Read more
Câu hỏi thứ nhất
Osho ơi, theo một lí thuyết rất mới đây
trong vật lí thiên văn, mọi nguyên tử tồn tại trong thân thể hay xây dựng nên mọi
thứ vật chất quanh chúng ta đều tới từ vòng tròn vũ trụ qua đó nó phải đi ít nhất
hai lần. Tuy nhiên, sự kiện này không giúp tôi cảm thấy là một phần của vũ trụ.
Osho ơi, là nhà khoa học, tôi có bao giờ có cơ hội kinh nghiệm điều huyền bí
này không?
Walter Hultzsch, khoa học là việc
giải huyền bí của sự tồn tại, do đó tuyệt đối không thể nào cảm thấy bất kì
nghĩa nào của điều huyền bí qua khoa học; chính phương pháp của khoa học ngăn cấm
nó. Điều đó giống như ai đó mù đang cố nhìn qua tai, hay ai đó điếc đang cố
nghe nhạc qua mắt: chính phương pháp trở thành rào chắn.
Khoa học có phương pháp luận
xác định và điều đó làm cho nó bị giới hạn; nó cho nó đường phân ranh, định
nghĩa. Và điều tuyệt đối cần thiết cho khoa học là được xác định, bằng không sẽ
không có khác biệt chút nào giữa khoa học và thiền, giữa khoa học và tâm thức
tôn giáo.
Khoa học nghĩa là được xác định,
được tuyệt đối xác định, về các sự kiện. Và nếu bạn rất xác định về các sự kiện
thế thì bạn không thể cảm thấy điều huyền bí được - bạn càng xác định điều huyền
bí càng bay hơi. Bí ẩn cần tính mơ hồ nào đó; bí ẩn cần cái gì đó không xác định,
không được vạch ranh giới. Khoa học có tính sự kiện; điều huyền bí không mang tính
sự kiện, nó mang tính tồn tại.
Sự kiện chỉ là một phần của sự
tồn tại, phần rất nhỏ, và khoa học giải quyết với các bộ phận vì giải quyết với
các bộ phận là dễ hơn. Chúng là nhỏ hơn, bạn có thể phân tích chúng, bạn không
bị tràn ngập bởi chúng, bạn có thể sở hữu chúng trong tay, bạn có thể mổ xẻ
chúng, bạn có thể dán nhãn chúng, bạn có thể tuyệt đối chắc chắn về phẩm chất,
số lượng, khả năng của chúng - nhưng trong chính quá trình đó điều huyền bí bị
giết chết.
Khoa học là kẻ sát hại điều huyền
bí.
Nếu bạn muốn kinh nghiệm điều
huyền bí bạn sẽ phải đi vào qua cánh cửa khác, từ một chiều hướng khác toàn bộ.
Chiều hướng của tâm trí là chiều hướng của khoa học, và chiều hướng của thiền
là chiều hướng của điều huyền bí, điều bí ẩn.
Thiền làm mọi thứ thành không
xác định. Thiền đem bạn vào cái không biết, cái không được lập bản đồ. Thiền
đem bạn dần dần, dần dần vào trong một loại tan biến nơi người quan sát và cái
được quan sát trở thành một. Bây giờ, điều đó là không thể được trong khoa học.
Người quan sát phải là người quan sát và cái được quan sát phải là cái được
quan sát và phân biệt rạch ròi phải được duy trì liên tục. Thậm chí không một
khoảnh khắc nào bạn phải quên bản thân mình, thậm chí không một khoảnh khắc nào
bạn phải trở nên quan tâm, tan biến, tràn ngập, đam mê, yêu thương hướng tới đối
thể của việc truy hỏi của bạn. Bạn phải tách rời, bạn phải rất lạnh nhạt - lạnh
nhạt, tuyệt đối dửng dưng. Và dửng dưng giết chết điều bí ẩn.
Giữa thế giới của thiền và tâm
trí có chiếc cầu; chiếc cầu đó gọi là trái tim. Trái tim ở đích xác giữa cả
hai. Do đó, nhà thơ sống trong mảnh đất tranh tối tranh sáng: cái gì đó của ông
ấy có thể có tính khoa học và cái gì đó của ông ấy có thể có tính huyền hoặc.
Nhưng đó là lo âu của nhà thơ nữa, vì ông ấy sống trong hai chiều, đối lập đối
xứng lẫn nhau. Do đó, nhà thơ có xu hướng phát điên, có xu hướng tự tử; họ bao
giờ cũng được biết tới hơi chút điên rồ, gàn dở. Cái gì đó về họ vẫn còn nổi
đoá bởi lẽ đơn giản là họ không lắng đọng vào chỗ nào. Họ không trong thế giới sự
kiện không trong thế giới của sự tồn tại; họ ở trong tình trạng lấp lửng.
Nhà thơ có thể có hương vị nào
đó của điều huyền bí, nhưng điều đó nữa cũng chỉ hiếm khi; nó tới và đi. Nhà
huyền môn sống ở đó, nhà thơ chỉ thỉnh thoảng nhảy lên và cảm thấy niềm vui của
việc nhảy bên ngoài lực hấp dẫn. Nhưng trong vòng một phút hay trong vài giây
ông ấy quay lại, lại bị các lực hấp dẫn kéo lại.
Thơ ca là một loại nhảy đi nhảy
lại đây đó. Thỉnh thoảng bạn ở trên trời, trong một khoảnh khắc bạn cảm thấy dường
như bạn có cánh, nhưng chỉ trong một khoảnh khắc. Do đó, có thất vọng của nhà
thơ, vì ông ấy rơi đi rơi lại từ các đỉnh của ông ấy. Ông ấy thu thập vài
thoáng nhìn... Nhà thơ vĩ đại nhất cũng có khả năng thu thập chỉ vài khoảng khắc
của cõi bên kia.
Nhưng nhà huyền môn sống trong
thế giới của điều huyền bí. Cách tiếp cận của ông ấy tuyệt đối siêu việt lên
trên khoa học. Ông ấy không ở trong tâm trí không ở trong trái tim, mà ở cõi
bên kia; ông ấy siêu việt lên trên cả hai.
Walter, nếu bạn thực sự muốn
kinh nghiệm về điều huyền bí thế thì bạn sẽ phải mở cánh cửa mới trong bản thể
bạn. Tôi không nói dừng việc là nhà khoa học, tôi đơn giản nói rằng khoa học có
thể vẫn còn là hoạt động ngoại vi với bạn. Khi trong phòng thí nghiệm thì là
nhà khoa học, nhưng khi bạn đi ra khỏi phòng thí nghiệm thì quên tất cả về khoa
học đi. Thế thì lắng nghe chim - và không theo cách khoa học! Nhìn hoa - và
không theo cách khoa học, vì khi bạn nhìn vào hoa theo cách khoa học nó là loại
vật khác toàn bộ cái mà bạn đang nhìn. Nó không là cùng hoa hồng mà nhà thơ trải
nghiệm.
Kinh nghiệm không phụ thuộc vào
đối thể, kinh nghiệm phụ thuộc vào người kinh nghiệm, vào phẩm chất của việc trải
nghiệm. Khi nhà khoa học nhìn vào hoa hồng ông ấy nghĩ về mầu sắc, hoá chất, vật
lí, nguyên tử, điện tử, neutrons và các thứ linh tinh - ngoại trừ cái đẹp. Cái
đẹp không tới trong tầm nhìn của ông ấy, và đó là điều hoa hồng là gì.
Với nhà thơ, với hoạ sĩ, hoa hồng
là kinh nghiệm khác toàn bộ: hoa hồng là biểu lộ của cái không biết, của cái
siêu việt, của bí mật của bản thân cuộc sống. Nó đại diện cho cái gì đó của điều
thiêng liêng, nó mang vào trong sự tồn tại cái gì đó của trời, cái gì đó của những
ngôi sao xa xăm. Nó phát triển trên đất, nó bắt rễ trong đất, nhưng nó không chỉ
là một phần của đất; nó chứa nhiều hơn điều đó nhiều. Nó không phải là tổng số
của các bộ phận cấu thành. Nhà khoa học chỉ đi tới biết nó như tổng số của các
bộ phận cấu thành - không có gì nhiều hơn cho nó - nhưng nhà thơ bắt đầu cảm thấy
cái gì đó thêm nữa.
