Read more
Phật kính yêu,
Một dịp khi một sư hỏi Ngưỡng Sơn nghĩa của
việc Bồ đề đạt ma tới từ phương Tây, Ngưỡng Sơn vẽ một vòng tròn trong không
trung rồi đặt chữ Phật vào bên trong nó.
Sư bỏ điều này không nói một lời.
Một lần khác, Ngưỡng Sơn đang sống trong Đền
Sekitei ở Koshu. Một sư tới ông ấy và nói,
“Thưa thầy, thầy có biết chữ Trung Quốc
không?”
“Đủ hợp cho vị trí của ta,” Ngưỡng Sơn đáp.
Thế rồi sư đi quanh Kyozon một vòng theo
ngược chiều kim đồng hồ và hỏi ông ấy, “Đây là chữ gì?”
Ngưỡng Sơn vẽ chữ thập.
Thế rồi sư lại bước quanh ông ấy theo chiều
kim đồng hồ và hỏi đó là chữ gì.
Ngưỡng Sơn đổi chữ thập (có vẻ giống dấu cộng)
thành chữ vạn.
Rồi sư lại vẽ ra một vòng tròn và giả vờ giữ
nó trong cả hai tay và hỏi Ngưỡng Sơn, “Đây là chữ gì?” với điều đó Ngưỡng Sơn
vẽ ra một vòng tròn quanh chữ vạn.
Thế rồi sư lại giả vờ là Rucika, người cuối
cùng trong một nghìn Phật của thời hiện tại,
Ngưỡng Sơn bình về điều đó, “Thế là phải rồi!
Đấy là tất cả những gì mà chư Phật đã gìn giữ - ông cũng vậy, ta cũng vậy. Chăm
nom lấy nó!”
Maneesha, tôi đang cảm thấy nhẹ
thế, chỉ bởi việc vứt bỏ mỗi một từ. Tôi cảm thấy tôi có thể bay như thiên nga
vào tuyết vĩnh hằng của Himalayas. Cái từ nhỏ bé đó tôi đã chọn như một thách
thức cho toàn thể quá khứ của đất nước này. Trong ba mươi năm tôi đã mang từ
đó.
Có biết bao nhiêu học giả
Hindu, shankaracharya, các sư Jaina giáo - không người nào trong họ có đủ dũng
cảm để thách thức tôi về từ đó. Có lẽ họ đã nhận biết rằng thách thức tôi về từ
đó sẽ là việc phơi bầy toàn bộ cấu trúc xã hội Hindu, là cái xấu nhất trên thế
giới.
Nhưng người đã viết ra
Manusmrati từ năm hay có lẽ bẩy nghìn năm trước vẫn còn cai trị tâm trí Ấn Độ.
Ông ấy tên là Bhagwan Manu, bởi vì ông ấy đã đem đạo đức và nhân cách cho xã hội
Hindu. Xã hội Hindu là một trong những xã hội nô lệ tâm linh lớn nhất. Tính nô
lệ của nó là ở trong hệ thống đẳng cấp của nó. Hệ thống đẳng cấp là cái xấu nhất
mà bạn có thể quan niệm ra. Nó cũng dán nhãn cho đàn bà là sinh linh thấp kém,
không có khả năng tâm linh để được chứng ngộ.
Phật Gautam đã nổi dậy chống lại
hệ thống đẳng cấp; đó là tội lớn của ông ấy.
Trong sự hiện diện của ông ấy
không thể tranh cãi được với ông ấy. Ông ấy không phải là con người của luận cứ
mà là con người của sự hiện diện tồn tại. Học giả, kẻ sĩ, brahmin đã tiếp cận tới
ông ấy, nhưng chính bầu không khí của ông ấy là đủ làm họ im lặng. Họ đã không
có đủ dũng cảm để hỏi về sự nổi dậy đơn thương độc mã của con người này chống lại
xã hội cổ đại nhất trên thế giới này. Chỉ bởi vì điều này, tôi thấy Phật Gautam
là người duy nhất trong toàn bộ quá khứ của lịch sử nhân loại biết được tự do
là gì.
Hôm qua các bạn đã chứng kiến một
khoảnh khắc lịch sử.
Tôi đã chấp nhận linh hồn của
Phật Gautam như một người khách, nhắc ông ấy rằng tôi là một người không khoan
nhượng và nếu có tranh luận nào nẩy sinh giữa chúng tôi, “Tôi là chủ, còn ông
là khách - ông có thể đóng gói vali ra đi được rồi!” Nhưng một cách đáng yêu và
với niềm vui lớn ông ấy đã chấp nhận một ông chủ kì lạ - có lẽ chỉ người kì lạ
như tôi có thể công bằng với một người khách như Phật Gautam. Hai mươi nhăm thế
kỉ trước đây ông ấy đã là người giải thoát nhất, nhưng trong hai mươi nhăm thế
kỉ qua biết bao nhiêu nước đã chảy xuôi theo sông Hằng. Nó là một thế giới mới
toàn bộ mà ông ấy chẳng biết gì về nó.
Với kính trọng lớn lao ông ấy sẽ
phải phụ thuộc vào tôi để đương đầu với tình huống hiện đại.
