Chương 12. Không cái chọn, không cái bỏ

Chương 12. Không cái chọn, không cái bỏ

Price:

Read more

Vô trí - Hoa của vĩnh hằng - Osho
Chương 12. Không cái chọn, không cái bỏ

Phật Zorba kính yêu,
Khi lần đầu tiên gặp Thạch Đầu, Hồ Cư sĩ hỏi,
“Người độc lập với mọi thứ là ai?”
Trước khi ông ấy có thể kết thúc câu hỏi của mình,
Thạch Đầu lấy tay bịt mồm Cư sĩ.
Lúc này, Cư sĩ trải qua một kinh nghiệm
và bầy tỏ bản thân mình trong lời thơ sau:
“Hàng ngày, không cái gì đặc biệt,
Chỉ gật đầu với bản thân mình.
Không cái chọn, không cái bỏ.
Không tới, không đi,
Không người mầu tím.
Núi xanh không vết bụi.
Tôi luyện quyền năng huyền bí và tinh tế,
Múc nước, khuân củi.”
Về sau, khi tới thăm Mã Tổ, Cư sĩ lại hỏi,
“Người độc lập với mọi thứ là ai?”
Mã Tổ nói, “Khi nào ông uống cạn nước sông Dương, ta sẽ bảo ông.”
Vào lúc này, Cư sĩ trải qua một kinh nghiệm lớn lao khác và soạn ra bài thơ thứ hai:
Mười hướng hội tụ,
Từng việc học không làm gì,
Đây là phòng tập của Phật;
Tâm trí trống rỗng, tất cả kết thúc.”
Các bạn của tôi ơi,
Một người tuyệt đối vô tội đã bị treo cổ sáng hôm qua. Toà Thượng thẩm không có bằng chứng nào chống lại người đó - thậm chí không có chứng cớ gián tiếp, thậm chí không một sơ suất kĩ thuật nào - nhưng người đó đã bị xử tử vì người đó là bác của một trong những kẻ khủng bố đã sát hại Srimati Indira Gandhi. Tội duy nhất của người đó là bác của kẻ này. Người ta đơn giản không thể nào tin được rằng là bác của một tên khủng bố là đủ để treo cổ người ấy.
Toà án tối cao đã bác bỏ lời kêu gọi xem xét lại, chẳng đưa ra bất kì bằng chứng nào hay bất kì lập luận nào tại sao họ đã bác bỏ lời kêu gọi đó. Tổng thống đã bác bỏ lời kêu gọi ân xá mà không đưa ra bất kì lí do nào tại sao ông ta đã bác bỏ nó.
Viên luật sư đã làm việc vất vả để cứu người vô tội này cũng là luật sư của tôi. Tôi biết anh ấy rất thân tình; anh ấy đã tranh cãi cho tôi trong nhiều toà án, trong nhiều vụ kiện. Tôi biết anh ấy chân thành, chính trực. Tên anh ấy là Ram Jethmalani. Anh ấy đã cố gắng vất vả theo mọi cách có thể được, để nói rằng không có bằng chứng; bạn không thể giết người vô tội. Nhưng quyền lực mù quáng, và khi quyền lực mù quáng trở thành báo thù thế nó hoàn toàn huỷ diệt.
Tôi không bận tâm rằng một người đã bị treo cổ. Mối bận tâm của tôi là, như một công dân của đất nước này, việc treo cổ một người vô tội đó là treo cổ bản thân công lí, là treo cổ nền dân chủ, tự do của cá nhân, tự do diễn đạt - thậm chí tự do được vô tội! Và những chính khách này liên tục nói về công lí và dân chủ, và dưới những cái tên mĩ miều này mọi thứ thoái hoá và vô nhân đạo diễn ra, một cách đẹp đẽ. Không một trí thức nào, hay một người yêu tự do nào, hay một người yêu mến công lí bình đẳng cho mọi người, đã đưa ra bất kì phản kháng nào.
Ram Jethmalani, xem như nỗ lực cuối cùng, đã tiếp cận tới Toà án Thế giới. Toà án Thế giới nói, “Để chúng tôi tiếp xúc với tổng thống.” Thư kí tổng thống nói, “Muộn quá rồi” - lúc đó mới chỉ tám rưỡi tối - “và chúng tôi không thể quấy rầy tổng thống vào giờ muộn mằn này, và đến sáng người này sẽ bị treo cổ.” Khi người này bị treo cổ, Rajiv Gandhi đang chơi trên sân dường như không có gì xảy ra .
Đất nước này đã tranh đấu cho tự do - không phải cho tự do này. Nó đã tranh đấu cho công lí - không phải cho công lí này, nơi bạn không có bằng chứng thuộc bất kì loại gì. Bạn đang sát hại hiến pháp của đất nước này, công lí của nó; bạn đang phá huỷ tự do của nó. Và không có phản đối.
Mọi người đã được ước định thành nô lệ đến mức khi toàn thể đất nước đáng phải đứng lên chống lại hành động tội ác này của Toà án Tối cao và tổng thống Ấn Độ, thì thậm chí không có một dấu hiệu nào. Dường như là cả đất nước này đã bị thiến.
Nhưng tôi phản đối với toàn bộ trái tim tôi!
Ngay chỗ đầu tiên, cái chết không phải là cách thức đúng để trừng phạt, ngay cả với người đã giết ai đó. Đây là luật rừng, ăn miếng trả miếng. Nó không phải là công lí. Người này đã giết ai đó, và bạn giết người này! Liệu máu có thể rửa sạch tay bạn đầy những máu không?
Và khi có liên quan tới việc nói mọi nhà lãnh đạo, mọi chính khách liên tục nói về những điều đẹp đẽ, đem cho quần chúng hi vọng và an ủi, nhưng sự kiện là ở chỗ không có luật lệ, không có hiến pháp. Nếu bạn có thể giết một người vô tội, bạn có thể làm bất kì cái gì - và đất nước này sẽ vẫn còn im lặng.
Nhưng tôi, như một cá nhân, một mình, phản đối việc giết hại người vô tội này.
Thứ hai là, trong toàn bộ vài ngày qua tôi đã vạch trần trí thông minh Ấn Độ, nhưng không ai dường như tiến tới và chấp nhận chân lí. Ngược lại, họ trở nên giận dữ. Mới hôm nay tôi đã nhận được từ Amaravati một biên tập viên báo nói về tôi, “Ông đang tạo ra từ điển riêng của ông” - bởi vì tôi đã giải thích rằng từ ‘bahgwan’ là từ tục tĩu. Nhưng vị biên tập viên ngốc nghếch đó không tạo ra bất kì nghĩa nào khác hơn từ này trong bất kì từ điển nào.
