SỐNG THIỀN - Tôi cảnh báo bạn: Xin đừng bao giờ thiền; vì nhiều thứ thế đã đơn giản biến mất!

SỐNG THIỀN - Tôi cảnh báo bạn: Xin đừng bao giờ thiền; vì nhiều thứ thế đã đơn giản biến mất!

Price:

Read more



Maneesha, nói về Thiền có lẽ là điều khó nhất trên thế giới, vì điều đó là đang nói cái gì đó mà tuyệt đối không thể diễn đạt được. Nhưng mọi thầy đều đã đi tới điểm này, tới quyết định liệu có nói cái gì đó hay vẫn còn im lặng. Ngay cả Phật Gautam, khi ông ấy trở nên chứng ngộ, đã không nói một lời trong bẩy ngày, vì ông ấy không thể tìm ra cách nói điều ông ấy đã tìm thấy.
Lời không tồn tại cho kinh nghiệm đó. Và bất kì cái gì bạn nói về nó ngay lập tức trở thành sai. Khoảnh khắc kinh nghiệm bên trong đi vào việc diễn đạt bên ngoài, cái gì đó chết đi. Điệu vũ sống không còn đó; nhịp đập rộn ràng không còn đó.
Bẩy ngày sau chứng ngộ, Phật Gautam đã được thuyết phục để nói. Ông ấy đã tranh cãi rất gay gắt trên một điểm. Ông ấy nói, "Vì một điều thôi, điều ta đã thấy không thể được nói ra. Ta nhiều nhất chỉ có thể chỉ ra, cũng như ngón tay chỉ trăng; nhưng nó chẳng nói gì về trăng. Nguy hiểm là ở chỗ người vô ý thức có thể bắt đầu níu bám lấy ngón tay này, thay vì nhìn lên trăng; điều đó đã xảy ra trong gần như mọi tôn giáo. Họ đang ôm giữ kinh sách, kinh sách linh thiêng của họ. Chúng chỉ là ngón tay trỏ tới trăng - trăng ở đâu? Mọi người đều nhìn vào trong kinh sách linh thiêng của mình.
"Điều thứ hai," Phật Gautam nói. "Cho dù ta xoay xở bằng cách nào đó để hình dung ra cách diễn đạt điều không thể diễn đạt được, gần như có đến chín mươi chín phần trăm được đảm bảo rằng nó sẽ bị hiểu lầm.
"Và điểm thứ ba," ông ấy nói. "Ta thậm chí sẵn lòng nói cho một phần trăm giới trí thức đó - những người có tâm, người mở, không đóng. Nhưng không có chắc chắn hay đảm bảo rằng họ sẽ không diễn giải sai ta. Và một khi ta đã nói cái gì đó, ta không còn là người chủ của nó. Ta là người chủ của nó chỉ khi ta im lặng."
Luận cứ của ông ấy là hợp thức. Và những người đã thuyết phục ông ấy cảm thấy rằng điều ông ấy nói là đúng, nhưng bằng cách nào đó ông ấy phải bị thuyết phục để nói. Rất hiếm khi một người đi tới đỉnh cao nhất của tâm thức, và nếu người đó vẫn còn im lặng, nhân loại sẽ không được làm giầu có bởi người đó. Người đó có thể trút lên toàn thế giới bằng phúc lành của mình; người đó có thể mang toàn thế giới vào im lặng sâu sắc nơi hiểu biết nở hoa. Không cơ hội nào có thể bị mất, và phật là cơ hội lớn cho biến đổi toàn thế giới.
Cho nên họ nhấn mạnh, "Luận cứ của thầy tất cả đều đúng, chúng tôi đồng ý với thầy. Nhưng một điều chúng tôi muốn nói với thầy là ở chỗ nếu, sau hàng triệu người, một người đạt tới chiều cao như vậy, chiều sâu như vậy... cho dù người đó bị hiểu làm, bị diễn giải lầm, chẳng thành vấn đề. Ít nhất một phần trăm, có lẽ, sẽ hiểu người đó - và đó là số phần trăm lớn khi có liên quan tới nhân loại. Thầy không thể phủ nhận rằng một phần trăm đó là cơ hội lớn đã nảy sinh trong thầy. Có thể có vài người ở ngay trên bờ vực thức tỉnh - chút ít đẩy tới và họ có thể trên cùng chiều cao, thức tỉnh như thầy vậy. Và cho dù thầy liên tục bỏ lỡ mục tiêu, có hại gì? Những người vô ý thức, họ sẽ vẫn còn vô ý thức. Nhưng thầy phải từ bi, ít nhất cho một phần trăm mà thầy đã chấp nhận."
