Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 Chương 23. Thêm vài kĩ thuật nhìn

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 Chương 23. Thêm vài kĩ thuật nhìn

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 - Osho
Sách về các Bí mật: Bình luận mới
Chương 23. Thêm vài kĩ thuật nhìn


9. Đơn giản bằng việc nhìn lên trời xanh bên ngoài mây, thanh thản.
10. Lắng nghe trong khi giáo huấn huyền bí tối thượng được truyền. Mắt tĩnh, không chớp, lập tức trở nên tuyệt đối tự do.
11. Tại mép giếng sâu nhìn điềm tĩnh mãi vào trong chiều sâu - điều kì diệu.
12. Nhìn vào vật nào đó, thế rồi chậm rãi rút cái nhìn của ông khỏi nó, thế rồi chậm rãi rút ý nghĩ của ông khỏi nó. Rồi.
Chúng ta sống trên bề mặt của bản thân chúng ta - chỉ tại bên mép, biên giới. Giác quan chỉ ở trên đường biên và ý thức của bạn ở sâu bên dưới tại trung tâm. Chúng ta sống ở các giác quan; điều đó là tự nhiên. Nhưng điều đó không phải là việc nở hoa tối thượng, nó chỉ là sự bắt đầu. Và khi chúng ta sống ở các giác quan, chúng ta về căn bản liên quan tới các vật thể, vì giác quan là không liên quan chừng nào không có mối quan tâm tới vật nào đó của sự tận hưởng. Chẳng hạn, mắt là vô dụng chừng nào không có cái gì đó để được nhìn, tai là vô dụng chừng nào không có cái gì đó để được nghe, và tay là vô dụng chừng nào không có cái gì đó để được chạm.
Chúng ta sống trong các giác quan; do đó, chúng ta phải sống trong các vật thể. Các giác quan chỉ là ở đường biên của việc hiện hữu, trong thân thể, và các vật thể thậm chí không phải là ở trên đường biên: chúng ở bên ngoài đường biên. Cho nên ba điểm phải được hiểu trước khi chúng ta đi vào những kĩ thuật này.
Thứ nhất, ý thức ở trung tâm. Thứ hai, các giác quan qua đó ý thức đi ra là ở đường biên. Và thứ ba, các vật thể trong thế giới mà ý thức đi tới, qua các giác quan, là ở bên ngoài biên giới. Ba điều này phải được nhớ: ý thức ở trung tâm, giác quan ở đường biên và các vật thể ở bên ngoài đường biên. Cố hiểu điều đó cho rõ ràng, vì thế thì các kĩ thuật này sẽ rất đơn giản.
Nhìn vào nó từ nhiều hướng. Một: giác quan chỉ là ở giữa, chỉ ở chỗ giữa. Phía bên này là ý thức, phía bên kia là thế giới các vật thể. Giác quan ở ngay chính giữa - giữa hai điều này. Từ giác quan bạn có thể đi theo hai cách: hoặc bạn có thể đi tới các vật thể hoặc bạn có thể đi tới trung tâm. Cách nào thì khoảng cách cũng là như nhau. Từ các giác quan, các cánh cửa mở theo hai cách - đi tới các vật thể hay đi tới trung tâm.
Bạn ở tại các giác quan. Đó là lí do tại sao một trong những Thiền sư nổi tiếng nhất, Bokuju, đã nói rằng niết bàn và thế giới là cách xa cùng khoảng cách. Cho nên đừng nghĩ rằng niết bàn là rất xa xôi. Thế giới và niết bàn, thế giới này và thế giới kia, cả hai đều ở cùng một khoảng cách.
Lời nói này đã tạo ra nhiều lẫn lộn vì chúng ta cảm thấy rằng niết bàn là rất, rất xa xôi - rằng Moksha, giải thoát, vương quốc của Thượng đế, là rất, rất xa xôi. Chúng ta cảm thấy rằng thế giới thật gần, ngay đây. Nhưng Bokuju nói, và ông ấy nói đúng, rằng cả hai đều ở xa cùng khoảng cách.
Thế giới là ở đây và niết bàn cũng là ở đây. Thế giới là gần, và niết bàn cũng gần. Với niết bàn bạn phải đi vào trong, với các vật thể bạn phải đi ra ngoài; khoảng cách là như nhau. Từ mắt tôi, trung tâm của tôi ở gần như bạn ở gần tôi. Tôi có thể thấy bạn nếu tôi đi ra ngoài, tôi có thể thấy bản thân tôi nếu tôi đi vào trong. Và chúng ta đều ở cánh cửa các giác quan, nhưng một cách tự nhiên, nhu cầu của thân thể là tới mức ý thức đi ra ngoài. Bạn cần thức ăn, bạn cần nước uống, bạn cần nhà để sống. Đây là các nhu cầu của bạn và những điều này chỉ có thể được tìm thấy trong thế giới, cho nên hoàn toàn tự nhiên, ý thức đi qua các giác quan hướng tới thế giới. Chừng nào bạn chưa tạo ra nhu cầu mà chỉ có thể được đáp ứng khi bạn đi vào trong, bạn sẽ không bao giờ đi vào trong.
Chẳng hạn, nếu đứa trẻ được sinh ra mà tự túc được, nếu nó không cần thức ăn nào, nó chắc sẽ không nhìn vào mẹ nó chút nào. Người mẹ sẽ trở thành không liên quan, vô nghĩa, vì với đứa trẻ người mẹ không phải là nghĩa: thức ăn là nghĩa. Người mẹ là thức ăn đầu tiên của nó, và vì người mẹ cho nó thức ăn và thoả mãn nhu cầu cơ bản của nó, không có người mẹ nó sẽ chết, nó bắt đầu yêu người mẹ. Yêu đó tới một cách phụ thêm, như cái bóng, vì người mẹ đang đáp ứng nhu cầu cơ bản.
Cho nên những người mẹ đang nuôi con họ bằng sữa chai không nên mong đợi nhiều tình yêu vì với đứa trẻ thức ăn được cần, không phải người mẹ. Người mẹ sẽ tới trong sự hiện hữu của nó, đi vào trong sự hiện hữu của nó chỉ qua thức ăn. Đó là lí do tại sao thức ăn và tình yêu được lập quan hệ sâu, rất, rất sâu. Nếu nhu cầu yêu của bạn được đáp ứng, bạn sẽ ít cần thức ăn. Nếu nhu cầu yêu của bạn không được đáp ứng, bạn sẽ cần nhiều thức ăn. Cho nên những người yêu và người được yêu sẽ không tích trữ nhiều béo. Cũng còn có các lí do khác, nhưng đây là một trong những lí do cơ bản nhất. Họ sẽ không ăn nhiều. Nếu yêu không được đáp ứng, thế thì thức ăn trở thành cái thay thế. Thế thì họ sẽ ăn nhiều.
Với đứa trẻ, thức ăn là nhu cầu cơ bản. Nhưng nếu đứa trẻ phải được sinh ra mà có thể tự túc được, người không cần thức ăn nào, người không cần bất kì giúp đỡ bên ngoài nào để sống động, người đó sẽ không đi vào trong thế giới chút nào. Bạn có nghĩ người đó sẽ đi vào không? Sẽ không có nhu cầu. Và chừng nào nhu cầu không có đó, năng lượng sẽ không bao giờ vận động. Chúng ta đi ra ngoài không phải bởi vì chúng ta là tội nhân. Chúng ta đi ra ngoài vì chúng ta có nhu cầu mà có thể được đáp ứng chỉ qua các vật thể - điều có thể được thu lấy nếu chúng ta đi vào trong thế giới các vật thể.
Tại sao bạn không đi vào trong? Vì bạn còn chưa tạo ra nhu cầu để đi vào trong. Một khi nhu cầu có đó, dễ dàng đi vào trong như đi ra ngoài. Nhu cầu đó là gì? Nhu cầu đó liên quan tới tôn giáo. Bạn không thể có tính tôn giáo chừng nào nhu cầu đó chưa có đó. Làm sao nhu cầu đó được tạo ra? Theo quá trình nào người ta trở nên nhận biết về nhu cầu sâu điều giúp cho bạn đi vào trong?
