Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 1 Chương 8. Chấp nhận toàn bộ và không phân chia

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 1 Chương 8. Chấp nhận toàn bộ và không phân chia

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 1 - Osho
Vigyan Bhairav Tantra Vol. 1
Chương 8. Chấp nhận toàn bộ và không phân chia


Câu hỏi 1
Mật Tông ngụ ý gì bởi thuần khiết?
Một trong những điều được hỏi là: Mật Tông ngụ ý gì bằng việc làm thuần khiết tâm trí, sự thuần khiết của tâm trí, như một điều kiện cơ bản cho tiến bộ xa hơn? Bất kì cái gì thường được ngụ ý bởi thuần khiết đều không phải là điều được Mật Tông ngụ ý. Bình thường, chúng ta phân chia mọi thứ thành xấu và tốt. Phân chia này có thể vì bất kì lí do nào. Nó có thể là về vệ sinh, về đạo đức hay theo bất kì cách nào khác, nhưng chúng ta phân chia cuộc sống thành hai - tốt và xấu. Và bình thường, bất kì khi nào chúng ta nói thuần khiết chúng ta ngụ ý tính tốt - phẩm chất "xấu" không nên được cho phép còn phẩm chất “tốt” nên có đó. Nhưng với Mật Tông phân chia này về tốt và xấu là vô nghĩa. Mật Tông không nhìn cuộc sống qua bất kì phân loại nào, bất kì nhị nguyên nào, bất kì phân chia nào. Thế thì "Cái gì được ngụ ý bởi thuần khiết trong Mật Tông?" là câu hỏi rất liên quan.
Nếu bạn hỏi thánh nhân, ông ấy sẽ nói giận là xấu, dục là xấu, tham là xấu. Nếu bạn hỏi Gurdjieff, ông ấy sẽ nói rằng tiêu cực là xấu, rằng bất kì xúc động nào là tiêu cực đều là xấu và là tích cực là tốt. Nếu bạn hỏi người Jain, Phật tử, người Hindu, người Ki tô giáo hay Mô ha mét giáo, họ có thể khác nhau trong định nghĩa của họ về tốt và xấu - nhưng họ có các định nghĩa. Họ gọi những thứ nào đó là xấu và những thứ nào đó là tốt. Cho nên định nghĩa thuần khiết là không khó với họ. Bất kì cái gì họ coi là tốt đều là thuần khiết, bất kì cái gi họ coi là xấu đều là không thuần khiết.
Nhưng với Mật Tông nó là vấn đề sâu sắc. Mật Tông không tạo ra phân chia bên ngoài giữa tốt và xấu. Thế thì thuần khiết là gì? Mật Tông nói rằng phân chia là không thuần khiết và sống trong không phân chia là thuần khiết. Cho nên với Mật Tông thuần khiết ngụ ý hồn nhiên - hồn nhiên không phân biệt.
Đứa trẻ có đó; bạn gọi nó là thuần khiết. Nó có giận, nó có tham, vậy sao bạn gọi nó là thuần khiết? Thuần khiết là gì trong thời thơ ấu? Hồn nhiên đấy! Không có phân chia trong tâm trí đứa trẻ. Đứa trẻ là vô nhận biết về bất kì phân chia nào thành cái gì là tốt và cái gì là xấu. Vô nhận biết đó là hồn nhiên. Ngay cả nếu nó giận, nó không có tâm trí để giận, đó là hành động thuần khiết và đơn giản. Nó xảy ra, và khi giận diễn ra, nó diễn ra. Không cái gì bị bỏ lại đằng sau. Đứa trẻ lại là như nó vậy, dường như giận chưa bao giờ có đó. Thuần khiết này không bị chạm tới; thuần khiết vẫn là như vậy. Cho nên đứa trẻ là thuần khiết vì không có tâm trí.
Tâm trí càng phát triển, đứa trẻ sẽ càng trở nên không thuần khiết. Thế thì giận sẽ có đó như một thứ được cân nhắc, không một cách tự phát. Thế thì đôi khi đứa trẻ sẽ kìm nén giận - nếu tình huống không cho phép điều đó. Và khi giận trở nên bị kìm nén, thế thì thay vì thế đôi khi nó sẽ được chuyển vào tình huống khác. Khi thực sự không có nhu cầu giận nó sẽ trở nên giận, vì giận bị kìm nén sẽ cần lối ra nào đó. Thế thì mọi thứ sẽ trở thành không thuần khiết vì tâm trí đã bước vào.
Đứa trẻ có thể là kẻ cắp trong con mắt của chúng ta, nhưng bản thân đứa trẻ không bao giờ là kẻ cắp vì chính khái niệm rằng mọi thứ thuộc về các cá nhân là không tồn tại trong tâm trí nó. Nếu nó lấy đồng hồ của bạn, tiền của bạn, hay bất kì cái gì, đó không phải là việc ăn cắp cho nó vì chính khái niệm rằng mọi thứ thuộc vào ai đó là không tồn tại. Việc ăn cắp của nó là thuần khiết trong khi ngay cả việc không ăn cắp của bạn là không thuần khiết - tâm trí có đó.
Mật Tông nói rằng khi ai đó lại trở thành đứa trẻ, người đó là thuần khiết. Tất nhiên, người đó không là trẻ con - chỉ giống trẻ con. Khác biệt có đó và tương đồng có đó. Tương đồng là hồn nhiên được thu lại. Lần nữa ai đó là giống đứa trẻ. Đứa trẻ đang đứng trần truồng - không ai cảm thấy sự trần truồng này vì đứa trẻ vẫn không nhận biết về thân thể. Việc trần truồng của nó có phẩm chất khác với việc trần truồng của bạn. Bạn nhận biết về thân thể.
Hiền nhân phải thu lại sự hồn nhiên này. Mahavir lại đứng trần truồng. Việc trần truồng đó lại có cùng phẩm chất của hồn nhiên. Ông ấy đã quên thân thể mình; ông ấy không còn là thân thể. Nhưng một khác biệt là có đó, và khác biệt này là lớn: đứa trẻ đơn giản dốt nát, do đó hồn nhiên. Nhưng hiền nhân là trí huệ, đó là lí do cho hồn nhiên của ông ấy.
Đứa trẻ một ngày nào đó sẽ trở nên nhận biết về thân thể của nó và sẽ cảm thấy sự trần truồng. Nó sẽ cố che giấu, nó sẽ trở nên mặc cảm, và nó sẽ cảm thấy xấu hổ. Nó sẽ đi tới nhận biết. Cho nên hồn nhiên của nó là hồn nhiên của dốt nát. Tri thức sẽ phá huỷ hồn nhiên đó.
Đó là nghĩa của câu chuyện Kinh thánh về Adam và Eve bị đuổi ra khỏi vườn Eden. Họ đã trần truồng như trẻ con. Họ đã không nhận biết về thân thể; họ đã không nhận biết về giận, tham, thèm khát, dục hay bất kì cái gì. Họ đã vô nhận biết. Họ đã giống như trẻ con, hồn nhiên.
Nhưng Thượng đế đã cấm họ không được ăn quả của cây tri thức. Cây tri thức bị cấm nhưng họ đã ăn, vì bất kì cái gì bị cấm đều trở thành việc mời chào. Bất kì cái gì bị cấm đều trở nên hấp dẫn! Họ đã sống trong khu vườn lớn với vô hạn cây, nhưng cây tri thức trở thành quan trọng và có ý nghĩa nhất vì nó bị cấm. Thực sự, việc cấm đoán này trở thành hấp dẫn, lời mời. Họ đã dường như bị lôi cuốn, bị thôi miên bởi cây này. Họ không thể thoát được nó, họ phải ăn.
Nhưng câu chuyện này là hay vì cây được mang tên là cây tri thức. Khoảnh khắc họ ăn quả của tri thức họ trở thành không hồn nhiên. Họ trở nên nhận biết; họ đi tới nhận ra rằng họ đã trần truồng. Ngay lập tức, Eve cố che giấu thân thể cô ấy. Với nhận biết về thân thể họ trở nên nhận biết về mọi thứ - giận, thèm khát, tham, mọi thứ. Họ trở thành người lớn, cho nên họ bị đuổi ra khỏi vườn.
Cho nên trong Kinh Thánh tri thức là tội lỗi. Họ bị tống ra khỏi vườn, họ bị trừng phạt, vì tri thức. Chừng nào họ chưa trở lại giống như trẻ con - hồn nhiên, không biết - họ không thể đi vào vườn được. Họ có thể đi vào vương quốc của Thượng đế lần nữa chỉ nếu họ hoàn thành điều kiện này về việc lại trở thành hồn nhiên.
Toàn thể việc này chính là câu chuyện về nhân loại. Mọi đứa trẻ đều bị đuổi khỏi vườn, không chỉ Adam và Eve. Mọi đứa trẻ sống thời thơ ấu của nó trong hồn nhiên không biết bất kì cái gì. Nó là thuần khiết, nhưng thuần khiết là từ dốt nát. Điều đó không thể tiếp tục. Chừng nào nó chưa trở thành thuần khiết của trí huệ, bạn không thể tin tưởng vào nó được. Sớm hay muộn điều đó sẽ phải ra đi, bạn sẽ phải ăn quả của tri thức.
