Chương 11. Chỉ sáng tạo chứng tỏ sức mạnh

Chương 11. Chỉ sáng tạo chứng tỏ sức mạnh

Price:

Read more

Vô trí - Hoa của vĩnh hằng - Osho
Chương 11. Chỉ sáng tạo chứng tỏ sức mạnh

Phật Zorba kính yêu,
Khi Koko, một đệ tử của Triệu Châu, tới gặp Thầy Hogen, ông ấy được hỏi mới đây ông ấy đã ở đâu.
“Cùng với Triệu Châu,” ông ấy trả lời.
Hogen nói, “Ta đã nghe nói về Triệu Châu và cây sồi; chẳng phải thế sao?”
Koko nói, “Không phải thế!”
Hogen bình, “Nhưng mọi người đều nói rằng khi một sư hỏi về ý nghĩa của việc tới của Bồ đề đạt ma từ phương Tây, Triệu Châu đã trả lời, ‘Cây sồi ở vườn trước.’ Làm sao anh nói nó không phải thế?”
Koko đáp, “Thầy tôi chẳng nói gì về loại đó! Xin đừng xúc phạm thầy trước.”
Hogen bình, “Thực sự anh là sư tử con!”
Một dịp khác, một người khác nói với Koko,
“Cả đời mình tôi đã giết bò và thích điều đó; đây có là tội lỗi hay không?”
“Không đâu,” Koko nói.
“Sao lại không?” người này hỏi.
“Một bị giết, một được trả lại,” là câu trả lời của Koko.
Các bạn của tôi ơi,
Người ta tự hỏi liệu chúng ta đang sống trong một xã hội lành mạnh, hay mọi người đã thành chuối...?
Ronald Reagan đã cố gắng giết đại tá Kadaffi trong những năm ông ấy đang cầm quyền, chẳng bởi lí do gì . Libya là một nước nhỏ, nghèo nàn. Vài tháng trước đây, tổng thống Ronald Reagan đã công kích Libya, và phá huỷ hai ngôi nhà mà đôi khi Kadaffi đã sống - phần lớn thời gian ông ấy sống trong sa mạc, trong lều. Nhưng Ronald Reagan đã giết chết con gái ông ấy và phá huỷ nhà của ông ấy, chẳng bởi lí do gì .
Ngay bây giờ - đây là tuần cuối cùng trong quyền lực của ông ta, nhưng ông ta không thể cưỡng lại được cám dỗ công kích Libya lần nữa. Ông ta đã đem tới hai tầu chiến, tầu chở máy bay lớn; chúng đứng ngay gần bờ biển Libya, với hàng tá máy bay chiến đấu chỉ đợi tín hiệu để công kích.
Libya đơn giản muốn thấy liệu họ đang đứng trên lãnh thổ của Libya hay trong đại dương quốc tế. Hai máy bay phản lực đã đi chỉ để do thám, và chúng vẫn ở bên trong lãnh thổ Libya khi tầu chiến Mĩ lập tức bắn vào hai máy bay của Libya.
Cái cớ mà Ronald Reagan nêu ra là ở chỗ Libya đang làm nhà máy chế vũ khí sinh học. Ông ta chỉ ra bức ảnh được chụp từ trên trời - điều đó có nghĩa là ông ta đã vi phạm lãnh thổ của Libya; bằng không làm sao ông ta có thể có được bức ảnh đó?
Và điều kì lạ nhất và không thể nào tin được là, Libya chỉ làm ra nhà máy. Nó vẫn chưa hoàn thành, toà nhà ấy; chẳng ai biết mục đích của nó là gì, và chẳng ai hỏi . Mĩ quyết định rằng đấy sẽ là nhà máy vũ khí sinh học.
Thậm chí nó có là nhà máy vũ khí sinh học đi chăng nữa, để tấn công sinh học vào nước khác, Mĩ có nhà máy lớn nhất giống như thế trên toàn thế giới. Ronald Reagan trước hết phải phá huỷ cái nhà máy lớn này mà Mĩ có, thay vì đi phá huỷ nhà máy của nước nghèo.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng tổng thống Ronald Reagan và chỉ huy quân đội của ông ta đã phủ nhận sự kiện là họ đã dùng bụi hơi sinh học trên đất Mĩ, chỉ để thử tiềm năng của chúng trong trường hợp có chiến tranh thế giới dựa trên việc dùng hoá chất sinh học huỷ diệt. Và họ đã liên tục phủ nhận, hàng năm, rằng điều đó có bất kì hiệu ứng xấu nào.
Nhưng hiệp hội y tế đã đứng ra nói rằng điều đó hoàn toàn sai: “Tổng thống nói dối, các chỉ huy quân đội nói dối, bởi vì chúng tôi là những người biết có bao nhiêu người trong những khu vực này đã chết vì ung thư - họ không biết rằng họ đã bị chính phủ của mình giết hại!” Tỉ lệ ung thư trong những vùng này đã tăng lên mười lần cao hơn trung bình. Trẻ nhỏ, đàn bà mang thai, ông già, thanh niên...
Và cuối cùng - bởi vì hiệp hội y tế đã đứng ra - tổng thống đã không trả lời cho hiệp hội y tế; mà chỉ huy quân đội cũng không trả lời. Im lặng của họ chứng tỏ tội ác của họ chống lại nhân dân của họ.
Một cuộc điều tra quân sự từ các chuyên gia Mĩ chỉ ra rằng Mĩ là nước hiếu chiến nhất trên toàn thế giới. Trong một trăm bốn mươi năm nó đã can thiệp trên khắp thế giới một trăm năm mươi lần, đem quân đội của nó tới, tấn công dân tộc nghèo, tìm đủ mọi cớ - bất kì cớ gì cũng được. Và Ronald Reagan đã phạm nhiều tội ác, với điều đó ông ấy đang chờ đợi để cho tổng thống mới có thể tha thứ cho ông ta.
