. Điều này nữa cũng là một ham muốn. Mặc dầu chẳng cái gì được nó thêm vào cho bạn từ bên ngoài, vậy mà điều này nữa cũng là một thèm khát - không phải vì tiền bạc mà vì tôn giáo. Ham muốn là bệnh tật. Ham muốn này, “Mình muốn được thánh thiện,” cũng được bao hàm; cho dù là nó chỉ liên quan tới bên trong.
Hôm qua một người bạn tới và nói, “Tôi muốn được điểm đạo là sannyas - nhưng sannyas bên trong, không phải cái bên ngoài. Bởi vì bất kì cái gì của bên ngoài cũng dường như là một phần của ham muốn - ngay cả tính chất sannyas bên ngoài.” Tính chất sannyas bên trong không giống như ham muốn - nhưng nó là ham muốn rất tinh tế. Nó cũng là ham muốn. Bất kì khi nào bạn muốn trở thành cái gì đó, ham muốn nhất định có đó.
Hiền nhân này nói rằng nếu bạn bị gắn cho dù với ham muốn về sattva, nó cũng là bệnh tật; ngay cả ham muốn là người thiện, ham muốn về việc làm thuần khiết bên trong, về hoàn hảo, cũng là bệnh tật. Điều này là thú vị. Những bệnh tật này cần được hiểu để cho hoàn thiện bên trong có thể biểu lộ ra.
Bây giờ một điều nữa cần hiểu: tôi đã nói với các bạn về hạt mầm; ví dụ này có tác dụng ở chừng mực nào đó, nhưng nó không đi thật xa. Không ví dụ nào đi thật xa cả, và kéo căng nó ra bên ngoài giới hạn của nó thì sẽ tạo ra vấn đề. Nếu hạt mầm được thoả mãn với việc là hạt mầm, nó sẽ chẳng bao giờ trở thành cây, điều này là đúng. Nhưng thực tại bên trong là con người hiện hữu, đã có đó rồi. Nếu người đó lầm lẫn coi mình là cái gì đó khác, người đó sẽ không có khả năng nhận ra thực tại này, cho dù nó đã có đó rồi. Điều người đó là, ở bên trong, không phải là cái gì đó mà người đó sẽ trưởng thành trong tương lai, nó đã hiện diện ngay từ bây giờ rồi.
Chẳng hạn, một kẻ ăn xin có chìa khoá kho báu trong túi áo mình. Kho báu đó có sẵn ngay bây giờ, chìa khoá cũng sẵn có ngay bây giờ, nhưng kẻ ăn xin quên mất chìa khoá, không nhớ tới nó và cứ tiếp tục đi ăn xin từ sáng tới tối. Người đó bận rộn ăn xin đến mức người đó không có thời gian cho tay vào túi mình bởi vì tay còn đang chìa ra về phía người khác. Và tay đang chìa ra xin người khác không thể nào đưa vào trong túi của mình được, họ bao giờ cũng bận rộn trong việc xin ăn. Tâm trí người đó bao giờ cũng tập trung vào người khác, cho nên người đó không tìm ra được thời gian để tìm kiếm bên trong. Bất kì thời gian nào có được trong đêm người đó đều dùng vào việc đếm đi đếm lại số tiền nhận được từ người khác. Đến sáng lại cùng điều như vậy diễn ra. Đến tối lại cùng việc đếm đi và đếm lại đó.
Không chỉ các triệu phú mới giữ số tiền gửi, ngay cả kẻ ăn xin cũng làm điều đó. Và đó là lí do tại sao khác biệt giữa triệu phú và kẻ ăn xin chỉ là ở lượng chứ không ở chất; một người có số tiền nhỏ còn số tiền của người kia lớn hơn một chút, nhưng ăn xin vẫn là như nhau.
Cuộc sống đi tới chỗ chấm dứt và kẻ ăn xin vẫn chỉ giữ số tiền; người đó không có thời gian để nhìn vào bên trong. Và một điều là chắc chắn: kẻ ăn xin tin rằng điều mình thiếu, người khác có, và người đó phải lấy nó từ họ. Liên tục ăn xin, người đó trở nên đóng chốt lại trong ý tưởng rằng bất kì cái gì đáng xin đều ở người khác: “Tôi không có nó.”
