Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 Chương 36. Từ maya (ảo vọng) tới thực tại

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 Chương 36. Từ maya (ảo vọng) tới thực tại

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 2 - Osho
Sách về các Bí mật: Bình luận mới
Chương 36. Từ maya (ảo vọng) tới thực tại


Câu hỏi thứ nhất:
"Theo cách nào mà việc thực hành tự nhớ làm biến đổi tâm trí con người?"
Con người không được định tâm trong bản thân mình. Con người được sinh ra đã định tâm, nhưng xã hội, gia đình, giáo dục, văn hoá, họ đẩy người đó ra lệch tâm, và họ để người đó lệch tâm theo cách rất tinh ranh, dù cố ý hay không cố ý. Cho nên mọi người đều trở thành “lệch tâm” theo nghĩa nào đó - xa khỏi trung tâm. Có các lí do, lí do sống còn cho điều đó.
Khi đứa trẻ được sinh ra nó phải bị buộc vào kỉ luật nào đó. Nó không thể được phép tự do. Nếu nó được phép tự do toàn bộ, nó sẽ vẫn còn với trung tâm - tự phát, sống với bản thân nó, sống bản thân nó. Nó sẽ là nguyên bản như nó vậy. Nó sẽ đích thực, và thế thì sẽ không có nhu cầu thực hành bất kì việc tự nhớ nào. Sẽ không có nhu cầu thực hành bất kì thiền nào vì người đó sẽ không bao giờ đi lệch tâm. Người đó sẽ vẫn còn với bản thân mình - được định tâm, được bắt rễ, được tiếp đất trong con người riêng của người đó. Nhưng điều này còn chưa là có thể được. Thiền do đó là thuốc. Xã hội tạo ra bệnh, và thế rồi bệnh phải được điều trị.
Tôn giáo là thuốc. Nếu thực sự xã hội con người dựa trên tự do có thể được tiến hoá, sẽ không có nhu cầu về tôn giáo. Vì chúng ta ốm nên thuốc được cần tới, và vì chúng ta lệch tâm, các phương pháp định tâm được cần tới. Nếu một ngày nào đó trên trái đất có thể tạo ra một xã hội lành mạnh, lành mạnh theo nghĩa bên trong, sẽ không có tôn giáo. Nhưng dường như khó tạo ra xã hội như vậy.
Đứa trẻ phải được tạo cho kỉ luật. Bạn làm gì khi bạn tạo kỉ luật cho đứa trẻ? Bạn áp đặt cái gì đó mà không tự nhiên cho nó. Bạn đòi hòi và yêu cầu cái gì đó mà nó sẽ không bao giờ làm một cách tự phát. Bạn sẽ phạt nó, bạn sẽ khen nó, bạn sẽ hối lộ nó, bạn sẽ làm mọi thứ để làm nó thành có tính xã hội - để đem nó đi xa khỏi con người tự nhiên của nó. Bạn sẽ tạo ra một trung tâm mới trong tâm trí nó, cái không bao giờ có đó, và trung tâm này sẽ phát triển và trung tâm tự nhiên sẽ đi vào trong quên lãng, trong vô thức.
Trung tâm tự nhiên của bạn đã di chuyển vào trong vô thức, trong bóng tối, và trung tâm phi tự nhiên của bạn đã trở thành ý thức của bạn. Thực sự không có phân chia giữa vô thức và ý thức; việc phân chia được tạo ra. Bạn là một tâm thức. Phân chia này tới vì trung tâm riêng của bạn đã bị buộc đi vào góc tối nào đó. Ngay cả bạn cũng không trong tiếp xúc với nó; bạn không được phép ở trong tiếp xúc với nó. Bản thân bạn đã trở thành vô thức tới mức bạn có một trung tâm. Bạn sống điều mà xã hội, văn hoá, gia đình đã dạy bạn sống.
Bạn sống cuộc sống giả. Với cuộc sống giả này một trung tâm giả được cần tới. Trung tâm đó là bản ngã của bạn, tâm trí ý thức của bạn. Đó là lí do tại sao, không thành vấn đề bạn làm gì, bạn sẽ không bao giờ phúc lạc - vì chỉ trung tâm thực mới có thể xảy ra, chỉ trung tâm thực mới có thể bùng nổ, mới có thể đi tới cực đỉnh, tới tối ưu, tới khả năng của phúc lạc. Trung tâm giả là trò chơi cái bóng. Bạn có thể chơi với nó, bạn có thể hi vọng nó, nhưng chung cuộc chẳng cái gì ngoài thất vọng bước ra từ nó. Với lo âu giả điều đó nhất định là như vậy.
Theo một cách nào đó mọi thứ đang ép buộc bạn không là bản thân bạn, và điều này không thể bị thay đổi chỉ bằng việc nói rằng điều này là sai, vì xã hội có nhu cầu riêng của nó. Đứa trẻ, khi được sinh ra, giống như con vật - tự phát, được định tâm, được tiếp đấy, nhưng độc lập thế. Nó không thể trở thành một phần của tổ chức. Nó đang gây rối. Nó phải bị ép buộc, bị trau dồi và thay đổi. Trong việc trau dồi này nó phải bị đẩy lệch tâm.
Chúng ta sống ở ngoại vi và chúng ta chỉ sống tới mức độ mà xã hội cho phép chúng ta. Tự do của chúng ta là giả vì qui tắc của trò chơi, của trò chơi xã hội, bị cố định sâu tới mức bạn có thể cảm thấy rằng bạn đang chọn cái này và cái nọ, nhưng bạn không chọn đâu. Chọn lựa tới từ tâm trí được trau dồi của bạn, và điều này liên tục diễn ra theo cách máy móc.
Tôi nhớ tới một người đã lấy tám người đàn bà trong đời anh ta. Anh ta lấy một người đàn bà, thế rồi li dị cô ấy, thế rồi lấy người khác - rất thận trọng, rất cẩn thận, rất cẩn thận, để không rơi vào cái bẫy cũ lần nữa. Anh ta đã tính toán theo đủ mọi cách, và anh ta tưởng rằng người đàn bà mới này sẽ là khác toàn bộ với người đàn bà thứ nhất. Nhưng trong vòng vài ngày, với tuần trăng mật còn thậm chí chưa qua hết, người đàn bà mới bắt đầu chứng tỏ bản thân cô ấy là hệt cùng kiểu như người cũ, người thứ nhất. Trong vòng sáu tháng hôn nhân đã lại tan vỡ. Anh ta lấy người đàn bà thứ ba và bây giờ anh ta vẫn còn thận trọng hơn, nhưng lần nữa cùng sự việc đã xảy ra.
Anh ta lấy tám người đàn bà, và mọi lúc người đàn bà đều biến thành cùng kiểu như người cũ. Cái gì đã xảy ra? Và anh ta đã chọn rất thận trọng bây giờ, rất cẩn thận. Cái gì đã xảy ra? Người chọn là vô ý thức. Anh ta đã không thể thay đổi được người chọn, và người chọn bao giờ cũng là cùng một người cho nên việc chọn đã diễn ra là cùng một kiểu. Và người chọn đã làm việc một cách vô ý thức.
Bạn liên tục làm điều này và điều nọ, và bạn liên tục thay đổi những thứ bên ngoài, nhưng bạn vẫn còn như cũ. Bạn vẫn còn lệch tâm. Bất kì cái gì bạn làm, dù nó có vẻ khác thế nào, nó chung cuộc chứng tỏ là cùng một điều. Kết quả bao giờ cũng là cùng một thứ; hậu quả bao giờ cũng là cùng một thứ; hệ quả bao giờ cũng là cùng một thứ.