Từng đứa trẻ sẽ phải ăn quả của tri thức. Điều đó là dễ dàng trong vườn Eden - cây có đó rồi. Như cái thay thế cho cây chúng ta có trường học, cao đẳng và đại học. Từng đứa trẻ sẽ phải trải qua, sẽ phải trở thành không hồn nhiên, sẽ phải đánh mất hồn nhiên của nó. Chính thế giới cần tri thức, chính sự tồn tại cần tri thức. Bạn không thể tồn tại trong nó mà không có tri thức. Và khoảnh khắc tri thức tới, phân chia bước vào. Bạn bắt đầu phân chia giữa cái gì là tốt và cái gì là xấu.
Cho nên với Mật Tông phân chia thành tốt và xấu là không thuần khiết. Trước nó bạn là thuần khiết, sau nó bạn là thuần khiết; trong nó bạn là không thuần khiết. Nhưng tri thức điều không muốn nhưng phải chấp nhận, bạn không thể thoát khỏi nó. Người ta phải đi qua nó; đó là một phần của cuộc sống. Nhưng người ta không cần bao giờ cũng còn trong nó, người ta có thể siêu việt trên nó. Siêu việt làm cho bạn lại là thuần khiết và hồn nhiên. Nếu phân chia bị mất nghĩa của chúng, nếu tri thức, cái làm khác biệt giữa tốt và xấu không còn nữa, bạn sẽ lại nhìn vào thế giới từ thái độ hồn nhiên.
Jesus nói, "Chừng nào ông chưa trở thành giống trẻ con, ông không thể đi vào trong vương quốc Thượng đế của ta." Chừng nào ông chưa trở thành giống như trẻ con... đây là thuần khiết của Mật Tông.
Lão Tử nói, "Một li phân cách, đất trời chia lìa." Không phân chia là tâm trí của hiền nhân - không phân chia chút nào! Hiền nhân không biết cái gì là tốt hay cái gì là xấu. Ông ấy giống như trẻ con nhưng không giống chúng nữa, vì ông ấy đã biết phân chia này. Ông ấy đã trải qua phân chia này và đã siêu việt trên nó; ông ấy đã đi ra ngoài nó. Ông ấy đã biết bóng tối và ánh sáng, nhưng bây giờ ông ấy đã đi ra ngoài nó. Bây giờ ông ấy thấy bóng tối như một phần của ánh sáng và ánh sáng như một phần của bóng tối, bây giờ không có phân chia. Ánh sáng và bóng tối cả hai trở thành một - các mức độ của một hiện tượng. Bây giờ ông ấy thấy mọi thứ như các mức độ của một; dù chúng là cái đối lập cực thế nào, chúng không phải là hai. Sống và chết, yêu và ghét, tốt và xấu, mọi thứ đều là một phần của một hiện tượng, một năng lượng. Khác biệt chỉ ở mức độ, và chúng không bao giờ có thể bị phân chia. Không thể phân ranh giới, rằng "Từ điểm này có phân chia." Không có phân chia.
Tốt là gì? Xấu là gì? Từ đâu bạn có thể định nghĩa chúng và phân ranh giới chúng như sự tách biệt? Chúng bao giờ cũng là một. Chúng chỉ là các mức độ khác nhau của cùng một điều. Một khi điều này được biết và được cảm, tâm trí bạn lại trở thành thuần khiết. Đây là thuần khiết được ngụ ý bởi Mật Tông. Cho nên tôi sẽ định nghĩa thuần khiết Mật Tông là hồn nhiên, không là sự tốt.
Nhưng hồn nhiên có thể là dốt nát - thế thì nó là vô dụng. Nó phải bị mất đi, bạn phải bị ném ra khỏi nó; bằng không bạn không thể trưởng thành được. Từ bỏ tri thức và siêu việt trên tri thức cả hai là một phần của trưởng thành, một phần của việc thực sự là người lớn. Cho nên đi qua nó, nhưng không vẫn còn ở đó. Di chuyển đi! Liên tục di chuyển! Một ngày sẽ tới khi bạn ở ngoài nó.
Đó là lí do tại sao thuần khiết Mật Tông là khó và có thể bị hiểu lầm. Nó là tinh tế! Cho nên nhận ra hiền nhân Mật Tông gần như là không thể được. Các thánh nhân và hiền nhân bình thường có thể được nhận ra vì họ đi theo bạn - các chuẩn của bạn, định nghĩa của bạn, đạo đức của bạn. Hiền nhân Mật Tông thậm chí khó nhận ra vì ông ấy siêu việt trên mọi phân chia. Cho nên thực sự, trong toàn thể lịch sử của sự trưởng thành con người, chúng ta chẳng biết gì về các hiền nhân Mật Tông. Không điều gì được nhắc tới hay ghi lại về họ vì khó nhận ra họ thế.
Khổng tử đi tới Lão Tử. Tâm trí của Lão Tử là tâm trí của hiền nhân đã thức tỉnh về Mật Tông. Ông ấy không bao giờ biết về từ ‘Mật Tông'; từ này là vô nghĩa với ông ấy. Ông ấy không bao giờ biết bất kì cái gì về Mật Tông, nhưng bất kì cái gì ông ấy đã nói đều là Mật Tông. Khổng Tử là đại diện của tâm trí chúng ta, ông ấy là đại diện cao nhất. Ông ấy liên tục nghĩ dưới dạng tốt và xấu, về cái gì phải được làm và cái gì phải không được làm. Ông ấy là người tuân thủ pháp luật tuyệt đối - người tuân thủ lớn nhất đã từng được sinh ra. Ông ấy tới gặp Lão Tử, và ông ấy hỏi Lão Tử, "Cái gì là tốt? Cái gì người ta nên làm? Cái gì là xấu? Định nghĩa nó cho rõ ràng đi."
Lão Tử nói, "Định nghĩa tạo ra lộn xộn, vì việc định nghĩa ngụ ý phân chia: cái này là cái này, và cái kia là cái kia." Ông phân chia và nói A là A và B là B... ông đã phân chia. Ông nói A không thể là B; thế thì ông đã tạo ra phân chia, phân loại, và sự tồn tại là một. A bao giờ cũng trở thành B, A bao giờ cũng chuyển vào B. Sống bao giờ cũng trở thành chết, sống bao giờ cũng chuyển vào trong chết, cho nên làm sao ông có thể định nghĩa được? Thời thơ ấu chuyển vào thanh niên và thanh niên đang chuyển vào tuổi già; mạnh khoẻ đang chuyển vào bệnh tật và bệnh tật đang chuyển vào mạnh khoẻ. Cho nên ông có thể phân ranh giới chúng như việc tách bạch ở đâu?
Sống là chuyển động, và chuyển động bạn định nghĩa tạo ra đống lộn xộn, vì định nghĩa sẽ là chết và sống là chuyển động sống động. Cho nên định nghĩa bao giờ cũng sai. Lão Tử nói, "Việc định nghĩa tạo ra cái không thật, cho nên đừng định nghĩa. Đừng nói cái gì là tốt và cái gì là xấu."
Cho nên Khổng Tử nói, "Ông nói gì vậy? Thế thì làm sao mọi người có thể được lãnh đạo và hướng dẫn? Thế thì làm sao họ có thể được dạy? Làm sao họ có thể được làm thành đạo đức và lương thiện?"
Lão Tử nói, "Khi ai đó cố làm cho ai đó khác tốt, đó là tội lỗi trong mắt ta. Ông là ai mà lãnh đạo? Ông là ai mà hướng dẫn? Và càng nhiều hướng dẫn viên có đó, càng nhiều lẫn lộn. Để mọi người là bản thân họ đi. Ông là ai?"
Kiểu thái độ này dường như nguy hiểm. Nó là vậy! Xã hội không thể được dựa trên nền tảng thái độ như vậy. Khổng Tử liên tục hỏi, và toàn thể vấn đề là ở chỗ Lão Tử nói, "Tự nhiên là đủ, không đạo đức nào được cần. Tự nhiên là tự phát. Tự nhiên là đủ, không luật pháp và kỉ luật bị áp đặt nào là được cần. Hồn nhiên là đủ; không đạo đức nào được cần. Tự nhiên là tự phát, tự nhiên là đủ. Không luật pháp và kỉ luật bị áp đặt nào là được cần. Hồn nhiên là đủ. Tri thức không được cần."
Khổng Tử quay về rất bối rối. Ông ấy không thể ngủ được trong nhiều đêm. Và đệ tử của ông ấy hỏi, "Thầy nói cho chúng tôi cái gì đó về cuộc gặp gỡ đi. Cái gì đã xảy ra?" Khổng Tử trả lời, "Ông ấy không phải là người, ông ấy là nguy hiểm, là con rồng. Ông ấy không là người. Đừng bao giờ đi tới chỗ đó nơi ông ấy ở. Bất kì khi nào các ông nghe nói về Lão Tử, trốn ngay khỏi chỗ đó. Ông ấy sẽ xáo lộn tâm trí các ông hoàn toàn."
