Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 1 Chương 1. Thế giới Mật Tông

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 1 Chương 1. Thế giới Mật Tông

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 1 - Osho
Vigyan Bhairav Tantra Vol. 1
Chương 1. Thế giới Mật Tông


Kinh:
Devi hỏi:
Ơi Shiva, thực tại của ngài là gì?
Vũ trụ đầy ngạc nhiên này là gì?
Cái gì cấu thành nên hạt mầm?
Ai làm trung tâm cho bánh xe vũ trụ?
Cuộc sống này là gì bên ngoài hình tướng tràn ngập các hình tướng?
Làm sao chúng ta có thể đi vào nó một cách đầy đủ, trên không gian và thời gian, tên và mô tả?
Để cho hoài nghi của tôi được làm sáng tỏ!
Vài điểm giới thiệu. Thứ nhất, thế giới của Vigyan Bgairave Mật Tông không phải là trí tuệ, nó không là triết lí. Học thuyết là vô nghĩa với nó. Nó liên quan tới phương pháp, tới kĩ thuật - không tới nguyên lí chút nào. Từ ‘tantra-Mật Tông' ngụ ý kĩ thuật, phương pháp, con đường. Cho nên nó không triết lí - lưu ý tới điều này. Nó không quan tâm tới vấn đề trí tuệ và truy vấn. Nó không quan tâm tới “tại sao” của mọi thứ, nó quan tâm tới “làm sao”; không với chân lí là gì, mà cách chân lí có thể được đạt tới.
Mật Tông ngụ ý kĩ thuật. Cho nên chuyên luận này là chuyên luận khoa học. Khoa học không quan tâm tới tại sao, khoa học quan tâm tới làm sao. Đó là khác biệt cơ bản giữa triết học và khoa học. Triết học hỏi, "Tại sao có sự tồn tại này?" Khoa học hỏi, "Làm sao sự tồn tại này hoạt động?" Khoảnh khắc bạn hỏi câu hỏi này, làm sao?, phương pháp, kĩ thuật, trở thành quan trọng. Các lí thuyết trở thành vô nghĩa; kinh nghiệm trở thành trung tâm.
Mật Tông là khoa học, Mật Tông không phải là triết học. Hiểu triết học là dễ vì chỉ trí tuệ của bạn được cần. Nếu bạn có thể hiểu ngôn ngữ, nếu bạn có thể hiểu khái niệm, bạn có thể hiểu được triết học. Bạn không cần thay đổi; bạn không được yêu cầu biến đổi. Như bạn vậy, bạn có thể hiểu được triết học - nhưng không hiểu Mật Tông.
Bạn sẽ cần thay đổi... đúng hơn, chuyển hoá. Chừng nào bạn chưa khác đi, Mật Tông không thể được hiểu, vì Mật Tông không phải là vấn đề trí tuệ, nó là kinh nghiệm. Chừng nào bạn chưa cảm nhận, sẵn sàng, mong manh cho kinh nghiệm, nó sẽ tới với bạn.
Triết học quan tâm tới tâm trí. Đầu của bạn là đủ; tính toàn bộ của bạn không được yêu cầu. Mật Tông cần bạn trong tính toàn bộ của bạn. Nó là thách thức sâu hơn. Bạn sẽ phải hiện hữu trong nó một cách toàn thể. Nó là không phân mảnh. Cách đi vào khác, thái độ khác, tâm trí khác để đón nhận nó là được cần. Vì điều này, Devi đang hỏi các câu hỏi rõ ràng về triết học. Mật Tông bắt đầu với những câu hỏi của Devi. Mọi câu hỏi đều có thể được xử trí một cách triết học.
Thực sự, bất kì câu hỏi nào đều có thể được xử trí theo hai cách: theo triết lí hay theo tính toàn bộ, tính trí tuệ hay tính tồn tại. Chẳng hạn, nếu ai đó hỏi, "Yêu là gì?" bạn có thể xử trí nó theo cách trí tuệ, bạn có thể thảo luận, bạn có thể đề đạt các lí thuyết, bạn có thể tranh biện ủng hộ một giả thuyết đặc thù. Bạn có thể tạo ra hệ thống, học thuyết - và bạn có thể không có yêu chút nào.
Để tạo ra học thuyết, kinh nghiệm không được cần tới. Thực sự, ngược lại, bạn càng biết ít càng tốt hơn vì thế thì bạn có thể đề nghị một hệ thống mà không ngần ngại gì. Chỉ người mù có thể dễ dàng định nghĩa ánh sáng là gì. Khi bạn không biết, bạn mạnh bạo. Người dốt bao giờ cũng mạnh bạo; người trí thức ngần ngại. Và bạn càng biết nhiều, bạn càng cảm thấy rằng nền đất đang tan biến. Bạn càng biết nhiều, bạn càng cảm thất bạn dốt làm sao. Và những người thực sự trí huệ, họ trở thành người dốt. Họ trở thành đơn giản như trẻ con, hay đơn giản như kẻ ngốc.
Bạn càng biết ít, càng tốt. Có tính triết học, có tính giáo điều, có tính lí luận - điều này là dễ. Giải quyết một vấn đề về mặt trí tuệ là rất dễ. Nhưng giải quyết một vấn đề về mặt tồn tại - không chỉ nghĩ về nó, mà sống qua nó, đi qua nó, cho phép bản thân bạn được biến đổi qua nó - là khó. Đó là, để biết yêu người ta sẽ phải ở trong yêu. Điều đó là nguy hiểm vì bạn sẽ không còn như cũ nữa. Kinh nghiệm này sẽ làm thay đổi bạn. Khoảnh khắc bạn đi vào yêu, bạn đi vào một người khác. Và khi bạn đi ra bạn sẽ không có khả năng nhận ra mặt cũ của bạn; nó sẽ không thuộc vào bạn. Sự gián đoạn sẽ xảy ra. Bây giờ có kẽ hở, người cũ chết đi và người mới đã tới. Đó là điều được biết là tái sinh - được sinh ra hai lần.
Mật Tông không có tính triết lí và có tính tồn tại. Cho nên tất nhiên Devi hỏi các câu hỏi mà dường như là triết học, nhưng Shiva lại không trả lời chúng theo cách đó. Vậy tốt hơn là hiểu nó ngay từ đầu; bằng không bạn sẽ bị phân vân, vì Shiva sẽ không trả lời câu hỏi. Mọi câu hỏi mà Devi đang hỏi, Shiva sẽ không trả lời chút nào. Và dầu vậy ông ấy trả lời! Và thực sự, chỉ ông ấy đã trả lời chúng chứ không ai khác - nhưng trên bình diện khác.
Devi hỏi, "Thực tại của ngài là gì, thưa ngài?" Ông ấy sẽ không trả lời điều đó. Ngược lại, ông ấy sẽ cho một kĩ thuật. Và nếu Devi trải qua kĩ thuật này, cô ấy sẽ biết. Cho nên câu trả lời này là đi vòng; nó không đi thẳng. Ông ấy sẽ không trả lời "Ta là ai." Ông ấy sẽ cho kĩ thuật - làm nó và bạn sẽ biết.
Với Mật Tông, làm là biết, và không có việc biết khác. Chừng nào bạn chưa làm cái gì đó, chừng nào bạn chưa thay đổi, chừng nào bạn chưa có cảnh quan khác để nhìn vào, để nhìn cùng, chừng nào bạn chưa di chuyển theo chiều hướng khác hơn trí tuệ, không có câu trả lời. Câu trả lời có thể được cho - chúng toàn là nói dối. Mọi triết lí đều là nói dối. Bạn hỏi một câu hỏi và triết học cho bạn câu trả lời. Điều đó thoả mãn bạn hoặc không thoả mãn bạn. Nếu nó thoả mãn bạn, bạn trở thành người thay đổi chính kiến sang triết học, nhưng bạn vẫn còn như cũ. Nếu nó không thoả mãn bạn, bạn liên tục đi tìm triết học khác nào đó để được thay đổi chính kiến. Nhưng bạn vẫn còn như cũ; bạn không bị chạm tới chút nào, bạn không được thay đổi.
Cho nên dù bạn là người Hindu hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo hay người Jain, điều đó không tạo ra khác biệt. Người thực đằng sau mẽ ngoài của người Hindu hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo là như nhau. Chỉ lời khác nhau, hay quần áo. Người đi nhà thờ hay đền chùa hay nhà thờ hồi giáo là cùng một người. Chỉ mặt khác nhau, và chúng là những bộ mặt giả; chúng là mặt nạ. Đằng sau mặt nạ bạn sẽ thấy cùng một người - cùng giận dữ, cùng hung hăng, cùng bạo hành, cùng tham lam, cùng thèm khát - mọi thứ là một. Tính dục của người Mô ha mét giáo có khác với tính dục của người Hindu không? Bạo hành của người Ki tô giáo có khác với bạo hành của người Hindu không? Nó là cùng một thứ! Thực tại còn lại như nhau, chỉ quần áo là khác.