Điều tôi đang nói là đúng cho tất cả chúng ta. Bất kì khi nào chúng ta thấy cái gì đó chúng ta thích, nó thuộc về người khác. Phương tiện đáp ứng cho các ham muốn của chúng ta bao giờ cũng qua người khác, bao giờ cũng bằng người khác. Cho nên chúng ta cứ ăn xin, ăn xin và việc ăn xin liên tục này tạo thành một thói quen mạnh mẽ và không để cho chúng ta có cách nào nhìn vào bên trong mình.
Cho nên bây giờ hiền nhân này nói rằng ngay cả những người có thể cố gắng trở thành tốt hơn không qua tiền bạc hay qua danh vọng mà qua tất cả những ý định 'thiện' - qua việc theo đuổi tôn giáo, qua hành vi từ thiện, qua việc tìm kiếm chân lí, qua việc tìm kiếm sattva này, qua thanh thản - những thứ không ai coi là xấu cả...
Một người tích luỹ tiền của; bất kì ai cũng có thể nhìn xuống việc tích luỹ của người đó. Thế rồi một người tích luỹ tri thức tôn giáo, nhưng không ai sẽ nhìn xuống tích luỹ này, mặc dầu cả hai trong họ đều làm cùng một điều - đáp ứng cho ham muốn tích luỹ. Mọi người sẽ nói rằng người tích luỹ của cải là đang chồng chất rác rưởi; và vậy mà người đang chồng chất tri thức tâm linh lại được ca ngợi vì người đó đang trên hành trình đức độ, hành trình tôn giáo. Nhưng đồng tiền vô giá trị của tri thức tâm linh chỉ có sẵn ở bên ngoài như tiền bạc mà thôi.
Có những đồng tiền của tri thức nữa. Một người ghi nhớ các kinh sách và trở thành khôn ngoan. Nhưng kinh sách cũng chỉ là một phần của cái bên ngoài như tiền bạc. Người đó không đặt của cải này vào chỗ an toàn mà vào trí nhớ của mình. Trí nhớ cũng là chỗ an toàn. Và theo một cách nào đó người này còn láu lỉnh hơn, tính toán hơn, bởi vì két sắt nhà băng có thể bị phá vỡ, có thể bị đánh cắp, nhưng khó mà đánh cắp được từ cái tủ khoá có tên trí nhớ. Chừng nào một người như Mao còn cai trị xã hội, khó mà đánh cắp được từ nó. Nhưng điều đó là có thể.
Bây giờ các nỗ lực đang được thực hiện để can thiệp vào trí nhớ của bạn, để cho bản thân bạn không còn là người chủ của nó nữa. Những thiết bị tẩy não đã được làm ra - não bạn có thể bị tẩy đi, xoá sạch hoàn toàn.
Sau chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc đã làm những thực nghiệm tẩy não triệt để lên những tù nhân chiến tranh Mĩ và một sự kiện thú vị được đưa ra ánh sáng, và thông tin này là có giá trị. Sự kiện này là ở chỗ chỉ năm phần trăm số người mới bị phát sinh vấn đề trong việc tẩy não. Không có vấn đề gì với chín mươi lăm phần trăm còn lại, bởi vì chín mươi lăm phần trăm này không phải là người chủ của trí nhớ của riêng mình, họ có thể dễ dàng bị tẩy não. Trí nhớ bị xoá đi bằng một phương pháp đơn giản, và người đã bị tẩy não không thể chú ý được tới những thay đổi mà mình đã trải qua - quên mất những khái niệm, niềm tin và ý thức hệ cũ.
Stalin và Mao cả hai đã làm những thực nghiệm có ý nghĩa - nguy hiểm, và chống lại tự do con người, nhưng có ý nghĩa bởi vì họ đã làm lộ ra vài điều. Một người không phạm tội giết người có thể bị làm cho phải thú nhận rằng mình đã làm điều đó, và người đó thậm chí còn phát biểu điều này trước toà. Và điều ngớ ngẩn đã xảy ra: kẻ giết người thực đã bị bắt, và vậy mà người bị tẩy não lại đã thú nhận về tội ác mà mình không phạm phải và đã bị treo cổ vì việc đó. Và người đó đã thú nhận không bị sức ép nào. Điều mới về việc đó là ở chỗ người đó không bị đánh đập hay bị buộc phải thú nhận, người đó đơn giản bị tẩy não và rồi bị làm cho phải thú nhận. Một khi đã bị tẩy não, dễ đặt bất kì cái gì vào trí nhớ.