Và điều đó là đúng, vì toàn thể Mật Tông quan tâm tới cách siêu việt trên tâm trí. Nó nhất định phá huỷ tâm trí. Tâm trí sống với các định nghĩa, luật lệ và kỉ luật; tâm trí là trật tự. Nhưng nhớ, Mật Tông không phải là mất trật tự, và đó là điểm rất tinh tế cần được hiểu.
Khổng Tử không thể hiểu được Lão Tử. Khi Khổng Tử ra về, Lão Tử cười mãi cho nên đệ tử của ông ấy hỏi, "Tại sao thầy cười nhiều thế? Cái gì đã xảy ra?"
Lão Tử tương truyền đã nói, "Tâm trí là rào chắn thế cho việc hiểu. Ngay cả tâm trí của một Khổng Tử cũng là rào chắn. Ông ta không thể hiểu được ta chút nào, và bất kì điều gì ông ta nói về ta sẽ là hiểu lầm. Ông ta nghĩ ông ta sẽ tạo ra trật tự trong thế giới. Ông không thể tạo ra trật tự trong thế giới được. Trật tự là cố hữu trong thế giới; nó bao giờ cũng có đó. Khi ông cố tạo ra trật tự ông tạo ra mất trật tự." Lão Tử nói, "Ông ta sẽ nghĩ rằng ta đang tạo ra mất trật tự, nhưng thực sự, ông ta là người đang tạo ra mất trật tự. Ta chống lại mọi trật tự bị áp đặt vì ta tin vào kỉ luật tự phát, cái tới và trưởng thành một cách tự động. Ông không cần áp đặt nó."
Mật Tông nhìn mọi thứ theo cách này. Với Mật Tông, hồn nhiên là tự phát, sahajata - là bản thân mình mà không có bất kì áp đặt nào, đơn giản là bản thân mình, trưởng thành như cây. Không phải cây trong vườn của bạn, mà là cây trong rừng, trưởng thành một cách tự phát; không được hướng dẫn, vì mọi hướng dẫn đều là hướng dẫn sai. Với Mật Tông, mọi hướng dẫn đều là hướng dẫn sai. Không được hướng dẫn, không được canh chừng, không được chỉ đạo, không được động viên, nhưng đơn giản trưởng thành.
Luật bên trong là đủ; không luật nào khác được cần. Và nếu bạn cần luật khác nào đó, nó chỉ chỉ ra rằng bạn không biết luật bên trong, bạn đã mất tiếp xúc với nó. Cho nên điều thực không phải là cái gì đó bị áp đặt. Điều thực lại là thu lấy cân bằng, lại di chuyển tới trung tâm, lại trở về nhà để cho bạn thu lấy luật bên trong thực.
Nhưng với đạo đức, với tôn giáo - cái gọi là tôn giáo - trật tự là để bị áp đặt, điều tốt là để bị áp đặt từ bên trong, từ bên ngoài. Tôn giáo, các giáo lí đạo đức, các tu sĩ, giáo hoàng, tất cả họ coi bạn như xấu cố hữu - nhớ điều này. Họ không tin vào tính tốt của con người; họ không tin vào bất kì tính tốt bên trong nào. Họ tin rằng bạn là ác, rằng chừng nào bạn chưa được dạy là tốt bạn không thể là tốt; chừng nào điều tốt chưa bị áp đặt từ bên ngoài, không có khả năng nào cho nó tới từ bên trong.
Cho nên với các tu sĩ, với những người tôn giáo, với những nhà đạo đức, bạn là xấu tự nhiên. Tính tốt sẽ là kỉ luật được áp đặt từ bên ngoài. Bạn là hỗn độn và trật tự phải được họ đem vào; họ sẽ mang tới trật tự. Và họ đã làm cho toàn thế giới thành đống lộn xộn, lẫn lộn, nhà thương điên, vì họ đã lập trật tự trong hết thế kỉ nọ tới thế kỉ kia, tạo kỉ luật hết thế kỉ nọ tới thế kỉ kia. Họ đã dạy nhiều tới mức người được dạy đã phát điên.
Mật Tông tin vào tính tốt bên trong của bạn: nhớ khác biệt này. Mật Tông nói rằng mọi người được sinh ra đều là tốt, rằng tính tốt là bản tính của bạn. Nó là hoàn cảnh đấy! Bạn đã là tốt rồi! Bạn cần sự trưởng thành tự nhiên, bạn không cần bất kì áp đặt nào; đó là lí do tại sao không cái gì bị coi là xấu. Nếu giận có đó, nếu dục có đó, nếu tham có đó, Mật Tông nói chúng cũng là tốt. Điều duy nhất bị thiếu là ở chỗ bạn không được định tâm vào bản thân bạn; đó là lí do tại sao bạn không thể dùng được chúng.
Giận không xấu. Thực sự, vấn đề là ở chỗ bạn không ở bên trong, đó là lí do tại sao giận tạo ra tàn phá. Nếu bạn hiện diện đó bên trong, giận trở thành năng lượng lành mạnh, giận trở thành lành mạnh. Giận được biến đổi thành năng lượng, nó trở thành tốt. Bất kì cái gì có đó đều là tốt. Mật Tông tin vào cái tốt cố hữu của mọi thứ. Mọi thứ là linh thiêng, không cái gì là không linh thiêng và không cái gì là ác. Với Mật Tông không có quỉ, chỉ điều thiêng liêng tồn tại.
Tôn giáo không thể tồn tại mà không có quỉ. Họ cần Thượng đế và họ cần cả quỉ nữa. Cho nên đừng bị sai lầm nếu bạn chỉ thấy Thượng đế trong đền của họ. Ngay đằng sau Thượng đế đó, quỉ đang ẩn nấp, vì không tôn giáo nào có thể tồn tại mà không có quỉ.
Cái gì đó phải bị kết án, cái gì đó phải bị tranh đấu, cái gì đó phải bị phá huỷ. Cái toàn bộ không được chấp nhận, chỉ một phần được chấp nhận. Điều này là rất cơ bản. Bạn không được chấp nhận một cách toàn bộ bởi bất kì tôn giáo nào, chỉ được chấp nhận một phần. Họ nói, "Chúng tôi chấp nhận yêu của anh, nhưng không chấp nhận ghét của anh. Phá huỷ ghét đi." Và đây là vấn đề rất sâu, vì khi bạn phá huỷ ghét toàn bộ thì yêu cũng bị phá huỷ - vì chúng không phải là hai. Họ nói, "Chúng tôi chấp nhận im lặng của anh, nhưng chúng tôi không chấp nhận giận của anh." Phá huỷ giận và sự sống động của bạn sẽ bị phá huỷ. Thế thì bạn sẽ im lặng, nhưng không phải là một người sống - chỉ là người chết. Im lặng đó không là sống, nó chỉ là chết.
Tôn giáo bao giờ cũng chia bạn thành hai: điều ác và điều thiêng liêng. Họ chấp nhận điều thiêng liêng và chống lại điều ác - điều ác phải bị phá huỷ. Cho nên nếu ai đó thực sự đi theo họ, người đó sẽ đi tới kết luận rằng khoảnh khắc bạn phá huỷ quỉ, Thượng đế bị phá huỷ. Nhưng không người nào thực sự đi theo họ - không người nào có thể đi theo họ vì chính giáo lí này là ngớ ngẩn. Vậy mọi người đang làm gì? Mọi người chỉ lừa dối. Đó là lí do tại sao có nhiều đạo đức giả thế. Đạo đức giả đó đã được tạo ra bởi tôn giáo. Bạn không thể làm được bất kì cái gì họ dạy bạn làm, cho nên bạn trở thành kẻ đạo đức giả. Nếu bạn đi theo họ bạn sẽ chết; nếu bạn không theo họ, bạn cảm thấy mặc cảm rằng bạn là phi tôn giáo. Vậy phải làm gì?
Tâm trí tinh ranh làm ra thoả hiệp. Nó liên tục nói đãi bôi với họ, nói, "Tôi đi theo các thầy," nhưng nó liên tục làm bất kì cái gì nó muốn làm. Bạn liên tục giận, bạn liên tục dục, bạn liên tục tham, nhưng bạn liên tục nói rằng tham là xấu, giận là xấu, dục là xấu - rằng nó là tội lỗi. Đây là đạo đức giả. Toàn thế giới đã trở thành đạo đức giả, không người nào chân thực. Chừng nào những tôn giáo phân chia này chưa biến mất, không người nào có thể là chân thực. Điều này sẽ có vẻ mâu thuẫn, nhưng chúng là hòn đá tảng của mọi sự không chân thực. Chúng làm cho bạn thành không chân thực; vì chúng dạy bạn làm điều không thể được, điều bạn không thể làm được, bạn trở thành đạo đức giả.