Tôi thách thức bất kì ai tạo ra bất kì nghĩa nào khác cho từ ‘bhag’. Nó có nghĩa là âm đạo. Và bạn có thể thấy trong mọi ngõ ngách và xó xỉnh ở mọi thành phố bức tượng của Shivalinga; đấy là bức tượng dương vật. Đấy là bộ phận sinh dục của đàn ông, đặt trong âm đạo nữ, và toàn thể đất nước này liên tục tôn thờ nó. Thậm chí chẳng ai tự hỏi - bạn đang tôn thờ cái gì đây? Bạn thậm chí không xấu hổ!
Shiva được người Hindu gọi không phải là một thần nhỏ, mà là mahadeva - thần vĩ đại. Và vị thần vĩ đại này được biểu thị bằng bộ phận sinh dục nam. Tôi không tạo ra bất kì từ điển nào; tôi đơn giản đưa sự chú ý của bạn tới nghĩa đích thực của từ này, và nếu bạn thông minh, từ giờ trở đi không ai nên được gọi là Bhagwan - cả Mahavira, lẫn Phật, lẫn Krishna, lẫn Rama - không ai nên được gọi là Bhagwan. Đấy là chửi rủa; nó là xấu xí và tục tĩu.
Tôi đã mang cái từ này ngay trước tên tôi trong ba mươi năm chỉ như một sự thách thức, nhưng không ai thậm chí tới thách thức điều đó. Các học giả của đất nước này, các tu sĩ của đất nước này, phải đã hiểu sâu bên dưới trong tim họ rằng nếu họ thách thức tôi, tôi sẽ phơi bầy cái nghĩa của từ này ra.
Bây giờ tôi đã phủ nhận ngay cả Phật Gautam, bởi một lí do đơn giản là tôi không chấp nhận Phật Gautam như một con người toàn thể. Ông ấy đã từ bỏ thế giới này, ông ấy đã từ bỏ cái bên ngoài - và một người chỉ sống với cái bên trong không thể là đầy đủ hay hoàn hảo được. Do đó, tôi tự gọi mình là Phật Zorba. Nhưng thậm chí điều đó gây tổn thương cho những người không thông minh; họ không hiểu nghĩa của Zorba. Ngay cả ông đại sứ Sri Lanka tại Mĩ đã viết cho tôi bức thư, nói rằng tôi không nên dùng từ ‘Phật’ với ‘Zorba’; đấy là sỉ nhục Phật.
Tôi đã viết cho ông ấy: ngay chỗ đầu tiên ông không có độc quyền gì với từ ‘Phật’. Thứ hai là bất kì ai thức tỉnh đều có quyền gọi mình là Phật, và nỗ lực của tôi đem Zorba và Phật lại với nhau là chỉ dẫn về toàn bộ cách tiếp cận triết lí của tôi. Tôi muốn thế giới và bản thể bên trong của bạn ở trong hài hoà. Bên trong và bên ngoài nên được cân bằng.
Phật Zorba là triết lí của tôi. Nhưng nếu điều đó gây tổn thương, tôi bất lực.
Nhưng tôi muốn các biên tập viên của tôi đừng đặt nó sau tên tôi. Tôi không muốn chọc giận kẻ dốt nát, mù quáng, không thông minh trên khắp thế giới. Các bạn là thế giới duy nhất của tôi; tôi sống chỉ vì các bạn. Tôi từ bỏ toàn thể thế giới này một cách hoàn toàn.
Bạn nên lưu ý về điều đó, Maneesha, rằng “Shree Rajneesh” là đủ để chỉ hướng về tôi.
Còn khi liên quan tới bạn, bạn có thể gọi tôi là “Thầy kính yêu của tôi.”
Tôi có điều gì đó quan trọng để làm hơn là bận tâm tới những kẻ ngốc này. Họ không hiểu thậm chí kinh sách riêng của họ. Họ xấu xí thế, họ dâm dục thế - nhưng họ chưa bao giờ đọc Shivpuram hay Vayupuram. Họ không biết gì về tôn giáo của riêng họ, nhưng họ bị tổn thương rất dễ dàng - điều đó chỉ ra tâm trí bị ước định của họ. Và họ đã mất tất cả khả năng để hiểu bất kì cái gì mới.
Tôi đã mời Morarji Desai tới đạo tràng. Ông ấy đã lừa người chủ của Oceana Building - có lần tôi đã ở trong toà nhà đó với ông ấy. Ông ấy đã không trả tiền, nhưng bởi vì khi thì ông ấy là bộ trưởng chính ở Bombay, khi thì bộ trưởng chính ở Gujarat, khi thì phó thủ tướng Ấn Độ, và cuối cùng ông ấy đã trở thành thủ tướng của Ấn Độ, nên người chủ toà nhà không làm được gì ông ấy. Chính là ý thích bất chợt của ông ấy để trả tiền thuê hay không. Thỉnh thoảng ông ấy có trả.
Nhưng bởi vì bây giờ ông ấy không là ai cả, người chủ đã lôi ông ấy ra toà, và toà án nghiêng về phía người chủ toà nhà. Tất cả những người theo ông ấy đơn giản đã xa lánh ông ấy. Những người đã làm cho ông ấy thành bộ trưởng chính và thủ tướng - họ đã đi đâu cả rồi? Tất cả những chamchas ấy... Đây là một từ Ấn Độ đặc biệt; nó có nghĩa là tất cả những “chàng quỷnh” những người đã hút máu ông ấy - tất cả họ đã biến mất. Không một người nào đã mời Morarji Desai ở cùng mình trong nhà mình. Và ông ấy có tất cả những người giầu có nhất của đất nước này như bạn của ông ấy; họ đã vây quanh ông ấy và ca tụng ông ấy như bất kì cái gì. Bây giờ ông ấy chỉ có năm trăm sáu mươi ru pi trong tài khoản ngân hàng, và cũng bẽ mặt đến mức Bombay đã phải thu thập mười một nghìn ru pi cho ông ấy sống - cho cả đời ông ấy.