Khoảnh khắc bạn mổ xẻ hoa hồng,
cái đẹp biến mất. Hoa hồng chỉ là một cơ hội cho cái đẹp giáng xuống, tính cảm
thụ của đất với trời, tính cảm thụ của cái thô với cái tinh. Nhà thơ cảm thấy
cái đó; nhưng nó là cảm giác, nó không là ý nghĩ.
Cho nên khi bạn ra khỏi phòng
thí nghiệm, quên mọi thứ về nguyên tử, quên mọi thứ về vũ trụ đi; thay vì thế,
bắt đầu nhìn tươi tắn, với cái nhìn khác - cái nhìn của đứa trẻ, cái nhìn của
nhà thơ, cái nhìn của người yêu. Khi bạn nhìn vào người đàn bà bạn yêu đừng bao
giờ nghĩ về cô ấy dưới dạng sinh học, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể vấn đề.
Cô ấy không phải là sinh học, cô ấy có một bản thể lớn hơn rất nhiều so với bất
kì sinh học nào có thể chứa. Khi bạn hôn người đàn bà của bạn đừng nghĩ dưới dạng
cái gì được truyền từ môi sang môi một cách hoá học, bằng không bạn sẽ bị kinh
tởm! Bạn sẽ không thấy thơ ca nào cả, bạn sẽ bị phân vân bởi điều mà mọi nhà
thơ này đã từng nói tới. Nó chỉ là trao đổi vi khuẩn, vi trùng, hàng triệu vi
trùng - nguy hiểm nữa. Nó có thể là vấn đề sống và chết - coi chừng!
Khi bạn làm tình với người đàn
bà của bạn, đừng nghĩ dưới dạng hooc môn, tránh cái vô nghĩa đó ra, bằng không
toàn thể hành động yêu sẽ đơn giản là hiện tượng máy móc. Bạn sẽ có đó và vậy
mà không có đó. Bạn sẽ chỉ là người quan sát, không là người tham gia. Và toàn
thể bí mật của nhà thơ là việc tham gia.
Nhìn hoa, trở thành hoa, múa
quanh hoa, hát bài ca. Gió mát và hơi lạnh, mặt trời ấm áp, và hoa trong trong
thời đẹp nhất của nó; hoa múa trong gió, hân hoan, ca bài ca, hát alleluia.
Tham gia cùng nó đi! Bỏ dửng dưng, tính khách quan, tách rời. Bỏ mọi thái độ
khoa học của bạn. Trở nên linh động thêm chút ít, tan chảy thêm, hội nhập thêm.
Để cho hoa nói với trái tim bạn, để cho hoa đi vào trong bản thể bạn. Mời nó đi
- nó là khách đấy! Và thế thì bạn sẽ có hương vị nào đó của điều huyền bí.
Đây là bước đầu tiên hướng tới
điều huyền bí, và bước tối thượng là: nếu bạn có thể là người tham gia trong một
khoảnh khắc, bạn đã biết chìa khoá, điều bí mật. Thế rồi trở thành người tham
gia trong mọi thứ mà bạn làm. Bước đi, đừng chỉ làm nó một cách máy móc, đừng
chỉ liên tục quan sát nó - là nó đi. Nhảy múa, đừng làm nó một cách kĩ thuật;
kĩ thuật là không liên quan. Bạn có thể đúng về kĩ thuật và vậy mà bạn sẽ bỏ lỡ
toàn thể niềm vui của nó. Làm tan biến bản thân bạn trong điệu vũ, trở thành điệu
vũ, quên vũ công đi.
Khi sự thống nhất sâu thế xảy
ra trong nhiều nhiều pha của cuộc sống của bạn; khi tất cả mọi thứ quanh bạn bắt
đầu có kinh nghiệm vô cùng như vậy về việc biến mất, vô ngã, cái không; khi hoa
có đó và bạn không có đó, cầu vồng có đó và bạn không có đó; khi mây lang thang
trên bầu trời, cả bên trong và bên ngoài và bạn không có; khi có im lặng hoàn
toàn khi có liên quan tới bạn; khi không có người nào trong bạn, chỉ im lặng
thuần khiết, im lặng trinh nguyên, không bị sao lãng, không bị quấy rối bởi
logic, ý nghĩ, xúc động, tình cảm, đó là khoảnh khắc của thiền. Tâm trí mất đi,
và khi tâm trí mất đi, điều huyền bí bước vào.
Điều huyền bí và tâm trí không
thể cùng tồn tại được; chúng không cùng tồn tại được, bởi chính bản chất của
chúng. Cũng như bóng tối và ánh sáng: bạn không thể có cả hai trong phòng bạn.
Nếu bạn muốn bóng tối bạn phải tắt ánh sáng đi; nếu bạn muốn ánh sáng thế thì bạn
phải làm mất bóng tối. Bạn chỉ có thể có một, bởi lẽ đơn giản là sự hiện diện của
ánh sáng là việc thiếu vắng của bóng tối, sự hiện diện của bóng tối là việc thiếu
vắng của ánh sáng; thực ra, chúng không phải là hai thứ. Cùng một hiện tượng,
hiện diện, là ánh sáng; vắng mặt, là bóng tối. Bây giờ bạn không thể xoay xở có
cả hai được, vừa hiện diện vừa vắng mặt cùng nhau.
Tâm trí là sự hiện diện của điều
không bí ẩn, cái logic, và thiền là sự hiện diện của điều bí ẩn, điều huyền bí.
Do đó, đi ra khỏi tâm trí đi. Để
nghệ thuật, thơ ca, hội hoạ, nhảy múa trở nên quan trọng hơn - chúng sẽ mang bạn
tới gần hơn với thiền - và chung cuộc lấy cú nhảy. Nếu bạn đã nếm trải cái gì
đó của thơ ca bạn sẽ thu lấy đủ dũng cảm để lấy cú nhảy tối thượng.
Do đó, với tôi tôn giáo bao gồm
ba tầng; tầng thứ nhất là của khoa học. Cũng như thân thể bạn bao gồm vật chất,
các thành tố nguyên tử, vậy tôn giáo bao gồm trước hết, phần ngoại vi nhất, là
khoa học. Tôi không chống lại khoa học - khoa học là tuyệt đối cần thiết -
nhưng nó chỉ là hiện tượng ngoại vi, vòng tròn đồng tâm thứ nhất, bên ngoài nhất
quanh trung tâm của bạn. Thế rồi tới vòng tròn đồng tâm thứ hai, cái sâu hơn
khoa học; đó là nghệ thuật, thẩm mĩ. Và thế rồi đến cái thứ ba; đó là thiền. Và
nếu bạn đã đi vào ba vòng tròn đồng tâm này, dần dần, dần dần bạn sẽ đạt tới vòng
tròn thứ tư.
Cái thứ tư ở phương Đông gọi là
turiya; chúng ta đã không cho nó cái tên nào, chúng ta đơn giản cho nó con số,
"thứ tư." Không cái gì có thể được nói về nó, đó là lí do tại sao
không cái tên nào đã từng được trao cho nó. Nó thậm chí ở bên ngoài điều huyền
bí. Thiền sẽ đem bạn vào trong điều huyền bí, nhưng vẫn có cái gì đó nhiều hơn
cái đó; cái đó là không diễn đạt được. Không cái gì có thể được nói về nó,
không cái gì đã bao giờ được nói về nó, không cái gì sẽ bao giờ được nói về nó,
nhưng nó đã được trải nghiệm.
Duy nhất tại đỉnh tối thượng đó
của kinh nghiệm, trong cực lạc tối thượng đó, Walter, bạn sẽ biết nó là gì.
Bạn hỏi tôi:
Osho ơi, theo một lí thuyết rất
mới đây trong vật lí thiên văn, mọi nguyên tử tồn tại trong thân thể hay xây dựng
nên mọi thứ vật chất quanh chúng ta đều tới từ vòng tròn vũ trụ qua đó nó phải
đi ít nhất hai lần.
Dù nó đi hai lần hay ba lần,
làm sao điều đó có thể giúp bạn cảm thấy rằng bạn là một phần của vũ trụ? Nó có
thể đi cả nghìn lần - điều đó là không liên quan!
Bạn nói:
Tuy nhiên, sự kiện này không
giúp tôi cảm thấy là một phần của vũ trụ.
