Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 Chương 24. Hoài nghi hay đức tín, sống hay chết; cơ sở của đường khác

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 Chương 24. Hoài nghi hay đức tín, sống hay chết; cơ sở của đường khác

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 - Osho
Sách về các Bí mật: Bình luận mới
Chương 24. Hoài nghi hay đức tín, sống hay chết; cơ sở của đường khác


Câu hỏi thứ nhất:
Tôi cảm thấy rằng tôi không là kiểu người cảm hoàn toàn, cũng không là kiểu trí tuệ. Tôi là kiểu trộn lẫn. Tôi có nên làm hai kiểu kĩ thuật khác nhau thay phiên được không? Xin thầy hướng dẫn.
Đây là câu hỏi có ý nghĩa. Nhiều điều sẽ phải được hiểu. Một: bất kì khi nào bạn cảm thấy rằng bạn không là kiểu trí tuệ không là kiểu cảm xúc, biết rõ rằng bạn thuộc vào kiểu trí tuệ vì lẫn lộn là một phần của nó. Kiểu cảm xúc không bao giờ bị lẫn lộn. Người thuộc vào kiểu cảm xúc sẽ không cảm thấy lẫn lộn thế. Cảm xúc bao giờ cũng là toàn bộ và toàn thể, trí tuệ bao giờ cũng bị phân mảnh, bị phân chia, bị lẫn lộn. Đó là chính bản chất của trí tuệ. Tại sao? Vì trí tuệ phụ thuộc vào hoài nghi và cảm xúc phụ thuộc vào đức tín. Bất kì khi nào hoài nghi có, phân chia sẽ có, và hoài nghi không bao giờ có thể là toàn bộ. Làm sao nó có thể vậy được? Chính bản chất của hoài nghi là việc hoài nghi. Nó không bao giờ có thể là toàn bộ! Bạn không thể hoài nghi một thứ một cách toàn bộ được. Nếu bạn hoài nghi một thứ một cách toàn bộ, nó trở thành đức tín.
Hoài nghi bao giờ cũng lẫn lộn, và về căn bản, khi bạn hoài nghi, bạn cũng hoài nghi việc hoài nghi của bạn. Bạn không thể chắc chắn về nó được. Tâm trí hoài nghi thậm chí không thể chắc chắn về hoài nghi. Cho nên các tầng lẫn lộn sẽ có đó, và từng tầng sẽ dựa trên tầng khác của hoài nghi và lẫn lộn.
Kiểu trí tuệ bao giờ cũng cảm theo cách này. Việc cảm bao giờ cũng sẽ có đó rằng "Mình không ở đâu cả, mình không thuộc vào bất kì chỗ nào," hay "Đôi khi mình ở đây và đôi khi ở kia, đôi khi cái này và đôi khi cái nọ." Nhưng kiểu cảm xúc thoải mái với bản thân người ta. Vì tin cậy là cơ sở, cảm xúc không bị phân chia, nó là toàn thể, không phân chia được. Cho nên nếu bạn có bất kì hoài nghi nào, nếu bạn không thể cảm thấy chắc chắn về bạn thuộc vào kiểu nào, biết rõ bạn thuộc về kiểu trí tuệ. Thế thì thực hành các kĩ thuật được ngụ ý dành cho kiểu trí tuệ đi. Nếu bạn không cảm thấy bất kì lẫn lộn nào, chỉ thế thì bạn mới thuộc về kiểu cảm xúc, kiểu cảm.
Chẳng hạn, Ramakrishna: ông ấy có kiểu cảm. Bạn không thể tạo ra hoài nghi trong ông ấy; điều đó là không thể được, vì hoài nghi có thể được tạo ra chỉ khi về căn bản hoài nghi đã tồn tại. Không ai có thể tạo ra hoài nghi trong bạn nếu nó đã không được ẩn kín ở đó. Người khác chỉ có thể giúp cho nó đi ra, họ không thể tạo ra được nó. Đức tín cũng không thể được tạo ra. Điều đó nữa người khác có thể giúp để làm biểu lộ, để làm nó đi ra.
Kiểu cơ bản của bạn không thể bị thay đổi, cho nên điều rất bản chất là biết kiểu cơ bản của bạn - vì nếu bạn làm cái gì đó mà không phù hợp với bạn, không khớp với bạn, bạn đang làm phí thời gian và năng lượng của bạn. Và bạn sẽ bị ngày càng lẫn lộn hơn vì nỗ lực sai của bạn. Hoài nghi không thể được tạo ra trong bạn, mà đức tín cũng không thể được tạo ra. Bạn đã có hạt mầm của hoặc cái nọ hoặc cái kia. Nếu bạn có hoài nghi, thế thì tốt hơn cả là đừng nghĩ về đức tín chút nào, vì điều đó sẽ là lừa dối và đạo đức giả. Nếu bạn có hoài nghi, đừng sợ - ngay cả hoài nghi cũng có thể dẫn tới điều thiêng liêng. Bạn phải dùng nó.
Tôi sẽ lặp lại, ngay cả hoài nghi cũng có thể dẫn tới điều thiêng liêng - vì nếu hoài nghi của bạn có thể phá huỷ điều thiêng liêng, thế thì nó là mạnh hơn, quyền năng hơn điều thiêng liêng. Ngay cả hoài nghi cũng có thể được dùng, nó có thể được làm thành kĩ thuật. Nhưng đừng lừa dối. Có những người liên tục giảng rằng nếu bạn có hoài nghi, bạn không bao giờ có thể đạt tới điều thiêng liêng. Vậy phải làm gì? Thế thì bạn phải ép buộc nó chảy ngầm, đè nén nó, che giấu nó, tạo ra niềm tin giả. Nhưng điều đó sẽ chỉ trên bề mặt, nó sẽ không bao giờ chạm tới linh hồn bạn. Sâu bên dưới bạn sẽ vẫn còn trong hoài nghi, và chỉ trên bề mặt mẽ ngoài sẽ được tạo ra từ niềm tin.
Đó là khác biệt giữa đức tín và niềm tin. Niềm tin bao giờ cũng là giả. Đức tín là phẩm chất; niềm tin là khái niệm. Đức tín là phẩm chất của tâm trí bạn; niềm tin chỉ là được thu nhận. Cho nên những người có hoài nghi và sợ nó, họ bám lấy niềm tin; họ nói, "Tôi tin," nhưng họ không có đức tín. Sâu bên dưới họ biết hoài nghi của họ. Họ bao giờ cũng sợ nó. Nếu bạn chạm vào, phê phán niềm tin của họ, họ sẽ lập tức nổi giận. Tại sao? Tại sao có giận này, phát cáu này? Họ không bị chọc giận bởi bạn, họ bị chọc giận bởi hoài nghi riêng của họ, điều bạn đang giúp khơi ra. Nếu một người của đức tín có đó, bạn có thể phê phán người đó và người đó sẽ không nổi giận, vì bạn không thể phá huỷ được đức tín.
Một Ramakrishna là kiểu này, hay một Chaitanya hay một Meera - họ là kiểu cảm. Một trong những tâm trí đẹp nhất của Bengal, Keshav Chandra, đi tới gặp Ramakrishna. Ông ấy tới không chỉ để gặp ông này, mà để đánh bại ông này, vì Ramakrishna chỉ là người thất học, không phải là học giả chút nào. Còn Keshav Chandra là một trong những tâm trí vĩ đại nhất đã từng được sinh ra trên mảnh đất Ấn Độ, một trong những nhà trí thức logic, sắc sảo nhất. Điều chắc chắn là Ramakrishna sẽ bị thất bại. Khi Keshav Chandra tới, mọi nhà trí thức ở Calcutta tụ tập lại tại Dakshineshwar chỉ để xem Ramakrishna bị thất bại. Keshav Chandra bắt đầu tranh biện, nhưng ông ấy chắc phải đã cảm thấy rất vụng về vì Ramakrishna thích thú luận cứ của ông ấy lắm - thực ra, quá nhiều. Khi ông ấy đề xuất luận cứ nào đó chống lại Thượng đế, Ramakrishna bắt đầu nhảy nhót, múa may.
Ông ấy cảm thấy rất vụng về, cho nên ông ấy nói, "Ông làm gì vậy? Ông phải trả lời luận cứ của tôi chứ." Ramakrishna tương truyền đã nói, "Bằng việc nhìn ông, đức tín của tôi được làm mạnh thêm. Một trí tuệ như thế là không thể được nếu không có Thượng đế." Đó là cách kiểu cảm nhìn vào mọi thứ. "Và tôi đoán," Ramakrishna nói, "rằng sớm hay muộn ông sẽ là người sùng kính lớn hơn tôi vì ông có tâm trí lớn hơn. Với tâm trí như vậy, làm sao ông có thể tranh đấu với điều thiêng liêng được? Với tâm trí sắc sảo như vậy? Ngay cả kẻ ngu, kẻ ngốc như tôi, mà còn đạt tới. Làm sao ông có thể còn thế mà không đạt tới?"