Nhưng tôi đã mời ông ấy, nói rõ là đến khuôn viên của chúng tôi phải hoàn thành hai điều kiện. Ông phải chấm dứt uống nước đái; người của tôi không thích thói quen ghê tởm đó. Và ông phải tới với xác nhận AIDS âm tính.
Một người. M.V. Kamath - một trong những nhà báo già nhất, trí thức - ngay lập tức phản ứng, và ông ấy đã đưa ra cuộc phỏng vấn cho báo chí phát biểu, “Tôi định viết điều gì đó tốt lành về Bhagwan, nhưng bởi vì ông ấy đã xúc phạm Morarji Desai, nên bây giờ tôi không định viết điều tôi định viết nữa.”
Kì lạ...
Và hôm qua tôi nhận được bài phê bình của ông ấy về cuốn sách Zarathustra của tôi - đó là “cái gì đó tốt lành” mà ông ấy định viết về tôi. Bây giờ, ông ấy trong lẫn lộn tuyệt đối. Ông ấy đã viết những điều ngớ ngẩn thế chỉ để trả thù, và điều đó chẳng liên quan gì tới cuốn sách Zarathustra. Nếu ông ấy giận tôi, ông ấy biểu lộ giận dữ của ông ấy lên báo chí là đủ. Nhưng ông ấy viết về Zarathustra rằng nó là mâu thuẫn. Ông ấy không đưa ra thí dụ nào - chỉ một thí dụ thôi cũng đủ - “nó là không nhất quán,” ông ấy nói, nhưng không có thí dụ nào.
Chỉ bởi vì M.V. Kamath nói nó là không nhất quán hay tự mâu thuẫn nó không trở thành tự mâu thuẫn hay không nhất quán. Và ông ấy nói rằng có lặp lại trong cuốn sách này. Vâng, có lặp lại bởi vì nó không phải là cuốn sách viết. Đấy là những bài nói, kéo dài cả tháng, và người ta phải hiểu rằng sách viết là khác.
Khi một người viết, người đó có thể cắt đi; người đó có thể bỏ đi một số đoạn nếu có dư thừa, có lặp lại. Người đó có thể đưa cuốn sách cho vài người để xem liệu họ có tìm thấy điều gì không nhất quán không. Nhưng đây là những bài nói ngẫu hứng cho đệ tử, và đôi khi tuyệt đối cần thiết phải lặp lại vài điều trong những hoàn cảnh khác nhau. Chúng không phải là việc lặp lại bởi vì hoàn cảnh là khác.
Nhưng chỉ trong phát biểu riêng của ông ấy, ông ấy đã làm cho ông ấy thành đần độn - bằng việc nói, “Tôi định viết điều gì đó tốt lành” và chỉ bởi vì tôi đã mời Morarji Desai, với vài điều kiện, mà ông ấy trở nên giận. Bởi vì Morarji Desai đã làm cho ông ấy thành phóng viên quốc tế ở Washington. Chỉ để bầy tỏ cho ông này sự kính trọng, nếu ông này quá bị xúc phạm, ông ấy có thể mời Morarji Desai tới sống trong nhà riêng của ông ấy!
Bây giờ Morarji Desai đang lơ lửng... Chính phủ đã cấp cho ông ấy nhà. Ban đầu ông ấy từ chối, bởi vì đấy là kẻ đối lập đang đương quyền, và ông ấy không thuộc vào đảng đối lập này. Nhận tị nạn và sự hỗ trợ từ họ ông ấy cảm thấy mất nhân phẩm, và ông ấy hi vọng rằng ông ấy sẽ có nhiều bạn bè, những người tới giúp ông ấy. Chẳng ai tới giúp ông ấy .
Cuối cùng ông ấy đã chấp nhận - điều này thậm chí còn bẽ mặt hơn - món quà của chính phủ cho ông ấy. Cho tới khi chết ông ấy có thể ở trong một nhà gỗ một tầng. Nhưng nhà gỗ một tầng đó đã bị một người đàn bà chiếm, bà này là bộ trưởng giáo dục trong nội các của Chavan.
Bây giờ bà ấy không còn là bộ trưởng nữa, nhưng bà ấy cứ khăng khăng không chịu rời khỏi cái nhà gỗ một tầng này.
Và không có qui tắc nào cho nhà gỗ của chính phủ cả, cho nên bà ấy đang ở vị trí tốt. Nhiều nhất chính phủ có thể yêu cầu bà ấy phải thuê, và bà ấy sẵn sàng trả tiền thuê. Bây giờ không cách nào cả, cho nên chính phủ đang đi tìm một nhà gỗ khác mà ai đó có thể bỏ đi để dành cho Morarji Desai. Còn ông ấy cứ lửng lơ trên không.
Vậy mà, bởi sự nhã nhặn của ông chủ Oceana, ông ấy đã kéo dài, nói với Morarji Desai rằng, “cho tới khi ông có được một căn nhà gỗ, ông có thể ở lại vài tháng.”
Bây giờ M.V. Kamath định viết một cuộc phỏng vấn báo chí hay về Zarathustra, nhưng do giận dữ ông ấy đã viết ra toàn điều ngớ ngẩn.
Tôi đơn giản thấy buồn cười là chẳng ai dường như hiểu khác biệt giữa phản ứng và đáp ứng. Bạn phản ứng với những ước định cũ của bạn, chẳng để ra một giây suy nghĩ tới cách tiếp cận nào mới.
Do đó, tôi sẽ đơn giản là tên riêng của mình. Tôi hi vọng không ai phản đối điều đó. Bằng không, tôi có thể xoay xở không tên cũng được.
Tôi phải sống với những người mù và đủ loại ngu ngốc, nhưng tôi không sống vì họ; họ nên biết điều đó. Tôi sống vì những người của tôi, người có trái tim tan ra cùng tôi.
Vài hơi thở này còn lại để ở đây trên thế gian này,
tôi phải dành cho những người của riêng tôi,
với hi vọng rằng họ sẽ dùng cơ hội này
để trở thành bắt lửa với niềm vui và phúc lạc,
để tìm ra gốc rễ của họ trong vĩnh hằng, bất tử...
để trở thành một với vũ trụ này
theo quyền riêng của họ,
nhảy múa cùng sao trời
và hoa và sông và đại dương.
Maneesha đã đem tới vài lời kinh hay.
