Chương 7. Chỉ một thời gian: bây giờ

Chương 7. Chỉ một thời gian: bây giờ

Price:

Read more

Ngỗng ở ngoài - Osho
Trả lời câu hỏi của đệ tử
Chương 7. Chỉ một thời gian: bây giờ

Câu hỏi thứ nhất
Osho ơi,
Tôi đã nghe thầy nói không hỏi xin bất kì cái gì trong lời cầu nguyện của chúng tôi. Thế thì tại sao Jesus nói với chúng ta, "Khi ông cầu nguyện, nói: Cho chúng con bánh mì hàng ngày. Tha thứ cho chúng con về sự xúc phạm của chúng con. Dẫn chúng con không bị cám dỗ, nhưng giải thoát chúng con khỏi quỉ?" Và bản thân Jesus cũng hỏi, "Cha ơi, nếu có thể, để nỗi cay đắng này đi qua con, vậy mà không như ý con, mà như ý của ngài." Xin thầy giải thích.
Dhyan Prabodh, tôn giáo có lịch sử dài. Nhiều phần của nó chỉ là tàn tích từ quá khứ. Tôn giáo thực, tôn giáo bản chất là có thể chỉ bây giờ, bởi vì con người đã tới tuổi. Quá khứ của nhân loại là rất ấu trĩ - không như trẻ con, nhớ lấy, mà ấu trĩ. Và nó nhất định là như vậy; nó là không tránh khỏi, không thể tránh khỏi. Cho nên tôi không phàn nàn về nó, tôi đơn giản phát biểu sự kiện rằng bất kì khi nào bạn nghĩ tới tôn giáo, đừng bao giờ nghĩ dưới dạng quá khứ bằng không bạn sẽ có định hướng sai toàn bộ. Nghĩ nhiều hơn dưới dạng hiện tại đi.
Khi bạn nghĩ về Lí thuyết Tương đối, bạn không đem Newton vào. Bạn biết ông ấy đã đóng góp cái gì đó cho sự phát triển khoa học, nhưng thời của ông ấy qua rồi. Chúng ta biết ơn về bất kì cái gì ông ấy đã làm, bất kì cái gì ông ấy có thể làm, nhưng với Albert Einstein, Newton đã kết thúc. Ông ấy sẽ vẫn còn chỉ là một cước chú trong lịch sử phát triển khoa học.
Cùng điều đó là đúng về tôn giáo, về mọi nỗ lực con người. Khi bạn đi lên mặt trăng trong con tầu không gian, người đã phát minh ra xe bò kéo chắc chắc đã đóng góp vô cùng - không có xe bò kéo chắc đã không có khả năng nào cho con tàu không gian - nhưng bạn không liên tục tôn thờ người đã phát minh ra xe bò kéo. Bạn thậm chí không nhớ tên người đó. Và trong khi bạn được tham gia với con tàu không gian, tốt hơn cả là quên tất cả về xe bò kéo. Chúng sẽ không giúp gì; máy móc của chúng là lạc hậu.
Nhưng về tôn giáo chúng ta không hợp lí thế - về tôn giáo chúng ta rất tình cảm. Về tôn giáo chúng ta không khoa học thế - về tôn giáo chúng ta rất phi logic, mê tín.
Tôn giáo đã trải qua hai pha. Pha thứ nhất là pha của lời cầu nguyện; đó là thời đại xe bò kéo của tôn giáo. Pha thứ hai là thiền, đó là thời đại con tầu không gian của tôn giáo. Chúng là các chiều hướng khác toàn bộ. Nguồn gốc của chúng là khác, cách làm việc của chúng là khác, toàn thể môi trường là khác. Và người ta phải không bị lẫn lộn giữa hai điều này.
Có nhiều lẫn lộn khắp thế giới, cho nên để tôi giải thích cho bạn. Và phải rất kiên nhẫn vì tất cả chúng ta đều bị ước định bởi tôn giáo của lời cầu nguyện. Trọng lượng của chúng là nặng; mọi con người đều bị nghiền nát dưới trọng lượng trái núi. Và công việc cho thầy đã trở nên ngày càng khó hơn, vì nó không chỉ là vấn đề giúp bạn có tính thiền: trước khi điều đó có thể bắt đầu nhiều thứ phải bị phủ định trong bạn, nhiều rác rưởi phải được dọn sạch ra, nhiều bẩn phải được lau sạch. Toàn thể quá khứ phải được phá huỷ, chỉ thế thì bạn mới có khả năng giang đôi cánh của bạn tới chiều hướng bản chất, trưởng thành, người lớn của tôn giáo.
Lời cầu nguyện nghĩa là sợ, do đó mọi tôn giáo cũ đều hướng theo sợ. Thượng đế của họ không là gì ngoài việc tạo ra sợ của họ; nó không phải là khám phá, nó là tưởng tượng, nó là phóng chiếu. Họ đầy sợ; họ cần một hình ảnh người bố để bảo vệ cho họ khỏi mọi loại sợ. Và có cả nghìn nỗi sợ trong cuộc sống: có lo âu, đau khổ, vấn đề phải được đương đầu, câu đố không giải được, kẽ hở không bắc cầu qua được; con người bị bao quanh bởi bóng tối lớn. Con người cần bàn tay bảo vệ; con người muốn có ai đó như điều an ninh, như điều an toàn.
Từng đứa trẻ được nuôi lớn bởi bố mẹ. Kinh nghiệm đầu tiên của nó với bố mẹ trở thành rất quyết định, vì nó được bảo vệ, được thoải mái, được an ủi; mọi nhu cầu của nó được đáp ứng, nó không phải lo nghĩ, nó không có trách nhiệm, nó được chăm nom. Nó có thể dựa vào bố mẹ. Nhưng điều này sẽ không là vậy mãi mãi. Sớm hay muộn nó sẽ phải đứng trên đôi chân riêng của nó.
Khoảnh khắc nó đứng trên đôi chân riêng của nó một run rẩy lớn nảy sinh trong nó: bây giờ ai sẽ cứu nó? Bây giờ ai sẽ an ủi nó? Và vấn đề cứ trở nên ngày càng lớn hơn mọi ngày. Khi cuộc sống tiến triển nó bắt đầu tới gần hơn với cái chết, điều là vấn đề tối thượng cần được giải. Và có lo âu lớn về cái chết.
Từng đứa trẻ đều bắt đầu rơi lại, từng đứa trẻ đều bắt đầu đi trở lại trạng thái thơ ấu, vì điều đó dường như là phần duy nhất của cuộc sống của nó nơi không có một vấn đề gì chút nào. Đây là việc đi ngược lại.
Việc đi ngược lại này đã được coi là lời cầu nguyện; nó không phải là lời cầu nguyện. Thế thì người đó quì trên đầu gối và bắt đầu cầu nguyện tới thượng đế...
Không phải ngẫu nhiên mà mọi tôn giáo đều gọi Thượng đế là "Cha." Vâng, có vài tôn giáo khác gọi Thượng đế là "Mẹ" - thì cũng là một cả. Trong các xã hội mẫu hệ Thượng đế là Mẹ, trong xã hội phụ hệ, Thượng đế là Cha. Một điều là chắc chắn: rằng Thượng đế phải là bố mẹ tối thượng.
Và thế rồi mọi cộng đồng, xã hội, nền văn minh đã bịa ra Thượng đế riêng của nó; họ nói, "Thượng đế đã tạo ra con người theo hình ảnh riêng của ngài." Điều đó là tuyệt đối sai - con người đã tạo ra Thượng đế theo hình ảnh riêng của mình. Và bởi vì có nhiều loại người thế trên thế giới, có nhiều hình ảnh thế về Thượng đế.
Nhưng hình ảnh đó là bịa đặt riêng của bạn; bạn đang cầu nguyện trước bịa đặt riêng của bạn. Lời cầu nguyện thực sự là một trong những điều ngớ ngẩn nhất có thể có. Cứ dường như bạn đang cầu nguyện trước gương, nhìn vào mặt riêng của bạn, quì xuống trước hình ảnh riêng của bạn, hỏi xin ân huệ, và chẳng có gì trong gương ngoại trừ phản xạ của bạn. Mọi lời cầu nguyện... lời cầu nguyện như vậy chỉ là chưa chín chắn, nó có tính quay lui.
Điều đó sẽ làm bạn bị tổn thương, nhưng tôi không thể giúp được điều đó. Tôi phải nói chân lí như nó vậy.