Bất kì khi nào bạn cảm thấy bạn đang chọn lựa và bạn là tự do, thế nữa bạn không tự do và bạn không chọn lựa. Việc chọn cũng là điều máy móc. Các nhà khoa học nói, đặc biệt các nhà sinh học, rằng tâm trí trở nên bị hằn dấu vết, và điều đó xảy ra rất dễ dàng. Hai hay ba năm đầu tiên là những năm dành cho việc in dấu, và mọi thứ trở thành bị cố định trong tâm trí. Thế rồi bạn liên tục làm cùng điều; bạn liên tục lặp lại theo cách máy móc. Bạn đang chuyển trong vòng tròn luẩn quẩn.
Đứa trẻ bị buộc phải lệch tâm. Nó phải bị khép vào kỉ luật; nó phải học vâng lời. Đó là lí do tại sao chúng ta cho vâng lời có giá trị nhiều thế. Và vâng lời phá huỷ mọi người, vì vâng lời nghĩa là bây giờ bạn không là trung tâm: người khác là trung tâm; bạn chỉ đi theo người đó.
Giáo dục là cần thiết để sống còn, nhưng chúng ta làm sự cần thiết sống còn này thành cái cớ cho phục tùng. Chúng ta buộc mọi người phải vâng lời. Điều đó nghĩa là gì? Vâng theo ai? Bao giờ cũng là người nào đó khác - bố, mẹ, ai đó khác có đó, và bạn phải vâng lời người đó. Tại sao có nhiều nhấn mạnh thế vào vâng lời? Vì bố bạn đã bị buộc phải vâng lời khi ông ấy còn là đứa trẻ; mẹ bạn đã bị buộc phải vâng lời khi bà ấy còn là đứa trẻ. Họ bị ép buộc phải lệch tâm; bây giờ họ đang làm cùng điều đó. Họ đang làm cùng điều đó với con cái họ, và những đứa trẻ này cũng sẽ làm cùng điều đó. Đây là cách cái vòng luẩn quẩn này chuyển động mãi.
Tự do bị giết chết, và với tự do bạn đánh mất trung tâm của bạn. Không phải là trung tâm này bị phá huỷ đâu; nó không thể bị phá huỷ trong khi bạn đang sống động. Chắc sẽ là tốt nếu nó đã bị phá huỷ; bạn chắc sẽ thoải mái hơn với bản thân bạn. Nếu bạn mà là giả toàn bộ và không có trung tâm thực ẩn bên trong bạn, bạn chắc đã thoải mái. Chắc đã không có xung đột, không lo âu, không vật lộn.
Xung đột tới trong sự tồn tại vì cái thực vẫn còn đó. Nó vẫn còn trong trung tâm, và chỉ trên ngoại vi trung tâm không thực mới được tạo ra. Giữa hai trung tâm này cuộc vật lộn thường xuyên, lo âu thường xuyên, căng thẳng được tạo ra. Điều này phải được biến đổi, và chỉ có duy nhất một cách: cái giả phải biến mất và cái thực phải được trao cho chỗ của nó. Bạn phải được tiếp đất lại trong trung tâm của bạn, trong con người của bạn; bằng không bạn sẽ trong phiền não.
Cái giả có thể biến mất. Cái thực không thể biến mất chừng nào bạn chưa chết. Trong khi bạn sống động cái thực sẽ có có. Xã hội có thể làm chỉ một điều: nó có thể đẩy cái thực sâu xuống và nó có thể tạo ra rào chắn để cho ngay cả bạn cũng trở thành vô thức về nó. Bạn có thể nhớ được bất kì khoảnh khắc nào trong đời bạn khi bạn đã tự phát, khi bạn chỉ sống trong khoảnh khắc - khi bạn đã sống cho bản thân bạn và bạn đã không đi theo người nào đó khác không?
Tôi đã đọc một hồi kí của một nhà thơ. Bố ông ấy đã chết, và xác chết được đặt trong quan tài. Nhà thơ này, người con, đã than khóc và thế rồi đột nhiên nó hôn lên trán xác chết của bố nó và nói, "Đó, giờ bố chết rồi, con có thể làm điều này. Con bao giờ cũng muốn hôn lên trán bố, nhưng trong khi bố còn sống điều đó là không thể được. Con đã sợ bố thế."
Bạn có thể hôn chỉ người bố chết - và cho dù người bố sống cho phép bạn hôn, cái hôn đó sẽ là giả; nó không thể là tự phát. Một cậu bé thậm chí không thể hôn mẹ nó một cách tự phát vì bao giờ nỗi sợ về dục cũng có đó; thân thể phải không tới quá gần trong tiếp xúc, ngay cả với người mẹ. Mọi thứ trở thành giả. Có nỗi sợ và điều lừa dối - không tự do, không tự phát, và trung tâm thực có thể vận hành chỉ khi bạn là tự phát và tự do.
Bây giờ bạn sẽ có khả năng hiểu thái độ của tôi là gì hướng tới câu hỏi này: "Theo cách nào mà việc thực hành tự nhớ làm biến đổi tâm trí con người?" Nó sẽ tái tiếp đất bạn; nó sẽ lại cho bạn rễ trong trung tâm riêng của bạn. Bằng việc tự nhớ, bạn đang quên đi mọi thứ khác hơn bản thân bạn: xã hội, thế giới điên quanh bạn, gia đình, mối quan hệ, mọi thứ, bạn đang quên đi. Bạn đơn giản nhớ rằng bạn hiện hữu.
Việc nhớ lại này không được xã hội trao cho bạn. Việc tự nhớ này sẽ tách bạn khỏi mọi cái là ngoại vi. Và nếu bạn có thể nhớ được, bạn sẽ rơi lại vào con người riêng của bạn, vào trung tâm riêng của bạn. Bản ngã sẽ có đó chỉ trên ngoại vi, nhưng bạn sẽ có khả năng thấy nó bây giờ. Như bất kì vật nào khác, bạn sẽ có khả năng quan sát nó. Và một khi bạn trở nên có khả năng quan sát bản ngã của bạn, trung tâm giả của bạn, bạn sẽ không bao giờ là giả nữa.
Bạn có thể cần trung tâm giả của bạn vì bạn phải sống trong một xã hội là giả. Bạn sẽ có khả năng dùng nó bây giờ, nhưng bạn sẽ không bao giờ bị đồng nhất với nó. Nó sẽ là công cụ bây giờ. Bạn sẽ sống trên trung tâm của bạn, trong trung tâm của bạn. Bạn sẽ có khả năng dùng cái giả như sự thuận tiện xã hội, như một tục lệ, nhưng bạn sẽ không bị đồng nhất với nó. Bây giờ bạn biết bạn có thể tự phát, tự do. Tự nhớ biến đổi bạn vì nó cho bạn cơ hội để là bản thân bạn lần nữa - và là bản thân mình là điều tối thượng và là bản thân mình là điều tuyệt đối.
Đỉnh của mọi khả năng, của mọi tiềm năng, là điều thiêng liêng - hay bất kì cái gì bạn muốn gọi nó. Thượng đế không ở đâu đó trong quá khứ; ngài là tương lai của bạn. Bạn đã nghe điều được nó lặp đi lặp lại rằng Thượng đế là cha. Một cách nhiều ý nghĩa hơn, ngài sẽ là con trai của bạn, không phải là cha, vì ngài sẽ tiến hoá ra từ bạn. Cho nên tôi nói, "Thượng đế con," vì cha là trong quá khứ và con là trong tương lai.
