Chương 10. Khi tôi gọi bạn là bạn tôi, tôi ngụ ý điều đó

Chương 10. Khi tôi gọi bạn là bạn tôi, tôi ngụ ý điều đó

Price:

Read more

Vô trí - Hoa của vĩnh hằng - Osho
Chương 10. Khi tôi gọi bạn là bạn tôi, tôi ngụ ý điều đó

Phật kính yêu,
Một học sĩ không là Phật tử, tới gặp thầy Đại Tuỳ Pháp Chân, cho ông ấy bình bát. Một sư quan sát thấy điều này hỏi Đại Tuỳ Pháp Chân, ‘Thầy đã dùng cái gì trước khi ông ấy tặng thầy bình bát này?”
Đại Tuỳ Pháp Chân nói, “Ta dùng cái ta sẽ dùng vào ngày cuối cùng trên thế gian.”
Một lần, Đại Tuỳ Pháp Chân được hỏi, “Khi mọi thứ bị triệt tiêu, Cái đó cũng bị triệt tiêu sao?”
“Nó sẽ bị triệt tiêu,” Đại Tuỳ Pháp Chân nói.
Một dịp khác, một sư hỏi Đại Tuỳ Pháp Chân, “Tôi được bảo rằng vào lúc kết thúc của vũ trụ một đám cháy lớn xảy ra và mọi thứ bị huỷ diệt. Tôi xin hỏi thầy liệu Cái này có chia sẻ cùng số phận đó hay không?”
Đại Tuỳ Pháp Chân nói, “Có, nó cùng số phận.”
Sư lại tiếp, “Nếu đó là hoàn cảnh, điều đó phải được nói rằng Cái này theo cái cái khác.”
Đại Tuỳ Pháp Chân nói, “Ừ, nó theo.”
Cùng câu hỏi đó về sau lại được hỏi cho một thầy khác có tên là Chu.
Ông ấy trả lời, “Không, Cái này không theo cái khác.”
Khi được hỏi “Sao không?” thầy đáp, “Bởi vì nó đồng nhất bản thân mình với toàn bộ vũ trụ.”
Các bạn của tôi ơi,
Cơ quan chỉ đạo tối cao của Phật tử Ấn Độ, Mahabodhi Dabha, đã tới với một phát biểu rất giận dữ trong báo chí chống lại tôi. Tôi cứ nghĩ rằng Mahabodhi Sabha bao gồm những người khôn ngoan. Tôi tuyệt đối sai - nó chỉ bao gồm những bù nhìn khác.
Điều đầu tiên những người này nên hiểu: đấy không phải là lỗi của tôi. Nếu bạn phải giận, giận Phật Gautam đi - ông ấy đã gõ cửa tôi. Chỉ bởi vì tôi đã yêu mến ông ấy và kính trọng ông ấy mà tôi đã cho phép ông ấy có chỗ trú ngụ trong bản thể tôi.
Thay vì vui mừng, các thành viên của Mahabodhi Sabha giận với tôi. Có lẽ họ muốn tôi đá thẳng cánh Phật Gautam. Chung cuộc tôi đã làm đấy. Bây giờ nó là chuyện quá khứ rồi.
Tôi đã yêu Phật Gautam và tôi sẽ tiếp tục yêu ông ấy, nhưng những người này tốt hơn cả là được nhìn từ xa xa. Để họ vào bên trong bạn... điều đó đã là sự hành hạ với tôi, trong bốn ngày. Nhưng chỉ vì lễ phép và tử tế với linh hồn cổ đại của Phật Gautam mà tôi đã chờ đợi cho đến đúng lúc để nói lời tạm biệt ông ấy. Bây giờ không cần bất kì Phật tử nào phải cáu kỉnh hay giận dữ nữa.
Và dẫu sao đi chăng nữa, tôi phải nhắc bạn rằng đấy đã là chọn lựa của Phật Gautam để gõ cửa tôi; tôi đã không yêu cầu điều đó. Giận của bạn với tôi cực kì vô nghĩa. Nó chỉ ra rằng mọi tôn giáo có tổ chức đều trở thành nhà tù ngay cả với người sáng lập riêng của nó - họ sẽ không cho phép người đó trở lại trong thân thể khác!