Ba điều cần được nhớ. Thứ nhất, chết. Nhớ lấy, mọi nhu cầu sống đều buộc bạn phải đi ra. Nếu bạn muốn đi vào trong, chết phải trở thành mối quan tâm cơ bản; bằng không bạn không thể đi vào trong được. Đó là lí do tại sao chuyện xảy ra là những người như Phật, người trở nên ý thức sâu sắc về chết, bắt đầu đi vào trong. Chỉ khi bạn trở nên nhận biết về chết bạn mới tạo ra nhu cầu để nhìn lại.
Sống nhìn ra ngoài. Chừng nào bạn chưa trở nên nhận biết về chết, tôn giáo là vô nghĩa với bạn. Đó là lí do tại sao con vật không có tôn giáo. Chúng sống động, chúng sống động nhiều như con người, hay thậm chí hơn, nhưng chúng không thể có ý thức về chết, chúng không thể quan niệm được về chết, chúng không thể thấy được chết trong tương lai. Chúng thấy rằng các con vật khác chết, nhưng điều không bao giờ xuất hiện cho con vật là chết này là chỉ báo về chết của nó nữa.
Với tâm trí con vật, chết bao giờ cũng xuất hiện cho con khác. Và nếu với bạn chết cũng chỉ là cái gì đó xảy ra cho người khác, bạn vẫn sống trong tâm trí con vật. Nếu bạn không nhận biết về chết, bạn còn chưa trở thành người. Đó là khác biệt cơ bản giữa con vật và con người - vì con vật không thể nhận biết về chết, chỉ con người có thể nhận biết. Nếu bạn không nhận biết về chết, bạn còn chưa là con người, và duy nhất con người mới tạo ra nhu cầu đi vào trong.
Với tôi, con người ngụ ý nhận biết về chết. Tôi không nói trở nên sợ chết đi; điều đó không phải là nhận biết. Chỉ nhận biết về sự kiện rằng chết đang tới ngày một gần và bạn phải được chuẩn bị cho điều đó.
Sống có nhu cầu riêng của nó; chết tạo ra nhu cầu riêng của nó. Đó là lí do tại sao xã hội trẻ hơn có tính phi tôn giáo - vì xã hội trẻ hơn còn chưa nhận biết về hiện tượng chết; nó đã không trở thành mối quan tâm trung tâm cho họ. Xã hội già hơn - chẳng hạn, Ấn Độ, một trong những xã hội già nhất trong sự tồn tại - nhận biết nhiều thế về chết. Vì nhận biết đó, sâu bên dưới Ấn Độ có tính tôn giáo. Cho nên điều đầu tiên: trở nên nhận biết về chết. Nghĩ về nó, nhìn vào nó, suy ngẫm về nó. Đừng sợ, đừng trốn khỏi sự kiện này. Nó có đó và bạn không thể thoát được nó! Nó đã tới trong sự tồn tại cùng bạn.
Chết của bạn được sinh ra cùng với bạn; bây giờ bạn không thể thoát được nó. Bạn đã che giấu nó trong bản thân bạn - trở nên nhận biết về nó đi. Khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết rằng bạn sẽ chết, rằng chết là chắc chắn, toàn bộ tâm trí bạn sẽ bắt đầu nhìn theo hướng khác. Thế thì thức ăn là nhu cầu cơ bản cho thân thể, nhưng không là nhu cầu cơ bản cho hiện hữu, vì cho dù bạn có thức ăn, chết sẽ xuất hiện. Thức ăn không thể bảo vệ được bạn khỏi chết, thức ăn chỉ có thể trì hoãn. Thức ăn có thể giúp bạn trì hoãn. Nếu bạn có chỗ ở tốt hơn, nhà tốt, nó sẽ không bảo vệ bạn khỏi chết. Nó sẽ chỉ giúp cho bạn chết một cách thuận tiện, thoải mái. Và chết, bất kì lúc nào nó xảy ra một cách thoải mái hay không thoải mái, đều là như nhau.
Trong sống bạn có thể là nghèo hay giầu, nhưng chết là kẻ làm cân bằng vĩ đại. Chủ nghĩa cộng sản vĩ đại nhất là trong chết. Dù bạn sống theo cách nào, điều đó không tạo ra khác biệt; chết xảy ra một cách bình đẳng. Trong sống, sự bình đẳng là không thể được; trong chết, bất bình đẳng là không thể được. Trở nên nhận biết về nó, suy ngẫm về nó đi. Và không chỉ có chuyện chết là chắc chắn ở đâu đó trong tương lai: với ý tưởng rằng nó ở rất xa xôi, bạn sẽ lại không có khả năng suy ngẫm nó. Tâm trí có miền rất nhỏ; hội tụ của tâm trí là rất nhỏ. Bạn không thể nghĩ được bên ngoài ba mươi năm. Sau ba mươi năm sẽ có chết... cứ dường như bạn sẽ không chết. Ba mươi năm là lâu thế, khoảng cách là nhiều thế, dường như chết sẽ không xuất hiện.
Nếu bạn muốn suy ngẫm về chết, biết sự kiện khác về nó: nó có thể xuất hiện khoảnh khắc tiếp; có thể chính khoảnh khắc tiếp. Bạn có thể không có khả năng nghe cả câu nói của tôi, tôi có thể không có khả năng hoàn thành nó. Bố của mẹ tôi hay bảo tôi rằng khi tôi được sinh ra ông ấy đã tới hỏi một nhà chiêm tinh, một trong những nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất thời đó. Nhà chiêm tinh này định làm kundali của tôi - sơ đồ sinh. Nhưng nhà chiêm tinh này nghiên cứu nó và ông ấy nói, "Nếu đứa trẻ nào sống sót sau bẩy tuổi, chỉ thế thì tôi sẽ làm sơ đồ này. Dường như không thể có chuyện nó có thể sống sót quá bẩy năm, cho nên điều đó là vô dụng. Nếu đứa trẻ này sẽ chết trong bẩy năm thật vô dụng mà đi làm kundali; nó sẽ chẳng được dùng. Và điều đó đã là thói quen của tôi," nhà chiêm tinh nói, "rằng chừng nào tôi chưa chắc chắn được điều đó, kundali sẽ là vô dụng, tôi không bao giờ làm nó." Cho nên ông ấy đã không làm nó.
May mắn, hay không may, tôi đã sống sót. Thế rồi bố của mẹ tôi đi tới nhà chiêm tinh, nhưng ông ấy chết rồi, cho nên ông ấy không bao giờ có thể làm kundali của tôi. Ông ấy chết, và tôi đã thường xuyên tự hỏi về điều này. Ông ấy đã nhận biết về sự kiện rằng đứa trẻ này có thể chết, nhưng ông ấy đã không nhận biết rằng ông ấy có thể chết. Ông ấy đã không nhận biết! Dường như là ông ấy tuyệt đối không quan tâm - và ông ấy không phải là người thường. Nhưng không ai quan tâm tới cái chết của riêng mình. Một cách cố ý, một cách tinh ranh, chúng ta không quan tâm tới nó vì nó tạo ra sợ. Cho nên tôi bao giờ cũng hoài nghi rằng ông chiêm tinh đó có thể đã không bao giờ nhìn vào kundali của riêng ông ấy; bằng không ông ấy chắc đã trở nên nhận biết.
Chết là có thể ngay chính khoảnh khắc tiếp, nhưng tâm trí sẽ không tin vào điều đó. Tôi nói điều đó và tâm trí bạn sẽ nói, "Không! Làm sao điều đó là có thể vào khoảnh khắc tiếp được? Nó còn xa xôi." Nhưng đó là thủ đoạn. Nếu bạn trì hoãn, bạn không thể suy ngẫm được. Nó phải gần tới mức bạn có thể hội tụ vào nó. Và khi tôi nói rằng khoảnh khắc tiếp điều đó là có thể, tôi ngụ ý điều đó. Nó có thể xảy ra, và bất kì khi nào nó xảy ra, nó sẽ là khoảnh khắc tiếp. Chỉ ngay trước nó, bạn không thể quan niệm được rằng nó sắp xảy ra.