Không sự kiện nào có thể giúp
được bạn. Bạn sẽ phải du hành toàn thể mảnh đất này theo chiều hướng khác toàn
bộ.
Bạn cũng hỏi:
Osho ơi, là nhà khoa học, tôi
có bao giờ có cơ hội kinh nghiệm điều huyền bí này không?
Không, như nhà khoa học không
có cơ hội đâu. Tôi không thể cho bạn hi vọng giả được. Là nhà khoa học bạn
không có cơ hội nào để biết điều huyền bí; nhưng điều đó không có nghĩa là bạn
phải dừng là nhà khoa học, điều đó đơn giản nghĩa là bạn có thể để khoa học là
một trong những khía cạnh của cuộc sống của bạn. Tại sao làm nó thành cả đời bạn?
Tại sao trở nên đồng nghĩa với nó? Điều hoàn toàn tốt là dùng tâm trí logic của
bạn, tâm trí phân tích của bạn - nó là hoàn toàn tốt, nó là phúc lành. Thế giới
cần công nghệ, thế giới cần khoa học, và bạn có thể phục vụ rất nhiều cho nhân
loại, nhưng đó là vấn đề khác toàn bộ.
Bạn không nên nghĩ rằng điều
này có thể là toàn thể cuộc sống của bạn, bằng không bạn sẽ sống chỉ trên hành
lang của cung điện và bạn sẽ tưởng rằng đây là cung điện và bạn sẽ khổ với đủ
loại thứ ở hành lang. Thỉnh thoảng trời sẽ quá lạnh và thỉnh thoảng trời sẽ quá
nóng, và thỉnh thoảng mưa sẽ bắt đầu hắt vào - nó chỉ là hành lang mở mà thôi!
Và cung điện có đó, sẵn có; bạn có thể đã đi vào cung điện. Tôi không chống lại
hành lang, nhớ lấy, tôi không bảo bạn phá huỷ nó. Hành lang là cần thiết, nhưng
hành lang là hành lang. Đi qua nó, dùng nó, nhưng bạn có cung điện đẹp - sao
không thám hiểm toàn thể cung điện của bản thể bạn?
Thám hiểm thơ ca, thám hiểm âm
nhạc, thám hiểm điệu vũ, thám hiểm thiền, và chung cuộc và tới tối thượng là biến
mất vào trong cái thứ tư. Thế, và chỉ thế, con ngỗng ở ngoài!
Câu hỏi thứ hai
Osho ơi, khi những người nghiêm chỉnh, buồn
trở nên chứng ngộ, họ có còn nghiêm chỉnh và buồn không hay họ trở nên vui như
thầy?
Prem Jyoti, ai đã bao giờ nghe
nói về người nghiêm chỉnh trở nên chứng ngộ? Người nghiêm chỉnh không thể trở
nên chứng ngộ được. Nghiêm chỉnh là bệnh; nó là ung thư của linh hồn. Nghiêm chỉnh
là cách tiếp cận sai, hoàn toàn sai với cuộc sống. Làm sao bạn có thể đi tới
chân lí thông qua cách tiếp cận sai được? Người nghiêm chỉnh đơn giản ốm yếu, bệnh
hoạn. Tất nhiên, trong hàng nghìn năm người nghiêm chỉnh đã chi phối chúng ta
vì đó là niềm vui duy nhất của họ trong cuộc sống, không có niềm vui khác cho họ
- niềm vui của chi phối.
Có chuyện ngụ ngôn hay về
Kahlil Gibran:
Mọi ngày ông ấy đi dạo buổi
sáng và ông ấy đi qua một cánh đồng nơi bù nhìn được đặt đấy. Bù nhìn có chủ định:
nó xua đuổi vật hoang đi, đuổi chim khỏi cây trồng.
Một hôm Kahlil Gibran hỏi bù
nhìn, "Mày đứng đây hết năm nọ tới năm kia - mày phải rất mệt mỏi, rất
chán nữa?"
Và bù nhìn nói, "Không,
tôi có thể có vẻ chán, tôi có thể có vẻ rất nghiêm nghị, nhưng tôi đang tận hưởng
việc của tôi."
Kahlil Gibran nói, "Mày có
thể có loại thích thú gì vậy? Tao chẳng thấy cái gì ở đây cho mày thích thú cả."
Nó nói, "Chính niềm vui
làm cho mọi người sợ cho tôi xúc động thế. Hết ngày nọ tới ngày kia tôi xua đuổi
những con vật, những con chim điên rồ! Chúng chạy xa khỏi tôi. Tôi là cao siêu
nhất quanh đây, tôi là người mạnh nhất. Mọi người đều sợ tôi. Ông có cho rằng
người ta có thể mong đợi nhiều hơn điều đó trong cuộc sống không?"
Người nghiêm chỉnh đã từng làm
điều đó trong nhiều thế kỉ. Nhân danh chính trị, nhân danh tôn giáo, nhân danh
giáo dục, nhân danh đạo đức, người đó đã từng hành hạ mọi người; đó là niềm vui
duy nhất của người đó. Người đó về căn bản là kẻ tàn bạo-tự bạo.
Không kẻ tàn bạo-tự bạo nào có
thể trở nên chứng ngộ, và trong số một trăm người bạn nghĩ đã trở nên chứng ngộ,
chín mươi chín phẩy chín phần trăm là không chứng ngộ. Chỉ là ý tưởng tín ngưỡng,
và bạn liên tục mang nó. Bạn đã từng được bảo rằng người này là "chứng ngộ."
Không tiêu chí nào tồn tại cho bạn để phán xét người đó - vì Jesus là chứng ngộ
cho người Ki tô giáo, cho người Jaina ông ấy không chứng ngộ; họ có tiêu chí
khác. Bạn sẽ ngạc nhiên: với người Ki tô giáo, Mahavira có thể không có vẻ chứng
ngộ chút nào; họ có tiêu chí khác.
Người Ki tô giáo nói Jesus
không bao giờ cười trong cả đời ông ấy. Điều này phải là dối trá tuyệt đối. Tôi
không thể tin được điều đó, rằng ông ấy không bao giờ cười; cả đời ông ấy chỉ
ra hương vị khác. Không thể nào nghĩ được rằng ông ấy không bao giờ cười, nhưng
người Ki tô giáo nói rằng ông ấy không bao giờ cười. Tại sao? - vì người chứng
ngộ phải nghiêm chỉnh, rất nghiêm chỉnh, bị nặng gánh với mọi vấn đề của thế giới.
Người đó đã tới để giải quyết mọi vấn đề, người đó đã tới để cứu nhân loại. Người
đó là vị cứu tinh, đấng cứu thế; người đó phải cứu bạn khỏi tội lỗi quá khứ của
bạn, và các khả năng tương lai nữa. Một cách tự nhiên - người đó đang mang trên
vai mình cả trọng lượng Himalaya - làm sao người đó có thể cười được? Điều đó
là không thể được.
Nhưng toàn thể ý tưởng rằng ai
đó phải cứu bạn là xấu; toàn thể ý tưởng này phá huỷ tự do của bạn. Bạn thậm
chí không được phép khổ vì tội của bạn, ai đó khác phải chịu khổ. Toàn thể
trách nhiệm của bạn bị rút đi.
Đó không phải là cách nhìn của
các tín ngưỡng khác. Chẳng hạn, Phật sẽ không đồng ý với điều đó. Ông ấy nói,
"Là sánh sáng lên bản thân ông. Không ai khác có thể cứu được ông."
Do đó, Phật không nghiêm chỉnh thế; không có nhu cầu, không có lí do để nghiêm
chỉnh. Ông ấy tự do khỏi mọi vấn đề riêng của ông ấy, ông ấy được giải thoát.
Có niềm vui tinh tế trong ông ấy.
Nhưng người Ki tô giáo sẽ nghĩ
rằng Phật là ích kỉ, ông ấy chỉ nghĩ tới bản thân ông ấy. Và làm sao một người
chứng ngộ có thể ích kỉ được? Jesus là chứng ngộ vì ông ấy nghĩ tới toàn thể
nhân loại.