Prabodh, bạn hỏi tôi:
Tôi đã nghe thầy nói không hỏi xin bất kì cái gì trong lời cầu nguyện của chúng tôi.
Thực ra, khoảnh khắc bạn dừng hỏi xin, bạn sẽ dừng cầu nguyện. Đó là phương pháp luận đơn giản - tôi đôi khi phải đi vòng vo một chút, chỉ vậy để cho không làm tổn thương bạn quá nhiều.
Tôi không thấy rằng có bất kì Thượng đế nào đã tạo ra thế giới. Tôi chắc chắn kinh nghiệm về phẩm chất của tính thượng đế trong sự tồn tại, nhưng nó là phẩm chất, không phải là người. Nó giống yêu nhiều hơn, giống im lặng nhiều hơn, giống niềm vui nhiều hơn, ít giống người. Bạn chưa bao giờ đi tới gặp Thượng đế và nói "Xin chào" với ngài, "Ngài khoẻ không?" và "Con đã từng đi tìm ngài hàng nghìn năm rồi. Ngài đã ẩn ở đâu?"
Thượng đế không phải là người nhưng chỉ là sự hiện diện. Và khi tôi nói "hiện diện," phải chăm chú vào, vì bạn có thể liên tục nghe tương ứng theo ước định riêng của bạn. Bạn thậm chí có thể làm "sự hiện diện" thành cái gì đó có tính đối thể - bạn lại rơi vào trong cùng cái bẫy. Thượng đế là sự hiện diện tại cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn: nó là sự hiện diện riêng của bạn. Nó không phải là gặp gỡ với ai đó khác.
Martin Buber, một trong những nhà tư tưởng Do Thái lớn của thời đại này, đã viết rằng lời cầu nguyện là đối thoại giữa "ta" và "người." Không có "người," do đó đối thoại này là không thể có được. Mọi lời cầu nguyện đều là độc thoại. Và bởi vì không có "người" nên không có "ta" nữa; chúng có thể tồn tại chỉ cùng nhau, chúng không thể tồn tại trong tách biệt. Làm sao bạn có thể hình dung ra sự tồn tại của "ta" mà không có "người"? "Người" được cần đế đánh dấu đường ranh của cái "ta."
Nhưng Martin Buber theo một nghĩa nào đó là đúng - ông ấy đang định nghĩa toàn thể quá khứ của tôn giáo. Bản thân ông ấy bị nặng gánh với quá khứ; ông ấy không bao giờ có thể thoát ra khỏi bộ da Do Thái của mình. Ông ấy vẫn còn bị giam cầm, ông ấy vẫn còn là một người Do Thái - người tốt, hay, có năng lực trí tuệ lớn, nhưng vẫn trong tù túng.
Ý tưởng Do Thái về "ta" và "người" là hình mẫu cơ bản cho lời cầu nguyện. Không có "ta" bạn không thể cầu nguyện được vì không có ai để cầu nguyện. Không có "người" bạn không thể cầu nguyện được, vì cầu nguyện với ai? Và nếu bạn không hỏi xin cái gì, thế thì bạn cầu nguyện về cái gì? Lời cầu nguyện có nghĩa là hỏi xin, nó là đòi hỏi, dù được nguỵ trang thế nào, dù được che giấu tinh vi thế nào đằng sau quần áo và mặt nạ đẹp đẽ. Nó là việc hỏi xin: bạn đang đòi hỏi, bạn đang nói, "Cho tôi cái này! Cho tôi cái kia!"
Cho nên khi tôi nói không có Thượng đế, nhớ điều này: tôi thực sự ngụ ý rằng sự tồn tại là đủ lên chính nó. Nó không cần người sáng tạo. Có tính sáng tạo nhưng không có người sáng tạo. Phân chia giữa người sáng tạo và tính sáng tạo phải bị làm tan biến, chỉ thế thì bạn sẽ có khả năng vươn lên những đỉnh núi của thiền. Bằng không bạn sẽ vẫn còn bị giới hạn vào các hình mẫu ấu trí của quá khứ: quì xuống trước các ảnh trong đền chùa, trong giáo đường, trong nhà thờ, và làm mọi loại thứ ngu xuẩn.
Nhưng những thứ ngu xuẩn đó đang được làm bởi hàng nghìn người khác, để cho bạn không bao giờ trở nên nhận biết rằng bạn là ngu. Khi đám đông ở cùng bạn, khi quần chúng ở cùng bạn, bạn cảm thấy đang trên đất an toàn. Bạn cảm thấy rung chuyển chỉ khi bạn một mình.
Thiền là kinh nghiệm về tính một mình. Chỉ những người rất dũng cảm mới có thể đi vào trong chiều hướng đó. Lời cầu nguyện là hiện tượng đám đông, nó là một phần của tâm trí tập thể. Và khi bạn ở trong đám đông, chắc chắn niềm tin lớn nảy sinh trong bạn. Nó có tính lây nhiễm, vì nhiều người thế không thể sai được. Nhưng tôi muốn nói với bạn: bao giờ hoàn cảnh cũng là quần chúng nhất định sai. Chỉ hiếm khi mới có một cá nhân là đúng, vì chân lí là đỉnh cao thế, đỉnh núi cao thế, như Everest. Bạn không thể đi tới Everest cùng quần chúng; không có đủ không gian. Chỉ một người có thể đứng trên các đỉnh núi cao nhất - một mình.
Thiền là kinh nghiệm về việc là một mình toàn bộ, hoàn toàn một mình. Lời cầu nguyện là hiện tượng đám đông, nó là tâm lí số đông. Do đó Hindu giáo, Ki tô giáo, Do Thái giáo, Mô ha mét giáo, tất cả vẫn còn là những tôn giáo của lời cầu nguyện. Ngay cả hai tôn giáo đã cố trở thành tôn giáo của thiền cũng đã rơi lại - Phật giáo và Jaina giáo, hai tôn giáo này đã cố là tôn giáo của thiền. Nhưng duy nhất Phật và Mahavira, hai cá nhân, mới có thể xoay xở được. Khoảnh khắc họ chết đi tôn giáo của họ bắt đầu rơi lại vào hình mẫu cũ, quay lui; cả hai tôn giáo này trở thành tôn giáo của lời cầu nguyện.
Bây giờ người Jaina đang cầu nguyện trước Mahavira. Điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn, vì người Ki tô giáo có thể có giúp đỡ nào đó từ Jesus nhưng người Jaina không có hỗ trợ nào từ Mahavira. Các Phật tử, hàng triệu Phật tử, đang cầu nguyện trước tượng Phật. Điều đó là nực cười, không thể tin được, vì lời cuối cùng của Phật là "Là ánh sáng lên bản thân ông." Và hiện tượng kì lạ là các tượng Phật đã là tượng đầu tiên được làm trên thế giới; tượng của ông ấy là tượng đầu tiên được để trong đền chùa.
Có các đền về Phật với hàng nghìn tượng. Một ngôi đền ở Trung Quốc có tên là Đền mười nghìn Phật - mười nghìn tượng Phật trong một ngôi đền. Toàn thể quả núi đã được khắc vào trong một ngôi đền. Nếu Phật quay lại ông ấy sẽ bắt đầu đập đầu mình, ông ấy sẽ tự tử.
Điều đầu tiên cần được nhớ, Prabodh: tôi tin vào vũ trụ có tổ chức. Không có phân chia người sáng tạo và cái được sáng tạo, cái cao hơn và cái thấp hơn, cái thiêng liêng và cái báng bổ, cái này và cái nọ. Tôi tin vào một tổ chức.
Sự tồn tại phải không được nghĩ dưới dạng hoạ sĩ và bức tranh của người đó, vì khoảnh khắc bức tranh được hoàn thành, hoạ sĩ và bức tranh trở thành hai thực thể tách rời. Sự tồn tại phải được nghĩ chỉ dưới dạng của vũ công và điệu vũ của người đó. Bạn không thể tách rời chúng ra được; vũ công và điệu vũ là một, Tại đỉnh cao nhất của việc múa, vũ công biến mất vào trong điệu vũ - không có người múa mà chỉ có điệu múa.
Đó là kinh nghiệm của thiền: khi bạn làm tan biến bản thân bạn vào trong sự tồn tại, khi giọt sương tuột vào trong đại dương và trở thành đại dương. Và điều ngược lại cũng đúng: đại dương tuột vào trong giọt sương và trở thành giọt sương. Chúng không thể được quan niệm như hai thực thể thêm nữa.