Từ từ bi, Phật đã đồng ý. Và như ông ấy đã nói, điều đó xảy ra. Rất ít người đã hiểu ông ấy, nhưng những người đã hiểu ông ấy trở thành người được biến đổi; họ trải qua biến thái. Một loại ánh sáng mới bắt đầu chiếu sáng qua bản thể họ; một hào quang mới của năng lượng, như làn gió mát, đi theo họ. Nhưng hàng triệu người đã hiểu lầm, diễn giải lầm, và bạn có thể thấy kết quả. Sau cái chết của Phật Gautam, đã không có một phật nào trên mảnh đất nơi ông ấy được sinh ra, vì quần chúng, với dốt nát của họ, lẫn lộn và kết án, đã bóp méo mọi thứ. Ba mươi hai tông phái đã nảy sinh sau cái chết của Phật, diễn giải mọi sự theo cách riêng của họ và tranh đấu giữa họ với nhau. Và giới tăng lữ Ấn Độ cổ - những người Brahmins - đã không bỏ lỡ cơ hội này.
Tu sĩ bao giờ cũng sợ người thức tỉnh, vì ông ấy là người có thể phá huỷ toàn thể nghề nghiệp của tu sĩ. Jesus đã không bị đóng đinh bởi người thường; ông ấy bị đóng đinh bởi chính các giáo sĩ uyên bác, và các tu sĩ cấp cao của ngôi đền của người Do Thái ở Jerusalem - họ nhấn mạnh rằng ông ấy phải bị đóng đinh.
Phật Gautam bị các tu sĩ của Ấn Độ chống đối; lí do là cùng một điều. Tu sĩ đang khai thác mọi người nhân danh Thượng đế, điều mà ông ta chẳng biết gì; nhân danh tâm linh, điều mà ông ta không có ý tưởng nào. Nhưng bất kì khi nào một người tới, rạng ngời với kinh nghiệm, tu sĩ trở nên sợ. Vấn đề không phải là về luận cứ; bạn không thể tranh cãi được với vị phật - chính sự hiện diện của ông ấy đang thuyết phục. Ông ấy phải không thốt ra ngay cả một lời. Nếu ông ấy thốt ra lời nào đó, đấy chỉ là để đưa bạn hướng tới vô lời. Ông ấy nói để cho bạn có thể trở nên im lặng. Việc nói của ông ấy chỉ là phương cách.
Những giai thoại này cực kì hay, và rất biểu tượng về cách thầy vận hành theo những cách khác nhau, với các đệ tử khác nhau. Đôi khi họ thành công, nhưng cho dù họ chỉ thành công trong việc thức tỉnh một người, điều đó còn nhiều hơn là người ta có thể trông đợi. Chính kinh nghiệm này là có giá trị, hiển nhiên, và bên trong tới mức nhân loại bình thường không quan tâm tới nó. Họ bị dính líu vào những điều tầm thường, những thứ mà chung cuộc chẳng có nghĩa gì. Điều duy nhất có thể mang nghĩa tối thượng là kinh nghiệm về bản thể bên trong nhất của bạn.
Những giai thoại này tất cả đều liên quan tới tính bên trong của nhân loại. Bạn sẽ không tìm thấy logic trong chúng, nhưng bạn sẽ tìm thấy tình yêu. Bạn sẽ không tìm thấy mọi thứ mà mọi người trên thế giới ham muốn và khao khát, nhưng bạn sẽ thấy cái gì đó cao siêu: phúc lạc lớn lao, an bình đi qua hiểu biết, phúc lành mà trở thành chính việc thở của bạn, chính nhịp đập con tim bạn. Nó tất cả xảy ra qua meditation - thiền. Thiền là cái tên khác cho meditation.
Tôi kể cho bạn câu chuyện Sufi: một tiều phu, rất già và nghèo và một mình, thường vào rừng nơi một nhà huyền bí đã làm chiếc lều nhỏ dưới một cây tán lá lan rộng, bao la. Tiều phu đi qua mọi ngày, nhưng ông ấy có thể xoay xở chỉ đủ sống một ngày từ số củi lấy được. Ông ấy già, và khó mang vác củi.