Và chẳng ai trên thế giới thậm chí phản đối, thậm chí phản kháng. Hoàn toàn im lặng.
Nhưng tôi cực kì kính trọng Libya và con người của nó. Tôi phản đối, một mình, như một công dân thế giới, chống lại Ronald Reagan:
Trước khi ông bắt đầu ném bom vào người khác, ông nên nhìn lại bản thân mình.
Tôi đã từng tìm kiếm sâu sắc trong tâm lí người Mĩ. Hiểu biết của tôi là ở chỗ Mĩ và Australia cả hai đã được những kẻ tội phạm thành lập nên. Những kẻ tội phạm này đã bị rút phép thông công khỏi nước Anh. Họ đã đổ bộ vào, vài người trong họ ở Australia và vài người trong họ ở Mĩ; họ trở thành tổng thống, họ trở thành phó tổng thống, họ giết người mà không có lí do gì. Thậm chí ngày nay ở Australia bạn có thể đi săn người.
Cái gì đó trong chính dòng máu của người Mĩ là tội phạm. Và thế giới cần phải nhận biết về những kẻ tội phạm này bởi vì họ có quyền lực nhất ngày nay; nó bột phát chẳng nguyên nhân nào. Chắc chắn phải có cái gì đó bên dưới con người này khi ông ta giết ai đó mà không có lí do...
Mới vài tháng trước đây, đã có vấn đề cực kì lớn ở San Francisco và Los Angelet. Sáu người bị bắn chết chẳng bởi lí do gì - chỉ bởi vì giao thông bị tắc nghẽn. Hàng dặm đường ô tô dừng lại, không ai biết nguyên nhân là gì - tai nạn nào đó, xe tải bị lật, hay cái gì đã xảy ra chẳng ai hay. Và mọi người bắt đầu bắn vào tài xế của chiếc xe đứng đầu! Anh ta bóp còi thật lâu, bởi vì hàng dặm đường xe ô tô đợi đấy phía trước - anh ta hoàn toàn vô tội. Thấy tình huống này , tất cả các chủ xe lập tức bắt đầu mua súng tự động để mang theo người trong xe của họ.
Cái gì đó sâu bên dưới trong tâm lí của người Mĩ là khát máu. Đây là dân tộc có vũ khí hạt nhân, và chỉ cần một cái nhấn nút và cả thế giới sẽ bốc cháy.
Mọi hành động đều nên được tiến hành bởi giới trí thức của thế giới - bởi các nghệ sĩ, các nhà thơ, hoạ sĩ, bởi các nhà huyền môn - từ tất cả mọi loại người sáng tạo, mọi việc phản đối đều cần thiết để cứu hành tinh đẹp đẽ này khỏi người khát máu, man rợ. Mĩ chỉ biết tới một luận cứ, và đó là huỷ diệt.
Chúng ta phải phổ biến ý tưởng rằng sức mạnh thực sự duy nhất bắt nguồn từ sáng tạo, không từ huỷ diệt. Huỷ diệt chỉ chứng tỏ cái điên khùng của bạn. Chỉ sáng tạo chứng tỏ sức mạnh của bạn.
Thêm vài việc tầm thường nữa...
Hội Mahabodhi của các Phật tử liên tục đưa ra các phát biểu. Tôi chưa nói một lời chống lại Hội Mahabodhi. Bây giờ đến lúc rồi.
Tôi phản đối chính cái tên “Mahabodhi”. Mahabodhi có nghĩa là “chứng ngộ lớn lao” - cả trong quá khứ lẫn trong hiện tại chưa một thành viên nào của Hội Mahabodhi đã chứng ngộ . Họ không có quyền gọi hội của mình là Mahabodhi; tất cả mọi điều họ có thể làm là đổi tên thành Hội Maha-Abodhi của Ấn Độ. Abodhi nghĩa là chưa chứng ngộ. Bằng không họ phải chỉ ra ít nhất một thành viên, trong quá khứ hay trong hiện tại, đã trở nên chứng ngộ trong Hội của họ.
Họ chỉ là một bầy các học giả mục ruỗng, và họ bị loạn thần kinh khi đe doạ tôi! Thực ra, tôi nên đưa họ ra toà; họ phải đưa ra bằng chứng cho việc tại sao họ gọi hội của họ là “Mahabodhi”.
Đấy là một từ lớn lao, nó chẳng liên quan gì tới học vấn. Tôi đã biết nhiều thành viên của Hội Mahabodhi: chẳng ai trong họ thậm chí nhận biết về chứng ngộ là gì . Và họ gọi hội của họ là “Hội chứng ngộ vĩ đại” - họ có bao nhiêu người đã chứng ngộ?
Người ta chẳng bao giờ tự nhìn vào mình. Họ không hiểu ngụ ý của những từ đơn giản. Mặc dầu họ là những học giả lớn, họ liên tục trích dẫn các kinh cũ của Phật. Phần lớn trong những kinh này đều đã lạc hậu rồi.
Tôi đã nói nhiều về Phật hơn bất kì ai khác trên toàn thế giới. Tôi đã yêu con người này; do đó tôi đã chọn chỉ những kinh mà có thể được hỗ trợ bằng logic, hợp lí và hiểu biết. Có nhiều kinh tôi đơn giản gạt ra ngoài con đường của tôi. Nếu Hội Mahabodhi và các Phật tử ở Ấn Độ liên tục đưa ra những tuyên bố chống lại tôi, tôi sẽ đem tất cả những kinh đó mà tôi đã gạt sang bên! Tôi chẳng cần quan tâm chút nào về bất kì ai - kể cả Phật Gautam.