Mật Tông không quan tâm tới quần áo của bạn, Mật Tông quan tâm tới bạn. Nếu bạn hỏi một câu hỏi, nó chỉ ra bạn đang ở đâu. Nó cũng chỉ ra rằng dù bạn ở bất kì chỗ nào bạn không thể thấy được; đó là lí do tại sao có câu hỏi này. Người mù hỏi, "Ánh sáng là gì?" và triết học sẽ bắt đầu trả lời ánh sáng là gì. Mật Tông sẽ chỉ biết điều này: nếu một người hỏi "Ánh sáng là gì?" điều đó chỉ ra duy nhất rằng người đó mù. Mật Tông sẽ bắt đầu làm việc trên người này, thay đổi người này, để cho người này có thể thấy được. Mật Tông sẽ không nói ánh sáng là gì. Mật Tông sẽ nói cách đạt tới cái nhìn sâu, cách đạt tới việc thấy, cách đạt tới cái nhìn. Khi cái nhìn có đó, câu trả lời sẽ có đó. Mật Tông sẽ không cho bạn câu trả lời; Mật Tông sẽ cho bạn kĩ thuật để đạt tới câu trả lời.
Bây giờ, câu trả lời này sẽ không có tính trí tuệ. Nếu bạn nói cái gì đó về ánh sáng cho người mù, đây là tính trí tuệ. Nếu bản thân người mù trở nên có khả năng thấy, đây là tính tồn tại. Đây là điều tôi ngụ ý khi tôi nói rằng Mật Tông có tính tồn tại. Cho nên Shiva sẽ không trả lời các câu hỏi của Devi, dầu vậy, ông ấy sẽ trả lời - điều thứ nhất.
Điều thứ hai: đây là một kiểu ngôn ngữ khác. Bạn phải biết cái gì đó về nó trước khi bạn đi vào nó. Mọi chuyên luận Mật Tông đều là đối thoại giữa Shiva và Devi. Devi hỏi và Shiva trả lời. Mọi chuyên luận Mật Tông đều bắt đầu theo cách đó. Tại sao? Tại sao lại phương pháp này? Nó rất có ý nghĩa. Nó không phải là đối thoại giữa thầy giáo và đệ tử, nó là đối thoại giữa hai người yêu. Và Mật Tông tạo ra ý nghĩa qua điều đó là một điều rất có nghĩa: rằng các giáo huấn sâu hơn không thể được trao cho chừng nào chưa có yêu giữa hai người - đệ tử và thầy. Đệ tử và thầy phải trở thành những người yêu sâu sắc. Chỉ thế thì cái cao hơn, cõi bên kia mới có thể được diễn đạt.
Cho nên nó là ngôn ngữ của yêu; đệ tử phải trong thái độ của yêu. Nhưng không chỉ điều này, bởi vì bạn bè có thể là người yêu. Mật Tông nói đệ tử hành động như sự cảm nhận, cho nên đệ tử phải trong sự cảm nhận nữ tính; chỉ thế thì cái gì đó mới là có thể. Bạn không cần là đàn bà để là đệ tử, nhưng bạn cần có thái độ nữ tính về cảm nhận. Khi Devi hỏi, điều đó ngụ ý thái độ nữ tính hỏi. Tại sao có nhấn mạnh này vào thái độ nữ tính?
Đàn ông và đàn bà không chỉ khác nhau về thể chất, họ khác nhau về tâm lí. Giới tính không chỉ là khác biệt trong thân thể; nó là khác biệt trong tâm lí nữa. Tâm trí nữ tính ngụ ý cảm nhận - cảm nhận toàn bộ, buông xuôi, yêu. Đệ tử cần tâm lí nữ tính; bằng không người đó sẽ không có khả năng học. Bạn có thể hỏi, nhưng nếu bạn không mở thế thì bạn không thể được trả lời. Bạn có thể hỏi câu hỏi và dầu vậy vẫn còn đóng. Thế thì câu trả lời không thể xuyên thấu vào bạn. Cửa của bạn bị đóng; bạn chết. Bạn không mở.
Cảm nhận nữ tính ngụ ý cảm nhận như bụng mẹ trong chiều sâu bên trong, để cho bạn có thể nhận được. Và không chỉ có điều đó - nhiều thứ hơn nữa được bao hàm. Đàn bà không chỉ nhận cái gì đó, khoảnh khắc cô ấy nhận nó, nó trở thành một phần thân thể cô ấy. Đứa trẻ được nhận. Người đàn bà có mang; khoảnh khắc có mang thai, đứa trẻ đã trở thành một phần của thân thể nữ. Nó không phải là xa lạ, nó không là ngoại lai. Nó đã được hấp thu. Bây giờ đứa trẻ sẽ sống không như cái gì đó được thêm vào cho người mẹ, mà như một phần, như người mẹ. Và đứa trẻ không chỉ được nhận: thân thể nữ trở thành sáng tạo; đứa trẻ bắt đầu lớn lên.
Đệ tử cần tính cảm nhận như bụng mẹ. Bất kì cái gì được nhận đều không phải là được thu thập như tri thức chết. Nó phải lớn lên trong bạn; nó phải trở thành máu và xương trong bạn. Nó phải trở thành một phần, bây giờ! Việc lớn lên này sẽ làm thay đổi bạn, sẽ làm biến đổi bạn - người nhận. Đó là lí do tại sao Mật Tông dùng phương cách này. Mọi chuyên luận đều bắt đầu với Devi hỏi câu hỏi và Shiva đáp lại nó. Devi là vợ của Shiva, phần nữ tính của ông ấy.
Một điều nữa.... Bây giờ tâm lí học hiện đại, đặc biệt tâm lí học chiều sâu, nói rằng con người là cả đàn ông và đàn bà. Không ai chỉ là nam và không ai chỉ là nữ; mọi người đều là lưỡng giới. Cả hai giới có đó. Đây là nghiên cứu rất mới ở phương Tây, nhưng với Mật Tông điều này đã là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong hàng nghìn năm. Bạn phải đã thấy vài bức tranh về Shiva là ardhanarishwar - nửa đàn ông, nửa đàn bà. Không có khái niệm khác nào giống nó trong toàn thể lịch sử con người. Shiva được mô tả là nửa đàn ông, nửa đàn bà.
Cho nên Devi không chỉ là vợ, cô ấy là nửa kia của Shiva. Và chừng nào đệ tử chưa trở thành nửa kia của thầy, không thể nào truyền đạt được giáo huấn cao hơn, phương pháp bí truyền. Khi bạn trở thành một thế thì không có hoài nghi. Khi bạn là một với thầy - là một toàn bộ thế, là một sâu sắc thế - không có biện minh, không logic, không suy luận. Người ta đơn giản hấp thu; người ta trở thành bụng mẹ. Và thế thì giáo huấn này bắt đầu lớn lên trong bạn và làm thay đổi bạn.
Đó là lí do tại sao Mật Tông được viết trong ngôn ngữ yêu. Cái gì đó cũng phải được hiểu về ngôn ngữ yêu. Có hai kiểu ngôn ngữ: ngôn ngữ logic và ngôn ngữ yêu. Có khác biệt cơ bản giữa hai ngôn ngữ này.
Ngôn ngữ logic có tính lấn lướt, tranh cãi, bạo hành. Nếu tôi dùng ngôn ngữ logic tôi trở thành lấn lướt trên tâm trí bạn. Tôi cố thuyết phục bạn, chuyển đổi bạn, làm ra con rối từ bạn. Luận cứ của tôi là "đúng" còn bạn là “sai." Ngôn ngữ logic lấy bản ngã làm trung tâm: "Tôi đúng và bạn sai, cho nên tôi phải chứng minh rằng tôi đúng và bạn sai." Tôi không quan tâm tới bạn, tôi quan tâm tới bản ngã của tôi. Bản ngã của tôi bao giờ cũng "đúng."
Ngôn ngữ yêu là khác toàn bộ. Tôi không quan tâm tới bản ngã của tôi; tôi quan tâm tới bạn. Tôi không quan tâm tới chứng minh cái gì đó, tới làm mạnh cho bản ngã của tôi. Tôi quan tâm tới giúp bạn. Chính từ bi giúp cho bạn trưởng thành, giúp cho bạn biến đổi, giúp cho bạn được tái sinh.