Cho nên khi tôi nói Thượng đế không phải là sự hiện diện, tôi ngụ ý ngài không phải là cái gì bên ngoài bạn - không là người không là sự hiện diện như được quan niệm trong ngôn ngữ của tính đối thể. Khi tôi nói Thượng đế là sự hiện diện, tôi đơn giản ngụ ý ngài là cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn - cốt lõi im lặng đó, không gian đó nơi không ai khác có thể vào bạn; sự riêng tư đó, không gian trong trắng tuyệt đối thân thiết, lãnh thổ bên trong của bạn, là Thượng đế.
Nhưng lời "Thượng đế" có thể tạo ra rắc rối cho bạn. Lời rất gây rắc rối vì lời mang theo quá khứ; chúng được tạo ra bởi quá khứ, chúng bị đè quá nặng bởi quá khứ. Bất kì lời nào cũng là nguy hiểm, vì nghĩa của nó tới từ quá khứ. Và với tôi vấn đề là: dùng lời tới từ quá khứ - vì không có lời khác - nhưng cho chúng các chỗ quanh co ngoắt ngoéo tới mức chúng có thể cho bạn chút ít sáng suốt vào trong nghĩa mới. Lời là cổ, chai là cổ, nhưng rượu là mới.
Một bà già đang đi cùng con chó quyết định đi vào trong siêu thị địa phương, siêu thị không cho phép chó vào. Bà ấy buộc con vật vào vòi nước chữa cháy. Ngay khi con chó được buộc vào thì mọi chó hoang ở vùng lân cận bắt đầu tới ngửi con vật không được bảo vệ này. Viên cảnh sát ở góc phố, quan sát điều đã xảy ra, gọi bà già và bảo bà ấy rằng bà ấy không thể để con chó của mình ở đó một mình được.
Bà ấy hỏi anh ta tại sao, anh ta đáp, "Thưa bà, con chó của bà đang động đực."
Bà ấy đáp, "Ăn, nó ăn bất kì cái gì."
Anh ta phản bác lại, "Con chó phải cho lấy giống."
Bà già đáp, "Nó ăn bánh mì, bánh ngọt - bất kì cái gì ông cho nó, nó đều ăn."
Thất vọng hoàn toàn, anh ta nói, "Con chó đó phải cho đẻ!"
Bà già nhìn thẳng vào mắt anh ta và trả lời, "Thì cho nó đẻ! Tôi bao giờ cũng muốn có một con chó cảnh sát."
Lời là nguy hiểm... mọi khả năng của việc bị hiểu lầm.
Bạn nói, Prabodh:
Tôi đã nghe thầy nói không hỏi xin bất kì cái gì trong lời cầu nguyện của chúng tôi.
Thực ra, đó là cách tôi ngăn cản bạn khỏi việc cầu nguyện. Nếu bạn không có gì để hỏi xin, sao bạn cầu nguyện? Thế thì sự hợp lí của nó là gì?
Ngay cả một người như Jesus theo nhiều cách vẫn còn ấu trĩ. Nhưng điều đó không thể đừng được: ông ấy thuộc về thời đại xe bò kéo của tôn giáo, ông ấy thuộc về tín ngưỡng Do Thái. Ông ấy đã sống là người Do Thái, ông ấy đã nói như người Do Thái, ông ấy đã chết như người Do Thái. Toàn thể việc nghĩ, nhìn, quan sát của ông ấy là thuần Do Thái.
Ông ấy không thực sự trong nổi dậy, ông ấy không phải là người nổi dậy theo nghĩa đúng của từ này. Ngược lại, ông ấy đã cố gắng chứng minh rằng ông ấy thuộc vào tín ngưỡng, ông ấy đã cố gắng chứng minh rằng ông ấy là người đã từng được tiên đoán bởi các nhà tiên tri cổ, rằng ông ấy đã tới để hoàn thành những lời tiên tri của họ. Bây giờ điều này là cực kì vô nghĩa! Không ai có thể dự đoán được cho bất kì ai khác; quá khứ là tuyệt đối bất lực để biết cái gì của tương lai. Tương lai là cái vẫn còn để mở. Nếu nó có thể được dự đoán nó trở thành bị đóng, nó không còn là tương lai; nếu bạn có thể dự đoán được tương lai thì nó đã là quá khứ. Bạn đã cắt bỏ tính mở của nó, nó đã trở thành đóng.
Ông ấy đã cố gắng thuyết phục người Do Thái rằng "Ta là chúa cứu thế mà các ông đã từng chờ đợi." Ông ấy đã cố gắng theo đủ mọi cách để đáp ứng cho mong đợi của họ: làn đủ mọi loại phép màu, cố gắng theo đủ mọi cách để biện minh cho trường hợp của mình. Đây không phải là cách thức của người cách mạng. Người cách mạng đơn giản ngắt bản thân mình ra khỏi quá khứ; người đó không liên quan gì tới quá khứ.
Ông ấy vẫn đang cố gắng là nhà tiên tri theo nghĩa Do Thái. Nhà tiên tri là người tôn giáo với các xu hướng chính trị, và tôn giáo và chính trị là không trộn lẫn được. Nếu bạn trộn lẫn chúng, bạn sẽ tạo ra món hẩu lốn. Và đó là điều Jesus đã làm: một mặt ông ấy đã cố là người tôn giáo, mặt khác ông ấy đã cố chứng minh rằng ông ấy là nhà tiên tri như các nhà tiên tri cổ. Xu hướng chính trị này với việc biết tôn giáo của ông ấy trở thành hiện tượng rất lẫn lộn trong ông ấy. Ông ấy đã hoàn toàn bị lẫn lộn.
Tôi không thấy mấy sáng tỏ trong ông ấy, ông ấy không trong suốt, ông ấy rất bị che mờ. Bạn có thể thấy điều đó trong phát biểu riêng của ông ấy. Ông ấy nói, "Cha ơi, nếu có thể, để nỗi cay đắng này đi qua con..." Đó là ham muốn bên trong nhất của ông ấy. Bằng không, tại sao ông ấy nói, "Cha ơi, nếu có thể, để nỗi cay đắng này đi qua con, vậy mà không như ý con, mà như ý của ngài?" Điều này là mâu thuẫn, mâu thuẫn rõ ràng. Điều này không được nói bởi người đã buông xuôi thực sự. Người đã buông xuôi thực sự chẳng có gì để nói - bất kì cái gì xảy ra là xảy ra.
Từ đâu mà cái "nếu" này tới - "nếu có thể"? Ham muốn này có đó rằng "nếu ngài có thể xoay xở, xin ngài làm đi... nhưng nếu ngài không thể xoay xở được thế thì cũng được, thế thì bất kì cái gì xảy ra con sẽ chấp nhận." Nhưng có ngần ngại, có mâu thuẫn. Ham muốn riêng của ông ấy là ở chỗ nỗi cay đắng này phải đi qua bên cạnh - đau đớn này, việc đóng đinh này, cái chết này, phải đi qua bên cạnh. Ông ấy thực sự sâu bên dưới đang chờ đợi phép màu, ông ấy đã hi vọng về phép màu. Ông ấy đã không khác gì mấy với đám đông đã tụ tập ở đó để xem việc đóng đinh. Ông ấy đã không khác gì mấy với các giáo sĩ và chính quyền mọi người đang mưu đồ giết ông ấy; nền tảng triết lí của họ là một.
Các giáo sĩ và các tu sĩ cao nhất của ngôi đền ở Jerusalem đã cố gắng chứng minh rằng người này là giả. Và ông ấy đã cố chứng minh rằng "Không, ta là đấng cứu thế thực - và vào khoảnh khắc cuối các ông sẽ thấy, khi bản thân Thượng đế giáng xuống để cứu đứa con duy nhất của ngài." Và thời gian bắt đầu trôi qua: ông ấy bị đóng đinh, ông ấy bị treo lên cây chữ thập mà đóng đinh, ông ấy đang chờ phép màu. Không cái gì xảy ra, mọi mong đợi đều biến thành chua cay. Trong khoảnh khắc đó của nỗi đau khổ ông ấy kêu lên, "Sao ngài đã bỏ con?"
Nhưng không có ai mà ông ấy đang gọi tới. Không có người nào bỏ ông ấy cả. Đó là ý tưởng riêng của ông ấy, nó là phóng chiếu riêng của ông ấy, nó là ảo giác riêng của ông ấy. Trạng thái này là điên dại! Nhưng ông ấy đang chờ đợi tới khoảnh khắc cuối. Và khi ông ấy nói, "Nếu điều đó là không thể được, thế thì để cho ý của ngài được thực hiện," đó là buông xuôi, nhưng không thực - với ngần ngại, chỉ là phương cách giữ thể diện.