Nếu một người bị giữ cho thức trong bẩy ngày và không được phép ngủ thì người đó sẽ trở thành bị loạn trí. Người đó sẽ không rõ ràng được về trạng thái của mình - liệu người đó đang mơ hay đang ngủ hay đang thức. Nếu người đó không được phép ngủ hay mơ hay trong bẩy ngày, người đó sẽ bắt đầu mơ mà mắt vẫn mở; thế thì người đó sẽ không chắc chắn liệu bức tường trước mình có thực tồn tại hay chỉ dường như ở đó thôi.
Ngay khi người đó không thể phân biệt giữa mơ và thực, người đó trở thành mong manh, bất kì cái gì đều có thể được đặt vào hoặc lấy ra khỏi bộ não của người đó. Tại thời điểm mong manh này những băng ghi âm được bật lên đem cho người đó những ý tưởng mới và xoá đi những ý tưởng khác. Người đó bây giờ dễ bị ảnh hưởng, và sẽ chấp nhận bất kì điều gì bạn bảo người đó; bất kì điều gì bạn nhồi nhét vào người đó đều sẽ đi sâu vào trong vô thức của người đó. Người đó thậm chí có thể thú nhận trước toà rằng mình đã giết người bởi vì ý nghĩ đó đã được đặt sâu vào trong tâm trí người đó. Người đó không thể phủ định nó - điều đó vượt ra ngoài sự kiểm soát của người đó. Bản thân người đó bây giờ tin rằng mình đã phạm tội ác, bởi vì trí nhớ của người đó đã bị can thiệp vào.
Nhưng mãi tới gần đây không ai có khả năng tấn công và phá vỡ cái két sắt của trí nhớ, cho nên những người khôn ngoan đã viết - họ không nên được gọi là người trí huệ, họ chỉ là những học giả có hiểu biết... họ đã viết rằng tiền bạc có thể bị đánh cắp, nhưng tri thức thì không. Nhưng bây giờ nó cũng có thể bị đánh cắp, bởi vì nó cũng chỉ là một sự tích luỹ. Thói quen tích luỹ là như nhau, chẳng có khác biệt gì về điều người ta tích luỹ - tem bưu điện, của cải hay tri thức - chẳng khác biệt gì. Niềm vui tích luỹ thuộc vào bên ngoài.
Đó là lí do tại sao biết bao nhiêu giá trị được đặt vào vô sở hữu, vào không tích lũy. Vô sở hữu không có nghĩa là từ bỏ vật sở hữu bên ngoài, nó có nghĩa là việc từ bỏ thái độ và ham muốn tích luỹ. Chỉ thế thì cuộc hành trình bên trong mới là có thể.
Sattva, ngoan đạo, cũng là một loại tích luỹ. Ai đó tự hào nói, “Tôi đã nhịn ăn ba tháng.” Người đó không tích luỹ gì cả, thậm chí không thức ăn tích luỹ vào bên trong thân thể. Người đó thậm chí không tích luỹ thức ăn vào trong thân thể - trong ba tháng đó thân thể người đó mất trọng lượng; người đó mất đi cái gì đó và chẳng tích luỹ gì. Nhưng người đó đã tích luỹ giá trị công đức tôn giáo ba tháng nhịn ăn! Người đó đã tích luỹ điều này. Bây giờ người đó muốn khoe rằng mình đã nhịn ba tháng. Đây là cùng một thái độ tích luỹ.
Người khác nói, “Tôi đã làm từ thiện nhiều lắm.” Trong việc làm từ thiện người ta không tích luỹ; ngược lại, trong việc làm từ thiện người ta mất. Người ta mất tiền nhưng lại tích luỹ tự hào về từ thiện: “Tôi đã làm từ thiện nhiều lắm.”
