SỐNG THIỀN - Người như Phật trở thành không thể nào hiểu được đối với chúng ta

SỐNG THIỀN - Người như Phật trở thành không thể nào hiểu được đối với chúng ta

Price:

Read more



Mọi định nghĩa đều mang một chiều hướng đặc thù. Đó là lí do tại sao không một định nghĩa nào có thể truyền đạt được toàn thể bản chất của linh hồn, và điều đó cũng là lí do tại sao lại có nhiều khác biệt thế giữa các tôn giáo. Không có các lí do nền tảng cho những sự khác biệt này - tôn giáo này nhấn mạnh vào định nghĩa này của linh hồn tương ứng theo chiều này, trong khi tôn giáo khác lại nhấn mạnh định nghĩa khác theo chiều khác. Những định nghĩa này sẽ có vẻ là khác nhau. Theo nghĩa này thì Upanishads vượt ra ngoài tất cả các tôn giáo bởi vì chúng chấp nhận mọi định nghĩa. Định nghĩa này về cái ta chứng kiến do triết học Jaina, tôn giáo Jaina đưa ra.
Câu hỏi thứ hai là: Kootastha, cái không thể huỷ diệt nổi, là gì? Hiền nhân này nói:
Cái cư ngụ trong tâm thức
của mọi sinh linh sống,
từ Brahma, vị thần sáng tạo,
tới con sâu bọ nhỏ nhất, và cái còn lại
ngay cả khi tất các những thân thể thô và tinh không còn nữa,
được gọi là kootastha, cái không thể huỷ diệt nổi.
Cái còn lại... cái còn lại ngay cả sau sự huỷ diệt của mọi thể được gọi là linh hồn kootastha - cái bao giờ còn lại. Làm bất kì cái gì bạn muốn, nó vẫn còn lại.
Ngay cả khoa học cũng chấp nhận rằng vật chất có một dạng kootastha bởi vì vật chất là không thể huỷ diệt nổi, chúng ta không thể phá huỷ được nó. Chúng ta có thể thay đổi hình dạng của nó, nhưng điều đó không phải là huỷ diệt - nó là sự biến đổi. Trạng thái kootastha của vật chất bao giờ cũng còn lại, và Upanishad nói rằng tâm thức nữa cũng có trạng thái kootastha vốn là vĩnh hằng.
Bạn có thể là đứa trẻ, thanh niên, ông già; bạn có thể trở thành tội nhân hay người đức độ; bạn có thể bỏ mọi tội lỗi của mình, từ bỏ giá trị tôn giáo của mình, từ bỏ đam mê của tuổi xuân, trở thành già cả, vẫn còn trong thân thể hay rời khỏi thân thể - làm bất kì cái gì bạn mong ước - nhưng sau khi tất cả những điều này đã bị phá huỷ, cái vẫn còn lại, cái không thể huỷ diệt được, là kootastha.