Bạn có thể trở thành điều thiêng liêng, Thượng đế có thể được sinh ra từ bạn; nếu bạn là bản thân bạn một cách đích thực, bạn đã lấy bước đi cơ bản. Bạn đang đi tới tính thiêng liêng, hướng tới tự do toàn bộ. Là nô lệ bạn không thể chuyển tới đó được. Là nô lệ, là người giả, không có con đường nào dẫn tới điều thiêng liêng, tới khả năng tối thượng, việc nở hoa tối thượng của con người bạn. Đầu tiên bạn phải được định tâm trong bản thân bạn. Việc tự nhớ giúp đỡ và chỉ việc tự nhớ giúp đỡ; không cái gì khác có thể biến đổi được bạn. Với trung tâm giả không có trưởng thành - chỉ tích luỹ - và nhớ sự phân biệt giữa tích luỹ và trưởng thành. Với trung tâm giả bạn có thể tích luỹ: bạn có thể tích luỹ của cải, bạn có thể tích luỹ tri thức, bạn có thể tích luỹ bất kì cái gì, không có bất kì trưởng thành nào. Trưởng thành xảy ra chỉ với trung tâm thực. Trưởng thành không phải là tích luỹ; bạn không bị nặng gánh bởi trưởng thành. Tích luỹ là gánh nặng.
Bạn có thể biết nhiều thứ mà không biết cái gì. Bạn có thể biết nhiều về yêu mà không biết yêu. Thế thì nó là tích luỹ. Nếu bạn biết yêu, thế thì nó là trưởng thành. Bạn có thể biết nhiều về yêu với trung tâm giả; bạn có thể biết yêu chỉ với trung tâm thực. Trung tâm thực có thể chín chắn. Trung tâm giả chỉ có thể cứ ngày càng to ra mà không có bất kì trưởng thành nào, không có bất kì chín chắn nào. Cái giả chỉ là sự phát triển ung thư, tích luỹ, làm nặng bạn như bệnh tật.
Nhưng bạn có thể làm một điều: bạn có thể thay đổi hội tụ của bạn một cách toàn bộ. Từ cái giả, bạn có thể chuyển mắt bạn về cái thực. Đây là điều được ngụ ý bởi tự nhớ: bất kì cái gì bạn đang làm, nhớ tới bản thân bạn - rằng bạn hiện hữu. Không quên nó. Chính việc nhớ lại sẽ cho thực tại đích thực cho bất kì cái gì bạn đang làm. Nếu bạn đang yêu, đầu tiên nhớ rằng bạn hiện hữu; bằng không bạn sẽ yêu từ trung tâm giả. Và từ trung tâm giả bạn chỉ có thể giả vờ; bạn không thể yêu được. Nếu bạn cầu nguyện, đầu tiên nhớ rằng bạn hiện hữu; bằng không lời cầu nguyện sẽ chỉ là vô nghĩa, chỉ là lừa dối. Và bạn không lừa bất kì ai khác; bạn đang lừa bản thân bạn.
Đầu tiên nhớ rằng bạn hiện hữu, và việc nhớ này rằng "Tôi hiện hữu" phải trở thành cơ bản tới mức nó đi theo bạn như cái bóng. Thế thì ngay cả trong khi ngủ nó sẽ là trung tâm, và bạn sẽ nhớ. Nếu bạn có thể nhớ cả ngày, dần dần ngay cả trong mơ, ngay cả trong ngủ, và bạn sẽ biết rằng "Tôi hiện hữu."
Ngày bạn thậm chí có thể biết trong giấc ngủ của bạn rằng bạn hiện hữu, bạn được tiếp đất trong trung tâm của bạn. Bây giờ cái giả không còn nữa; nó không phải là gánh nặng cho bạn. Bạn có thể dùng nó bây giờ, nó là công cụ. Bạn không là nô lệ cho nó, bạn đã trở thành người chủ.
Krishna nói trong Gita rằng trong khi mọi người đang ngủ, người yogi không ngủ: người đó thức. Điều đó không có nghĩa rằng người yogi sống mà không ngủ, vì ngủ là sự cần thiết sinh học, thân thể. Điều được ngụ ý là ở chỗ ông ấy nhớ ngay cả trong giấc ngủ của ông ấy rằng ông ấy hiện hữu - rằng "Tôi hiện hữu." Ngủ chỉ trên ngoại vi. Trong trung tâm việc nhớ lại có đó.
Người yogi nhớ ngay cả trong khi người đó ngủ, và bạn không nhớ tới bản thân bạn trong khi bạn thậm chí thức. Bạn bước đi trên phố, nhưng bạn không nhớ rằng bạn hiện hữu. Thử đi, và bạn sẽ cảm thấy thay đổi về phẩm chất. Thử nhớ rằng bạn hiện hữu. Đột nhiên sự nhẹ nhàng mới tới với bạn, sự nặng nề biến mất; bạn trở thành vô trọng lượng. Bạn được ném ra khỏi trung tâm giả vào trung tâm thật lần nữa, nhưng điều đó là khó và gian nan vì chúng ta bị mắc nhiều thế vào cái giả. Điều đó sẽ mất thời gian, nhưng không biến đổi nào là có thể mà không có tự nhớ trở thành vô nỗ lực cho bạn. Bạn đơn giản bắt đầu nhớ tới bản thân bạn; bằng không thì không biến đổi nào là có thể.
Câu hỏi thứ hai:
"Đêm qua thầy đã nói rằng người ta bao giờ cũng phải nhìn cuộc sống theo chiều khẳng định và người ta phải không cho nhấn mạnh vào chiều phủ định. Đây chẳng phải là chọn lựa sao? Và điều này chẳng phải chống lại việc đương đầu với thực tại toàn bộ - cái đang hiện hữu - đó sao?"
Nó là chọn lựa, nhưng người có tính phủ định không thể lấy được cú nhảy hướng tới vô chọn lựa. Nếu người đó có thể lấy cú nhảy, điều đó là tốt, nhưng nó là không thể được. Từ tính phủ định, không thể nào lấy cú nhảy tới vô chọn lựa được vì tâm trí phủ định ngụ ý rằng bạn chỉ có thể thấy cái xấu, bạn chỉ có thể thấy chết, bạn chỉ có thể thấy khổ. Bạn không thể thấy được bất kì yếu tố khẳng định nào trong cuộc sống. Và, nhớ, khó đánh mất khổ.
Khi tôi nói điều này, nó có thể rất kì lạ, nhưng khó mà lấy cú nhảy từ khổ; lấy cú nhảy từ sướng là dễ hơn. Khi bạn hạnh phúc dễ lấy cú nhảy hơn vì với hạnh phúc dũng cảm tới, với hạnh phúc khả năng của phúc lạc cao hơn mở ra, với hạnh phúc toàn thế giới có vẻ giống như gia đình. Với khổ thế giới giống như địa ngục, và không có hi vọng nào; mọi thứ chỉ là vô vọng. Thế thì bạn không thể lấy bất kì cú nhảy nào. Trong khổ người ta trở thành kẻ hèn, và người ta bám lấy khổ vì ít nhất khổ là được biết.
Bạn không thể phiêu lưu khi bạn bất hạnh. Phiêu lưu cần hạnh phúc tinh tế trong bạn. Thế thì bạn có thể rời bỏ cái đã biết. Bạn hạnh phúc tới mức bạn không sợ cái không biết. Và hạnh phúc đã trở thành hiện tượng sâu sắc với bạn tới mức bạn biết rằng bất kì khi nào bạn sẽ hiện hữu, bạn sẽ hạnh phúc. Với tâm trí khẳng định bạn biết không có địa ngục, và bất kì chỗ nào bạn ở, cõi trời sẽ hiện hữu. Bạn có thể đi vào trong cái không biết vì bây giờ bạn biết rằng cõi trời đi cùng bạn.
Bạn đã nghe nói rằng bạn đi vào cõi trời hay địa ngục. Điều này là vô nghĩa. Không ai vào cõi trời, không ai vào địa ngục. Bạn mang địa ngục và cõi trời riêng của bạn đi cùng bạn, và bất kì chỗ nào bạn vào, bạn vào cùng địa ngục hay cõi trời của bạn. Cõi trời và địa ngục không phải là các cánh cửa. Chúng là gánh nặng; bạn mang chúng đi cùng bạn.