Chỉ bởi vì tình yêu của tôi với con người này, bởi vì ông ấy không phải là một phần của tôn giáo có tổ chức và ông ấy không thiên về việc tạo ra tôn giáo có tổ chức... Tôi đã yêu tính cá nhân của ông ấy, duyên dáng của ông ấy. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi đồng ý với ông ấy một trăm phần trăm. Không quá mười phần trăm là sự đồng ý của tôi với các ý tưởng của ông ấy; chín mươi phần trăm hoàn toàn là rác rưởi. Bây giờ những người này đang chọc tôi đem ra tất cả mọi rác rưởi đó và lên án nó. Chừng nào tôi chưa làm điều đó họ sẽ không im lặng.
Như thế thật là mù quáng, ngu xuẩn hết mức.
Một chamar, một người làm giầy, đã được chuyển đạo từ sudra Hindu, tiện dân, và trở thành một Phật tử. Hôm nay người ấy đưa ra một phát biểu, rằng trước khi trở thành phật tôi phải được ông ấy khai tâm vào Phật giáo.
Điều đó làm tôi nhớ lại một phát biểu của George Bernard Shaw. Ông ấy đã nói, “Những người đã sống trong kém cỏi hàng thế kỉ, nếu bạn giải phóng họ đừng nghĩ rằng họ sẽ bình đẳng. Họ sẽ lập tức bắt đầu thành siêu đẳng hơn bạn.” Có chân lí nào đó trong phát biểu này của George Bernard Shaw.
Tất cả các Phật tử này, những người đã đưa ra các phát biểu chống lại tôi, đều đã là tiện dân từ năm nghìn năm nay. Chỉ một nhóm nhỏ trong Maharashtra mới được chuyển đạo sang Phật giáo - không trên bất kì nền tảng tôn giáo nào, nhưng bởi vì trò chơi chính trị của Tiến sĩ Ambedkar.
Nhưng ông ấy đã bị mua. Điều đó chứng tỏ rằng một tiện dân, cho dù người đó trở thành một trong những người có quyền lực luật phát lớn nhất, và đặc biệt có thẩm quyền về hiến pháp, cũng có thể bị mua rất dễ dàng. Đó là một trong những chỉ dẫn về con người kém cỏi.
Ông ấy đã bị mua bởi việc cho ông ấy một địa vị để tạo ra Hiến pháp Ấn Độ. Ông ấy đã vứt bỏ và quên mất tất cả về Phật giáo. Và ba trăm nghìn người mà ông ấy đã chuyển đạo đã phải chịu khổ không cần thiết, bởi vì bản thân ông ấy làm ra hiến pháp mà không biết - đó là lí do tại sao tôi nói một người không nhận biết có thể làm mọi thứ với mọi ý định tốt lành, nhưng nhất định phạm phải sai lầm sâu sắc nào đó... Ông ấy đã làm ra hiến pháp và ông ấy đã thu xếp cho các tiện dân: các đặc quyền ở trường phổ thông, cao đẳng, đại học; một chỉ tiêu đặc biệt dành cho họ bởi vì họ không thể cạnh tranh được với người khác. Chỉ tiêu đặc biệt trong mọi dịch vụ của chính phủ. Nhưng ông ấy quên mất hoàn toàn rằng điều đó chỉ có thể áp dụng được nếu tiện dân vẫn còn trong đám Hindu, mà ông ấy đã chuyển đạo ba trăm nghìn tiện dân này của vùng Maharashtra sang Phật giáo. Bây giờ họ không có đặc quyền gì, không chỉ tiêu nào, không học bổng đặc biệt nào.
Bây giờ Tiến sĩ Ambedkar đã dồn họ xuống rãnh vào cuộc sống còn kém cỏi hơn nhiều, khó khăn hơn nhiều. Ít nhất tiện dân Hindu còn một số đặc quyền nào đó, một số nhân nhượng nào đó, một số chỉ tiêu đặc biệt nào đó xem như đền bù cho việc bị áp bức của họ trong hàng thế kỉ, việc đàn áp và bóc lột họ. Nhưng các Phật tử này - họ đã mất điều đó. Và hiến pháp đã được tạo ra bởi cũng người đã biến những kẻ đáng thương này thành Phật tử.
Nhưng George Bernard Shaw là đúng. Và những người này vẫn còn trong nô lệ, như trâu bò, chỉ bởi vì họ đã trở thành Phật tử trên nền tảng chính trị.
Tôi nhắc lại điều đó, bởi vì Tiến sĩ Ambedkar ban đầu đã nghĩ việc chuyển đổi những người này, các tín đồ của ông ấy, sang Ki tô giáo. Nhưng suy nghĩ lần hai - rằng trong Ki tô giáo họ sẽ bị nhận chìm và ông ấy sẽ không còn là người lãnh đạo nữa - thế là ông ấy vứt bỏ ý đồ này. Ông ấy chẳng liên can gì tới Jesus hay Ki tô giáo; toàn bộ nỗ lực của ông ấy là vẫn còn làm lãnh tụ.
Ông ấy đã nghĩ tới việc chuyển họ sang Mô ha mét giáo nhưng đấy lại là cùng tình huống. Ông ấy sẽ không ở vào vị thế là lãnh tụ nữa. Thế rồi, ông ấy tìm ra rằng không có Phật giáo ở Ấn Độ. Ông ấy có thể chuyển những người này vào Phật giáo và vẫn còn là lãnh tụ của họ. Bây giờ điều này hoàn toàn là chuyển đổi chính trị.
Nhưng những kẻ ngốc đã được chuyển đổi về chính trị này, người không hiểu đến một từ về chứng ngộ, đang đưa ra những phát biểu chống lại tôi.