Thứ hai, logic bao giờ cũng mang tính trí tuệ. Khái niệm và nguyên lí sẽ có ý nghĩa, biện luận sẽ có ý nghĩa. Với ngôn ngữ yêu, điều được nói là không có ý nghĩa thế; thay vì thế, chính cách thức nó được nói mới có ý nghĩa. Cái chứa đựng, lời là không quan trọng; nội dung, thông điệp là quan trọng hơn. Nó là việc nói chuyện tâm với tâm, không là thảo luận tâm trí với tâm trí. Nó không phải là tranh cãi, nó là giao cảm.
Cho nên điều này là hiếm hoi: Devi đang ngồi trong lòng của Shiva và hỏi, còn Shiva trả lời. Nó là đối thoại yêu - không xung đột, dường như Shiva đang nói cho bản thân ông ấy. Tại sao có nhấn mạnh này vào yêu - ngôn ngữ yêu? Vì nếu bạn ở trong yêu với thầy bạn, thế thì toàn thể động thái thay đổi; nó trở thành khác. Thế thì bạn không nghe lời của thầy. Thế thì bạn đang uống thầy. Thế thì lời là không liên quan. Thực sự, im lặng giữa các lời trở thành nhiều ý nghĩa hơn. Điều thầy nói có thể có nghĩa hay nó có thể không có nghĩa... nhưng mắt thầy, cử chỉ của thầy, từ bi của thầy, yêu của thầy có nghĩa.
Đó là lí do tại sao Mật Tông có phương cách cố định, có cấu trúc. Mọi chuyên luận đều bắt đầu bằng việc Devi hỏi và Shiva trả lời. Không biện luận nào diễn ra là có đó, không phí lời. Không biện luận nào sẽ có đó, không phí lời. Có những phát biểu rất đơn giản về sự kiện, các thông điệp điện tín mà không tính tới thuyết phục, chỉ để có quan hệ.
Nếu bạn đương đầu với Shiva bằng câu hỏi với tâm trí đóng, ông ấy sẽ không trả lời bạn theo cách này. Đầu tiên tính đóng của bạn phải bị phá vỡ. Thế rồi ông ấy sẽ phải lấn lướt. Thế thì các định kiến của bạn, thế thì các quan niệm trước của bạn phải bị phá huỷ. Chừng nào bạn còn chưa xoá đi hoàn toàn quá khứ của bạn, không cái gì có thể được trao cho bạn. Nhưng điều này không là vậy với vợ của ông ấy Devi; với Devi không có quá khứ.
Nhớ, khi bạn đang trong yêu sâu sắc tâm trí bạn dừng hiện hữu. Không có quá khứ; chỉ khoảnh khắc hiện tại trở thành mọi thứ. Khi bạn trong yêu hiện tại là thời gian duy nhất, bây giờ là tất cả - không quá khứ, không tương lai. Cho nên Devi chỉ mở. Không có phòng thủ - không cái gì bị xoá bỏ, không cái gì bị phá huỷ. Đất sẵn sàng, chỉ hạt mầm phải được gieo. Đất không chỉ sẵn sàng, mà đón chào, tiếp nhận, yêu cầu được thụ thai.
Cho nên mọi lời nói này mà chúng ta sẽ thảo luận sẽ có tính chất vắn tắt. Chúng chỉ là lời kinh, nhưng từng lời kinh, từng thông điệp vắn tắt được Shiva trao cho là xứng đáng với Veda, xứng đáng với Kinh Thánh, xứng đáng với Koran. Từng câu một có thể trở thành cơ sở của kinh sách lớn. Kinh sách là logic - bạn phải đề nghị, bảo vệ, tranh cãi. Ở đây không có biện luận, chỉ những phát biểu đơn giản về yêu.
Thứ ba, chính các từ Vigyana Bhairava Mật Tông ngụ ý kĩ thuật đi ra ngoài ý thức. Vigyana có nghĩa ý thức, bhairava có nghĩa trạng thái bên ngoài ý thức, và Mật Tông có nghĩa phương pháp: phương pháp đi ra ngoài ý thức. Đây là học thuyết tối thượng - không có bất kì học thuyết nào.
Chúng ta vô ý thức, cho nên mọi giáo huấn tôn giáo đều liên quan tới cách đi ra ngoài vô ý thức, cách có ý thức. Chẳng hạn, Krishnamurti, Thiền, tất cả họ đều quan tâm tới cách tạo ra nhiều ý thức hơn, vì chúng ta vô ý thức. Cho nên làm sao để nhận biết hơn, tỉnh táo hơn? Từ vô ý thức, làm sao chuyển tới có ý thức?
Nhưng Mật Tông nói rằng đây là nhị nguyên - vô ý thức và ý thức. Nếu bạn chuyển từ vô ý thức sang ý thức, bạn đang chuyển từ nhị nguyên này sang nhị nguyên kia. Đi ra bên ngoài cả hai đi! Chừng nào bạn chưa đi ra ngoài cả hai bạn không bao giờ có thể đạt tới điều tối thượng, cho nên không là vô ý thức không là ý thức; cứ đi ra ngoài, chỉ hiện hữu. Không là ý thức không là vô ý thức - chỉ hiện hữu! Điều này đi ra ngoài yoga, đi ra ngoài Thiền, đi ra ngoài mọi giáo huấn.
'Vigyana' ngụ ý có ý thức, và 'bhairava' là một thuật ngữ đặc biệt, thuật ngữ Mật Tông dành cho người đã đi ra ngoài. Đó là lí do tại sao Shiva nổi tiếng khi Bhairava và Devi được biết tới như những người Bhairavi - những người đã đi ra ngoài các nhị nguyên.
Trong kinh nghiệm của chúng ta chỉ yêu có thể cho thoáng nhìn. Đó là lí do tại sao yêu trở thành phương cách rất cơ bản để truyền đạt trí huệ Mật Tông. Trong kinh nghiệm của chúng ta, chúng ta có thể nói rằng duy nhất yêu là cái gì đó đi ra ngoài nhị nguyên. Khi hai người đang trong yêu, họ càng đi sâu hơn vào trong nó, họ càng ít là hai, họ càng trở thành một hơn. Và một điểm tới và đỉnh được đạt tới khi họ chỉ dường như là hai. Bên trong họ là một; nhị nguyên bị siêu việt lên.
Chỉ theo nghĩa này mà lời của Jesus nói rằng "Thượng đế là yêu" trở thành có nghĩa; bằng không thì không có nghĩa. Trong kinh nghiệm của chúng ta, yêu là gần Thượng đế nhất. Không phải là Thượng đế đang yêu, như người Ki tô giáo liên tục diễn giải - rằng Thượng đế có tình yêu của người cha dành cho bạn. Vô nghĩa! "Thượng đế là yêu" là phát biểu Mật Tông. Nó ngụ ý yêu là thực tại duy nhất trrong kinh nghiệm của chúng ta, điều đạt tới gần Thượng đế nhất, tới điều thiêng liêng. Tại sao? Vì trong yêu tính một được cảm thấy. Thân thể vẫn còn là hai, nhưng cái gì đó bên ngoài thân thể hội nhập và trở thành một.
Đó là lí do tại sao có nhiều thèm muốn thế về dục. Thèm muốn thực là đi theo tính một, nhưng tính một đó không phải là tính dục. Trong dục hai thân thể chỉ có một cảm giác lừa dối về việc trở thành một, nhưng chúng không là một, chúng chỉ được nối với nhau. Nhưng trong một khoảnh khắc hai thân thể quên mất bản thân chúng trong nhau, và tính một vật lí nào đó được cảm thấy. Thèm khát này không xấu, nhưng dừng lại ở nó là nguy hiểm. Thèm khát này chỉ ra thôi thúc sâu hơn để cảm thấy tính một.
Trong yêu, trên bình diện cao hơn, người này trong di chuyển, hội nhập vào trong người kia, và có cảm giác về tính một. Nhị nguyên tan biến. Chỉ trong yêu bất nhị này chúng ta mới có thể có thoáng nhìn về cái gì là trạng thái của người Bhairava. Chúng ta có thể nói rằng trạng thái của người Bhairava là yêu tuyệt đối mà không quay lại, từ đỉnh của yêu không có việc rơi lại. Nó vẫn còn trên đỉnh.
Chúng ta đã làm chỗ trú ngụ của Shiva ở trên Kailash. Điều đó đơn giản mang tính biểu tượng: nó là đỉnh cao nhất, đỉnh linh thiêng nhất. Chúng ta đã làm nó thành chỗ trú ngụ của Shiva. Chúng ta có thể đi tới đó nhưng chúng ta sẽ phải đi xuống, nó không thể là chỗ trú ngụ của chúng ta. Chúng ta có thể tiếp tục cuộc hành hương. Nó là teerthyatra - cuộc hành hương, cuộc hành trình. Chúng ta có thể chạm tới đỉnh cao nhất đó trong một khoảnh khắc; thế rồi chúng ta sẽ phải đi ngược lại.