Một người sắp chết: chỉ một khoảnh khắc trước người đó đã không bao giờ có thể nghĩ rằng chết là gần thế. Nó bao giờ cũng xảy ra trong khoảnh khắc tiếp - nhớ lấy. Nó bao giờ cũng xảy ra theo cách đó, và điều này bao giờ cũng sẽ là cách thức. Nó bao giờ cũng xảy ra trong khoảnh khắc tiếp. Đem nó lại gần để cho bạn có thể hội tụ vào nó, và chính việc hội tụ đó sẽ giúp bạn đi vào, một nhu cầu mới sẽ được tạo ra.
Thứ hai, bạn liên tục sống. Bạn liên tục tạo ra nghĩa và chủ định nhân tạo cho chính khoảnh khắc này. Bạn không bao giờ nghĩ về cuộc sống của bạn như một toàn thể, liệu nó có nghĩa nào hay không. Bạn liên tục tạo ra nghĩa mới, và bạn đẩy bản thân bạn vào những nghĩa mới đó. Đó là lí do tại sao người nghèo sống cuộc sống nhiều nghĩa hơn người giầu - vì người nghèo có nhiều thứ để thu lấy, và điều đó đem nghĩa cho cuộc sống của người đó. Nếu bạn thực sự giầu, điều đó nghĩa là bạn có mọi thứ mà có thể có và thế giới này không thể cung cấp bất kì cái gì cho bạn. Thế thì cuộc sống của bạn trở thành vô nghĩa. Bây giờ bạn không thể tạo ra bất kì nghĩa nào cho khoảnh khắc này, cho ngày này, để giúp bạn sống. Đó là lí do tại sao xã hội càng giầu, văn hoá càng sung túc, sự vô nghĩa càng được cảm thấy hơn. Xã hội nghèo hơn không bao giờ cảm thấy vô nghĩa.
Người nghèo quan tâm tới việc có nhà. Người đó sẽ làm việc vì điều đó trong nhiều năm. Cuộc sống của người đó có nghĩa; cái gì đó phải được đạt tới. Và khi người đó có được nhà, người đó sẽ sung sướng ít nhất trong vài ngày, nhưng thế rồi nhà lớn hơn có đó... Cho nên người đó sẽ liên tục di chuyển, làm cái này cái nọ, không bao giờ nghĩ về cuộc sống của mình như một toàn thể, liệu nó có nghĩa nào hay không. Người đó không bao giờ coi cuộc sống như một toàn thể.
Cứ tưởng tượng rằng bạn có mọi thứ - nhà, xe mà bạn khao khát, và mọi mơ ước của bạn đều được đáp ứng. Vậy bây giờ thì sao? Cứ tưởng tượng rằng bất kì cái gì bạn cần đều có đó, bạn có nó. Bây giờ thì sao? Đột nhiên nghĩa biến mất. Bạn đang đứng trên vực thẳm; không cái gì có thể được làm. Bạn trở thành vô nghĩa. Bạn đã là vô nghĩa rồi, chỉ mỗi điều không nhận biết. Cho dù bạn có được toàn thế giới, thế thì sao nào? Cái gì được đáp ứng?
Alexander tới Ấn Độ, và ông ấy gặp một thánh nhân lớn, Diogenes. Diogenes là một trong những tâm trí xuyên thấu nhất đã từng được sinh ra. Ông ấy thích sống trần trụi như Mahavir; ông ấy là Mahavir của văn minh và văn hoá Hi Lạp. Ông ấy đã bỏ mọi thứ, từ bỏ mọi thứ, không phải bởi vì qua từ bỏ ông ấy sẽ được bất kì cái gì - điều đó không phải là từ bỏ thực, không phải là từ bỏ đích thực. Nếu bạn từ bỏ cái gì đó để được cái gì đó, đó là mặc cả. Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ có giữ chỗ nào đó trên cõi trời và đó là lí do tại sao bạn từ bỏ, đó không phải là từ bỏ. Nếu bạn từ bỏ thú vui thân thể để có thú vui tâm linh, đây không phải là từ bỏ.
Diogenes đã từ bỏ mọi thứ, không phải bởi vì không có nó ông ấy sẽ có được cái gì đó. Ông ấy đã từ bỏ chỉ để xem liệu khi ông ấy không có gì, liệu có bất kì nghĩa nào hay không. Ông ấy nghĩ rằng nếu người ta không sở hữu cái gì, nếu ngay cả thế thì người ta có nghĩa, chủ định, số mệnh, thế thì chết không thể triệt tiêu được cái gì, vì chết chỉ có thể triệt tiêu được đồ sở hữu và thân thể cũng là đồ sở hữu. Ông ấy đã bỏ mọi thứ. Ông ấy chỉ có một thứ: chiếc bát gỗ dùng để uống nước. Ông ấy nghĩ, "Cái này chẳng đáng là đồ sở hữu." Thế rồi một hôm ông ấy thấy một đứa trẻ uống nước bằng tay. Ông ấy lập tức vứt chiếc bát đi. Ông ấy nói, "Nếu đứa trẻ có thể uống nước bằng tay, mình còn kém hơn đứa trẻ sao?"
Khi Alexander tới Ấn Độ để chinh phục, để làm ra vương quốc thế giới, ai đó báo cho ông ấy rằng ngay trên đường, nơi ông ấy sẽ dừng lại, có một hiền nhân lớn đang ở đối diện với ông ấy. Ông ấy được bảo, "Ngài sẽ làm ra vương quốc thế giới, và ông ấy thậm chí đã vứt đi cả cái bát của mình vì ông ấy nói rằng khi ông ấy hạnh phúc mà không có nó, sao phải mang gánh nặng này? Còn ngài nói rằng chừng nào toàn thế giới còn chưa trở thành vương quốc của ngài, ngài không thể hạnh phúc được. Cho nên ông ấy chính là cực đối lập, và thật tốt nếu ngài gặp ông ấy."
Alexander như bị quyến rũ. Việc thường xảy ra là cái đối lập bao giờ cũng gây quyến rũ; nó có hấp dẫn dục sâu. Như đàn ông bị hấp dẫn tới đàn bà hay đàn bà bị hấp dẫn tới đàn ông, có cùng hấp dẫn với cái đối lập. Alexander không thể bỏ qua Diogenes được, nhưng để ông ấy đi tới Diogenes thì lại không hay, và không thể có chuyện Diogenes sẽ tới ông ấy - không có giải pháp.
Diogenes được thông báo. Nhiều, nhiều sứ giả tới để thông báo cho ông ấy rằng "Alexander Đại đế đang đi qua đường này. Sẽ là tốt nếu ông gặp ông ấy." Ông ấy nói, "Alexander Đại đế sao? Ai đã nói điều này cho ông! Ta nghĩ đích thân ông ấy nói. Cho nên bảo Alexander Đại đế rằng ông ấy chẳng có gì cho ta, và không có nhu cầu để ông ấy gặp ta - và ta là người rất hèn mọn." Ông ấy thường nói, "Thực sự, ta là con chó, không phải là con người chút nào - chỉ là một con chó, cho nên không có nhu cầu. Gặp con chó này là việc ở dưới nhân phẩm của ông ấy."
Thế thì Alexander phải tới. Diogenes tương truyền đã nói, "Tôi nghe nói ông sắp chiếm toàn thế giới, cho nên tôi nghĩ, tôi nhắm mắt lại và nghĩ, 'Được! Nếu ta chiếm được toàn thế giới, thế thì cái gì nữa?' Đây đã thường là vấn đề của ta: nếu ta chiếm được toàn thế giới, thế thì cái gì nữa?" Tương truyền rằng Alexander, sau khi nghe điều này, trở nên rất buồn. "Thế thì cái gì nữa?" ông ấy nói với Diogenes. "Đừng nói những điều như thế. Ông làm cho ta rất buồn."
Diogenes nói, "Nhưng ông sẽ trở nên rất buồn khi ông chiếm được toàn thế giới. Ta có thể làm được gì? Ta chỉ tưởng tượng, và ta đã đi tới kết luận rằng điều này là vô dụng. Ông đang làm nỗ lực tự tử. Bản thân ông đang cố chiếm toàn thế giới - vậy thế rồi thì cái gì nữa? Nếu ông thành công, thế thì cái gì nữa? "
Alexander quay về từ Diogenes rất bối rối, lo âu, buồn phiền. Ông ta nói với những người đi cùng, "Người này rất nguy hiểm. Ông ta đã làm tan tành mơ ước của ta." Và ông ấy không bao giờ có thể quên được, không bao giờ có thể tha thứ cho Diogenes. Ngày ông ấy chết, ông ấy nhớ lại Diogenes lần nữa, và ông ấy nói, "Có thể là người kia đúng: thế thì cái gì nữa?"