Thứ hai là, tôi đã hi vọng rằng những người đã từng theo Phật sẽ có từ bi nào đó, hiểu biết nào đó, thông minh nào đó. Dường như là họ chỉ tin mù quáng, đầy định kiến, như bất kì tôn giáo có tổ chức nào khác; không có gì khác biệt.
Điều đó đã xảy ra cho Jesus: người Do Thái đã nổi giận bởi vì ông ấy đã nói rằng ông ấy là nhà tiên tri cuối cùng của người Do Thái - “là người các ông đã từng chờ đợi từ nhiều thế kỉ.” Tu sĩ cấp cao của đền thờ lớn của người Do Thái, và cơ quan tối cao của các giáo sĩ , những người quyết định các vấn đề về tôn giáo của họ, đã quyết định rằng chàng thanh niên Jesus này phải bị đóng đinh. Tội lỗi của ông ấy sao? Tội ác của ông ấy sao? - đó là ông ấy đã tuyên bố mình là nhà tiên tri cuối cùng.
Nếu bạn không đồng ý với ông ấy, điều đó hoàn toàn được, nhưng dường như không có lí do gì để ông ấy phải bị đóng đinh .
Trường hợp của tôi hoàn toàn khác. Tôi không nói rằng tôi là hoá thân của ai . Tôi ghét chính cái ý tưởng này! Tôi có mặt nguyên thuỷ riêng của tôi; tôi không muốn trở thành bản sao giấy than của bất kì ai.
Hội Mahabodhi đang nói rằng tôi đưa ra phát biểu dường như tôi là hoá thân của Phật Gautam. Tôi chưa bao giờ nói một lời về hoá thân. Tôi đơn giản nói rằng ông ấy muốn dùng thân thể tôi - không may là tôi đã cho phép ông ấy, nhưng cũng may là tôi đã có thể thuyết phục được ông ấy và nói lời tạm biệt ông ấy.
Bây giờ khi có liên quan tới tôi câu chuyện này khép lại rồi. Nếu Hội Mahabodhi muốn, nó có thể đệ đơn ra toà kiện Phật Gautam! Tại sao ông ấy gõ cửa tôi?
Đấy không phải là lỗi của tôi. Giận tôi đơn giản chỉ ra ngu xuẩn của bạn. Nếu như bạn thực sự là người yêu Phật Gautam, bạn chắc đã lại đây và điều tra về trường hợp này. Không ai đã vào các cổng này để tìm hiểu! Bạn có thể gọi điện thoại tới và tìm hiểu, “Tình huống là gì?” Nhưng không có việc tìm hiểu nào đã được thực hiện.
Và bạn thậm chí không cập nhật về biến cố này. Anh chàng kia mà bạn nghĩ quá nhiều tới đó, không còn ở đây nữa! Lần sau, nếu ông ấy tới đây ông ấy sẽ bị đá ra ngay, tôi hứa với bạn - để cho bằng lòng trong tim bạn!
Đấy là một câu chuyện cổ, rất cổ.
Những người ở Athens không thể dung thứ được cho thiên tài của Socrates. Thực ra, ông ấy chính là tinh hoa của tâm trí Hi Lạp, nhưng họ đã đầu độc ông ấy. Người bé nhỏ này bao giờ cũng chống lại người khổng lồ.
Jesus chắc chắn đã chứng tỏ là nhà tiên tri lớn hơn nhiều so với điều ông ấy đã công bố với người Do Thái. Sau việc đóng đinh ông ấy, Ki tô giáo được sinh ra, mà bây giờ là tôn giáo lớn nhất trên thế giới - gần nửa thế giới là người Ki tô giáo. Chắc chắn, Jesus không phải là nhà tiên tri sai. Cái tài của ông ấy được chứng minh bởi việc chuyển đổi nửa nhân loại sang Ki tô giáo.
Nhưng người Do Thái không thể nào dung thứ được cho con người này - đặc biệt là các giáo sĩ, người có học, học giả, những người kiểu như Hội Mahabodhi của Ấn Độ. Họ không thể nào dung thứ được cho ông ấy bởi vì nếu nhà tiên tri cuối cùng sắp được sinh ra, người đó phải được sinh ra trong thân thể của tu sĩ cao nhất, hay điều đó có thể xảy ra ở một học giả có học nào đó, một giáo sĩ lớn được tôn giáo của người Do Thái kính trọng. Nhưng nhà tiên tri cuối cùng lại chọn là con ông thợ mộc, vô giáo dục, không học vấn gì . Điều đó chống lại cái ngạo mạn của giới học giả. Chàng thanh niên đơn giản này đã chứng tỏ là một nhà tiên tri lớn nhất mặc cho việc đóng đinh mình - có lẽ bởi vì việc đóng đinh ấy.