Ông ấy đã hiểu điều đó ngay lập
tức. Sáng tỏ của cách nhìn của ông ấy vẫn còn thuần khiết trong suốt hai mươi
nhăm thế kỉ qua. Tôi được ân huệ là người chủ cho con người vĩ đại nhất của lịch
sử. Và bạn cũng may mắn được là nhân chứng cho hiện tượng kì lạ này.
Khi Phật Gautam chết, các
brahmin, giới tu sĩ, đã từng là tai ương cho đất nước này, đã phá huỷ mọi điều
Phật đã tạo ra. Tất cả những hoa hồng đẹp đẽ kia đã bị thiêu sống. Có ba loại
người: những người đã chứng ngộ đơn giản bỏ nước này ra đi để chuyển đổi toàn
thể Viễn Đông; những người chưa chứng ngộ hoặc chịu chết hoặc bị buộc phải trở
thành một phần của tiện dân sudra.
Chính một trong những đóng góp
lớn của Tiến sĩ Ambedkar là phát hiện ra rằng charmars, người đóng giầy, thực sự
là Phật tử, những người đã bị giới tăng lữ Hindu giáng cấp xuống việc đóng giầy.
Với cuộc sống bị lâm nguy, những anh chàng tội nghiệp này ưa thích sự bẽ mặt và
nhục mạ hoàn toàn. Nhưng Phật giáo đã biến mất hoàn toàn khỏi mảnh của riêng
nó.
Bạn sẽ không tin vào cách thức
giới tăng lữ trả thù. Họ đã đốt cây bồ đề mà dưới gốc nó Phật đã trở nên chứng
ngộ; ngay cả cây này đã không thể được dung thứ. Cây tồn tại bây giờ ở Bodhgaya
không phải là cây nguyên gốc. Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà trước khi cây
nguyên gốc bị các brahmin phá huỷ, một hoàng đế vĩ đại, Ashoka, đã trở nên quan
tâm tới Phật Gautam và việc thức tỉnh của ông ấy. Ông này là hoàng đế duy nhất
đã sống như một khất sĩ của Phật, đi ăn xin trong kinh đô riêng của mình.
Ông ấy đã chặt một cành của cây
nguyên gốc và phái con gái mình, Sanghamitra, tới Sri Lanca để trồng cây này và
gieo hạt mầm của thức tỉnh vĩ đại của Phật ở Sri Lanka.
Ngay sau khi Ấn Độ được giải
phóng, Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của đất nước này, có tình yêu mênh
mông với Phật. Ông ấy đã đề nghị rằng một cành của cây ở Sri Lanka nên được đem
trở lại. Nó là con cháu xa xôi của cây nguyên gốc mà dưới nó Phật Gautam đã trở
nên chứng ngộ, nhưng dầu vậy nó mang cùng nhựa sống.
Cho nên cây các bạn thấy bây giờ
ở Bodhgaya không phải là cây nguyên gốc. Cây nguyên gốc đã bị thiêu rụi. Đấy là
thái độ trả thù của tất cả giới tăng lữ trên khắp thế giới.
Tôi muốn giới tăng lữ Hindu
thách thức tôi về từ ‘Bhagwan’. Nhưng biết tôi quá rõ, họ đơn giản né tránh
thách thức này bởi vì điều đó sẽ phơi bày tất cả các hoá thân thượng đế của họ.
Bạn sẽ không thể nào tin được
loại tội phạm nào đã được người Hindu gọi là “Bhagwan”.
Xem như một ví dụ tôi muốn kể
cho bạn : Parasuram là một trong những hoá thân của thượng đế Hindu. Cha già của
ông ấy, theo kinh sách Hindu, là một nhà tiên tri lớn. Nhưng tôi nghĩ rằng điều
ấy không đúng, bởi vì nhà tiên tri lớn sẽ không có hoài nghi về vợ mình. Nhà
tiên tri lớn siêu việt lên trên tất cả những ham muốn và khao khát, ghen tị nhỏ
bé này. Tôi sẽ gọi người đó, không phải là nhà tiên tri, mà là một trong những
người mù nhất bởi vì ông ấy đã nghi ngờ rằng khi ông ấy đi ra sông mỗi sáng
trong bóng tối, Thần Trăng lại tới làm tình với vợ mình. Kẻ ngu xuẩn thế!
Trăng không phải là thần; nó chỉ
là một mảnh của hành tinh này. Nhưng ông ấy đã ra lệnh cho con mình, Parasuram,
“Chừng nào con còn chưa chặt đầu vợ ta, mẹ con, mối nghi ngờ của ta và ghen của
ta sẽ liên tục bùng cháy như lửa trong tim ta.”
Parasuram, không hỏi, “Cái gì
là lí do cho ghen này? Một người như bố không được cho là còn ghen, và trong tuổi
của bố...”, anh ta đơn giản tới và chặt đầu mẹ riêng của mình. Chỉ bởi vì vâng
lời bố, cho dù là vô lí và ngu xuẩn thế nào, người Hindu đã gọi ông ta là
“Bhagwan”. Tôi chưa bao giờ có bất kì ham muốn nào thuộc về loại tội phạm này.
Hôm qua, khi vứt bỏ cái từ đó,
tôi đã dứt bản thân mình ra khỏi mảnh đất này, thừa kế xấu xí của nó, tính nô lệ
của nó.