Cho nên điều tiếp bao giờ cũng cần ghi nhớ là bất kì cái gì bạn đang làm, bất kì cái gì bạn thành đạt, nhớ hỏi, "Nếu mình thành công, thế thì cái gì nữa?" Có nghĩa nào trong tất cả nó không, hay chỉ có nghĩa nhân tạo nào được được bạn trao cho bạn chỉ để phân chia, để tạo ra ảo vọng quanh bạn để cho bạn cảm thấy bạn đang làm cái gì đó xứng đáng - và mọi lúc bạn thực sự đang làm phí hoài cuộc sống và năng lượng, không làm bất kì cái gì xứng đáng! Chỉ có một điều xứng đáng: nếu bạn có thể trở nên hạnh phúc mà không có bất kì cái gì, không có bất kì phụ thuộc nào: nếu bạn có thể là phúc lạc một mình, một mình toàn bộ. Nếu không cái gì được cần cho phúc lạc của bạn, chỉ thế thì bạn mới có thể phúc lạc; bằng không bạn sẽ ở trong khổ, bao giờ cũng trong khổ.
Phụ thuộc là khổ, và những người phụ thuộc vào đồ sở hữu, những người phụ thuộc vào tri thức được tích luỹ, những người phụ thuộc vào cái này cái nọ, họ đang giúp cho khổ riêng của họ trở nên được tích luỹ ngày càng nhiều hơn. Cho nên vấn đề tiếp cần nhớ là hỏi liệu bạn có bất kì nghĩa nào không, hay liệu bạn chỉ trôi nổi mà không có bất kì nghĩa nào. Bạn có chỉ làm ra niềm tin rằng cái này cái nọ là nghĩa của sự tồn tại của bạn?
Một người thường tới tôi. Ông ấy thường nói rằng nếu con trai ông ấy được vào đại học, rằng điều đó sẽ là tất cả và ông ấy sẽ rất hạnh phúc. Ông ấy là một người nghèo, một thư kí rất bình thường, và đó đã là mơ ước duy nhất của ông ấy, rằng con trai ông ấy sẽ được vào đại học. Thế rồi đứa con trai được vào đại học. Bây giờ đứa con trai đã trở thành quan chức lâm nghiệp. Vài tháng sau đứa con đã ở đây và nó bảo tôi, "Cháu chỉ được sáu trăm rupees một tháng. Cháu có hai con và đây là mơ ước duy nhất của cháu, rằng chúng có thể có được giáo dục tốt; có vậy thôi. Cháu làm việc chăm chỉ. Nếu chúng có thể được giáo dục tốt và nếu cháu có thể cho một trong các đứa con ra nước ngoài học tập, đó là mọi điều cháu hỏi."
Bố anh ta không còn nữa; ông ấy đã chết. Đây đã là nghĩa của ông ấy trong cuộc sống, chủ định của ông ấy - làm cho con trai ông ấy có giáo dục và có chỗ làm tốt. Bây giờ đứa con trai có chỗ làm tốt, và bây giờ đứa con trai này có cùng chủ định, để giúp cho con anh ta trở nên có giáo dục và có chỗ làm tốt. Và anh ta sẽ chết, và những đứa trẻ đó sẽ liên tục làm cùng điều vô nghĩa.
Nghĩa của mọi điều này là gì? Bạn đang làm gì? Chỉ để thời gian qua đi sao? Chỉ phá huỷ cuộc sống sao? Hay bạn có nghĩa đích thực nào đó mà bạn có thể nói ra làm cho bạn hạnh phúc, phúc lạc? Đây là xem xét thứ hai mà sẽ quay bạn vào bên trong.
Và thứ ba, con người liên tục quên. Bạn liên tục quên mọi thứ. Bạn đã giận hôm qua, và bạn đã hối hận điều đó. Bây giờ bạn đã quên, và nếu cùng kích thích được cho bạn lần nữa, bạn sẽ lại giận nữa. Điều này đã là như vậy trong cả đời bạn: bạn liên tục lặp lại cùng các thứ.
Người ta nói rằng tìm ra một người học qua cuộc sống là rất phi thường - rất hiếm. Thực sự, không ai học. Nếu bạn học, thế thì bạn không thể phạm cùng sai lầm hai lần. Nhưng bạn liên tục phạm cùng thứ lặp đi lặp lại. Thay vì thế, bạn càng phạm sai lầm, bạn càng trở thành nguồn để phạm nó. Bạn giận lặp đi lặp lại, và bạn hối hận điều đó lặp đi lặp lại, và bạn đã không học được cái gì. Bị một kích thích, bạn sẽ nổi giận, và bạn sẽ làm cùng sự điên khùng, và thế rồi bạn sẽ lại hối hận - điều đó cũng là một phần của nó. Và thế thì bạn sẽ lại sẵn sàng để bị kích thích và nổi giận.
Điều thứ ba: nếu bạn muốn quay vào trong, học đi! Bất kì cái gì bạn làm, học qua nó. Rút ra điều bản chất của nó. Nhìn lại sau vào điều bạn đã từng làm với cuộc sống của bạn và năng lượng của bạn và thời gian của bạn. Cùng sai lầm, cùng sự ngu xuẩn, cùng ngu si, lặp đi lặp lại.
Cho nên bạn di chuyển trong bánh xe. Tuy nhiên, nói bạn di chuyển bánh xe là không tốt; thay vì thế, bánh xe di chuyển bạn. Một cách máy móc, bạn cứ đi và đi mãi. Đó là lí do tại sao ở Ấn Độ chúng ta đã gọi thế giới là sansar. Sansar nghĩa là bánh xe quay liên tục, và bạn chỉ bám lấy nan hoa nào đó trên nó và bạn liên tục di chuyển.
Chừng nào bạn chưa học cái gì đó về bánh xe này, cái vòng luẩn quẩn này, sansar này, chừng nào bạn chưa học cái gì đó về nó, bạn sẽ không rời khỏi nan hoa và nhảy ra khỏi nó. Cho nên có ba từ, ba từ khoá:Chết: làm nó thành suy ngẫm thường xuyên.Nghĩa: liên tục tìm nó trong đời bạn.Và học: học qua cuộc sống của bạn, vì không có việc học khác. Kinh sách sẽ không cho bạn cái gì.
Nếu cuộc sống riêng của bạn không thể cho bạn cái gì đó, không cái gì có thể trao nó cho bạn. Học qua cuộc sống riêng của bạn đi, kết luận qua nó đi. Bạn đã từng làm cái gì với bản thân bạn? Nếu bạn đang trong bánh xe, nhảy ra khỏi nó đi. Nhưng để biết rằng bạn đang ở trên bánh xe, bạn sẽ phải đi sâu vào trong việc hiểu và học. Ba điều này sẽ giúp bạn quay vào trong.
Bây giờ là các kĩ thuật:
Đơn giản bằng việc nhìn lên trời xanh bên ngoài mây, thanh thản.
Đó là lí do tại sao tôi đã nói nhiều điều thế - vì kĩ thuật là rất dễ, và bạn có thể làm chúng và không cái gì sẽ sinh ra. Thế thì bạn sẽ nói, "Đây là kiểu kĩ thuật gì vậy? Chúng tôi có thể làm chúng, chúng đơn giản thế. Đơn giản bằng việc nhìn lên trời, trời xanh, bên ngoài mây, thanh thản: người ta sẽ trở nên im lặng và thanh thản, được hoàn thành."
Bạn có thể nhìn lên trời xanh bên ngoài mây và chẳng cái gì sẽ xảy ra. Thế thì bạn sẽ nói, "Đây là kiểu kĩ thuật gì vậy? Shiva không nói một cách hợp lí, có lí. Ông ấy đang nói bất kì cái gì, bất kì cái gì tới với tâm trí ông ấy. Đây là loại kĩ thuật gì - Đơn giản bằng việc nhìn lên trời xanh bên ngoài mây, thanh thản. Người ta sẽ trở nên thanh thản!"