Ông ấy không giận, không tranh biện, nhưng ông ấy đã đánh bại Keshav Chandra. Keshav Chandra chạm chân ông ấy và ông này nói, "Ông là người hữu thần đầu tiên tôi đã gặp mà với người đó thì luận cứ là vô tích sự. Nhìn vào mắt ông, nhìn vào ông và cách ông đã cư xử với tôi, đây là thoáng nhìn đầu tiên cho tôi rằng điều thiêng liêng là có thể có. Ông là bằng chứng mà không cần bất kì chứng minh nào." Ramakrishna trở thành bằng chứng.
Kiểu trí tuệ phải tiến hành qua hoài nghi. Đừng áp đặt bất kì niềm tin nào lên bản thân bạn; điều đó sẽ là tự lừa dối bản thân bạn. Bạn không thể lừa dối được bất kì người nào khác, bạn chỉ có thể lừa được bản thân bạn. Đừng áp đặt; là đích thực đi. Nếu hoài nghi là bản tính của bạn, thế thì tiến hành qua hoài nghi. Hoài nghi nhiều nhất có thể được, và không chọn bất kì kĩ thuật nào dựa trên đức tín - cái đó không dành cho bạn. Chọn kĩ thuật nào đó mà là thực nghiệm một cách khoa học. Không cần tin.
Có hai kiểu phương pháp. Một là thực nghiệm. Bạn không được bảo phải tin, bạn được bảo phải làm nó, và hậu quả sẽ là niềm tin, đức tín. Nhà khoa học không thể tin được. Ông ấy có thể lấy giả thuyết để làm việc, để thực nghiệm, và nếu thực nghiệm chứng tỏ đúng, nếu thực nghiệm chứng minh rằng giả thuyết là đúng, thế thì ông ấy đạt tới kết luận. Đức tín được đạt tới qua thực nghiệm. Cho nên có những kĩ thuật trong một trăm mười hai kĩ thuật này mà không yêu cầu bất kì đức tín nào về phần bạn.
Đó là lí do tại sao Mahavir, Phật, họ là kiểu trí tuệ, cũng như Ramakrishna và Chaitanya là kiểu cảm. Vì điều này Phật nói rằng không có nhu cầu tin vào Thượng đế; không có Thượng đế. Ông ấy nói, "Làm điều ta nói, đừng tin vào ta. Thực nghiệm với điều ta nói, và nếu kinh nghiệm của ông chứng minh nó đúng thế thì ông có thể tin vào nó."
Phật nói, "Đừng tin vào ta, đừng tin vào điều ta nói. Đừng tin vào cái gì đó vì ta đã nói nó. Thực nghiệm với nó đi, trải qua nó đi, và chừng nào ông chưa đạt tới kết luận riêng của ông, vẫn còn trong hoài nghi đi. Kinh nghiệm riêng của ông sẽ trở thành đức tín của ông."
Mahavir nói, "Không cần tin vào bất kì người nào - thậm chí không tin vào thầy. Chỉ làm kĩ thuật."
Khoa học không bao giờ nói hãy tin. Nó nói, làm thực nghiệm, đi tới phòng thí nghiệm. Điều này dành cho kiểu trí tuệ. Đừng thử đức tín trước khi bạn làm thực nghiệm. Bạn không thể thử nó được - bạn sẽ làm sai mọi thứ. Là thực lên bản thân bạn. Vẫn còn là thực và đích thực.
Đôi khi chuyện xảy ra là ngay cả người vô thần đã đạt tới điều thiêng liêng vì tìm thấy chân lí của họ về bản thân họ. Mahavir là người vô thần; ông ấy không tin vào Thượng đế. Phật là người vô thần, ông ấy không tin vào bất kì Thượng đế nào. Cho nên phép màu xảy ra với Phật. Người ta nói về ông ấy rằng ông ấy là người vô thượng đế nhất và người như thượng đế nhất. Cả hai - vô thượng đế và như thượng đế. Ông ấy tuyệt đối là trí tuệ, nhưng ông ấy đã đạt tới bởi vì ông ấy không bao giờ tự lừa mình, ông ấy liên tục làm các thực nghiệm. Trong sáu năm liên tục ông ấy đã làm thực nghiệm này và khác, và ông ấy đã không tin. Chừng nào cái gì đó chưa được chứng minh là đúng bởi trải nghiệm, ông ấy sẽ không tin vào nó. Cho nên ông ấy sẽ làm cái gì đó, và nếu không cái gì xảy ra, ông ấy sẽ bỏ nó.
Một hôm ông ấy đã đạt tới. Chỉ bởi hoài nghi và hoài nghi và hoài nghi, thực nghiệm, một điểm tới... một điểm tới khi không cái gì còn lại để bị hoài nghi. Không có bất kì đối thể nào, hoài nghi sụp đổ. Không có đối thể cho hoài nghi bây giờ. Ông ấy đã hoài nghi mọi thứ, và ngay cả hoài nghi đã trở thành vô tích sự. Hoài nghi rơi rụng đi, và trong việc rơi rụng đó ông ấy đã nhận ra. Thế thì ông ấy đã nhận ra rằng hoài nghi không phải là điều thực: thay vì thế, người hoài nghi hiện hữu, và bạn không thể hoài nghi người hoài nghi. Người hoài nghi có đó để nói, "Không, điều này là không đúng."
Điều này có thể không đúng, điều này có thể đúng, nhưng người đang nói rằng điều này là không đúng hay điều này là đúng là ai vậy? Nguồn của việc nói đó là đúng, là thực. Bạn có thể nói không có Thượng đế, nhưng bạn không thể nói, "Tôi không có," vì khoảnh khắc bạn nói "Tôi không có," bạn đã chấp nhận bản thân bạn rồi. Ai làm ra phát biểu này? Bạn không thể phủ nhận được bản thân bạn mà không đồng thời thừa nhận bản thân bạn. Điều đó là không thể được.
Ngay cả để phủ nhận bạn phải có đó. Bạn không thể nói với ai đó, khách nào đó đang gõ ngoài cửa, rằng "Tôi không ở trong nhà đâu." Làm sao bạn có thể nói được điều này? Điều này là ngớ ngẩn, vì việc nói của bạn rằng “Tôi không ở trong nhà đâu,” chứng minh rằng bạn ở đó.
Phật đã hoài nghi mọi thứ, nhưng ông ấy không thể hoài nghi được bản thân ông ấy. Khi mọi thứ bị hoài nghi và trở thành vô dụng, chung cuộc ông ấy bị ném về bản thân ông ấy. Và ở đó, hoài nghi là không thể được, cho nên hoài nghi sụp đổ. Đột nhiên ông ấy được thức tỉnh tới thực tại riêng của ông ấy, tới cội nguồn ý thức của ông ấy, chính nền tảng ý thức. Cho nên ông ấy là vô thượng đế, nhưng ông ấy đã trở thành như thượng đế. Thực sự, trên thế gian này một người như thượng đế hơn chưa bao giờ bước đi, nhưng bản năng của ông ấy là trí tuệ.
Cả hai kiểu kĩ thuật này đều có đó. Nếu bạn cảm thấy bạn thuộc kiểu trí tuệ, bị lẫn lộn, hoài nghi, đừng thử kĩ thuật đức tín, chúng không dành cho bạn. Mọi kĩ thuật không phải dành cho mọi người. Nếu bạn có đức tín, không cần thử bất kì phương pháp nào khác - không cần! Nếu bạn có đức tín, thế thì thử những phương pháp này, điều yêu cầu đức tín như giả định có trước. Nhưng là đích thực; điều đó là cơ bản. Điều đó là điều rất bản chất cần liên tục nhớ.
Rất dễ lừa dối - rất dễ lừa dối, vì chúng ta bắt chước. Bạn có thể bắt đầu bắt chước Ramakrishna mà không biết rằng bạn không thuộc kiểu đó. Nếu bạn bắt chước, bạn sẽ là việc bắt chước; không cái thực nào sẽ xảy ra cho bạn. Bạn có thể bắt chước Phật. Điều này đang xảy ra mọi ngày vì chúng ta được sinh vào các tôn giáo. Vì điều đó, nhiều điều vô nghĩa vẫn tiếp tục. Bạn không thể được sinh ra trong một tôn giáo: bạn phải chọn. Tôn giáo chẳng liên quan gì tới máu, xương, sinh - không cái gì!
Ai đó được sinh ra là phật tử. Người đó có thể là kiểu cảm, nhưng người đó sẽ đi theo Phật. Thế thì cả đời người đó sẽ bị phía hoài. Ai đó được sinh ra có kiểu trí tuệ. Người đó có thể được sinh là người Mô ha mét giáo hay người đó có thể được sinh trong giáo phái sùng kính. Đời người đó sẽ bị phí hoài và người đó sẽ trở thành giả. Toàn thế giới là phi tôn giáo vì tôn giáo được liên kết ngu xuẩn với việc sinh. Không có mối quan hệ chút nào. Bạn phải chọn một cách có ý thức, vì đầu tiên bạn phải hiểu kiểu người của bạn và thế rồi bạn phải chọn. Thế giới sẽ có tính tôn giáo sâu sắc vào ngày chúng ta cho phép mọi người chọn tôn giáo, phương pháp, kĩ thuật, con đường của mình.
