Read more
Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 - Osho
Sách về các Bí mật: Bình luận mới
Chương 30. Buông xuôi theo thầy
Câu hỏi thứ nhất:
Đêm qua thầy đã thảo luận về thái độ chấp
nhận toàn bộ là nền tảng cơ bản cho mọi sadhana - thực hành tâm tinh Mật Tông.
Nếu tôi nhớ đúng, hôm khác thầy đã nói rằng khoa học của Mật Tông dạy là ở giữa
mọi thứ, tự do với các cực đoan trong cuộc sống. Theo tham chiếu này, xin thầy
giải thích làm sao người ta có thể đi tới hiểu sự khác biệt giữa mê đắm và đè
nén trong cuộc sống dục của người ta."
Việc chấp nhận cuộc sống toàn bộ
ngụ ý trung đạo. Nếu bạn phủ nhận, bạn chuyển sang cực đoan đối lập. Phủ nhận
là cực đoan. Nếu bạn phủ nhận bất kì cái gì, bạn phủ nhận nó vì cái gì đó; thế
thì bạn chuyển sang một cực đoan. Nếu người ta phủ nhận dục, người đó sẽ chuyển
sang brahmacharya, vô dục - sang cực đoan kia. Nếu bạn phủ nhận brahmacharya, bạn
sẽ chuyển sang mê đắm - sang cực đoan kia. Khoảnh khắc bạn phủ nhận, bạn đã chấp
nhận con đường cực đoan.
Chấp nhận tính toàn bộ là tự động
ở giữa. Bạn không ủng hộ cái gì đó không chống lại cái gì đó. Bạn đã không chọn,
bạn chỉ nổi trong dòng nước. Bạn không di chuyển tới mục đích - bạn không có chọn
lựa. Bạn trong buông bỏ.
Mật Tông tin vào buông bỏ sâu sắc.
Khi bạn chọn, bản ngã của bạn bước vào. Khi bạn chọn, ý chí của bạn bước vào.
Khi bạn chọn, bạn đang chuyển sang chống lại toàn thể vũ trụ - bạn có chọn lựa
riêng của bạn. Khi bạn chọn, bạn không chọn dòng chảy vũ trụ: bạn đang đứng
tách rời, biệt lập; bạn giống như hòn đảo. Bạn đang cố là bản thân bạn chống lại
toàn thể luôn chảy của cuộc sống.
Vô chọn lựa nghĩa là bạn không
quyết định cuộc sống đi đâu. Bạn cho phép cuộc sống chuyển động, đem bạn đi
cùng nó, và bạn không có mục đích cố định. Nếu bạn có mục đích cố định, bạn nhất
định chọn. Mục đích của cuộc sống là mục đích của bạn. Bạn không di chuyển ngược
lại cuộc sống; bạn không có ý tưởng của riêng bạn chống lại cuộc sống. Bạn bỏ bản
thân bạn, bạn buông xuôi bản thân bạn, để cuộc sống áp đặt bản thân nó. Đây là
điều Mật Tông ngụ ý bởi chấp nhận toàn bộ.
Và một khi bạn chấp nhận sống
trong tính toàn bộ của nó, mọi sự bắt đầu xảy ra, vì việc chấp nhận toàn bộ này
giải phóng bạn khỏi quan điểm bản ngã của bạn. Bản ngã của bạn là vấn đề, vì nó
bạn tạo ra vấn đề. Không có vấn đề trong bản thân cuộc sống; sự tồn tại là phi
vấn đề. Bạn là vấn đề và bạn là người tạo ra vấn đề, và bạn tạo ra vấn đề từ mọi
thứ. Cho dù bạn gặp Thượng đế, bạn sẽ tạo ra vấn đề từ ngài. Cho dù bạn lên tới
thiên đường, bạn sẽ tạo ra vấn đề cho thiên đường - vì bạn là cội nguồn nguyên
thuỷ của vấn đề. Bạn sẽ không buông xuôi. Bản ngã không buông xuôi này là cội
nguồn của mọi vấn đề.
Mật Tông nói rằng vấn đề không
phải là đạt tới cái gì đó; vấn đề không phải là đạt tới brahmacharya. Nếu bạn đạt
tới brahmacharya - vô dục - chống lại dục, brahmacharya của bạn về căn bản sẽ vẫn
còn tính dục. Hai cực đoan, dù đối lập thế nào, vẫn là các bộ phận của một toàn
thể - hai mặt của cùng một điều. Nếu bạn chọn cái này, bạn cũng đã chọn cái kia
rồi. Cái kia sẽ bị ẩn kín bây giờ, bị kìm nén. Kìm nén nghĩa là gì? Việc chọn cực
đoan này chống lại cực đoan kia, cái là một phần cơ bản của nó.
Bạn chọn brahmacharya ngược lại
dục, nhưng brahmacharya là gì? Nó chỉ là việc đảo ngược năng lượng dục. Bạn đã
chọn brahmacharya, nhưng bạn cũng đã chọn dục cùng nó. Bây giờ brahmacharya sẽ ở
trên bề mặt, và sâu bên dưới sẽ có dục. Bạn sẽ bị quấy rối vì chọn lựa của bạn
sẽ tạo ra rối loạn. Bạn chỉ có thể chọn một cực, và cực kia đi theo một cách tự
động. Và bạn chống lại cực kia, cho nên bây giờ bạn sẽ bị rối.
Mật Tông nói, không chọn lựa:
là vô chọn lựa. Một khi bạn hiểu điều này, vấn đề này sẽ không bao giờ nảy sinh
về cái gì là mê đắm và cái gì là kìm nén. Thế thì không có kìm nén và không có
mê đắm. Vấn đề nảy sinh chỉ bởi vì bạn vẫn đang chọn lựa. Có những người tới
tôi và họ nói, "Chúng tôi sẽ chấp nhận sống, nhưng nếu chúng tôi chấp nhận
sống thì khi nào brahmacharya xảy ra?" Họ sẵn sàng ở trong chấp nhận toàn
bộ, nhưng tính sẵn sàng này là giả, chỉ bề mặt. Sâu bên dưới họ vẫn bám lấy các
cực đoan.
Họ muốn brahmacharya - vô dục.
Họ đã không đạt tới nó bằng việc tranh đấu với dục, cho nên khi họ nghe tôi họ
nghĩ, "Vì chúng ta đã không có khả năng đạt tới nó qua tranh đấu, bây giờ
chúng ta nên đạt tới nó qua chấp nhận." Nhưng tâm trí thành đạt, tâm trí
có động cơ, tâm trí tham, có đó - và mục đích có đó, chọn lựa có đó.
Nếu bạn có cái gì đó để đạt tới,
bạn không thể chấp nhận được tính toàn bộ; chấp nhận là không toàn bộ. Thế thì
bạn cũng đang cố dùng chấp nhận như một kĩ thuật để đạt tới cái gì đó. Chấp nhận
ngụ ý: bây giờ bạn bỏ tâm trí thành đạt đó, tâm trí có động cơ đó, cái bao giờ
cũng vì cái gì đó, khao khát cái gì đó - bạn bỏ nó! Bạn cho phép cuộc sống chảy
một cách tự do, hệt như gió thổi qua rặng cây. Bạn cho phép cuộc sống được tự
do, di chuyển tự do qua bạn; bạn không có chống cự. Bất kì chỗ nào nó đưa tới,
bạn sẵn sàng di chuyển. Bạn không có mục đích. Nếu bạn có bất kì mục đích nào
thế thì bạn sẽ phải chống lại cuộc sống, thế thì bạn sẽ phải tranh đấu với nó.
Nếu cây có mục đích nào đó, việc
nghiêng nào đó, ý tưởng nào đó, thế thì nó không thể cho phép gió di chuyển một
cách tự do qua nó. Nếu nó muốn đi phương nam, thế thì gió, cái đang ép buộc nó
lên phương bắc, sẽ là kẻ thù.
Nếu bạn có mục đích nào đó, bạn
không thể chấp nhận cuộc sống như người bạn. Mục đích của bạn tạo ra tình trạng
thù địch. Nếu bạn mong đợi cái gì đó từ cuộc sống, bạn đang áp bản thân bạn lên
cuộc sống, bạn không cho phép cuộc sống xảy ra cho bạn. Mật Tông nói, mọi sự xảy
ra khi bạn không mong đợi chúng, mọi sự xảy ra khi bạn không ép buộc chúng, mọi
sự xảy ra khi bạn không khao khát chúng.