Đây là định nghĩa thứ hai về linh hồn. Điều này nữa cũng thuộc vào một hoàn cảnh đặc biệt; đây là từ khía cạnh của cái huỷ diệt được và cái không huỷ diệt được; điều này được gọi là kootastha. Trong chiều của hiểu biết, nó là sakshi, nhân chứng, còn trong chiều của cái không thể huỷ diệt nổi thì nó là kootastha, cái không thể huỷ diệt nổi.
Chỉ như một sợi chỉ xuyên qua từng hột của chuỗi hạt,
linh hồn len vào từng tế bào của thân thể
để cho nó có thể trở nên nhận biết về bản tính đúng của mình
từ trong các đặc trưng khác nhau.
Cái một này được gọi là antaryami,
người biết về tất cả các ý nghĩ và cảm giác.
Hai định nghĩa trước có hơi chút quá xa xôi với bạn, bởi vì là nhân chứng là trạng thái tối thượng của việc biết và để đạt tới trạng thái của cái không thể huỷ diệt nổi, bạn phải hoàn toàn sẵn sàng chết như bạn hiện hữu.
Để biết nhân chứng người ta phải đi sâu vào trong sự thuần khiết của việc biết tối thượng nơi không sự vật nào còn lại và chỉ người biết còn lại, nơi không có gì còn lại để được biết, chỉ người biết còn lại. Đây là một quá trình rất gay go của việc loại trừ - cứ phủ nhận bất kì cái gì bạn đi tới biết, vứt đi bất kì cái gì trở thành đối tượng của hiểu biết.
Điều thú vị là để ý rằng mặc dầu bạn đã bắt đầu cuộc hành trình của mình để biết, bất kì cái gì bạn biết cũng sẽ phải được vứt đi, chỉ thế thì việc biết tối thượng mới xảy ra. Bất kì cái gì trở thành kinh nghiệm, nói, “Nó là vô dụng.” Đấy là kỉ luật gian truân! Bất kì cái gì trở thành một phần của kinh nghiệm của bạn, tuyên bố nó là vô dụng. Cho dù kinh nghiệm về điều thiêng liêng xảy ra, trở nên nhận biết rằng, “Mình là cái ở bên ngoài cái đó,” bởi vì bất kì cái gì có thể trở thành kinh nghiệm, "Mình không phải là cái đó.”
Cho nên Mahavira và Phật đơn giản phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế; họ nói bất kì cái gì có thể được kinh nghiệm đều không phải là nó.
Mọi người nói rằng họ đã kinh nghiệm Thượng đế, rằng họ đã thấy Thượng đế, rằng họ đã có thoáng nhìn về Thượng đế. Nếu bạn đã có thoáng nhìn về Thượng đế, một điều là chắc chắn: rằng bạn thậm chí chưa có thoáng nhìn về cái ta riêng của mình, bởi vì bất kì cái gì bạn có thể thấy đều trở thành một vật, người khác, và bạn vẫn còn ở ngoài nó. Cho nên ở đây bạn thậm chí đã vượt ra ngoài Thượng đế!