Nhưng câu chuyện này thuộc vào một thế giới và bầu khí hậu rất khác. Mặc dầu ông ấy chẳng có liên quan gì tới nhà huyền bí - liệu nhà huyền bí có ngồi đó với mắt nhắm không, hay ở trong lều, hay đã đi ra ngoài đâu đó - ông già thường tới chạm vào các bậc cửa dẫn tới lều của ông kia, mọi ngày tới rồi đi.
Một hôm nhà huyền môn nói, "Ông già thế, và giờ đó không phải là loại việc đúng cho ông. Sao ông không đi thêm lên phía trước một chút đi?"
Người nghèo nói, "Đi thêm lên phía trước một chút là sao? Điều đó sẽ giúp gì cho tôi?"
Nhà huyền bí nói, "Chỉ đi lên trước chút ít thôi, có một mỏ đồng. Nếu ông mang đồng mỗi ngày, nó sẽ cho ông ít nhất đủ lương thực trong bẩy ngày, thay vì một ngày mà ông đang kiếm được bây giờ."
Ông già bị ấn tượng lắm, và ông ấy đi. Về sau ông ấy cám ơn thầy, "Tôi chắc sẽ không bao giờ đi thêm lên trước nếu như thầy mà không nói điều đó. Và, lạy trời, tôi đã phí hoài cả đời tôi trong việc đốn củi, và đồng ở ngay bên cạnh."
Thầy cười và nói, "Đừng dừng lại, cứ đi thêm lên chút nữa đi."
Ông ấy nói, "Để làm gì?"
Thầy nói, "Cứ đi xa thêm chút nữa, có mỏ bạc."
Và cứ thế câu chuyện này diễn ra... Mọi lần thầy sẽ nói, "Không, cứ đi xa thêm chút nữa và ông sẽ thấy cái gì đó thậm chí còn giá trị hơn."
Ngày ông ấy tìm ra kim cương, ông ấy tới thầy, chạm chân thầy, và nói, "Tôi phân vân, vì thầy biết mọi bí mật của rừng này, nhưng thầy không bao giờ đi bất kì chỗ nào."
Thầy nói, "Ta đã đi lên trước xa hơn chút ít rồi. Với ta, đi vào kim cương sẽ là đi lùi lại."
Bừng sáng ngay lập tức xảy ra cho người tiều phu nghèo. Ông ấy ném đi mọi kim cương và nói, "Tôi không còn quan tâm tới kim cương nữa. Nếu có cái gì đó ở cõi bên kia, và thầy biết nó, thế thì giới thiệu cho tôi cái bên kia đó đi, vì cuộc sống là ngắn và người ta không bao giờ biết được liệu người ta có thấy mặt trời lần nữa ngày mai không. Tôi không định rời khỏi cánh cửa này chừng nào thầy chưa giới thiệu tôi với cõi bên kia."
Thầy nói, "Mọi lúc này ta đã hi vọng rằng một ngày nào đó ông sẽ hỏi - và ngày đó đã tới. Khi vứt mọi kim cương giá trị này là đã lau sạch tâm trí ông khỏi níu bám. Ông đã sẵn sàng có nếm trải cái gì đó mà không phải là vật chất."
Ngay cả phật tính cũng không nên trở thành mối bận tâm; nó phải là tự phát. Nó sẽ tới vào thời riêng của nó, như xuân tới với hàng nghìn hoa.
Mọi điều bạn cần là học chờ đợi, và thiền là cái tên khác cho chờ đợi kiên nhẫn, im lặng đến khoảnh khắc đúng. Trong khoảnh khắc đúng đó, bất kì cái gì - điều có thể là ngớ ngẩn với người ngoài, điều có thể không có nghĩa gì khi có liên quan tới lí do và logic...
Lão Tử đang ngồi dưới cây thì một chiếc lá chết rụng, đang chao đảo rơi xuống; và ông ấy quan sát chiếc lá rơi xuống từ cây, và ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Bây giờ bạn có thể ngồi dưới bất kì cây nào và bạn có thể ngắm cả nghìn lá rơi, và bạn sẽ quay về nhà vẫn ngốc như bạn đã vậy trước đây, vì việc rơi đó của chiếc lá chẳng liên quan gì tới chứng ngộ. Lão Tử đã thiền dưới cây đó, và thiền của ông ấy đã sẵn sàng - bất kì hơi chút cơ hội này cho việc mở ra hoa sen bên trong, và kinh nghiệm tức khắc sẽ bùng nổ.