Nhưng đây là hệ quả, không phải
là kết quả. Và nhận biết rõ ràng về khác biệt giữa ‘hệ quả’ và ‘kết quả'. Kết
quả là được ham muốn một cách có ý thức; hệ quả là sản phẩm phụ. Chẳng hạn, nếu
tôi nói với bạn rằng nếu bạn chơi đùa, hạnh phúc sẽ là hệ quả, bất kì chơi đùa
nào, bạn sẽ thử nó cho kết quả. Bạn đi và bạn chơi, và bạn chờ đợi kết quả của
hạnh phúc. Nhưng tôi bảo bạn nó sẽ là hệ quả, không là kết quả.
Hệ quả ngụ ý rằng nếu bạn thực
sự trong chơi đùa, hạnh phúc sẽ xảy ra. Nếu bạn thường xuyên nghĩ về hạnh phúc,
thế thì nó sẽ là kết quả; nó sẽ không bao giờ xảy ra. Kết quả là nỗ lực có ý thức;
hệ quả chỉ là sản phẩm phụ. Nếu bạn ở sâu trong chơi đùa, bạn sẽ hạnh phúc.
Nhưng chính mong đợi, khao khát có ý thức về hạnh phúc, sẽ không cho phép bạn
được ở sâu trong chơi đùa. Khao khát này về kết quả sẽ trở thành rào chắn và bạn
sẽ không hạnh phúc.
Hạnh phúc không phải là kết quả,
nó là hệ quả. Nếu tôi bảo bạn rằng nếu bạn yêu bạn sẽ hạnh phúc, hạnh phúc sẽ
là hệ quả, không là kết quả. Nếu bạn nghĩ rằng vì bạn muốn hạnh phúc bạn phải
yêu, không cái gì sẽ tới từ nó. Toàn thể sự việc sẽ là hư huyễn vì người ta
không thể yêu vì bất kì kết quả nào. Yêu xảy ra! Không có động cơ đằng sau nó.
Nếu có động cơ, nó không là
yêu. Nó có thể là bất kì cái gì khác. Nếu tôi có động cơ và tôi nghĩ rằng vì
tôi khao khát hạnh phúc, tôi sẽ yêu bạn, yêu này sẽ là giả. Và bởi vì nó sẽ là
giả, hạnh phúc sẽ không nảy sinh ra từ nó. Hạnh phúc sẽ không tới; điều đó là
không thể được. Nhưng nếu tôi yêu mà không có bất kì động cơ nào, hạnh phúc
theo sau như cái bóng.
Mật Tông nói, chấp nhận sẽ được
theo sau bởi biến đổi, nhưng đừng làm chấp nhận thành kĩ thuật cho biến đổi. Nó
không là vậy! Đừng khao khát biến đổi - chỉ thế thì biến đổi mới xảy ra. Nếu bạn
ham muốn nó, chính ham muốn của bạn là cản trở. Thế thì không có vấn đề về mê đắm
là gì và kìm nén là gì.
Câu hỏi này tới với tâm trí chỉ
bởi vì bạn không sẵn sàng chấp nhận cái toàn thể. Chấp nhận nó đi! Để nó là mê
đắm và chấp nhận nó! Nếu bạn chấp nhận nó, bạn sẽ được ném về chỗ giữa. Hay để
nó là kìm nén và chấp nhận điều đó! Nếu có chấp nhận, bạn sẽ được ném về chỗ giữa.
Qua chấp nhận bạn không còn lại ở cực đoan. `Cực đoan' ngụ ý phủ nhận cái gì đó
- chấp nhận cái gì đó và phủ nhận cái gì đó. `Cực đoan' ngụ ý ủng hộ cái gì đó
và chống lại cái gì đó. Khoảnh khắc bạn chấp nhận bất kì cái gì đang là hoàn cảnh,
bạn sẽ được ném về chỗ giữa, bạn sẽ không còn với cực đoan.
Cho nên quên bất kì hiểu biết
trí tuệ nào về kìm nén là gì và mê đắm là gì đi. Nó là vô nghĩa và nó sẽ không
dẫn bạn tới bất kì chỗ nào. Chỉ chấp nhận, dù bạn ở bất kì chỗ nào. Nếu bạn
đang trong mê đắm, chấp nhận nó. Tại sao sợ nó?
Nhưng có vấn đề. Nếu bạn đang
trong mê đắm, bạn có thể còn ở trong mê đắm chỉ nếu bạn đồng thời cố siêu việt
nó. Điều đó cho cảm giác thoải mái với bản ngã: bạn có thể cảm thấy thoải mái
và bạn có thể trì hoãn. Bạn biết điều này sẽ không là mãi mãi. Bạn cảm thấy,
"Hôm nay mình mê đắm, nhưng ngày mai mình sẽ ở bên ngoài nó." Ngày
mai giúp bạn ở trong mê đắm hôm nay. Bạn biết rằng "Hôm nay mình uống rượu
hay hút thuốc, nhưng điều này sẽ không dành cho cả đời mình. Mình biết điều này
là xấu, và ngày mai mình sẽ bỏ nó."
Hi vọng đó về ngày mai giúp bạn
mê đắm hôm nay, và đó là thủ đoạn xảo trá. Nhưng người muốn mê đắm, họ phải có
những lí tưởng lớn. Những lí tưởng đó cho bạn cơ hội. Thế thì bạn không cần cảm
thấy rất mặc cảm về bất kì cái gì bạn đang làm vì trong tương lai mọi thứ sẽ là
ổn; điều này chỉ dành cho khoảnh khắc này. Đây là thủ đoạn của tâm trí. Cho nên
những người mê đắm, họ bao giờ cũng nói về không mê đắm. Những người mê đắm, họ
đi tới thầy, người chống lại điều đó. Và bạn có thể thấy mối quan hệ sâu sắc...
Nếu bạn đi theo giầu có, tiền bạc,
quyền lực, bạn bao giờ cũng tôn thờ người nào đó chống lại giầu có - người khổ
hạnh. Người đã từ bỏ sẽ là lí tưởng của bạn. Xã hội giầu có thể tôn thờ và kính
trọng chỉ người đã từ bỏ giầu có. Nhìn quanh và bạn sẽ thấy. Nếu bạn mê đắm
trong dục, bạn phải kính trọng người đã đi ra ngoài nó, người đã trở thành
brahmachari - người vô dục. Bạn sẽ tôn thờ người đó. Người đó là lí tưởng; người
đó là tương lai của bạn. Bạn nghĩ rằng một ngày nào đó bạn sẽ giống như người
này. Bạn tôn thờ người đó.
Và nếu một ngày nào đó tin đồn
tới với bạn rằng người đó đang mê đắm trong dục, sự kính trọng mất đi, vì bạn
không thể kính trọng bản thân bạn. Bạn đang tự kết án mình về bất kì cái gì bạn
đang vậy tới mức nếu bạn thấy rằng thầy của bạn cũng chỉ giống như bạn, sự kính
trọng bị mất đi. Ông ấy phải chính là cái đối lập. Thế thì ông ấy cho bạn hi vọng.
Thế thì ông ấy có thể dẫn bạn tới đầu đối lập. Thế thì bạn có thể đi theo ông ấy.
Cho nên bao giờ cũng mối quan hệ
rất sâu giữa người đi theo và thầy. Bạn bao giờ cũng thấy họ ở các cực đối lập:
người đi theo sẽ chỉ ở cực đối lập, và người đó là người đi theo chỉ bởi vì điều
này. Nếu bạn bị ám ảnh bởi thức ăn, thế thì bạn có thể kính trọng chỉ người cứ
nhịn ăn dài dài. Người đó là "phép màu." Bạn hi vọng một ngày nào đó
đạt tới cùng điều đó. Người đó là tương lai của bạn. Bạn có thể tôn thờ người
đó và kính trọng người đó. Người đó là hình ảnh, nhưng hình ảnh này giúp cho bạn
là bất kì cái gì bạn đang là vậy; nó sẽ không làm thay đổi bạn. Chính nỗ lực để
thay đổi, chính ý tưởng về thay đổi, là cản trở. Đây là sáng suốt của Mật Tông.
Mật Tông nói, dù bạn là bất kì
cái gì, chấp nhận điều đó đi. Đừng tạo ra bất kì lí tưởng nào. Chúng là mơ - và
là giả. Chấp nhận bất kì cái gì đang hiện hữu. Đừng gọi nó là tốt hay xấu, đừng
cố biện minh nó hay hợp lí hoá nó. Sống trong khoảnh khắc này và thấy rằng đây
đang là hoàn cảnh. Vẫn còn với sự kiện này và chấp nhận nó. Điều này là khó - rất
khó, gian nan. Tại sao nó khó thế? Vì thế thì bản ngã của bạn bị đập tan. Thế
thì bạn biết rằng bạn là con vật dâm dục. Thế thì lí tưởng cao về brahmacharya
không thể giúp được bản ngã của bạn chút nào. Thế thì bạn biết rằng chín mươi
chín phần trăm của bạn là con vật... và một phần trăm kia tôi để lại cho bạn chỉ
để không làm choáng bạn quá nhiều.