Mật Tông chấp nhận bạn trong tính toàn bộ của bạn, trong tính toàn thể của bạn, vì Mật Tông nói, hoặc chấp nhận một cách toàn thể hoặc bác bỏ một cách toàn thể; không có gì ở giữa. Con người là một toàn thể, một toàn thể hữu cơ. Bạn không thể phân chia nó. Bạn không thể nói, "Chúng tôi sẽ không chấp nhận điều này," vì cái bạn bác bỏ được nối một cách hữu cơ với cái bạn chấp nhận.
Nó giống thế này.... Thân thể tôi có đó. Ai đó tới và nói, "Chúng tôi chấp nhận tuần hoàn máu của anh, nhưng chúng tôi không chấp nhận tiếng động của tim anh. Việc đập liên tục này của tim anh chúng tôi không chấp nhận. Chúng tôi chấp nhận tuần hoàn máu của anh. Nó là được, nó im lặng." Nhưng tuần hoàn máu của tôi là qua tim tôi, và việc đập về căn bản có liên quan tới tuần hoàn máu; nó xảy ra vì điều đó. Cho nên tôi dự định làm gì? Tim tôi và tuần hoàn máu của tôi là một đơn vị thống nhất. Chúng không phải là hai thứ, chúng là một.
Cho nên hoặc chấp nhận tôi một cách toàn bộ hoặc bác bỏ tôi một cách toàn bộ, nhưng đừng cố phân chia tôi vì thế thì bạn sẽ tạo ra không chân thực, không chân thực sâu sắc. Nếu bạn liên tục kết án nhịp tim đập của tôi, thế thì tôi cũng sẽ bắt đầu kết án nhịp tim đập của tôi. Nhưng máu sẽ không có khả năng tuần hoàn và tôi không thể sống được nếu không có nó. Vậy làm gì? Tiếp tục như bạn vậy đi, và liên tục mọi lúc nói cái gì đó khác mà bạn không là vậy, cái mà bạn không thể là vậy.
Không khó thấy cách tim và việc tuần hoàn máu là có liên quan, nhưng khó thấy được cách yêu và ghét có quan hệ. Chúng là một. Khi bạn yêu ai đó, bạn làm gì? Nó là một chuyển động, như thở ra. Khi bạn yêu ai đó, bạn làm gì? Bạn đi ra để gặp người đó, nó là hơi thở đi ra. Khi bạn ghét ai đó, nó là hơi thở quay lại.
Khi bạn yêu, bạn bị hút tới ai đó. Khi bạn ghét, bạn bị đẩy ra. Hút và đẩy là là con sóng của một chuyển động. Hút và đẩy không phải là hai thứ; bạn không thể phân chia được chúng. Bạn không thể nói, "Anh có thể thở vào nhưng anh không thể thở ra, hoặc anh có thể thở ra nhưng anh không thể thở vào. Anh chỉ được phép một thứ thôi. Hoặc liên tục thở ra hoặc liên tục thở vào, không làm cả hai." Làm sao bạn có thể thở vào nếu bạn không được phép thở ra? Và nếu bạn không được phép ghét, bạn không thể yêu.
Mật Tông nói, "Chúng ta chấp nhận con người toàn thể vì con người là sự thống nhất hữu cơ." Con người là sự thống nhất sâu sắc; bạn không thể bỏ đi bất kì cái gì. Và điều này là như nó phải vậy - vì nếu con người không phải là sự thống nhất hữu cơ, thế thì trong vũ trụ này không cái gì có thể là sự thống nhất hữu cơ. Con người là đỉnh của tính toàn thể hữu cơ. Hòn đá nằm trên phố là một sự thống nhất. Cây là một sự thống nhất. Hoa và chim là những sự thống nhất. Mọi thứ đều là sự thống nhất, vậy sao con người thì không? Và con người là đỉnh - sự thống nhất lớn, cái toàn thể hữu cơ rất phức tạp. Thực sự, bạn không thể phủ nhận bất kì cái gì.
Mật Tông nói, "Chúng ta chấp nhận bạn như bạn vậy. Điều đó không ngụ ý không có nhu cầu thay đổi; điều đó không ngụ ý rằng bây giờ bạn phải dừng trưởng thành. Thay vì thế, ngược lại, nó ngụ ý rằng chúng ta chấp nhận cơ sở của sự trưởng thành." Bây giờ bạn có thể trưởng thành, nhưng trưởng thành này sẽ không là chọn lựa. Trưởng thành này sẽ là trưởng thành vô chọn lựa.
Nhìn xem! Chẳng hạn, khi vị phật trở nên chứng ngộ chúng ta có thể hỏi, "Giận của ông ấy đã đi đâu rồi - ở đâu?" Ông ấy đã có giận, ông ấy đã có dục, cho nên dục của ông ấy đã đi đâu? Chỗ nào là chỗ mà giận của ông ấy đã đi tới? Tham của ông ấy ở đâu?" Chúng ta không thể nhận ra bất kì giận nào trong ông ấy bây giờ. Khi ông ấy chứng ngộ chúng ta không thể nhận ra bất kì giận nào trong ông ấy.
Bạn có thể nhận ra bùn trong sen không? Hoa sen tới từ bùn đấy. Nếu bạn chưa bao giờ thấy sen mọc lên từ bùn và hoa sen được mang tới cho bạn, bạn có thể quan niệm được rằng hoa sen đẹp này đã tới từ bùn bình thường trong ao không? Sen đẹp này tới từ bùn xấu! Bạn có thể nhận ra bùn ở bất kì chỗ nào trong nó không? Nó có đó, nhưng đã được biến đổi. Hương thơm của nó đang tới từ cùng bùn xấu. Mầu hồng của cánh hoa tới từ cùng bùn xấu. Nếu bạn giấu hoa sen này trong bùn, trong vòng vài ngày nó sẽ biến mất lại vào trong mẹ nó. Thế thì lần nữa bạn sẽ không có khả năng nhận ra sen đó đã đi đâu. Ở đâu? Hương thơm đâu rồi? Những cánh hoa đẹp đó đâu rồi?
Bạn không thể nhận ra bản thân bạn trong Phật, nhưng bạn có đó - tất nhiên, trên bình diện lớn hơn và cao hơn, đã được biến đổi. Dục có đó, giận có đó, ghét có đó. Mọi thứ thuộc vào con người đều có đó. Phật là người, nhưng ông ấy đã đi tới sự phát triển tối thượng của mình. Ông ấy đã trở thành hoa sen; bạn không thể nhận ra bùn được, nhưng điều đó không có nghĩa là bùn không có đó. Nó có đó, nhưng không như bùn. Nó là sự thống nhất cao hơn. Đó là lí do tại sao trong Phật bạn không thể cảm thấy ghét lẫn yêu. Điều đó còn khó hiểu hơn vì Phật dường như là việc yêu toàn bộ - không bao giờ ghét, bao giờ cũng im lặng - không bao giờ giận. Nhưng im lặng của ông ấy là khác với im lặng của bạn. Nó không thể là như nhau.
Im lặng của bạn là gì? Ở đâu đó Einstein đã nói rằng hoà bình của chúng ta không là gì ngoài việc chuẩn bị cho chiến tranh. Giữa hai cuộc chiến tranh chúng ta có kẽ hở của hoà bình, nhưng hoà bình đó không thực sự là hoà bình đâu. Nó chỉ là kẽ hở giữa hai cuộc chiến tranh, cho nên nó trở thành chiến tranh lạnh. Do vậy, chúng ta có hai kiểu chiến tranh - nóng và lạnh.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nga và Mĩ bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh. Họ không trong hoà bình - chỉ trong chuẩn bị cho cuộc chiến tranh khác. Họ đang sẵn sàng rồi. từng cuộc chiến tranh đều gây rối, phá huỷ. Bạn phải lại sẵn sàng, cho nên bạn cần kẽ hở, khoảng hở. Nhưng nếu các cuộc chiến tranh thực sự biến mất khỏi thế giới hoàn toàn, thế thì kiểu hoà bình này mà ngụ ý chiến tranh lạnh cũng sẽ biến mất, vì nó bao giờ cũng xảy ra giữa hai cuộc chiến tranh. Nếu chiến tranh biến mất hoàn toàn, chiến tranh lạnh này mà chúng ta gọi là hoà bình không thể tiếp tục.
Im lặng của bạn là gì? Chỉ là chuẩn bị ở giữa hai cơn giận. Khi bạn dường như thoải mái, nó là gì? Bạn có thực sự được thảnh thơi, thực sự thoải mái không, hay bạn chỉ đang chuẩn bị cho việc bùng phát khác, cho bùng nổ khác? Giận là việc phí hoài năng lượng, cho nên bạn cũng cần thời gian. Khi bạn nổi giận bạn không nổi giận lần nữa ngay lập tức được. Khi bạn chuyển vào hành động dục, bạn không thể chuyển vào lần nữa ngay lập tức được. Bạn sẽ cần thời gian, cho nên bạn sẽ cần một thời kì của brahmacharya - vô dục - trong ít nhất hai hay ba ngày. Điều đó sẽ tuỳ thuộc vào tuổi của bạn. Vô dục này không thực sự là vô dục đâu, bạn chỉ đang lại chuẩn bị.