Nhưng tôn giáo đã trở thành có tổ chức, có tổ chức về chính trị. Đó là lí do tại sao khoảnh khắc đứa trẻ được sinh ra chúng ta áp đặt tôn giáo lên nó, chúng ta ước định nó vào một tôn giáo. Bố mẹ sợ rằng nó có thể chuyển sang tổ chức khác. Trước khi nó trở nên có ý thức nó phải bị phá huỷ, bị làm què quặt, bị áp đặt. Trước khi nó trở nên có ý thức và có thể nghĩ về mọi thứ, tâm trí của nó phải bị ước định để cho nó không thể nghĩ một cách tự do. Bạn không thể nghĩ một cách tự do vì bất kì cái gì bạn nghĩ đều đã được tiền ước định.
Tôi đã đọc Bertrand Russell. Ông ấy nói, "Về mặt trí tuệ, tôi quan niệm Phật vĩ đại hơn Jesus. Nhưng sâu bên dưới trong tâm tôi, điều đó là không thể được: Jesus là vĩ đại hơn Phật. Nhiều nhất, nếu tôi ép buộc bản thân tôi, thế thì tôi sẽ để họ song song, ngang bằng. Về mặt trí tuệ, tôi cảm thấy Phật là người khổng lồ. Jesus không là gì trước ông ấy."
Tại sao có việc cảm này? Vì Bertrand Russell bản thân ông ấy là kiểu trí tuệ, cho nên Phật có hấp dẫn với ông ấy. Jesus không có hấp dẫn. Nhưng tâm trí đã bị ước định trong Ki tô giáo. Điều này là không thực vì những so sánh này là vô nghĩa, chúng đơn giản biểu lộ cái gì đó về Bertrand Russell - không về Phật không về Jesus, vì không so sánh nào là có thể được. Với ai đó thuộc kiểu cảm, Jesus sẽ có vẻ vĩ đại hơn Phật. Nhưng nếu người đó là Phật tử, nếu người đó được sinh ra là Phật tử điều đó sẽ là khó. Tâm trí riêng của người đó sẽ cảm thấy không thoải mái nếu người đó nghĩ rằng ai đó là vĩ đại hơn Phật. Điều đó là khó, không thể được theo cách nào đó, vì bất kì cái gì bạn nghĩ đều đã được nạp vào trong bạn - nó đã được nạp vào rồi.
Tâm trí bạn là cái gì đó giống như máy tính. Thông tin đã được nạp vào, đánh giá đã được nạp vào. Bạn đã dựa trên những quan niệm, truyền thống không có nghĩa. Bạn không thể vứt chúng đi một cách dễ dàng; đó là lí do tại sao tôn giáo chỉ là lời. Rất ít người có thể trở nên có tính tôn giáo, vì rất ít người có thể nổi dậy chống lại việc ước định riêng của họ. Chỉ một tâm trí cách mạng mới có thể trở nên có tính tôn giáo - một tâm trí có thể nhìn sự vật, các sự kiện của nó, và thế rồi quyết định cần làm gì.
Nhưng cảm thấy kiểu của bạn đi, cố cảm thấy kiểu của bạn. Nó không khó. Điều thứ nhất: nếu bạn cảm thấy bị lẫn lộn, bạn là kiểu trí tuệ. Nếu bạn cảm thấy chắc chắn, tin cậy, thế thì tiến hành bằng những kĩ thuật khác yêu cầu tin cậy là điều cơ bản. Và thứ hai, nhớ, không bao giờ làm cả hai kĩ thuật này. Điều đó sẽ tạo ra nhiều lẫn lộn hơn trong bạn. Không cái gì sai; cả hai đều đúng; Ramakrishna là đúng, Phật là đúng. Nhớ một điều: trong thế giới này, nhiều thứ có thể dẫn bạn tới chân lí - nhiều con đường. Không có độc quyền. Mọi con đường ngược nhau, những con đường tuyệt đối ngược nhau, có thể dẫn bạn tới cùng điểm.
Không có “một” con đường. Ngược lại, nếu bạn đi sâu và nhận ra, bạn sẽ đi tới biết rằng có nhiều con đường như có nhiều lữ khách, vì từng cá nhân đều phải tiến lên từ điểm người đó đang đứng. Người đó không thể dùng con đường làm sẵn. Về căn bản, bạn tạo ra con đường của bạn bằng chuyển động của bạn. Không có đường làm sẵn có đó, không có xa lộ được làm sẵn. Nhưng mọi tôn giáo đều cố buộc bạn đi theo ý tưởng này rằng con đường là sẵn sàng và bạn chỉ phải đi trên nó. Điều đó là sai. Việc tìm kiếm bên trong này giống bầu trời nhiều hơn mặt đất.
Chim bay: nó sẽ không để lại dấu chân nào trên trời. Trời vẫn còn là chân không. Chim đã bay đi rồi - nó đã không để lại bất kì dấu chân nào. Không chim nào có thể bay theo dấu chân của nó; trời bao giờ cũng trống rỗng. Chim khác, bất kì con chim nào phải bay, sẽ tạo ra con đường riêng của nó.
Tâm thức giống như trời, không như đất. Một Mahavir di chuyển, một Phật di chuyển, một Meera di chuyển, một Mohammed di chuyển... Bạn có thể thấy chuyển động của họ, bạn có thể thấy thành tựu của họ, nhưng khoảnh khắc họ đi qua, con đường biến mất. Bạn không thể đi theo, như bóng, bạn không thể bắt chước. Bạn phải tìm ra con đường riêng của bạn.
Trước hết nghĩ về kiểu của bạn và thế rồi chọn phương pháp. Trong một trăm mười hai phương pháp này, nhiều phương pháp dành cho kiểu trí tuệ, nhiều phương pháp dành cho kiểu cảm xúc. Nhưng đừng nghĩ rằng vì bạn là kiểu trộn lẫn bạn phải đi theo cả hai. Điều đó sẽ tạo ra nhiều lẫn lộn hơn, và bạn sẽ bị phân chia sâu tới mức bạn thậm chí có thể phát điên, tinh thần phân liệt; bạn có thể trở nên chia chẻ. Đừng làm điều đó.
Câu hỏi thứ hai:
Biết chết là chắc chắn, thầy đã nói hôm qua. Điều này dường như là cách tiếp cận của Phật, người phủ định sống. Nhưng cách tiếp cận của Mật Tông là khẳng định sống, không phủ định, cho nên làm sao xu hướng chết này có thể được dùng trong Mật Tông?
Phật không thực sự là phủ định sống đâu. Ông ấy dường như là vậy thôi: ông ấy dường như là phủ định sống vì ông ấy hội tụ vào chết. Với chúng ta ông ấy dường như là yêu thích chết, nhưng ông ấy không phải vậy. Ngược lại, ông ấy yêu sống vĩnh hằng. Để tìm ra sống bất tử, ông ấy hội tụ vào chết. Chết không phải là tình yêu của ông ấy, ông ấy phải hội tụ vào chết chỉ để tìm ra cái gì đó ở bên ngoài chết. Và Phật nói rằng nếu không có gì bên ngoài chết thế thì sống là vô tích sự - nhưng chỉ thế thì cuộc sống là vô tích sự. Ông ấy không bao giờ nói sống là vô tích sự, ông ấy nói rằng nếu không có gì bên ngoài chết, thế thì sống là vô tích sự. Và cuộc sống của bạn là vô tích sự, ông ấy nói, vì cuộc sống của bạn không ở bên ngoài chết. Bất kì cái gì bạn nghĩ là cuộc sống của bạn đều chỉ là một phần của chết. Bạn bị lừa bởi điều đó. Bạn nghĩ nó là sống và nó không là gì ngoài chết đang trên đường của nó.
Con người được sinh ra - con người đang trên đường đi tới chết. Dù người đó trở thành bất kì cái gì, dù người đó đạt tới bất kì cái gì, sở hữu bất kì cái gì, không cái gì sẽ giúp ích: người đó đang di chuyển hướng tới chết. Cái gọi là sống này đang chuyển tới chết. Làm sao chúng ta có thể gọi nó là sống được? Đó là câu hỏi của Phật. Sống mà chuyển tới chết, làm sao gọi nó là sống? Sống ngụ ý chết một cách không tránh khỏi chỉ là chết ẩn kín, không sống; nó là chết dần. Dần dần bạn đang chết, và bạn liên tục nghĩ rằng bạn sống.