Với các lí tưởng về Mahavir, Phật,
Krishna, Christ, bạn cảm thấy chín mươi chín phần trăm của bạn là thiêng liêng
và chỉ một phần trăm bị thiếu. Cho nên sớm hay muộn, nhờ ân huệ của Thượng đế,
bạn sẽ đạt tới nó. Bạn cảm thấy hạnh phúc như bạn vậy. Điều đó sẽ không giúp gì.
Điều đó sẽ không giúp ích chút nào! Điều đó có thể giúp chỉ để trì hoãn vấn đề
thực, khủng hoảng thực, và chừng nào bạn còn chưa đối diện với khủng hoảng đó bạn
sẽ không bao giờ được biến đổi. Người ta phải trải qua nó; người ta phải đau khổ
về nó. Nhưng chỉ tính sự kiện của cuộc sống mới dẫn bạn hướng tới chân lí. Hư cấu
sẽ không giúp ích.
Cho nên vẫn còn với sự kiện đi.
Dù bạn là bất kì cái gì - con vật hay bất kì cái gì - đều được. Dục có đó, giận
có đó, tham có đó: được, vậy nó có đó. Nó là vậy, đấy là hoàn cảnh. Vũ trụ xảy
ra cho bạn theo cách này; bạn đã tìm thấy bản thân bạn theo cách này. Đó là
cách cuộc sống đã làm ra bạn; đó là cách cuộc sống đang ép buộc bạn, đang dẫn bạn
tới đâu đó.
Thảnh thơi và cho phép cuộc sống
dẫn bạn. Khó khăn gì trong thảnh thơi? Khó khăn là ở chỗ nếu bạn thảnh thơi, bạn
không thể duy trì được bản ngã. Bản ngã có thể được duy trì chỉ trong chống cự.
Khi bạn nói Không, bản ngã được làm mạnh. Khi bạn nói Có, bản ngã đơn giản biến
mất.
Đó là lí do tại sao nói Có với
bất kì cái gì khó thế. Ngay cả trong những thứ bình thường nói Có cũng là khó
thế. Chúng ta muốn nói Không. Bản ngã, cái "tôi", cảm thấy thoải mái
khi nó tranh đấu. Nếu bạn tranh đấu với ai đó khác, điều đó là tốt, bản ngã cảm
thấy thoải mái. Nếu bạn tranh đấu với bản thân bạn, bản ngã thậm chí cảm thấy
thoải mái hơn, vì tranh đấu với ai đó khác tạo ra nhiều vấn đề hơn quanh bạn.
Khi bạn tranh đấu với bản thân bạn, không có vấn đề quanh bạn. Khi bạn tranh đấu
với ai đó khác, xã hội sẽ tạo ra vấn đề cho bạn. Khi bạn tranh đấu với bản thân
bạn, toàn thể xã hội sẽ tôn thờ bạn. Điều đó là tốt vì bạn không làm hại bất kì
người nào.
Và thực sự, nếu bạn là ai đó
đang làm hại bản thân bạn, nếu bạn không được phép làm hại bản thân bạn, bạn sẽ
làm hại người khác. Bằng không năng lượng đó sẽ chuyển đi đâu? Cho nên xã hội
bao giờ cũng hạnh phúc với những kẻ ngốc đó người tự làm hại họ. Xã hội cảm thấy
tốt vì bạo hành được chuyển hướng trở lại; họ sẽ không làm bất kì cái hại nào.
Đó là lí do tại sao chúng ta gọi
họ là sadhu - những người tốt. Họ là người tốt vì họ có thể làm nhiều điều hại
- họ đang làm điều đó - nhưng họ đang làm điều đó cho bản thân họ. Họ tự tử. Kẻ
giết người, kẻ sát hại, có thể trở thành tự tử nếu người đó chống lại bản thân
mình, cho nên xã hội cảm thấy tốt, được nhẹ gánh khỏi một kẻ sát nhân nếu người
đó trở thành tự tử. Xã hội bày tỏ kính trọng, ca ngợi người đó. Nhưng người này
vẫn còn y nguyên - người này vẫn còn bạo hành. Bây giờ người này bạo hành với bản
thân mình, hay người này vẫn còn tham như người này nói về không tham.
Nhưng nhìn mà xem! Cố hiểu việc
nói về không tham. Cơ sở bao giờ cũng vẫn là tham. Họ nói rằng nếu bạn không
tham, chỉ thế thì bạn sẽ đạt tới thiên đường. Và cái gì có được ở thiên đường?
Mọi thứ mà việc tham lam muốn.
Cho nên là không tham để đạt tới
thiên đường. Nếu bạn không phải là người vô dục, bạn sẽ không lên thiên đường.
Và bạn đang làm gì để đạt tới cõi trời? Mọi điều bạn kết án ở đây trên thế
gian. Thế thì đàn bà đẹp là được phép có, và không có so sánh - vì bất kì người
nào là đẹp trên thế gian sẽ trở thành xấu. Đây là điều shastras, kinh sách nói.
Và đàn bà ở trên cõi trời không bao giờ trở nên già, họ vẫn còn bị cố định ở tuổi
mười sáu. Cho nên vô dục ở đây để cho bạn có thể mê đắm ở kia.
Nhưng đây là kiểu logic gì vậy?
Động cơ vẫn còn y nguyên. Động cơ vẫn còn đích xác y nguyên! Chỉ đối thể thay đổi,
chuỗi thời gian thay đổi. Bạn đang trì hoãn ham muốn của bạn tới tương lai. Đây
là mặc cả.
Mật Tông nói, cố hiểu toàn thể
hoạt động này của tâm trí, và thế thì điều tốt là không tranh đấu, thế thì điều
tốt là tuôn chảy như bạn vậy và chấp nhận nó. Chúng ta sợ vì nếu chúng ta chấp
nhận, thế thì làm sao chúng ta sẽ thay đổi? Và Mật Tông nói, chấp nhận là siêu
việt. Bạn đã cố tranh đấu và bạn đã không thay đổi. Nhìn vào toàn thể cuộc sống,
phân tích nó, và nếu bạn trung thực bạn sẽ thấy rằng bạn đã không thay đổi chút
nào, không đổi một li. Đi lùi lại thời thơ ấu của bạn mà xem. Phân tích toàn thể
cuộc đời bạn, và không thành vấn đề bạn có thể nói và nghĩ cái gì, cuộc sống
đích xác, thực tại vẫn còn y nguyên. Và bạn đã từng tranh đấu liên tục. Không
cái gì xảy ra từ nó.
Cho nên bây giờ thử Mật Tông
xem sao. Mật Tông nói, không tranh đấu; không ai đã bao giờ thay đổi bằng tranh
đấu. Chấp nhận đi! Thế thì không có vấn đề về mê đắm là gì và kìm nén là gì, và
brahmacharya là gì và cái này và cái kia là gì. Thế thì không có vấn đề! Bất kì
cái gì hiện hữu, bạn chấp nhận nó và chảy cùng nó. Bạn làm tan biến sự chống cự
bản ngã của bạn, bạn thảnh thơi trong sự tồn tại và đi tới bất kì chỗ nào nó dẫn
tới. Nếu định mệnh của sự tồn tại là ở chỗ bạn được ngụ ý là con vật, thế thì, Mật
Tông nói, là con vật đi.
Cái gì sẽ xảy ra từ nó và nó xảy
ra thế nào? Mật Tông nói, biến đổi toàn bộ xảy ra - vì một khi bạn chấp nhận,
phân chia bên trong tan biến, bạn trở thành một. Thế thì không có hai trong bạn
- thánh nhân và con vật, thánh nhân kìm nén con vật và con vật tống thánh nhân
sang bên mọi khoảnh khắc. Thế thì không có hai trong bạn: bạn trở thành một.
Và tính một này cho năng lượng.
Mọi năng lượng của bạn bị phí hoài trong tranh đấu và xung đột bên trong. Việc
chấp nhận này làm cho bạn thành một. Bây giờ không có con vật kẻ bị kết án và
không có thánh nhân người được ca ngợi. Bạn là bất kì cái gì bạn đang là. Bạn
đã chấp nhận nó, bạn đã thảnh thơi cùng nó, cho nên năng lượng của bạn trở
thành một. Thế thì bạn là cái toàn thể và không bị phân chia chống lại bản thân
bạn.
Tính toàn thể này là biến đổi
giả kim thuật. Với tính toàn thể này bạn có năng lượng. Bây giờ bạn không làm
phí hoài cuộc sống của bạn. Không có xung đột bên trong; bạn thoải mái bên
trong. Năng lượng này mà bạn thu được qua không xung đột trở thành nhận biết của
bạn.