Điều gì đã xảy ra với chiếc lá này? Lá rụng duyên dáng thế và đẹp thế, mặc dầu nó đã chết. Nó sẽ sớm biến mất trong đất, từ chỗ nó đã tới. Ngay lập tức, một nhận biết vô cùng, như tia chớp, nhoáng lên trong tâm trí của Lão Tử, rằng tâm thức của chúng ta cũng đã tới từ một nguồn, cũng hệt như chiếc lá này đã tới; nó đã biểu lộ, và sẽ lại đi vào trong không biểu lộ. Tâm thức chúng ta đã tới từ cội nguồn vĩnh hằng; một ngày nào đó nó sẽ lại đi vào cội nguồn của nó. Không có nhu cầu tìm ở bên ngoài - mọi thứ có ý nghĩa đều ở bên trong.
Tương truyền rằng trong những ngày đó ông ấy vẫn còn ngồi với mắt nhắm. Đệ tử của ông ấy thường cười ông ấy, "Không ai đã bao giờ nghe nói rằng bất kì ai đã trở nên chứng ngộ bằng việc thấy lá rơi." Nhưng nếu bạn nhìn vào trong lịch sử của chứng ngộ, có những tình huống kì lạ...
Về Mahavira chuyện kể rằng ông ấy đã trở nên chứng ngộ trong tư thế mà, ở Ấn Độ, là rất quen thuộc. Nó được gọi là tư thế vắt sữa bò - dường như ai đó ngồi với bình sữa và vắt sữa bò. Tôi không biết Mahavira đã làm gì, ông ấy đang vắt sữa con bò của ai; kinh sách không nói gì cả. Nhưng ông ấy đã trở nên chứng ngộ trong tư thế này. Điều đó không có nghĩa rằng bạn phải đi và mua bò. Từng người chứng ngộ đã trở nên chứng ngộ theo cách duy nhất riêng của mình.
Khi bạn trở nên chứng ngộ, chỉ thầy mới có thể nhận ra được điều đó. Điều đó cần cùng kinh nghiệm. Những người khác gần như mù; họ không bao giờ thấy ánh sáng đó. Họ có thể tin, nhưng họ không thể nhận ra được. Một điều là chắc chắn: khi bất kì người nào trở nên chứng ngộ, ngay lập tức phong cách sống kiểu lễ hội, lớn lao nảy sinh. Người đó trở thành lễ hội, người đó trở thành sáng tạo, người đó trở thành bài ca, điệu vũ. Cuộc sống của người đó không còn khổ sở, chịu đựng. Thực ra, cho dù người chứng ngộ thử, chỉ để có hương vị của khổ là gì, người đó nhất định không làm được.
Tôi đã thử hết sức - ngay giữa đêm, ngồi trên giường - "Thử chút khổ xem sao. Toàn thế giới đều có nó; phải có cái gì đó lớn lao trong nó." Tôi đã thử, cách này cách nọ; phía này và phía kia - chẳng cái gì xảy ra! Tôi đã cười, trong sự một mình của tôi, trong chiều sâu của đêm, "Trời - nghèo làm sao! Tôi không thể nào khổ được, mà tôi cũng không thể nào cùng cực được - không có cuộc sống thêm chút nào! Mọi người đều có cuộc sống lớn lao; tôi là người nghèo nhất." Nhưng thất bại nhiều lần tôi bỏ cái ý tưởng này. Giá mà tôi biết trước, tôi chắc đã không trở nên chứng ngộ. Cho nên tôi đã cảnh báo bạn. Đừng làm phiền tôi sau này, đừng hỏi tôi sau này, "Tại sao thầy làm cho tôi chứng ngộ?" Vì bạn sẽ mất mọi khổ, mọi chịu đựng, mọi thảm kịch lớn.
Một trong những đàn bà huyền bí, Meera, có bài ca hay, trong đó bà ấy nói, "Giá mà tôi biết trước, tôi chắc đã đi từ nhà nọ sang nhà kia để bảo mọi người đừng đạt tới những đỉnh cao này. Những đỉnh cao này là nguy hiểm - chúng dẫn các ông tới trần trụi hoàn toàn!"