Một người bạn đã hỏi liệu đấy
có phải là sai lầm không khi tôi nói tới Tulsi như người Hindu hay tôi ngụ ý về
điều đó. Tôi không phải là giáo hoàng không thể sai, nhưng đấy không phải là
sai lầm; tôi ngụ ý điều đó.
Jaina giáo chưa bao giờ trở
thành một tôn giáo độc lập. Nó phụ thuộc mọi thứ cần thiết của nó vào người
Hindu. Nó chỉ là triết lí, không phải là tôn giáo; một giáo phái Hindu, nhưng
không phải là văn hoá. Không người Jaina nào sẵn sàng làm giầy; không người
Jaina nào sẵn sàng dọn nhà vệ sinh. Đây là loại văn hoá gì vậy? Nó đơn giản là
một nhánh nhỏ của di sản Hindu, có thể khác về vài điểm triết lí, nhưng điều đó
không làm cho nó thành tôn giáo. Cho nên, với nhận biết tuyệt đối tôi đã gọi
Acharya Tulsi là người Hindu.
Những người mà Hindu giáo đã từng
tôn thờ như thượng đế... Khôi hài thế! Krishna được tôn thờ làm thượng đế hoàn
hảo và ông ấy là người buộc cả đất nước này vào cuộc chiến tranh lớn nhất mà Ấn
Độ đã từng biết tới. Nó đã là cuộc tàn sát không cần thiết. Nó để lại xã hội
Hindu không xương sống. Đất nước này đã trở nên sợ chiến tranh đến mức nó trở
thành sẵn có cho bất kì ai tới xâm lăng nó.
Trong hai nghìn năm nó vẫn còn
là một đất nước bị nô lệ bởi các bộ lạc man rợ - cả lục địa bao la này - nhưng
không ai muốn bất kì bạo lực nào. Tâm trí của cả nước đã lắng đọng vào trong an
ủi của chủ nghĩa định mệnh: “Nếu ai đó tới xâm lược - người Moguls, người
Hunas, người Thổ, người Mông Cổ, bất kì ai - đây là định mệnh, bạn không thể
tránh được nó. Tốt hơn cả là chấp nhận nó; nó đã được Thượng đế an bài.” Đó là
lí do tại sao sau khi tự do khỏi đế quốc Anh, bốn mươi năm đã qua, và người ta
vẫn tự hỏi chúng ta đã yêu cầu tự do để làm gì.
Tự do có hai cánh - khỏi cái gì
và vì cái gì. Tự do chỉ “khỏi” không xứng đáng với cái tên này. Tự do phải vì
cái gì đó lớn lao hơn.
Nhưng Ấn Độ vẫn tiếp tục trở
nên ngày càng nghèo hơn, ngày càng vô giáo dục hơn. Và các chính khách ngu xuẩn
đã hứa hẹn với đất nước, “Chúng tôi sẽ dẫn dắt các bạn vào thế kỉ thứ hai mươi
mốt.”
Đất nước này thậm chí không
trong thế kỉ này. Nó vẫn sống theo Manu, bẩy nghìn năm trước; nó vẫn tôn thờ
Krishna, quá khứ năm nghìn năm. Dường như là tất cả những gì phải xảy ra đã xảy
ra cho mảnh đất này. Nó không có tương lai; đêm tối của nó không có bình minh.
Bằng việc vứt bỏ từ “Bhagwan”
tôi đã ngắt bản thân mình tuyệt đối khỏi một truyền thống xấu xí - vô nhân, man
rợ. Nó đã tạo ra tâm trí cho sự nô lệ, không sáng tạo theo mọi nghĩa, và nhân
danh tâm linh đủ mọi loại vô nghĩa diễn ra.
Phật Gautam đã tranh đấu như sư
tử. Tôi hạnh phúc mênh mông rằng ông ấy đã chọn tôi. Vùng tranh đấu của ông ấy
rất nhỏ, chỉ là bang Bihar ở bắc Ấn Độ; trường làm việc của tôi là toàn thế giới.
Tôi phải đấu tranh không chỉ chống
lại mê tín Hindu, tôi phải đấu tranh với người Mô ha mét giáo, với người Ki tô
giáo - một mình, nhưng với hân hoan lớn, hi vọng rằng những người dũng cảm đang
gia nhập vào đoàn người của tôi.
Cuộc đấu tranh này đang vào thời
điểm quyết định nhất. Thế giới này không thể được cứu. Mười hai năm tới đang sắp
là thời gian cuối cùng cho hành tinh tươi đẹp này thở, nở thành hoa. Công việc
của tôi và của các bạn là tìm ra những người được chọn lựa trước khi các chính
khách xuẩn ngốc phá huỷ thế giới này. Chúng ta hãy tạo ra thật nhiều chư phật
nhất có thể được bởi vì họ sẽ là những người duy nhất mà thân thể có thể bị huỷ
diệt nhưng linh hồn sẽ có cánh để bay ngang qua mặt trời vào trong bầu trời
xanh và tan biến vào trong điều vĩnh hằng với niềm vui, với điệu vũ, với lòng
biết ơn.
Maneesha đã mang tới vài lời
kinh hay.
Phật kính yêu,
Một dịp khi một sư hỏi Ngưỡng Sơn nghĩa của
việc Bồ đề đạt ma tới từ phương Tây…
Đây là câu hỏi truyền thống hàm chứa nhiều
ngụ ý: “Tại sao Bồ đề đạt ma từ Ấn Độ tới Trung Quốc?”