Năng lượng có thể di chuyển
theo hai chiều. Nếu nó di chuyển trong tranh đấu, bạn đang làm phí hoài nó mọi
ngày. Nếu nó tích luỹ và không có tranh đấu, một khoảnh khắc tới cũng giống như
khi bạn liên tục đun nước tới một trăm độ: thế thì nước trở thành cái gì đó
khác, nó bay hơi. Thế thì nó không còn là lỏng nữa, nó trở thành khí. Nó sẽ
không trở nên được biến đổi ở chín mươi chín độ. Nó sẽ trở nên được biến đổi chỉ
ở một trăm độ.
Cùng điều này xảy ra ở bên
trong. Bạn đang phí hoài năng lượng của bạn mọi ngày, và điểm bay hơi không bao
giờ tới. Nó không thể tới được vì năng lượng không được tích luỹ chút nào. Một
khi tranh đấu bên trong không có đó, năng lượng liên tục tích luỹ và bạn cảm thấy
ngày càng mạnh hơn.
Nhưng không phải bản ngã: bản
ngã cảm thấy mạnh chỉ khi tranh đấu. Khi không có tranh đấu, bản ngã trở thành
bất lực. Bạn cảm thấy mạnh, và cái “bạn” đó là điều khác toàn bộ. Bạn không thể
biết được về nó chừng nào bạn chưa là toàn thể. Bản ngã tồn tại với các mảnh mẩu,
phân chia. Cái "bạn" này, cái ngã hay điều chúng ta gọi là atman, chỉ
tồn tại khi không có phân chia, không có tranh đấu bên trong. `Atman' ngụ ý cái
toàn thể; `Ngã' ngụ ý năng lượng không phân chia.
Một khi năng lượng này không bị
phân chia, nó liên tục tích luỹ. Bạn đang tạo ra nó mọi ngày, sinh lực được tạo
ra trong bạn, nhưng bạn đang làm phí hoài nó trong tranh đấu. Cùng năng lượng
này đi tới điểm nó trở thành nhận biết - điều này là tự động. Mật Tông nói, điều
này là tự động. Một khi bạn biết cách là toàn thể, bạn sẽ trở nên ngày càng nhận
biết hơn, và một ngày sẽ tới khi toàn thể năng lượng của bạn sẽ được biến đổi
thành nhận biết.
Khi năng lượng được biến đổi
thành nhận biết nhiều điều xảy ra, vì thế thì năng lượng không thể chuyển vào dục.
Khi nó có thể chuyển lên chiều cao hơn, nó sẽ không chuyển vào chiều thấp hơn.
Năng lượng của bạn liên tục chuyển vào chiều thấp hơn vì không có chiều cao hơn
cho bạn. Và bạn không có mức năng lượng nơi nó có thể chuyển vào chiều cao hơn,
cho nên nó chuyển vào dục. Nó chuyển vào dục và bạn trở nên sợ nó, cho nên bạn
tạo ra ý tưởng về brahmacharya và bạn trở thành bị phân chia. Thế thì bạn trở
nên ngày một ít năng lượng hơn. Bạn đang làm phí năng lượng!
Đây là kinh nghiệm rất có hiệu
lực - rằng khi bạn yếu bạn cảm thấy nhiều dâm dục hơn. Điều này có vẻ tuyệt đối
ngớ ngẩn theo thuật ngữ sinh học, vì sinh học sẽ nói rằng khi bạn có năng lực dục
hơn bạn sẽ cảm thấy nhiều dâm dục hơn. Nhưng điều này không phải là hoàn cảnh.
Khi bạn yếu, ốm, bạn sẽ cảm thấy nhiều dâm dục hơn. Khi bạn mạnh khoẻ và hạnh
phúc tinh tế có đó, bạn sẽ không cảm thấy dâm dục thế.
Và phẩm chất của dục cũng sẽ
khác. Khi bạn yếu, dâm dục sẽ là một loại bệnh và cái vòng luẩn quẩn sẽ được tạo
ra. Qua dục bạn sẽ trở nên yếu hơn, và bạn càng trở nên yếu hơn bạn sẽ càng cảm
thấy nhiều dâm dục hơn. Và dục sẽ trở thành có tính chất não; nó sẽ chuyển vào
đầu bạn.
Khi bạn mạnh khoẻ, khi hạnh
phúc có đó, khi bạn cảm thấy phúc lạc, được thảnh thơi, bạn không dâm dục thế.
Thế thì cho dù dục xuất hiện, nó không là bệnh. Thay vì thế, nó là sự tuôn
tràn. Phẩm chất khác toàn bộ có đó. Khi dục là sự tuôn tràn, nó chỉ là yêu diễn
đạt bản thân nó qua năng lượng sinh học. Nó tạo ra việc chia sẻ sâu, tiếp xúc
sâu qua năng lượng sinh học. Nó là một phần của yêu.
Khi bạn yếu và dục không tuôn
tràn, nó là bạo hành chống lại bản thân bạn, và khi nó là bạo hành chống lại bản
thân bạn nó không bao giờ là yêu. Người yếu có thể có dục, nhưng dục của người
đó không bao giờ là yêu. Nó có tính cưỡng hiếp ít nhiều - và cưỡng hiếp với cả
hai bên; với bản thân người đó nó cũng là cưỡng hiếp. Nhưng thế thì cái vòng luẩn
quẩn được tạo ra: người đó càng cảm thấy yêu, người đó càng cảm thấy dâm dục
nhiều hơn.
Nhưng tại sao điều này xảy ra?
Sinh học không có giải thích cho nó, nhưng Mật Tông có giải thích. Mật Tông nói
rằng dục là thuốc giải độc chống lại chết. Dục là thuốc giải độc chống lại chết!
Dục có nghĩa là sống cho xã hội. Bạn có thể chết, nhưng sống sẽ tiếp tục. Cho
nên bất kì khi nào bạn cảm thấy yếu, chết là ở gần, Mật Tông nói rằng thế thì dục
sẽ trở thành rất quan trọng vì bạn có thể chết bất kì khoảnh khắc nào. Tầng
năng lượng của bạn đã đi xuống. Bạn có thể chết vào bất kì khoảnh khắc nào, cho
nên mê đắm trong dục để cho ai đó có thể sống. Sống phải tiếp diễn.
Với Mật Tông, người già nhiều
dâm dục hơn người trẻ. Và điều này là sáng suốt rất sâu. Người trẻ có năng lực
dục nhiều hơn, nhưng không có dâm dục thế; người già kém năng lực dục hơn,
nhưng nhiều dâm dục hơn. Cho nên nếu chúng ta có thể đi vào tâm trí của người
già, thế thì chúng ta có thể biết cái gì đang xảy ra.
Khi có liên quan tới năng lượng
dục, nó là ít hơn trong người già, nhiều hơn trong người trẻ. Nhưng khi có liên
quan tới dâm dục - dâm dục ngụ ý suy nghĩ về dục - nó là nhiều ở người già hơn ở
người trẻ. Chết đang tới gần và dục là thuốc giải độc của chết, cho nên bây giờ
năng lượng yếu đi sẽ muốn tạo ra người nào đó. Sống phải tiếp tục. Sống không
quan tâm tới bạn, sống quan tâm tới bản thân nó. Đây là cái vòng luẩn quẩn.
Và cùng điều này xảy ra theo thứ
tự đảo ngược nữa. Nếu bạn đang tuôn tràn với năng lượng, dục trở thành ngày
càng ít quan trọng và yêu trở thành ngày càng quan trọng hơn. Và thế thì dục có
thể xảy ra chỉ như một phần của yêu, như việc chia sẻ sâu sắc. Chia sẻ sâu nhất
có thể là năng lượng sinh học vì đó là sinh lực. Với bất kì người nào bạn yêu,
bạn muốn cho cái gì đó. Cho là một phần của yêu, trong yêu bạn cho mọi thứ. Món
quà lớn nhất có thể là sinh lực của bản thân bạn. Trong yêu, dục trở thành món
quà sâu sắc của sinh lực, của sống. Bạn đang cho một phần của bản thân bạn.
Thực sự, trong mọi hành động dục
bạn đang cho bản thân bạn một cách toàn bộ. Thế thì cái vòng khác được tạo ra:
bạn càng cảm thấy yêu, bạn càng trở nên mạnh. Bạn càng cảm thấy yêu, bạn càng
chia sẻ yêu, thế thì bạn càng trở nên mạnh hơn vì trong yêu bản ngã bị tan biến.
Trong yêu bạn phải chảy cùng cuộc sống.