Ngay bây giờ bạn cảm thấy bạn đang sống, nhưng bạn đang chết đấy. Mọi khoảnh khắc bạn đang đánh mất sống và thu lấy chết. Cây được biết tới bởi quả của nó, Phật nói, cho nên cây cuộc sống của bạn không thể được gọi là sống vì chết là quả. Cây được biết tới bởi quả của nó, và nếu trên cây cuộc sống của bạn chỉ quả về chết tới, thế thì bạn bị lừa bởi cây này. Và điều khác: nếu cây cho quả đặc biệt, điều đó chỉ ra rằng quả đặc biệt đó đã là hạt mầm của cây; bằng không quả đặc biệt đó không thể tới từ cây này được. Cho nên nếu sống cho quả chết, chết phải đã là hạt mầm.
Chúng ta hãy hiểu điều này. Bạn được sinh ra, và bạn nghĩ rằng sinh là bắt đầu - nó không phải vậy. Trước việc sinh này, bạn đã chết trong kiếp khác. Việc chết đó đã là hạt mầm của việc sinh này, và thế rồi lần nữa, chết sẽ trở thành quả. Và quả đó sẽ trở thành hạt mầm cho việc sinh khác.
Sinh dẫn tới chết, chết đi trước sinh. Cho nên nếu bạn muốn thấy sống như nó thực sự vậy, nó được bao cả hai phía bởi chết. Chết là bắt đầu và chết lại là kết thúc, và sống chỉ là ảo vọng ở giữa. Bạn cảm thấy sống động giữa hai chết; lối chuyển nối chết này với chết kia bạn gọi là sống. Phật nói đây không phải là sống. Sống này là dukkha - khổ. Sống này là chết. Đó là lí do tại sao ông ấy xuất hiện với chúng ta, những người bị thôi miên sâu về sống, bị ám ảnh về việc là sống theo bất kì cách nào, là như phủ định sống. Với chúng ta, là sống động dường như là mục đích. Chúng ta sợ chết nhiều tới mức Phật dường như trong yêu chết, và điều đó có vẻ bất thường. Ông ấy dường như tự tử. Đây là điều nhiều người đã phê phán Phật.
Albert Schweitzer đã phê phán Phật vì ông ấy cảm thấy rằng Phật bị ám ảnh bởi chết. Phật không bị ám ảnh bởi chết: chúng ta bị ám ảnh bởi sống. Ông ấy đơn giản phân tích mọi thứ, tìm ra sự kiện là gì. Và bạn càng đi sâu hơn, bạn sẽ càng thấy ông ấy là đúng. Sống của bạn chỉ là giả, rởm, bị chết bắt lấy, chỉ là quần áo - bên trong có chết. Phật hội tụ vào chết vì ông ấy nói, "Nếu ta có thể tìm ra chết là gì, chỉ thế thì ta mới có thể tìm sống là gì. Và nếu ta có thể biết cả chết và sống là gì, thế thì có khả năng rằng ta có thể siêu việt trên cả hai và biết cái gì đó ở bên ngoài sinh và chết, bên ngoài cả hai." Ông ấy không phủ định, không phủ nhận sống, nhưng ông ấy dường như là vậy.
Mật Tông dường như khẳng định sống, nhưng điều đó lại là diễn giải của chúng ta. Phật không phủ nhận sống, Mật Tông không khẳng định sống; nguồn là như nhau. Phật hội tụ vào chết, Mật Tông hội tụ vào sống. Và cả hai là một, cho nên dù bạn muốn bắt đầu từ bất kì chỗ nào, bắt đầu đi. Nhưng đi sâu tới mức bạn đi tới biết cái kia cũng vậy.
Phật hội tụ vào kết thúc - chết. Mật Tông hội tụ vào bắt đầu - sống. Đó là lí do tại sao Phật dường như quá thích chết và Mật Tông dường như quá thích dục, yêu, thân thể, sống. Ở kết thúc có chết và ở bắt đầu có dục. Vì Mật Tông hội tụ bản thân nó vào bắt đầu, dục trở thành rất quan trọng. Cho nên làm sao đi sâu và biết dục là gì, làm sao làm khải lộ điều huyền bí của yêu, làm sao xuyên thấu vào trong cái bắt đầu, vào trong hạt mầm, để cho bạn có thể đi ra ngoài - đó là cách tiếp cận của Mật Tông.
Phật hội tụ vào chết, và ông ấy nói thiền sâu về chết, chuyển vào trong nó và biết toàn thể thực tại của nó. Cả hai đều là hai đầu của cùng một điều. Dục là chết, và chết là chính dục. Điều đó sẽ khó hiểu.
Có nhiều sâu bọ chết đi trong giao cấu lần đầu của chúng. Hành động dục đầu tiên, và chết xuất hiện. Có một loài nhện ở châu Phi trong đó con đực chết đi trong giao cấu.
Nó không thể đi xuống được từ giao cấu; nó ở ngay trên con cái, và nó chết ở đó. Việc giao cấu lần đầu tiên trở thành cái chết, và điều đó rất khủng khiếp. Vào khoảnh khắc của xuất tinh nó chết. Thực tại, nó thậm chí không chết thực: nó vẫn đang trong đau nhói của chết. Khoảnh khắc con nhện này, con nhện đực, phóng tinh, chết bắt đầu và con cái bắt đầu ăn nó. Nó không bao giờ xuống. Con cái bắt đầu ăn nó, và đến lúc hành động dục được kết thúc, nó đã bị ăn một nửa.
Dục và chết là có liên hệ với nhau thế. Vì điều này, con người trở nên sợ dục. Những người muốn sống nhiều hơn, người mê mải với sống lâu, họ bao giờ cũng sẽ sợ dục, còn những người nghĩ rằng họ có thể trở thành bất tử, brahmacharya, vô dục sẽ là sùng bái của họ. Không ai đã bao giờ bất tử và không ai có thể vậy vì bạn được sinh ra từ dục. Nếu như bạn được sinh ra từ brahmacharya, thế thì điều đó có thể là có được. Nếu bố bạn và mẹ bạn đều vô dục, thế thì, chỉ thế thì bạn mới có thể là bất tử.
Dục đã đi vào cùng việc sinh của bạn. Dù bạn có đi vào trong dục hay không cũng không tạo ra khác biệt gì: bạn không thể thoát được chết. Chính hiện hữu của bạn bắt đầu bằng dục, và dục là bắt đầu của chết. Vì điều này người Ki tô giáo nói Jesus đã được sinh ra từ người mẹ đồng trinh. Chỉ để nói rằng ông ấy không phải là hữu tử, không phải là hữu tử bình thường, họ nói ông ấy được sinh ra từ người mẹ đồng trinh. "Ngài không phải là người hữu tử bình thường"... chỉ để nói điều này, chỉ để nói rằng chết không có quyền lực trên ông ấy, họ phải tạo ra huyền thoại này.
Đây là một phần của một huyền thoại dài. Nếu ông ấy đã được sinh ra từ dục, thế thì chết chắc có quyền lực của nó lên ông ấy. Thế thì ông ấy không thể thoát được chết, vì cùng với dục, chết đi vào. Cho nên họ nói rằng ông ấy đã được sinh ra mà không có hành động dục nào; ông ấy không phải là sản phẩm phụ của dục. Họ nói rằng vì ông ấy là con của người mẹ đồng trinh, ông ấy có thể sống lại - phục sinh. Họ đã đóng đinh ông ấy, nhưng họ không thể giết được ông ấy. Ông ấy vẫn còn sống vì ông ấy không phải là sản phẩm phụ của dục. Họ không thể giết được ông ấy. Nếu thực sự Jesus được sinh ra từ người mẹ đồng trinh, thì không thể nào giết được ông ấy. Không thể nào giết được ông ấy! Chết là không thể được! Khi cái bắt đầu không hiện hữu, làm sao cái kết thúc có thể hiện hữu? Nếu ông ấy không được sinh ra từ người mẹ đồng trinh, thế thì chết sẽ là kết thúc chắc chắn, không tránh khỏi.
Cho nên toàn thể huyền thoại này phải được duy trì. Nếu bạn nói rằng ông ấy không được sinh ra từ người mẹ đồng trinh, thế thì phần thứ hai của huyền thoại này, sự phục sinh, trở thành sai. Nếu bạn nói ông ấy đã phục sinh, rằng ông ấy phủ nhận chết, thoát chết, rằng chết không thể giết được ông ấy, rằng ông ấy thực sự không thể bị đóng đinh, rằng những người đã đóng đinh ông ấy đã bị lừa, rằng ông ấy vẫn sống và ông ấy vẫn còn sống, thế thì bạn phải duy trì phần thứ nhất của huyền thoại này.
Tôi không nói bất kì cái gì về ủng hộ hay chống đối, tôi đơn giản nói rằng toàn thể huyền thoại này phải được duy trì, chỉ một phần không thể được duy trì. Nếu dục có đó trước sinh, thế thì chết sẽ có đó. Bởi vì liên kết sâu sắc này, nhiều lần nhiều xã hội đã trở nên sợ dục. Sợ đó là về chết. Cho dù bạn chấp nhận dục, sợ nào đó vẫn còn đó. Cho dù bạn chuyển vào trong dục, sợ nào đó vẫn còn đó. Không người nào cho phép bản thân mình buông bỏ toàn bộ trong nó. Sợ có đó, bạn cảnh giác. Bạn không thể đi vào trong nó một cách toàn bộ; bạn không thể để bản thân bạn đi hoàn toàn được vì buông bỏ đó là giống như chết.