Không cái gì đã xảy ra, mọi thứ được kết thúc. Đám đông chế nhạo và cười vào toàn thể cảnh tượng, mọi người ném đá, sỉ nhục ông ấy, làm bị thương ông ấy, mọi người về nhà rất thất vọng vì không cái gì đã xảy ra, được thuyết phục rằng ông ấy là giả. Ngay cả đệ tử riêng của ông ấy cũng đã trốn mất, khi thấy rằng bây giờ ở lại đó là nguy hiểm. Nếu họ bị bắt... nếu Jesus không được Thượng đế cứu, ai sẽ cứu họ? Những anh chàng đáng thương - họ trốn sạch. Và điều đó là logic.
Jesus nói, "Để ý chí của ngài được thực hiện," chỉ là làm nỗ lực cuối cùng để giữ thể diện. Đây không phải là cách thức của người buông xuôi. Làm sao bạn có thể buông xuôi theo phóng chiếu riêng của bạn được?
Do đó, tôi không dạy bạn lời cầu nguyện; lời cầu nguyện nhất định là đối lập đối xứng. Mong đợi của nó về căn bản là mâu thuẫn: nó yêu cầu bạn buông xuôi, chỉ thế thì nó mới có thể được đáp ứng. Và khi bạn buông xuôi, thế thì cái gì có đó còn lại để được đáp ứng? Nếu có đòi hỏi nào đó vẫn còn cần được đáp ứng, bạn không buông xuôi. Xin thấy ra mâu thuẫn này.
Lời cầu nguyện đang đòi hỏi cái gì đó không thể được từ bạn. Bạn có thể đòi hỏi Thượng đế bất kì cái gì, nhưng trước hết bạn phải buông xuôi một cách toàn bộ. Nhưng nếu bạn buông xuôi một cách toàn bộ thế thì chẳng có vấn đề gì trong việc hỏi. Việc hỏi sẽ tới từ đâu? Ai sẽ đòi hỏi? Và nếu bạn vẫn đòi hỏi, việc buông xuôi bị bỏ lỡ, cho nên lời cầu nguyện không thể được đáp ứng.
Bạn có thấy cơ chế đơn giản của nó không? Lời cầu nguyện có thể được đáp ứng chỉ nếu bạn không hỏi cái gì. Nhưng thế thì cái gì có đó để mà được đáp ứng? Bạn đã không hỏi cái gì ngay chỗ đầu tiên.
Tôi dạy bạn một loại tính tôn giáo khác toàn bộ. Nó là tính tôn giáo của thiền. Bạn không tôn thờ, bạn không cầu nguyện; bạn phải đi vào sâu bên trong cái ta riêng của bạn - cuộc hành trình của tự khám phá. Vấn đề không phải là khám phá Thượng đế. Tại sao bạn theo Thượng đế? Ngài đã làm cái gì sai với bạn? Tha thứ cho ngài, quên ngài đi!
Việc truy hỏi đầu tiên và xứng đáng duy nhất là biết: "Tôi là ai bên trong cơ chế thân-tâm này? Tâm thức này, phép màu này của ý thức là gì?" Phép màu này của nhận biết phải được khám phá ra. Bạn phải bóc con người bạn ra như người ta bóc hành. Liên tục bóc... Bạn sẽ thấy hết tầng nọ tới tầng kia. Và cuối cùng, khi mọi tầng đều đã bị bỏ đi, khử bỏ, bạn sẽ thấy trong tay bạn cái không, thuần khiết, trống rỗng, shunyata. Đó là cốt lõi bản chất của bạn, trung tâm của cơn xoáy lốc.
Bỏ các tầng của củ hành bạn đã bỏ cái chai được tạo ra bởi bạn, bởi xã hội, bởi nền văn hoá, bởi quá khứ, bởi tín ngưỡng, và khi bạn đã bỏ cái chai đi, con ngỗng ở ngoài. Thế thì bạn là vô hạn như bản thân vũ trụ, vĩnh hằng như bản thân vô thời gian.
Bạn có thể gọi nó là tính thượng đế - nó là tính thượng đế. Nó là việc nở hoa cao nhất, vĩ đại nhất của bản thể. Nhưng nó không phải là một Thượng đế ở đâu đó bên ngoài bạn. Bạn không thể cầu nguyện với nó. Bạn có thể là nó, nhưng bạn không thể cầu nguyện với nó, vì nó không tách rời.
Bạn hỏi tôi:
Thế thì tại sao Jesus nói với chúng ta, "Khi ông cầu nguyện, nói... "?
Jesus chưa bao giờ nói điều này cho bạn. Ông ấy đã nói cho loại người khác. Nếu Jesus tới bạn, nhớ một điều: sẽ không có khả năng nào cho trao đổi giữa bạn và ông ấy.
Sẽ có kẽ hở của hai nghìn năm. Và bạn biết rất rõ rằng ngay cả kẽ hở nhỏ giữa bạn và bố bạn cũng gần như không thể bắc cầu qua được. Nói chuyện với bố bạn, và bạn đang nói với bức tường. Bố bạn cảm thấy cùng điều đó: nói chuyện với con là không thể được; dường như không có trao đổi.
Hai nghìn năm là kẽ hở lớn. Nếu Jesus tới ngay bây giờ, ông ấy sẽ có vẻ giống người lùn so với bạn. Bạn sẽ không thể nào hiểu được tại sao người nay đã từng được tôn thờ trong hai nghìn năm... để làm gì? Bạn sẽ không có khả năng đánh giá cao ông ấy chút nào. Bạn sẽ thấy cả nghìn lẻ một lỗi trong ông ấy, rất dễ dàng. Ngay cả người ngu nhất trong các bạn sẽ có khả năng thấy: "Đây mà là người chúng ta đã từng tôn thờ trong hàng nghìn nhà thờ, hàng triệu người đang cầu nguyện ông ấy sao? Đây là người đó sao?"
Nhưng hai nghìn năm tô vẽ liên tục... và đó là công trình của nhà thờ, người theo thượng đế học, triết gia, tu sĩ - họ liên tục làm cho nó được cập nhật, chừng nào họ còn có thể, họ liên tục đặt vào những lớp sơn mới. Nếu bạn đào sâu vào trong các tầng dày này của đau đớn, bạn sẽ thực sự lúng túng. Khi bạn khám phá ra Jesus, bạn sẽ rất thất vọng. Bạn sẽ thấy một người rất bình thường. Vâng, vào những ngày đó ông ấy là phi thường - đó là vấn đề thời gian thôi. Vào những ngày đó ông ấy đã là phi thường vì mọi người thậm chí còn lạc hậu hơn nhiều so với ông ấy.
Nhưng bây giờ bạn đi trước ông ấy hai nghìn năm. Cách ông ấy nói và điều ông ấy nói không dành cho bạn đâu, Prabodh.
Bạn nói:
Ông ấy nói cho chúng ta...
Không, ông ấy không có ý tưởng gì về bạn cả. Điều tôi đang nói là tôi nói cho bạn, nhưng điều Jesus nói, ông ấy nói cho những người của thời ông ấy. Ông ấy không đương đại với bạn, làm sao ông ấy có thể nói gì với bạn được?
Và đây là một trong những vấn đề tôi đương đầu mọi ngày, vì những người tới tôi, hoặc họ đang sống với tàn tích của Jesus hay của Phật hay của Mahavira hay của Krishna hay của Zarathustra. Họ có tàn tích quá khứ của họ, và tôi là người đương đại! Tôi đơn giản nói cho thế kỉ hai mươi, và không chỉ cho đám đông của thế kỉ hai mươi mà cho những người ưu tú của thế kỉ hai mươi - những người có thông minh cao nhất. Do đó, khó hiểu điều tôi nói.
Bạn sống hàng nghìn năm trước. Rất khó tìm ra con người đương đại. Ai đó cổ một nghìn năm, ai đó hai nghìn năm, ai đó ba nghìn năm... Và họ càng già hơn, họ nghĩ họ càng có giá trị hơn. Người Hindu cố gắng chứng minh rằng Veda của họ là kinh sách cổ nhất, dường như đây là cái gì đó vẻ vang. Kinh sách cổ nhất đơn giản nghĩa là bạn đã không di chuyển từ đó, bạn vẫn mang gánh nặng. Các nhà lịch sử nói rằng kinh sách của người Hindu, Veda, cổ năm nghìn năm. Nhưng người Hindu không sẵn sàng chấp nhận nó - họ nói chúng cổ ít nhất chín mươi nghìn năm. Chúng càng cổ càng tốt.