Bạn không cần chảy cùng cuộc sống
trong chính trị. Thay vì thế, bạn sẽ là kẻ khờ nếu bạn chảy cùng cuộc sống
trong chính trị, vì ở đó bạn phải ép buộc bản thân bạn chống lại cuộc sống; chỉ
thế thì bạn mới có thể vươn lên trong chính trị. Nếu bạn đang làm kinh doanh bạn
sẽ là kẻ khờ nếu bạn chảy cùng cuộc sống. Bạn sẽ không ở đâu cả, vì bạn phải
tranh đấu, bạn phải cạnh tranh, bạn phải bạo hành. Càng bạo hành và càng điên
hơn, bạn sẽ càng thành công hơn ở đó. Nó là cuộc vật lộn.
Chỉ trong yêu không có cạnh
tranh, không tranh đấu, không bạo hành. Bạn thành công trong yêu chỉ khi bạn
buông xuôi. Cho nên yêu là thứ phản thế giới duy nhất trên thế giới, thứ phản
thế giới duy nhất trên thế giới. Và nếu bạn đang trong yêu bạn sẽ trở nên ngày
một toàn thể hơn, không bị phân chia; nhiều năng lượng hơn sẽ được tích luỹ.
Năng lượng càng nhiều, dục tính sẽ càng ít. Và một khoảnh khắc tới khi năng lượng
đi tới điểm mà biến đổi xảy ra, và năng lượng trở thành nhận biết. Dục biến mất,
và chỉ lòng tốt yêu thương, từ bi, còn lại.
Phật có ánh sáng rực rỡ của từ
bi yêu thương; đây là năng lượng dục đã được biến đổi. Nhưng bạn không thể đạt
tới nó qua tranh đấu, vì tranh đấu tạo ra phân chia và phân chia làm bạn có dâm
dục nhiều hơn. Đây là sáng suốt của Mật Tông - tuyệt đối khác với bất kì cái gì
bạn có thể đã từng nghĩ về dục và brahmacharya. Chỉ qua Mật Tông mà
brahmacharya thực, thuần khiết và hồn nhiên thực mới xảy ra. Nhưng thế thì nó
không là kết quả, nó là hệ quả. Nó đi theo chấp nhận toàn bộ.
Câu hỏi thứ hai:
Tâm trí tôi nghĩ rằng thật đáng lo âu khi nhận thông điệp của thầy, vậy mà tới cùng tôi thấy bản thân tôi chống lại và phát mệt mỏi. Tôi ngờ rằng nếu như tôi mở về mặt dục tính tôi chắc sẽ cho phép bản thân tôi nhận mà không có việc đóng nào. Liệu có kết nối nào giữa việc mở với thầy và việc mở ra trong dục không? Nền tảng của tôi cho nghĩa phủ định và thụ động với buông xuôi. Tôi biết tôi sẽ không đi sâu hơn chừng nào tôi chưa có khả năng vượt qua tính phủ định này, cái dường như được khắc vào linh hồn tôi. Liệu buông xuôi là có thể được không khi cái đối lập được trồng sâu thế?
Vâng, có kết nối giữa buông xuôi và dục, vì dục là buông xuôi đầu tiên, buông xuôi sinh học - điều bạn có thể trải nghiệm dễ dàng. Buông xuôi ngụ ý gì? Nó ngụ ý là mở, không sợ, mong manh. Nó ngụ ý cho phép người khác đi vào bạn. Về mặt sinh học, về mặt tự nhiên, dục là trải nghiệm cơ bản nơi không có nỗ lực nào bạn cho phép ai đó đi vào bạn, hay ai đó ở gần sâu với bạn tới mức bạn không mặc áo giáp chống lại người đó. Bạn không chống lại, không kìm bản thân bạn lại, nhưng bạn tuôn chảy.. thảnh thơi, không sợ, không nghĩ về tương lai, về kết quả, về hệ quả, mà chỉ ở trong khoảnh khắc. Cho dù chết xuất hiện bạn sẽ chấp nhận nó.
Trong yêu sâu sắc, những người yêu bao giờ cũng cảm thấy rằng đây là khoảnh khắc đúng để chết. Và nếu chết xuất hiện, thế thì ngay cả chết cũng có thể được đón chào trong khoảnh khắc này. Họ mở - ngay cả với chết họ cũng mở. Nếu bạn mở cho sống, bạn sẽ mở cho chết. Nếu bạn bị đóng với sống, bạn sẽ bị đóng với chết.
Những người sợ chết về căn bản là sợ sống. Họ đã không sống; đó là lí do tạo sao họ sợ chết thế. Và nỗi sợ này là tự nhiên. Nếu bạn đã không sống chút nào bạn nhất định sợ chết, vì chết sẽ tước đi cơ hội để sống của bạn và bạn còn chưa sống. Cho nên nếu chết đến, thế thì khi nào bạn sẽ sống?
Người đã sống một cách sâu sắc không sợ chết. Người đó được hoàn thành, và nếu chết tới người đó có thể đón chào nó, chấp nhận nó. Bây giờ bất kì cái gì sống có thể cho, sống đã cho rồi. Bất kì cái gì có thể được biết trong sống, người đó đã biết nó. Bây giờ người đó có thể chuyển vào trong chết một cách dễ dàng. Người đó muốn chuyển vào trong chết để cho người đó có thể biết cái gì đó không được biết, cái gì đó mới. Trong dục, trong yêu, bạn không sợ. Bạn không tranh đấu với cái gì đó trong tương lai; chính khoảnh khắc này là thiên đường, chính khoảnh khắc này là vĩnh hằng.
Nhưng khi tôi nói điều này, tôi không cần ngụ ý rằng bạn đã trải nghiệm nó qua dục. Nếu bạn sợ, chống lại, thế thì trong dục bạn có thể có việc xả ra sinh học, việc xả dục, nhưng bạn sẽ không đạt tới cực lạc mà Mật Tông nói tới.
Wilhelm Reich nói bạn đã không biết dục chút nào trừ phi trong dục bạn có thể đạt tới cực thích sâu. Nó không chỉ là việc xả ra năng lượng dục, toàn thân bạn phải trở nên được thảnh thơi. Thế thì kinh nghiệm dục không bị cục bộ hoá vào trung tâm dục, mà nó lan toả khắp thân thể. Mọi tế bào của bạn được tắm trong nó, và bạn có đỉnh - đỉnh mà trong đó bạn không là thân thể. Nếu bạn không thể đạt tới được đỉnh trong dục, đỉnh trong đó bạn không là thân thể, bạn đã không biết tới dục chút nào. Đó là lí do tại sao Wilhelm Reich nói một điều rất ngược đời: ông ấy nói dục là tâm linh.
Đây là điều Mật Tông nói, và nghĩa là ở chỗ trong dục sâu bạn sẽ không là thân thể chút nào; bạn sẽ trở thành chỉ là linh hồn đang lơ lửng. Thân thể bạn sẽ bị bỏ lại xa đằng sau; bạn sẽ quên nó hoàn toàn. Nó sẽ không còn nữa. Bạn sẽ không là một phần của thế giới vật chất, bạn sẽ trở thành phi vật chất. Chỉ thế thì mới có cực thích. Đó là điều Mật Tông nói về sambhog - giao hợp.
Việc thảnh thơi toàn bộ tới, cảm giác rằng bạn được hoàn thành, cảm giác rằng không cần ham muốn bất kì cái gì. Chừng nào việc cảm này chưa xảy ra cho bạn trong dục - việc cảm này về sự vô ham muốn - bạn đã không biết dục chút nào. Bạn có thể đã tạo ra trẻ con, nhưng điều đó là dễ - và là điều khác.
Chỉ con người mới có thể đạt tới tính tâm linh này trong dục; bằng không dục chỉ là bản năng con vật. Nhưng khi các thầy giáo, các sư kết án dục, bạn gật đầu rằng họ là đúng. Khi Mật Tông nói cái gì đó thì khó mà tin được vào nó vì nó không phải là kinh nghiệm của bạn. Đó là lí do tại sao Mật Tông chưa thể trở thành thông điệp phổ quát. Nhưng tương lai là tốt - vì con người càng trở nên khôn ngoan và hiểu biết hơn, Mật Tông sẽ được cảm thấy và được hiểu.
Chỉ trong một trăm năm này tâm lí học đã đặt nền móng cho thế giới mà sẽ có tính Mật Tông. Nhưng bạn gật đầu với ai đó đang kết án dục vì bạn cũng có cùng kinh nghiệm. Bạn biết rằng không cái gì xảy ra trong nó, và sau dục, bạn cảm thấy chán. Đó là lí do tại sao có nhiều kết án thế. Mọi lúc bạn đi vào trong nó bạn đều cảm thấy chán, về sau bạn hối hận.