Chắc chắn ngụ ý đầu tiên là ở chỗ Ấn Độ
không còn tiếp nhận chuyến bay cao nhất của tâm thức của Phật. Bồ đề đạt ma đã
đi tìm mảnh đất tươi tắn, đồng cỏ mới.
Ngưỡng Sơn vẽ một vòng tròn trong không
trung rồi đặt chữ Phật vào bên trong nó.
Không nói lời nào, chỉ làm một
vòng tròn trong không trung rồi đặt chữ Phật vào bên trong nó... không một lời được
nói ra nhưng mọi thứ đều được nói, kể cả cái không thể được nói ra theo bất kì
cách nào. Ông ấy đang chỉ ra rằng sự sống giống như vòng tròn trong không
trung, rất mong manh. Giống như viết trên cát trên bãi biển, và một con sóng
triều xô tới và đem đi tất cả những gì viết ra, hay một cơn gió mạnh thổi tới
và làm khuấy lộn mọi thứ đã được viết ra.
Ngưỡng Sơn đang nói rằng cuộc sống
của bạn thậm chí là ảo tưởng hơn, chỉ là vòng tròn trong không trung; bạn thậm
chí không thể thấy được nó. Nhưng bên trong vòng tròn là một lực tâm thức vô
biên, được biểu diễn bằng Phật, được ẩn kín trong mọi huy hoàng của nó.
Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc
đang mang thông điệp, “Đừng phí hoài cuộc sống của bạn ở phần ngoại vi, điều chẳng
là gì ngoài vòng tròn được vẽ trong không trung. Nhìn vào trong đi. Bao giờ
cũng nhớ rằng khác biệt giữa sống và chết là không mấy - chỉ vài hơi thở, vài
nhịp tim bị thiếu, và bạn không còn trong thân thể nữa. Nhưng bên trong, trong
vòng tròn không khí phù du này là chính tảng đá bất tử, rất vững chãi, của Phật.”
Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc để mang thông điệp này mà với nó Ấn Độ đã trở thành
tuyệt đối mù và không cảm nhận.
Sư bỏ điều này không nói một lời.
Ông ấy có thể thấy sáng suốt lớn
lao của Ngưỡng Sơn.
Một lần khác, Ngưỡng Sơn đang sống
trong Đền Sekitei ở Koshu. Một sư tới ông ấy và nói,
“Thưa thầy, thầy có biết chữ
Trung Quốc không?”
“Đủ hợp cho vị trí của ta,” Ngưỡng
Sơn đáp.
Tôi phải nhắc bạn rằng chữ
Trung Quốc hay Nhật Bản hay các ngôn ngữ Viễn Đông khác không có bất kì bảng chữ
cái nào. Họ chỉ có từ. Rất khó hiểu những ngôn ngữ đó chừng nào bạn chưa được
sinh ra ở đó bởi vì bạn cần biết hàng nghìn từ để đọc thậm chí một tờ báo thông
thường, và những từ đó là rất biểu tượng.
Một người bạn chỉ cho tôi chữ
Trung Quốc. Tôi đã cố gắng theo đủ mọi cách để luận ra chữ này có thể là gì
nhưng tôi đã phải chấp nhận thất bại. Người này nói, “Nó là một chữ rất đơn giản
nhưng chừng nào thầy chưa biết không có cách nào để phát hiện ra nó.”
Nó chỉ là một cái mái tượng
trưng với hai người đàn bà tượng trưng. Bạn không thể nào đoán được rằng đây là
hai đàn bà và đây là cái mái... Và người này đã bảo tôi, “Chữ này nghĩa là cãi
nhau thường xuyên: hai đàn bà dưới một cái mái; nhưng điều đó cũng có nghĩa là
trận chiến, đánh nhau, chiến tranh.”
Anh ấy đã học chữ Trung Quốc gần
ba mươi năm nay, nhưng anh ấy vẫn không tự tin về kinh sách cổ.
Cho nên khi sư hỏi, “Ông có biết
chữ Trung Quốc không?” Ngưỡng Sơn đáp ứng, “Đủ dùng cho ta. Ta không thể nói ta
biết chữ Trung Quốc, ta chỉ có thể nói ta biết vài chữ cần cho công việc của
ta.”
Thế rồi sư đi quanh Kyozon một
vòng theo ngược chiều kim đồng hồ và hỏi ông ấy, “Đây là chữ gì?”
Ngưỡng Sơn vẽ chữ thập.
Người ta tự hỏi - tại sao số mười?
Đi vòng quanh bạn ngược chiều kim đồng hồ, tại sao nó phải có nghĩa là mười?
Tôi đã cố gắng vất vả. Hiểu biết
của tôi là, tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có mười chữ số làm cơ sở cho
toán học của họ, và số mười đó bắt nguồn từ mười ngón tay con người.
Con người bắt đầu đếm trên đầu
ngón tay của mình. Tôi vẫn làm thế! Và dù tôi có cố gắng vất vả đến đâu, nhiều
nhất tôi cũng chỉ đạt tới ngón thứ ba. Đến lúc tôi đạt tới ngón thứ tư tôi đã
quên mất liệu nó là thứ tư hay thứ năm...