Cùng điều đó là đúng về các tôn giáo khác, dường như mọi cái cổ là vàng. Thực ra, cuộc sống bao giờ cũng mới, tươi tắn, tươi tắn như giọt sương trong ánh nắng mặt trời trên lá sen, tươi như vì sao, tươi như con mắt của đứa trẻ mới sinh, tươi như tiếng hót của chim ngay bây giờ.
Cuộc sống chỉ biết một thời gian, đó là bây giờ.
Jesus không nói cho bạn, ông ấy không thể nói được - ông ấy không có ý tưởng gì về bạn, ông ấy không thể quan niệm được về bạn. Nhưng ông ấy đang nói cho người riêng của ông ấy, và người của ông ấy đã sống với những ý tưởng này. Ông ấy diễn giải các khái niệm Do Thái về tôn giáo.
Ông ấy đang nói, "Cho chúng con bánh mì hàng ngày. Tha thứ cho chúng con về sự xúc phạm của chúng con. Dẫn chúng con không bị cám dỗ, nhưng giải thoát chúng con khỏi quỉ."
Bây giờ, với tôi tất cả những điều đó chỉ là rác rưởi cực kì.
"Cho chúng con bánh mì hàng ngày."
Trong quá khứ, nhân loại đã từng rất nghèo. Toàn thể quá khứ đã là việc chết đói dài, đói, bệnh, nạn đói, ngập lụt - đủ loại bệnh tật. Chính phép màu làm sao con người đã sống sót bằng cách nào đó.
Ở các nước như Ấn Độ, đó vẫn còn là hoàn cảnh. Do đó, bạn sẽ thấy một điều xảy ra: cốt lõi thông minh của thanh niên phương Tây đang chuyển ngày càng nhiều hướng tới thiền, nhưng quần chúng phương Đông đang quay ngày cành nhiều sang những thứ như Ki tô giáo. Người Ấn Độ thích Mẹ Teresas ở Ấn Độ hơn tôi. Cũng là tự nhiên, vì bánh mì được cần. Nếu bạn nhìn quanh Ấn Độ, bạn sẽ thấy chỉ người nghèo được cải đạo sang Ki tô giáo; không một người giầu nào được cải đạo sang Ki tô giáo. Người ăn xin, con côi, quả phụ, thổ dân, những người không thể xoay xở thậm chí một bữa ăn hàng ngày - họ đang được cải đạo sang Ki tô giáo. Nó hấp dẫn họ vì bánh mì là vấn đề của họ.
Jesus nói, "Cho chúng con bánh mì hàng ngày."
Chúng ta phải tạo ra nó; không có người nào đem nó cho chúng ta. Đó là công việc của khoa học; tôn giáo chẳng liên quan gì tới điều đó. Chúng ta nên bắt đầu những đường phân ranh giới: cái gì có thể được làm bởi khoa học nên được làm bởi khoa học, cái gì có thể được làm bởi công nghệ nên được làm bởi công nghệ. Nếu xe hơi của bạn dừng lại và bạn hết xăng, bạn không quì xuống cạnh xe và bắt đầu cầu nguyện, "Cho chúng con xăng hàng ngày." Điều đó sẽ là ngu xuẩn như lời cầu nguyện này. Bạn biết bạn phải tìm trạm xăng! Đây không phải là cách thức - nó sẽ không xảy ra.
Nhưng các tu sĩ đã từng cố gắng từ lâu để làm ra tôn giáo chi phối cả đời bạn - từ bánh mì cho tới Thượng đế. Họ rất sợ phân chia; do đó, họ chống lại khoa học, chống lại công nghệ.
Bertrand Russell là đúng khi ông ấy nói, "Nếu toàn thể nhân loại được nuôi dưỡng tốt, được cho ăn đủ, lời cầu nguyện kiểu này - 'Cho chúng con bánh mì hàng ngày' - sẽ trở thành tuyệt đối vô tích sự." Sẽ không có nhu cầu chút nào! Và với điều đó, nhà thờ của bạn, đền chùa của bạn, tu sĩ của bạn, sẽ bắt đầu mất quyền lực của họ. Họ đã sở hữu nhân loại bởi lí do đơn giản là họ đã không cho phép khoa học và công nghệ cải thiện số phận bạn.
Ở Ấn Độ, Mahatma Gandhi đã chống lại khoa học. chống lại những khoa học rất cần thiết nữa. Ông ấy chống lại tầu hoả, điện tín, bưu điện, điện. Ông ấy muốn đất nước này sống ít nhất là nguyên thuỷ như mọi người vẫn sống mười nghìn năm trước. Điều duy nhất mà ông ấy chấp nhận như phát minh khoa học lớn lao nhất là bánh xe đánh chỉ. Và ông ấy được tôn thờ như một mahatma.
Với tôi, ông ấy phạm tội, tội còn lớn hơn tội của Adolf Hitler nhiều. Nhưng tội của ông ấy là rất tinh vi. Bạn không thể phát hiện được nó bởi vì ông ấy đang nói huyên thuyên theo kiểu tôn giáo: "Người ta phải tin cậy Thượng đế - tại sao người ta phải tin cậy khoa học?"
Nhấn mạnh của tôi là: cuộc sống là hiện tượng đa chiều, và chúng ta nên rất rõ ràng về sự phân chia. Âm nhạc nên được nhạc sĩ chăm nom, không phải bởi nhà toán học. Nhảy múa nên được chăm nom bởi vũ công, không bởi nhà hoá học. Thơ ca nên được chăm nom bởi nhà thơ, không bởi nhà sinh lí học. Khoa học có đóng góp riêng của nó - nó là thông minh của con người. Không có nhu cầu về bất kì lời cầu nguyện nào, chúng ta có thể cung cấp cho trái đất này một thiên đường, nhưng chúng ta sẽ không có khả năng đó chừng nào chúng ta chưa dừng mọi loại vô nghĩa mà chúng ta được chất đầy.
Nhưng đây đã từng là chiến lược của tu sĩ. Ông ấy có thể chi phối bạn chỉ nếu bạn nghèo, ông ấy có thể chi phối bạn chỉ nếu bạn chết đói - vì khi bạn nghèo và chết đói và khổ, bạn nhất định sụp xuống chân ông ấy vì ông ấy là trung gian giữa Thượng đế và bạn. Bạn không biết địa chỉ nào về nơi Thượng đế sống, ngài nói ngôn ngữ gì. Đó là tri thức chuyên gia của tu sĩ. Ông ấy biết Thượng đế nói tiếng Phạn, và ông ấy không cho phép bạn học tiếng Phạn nữa, vì nếu bạn học tiếng Phạn thế thì ông ấy sẽ không được cần tới. Ông ấy biết Thượng đế nói tiếng Xi ry, tiếng Do Thái; ông ấy sẽ không cho phép bạn học tiếng Xi ry và tiếng Do Thái. Nếu bạn học chúng thế thì ông ấy sẽ bị phơi ra, bởi vì chẳng có gì trong tiếng Xi ry hay tiếng Do Thái hay tiếng Phạn, chẳng cái gì có giá trị gì.
Nhưng nếu bạn không biết những ngôn ngữ đó bạn vẫn còn là người dốt nát; và ông ấy liên tục giả vờ là người trí huệ nhất. Ông ấy có thể liên tục dẫn bạn đi - người mù đang dẫn người mù khác. Và quyền lực của ông ấy phụ thuộc vào bạn, và ông ấy đã trở nên rất tinh ranh. Hàng thế kỉ khai thác đã cho ông ấy toàn thể mánh khoé, nghệ thuật, cái mẹo của việc khai thác bạn.
Sigmund Steinberg, nhà nhập khẩu nổi tiếng găng tay phụ nữ, bất ngờ ghé thăm giáo sĩ của ngôi đền của mình. Nhân vật đó quá hài lòng khi gặp một giáo dân giầu có không thể tưởng, người thường làm đóng góp nhiều thay cho điều ông ấy vắng mặt và nhiệt tâm tôn giáo. Tuy nhiên, lần này, chuyến đi tới ngôi đền dành cho một lí do hoàn toàn tôn giáo, nếu không nói là bất thường.
"Giáo sĩ ơi," Steinberg bắt đầu sau thái độ hoà nhã thông thường, "tôi tới đây để gặp ông về ai đó gần gũi nhất và thân thiết nhất với tôi. Con chó xù nhỏ bé của tôi, của riêng tôi, con chó đáng yêu của tôi, ba lần vô địch của tôi, giải ba Tu viện Westminster Abbey, đang sắp tới tuổi mười ba Tisha B'Av, và tôi muốn, giáo sĩ ơi, ông nên tỏ chức buổi lễ cho nó."