Nhưng nếu bạn nhớ: chết, nghĩa, học, kĩ thuật này sẽ giúp bạn lập tức quay vào trong. Nhìn lên trời xanh bên ngoài mây... Chỉ nhìn, không nghĩ. Trời là vô hạn; nó không chấm dứt ở đâu cả. Chỉ nhìn nó. Không có vật nào; đó là lí do tại sao trời được chọn. Trời không phải là vật. Về mặt ngôn ngữ nó là vật; về mặt tồn tại, trời không phải là vật vì vật bắt đầu và kết thúc. Bạn có thể đi quanh một vật; bạn không thể đi quanh trời được. Bạn ở trong trời, nhưng bạn không thể đi quanh nó được. Cho nên bạn có thể là vật với trời, nhưng trời không thể là vật với bạn. Bạn có thể nhìn trong nó, nhưng bạn không thể nhìn vào nó, và việc nhìn trong nó đó liên tục diễn ra... không bao giờ chấm dứt.
Cho nên nhìn lên trời xanh và liên tục nhìn. Đối thể này là vô hạn, không có biên giới cho nó. Không nghĩ về nó; không nói nó là đẹp. Không nói, "Đáng yêu làm sao!" Không ca ngợi mầu sắc; không bắt đầu nghĩ. Nếu bạn bắt đầu nghĩ, bạn đã dừng lại. Bây giờ mắt bạn không chuyển trong mầu xanh, mầu xanh vô hạn. Chỉ di chuyển, chỉ nhìn - không nghĩ. Không tạo ra lời; chúng sẽ trở thành rào chắn. Thậm chí "trời xanh " cũng không nên được nói ra. Không nói thành lời.
Chỉ phải có cái nhìn thuần khiết, hồn nhiên trong trời xanh. Nó không bao giờ chấm dứt. Bạn sẽ tiếp tục mãi và mãi, và đột nhiên, vì không có vật, chỉ chân không, đột nhiên bạn sẽ trở nên nhận biết về bản thân bạn. Tại sao? Vì nếu chỉ có chân không, giác quan của bạn trở thành vô dụng. Giác quan chỉ hữu dụng nếu có vật.
Nếu bạn nhìn đoá hoa, thế thì bạn đang nhìn cái gì đó - hoa có đó. Trời không có đó. Chúng ta ngụ ý gì bởi trời? Cái không có đó. Trời ngụ ý không gian. Mọi vật đều trong trời, nhưng trời không phải là vật. Nó chỉ là chân không, không gian trong đó các vật có thể tồn tại. Trời bản thân nó chỉ là trống rỗng thuần khiết. Nhìn vào trống rỗng thuần khiết này. Đó là lí do tại sao kinh này nói: bên ngoài mây. Vì mây không phải là trời, chúng là vật trôi nổi trong trời. Bạn có thể nhìn vào mây, nhưng điều đó sẽ không giúp ích. Nhìn lên trời xanh - không nhìn vào sao, không nhìn vào trăng, không nhìn vào mây, nhưng nhìn vào cái vô vật, trống rỗng. Nhìn trong nó.
Cái gì sẽ xảy ra? Trong trống rỗng, không có vật để bị giác quan nắm bắt. Vì không có vật bị nắm bắt, bị bám lấy, các giác quan trở thành vô tích sự. Và nếu bạn đang nhìn lên trời xanh mà không nghĩ, không có suy nghĩ, đột nhiên bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ đã biến mất; không có cái gì. Trong sự biến mất đó bạn sẽ trở nên nhận biết về bản thân bạn. Nhìn vào trong trống rỗng này, bạn sẽ trở thành trống rỗng. Tại sao? Vì mắt bạn giống như gương. Bất kì cái gì ở trước chúng đều được phản xạ. Tôi thấy bạn và bạn buồn - thế thì nỗi buồn bất thần đi vào trong tôi. Nếu một người buồn đi vào phòng bạn, bạn trở nên buồn. Cái gì đã xảy ra? Bạn đã nhìn vào nỗi buồn. Bạn giống như gương: nỗi buồn được phản xạ trong bạn.
Ai đó cười một cách thành tâm - đột nhiên bạn cảm thấy tiếng cười đang tới với bạn nữa. Nó đã trở thành lây nhiễm. Cái gì đã xảy ra? Bạn như gương, bạn đang phản xạ mọi thứ. Bạn nhìn vào vật đẹp - nó được phản xạ trong bạn. Bạn nhìn vào vật xấu - nó được phản xạ trong bạn. Bất kì cái gì bạn đang nhìn đều xuyên thấu sâu trong bạn. Nó trở thành một phần của ý thức của bạn.
Nếu bạn nhìn vào trống rỗng, không có gì để được phản xạ - hay chỉ có trời xanh vô hạn. Nếu nó được phản xạ, nếu bạn cảm thấy trời xanh vô hạn bên trong, bạn sẽ trở nên thanh thản, bạn sẽ tìm thấy sự thanh thản. Cái đó là ở đó. Và nếu thực sự bạn có thể quan niệm về cái trống rỗng - nơi trời, mầu xanh, mọi thứ biến mất: chỉ tại sự trống rỗng - bên trong cũng trống rỗng sẽ được phản xạ. Và trong trống rỗng, làm sao bạn có thể lo nghĩ được, làm sao bạn có thể căng thẳng được?
Trong trống rỗng, làm sao tâm trí có thể vận hành? Nó dừng lại, nó biến mất. Trong việc biến mất của tâm trí - tâm trí mà đang căng thẳng, lo nghĩ, bị chất đầy với các ý nghĩ có liên quan, không liên quan - trong sự biến mất đó của tâm trí, thanh thản.
Một điều nữa. Trống rỗng, nếu được phản xạ, trở thành vô ham muốn. Ham muốn là căng thẳng. Bạn ham muốn và bạn trở nên lo nghĩ. Bạn nhìn vào người đàn bà đẹp - một ham muốn bất thần nảy sinh. Bạn nhìn vào một ngôi nhà đẹp - bạn muốn sở hữu nó. Bạn nhìn vào chiếc xe đẹp vừa đi ngang qua bên bạn - bạn muốn ở trong nó, bạn muốn lái nó.
Ham muốn đã tới, và cùng với ham muốn, tâm trí trở nên lo nghĩ: "Làm sao có được nó? Làm gì để có nó?" Tâm trí trở nên thất vọng hay vô vọng hay hi vọng, nhưng nó tất cả đang mơ. Nhiều thứ có thể xảy ra.
Khi ham muốn có đó, bạn bị lúng túng. Tâm trí bị tan vỡ thành các mảnh mẩu, và nhiều kế hoạch, mơ, phóng chiếu bắt đầu; bạn trở thành điên. Ham muốn là hạt mầm của việc điên.
Nhưng trống rỗng không phải là vật; nó chỉ là trống rỗng. Khi bạn nhìn vào trống rỗng, không ham muốn nào nảy sinh; nó không thể nảy sinh được. Bạn không muốn sở hữu trống rỗng, bạn không muốn yêu trống rỗng, bạn không muốn làm nhà từ nó. Trống rỗng sao? Bạn không thể làm bất kì cái gì với nó! Mọi chuyển động của tâm trí dừng lại, không ham muốn nào nảy sinh, và với việc không nảy sinh ham muốn, thanh thản. Bạn trở thành im lặng, thanh thản. An bình bất thần bùng nổ trong bạn. Bạn đã trở thành giống trời.
Điều khác. Bất kì cái gì bạn suy ngẫm, bạn trở thành giống nó, bạn trở thành cái đó, bởi vì tâm trí có thể lấy hình tướng vô hạn. Bất kì cái gì bạn ham muốn, tâm trí bạn lấy hình tướng của nó, bạn trở thành nó. Đó là lí do tại sao một người chỉ theo đuổi giầu có, vàng, theo đuổi tiền, tâm trí người đó trở thành chỉ là kho báu - không gì khác. Lay người đó, và bạn sẽ cảm thấy những đồng ru pi bên trong - âm thanh của ru pi, không gì khác. Bất kì cái gì bạn ham muốn, bạn trở thành cái đó. Cho nên cần ý thức tới điều bạn đang ham muốn vì bạn đang trở thành cái đó.