Ishida đã điện thoại từ Nhật Bản để nói rằng tôi không nên để ý gì tới những người này; chính định mệnh của những người khổng lồ và thiên tài là phải bị kết án bởi con người nhỏ bé. Bà ấy phải đã bị cảm thấy tổn thương rằng Phật tử có thể hành xử theo cách như vậy. Bà ấy đã công bố cho báo chí và tạp chí Nhật Bản một phát biểu rằng, “Chính tôi là người đã tiên đoán. Nếu Phật tử Ấn Độ có giận, họ nên giận tôi.” Và bà ấy đã thông báo rằng bà ấy sẽ sớm tới đây để đương đầu với báo chí, và để đương đầu với cái gọi là Phật tử. Một người đàn bà cực kì dũng cảm...
Và họ liên tục diễn giải sai phát biểu của tôi. Tôi chưa bao giờ nói rằng tôi là hoá thân của Phật Gautam. Tôi chỉ là hoá thân của bản thân tôi.
Trong các kiếp sống quá khứ của mình tôi đã bắt gặp nhiều Phật Gautam, nhưng tôi chưa bao giờ là đệ tử của bất kì ai. Tôi đã tự tìm kiếm một mình, và tôi tuyên bố lần nữa rằng tôi chỉ là bản thân tôi, mặt nguyên thuỷ của tôi. Những Phật tử này không có lí do gì để lo nghĩ về điều đó. Nếu họ muốn học điều gì đó về chứng ngộ chúng tôi sẽ đón chào họ, nhưng chúng tôi không khai tâm cho bất kì ai vào Phật giáo . Chúng tôi khơi dậy cho mọi người thành phật.
Tại sao Phật giáo? Tại sao theo con đường dài không cần thiết này? Khi phật đã hiện diện trong bạn, mọi điều chỉ là gọi ông ấy thật to, “Lại đây đi! Ông đã ẩn bên trong lâu quá rồi; điều đó đã thành thói quen. Đi ra cuộc sống của mọi người đi, trong hành động của họ, trong tình yêu của họ, trong tình bạn của họ. Biến đổi họ đi.”
Đây là khai tâm đích thực. Nó không tới từ bên ngoài; nó là khơi gợi và thách thức tâm thức bên trong nhất của bạn.
Lời kinh của Maneesha:
Phật Zorba kính yêu,
Khi Koko, một đệ tử của Triệu Châu, tới gặp Thầy Hogen, ông ấy được hỏi mới đây ông ấy đã ở đâu.
“Cùng với Triệu Châu,” ông ấy trả lời.
Triệu Châu là một trong những Thiền sư quan trọng nhất.
Hogen nói, “Ta đã nghe nói về Triệu Châu và cây sồi; chẳng phải thế sao?”
Koko nói, “Không phải thế!”
Thực ra, có một cây sồi ngay trước túp lều tranh của Triệu Châu, và bất kì khi nào bất kì ai hỏi, “Nghĩa của Phật giáo là gì?” hay “Nghĩa của việc Bồ đề đạt ma từ Ấn Độ tới Trung Quốc là gì?” ông ấy đều trỏ vào cây sồi, ngụ ý, “Sao ông không hỏi cây sồi này, ‘Nghĩa của việc hiện hữu của mi ở đây là gì? Nghĩa của việc lan toả cành và tán lá của mi là gì?” Nếu không ai hỏi cây sồi, điều đó đơn giản chỉ ra rằng tự nhiên không có nghĩa; nó chỉ có ý nghĩa.
Nhớ hai từ này: nghĩa là logic; nó chỉ là khái niệm. Ý nghĩa là kinh nghiệm.
Nghĩa của yêu là gì? Nếu ai đó hỏi bạn, bạn sẽ nhún vai. Nghĩa của yêu sao? Nó là vui sướng, nó là kinh nghiệm lớn; nó có ý nghĩa nhưng nó không có nghĩa. Ô tô có nghĩa, máy điều hoà nhiệt độ có nghĩa; mọi vật đều có nghĩa, nhưng sinh linh sống không có nghĩa.
Nghĩa ngụ ý tiện dụng nào đó. Ý nghĩa ngụ ý cái đẹp nào đó, không phải là tiện dụng.
Điều đúng về mặt sự kiện là Triệu Châu thường chỉ cây sồi ngay trước túp lều tranh của mình: “Đây là nghĩa của Phật giáo.” Bây giờ đề cho Hội Mahabodhi của Ấn Độ ra tranh cãi ở toà án chống lại Triệu Châu! - ông ấy đang nói cây sồi là nghĩa của Phật giáo đấy, nghĩa của việc Bồ đề đạt ma từ Ấn Độ vào Trung Quốc đấy.
Ông ấy là đúng. Sự tồn tại không có nghĩa. Nó có ý nghĩa, nó có hương thơm, nó có mầu sắc, nó có cái đẹp, nó có sự huy hoàng. Nhưng nghĩa sao...?
Nghĩa có liên quan tới hàng hoá, và cuộc sống không phải là hàng hoá. Chứng ngộ không phải là hàng hoá mà bạn có thể mua trong bãi chợ.
Cái mà không thể được mua sẽ không có nghĩa gì; nó sẽ chỉ có ý nghĩa.
Nhưng Koko đã phủ nhận điều đó một cách có mục đích, bởi vì mọi người hay làm trò cười về Triệu Châu sau lưng ông ấy - “Ông ấy là cái loại thầy gì thế này? Chúng ta đang nói về nghĩa vĩ đại của giáo huấn của Phật, và ông ấy chỉ tay về phía cây sồi. Ông ấy là đồ gàn!”
Với tâm trí hợp lí điều đó sẽ có vẻ là như vậy.
Koko là đệ tử rất thân thiết của Triệu Châu.
Hogen đang hỏi, “Ta đã nghe nói về Triệu Châu và cây sồi” - nó đã trở thành chuyện cười trong làng Thiền - “chẳng phải thế sao?”
Koko nói, “Không phải thế!”