Mới hôm nay, trong một tạp chí học thuật của Đức, một nhà phân tâm nổi tiếng đã so sánh tôi với Jesus. Tại nước Đức xa xôi kia, nhà phân tâm đó được cập nhật về câu chuyện đã xảy ra hơn Hội Mahabodhi. Ông ấy nói, “Cũng như người Do Thái không thể dung thứ được Jesus, ông sẽ không được dung thứ đâu - đặc biệt bởi các Phật tử.” Một sáng suốt đơn giản...
Nhưng tôi không tuyên bố là hoá thân. Tôi không tuyên bố điều gì ngoại trừ rằng linh hồn lang thang của Phật Gautam đã tới thăm tôi trong bốn ngày.
Tathagat, người chịu trách nhiệm về cộng đồng này - xin bạn viết dưới dòng chữ “Thính phòng Phật Gautam”, trong ngoặc: “Để kỉ niệm cuộc viếng thăm bốn ngày của ông ấy tới cộng đồng này.” Trước lúc đó và sau lúc đó, đấy không phải là mối quan tâm của tôi.
Và Maneesha, bạn không nên chỉ dùng từ ‘Phật’. Bạn nên dùng tên đầy đủ của tôi “Phật Zorba.” Theo cách đó, tôi được ngắt khỏi mọi tôn giáo có tổ chức. Tôi chỉ là bản thân tôi, và là bản thân mình không phải là tội lỗi.
Tôi có cách tiếp cận của riêng tôi tới thực tại. Tôi đã nói nhiều lần rằng Zorba là một nửa, Phật là một nửa. Tôi là con người toàn thể. Tôi chấp nhận thực tại của sự tồn tại bên ngoài, và tôi yêu nó. Tôi chấp nhận thực tại của thế giới bên trong. Với tôi, cả hai là một. Bên trong không thể tồn tại mà không có bên ngoài - bên trong sẽ có ý nghĩa gì nếu không có bên ngoài? - và bên ngoài cũng không thể tồn tại mà không có bên trong; chúng là hai cánh của một con chim. Chỉ bằng hai cánh, chim có thể bay ngang qua mặt trời trong bầu trời bao la của sự tồn tại.
Lời kinh:
Phật kính yêu,
Một học sĩ không là Phật tử, tới gặp thầy Đại Tuỳ Pháp Chân, cho ông ấy bình bát. Một sư quan sát thấy điều này hỏi Đại Tuỳ Pháp Chân, ‘Thầy đã dùng cái gì trước khi ông ấy tặng thầy bình bát này?”
Đại Tuỳ Pháp Chân nói, “Ta dùng cái ta sẽ dùng vào ngày cuối cùng trên thế gian.”
Câu trả lời của Đại Tuỳ Pháp Chân không liên quan về mặt câu chữ tới câu hỏi, nhưng Thiền không quan tâm tới cách tiếp cận ngôn từ hay logic hay hợp lí. Nó lấy bước nhảy lượng tử.
Đại Tuỳ Pháp Chân nói, “Ta dùng cái ta sẽ dùng vào ngày cuối cùng trên thế gian.”
Đó là điều đơn giản đã được hỏi. Một học sĩ không là Phật tử đã cho ông ấy cái bình bát - Các sư Phật giáo dùng bình bát để xin ăn. Một sư, quan sát thấy Đại Tuỳ Pháp Chân chấp nhận bình bát, đã hỏi, “Thầy đã dùng cái gì trước khi ông ấy tặng thầy bình bát này?"
Lí do cho câu hỏi của ông ấy là ở chỗ Phật đã đưa ra kỉ luật về không sở hữu. Nếu bạn đã có một bình bát bạn không nên nhận cái nữa, bởi vì nó là tuyệt đối vô dụng. Hay bạn nên bỏ bình bát đầu, đem nó cho sư nào đó khác chưa có - nhưng đừng thu thập mọi thứ.
Đó là lí do tại sao sư này hỏi, “Từ trước tới giờ thầy đã dùng cái gì?”
Đại Tuỳ Pháp Chân thay đổi toàn bộ chiều hướng của câu hỏi. Ông ấy nói, “Ta dùng cái ta sẽ dùng vào ngày cuối cùng trên thế gian.”