Giữa hai hành động dục có thể không có brahmacharya. Bạn liên tục gọi thời kì ở giữa hai bữa ăn là nhịn ăn. Đó là lí do tại sao vào buổi sáng bạn có ‘breakfast-nghỉ nhịn ăn', nhưng nhịn ăn ở đâu? Bạn chỉ đang chuẩn bị. Bạn không thể cứ tống thức ăn vào bản thân bạn một cách liên tục được, bạn phải có kẽ hở, nhưng kẽ hở đó không phải là nhịn ăn. Thực sự, nó chỉ là việc chuẩn bị cho bữa ăn khác, không phải là nhịn ăn.
Cho nên khi chúng ta im lặng, nó bao giờ cũng ở giữa hai cơn giận. Khi chúng ta thoải mái, nó bao giờ cũng ở giữa hai đỉnh của căng thẳng. Khi chúng ta vô dục, nó chỉ là ở giữa hai hành động dục. Khi chúng ta yêu, nó bao giờ cũng ở giữa hai ghét - nhớ điều này.
Cho nên khi Phật im lặng, đừng nghĩ đây là im lặng của bạn. Khi giận của bạn đã biến mất, im lặng của bạn cũng biến mất. Cả hai chúng cùng tồn tại với nhau; chúng không thể bị tách rời. Cho nên khi Phật là brahmachari - người vô dục - đừng nghĩ rằng đây là vô dục của bạn. Khi dục đã biến mất, brahmacharya cũng đã biến mất. Cả hai chúng đều là một phần của một điều, cho nên cả hai chúng đã biến mất. Với vị phật sự hiện hữu rất khác có đó, tới mức bạn không thể quan niệm được. Bạn chỉ có thể quan niệm được về phân loại bạn biết. Bạn không thể quan niệm được đây là kiểu người nào, về cái gì đã xảy ra cho ông ấy.
Toàn thể năng lượng đã đi tới mức độ khác, bình diện khác của sự tồn tại. Bùn đã trở thành sen, nhưng nó vẫn có đó. Bùn đã không bị bỏ đi khỏi sen; nó đã được biến đổi.
Cho nên mọi năng lượng bên trong bạn đều được chấp nhận bởi Mật Tông. Mật Tông không ủng hộ việc vứt bỏ đi bất kì cái gì dù nó là thế nào, mà ủng hộ biến đổi. Và Mật Tông nói rằng bước đầu tiên là chấp nhận. Bước đầu tiên là rất khó - chấp nhận. Bạn có thể nổi giận nhiều lần mọi ngày, nhưng chấp nhận giận của bạn là rất khó. Là giận thì rất dễ; chấp nhận giận là rất khó. Tại sao? Bạn không cảm thấy khó mấy trong việc là giận, vậy tại sao bạn cảm thấy khó nhiều thế trong chấp nhận nó? Nổi giận dường như không tệ như chấp nhận nó. Mọi người nghĩ mình là người tốt và giận chỉ là nhất thời, nó tới và đi. Nó không phá huỷ hình ảnh tự tạo của bạn. Bạn liên tục vẫn còn là tốt. Bạn nói rằng "Nó chỉ xảy ra." Nó không có có tính phá huỷ bản ngã của bạn.
Cho nên những người tinh ranh sẽ hối lỗi ngay lập tức. Họ sẽ nổi giận và họ sẽ hối lỗi, họ sẽ hỏi xin tha thứ. Đây là những người tinh ranh. Tại sao tôi gọi họ là tinh ranh? Vì giận của họ cho sự run rẩy với hình ảnh tự tạo của họ. Họ bắt đầu cảm thấy không thoải mái. Họ bắt đầu cảm thấy, "Mình nổi giận sao? Mình tệ tới mức mình nổi giận sao?" Cho nên hình ảnh về người tốt run rẩy. Người đó phải cố gắng và làm cho nó được thiết lập lần nữa. Ngay lập tức người đó nói, "Điều này là xấu. Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó nữa. Xin tha thứ cho tôi." Bằng việc hỏi xin tha thứ, hình ảnh tự tạo của người đó được thiết lập trở lại. Người đó là ổn - trở lại với trạng thái trước đây của mình khi không có giận. Người đó đã cắt bỏ giận của mình bằng việc hỏi xin tha thứ. Người đó đã gọi bản thân mình là xấu chỉ để vẫn còn là tốt.
Đó là lí do tại sao bạn có thể tiếp tục sống nhiều kiếp cùng với giận, dục, sở hữu, là cái này và cái nọ, nhưng không bao giờ chấp nhận. Đây là thủ đoạn của tâm trí. Bất kì cái gì bạn làm chỉ là trên ngoại vi. Ở trung tâm, bạn vẫn còn tốt. Nếu bạn chấp nhận rằng "Tôi có giận," ở trung tâm bạn cảm thấy xấu. Thế thì nó không chỉ là vấn đề về nổi giận, thế thì nó không phải là nhất thời. Thay vì thế, thế thì giận là một phần của kết cấu của bạn. Thế thì đấy không phải là ai đó làm cho bạn phát giận. Cho dù bạn một mình, giận có đó. Khi bạn không nổi giận, người giận vẫn có đó, vì giận là năng lượng của bạn, một phần của bạn.
Không phải là đôi khi nó loé lên và thế rồi tắt đi - không! Nó không thể loé lên nếu nó không bao giờ hiện diện. Bạn có thể tắt đèn này, bạn có thể bật đèn này; nhưng dòng điện phải vẫn liên tục có đó. Nếu dòng điện không có đó, bạn không thể bật và tắt nó được. Luồng chảy, luồng giận, bao giờ cũng có đó; luồng dục bao giờ cũng có đó, luồng tham bao giờ cũng có đó. Bạn có thể bật nó lên, bạn có thể tắt nó đi. Trong các tình huống bạn thay đổi, nhưng bên trong bạn vẫn còn là một.
Việc chấp nhận nghĩa là giận không phải là hành động. Thay vì thế, bạn là giận. Dục không chỉ là hành động; bạn là dục. Tham không chỉ là hành động; bạn là tham. Việc chấp nhận điều này nghĩa là vứt đi hình ảnh tự tạo. Và tất cả chúng ta đều đã xây dựng hình ảnh tự tạo đẹp. Mọi người đã xây dựng hình ảnh tự tạo đẹp - tuyệt đối đẹp. Và bất kì cái gì bạn đang làm không bao giờ chạm vào nó, bạn liên tục bảo vệ nó. Hình ảnh này được bảo vệ, cho nên bạn cảm thấy thoải mái. Đó là lí do tại sao bạn có thể trở nên giận, bạn có thể trở nên dâm dục, và bạn không bị rối loạn. Nhưng nếu bạn chấp nhận và nói, "Tôi là dục, tôi là giận, tôi là tham," thế thì hình ảnh tự tạo của bạn sụp đổ ngay lập tức.
Mật Tông nói đây là bước đầu tiên, và khó nhất: chấp nhận bất kì cái gì bạn đang là. Đôi khi chúng ta cố gắng chấp nhận, nhưng bất kì khi nào chúng ta chấp nhận, chúng ta lại làm như vậy theo cách rất tính toán. Tinh ranh của chúng ta là sâu và tinh vi, và tâm trí có cách thức rất tinh vi để lừa dối. Đôi khi bạn chấp nhận và nói, "Vâng, tôi giận." Nhưng nếu bạn chấp nhận điều này, bạn chấp nhận chỉ khi bạn nghĩ về cách siêu việt trên giận. Thế thì bạn chấp nhận và nói, "Được, tôi giận. Giờ nói cho tôi cách đi ra ngoài nó." Bạn chấp nhận dục chỉ để là vô dục. Bất kì khi nào bạn cố gắng là cái gì đó khác bạn đều có khả năng chấp nhận, vì hình ảnh tự tạo của bạn lại được duy trì cho tương lai.
Bạn bạo hành và bạn cố gắng là bất bạo hành, cho nên bạn chấp nhận và nói, "Được, tôi bạo hành. Hôm nay tôi bạo hành, tuy nhiên ngày mai tôi sẽ bất bạo hành." Làm sao bạn sẽ trở thành bất bạo hành được? Bạn trì hoãn hình ảnh tự tạo này vào tương lai. Bạn không nghĩ về bản thân bạn trong hiện tại. Bạn bao giờ cũng nghĩ dưới dạng lí tưởng - về bất bạo hành, yêu và từ bi. Thế thì bạn ở trong tương lai. Hiện tại này chỉ để trở thành quá khứ, cái ta thực của bạn là ở trong tương lai, cho nên bạn liên tục đồng nhất bản thân bạn với các lí tưởng. Những ý tưởng đó cũng là cách không chấp nhận thực tại. Bạn bạo hành - đó là hoàn cảnh. Và hiện tại là điều duy nhất có tính tồn tại; tương lai không hiện hữu. Lí tưởng của bạn chỉ là mơ. Chúng là những thủ đoạn để trì hoãn tâm trí, để hội tụ tâm trí vào đâu đó khác.