Một người đàn ông đã tới cùng với vợ mình để gặp tôi. Người vợ đã quen tôi, và cô ấy đã tới để giới thiệu chồng mình cho tôi. Vào lúc giới thiệu cô ấy nói rằng chồng cô ấy đã đem mười vạn đồng ru pi làm từ thiện. Người chồng ngắt lời, “Không, không, đấy là mười vạn mười nghìn.” Nó đã được đem cho đi rồi, nhưng tự hào về việc cho được tích luỹ lại. Chúng ta không chỉ đếm cái chúng ta sở hữu, chúng ta đếm cả cái chúng ta cho đi. Việc đếm vẫn tiếp tục.
Chúng ta thậm chí còn tích luỹ cả ngoan đạo - chúng ta nhớ bất kì cái gì thiện chúng ta đã làm. Nhưng kì lạ là chúng ta chọn không nhớ khi chúng ta làm cái gì đó xấu. Cho nên tội nhân không có nhiều tuyển tập về những việc làm ác của mình. Người khác có thể nghĩ anh ta là xấu, nhưng anh ta nói, “Cái gì, tôi sao?” Nhưng cái gọi là người thiện cũng tích luỹ những hành động thiện của mình. Cũng khá ngạc nhiên điều thường xảy ra là tội nhân lấy bước nhảy để đi vào bên trong mình còn sớm hơn cái gọi là người thiện. Đó là vì, theo một cách nào đó tội nhân trống rỗng bên trong; người đó không giữ bản kê gì về điều mình đã làm bởi vì bản kê đó là không dễ chịu. Bất kì điều gì người đó đã làm, bản thân người đó không thích là mình đã làm nó, do đó người đó không giữ lại bản kê nào về nó cả.
Nhưng người 'thiện'... người đó giữ bản kê về mọi thứ người đó đã làm. Có lẽ người đó đếm ngay cả cái người đó không làm; người đó thổi phồng bản kê lên. Có thể nhiều thứ có trong tâm trí người đó, nhưng không cần, mà người đó vẫn cứ tính tới nó. Việc tích luỹ này là chướng ngại.
Chuyện xảy ra nhiều lần rằng ngay cả một Valmiki nào đó, Angulimal nào đó - toàn tội phạm - đạt tới chân lí trong khoảnh khắc. Điều này là vì việc tích luỹ những hành động thiện là chướng ngại còn lớn hơn tội ác. Kẻ tội phạm có thể thu thập cái gì? Người đó biết rằng người đó chẳng là gì cả, không có vị trí gì - vô ngã là có thể. Nhưng với một người 'thiện' thì có quá nhiều bản ngã.
Hiền nhân này nói rằng ngay cả sattva, cảm giác về việc là 'thiện', cũng là một bệnh tật. Đây là một phát biểu rất bạo dạn. Không tôn giáo nào ngoài Ấn Độ nói rằng ngay cả điều thiện cũng là bệnh tật. Điều ác đã được gọi là bệnh tật, tội lỗi đã được gọi là bệnh tật, nhưng cái thiện chưa bao giờ bị gọi là bệnh tật cả. Chắc chắn không tôn giáo nào sinh ra bên ngoài Ấn Độ có khả năng siêu việt lên trên đạo đức, do đó không ai có thể trở nên mang tính tôn giáo theo nghĩa thực.
Khi phương Tây trở nên quen với trí huệ phương Đông, lần đầu tiên họ sửng sốt bởi vì những phát biểu này dường như là phi tôn giáo, chúng là những phát biểu rất hỗn loạn. Nếu bạn bảo một người rằng việc tích luỹ hành vi thiện cũng là bệnh tật, thế thì bạn đang cho phép người đó đi lạc lối. Nhưng điều đó là hiểu lầm. Những người có thể nói rằng thậm chí việc tích luỹ hành vi thiện là bệnh tật, tất nhiên họ hàm ý rằng việc tích luỹ hành vi ác là bệnh tật còn lớn hơn. Bệnh tật là việc tích luỹ, cho nên tích lũy công đức tôn giáo và điều đó trở thành bệnh tật. Tất nhiên hành vi ác là bệnh tật; không có nhu cầu để nhắc tới nó, nó là hiển nhiên. Nó không cần được thảo luận nữa.