Chỉ với cái tâm nhảy múa - hạnh phúc, phúc lạc, khẳng định - bạn mới có thể lấy cú nhảy vào trong chỗ chưa được thám hiểm. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng từ chiều phủ định bạn không thể là vô chọn lựa. Bạn bám lấy khổ của bạn. Nó được biết rồi. Bạn quen với nó, bạn có quan hệ với nó, và tốt hơn cả bạn vẫn còn với cái khổ đã biết còn hơn là với cái không biết. Ít nhất bạn đã trở nên quen với nó, và bạn biết cách thức của nó. Bạn đã tạo ra cơ chế phòng thủ nào đó, áo giáp quanh bạn để an toàn khỏi khổ này. Khổ không được biết sẽ tạo ra cơ chế phòng thủ mới. Ở cùng với khổ đã biết là tốt hơn ở cùng với khổ không biết.
Với hạnh phúc, chính điều đảo lại mới là hoàn cảnh. Với hạnh phúc, người ta muốn chuyển vào trong hạnh phúc không biết vì cái đã biết gây chán. Bạn không bao giờ bị chán với khổ đã biết; bạn tận hưởng nó. Nhìn vào những người nói về khổ của họ: họ thích thú nó, họ khuếch đại khổ của họ lên; họ có hạnh phúc tinh vi.
Với hạnh phúc bạn phát chán. Bạn có thể chuyển vào cái không biết. Cái không biết quyến rũ, và vô chọn lựa là cánh cửa cho cái không biết. Đây là cách người ta phải di chuyển: từ phủ định sang khẳng định và từ khẳng định sang vô chọn lựa. Đầu tiên làm cho tâm trí bạn thành khẳng định. Từ địa ngục chuyển vào cõi trời, và từ cõi trời bạn có thể chuyển vào moksha - vào điều tối thượng mà không là cả hai. Từ khổ chuyển sang phúc lạc, và chỉ thế thì bạn mới có thể chuyển sang cõi bên kia, điều ở ngoài cả hai. Đó là lí do tại sao kinh này nói đầu tiên biến đổi tâm trí bạn từ phủ định sang khẳng định, và thay đổi này chính là thay đổi việc hội tụ.
Cuộc sống là cả hai hoặc không cái nào. Nó là cả hai hay không cái nào; nó phụ thuộc vào bạn, vào cách bạn nhìn nó. Bạn có thể nhìn vào nó với tâm trí phủ định, và thế thì nó giống như địa ngục. Nó không phải là địa ngục; đây chỉ là diễn giải của bạn.
Bạn đổi cái nhìn của bạn: nhìn một cách khẳng định đi. Và đây là điều được ngụ ý bởi thái độ của người vô thần. Tôi không gọi một người là người vô thần hay hữu thần vì người đó tin vào Thượng đế hay không tin. Tôi gọi một người là người hữu thần nếu người đó có thái độ khẳng định và là người vô thần nếu người đó có thái độ phủ định. Vấn đề không phải là nói không với Thượng đế; vấn đề là việc nói không với cuộc sống. Người hữu thần là người nói có và bao giờ cũng nhìn từ tâm trí nói có. Thế thì mọi thứ thay đổi một cách toàn bộ.
Nếu tâm trí phủ định đi tới hoa hồng, tới khu vườn, nhiều hoa hồng có thể có đó, nhưng người đó sẽ đếm chỉ toàn gai. Điều đầu tiên cho tâm trí phủ định là gai; cái đó là có ý nghĩa. Hoa chỉ là ảo vọng; chỉ gai là thực. Người đó sẽ đếm, và, tất nhiên, với mỗi hoa hàng nghìn gai tồn tại. Và một khi người đó đã đếm cả nghìn gai người đó không thể tin được vào một hoa. Người đó sẽ nói một hoa này chỉ là ảo vọng. Làm sao đoá hoa đẹp như vậy tồn tại với những gai xấu thế, gai bạo hành? Điều đó là không thể được, nó là không thể tin được. Và cho dù nó tồn tại, nó chẳng ngụ ý cái gì bây giờ. Một nghìn gai đã được đếm, và đoá hoa này biến mất.
Tâm trí khẳng định sẽ bắt đầu bằng hoa hồng, với đoá hoa. Và một khi bạn ở trong giao cảm với hoa hồng, một khi bạn biết cái đẹp, sự sống, việc nở hoa phi trần gian, gai biến mất. Và người đã biết tới hoa hồng trong cái đẹp của nó, trong khả năng cao nhất của nó, người đã nhìn sâu vào trong nó, với người đó bây giờ ngay cả gai cũng sẽ không có vẻ là gai. Đôi mắt tràn đầy với hoa là khác bây giờ. Bây giờ gai sẽ có vẻ như sự bảo vệ cho đoá hoa này. Chúng sẽ không là kẻ thù; chúng sẽ có vẻ giống như một phần của việc xảy ra của hoa.
Bây giờ tâm trí này sẽ biết rằng đoá hoa này xảy ra và những gai này được cần, chúng bảo vệ. Vì những gai này hoa có thể xảy ra. Tâm trí khẳng định này sẽ cảm thấy biết ơn ngay cả với gai. Và nếu cách tiếp cận này làm sâu sắc hơn, một khoảnh khắc tới khi gai trở thành hoa. Với cách tiếp cận thứ nhất hoa biến mất - hay hoa thậm chí trở thành gai. Chỉ với tâm trí khẳng định bạn mới có thể có được trạng thái tâm trí không căng thẳng. Với tâm trí phủ định bạn sẽ vẫn còn căng thẳng, với nhiều khổ thế khắp xung quanh. Tâm trí phủ định, với tài bịa đặt liên tục làm lộ ra khổ và khổ và địa ngục và địa ngục.
Vào thời của Phật, đã có một thầy giáo thực sự nổi tiếng. Tên ông ấy là Sanjaya Vilethiputta. Ông ấy là một nhà tư tưởng tuyệt đối phủ định. Phật nghĩ về bẩy địa ngục, cho nên ai đó đi tới Sanjaya Vilethiputta và kể cho ông ấy rằng Phật đã nói có bẩy địa ngục. Sanjaya Vilethiputta nói, "Đi và bảo Phật của ông rằng ông ấy chẳng biết gì cả. Có bẩy trăm địa ngục. Ông ấy chẳng biết gì! Chỉ bẩy thôi sao? Có bẩy trăm địa ngục, và ta đã đếm tất cả chúng."
Nếu bạn có tâm trí phủ định, ngay cả bẩy trăm cũng không là mấy. Bạn sẽ tìm ra nhiều hơn; không có kết thúc cho điều đó. Tâm trí khẳng định có thể là không căng thẳng. Thực sự, nếu bạn có tính khẳng định làm sao bạn có thể bị căng thẳng được và nếu bạn có tính phủ định làm sao bạn có thể không căng thẳng được? Với tâm trí phủ định không thể có liên kết với thiền. Tâm trí phủ định có tính phản thiền; nó không thể thiền được. Một con muỗi là đủ để phá huỷ mọi việc thiền. Với tâm trí phủ định, cửa bị đóng lại với yên tĩnh, với tĩnh lặng, với im lặng. Tâm trí phủ định tự duy trì với khổ. Làm sao nó có thể lấy cú nhảy tới vô chọn lựa được?
Krishnamurti liên tục nói về vô chọn lựa, và khán giả có tính phủ định. Họ lắng nghe, nhưng họ không bao giờ hiểu. Và khi họ không hiểu, Krishnamurti đâm ra bối rối vì họ không hiểu ông ấy. Chỉ tâm trí khẳng định mới có thể hiểu được điều ông ấy đang nói, nhưng tâm trí khẳng định không cần đi bất kì chỗ nào - chẳng cần tới bất kì Krishnamurti nào cũng không cần bất kì Osho nào, không đâu cả. Chỉ tâm trí phủ định mới đi tìm thầy giáo, tìm thầy.