Trong yêu cuộc hành hương linh thiêng này xảy ra, nhưng không cho mọi người vì hầu như không ai đi ra ngoài dục. Cho nên chúng ta liên tục sống trong thung lũng, thung lũng tối tăm. Đôi khi ai đó đi tới đỉnh của yêu, nhưng thế rồi người đó rơi trở lại vì nó choáng váng thế. Nó cao thế và bạn thấp thế, và khó sống ở đó thế. Những người đã yêu, họ biết thường xuyên trong yêu là khó thế nào. Người ta phải quay đi quay lại mãi. Nó là chỗ trú ngụ của Shiva. Ông ấy sống ở đó; nó là nhà của ông ấy.
Người Bhairava sống trong yêu; đó là chỗ trú ngụ của người đó. Khi tôi nói rằng đó là chỗ trú ngụ của người đó, tôi ngụ ý bây giờ người đó thậm chí không nhận biết về yêu - vì nếu bạn sống trên Kailash bạn sẽ không nhận biết rằng đây là Kailash, đây là đỉnh. Đỉnh này trở thành bình nguyên. Shiva không nhận biết về yêu. Chúng ta nhận biết về yêu vì chúng ta sống trong không yêu. Và vì sự tương phản chúng ta cảm thấy yêu. Trạng thái của người Bhairava ngụ ý rằng người ta đã trở thành yêu, không là việc yêu; người ta đã trở thành yêu, người ta sống trên đỉnh này. Đỉnh này đã trở thành chỗ trú ngụ của người ta.
Làm sao làm cho đỉnh cao nhất này thành có thể: bên ngoài nhị nguyên, bên ngoài vô ý thức, bên ngoài ý thức, bên ngoài thân thể và linh hồn, bên ngoài thế giới này và thế giới bên kia, cái gọi là mokcha - giải thoát? Làm sao đạt tới đỉnh này? Kĩ thuật này là Mật Tông. Nhưng Mật Tông là kĩ thuật thuần khiết, cho nên nó sẽ khó hiểu. Trước hết chúng ta hãy hiểu các câu hỏi, điều Devi đang hỏi.
Ơi Shiva, thực tại của ngài là gì?
Tại sao có câu hỏi này? Bạn cũng có thể hỏi câu hỏi này, nhưng nó sẽ không mang cùng nghĩa. Cho nên cố hiểu tại sao Devi hỏi, thực tại của ngài là gì? Devi đang trong yêu sâu sắc. Khi bạn đang trong yêu sâu sắc, lần đầu tiên bạn đương đầu với thực tại bên trong. Thế thì Shiva không phải là hình tướng, thế thì Shiva không là thân thể. Khi bạn đang trong yêu, thân thể của người yêu tuột mất, biến mất. Hình tướng không còn nữa và cái vô hình được hiển lộ. Bạn đối diện với vực thẳm. Đó là lí do tại sao chúng ta sợ yêu thế. Chúng ta có thể đối diện với thân thể, chúng ta có thể mặt đối mặt, chúng ta có thể đối diện với hình tướng, nhưng chúng ta sợ việc đối diện với vực thẳm.
Nếu bạn yêu ai đó, nếu bạn thực sự yêu, thân thể người đó nhất định biến mất. Trong những khoảnh khắc nào đó của cực đỉnh, của đỉnh, hình tướng sẽ biến mất, và qua người yêu bạn sẽ đi vào cái vô hình tướng. Đó là lí do tại sao chúng ta sợ - nó là việc rơi vào trong vực thẳm không đáy. Cho nên câu hỏi này không chỉ là tò mò đơn giản:
Ơi Shiva, thực tại của ngài là gì?
Devi phải đã rơi vào yêu hình tướng. Mọi sự bắt đầu theo cách đó. Cô ấy phải đã yêu người này như một người đàn ông, và bây giờ khi yêu đã tới tuổi, khi yêu đã nở hoa, người này đã biến mất. Người này đã trở thành vô hình tướng. Bây giờ người này không được tìm thấy ở đâu.
Ơi Shiva, thực tại của ngài là gì?
Đó là câu hỏi được hỏi trong khoảnh khắc yêu rất mãnh liệt. Và khi các câu hỏi nảy sinh, chúng trở thành khác đi tương ứng với tâm trí mà chúng được hỏi.
Cho nên tạo ra tình huống đi, chỗ của câu hỏi này trong tâm trí bạn. Devi phải lúng túng - Shiva đã biến mất. Khi yêu đạt tới đỉnh của nó người yêu biến mất. Tại sao điều này xảy ra? Điều này xảy ra vì thực tại, mọi người là vô hình tướng. Bạn không phải là thân thể. Bạn di chuyển như thân thể, bạn sống như thân thể, nhưng bạn không là thân thể. Khi bạn thấy ai đó từ bên ngoài, người đó là thân thể. Yêu thấm sâu bên trong. Thế thì chúng ta không thấy người này từ bên ngoài. Yêu có thể thấy một người như người này có thể thấy bản thân mình từ bên trong. Thế thì hình tướng biến mất.
Một Thiền sư, Lâm tế, đạt tới chứng ngộ, và điều đầu tiên ông ấy hỏi là, "Thân ta đâu rồi? Thân ta đã đi đâu rồi?" Và ông ấy bắt đầu đi tìm. Ông ấy gọi các đệ tử lại và nói, "Đi và tìm xem thân ta đâu rồi. Ta đã mất thân thể."
Ông ấy đã đi vào cái vô hình tướng. Bạn cũng là sự tồn tại vô hình tướng, nhưng bạn biết bản thân bạn không trực tiếp, mà từ con mắt của người khác. Bạn biết qua gương. Đôi khi, trong khi nhìn vào gương, nhắm mắt lại và thế rồi nghĩ, suy ngẫm: nếu không có gương, làm sao bạn có thể biết được mặt bạn? Nếu không có gương, chắc đã không có mặt. Bạn không có mặt; gương cho bạn mặt. Nghĩ về thế giới nơi không có gương. Bạn một mình - không gương chút nào, thậm chí không có mắt của người khác làm việc như các tấm gương. Bạn một mình trên một hòn đảo đơn độc; không cái gì có thể soi gương bạn. Thế thì bạn sẽ có mặt nào không? Hay bạn sẽ có thân thể nào không? Bạn không thể có thân thể được. Bạn không có thân thể chút nào. Chúng ta biết bản thân mình chỉ qua người khác, và người khác cũng chỉ có thể biết hình tướng bên ngoài. Đó là lí do tại sao chúng ta trở nên bị đồng nhất với nó.
Một nhà huyền bí Thiền khác, Huệ Hải thường nói với đệ tử của ông ấy, "Khi ông đã đánh mất đầu khi thiền, lập tức tới ta. Khi ông đánh mất đầu, lập tức tới ta. Khi ông bắt đầu cảm thấy không có đầu, đừng sợ; lập tức tới ta. Đây là khoảnh khắc đúng. Bây giờ cái gì đó có thể được dạy cho ông." Có đầu, không việc dạy nào là có thể. Cái đầu bao giờ cũng tới ở giữa.
Devi hỏi Shiva,
Ơi Shiva, thực tại của ngài là gì?
Ngài là ai? Hình tướng đã biến mất; do đó có câu hỏi này. Trong yêu bạn đi vào người khác như bản thân người đó. Không phải là bạn trả lời. Bạn trở thành một, và lần đầu tiên bạn biết vực thẳm - sự hiện diện không đáy.
Đó là lí do tại sao trong nhiều thế kỉ cùng nhau, hết thế kỉ nọ tới thế kỉ kia, chúng ta đã không làm ra bức điêu khắc, bức tranh nào về Shiva. Chúng ta chỉ làm shivalinga - biểu tượng. Shivalinga chỉ là hình tướng vô hình dạng. Khi bạn yêu ai đó, khi bạn đi vào ai đó, người đó trở thành chỉ là sự hiện diện chói sáng. Shivalinga chỉ là sự hiện diện chói sáng, chỉ là hào quanh ánh sáng. Đó là lí do tại sao Devi hỏi, Thực tại của ngài là gì?
Vũ trụ đầy ngạc nhiên này là gì?
Chúng ta biết vũ trụ này, nhưng chúng ta không bao giờ biết nó như đầy ngạc nhiên. Trẻ con biết, người yêu biết. Đôi khi nhà thơ và người điên biết. Chúng ta không biết rằng thế giới này đầy ngạc nhiên. Mọi thứ chỉ có tính lặp lại - không
ngạc nhiên, không thơ ca, chỉ văn xuôi tẻ nhạt. Nó không tạo ra bài ca trong bạn; nó không tạo ra điệu vũ trong bạn; nó không cho việc sinh ra thơ ca bên trong. Toàn thể vũ trụ có vẻ như máy móc. Trẻ con nhìn vào nó bằng con mắt đầy ngạc nhiên. Khi mắt đầy ngạc nhiên, vũ trụ đầy ngạc nhiên.