Nhưng trong bài ca này bà ấy đang nhảy múa và chứng tỏ rằng bà ấy là một trong những người đàn bà phúc lạc nhất trên thế giới. Bà ấy chỉ đùa khi nói rằng giá mà bà ấy biết trước, bà ấy chắc đã đi từ nhà nọ sang nhà kia để bảo mọi người đừng trở nên chứng ngộ.
Tôi đồng ý với bà ấy. Tôi cũng chẳng biết gì về nó trước khi nó xảy ra. Đó là lí do tại sao tôi gọi nó là sét kim cương. Bạn không biết khi nào sét sẽ tới và đánh vào tim bạn và biến đổi bạn.
Nếu bạn yêu khổ quá nhiều, xin đừng bao giờ thiền; vì tôi đã chịu đựng - nhiều thứ thế đã đơn giản biến mất! Chỉ có một không gian thuần khiết, im lặng thế và linh thiêng thế. Nhưng mọi thứ khác đều mất. Nếu bạn sẵn sàng để mất khổ, và chịu đựng của bạn, và các thảm kịch của bạn, thế thì thiền đi. Bằng không, bạn sẽ giận tôi - tôi cảnh báo bạn.
Một bài thơ Thiền viết:
Cuối cùng phơi ra
trưởng thành của tâm linh.
Với con người của chứng ngộ, mọi người khác đơn giản là trì trệ; họ đã không trưởng thành. Mọi người đều già đi, nhưng điều đó không có nghĩa rằng mọi người trưởng thành. Già đi là hướng khác, chiều ngang; từ chiếc nôi tới nghĩa địa - trực tiếp! Bạn không phải hỏi bất kì ai nghĩa địa ở đâu, bạn sẽ tới đó. Và mọi người khác là sẵn sàng thế. Khoảnh khắc bạn dừng thở, không ai bận tâm chờ đợi; họ lập tức đem bạn ra nghĩa địa.
Nhưng trưởng thành là chiều khác toàn bộ: nó là chiều đứng. Nó chẳng liên quan gì tới tuổi tác. Nó chẳng liên quan gì tới thời gian. Nó có cái gì đó liên quan tới chín chắn, toàn vẹn, định tâm.
Bài cú của Chora viết:
Ngắm trăng:
nhìn nó, mây che;
không nhìn, nó trở thành rõ ràng.
Thiền có cách thức rất thơ ca để diễn đạt cái không thể diễn đạt được. Bây giờ Chora đang nói rằng nếu bạn nhìn vào nó, mây sẽ che trăng, vì chính ham muốn nhìn nó tạo ra mây. Bất kì khi nào bạn đầy ham muốn, bạn bị bao quanh bởi mây. Và khoảnh khắc bạn không muốn bất kì cái gì - thậm chí bạn không muốn mở mắt - mọi mây biến mất, và trăng chiếu sáng trong bầu trời trống rỗng và im lặng.
Nhà thơ Thiền khác:
Mây tới từ thời gian tới thời gian -
và mang tới cho người cơ hội nghỉ ngơi
khỏi nhìn trăng.
Trong thế giới của Thiền, có vài biểu tượng đặc biệt thường được dùng bởi các nhà thơ, hoạ sĩ, nhà huyền bí. Bạn sẽ bắt gặp tre lặp đi lặp lại, vì tre có phẩm chất của Thiền: chúng là hổng bên trong. Bên trong không có gì, và vì cái không này, chúng có thể trở thành sáo. Vì tính hổng bên trong này, bài ca có thể được sinh ra từ chúng. Mọi tre đều có năng lực trở thành sáo.

Với những lí do kì lạ này, những thứ nào đó đã trở thành rất biểu tượng của Thiền: trăng, vì nó phản xạ trong hồ, trong đại dương, trong sông. Có một trăng và cả triệu phản xạ, một tâm thức và cả triệu biểu hiện.
Cho nên khi bạn đọc Thiền, nhớ lấy, các biểu tượng không có nghĩa trong từ điển bình thường; chúng có phẩm chất đặc biệt dành cho chúng. Mây được dùng; bạn sẽ bắt gặp nhiều việc nói tới chúng. Toàn thể loạt bài này được dành cho mây, vì mây là biểu tượng, trong Thiền, cho tự do: không rễ, không cái gì buộc nó xuống, mọi hướng đều sẵn có để di chuyển, không bản đồ và không hướng dẫn - nhưng với chân giá trị làm sao, và với niềm vui làm sao! Mây cứ di chuyển từ đông sang tây, từ tây sang đông. Toàn thể bầu trời là lãnh thổ của nó; nó không biết tới biên giới.