Mahavira sống trần. Đó là quan
niệm của người Jaina về người chứng ngộ: rằng người chứng ngộ sẽ từ bỏ mọi thứ,
người đó sẽ sống trần, và bởi vì người đó hoàn toàn tự do khỏi mọi tội lỗi người
đó không thể khổ được. Và Jesus khổ nhiều trên cây chữ thập. Bây giờ, theo triết
lí của người Jaina bạn khổ chỉ vì nghiệp xấu quá khứ của bạn. Nếu Jesus phải chịu
khổ trên cây chữ thập điều đó đơn giản chỉ ra rằng nghiệp quá khứ của ông ấy vẫn
còn có đó - ông ấy phải trả cho nó; từng hành động đều phải được thanh toán.
Với Mahavira, họ nói rằng nếu
Mahavira bước đi - và ông ấy bước đi trần trụi, chân trần - và nếu trên con đường
có gai nhọn, gai sẽ lập tức lật ngược lại, khi thấy rằng Mahavira đang tới, vì
Mahavira không còn tội lỗi nữa, do đó gai không thể gây bất kì nỗi đau nào cho
Mahavira, cho nên nói gì tới đóng đinh? Nhưng Mahavira là nghiêm chỉnh.
Krishna không nghiêm chỉnh.
Krishna nhảy múa, ca hát, thổi sáo.
Khi Bồ đề đạt ma trở nên chứng
ngộ, trong bẩy ngày ông ấy không thể dừng cười. Được hỏi đi hỏi lại, ông ấy chỉ
nói ngần này: "Ta cười vì toàn thể sự việc là buồn cười. Con ngỗng bao giờ
cũng ở ngoài, và ta đã cố mang nó ra khỏi chai, và cái chai chưa bao giờ tồn tại.
Toàn thể nỗ lực này là cực kì ngớ ngẩn, buồn cười! Ta cười bản thân ta và ta cười
vào toàn thế giới, vì mọi người đang cố làm cái gì đó mà không cần được làm
chút nào. Mọi người đang cố gắng vất vả, và họ càng cố gắng vất vả thì nó càng
trở nên khó khăn hơn. Nỗ lực của họ là rào chắn!"
Làm sao bạn sẽ quyết định được
ai chứng ngộ và ai không chứng ngộ?
Mới hôm nọ tôi nhận được một bức
thư nói: "Nếu thầy thực sự chứng ngộ thế thì thầy phải ẩn bản thân mình
trong Himalayas, vì người chứng ngộ bao giờ cũng vẫn còn ẩn kín. Họ vẫn còn
không được biết tới, họ vẫn còn không được ca ngợi."
Bây giờ, nếu người này là đúng,
thế thì Mahavira, Phật, Jesus, Krishna, Rama, Zarathustra, Mohammed - không ai
trong họ đã chứng ngộ, vì tất cả họ đều nổi tiếng, cả thế giới biết tới. Họ đã
không ẩn mình trong Himalayas, họ đã không sống một cách vô danh, họ đã không
chết mà không được ca ngợi.
Và thế rồi một câu hỏi nữa nảy
sinh: làm sao người này đã đi tới biết về vài người đã sống bằng việc ở ẩn trên
Himalayas, không được ca ngợi, không được biết tới, mọi người nghĩ người đó là
người chứng ngộ thực sao? Thế thì làm sao người đó đã đi tới biết về họ? Và nếu
người đó biết, thế thì họ không phải là không được biết tới - chừng nào người
đó còn chưa là người duy nhất được phép biết bí mật này!
Nhưng những người ngu này có
nhan nhản; họ liên tục phô trương các định kiến riêng của họ.
Tôi sẽ không nói cho bạn ai là
chứng ngộ và ai không chứng ngộ, nhưng tôi sẽ nói cho bạn một hiện tượng đơn giản
mà bạn có thể hiểu được và điều có thể trở thành ánh sáng lên bạn. Một điều là
tuyệt đối chắc chắn: rằng người tàn bạo-tự bạo không thể được chứng ngộ. Người
tự hành hạ bản thân mình và hành hạ người khác, tận hưởng việc hành hạ, không
thể được chứng ngộ.
Chứng ngộ là phúc lạc, nó không
thể là nghiêm chỉnh được. Nó có thể là chân thành nhưng không nghiêm chỉnh. Nó
sẽ là niềm vui vô cùng! Nó sẽ là cực lạc thuần khiết!
Prem Jyoti, bạn hỏi tôi:
Osho ơi, khi người nghiêm chỉnh,
buồn trở nên chứng ngộ...
Tôi chưa bao giờ nghe nói về
người nào! Và nếu bạn đã nghe nói về bất kì người buồn và nghiêm chỉnh nào trở
nên chứng ngộ, thế thì hoặc họ không buồn và nghiêm chỉnh hoặc bạn đã nghe sai.
Người nghiêm chỉnh và buồn trở thành cái gì đó khác, họ không trở nên chứng ngộ.
Họ trở thành giáo hoàng, Mẹ Teresas, Mahatma Gandhis, Morarji Desais,
shankaracharyas, Ayatollah Khomaniacs, imams, tu sĩ. Nhà thờ, giáo đường, đền
chùa, nhà thờ hồi giáo, các gurudwaras - chúng đầy những người này; họ là những
người nghiêm chỉnh. Họ tụ tập quanh người chứng ngộ và họ bắt đầu phá huỷ mọi
thứ người đó đang mang vào trong thời kì mùa xuân. Họ bắt đầu tạo ra tín ngưỡng
chết - và tín ngưỡng phải là nghiêm chỉnh, tín ngưỡng không thể là không nghiêm
chỉnh được.
Người chứng ngộ bao giờ cũng
vui vẻ, nhưng tín ngưỡng, qui ước không thể vui vẻ được. Toàn thể cấu trúc của
tín ngưỡng về căn bản là chính trị; nó có đó để chi phối, nó có đó để áp bức,
nó có đó để khai thác. Và bạn không thể khai thác được mọi người theo cách chơi
đùa, bạn phải rất nghiêm chỉnh. Bạn phải làm cho họ buồn thế, sợ bản thân cuộc
sống thế, bạn phải tạo ra nhiều run rẩy trong bản thể họ, tới mức từ nỗi sợ đó
họ rơi vào trong tay bạn; họ trở thành đối thể của thao túng của bạn.
Người như tôi không thể khai
thác được bạn, vì toàn thể chỗ này giống như quán trọ hơn là đền chùa. Nó nhiều
chơi đùa hơn là nghiêm chỉnh. Chúng ta được tham gia vào trong trò chơi lớn!
Khoảnh khắc bạn nghĩ về nó như trò chơi, mọi nghiêm chỉnh biến mất, mọi thứ trở
thành nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể bước đi theo cách múa; không có trọng lượng lên
bạn.
Nhưng các tu sĩ không thể làm
được điều đó; toàn thể danh tiếng của họ phụ thuộc vào nghiêm chỉnh của họ. Họ
càng nghiêm chỉnh, càng có vẻ u ám, họ càng có thể giả vờ là "linh thiêng
hơn ngươi"... Và họ sẽ làm mọi thứ - họ sẽ nhịn ăn... một cách tự nhiên,
khi một người nhịn ăn người đó trở thành nghiêm chỉnh, người đó không thể cười
được. Khi bạn đói, chết đói, bạn không thể cười được - và bạn không thể cho
phép bất kì ai khác cười nữa.
Đó không phải là chuyện để cười!
Bạn đang chết đói, hi sinh, đóng đinh bản thân bạn, và mọi người cười! Điều đó
không thể được tha thứ, điều đó không thể được dung thứ.
Một cách tự nhiên, khi bạn đi tới
người nhịn ăn bạn trở nên nghiêm chỉnh - bạn phải nghiêm chỉnh thôi. Đó là xã
giao đơn giản. Bây giờ, một người đang vặn xoắn thân thể mình theo mọi cách có
thể, người đang hành hạ thân thể mình theo đủ mọi cách - làm sao bạn có thể cười
được? Chính cảnh tượng này là buồn; bạn cảm thấy bị nặng gánh. Rất khó ở cùng
cái gọi là những thánh nhân này. Đó là lí do tại sao mọi người cứ bày tỏ kính
trọng của mình và trốn đi ngay lập tức, vì ngồi với họ có nghĩa là họ sẽ làm
cho bạn bị nặng gánh, họ sẽ tạo ra mặc cảm trong bạn.
