Read more
Phật kính yêu,
Một lần Kakusan tới gặp Ngưỡng Sơn. Co chân
lên, Kakusan nói, “Hai mươi tám vị tổ Ấn Độ đều giống thế này, và sáu vị tổ thời
Đường đều giống thế này, và ông giống thế này, và tôi giống thế này!”
Ngưỡng Sơn bước xuống từ chỗ ngồi Thiền và
đánh ông ấy bốn lần bằng thiền trượng.
Sau khi Kakusan trở nên chứng ngộ, một người
khổ hạnh có lần đã nói với ông ấy, “Nghĩa thực của Phật giáo là gì?”
Kakusan vẫn còn im lặng và cúi lạy ông ấy.
Người khổ hạnh hỏi, “Ông cúi lạy một người
thế tục sao?”
Kakusan đáp, “Ông không thấy điều tôi đang
nói sao? Tôi là đệ tử nổi tiếng của ông!”
Một lần khác Ngưỡng Sơn, khi thấy một sư tiến
tới mình, liền giơ vỉ muỗi lên. Thấy điều này, sư hét lên, “Quái!”
Ngưỡng Sơn bình, “Có những điều như thế như
việc nói, ‘Quái,’ nhưng nói cho ta, sai lầm của ta ở đâu?”
Sư đáp, “Trong việc chỉ không đúng và đối
tượng bên ngoài” - với điều đó Ngưỡng Sơn đánh ông ta.
Maneesha, tình huống mới, trách
nhiệm mới mà tôi đã nhận lên mình đã đặt ra nhiều câu hỏi từ các miền khác
nhau. Có lẽ sẽ phải mất chút thời gian để làm sáng tỏ mọi câu hỏi, hoài nghi,
nghi ngờ hay đơn thuần tò mò.
Điều thứ nhất là từ ông phụ
trách hãng UPI. Ông ấy đã gửi một bức điện tín tới hỏi tôi, vì tôi đã cho phép
Phật Gautam là khách của tôi, vậy tôi đã thành Phật tử chăng? Trong cùng tham
chiếu đó ông ấy đã hỏi: “Về những người theo ông thì sao? Họ bây giờ cũng là một
phần của tôn giáo có tổ chức sao? Họ cũng trở thành Phật tử sao?”
Câu hỏi này là tuyệt đối liên
quan, nhưng câu trả lời của tôi có thể làm ngẩn ngơ ông phụ trách UPI.
Phật Gautam đã lấy chỗ cư ngụ
trong tôi. Tôi là chủ, ông ấy là khách. Không có vấn đề về bất kì chuyển đổi.
Tôi là phật theo quyền riêng của tôi, và đó là lí do mà ông ấy đã cảm thấy để
dùng phương tiện của tôi cho công việc còn lại của ông ấy. Ông ấy đã chờ đợi,
là mây lang thang, trong hai mươi nhăm thế kỉ, để có được phương tiện đúng.
Tôi không phải là Phật tử. Ý định của Phật Gautam cũng không tạo ra Phật tử, hay tôn giáo có tổ chức. Thậm chí hai mươi nhăm thế kỉ trước đây, ông ấy đã không bao giờ tạo ra tôn giáo có tổ chức. Khoảnh khắc chân lí được tổ chức nó trở thành dối trá. Tôn giáo có tổ chức không là gì khác ngoài chính trị ẩn kín, việc khai thác sâu xa từ giới Khoảnh khắc chân lí được tổ chức nó trở thành dối trá.
tăng lữ. Họ có thể là shankaracharya, imams, giáo sĩ, hay giáo hoàng, không khác biệt gì.
Phật Gautam không để lại sau ông ấy bất kì người kế tục nào. Lời cuối cùng của ông ấy là, “Đừng làm tượng ta, đừng thu nhặt lời ta. Ta không muốn trở thành biểu tượng phải được tôn thờ. Khao khát sâu sắc nhất của ta là ở chỗ các ông sẽ không phải là người bắt chước. Các ông phải không là Phật tử bởi vì tiềm năng riêng của các ông là phật.”
Tôi muốn nói: tôi không dạy Phật giáo, hay bất kì ‘giáo’ nào về vấn đề đó. Tôi dạy bản thân phật. Những người ở cùng với tôi không phải là một phần của tôn giáo có tổ chức của tôi. Họ là những người tìm kiếm cá nhân, độc lập. Mối quan hệ của tôi với họ là mối quan hệ của những người bạn lữ hành.