Bảo ai đó rằng ăn cắp là tội lỗi chứng tỏ rằng xã hội còn chưa được tiến hoá tới mức những điều như vậy vẫn còn phải được phát biểu ra. Nhưng phải quan niệm về việc không phải là kẻ cắp thì cũng là một tội lỗi. Và phát biểu này là có thể khi xã hội đã đi ra ngoài giới hạn nào đó mà việc ăn cắp tự nhiên được hiểu là tội lỗi. Thế thì sẽ không có nhu cầu nói về nó!
Khi người Ki tô giáo lần đầu tiên nghiên cứu Upanishads họ rất sửng sốt; chẳng có gì như mười điều răn trong Upanishads cả - không ăn cắp, không ham muốn vợ người khác, không ngoại tình. Họ hỏi, “Mười điều răn ở đâu? Giáo lí cơ bản ở đâu?”
Họ đã không nhận biết rằng người viết ra những lời kinh này đã biết rằng nói về mười lời răn là ngây thơ; rằng điều này chỉ thích hợp cho xã hội nguyên thuỷ nơi mọi người cần được bảo cho rằng không nên phạm ngoại tình, rằng không nên ham muốn vợ người khác; rằng đây là điều ác. Những phát biểu như vậy truyền đạt rằng những bài học sơ đẳng vẫn còn được dạy. Thời điểm vẫn còn chưa tới khi bản ngã đức độ, bản ngã của người không ham muốn vợ người khác, cũng được coi là tội lỗi. Việc tự ý thức về cái thiện này cũng là tội lỗi, bởi vì điều này cũng làm mạnh cho bản ngã.
Sattva cũng là bệnh tật - bệnh 'thiện'. Điều đó xảy ra cho người thiện; dẫu sao đi chăng nữa nó cũng xảy ra. Bởi vì bệnh tật này mà  hoá ra người thiện thường tỏ ra còn tồi hơn cả người xấu, bởi vì họ có tự cao về việc là thiện và điều này tạo ra địa vị thống trị; tự cao tạo ra một loại cảnh nô lệ nguy hiểm được áp đặt lên người khác.
Không dễ gì là con của cái gọi là người bố 'thiện'. Người bố ngoan đạo tỏ ra hà khắc với đứa con đến mức hà khắc này có thể trở thành nguyên nhân cho đứa con biến thành kẻ ác. Quá mạnh mẽ hướng tới trở thành thiện cũng trở thành hấp dẫn biến thành ác. Và nếu người bố thiện tới mức con ông ấy không thể siêu việt lên trên điều thiện của ông ấy thì chỉ còn mỗi một phương án, đó là vượt lên trên ông ấy qua làm điều ác.
Đó là lí do tại sao cái gọi là bố ‘thiện’ nói chung có con không thiện - lí do là rất hiển nhiên: cái thiện thường lệ, lặp lại trở thành chán. Cái thiện có lỗi trong nó - rằng người khác thậm chí không thể nói với bạn rằng bạn sai. Cho nên kiêu ngạo của bạn không thể bị thách thức.
Tôi đã nghe nói về Rinzai, một thiền sư. Đôi khi ông ấy sẽ làm những điều không thiện, mặc dầu ông ấy có cùng tầm cỡ như Phật. Những người biết ông ấy rõ đều đã hỏi nhiều lần, “Sao thầy lại làm những hành vi nhỏ nhen thế, đem lại sỉ nhục không cần thiết và làm xấu đi tên tuổi thầy?”
Rinzai hay đáp lại, “Ta chỉ là con người trong những con người mà thôi, bằng không thì ta đã là siêu nhân. Nếu ta trở thành thiện đến mức ta không có cái ác, đã trở thành hoàn toàn siêu nhân; ta trở thành nặng như hòn đá cho mọi người. Ngay cả đệ tử của ta cũng phê phán ta và do vậy họ cảm thấy nhẹ nhõm, và khi họ có thể cười ta khi vắng ta, ta được cứu thoát khỏi làm cho họ thành kẻ thù của ta.”
Đây là điều đáng ngạc nhiên thực. Ông ấy phải là một con người kì lạ, nhưng ông ấy có sáng suốt lớn về tâm lí con người.
Thầy giáo giỏi biết rõ rằng học trò phải có cơ hội cười sau lưng mình. Đây là cách tẩy rửa giận dữ mà chúng tích luỹ lại trong năm hay sáu giờ bị bắt buộc ngồi trước thầy.