Bởi lí do nào đó, Thiền đã lấy vài biểu tượng (mây, tre, trăng). Bạn phải hiểu chúng theo cách Thiền.
Trưởng thành tâm linh là gì?
Chỉ là thức tỉnh tới hư không của bạn. Đây là khó khăn: trưởng thành sẽ không bao giờ cho bạn ý tưởng về hư không. Nhưng chừng nào bạn chưa chạm tới không gian bên trong của bạn, chính là hư không im lặng và trống rỗng như bầu trời... nó là bầu trời bên trong của bạn. Một khi bạn lắng đọng trong bầu trời bên trong của bạn, bạn đã tìm thấy nhà và trưởng thành lớn nảy sinh trong hành động của bạn, trong hành vi của bạn. Thế thì bất kì cái gì bạn làm đều có duyên dáng trong nó. Thế thì bất kì điều gì bạn làm đều là thơ ca trong bản thân nó.
Bạn sống thơ ca; việc bước đi của bạn trở thành điệu vũ, im lặng của bạn trở thành âm nhạc.
Trưởng thành được ngụ ý là bạn đã về tới nhà. Bạn không còn là đứa trẻ phải lớn lên - bạn đã lớn lên rồi. Bạn đã chạm tới chiều cao của tiềm năng của bạn. Lần đầu tiên, theo một nghĩa kì lạ bạn không hiện hữu, và bạn hiện hữu. Bạn không trong các ý tưởng cũ, các tưởng tượng, trong việc hiểu cũ của bạn về bản thân bạn. Mọi thứ đã trôi mất hết. Bây giờ cái gì đó mới nảy sinh trong bạn, tuyệt đối mới mẻ và trong trắng, cái biến đổi toàn thể cuộc sống của bạn thành niềm vui. Bạn đã trở thành người lạ với thế giới khổ sở. Bạn không tạo ra khổ cho bản thân bạn hay cho bất kì ai khác. Bạn sống cuộc sống của bạn trong tự do toàn bộ, không có bất kì cân nhắc nào về điều người khác sẽ nói.
Những người bao giờ cũng cân nhắc về người khác và ý kiến của họ, là chưa trưởng thành. Họ phụ thuộc vào ý kiến của người khác; họ không thể làm bất kì cái gì một cách đích thực, chân thực. Họ không thể nói điều họ muốn nói, họ nói điều người khác muốn nghe.
Các chính khách nói những điều mà bạn muốn nghe. Họ cho bạn lời hứa hẹn bạn muốn. Họ biết hoàn toàn rõ rằng họ không thể hoàn thành được những hứa hẹn đó, mà họ cũng chẳng có ý định nào để hoàn thành chúng. Nhưng nếu họ nói đích xác, chân thực, dù tình huống là thế nào, và làm rõ ràng cho bạn rằng nhiều thứ bạn đang yêu cầu là không thể được, rằng chúng không thể nào được thực hiện, họ sẽ bị tống ra khỏi quyền lực. Bạn sẽ không chọn chính khách lương thiện.
Nó là một thế giới rất kì lạ. Nó gần như là nhà thương điên. Nếu, trong nhà thương điên này, bạn trở nên tỉnh táo và nhận biết về bản thể bạn, bạn được phúc lành.
Trước khi chúng ta đi vào trong thế giới mất trí, chỉ để có cái nhìn vào điều đang xảy ra bên ngoài...
Linh mục già Pooper chết, và chỉ để lại các hoá đơn chưa thanh toán đằng sau. Sau bác sĩ, bệnh viện, và mọi người khác đã được giải quyết, không còn lại tiền để đem chôn ông già này. Thế là bà Nutcan quyết định bà ấy sẽ đi quanh thị trấn và đề nghị những người có biết linh mục giúp trang trải cho việc chôn cất tử tế. Bà ấy thấy nó không phải là nhiệm vụ dễ dàng, nhưng sau nhiều giờ dài cho công việc thành tâm, tiền thu được của bà ấy chỉ là một đô la còn thiếu cho đám tang.
Bà ấy nhìn quanh, nhưng dường như bà ấy đã hỏi mọi người rồi. Đột nhiên bà ấy chú ý tới một người lạ đang ngồi ở trạm dừng xe bus. Thật kinh ngạc, hoá ra đó là Swami Deva Coconut.