Mật Tông không ủng hộ ý tưởng về sống của bạn, mà Phật không chống lại cuộc sống thực. Mật Tông bắt đầu từ một phần - phần đầu; Phật bắt đầu với phần cuối. Và Mật Tông là khoa học hơn Phật, vì bắt đầu tại chỗ bắt đầu bao giờ cũng là tốt. Bạn đã được sinh ra; chết còn xa xôi. Sinh đã xuất hiện - bạn có thể làm việc trên nó sâu sắc hơn - chết phải xuất hiện. Nó vẫn trong tưởng tượng; nó không phải là thực tại của bạn. Và khi bạn thấy ai đó chết, bạn không bao giờ thấy cái chết. Bạn thấy ai đó chết, không bao giờ thấy cái chết - quá trình xảy ra cho người đó ở bên trong. Bạn không thể thấy được nó; nó là không thấy được, nó có tính cá nhân. Và bản thân cá nhân này không thể nói bất kì cái gì vì khoảnh khắc người đó đi qua quá trình này, người đó không còn nữa. Người đó không thể quay lại, người đó không thể bước lùi lại và nói cái gì đã xảy ra.
Cho nên bất kì cái gì được biết về chết chỉ là suy diễn. Không người nào biết bất kì cái gì về chết một cách thực tại. Chừng nào bạn chưa thể nhớ được các kiếp sống quá khứ của bạn, bạn thực tại không thể biết được bất kì cái gì về chết. Bạn đã chết nhiều lần rồi; đó là lí do tại sao Phật phải làm sống lại nhiều kĩ thuật về việc nhớ lại các kiếp quá khứ. Vì chết của bạn với cuộc sống này là trong tương lai, làm sao bạn có thể tập trung vào nó được? Làm sao bạn có thể suy ngẫm về nó được? Nó còn chưa xảy ra. Nó rất mơ hồ, tối, không được biết. Bạn có thể làm gì? Bạn chỉ có thể nghĩ về nó, nhưng việc nghĩ đó cũng sẽ được vay mượn. Bạn sẽ lặp lại điều người khác đã nói. Ai đó đã nói cái gì đó về chết, và bạn sẽ lặp lại nó. Làm sao bạn có thể suy ngẫm về chết được? Bạn có thể thấy người khác chết, nhưng đó không phải là lối vào nó thực. Bạn chỉ là người ngoài.
Dường như ai đó đang ăn kẹo... Bạn nhìn người đó, nhưng làm sao bạn có thể cảm thấy cái gì đang xảy ra cho người đó, hương vị gì, ngọt gì, hương thơm gì đang xảy ra cho người đó? Điều đang diễn ra trong người đó bạn không thể biết được. Bạn chỉ có thể nhìn vào mồm người đó, hành vi người đó, hay bạn có thể nhìn việc diễn đạt trên mặt người đó - nhưng đây toàn là suy diễn, không là kinh nghiệm thực tại.
Bạn không thể biết được cái gì đang xảy ra cho người đó chừng nào người đó chưa nói cái gì đó, nhưng bất kì cái gì người đó nói sẽ là lời với bạn, và lại không là kinh nghiệm. Phật nói về các cái chết quá khứ của ông ấy, nhưng không ai tin ông ấy. Nếu tôi nói cho bạn cái gì đó về các cái chết quá khứ của tôi, sâu bên dưới bạn sẽ không tin điều đó. Làm sao bạn có thể tin được nó? Bạn không có bất kì truy nhập nào vào thực tại của nó. Bạn bị đóng tại việc sinh này, và chết của cuộc đời này còn chưa tới. Nó bao giờ cũng xảy ra cho người khác; nó vẫn chưa xảy ra cho bạn.
Khó suy ngẫm về chết. Như một điều cơ bản, bạn sẽ phải chuyển vào trong các kiếp quá khứ, bạn sẽ phải đào vào trong kí ức quá khứ. Phật, Mahavir, cả hai đã dùng kĩ thuật về jaati smaran - kĩ thuật đi vào trong các kiếp quá khứ. Chỉ thế thì bạn mới có thể thiền về chết.
Mật Tông là khoa học hơn. Nó bắt đầu với sống, với sinh, với dục, cái là sự kiện với bạn. Chết vẫn còn là hư cấu. Nhưng nhớ, cái cuối của cả hai là như nhau. Cả hai đều trong việc tìm kiếm cuộc sống vĩnh hằng - sống mà bất tử. Hoặc siêu việt cái bắt đầu hoặc siêu việt cái kết thúc, hoặc nhảy từ cực này hay từ cực kia. Và nhớ, bạn có thể nhảy ra khỏi nó chỉ từ một cực, bạn không thể nhảy ra từ giữa.
Nếu tôi muốn nhảy ra khỏi phòng này, hoặc tôi phải di chuyển tới bên này tới cực điểm, hoặc tới bên kia tới cực điểm. Tôi không thể nhảy ra từ giữa phòng được, vì việc nhảy là có thể chỉ từ cực điểm. Và có hai cực điểm trong sống - sinh và chết. Mật Tông bắt đầu từ sinh. Nó khoa học hơn, thực hơn. Bạn đã ở trong nó, cho nên bạn có thể suy ngẫm về nó. Dục là sự kiện, cho nên bạn có thể suy ngẫm về nó: bạn có thể di chuyển sâu bên trong nó.
Chết không phải là sự kiện. Một tâm trí rất hiếm hoi được cần để quan niệm về chết; một trí tuệ rất sắc sảo được cần để xuyên thấu vào trong tương lai. Hi hữu, điều xảy ra là vị phật sẽ quan niệm về chết sâu sắc tới mức tương lai trở thành hiện tại. Nhưng điều đó bao giờ cũng dành cho những cá nhân hiếm hoi.
Mật Tông có thể được dùng bởi bất kì người nào có bất kì mối quan tâm nào, người có bất kì ham muốn tìm kiếm nào để biết sống thực là gì. Nhưng Mật Tông cũng dùng chết chỉ để giúp bạn di chuyển vào bên trong - không để bạn suy ngẫm về nó, không để bạn nhảy ra từ nó, mà để giúp bạn di chuyển vào bên trong.
Phật cũng nói về sinh chỉ để làm nó thành một phần của suy ngẫm về chết. Phần kia có thể được dùng như sự giúp đỡ, nhưng không là trung tâm. Mật Tông nói, nếu bạn có thể nghĩ về chết, sống của bạn sẽ lấy nghĩa, hình dáng, ý nghĩa khác. Tâm trí bạn sẽ bắt đầu nghĩ theo chiều hướng mới mà nếu không có chết sẽ là khó hay thậm chí không thể được. Khoảnh khắc bạn bắt đầu cảm thấy rằng việc sống này sẽ kết thúc trong chết, chết trở thành điều chắc chắn và bạn không thể bám lấy cuộc sống này: tâm trí bắt đầu chuyển ra ngoài. Đó là điều tôi đã nói hôm qua.
Nếu bạn nghĩ về chỉ cuộc sống này, tâm trí bạn sẽ đi ra ngoài: nó sẽ đi ra ngoài và ra ngoài và ra ngoài tới các vật. Nếu bạn bắt đầu nhìn và thấy rằng chết bị ẩn kín ở mọi nơi, thế thì bạn không thể bám víu lấy các vật được. Tâm trí bạn sẽ bắt đầu chuyển vào bên trong.
Mới hôm nọ một cô gái trẻ tới tôi. Cô ấy là một cô gái Ấn Độ, rơi vào yêu với một chàng trai Mĩ. Nhưng sau khi rơi vào yêu và họ mới nghĩ và lập kế hoạch để lấy nhau, chàng trai bị ốm và người ta phát hiện ra, chẩn đoán rằng anh ta bị một kiểu ung thư nào đó mà không thể chữa được. Chết là chắc chắn. Anh ta có thể sống hai hay ba hay bốn năm là nhiều nhất. Anh chàng này cố thuyết phục cô gái đừng lấy anh ta bây giờ. Anh ta nói, "Chết là chắc chắn thế, sao phí cuộc sống của em với anh?"
Nhưng anh ta càng khăng khăng - đây là cách tâm trí vận hành - cô gái càng trở nên cứng rắn về việc muốn lấy anh ta. Đây là cách tâm trí vận hành - theo cách ngược đời. Nếu tôi mà ở vị trí của anh chàng đó, tôi chắc đã đòi lấy nhau; thế thì cô gái chắc đã trốn chạy. Thế thì không có khả năng nào cho hôn nhân. Thế thì tôi chắc đã không gặp cô gái đó lần nữa. Nhưng anh chàng này khăng khăng - không từ tình yêu của anh ta, mà từ tâm trí ngu xuẩn, không biết cách tâm trí vận hành - rằng cô ấy không nên lấy anh ta. Bất kì người nào chắc cũng làm cùng điều này. Và bởi vì anh ta khăng khăng, cô gái cảm thấy đó là vấn đề lương tâm: cô ấy khăng khăng lấy.