Ông ấy đã vứt bỏ ý tưởng về bình bát. Thực ra, ông ấy chưa hề dùng bình bát. Có nhiều sư Phật tử thậm chí cố gắng vượt hơn Phật Gautam. Họ đã dùng chỉ mỗi bàn tay, như các sư Jaina không dùng bình bát mà chỉ dùng tay họ. Bất kì cái gì có thể được chứa trong hai bàn tay khum khum lại, cái đó là đủ cho hai mươi bốn giờ. Đại Tuỳ Pháp Chân đã tuân theo cùng kỉ luật này, mặc dầu không phải là Phật tử. Và ông ấy nói, “Ta dùng cái ta sẽ dùng vào ngày cuối cùng trên thế gian.”
Một lần, Đại Tuỳ Pháp Chân được hỏi, “Khi mọi thứ bị triệt tiêu, Cái đó cũng bị triệt tiêu sao?”
‘Cái đó’ được ngụ ý là cái không diễn đạt được bên trong bạn. Chẳng thể nói được gì ngoại trừ lời chỉ dẫn: Cái đó.
“Khi mọi thứ bị triệt tiêu, Cái đó cũng bị triệt tiêu sao?”
“Nó sẽ bị triệt tiêu,” Đại Tuỳ Pháp Chân nói.

Đó là một trong những đóng góp quan trọng nhất của Phật Gautam: khái niệm về vô ngã. Tại điểm này ông ấy đã vươn lên cao trên bất kì nhà tiên tri, tirthankara, shankaracharya nào của các tôn giáo khác. Tất cả họ đều dừng lại ở khái niệm cái ngã, cái ta. Mọi thứ sẽ bị triệt tiêu , những cái ngã, atman sẽ còn lại.
Trong ngôn ngữ mà Gautam dùng, tiếng Pali, cái ngã được gọi là atta, còn vô ngã được gọi là anatta. Ông ấy đã thuyết giảng anatta; bạn sẽ biến mất giống như giọt sương biến mất trong đại dương.
Tại sao níu bám vào ý tưởng về cái ngã? Bạn sẽ làm gì với cái ngã khi mọi thứ bị triệt tiêu hết?
Và tôi đồng ý với ông ấy, rằng tại một điểm nào đó chúng ta không hiện hữu; thế rồi chúng ta đã nảy sinh như con sóng trong đại dương. Tại điểm nào đó con sóng sẽ tan tành trên tảng đá trên bãi biển và biến mất vào trong đại dương. Điều đó dường như tuyệt đối có thể nhận biết được. Bạn tận hưởng ngày của mình, bạn nở hoa vào buổi sáng với mọi vinh quang và huy hoàng, và đến tối đó là lúc ra đi, đó là lúc biến mất trở lại vào trong đất, vào trong vũ trụ.
Không tôn giáo nào đã từng có khả năng vượt ra ngoài cái ngã, bởi vì vượt ra ngoài cái ngã bạn không thể tìm được nhiều người đi theo. Điều đó có vẻ ngớ ngẩn thế: mọi loại kỉ luật khổ hạnh, thiền, yoga, để làm gì? - để bị triệt tiêu đi. Thế thì cái gì sai trong việc chỉ là cái bạn đang vậy? Tại sao bận tâm, nếu mọi thứ sẽ bị triệt tiêu? Phật sẽ bị triệt tiêu, và dù bạn có là phật hay không bạn cũng sẽ bị triệt tiêu.
Theo thần thoại Ấn Độ, mà bây giờ trùng khớp với các điều tra khoa học, toàn thể vũ trụ này, mọi thứ, đều bắt nguồn từ cái không. Có thể nó còn lại trong vũ trụ cả triệu hay nghìn tỉ năm, nhưng một điểm sẽ tới khi thậm chí các hành tinh, mặt trời, mặt trăng, ngay cả những ngôi sao vĩ đại, phát mệt và già đi. Không chỉ có việc bạn chết đi, mọi thứ được sinh ra, đều chết đi. Và cuối cùng, toàn thể sự tồn tại này một ngày nào đó sẽ chết đi hoàn toàn; sẽ không có gì ngoại trừ không gian thuần khiết.
Đó là cách thức nó vậy, thời gian nào đó trươc đây: từ cái không, bong bóng xà phòng này nảy sinh, liên tục trở nên to hơn và to hơn và to hơn. Thế rồi đến điểm nào đó nó nổ tung và biến mất.