Khi bạn trong yêu, bạn lại trở thành như trẻ con. Jesus nói, "Chỉ những người như trẻ con sẽ vào vương quốc Thượng đế của ta." Tại sao? Vì nếu vũ trụ không phải là điều ngạc nhiên, bạn không thể có tính tôn giáo. Vũ trụ có thể được giải thích - thế thì cách tiếp cận của bạn là khoa học. Vũ trụ hoặc là được biết hoặc là không được biết, nhưng cái mà không biết có thể được biết bất kì ngày nào; nó không phải là không thể nào biết được. Vũ trụ trở thành điều không thể biết được, điều huyền bí, chỉ khi mắt bạn đầy ngạc nhiên.
Devi nói,
Vũ trụ đầy ngạc nhiên này là gì?
Đột nhiên có cú nhảy từ câu hỏi mang tính người sang câu hỏi rất phi con người. Cô ấy đang hỏi, Thực tại của ngài là gì? Và thế rồi đột nhiên,
Vũ trụ đầy ngạc nhiên này là gì?
Khi hình tướng biến mất, người yêu của bạn trở thành vũ trụ, cái vô hình tướng, cái vô hạn. Đột nhiên Devi trở nên nhận biết rằng cô ấy không hỏi câu hỏi về Shiva; cô ấy đang hỏi câu hỏi về toàn thể vũ trụ. Bây giờ Shiva đã trở thành toàn thể vũ trụ. Bây giờ mọi ngôi sao đang chuyển động trong ông ấy, và toàn thể không gian bầu trời và toàn thể không gian được bao quanh bởi ông ấy. Bây giờ ông ấy là nhân tố nhận chìm - "việc bao quanh vĩ đại." Karl Jaspers đã định nghĩa Thượng đế là “việc bao quanh vĩ đại."
Khi bạn đi vào trong yêu, trong thế giới thân thiết, sâu sắc của yêu, người yêu biến mất, hình tướng biến mất, và người yêu chỉ là cánh cửa tới vũ trụ. Sự tò mò của bạn có thể là sự tò mò khoa học - thế thì bạn phải tiếp cận qua logic. Thế thì bạn phải không nghĩ tới cái vô hình tướng. Thế thì thận trọng về cái vô hình tướng; thế thì vẫn còn bằng lòng với cái có hình tướng. Khoa học bao giờ cũng quan tâm tới cái có hình tướng. Nếu bất kì cái gì vô hình tướng được đề nghị cho tâm trí khoa học, ông ta sẽ cắt nó thành hình tướng - chừng nào nó chưa có hình tướng nó còn là vô nghĩa. Đầu tiên cho nó một hình tướng, một hình tướng xác định; chỉ thế thì việc truy hỏi mới bắt đầu.
Trong yêu, nếu có hình tướng thế thì không có kết thúc cho nó. Làm tan biến hình tướng đi! Khi mọi thứ trở thành vô hình tướng, hoa mắt, không biên giới, mọi thứ đi vào mọi thứ khác, toàn thể vũ trụ trở thành cái một, chỉ thế thì nó mới là vũ trụ đầy ngạc nhiên.
Cái gì cấu thành nên hạt mầm?
Thế rồi Devi tiếp tục. Từ vũ trụ cô ấy liên tục hỏi,
Cái gì cấu thành nên hạt mầm?
Cái vô hình tướng này, vũ trụ đầy ngạc nhiên này, nó tới từ đâu? Nó bắt nguồn từ đâu? Hay nó không khởi nguồn? Hạt mầm là gì?
Ai làm trung tâm cho bánh xe vũ trụ?
… Devi hỏi. Bánh xe này liên tục chuyển động và chuyển động - thay đổi lớn này, luồng thường hằng này. Nhưng ai làm trung tâm cho bánh xe này? Trục, trung tâm, trung tâm bất động của nó đâu?
Cô ấy không ngừng cho bất kì câu trả lời nào. Cô ấy liên tục hỏi dường như cô ấy không hỏi bất kì ai, dường như nói cho bản thân cô ấy.
Cuộc sống này là gì bên ngoài hình tướng tràn ngập các hình tướng?
Làm sao chúng ta có thể đi vào nó một cách đầy đủ, trên không gian và thời gian, tên và mô tả?
Để cho hoài nghi của tôi được làm sáng tỏ.
Nhấn mạnh không vào những câu hỏi mà vào hoài nghi:
Để cho hoài nghi của tôi được làm sáng tỏ!
Điều này rất có ý nghĩa. Nếu bạn đang hỏi câu hỏi trí tuệ, bạn đang yêu cầu câu trả lời xác định để cho vấn đề của bạn được giải quyết. Nhưng Devi nói,
Để cho hoài nghi của tôi được làm sáng tỏ.
Cô ấy không thực sự yêu cầu về các câu trả lời. Cô ấy đang yêu cầu về biến đổi cho tâm trí cô ấy, vì tâm trí hoài nghi sẽ vẫn còn là tâm trí hoài nghi dù bất kì câu trả lời nào được trao. Lưu ý điều đó: tâm trí hoài nghi sẽ vẫn còn là tâm trí hoài nghi. Câu trả lời là không liên quan. Nếu tôi cho bạn câu trả lời này và bạn có tâm trí hoài nghi, bạn sẽ hoài nghi nó. Nếu tôi cho bạn câu trả lời khác, bạn cũng sẽ hoài nghi nó. Bạn có tâm trí hoài nghi. Tâm trí hoài nghi ngụ ý bạn sẽ đặt dấu hỏi cho bất kì cái gì.
Cho nên câu trả lời là vô dụng. Bạn hỏi tôi, "Ai đã tạo ra thế giới?" và tôi bảo bạn "A" đã tạo ra thế giới. Thế thì bạn nhất định hỏi, "Ai đã tạo ra 'A'?" Cho nên vấn đề thực không phải là cách trả lời các câu hỏi. Vấn đề thực là cách thay đổi tâm trí hoài nghi, cách tạo ra tâm trí không hoài nghi - hay, điều là tin cậy. Cho nên Devi nói,
Để cho hoài nghi của tôi được làm sáng tỏ.
Hai hay ba điều nữa.... Khi bạn hỏi một câu hỏi, bạn có thể hỏi vì nhiều lí do. Một lí do có thể chỉ là điều này, rằng bạn muốn có sự xác nhận. Bạn đã biết câu trả lời, bạn có câu trả lời, bạn chỉ muốn nó được xác nhận rằng câu trả lời của bạn là đúng. Thế thì câu hỏi của bạn là giả, rởm; nó không phải là câu hỏi. Bạn có thể hỏi một câu hỏi không phải bởi vì bạn sẵn sàng thay đổi bản thân bạn, mà chỉ vì tò mò.
Tâm trí liên tục hỏi. Trong tâm trí câu hỏi tới và đi như lá trên cây. Đó là chính bản chất của tâm trí - để hỏi. Cho nên nó liên tục hỏi. Không thành vấn đề bạn đang hỏi cái gì, với bất kì cái gì được trao cho tâm trí, nó sẽ tạo ra câu hỏi. Nó là cái máy nghiền, để tạo ra câu hỏi. Cho nên cho nó bất kì cái gì và nó sẽ cắt cái đó thành nhiều mảnh và tạo ra nhiều câu hỏi. Câu hỏi này được trả lời, và tâm trí sẽ tạo ra nhiều câu hỏi từ câu trả lời này. Đây đã từng là toàn thể lịch sử của triết học.
Bertrand Russell nhớ rằng khi ông ấy còn là đứa trẻ ông ấy đã nghĩ rằng một ngày nào đó, khi ông ấy sẽ đủ trưởng thành để hiểu mọi triết học, mọi câu hỏi sẽ được trả lời. Thế rồi về sau, khi ông ấy tám mươi tuổi, ông ấy nói, "Bây giờ tôi có thể nói rằng những câu hỏi riêng của tôi vẫn còn đứng đó, như chúng đã đứng đó khi tôi còn là đứa trẻ. Không câu hỏi khác đã tới vì những lí thuyết triết học này." Cho nên ông ấy nói, "Khi tôi còn trẻ tôi thường nói, triết học là cuộc truy hỏi câu trả lời tối thượng. Bây giờ tôi không thể nói được điều đó. Nó là cuộc truy hỏi cho vô tận câu hỏi."