Tôi đã nói cho các bạn về khác biệt giữa sự kiện và chân lí. Koko đang nói, “Về mặt sự kiện nó có thể là như vậy, nhưng không trong chân lí. Trong chân lí ông ấy không chỉ vào cây sồi, ông ấy chỉ vào nhựa sống trong cây sồi cái cũng là nhựa sống trong chúng ta.”
Tất cả chúng ta đều bắt rễ trong cùng sự tồn tại; chúng ta nhận chất nuôi dưỡng từ cùng một sự tồn tại. Cây sồi chỉ là anh em, bạn bè - có thể câm và điếc, nhưng điều đó không tạo nên khác biệt gì. Cội nguồn cuộc sống của chúng ta đều tới từ cùng sự tồn tại.
Koko nói, “Không phải thế!”
Hogen bình, “Nhưng mọi người đều nói rằng khi một sư hỏi về ý nghĩa của việc tới của Bồ đề đạt ma từ phương Tây, Triệu Châu đã trả lời, ‘Cây sồi ở vườn trước.’ Làm sao anh nói nó không phải thế?”
Koko đáp, “Thầy tôi chẳng nói gì về loại đó! Xin đừng xúc phạm thầy trước.”
Ông ấy bây giờ đã chết, và không ai có đủ dũng cảm khi ông ấy còn sống để tiếp cận ông ấy và tranh luận về cây sồi. Vì ông ấy đã chết, nên xin đừng xúc phạm ông ấy. Ông không hiểu nghĩa của việc chỉ của ông ấy vào cây sồi.
Ông ấy không chỉ vào cây sồi, ông ấy đơn giản chỉ vào cội nguồn ẩn kín của nhựa sống dâng lên trong cây sồi... chống lại lực trọng trường. Cây sồi rất mạnh mẽ, rất cao, một trong những cây đẹp nhất. Chống lại trọng lực, nhựa cây đi lên.
Không cây nào cần máy bơm. Bạn không thể lấy nước từ giếng lên mà không có máy bơm, nhưng cây làm đích xác phép màu đó. Mọi cây đều đưa nhựa lên ngược với sức kéo của trọng trường. Có những cây cao hàng ba chục mét, và chúng vẫn đưa nhựa cây lên độ cao đó, nước, chất nuôi dưỡng - tới cái lá cuối cùng, chín mươi mét cách mặt đất. Nó cũng lấy cùng chất nuôi dưỡng.
Đấy là phép màu. Triệu Châu đang chỉ vào phép màu đó, nói rằng khi bạn cũng bắt đầu trưởng thành lên ngược với trọng trường của trái đất, khi tâm thức bạn bắt đầu bay trên trời - khi tâm thức bạn trở thành đỉnh Everest, đỉnh núi cao - bạn sẽ hiểu ý nghĩa của việc Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc, hay giáo huấn của Phật.
Hogen bình, “Thực sự anh là sư tử con!”
Với sự kính trọng sâu sắc - ông ấy đã hiểu quan điểm của Koko, rằng bây giờ Triệu Châu đã chết, không ai nên đặt ra câu hỏi mà chưa bao giờ được đặt ra khi ông ấy còn sống.
Hogen là một thầy nổi tiếng, nhưng Koko chẳng quan tâm tới điều đó. Hogen đã bình một cách kính trọng, “Thực sự anh là sư tử con! Anh chắc chắn là một đệ tử lớn của Triệu Châu.”
Một dịp khác, một người khác nói với Koko,
“Cả đời mình tôi đã giết bò và thích điều đó; đây có là tội lỗi hay không?”
“Không đâu,” Koko nói - ngược lại với toàn bộ truyền thống của Phật giáo.
Thầy phải đáp ứng trong khoảnh khắc hiện tại, theo tính tự phát của mình. Thầy không lặp lại kinh sách cũ, thầy không trích dẫn thầy cũ. Thầy có mọi quyền đáp ứng một cách tự phát, và đáp ứng tự phát của thầy là rất kì lạ, ngược với toàn bộ truyền thống. Thầy nói, “Không đâu.”
Theo các thầy vĩ đại, không có tội lỗi và không có đức hạnh. Chỉ có một điều: đó là nhận biết. Nếu bạn nhận biết, bạn có thể làm bất kì cái gì bạn muốn và nó không phải là tội lỗi. Nếu bạn không nhận biết, bạn có thể làm cái gọi là hành động đức hạnh, nhưng không có đức hạnh gì trong chúng. Từ vô ý thức đức hạnh không thể nở hoa được. Nó nở hoa chỉ khi bạn tràn đầy ánh sáng, tràn đầy tình yêu, tràn đầy ý thức.
Koko nói, “Không đâu.”
“Sao lại không?” - người này cảm thấy mặc cảm, bởi vì toàn thể truyền thống đều nói giết bò là tội lỗi.
Điều đó thực sự là một phần của Hindu giáo. Phật được sinh ra là một người Hindu, đã được ước định là người Hindu. Cho nên mặc dù ông ấy đã trở nên chứng ngộ, hương vị của ước định cũ nào đó của ông ấy, của thời niên thiếu của ông ấy, vẫn còn vương vấn quanh ông ấy - đặc biệt là ý tưởng rằng giết bò là tội lỗi. Người này tự mình đã cảm thấy mặc cảm bởi vì Phật đã cấm điều đó, ông ấy đã tuyên truyền bất bạo động. Và Koko này là loại thầy gì vậy? Ông ấy nói, “Không đâu.”
“Sao lại không?” người này hỏi.
“Một bị giết, một được trả lại,” là câu trả lời của Koko.
Ông ấy nói, “Ông không thể thực sự giết được bất kì ai; ông chỉ có thể tách tâm thức khỏi thân thể. Cho nên vấn đề là gì? Tâm thức, nếu nó vẫn muốn có thân thể, sẽ đi vào bụng mẹ khác. Có lẽ ông đã hỗ trợ cho nó, để bỏ thân thể cũ và kiếm thân thể tươi mới. Không có tội lỗi trong đó.”