Giáo sĩ giật mình lùi lại. "Nhưng ông Steinberg thân mến của tôi, điều đó là không thể được. Trong lịch sử Do Thái giáo chưa bao giờ có chuyện như vậy. Nó sẽ là vụ bê bối. Ngôi đền sẽ trở thành trò cười. Giáo phẩm của tôi sẽ bị rút lại. Hội phụ nữ từ thiện sẽ bị giải tán. Chiến dịch xây nhà sẽ bị dừng lại. Người không phải là Do Thái sẽ như cuồng loạn. Và ban giám đốc chắc sẽ tóm cổ tôi."
Steinberg thản nhiên. Không nhiều hơn cái nháy mắt, ông ấy nói thẳng với giáo sĩ lần nữa. "Với cơ hội này, tôi sẽ cúng dường cho ngôi đền số tiền, bằng tiền mặt, là năm nghìn đô la."
"Ông Steinberg ơi;' giáo sĩ tươi cười, "sao ông không nói cho tôi ngay từ đầu rằng con chó là chó Do Thái?"
Những người này đã trở nên thực sự tinh ranh. Toàn thể nỗ lực của họ là vẫn còn trong quyền lực, và điều cần thiết nhất để vẫn còn trong quyền lực, để vẫn còn giầu, để vẫn còn trong chi phối, là giữ cho nhân loại khổ. Đó là chiến lược đơn giản; bất kì người nào có mắt đều có thể thấy được nó. Cứ nghĩ về một thế giới nơi mọi người đều phúc lạc, cực lạc, nơi mọi người đang sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc với điệu vũ và với bài ca... Tôn giáo già của bạn sẽ còn lại được bao nhiêu? Bao nhiêu đền chùa và nhà thờ và giáo đường sẽ có khả năng sống sót? Chúng sẽ bắt đầu biến đi như khói.
Khi khổ của bạn biến mất, cái gọi là tôn giáo của bạn sẽ biến mất. Chúng là thuốc phiện cho mọi người; chúng đã từng giữ cho bạn trong trạng thái vô ý thức tinh vi. Chúng đang cho bạn hi vọng lớn. Những hi vọng đó không là gì ngoài ma tuý, còn nguy hiểm hơn bất kì ma tuý hoá chất nào. Chúng đã đánh ma tuý cho toàn thể nhân loại.
Jesus nói, "Cho chúng con bánh mì hàng ngày. Tha thứ cho chúng con về sự xúc phạm của chúng con."
Xúc phạm gì? Nhưng toàn thể tôn giáo đã sống với ý tưởng về tội lỗi.
Và tội của Adam và Eve là gì? - ở chỗ họ đã không vâng lời. Không vâng lời không phải là tội, không vâng lời là một phần của trưởng thành. Từng đứa trẻ đều phải không vâng lời bố mẹ nó, sớm hay muộn - và càng sớm càng tốt, vì cuộc sống là ngắn. Bạn phải không phí thời gian của bạn. Người ta phải học cách nói không một cách dứt khoát, chỉ thế thì một điểm nảy sinh khi người ta có thể nói có. Không có khả năng nói không, không ai có khả năng nói có. Không vâng lời là nền tảng trong đó vâng lời thực nở hoa.
Và nếu bất kì ai chịu trách nhiệm cho tội lỗi nguyên thuỷ thế thì đó là Thượng đế, không phải là con rắn tội nghiệp - nó là phúc lành lớn nhất của nhân loại, vị cứu tinh thực đầu tiên, vì nó đã cám dỗ Adam và Eve và bảo họ không vâng lời. Nó đã là thầy đầu tiên. Không có nó chắc đã không có nhân loại, không Jesus, không Phật, không Khổng Tử, không Lão Tử. Toàn thể công trạng phải tính cho con rắn tội nghiệp này. Và nguyên nhân của toàn thể tội này là bản thân Thượng đế - ngài đã cấm đoán...
Vườn Eden là vườn lớn. Chỉ có hai cây; ngài sợ Adam và Eve có thể bắt đầu ăn quả của chúng. Một cây là cây tri thức và cây kia là cây cuộc sống. Bây giờ, tại sao Thượng đế phải sợ họ biết và sống?
Bạn có thể thấy toàn thể chiến lược của tu sĩ. Ông ta sợ hai điều: việc biết và việc sống. Ông ta ngăn cản bạn khỏi việc biết để cho ông ta vẫn còn là người biết, và ông ta ngăn cản bạn khỏi việc sống để cho bạn bao giờ cũng sụp xuống chân ông ta cầu xin: "Cho chúng con bánh mì hàng ngày." Ông ta không cho phép bạn sống một cách toàn bộ, mãnh liệt. Ông ta cản trở bạn theo đủ mọi cách; ông ta làm què quặt bạn, ông ta làm tê liệt bạn. Và toàn thể câu chuyện bắt đầu trong Vườn Eden.
Thượng đế dường như là tu sĩ thứ nhất. Tại sao ngài sợ họ biết? Ngài đáng phải ban phúc lành thực sự cho họ chứ; ngài đáng phải bảo Adam và Eve, "Điều đầu tiên các con phải làm là đi tới hai cây này; chúng có giá trị nhất. Biết - biết cuộc sống trong tính toàn bộ của nó, biết điều huyền bí của nó, thám hiểm đi. Đi từ cái biết tới cái không biết, từ cái không biết tới cái không thể biết - đi trên cuộc hành hương dài. Không cái gì nên bị bỏ lại mà không được biết. Các con nên trở thành một phần của toàn thể điều huyền bí của vũ trụ này." Điều đó đáng là lời khuyên đầu tiên của ngài nếu ngài đã thực sự yêu, từ bi.
Và ngài đáng phải bảo họ, "Sống đi - và sống một cách đam mê vào, và sống một cách toàn bộ vào! Sống một cách mãnh liệt, sống một cách cực lạc! Đây là hai cây các con không nên bỏ lỡ."
Nếu mà tôi ở vị trí của ngài, đây sẽ sẽ lời khuyên của tôi: "Sống dưới những cây này đi. Các con có thể tận hưởng các cây khác bất kì lúc nào các con muốn - chỉ để thay đổi các con có thể đi bất kì đâu - nhưng hai cây này không nên bị quên lãng." Thay vì bảo họ điều này, Thượng đế nói, "Không được ăn từ cây tri thức." Tại sao? Ngài có sợ rằng nếu Adam và Eve trở thành người biết thế thì họ sẽ tương đương với ngài không? Ngài có sợ Adam và Eve trở thành chư Phật, được thức tỉnh không?
Việc biết tới qua thiền, nhớ lấy. Cây của việc biết là cây của thiền, và Thượng đế cấm thiền. Việc biết tới khi bạn đi sâu hơn vào trong bản thể của bạn; khi bạn đã đạt tới chính cốt lõi, việc biết bùng nổ. Bạn trở nên bị ngập với ánh sáng vô hạn.
Và cùng điều đó là đúng về việc sống: bạn càng biết nhiều, bạn càng sống nhiều; bạn càng sống nhiều, bạn càng biết nhiều. Chúng đi cùng nhau, tay trong tay, nhảy múa. Việc biết và việc sống là hai mặt của cùng một đồng tiền; cả hai xảy ra cho thiền nhân. Nhưng tôn giáo dựa trên sợ lại sợ cả hai.
Và đây là toàn thể giáo huấn của tôi ở đây: biết và sống. Sống không sợ, biết không ngại.
Và con rắn dường như là tuyệt đối đúng vì nó nói với Adam và Eve, "Thượng đế sợ đấy. Nếu các anh chị ăn từ cây này các anh chị sẽ trở thành giống như các thượng đế - thế thì sẽ không có tính cao siêu, các anh chị sẽ tương đương với Thượng đế. Và nếu các anh chị ăn từ quả của cây cuộc sống, các anh chị sẽ trở thành bất tử, cũng như các thần là bất tử. Và Thượng đế sợ. Ngài muốn giữ các anh chị trong sự khuất phục."
Bây giờ ai đã phạm tội? Ai đã vi phạm - Thượng đế, hay Adam va Eve? Nhưng Jesus vẫn nghĩ dưới dạng của quá khứ mục ruỗng. Ông ấy vẫn nghĩ rằng con người đã vi phạm.