Mật Tông, Wilhelm Reich, Freud và những người khác, người biết, đều đồng ý tuyệt đối rằng nếu bạn đạt tới cực thích trong dục, sự ấm áp sẽ kéo dài trong nhiều giờ sau đó và bạn sẽ cảm thấy khác biệt tuyệt đối - không lo nghĩ gì, không căng thẳng gì. Sướng âm ỉ sẽ nảy sinh, họ nói vậy; cực lạc sẽ có đó. Và cực lạc đó xảy ra chỉ khi có buông bỏ thực sự - khi bạn không kìm giữ lại bản thân bạn, bạn không tranh đấu; bạn chỉ di chuyển cùng sinh lực.
Sinh lực có hai tầng, và sẽ là tốt để hiểu điều này. Tôi đã nói về thở, và tôi đã bảo bạn rằng hơi thở là cái gì đó giống như móc nối giữa hệ thống chủ động của bạn và hệ thống không chủ động của bạn. Trong thân thể bạn phần chính là không chủ động. Máu luân chuyển, và bạn không được yêu cầu phải làm bất kì cái gì. Bạn không thể làm được bất kì cái gì, nó cứ liên tục tuần hoàn. Chỉ trong ba trăm năm qua con người mới có thể biết được rằng máu tuần hoàn. Trước đó người ta tưởng rằng máu chỉ ngập đầy thân thể - không phải là nó tuần hoàn, vì bạn không thể cảm thấy việc tuần hoàn của nó. Nó liên tục làm việc mà không có bạn, không có tri thức của bạn. Đó là không chủ động.
Bạn ăn thức ăn; thế rồi thân thể bắt đầu làm việc. Ngoài cái mồm của bạn, bạn không được cần tới. Khoảnh khắc thức ăn đi ra khỏi mồm bạn, thân thể nhận nó; hệ thống không chủ động liên tục làm việc trên nó. Và cũng tốt là nó làm việc theo cách này. Nếu như việc đó được để lại cho bạn, bạn chắc tạo ra đống lộn xộn. Đó là công việc lớn tới mức nếu như bạn phải làm việc đó bạn chắc sẽ không có khả năng làm bất kì cái gì khác. Nếu bạn uống cốc trà, điều đó sẽ là đủ để giữ bạn bị dính líu suốt cả ngày - để làm việc trên điều đó, để biến đổi nó thành máu. Và công việc này nhiều thế.
Thân thể làm việc một cách không chủ động, nhưng có vài điều bạn có thể làm một cách có chủ động. Tôi có thể giơ tay lên, nhưng tôi không thể làm cho máu chuyển động trong tay được. Tôi không thể làm bất kì cái gì một cách trực tiếp với xương mà cử động trong tay. Tôi không thể làm được bất kì cái gì với hệ thống đang làm việc, nhưng tôi có thể di chuyển tay tôi. Tôi có thể di chuyển thân tôi, nhưng tôi không thể làm được bất kì cái gì đang diễn ra bên trong nó, tôi không thể can thiệp được. Tôi có thể nhảy, tôi có thể chạy, tôi có thể ngồi, tôi có thể nằm ra, nhưng bên trong tôi không thể làm được bất kì cái gì. Chỉ ở bên ngoài tôi mới được phép tự do.
Dục là hiện tượng rất huyền bí. Bạn bắt đầu nó, nhưng một khoảnh khắc tới khi bạn không còn nữa. Dục được bắt đầu như một thứ chủ động, thế rồi có giới hạn. Nếu bạn đi qua giới hạn đó bạn không thể quay lại được; nếu bạn không đi qua giới hạn đó bạn có thể quay lại. Cho nên dục là cả chủ động và không chủ động. Có một giới hạn mà theo đó tâm trí bạn sẽ được cần tới. Nhưng nếu bạn không đánh mất tâm trí bạn, cái đầu của bạn, lí trí, ý thức, tôn giáo, triết lí, cách sống của bạn, nếu bạn không đánh mất tâm trí của bạn, thế thì biên giới sẽ không bị vượt qua và bạn sẽ trải nghiệm dục trong cõi chủ động.
Đây là điều đang xảy ra. Thế thì sau dục bạn sẽ cảm thấy chán, chống lại nó - và bạn sẽ nghĩ về từ bỏ cuộc sống và lấy lời nguyện chống lại dục. Tất nhiên, những lời nguyện này sẽ không tiếp diễn được lâu. Trong vòng hai mươi bốn giờ bạn sẽ ổn thoả và sẵn sàng chuyển lần nữa vào trong dục. Nhưng điều đó trở thành việc lặp lại và toàn thể sự việc này dường như là vô tích sự. Bạn tích luỹ năng lượng, thế rồi bạn tống nó ra - và chẳng có kết quả nào từ nó. Và đây là việc chán lâu dài, một thứ buồn tẻ. Đó là lí do tại sao các sư và các thầy giáo những người chống dục lại hấp dẫn bạn: họ đang nói về cái gì đó bạn có thể hiểu được.
Nhưng bạn đã không biết tới dục không chủ động - chiều sinh học sâu nhất. Bạn đã không chạm tới nó, và bạn bao giờ cũng quay lại từ giới hạn vì giới hạn đó tạo ra sợ. Bên ngoài giới hạn đó bản ngã của bạn sẽ không hiện hữu; bên ngoài giới hạn đó bạn sẽ không hiện hữu. Năng lượng dục sẽ bắt giữ bạn, nó sẽ sở hữu bạn. Thế thì bạn sẽ làm cái gì đó mà bạn không thể kiểm soát được.
Chừng nào bạn chưa thể chuyển vào hiện tượng không được kiểm soát này, bạn không thể đạt tới cực thích được. và một khi bạn biết sinh lực không kiểm soát này, bạn không còn trong nó. Bạn đã trở thành chỉ là con sóng trong đại dương lớn, và mọi thứ chỉ xảy ra. Bạn không ép buộc chúng xảy ra.
Thực sự, bạn không chủ động - bạn đã trở thành thụ động. Lúc ban đầu bạn chủ động, và thế rồi một khoảnh khắc tới khi bạn trở thành thụ động. Và khi bạn trở thành thụ dộng, chỉ thế thì cực thích xảy ra. Nếu bạn đã biết nó thế thì bạn có thể hiểu nhiều điều. Thế thì bạn có thể hiểu buông xuôi tôn giáo nữa. Thế thì bạn có thể hiểu buông xuôi của đệ tử với thầy. Thế thì bạn có thể hiểu việc buông xuôi của ai đó với bản thân sự tồn tại. Nhưng nếu bạn không biết bất kì buông xuôi nào, thì thậm chí khó mà quan niệm được về nó ngụ ý gì.
Cho nên điều đó là đúng: dục có quan hệ sâu sắc với buông xuôi. Nếu bạn đã biết dục sâu, bạn sẽ có năng lực buông xuôi nhiều hơn, vì bạn đã biết vui thú sâu đi sau buông xuôi, bạn đã biết phúc lạc tới như cái bóng của buông xuôi. Thế thì bạn có thể tin cậy.
Dục là buông xuôi theo sinh học. Samadhi - ý thức càn khôn - là buông xuôi theo sự tồn tại. Qua dục bạn chạm tới sống. Qua samadhi, cực lạc, bạn chạm tới sự tồn tại, bạn thậm chí chuyển vào sâu hơn sống; sự tồn tại cơ bản được chạm tới. Qua dục bạn chuyển từ bản thân bạn sang người khác; trong samadhi bạn chuyển từ bản thân bạn sang cái toàn thể, sang càn khôn.
Mật Tông là, nếu bạn cho phép tôi, “dục càn khôn"! Nó là rơi vào yêu với toàn thể càn khôn, nó là buông xuôi hướng tới toàn thể càn khôn. Và bạn phải thụ động. Tới một giới hạn nào đó bạn phải chủ động, nhưng bên ngoài giới hạn đó bạn không được cần tới; thế thì bạn là cản trở. Thế thì bỏ nó cho sinh lực, bỏ nó cho sự tồn tại.
Điều thứ hai: nếu bạn liên tục nghĩ về buông xuôi như là phủ định và thụ động, không cái gì sai trong nó. Nó là thụ động và phủ định đấy, nhưng tính phủ định và tính thụ động không phải là cái gì đó kết án được. Trong tâm trí chúng ta, khoảnh khắc chúng ta nghe thấy từ `phủ định' kết án nào đó bước vào, khoảnh khắc chúng ta nghe thấy `thụ động' kết án nào đó bước vào - vì với bản ngã cả hai điều này đều là chết.