Thực ra, không có tội lỗi ở đâu .
Tôi phải nhắc bạn rằng nghĩa nguyên thuỷ, nghĩa gốc của từ ‘tội lỗi’ là quên lãng, vô ý thức. Nó không liên quan gì tới hành động của bạn, nó có điều gì đó liên quan tới việc nhớ lại bên trong của bạn. Bạn là ai, bạn đã quên hoàn toàn.
Đây là tội lỗi duy nhất, vẫn còn vô ý thức, và đức hạnh duy nhất là trở thành phật.
Bài cú:
Chuồn chuồn đậu trên đá;
Mơ ngày.
Tôi đã nói đi nói lại với các bạn rằng bài cú không phải là thơ theo nghĩa thông thường; chúng có tính thơ, chúng trực quan hơn là lời nói.
Quán tưởng mà xem...
Chuồn chuồn đậu trên đá, mơ ngày...
Đó là tình huống của mọi người vô ý thức. Không chỉ chuồn chuồn, bạn cũng sống trong mơ. Chừng nào cây cột tâm thức chưa vươn lên trong bạn, bạn sẽ sống trong mơ, trong ác mộng, và đời bạn sẽ là việc phí hoài. Nó sẽ không đi tới hoàn thành, tới mãn nguyện, tới việc nhận ra sâu sắc về sự thống nhất hữu cơ với vũ trụ.
Đó là điều huy hoàng duy nhất để trải nghiệm.
Không có gì cao hơn điều đó.
Maneesha đã hỏi một câu hỏi:
Phật Zorba kính yêu,
Thầy đã nói tới các Phật tử Mahabodhi Sabha như những người tin mù quáng và định kiến. Về bản chất, họ cũng đã ra lệnh cho Gautama và cho Thầy về cách thức cả hai phải hành xử. Liệu thái độ tin mù quáng, định kiến và ra lệnh đó tất cả có phải là cùng một triệu chứng hay không?
Đúng, Maneesha.
Điều đó rất không may nhưng đấy đã là toàn bộ lịch sử của con người rằng đám đông, quần chúng, kẻ dốt nát, đã ra lệnh về cách hành xử thậm chí cho những người đã đi tới chứng ngộ.
Điều đó làm tôi nhớ tới thời của Phật Gautam. Quần chúng yêu cầu, “Khi Mahavira đứng trần trụi dưới mặt trời, đó là từ bỏ đúng. Sau ông mang ba miếng vải? Chỉ ba mảnh vải này phá huỷ đi tuyên bố của ông rằng ông là người đã thức tỉnh.”
Quần chúng đã hỏi Phật Gautam, “Mahavira biết quá khứ, tương lai và hiện tại. Ông có biết không? Nếu ông không biết, thế ông không thể tuyên bố là cùng trạng thái như Mahavira.”
Chẳng ai đã bao giờ hỏi Mahavira biết gì về tương lai . Có lẽ ông ấy biết cái gì đó về quá khứ - ông ấy không thể biết mọi điều về quá khứ được; quá khứ bốn triệu năm. Có lẽ ông ấy biết điều gì đó về các kiếp sống quá khứ của ông ấy, điều đó có thể quan niệm được; nhưng ông ấy không thể biết mọi thứ về tương lai được.
Bạn có cho rằng Mahavira đã biết rằng chúng ta sẽ gặp gỡ tối nay trong Thính phòng Phật Gautama không?
Thế thì ông ấy phải phát điên! Quá nhiều thứ phải nhớ - toàn thể quá khứ, toàn thể tương lai, toàn thể hiện tại...
Cả Mahavira không biết gì về tương lai mà Phật cũng không biết gì về tương lai. Nhưng để nhân nhượng... vì vấn đề là, đám đông đang hỏi bạn; nếu không họ sẽ không cho bạn sự kính trọng.
Ông ấy nhân nhượng, “Vâng, khi tôi muốn nhìn vào tương lai, tôi có thể nhìn. Bất kì khi nào tôi muốn nhìn vào quá khứ, tôi có thể nhìn. Nhưng tôi không thể nói rằng tôi biết mà không nhìn vào quá khứ, vào tương lai.”
Đám đông nghĩ, “Hiển nhiên ông ấy không đạt tới tầm cao lớn lao mà Mahavira đã đạt tới.”
Và không phải là họ chỉ hỏi Phật Gautam; họ đã hỏi mọi người, và thậm chí cái gọi là các thiên tài vĩ đại của bạn cũng đã nhân nhượng với yêu cầu của họ, xem xét tới đám đông dốt nát. Bằng không, họ mất mọi kính trọng.
Có lẽ tôi là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại không bận tâm chút nào tới kính trọng. Kính trọng gì? - từ những người dốt nát sao? Tôi không phải xem xét tới bất kì ai. Tôi chỉ phụ thuộc vào tính tự phát của tôi và tâm thức của tôi. Khác hơn điều đó, tôi chẳng quan tâm tới bất kì ai.
Trong cộng đồng ở Mĩ, các bạn tôi từ khắp thế giới đã cho tôi chín mươi ba chiếc xe Rolls Royces. Cả nước Mĩ ghen tị. Có lẽ lần đầu tiên họ bắt gặp một người như vậy, người không sở hữu cái gì vậy mà làm cho người giầu nhất thế giới ghen tị.
Ngay cả Rockefeller cũng chống lại tôi, muốn tôi bị tiêu diệt đi bằng cách nào đó. Bởi vì thậm chí người giầu nhất cũng không thể đảm đương được việc có chín mươi ba xe Rolls Royces, và tôi đã cho phép bạn của tôi, nếu họ muốn, đem Rolls Royces tới. Tôi không dùng chúng, tôi chưa bao giờ vào gara để xem. Ngay cả ông chủ tịch công ti Rolls Royces đã tới để xem gara, vì tôi là khách hàng lịch sử: trước đây hay sau này chẳng ai có đến chín mươi ba xe Rolls Royces. Và bẩy chiếc nữa đang trên đường đưa tới trước khi họ bắt tôi.