Chắc chắn bất kì điều gì bạn đã thoáng nhìn, đã kinh nghiệm, đều phải là tưởng tượng riêng của bạn, không phải Thượng đế. Thượng đế là nhân chứng vĩnh hằng, điều thiêng liêng. Ngài được biết tới khi tất cả các kinh nghiệm tan biến đi. Nói về kinh nghiệm về Thượng đế là dốt nát. Không thể có kinh nghiệm về Thượng đế được. Ngay cả nói như vậy cũng là vô dụng. Nó là biến mất của tất cả các kinh nghiệm.Cho nên một người như Phật trở thành không thể nào hiểu được với chúng ta bởi vì ông ấy đưa ra lời phát biểu tối thượng. Ông ấy phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, linh hồn và giải thoát, bởi vì bất kì cái gì trở nên được biết thì đều vô dụng, và cái mà không được biết, dùng từ nào, làm sao cho nó cái tên? - cho nên Phật vẫn còn im lặng.
Bất kì khi nào ai đó hỏi Phật về cái thực sự tồn tại, ông ấy sẽ đáp, “Nếu ta nói điều gì đó thì nó cũng trở thành một vật, do đó ta sẽ không nói về nó.” Ông ấy gợi ý cứ phủ định mọi kinh nghiệm và mọi đối tượng của hiểu biết. Theo cách này, một ngày nào đó bạn sẽ đi tới một điểm nơi không cái gì còn lại cả.
Thật khó để điều này được hiểu: chúng ta tìm tòi để đạt tới cái gì đó, còn Phật nói rằng chẳng cái gì còn lại cả. Điều đó nghĩa là gì? Điều đó không có nghĩa là không có gì, nhưng có nghĩa là không có gì còn lại để được biết, không cái gì được kinh nghiệm, không cái gì được nhận ra - không đối tượng biết được, không người biết và không tri thức. Bộ ba của việc biết biến mất, nhưng cái còn lại là tất cả.
Nhưng những định nghĩa này có chút xa xôi đối với bạn. Định nghĩa thứ ba mà có thể cảm thấy gần hơn đối với bạn là: Cái đang sống trong từng tế bào của thân thể, len qua năm thể như sợi dây xuyên qua những hạt của chuỗi hạt, chìm trong năm bệnh tật, làm rối rắm trong thế giới...
Chỉ các hạt là của thế giới; sợi dây bao giờ cũng là của linh hồn. Chỉ các hạt mới là của thân thể, của bệnh tật; sợi dây bao giờ cũng là của linh hồn. Điều quan trọng nhất trong chuỗi hạt là sợi dây. Các hạt không thể làm ra vòng hạt được nếu không có sợi dây; hạt sẽ lăn ra khắp mọi chỗ, vòng hạt sẽ tản mác. Sợi dây là mối nối giữ chúng lại với nhau. Nhưng sợi dây là không thấy được, chỉ các hạt mới là thấy được. Cho nên bất kì ai chưa thấy vòng hạt được làm ra sẽ không hiểu sự tồn tại của sợi dây nếu vòng hạt bỗng nhiên được đặt trước người đó; người đó sẽ chỉ thấy các hạt vì sợi dây là không thấy được, nó ẩn kín bên trong các hạt.
Chúng ta cũng trong cùng tình huống: thân thể là thấy được nhưng sợi dây lại không. Mọi thứ là thấy được trừ sợi dây, và chúng ta cứ nhảy từ hạt nọ sang hạt kia.
Những thân thể này là không thể có được nếu không có linh hồn - nhưng linh hồn là không thấy được. Thân thể này gần thân thể kia, hạt này gần hạt kia, đến mức bạn trượt từ hạt này sang hạt tiếp, sang hạt tiếp, và cứ bỏ lỡ sợi dây.
Dù chúng ta là cái gì bên trong tất cả những thân thể này, mọi bệnh tật này, ở đó linh hồn không chỉ là kootastha và sakshi, nó cũng là antaryami, người biết về tất cả những ý nghĩ và cảm giác. ‘Antaryami’ nghĩa là, nó là ở đây nữa. Chỗ kia, trong trạng thái tối thượng mà chúng ta gọi là nhân chứng, nó chắc chắn hiện hữu.
Khi chúng ta đi tới điểm của triệt tiêu tối thượng tất cả, cái còn lại chúng ta gọi là kootastha, cái không thể huỷ diệt nổi, bởi vì nó sẽ vẫn còn; nhưng nó ở đây nữa, bên trong chúng ta như chúng ta hiện hữu.
Tại đây nó là không thấy được, tại đây nó bị giấu kín dưới các hạt; tại kia nó sẽ hiện hữu mà không có các hạt che phủ, tại kia chỉ sợi dây còn lại. Tại đây có nhiều hạt và nó ở bên trong chúng, nhưng dầu vậy thì nó vẫn ở đây. Bởi vì cái mà tồn tại ở kia thì cũng phải ở đây nữa; bằng không đơn giản sẽ không có cách nào đạt tới đó. Do đó nó đã được nói:
Chỉ như một sợi chỉ xuyên qua từng hạt của chuỗi hạt,
linh hồn len vào từng tế bào của thân thể
để cho nó có thể trở nên nhận biết về bản tính đúng của mình
từ trong các đặc trưng khác nhau.
Cái một này được gọi là antaryami,
người biết về tất cả các ý nghĩ và cảm giác.
Bắt đầu cuộc hành trình từ người biết về tất cả những ý nghĩ và cảm giác, làm công việc chứng kiến, chìa khoá của nỗ lực tâm linh của bạn, và cái mà không thể bị huỷ diệt sẽ là cái đạt tới. Bắt đầu tại antaryami, thực hành sakshi, và kootastha là cái đạt tới.





..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post