Không cái gì sai trong việc là thụ động. Tính thụ động là cách để ở trong tiếp xúc sâu với vũ trụ. Và bạn không thể chủ động cùng nó - đó là khác biệt giữa tôn giáo và khoa học. Khoa học là chủ động với vũ trụ, tôn giáo là thụ động với vũ trụ. Khoa học giống như tâm trí nam tính - chủ động, bạo hành, áp đặt; tôn giáo là tâm trí nữ tính - mở, thụ động, cảm nhận. Tính cảm nhận bao giờ cũng thụ động. Và chân lí không để được tạo ra, nó là để được đón nhận.
Bạn sẽ không tạo ra chân lí. Chân lí đã có đó rồi! Bạn phải đón nhận nó. Bạn phải trở thành người chủ và thế thì chân lí sẽ trở thành khách của bạn. Và người chủ phải có tính thụ động. Bạn phải giống như bụng mẹ để đón nhận nó, nhưng tâm trí của bạn được huấn luyện về hoạt động - là chủ động, làm cái gì đó - và đây là cõi nơi bất kì cái gì bạn làm sẽ trở thành cản trở. Đừng làm - chỉ hiện hữu! Đây là điều tính thụ động nghĩa là gì: không làm bất kì cái gì. Chỉ hiện hữu, và cho phép cái đã có đó xảy ra cho bạn. Bạn không được cần một cách sáng tạo, một cách chủ động, để làm cái gì đó. Bạn được cần chỉ để đón nhận. Thụ động đi; đừng can thiệp. Không cái gì sai với tính thụ động.
Thơ ca xảy ra khi bạn thụ động. Ngay cả những khám phá khoa học vĩ đại nhất cũng đã xảy ra trong tính thụ động. Nhưng thái độ của khoa học là chủ động. Ngay cả những điều lớn lao nhất trong khoa học cũng chỉ xảy ra khi nhà khoa học là thụ động, chỉ chờ đợi, không làm gì cả. Và tôn giáo về căn bản là thụ động.
Phật làm gì khi ông ấy đang thiền? Ngôn ngữ của chúng ta, thuật ngữ của chúng ta, cho ấn tượng sai. Khi chúng ta nói Phật đang thiền, điều đó dường như là, vì thuật ngữ này được dùng, ông ấy đang làm cái gì đó. Nhưng thiền ngụ ý không làm. Nếu bạn đang làm cái gì đó, không cái gì sẽ xảy ra.
Nhưng mọi việc làm chỉ giống như dục: lúc ban đầu bạn phải chủ động; thế rồi một khoảnh khắc tới khi tính chủ động dừng lại và bạn phải thụ động. Khi tôi nói "Phật đang thiền," tôi ngụ ý Phật không còn nữa. Ông ấy không làm bất kì cái gì, ông ấy chỉ thụ động - người chỉ chờ đợi, chỉ chờ đợi. Và khi bạn chờ đợi cái không biết, bạn thậm chí không thể mong đợi bất kì cái gì. Bạn không thực sự biết cái gì sẽ xảy ra, vì nếu bạn biết thế thì việc chờ đợi trở thành không thuần khiết ham muốn đã đi vào. Bạn không biết bất kì cái gì!
Mọi điều bạn đã biết đều đã dừng lại, mọi cái biết đã rơi rụng đi. Tâm trí không vận hành, nó đơn giản chờ đợi, và thế thì mọi thứ xảy ra cho bạn. Toàn thể vũ trụ rơi vào trong bạn; toàn thể vũ trụ đi vào trong bạn từ mọi phía. Mọi rào chắn bị rút bỏ. Bạn không giữ lại bản thân bạn.
Không cái gì sai với tính thụ động. Thay vì thế, tính chủ động của bạn là vấn đề. Nhưng chúng ta được huấn luyện về tính chủ động vì chúng ta được huấn luyện về bạo hành, vật lộn, xung đột. Và cũng là tốt khi nó diễn ra, vì trong thế giới bạn không thể thụ động được. Trong thế giới bạn phải chủ động, tranh đấu, áp đặt cách thức của bạn. Nhưng cái giúp ích thế trong thế giới lại không giúp ích khi bạn chuyển hướng tới sự tồn tại sâu hơn. Thế thì bạn phải đảo ngược lại các bước của bạn. Là chủ động nếu bạn đi trong chính trị, trong xã hội, vì giầu có hay vì quyền lực. Là thụ động nếu bạn đi trong Thượng đế, trong tôn giáo, trong thiền. Tính thụ động là con đường ở đó.
Và không cái gì là sai về sự phủ định nữa - không cái gì là sai! `Phủ định' chỉ có nghĩa rằng cái gì đó phải bị bỏ đi. Chẳng hạn, nếu tôi muốn tạo ra không gian trong phòng này, tôi sẽ phải làm gì? Quá trình tạo ra không gian này là gì? Tôi sẽ làm gì? Tôi có thể đem không gian từ bên ngoài và rót đầy căn phòng này không? Tôi không thể đem không gian từ bên ngoài vào được. Không gian đã ở đây rồi - đó là lí do tại sao nó là căn phòng - nhưng nó bị lấp đầy bởi người hay đồ đạc hay đồ vật, cho nên tôi lấy các đồ vật và người ra khỏi nó. Thế thì không gian được phát hiện ra, không được mang vào. Nó đã có ở đây, nhưng bị lấp đầy. Cho nên tôi làm quá trình phủ định: tôi làm trống rỗng nó.
Tính phủ định ngụ ý làm trống rỗng bản thân bạn, không làm cái gì đó khẳng định, vì cái bạn đang cố khám phá đã ở đó. Chỉ ném đồ đạc ra. Ý nghĩ là đồ đạc trong tâm trí. Chỉ ném chúng ra và tâm trí trở thành không gian, và khi tâm trí là không gian nó trở thành linh hồn của bạn - atman của bạn. Nhưng khi nó được lấp đầy bằng ý nghĩ, ham muốn, nó là tâm trí; thiếu vắng, trống rỗng, nó không phải là tâm trí. Phủ định là quá trình bỏ dần. Bỏ mọi thứ...
Cho nên đừng sợ các từ `phủ định' và `thụ động'. Nếu bạn sợ, bạn không bao giờ có thể buông xuôi. Buông xuôi là thụ động và phủ định. Nó không phải là cái gì đó bạn làm; thay vì thế, bạn bỏ việc làm của bạn, bạn bỏ chính khái niệm rằng bạn có thể làm. Bạn không thể làm - đây là cảm giác cơ bản. Chỉ thế thì mới có buông xuôi. Nó là phủ định vì bạn đang di chuyển vào trong cái không biết, cái đã biết bị bỏ lại.
Khi bạn buông xuôi theo thầy, đó là một trong những phép màu, vì bạn không biết cái gì sẽ xảy ra và người này sẽ làm gì với bạn. Và bạn không bao giờ có thể chắc chắn liệu người đó là thực hay không. Bạn không thể biết được bạn đang buông xuôi theo ai và người đó sẽ dẫn bạn tới đâu. Bạn sẽ cố làm cho chắc chắn, nhưng chính nỗ lực này có nghĩa là bạn không sẵn sàng cho buông xuôi.
Nếu bạn tuyệt đối chắc chắn trước khi bạn buông xuôi rằng người này sẽ dẫn bạn tới đâu đó - tới thiên đường - và thế rồi bạn buông xuôi, đó không phải là buông xuôi chút nào. Bạn đã không buông xuôi. Buông xuôi bao giờ cũng theo cái không biết. Khi mọi thứ đều được biết, không có buông xuôi. Bạn đã kiểm lại rằng điều này sẽ xảy ra, và rằng hai cộng hai sẽ thành bốn, thế thì không có buông xuôi. Bạn không thể nói "Tôi buông xuôi" vì bốn đã được làm thành chắc chắn.
Trong không chắc chắn, trong bất an ninh, là buông xuôi. Cho nên dễ dàng buông xuôi theo Thượng đế vì thực tại, không có người nào mà bạn đang buông xuôi theo và bạn vẫn còn là người chủ. Khó buông xuôi theo một thầy sống vì thế thì bạn không còn là người chủ. Với Thượng đế bạn có thể tiếp tục việc lừa dối, vì không người nào sẽ hỏi bạn...
Tôi đã đọc một giai thoại Do Thái. Một ông già đang cầu nguyện Thượng đế, và ông ấy nói, "Hàng xóm ‘A’ của con rất nghèo, và năm ngoài con đã cầu nguyện ngài nhưng ngài đã không làm gì cho ông ấy. Hàng xóm ‘B’ khác của con bị què, và con đã cầu nguyện năm ngoái nữa, nhưng ngài đã chẳng làm gì cả." Vân vân và vân vân, ông ấy tiếp tục. Ông ấy nói về mọi hàng xóm, và thế rồi đến cuối ông ấy nói, "Bây giờ con sẽ cầu nguyện lần nữa năm nay. Nếu ngài tha thứ cho con, con cũng có thể tha thứ cho ngài."