Cho nên một câu hỏi tạo ra một câu trả lời và nhiều câu hỏi. Tâm trí hoài nghi là vấn đề. Devi nói, "Đừng quan tâm tới câu hỏi của tôi. Tôi đã hỏi nhiều thứ thế: Thực tại của ngài là gì? Vũ trụ đầy ngạc nhiên này là gì? Cái gì cấu thành nên hạt mầm? Ai làm trung tâm cho bánh xe vũ trụ? Cuộc sống là gì bên ngoài hình tướng? Làm sao chúng ta có thể đi vào nó một cách đầy đủ trên thời gian và không gian? Nhưng đừng quan tâm tới những câu hỏi của tôi. Để cho hoài nghi của tôi được làm sáng tỏ. Tôi hỏi những câu hỏi này vì chúng ở trong tâm trí tôi. Tôi hỏi chúng chỉ để bầy tỏ tâm trí tôi, nhưng đừng chú ý nhiều tới chúng. Thực sự, các câu trả lời sẽ không đáp ứng cho nhu cầu của tôi. Nhu cầu của tôi là... để cho hoài nghi của tôi được làm sáng tỏ."
Nhưng làm sao hoài nghi có thể được làm sáng tỏ? Câu trả lời nào sẽ có tác dụng? Có câu trả lời nào mà sẽ làm sáng tỏ các hoài nghi của bạn? Tâm trí là hoài nghi. Không phải là tâm trí hoài nghi, tâm trí là hoài nghi! Chừng nào tâm trí chưa tan biến, hoài nghi không thể được làm sáng tỏ.
Shiva sẽ trả lời. Câu trả lời của ông ấy là các kĩ thuật - các kĩ thuật cổ nhất, cổ đại nhất. Nhưng bạn cũng có thể gọi chúng là mới nhất vì không cái gì có thể được thêm vào chúng. Chúng là đầy đủ - một trăm mười hai kĩ thuật. Chúng đã tính tới mọi khả năng, mọi cách lau sạch tâm trí, siêu việt lên trên tâm trí. Không một phương pháp riêng nào có thể được thêm vào cho một trăm mười hai phương pháp của Shiva. Và cuốn sách này, Vigyana Bhairava Mật Tông, đã cổ năm nghìn năm. Không cái gì có thể được thêm vào; không có khả năng nào để thêm bất kì cái gì. Nó là vét cạn, đầy đủ. Nó là cổ đại nhất và vậy mà gần nhất, vậy mà mới nhất. Cổ như núi cổ - các phương pháp này dường như vĩnh hằng - và chúng là mới như giọt sương trước mặt trời, vì chúng tươi tắn thế.
Một trăm mười hai phương pháp thiền này thiết lập nên toàn thể khoa học của biến đổi tâm trí. Chúng ta sẽ đi vào chúng từng phương pháp một. Chúng ta sẽ cố gắng hiểu trước hết về mặt trí tuệ. Nhưng dùng trí tuệ của bạn chỉ như công cụ, không như người chủ. Dùng nó như công cụ để hiểu cái gì đó, nhưng không liên tục tạo ra rào chắn bằng nó. Khi chúng ta sẽ nói về những kĩ thuật này, cứ gạt sang bên tri thức quá khứ của bạn, việc biết của bạn, bất kì thông tin nào bạn đã thu thập. Gạt chúng sang bên - chúng chỉ là bụi tụ lại trên đường.
Đương đầu với những phương pháp này bằng tâm trí tươi tắn - với tỉnh táo, tất nhiên, nhưng không với biện luận. Và không tạo ra ảo tưởng rằng tâm trí biện luận là tâm trí tỉnh táo. Nó không phải vậy, vì khoảnh khắc bạn đi vào trong biện luận bạn đã đánh mất nhận biết, bạn đã đánh mất tỉnh táo. Thế thì bạn không ở đây.
Những phương pháp này không thuộc vào bất kì tôn giáo nào. Nhớ, chúng không phải là của người Hindu, cũng như lí thuyết tương đối không phải của người Do Thái vì Einstein hình thành ra nó. Và radio và truyền hình không phải của người Ki tô giáo. Không ai nói, "Tại sao bạn dùng điện? Đây là của người Ki tô giáo, vì tâm trí Ki tô giáo đã hình thành ra nó." Khoa học không thuộc vào giống nòi và tôn giáo - và Mật Tông là khoa học. Cho nên nhớ, đây không phải là của người Hindu chút nào. Những kĩ thuật này đã được người Hindu hình thành ra, nhưng những kĩ thuật này không phải là của người Hindu. Đó là lí do tại sao những kĩ thuật này sẽ không nhắc tới bất kì nghi lễ tôn giáo nào. Không đền thờ nào được cần. Bản thân bạn là đủ cho ngôi đền. Bạn là phòng thí nghiệm; toàn thể thực nghiệm này sẽ diễn ra bên trong bạn. Không niềm tin nào được cần.
Đây không phải là tôn giáo, đây là khoa học. Không niềm tin nào được cần. Không cần yêu cầu tin vào Koran hay Vedas hay vào Phật hay vào Mahavira. Không, không niềm tin nào được cần. Chỉ sự táo bạo để thực nghiệm là đủ, dũng cảm để thực nghiệm là đủ; đó là cái đẹp. Người Mô ha mét giáo có thể thực hành và người đó sẽ đạt tới các nghĩa sâu hơn của Koran. Người Hindu có thể thực hành và người đó lần đầu tiên sẽ biết Veda là gì. Và người Jain có thể thực hành và Phật tử có thể thực hành; họ không cần bỏ tôn giáo của họ. Mật Tông sẽ đáp ứng cho họ, dù họ ở bất kì đâu. Mật Tông sẽ giúp ích, dù bất kì con đường nào được chọn của họ.
Cho nên nhớ điều này, Mật Tông là khoa học thuần khiết. Bạn có thể là người Hindu hay người Mô ha mét giáo hay người Parsee hay bất kì cái gì - Mật Tông không động tới tôn giáo của bạn chút nào. Mật Tông nói rằng tôn giáo là chuyện xã hội. Cho nên thuộc vào bất kì tôn giáo nào; điều đó không liên quan. Nhưng bạn có thể biến đổi bản thân bạn, và biến đổi đó cần phương pháp luận khoa học. Khi bạn ốm, khi bạn rơi vào ốm hay bạn bị lao hay bất kì cái gì, thế thì dù bạn là người Hindu hay người Mô ha mét giáo cũng không tạo ra khác biệt gì. Bệnh lao vẫn còn dửng dưng với Hindu giáo của bạn, với Mô ha mét giáo của bạn, với các niềm tin của bạn - chính trị, xã hội hay tôn giáo. Lao phải được chữa trị một cách khoa học. Không có lao Hindu giáo, không có lao Mô ha mét giáo.
Bạn dốt nát, bạn trong xung đột, bạn đang ngủ. Đây là bệnh, bệnh tâm linh. Bệnh này phải được chữa trị bằng Mật Tông. Bạn là không liên quan, niềm tin của bạn là không liên quan. Chính sự trùng hợp ngẫu nhiên là bạn được sinh ra ở đâu đó và ai đó khác được sinh ra ở đâu đó khác. Đây chỉ là ngẫu nhiên. Tôn giáo của bạn là sự trùng hợp ngẫu nhiên, cho nên đừng bám lấy nó. Dùng các phương pháp khoa học nào đó để biến đổi bản thân bạn.
Mật Tông không được nổi tiếng mấy. Và cho dù nó nổi tiếng, nó bị hiểu lầm rất nhiều. Có lí do cho điều đó. Khoa học càng cao hơn và thuần khiết hơn, càng ít có khả năng rằng quần chúng sẽ biết tới nó. Chúng ta đã chỉ nghe thấy tên của lí thuyết tương đối. Điều thường được nói là chỉ mười hai người đã hiểu nó khi Einstein còn sống. Trên khắp thế giới chỉ một tá tâm trí có thể hiểu được nó. Ngay cả với Albert Einstein cũng khó làm cho ai đó hiểu nó, làm cho nó thành hiểu được, vì nó đi cao thế, nó đi trên đầu bạn. Nhưng nó có thể được hiểu. Tri thức toán học, kĩ thuật được cần; việc đào tạo được cần, và thế thì nó có thể được hiểu. Nhưng Mật Tông còn khó hơn vì không đào tạo nào sẽ giúp ích. Chỉ biến đổi có thể giúp được.
Đó là lí do tại sao Mật Tông không bao giờ có thể trở nên được quần chúng hiểu. Và điều bao giờ cũng xảy ra là khi bạn không thể hiểu được một thứ, ít nhất bạn sẽ hiểu lầm, vì thế thì bạn có thể cảm thấy, "Được, mình hiểu." Bạn không thể đơn giản vẫn còn trong chân không.