Bạn bạo hành: đây là hoàn cảnh, cho nên chấp nhận nó đi. Và đừng cố là bất bạo hành. Tâm trí bạo hành không thể trở thành bất bạo hành được. Làm sao điều này là có thể được? Nhìn sâu vào trong nó đi. Bạn bạo hành, cho nên làm sao bạn có thể là bất bạo hành được? Bất kì cái gì bạn làm sẽ được làm bởi tâm trí bạo hành - bất kì cái gì! Ngay cả trong khi cố gắng là bất bạo hành, nỗ lực này sẽ được làm bởi tâm trí bạo hành. Bạn bạo hành, cho nên bằng việc cố là bất bạo hành, bạn sẽ bạo hành. Trong chính nỗ lực để là bất bạo hành, bạn sẽ thử mọi kiểu bạo hành.
Đó là lí do tại sao bạn đi tới những nỗ lực này vì bất bạo hành. Họ có thể không là bạo hành với người khác, nhưng họ là bạo hành với bản thân họ. Họ là rất bạo hành với bản thân họ - sát hại bản thân họ. Và họ càng phát điên chống lại bản thân họ, họ càng được nổi tiếng hơn. Khi họ trở thành điên, tự tử hoàn toàn, thế thì xã hội nói, "Đây là những hiền nhân." Nhưng họ chỉ đã biến đổi đối thể của bạo hành, không gì khác. Họ đã bạo hành với ai đó khác, giờ họ bạo hành với bản thân họ - nhưng bạo hành có đó. Và khi bạn bạo hành với ai đó khác luật pháp có thể bảo vệ, toà án có thể giúp đỡ, xã hội sẽ lên án bạn. Nhưng khi bạn bạo hành với bản thân bạn không có luật pháp. Không luật nào có thể bảo vệ bạn chống lại bản thân bạn.
Khi một người chống lại bản thân mình, không có bảo vệ, không cái gì có thể được làm. Và không người nào chăm nom vì đó là việc của bạn. Không người nào khác được tham gia vào trong nó: nó là việc của bạn. Cái gọi là sư, cái gọi là thánh nhân, họ là bạo hành chống lại bản thân họ. Không người nào quan tâm. Họ nói, "Được! Tiếp tục làm nó đi. Đó là việc của ông."
Nếu tâm trí bạn là tâm trí của tham, làm sao bạn có thể là không tham được? Tâm trí tham sẽ vẫn còn tham. Bất kì cái gì được làm bởi nó để đi ra ngoài tham sẽ không giúp ích. Tất nhiên, chúng ta có thể tạo ra tham mới. Hỏi tâm trí tham, "Anh đang làm gì khi chỉ tích luỹ của cải? Anh sẽ chết và anh không thể đem của của của anh đi cùng anh được." Đây là logic của cái gọi là người thuyết giảng tôn giáo - rằng bạn không thể mang của cải của bạn đi cùng bạn. Nhưng nếu ai đó có thể lấy nó, thế thì toàn thể logic này sẽ sai.
Tất nhiên người tham cảm thấy logic này. Người đó hỏi, "Làm sao tôi có thể đem của cải đi cùng tôi?" Nhưng người đó thực sự muốn mang nó. Đó là lí do tại sao tu sĩ trở thành có ảnh hưởng. Ông ta chỉ cho người đó rằng điều vô nghĩa là tích luỹ mọi thứ mà không thể được mang ra bên ngoài chết. Ông ta nói, "Tôi sẽ dạy ông cách tích luỹ các thứ mà có thể được mang đi. Đức hạnh có thể được mang đi, punya - hành vi thiện - có thể được mang đi, điều tốt có thể được mang đi, nhưng không phải của cải. Cho nên cúng dường của cải đi."
Nhưng điều này là sự hấp dẫn cho tham của người đó. Điều này đang bảo người đó, "Bây giờ chúng ta sẽ cho anh những thứ tốt hơn mà có thể được mang ra ngoài cái chết." Sự hấp dẫn thu được kết quả. Người tham cảm thấy, "Ông đúng. Chết có đó và không cái gì có thể được làm về nó, cho nên mình phải làm cái gì đó mà có thể được mang ra ngoài. Mình phải tạo ra một loại số dư ngân hàng nào đó trong thế giới bên kia nữa. Thế giới này, số dư ngân hàng này, không thể ở cùng mình mãi mãi được." Người đó liên tục nói theo những lời này.
Đọc qua kinh sách mà xem... chúng hấp dẫn tham của bạn. Chúng nói, "Bạn đang làm gì mà phí hoài thời gian của bạn vào những vui thú nhất thời?" Nhấn mạnh là vào ‘nhất thời'. Cho nên tìm thú vui vĩnh hằng nào đó đi; thế thì nó là được. Họ không chống lại vui thú, họ chỉ chống lại việc là nhất thời. Nhìn vào tham đi!
Đôi khi điều xảy ra là bạn có thể tìm thấy người không tham, người đang tận hưởng những thú vui nhất thời, nhưng bạn không thể tìm được trong số các thánh nhân một người không đòi hỏi, yêu cầu về thú vui vĩnh hằng. Tham trong họ thậm chí còn nhiều hơn. Bạn có thể tìm ra người không tham trong số những người thường, nhưng bạn không thể tìm ra người không tham trong số những cái gọi là thánh nhân. Họ cũng muốn vui thú, nhưng họ tham hơn bạn. Bạn được thoả mãn với thú vui nhất thời còn họ thì không. Tham của họ là lớn hơn. Tham của họ chỉ có thể được thoả mãn bằng vui thú vĩnh hằng.
Tham vô hạn đòi hỏi vui thú vô hạn - nhớ điều này. Tham hữu hạn được thoả mãn với vui thú hữu hạn. Họ sẽ hỏi bạn, "Anh đang làm gì khi yêu người đàn bà? Cô ấy không là gì ngoài xương và máu. Nhìn sâu vào bên trong người đàn bà anh yêu đi. Cô ấy là gì?" Họ không chống lại người đàn bà, họ chống lại xương, chống lại máu, chống lại thân thể. Nhưng nếu người đàn bà bằng vàng, thế thì được. Họ đang đòi hỏi người đàn bà bằng vàng.
Những người đó không có trong thế giới này, cho nên họ tạo ra thế giới khác. Họ nói, "Trên cõi trời có các thiếu nữ vàng - apsaras - người đẹp và không bao giờ già." Trong cõi trời Hindu các apsaras, những cô gái cõi trời, bao giờ cũng vẫn còn ở mười sáu tuổi. Họ không bao giờ già hơn, họ bao giờ cũng mười sáu tuổi - không bao giờ kém hơn, không bao giờ nhiều hơn. Cho nên bạn đang làm gì khi phí thời gian vào những người đàn bà bình thường này? Nghĩ về cõi trời đi. Họ không chống lại vui thú. Thực sự, họ chống lại vui thú nhất thời.
Nếu, qua ý thích nhất thời nào đó, Thượng đế cho thế giới này vui thú vĩnh hằng, toà dinh thự tôn giáo của bạn sẽ sụp đổ ngay lập tức; toàn thể hấp dẫn sẽ bị mất. Nếu bằng cách nào đó số dư ngân hàng có thể được mang ra ngoài chết, không ai sẽ quan tâm tới việc tạo ra số dư ngân hàng trong thế giới khác. Cho nên chết là giúp đỡ lớn cho các tu sĩ.
Người tham bao giờ cũng bị hấp dẫn bởi tham khác. Nếu bạn bảo người đó và thuyết phục người đó rằng tham của người đó là nguyên nhân cho khổ của người đó, và rằng nếu người đó bỏ tham người đó sẽ đạt tới trạng thái phúc lạc, người đó có thể cố - vì bây giờ bạn không thực sự chống lại tham của người đó. Bạn đang cho tham của người đó bãi cỏ mới. Người đó có thể di chuyển vào chiều hướng mới của tham.
Cho nên Mật Tông nói rằng tâm trí tham không thể trở thành không tham được, tâm trí bạo hành không thể trở thành bất bạo hành được. Nhưng điều này dường như rất vô vọng. Nếu đây là hoàn cảnh, thế thì không cái gì có thể được làm. Thế thì Mật Tông đại diện cho cái gì? Nếu tâm trí tham không thể trở thành không tham, và tâm trí bạo hành không thể trở thành bất bạo hành, và tâm trí bị ám ảnh dục không thể được biến đổi ra ngoài dục, nếu không cái gì có thể được làm thế thì Mật Tông đại diện cho cái gì? Mật Tông không nói rằng không cái gì có thể được làm. Cái gì đó có thể được làm chứ, nhưng chiều hướng là khác hoàn toàn.