Thế rồi họ lấy nhau. Bây giờ, sau hôn nhân, cô gái bị cái chết bao quanh thường xuyên. Cô ấy buồn; cô ấy không thể yêu anh chàng này. Dễ chết vì bất kì ai, rất khó sống. Rất dễ chết... là kẻ tự bạo là thứ dễ dàng như vậy. Là kẻ tự bạo là điều dễ thế vì nó là thứ nhất thời: bạn có thể làm nó trong một khoảnh khắc.
Nếu bạn yêu tôi và tôi nói, "Nhảy khỏi toà nhà này," bạn có thể nhảy vì bạn cảm thấy bạn yêu tôi. Nhưng nếu tôi nói, "Được, bây giờ sống cùng tôi trong ba mươi năm," điều đó rất khó - rất khó đấy!
Bạn có thể trở thành kẻ tự bạo trong một khoảnh khắc. Chết đi vì ai đó, vì cái gì đó, là điều dễ nhất trên thế giới; sống vì cái gì đó là điều gian nan và khó khăn nhất. Cô ấy đã trở thành kẻ tự bạo, nhưng bây giờ cô ấy phải sống mà bị bao quanh bởi sự hiện diện của chết. Cô ấy không thể yêu được. Cô ấy không thể nhìn được mặt chồng mình, vì khoảnh khắc cô ấy nhìn nó, ung thư có đó, chết có đó ngay góc bên. Bất kì khoảnh khắc nào nó đều có thể xảy ra, cho nên cô ấy thường xuyên đau đớn.
Cái gì đã xảy ra? Chết đã trở thành điều chắc chắn. Bây giờ cuộc sống không có mối quan tâm nào với cô ấy, mọi thứ đã rơi đi và đã trở thành chết. Cô ấy tới từ Mĩ chỉ để gặp tôi. Cô ấy muốn thiền vì sống dường như vô tích sự. Sống đã trở thành tương đương với ung thư, cho nên bây giờ cô ấy đã tới đây để đề nghị tôi, "Dạy thiền cho tôi. Làm sao tôi có thể đi ra ngoài sống?" Chừng nào sống chưa trở thành vô tích sự bạn không bao giờ nghĩ về việc đi ra ngoài nó.
Tôi bảo cô ấy rằng rõ ràng hôn nhân của cô ấy có vẻ rất không may, nhưng nó có thể chứng tỏ là rất may. Chồng của mọi người đều sẽ chết, nhưng điều đó là không chắc chắn. Vợ của mọi người đều sẽ chết, nhưng điều đó là không chắc chắn. Chết là chắc chắn, chỉ ngày tháng là không chắc chắn.
Và ai biết, ngay cả ngày tháng cũng có thể là chắc chắn - bạn không biết thôi. Đó là lí do tại sao dốt nát là rất phúc lạc. Cô ấy có thể đã yêu anh chàng kia nếu họ vẫn là người dốt; dường như không cái gì sẽ sai. Nhưng bây giờ yêu đã trở thành không thể được, sống đã trở thành không thể được. Chết bao giờ cũng có đó, thường xuyên hiện diện giữa hai người này.
Cho nên tôi hỏi cô ấy, "Sao bạn không yêu anh ấy nhiều hơn vì anh ấy sắp chết? Yêu anh ấy nhiều hơn đi."
Cô ấy nói, "Làm sao tôi có thể yêu được? Chúng tôi bao giờ cũng là ba; sự riêng tư bị mất. Tôi ở đó và chồng tôi ở đó, giữa hai chúng tôi, cái Chết. Không có riêng tư nào còn lại."
Chết là quá nhiều; không thể nào sống cùng nó. Điều đó có thể trở thành lối rẽ. Nếu bạn có thể trở nên nhận biết về chết, Mật Tông nói, dùng nó như việc quay vào trong đi. Không cần đi vào chi tiết về chết, không cần liên tục suy ngẫm về nó. Không làm nó thành sự ám ảnh. Chỉ nhận biết rằng chết có đó sẽ giúp bạn chuyển vào trong, có tính thiền.
Câu hỏi thứ ba:
Làm sao tâm trí có thể được siêu việt và chỉ được siêu việt bởi việc đem thân thể tới trạng thái tựa chết?
Tâm trí thường xuyên hoạt động. Trong khi bạn hoạt động thiền là không thể được, vì thiền nghĩa là bất hoạt sâu sắc. Bạn có thể biết bản thân bạn chỉ khi mọi thứ đã trở nên tĩnh lặng, im lặng và yên tĩnh. Chỉ thế thì trong im lặng đó, bạn tình cờ đương đầu với bản thân bạn. Bằng không, trong hoạt động bạn bận rộn thế với cái gì đó này khác, bạn không thể cảm thấy sự hiện diện riêng của bạn. Bạn liên tục quên bản thân bạn. Một cách liên tục, với vật này hay vật nọ, bạn liên tục quên bản thân bạn.
Hoạt động nghĩa là có quan hệ với cái gì đó bên ngoài. Bạn tích cực vì bạn có quan hệ với cái gì đó bên ngoài, làm cái gì đó bên ngoài. Bất hoạt nghĩa là bạn đã quay về nhà; bạn không làm bất kì cái gì. Trong tiếng Hi Lạp, leisure - nhàn rỗi được gọi là schole. Từ tiếng Anh trường học school bắt nguồn từ từ Hi Lạp này; school nghĩa là nhàn rỗi. Bạn có thể học cái gì đó chỉ khi bạn đang nhàn rỗi; việc học xảy ra trong nhàn rỗi. Nếu bạn hoạt động, làm cái này cái nọ, bạn không thể học được.
Trường học đã được dành cho tầng lớp nhàn rỗi - những người có thể đảm đương được nhàn rỗi. Con cái họ được gửi tới trường, tới chỗ của nhàn rỗi. Họ không làm bất kì cái gì ngoài học; họ được phép bất hoạt toàn bộ khi có liên quan tới thế giới. Họ được tự do khỏi mọi hoạt động thế gian, và thế thì họ có thể học.
Hiện tượng này là tương tự nếu bạn muốn học về sự hiện diện riêng của bạn: bạn sẽ phải bất hoạt hoàn toàn - bất hoạt hoàn toàn, chỉ hiện hữu, không làm bất kì cái gì. Mọi gợn sóng phải dừng lại, mọi hoạt động phải bay hơi. Bạn hiện hữu, đơn giản. Bạn hiện hữu! Trong khoảnh khắc đó, lần đầu tiên bạn trở nên nhận biết về sự hiện diện riêng của bạn. Tại sao? Vì sự hiện diện này là tinh tế thế. Bị bận bịu với những vật thô, bị dính líu vào hoạt động thô, bạn không thể trở nên nhận biết về sự hiện diện tinh tế thế. Nó là âm nhạc rất im lặng, sự hiện diện của bạn. Và bạn bị chất đầy nhiều thế với tiếng ồn, và mọi kiểu ồn ào xâm chiếm bạn, tới mức bạn không thể nghe thấy tiếng nói nhỏ bé, tĩnh lặng đó bên trong.
Dừng việc dính líu trong những tiếng ồn và hoạt động bên ngoài đi. Thế thì tiếng nói nhỏ bé, tĩnh lặng đó lần đầu tiên được nghe thấy; âm thanh vô âm đó, âm nhạc vô âm đó được cảm thấy. Bạn đi vào cái tinh tế và bỏ lại cái thô thiển. Hoạt động là thô; bất hoạt là tinh. Và sự hiện diện của bạn là điều tinh tế nhất trên thế gian. Để cảm thấy điều đó, bạn sẽ phải dừng lại; bạn sẽ phải vắng mặt từ mọi nơi để cho sự hiện diện toàn bộ của bạn tới và bạn có thể đương đầu với bản thân bạn. Đó là lí do tại sao trong nhiều kĩ thuật, điều được gợi ý là làm cho thân thể bạn thành dường như chết. Điều đó đơn giản ngụ ý là bất hoạt như người chết.
Trong khi bạn đang thiền, để thân thể bạn đi vào chết. Nó sẽ là tưởng tượng, nhưng ngay cả điều đó sẽ giúp ích. Đừng hỏi làm sao tưởng tượng có thể giúp đỡ. Tưởng tượng có chức năng riêng của nó. Chẳng hạn, bây giờ các thực nghiệm khoa học đang được tiến hành... Bạn ngồi xuống, có bác sĩ, và ông ấy quan sát mạch đập của bạn. Bên trong, bạn mới bắt đầu giận; bạn tưởng tượng rằng bạn đang đánh nhau, giận dữ - mạch đập của bạn sẽ lên cao hơn.