Thứ hai, khi bạn không thể hiểu được một thứ, bạn bắt đầu lạm dụng nó vì điều đó làm bẽ mặt bạn. Bạn không thể hiểu được nó! Bạn sao? Bạn không thể hiểu được nó sao? Điều đó là không thể được. Cái gì đó phải sai với bản thân điều này. Người ta bắt đầu lạm dụng, người ta bắt đầu nói điều vô nghĩa, và thế thì người ta cảm thấy, "Giờ nó là được."
Cho nên Mật Tông đã không được hiểu; Mật Tông đã bị hiểu lầm. Nó là sâu sắc và cao tới mức điều này là tự nhiên. Thứ hai, vì Mật Tông đi ra ngoài nhị nguyên, chính quan điểm này là ngoài đạo đức. Xin hiểu từ này: 'đạo đức', 'vô đạo đức', 'ngoài đạo đức'. Chúng ta hiểu đạo đức, chúng ta hiểu vô đạo đức, nhưng nhưng nó trở thành khó nếu cái gì đó là ngoài đạo đức - bên ngoài cả hai.
Mật Tông là ngoài đạo đức. Nhìn vào nó theo cách này.... Y học là ngoài đạo đức; nó không đạo đức không vô đạo đức. Nếu bạn trao nó cho kẻ cắp nó sẽ giúp đỡ; nếu bạn trao nó cho thánh nhân nó sẽ giúp đỡ. Nó sẽ không làm khác biệt giữa kẻ cắp và thánh nhân. Y học không thể nói, "Đây là kẻ cắp cho nên tôi sẽ giết nó, và đây là thánh nhân cho nên tôi sẽ giúp ông ấy." Y học là thứ khoa học. Việc bạn là kẻ cắp hay là thánh nhân là không liên quan.
Mật Tông là ngoài đạo đức. Mật Tông nói, không đạo đức nào được cần - không đạo đức đặc thù nào được cần. Ngược lại, bạn là vô đạo đức vì bạn có tâm trí rất rối loạn. Cho nên Mật Tông không thể làm ra tiền điều kiện, rằng trước hết bạn trở thành đạo đức và thế rồi bạn có thể thực hành Mật Tông. Mật Tông nói, điều này là ngớ ngẩn.
Ai đó ốm, sốt, và bác sĩ tới và nói, "Trước hết hạ sốt của anh xuống; trước hết phải hoàn toàn mạnh khoẻ. Chỉ thế thì tôi mới có thể cho anh thuốc." Đây là điều đang xảy ra.
Một kẻ cắp tới một thánh nhân và anh ta nói, "Tôi là kẻ cắp. Bảo tôi cách thiền đi." Thánh nhân nói, "Trước hết bỏ nghề của anh đi. Làm sao anh có thể thiền được nếu anh vẫn còn là kẻ cắp?"
Một người nghiện rượu tới và anh ta nói, "Tôi là người nghiện rượu. Làm sao tôi có thể thiền được?" Thánh nhân nói, "Điều kiện đầu tiên là bỏ rượu, chỉ thế thì anh mới có thể thiền." Các điều kiện trở thành việc tự tử. Người này là nghiện rượu hay là kẻ cắp hay kẻ vô đạo đức vì người này có tâm trí rối loạn, tâm trí ốm yếu. Đây là những hậu quả, hệ quả của tâm trí bệnh tật, và người này được bảo, "Trước hết phải khoẻ đã và thế thì anh có thể thiền." Nhưng thế thì ai cần thiền? Thiền có tính chất thuốc. Nó là thuốc.
Mật Tông là ngoài đạo đức. Nó không hỏi bạn là ai. Việc bạn là người là đủ. Dù bạn ở bất kì chỗ nào, bạn được chấp nhận.
Chọn kĩ thuật khớp cho bạn, đưa toàn bộ năng lượng của bạn vào trong nó, và bạn sẽ không còn như cũ nữa. Những kĩ thuật thực, đích thực sẽ giống như điều đó. Nếu tôi làm ra tiền điều kiện, điều đó chứng tỏ tôi có kĩ thuật rởm - tôi nói, "Trước hết làm điều này và trước hết không làm điều kia, và thế rồi..." Và đó là những điều kiện không thể được vì kẻ cắp có thể đổi đối thể của mình, nhưng anh ta không thể trở thành người không ăn cắp.
Người tham có thể đổi đối thể tham của mình, nhưng anh ta không thể trở thành không tham. Bạn có thể ép buộc anh ta hay anh ta có thể tự ép buộc mình không tham, nhưng điều đó cũng chỉ bởi vì tham nào đó. Nếu cõi trời được hứa hẹn người đó thậm chí có thể cố là không tham. Nhưng đây là tham nhiều hơn. Cõi trời, moksha - giải thoát; satchitananda - sự tồn tại, tâm thức, phúc lạc, chúng sẽ là đối thể của tham của anh ta.
Mật Tông nói, bạn không thể thay đổi con người chừng nào bạn chưa cho anh ta những kĩ thuật đích thực mà qua chúng sẽ tạo ra thay đổi. Chỉ bằng thuyết giảng, không cái gì được thay đổi. Và bạn có thể thấy điều này khắp thế giới. Bất kì cái gì Mật Tông nói đều được viết trên khắp thế giới - thuyết giảng nhiều thế, đạo đức hoá nhiều thế, tu sĩ, người thuyết giảng nhiều thế. Toàn thế giới đầy họ, vậy mà mọi thứ xấu thế và vô đạo đức thế.
Tại sao điều này xảy ra? Cùng điều này sẽ là hoàn cảnh nếu bạn trao các bệnh viện cho những người thuyết giảng. Họ sẽ đi tới đó và họ sẽ bắt đầu thuyết giảng. và họ sẽ làm cho mọi người ốm cảm thấy, "Mình phạm tội! Mình đã tạo ra bệnh này, giờ thay đổi bệnh này." Nếu các nhà thuyết giảng được trao cho các bệnh viện, hoàn cảnh của bệnh viện sẽ là gì? Cùng điều này là hoàn cảnh của toàn thế giới.
Các nhà thuyết giảng liên tục thuyết giảng. Họ liên tục nói với mọi người, "Đừng giận dữ," không cho bất kì kĩ thuật nào. Và chúng ta đã nghe nói giáo huấn này lâu tới mức chúng ta thậm chí không bao giở nêu ra câu hỏi: "Ông đang nói gì vậy? Tôi giận và ông đơn giản nói, ‘Đừng giận dữ.' làm sao điều này là có thể được? Khi tôi giận, điều đó ngụ ý ‘Tôi đang giận đây, và ông chỉ bảo tôi, ‘Đừng giận dữ.' Cho nên tôi chỉ có thể kìm nén bản thân tôi."
Nhưng điều đó sẽ tạo ra nhiều giận hơn. Điều đó sẽ tạo ra mặc cảm - vì nếu tôi cố thay đổi và không thể thay đổi được bản thân tôi, điều đó tạo ra tự ti. Nó cho tôi cảm giác mặc cảm, rằng tôi không có khả năng, tôi không thể thắng được giận của tôi. Không ai có thể thắng được! Bạn cần vũ khí, bạn cần kĩ thuật nào đó, vì giận của bạn chỉ là một chỉ báo về tâm trí bị rối loạn. Thay đổi tâm trí bị rối loạn và chỉ báo sẽ thay đổi. Giận chỉ đang bày tỏ điều có bên trong. Thay đổi bên trong và bên ngoài sẽ thay đổi.
Cho nên Mật Tông không quan tâm tới cái gọi là đạo đức của bạn. Thực sự, nhấn mạnh vào đạo đức được ngụ ý là thoái hoá; nó là vô nhân đạo. Nếu ai đó tới tôi và tôi nói, "Trước hết bỏ giận đi, trước hết bỏ dục đi, bỏ cái này và cái nọ," thế thì tôi là vô nhân đạo. Điều tôi đang nói là không thể được. Và sự không thể được đó sẽ làm cho người kia cảm thấy kém cỏi bên trong. Người đó sẽ bắt đầu cảm thấy tự ti; người đó sẽ bị giảm giá trị bên trong theo con mắt riêng của người đó. Nếu người đó cố điều không thể được, người đó sẽ bị thất bại. Và khi người đó là thất bại người đó sẽ được thuyết phục rằng người đó là tội nhân.
Những người thuyết giảng đã thuyết phục toàn thế giới rằng "Bạn là tội nhân." Điều này là tốt cho họ, vì chừng nào bạn chưa được thuyết phục, nghề của họ không thể tiếp tục. Bạn phải là tội nhân: chỉ thế thì họ mới có thể làm thịnh vượng cho nhà thờ, đền chùa, và đền thờ hồi giáo của họ.