Chẳng hạn, nếu họ nhịn ăn và bạn
ăn uống tốt, mặc cảm nhất định được tạo ra. Nếu họ đứng trên đầu và bạn đơn giản
đứng trên chân, bạn đang làm cái gì đó sai. Một cách tự nhiên, bạn sẽ cảm thấy,
"Mình chưa là người hoàn hảo - người này, người đang đứng trên đầu mới là
hoàn hảo." Bạn thấy cái ngu xuẩn vô cùng của tất cả nó không? Nếu Thượng đế
muốn bạn đứng trên đầu bạn, ngài chắc đã xoay xở làm điều đó rồi!
Nếu Thượng đế đã muốn đồng dục
trong thế giới này ngài chắc đã tạo ra Adam và Bruce - chuyện đơn giản thế! Tại
sao mang Eve vào? Rắc rối không cần thiết! Nhưng những người ngu này cứ liên tục
làm điều phi tự nhiên, và chính cách tiếp cận phi tự nhiên của họ tới cuộc sống
làm cho họ thành nghiêm chỉnh một cách tự nhiên. Họ đang đi ngược dòng, họ bị
kiệt lực, mệt mỏi, chán, nhưng niềm vui duy nhất của họ là ở chỗ họ cũng có thể
làm cho bạn chán.
Moishe không thể quyết định được
về tương lai của con trai mình. Thế là anh ta đi tới giáo sĩ và hỏi lời khuyên
của ông ấy.
Giáo sĩ nói, "Điều đó rất
dễ. Chúng ta để cuốn Talmud, cuốn Torah và một số tiền lên bàn, và để cho nó chọn.
Nếu nó lấy cuốn Talmud nó sẽ trở thành giáo sĩ. Nếu nó lấy cuốn Torah nó sẽ trở
thành luật sư. Nếu nó lấy tiền nó sẽ trở thành chủ tiệm."
Moishe đồng ý và họ gọi trai tới.
Đứa con nhìn tất cả những thứ trên bàn và rồi lấy tất chúng.
Moishe bối rối. "Cái gì sẽ
xảy ra bây giờ?" anh ta hỏi giáo sĩ.
"Nó sẽ trở thành linh mục
Cơ đốc giáo," giáo sĩ đáp.
Những người buồn này trở thành
linh mục Cơ đốc giáo, shankaracharyas Hindu, imam Mô ha mét giáo, và các thứ
linh tinh. Những người nghiêm chỉnh này đánh mất tính người của họ; họ trở
thành vẹt. Nhưng điều đó mang lại lợi. Bạn không cần thông minh gì mấy để là vẹt,
bạn không cần dũng cảm gì mấy để là vẹt; nếu bạn chỉ có chút ít trí nhớ và bạn
có thể trích dẫn Veda, Gita, Koran, bạn sẽ được kính trọng và tôn vinh. Bạn
không làm cái gì sáng tạo, bạn không thêm cái gì cho vẻ đẹp của thế giới, bạn
không đóng góp cho trái đất và niềm vui của nó, ngược lại, bạn đang phá huỷ.
Nhưng mọi người đã được ước định trong hàng nghìn năm, và họ liên tục làm các
thứ tương ứng theo ước định của họ. Vẹt được tôn thờ.
Một nông dân sở hữu một con vẹt
mà bao giờ cũng kêu lên, "Heil Hitler!"
Một hôm người nông dân chán
ngán với con vẹt và khoá nó trong chuồng gà. Anh gà trống bước tới bên vẹt và hỏi,
"Nói cho tớ, sao người nông dân lại khoá cậu ở đây?" Vẹt vẫn còn im lặng.
"Tớ cho cậu bốn gà mái của
tớ nếu cậu kể cho tớ," gà trống tiếp tục, nhưng vẹt vẫn im lặng.
"Nghe đây, nếu cậu kể cho
tới tại sao ông ấy khoá cậu ở đây, tớ sẽ cho cậu mười gà mái."
Vẹt quay tròn và la lên,
"Mày không thể để tao một mình được à? Tao là tù nhân chính trị!"
Những người buồn này, họ hoặc
trở thành tu sĩ hoặc chính khách hoặc họ trở thành các nhà sư phạm, giáo sư,
triết gia, nhà thượng đế học. Nhưng họ không bao giờ trở nên chứng ngộ; chừng nấy
là tuyệt đối chắc chắn - điều đó không thể xảy ra được theo chính bản chất của
mọi sự.
Để trở nên chứng ngộ người ta cần
nhẹ như hoa, nhẹ như lông, mầu sắc đa chiều của cầu vồng. Người ta cần niềm vui
của chim trong buổi sáng, người ta cần tự do của mây. Người ta cần chỉ một điều:
trái tim đầy cực lạc - không phải là cực lạc của cái gì đó tối thượng, không phải
là cực lạc của cái gì đó trên thiên đường, mà cực lạc ở đây và bây giờ, cực lạc
của chính khoảnh khắc này, khi mắt bạn đầy chính khoảnh khắc này, khi không có
gì khác, không quá khứ, không tương lai, khi khoảnh khắc này tràn ngập khắp bạn
toàn bộ, mãnh liệt, đam mê tới mức không cái gì bị bỏ lại sau. Chỉ vài người
này mới trở nên chứng ngộ.
Do đó, tôi nói, nếu bạn sống
trong tính bình thường vui vẻ, bạn được chứng ngộ. Không có nhu cầu về bất kì điều
vô nghĩa tâm linh nào, về bất kì điều vô nghĩa bí truyền nào.
Chỗ ngồi bồn cầu trong nhà
Rabinowitz bị sứt mẻ. Vào ngày nghỉ, Sidney hứa sơn lại nó. Anh ta có một số
men lục sáng đẹp trong ga ra và phết lượt sơn bóng tươi.
Ethel đi về cầm tờ tạp chí, ngồi
xuống để nghiền ngẫm và đọc. Khi cô ấy cố đứng dậy cô ấy thấy bị bị dính kẹt!
Cô ấy la lên gọi Sid.
Anh ta kéo mạnh và kéo mạnh
nhưng không thể cạy gỡ cô ấy ra được. Ethel, trong tuyệt vọng, kêu lên,
"Anh đứng trời trồng đó làm gì! Gọi cho em bác sĩ đi! Nếu thạch cao bị
dính chặt, ông ấy ít nhất cũng biết cách bỏ nó ra mà không làm rách da!"
Sidney nhảy bổ tới điện thoại
và cầu xin bác sĩ tới ngay. Đây là cấp cứu thực! Bác sĩ giải thích rằng ông ấy
còn phòng khám đầy bệnh nhân và rằng ông ấy không thể tới đó được ít nhất là
trong hai giờ.
Sid có một ý tưởng sáng láng.
Anh ta tháo vít bản lề và cô ấy có thể nằm sấp trên giường và đợi bác sĩ. Hai
giờ dường như là bốn giờ nhưng cuối cùng thì bác sĩ cũng tới.
Sidney dẫn ông ấy vào trong
phòng ngủ và chỉ tới vợ mình và nói, "Bác sĩ, đấy chẳng là cái gì đó sao?
Ông nghĩ gì về điều đó?"
Bác sĩ nhìn kĩ càng và tuyên bố,
"Rất xinh... nhưng sao dùng cái khung rẻ thế?"
Cuộc sống phải được lấy một
cách vui tươi! Cuộc sống đầy tiếng cười, nó sao buồn cười, nó sao vui đùa tới mức
chừng nào sự lí thú của bạn còn chưa bị khô đi hoàn toàn, bạn không thể nào
nghiêm chỉnh được. Tôi đã nhìn quanh vào cuộc sống theo mọi cách có thể và nó
bao giờ cũng vui đùa, dù theo bất kì cách nào bạn nhìn vào nó! Nó cứ ngày càng
vui đùa hơn! Nó là món quà đẹp thế của cõi bên kia.
Prem Jyoti, tôi chống lại mọi sự
nghiêm chỉnh. Toàn thể cách tiếp cận của tôi là cách tiếp cận của khôi hài, và
phẩm chất tôn giáo lớn nhất là cảm giác khôi hài - không chân lí, không Thượng
đế, không đức hạnh, mà là cảm giác khôi hài. Nếu chúng ta có thể rót đầy toàn
thể trái đất bằng tiếng cười, bằng nhảy múa và ca hát - mọi người ca hát và
nhún nhảy! - nếu chúng ta có thể làm cho trái đất thành hội hoá trang của niềm
vui, lễ hội của ánh sáng, chúng ta sẽ mang tới cảm giác thực về tính tôn giáo
cho trái đất lần đầu tiên.