Tôi đã tạo ra biết bao nhiêu là ghen tị. Họ không thể hiểu được, họ không thể thấy được, họ tuyệt đối mù. Họ có thể không thấy rằng không người nào có thể dùng cho dù hai xe Rolls Royces một lúc, cho nên phải có cái gì đó khác nữa đằng sau toàn bộ khung cảnh này.
Có đấy. Tôi đang công kích vào chính cái ý tưởng ích kỉ của Mĩ rằng họ là người giầu nhất thế giới - và tôi đã chứng minh điều đó. Và tôi vẫn thách thức họ: nếu bất kì ai có dũng cảm, cứ tạo ra chín mươi ba xe Rolls Royces đi.
Một giám mục đã liên tục, chủ nhật nào cũng vậy, nói chống lại các xe Rolls Royces của tôi. Mù đến thế! Có lẽ ông ấy chỉ mơ về xe Rolls Royces thôi; bẩy ngày mỗi tuần ông ấy nghĩ về nó; nếu không làm sao điều này có thể trở thành bài giảng lễ duy nhất của ông ấy được? Ông ấy đã quên tiệt mọi thứ về Jesus và Kinh Thánh.
Và bạn sẽ ngạc nhiên - trước khi tôi bị bắt, đã có tin đồn trong hai tháng liên tục rằng bất kì ngày nào tôi cũng sẽ bị bắt. Nhưng ngay cả các cơ quan chính phủ đã từ chối bắt tôi, bởi lí do đơn giản rằng, “Các anh không có bất kì bằng chứng nào chống lại con người này. Nếu ông ấy có chín mươi ba xe Rolls Royces, các anh được tự do có nhiều hơn. Đây là đất nước tự do.”
FBI từ chối; Cảnh vệ quốc gia từ chối. Chỉ huy trưởng Cảnh vệ Quốc gia đơn giản cười. Ông ấy nói, “Các ông là đồ ngu. Lí do thực sự của các anh là ghen tị bởi vì tâm xã ấy đang sống trong đẹp đẽ và thoải mái và tình yêu và niềm vui. Các anh muốn phá huỷ tâm xã ấy, nhưng tôi không thấy bất kì lí do nào để ra lệnh bắt ông ta.”
Họ tiếp cận Quân đội - để bắt chỉ một người thậm chí không có đến con dao dọc giấy. Và viên chỉ huy Quân đội nói, “Các anh đang yêu cầu một việc hoàn toàn vô nghĩa. Chưa bao giờ trong lịch sử con người mà Quân đội được lệnh bắt chỉ một người không có vũ khí.”
Viên giám mục này, thấy rằng chẳng bao lâu nữa tôi sẽ bị bắt bởi vì chính phủ và những người Ki tô giáo chính thống đã quyết tâm phá huỷ tâm xã này, đã viết thư cho tôi, nói, “Vì ông sẽ đi - điều đó gần như là chắc chắn - vậy ông có thể đem một chiếc Rolls Royces làm quà từ thiện cho nhà thờ của tôi được không?” Và cùng con người này, trong nhiều năm, đã lên án họ!
Tôi thông báo cho ông ta, “Tôi có thể cho ông tất cả xe Rolls Royces. Ông có chỗ trong nhà thờ của ông không?”
Ông ta viết lại nói, “Không, tôi không muốn chín mươi ba xe, bởi vì điều đó sẽ tiêu hủy tôi! Chỉ một chiếc thôi...”
Tôi nói, “Tôi không keo kiệt thế. Hoặc chín mươi ba chiếc hoặc không chiếc nào.” Ông ta trở nên im lặng.
Điều đó chỉ ra tâm lí của người này. Điều ông ta nói có thể không là điều trong tâm trí ông ta; ý định của ông ta có thể hoàn toàn khác. Điều ông ta hành động không nhất thiết là điều ông ta muốn làm. Tâm trí vô thức nhìn quanh và đi theo đám đông.
Tôi yêu George Gurdjieff - một người duy nhất trong toàn bộ thế kỉ này - bởi vì ông ấy nói, “Đừng xét tới người khác.” Đó là nền tảng của ông ấy. Một cách tự nhiên ông ấy không thể có nhiều tín đồ - không hơn hai mươi người sống với ông ấy, và có lẽ có hai trăm người thường tới và đi.
Tại sao ông ấy nói, “Đừng xét tới người khác?” Bởi vì nếu bạn xét tới người khác bạn đang xem xét các vô ý thức, và nếu bạn thương lượng với họ, bạn đang tụt xuống khỏi ý thức của riêng bạn. Hoặc có lẽ bạn cũng là một người vô ý thức, ham muốn được những kẻ ngốc kính trọng.
Tôi không xem xét bất kì ai. Nhìn vào bản thân mình là đủ cho tôi.
Tự phát, với tôi là đức hạnh duy nhất, nhận biết là tôn giáo duy nhất. Và chỉ những kẻ yếu đuối, hèn nhát mới xét tới người khác.
Maneesha, đấy là cùng triệu chứng: thái độ mù quáng, định kiến và ra lệnh.
Nhưng không ai có thể ra lệnh bất kì cái gì cho tôi. Nếu xã hội điên khùng này muốn giết tôi, họ có thể giết tôi - nhưng họ không thể ra lệnh cho tôi.
Bây giờ là lúc dành cho Sardar Gurudayal Singh.
Khi chồng bất ngờ về nhà, vợ người Pháp nói, “Pierre, đi đi, chồng tôi ở nhà!”
Vợ người Đức nói, “Fritz, anh về sớm hai phút!”