Trời là thứ trống rỗng nhất. Nó ở ngay gần bạn và nó chẳng tốn kém gì, và bạn không phải đi đâu đó - lên Himalayas hay tới Tây Tạng - để tìm trời. Họ đã phá huỷ mọi thứ, công nghệ đã phá huỷ mọi thứ, nhưng trời vẫn có đó; bạn có thể dùng nó. Dùng nó trước khi họ phá huỷ nó - bất kì ngày nào họ sẽ phá huỷ nó. Nhìn, xuyên thấu trong nó. Và cái nhìn phải là cái nhìn vô suy nghĩ, nhớ điều này. Thế thì bạn sẽ cảm thấy cùng trời bên trong, cùng chiều hướng bên trong, cùng không gian và tính xanh và trống rỗng. Đó là lí do tại sao Shiva nói, đơn giản.
Đơn giản bằng việc nhìn lên trời xanh bên ngoài mây, thanh thản.
Kĩ thuật tiếp:
Lắng nghe trong khi giáo huấn huyền bí tối thượng được truyền. Mắt tĩnh, không chớp, lập tức trở nên tuyệt đối tự do.
Lắng nghe trong khi giáo huấn huyền bí tối thượng được truyền. Đây là phương pháp bí mật. Trong Mật Tông bí truyền này, thầy trao cho bạn giáo huấn một cách bí mật, trao học thuyết một cách bí mật - hay trao mật chú một cách bí mật. Khi đệ tử sẵn sàng, thế thì mật chú, hay bí mật tối thượng, sẽ được truyền, được nói cho người đó, một cách riêng tư. Nó sẽ được thì thào vào tai người đó. Kĩ thuật này liên quan tới việc thì thào đó. Lắng nghe trong khi giáo huấn huyền bí tối thượng được truyền.
Khi thầy đã quyết định rằng bây giờ bạn sẵn sàng và bí mật của kinh nghiệm riêng của thầy có thể được truyền, khi khoảnh khắc đã tới mà thầy có thể nói cho bạn cái mà không thể nói được, thế thì kĩ thuật này phải được dùng. Mắt tĩnh, không chớp, lập tức trở nên tuyệt đối tự do. Khi thầy, đang truyền bí mật của mình cho bạn vào tai bạn, đang thì thào nó, để mắt bạn tĩnh lặng toàn bộ: không chuyển động của mắt. Điều đó nghĩa là tâm trí phải yên tĩnh, vô ý nghĩ.
Không chớp mắt - thậm chí không một chuyển động nhỏ, vì điều đó sẽ chỉ ra lộn xộn bên trong. Chỉ trở thành tai trống rỗng không chuyển động nào bên trong. Ý thức chỉ chờ đợi để được thụ thai, chỉ mở, tiếp nhận, thụ động... không hoạt động nào về phần riêng của nó. Và khi điều này xảy ra, khoảnh khắc này bạn là trống rỗng toàn bộ, không suy nghĩ bất kì cái gì mà chỉ chờ đợi... không chờ đợi cái gì đó, vì thế thì nó sẽ trở thành việc suy nghĩ, không chờ đợi cái gì đó mà chỉ chờ đợi; khi khoảnh khắc tĩnh tại này, khoảnh khắc bất động này sẽ xảy ra; khi mọi thứ đã dừng lại, thời gian không chảy và tâm trí là trống vắng toàn bộ - nó trở thành vô trí. Chỉ trong vô trí thầy mới có thể truyền trao.
Và thầy không cho bài nói dài đâu: thầy sẽ cho chỉ một hay hai hay ba lời. Trong im lặng đó một, hai hay ba lời đó sẽ xuyên thấu vào chính cốt lõi của bạn, tới chính trung tâm, và chúng sẽ trở thành hạt mầm ở đó. Trong nhận biết thụ động này, trong im lặng này, lập tức trở nên tự do tuyệt đối.
Người ta có thể trở thành tự do chỉ bằng việc trở nên tự do với tâm trí; không có tự do khác. Tự do khỏi tâm trí là tự do duy nhất. Tâm trí là lệ thuộc, là sự nô lệ, là sự qui phục. Cho nên đệ tử phải đợi cùng thầy tới khoảnh khắc đúng khi thầy sẽ gọi đệ tử và truyền trao. Anh ta không hỏi, vì việc hỏi nghĩa là ham muốn. Anh ta không mong đợi, vì mong đợi ngụ ý điều kiện, ham muốn, tâm trí. Anh ta chỉ chờ đợi. Và khi anh ta sẽ sẵn sàng, khi việc chờ đợi của anh ta sẽ trở thành toàn bộ, thầy có thể làm bất kì cái gì.
Đôi khi thầy có thể làm những điều rất tầm thường, và sự việc sẽ xảy ra. Và bình thường, cho dù Shiva liên tục nói về một trăm mười hai phương pháp, không cái gì sẽ xảy ra vì việc chuẩn bị không có đó. Bạn có thể gieo hạt mầm lên đá, nhưng không cái gì sẽ xảy ra. Lỗi không ở hạt mầm. Bạn có thể gieo hạt mầm sai mùa vụ, nhưng không cái gì sẽ xảy ra. Lỗi không ở hạt mầm. Mùa vụ đúng được cần, khoảnh khắc đúng được cần, mảnh đất đúng được cần. Chỉ thế thì hạt mầm sẽ trở nên sống động và biến đổi.
Cho nên đôi khi những điều rất tầm thường có tác dụng. Chẳng hạn, Lâm Tế đã trở nên chứng ngộ trong khi ông ấy đang ngồi trên hiên nhà thầy mình - trên hiên nhà thầy, và Thầy bước ra và chỉ cười. Thầy nhìn Lâm Tế - nhìn vào mắt ông ấy - và cười khanh khách. Lâm Tế bắt đầu cười, cúi lạy và ra đi. Nhưng ông ấy đã từng chờ đợi trong sáu năm: cái hiên đó là chỗ cư ngụ của ông ấy trong sáu năm.
Thầy đến hết ngày nọ tới ngày kia, hết tháng nọ tới tháng kia, và thầy thậm chí không nhìn ông ấy. Và Lâm Tế đã chờ đợi ở đó. Thế rồi sau hai năm, lần đầu tiên thầy nhìn ông ấy. Thế rồi hai năm nữa trôi qua, và lần đầu tiên thầy vỗ vai ông ấy. Thế rồi Lâm Tế chờ đợi và chờ đợi, và sau sáu năm, một hôm đột nhiên thầy tới, nhìn chăm chăm vào mắt Lâm Tế, và Lâm Tế phải đã làm kĩ thuật này: Lắng nghe trong khi giáo huấn huyền bí tối thượng được truyền. Mắt tĩnh, không chớp, lập tức trở nên tuyệt đối tự do.
Thầy nhìn và dùng tiếng cười như phương tiện truyền đạt. Ông ấy là một thầy lớn. Thực sự, lời đã không được cần, chỉ tiếng cười. Đột nhiên đã có tiếng cười đó, và cái gì đó đã xảy ra trong Lâm Tế. Ông ấy cúi lạy, cười, bỏ đi, và nói cho mọi người rằng bây giờ ông ấy không còn nữa, rằng ông ấy đã được giải thoát, tự do. Ông ấy đã không còn nữa: đó là điều giải thoát ngụ ý. Bạn không được giải thoát. Bạn được giải thoát khỏi bản thân bạn.
Lâm Tế thường kể lại cách điều đó đã xảy ra. Trong sáu năm ông ấy đã chờ đợi. Đó là việc chờ đợi lâu, chờ đợi kiên nhẫn. Ông ấy chỉ chờ đợi ở hiên nhà, và mọi ngày thầy sẽ tới. Và thầy sẽ chờ đợi khoảnh khắc đúng - khi ông ấy sẽ trở nên sẵn sàng, thế thì thầy sẽ làm cái gì đó. Chỉ bằng chờ đợi trong sáu năm, bạn sẽ rơi vào trong thiền. Bạn có thể làm cái gì? Ông ấy có thể đã nghĩ trong vài ngày về những thứ cũ, nhưng nếu bạn không cho tâm trí thức ăn mới mọi ngày, dần dần nó dừng lại. Bạn có thể nhai đi nhai lại cùng một thứ được bao lâu?