Trước hết là lưu ý nhỏ về tiểu sử:
Hồ Cư sĩ (“Hồ” là họ, “Cư sĩ” là danh hiệu kính trọng cho một người thế tục trong Thiền) ban đầu dành thời gian sống với Thạch Đầu và rồi tới Mã Tổ. Ông ấy trở nên chứng ngộ và là một trong những người kế tục của Mã Tổ.
Phật Zorba kính yêu,
Khi lần đầu tiên gặp Thạch Đầu, Hồ Cư sĩ hỏi,
“Người độc lập với mọi thứ là ai?”
Trước khi ông ấy có thể kết thúc câu hỏi của mình,
Thạch Đầu lấy tay bịt mồm Cư sĩ.
Lúc này, Cư sĩ trải qua một kinh nghiệm
và bầy tỏ bản thân mình trong lời thơ sau:
Cái gì phải đã xảy ra? Cư sĩ định hỏi câu hỏi, “Người độc lập với mọi thứ là ai?”
Bản thể bên trong nhất của bạn, nhân chứng... nhưng nó không phải là lời, nó là kinh nghiệm.
Đó là lí do tại sao, trước khi ông ấy có thể kết thúc câu hỏi, Thạch Đầu lấy tay bịt mồm Cư sĩ. “Chớ hỏi câu hỏi như vậy mà không thể nào được trả lời. Chớ hỏi câu hỏi như vậy mà chỉ có thể được kinh nghiệm. Đi vào trong đi. Khép miệng lại, và khép tâm trí lại. Đi vào trong không gian của vô trí.”
Việc khép miệng này là rất biểu tượng, và Cư sĩ trải qua một kinh nghiệm... và không thể tin được rằng một hành động đơn giản như vậy của thầy có thể làm bừng lên ngọn lửa trong mình.
Lần đầu tiên ông ấy thấy vô trí riêng của mình - không gian bao la của bản thể bên trong.
Nó lớn như bầu trời bên ngoài; nếu không sẽ không có sự cân bằng giữa bên ngoài và bên trong.
Ông ấy đã diễn đạt kinh nghiệm của mình trong thơ:
“Hàng ngày, không cái gì đặc biệt,
Chỉ gật đầu với bản thân mình.
Không cái chọn, không cái bỏ.
Không tới, không đi,
Không người hoa mĩ.
Núi xanh không vết bụi.
Tôi tập quyền năng huyền bí và tinh tế,
Múc nước, khuân củi."
Điều ông ấy đang nói là kinh nghiệm của mọi thiền nhân.
Hàng ngày, không có gì đặc biệt,
Những lời này áp dụng được cho bạn.
Không có gì đặc biệt, hàng ngày, chỉ gật đầu với bản thân mình.
Khi bạn thấy bản thể bạn,
khi bạn thấy bầu trời bao la,
tự do, niềm vui, phúc lạc,
bạn đã bao giờ nghĩ chưa? -
bạn không thể nói điều gì về nó
cho bất kì ai.
Bạn không thể nói điều gì về nó
thậm chí cho chính mình.
Mọi điều bạn có thể làm là gật đầu,
“Vâng, đây là nó.”
Gật đầu, không lời.
Chỉ gật đầu với chính mình.
Không cái chọn, không cái bỏ.
Đó là điều tôi ngụ ý bởi Phật Zorba:
không cái chọn.
Phật đã chọn: ông ấy đã chọn thoát li khỏi thế giới, ông ấy đã chọn bỏ vợ con và cha già, ông ấy đã chọn chạy trốn thay vì đương đầu với thế giới và đối diện với thực tại. Đó là sự chọn lựa rõ ràng chống lại thế giới, chống lại vật chất, nghiêng về tâm linh.
Con người của tính toàn bộ không có gì để chọn. Cuộc sống của người đó là cuộc sống của vô chọn lựa. Không cái chọn, không cái bỏ ; chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Nếu bạn chọn cái gì đó, bạn sẽ phải bỏ cái gì đó.
Không cái chọn, không cái bỏ.
Không tới, không đi, người ta đơn giản hiện hữu.
Không người hoa mĩ.
Núi xanh không vết bụi.
Tôi tập quyền năng huyền bí và tinh tế,
Múc nước, khuân củi.”
“Trong cuộc sống bình thường,” Cư sĩ nói, “tôi đang tập cái được gọi là ‘quyền năng huyền bí’. Múc nước, tôi là nhân chứng. Khuân củi, tôi là nhân chứng.”
Và khoảnh khắc bạn là nhân chứng bạn trong thiền. Bất kì điều gì bạn đang làm hay không làm, điều đó không liên quan.
Về sau, khi tới thăm Mã Tổ, Cư sĩ lại hỏi,
“Người độc lập với mọi thứ là ai?”
Mã Tổ nói, “Khi nào ông uống cạn nước sông Dương, ta sẽ bảo ông.”
Vào lúc này, Cư sĩ trải qua một kinh nghiệm lớn lao khác và soạn ra bài thơ thứ hai:
Cái gì lại đã xảy ra?
Mã Tổ nói, “Ta sẽ bảo ông. Trước hết, ông phải uống cạn nước sông Dương - con sông bao la, sẽ là vĩnh viễn để ông uống cạn nước đó.” Mã Tổ đang nói, “Đừng yêu cầu điều không thể được.”
Bạn đang hỏi điều không thể được mà không thể trả lời được, nhưng chỉ được trải nghiệm. Bạn đang hỏi, “Người độc lập với mọi thứ là ai?” - nhân chứng, tâm thức phản chiếu tựa gương. Nhưng không có cách nào làm cho bạn hiểu chỉ bằng lời.
Bạn phải trải qua kinh nghiệm của việc chứng kiến. Đó là cách duy nhất làm tan biến bí ẩn. Nếu không bạn có thể liên tục thu thập mãi câu trả lời từ thầy, từ kinh sách, từ tất cả mọi người trên thế giới. Nhưng tất cả những cái mà bạn sẽ thu thập đó sẽ đơn giản là rác rưởi.
Kinh nghiệm của bất kì ai khác đều không định là kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn uống nước, cơn khát của bạn dịu đi, không phải của tôi. Tôi sẽ phải uống nước để làm dịu cơn khát của tôi; kinh nghiệm là tuyệt đối cá nhân.
Ông ấy đã nhận ra sự kiện là ông ấy đang hỏi câu hỏi không thể được. Đấy không phải là lỗi của thầy rằng ông ấy đang nói điều ngớ ngẩn:
“Khi ông đã uống cạn nước sông Dương, ta sẽ bảo ông.”