Tôi không thấy... bất kì cái gì bạn đang làm đều tự nhiên. Bạn phạm phải vi phạm nào? Bản năng mà bạn đang sống được tự nhiên trao cho. Dục của bạn là món quà từ tự nhiên, niềm vui của bạn trong thức ăn nuôi dưỡng là một phần của tự nhiên của bạn. Bạn muốn sống đẹp, bạn muốn yêu và sống thoải mái. Bạn muốn có vườn đẹp quanh nhà bạn, bạn muốn có bể bơi nước ấm. Bạn muốn yêu người đàn ông hay đàn bà. Tôi không thấy có vi phạm nào. Bạn không phạm tội nào, bạn đơn giản tuân theo bản tính của bạn, xu hướng tự phát của bạn.
Nhưng tôn giáo đã kết án bạn, hoàn toàn kết án bạn. Họ đã kết án mọi thứ là tự nhiên, và qua kết án đó họ đã tạo ra mặc cảm trong bạn. Toàn thể trái tim bạn đầy mặc cảm. Mặc cảm đó kéo bạn lại; nó không cho phép bạn sống bất kì cái gì một cách toàn bộ. Nó không cho phép điệu vũ của bạn đạt tới đỉnh của nó, cao trào của nó. Nó không cho phép bạn hát và kêu và hân hoan. Nó kìm nén bạn.
Tôi không thể hỗ trợ cho bất kì kiểu ý tưởng nào như vậy.
Jesus nói, "Dẫn chúng con không bị cám dỗ..."
Ông ấy đang nói về cám dỗ gì? Cám dỗ gì có đó? Cuộc sống đơn giản thế! Nhưng bạn có thể dán nhãn là cám dỗ, thế thì chúng trở thành cám dỗ.
Chẳng hạn, tôi được sinh ra trong gia đình người Jaina - không may, nhưng chẳng cái gì có thể được làm về nó. Người ta phải chọn một quốc gia không may này khác. Mãi cho tới tám tuổi tôi đã không nếm cà chua đáng thương nào, vì người Jaina là tuyệt đối ăn chay và cà chua đáng thương có mầu của thịt - chỉ mầu sắc! Không có gì trong nó, nhưng chính mầu sắc là đủ cho người Jaina cảm thấy kinh tởm. Cà chua không được mang vào nhà tôi; tôi đã không nếm chúng.
Khi tôi được tám tuổi, tôi đi ăn ngoài trời với vài người bạn Hindu. Tôi là người Jaina duy nhất và họ toàn là người Hindu. Và mãi cho tới lúc đó tôi đã không ăn ban đêm nữa, vì người Jaina không ăn ban đêm - đó là tội lớn vì trong đêm muỗi có thể rơi vào thức ăn của bạn, sâu bọ nào đó có thể bò vào, và một cách không chủ ý bạn có thể ăn cái gì đó đang sống. Điều đó sẽ lôi bạn xuống địa ngục. Cho nên người ta phải ăn trong ngày khi ánh sáng là tuyệt đối rõ ràng. Người ta thậm chí phải không uống nước trong đêm, vì trong đêm - ai biết? - không có nỗ lực có ý thức về phần bạn, cái gì đó có thể bị giết.
Cho nên tôi đã không ăn trong đêm và tôi đã không nếm món cà chua mãi cho tới mười tám tuổi. Chúng là cám dỗ lớn. Tôi đã thấy cà chua ở chợ, và chúng thực sự cám dỗ - ngồi có tính thiền thế, định tâm thế, tiếp đất thế. Khoai tây cũng không được phép trong gia đình người Jaina vì chúng mọc dưới đất, và bất kì cái gì mọc trong bóng tối đều nguy hiểm cho ăn vì nó sẽ mang bóng tối tới linh hồn bạn.
Khi tôi đi cùng nhóm ăn ngoài trời này tới ga trên núi, tất cả bạn bè tôi đều thích thú lắm với cảnh núi non và cái đẹp và lâu đài tới mức không ai vội vàng chuẩn bị thức ăn. Và tôi đã là người lười từ chính lúc đầu - tôi không thể nấu thức ăn được. Tôi có thể nấu nhiều thứ khác... nhưng tôi không thể nấu thức ăn được, thậm chí không nấu được nước trà cho tôi. Cho nên tôi phải đợi cho bất kì khi nào họ quyết định.
Tôi cảm thấy đói - cuộc hành trình, việc đi lại, và không khí tươi mát của vùng núi. Tôi cảm thấy đói và đêm tới gần hơn, và tôi cũng cảm thấy sợ: "Cái gì sẽ xảy ra? Nếu họ nấu thức ăn trong đêm, thế thì tôi sẽ phải ngủ không có thức ăn." Và dạ dầy tôi đau.
Thế rồi họ bắt đầu nấu thức ăn. Và cám dỗ lớn: cà chua, khoai tây, và mùi thơm của thức ăn. Tôi vẩn vơ giữa cám dỗ và đức hạnh. Một khoảnh khắc tôi quyết định "Tốt hơn cả là đi ngủ một đêm mà không ăn - người ta không thể chết được - thay vì chịu địa ngục và ngọn lửa địa ngục chỉ vì vài quả cà chua và khoai tây."
Nhưng thế rồi cơn đói là quá nhiều. Và thế rồi biện minh bắt đầu tới với tôi: nếu mọi bạn tôi đều xuống địa ngục, tôi sẽ làm gì trên cõi trời? Tốt hơn cả là ở cùng bạn bè dưới địa ngục hơn là ở cùng những thánh Jaina ngu xuẩn trên cõi trời. Ít nhất ở địa ngục mình cũng có thể nấu cà chua, khoai tây, mình có thể ăn ngon, có đủ lửa. Thậm chí tôi có thể nấu được ở đó!
Và tất cả họ đều thuyết phục tôi: "Không có ai khác ở đây, và chúng tôi sẽ không nói với gia đình bạn đâu. Không ai sẽ bao giờ đi tới biết rằng bạn đã ăn trong đêm, rằng bạn đã ăn cà chua hay khoai tây."
Miễn cưỡng, ngần ngại, tôi đồng ý. Nhưng tôi không thể ngủ được cho tới khi tôi nôn ra vào giữa đêm. Không ai nôn cả - tất cả họ đều ngủ và ngáy - chỉ mỗi tôi nôn. Đó là do tâm lí của tôi, vì tôi đã chịu đựng từ ý tưởng rằng tôi đã phạm tội. Không phải là cà chua làm tôi nôn đâu, đó là thái độ của tôi. Và ngày hôm đó sự việc trở thành rõ ràng, tuyệt đối rõ ràng, rằng bạn có thể sống cuộc sống một cách toàn bộ chỉ nếu bạn bỏ mọi thái độ. Bằng không bạn sẽ sống một cách bộ phận, và sống một cách bộ phận là không sống chút nào.
Tôi không thể hỗ trợ cho lời cầu nguyện này.
Jesus nói, "Dẫn chúng con không bị cám dỗ..."
Một điều là chắc chắn: rằng Jesus đang cảm thấy cám dỗ này, bằng không sao có lời cầu nguyện này? Ông ấy cảm thấy rằng Thượng đế đang dẫn ông ấy đi vào trong cám dỗ. Và nếu Thượng đế đang dẫn đi, sao không buông xuôi? Thế thì lời cầu nguyện thực chắc đã là: "Dẫn chúng con thực sự vào trong cám dỗ toàn bộ. Khi ngài dẫn đi, sao làm nó nửa vời? Khi ngài đã quyết định dẫn đi, thế thì dẫn chúng con đi một cách toàn bộ!"
Ông ấy bị cám dỗ; lời cầu nguyện của ông ấy là khẳng định tuyệt đối về cám dỗ của ông ấy. Và điều đó là tự nhiên - ông ấy là con người hệt như bạn, sống động như bạn. Và ông ấy phải đã cảm thấy mọi cái thích tự nhiên, cái không thích. Ông ấy phải đã yêu mọi thứ, ông ấy phải đã ưa thích mọi thứ. Nhưng ông ấy sợ - quá khứ đè nặng lên ông ấy.
"Dẫn chúng con không bị cám dỗ, nhưng giải thoát chúng con khỏi quỉ."