Ông ấy có thể đã nghĩ về những thứ quá khứ, và dần dần, vì không kích thích mới nào được cho, suy nghĩ dừng lại. Ông ấy không được phép đọc, ông ấy không được phép nói, ông ấy không được phép di chuyển và gặp bất kì ai. Ông ấy chỉ được phép hoàn thành nhu cầu thân thể cơ bản và chờ đợi trên hiên.
Ông ấy đã chờ đợi một cách im lặng, ngày tiếp ngày - ngày tới, ngày đi, ngày và đêm. Mùa hè tới và qua đi, và mùa đông tới và qua đi, và có mưa và nó cũng qua đi: ông ấy phải đã quên thời gian. Ông ấy phải đã quên ông ấy đã ở đó bao nhiêu ngày. Và thế rồi một hôm bất thần thầy xuất hiện, và thầy nhìn sâu vào trong mắt ông ấy. Mắt Lâm Tế phải đã đột nhiên trở thành tĩnh tại, bất động. Đây là khoảnh khắc; sáu năm đã phí hoài cho điều này. Không có chuyển động của mắt, vì một chuyển động thôi và ông ấy có thể bỏ lỡ. Mọi thứ đều phải trở nên im lặng - và thế rồi đột nhiên, tiếng cười khanh khách: thầy bắt đầu cười ha hả. Tiếng cười đó phải đã được nghe thấy sâu bên dưới tại chính cốt lõi; nó phải đã đạt tới.
Cho nên khi Lâm Tế được hỏi, "Cái gì đã xảy ra cho ông?" ông ấy nói, "Khi thầy ta cười, đột nhiên ta nhận ra rằng toàn thế giới chỉ là trò cười. Trong tiếng cười của thầy, đây là thông điệp: Toàn thế giới chỉ là chuyện cười, chỉ là vở kịch. Tính nghiêm chỉnh biến mất. Và nếu toàn thế giới chỉ là trò cười, ai trong lệ thuộc? Và ai cần được tự do?" Cho nên Lâm Tế nói, "Không có lệ thuộc chút nào. Ta đã nghĩ rằng ta bị trói buộc, và đó là lí do tại sao ta đã cố được tự do, và thế rồi đột nhiên thầy cười và lệ thuộc rơi đi mất."
Đôi khi chuyện xảy ra với những điều như vậy; bạn không bao giờ có thể quan niệm được làm sao nó là có thể. Có nhiều câu chuyện Thiền... Một Thiền sư trở nên nhận biết khi cồng được đánh lên. Ngay khi ông ấy nghe thấy tiếng cồng được đánh, âm thanh ấy, cái gì đó vỡ tan trong ông ấy. Một ni cô Thiền trở nên nhận biết, được chứng ngộ, khi cô ấy đang mang hai chum nước. Đột nhiên đòn gánh tre bị gẫy, và chum đất rơi xuống. Âm thanh, tiếng chum vỡ và nước chảy ra từ chúng, và cô ấy trở nên chứng ngộ.
Cái gì đã xảy ra? Bạn có thể đập vỡ nhiều chum, nhưng không cái gì xảy ra. Một khoảnh khắc đúng đã tới. Cô ấy quay về. Thầy của cô ấy đã nói, "Đêm nay ta sẽ cho con bí mật, cho nên đi tắm đi, và mang hai chum nước về cho ta. Ta sẽ tắm và truyền trao cho con bí mật mà con đã từng chờ đợi." Cô ấy phải đã cảm thấy cực lạc - khoảnh khắc đó đã tới. Cô ấy tắm, đổ đầy chum, và mang chúng về.
Lúc đó là đêm trăng tròn, và chỉ ngay khi cô ấy đi trên lối mòn từ sông về đạo tràng, đột nhiên đòn gánh tre gẫy. Khi cô ấy về tới, thầy đang đợi, thầy nhìn cô ấy và thầy nói, "Bây giờ không cần nữa, nó đã xảy ra. Bây giờ ta chẳng có gì để truyền đạt. Con đã nhận rồi."
Ni cô già đó thường nói, "Với đòn gánh bị gẫy đó, cái gì đó đứt gẫy trong tôi - cái gì đó cũng đứt gẫy trong tôi. Đôi chum rơi xuống, những chum đất vỡ đó, và tôi thấy thân thể tôi bị vỡ ra. Tôi nhìn trăng. Mọi thứ đều im lặng, thanh thản, và tôi trở nên im lặng và thanh thản. Từ khoảnh khắc đó, tôi đã không còn hiện hữu, tôi không còn nữa." Đây là điều giải thoát, tự do nghĩa là gì.
Kĩ thuật thứ ba:
Tại mép giếng sâu nhìn điềm tĩnh mãi vào trong chiều sâu - điều kì diệu.
Kĩ thuật này là tương tự, với hơi chút khác biệt. Tại mép giếng sâu nhìn điềm tĩnh mãi vào trong chiều sâu - điều kì diệu. Nhìn vào trong giếng sâu. Giếng sẽ được phản xạ trong bạn. Quên suy nghĩ hoàn toàn; dừng suy nghĩ hoàn toàn. Chỉ liên tục nhìn vào trong chiều sâu. Bây giờ họ nói tâm trí có chiều sâu riêng của nó, như giếng. Bây giờ ở phương Tây, họ đang phát triển tâm lí chiều sâu. Họ nói tâm trí không chỉ là bề mặt. Nó chỉ là bắt đầu; có chiều sâu - nhiều chiều sâu, những chiều sâu ẩn kín.
Nhìn vào trong giếng mà không suy nghĩ. Chiều sâu sẽ được phản xạ trong bạn, giếng sẽ trở thành chỉ là biểu tượng bên ngoài của chiều sâu bên trong. Và liên tục nhìn cho tới khi - điều kì diệu, cho tới khi bạn cảm thấy được chất đầy bằng điều kì diệu.
Không dừng lại trước khoảnh khắc này. Liên tục nhìn, liên tục nhìn, liên tục nhìn, hết ngày nọ tới ngày kia, hết tháng nọ tới tháng kia. Cứ đi ra giếng, nhìn sâu, không ý nghĩ nào chuyển động trong tâm trí. Chỉ thiền. Chỉ thiền về chiều sâu: thiền chiều sâu, trở thành một với nó. Liên tục thiền; một ngày nào đó ý nghĩ của bạn sẽ không có đó. Bất kì khoảnh khắc nào điều đó có thể xảy ra. Đột nhiên bạn sẽ cảm thấy bạn có cùng chiếc giếng bên trong bạn, cùng chiều sâu. Và thế thì một cảm giác kì lạ, rất kì lạ sẽ tới với bạn: bạn sẽ cảm thấy được rót đầy bởi điều kì diệu.
Trang Tử đi qua một chiếc cầu cùng thầy, Lão Tử. Lão Tử tương truyền đã nói với Trang Tử, "Ở lại đây đi. Liên tục nhìn xuống sông từ chiếc cầu này cho tới khi sông dừng lại và cầu bắt đầu chảy. Thế rồi tới ta." Sông đang chảy; cầu không bao giờ chảy. Nhưng Trang Tử được cho việc thiền này - đợi trên cầu này. Chuyện kể rằng ông ấy đã làm chiếc lều trên cầu và vẫn còn ở đó. Nhiều tháng trôi qua... ông ấy chỉ ngồi trên cầu, nhìn xuống cho tới khoảnh khắc sông dừng lại và cầu chảy. Thế rồi ông ấy đi tới thầy.
Một hôm chuyện xảy ra: sông dừng lại và cầu bắt đầu chảy. Làm sao điều đó có thể xảy ra được? Nếu ý nghĩ dừng lại hoàn toàn, thế thì bất kì cái gì cũng là có thể, bởi vì thực sự, chính tính cố định của ý nghĩ nói rằng sông chảy và cầu là tĩnh tại. Điều này chỉ là tương đối - chỉ tương đối thôi!