Thiền có cách nói những điều mà không ai khác trên thế giới đã dùng. Thay vì nói, “Ông đang hỏi ta câu hỏi không thể được,” Mã Tổ nói với ông ấy trước hết làm điều gì đó không thể được - “Thế rồi tới và hỏi ta. Nếu ông có thể xoay xở uống cạn nước sông Dương, ta sẽ xoay xở để cho kinh nghiệm được dịch thành lời.”
Không cái gì là có thể: bạn chẳng thể uống cạn nước sông Dương...
Ngay lập tức, Cư sĩ đã hiểu và trải qua kinh nghiệm chứng ngộ khác. Ông ấy đã soạn bài thơ khác:
Mười hướng hội tụ,
Từng việc học không làm gì,
Đây là phòng tập của Phật;
Tâm trí trống rỗng, tất cả kết thúc."
Tại chính trung tâm bản thể bạn, mười hướng đang hội tụ - toàn bộ vũ trụ gặp gỡ bên trong bạn
Từng việc học không làm gì,
Đây là phòng tập của Phật;

Điều duy nhất được học là không làm gì, mà chỉ hiện hữu. Việc làm làm bạn di chuyển. Làm, ít nhất ngay chỗ đầu tiên, có thể đưa bạn ra xa khỏi việc chứng kiến; bạn có thể quên mất việc chứng kiến. Cho nên ngay chỗ đầu tiên, chỉ hiện hữu - im lặng, hoàn toàn bất động, dường như chết, để cho bạn có thể kinh nghiệm hiện hữu trong sự thuần khiết của nó.
Một khi được trải nghiệm, bạn có thể đem cùng phẩm chất đó, cùng cái duyên dáng đó, cùng phúc lạc đó, vào hành động của bạn trong cuộc sống đời thường.
Thế thì không có khác biệt giữa thiền và cuộc sống. Thế thì bất kì điều gì bạn làm đều là thiền của bạn. Nếu bạn không làm gì, đó là thiền của bạn, bởi vì trong suốt cả hai mươi bốn giờ, bạn được bắt rễ trong bản thể của bạn. Bạn chói sáng. Ánh sáng của bạn, ngọn lửa của bạn đang cháy cao đến mức không có cách nào quên được nó. Nó đang rạng ngời khắp xung quanh bạn. Những người dễ cảm nhận, nhạy cảm, tiếp nhận sẽ trải nghiệm ngọn lửa của bạn, cuộc sống của bạn, bài ca của bạn... điệu vũ của bạn, mặc dầu bạn không hành động chút nào.
Mọi điều được cần là, tâm trí phải trống rỗng. Kinh nghiệm tối thượng là kinh nghiệm về không có tâm trí.
Tâm trí là khả năng để làm việc trong thế giới. Nó không có cách nào để đạt tới chính trung tâm của bạn mà ở xa xôi, đằng sau. Tâm trí không thể nào đi ngược lại, nó không có bánh răng ngược; nó chỉ có thể đi lên trước. Bạn có thể mang nó lên núi, lên các vì sao, bất kì nơi nào bạn muốn, nhưng bạn không thể nào đem nó vào bản thể riêng của bạn.
Nếu bạn muốn đi tới bản thể riêng của bạn, bạn sẽ phải bỏ lại tâm trí; bạn sẽ phải đi một mình. Bạn sẽ phải đi vào trong im lặng, không có ý nghĩ.
Và một khi, chỉ một khi bạn biết tự do nào, niềm vui nào, vĩnh hằng nào, cuộc sống vô biên nào bột phát trong bạn, khi vô trí được đi vào, mùa xuân đã tới với bạn. Hàng nghìn đoá hoa của vĩnh hằng nở ra. Bạn phải đi tới biết chìa khoá chính mở ra tất cả các cánh cửa của mọi bí ẩn của sự tồn tại.
Nhưng điều đó không liên quan gì tới tâm trí hay suy nghĩ.
Không ý nghĩ, không tâm trí, không chọn lựa - chỉ im lặng, bắt rễ trong bản thân bạn, hân hoan. Được xúc động với kinh nghiệm này, tràn ngập với phúc lành lớn lao của toàn thể vũ trụ - đây là tôn giáo duy nhất mà tôi biết tới.
Tất cả các tôn giáo chỉ là giả dối.
Ho-o đã viết:
Mặt trời phản chiếu qua mưa rào,
trong giọt mưa
treo trong một khoảnh khắc,
chẳng bao giờ được thấy lại.
Mặt trời phản chiếu qua mưa rào, trong giọt mưa, treo trong một khoảnh khắc - ông ấy đang nói về cầu vồng, không nói đến tên. Mặt trời phản chiếu qua mưa rào, trong giọt mưa, treo trong một khoảnh khắc chẳng bao giờ được thấy lại.
Đã bao giờ bạn thấy cùng một cầu vồng lần nữa không? Điều như thế là cuộc sống được gọi là trần tục của chúng ta: chỉ cầu vồng, cùng chất liệu mà mơ được tạo ra. Không cần phải bỏ cầu vồng - tận hưởng đi. Nhưng biết rõ rằng nó là hiện tượng nhất thời.
Tôi tự hỏi rằng những người như Phật Gautam, Mahavira và những người khác, đã nhấn mạnh rằng phẩm chất của thế giới bên ngoài chỉ giống như cầu vồng, mơ, và dầu vậy họ từ bỏ nó! Chỉ một điều có thể là đúng. Hoặc là họ hiểu đích xác rằng thế giới chỉ là mơ... thế phỏng có ích gì mà từ bỏ nó. Bạn có từ bỏ mơ của bạn mọi sáng không? Bạn biết chúng là mơ, nó được kết thúc!
Nhưng một mặt họ nói toàn thể thế giới này chỉ hệt như mơ, và mặt khác họ từ bỏ nó và trải qua đủ mọi loại khổ hạnh trong việc từ bỏ nó. Chắc chắn cái gì đó bị sai. Hoặc là họ không hiểu điều họ đang nói, rằng thế giới chỉ giống như cầu vồng... Vậy thì sao? Tận hưởng cầu vồng đi!
Bạn không cần trốn khỏi cầu vồng. Chúng đẹp trong khoảnh khắc đó - tại sao khao khát và ham muốn rằng chúng phải thường hằng? Cái gì sai trong tính nhất thời của chúng?