Vợ người Anh nói, “Chào anh yêu. Em có thể giới thiệu Gilbert được không?”
Vợ người Hi Lạp nói, “Xin chào, Spyro! Cửa sau vẫn còn mở đấy!”
Vợ người Italia nói, “Mamma mia, Luigi. Nếu anh định bắn- a tất cả chúng tôi, bắn-a anh trước nhất!”
Và vợ người Do Thái nói, “Hymie, anh đấy à? Thế đây là ai cùng với em?”
Kowalski quyết định đưa gia đình đi nghỉ ở bãi biển Miami. Anh ta nhét mọi người vào chiếc xe Ford cũ của mình và nhằm hướng xa lộ Florida.
Ba ngày sau anh ta quay lại.
“Có chuyện gì vậy?”Jablonski hỏi, người hàng xóm. “Anh không thích bãi biển Miami sao?”
“Tôi chưa bao giờ có dịp may tìm ra nó,” Kowalski giải thích. “Tôi lái xe theo xa lộ tôi gặp một biển báo lớn nói: ‘Bãi biển Miami - Bên trái.’ Thế là tôi rẽ quanh và đi thẳng về nhà!”
Đâu là khác biệt giữa không may và thảm hoạ?
Khác biệt lớn. Chẳng hạn: một con dê bước qua cầu, sẩy chân và ngã xuống sông. Đó là không may, không phải là thảm hoạ.
Nhưng nếu máy bay chở Ronald Reagan và toàn bộ nội các của ông ấy bị rơi, và mọi người đều chết, đó là thảm hoạ, nhưng không là không may.
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Im lặng. Nhắm mắt lại và cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.
Đây là đúng khoảnh khắc để nhìn vào trong với toàn bộ tâm thức của bạn và với sự khẩn thiết dường như đây sắp là khoảnh khắc cuối cùng của bạn.
Sự khẩn thiết làm cho công việc thành tuyệt đối dễ dàng. Tâm thức bạn xô tới như ngọn giáo vào trung tâm bản thể bạn... và có im lặng vô cùng, an bình lớn lao và kinh nghiệm về phật tính riêng của bạn.
Phẩm chất duy nhất của phật
chỉ là một nhân chứng.
quan sát mọi thứ.
Thân thể bạn không phải là bạn, tâm trí bạn không phải là bạn. Bạn là nhân chứng duy nhất của bạn.
Nhân chứng này là vĩnh hằng; nó bao giờ cũng ở đây và bao giờ cũng sẽ ở đây, dù trong thân thể nào đó hay lan toả khắp vũ trụ.
Đó là điều xảy ra cho người chứng ngộ. Khi người đó chết người đó không sinh lại nữa; người đó đơn giản biến mất trong vũ trụ bao la, trở thành một với nó.
Để làm việc chứng kiến rõ ràng hơn,
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Thảnh thơi, nhưng nhớ chỉ một điều: chứng kiến. Riêng từ chứng kiến này là chìa khoá chủ cho mọi bí ẩn và phép màu của cuộc sống.
Buổi tối nay thật đẹp vô cùng trong bản thân nó, nhưng sự hiện diện của mười nghìn phật đã làm cho nó thành rực rỡ, oai nghiêm, đẹp đẽ mà thường không được biết tới trên hành tinh này. Tôi có thể thấy Thính phòng Phật này đã biến thành cái hồ tâm thức không gợn sóng nào.
Các bạn là những người may mắn nhất vào khoảnh khắc này trên trái đất.
Thu lấy thật nhiều im lặng, thật nhiều hoa, đang trút xuống bạn - của im lặng, của tình yêu, của niềm vui...
Thu lấy mọi bài ca đang nảy sinh trong bạn, mọi điệu vũ, và thuyết phục phật tới cùng bạn.
Đã từ lâu rồi ông ấy ẩn kín tại trung tâm của bản thể bạn. Đem ông ấy ra chu vi của cuộc sống bạn đi. Đó là phép kiểm nghiệm duy nhất:
khi hành động của bạn trở thành duyên dáng,
khi mắt bạn toả ra tình yêu, im lặng, vô hạn,
khi im lặng của bạn là bài ca,
khi bạn chỉ ngồi, người ta vẫn cảm thấy điệu vũ bên trong bạn
về cái đẹp và sự rực rỡ mênh mông.
Thuyết phục phật. Đấy là bản thể riêng của bạn. Dần dần, mọi ngày khác biệt giữa chu vi và trung tâm ngày càng ít đi.
Khoảnh khắc khác biệt biến mất bạn chứng ngộ.
Bạn không có bất kì nhu cầu nào để được khai tâm; không có bất kì nhu cầu nào về bất kì sự thừa nhận nào từ bất kì thẩm quyền nào. Bạn là người có thẩm quyền! Bạn là phật!
Nắm lấy cuộc sống của bạn trong tay bạn.
Đó là nhân phẩm duy nhất về tính cá nhân.
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Quay lại - không theo cách bạn đã đi vào, mà như con người mới, như phật với an bình, im lặng và duyên dáng, với cái đẹp.
Chỉ ngồi trong im lặng trong vài khoảnh khắc để nhớ lại, để hồi tưởng con đường hoàng kim mà bạn đã đi qua cho tới giờ. Và nhớ tất cả những điều bạn đã trải nghiệm tại trung tâm của bản thể bạn - bạn phải đem nó ra chu vi.
Bạn phải nhớ suốt ngày và đêm - không căng thẳng nào, theo cách thảnh thơi và vui đùa - rằng mọi hành động của bạn đều biểu lộ từ bi và tình yêu, rằng mọi lời của bạn đều biểu lộ sự duyên dáng và cái đẹp, rằng toàn bộ cuộc sống của bạn dần dần trở thành bài ca, bài thơ... bài cú.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Phật Zorba.

0 Đánh giá

Ads Belove Post