Câu hỏi thứ ba
Osho ơi,
Spiegel, tờ tạp chí tin tức lớn nhất ở Đức,
cuối cùng đã bắt đầu một loạt bài nói về thầy, các sannyasin của thầy và đạo
tràng. Người viết nói nhiều điều hay và lạ thường về thầy và thậm chí còn so
sánh thầy với giáo hoàng Polack. Ông ấy nói: "Quần chúng buông xuôi theo
quyền năng của John Paul II không làm cái gì khác hơn điều những người hành
hương tới Poona làm trong việc buông xuôi của họ theo Osho. Chỉ các nhà thờ và
các chuyên gia giáo phái của họ mới không thể đồng ý với điều đó."
Osho ơi, thầy cảm thấy bị xúc phạm hay hài
lòng bởi phát biểu này?
Tôi thích thú! Tôi bao giờ cũng
yêu người Polack. Giáo hoàng là phụ, người Polack mới là điều thực. Người
Polack là con voi và giáo hoàng chỉ là phần cuối của voi, phần đuôi!
Tôi chắc chắn không phải là
giáo hoàng, tôi không thể thế được - tôi không là người nghiêm chỉnh đó, tôi
không là người tôn giáo đó. Tôi rất bình thường! Để là giáo hoàng người ta cần
rất phi thường. Khi có liên quan tới quyền năng, tôi chẳng có cái nào. Tôi chỉ
là bình thường như bất kì người nào khác trên thế giới. Toàn thể ý tưởng về quyền
năng là phản con người, nó phân chia mọi người. Và toàn thể chiến lược của việc
tạo ra quyền năng không là gì ngoài quá trình ước định.
Nếu bạn đi tới gặp sư Jaina trần
trụi, bạn sẽ không thấy quyền năng nào vì bạn không được ước định cho điều đó. Bạn
sẽ đơn giản thấy một người xấu xí, trông ghê tởm, xanh xao, ốm yếu, lo âu, mắt
gần như chết, không thông minh nào trên mặt, toàn thân quắt queo. Vâng, một thứ
sẽ lớn - cái bụng - vì sư Jaina ăn chỉ một lần mỗi ngày cho nên ông ấy phải ăn
quá nhiều. Toàn thể hình ảnh về sư Jaina, nếu bạn không bị ước định bởi các ý
tưởng Jaina, sẽ xuất hiện với bạn như một tranh biếm hoạ, tranh hoạt hình,
nhưng với bản thân người Jaina, có quyền năng, quyền năng lớn.
Sư Jaina, đặc biệt là các sư
Jain digambara người sống trần, mọi năm đều dứt tóc bằng tay của họ. Nếu bạn
nhìn điều đó, nó sẽ có vẻ điên rồ, xấu xí, bạo hành, nhưng người Jainas quan
sát với kính trọng lớn - cái gì đó có giá trị mênh mông đang xảy ra. Người này
đơn giản dứt tóc mình ra! Bạn phải đã thấy vợ bạn đôi khi giận quá, hay nếu bạn
đi tới nhà thương điên bạn sẽ thấy mọi người dứt tóc ra - chỉ là giận chính bản
thân họ, bạo hành với bản thân họ, giận dữ bị kìm nén và không gì khác. Nhưng với
tâm trí người Jaina nó có tính quyền năng: "Hi sinh làm sao!"
Nếu bạn đi tới nhà thờ Ki tô
giáo và nhìn cây chữ thập, nếu bạn bị ước định theo Ki tô giáo thế thì bạn sẽ
không thấy rằng cái chết là được tôn thờ - nhưng cây chữ thập đại diện cho cái
chết. Có mọi khả năng nếu Jesus mà không bị đóng đinh thì chắc đã không có Ki
tô giáo chút nào. Không phải là Jesus đã chi phối tâm trí Ki tô giáo đâu, đó là
cây chữ thập đấy. Do đó, tôi không gọi Ki tô giáo là "Ki tô giáo,"
tôi gọi nó là "Chữ thập giáo"! Cây chữ thập đơn giản đại diện cho cái
chết, tự tử; nó không phải là kí hiệu khẳng định cuộc sống. Nhưng với người Ki
tô giáo nó biểu tượng cho sự hi sinh lớn lao của Jesus cho toàn thể nhân loại.
Quyền năng được tạo ra bởi ước
định nào đó. Cùng giáo hoàng không có quyền năng hai năm trước - đột nhiên ông ấy
trở nên có quyền năng. Phép màu nào đã xảy ra? Chỉ bởi vì ông ấy đã được chọn để
là giáo hoàng, ông ấy đã được bầu làm giáo hoàng, và ông ấy đã trở nên quyền
năng. Bây giờ hàng triệu người bị ấn tượng bởi ông ấy; không ai đã quan tâm...
Cùng người đó đã từng có đó trong hơn sáu mươi năm; không ai đã bao giờ bận tâm
tới ông ấy. Đây chỉ là một ảo tưởng được tạo ra.
Cùng người đó, nếu ông ấy trở
thành tổng thống một nước, bắt đầu có quyền năng, và một khi ông ấy không còn
là tổng thống, ông ấy mất đi mọi quyền năng; thế thì ông ấy là không ai cả.
Khi cuộc cách mạng ở Nga xảy ra
đã có một người lãnh đạo rất quyền năng, Kerensky; ông ấy là thủ tướng của Nga.
Trong cuộc cách mạng ông ấy đã trốn mất, và trong năm mươi năm không cái gì được
nghe nói về người lãnh đạo quyền năng đó. Mọi người đã hoàn toàn quên về ông ấy,
và trước Lenin ông ấy đã là người quan trọng nhất ở Nga; ông ấy đã chi phối
toàn thể khung cảnh. Sau năm mươi năm ông ấy chết ở New York như một người bán
tạp phẩm! Khi ông ấy chết người ta mới thấy rằng ông ấy không là ai khác hơn
Kerensky. Trong năm mươi năm ông ấy đã phục vụ của hàng tạp phẩm và không ai đã
bao giờ nghĩ ông ấy là người có quyền năng.
Tôi không có quyền năng, và tôi
không tin vào mọi thứ vô nghĩa như vậy. Tôi tán dương cái đơn giản, cái theo bản
năng, cái hồn nhiên, cái bình thường, và tôi muốn mọi phân loại được làm tan biết:
phân loại về tội nhân và thánh nhân, về cái không linh thiêng và cái linh
thiêng, cái báng bổ và cái thiêng liêng, cái đạo đức và cái vô đạo. Tôi muốn
làm tan biến mọi phân loại! Con người đơn giản là con người.
Cho nên tôi không muốn được so
sánh với giáo hoàng. Thực ra, tôi không thích bất kì so sánh nào chút nào vì so
sánh về căn bản là cách tiếp cận sai. Tôi là bản thân tôi! Tôi không muốn được
so sánh ngay cả với Jesus, nói gì tới so sánh với giáo hoàng. Tôi không muốn được
so sánh với Phật, với Zarathustra, với Lão Tử, vì mọi so sánh về căn bản là
sai. Lão Tử là Lão Tử, tôi là người tôi đang vậy; không có vấn đề so sánh.
Làm sao bạn có thể so sánh bụi
hồng với cây tuyết tùng Liban được? Không có vấn đề về so sánh. Làm sao bạn có
thể so sánh hoa sen với cúc vạn thọ được? Thực ra, hai hoa sen thậm chí cũng
không thể được so sánh với nhau; chúng có tính duy nhất riêng của chúng.
Nhưng chúng ta đã từng sống với
ý tưởng này về so sánh hàng thế kỉ. Chúng ta bao giờ cũng so sánh, chúng ta bao
giờ cũng để mọi người vào các phân loại, chúng ta bao giờ cũng để mọi người vào
các hộp - ai là ai, người ta thuộc vào phân loại nào.