Hân hoan đi! Khi trời mưa, cứ nhảy múa trong mưa.
Khi tôi là một sinh viên vừa tốt nghiệp sau đại học, có một phố nhỏ, chỉ dành cho các chủ nhiệm khoa - nghệ thuật, thương mại, khoa học - và các giáo sư nổi tiếng về các bộ môn khác. Nó rất im lặng, an bình, với những cây lớn, cây cổ. Nó đã là một phần đặc biệt được xây dựng cho người Anh, cho nên cây rất cổ kính, nhà gỗ đẹp. Và phố cụt, nó chẳng đi đâu . Sau một dặm nhà gỗ đẹp và cây cao, bỗng nhiên có một chỗ dừng; bạn đối diện với một thung lũng sâu. Phố ở trên đỉnh đồi.
Bất kì khi nào trời mưa tôi thường đi lên phố đó, bởi vì không có giao thông. Ngôi nhà gỗ cuối cùng thuộc về ông chủ nhiệm khoa khoa học, một Tiến sĩ Shrivastava nào đó; ông ấy rất thân thiện với tôi. Chúng tôi hay thảo luận về khả năng có gặp gỡ giữa huyền môn và vật lí vào ngày nào đó - ông ấy là giáo sư vật lí, và là một giáo sư nổi tiếng thế giới.
Nhưng ông ấy chưa bao giờ thấy... ông ấy hay ở đại học khi tôi vừa đi vừa hát và múa trong mưa. Và tôi bao giờ cũng phải dừng lại ở căn nhà gỗ cuối cùng. Căn nhà gỗ cuối cùng là của ông ấy; vợ ông ấy và các con ông ấy bao giờ cũng chờ đợi tôi. Bất kì khi nào có cơn mưa, tất cả họ đều đứng ở hiên chờ tôi. Tôi vẫy họ và họ vẫy tôi... chúng tôi không giới thiệu lẫn nhau; tôi không biết rằng họ là gia đình của giáo sư Shrivastava. Nhưng họ tưởng rằng tôi phải là điên...
Một hôm giáo sư Shrivastava nói với tôi, “Tôi muốn cậu tới gặp gia đình tôi trước khi cậu rời khỏi trường đại học.” Tôi nói, “Em sẽ tới bất kì khi nào thầy muốn.” Ông ấy nói, “Sao không hôm nay đi?”
Thế là ông ấy đưa tôi đi trong xe của ông ấy, và ông ấy đã điện thoại cho gia đình nói, “Tôi đang đem về một vị khách đặc biệt.” Gia đình chờ đợi vị khách đặc biệt này. Khi họ thấy tôi, tất cả họ đều cười ồ và chạy vào trong nhà!
Giáo sư Shrivastava rất ngượng ngùng. Ông ấy nói với tôi, “Xin thứ lỗi cho tôi, dường như có điều gì đó hiểu lầm.”
Tôi nói, “Không phải đâu, có hiểu biết gì đấy.”
Ông ấy nói, “Hiểu biết sao?” Tôi nói, “Đây là gia đình thầy sao? Chúng em đã quen nhau lắm rồi. Họ nghĩ em điên, em nghĩ họ điên - chúng em vẫy lẫn nhau...”
Ông ấy nói, “Cậu chưa bao giờ nói cho tôi!”
Tôi nói, “Em chưa bao giờ biết đây là gia đình thầy.”
Ông ấy đưa tôi vào trong nhà, ông ấy gọi mọi người lại, và ông ấy hỏi, “Sao mọi người cười?”
Họ nói, “Chúng tôi đã cười gần suốt hai năm nay! Anh thanh niên nào thật kì lạ.” Vợ ông ấy nói, “Bất kì khi nào trời mưa, anh ấy bao giờ cũng tới ca hát, nhảy múa, một mình trên phố, và anh ấy dừng lại ngay trước căn nhà chúng ta và chúng tôi vẫy lẫn nhau. Chúng tôi quen nhau theo cách đó. Chúng tôi nghĩ anh ta điên, và chúng tôi biết anh ta nghĩ chúng tôi điên, bởi vì tại sao chúng tôi chờ đợi? Chúng tôi đợi hàng giờ.”
Tiến sĩ Shrivastava nói, “Kì lạ thật. Tôi cứ nghĩ giới thiệu cậu với gia đình tôi, nhưng họ biết cậu còn rõ hơn tôi! Sao cậu chẳng bao giờ nói với tôi thế?”
Tôi nói, “Em đã yêu cầu nhiều giáo sư đi cùng em, chỉ để cho vui, nhưng họ nói, ‘Thế ngượng chết. Ngộ nhỡ có sinh viên nào trông thấy, hay giáo sư nào đó thấy, ngay cả cái nghề của chúng tôi cũng có thể bị nguy mất. Anh không có gì để mất cả, và dẫu sao đi chăng nữa cả đại học này cũng nghĩ rằng anh là người lạ kì. Anh có thể chịu được điều đó, chúng tôi không thể.’ Đó là lí do tại sao em đã không nói gì với thầy . Thầy là người lớn tuổi, thầy có thể không thích ý tưởng đó.”
Ông ấy nói, “Tôi thích ý tưởng này lắm, nhưng tôi không thể ra nhảy múa dưới mưa được - ngay cả gia đình tôi sẽ nghĩ, ‘Lạy trời! Cậu thanh niên kia đã làm hư hỏng cả bố chúng ta, chồng chúng ta.”
Tôi nói, “Đây là toàn bộ công việc của em, làm hư hỏng. Đây là công việc của Socrates, làm hư hỏng - đây cũng là công việc của em nữa.”
Mặt trời phản chiếu qua mưa rào,
trong giọt mưa
treo trong một khoảnh khắc,
chẳng bao giờ được thấy lại.
Nhà thơ này đang nói, “Chỉ bởi vì nó là nhất thời và bạn sẽ chẳng bao giờ bắt gặp nó lần nữa, nên không có lí do gì để bỏ nó. Hân hoan trong nó đi. Mặt trăng, mặt trời, mưa... tất cả chúng đẹp thế.”
Không cần từ bỏ bất kì cái gì.
Bạn nên được định tâm trong bản thể bạn; thế thì toàn thể thế giới là của bạn. Đó là lí do tại sao tôi gọi triết lí của tôi là Phật Zorba. Zorba tận hưởng mọi thứ của thế giới bên ngoài, nhưng ông ấy không có ý tưởng gì về thế giới bên trong . Ông ấy nhảy múa dưới mưa, ông ấy nhảy múa trên bãi biển dưới trăng tròn...