Nhân tiện, tôi phải nhắc các bạn về lời tiên tri của Phật Gautam từ hai mươi nhăm thế kỉ trước: “Khi ta quay lại lần nữa ta sẽ không thể được sinh ra từ bụng đàn bà. Ta sẽ phải lấy chỗ trú ngụ trong một người có tâm thức tương tự và cùng chiều cao và cùng bầu trời mở. Ta sẽ được gọi là ‘Người bạn’.”
Tự do vô cùng được ngụ ý trong lời này. Ông ấy không muốn là guru của bất kì ai, ông ấy đơn giản muốn là người bạn. Ông ấy có cái gì đó để chia sẻ, không có điều kiện nào được gắn với chia sẻ đó.
Điều này cũng sẽ giúp cho bạn, bởi vì vài sannyasin đã bị lẫn lộn làm sao họ có thể thấy khác biệt giữa Phật Gautam cổ đại và tôi. Lời tiên tri của Phật Gautam giúp làm sáng tỏ lẫn lộn này.
Mặc dầu ông ấy đã lấy chỗ trú ẩn trong tôi, tôi sẽ không được gọi là Phật Gautam. Tôi sẽ thích được gọi theo lời tiên tri của ông ấy: Phật Maitreya (Di Lặc). Maitreya có nghĩa là người bạn. Điều đó sẽ giữ phân biệt. Sẽ không có lẫn lộn nào.
Khi có liên quan tới tôi, tôi bao giờ cũng chống lại bất kì tôn giáo có tổ chức nào. Tình yêu của tôi, khát khao của tôi là để tạo ra thật nhiều cá nhân nhất có thể được trên thế giới này, hoàn toàn độc lập, trong tự do tuyệt đối của linh hồn họ, không trói buộc bởi Ki tô giáo hay Hindu giáo hay Mô ha mét giáo. Không kinh sách, không giáo huấn... không kỉ luật nào ngoại trừ tự nhận biết, ngọn lửa bùng cháy trong chính linh hồn bạn, làm bạn nhận biết và tỉnh táo và là nhân chứng.
Có một cộng đồng Phật tử nhỏ ở Maharashtra. Họ là Phật tử mới được chuyển đổi bởi Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar. Họ là tiện dân mà người Hindu đã bóc lột từ hàng thế kỉ nay, làm nhục họ đủ điều. Những người này là những người bị áp bức nhất, bị bóc lột nhất, bị chà đạp nhân phẩm nhất trên thế giới.
Nhưng Babasaheb Ambedkar không thể chuyển đổi được tất cả các tiện dân, người chiếm một phần tư nhóm Hindu. Bản thân ông ấy không phải là thiền nhân. Nỗ lực của ông ấy để chuyển đổi các tiện dân thành Phật tử là để đưa họ ra khỏi nhóm Hindu, do vậy họ có thể giành lại nhân phẩm của mình là con người. Đây là một bước chính trị, cuộc cách mạng xã hội, nhưng nó chẳng liên quan gì tới tâm linh .
Tôi đã nhận được một thông báo từ cộng đồng nhỏ bé đó rằng Tiến sĩ Ambedkar đã chuyển đổi, với hi vọng rằng có lẽ tôi sẽ trao cho họ một tôn giáo có tổ chức. Tôi tiếc phải nói, chính từ ‘tổ chức’ đó là phi tôn giáo.
Tôi không dạy tôn giáo, tôi dạy tính tôn giáo - phẩm chất, không phải là tính thành viên của bất kì nhà thờ nào mà là phẩm chất làm biến đổi bản thể bạn, đem tới việc nở hoa của tiềm năng của bạn.
Những Phật tử đó, những người đã bị bỏ lại trong một loại bóng tối và trong khó khăn đó, tôi là sẵn có để giúp họ không trở thành Phật tử mà trở thành phật. Kém hơn thế là dưới mức hiểu biết của tôi. Tôi muốn một thế giới đầy các chư phật, hoàn toàn tự do bay trong bầu trời mở.