Đại Tuỳ Pháp Chân là đúng khi ông ấy nói, “Nó sẽ bị triệt tiêu.”
Một dịp khác, một sư hỏi Đại Tuỳ Pháp Chân, “Tôi được bảo rằng vào lúc kết thúc của vũ trụ một đám cháy lớn xảy ra và mọi thứ bị huỷ diệt. Tôi xin hỏi thầy liệu Cái này có chia sẻ cùng số phận đó hay không?”
Ông ấy đã thay đổi câu hỏi của mình một chút xíu, nhưng điều đó tạo ra nhiều khác biệt. Ban đầu ông ấy hỏi về Cái đó; bây giờ ông ấy hỏi về Cái này.
Đại Tuỳ Pháp Chân nói, “Có, nó cùng số phận. ‘Cái này’ nữa cũng biến mất trong sự triệt tiêu tối thượng”
Sư lại tiếp, “Nếu đó là hoàn cảnh, điều đó phải được nói rằng Cái này theo cái cái khác.”
Đại Tuỳ Pháp Chân nói, “Ừ, nó theo.”
Đại Tuỳ Pháp Chân dường như có vẻ rất mạnh mẽ, nhất quán trong quan sát của mình. Ông ấy đưa ra kết luận logic của mình tới chính tận cùng.
Cùng câu hỏi đó về sau lại được hỏi cho một thầy khác có tên là Chu.
Ông ấy trả lời, “Không, Cái này không theo cái khác.”
Khi được hỏi “Sao không?” thầy đáp, “Bởi vì nó đồng nhất bản thân mình với toàn bộ vũ trụ.”
Bạn có thể nghĩ rằng Chu đang đưa ra câu trả lời khác. Không, ông ấy đang nói cùng điều đó theo cách khẳng định. Bởi vì anh chàng này không thể hiểu được cách tiếp cận phủ định của Đại Tuỳ Pháp Chân, rằng mọi thứ sẽ bị triệt tiêu... Chu dường như là từ bi và cố gắng đi theo đường vòng khác. Ông ấy nói, “Không, Cái này không theo cái khác.”
Khi được hỏi “Sao không?” thầy đáp, “Bởi vì nó đồng nhất bản thân mình với toàn thể vũ trụ.”
Khác biệt là gì? Nếu giọt sương biến mất, bạn có thể gọi nó, dưới dạng phủ định, là sự triệt tiêu của giọt sương. Dưới dạng khẳng định bạn có thể nói giọt sương đã trở thành một với đại dương.
Cả hai đều là cùng câu trả lời, nhưng từ các góc độ khác nhau. Đừng nghĩ rằng Chu đang nói điều gì đó khác. Nó là một, dù giọt sương biến mất hay trở thành một với đại dương. Đấy tất cả chỉ là vấn đề loại ngôn ngữ nào bạn thích dùng mà thôi.
Một bài cú:
Được nghỉ đầy đủ,
tôi mở mắt ra -
Xuân.
Những bài cú hay này nói nhiều thế mà chẳng nói điều gì.
Được nghỉ ngơi đầy đủ - thảnh thơi hoàn toàn
tôi mở mắt ra - và lạy trời! xuân đã tới khắp nơi.
Xuân tới với thảnh thơi của bạn - ông ấy đang nói về mùa xuân bên trong. Hàng nghìn hoa bỗng nhiên bắt đầu nở ra. Bạn được rót đầy với hương thơm của cõi bên kia.
Nhưng được thảnh thơi. Và khi bạn hoàn toàn thảnh thơi, trong việc nghỉ ngơi đó trở thành nhân chứng và xuân bao giờ cũng có đó, sẵn sàng bao quanh bạn từ mọi hướng.
Maneesha đã hỏi một câu hỏi:
Phật Zorba kính yêu,
Thầy gọi chúng tôi là “Các bạn yêu mến của tôi.” Chúng tôi có thể thực sự là bạn của Thầy không hay Thầy gọi chúng tôi chỉ vì sự rộng lượng của trái tim thầy?
Maneesha, “sự rộng lượng của trái tim” sẽ là sự bẽ mặt cho bạn, nó sẽ là việc sỉ nhục. Khi tôi gọi bạn là bạn của tôi, tôi ngụ ý điều đó.