Việc bị tội của bạn là thành công của họ. Mặc cảm của bạn là cơ sở cho mọi nhà thờ cao nhất. Bạn càng mặc cảm, các nhà thờ sẽ càng vươn lên ngày càng cao hơn. Chúng được xây dựng trên mặc cảm của bạn, trên tội của bạn, trên phức cảm tự ti của bạn. Do vậy, họ đã tạo ra nhân loại tự ti.
Mật Tông không quan tâm tới cái gọi là đạo đức của bạn, các nghi lễ xã hội của bạn, v.v. Điều đó không ngụ ý rằng Mật Tông nói cần là vô đạo đức - không! Mật Tông không quan tâm nhiều tới đạo đức của bạn tới mức Mật Tông không thể nói là vô đạo đức. Mật Tông cho bạn các kĩ thuật khoa học để thay đổi tâm trí, và một khi tâm trí khác đi nhân cách của bạn sẽ khác đi. Trên cơ sở cấu trúc của bạn thay đổi, toàn thể dinh thự của bạn sẽ khác đi. Vì thái độ bên ngoài đạo đức này, Mật Tông không thể được dung thứ bởi cái gọi là các thánh nhân, tất cả họ đều chống lại nó - vì nếu Mật Tông thành công, thế thì mọi điều vô nghĩa này mà diễn ra nhân danh tôn giáo sẽ phải dừng lại.
Thấy điều này: Ki tô giáo đã tranh đấu rất chống lại tiến bộ khoa học. Tại sao? Chỉ bởi vì nếu tiến bộ khoa học có đó trong thế giới vật chất, thế thì thời gian không còn xa mấy khi trong thế giới tâm lí và tâm linh khoa học cũng sẽ xuyên thấu. Cho nên Ki tô giáo bắt đầu tranh đấu với tiến bộ của khoa học, bởi vì một khi bạn biết rằng bạn có thể thay đổi vật chất qua kĩ thuật, thời gian sẽ không xa mấy khi bạn sẽ đi tới biết rằng bạn có thể thay đổi tâm trí qua các kĩ thuật - vì tâm trí không là gì ngoài vật chất tinh tế.
Đây là tuyên bố của Mật Tông, rằng tâm trí không là gì ngoài vật chất tinh tế; nó có thể bị thay đổi. Và một khi bạn có tâm trí khác bạn có thể giới khác, vì bạn nhìn qua tâm trí. Thế giới bạn đang thấy, bạn đang thấy vì một tâm trí đặc thù.
Đổi tâm trí, và khi bạn nhìn có thế giới khác. Và nếu không có tâm trí... đó là điều tối thượng cho Mật Tông, đem tới trạng thái nơi không có tâm trí. Thế thì nhìn vào thế giới mà không có người trung gian. Khi người trung gian không có, bạn đương đầu với cái thực, vì bây giờ không người nào ở giữa bạn và thực tại. Thế thì không cái gì có thể bị bóp méo.
Cho nên Mật Tông nói rằng khi không có tâm trí, đó là trạng thái của người Bhairava - trạng thái vô trí. Lần đầu tiên bạn nhìn vào thế giới, vào cái đang hiện hữu. Nếu bạn có tâm trí, bạn liên tục tạo ra thế giới; bạn liên tục áp đặt, phóng chiếu. Cho nên đầu tiên đổi tâm trí, thế rồi đổi từ tâm trí sang vô trí. Và một trăm mười hai phương pháp này có thể giúp từng người và mọi người. Bất kì phương pháp đặc biệt nào có thể không hữu dụng cho bạn. Đó là lí do tại sao Shiva liên tục kể ra nhiều phương pháp. Chọn bất kì một phương pháp nào phù hợp với bạn. Không khó biết phương pháp nào phù hợp với bạn.
Chúng ta sẽ cố hiểu từng phương pháp và cách chọn cho bản thân bạn một phương pháp mà có thể làm thay đổi bạn và tâm trí bạn. Việc hiểu này, việc hiểu trí tuệ này sẽ là điều cần thiết cơ bản, nhưng đây không phải là mục đích. Bất kì cái gì tôi nói tới ở đây, thử nó đi.
Thực sự, khi bạn thử phương pháp đúng, nó nhoáng lên ngay lập tức. Cho nên tôi sẽ liên tục nói về các phương pháp ở đây mọi ngày. Bạn thử chúng. Cứ chơi với chúng - về nhà và thử. Phương pháp đúng, bất kì khi nào bạn ngẫu nhiên bắt gặp nó, nó nhoáng lên ngay. Cái gì đó bùng nổ trong bạn, và bạn biết rằng "Đây là phương pháp đúng cho mình." Nhưng nỗ lực là được cần tới, và bạn có thể ngạc nhiên rằng một ngày nào đó một phương pháp đã tóm lấy bạn.
Cho nên trong khi tôi đang nói ở đây, song song với nó cứ tiếp tục chơi với những phương pháp này. Tôi nói chơi vì bạn phải không quá nghiêm chỉnh. Chỉ chơi thôi! Cái gì đó có thể khớp với bạn. Nếu nó khớp với bạn, thế thì nghiêm chỉnh đi, và thế thì đi sâu vào trong nó - mãnh liệt, chân thành, với mọi năng lượng của bạn, với mọi tâm trí bạn. Nhưng trước điều đó cứ chơi đã.
Tôi đã thấy rằng trong khi bạn đang chơi tâm trí bạn mở nhiều hơn. Trong khi bạn nghiêm chỉnh tâm trí bạn không mở thế; nó bị đóng. Cho nên cứ chơi đi. Đừng quá nghiêm chỉnh, chỉ chơi. Và những phương pháp này là đơn giản, bạn có thể chỉ chơi với chúng.
Lấy một phương pháp và chơi với nó trong ít nhất ba ngày. Nếu nó cho bạn cảm giác ham thích nào đó, nếu nó cho bạn cảm giác hạnh phúc nào đó, nếu nó cho bạn cảm giác nào đó rằng cái này dành cho bạn, thế thì nghiêm chỉnh về nó. Thế thì quên các phương pháp khác đi, đừng chơi với các phương pháp khác. Bám lấy nó - ít nhất trong ba tháng. Phép màu là có thể. Điều duy nhất là ở chỗ kĩ thuật này phải dành cho bạn. Nếu kĩ thuật này không dành cho bạn, thế thì không cái gì xảy ra. Thế thì bạn có thể tiếp tục với nó trong nhiều kiếp, nhưng không cái gì sẽ xảy ra. Nếu phương pháp này dành cho bạn thế thì ngay cả ba phút là đủ.
Cho nên một trăm mười hai phương pháp này có thể là một kinh nghiệm kì diệu cho bạn, hay chúng có thể chỉ là việc nghe - điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Tôi sẽ liên tục mô tả từng phương pháp từ nhiều góc độ nhất có thể được. Nếu bạn cảm thấy bất kì ham thích nào với nó, chơi với nó trong ba ngày đi. Nếu bạn cảm thấy rằng nó khớp, rằng cái gì đó nhoáng lên trong bạn, làm nó liên tục trong ba tháng. Cuộc sống là phép màu. Nếu bạn đã không biết điều huyền bí của nó, điều đó chỉ chỉ ra rằng bạn không biết kĩ thuật này về cách đi vào nó.
Shiva đề nghị một trăm mười hai phương pháp. Đây là mọi phương pháp có thể. Nếu không phương pháp nào nhoáng lên và không phương pháp nào cho bạn cảm giác rằng đây là dành cho bạn, thế thì không phương pháp nào còn lại dành cho bạn - nhớ điều này. Thế thì quên tâm linh đi và cứ hạnh phúc. Thế thì nó không dành cho bạn.
Nhưng một trăm mười hai phương pháp này là dành cho toàn thể nhân loại - cho mọi thời đại đã qua và cho mọi thời đại còn chưa tới. Không thời nào đã từng có một người, và sẽ không bao giờ có một người mà có thể nói, "Một trăm mười hai phương pháp này toàn là vô dụng với tôi." Không thể được! Điều này là không thể được!
Mọi kiểu tâm trí đều đã được tính tới. Mọi kiểu tâm trí có thể có đã được trao cho kĩ thuật trong Mật Tông. Có nhiều kĩ thuật mà với chúng chưa tồn tại người nào dùng; chúng dành cho tương lai. Có nhiều kĩ thuật mà với chúng không tồn tại người nào bây giờ dùng; chúng dành cho quá khứ. Nhưng đừng sợ. Có nhiều phương pháp dành cho bạn.
Cho nên chúng ta sẽ bắt đầu cuộc hành trình này từ ngày mai.

0 Đánh giá

Ads Belove Post