Chân lí đem tới tự do, thiền đem tới tự do - tự do khỏi kinh sách và tự do khỏi lời của cổ nhân. Nó đem tới im lặng, an bình, và cảm giác vĩnh hằng, bất tử, không chết. Nó đem tới điệu vũ cho cuộc sống của bạn, bài ca mới, âm nhạc mới, cách sống mới trong ân huệ và tình yêu. Nhưng nó chẳng liên quan gì tới bất kì tôn giáo có tổ chức nào.
Tất cả các tôn giáo có tổ chức đều đã chứng tỏ là kẻ tội phạm, kẻ giết người. Họ chẳng làm gì ngoài việc tàn sát. Họ đã thiêu sống người trên khắp thế giới. Nếu chúng ta muốn có một thế giới mới, chúng ta phải gạt bỏ đi tất cả các tôn giáo có tổ chức. Tính tôn giáo giống như tình yêu. Bạn đã bao giờ nghe nói về tình yêu có tổ chức không?
Điều đó nhắc nhở tôi...
Mới hôm nọ tại Anh, Quận công Edingurgh đã đưa ra một phát biểu rất lạ. Trong nghị viện họ đã thảo luận việc tước bỏ đặc quyền đi săn bởi vì biết bao nhiêu loài vật đang đơn giản biến mất.
Quận công Edinburgh là một nhà đi săn nổi tiếng. Ông ấy không đồng ý với nghị viện, và ông ấy nói, “Không có khác biệt giữa đi săn với việc mua thịt từ hàng thịt.” Và để nêu thí dụ, có lẽ không biết tới hậu quả của nó, ông ấy nói, “Khác biệt giữa đi săn và mua thịt từ hàng thịt là khác biệt giữa đàn bà có gia đình và gái mãi dâm, và không có khác biệt giữa đàn bà có gia đình và gái mãi dâm.” Cả nghị viện choáng váng.
Họ đã ngăn cản không cho tôi vào Anh, nhưng tôi có cách của riêng tôi để đi vào...! Tôi đã nói đi nói lại từ ba thập kỉ nay, rằng không có khác biệt giữa hôn nhân và mãi dâm. Hôn nhân là hợp đồng lâu hơn chút ít, mãi dâm là hợp đồng ngắn hơn. Cả hai đều được mua bằng tiền.
Nhưng ông ấy không nghĩ kĩ về điều đó. Điều đó nghĩa là gì? Nữ hoàng Elizabeth là gái mãi dâm sao? Nước Anh bị một gái mãi dâm cai trị sao? Nhưng điều đó là đúng! Mãi dâm sẽ bị loại bỏ chỉ nếu hôn nhân biến mất. Mãi dâm là sản phẩm phụ của hôn nhân, và trong khi hôn nhân vẫn còn, không cách nào tránh được mãi dâm.
Hàng thế kỉ nay, mọi xã hội đều cố gắng tiêu diệt mãi dâm, nhưng họ không hiểu rằng nó là sản phẩm phụ. Không sản phẩm phụ nào có thể bị tiêu diệt. Bạn có thể tiêu diệt cái bóng của bạn không? Cái bóng của bạn đơn giản là sản phẩm phụ.
Hôn nhân tạo ra tù túng, và mọi tù túng đều tạo ra ham muốn vô cùng để có một chút ít tự do, ít nhất cũng thỉnh thoảng. Tự do đó tạo ra mãi dâm.
Nhưng tại sao giữ mọi đàn bà hoặc như nô lệ nhân danh hôn nhân hay mãi dâm? Điều đó xấu thế, man rợ thế. Chỉ cần vứt bỏ hôn nhân và để cho mọi đàn bà hoàn toàn tự do và độc lập.
Yêu không thể được mua, và nếu bạn mua nó, nó không thể là yêu. Bạn có thể yêu từ tự do, và yêu của bạn sẽ nâng cao tự do. Nếu nó phá huỷ tự do nó đang tự tử.
Một sannyasin đã hỏi: “Bây giờ thầy đã ngắt bản thân thầy một cách tuyệt đối và dứt khoát ra khỏi khối Hindu và khối Jaina, thực ra, ra khỏi toàn thể quá khứ của đất nước này. Thầy sẽ vẫn phê phán người Hindu và người Jaina chứ?”