Toàn thể nỗ lực của tôi ở đây
là để làm tan biến đi mọi phân loại và để tuyên bố tính duy nhất của cá nhân. Đừng
bao giờ so sánh tôi với bất kì ai khác. Tôi đơn giản là bản thân tôi. Tốt, xấu,
linh thiêng, không linh thiêng, dù tôi là bất kì cái gì, tôi đơn giản là bản
thân tôi. Chính ý tưởng này là kinh tởm, bị so sánh với ai đó khác. Thượng đế
chưa bao giờ tạo ra bản sao giấy than, ngài bao giờ cũng tạo ra nguyên bản, và
mọi người tới với mặt nguyên thuỷ riêng của mình.
Nhưng người Polacks thì tôi yêu
- chừng ấy tôi phải nhân nhượng!
Một người Polack bước vào trong
văn phòng rạp xiếc và đề nghị cho nhảy xuống đất từ độ cao mười mét, đâm đầu xuống
đất, không lưới bảo vệ. Người quản lí không tin điều này cho nên họ đi ra sân
khấu. Người Polack lên cao mười mét, lấy hơi thở sâu và nhảy cắm đầu xuống đất.
Anh ta đập đầu, nằm xoài ra một lúc rồi mới bò dậy.
Người quản lí mê mẩn. "Điều
đó không thể nào tin được!" ông ta kêu lên. "Tôi sẽ trả cho anh một
trăm đô la một đêm."
Người Polack lắc đầu.
"Được, được, tôi sẽ trả
anh ba trăm đô la một đêm."
"Không," người Polack
đáp.
"Tôi sẽ trả anh một nghìn
đô la!" người quản lí nói.
"Không," người Polack
nói, "Tôi đổi ý rồi - tôi không muốn nhảy nữa. Tôi không biết nó sẽ đau
nhiều thế!"
Một người Polack khám phá ra rằng
anh ta có ba hòn. Anh ta lo âu kể điều đó cho ai đó mà là người đầu tiên anh ta
dừng lại trên đường và bảo người đó, "Anh có muốn cá rằng cùng nhau chúng
ta có năm hòn không?"
Anh ta thua đánh cá... anh
chàng kia chỉ có một hòn!
Người đàn bà Polack sắp chết. Với
hơi thở cuối cùng cô ấy quay sang chồng và hỏi, "Trước khi tôi chết, làm
tình với tôi chỉ một lần nữa thôi."
Anh chồng Polack trả lời,
"Làm sao em có thể đòi hỏi anh làm điều như vậy được? Nó sẽ giết chết
em!"
Người vợ cầu xin, "Mọi người
đều được quyền thoả mãn một yêu cầu cuối cùng trước khi họ chết, anh phải ban
cho em điều ước cuối cùng này."
Người Polack đáp, "Được."
Anh ta lên giường và làm tình với cô ấy. Ngay khi anh ta kết thúc thì cô ấy nhảy
ra khỏi giường hoàn toàn được chữa khỏi và chạy xuống cầu thang và bắt đầu rán
gà và gọi vào phòng khách nơi con cô ấy đang ngồi, rằng bữa tối sẽ sẵn sàng
trong một giờ.
Lũ trẻ kinh ngạc và chạy lên cầu
thang để nói với bố chúng, người đang ngồi trong ghế và khóc. Chúng nói,
"Bố ơi, tại sao bố khóc? Đó là phép màu! Mẹ được chữa khỏi hoàn toàn rồi!"
Anh ta đáp, "Bố biết,
nhưng khi bố nghĩ về điều bố đáng ra có thể đã làm cho Eleanor Roosevelt!"
Tâm trí người Polack có cách
riêng làm việc riêng của nó! Nó là tâm trí mưu đồ nhất trên thế giới!
Spiegel đã làm một điều tốt -
nó đã nhắc nhở tôi về giáo hoàng Polack.
Vị tướng già Polack sống cùng vợ
trẻ ở một biệt thự đơn độc. Họ để hai người gác ở trước nhà để bảo vệ họ chống
lại kẻ đột nhập.
Một đêm người gác thấy rằng đèn
trong phòng ngủ của vị tướng bật mãi rất lâu. Nghi ngờ, họ rón rén đi ra cửa sổ
và lén nhìn vào. Vợ tướng đang nằm trên giường trần truồng, trông rõ chán. Vị
tướng Polack, cũng trần truồng, đang bước quanh phòng đầy lo âu với khẩu súng lục
trong tay.
Đột nhiên ông ấy dừng lại, nhìn
xuống háng và quát lên, "Đứng dậy như đàn ông nếu không tôi sẽ bắn!"
Bạn có nhớ câu ngạn ngữ nổi tiếng:
"Bánh mì không bao giờ rơi mà chỉ rơi ở phía có bơ?"
Tuy nhiên, có câu chuyện về một
người Polack có bánh mì rơi và tiếp đất mà phía có bơ lại quay lên. Anh ta chạy
thẳng tới giáo hoàng Polack Pope để báo cáo việc lệch này so với một trong các
qui tắc cơ bản của vũ trụ.
Ban đầu giáo hoàng không tin
anh ta, nhưng cuối cùng trở nên được thuyết phục rằng nó đã xảy ra. Tuy nhiên,
ông ấy không cảm thấy sẵn sàng ngay để giải quyết với câu hỏi này và yêu cầu có
thời gian. Ông ấy nghiên cứu chăm chỉ các kinh sách cổ về điều đó, cầu nguyện Thượng
đế và làm đủ loại việc để tìm ra câu trả lời không thể sai được.
Sau một tháng chờ đợi cuối cùng
ông ấy đi tới câu trả lời. Ông ấy nói với người Polack, "Bánh mì phải đã
được phết bơ trên mặt sai."
Deva Yachana, bạn hỏi tôi:
"Spiegel, tờ tạp chí tin tức
lớn nhất ở Đức, cuối cùng đã bắt đầu một loạt bài nói về thầy, các sannyasin của
thầy và đạo tràng. Người viết nói nhiều điều hay và lạ thường về thầy và thậm
chí còn so sánh thầy với giáo hoàng Polack. Ông ấy nói: "Quần chúng buông
xuôi theo quyền năng của John Paul II không làm cái gì khác hơn điều những người
hành hương tới Poona làm trong việc buông xuôi của họ theo Osho."
Điều đó là tuyệt đối sai vì tôi
không ở đây để giúp bạn buông xuôi theo tôi. Tôi không muốn đứng giữa bạn và
cái toàn thể. Vấn đề không phải là buông xuôi. Nó là vấn đề buông xuôi khi bạn
đi tới giáo hoàng, ở đây nó là chuyện tình. Ở đó bạn buông xuôi theo giáo hoàng
vì ông ấy đại diện cho Thượng đế, đại diện cho con trai duy nhất của Thượng đế,
Jesus Christ. Tôi không đại diện cho bất kì ai!
Khi bạn ở cùng tôi, bạn đang sống
trong chuyện tình; không có vấn đề về buông xuôi. Bạn đơn giản học cách thức
quan hệ với sự tồn tại. Tôi chỉ là một cơ hội, một phương cách - một tác nhân
xúc tác là nhiều nhất.
Các sannyasin của tôi không phải
là tín đồ của tôi. Tôi không tạo ra nhà thờ, tôi đơn giản truyền đạt điều tôi
đã thấy. Tôi đơn giản chia sẻ tình yêu của tôi, niềm vui của tôi, kinh nghiệm của
tôi. Những người ở đây là bạn cùng du hành. Bạn không buông xuôi theo tôi;
nhưng sống cùng tôi, dần dần, dần dần bạn sẽ bắt đầu tận hưởng việc buông xuôi
sâu sắc theo sự tồn tại. Đó là vấn đề khác toàn bộ; tôi chẳng liên quan gì tới
nó. Công lao sẽ thuộc về bạn, không về tôi. Sự hiện diện của tôi chỉ có thể
giúp cho một điều: nhìn ra hình mẫu ngu xuẩn mà bạn bị mắc vào.
Giáo hoàng đơn giản ép buộc
cùng hình mẫu ngu xuẩn vào bạn. Trong hàng nghìn năm mọi người đã từng buông
xuôi theo các giáo hoàng này và các tu sĩ và không cái gì đã xảy ra.