Tôi thích gọi bạn là cái gì đó thậm chí tốt hơn, nhưng tiếng Anh không có cái gì đó tốt hơn. Tiếng Urdu có điều đó: Mehre Mehbub - Tình yêu của tôi, người yêu của tôi.
Nhớ lấy từ này - Mehre Mehbub.
Tôi nói với bạn, Các bạn của tôi, Tình yêu của tôi, Người yêu của tôi. Tôi ngụ ý điều đó. Đấy không phải là rộng lượng của trái tim. Bạn có hiểu tôi không? Rộng lượng của trái tim sẽ là điều sỉ nhục cho bạn, và tôi không thể sỉ nhục bạn theo bất kì cách nào. Tôi yêu các bạn. Mehre Mehbub.
Bây giờ là lúc cho Sardar Gurudayal Singh.
Bà Feigenbaum đang giấc ngủ trưa bị thức dậy bởi tiếng động va đập và tiếng rên rỉ lớn từ tầng dưới. Bà ấy sợ hãi rón rén đi ra cầu thang và nhìn xuống. Trong phòng trước phía dưới, bà ấy nhận thấy đứa con trai bẩy tuổi của mình, Rubbin, với sách về tình dục trong tay. Nó đang đứng trên đầu Ruthie sáu tuổi con nhà bên cạnh. Cả hai đứa trẻ đều trần truồng.
“Tớ không hiểu cái gì đã sai,” Rubbin nói. “Cuốn sách này nói, ‘Cởi quần áo ra.’ Chúng ta đã làm điều đó. Thế rồi nó nói, ‘Đàn ông lên trên đàn bà.’ Tớ đã làm điều đó” - nó đang đứng trên đầu con bé! ‘Đàn ông lên trên đàn bà.’ Tớ đã làm điều đó. Vui vẻ trong đó là đâu nhỉ?”
“Tớ không biết,” Ruthie đáp, “tất cả mọi điều tớ biết là tớ bị đau đầu!”
Newton Hooton đi vào trong nhà hàng ‘Lợn trên băng’ và gọi một cốc nước. Khi Walter người phục vụ đặt cốc nước lên bàn, Newton cầm cốc và hắt nước vào mặt anh ta.
“A! Tôi cực kì lấy làm tiếc,” Newton nói. “Tôi bị một chứng bệnh nhiệt đới gọi là “Heebie Jeebies” và nó làm cho tôi làm đủ mọi điều kì quái. Tất nhiên tôi bao giờ cũng thực sự ngượng về sau.”
“Thôi được, thế cũng được,” Walter nói, lau khô mặt. “Nhưng tôi nghĩ ông nên đi đến gặp ông bạn nhà phân tâm của tôi, bác sĩ Feelgood.”
Vài tuần sau đó, Newton Hooton quay lại quán “Lợn trên băng” và lại gọi một cốc nước từ Walter. Walter đem nước tới và đặt phía trước Newton, và lại bị nước hắt thẳng vào mặt mình.
“Tôi bảo anh đi và khám cơ mà!” người phục vụ hét lên.
“Tôi đã làm rồi,” Newton đáp.
“Làm rồi, làm rồi mà không khá lên hơn sao?” Walter phát rồ.
“Vâng đã làm rồi, Newton đáp, “bởi vì bây giờ tôi không cảm thấy ngượng chút nào nữa!”
Giáo sĩ Nussbaum và giáo sĩ Feldman tới hiệu may của Markus Pinkus và yêu cầu may hai bộ com lê. Pinkus trao cho mỗi giáo sĩ một bộ com lê.
“Ông có chắc đây là mầu đen mà không phải là xanh thẫm không? Giáo sĩ Nussbaum hỏi, nhìn chăm chú vào chất liệu vải.
“Hoàn toàn đen, hợp với giáo sĩ lắm!” Marcuss Pinkus đáp. “Không một vết xanh nào.”
Thế là hai giáo sĩ mua bộ com lê và bắt đầu bước đi trên phố.
“Anh biết không,” giáo sĩ Feldman nói, “tôi có chút ít lo nghĩ rằng các bộ com lê này của Marcus Pinkus không thực sự là đen.”
Vừa lúc đó hai xơ đi tới.
“Nhanh lên!” Nussbaum nói. “Mở gói đồ ra và so sánh với bộ quần áo của các xơ. Các xơ bao giờ cũng mặc bộ đồ đen tuyền, cho nên chúng ta sẽ biết chắc!”