Chữ này bên trong chuyển động
ngược chiều kim đồng hồ đơn giản có thể có nghĩa là bạn sẽ bị giới hạn vào các
số nhỏ - cho tới mười. Bạn không thể đi xa hơn điều đó. Nếu bạn muốn đi xa hơn
bạn phải đi theo chiều kim đồng hồ - đó là cách thức sự tồn tại chuyển vận. Ngược
chiều kim đồng hồ, bạn sẽ bị mắc kẹt với các ngón tay riêng của bạn.
Ngưỡng Sơn vẽ chữ thập.
Thế rồi sư lại bước quanh ông ấy
theo chiều kim đồng hồ và hỏi đó là chữ gì.
Ngưỡng Sơn đổi chữ thập (có vẻ
giống giấu cộng) thành chữ vạn.
Chữ vạn có lẽ là kí hiệu cổ nhất
trên thế giới. Nó chuyển vận theo chiều kim đồng hồ.
Khi Adolf Hitler lên cầm quyền,
ông ta muốn lá cờ của mình mang một kí hiệu cổ nào đó. Ông ấy phái sứ giả tới Ấn
Độ, tới Tây Tạng, tới Trung Quốc, và họ tất cả đều đi đến kết luận rằng chữ vạn
là kí hiệu cổ nhất trên thế giới. Nó có nghĩa là tiến bộ, nó có nghĩa là hài
hoà với sự tồn tại, nó có nghĩa là thắng lợi. Nhưng những người đã đem thông điệp
này từ các quốc gia phương Đông tới đã làm ra lá cờ cho Aldolf Hitler, nhưng họ
lại quên mất việc làm chữ vạn theo chiều kim đồng hồ. Họ đã làm ra nó, nhưng bởi
vì nó lại là điều chưa biết đối với họ nên họ làm cho nó thành ngược chiều kim
đồng hồ.
Bây giờ những người hiểu tướng
số, nghệ thuật biểu trưng, đều nói rằng thất bại của Aldolf Hitler là bởi vì chữ
vạn sai này trên lá cờ của ông ta. Tôi không cùng ý với họ; điều đó là vô
nghĩa. Thuận chiều hay ngược chiều kim đồng hồ chẳng quyết định được số phận của
chiến tranh.
Nhưng Ngưỡng Sơn là đúng theo
nghĩa rằng nếu bạn trong hài hoà với sự tồn tại, bạn có thể có khả năng trong
tiềm năng của bạn đi tới việc nở hoa. Đừng đi ngược lại dòng chảy; theo cách đó
thất bại của bạn là chắc chắn. Đi cùng dòng chảy; theo cách đó bạn được thảnh
thơi, vui sướng, nổi cùng dòng chảy, và bạn sẽ đạt tới đại dương - tâm thức đại
dương bao la.
Rồi sư lại vẽ ra một vòng tròn
và giả vờ giữ nó trong cả hai tay và hỏi Ngưỡng Sơn, “Đây là chữ gì?” với điều
đó Ngưỡng Sơn vẽ ra một vòng tròn quanh chữ vạn.
Chữ vạn là biểu tượng cho thời
gian; chiều kim đồng hồ. Nhưng thời gian không là gì ngoài phóng chiếu của tâm
trí. Nếu không có tâm trí, không có thời gian. Bạn có cho rằng những cây tre
quanh Thính phòng Phật biết điều gì về thời gian không? Bạn có cho rằng mặt trời
mọc theo đồng hồ không? Toàn bộ sự tồn tại tiếp diễn không có cảm giác gì về thời
gian. Thời gian là phóng chiếu của tâm trí con người. Ngoại trừ trong đồng hồ
đeo tay và đồng hồ treo tường của bạn không có thời gian.
Ngưỡng Sơn đã hiểu rõ. Ông ấy vẽ
ra một vòng tròn trong không trung quanh chữ vạn - điều đó nữa cũng trong không
trung. Ông ấy đang nói, tất cả những điều mà tâm trí có thể làm đều được làm ra
từ cùng chất liệu như mơ được tạo ra.
Thế rồi sư lại giả vờ là
Rucika,
người cuối cùng trong một nghìn
Phật của thời hiện tại,
Ngưỡng Sơn bình về điều đó, “Thế
là phải rồi!
Đây là huyền thoại Phật giáo: rằng
mọi kỉ (kalpa) có nghĩa là hàng triệu năm mà trong đó một thế giới sinh ra và
chết đi - đó là một kỉ. Trái đất này được sinh ra từ bốn tỉ năm trước đây, và
dường như chúng ta có nhiều nhất là mười hai năm nữa. Có mọi chỉ dẫn rằng đến
cuối thế kỉ này chúng ta sẽ đi tới tự tử.
Trong toàn bộ một kỉ có một
nghìn phật, và Rucika, một cách huyền bí, được coi là phật cuối cùng của kỉ hiện
tại.
Thế rồi sư lại giả vờ là
Rucika,
người cuối cùng trong một nghìn
Phật của thời hiện tại,
Ngưỡng Sơn bình về điều đó, “Thế
là phải rồi!
Đấy là tất cả những gì mà chư
Phật đã gìn giữ - ông cũng vậy, ta cũng vậy. Chăm nom lấy nó!”