Không có quỉ, do đó không cần được giải thoát khỏi bất kì cái gì. Chỉ có một thứ và đó là trạng thái vô ý thức, không biết, vô nhận biết. Tôi sẽ không gọi nó là quỉ - nó là tình huống, thách thức, phiêu lưu. Nó không phải là quỉ. Sự tồn tại không phải là quỉ, sự tồn tại là cơ hội cho trưởng thành. Và, tất nhiên, cơ hội để trưởng thành là có thể chỉ nếu bạn bị cám dỗ theo cả nghìn cách, nếu bạn được gọi bởi khát vọng không biết, nếu ham muốn vô cùng trong này nảy sinh để khám phá... Và điều duy nhất mà có thể ngăn cản bạn là vô thức, vô nhận biết. Điều đó nữa cũng là thách thức lớn - để chinh phục.
Trở nên ý thức nhiều hơn, trở nên nhận biết nhiều hơn, trở nên sống động hơn đi. Để cho mọi nước cam lồ của bạn chảy. Đừng giữ bản thân bạn lại. Kính trọng bản tính của bạn, yêu bản thân bạn, và đừng lo nghĩ về những thứ không cần thiết. Không lo nghĩ, đi vào trong chiều dầy của cuộc sống, thám hiểm nó. Vâng, bạn sẽ phạm nhiều sai lầm - vậy thì sao? Người ta học qua phạm sai lầm. Vâng, bạn sẽ đi vào trong nhiều sai sót - vậy thì sao? Chính là chỉ bằng việc đi vào trong sai lỗi mà người ta đi tới cánh cửa đúng. Trước khi người ta gõ và cánh cửa đúng, người ta phải gõ cả nghìn cánh cửa sai. Đó là một phần của trò chơi, một phần của vở kịch.
Ông và bà Goldberg tằn tiện và tiết kiệm để cho đứa con trai cả của họ vào đại học. Ít nhất, họ có tiền và quyết định cho nó vào trường nội trú trí thức miền Đông tốt. Họ tiễn nó lên tầu hoả, và nói lời chào tạm biệt nó đầy nước mắt.
Vài tháng sau, cậu trở về nhà nhân dịp kì nghỉ Christmas. Bố mẹ quá vui mừng đón con họ Sammy quay về với họ. Bà mẹ đón mừng cậu với: "Samelah, ồ, mừng quá gặp con."
"Mẹ ơi' cậu đáp, "đừng gọi con là Samelah. Sau rốt, con là người lớn bây giờ, và con ước mẹ sẽ gọi con là Samuel."
Bà ấy xin lỗi và hỏi, "Mẹ hi vọng con chỉ ăn thức ăn kiêng trong khi con ở xa chứ?"
"Mẹ ơi, chúng ta đang sống trong thời đại hiện đại, và điều hoàn toàn phi lí là bám lấy các tín ngưỡng thế giới cổ. Con mê đắm với mọi kiểu thức ăn, dù ăn kiêng hay không ăn kiêng, và tin con đi, tốt hơn cả là mẹ thôi nó đi nếu mẹ vẫn ăn kiêng."
"Được, nói cho mẹ, ít nhất thỉnh thoảng con có đi tới giáo đường để đưa ra lời cầu nguyện cám ơn không?"
Cậu con trai đáp, "Thực sự, mẹ có cảm thấy một cách trung thực khi đi vào trong giáo đường mà mẹ giao thiệp với số phần trăm lớn những người không phải Do Thái là điều đúng cần làm không? Một cách trung thực, mẹ ơi, hỏi con điều đó thực sự là không công bằng."
Tại điểm này, bà Goldberg, nén lại giận dữ, nhìn vào đứa con trai cả của mình và nói, "Nói cho mẹ, Samuel, con vẫn còn được cắt bao qui đầu chứ?"
Quá khứ liên tục treo quanh bạn. Nó là cầm tù. Nếu bạn là người Do Thái hay người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Jaina hay Phật tử, bạn không thực sự là người. Bạn chết rồi, bạn là cái xác - dù có cắt bao qui đầu hay không.
Người ta trở nên sống động chỉ khi người ta tự do hoàn toàn với quá khứ. Ở trong hiện tại là cách duy nhất để sống động.
Prabodh, những lời cầu nguyện này không là gì ngoài phóng chiếu và ham muốn của những người có xu hướng sợ sệt. Tôi dạy bạn yêu chứ không sợ.
Trong mọi ngôn ngữ của thế giới, người tôn giáo được gọi là sợ thượng đế. Điều đó là cách diễn đạt xấu; nó nên bị bỏ đi. Điều không thể được cho người tôn giáo là sợ thượng đế vì người đó không thể có sợ được. Người tôn giáo đơn giản sống một cách đáng yêu - không từ sợ.
Đây là tất cả những lời cầu nguyện từ sợ:
"Cho chúng con bánh mì hàng ngày. Tha thứ cho chúng con về sự xúc phạm của chúng con. Dẫn chúng con không bị cám dỗ, nhưng giải thoát chúng con khỏi quỉ."
Bỏ mọi thứ này đi. Sống động hơn chút ít đi, đương đại hơn chút ít đi.
Henry tham gia chuyến đi săn đầu tiên của mình. Khi anh ta quay lại văn phòng của mình, đối tác của anh ta Morris không thể đợi để nghe được tất cả về chuyến đi. Henry bảo anh ta, "Này, tôi đi vào rừng cùng người hướng dẫn. Anh biết tôi, hai phút trong rừng, tôi bị lạc. Tôi bước đi cực kì yên tĩnh, thì đột nhiên một con gấu lớn nhất mà anh đã từng thấy đứng ngay trước tôi. Tôi quay xung quanh và chạy nhanh nhất có thể được và con gấu kia, nó chạy thậm chí còn nhanh hơn.
"Ngay khi tôi cảm thấy hơi thở nóng hổi của nó trên cổ tôi, nó trượt chân và ngã. Tôi nhảy qua suối và cứ chạy, nhưng tôi mất hơi và chắc là con gấu đang lại gần tôi lần nữa. Nó gần như ở trên tôi thì nó lại trượt chân và ngã. Tôi tiếp tục chạy và cuối cùng tôi thấy bản thân mình ở chỗ trống của rừng. Con gấu đang chạy nhanh hết sức nó và tôi biết tôi không còn cơ hội. Tôi thấy một thợ săn khác và kêu lên xin giúp đỡ và ngay lúc đó con gấu lại trượt chân và ngã. Người hướng dẫn của tôi có thể nhắm và anh ta bắn con gấu và giết nó."
Morris nói, "Henry, đó đúng là một câu chuyện. Anh là người rất bạo dạn. Nếu điều đó xảy ra cho tôi, tôi chắc đã vãi ra quần."
Henry nhìn anh ta và nhún vai, "Morris, anh nghĩ gì về con gấu cứ trượt chân hoài?"
Con người đã sống trong sợ hãi - đây là lúc đặt dấu chấm hết cho nó. Nhân loại cần bình minh mới, một cái nhìn mới toàn bộ.
Jesus nói Thượng đế là yêu. Tôi muốn thay đổi nó. Tôi muốn nói yêu là Thượng đế. Khi bạn nói Thượng đế là yêu, yêu chỉ một trong các phẩm chất của Thượng đế; ngài có thể có các phẩm chất khác: trí huệ, công bằng, vân vân. Với tôi, yêu là Thượng đế; tính thượng đế chỉ là một trong các phẩm chất của yêu. Không có Thượng đế khác hơn hương thơm của yêu. Nhưng hương thơm có thể nảy sinh chỉ trong thiền sâu sắc, không trong lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện bốc mùi của sợ.
Tôi biết hoàn toàn rõ rằng nói cái gì ngược lại Jesus hay Phật hay Krishna làm tổn thương bạn, nhưng tôi không thể đừng được nó. Nếu nó gây đau, nó gây đau. Và thay vì cảm thấy chua cay về điều tôi nói, suy ngẫm về nó đi, thiền về nó đi. Vì tôi không quan tâm tới biện minh chống lại bất kì ai. Tôi có tình yêu vô cùng với Jesus, Phật, Mahavira, Krishna. Họ là những người đẹp, nhưng thời của họ đã chấm dứt rồi.

Chúng ta cần sáng suốt mới, cánh đồng cỏ mới, chiều hướng mới. Và những chiều hướng mới này nhất định đi ngược lại tâm trí cũ rích, mục ruỗng của chúng ta. Cho nên khi nó gây đau, nhớ lấy: không phải là chân lí gây đau bạn - chính dối trá riêng của bạn mà bạn đã từng níu bám vào mới gây đau. Bất kì khi nào bạn phải chọn giữa chân lí và dối trá, dũng càm và chọn chân lí đi, vì đó là cách duy nhất để sống, cách duy nhất để biết, cách duy nhất để hiện hữu.
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post