Ông chủ của ông ấy là một người gầy gò, bao giờ cũng bị nhức đầu, đau dạ dầy, thế này thế nọ. Còn Zorba là một người hầu nghèo. Một đêm trăng tròn, Zorba tới ông chủ và nói, “Ông chủ ơi, chỉ một điều là sai với ông: ông nghĩ quá nhiều. Đi cùng tôi đi!” Và trước khi ông chủ có thể nói không, Zorba đã kéo ông ấy ra bãi biển.
Lúc đó tuyệt đối im lặng. Không có ai trên bãi biển vào lúc nửa đêm, với trăng tròn toả sáng. Và Zorba bắt đầu chơi nhạc và nhảy múa, và cầm tay ông chủ cho nên ông chủ cũng phải nhảy múa, vẫn nhìn quanh để thấy rằng không có ai đang nhìn.
Cuối cùng ông ta đã nhận thông điệp này. Nó được truyền qua tay của Zorba. Điệu vũ của ông ấy, niềm vui của ông ấy, việc chơi nhạc cụ của ông ấy... cái gì đó đã xảy ra cho ông chủ. Zorba bỏ mặc ông ta, và ông ta tiếp tục nhảy múa. Zorba trở lại túp lều, nhưng ông chủ tiếp tục nhảy múa.
Sáng sớm, Zorba quay lại và nói, “Bây giờ, trở lại đi. Mọi người sẽ sớm thức dậy.”
Ông chủ nói, “Anh đã chữa cho tôi khỏi mọi bệnh tật. Chúng tất cả đều do tâm trí tạo ra. Anh là đúng, tôi nghĩ quá nhiều. Từ giờ trở đi tôi sẽ cố gắng không nghĩ nữa. Tôi cũng muốn thấy cái không gian đó cái mở ra khi không có suy nghĩ chút nào.”
Zorba đã không nhận biết về cái bên trong; ông ấy sống trong cái bên ngoài. Điều đó hoàn toàn tốt, nhưng nó chỉ là một nửa.
Phật đã sống trong cái bên trong; điều đó hoàn toàn tốt, nhưng nó chỉ là một nửa.
Tôi muốn trao cho bạn cái toàn thể bởi vì với tôi chỉ cái toàn thể là thiêng liêng; mọi thứ khác đều báng bổ.
Maneesha đã hỏi:
Thầy kính yêu,
Thầy đã nói đêm hôm nọ về nước Mĩ - về sự khát máu và phá huỷ của nó. Hấp dẫn của phá huỷ là gì so với sáng tạo?
Maneesha, hấp dẫn của phá huỷ so với sáng tạo là rất đơn giản. Phá huỷ không cần thông minh, phá huỷ không cần kỉ luật, phá huỷ không cần giáo dục, phá huỷ không cần thiền, không cần yêu.
Sáng tạo cần thông minh. Nó cần tính thiền, nó cần yêu - yêu trong sự thuần khiết của nó. Nó cần cảm nhận cái đẹp, nó cần niềm vui của việc sáng tạo cái gì đó - có thể chỉ là bụi hoa hồng hay bức tranh, hay bài thơ nhỏ, nhưng sáng tạo cần toàn bộ bản thể bạn tham dự vào trong đó. Nó cần toàn bộ tâm thức của bạn được tan biến vào trong đó.
Phá huỷ không đòi hỏi cái gì ở bạn . Thậm chí con vật có thể phá huỷ, thậm chí người khùng có thể phá huỷ, thậm chí người chậm phát triển có thể phá huỷ. Đó là sự hấp dẫn của phá huỷ so với sáng tạo.
Nhưng điều đó là xấu. Khi bạn phá huỷ cái gì đó, bạn đang phá huỷ bản thân bạn, nhớ lấy. Và khi bạn đang sáng tạo cái gì đó - bài ca, điệu vũ - bạn đang sáng tạo bản thân bạn. Bạn đang khám phá những chiều hướng mới của bản thể bạn.
Bạn càng sáng tạo, bạn càng tới gần bản thể bạn hơn, càng tới gần tiềm năng của bạn hơn. Chuyến bay của bạn vào bầu trở mở... phúc lạc đó không sẵn có cho người phá huỷ. Chỉ người sáng tạo biết tới đỉnh cao Himalaya của yêu, của phúc lạc, của huy hoàng... của chân lí, của cái đẹp, của tất cả những cái tốt lành, của tất cả những cái là Thượng đế.
Bây giờ là lúc cho Sardar Gurudayal Singh.
Lúc ấy là buổi trưa tại vườn thú Washington.
“Nhìn con kia kìa,” Martha nói, “một con đang nhìn chúng ta qua chấn song. Nó trông không thông minh sao?”
“Ừ,” George nói. “Có cái gì đó rất kì lạ về nó.”
“Vâng, nó trông cứ như nó hiểu mọi lời chúng ta đang nói,” Martha nói.
“Ừ, nó bước trên chân sau nữa,” George quan sát, “và vung cánh tay ra.”
“Đấy,” Martha nói, “nó lấy được một hạt lạc rồi. Ta xem nó làm gì với hạt lạc.”
“Lạy trời!” George nói, “Cậu tin điều đó à? Nó biết bóc vỏ ra trước khi ăn lạc - hệt như chúng ta làm.”
“Con kia là con cái, phải không?” Martha hỏi. “Lắng nghe việc buôn chuyện của nó với con này. Tuy nhiên con đực này dường như không chú ý mấy tới con cái kia.”
“Con cái phải là bạn thân của nó,” George nói.
“Chúng trông có vẻ hơi buồn, phải không?” Martha hỏi.
“Ừ, chúng buồn đấy,” George đồng ý. “Tớ đoán chúng ước chúng được ở đây cùng chúng ta những con đười ươi!”
Paddy và Seamus một hôm vào thị trấn và đi ăn trưa tại một nhà hàng nhỏ. Họ hưởng thú bữa trưa bẩy món Ai len điển hình, sáu cốc bia và một miếng pho mát, và nhận hoá đơn.
Paddy thò tay vào túi tìm ví.
“A! Trời!” anh ta nói, “Tớ bỏ quên tiền rồi. Seamus, cậu có thể cho tớ vay một ít được không?”