Điều duy nhất cần phải chăm nom
là bản thể bên trong nhất của bạn, được tượng trưng bởi phật. Mất mọi thứ và bạn
không mất gì . Đế quốc biến mất trong không trung như bọt xà phòng. Nhưng đừng
đánh mất phật của bạn. Đó là kho báu vĩnh hằng của bạn, bất tử của bạn, chìa
khoá chủ của bạn để mở mọi điều huyền bí của sự tồn tại.
Shosha đã viết:
Bước đi, sống động,
Trong thế giới này.
Hạnh phúc làm sao!
Mưa mùa đông.
Đột nhiên trong mùa đông, khi
không được trông đợi, mây mưa kéo tới, và mưa rào tạo ra nhiều cầu vồng.
Shosha đang nói,
“Bước đi, sống động,
Trong thế giới này, nơi mọi sự
đều hữu tử -
Hạnh phúc làm sao! Mưa mùa
đông.”
Mọi sáng khi bạn thức dậy, nhớ
điều đó.
Tôi đã bắt gặp một người, rất
có giáo dục, giáo sư toán học về hưu, ông này đột nhiên trở nên rất sợ ngủ. Gia
đình ông ấy đưa ông ấy tới tôi. Họ nói, “Ông ấy tuyệt đối hợp lí trong mọi điều
ngoại trừ mỗi việc ông ấy không thích ngủ. Hơn nữa, ông ấy liên tục đánh thức
người khác trong gia đình.”
Ông ấy sẽ gõ cửa con dâu mình,
“Con còn thức không?” Bây giờ, chỉ trả lời ông ấy giấc ngủ của cô ấy bị quấy rối.
Nhưng cả đêm... ông ấy có thể làm cái gì khác được?
Tôi hỏi ông ấy, “Ông sợ gì vậy?
Sao ông không muốn ngủ?”
Ông ấy nói, “Sợ ở chỗ nếu tôi
đi ngủ, có gì đảm bảo rằng tôi sẽ thức dậy vẫn sống?”
Tôi nói, “Đây chắc chắn là một
vấn đề rất có ý nghĩa. Nhưng ai bảo ông rằng ông đang sống?”
Ông ấy nói, “Tôi không sống
sao?”
Tôi nói, “Như tôi có thể thấy
ông ông đã chết từ khi về hưu kia. Ông có thể ngủ; ông chẳng thể mất cái gì cả,
ông đã chết rồi.”
Ông ấy nói, “Điều đó giải quyết
vấn đề đấy. Tất cả mọi người đều làm tôi chán ngán: ‘Ngủ đi!’ nhưng không ai có
thể đưa ra được câu trả lời đúng. Thầy đã thuyết phục tôi. Nếu tôi đã chết rồi
ai quan tâm?”
Tôi tới gặp ông ấy sáng hôm
sau. Ông ấy đang ăn sáng. Ông ấy đón chào tôi với tình yêu lớn và nói, “Phép
màu thật! Tôi đã thức dậy vẫn sống.”
Và tôi nói, “Nhớ lấy, nếu ông
không ngủ ông sẽ chết. nếu ông ngủ có khả năng ông có thể thức dậy vẫn sống.”
Sau hai mươi năm tôi quay lại
thành phố đó. Ông ấy đã trở nên rất già, và ông ấy bảo tôi, “Bây giờ tôi tới với
một câu hỏi rất khác: tôi muốn chết.”
Tôi nói, “Ngủ cho ngon. Một
ngày nào đó điều ấy là chắc chắn, tôi có thể đảm bảo ông sẽ không tỉnh dậy đâu.
Chỗ tốt nhất cho việc chết là trên giường. Chín mươi chín phần trăm mọi người đều
chết trong giường. Đó là chỗ nguy hiểm nhất.”
Ông ấy nói, “Trời! Tôi đã ngủ
trên giường.”
Tôi nói, “Ông bắt đầu ngủ trên
nệm trải trên sàn đi.”
Ông ấy nói, “Điều đó thì giúp
được gì?”
Tôi nói với ông ấy, “Nhớ lấy,
không có cách nào để tránh chết. Ông có thể làm mọi nỗ lực, và điều tốt nhất là
không lên giường. Giường rất gần nghĩa địa.”
Tôi đã nghe nói về một người Do
Thái già sắp chết, một người rất giầu. Bốn con ông ấy thảo luận: “Bố già sắp chết
rồi. Phải làm gì với lễ tang?”
Người con trẻ nhất nói, “Bố bao
giờ cũng muốn có một chiếc xe Rolls Royce. Bố nghèo không thể xoay xở có nó được,
không phải bởi vì bố không có tiền, mà vì không thể nào tách bố ra khỏi tiền của
bố được. Một khi bố có tiền, bố giữ chịt lấy nó, thế tiền chẳng thể nào được sử
dụng theo bất kì cách nào. Nhưng chúng ta có thể thuê cho đám tang một chiếc
Rolls Royce - ít nhất là một lần, đi một chiều. Bố sẽ không quay lại nữa.”
Người con thứ hai nói, “Đừng
ngu thế. Có thành vấn đề gì cho người chết khi người đó được chở trên xe Rolls
Royce hay trên xe bò kéo. Lãng phí không cần thiết! Em còn quá trẻ, em không hiểu.”