Tôi không phải là tu sĩ và tôi
không quan tâm tới việc tập hợp đám đông. Tôi không quan tâm tới việc tạo ra
tín ngưỡng, tôi đơn giản tận hưởng bản thân tôi! Những người muốn tận hưởng bản
thân họ, họ được đón chào. Đó là chỗ của niềm vui. Chính từ "buông
xuôi" là không liên quan ở đây! Không ai buông xuôi cho bất kì ai khác. Bạn
phải là bản thân bạn, bản thân bạn một cách đích thực, bản thân bạn một cách
chân thành, và thế thì phép màu bắt đầu xảy ra: khoảng khắc bạn khám phá ra mặt
nguyên thuỷ của bạn, bạn đi vào trong giao cảm với cái toàn thể.
Spiegel không đúng khi nói rằng
cùng điều đang xảy ra cho những người hành hương Poona, nhưng khi mọi người tới
và quan sát từ bên ngoài, những hiểu lầm này nhất định xảy ra. Họ chỉ là người
xem bên ngoài.
Để hiểu điều đang diễn ra ở đây
người ta phải là người tham gia, không chỉ là người quan sát. Chỉ thế thì sẽ có
hương vị nào đó trên lưỡi bạn làm lộ ra bí mật.
Tôi đã nghe nói rằng mọi năm
xem như một phần của buổi lễ Phục sinh hoành tráng tại nhà thờ St. Peter ở
Rome, giáo sĩ trưởng của thành phố sẽ đi vào Basilica trong đám rước trọng thể
qua khối quần chúng đông đảo và trình cho giáo hoàng một cuộn giấy cổ. Và mọi
năm giáo hoàng sẽ nhận cuộn giấy này, cúi chào giáo sĩ và trao lại nó, trong
khi giáo sĩ quay lại cúi chào, quay đi và ra về.
Nghi lễ huyền bí này đã từng diễn
ra trong nhiều trăm năm tới mức không ai có thể nhớ nguồn gốc của nó mà cũng
không biết nó biểu tượng cho cái gì. Nhưng với buổi lễ Phục sinh đầu tiên của
triều đại giáo hoàng Polack, ông ấy quyết định đặt dấu chấm hết cho điều đã trở
thành nghi lễ hoàn toàn vô nghĩa, và do vậy khi giáo sĩ trưởng theo bổn phận
đưa trình cuộn giấy, Đức giáo hoàng - với sự kinh hoàng của toàn thể triều
chính toà thánh - mở nó ra. Nó là hoá đơn cho Bữa tối cuối cùng.
Câu hỏi cuối cùng
Osho ơi, tôi sắp rồ lên rồi!
Tôi cứ cười trong chuyện đùa. Tôi thậm chí thức dậy một khi cười vào nó. Và tôi
thậm chí không biết chuyện đùa là gì!
Yoga Lalita, thế thì tôi sẽ phải
kể lại nó lần nữa! Thực ra, có bốn chuyện đùa. Ba chuyện tôi sẽ kể cho bạn hôm
nay và chuyện thứ tư bạn phải khám phá ra - cái turiya! Tôi sẽ cho bạn bốn mươi
tám giờ để khám phá nó. Nếu bạn không thể khám phá ra nó thế thì tôi sẽ kể nó nữa.
Chuyện đùa thứ nhất mà tôi đã từng
kể cho bạn trong sushupti của bạn, giấc ngủ không mơ... Một cách tự nhiên, khó
mà nhớ được nó. Và Yoga Lalita là thủ thư của tôi, cho nên tôi phải nhắc cô ấy
liên tục về các chuyện đùa để cho cô ấy cứ thu thập các chuyện đùa cho tôi. Tôi
chưa bao giờ gặp cô ấy, tôi chưa bao giờ đi tới thư viện, cho nên cách duy nhất
để truyền thông điệp này là trong khi cô ấy ngủ.
Chuyện đùa thứ nhất:
Một mục sư, một linh mục và một
giáo sĩ đang thảo luận cách thức họ "tiên đoán" phần nào của tiền
quyên góp mỗi người giữ lại cho nhu cầu cá nhân và phần nào đưa vào cho tổ chức
tương ứng của họ.
"Tôi vẽ ra một đường,"
mục sư nói, "trên sàn. Mọi tiền tôi đều tung lên không trung - phần tiếp đất
ở bên phải đường này tôi giữ lấy, phần bên trái đường dành cho Chúa."
Linh mục gật đầu, nói, "Hệ
thống của tôi về bản chất cũng là một, chỉ mỗi điều tôi dùng vòng tròn. Cái gì
tiếp đất bên trong là của tôi, bên ngoài là của ngài."
Giáo sĩ mỉm cười và nói,
"Tôi làm cùng điều đó. Tôi tung mọi tiền lên không trung và bất kì cái gì
Thượng đế bắt giữ đều là của ngài!"
Chuyện đùa thứ hai, Lalita, đã
được kể cho bạn trong trạng thái swapna, trạng thái mơ. Cái gì đó của nó bạn có
thể nhớ - chỉ vài mảnh đây đó.
Một thanh niên quẫn trí ngồi
trên rìa tường của tầng thứ bốn mươi của một khách sạn giữa thị trấn và đe doạ
nhảy xuống. Nơi gần nhất mà cảnh sát có thể tới được là mái của toà nhà kế bên
thấp hơn gần mét. Tuy nhiên, mọi yêu cầu khẩn thiết với người này để trở về chỗ
an toàn đều không hiệu quả bao nhiêu. Một linh mục từ xứ đạo gần nhất được mời
tới, và ông ấy hấp tấp tới cảnh tượng này.
"Nghĩ đi, con ta,"
ông ấy lên giọng ngân nga cho kẻ sắp tự tử. "Nghĩ về mẹ và bố con, những
người yêu con."
"Ấy à, họ không yêu
tôi," người này đáp. "Tôi nhảy đây!" "Không! Dừng lại!"
linh mục kêu lên. "Nghĩ về người đàn bà yêu con!"
"Không ai yêu tôi cả! Tôi
nhảy!" lời đáp vang tới.
"Nhưng nghĩ đi," tu
sĩ cầu khẩn, "nghĩ về Jesus và Mary và Joseph những người yêu con!"
"Jesus, Mary và Joseph
nào?" người này hỏi, "họ là ai?"
Tại điểm đó linh mục la lên,
"Nhảy đi, mày đồ con hoang Do Thái, nhảy đi!"
Và chuyện thứ ba đã được kể cho
bạn trong jagruti, cái gọi là trạng thái thức - mà không mấy là trạng thái thức.
Có thể đó là điều vẫn thường giữ cho bạn cười.
Lalita nói:
Tôi sắp rồ lên rồi! Tôi cứ cười
trong chuyện đùa. Tôi thậm chí thức dậy một khi cười vào nó. Và tôi thậm chí
không biết chuyện đùa là gì!
Điều này có thể là chuyện đùa:
Gia đình xoay xở mang một người
ông tộc trưởng từ Hungary và ông ấy tới sống với con gái và gia đình cô ấy. Ông
già này bị mê say bởi New York và mọi thứ nó phải cung cấp. Một hôm, cháu ông ấy
Yankel đưa ông ấy tới vườn bách thú ở công viên Central Park. Phần lớn các con
vật đều quen thuộc với ông già này. Tuy nhiên, họ tới chuồng con linh cẩu cười
bị giữ và ông già này trở nên tò mò. "Yankel, ở nước ông, ông chưa bao giờ
nghe con vật cười."
Yankel để ý thấy người coi đang
đứng gần đó và tiến tới anh ta. "Ông cháu mới sang đây từ châu Âu. Ông nói
họ không có linh cầu cười ở đó. Bác có thể nói cho cháu cái gì đó về nó để cho
đến lượt cháu, cháu có thể nói cho ông được không?"
Người coi chuồng nói, "Được,
nó ăn một lần một ngày."
Yankel quay sang ông nó và dịch
sang tiếng Yiddish, "Zayda, nó ăn một lần một ngày."
Người coi chuồng tiếp tục,
"Nó tắm một lần một tuần."
"Zayda, nó tắm một lần một
tuần."
Ông già lắng nghe chăm chú.
Người coi chuồng nói thêm,
"Nó giao phối một lần một năm."
"Zayda, nó giao phối một lần
một năm."
Ông già lắc đầu lên xuống và
nói một cách có suy nghĩ, "Thôi được, nó ăn một lần một ngày, nó tắm một lần
một tuần, nhưng nếu nó giao phối chỉ một lần một năm, tại sao nó cười?"
..............................
0 Đánh giá