Bên trong, chỉ tưởng tượng bạn đang chết, rằng bạn chỉ đang đi tới chết. Trở nên im lặng và cảm thấy chết giáng xuống. Mạch đập của bạn sẽ lắng xuống. Mạch đập là thứ vật lí, và bạn chỉ tưởng tượng. Tưởng tượng không phải là không thực; nó cũng là thực. Nếu bạn có thể thực sự tưởng tượng, ngày cả chết thực cũng có thể xuất hiện. Nếu bạn có thể thực sự tưởng tượng, bạn có thể ảnh hưởng tới các thứ vật lí.
Bạn có thể đã quan sát buổi biểu diễn thôi miên nào đó. Hay nếu không, bạn có thể làm điều này dễ dàng ở nhà; nó không khó, nó rất dễ. Dùng con bạn làm phương tiện. Nếu cháu là con gái, điều đó là tốt hơn con trai, vì con trai hoài nghi hơn con gái, và con trai bao giờ cũng trong tâm trạng tranh đấu thay vì tâm trạng hợp tác. Con trai ngụ ý điều đó - tâm trạng tranh đấu.
Hợp tác được cần. Cứ bảo cháu thảnh thơi, và liên tục gợi ý, "Con sắp đi vào cơn mê sâu, đi vào trong cơn mê sâu, đi vào trong cơn mê sâu, rơi vào giấc ngủ. Mi mắt con đang trở thành nặng, nặng, nặng hơn..." Và dùng giọng đều đều đơn điệu: "Nặng hơn, nặng hơn, nặng hơn..." Để giọng bạn trở thành đơn điệu, dường như bạn cũng đang trở nên buồn ngủ.
Trong vòng năm phút đứa trẻ sẽ ngủ say. Đây không phải là giấc ngủ thường, đây là mê thôi miên. Về căn bản nó khác về chất với giấc ngủ, vì bây giờ đứa trẻ có thể nghe chỉ tiếng của bạn. Nó không thể nghe thấy bất kì cái gì khác. Nếu ai đó khác nói, đứa trẻ là điếc. Nếu bạn nói - người đã thôi miên nó - nó có thể vẫn nghe thấy. Nó sẽ tuân theo mệnh lệnh của bạn.
Thử làm thực nghiệm nào đó. Nói với đứa trẻ, "Đây là hòn than nóng bỏng mà bố đang đặt vào bàn tay con. Con sẽ bị bỏng." Đặt bất kì vật bình thường nào vào bàn tay của đứa trẻ - viên đá lạnh, chẳng cái gì nóng về nó. Đứa trẻ sẽ vứt nó đi ngay lập tức vì tâm trí có gợi ý rằng nó là cục than nóng bỏng, và rằng tay nó sẽ bị bỏng. Nó sẽ ném cái đó đi, nó sẽ la hét dường như nó đã chạm vào cái gì đó nóng.
Nhưng phép màu xảy ra. Bạn sẽ đi tới biết rằng tay nó thực sự bị bỏng. Cái gì xảy ra? Không có khả năng nào bị bỏng bởi hòn đá lạnh, nhưng đứa trẻ đích xác bị bỏng dường như đã có than cháy bỏng để vào bàn tay nó. Đó chỉ là tưởng tượng. Đó là lí do tại sao những người đã xuyên thấu vào tâm trí con người, họ nói rằng tưởng tượng là sự kiện thực như bất kì cái gì. Tưởng tượng không chỉ là tưởng tượng, vì nó tạo ra kết quả trong sự kiện thực tại.
Làm thực nghiệm này... Ngã xuống đất, nằm tĩnh lặng và cảm thấy bạn sắp chết. Thân thể đang trở nên chết. Dần dần bạn sẽ cảm thấy sức nặng tới khắp trên thân thể. Toàn thân sẽ trở thành trọng lượng chết, trọng lượng chì. Tự nhủ bản thân bạn rằng "Cho dù mình muốn nhấc bàn tay khỏi vị trí nó đang ở đấy, mình không thể nhấc nó được." Thế rồi cố nhấc nó, và bạn sẽ không có khả năng làm như vậy. Bây giờ tưởng tượng đang làm việc.
Trong trạng thái này nơi bạn cảm thấy thân thể đã trở thành trọng lượng chết, bạn có thể ngắt bản thân bạn ra khỏi thế giới của hoạt động một cách dễ dàng. Đó là lí do tại sao điều này được gợi ý. Bạn bây giờ có thể trở thành bất hoạt vì bạn chết. Bây giờ bạn có thể cảm thấy rằng mọi thứ đã chết và chiếc cầu từ bạn tới thế giới bị gẫy. Thân thể là chiếc cầu này. Nếu thân thể chết, bạn không thể làm được bất kì cái gì. Bạn có thể làm được bất kì cái gì mà không có thân thể không? Bạn không thể làm được bất kì cái gì mà không có thân thể.
Bất kì hoạt động nào đều thông qua thân thể. Tâm trí có thể nghĩ về điều đó nhưng không thể làm được điều đó. Bạn đã trở thành bất lực; bạn không thể làm được bất kì cái gì. Bạn ở bên trong, thế giới ở bên ngoài. Phương tiện là chết và chiếc cầu bị gẫy. Trong trạng thái này của thân thể đang chết và chiếc cầu gẫy, năng lượng của bạn sẽ bắt đầu chuyển vào trong, vì không có cách nào để di chuyển ra. Lối ra bên ngoài bị đóng và bị chắn, cho nên bây giờ bạn chuyển vào trong. Nhìn bản thân bạn đang đứng ở trung tâm tâm; nhìn vào bên trong vào các chi tiết của thân thể. Bạn sẽ cảm thấy rất kì lạ khi lần đầu tiên bạn có thể nhìn từ bên trong thân thể riêng của bạn.
Mật Tông, yoga, ayurveda, mọi trường phái sinh lí cổ, mọi học thuyết sinh lí cổ, công việc của họ được làm lộ ra và được làm cho mọi người biết tới qua những kĩ thuật thiền bên trong như vậy. Sinh lí học hiện đại được biết tới qua mổ xẻ, nhưng sinh lí học cổ đại được biết tới qua thiền, không qua mổ xẻ. Và bây giờ có trường phái, trường phái của những nhà tư tưởng y học rất tiên tiến, người nói rằng khi bạn mổ một thân thể và đi tới biết cái gì đó, bạn đi tới biết cái gì đó mà chết rồi - và bất kì cái gì được suy diễn từ phần chết là không liên quan tới thân thể sống.
Họ có thể đúng. Nếu bạn lấy máu của tôi và thế rồi xét nghiệm nó, bạn xét nghiệm máu chết. Nó không là cùng máu đã ở trong tôi. Nhìn bên ngoài thì nó là như nhau, nhưng trong tôi nó là quá trình sống, dòng chảy sống, sống động, một phần của cơ chế, của một toàn thể hữu cơ. Bây giờ nó là chết. Dường như bạn kéo mắt tôi ra và thế rồi xét nghiệm chúng. Khi chúng còn ở cùng tôi, tôi ở đằng sau chúng và trong chúng. Bây giờ chúng là hòn đá chết, và bất kì cái gì bạn đi tới biết về đôi mắt này đều không là về mắt tôi, vì phần cơ bản, bản chất bị thiếu: tôi không có đó.
Những đôi mắt đó đã là một phần của một toàn thể lớn. Phẩm chất toàn thể của chúng có trong việc là một phần của một toàn thể lớn. Bây giờ chúng là độc lập, không là một phần của bất kì cái gì. Hình mẫu bị mất, tiếp xúc sống bị mất.
Mọi truyền thống yoga và Mật Tông đều nói rằng chừng nào bạn chưa thể đi tới biết thân thể đang sống, tri thức của bạn là giả. Nhưng làm sao đi tới biết thân thể đang sống? Chỉ có một cách: bạn đi vào trong bản thân bạn, và di chuyển bên trong để xem chi tiết thân thể. Một thế giới khác được hiển lộ ra qua những kĩ thuật này, thế giới sống động.
Cho nên điều đầu tiên: được định tâm ở tâm, và nhìn quanh thân thể bạn, di chuyển. Hai điều sẽ xảy ra. Một: bạn sẽ không cảm thấy bây giờ rằng bạn là thân thể - bạn không thể cảm thấy điều đó. Bạn là người quan sát, người nhận biết, tỉnh táo, đang nhìn vào, không bị nhìn vào. Lần đầu tiên thân thể sẽ trở thành chỉ là quần áo; bạn sẽ khác với nó. Và điều thứ hai: lập tức bạn sẽ cảm thấy, "Mình không thể chết."
Điều này sẽ dường như kì lạ - dùng một phương pháp, phương pháp tưởng tượng về chết, và thế rồi đi tới điểm bất tử. Đột nhiên bạn sẽ đi tới biết, "Mình không thể chết." Bạn đã thấy người khác chết. Cái gì đã xảy ra cho họ? Thân thể họ trở nên chết; đó là lí do tại sao bạn suy diễn rằng họ chết. Bây giờ bạn có thể thấy rằng toàn thân đang nằm chết, còn bạn sống.