Tất nhiên rồi. Bây giờ kiếm của tôi sẽ sắc bén hơn, và búa của tôi sẽ lớn hơn. Thực ra, tôi đã ngắt bản thân tôi một cách tuyệt đối ra khỏi bất kì nhóm nào, bất kì tổ chức nào vì chính chủ định này. Và theo cách thức riêng của tôi, tôi không định tạo ra bất kì tổ chức nào. Điều đó sẽ chống lại chính bản thể tôi, chống lại toàn thể nỗ lực cuộc đời tôi.
Tình yêu của tôi là tự do, và những người đã tụ tập quanh tôi - và nhiều người nữa sẽ tới - họ phải nhớ điều đó. Bạn không trở thành thành viên của bất kì nhà thờ nào. Bạn chỉ nối tay với bè bạn, những người đang du hành trên cùng con đường. Vào bất kì lúc nào bạn có thể bỏ con đường. Mọi người được đón chào để gia nhập, và mọi người được đón chào trong tự do, với phúc lành, nếu người đó muốn đi tìm kiếm ở đâu đó khác.
Tôi ban phúc cho mọi loại tìm kiếm trên mọi con đường.
Trước khi vào lời kinh, có một chút ít lưu ý về tiểu sử:
Kakusan là đệ tử của Ngưỡng Sơn. Sau chứng ngộ của mình, ông ấy sống trên Núi Kaku, từ đó có tên của ông ấy - Kakusan.
Khi ông ấy sắp chết, Kakusan thu thập một đống củi từ trong rừng sâu. Buổi trưa ông ấy từ chối ăn, đi tới đống củi, đốt nó lên và trèo lên đỉnh.
Thế rồi Kakusan đặt ô của mình ra sau đầu để làm vầng hào quang. Rồi ông ấy chấm dứt cuộc đời mình trong ngọn lửa, giơ thiền trượng ra như kim cương hàng phục yêu quái.
Vẫn đứng, ông ấy chết trong ngọn lửa. Đấy phải là một cảnh tượng rất kì lạ: khi ngọn lửa dịu đi, ông ấy vẫn còn đứng - cháy hoàn toàn, chết, nhưng vẫn giơ thẳng thiền trượng. Thiền trượng đó đã làm cho nhiều người tìm kiếm được chứng ngộ.
Điều phải được ghi nhớ là một người có phẩm chất của Kakusan tôi gọi là người tôn giáo. Chỉ người biết cuộc sống của mình mới có thể biết tới cái chết của mình; chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Nếu bạn chưa bao giờ biết sống, bạn sẽ không bao giờ biết tới chết. Và để lỡ sống này và chết này và toàn bộ cái đẹp của cả hai là bỏ lỡ chính ý nghĩa của sự tồn tại.
Lời kinh:
Phật kính yêu,
Một lần Kakusan tới gặp Ngưỡng Sơn. Co chân lên, Kakusan nói, “Hai mươi tám vị tổ Ấn Độ đều giống thế này" - đứng trên một chân…
Nghĩa của điều đó là: hoàn toàn cân bằng, không run rẩy bên trong, hoàn toàn im lặng.
Tôi nhớ tới một trong những đệ tử quan trọng nhất của Phật Gautam, Vimalkirti. Ông ấy là một triết gia lớn. Khi lần đầu tiên ông ấy tới gặp Phật, ông ấy rất tự hào về những huấn luyện triết lí của mình. Ông ấy nói với Phật, “Ông nói nhiều thế về tự do. Tự do là gì?”
Phật nói với Vimalkirti, “Ông có thể co một chân lên và đứng trên chân kia.” Ông này co chân trái lên và đứng trên chân phải, khi đó Phật nói, “Bây giờ, co cả chân phải lên nữa đi.”
Vimalkirti nói, “Vô nghĩa làm sao! Co một chân là đủ, co hai chân là không thể được.”
Phật nói, “Ông dường như là con người của hiểu biết.”
Tự do là đứng trên một chân; chân kia là tính trách nhiệm. Tự do đem tới trách nhiệm vô cùng - không theo nghĩa cũ mà bạn đã được nói cho, không như nghĩa vụ, mà như “khả năng đáp ứng” tự phát và có ý thức.