Tâm trí tham phải hiểu rằng nó là tham và chấp nhận điều đó - không cố là không tham. Tâm trí tham phải đi sâu vào bên trong bản thân nó để nhận ra chiều sâu của tham của nó. Không chuyển xa khỏi nó, nhưng vẫn còn với nó; không chuyển vào lí tưởng - vào những lí tưởng mâu thuẫn, những lí tưởng đối lập - mà vẫn còn trong hiện tại, chuyển vào trong tham, biết tham, hiểu tham, và không cố trốn khỏi nó theo bất kì cách nào. Nếu bạn có thể vẫn còn với tham của bạn, nhiều điều sẽ xảy ra. Nếu bạn có thể vẫn còn với tham của bạn, với dục của bạn, với giận của bạn, bản ngã của bạn sẽ tan biến. Đây sẽ là điều đầu tiên - và nó là phép màu lớn làm sao!
Nhiều người tới tôi và họ liên tục hỏi cách là vô ngã. Bạn không thể là vô ngã chừng nào bạn chưa nhìn vào nền tảng của bản ngã của bạn để tìm nó. Bạn tham và bạn nghĩ bạn không tham - đây là bản ngã. Nếu bạn tham và bạn biết và chấp nhận một cách toàn bộ rằng bạn tham, thế thì bạn có thể cho phép bản ngã của bạn đứng ở đâu? Nếu bạn giận và bạn nói rằng bạn giận - bạn không nói điều đó cho người khác, nhưng bạn cảm thấy nó từ sâu bên dưới, bạn cảm thấy không tự lực được - thế thì giận của bạn có thể đứng được ở đâu? Nến bạn dâm dục, chấp nhận nó. Bất kì cái gì có đó, chấp nhận nó.
Việc không chấp nhận tự nhiên tạo ra bản ngã, việc không chấp nhận sự như vậy của bạn - tathata của bạn, cái bạn đang là, tạo ra bản ngã. Nếu bạn chấp nhận nó, bản ngã sẽ không có đó. Nếu bạn không chấp nhận nó, nếu bạn bác bỏ nó, nếu bạn tạo ra các lí tưởng ngược với nó, sẽ có bản ngã. Lí tưởng là chất liệu tạo nên bản ngã.
Chấp nhận bản thân bạn đi. Nhưng thế thì bạn sẽ có vẻ giống con vật. Bạn sẽ không giống con người vì khái niệm của bạn về con người là ở trong lí tưởng của bạn. Đó là lí do tại sao chúng ta liên tục dạy người khác đừng giống như con vật, và mọi người đều là con vật. Bạn có thể làm được gì?
Bạn là con vật đấy. Chấp nhận tính con vật của bạn đi. Và khoảnh khắc bạn chấp nhận tính con vật của bạn, bạn đã làm điều đầu tiên để đi ra ngoài con vật - vì không con vật nào biết rằng nó là con vật, chỉ con người có thể biết. Đó là đi ra ngoài. Bạn không thể đi ra ngoài bằng việc phủ nhận.
Chấp nhận đi! Khi mọi thứ được chấp nhận, đột nhiên bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã siêu việt. Ai đang chấp nhận? Ai chấp nhận cái toàn thể? Cái mà chấp nhận đã đi ra ngoài. Nếu bạn bác bỏ, bạn vẫn còn trên cùng bình diện. Nếu bạn chấp nhận, bạn đi ra ngoài. Chấp nhận là siêu việt. Và nếu bạn chấp nhận bản thân bạn một cách toàn bộ, đột nhiên bạn được ném về trung tâm của bạn. Thế thì bạn không thể di chuyển đi bất kì chỗ nào. Bạn không thể di chuyển từ cái như vậy của bạn, từ bản tính của bạn, cho nên bạn được ném về trung tâm của bạn.
Mọi kĩ thuật Mật Tông này mà chúng ta đang thảo luận và cố hiểu đều là những cách khác nhau của việc ném bạn về trung tâm của bạn, của việc ném bạn từ ngoại vi. Và bạn đang cố trốn khỏi trung tâm theo nhiều cách. Lí tưởng là việc trốn thoát tốt. Các nhà lí tưởng là những kẻ bản ngã tinh vi nhất.
Nhiều điều xảy ra.... Bạn bạo hành và bạn tạo ra lí tưởng về bất bạo hành. Thế thì bạn cần không đi vào bản thân bạn, không đi vào bạo hành của bạn; không có nhu cầu. Thế thì đây là nhu cầu duy nhất - liên tục nghĩ về bất bạo hành, đọc về bất bạo hành, và cố thực hành bất bạo hành. Bạn tự nhủ mình, "Không chạm vào bạo hành," và bạn bạo hành. Cho nên bạn có thể trốn khỏi bản thân bạn, bạn có thể đi tới ngoại vi, nhưng thế thì bạn sẽ không bao giờ tới trung tâm. Đó là một điều.
Thứ hai, khi bạn tạo ra lí tưởng về bất bạo hành, bạn có thể kết án người khác. Bây giờ điều đó trở thành rất dễ dàng. Bạn có lí tưởng để phán xét mọi người, và bạn có thể nói với bất kì người nào, “Anh là bạo hành." Ấn Độ đã tạo ra nhiều lí tưởng; đó là lí do tại sao Ấn Độ liên tục kết án toàn thế giới. Toàn thể tâm trí của Ấn Độ mang tính kết án. Nó liên tục kết án toàn thế giới: mọi người khác là bạo hành, chỉ Ấn Độ là bất bạo hành. Không ai dường như là bất bạo hành ở đây, nhưng lí tưởng là tốt để kết án người khác. Nó không bao giờ thay đổi bạn, nhưng bạn có thể kết án người khác vì bạn có lí tưởng, tiêu chí. Và bất kì khi nào bạn bạo hành bạn có thể hợp lí hoá nó - bạo hành của bạn là thứ khác hoàn toàn.
Hai mươi nhăm năm quá khứ này chúng ta đã bạo hành nhiều lần, nhưng chúng ta không bao giờ kết án bạo hành của chúng ta. Chúng ta bao giờ cũng bào chữa và hợp lí hoá nó bằng những từ đẹp đẽ. Nếu chúng ta bạo hành ở Bengal, ở Bangladesh, thế thì chúng ta nói rằng đó là để giúp mọi người ở đó giành lấy tự do. Nếu chúng ta bạo hành ở Kashmir, đó là để giúp cho người Kashmir. Nhưng bạn biết, tất cả những kẻ gây chiến đều nói cùng một điều. Nếu Mĩ bạo hành ở Việt Nam, nó là vì “những người nghèo đó." Không người nào bạo hành vì bản thân người đó; không người nào đã từng vậy. Chúng ta bao giờ cũng bạo hành để giúp ai đó. Cho dù tôi giết bạn đó cũng chỉ vì cái tốt riêng của bạn, nó là để giúp bạn. Và cho dù bạn bị giết, cho dù tôi giết bạn, cứ nhìn vào từ bi của tôi đi. Ngay cả vì cái tốt riêng của bạn tôi có thể giết bạn. Cho nên liên tục kết án toàn thế giới.
Khi Ấn Độ tấn công Goa, khi Ấn Độ đi vào chiến tranh với Trung Quốc, Bertrand Russell đã phê phán Nehru, nói, "Bây giờ bất bạo hành của các ông ở đâu? Các ông toàn là người theo Gandhi. Bây giờ bất bạo hành của ông ở đâu?"
Nehru đáp lại bằng việc cấm sách của Bertrand Russell ở Ấn Độ. Sách của Russell viết đã bị cấm. Đây là tâm trí bất bạo hành của chúng ta.
Đây đã là thảo luận hay. Cuốn sách này đáng phải được phân phát tự do, vì ông ấy đã tranh cãi hay. Ông ấy nói, "Các ông là những người bạo hành. Cái bất bạo hành của các ông chỉ mang tính chính trị. Gandhi của các ông không phải là hiền nhân, ông ấy chỉ là một tâm trí ngoại giao. Và tất cả các ông đều nói về bất bạo hành, nhưng khi khoảnh khắc tới các ông trở nên bạo hành. Khi người khác tranh đấu, các ông đứng trên bệ thờ cao và các ông kết án toàn thế giới là bạo hành."
Với các cá nhân, với các xã hội, với các nền văn hoá, với các quốc gia, điều này xảy ra. Nếu bạn có lí tưởng, bạn không cần biến đổi bản thân bạn. Bạn bao giờ cũng có thể hi vọng được biến đổi trong tương lai bởi bản thân lí tưởng, và bạn có thể kết án người khác rất dễ dàng.
Mật Tông nói vẫn còn với bản thân bạn đi. Dù bạn là bất kì cái gì, chấp nhận nó. Không kết án bản thân bạn, không kết án người khác. Kết án là vô tích sự, năng lượng không bị thay đổi bởi điều đó.