Cho nên người tốt trở thành rất nặng nề, nhưng điều đó chỉ xảy ra nếu sattva, lòng tốt, của họ, là bệnh tật của họ, không phải là chính bản tính của họ.
Khi hiền nhân này nói rằng sattva cũng là bệnh tật, ông ấy không nói rằng là một sattvik, một người làm điều thiện, là bệnh tật. Điều ông ấy ngụ ý là ở chỗ việc tích luỹ điều thiện và hành vi thiện và việc gắn nó với bản ngã là bệnh tật. Cái cảm giác rằng ‘Mình là người thiện’ là bệnh tật; làm việc thiện không phải là bệnh tật. Người thiện thực sự thì thiện đến mức người đó bao giờ cũng tha thứ ngay cả cho điều ác.
Bayazid, nhà huyền môn Sufi, đi hành hương trong những ngày lễ Ramadan, thời gian nhịn ăn. Ông ấy có một trăm đệ tử đi cùng mình. Đó là ngày đầu tiên của kì nhịn ăn và họ vừa mới vào thị trấn đầu tiên thì một người nào đó tới và bảo Bayazid rằng một người yêu ông ấy, một thợ làm giầy, đã bán ngôi nhà mình chỉ để thu xếp đồ ăn cho Bayazid và cho đệ tử của ông ấy; rằng người đó đã mời cả thị trấn tới ăn bởi vì thầy của người đó đã tới thị trấn này. Người đó đã bán mọi thứ, nói ngày mai sẽ chăm lo cho ngày mai.
Bayazid chấp nhận lời mời và tới, và ngồi xuống ăn. Các đệ tử đều lúng túng, họ thực sự bị bối rối. Họ có thêm một cái cớ để cảm thấy tiếc vì phí hoài kiếp sống của mình cùng với con người tham lam này, Bayazid, người bị quá ám ảnh với việc ăn thức ăn ngon đến mức ông ấy xé bỏ lời nguyện nhịn ăn. Bayazid bắt đầu tận hưởng thức ăn với niềm thích thú lớn. Khi Bayazid ăn, các đệ tử cũng phải ăn. Nhưng Bayazid thấy vui thích trong việc ăn, trong khi các đệ tử lại chịu đựng việc phá bỏ nhịn ăn của mình.
Muộn trong đêm, khi mọi người đã đi, các đệ tử xô lại Bayazid và nói với ông ấy, “Phải có giới hạn chứ! Chúng tôi đã không trông đợi điều này từ thầy. Thầy đã quên rồi sao? Thầy đã quên về nhịn ăn rồi sao? Hay thức ăn này hấp dẫn thầy nhiều thế?”
Bayazid đáp, “Vấn đề không phải là thức ăn - chúng ta có thể kéo dài việc nhịn ăn của mình thêm một ngày nữa. Nhưng người nghèo này, người đã bán mọi thứ để thu xếp thức ăn cho chúng ta sẽ cảm thấy bị tổn thương nếu chúng ta nói về việc nhịn ăn của mình. Điều đó sẽ là tội lỗi. Thật vô ích mà đi nói về điều đó; chúng ta có thể kéo dài việc nhịn ăn của mình thêm một ngày, có hại gì trong việc đó đâu? Tại sao cứ quả quyết tính thiêng liêng của mình mạnh mẽ thế? Và cẩn thận! - có những hoàn cảnh khi người ta muốn khẳng định tính thiêng liêng của mình.”
Điều này là rất tinh tế. Và đó là một cơ hội tốt - cả thị trấn sẽ nhận ra rằng Bayazid thực sự là thánh nhân - nhưng ông ấy đã buông bỏ cơ hội này để trở nên nổi tiếng là một thánh nhân vĩ đại. Thậm chí không có một nhắc nhở nhỏ nhất nào rằng họ đang trong kì nhịn ăn.
Điều này tôi gọi là lòng tốt, điều này tôi gọi là người sattvik – người có lòng tốt. Ngay cả khi ngoan đạo phải được công bố, phải được quảng cáo, hay trông đợi được kính trọng, nó trở thành bệnh tật.

0 Đánh giá

Ads Belove Post