Bà tiến tới ông ấy và nói bằng giọng mệt mỏi và lo âu, "Ông có thể cho tôi một đô la để chôn linh mục được không?"
Coconut nhảy lên, móc ví ra, và đưa cho bà ấy một số tiền. "Thưa bà," anh ấy nói, "đây là năm đô la. Xin bà đi và chôn năm đứa chúng!"
Phàn nàn về sự xa cách giữa các toà nhà trong khuôn viên, Velma, con gái bác sĩ thú y, viết thư về nhà xin tiền mua xe đạp. Nhưng lúc tiền tới, cô ấy đã đổi ý và thay vào đó đã mua một con khỉ nuôi.
Sau vài tuần, Velma khám phá ra rằng con vật này bắt đầu mất cả lông. Hi vọng rằng bố mình có thể biết cách chữa, Velma viết, "Mọi lông đang rụng khỏi con khỉ của con - con phải làm gì?"
Bố cô ấy gửi một bức điện tín nhanh nói: "Bán xe đạp đi!"
Moe, Larry và Curly, ba nhà trí thức hàng đầu của Ba Lan, và những người bạn Do Thái của họ, Matzo, Bagel và Groucho, tất cả cùng đáp chuyến tầu hoả từ Warsaw tới Geneva.
Tại ga ở Warsaw, những người Polacks mua ba vé, và thế rồi ngạc nhiên khi họ thấy những người Do Thái chỉ mua một vé.
"Sao các bạn chỉ mua có một vé thôi?" Moe người Polack hỏi.
"Cứ quan sát đi," Matzo nói. "Anh có thể học được điều gì đó."
Tất cả họ lên tầu và trên đường đi. Thế rồi, ngay trước khi người soát vé tới, ba người Do Thái cầm một vé và tự khoá họ lại trong buồng tắm. Người soát vé bấm lỗ ba vé của người Polack, thế rồi đi tới cửa buồng tắm. Ông ta gõ cửa, và nói, "Soát vé, xin đưa vé ra." Cửa phòng tắm mở ra chút xíu, và một tay thò ra chiếc vé. Người soát vé bấm lỗ vé, và đi tiếp.
Những người Polacks quan sát điều này và thực sự bị ấn tượng.
Về sau, khi trở về Warsaw, ba người Polacks và ba người Do Thái lại lên cùng chuyến tàu. Lần này những người Polacks chỉ mua một vé, nhưng họ để ý rằng người Do Thái chả mua vé nào.
Thế rồi, ngay trước khi người soát vé sắp tới, tất cả người Polacks lao vào phòng tắm và khoá nó lại. Thế rồi Matzo, Bagel và Groucho đi vào phòng tắm bên cạnh, nhưng trước khi Groucho vào, anh ta gõ cửa chỗ người Polacks đang dồn cục lại và nói, "Soát vé, xin đưa vé ra!"
Jimmy bị lạc trong sa mạc. Anh ta lang thang trong hai ngày, gần chết khát, thì anh ta đi tới một nữ tu viện. Anh ta biết các xơ sẽ không cho anh ta vào vì anh ta là đàn ông, cho nên anh ta nhảy qua tường. Anh ta thấy buồng tắm gần nhất và uống thoả sức. Thế rồi anh ta quyết định tắm.
Anh ta vừa mới cởi quần áo, thì anh ta nghe thấy hai xơ đang đi tới. Họ đi vào nhà tắm, cho nên anh ta nhảy ra sau rèm tắm, vẫn trần truồng.
Khi các xơ bước vào, họ thấy chim của Jimmy thò ra đằng sau rèm. "Cái gì thế nhỉ?" một xơ nói.
"Tôi không biết," xơ kia đáp, và đi tới và kéo nó. Nghĩ thoáng qua, Jimmy ném ra miếng xà phòng.
"Trông này!" xơ kêu lên, "máy xà phòng!"
Thế là xơ kia kéo nó và Jimmy lại ném thêm xà phòng ra. Thế rồi xơ thứ nhất lại kéo nó, nhưng Jimmy không còn xà phòng nữa. Thế là cô ấy lại kéo nữa, kéo nữa, kéo nữa.
Đột nhiên cô ấy quay sang xơ kia và kêu lên, "Trông này! Dầu gội đầu!"



0 Đánh giá

Ads Belove Post