Nhưng ông ấy nói một mình. Mọi việc nói với điều thiêng liêng đều là độc thoại; người kia không có đó. Cho nên điều đó là tuỳ bạn; bạn đang làm gì là tuỳ ở bạn, và bạn vẫn còn là người chủ. Đó là lí do tại sao có nhiều nhấn mạnh thế trong Mật Tông để buông xuôi theo thầy sống, vì thế thì bản ngã của bạn sẽ bị đập tan tành. Và việc đập tan đó là cơ sở. Việc đập tan đó là cơ sở, và chỉ thế thì cái gì đó mới có thể nảy sinh ra từ nó.
Nhưng đừng hỏi tôi bạn có thể làm gì để buông xuôi. Bạn không thể làm được bất kì cái gì. Hay, bạn chỉ có thể làm một điều: nhận biết về điều bạn có thể làm bằng việc làm, bạn đã thu được gì bởi việc làm - nhận biết đi! Bạn đã thu được nhiều thứ: bạn đã thu được nhiểu khổ, phiền não, ác mộng. Bạn đã thu được! Đó là điều bạn đã thu được qua nỗ lực riêng của bạn, đây là điều bản ngã có thể thu được. Nhận biết về nó đi - về khổ mà bạn đã tạo ra - một cách khẳng định, một cách chủ động, không buông xuôi. Bất kì cái gì bạn đã làm cho cuộc sống của bạn, nhận biết về nó. Chính nhận biết đó sẽ giúp bạn một ngày nào đó vứt tất cả nó đi và buông xuôi. Và nhớ rằng bạn sẽ được biến đổi không phải bởi buông xuôi theo một thầy đặc biệt, mà bởi bản thân việc buông xuôi.
Cho nên thầy là không liên quan; thầy không phải là vấn đề. Mọi người liên tục tới tôi và họ nói, "Tôi muốn buông xuôi, nhưng với ai?" Điều đó không phải là vấn đề, bạn đang bỏ lỡ vấn đề. Vấn đề không phải là với ai. Chỉ việc buông xuôi mới giúp đỡ, không phải người mà bạn đã buông xuôi theo. Người đó có thể không ở đó hay người đó có thể không là đích thực hay người đó có thể không là người chứng ngộ. Người đó có thể chỉ là kẻ lừa đảo; điều đó không phải là vấn đề. Nó là không liên quan! Bạn đã buông xuôi - điều đó giúp ích vì bây giờ bạn mong manh, mở. Bạn đã trở thành nữ tính. Bản ngã nam tính bị mất, và bạn đã trở thành bụng mẹ nữ tính.
Người bạn đã buông xuôi theo có thể là hư huyễn hay người đó có thể không hiện hữu. Điều đó không phải là vấn đề! Bạn đã buông xuôi; bây giờ cái gì đó có thể xảy ra cho bạn. Và nhiều lần chuyện đã xảy ra là ngay cả với thầy giả đệ tử đã trở nên được chứng ngộ. Bạn có thể ngạc nhiên, ngay cả với thầy giả các đệ tử đã trở nên chứng ngộ!
Chuyện kể về Milarepa rằng ông ấy đã đi tới một thầy và ông ấy đã buông xuôi. Milarepa là người rất trung thực, rất tin cậy, cho nên khi thầy nói, "Ông sẽ phải buông xuôi theo ta, chỉ thế thì ta mới có thể giúp được," ông ấy nói, "Được, tôi buông xuôi." Nhưng nhiều người ghen tị. Những người đi theo cũ của thầy đó đã ghen tị với Milarepa vì Milarepa là kiểu người khác thế. Ông ấy chính là một lực từ. Họ trở nên sợ rằng nếu người này còn ở lại đó ông ấy chắc sẽ trở thành đại đệ tử, thầy tiếp. Cho nên họ nói với thầy của họ, "Người này dường như là giả, cho nên đầu tiên kiểm tra xem liệu buông xuôi của ông ta có là thực không."
Thầy nói, "Chúng ta nên kiểm tra ông ta thế nào?" Họ nói, "Bảo ông ta nhảy từ núi này" - họ đang ngồi trên núi. Thế là thầy nói, "Milarepa, nếu ông đã thực sự buông xuôi, nhảy khỏi núi này đi." Thế là ông ấy không đợi ngay cả để nói có, ông ấy nhảy luôn. Các đệ tử nghĩ ông ấy chắc chết; thế rồi họ đi xuống. Họ phải mất nhiều giờ mới đi xuống thung lũng. Ông ấy đang ngồi dưới cây thiền, và ông ấy hạnh phúc - hạnh phúc như ông ấy chưa bao giờ vậy.
Thế là họ tụ tập lại, và các đệ tử nghĩ rằng điều đó chắc phải là trùng hợp ngẫu nhiên. Thầy cũng ngạc nhiên... làm sao điều này có thể xảy ra được? Thế là ông ấy hỏi riêng tư với Milarepa, "Ông đã làm gì? Làm sao điều đó đã xảy ra?" Ông ấy nói, "Khi tôi buông xuôi, không có vấn đề về việc làm của tôi. Thầy đã làm cái gì đó."
Thầy biết rõ rằng mình đã không làm cái gì, cho nên ông ta thử lần nữa. Một ngôi nhà bốc cháy, thế là ông ta bảo Milarepa đi và ngồi ở đó và chỉ bước ra khi cả ngôi nhà đã trở thành tro. Milarepa đi vào. Ông ấy ở đó trong nhiều giờ, thế rồi ngôi nhà chỉ còn là tro. Khi họ tới đó ông ấy bị vùi trong tro - nhưng vẫn sống và phúc lạc như bao giờ. Milarepa chạm chân thầy và nói, "Thầy đang làm phép màu."
Thế là thầy nói, "Khó mà nghĩ được rằng điều đó lại là trùng hợp ngẫu nhiên." Nhưng những người đi theo nói, "Điều này không là gì ngoài trùng hợp ngẫu nhiên. Thử nữa đi. Ít nhất cần ba lần thử."
Họ đi qua một làng và thầy nói, "Milarepa, thuyền còn chưa tới và người chèo thuyền đã không giữ lời hứa, cho nên ông đi đi - bước trên nước, đi sang bờ bên kia và bảo người chở đò tới." Milarepa bước đi, và thế rồi thầy thực sự nghĩ đó là phép màu. Ông ấy đã bước đi và sang bờ bên kia và mang chiếc thuyền về.
Thầy nói, "Milarepa, ông làm điều đó thế nào?" Ông ấy nói, "Tôi chỉ niệm tên thầy và đi tiếp. Chính tên thầy, thưa thày, điều đó giúp tôi."
Thế là thầy nghĩ, "Nếu tên mình giúp được nhiều thế..." Ông ta thử bước lên nước nữa, nhưng ông ta chết chìm - và không ai đã bao giờ nghe nói về ông ta lần nữa.
Làm sao điều đó đã xảy ra? Buông xuôi là điều đó - không phải thầy, không phải điều mà bạn buông xuôi theo. Tượng, đền, cây, đá - bất kì cái gì cũng được. Nếu bạn buông xuôi, bạn trở thành mong manh với sự tồn tại. Thế thì toàn thể sự tồn tại ôm bạn vào trong cánh tay của nó.
Chuyện này có thể chỉ là ngụ ngôn, nhưng nghĩa là ở chỗ khi bạn buông xuôi, toàn thể sự tồn tại ủng hộ bạn. Lửa, núi, sông, thung lũng - không cái gì chống lại bạn vì bạn không chống lại bất kì cái gì. Sự thù địch bị mất.
Nếu bạn ngã từ trên núi và xương bạn bị gẫy, nó là xương của bản ngã của bạn. Bạn đã chống lại; bạn đã không cho phép thung lũng giúp bạn. Bạn đã giúp cho bản thân bạn. Bạn đã nghĩ bản thân bạn khôn hơn sự tồn tại. Buông xuôi ngụ ý bạn đi tới nhận ra rằng bất kì cái gì bạn làm đều sẽ là ngu, ngốc. Và bạn đã làn nhiều điều ngu ngốc trong nhiều kiếp.
Bỏ nó cho bản thân sự tồn tại đi. Bạn không thể làm được bất kì cái gì đâu! Bạn phải nhận ra rằng bạn bất lực.
Việc nhận ra rằng "Mình bất lực" giúp cho việc buông xuôi xảy ra.
0 Đánh giá