Người con thứ ba nói, “Vậy là
chú đề nghị xe bò kéo. Cảm giác của anh là: chúng ta có bốn người, chúng ta có
thể khênh bố trên vai mình. Nghĩa địa cũng chẳng xa đây mấy.”
Ông già vẫn lắng nghe mọi điều.
Ông ta bỗng nhiên ngồi bật dậy trên giường vầ nói, “Giầy tao đâu?”
Một người con nói, “Giầy à? Bố
định chết vẫn đi giầy sao?”
Ông ấy nói, “Không. Tao đơn giản
muốn đi giầy, vì tao vẫn còn đủ sống để bước xuống nghĩa địa! Nghe thảo luận lớn
lao vừa mới diễn ra, cách rẻ nhất là...”
Nhưng bất kì điều gì bạn làm,
Shosha cũng đều đúng:
Bước đi, sống động - lần nữa -
Trong thế giới này.
Hạnh phúc làm sao!
Mưa mùa đông.
Câu hỏi 1
Maneesha đã hỏi:
Phật kính yêu,
Phật Gautam đã chết vì bị đầu độc. Thầy đã
sống sót mặc cho việc bị đầu độc. Liệu có mối nối nào giữa hai điều này không?
Liệu có ý nghĩa đặc biệt gì trong việc định thời gian cho việc tuyên bố của Thầy
rằng Phật Gautam đang sống trong Thầy?
Maneesha, đúng Phật Gautam đã
chết do bị chất độc. Sự kiện là ông ấy đã quá già, tám mươi hai tuổi rồi, và mệt
mỏi. Bốn mươi hai năm cứ đi từ làng nọ sang làng kia... Ông ấy không thể nào
tranh đấu chống lại chất độc được. Nhưng công việc của ông ấy không hoàn thành.
Thực ra công việc của phật bao giờ cũng sẽ không hoàn thành. Nó là phần cố hữu cho việc lan truyền ngọn lửa thức tỉnh. Bạn không thể quan niệm được toàn thể thế giới sẽ trở nên thức tỉnh, nhưng những người như Phật Gautam là người mơ về điều không thể được. Họ hi vọng hão huyền. Ông ấy đã phải ra đi bởi vì thân thể ông ấy đã mệt mỏi và già nua và không thể nào sống sót với việc bị độc. Nhưng ông ấy đã ra đi với mơ ước rằng ông ấy có thể tìm ra ở đâu đó ai đó tiếp tục mơ ước của ông ấy về việc phát triển nhiều hoa sen trong thế giới này. Hai mươi nhăm thế kỉ này ông ấy đã từng lang thang như đám mây trắng, tìm kiếm.
Chính định mệnh lớn lao của tôi là ông ấy đã chọn tôi làm người chủ cho ông ấy. Tôi sẽ làm - thực ra tôi đã làm rồi - cùng loại công trình lan truyền việc thức tỉnh. Do đó không có vấn đề gì với tôi. Cổ phật nằm bên trong chắc chắn sẽ làm mạnh cho công việc của tôi.
Bạn đang hỏi về đầu độc. “Liệu có mối nối nào không?” Chắc chắn có chứ, nhìn việc tôi đã vượt qua chất độc, nguy hiểm hơn nhiều so với chất độc mà Phật đã chịu đựng. Việc đầu độc đã là việc làm thuần khiết lớn cho tôi. Việc làm thuần khiết này làm cho tôi thành dễ tiếp nhận linh hồn đang lang thang của Phật Gautam.
Ông ấy không phải là gánh nặng. Ông ấy giống đôi cánh nhiều hơn. Ông ấy không phải là người sai khiến điều gì - một cá nhân bất khả tri thuần khiết, một người nổi dậy hoàn toàn. Tôi đã từng, mà không chủ ý, chuẩn bị nhà, chỗ trú ẩn, cho phật lang thang. Điều may mắn của tôi là ở chỗ ông ấy đã chấp nhận tôi là nhà của ông ấy trong ít nhất vài ngày.
Bạn cũng may mắn nữa để là hội chúng của hai phật, cây cầu vắt ngang hai mươi nhăm thế kỉ, giầu có đến mức nếu bạn bỏ lỡ, không ai ngoại trừ bản thân bạn sẽ chịu trách nhiệm cho điều đó.
Bây giờ là lúc cho Sardar Gurudayal Singh. Phật Gautam có thể không nhận biết... bởi vì tôi không thấy trong kinh sách của ông ấy có chút hài hước nào. Nhưng bây giờ trong hội ngộ này thậm chí người chết cũng sẽ bắt đầu cười.
Polanski, người Polack, nộp đơn xin việc tại Hãng du lịch Poona. Anh ta bảo họ rằng anh ta đã làm việc ba năm cho hãng hàng không Ba lan. Giám đốc nhân sự gọi điện tới Hãng hàng không Ba lan để xem anh chàng nhân viên Polanski này là loại người gì.