Nói chuyện với tâm trí phủ định về vô chọn lựa, về đi ra ngoài nhị nguyên, về sống cả phủ định và khẳng định là vô nghĩa. Không phải rằng điều này là không thực - nó là thực, nhưng vô nghĩa. Người nghe phải được tính tới. Người đó là quan trọng hơn người nói. Như tôi thấy điều đó, bạn mang tính phủ định. Đầu tiên bạn cần việc biến đổi hướng tới tính khẳng định. Từ “nói không” của bạn, bạn phải trở thành người “nói có”. Bạn phải nhìn cuộc sống bằng thái độ “có”, và với thái độ “có” chính trái đất này được biến đổi toàn bộ. Chỉ thế thì, khi bạn đã đạt tới thái độ khẳng định, bạn mới có thể lấy cú nhảy hướng tới vô chọn lựa - và điều đó sẽ là dễ dàng, rất dễ dàng!
Khổ không thể bị từ bỏ. Điều đó là khó; bạn bám lấy nó. Chỉ hạnh phúc có thể bị từ bỏ vì thế thì bạn biết rằng khi bạn từ bỏ cái phủ định bạn thu được cái khẳng định và hạnh phúc khẳng định. Bạn từ bỏ cái phủ định và bạn thu được được hạnh phúc: chỉ bằng việc từ bỏ cái phủ định bạn đạt tới hạnh phúc. Nếu bây giờ bạn từ bỏ hạnh phúc này, cả tâm trí khẳng định này nữa, bạn mở cánh cửa cho cái vô hạn. Nhưng trước hết bạn phải có cảm giác về cái khẳng định. Chỉ thế thì, chỉ thế thì bạn mới có thể lấy cú nhảy.
Câu hỏi thứ ba:
"Trong kĩ thuật cuối cùng hôm qua, thầy đã giải thích rằng trong thế giới của maya, ý thức bên trong của người tìm kiếm là trong tâm thực duy nhất cho người đó. Trong tham chiếu này, xin thầy giải thích ý nghĩa và vai trò của guru trong thế giới maya này."
Thế giới của maya này không phải là thế giới của maya đối với bạn; nó rất thực, và vai trò của guru là để chỉ cho bạn rằng nó là không thực. Nó là thực với bạn, cho nên làm sao bạn có thể nghĩ rằng nó là không thực? Bạn có thể nghĩ về cái hão huyền chỉ nếu bạn có thoáng nhìn về cái thực; chỉ thế thì bạn có thể so sánh. Thế giới này không phải là maya ảo vọng, đối với bạn. Bạn đã nghe nói, bạn đã đọc rằng thế giới này là maya, và bạn có thể đã nhớ điều đó hệt như vẹt, cho nên bạn cũng gọi thế giới là ảo vọng.
Mọi ngày ai đó tới tôi, người đó gọi thế giới này là ảo vọng và thế rồi người đó nói, "Tâm trí tôi rất lo lắng. Tôi rất căng thẳng, cho nên nói cho tôi cách đạt tới an bình?" Và thế giới này là "ảo vọng"! Nếu thế giới này là ảo vọng, làm sao tâm trí bạn có thể căng thẳng được? Nếu bạn đã biết rằng thế giới này là ảo vọng, thế giới chắc sẽ biến mất, và với thế giới mọi khổ của nó biến mất. Nhưng tâm trí vẫn hiện hữu. Bạn không “biết’ rằng thế giới này là ảo vọng.
Buổi sáng khi giấc ngủ đã biến mất, và cùng với nó mơ biến mất, bạn có lo nghĩ về giấc mơ không? Bạn có lo nghĩ rằng trong mơ bạn cảm thấy ốm hay rằng bạn thậm chí chết? Trong khi mơ có đó, bạn đã lo nghĩ, bạn đã ốm, bạn đã đi khám bác sĩ, để được cho thuốc nào đó. Nhưng đến sáng, khoảnh khắc bạn không ngủ và mơ đã biến mất, bạn không lo nghĩ. Bây giờ bạn biết nó đã là mơ, và bạn không ốm.
Nếu ai đó tới tôi và nói, "Tôi biết rằng đó đã là mơ rằng tôi bị ốm, nhưng bây giờ nói cho tôi cái gì đó đi: tôi sẽ đi đâu tìm thuốc để vượt qua bệnh đó?" điều đó sẽ chỉ ra cái gì? Nó sẽ chỉ ra anh ta vẫn còn ngủ; nó sẽ chỉ ra rằng anh ta vẫn đang mơ. Mơ vẫn có đó.
Ở Ấn Độ, việc nói tựa vẹt này rằng "toàn thế giới là ảo tưởng" đã đi sâu trong tâm trí, nhưng trong trung tâm giả. Nó không phải là trưởng thành. Chúng ta đã nghe thấy, Upanishads, Vedas và những rishi đã từng nói trong nhiều thế kỉ, rằng thế giới là ảo vọng. Họ đã tuyên truyền ý tưởng này mạnh tới mức những người đang ngủ và mơ, họ tưởng họ thức. Toàn thế giới ngủ, nhưng khổ của họ chỉ ra rằng thế giới là thực, phiền não của họ chỉ ra rằng thế giới là thực.
Vai trò của guru là để cho bạn thoáng nhìn về cái thực - không phải là việc dạy, nhưng là việc làm thức tỉnh. Guru không phải là thầy giáo: guru là người thức tỉnh. Ông ấy phải không cho bạn học thuyết. Nếu ông ấy cho bạn học thuyết, ông ấy là triết gia. Nếu ông ấy nói về thế giới là ảo vọng và tranh cãi và chứng minh rằng thế giới là ảo vọng, nếu ông ấy thảo luận, tranh luận, nếu ông ấy cho bạn học thuyết về mặt trí tuệ, ông ấy không phải là guru, ông ấy không phải là thầy. Ông ấy có thể là thầy giáo, thầy giáo về một học thuyết đặc biệt, nhưng ông ấy không phải là thầy, không phải là guru.
Guru không phải là người cho học thuyết. Ông ấy là người cho phương pháp - những phương pháp có thể giúp bạn ra khỏi giấc ngủ của bạn. Đó là lí do tại sao guru bao giờ cũng là người phá rối giấc mơ của bạn, và khó sống với guru. Rất dễ sống với thầy giáo vì ông ấy không bao giờ phá rối bạn. Thay vì thế, ông ấy liên tục tăng tích luỹ tri thức của bạn. Ông ấy giúp bạn trở nên bản ngã hơn; ông ấy làm cho bạn thành thông thái hơn. Bản ngã của bạn được đáp ứng nhiều hơn. Bây giờ bạn biết nhiều hơn, bạn có thể tranh cãi nhiều hơn. Bạn có thể dạy bản thân bạn, nhưng guru bao giờ cũng là người phá rối. Ông ấy sẽ phá rối giấc mơ của bạn và giấc ngủ của bạn, và bạn có thể đã mơ giấc mơ rất đẹp. Bạn có thể đã trên cuộc hành trình, cuộc hành trình đẹp. Ông ấy sẽ phá rối nó, và bạn sẽ nổi giận.
Guru bao giờ cũng trong nguy hiểm với đệ tử của ông ấy. Bất kì khoảnh khắc nào họ có thể giết ông ấy vì ông ấy sẽ phá rối; đó là điều công việc của ông ấy là gì. Ông ấy không thể giúp được bạn là bản thân bạn như bạn vậy vì bạn là giả. Ông ấy phải phá huỷ sự đồng nhất giả của bạn. Điều đó là đau đớn. Đó là lí do tại sao, chừng nào chưa có tình yêu rất sâu sắc, công việc này là không thể được. Sự thân thiết rất sâu sắc được cần; bằng không ghét sẽ có đó. Cho nên guru không thể cho phép bạn ở gần ông ấy chừng nào bạn chưa buông xuôi; bằng không bạn sẽ là kẻ thù. Chỉ với sự buông xuôi toàn bộ của bạn guru mới có thể làm việc được, vì đó là việc giải phẫu tâm linh.