Seamus lần mò trong túi mình và rồi nhìn lên.
“Cậu có thể tưởng tượng được không, Paddy, tớ cũng để quên tiền rồi!” anh ta nói. “Chúng ta sẽ làm gì đây?”
Vài phút sau đó, Paddy và Seamus đi tới bàn thanh toán vừa cãi nhau to.
“Để tớ trả cho lần này,” Paddy nói.
“Không!” Seamus yêu cầu, “Tớ muốn trả tiền.”
Họ cãi nhau có đến năm phút ngay trước người thủ quĩ bối rối, và thế rồi Paddy quay sang anh ta và nói, “Trông đây - anh không bận tâm ai trả cho lần này chứ?”
“Không,” thủ quĩ đáp, “chẳng thành vấn đề ai trả cho nó .”
“Được, trong trường hợp đó,” Paddy nói, vung tay ra cửa, “ông trả cho nó đi!”
Nhiệt độ của Hôn nhân:
Ngày cưới - một trăm độ, Sốt.
Jimmy: “Người yêu ngọt ngào của riêng anh.”
Judy: “Anh yêu mật ngọt của riêng em.”
Một ngày sau - năm mươi độ. Nóng.
Jimmy: “Điều quí giá riêng của anh.”
Judy: “Tình yêu riêng của em.”
Hai ngày sau - hai mươi nhăm mươi độ. Ấm.
Jimmy: “Yêu ơi.”
Judy: “Anh yêu.”
Ba ngày sau - mười lăm mươi độ. Âm ấm.
Jimmy: “Dịu ngọt.”
Judy: “Mến.”
Bốn ngày sau - năm độ. Mát.
Jimmy: “Judith.”
Judy: “James.”
Năm ngày sau - không độ. Rất mát.
Jimmy: “Thưa bà!”
Judy: “Thưa ông!”
Sáu ngày sau - dưới việc đóng băng. Băng.
Jimmy: “Đồ lẳng lơ.”
Judy: “Đồ con hoang.”
Bẩy ngày sau - âm hai muơi độ. Rất lạnh.
Jimmy: “Xéo đi!” - Bốp!
Judy: “Đù mẹ!” - Chát!
Hai ngày sau cơn bão - tan chảy.
Jimmy: “Ôi Judy, Ôi! Ôi! Ôi!”
Judy: “A Jimmy, A! A! A!”
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Im lặng.
Nhắm mắt lại.
Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.
Đây là khoảnh khắc đúng để nhìn vào trong với toàn bộ tâm thức của bạn và với sự khẩn thiết dường như đây sắp là khoảng khắc cuối cùng của đời của bạn.
Mỗi lúc một sâu hơn...
Bạn chắc chắn đạt tới trung tâm của bản thể bạn - nó không ở xa xôi.
Khi bạn tới gần hơn với trung tâm, mọi thứ trở nên trầm tĩnh, bình thản, im lặng.
Khi bạn thậm chí tới gần hơn nữa, mọi thứ trở nên vui vẻ.
Khi bạn đạt tới trung tâm, có bùng nổ của ánh sáng, một cuộc cách mạng cực mạnh xảy ra. Bạn đã tìm thấy điều vĩnh hằng trong bạn.
Tôi đã gọi vĩnh nằng này là nhân chứng.
Hết kiếp nọ tới kiếp kia từ vĩnh hằng bạn đã liên tục đi, mang chỉ nhân chứng này đi. Mọi thứ, mọi kiếp sống, bạn đều phải bỏ lại đằng sau; chỉ nhân chứng giang đôi cánh của nó và bay vào trong kiếp khác.
Chung cuộc, khi bạn trở nên chứng ngộ, cũng nhân chứng đó bay vào trong chính cội nguồn của cuộc sống, biến mất, tan vào trong vũ trụ. Đây là niết bàn - biến mất giống hệt giọt sương trong đại dương.
Nhưng với khoảnh khắc này, bạn nhớ tới nhân chứng đó.
Bạn phải sống nhân chứng này hai mươi bốn giờ, không căng thẳng gì. Bất kì khi nào bạn nhớ, tốt; bất kì khi nào bạn quên, cũng tốt. Dần dần, mọi khoảnh khắc sẽ trở thành tấm gương, phản xạ một cách tự phát cái đẹp của sự tồn tại - bên ngoài và bên trong cả hai.
Nivedano, để làm cho nó rõ ràng hơn,...
( ( ( ( . ) ) ) )
Thảnh thơi.
Nghỉ ngơi.
Nhưng nhớ nhân chứng này.
Bạn không là thân thể.
Bạn không là tâm trí.
Bạn chỉ là nhân chứng, và đột nhiên hoa bắt đầu trút lên bạn. Cực lạc lớn tiếp quản; khi bạn thảnh thơi, mọi phân tách biến mất.
Thính phòng Phật Gautam đã trở thành
khoảnh khắc này
giống như cái hồ tâm thức
không gợn sóng nào,
phản xạ những vì sao xa xăm.
Các bạn là những người may mắn nhất vào khoảnh khắc này trên toàn bộ hành tinh trái đất, bởi vì các bạn ở trung tâm của mình. Đây là điều quí giá nhất, vinh quang lớn nhất và huy hoàng lớn nhất mà người ta có thể tìm thấy trong cuộc sống, trong sự tồn tại.
Thu lấy thật nhiều niềm vui, phúc lạc, cực lạc...
Và thuyết phục trung tâm, nhân chứng, tới cùng bạn.
Nhân chứng phải trở thành chính cuộc sống của bạn.
Chính khoảnh khắc đó bạn sẽ được thức tỉnh, bạn sẽ là phật.
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Quay lại, nhưng một cách an bình, im lặng duyên dáng.
Ngồi vài khoảnh khắc, nhớ lại con đường hoàng kim bạn đã đi qua, và tự nhắc nhủ mình rằng kinh nghiệm về việc chứng kiến tại trung tâm của bản thể bạn phải trở thành chính cuộc sống của bạn.
Kéo nước từ giếng lên,
bổ củi - bất kì cái gì bạn làm,
bạn phải nhớ
rằng bạn chỉ là nhân chứng.
Không cái phải bỏ,
không cái phải chọn.
Vô chọn lựa, thảnh thơi
sống cả hai mặt của bản thể bạn:
bên ngoài và bên trong
là Phật Zorba !
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Thầy kính yêu

0 Đánh giá

Ads Belove Post