Einstein nói, và vật lí nói, rằng mọi thứ đều tương đối. Bạn đi trong tầu hoả, tầu nhanh. Cái gì xảy ra? Cây lướt qua bên cạnh, chúng chạy bên cạnh. Và nếu tầu hoả thực sự chạy êm ru và bạn không cảm thấy rằng tầu hoả đang chạy, bạn chỉ nhìn qua cửa sổ, cây đang chuyển động, không phải tầu hoả.
Einstein đã nói rằng trong không gian hai tầu hoả đang chạy, hay hai con tầu không gian đang bay bên cạnh nhau với cùng tốc độ, bạn sẽ không có khả năng cảm thấy rằng chúng chuyển động. Bạn có thể cảm thấy tầu hoả chuyển động vì bạn thấy các thứ tĩnh bên cạnh đường. Nếu không có gì - chẳng hạn, nếu cây cũng chuyển động theo cùng hướng với cùng tốc độ - bạn sẽ cảm thấy tĩnh tại. Hay khi tầu hoả đi theo hướng đối lập, tốc độ của bạn được tăng gấp đôi. Bạn cảm thấy tầu hoả đã trở nên nhanh hơn.
Nó đã không trở nên nhanh hơn. Nó vẫn là cùng tầu hoả với cùng tốc độ, nhưng tầu hoả đi theo hướng đối lập cho bạn cảm giác về tốc độ gấp đôi. Nếu tốc độ là tương đối, thế thì nó chỉ là tính cố định của tâm trí khi nghĩ rằng sông chảy và cầu tĩnh.
Liên tục thiền, thiền, thiền, Trang Tử đi tới nhận ra rằng mọi thứ là tương đối. Sông chảy vì bạn coi cầu là tĩnh. Cầu cũng chảy sâu bên dưới. Không cái gì tĩnh trong thế giới này. Nguyên tử chuyển động, điện tử chuyển động; cầu chuyển động thường hằng bên trong. Mọi thứ đang chảy; cầu cũng đang chảy.
Trang Tử phải đã có thoáng nhìn về cấu trúc nguyên tử của cầu. Bây giờ họ nói tường này mà trông có vẻ tĩnh là không tĩnh. Chuyển động có đó, mọi điện tử đều đang chạy, nhưng chuyển động này là nhanh tới mức bạn không thể thấy được nó. Đó là lí do tại sao bạn cảm thấy nó là tĩnh.
Nếu chiếc quạt này liên tục chuyển động nhanh hơn, nhanh hơn và nhanh hơn, bạn sẽ không có khả năng thấy cánh của nó, không thấy không gian ở giữa chúng. Bạn sẽ không có khả năng thấy điều này. Và nếu nó chuyển động với tốc độ ánh sáng, bạn sẽ đơn giản thấy một đĩa xoay tròn mà là tĩnh. Không cái gì sẽ chuyển động trong nó vì mắt không thể bắt được chuyển động nhanh thế.
Cho nên Trang Tử phải đã có thoáng nhìn về cấu trúc nguyên tử của cầu. Ông ấy đợi và đợi, và tâm trí cố định tan biến. Thế rồi ông ấy thấy rằng chiếc cầu chảy - và chuyển động này nhanh tới mức sông đã chỉ là tĩnh trong so sánh với nó. Ông ấy chạy tới Lão Tử và Lão Tử nói, "Được rồi! Bây giờ đừng hỏi ta. Sự việc đã xảy ra cho ông rồi." Cái gì đã xảy ra? Vô trí đã xảy ra.
Trong kĩ thuật này, Tại mép giếng sâu nhìn điềm tĩnh mãi vào trong chiều sâu - điều kì diệu. Khi bạn cảm thấy điều kì diệu, khi điều huyền bí giáng xuống bạn, khi tâm trí không còn nữa mà đơn giản là điều huyền bí - môi trường huyền bí - thế thì bạn sẽ có năng lực biết bản thân bạn.
Kĩ thuật khác:
Nhìn vào vật nào đó, thế rồi chậm rãi rút cái nhìn của ông khỏi nó, thế rồi chậm rãi rút ý nghĩ của ông khỏi nó. Rồi.
Nhìn vào vật nào đó. Nhìn vào đoá hoa, nhưng nhớ việc nhìn đó nghĩa là gì. Nhìn thôi! Không nghĩ. Tôi không cần lặp lại điều đó. Bao giờ cũng nhớ nhìn nghĩa là: nhìn, không nghĩ. Nếu bạn nghĩ, nó không là nhìn; thế thì bạn đã làm ô uế mọi thứ. Nó phải là cái nhìn thuần khiết, cái nhìn đơn giản.
Nhìn vào vật nào đó. Nhìn đoá hoa - hoa hồng. Thế rồi chậm rãi rút cái nhìn của ông khỏi nó - rất chậm rãi. Hoa có đó - cái nhìn đầu tiên vào nó. Bỏ suy nghĩ; liên tục nhìn. Khi bạn cảm thấy rằng bây giờ không có ý nghĩ, đơn giản hoa có đó trong tâm trí bạn, không cái gì khác, bây giờ hơi chút chuyển mắt bạn đi. Dần dần hoa lùi ra, đi ra khỏi tiêu điểm, nhưng hình ảnh sẽ vẫn còn cùng bạn. Vật thể sẽ đi ra khỏi tiêu điểm; bạn sẽ chuyển cái nhìn của bạn đi. Hình ảnh này, đoá hoa bên ngoài này không còn đó nữa, nhưng nó được phản xạ - được phản xạ trong tấm gương tâm thức của bạn. Nó sẽ có đó! Thế rồi chậm rãi rút cái nhìn của ông khỏi nó, thế rồi chậm rãi rút ý nghĩ của ông khỏi nó.
Cho nên đầu tiên, rút ra khỏi vật bên ngoài. Chỉ thế thì hình ảnh bên trong còn lại - ý nghĩ về hoa hồng này. Bây giờ rút cả ý nghĩ đó đi. Điều này rất khó, phần thứ hai, nhưng nếu phần thứ nhất được làm đích xác như được nó, nó sẽ không khó thế. Đầu tiên rút tâm trí bạn ra khỏi vật này, cái nhìn của bạn. Thế rồi nhắm mắt lại, và cũng như bạn đã loại bỏ tầm nhìn khỏi vật này, loại bỏ bản thân bạn khỏi hình ảnh này. Rút bản thân bạn ra; trở thành dửng dưng. Không nhìn nó bên trong, chỉ cảm thấy rằng bạn đã đi mất khỏi nó. Chẳng mấy chốc hình ảnh này cũng sẽ biến mất.
Đầu tiên vật thể biến mất, thế rồi hình ảnh biến mất. Và khi hình ảnh biến mất, Shiva nói, Rồi. Thế thì bạn bị bỏ lại một mình. Trong sự một mình đó người ta nhận ra bản thân mình, người ta đi tới trung tâm, người ta được ném về cội nguồn nguyên thuỷ.
Đây là việc thiền rất tốt - bạn có thể làm nó. Lấy bất kì vật nào, nhưng để vật này vẫn còn như vậy mọi ngày để cho cùng hình ảnh đó được tạo ra bên trong và bạn loại bỏ bản thân bạn khỏi cùng hình ảnh đó. Hình ảnh trong các đền chùa đã được dùng cho kĩ thuật này. Bây giờ hình ảnh có đó, nhưng kĩ thuật bị mất. Bạn đi tới đền chùa - đây là kĩ thuật để làm. Nhìn vào tượng của Mahavir hay của Phật hay của Ram hay của Krishna hay của bất kì người nào khác. Nhìn vào bức tượng, tập trung vào nó; hội tụ toàn thể tâm trí để cho bức tượng trở thành hình ảnh bên trong. Thế rồi nhắm mắt lại. Loại bỏ mắt bạn khỏi bức tượng, thế rồi nhắm chúng lại. Và thế rồi loại bỏ hình ảnh, chùi sạch nó hoàn toàn.
Thế thì bạn ở đó trong sự một mình toàn bộ của bạn, trong sự thuần khiết toàn bộ của bạn, trong sự hồn nhiên toàn bộ của bạn. Nhận ra điều đó là tự do, nhận ra điều đó là chân lí.

0 Đánh giá

Ads Belove Post