Do cần thiết, nhiều đau khổ sẽ có đó đối với đệ tử, và nếu anh ta không trong thân thiết sâu sắc với guru điều đó là không thể được. Anh ta sẽ không sẵn sàng để chịu đựng nhiều thế. Anh ta đã tới trong việc tìm kiếm phúc lạc và guru cho anh ta đau khổ. Anh ta đã tới để cảm thấy thật hạnh phúc, và guru tạo ra địa ngục cho anh ta. Lúc ban đầu địa ngục sẽ có đó vì hình ảnh của bạn sẽ bị tan nát, mong đợi của bạn sẽ bị tan nát. Bất kì cái gì bạn đã biết, bạn sẽ phải vứt nó đi. Bất kì cái gì bạn đang là, ông ấy sẽ hoàn tác nó. Thực sự, bạn đang đi qua cái chết.
Ở Ấn Độ, vào thời xưa, chúng ta nói, "acharya mrityuh." Nó nghĩa là thầy, guru, là cái chết. Ông ấy là vậy! Và chừng nào bạn chưa tin cậy vào ông ấy một cách toàn bộ thế, việc mổ giải phẫu này là không thể được vì lúc ban đầu sẽ có đau khổ. Phiền não của bạn sẽ kéo tới; mọi địa ngục bị đè nén của bạn sẽ được lộ ra. Và chỉ nếu bạn tin tưởng, nếu bạn có đức tín sâu sắc và tin cậy vào ông ấy, bạn mới có thể vẫn còn lại với ông ấy; bằng không bạn sẽ trốn đi, vì người này đang phá rối bạn hoàn toàn.
Cho nên, nhớ, công việc của guru, vai trò của ông ấy, là làm cho bạn nhận biết về cái giả của bạn, và bởi vì trung tâm giả của bạn, thế giới của bạn là giả. Thực sự thế giới không phải là ảo vọng, nó không phải là maya. Nó là maya vì mắt của bạn mang tính ảo vọng. Chúng đầy mơ. Bạn phóng chiếu mơ của bạn khắp xung quanh, và thực tại bị làm giả đi. Cùng thế giới đó sẽ trở thành thực khi mắt bạn là thực. Khi trung tâm giả bị phá vỡ và bạn lại được bắt rễ trong trung tâm thực của bạn, trong hiện hữu của bạn, thế giới này sẽ trở thành niết bàn.
Các Thiền sư đã từng liên tục nói rằng thế giới này là niết bàn, chính thế giới này là moksha, giải thoát. Vấn đề chỉ là con mắt. Với mắt giả mọi thứ bị làm giả đi; với mắt thực mọi thứ là thực. Thực thể giả của bạn tạo ra thế giới giả quanh bạn. Và đừng nghĩ rằng tất cả các bạn đều sống trong một thế giới. Các bạn không thể sống cùng được! Từng người sống trong thế giới riêng của mình, và có nhiều thế giới như có các tâm trí vì từng tâm trí đều tạo ra thế giới riêng của nó, môi trường riêng của nó. Ngay cả bạn đang sống trong gia đình, chồng sống trong thế giới riêng của anh ta và vợ sống trong thế giới riêng của cô ta, và có đụng độ mọi ngày giữa hai thế giới này. Chúng không bao giờ gặp gỡ; chúng đụng độ. Gặp gỡ là không thể được.
Với tâm trí không thể có gặp gỡ được - chỉ có đụng độ, xung đột. Khi tâm trí không có, có thể có gặp gỡ. Vợ sống trong thế giới riêng của cô ta, trong mong đợi riêng của cô ta. Chồng với cô ta không phải là chồng thực có đó trong thế giới, anh ta chỉ là hình ảnh riêng của cô ta. Chồng sống trong thế giới riêng của anh ta, và vợ thực không phải là vợ anh ta. Anh ta có hình ảnh của người vợ, và bất kì khi nào người vợ này không đạt tới hình ảnh của anh ta là lại có tranh đấu, xung đột, giận dữ, căm hận. Anh ta yêu mến hình ảnh riêng về người vợ và người vợ yêu mến hình ảnh riêng của cô ta về người chồng, và cả hai người này đều là ảo vọng; họ không tồn tại ở đâu cả. Người vợ thực này có đó và người chồng thực này có đó, nhưng họ không thể gặp gỡ vì giữa hai điều thực này là vợ không thực và chồng không thực. Họ bao giờ cũng có đó, họ sẽ không cho phép gặp gỡ của những người thực.
Mọi người đều đang sống trong thế giới riêng của mình, trong mơ, trong mong đợi, phóng chiếu riêng của mình. Có nhiều thế giới như có các tâm trí. Những thế giới đó là ảo vọng, maya. Khi trung tâm giả của bạn biến mất, toàn thế giới thay đổi. Thế thì nó là thế giới thực. Thế thì lần đầu tiên bạn thấy mọi thứ như chúng vậy. Thế thì không có khổ vì mong đợi ảo vọng biến mất, và với thực tại có thể không có khổ. Thế thì người ta đi tới cảm thấy, "Nó là vậy! Sự kiện là sự kiện!" Chỉ với hư cấu mới có vấn đề, và hư cấu không bao giờ cho phép bạn biết sự kiện. Những hư cấu này của tâm trí là maya.
Vai trò của guru là đập tan hư cấu để cho sự kiện trở thành sẵn có cho bạn và bạn trở thành sẵn có cho sự kiện. "Tính sự kiện" đó là chân lí. Một khi bạn biết tính sự kiện đó, ngay cả guru sẽ là khác. Nếu bạn tới một guru bây giờ, bạn tới với hình ảnh riêng của bạn về ông ấy. Ai đó tới tôi: anh ta tới với hình ảnh riêng của anh ta về tôi. Và thế rồi, nếu tôi không tuân theo hình ảnh của anh ta, anh ta gặp khó khăn. Nhưng làm sao tôi tuân theo hình ảnh của anh ta được? Và nếu tôi cố tuân theo hình ảnh của mọi người, tôi sẽ trong đống lộn xộn. Và mọi đệ tử đều nghĩ tôi phải giống như thế này hay thế nọ; anh ta có khái niệm riêng của mình về guru. Nếu tôi không đáp ứng cho quan niệm của anh ta, anh ta trở nên thất vọng, nhưng đây là cách nó sẽ là vậy. Đệ tử tới với tâm trí, và đây là vấn đề. Tôi phải thay đổi tâm trí anh ta, phá huỷ nó. Anh ta tới với một tâm trí và anh ta nhìn tôi cũng với tâm trí của anh ta.
Tôi đã ở trong một nhà với một gia đình. Gia đình này là người Jaina, cho nên họ không ăn vào ban đêm. Người già trong gia đình này, người ông, ông ấy là người yêu mến sách của tôi. Ông ấy chưa bao giờ gặp tôi, và dễ dàng yêu sách: sách là thứ chết. Ông ấy đến gặp tôi. Ông ấy rất già, và thậm chí đi từ phòng ông ấy đã là khó cho ông ấy. Ông ấy chín mươi hai tuổi, và ông ấy tới gặp tôi. Tôi đã bảo ông ấy tôi sẽ tới phòng ông ấy, nhưng ông ấy nói, "Không! Tôi kính trọng ông nhiều lắm, tôi sẽ tới." Thế là ông ấy tới, và ông ấy đã ca ngợi tôi nhiều lắm.