Cho nên chết của thân thể không phải là chết của bạn. Thân thể chết, còn bạn đi tiếp. Và nếu bạn kiên trì trong kĩ thuật này, thời gian không xa lắm khi bạn có thể bước ra khỏi thân thể bạn và nhìn vào thân thể bạn từ bên ngoài, nhìn vào thân thể bạn nằm chết ngay trước bạn. Điều đó không rất khó. Một khi bạn trải nghiệm điều này, bạn sẽ không bao giờ là cùng con người cũ nữa. Bạn sẽ được tái sinh; bạn sẽ trở thành dwij - được sinh ra hai lần. Bây giờ một cuộc sống mới bắt đầu.
Tôi đã nói với các bạn hôm qua về một nhà chiêm tinh người đã hứa làm việc trên sơ đồ sinh của đời tôi. Ông ấy chết trước khi ông ấy làm điều đó, cho nên con trai ông ấy phải chuẩn bị sơ đồ này, nhưng ông này cũng phân vân. Ông ta nói, "Gần như chắc chắn rằng đứa trẻ này sẽ chết vào tuổi hai mươi mốt. Cứ mỗi bẩy năm nó sẽ phải đối diện với chết." Cho nên bố mẹ tôi, gia đình tôi bao giờ cũng lo nghĩ về cái chết của tôi. Bất kì khi nào tôi sắp tới cuối chu kì bẩy năm, họ đều trở nên sợ. Và ông ấy đúng. Và bẩy tuổi tôi đã sống sót, nhưng tôi có trải nghiệm sâu sắc về chết - không phải của riêng tôi, mà của cái chết của ông ngoại tôi. Và tôi cũng gắn bó với ông nhiều tới mức cái chết của ông dường như là cái chết của tôi.
Trong thời thơ ấu riêng của mình, tôi đã bắt chước cái chết của ông. Tôi không ăn trong ba ngày liên tục, không uống nước, vì tôi cảm thấy rằng nếu tôi làm như vậy đó sẽ là phản bội. Tôi yêu ông nhiều lắm, ông yêu tôi nhiều tới mức khi ông còn sống tôi đã không bao giờ được phép đi tới bố mẹ tôi. Tôi đã ở cùng ông ngoại của tôi. Ông nói, "Khi ông chết, chỉ thế thì cháu có thể đi." Ông đã sống trong một làng rất nhỏ, cho nên tôi không thể đi tới bất kì trường nào vì không có trường. Ông không bao giờ bỏ tôi, nhưng thế rồi thời điểm tới khi ông chết. Ông đã là một phần của tôi. Tôi đã lớn lên trong sự hiện diện của ông, tình yêu của ông.
Khi ông chết tôi cảm thấy rằng ăn sẽ là phản bội. Bây giờ tôi không muốn sống. Điều đó là ngây thơ, nhưng qua điều đó cái gì đó rất sâu đã xảy ra. Trong ba ngày tôi vẫn còn nằm ra: tôi không ra khỏi giường. Tôi nói, "Bây giờ ông chết rồi, con không muốn sống." Tôi đã sống sót, nhưng ba ngày đó đã trở thành kinh nghiệm chết. Tôi đã chết theo cách nào đó, và tôi đi tới nhận ra - bây giờ tôi có thể nói về điều đó, mặc dầu vào lúc đó nó chỉ là kinh nghiệm mơ hồ - tôi đã đi tới cảm thấy rằng chết là không thể được. Đây đã là cảm giác.
Thế rồi vào tuổi mười bốn, gia đình tôi lại trở nên bối rối rằng tôi sẽ chết. Tôi đã sống sót, nhưng thế rồi tôi lại thử điều đó một cách có ý thức. Tôi nó với họ, "Nếu chết sẽ xuất hiện như nhà chiêm tinh đã nói, thế thì tốt hơn cả là được chuẩn bị. Và tại sao để cơ hội cho chết? Sao con không nên đi và gặp nó nửa đường? Nếu con sẽ chết, thế thì tốt hơn cả là chết một cách có ý thức."
Thế là tôi xin phép nghỉ tới trường trong bẩy ngày. Tôi lên thầy hiệu trưởng và tôi nói với thầy, "Con sắp chết." Ông ấy nói, "Con đang nói điều vô nghĩa gì vậy! Con định tự tử sao? Con ngụ ý gì mà nói con sắp chết?"
Tôi kể cho ông ấy về dự báo của nhà chiêm tinh rằng khả năng chết sẽ đương đầu với tôi cứ sau bẩy năm. Tôi bảo ông ấy, "Con sẽ đi vào chỗ ẩn dật trong bẩy ngày để đợi chết. Nếu chết tới, điều tốt là gặp gỡ nó một cách có ý thức để cho điều đó trở thành kinh nghiệm."
Tôi đi tới ngôi đền ngay bên ngoài làng tôi. Tôi đã thu xếp với ông tu sĩ rằng ông ấy sẽ không làm phiền tôi. Đó là một ngôi đền rất đơn độc, không khách thăm - cũ, đang tàn tạ. Không ai đã bao giờ tới nó. Cho nên tôi bảo ông ấy, "Cháu sẽ ở lại trong đền. Bác chỉ cần cho cháu cái gì đó để ăn và cái gì đó để uống một lần mỗi ngày, và cả ngày cháu sẽ nằm đó đợi chết."
Trong bẩy ngày tôi đã đợi. Bẩy ngày đó trở thành kinh nghiệm hay. Chết không bao giờ tới, nhưng về phần mình tôi đã thử mọi cách để là chết. Những cảm giác kì lạ, kì quái đã xảy ra. Nhiều thứ đã xảy ra, nhưng chú ý cơ bản là điều này - rằng nếu bạn cảm thấy bạn sắp chết, bạn trở nên bình thản và im lặng. Không cái gì tạo ra bất kì lo nghĩ nào nữa vì mọi lo nghĩ đều liên quan tới sống. Sống là cơ sở của mọi lo nghĩ. Khi bạn đằng nào cũng sắp chết một ngày nào đó, sao lo nghĩ?
Tôi nằm đó. Vào ngày thứ ba hay thứ tư một con rắn bò vào đền. Nó trong tầm nhìn, tôi thấy con rắn, nhưng không có sợ. Đột nhiên tôi cảm thấy rất kì lạ. Con rắn tới mỗi lúc một gần, và tôi cảm thấy rất kì lạ. Không có sợ, cho nên tôi nghĩ, "Khi chết tới, nó có thể tới qua con rắn này, cho nên tại sao sợ? Đợi đã!"
Con rắn bò qua tôi và đi mất. Sợ đã biến mất. Nếu bạn chấp nhận chết, không có sợ. Nếu bạn bám lấy sống, thế thì mọi sợ có đó.
Nhiều lần ruồi tới quanh tôi. Chúng bay quanh, chúng bò lên tôi, lên mặt tôi. Đôi khi tôi cảm thấy cáu kỉnh và muốn tống chúng đi, nhưng thế rồi tôi nghĩ, "Hữu dụng gì? Sớm hay muộn mình sẽ chết, và thế thì không ai sẽ ở đây để bảo vệ cái xác. Thôi để chúng làm theo cách của chúng."
Khoảnh khắc tôi quyết định để chúng làm theo cách của chúng, cáu giận biến mất. Chúng vẫn ở trên thân thể, nhưng cứ dường như tôi không quan tâm. Chúng dường như chuyển động, dường như bò trên thân thể ai đó khác. Lập tức có một khoảnh cách. Nếu bạn chấp nhận chết, khoảng cách được tạo ra. Sống di chuyển ra xa với mọi lo nghĩ, cáu giận, mọi thứ của nó. Tôi đã chết theo cách nào đó, nhưng tôi đi tới biết rằng cái gì đó bất tử có đó. Một khi bạn chấp nhận chết một cách toàn bộ, bạn trở nên nhận biết về nó.
Thế rồi lại tới tuổi hai mươi mốt, gia đình tôi đã chờ đợi. Cho nên tôi bảo họ, "Sao mọi người cứ chờ đợi thế? Đừng đợi. Bây giờ con sẽ không chết đâu."
Về thể chất, một ngày nào đó tôi sẽ chết, tất nhiên. Tuy nhiên, dự đoán này của nhà chiêm tinh đã giúp tôi rất nhiều vì ông ấy đã làm cho tôi nhận biết rất sớm về chết. Liên tục, tôi có thể thiền và có thể chấp nhận rằng nó đang tới.
Chết có thể được dùng cho thiền sâu vì thế thì bạn trở thành bất hoạt. Năng lượng được xả ra từ thế giới; nó có thể chuyển vào trong. Đó là lí do tại sao tư thế tựa chết được gợi ý. Dùng sống, dùng chết, để khám phá cái ở bên ngoài cả hai.

0 Đánh giá

Ads Belove Post