Bước đầu tiên là chấp nhận. Vẫn còn với sự kiện - điều này là rất khoa học - vẫn còn với sự kiện giận, tham và dục. Và biết sự kiện này trong tính sự kiện toàn bộ của nó. Không chỉ chạm vào nó từ bên trong, từ bề mặt. Biết sự kiện này trong tính toàn bộ của nó, trong tính sự kiện toàn bộ của nó. Chuyển vào trong nó tới gốc rễ. Và nhớ, bất kì khi nào bạn có thể chuyển tới gốc rễ của bất kì cái gì, bạn siêu việt trên nó. Nếu bạn có thể biết dục của bạn tới chính gốc rễ, bạn trở thành người chủ của nó. Nếu bạn có thể biết giận của bạn tới chính gốc rễ của nó, bạn trở thành người chủ của nó. Thế thì giận trở thành chỉ là công cụ - bạn có thể dùng nó.
Tôi nhớ nhiều điều về Gurdjieff. Gurdjieff đã dạy cho đệ tử của ông ấy về chính giận. Chúng ta đã nghe về lời của Phật: chính thiền, chính tư duy và chính suy ngẫm. Chúng ta đã nghe nói về giáo huấn của Mahavir về chính nhìn và chính tri thức. Gurdjieff dạy chính giận và chính tham, và giáo huấn này đã bị ảnh hưởng bởi truyền thống Mật Tông cổ. Gurdjieff đã bị kết án rất nhiều ở phương Tây, vì ở phương Tây ông ấy đã là biểu tượng sống của Mật Tông.
Ông ấy sẽ dạy chính giận; ông ấy sẽ dạy bạn cách giận một cách toàn bộ. Nếu bạn giận ông ấy sẽ bảo bạn, "Tiếp tục đi. Không kìm nén nó, để nó đi ra trong tính toàn bộ của nó. Di chuyển vào trong nó. Trở thành giận. Không kìm giữ lại, không đứng sang bên. Lấy cú nhảy sâu vào trong nó. Để toàn thân ông trở thành bốc lửa, ngọn lửa."
Bạn đã không bao giờ di chuyển vào điều này sâu và bạn không bao giờ thấy bất kì người nào làm như vậy, vì mọi người ít hay nhiều đều có văn hoá. Không ai là nguyên bản; mọi người đều ít nhiều bắt chước. Không ai là nguyên bản! Nếu bạn có thể di chuyển vào trong giận một cách toàn bộ, bạn sẽ trở thành chỉ là lửa, lửa bùng cháy. Lửa sẽ sâu, ngọn lửa sẽ sâu tới mức quá khứ và tương lai cả hai sẽ dừng lại ngay lập tức. Bạn sẽ trở thành chỉ là ngọn lửa hiện tại. Và khi mọi tế bào của bạn đều cháy, khi mọi phần thân thể đã trở thành bốc lửa và bạn đã trở thành chỉ là sự giận dữ - không cáu kỉnh - thế thì Gurdjieff sẽ nói, "Bây giờ nhận biết. Không kìm nén. Bây giờ nhận biết. Bây giờ đột nhiên nhận biết về điều ông đã trở thành, về giận là gì."
Trong khoảnh khắc này của sự hiện diện toàn bộ người ta có thể đột nhiên trở nên nhận biết, và bạn có thể bắt đầu cười vào cái ngớ ngẩn của toàn thể sự việc, vào cái ngu xuẩn, và cái ngu si của toàn thể sự việc. Nhưng đây không phải là kìm nén; đây là tiếng cười. Bạn có thể cười vào bản thân bạn vì bạn đã siêu việt trên bản thân bạn. Không bao giờ giận sẽ có khả năng làm chủ bạn lần nữa.
Bạn đã biết giận trong tính toàn bộ của nó, và dầu vậy bạn có thể cười và dầu vậy bạn có thể đi ra ngoài nó. Bạn có thể thấy từ bên ngoài giận của bạn. Một khi bạn đã thấy tính toàn bộ của nó, bạn biết giận là gì. Và bây giờ bạn cũng biết rằng cho dù toàn thể năng lượng biến đổi thành giận, dầu vậy bạn vẫn có thể là người quan sát, nhân chứng. Cho nên không có sợ. Nhớ điều này: rằng cái không được biết bao giờ cũng tạo ra sợ. Cái là bóng tối bao giờ cũng tạo ra sợ. Bạn sợ giận riêng của bạn.
Cho nên mọi người liên tục nói rằng chúng ta kìm nén giận vì giận là không tốt, nó có thể làm hại người khác. Nhưng điều đó không phải là nguyên nhân thực. Nguyên nhân thực là ở chỗ họ sợ giận của họ. Nếu họ thực sự nổi giận, họ không biết cái gì có thể xảy ra. Họ sợ bản thân họ. Họ không bao giờ biết giận. Nó là điều rất đáng sợ, ẩn bên trong, cho nên họ sợ nó. Đó là lí do tại sao họ làm theo xã hội, văn hoá, giáo dục, và họ nói, "Chúng ta phải không giận, Giận là xấu. Nó làm hại người khác."
Bạn sợ giận của bạn, bạn sợ dục của bạn. Bạn đã không bao giờ trong dục một cách toàn bộ. Bạn đã không bao giờ trong dục một cách toàn bộ tới mức bạn có thể đã quên đi bản thân bạn. Bạn bao giờ cũng có đó; tâm trí bạn bao giờ cũng có đó. Và nếu tâm trí có đó trong hành động dục, thế thì hành động này chỉ là rởm, hư huyễn. Tâm trí phải tan biến; bạn phải trở thành chỉ thân thể. Phải không có bất kì suy nghĩ nào. Nếu suy nghĩ có đó, bạn bị phân chia. Thế thì hành động dục không là gì ngoài việc xả năng lượng tràn ngập ra. Nó là việc xả ra, không gì khác. Nhưng bạn sợ là toàn bộ trong dục. Đó là lí do tại sao bạn làm theo, tại sao bạn tuân theo mệnh lệnh xã hội và nói rằng dục là xấu. Bạn sợ!
Tại sao bạn sợ? Vì nếu bạn di chuyển vào trong dục một cách toàn bộ, bạn không biết bạn có thể làm gì, bạn không biết cái gì có thể xảy ra, bạn không biết lực con vật nào có thể trồi lên, bạn không biết vô thức của bạn có thể ném bạn vào cái gì. Bạn không biết! Thế thì bạn sẽ không là người chủ; bạn sẽ không trong kiểm soát. Hình ảnh tự tạo của bạn có thể bị phá huỷ. Do vậy bạn kiểm soát hành động dục. Và cách để kiểm soát nó là vẫn còn trong tâm trí. Để cho hành động dục có đó, nhưng cục bộ.
Cố hiểu cái ‘cục bộ’ và ‘tổng quát’ này. Mật Tông nói hành động dục là cục bộ khi chỉ trung tâm dục của bạn được tham gia vào. Nó là cục bộ; nó là việc xả ra cục bộ. Trung tâm dục luôn tích luỹ năng lượng. Khi nó tràn đầy bạn phải xả nó ra; bằng không nó sẽ tạo ra căng thẳng, nó sẽ tạo ra nặng nề. Bạn xả nó ra, nhưng nó là xả cục bộ. Toàn thân bạn, toàn thể cái ngã không tham gia. Sự tham gia toàn bộ, phi cục bộ nghĩa là mọi thớ thịt của thân thể, mọi tế bào của thân thể, dù bạn là bất kì cái gì, đều ở trong nó. Toàn thể con người bạn đã trở thành mang tính dục. Không chỉ trung tâm dục của bạn, toàn thể con người bạn đã trở thành mang tính dục.
Nhưng thế thì bạn sợ vì thế thì bất kì cái gì cũng đều là có thể. Và bạn không biết cái gì có thể xảy ra vì bạn không bao giờ biết tính toàn bộ. Bạn có thể làm những thứ nào đó mà bạn không thể quan niệm nổi.
Vô thức của bạn sẽ bùng nổ. Bạn sẽ trở thành không phải là một con vật, mà nhiều con vật, vì bạn đã trải qua nhiều kiếp sống, qua nhiều thân thể con vật. Bạn có thể bắt đầu gào rú, bạn có thể bắt đầu la hét, bạn có thể bắt đầu gầm gừ như sư tử. Bạn không biết.
Bất kì cái gì cũng là có thể - điều đó tạo ra sợ. Bạn cần ở trong kiểm soát để cho bạn không bao giờ đánh mất bản thân bạn vào bất kì cái gì. Đó là lí do tại sao bạn không bao giờ biết bất kì cái gì. Và chừng nào bạn chưa biết, bạn không thể siêu việt lên được.
Chấp nhận, di chuyển sâu, đi tới chính gốc rễ. Đây là Mật Tông. Mật Tông đại diện cho những kinh nghiệm sâu. Bất kì cái gì được trải nghiệm đều có thể được siêu việt; bất kì cái gì bị kìm nén không bao giờ có thể được siêu việt.
Ngần này là đủ cho hôm nay.

0 Đánh giá

Ads Belove Post