Ông chủ cũ của anh ta nói:
“Anh ta là đồ bị thịt, đồ lừa đảo, đồ câm, đồ nhanh nhẩu đoảng, đồ lười nhác, đồ óc chim, đồ vụng trộm, đồ si độn, đồ to mồm, đồ bánh trái cây, đồ mộng du, đồ lừa gạt, đồ mù quáng, đồ nghiện rượu, đồ óc què, đồ tối dạ, đồ ngốc nghếch, đồ đầu chuối, đồ con lừa, đồ gàn dở, đồ ngẩn ngơ, đồ khờ dại, đồ ngu, đồ tối tăm, đồ con lợn, đồ yêu tinh, đồ đần độn, đồ ngu si, đồ vô tích sự, đồ kêu vang, đồ rượu chè, đồ kì quặc, đồ ngu độn, đồ khờ dại, đồ ẩu, đồ óc bé, đồ gà tây, đồ hút máu, đồ du côn, đồ ngu xuẩn, đồ chủ ác, đồ tham tàn, đồ khờ khạo, đồ hà tiện, đồ ngây ngô, đồ khoác lác, đồ súc vật, đồ óc bã đậu, đồ lẳng lơ, đồ hề và đồ đần! Vậy mà tôi vẫn cứ giới thiệu việc cho anh ta.”
“Sao ông giới thiệu anh ta?” giám đốc nhân sự hỏi.
“Bởi vì,” ông chủ trước nói, “anh ta là nhân viên cừ nhất của chúng tôi!”
Hymie Goldberg đang nằm trên chiếc tràng kỉ của nhà tâm thần.
“Vậy điều gì dường như là vấn đề?” bác sĩ tâm thần hỏi.
“Thế này, bác sĩ,” Hymie đáp. “Trong hai tháng qua, cứ tám rưỡi sáng tôi lại ỉa một bãi cứt khổng lồ!”
“Thật thế sao?” bác sĩ tâm thần nói, sau một lúc im lặng. “Đã sao, hàng triệu người muốn có sự đều đặn đó. Cho nên, vấn đề là gì?”
“Thế này, bác sĩ,” Hymie đáp, “Tôi không ra khỏi giường trước chín giờ!”
Marco là người mới tới một nước. Mặc dầu anh ta không thạo tiếng, anh ta vẫn xoay xở gặp Janet và hẹn hò gặp cô ấy trong vài tuần. Thế rồi Janet mời Marco tới nhà cô ấy ăn tối. Khi anh ta tới, Janet xin lỗi và đi xuống bếp để giúp mẹ. Marco thu hết dũng cảm và nói, “Thưa bác, cháu muốn hỏi tuyến của con gái bác.”
“Cái gì?” ông bố kêu lên. “Anh ngụ ý anh muốn tay con gái tôi sao?”
“Không,” Marco nói, “Cháu chán với tay rồi. Bây giờ cháu muốn tuyến!”
Người dẫn chương trình thi đố nói với người dự thi, “Được rồi, ông Clump, và bây giờ, với câu hỏi một trăm nghìn đô la, khác biệt gì giữa Ronald Reagan và thùng cứt?”
Clump nghĩ một giây, rồi mỉm cười ranh mãnh và tuyên bố, “Cái thùng!”
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Im lặng. Nhắm mắt lại. Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.
Bây giờ nhìn vào trong với toàn bộ tâm thức của bạn và với sự khẩn thiết dường như đây sẽ là khoảnh khắc cuối cùng của đời của bạn.
Trung tâm bản thể bạn không xa đâu. Khi bạn lại gần hơn, có bình thản kì lạ, im lặng bắt đầu trở nên sâu sắc hơn. Ánh sáng không có nguồn, phúc lạc... hàng nghìn hoa bắt đầu mưa lên bạn.
Khoảnh khắc này, bạn là phật.
Đây là thực tại tối thượng của bạn. Tính cách duy nhất cần phải nhớ là việc chứng kiến. Phật chỉ là việc chứng kiến.
Làm cho nó rõ ràng đi.
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Thảnh thơi, và chỉ là nhân chứng. Bạn không là thân thể, bạn không là tâm trí. Bạn chỉ là nhân chứng thuần khiết đứng bên cạnh. Việc chứng kiến này là chính linh hồn của phật.
Đêm tự bản thân nó là đẹp, nhưng mười nghìn chư phật tan vào trong tâm thức đại dương đã làm cho đêm nay thành rực rỡ, phép màu.
Chỉ nhớ một điều: khi Nivedano gọi các bạn lại, thu thật nhiều ánh sáng, thật nhiều hương thơm, thật nhiều điều tinh tuý của sự tồn tại mà bạn có thể thu được, và thuyết phục phật đi cùng với bạn. Cuối cùng, ông ấy phải trở thành hành động, cử chỉ, lời nói, im lặng hàng ngày của bạn - mọi thứ. Chu vi cuộc sống của bạn phải biến mất, nhường chỗ cho trung tâm.
Đây là nổi dậy lớn nhất và tính tôn giáo sống duy nhất: đem phật vào cuộc sống bình thường của bạn, đơn giản, hồn nhiên.
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Quay lại... với mọi vẻ duyên dáng của phật, với mọi cái đẹp và niềm vui. Ngồi vài phút chỉ để hồi tưởng lại con đường vàng bạn đã đi qua để đạt tới trung tâm của bạn, và kinh nghiệm của việc chứng kiến thuần khiết.
Dần dần, điều giống như đỉnh tâm thức xa xăm sẽ trở thành bản thể bình thường, đơn giản của bạn. Điều đó sẽ là khoảnh khắc lịch sử nhất cho bạn.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Phật.
0 Đánh giá