Ông ấy nói, "Ông giống hệt một tirthankara, như người cao nhất trong huyền thoại Jaina, Mahavira." Các thầy giáo vĩ đại nhất được biết tới là tirthankaras, cho nên ông ấy nói, "Ông giống hệt một tirthankara." Ông ấy ca ngợi và ca ngợi tôi và bóng tối buông xuống.
Ai đó trong nhà tới và nói, "Bây giờ trời muộn rồi. Mời thầy đi ăn tối ạ."
Thế là tôi nói, "Đợi một chút vì cụ già này. Để cụ nói bất kì điều gì cụ muốn nói; thế rồi tôi sẽ tới."
Cụ già nói, "Ông nói gì vậy? Ông định ăn ban đêm à?"
Tôi nói, "Điều đó là được với tôi."
Thế là ông ấy nói, "Tôi rút lại lời của tôi. Ông không là tirthankara. Người thậm chí không biết rằng ăn ban đêm là tội lỗi lớn nhất, người đó có thể biết cái gì khác?"
Bây giờ người này không thể có bất kì gặp gỡ nào với tôi. Không thể được! Nếu tôi không ăn ban đêm, tôi là một tirthankara, một thầy lớn. Tôi còn chưa ăn. Tôi mới chỉ nói rằng tôi sẽ ăn ban đêm, và đột nhiên tôi không còn là tirthankara. Ông già đó nói với tôi, "Tôi đã đi tới biết cái gì đó từ ông, nhưng bây giờ điều đó là không thể được. Bây giờ tôi cảm thấy tôi phải dạy ông cái gì đó."
Khi thế giới này trở thành ảo vọng, guru của bạn cũng sẽ là một phần của nó và sẽ biến mất. Đó là lí do tại sao, khi đệ tử thức tỉnh, không có guru. Điều này sẽ dường như rất ngược đời: khi đệ tử thực sự thức tỉnh, không có guru.
Có những bài thơ hay về Saraha, nhà huyền bí Phật giáo. Với mọi bài thơ dòng kết thúc cuối cùng là "và Saraha biến mất." Ông ấy dạy cái gì đó; ông ấy cho cái gì đó. Ông ấy nói, "Không thế giới không niết bàn, không tốt không xấu. Đi ra ngoài, và Saraha biến mất." Điều đó đã từng là thách đố. Tại sao Saraha liên tục nói "và Saraha biến mất"?
Nếu bạn thực sự đạt tới bài thơ này, tới bất kì cái gì ông ấy đã nói - "Không tốt không xấu, không thế giới không niết bàn" - nếu đệ tử thực sự thức tỉnh tới điều này, Saraha sẽ biến mất. Guru sẽ ở đâu? Guru là một phần của thế giới của đệ tử. Bây giờ sẽ không có thực thể nào như guru và đệ tử; họ sẽ trở thành một. Khi đệ tử thức tỉnh, anh ta trở thành guru, và Saraha biến mất. Thế thì guru không còn đó. Ngay cả guru cũng là một phần của mơ của bạn, của thế giới ảo vọng của bạn. Nhưng bởi vì điều này nhiều vấn đề nảy sinh.
Krishnamurti liên tục nói không có thầy giáo - và ông ấy đúng. Đây là chân lí tối thượng. Khi bạn đã thức tỉnh, bạn là thầy giáo và không có thầy giáo khác. Nhưng đây là chân lí tối thượng, và trước khi điều này xảy ra thầy giáo hiện hữu vì đệ tử hiện hữu. Đệ tử tạo ra thầy giáo; đó là nhu cầu của đệ tử.
Cho nên nhớ điều này: nếu bạn gặp thầy giáo giả, bạn xứng đáng với thầy giáo giả; đó là lí do tại sao bạn gặp thầy giáo giả. Đệ tử giả không thể gặp thầy giáo thực. Bạn tạo ra thầy giáo của bạn, thầy của bạn. Thầy giáo nhỏ hay thầy giáo lớn tuỳ thuộc vào bạn; bạn sẽ gặp người bạn xứng đáng gặp. Nếu bạn gặp người giả đó là vì bạn. Bạn chịu trách nhiệm cho điều đó, không phải người giả kia. Guru cũng là một phần của tâm trí bạn, nó là một phần của thế giới mơ. Nhưng chừng nào bạn chưa trở nên thức tỉnh, bạn sẽ cần ai đó phá rối bạn, ai đó giúp đỡ. Ai đó này là guru nếu người đó cho bạn phương pháp. Người đó đơn giản là thầy giáo nếu người đó chỉ cho bạn học thuyết, nguyên lí, giảng dạy, nhưng bạn có thể cần người đó ngay bây giờ.
Nghĩ về điều đó theo cách này: ngay cả trong mơ có cái gì đó mà có thể giúp được bạn đi ra khỏi nó. Ngay cả trong mơ cái gì đó có thể giúp bạn đi ra khỏi nó. Bạn có thể thử nó trong khi ngủ say. Liên tục lặp lại trong tâm trí, "Bất kì khi nào có mơ, mắt mình sẽ mở ra." Trong ba tuần liên tục nhẩm điều đó ngay khi bạn rơi vào giấc ngủ: "Bất kì khi nào có mơ, mắt mình sẽ mở ra; đột nhiên mình sẽ thức tỉnh." Và bạn sẽ được thức tỉnh. Ngay cả từ giấc mơ bạn có thể được thức tỉnh bởi phương pháp nào đó. Ngay khi rơi vào giấc ngủ, tự nhủ bản thân bạn - nếu tên bạn là Ram, nói - "Ram, đánh thức tôi vào năm giờ sáng." Lặp lại nó hai lần, và thế rồi im lặng rơi vào giấc ngủ. Sớm hay muộn bạn sẽ có được thủ đoạn này. Đích xác vào 5 giờ sáng ai đó sẽ đánh thức bạn. Ngay cả trong mơ, ngay cả trong ngủ, các phương pháp có thể được dùng mà sẽ đánh thức bạn. Cùng phương pháp là hoàn cảnh cho giấc ngủ tâm linh bạn đang ở trong.
Thầy có thể cho bạn phương pháp sẽ giúp cho điều này. Thế thì bất kì khi nào bạn rơi vào trong mơ, các phương pháp này sẽ không cho phép bạn rơi vào, hay bất kì khi nào bạn đã rơi vào trong mơ, đột nhiên bạn sẽ được thức tỉnh. Khi việc thức tỉnh này trở thành tự nhiên cho bạn không có nhu cầu về guru. Khi bạn đã thức tỉnh guru biến mất, nhưng bạn vẫn sẽ cảm thấy biết ơn guru vì ông ấy đã giúp bạn.
Xá Lợi Tử là một trong những đại đệ tử của Phật. Ông ấy đã trở nên chứng ngộ theo quyền riêng của ông ấy; bản thân ông ấy đã trở thành phật. Thế rồi Phật nói với Xá Lợi Tử, "Bây giờ ông có thể đi và di chuyển; bây giờ sự hiện diện của ta không được cần cho ông. Bản thân ông đã trở thành thầy theo quyền riêng của ông, cho nên ông có thể đi và giúp người khác ra khỏi giấc ngủ của họ."
Xá Lợi Tử, khi rời khỏi Phật, chạm chân Phật. Ai đó hỏi Xá Lợi Tử, "Bản thân ông đã trở nên chứng ngộ, cho nên tại sao ông chạm chân Phật?"
Xá Lợi Tử nói, "Bây giờ không có nhu cầu chạm chân ông ấy, nhưng tình huống này có thể xảy ra chỉ vì ông ấy. Bây giờ không có nhu cầu, nhưng điều này có thể xảy ra chỉ vì ông ấy."