Feldman lấy cái áo ra và, khi các xơ bước qua, ông ta nói, “Thưa các xơ, xin các xơ cho tôi biết mấy giờ rồi ạ?”
Khi xơ nhìn đồng hồ, Feldman nhanh chóng đặt chiếc áo vào cạnh vai cô ấy để so sánh.
Khi các xơ về tới nữ tu viện, Mẹ bề trên hỏi liệu họ có điều gì báo cáo không.
“Dạ có ạ,” một người nói. “Chúng con gặp hai đàn ông trông có vẻ như người Do Thái nhưng lại nói tiếng Latin.”
“Tiếng Latin à?” Mẹ bề trên hỏi. “Từ khi nào mà người Do Thái nói tiếng Latin?”
“Thế này,” xơ đó nói, “con nghe rõ ràng họ ta thán, “Marcus Pinkus Fucktus!”
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Im lặng. Nhắm mắt lại và cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.
Đây là đúng khoảnh khắc để nhìn vào trong - với toàn bộ sinh lực của bạn, toàn bộ tâm thức của bạn. Với sự khẩn thiết dường như đây sắp là khoảng khắc cuối cùng của đời của bạn. Với sự khẩn thiết như vậy, chỉ cần một giây là đạt tới trung tâm, và tại trung tâm bạn là phật.
Khoảnh khắc đẹp đẽ này...
Mười nghìn phật hoàn toàn im lặng
và định tâm trong bản thân họ...
Chứng kiến rằng thân thể không phải là bản thể bạn, tâm trí không phải là bạn. Phẩm chất duy nhất của bạn, phẩm chất vĩnh hằng của bạn là phẩm chất của nhân chứng. Và khi tôi nói bạn là phật, tôi đơn giản ngụ ý bạn là nhân chứng. Việc chứng kiến này đem mùa xuân vào bản thể bạn.
Để làm nó rõ ràng hơn,
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Thảnh thơi.
Nghỉ ngơi.
Cứ quan sát, chứng kiến.
Dần dần tâm thức bạn hội nhập lại và Thính phòng Phật này trở thành cái hồ không gợn sóng nào - của nhận biết thuần khiết, tâm thức, chứng kiến.
Và trong chiều sâu của bản thể bạn nảy sinh mùa xuân..
Làn gió thơm mát thế.
Hoa và hoa khắp xung quanh -
hoa của vĩnh hằng,
hoa của tình yêu,
hoa của tính bất tử.
Thu lấy thật nhiều hoa hết sức, và thuyết phục phật đi cùng bạn.
Phật không phải là độc quyền của bất kì ai. Nó không phải là bản quyền của bất kì ai. Nó là bản thể bên trong nhất của mọi người. Bạn không cần phải là Phật tử để là phật. Là phật là siêu việt lên trên mọi khái niệm về các tôn giáo; nó là quyền tập ấm của mọi người. Thuyết phục phật đi cùng bạn, vào các hoạt động hàng ngày, để cho mọi thứ trong cuộc sống của bạn trở thành việc thiền, sự duyên dáng, cái đẹp, phúc lành.
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Quay lại, vẫn nhớ bạn là phật. Vẫn nhớ cái duyên dáng, cái đẹp, cái im lặng. Ngồi vài khoảnh khắc chỉ để hồi tưởng lại con đường hoàng kim bạn đã đi qua cho tới giờ.
Và trong cuộc sống thường ngày của bạn, nhớ nhiều nhất có thể được - đừng tạo ra bất kì căng thẳng và lo âu nào, theo cách thức nghỉ ngơi và thảnh thơi - rằng mọi hành động của bạn đều trở thành hành động của người đã thức tỉnh, của người đã nếm trải bản thể bên trong nhất của mình.
Tôi muốn hàng nghìn phật trên khắp thế giới, và không có một phật tử nào.
Tôi dạy bạn là phật, nhưng không dạy Phật giáo. Tôi ghét mọi ‘giáo’, mọi tôn giáo. Tình yêu của tôi dành cho cái vĩnh hằng của bạn, bản thể bất tử của bạn.
Tôi đã gọi bản thể bất tử đó ở bên trong bạn, là “Mehre Mehbub” - Tình yêu của tôi, Bạn của tôi, Người yêu của tôi.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Phật Zorba.

0 Đánh giá

Ads Belove Post