Xá Lợi Tử đi xa, nhưng dù ông ấy ở bất kì chỗ nào, buổi sáng ông ấy sẽ phủ phục thân mình trên đất hướng về nơi Phật ở; buổi tối ông ấy sẽ phủ phục bản thân mình và mọi người hỏi, "Thầy làm gì vậy? Thầy phủ phục bản thân thầy theo ai vậy?" vì Phật ở xa xôi, xa nhiều dặm đường.
Ông ấy sẽ nói, "Theo thầy giáo của ta, người đã biến mất. Bản thân ta giờ là guru, nhưng điều đó là không thể được trước ông ấy. Nó đã trở thành có thể chỉ vì ông ấy." Cho nên ngay cả khi thầy giáo biến mất, khi guru biến mất, đệ tử sẽ cảm thấy lòng biết ơn sâu sắc, lòng biết ơn lớn lao nhất có thể có.
Khi bạn đang ngủ, có nhu cầu về ai đó phá rối bạn. Và nếu bạn cho phép ai đó, đó là điều buông xuôi ngụ ý. Nếu bạn nói, "Được, tôi cho phép thầy phá rối tôi," đó là điều buông xuôi ngụ ý - tin cậy. Tin cậy nghĩa là bây giờ cho dù người này dẫn bạn hướng tới khổ, bạn sẽ sẵn sàng di chuyển. Bạn sẽ không hỏi người đó thêm nữa. Bất kì chỗ nào người đó dẫn bạn đi, bạn tin cậy vào người đó. Người đó sẽ không làm hại bạn.
Nếu bạn không tin cậy, thế thì không tiến bộ nào là có thể vì bạn cảm thấy người đó sẽ làm hại bạn. Bạn cảm thấy, theo thuật ngữ của bạn, rằng người đó sẽ làm hại bạn theo nhiều cách, và nếu bạn nghĩ, "Mình tự bảo vệ mình," thế thì không công việc nào thêm nữa là có thể. Nếu bạn không tin cậy vào người giải phẫu của bạn, bạn sẽ không cho phép người đó làm cho bạn thành vô thức. Bạn không biết người đó sẽ làm gì, và bạn sẽ nói, "Mổ đi, nhưng cho phép tôi có ý thức để cho tôi có thể liên tục thấy điều ông đang làm. Tôi không thể tin cậy vào ông được."
Bạn tin cậy nhà giải phẫu của bạn. Ông ấy làm cho bạn thành vô thức vì mọi sự là tới mức trong trạng thái ý thức của bạn, việc giải phẫu sẽ không thể làm được; ý thức của bạn sẽ can thiệp vào. Đó là lí do tại sao tin cậy là mù quáng. Nó ngụ ý bạn sẵn sàng ngay cả trở nên vô thức, ngay cả trở thành mù. Bạn sẵn sàng theo ông ấy tới bất kì chỗ nào ông ấy dẫn tới. Chỉ thế thì cuộc giải phẫu bên trong sâu hơn mới trở thành có thể. Và nó không chỉ là cuộc giải phẫu vật lí, sinh lí; nó là tâm lí. Nhiều đau đớn sẽ được cảm thấy, nhiều phiền não, vì việc tẩy rửa được cần tới và bạn phải bị ném trở lại trung tâm riêng của bạn, điều bạn đã quên hoàn toàn, bị kéo trở lại rễ của bạn lần nữa điều bạn bỏ lại đằng sau xa nhiều dặm.
Điều này sẽ là gian nan và khó khăn; sẽ mất nhiều năm. Nhưng nếu đệ tử sẵn sàng buông xuôi, nó thậm chí có thể xảy ra trong vài giây. Điều đó tuỳ thuộc vào sự mãnh liệt của việc buông xuôi. Thời gian không cần thiết bị phí hoài vì guru phải đi chậm - chậm để cho bạn được chuẩn bị tin cậy nhiều hơn, và ông ấy phải làm nhiều thế chỉ để tạo ra tin cậy. Chỉ để làm cuộc giải phẫu ông ấy phải tạo ra nhiều thứ không cần thiết mà có thể bị bỏ đi. Không cần phí thời gian và năng lượng vào chúng, nhưng chúng được cần chỉ để tạo ra tin cậy.
Tôi trích dẫn lại Saraha; Saraha là một trong số tám mươi tư siddhas - một trong tám mươi tư nhà huyền bí Phật giáo - người đã đạt tới. Saraha nói với những đệ tử đó, người đã trở thành thầy, "Cư xử theo cách mà người khác có thể tin cậy ông. Bây giờ ta biết rằng ông không cần đạo đức; bây giờ ta biết rằng ông không cần qui tắc. Ông đã đi ra ngoài, và ông có thể làm bất kì cái gì ông thích và ông có thể là bất kì cái gì ông thích. Bây giờ, không hệ thống nào, không đạo đức nào tồn tại cho ông. Nhưng cư xử theo cách mà đệ tử có thể tin cậy vào ông." Cho nên các thầy lớn đã cư xử theo cách xã hội chấp thuận. Không phải bởi vì họ cần cư xử theo cách đó; đó chỉ là điều không cần thiết để tạo ra tin cậy. Cho nên nếu Mahavira cư xử theo hình mẫu mà người Jainas đã đặt ra, đó không phải vì có bất kì sự cần thiết bên trong nào. Ông ấy cư xử theo cách đó chỉ để cho người Jainas có thể đi theo và trở thành đệ tử, để cho họ có thể tin cậy.
Đó là lí do tại sao nhiều vấn đề nảy sinh bất kì khi nào một thầy giáo bắt đầu cư xử theo cách mới. Jesus đã cư xử theo cách mới mà không được biết tới cho cộng đồng Do Thái. Không có gì sai trong nó, nhưng điều này trở thành vấn đề. Người Do Thái không thể tin cậy ông ấy. Các thầy cũ của họ đã cư xử khác và người này đã cư xử khác. Ông ấy đã không tuân theo các qui tắc trò chơi, cho nên họ không thể tin cậy vào ông ấy. Do vậy, họ phải đóng đinh ông ấy.
Và tại sao Jesus đã cư xử theo cách như vậy? Ấn Độ có ở đằng sau điều đó. Ông ấy đã ở đây trong nhiều năm trước khi ông ấy xuất hiện ở Jerusalem. Ông ấy đã được dạy ở đây trong tu viện Phật giáo, và ông ấy đã cố đi theo các qui tắc Phật giáo ở đó, nơi không xã hội Phật giáo nào tồn tại. Trong cộng đồng Do Thái ông ấy đã cư xử dường như ông ấy đã sống trong cộng đồng Phật giáo, và điều đó đã tạo ra toàn thể vấn đề. Ông ấy đã bị giết, bị hiểu lầm, bị sát hại, và lí do chỉ là điều này - rằng người Do Thái không thể tin cậy ông ấy.
Thầy giáo, guru, phải tạo ra nhiều thứ quanh mình một cách không cần thiết, phải làm nhiều điều, chỉ để tạo ra tin cậy. Nhưng ngay cả thế, vấn đề vẫn nảy sinh vì mọi người tới với mong đợi riêng của mình: "Guru phải giống thế này hay giống thế nọ."
Buông xuôi nghĩa là bạn bạn bỏ các mong đợi của bạn, bạn cho phép guru hiện hữu như ông ấy vậy và bạn cho phép ông ấy làm bất kì cái gì ông ấy muốn làm. Cho dù nảy sinh đau đớn, bạn sẵn sàng cho điều đó. Cho dù ông ấy dẫn bạn hướng tới chết, bạn sẵn sàng cho điều đó, vì chung cuộc ông ấy sẽ dẫn bạn tới cái chết sâu sắc. Chỉ sau đó việc tái sinh mới là có thể. Phục sinh là có thể chỉ khi sự đồng nhất cũ của bạn đã bị đóng đinh.

0 Đánh giá

Ads Belove Post