Có hai loại khả năng: hoặc bạn phản ứng hoặc bạn đáp ứng. Người sống trong tâm trí thì phản ứng. Người đó phản ứng theo ước định của mình như người Ki tô giáo, như người Hindu giáo, như người Mô ha mét giáo. Nhưng phản ứng của người đó là máy móc, như mọi robot có thể làm điều đó. Người đó đã được ước định để làm điều đó, do đó người đó làm điều đó. Nhưng điều đó không phải là từ tự phát của người đó, nó không tới từ trạng thái vô trí của người đó. Khi bạn đáp ứng từ trạng thái vô trí - từ thiền của bạn, không từ ước định của bạn - nó là đáp ứng, nó không phải là phản ứng.
Tự do đem tới trách nhiệm. Bạn hành động không theo bất kì điều răn dạy nào, bạn hành động không theo Manu hay Mose hay Jesus, bạn hành động theo ánh sáng riêng của bạn. Và bất kì khi nào bạn hành động theo ánh sáng của riêng bạn, đều có mãn nguyện vô cùng, niềm vui sâu lắng.
Một lần Kakusan tới gặp Ngưỡng Sơn. Co chân lên, Kakusan nói, “Hai mươi tám vị tổ Ấn Độ đều giống thế này" - đứng một chân trong cân bằng hoàn toàn - và sáu vị tổ thời Đường đều giống thế này, và ông giống thế này, và tôi giống thế này!”
Mọi con người của ý thức đều có cân bằng vô cùng trong cuộc sống của mình, trong hành động của mình, trong cử chỉ của mình. Toàn bộ cuộc sống của người đó trở thành điệu vũ trong cân bằng. Và những người đó chỉ là vài người đã biết tới việc nở hoa tối thượng của tâm thức.
Ngưỡng Sơn bước xuống từ chỗ ngồi Thiền và đánh ông ấy bốn lần bằng thiền trượng.
Kakusan đang đứng trên một chân. Ngưỡng Sơn bước xuống từ chỗ ngồi Thiền và đánh ông ấy bốn lần bằng thiền trượng - chiếc Thiền trượng. Ý nghĩa của điều này là gì? Ông ấy đánh ông này bốn lần bởi vì chừng nào bạn chưa thể duy trì cân bằng vào lúc khó khăn, trong đêm tối của linh hồn khi bình minh dường như là không thể có... khi bạn đã mất mọi hi vọng tìm ra chân lí, khi bạn đã mất người bạn cùng chia sẻ sáng suốt của người đó với bạn và bạn cảm thấy hoàn toàn mù, trong mọi tình huống này nếu bạn có thể vẫn còn được cân bằng, thế thì không có vấn đề gì. Cân bằng của bạn sẽ bắt đầu nở hoa theo cách riêng của nó.
Đánh ông kia bốn lần, Ngưỡng Sơn đã quan sát. Kakusan không lay động, không mất cân bằng, thậm chí không hỏi, “Sao ông đánh tôi?” Con người của cân bằng không bận tâm liệu đêm có tối không, liệu cuộc sống có đi đến kết thúc không. Trong mọi tình huống và hoàn cảnh, cân bằng của người đó không bao giờ bị mất.
Sau khi Kakusan trở nên chứng ngộ, một người khổ hạnh có lần đã nói với ông ấy, “Nghĩa thực của Phật giáo là gì?”
Kakusan vẫn còn im lặng và cúi lạy ông ấy.
Không nói một lời, ông ấy đã nói nhiều hơn điều có thể được nói ra. Im lặng của ông ấy không phải là trạng thái chết, tiêu cực. Im lặng của ông ấy tràn đầy an bình và tình yêu. Ông ấy đã biểu lộ trong im lặng của mình ý nghĩa của toàn thể giáo huấn của Phật và với người lạ này ông ấy đã cúi lạy. Không thành vấn đề liệu bạn chứng ngộ hay không. Trong bất kì trường hợp nào, ở trung tâm sâu sắc nhất của bản thể bạn, bạn là phật. Và đây chính là nghĩa của toàn bộ giáo huấn của Phật.
Người khổ hạnh hỏi, “Ông cúi lạy một người thế tục sao?”
Kakusan đáp, “Ông không thấy điều tôi đang nói sao? Tôi là đệ tử nổi tiếng của ông!”
Người này là người bình thường của thế gian. Ông ấy không thể tin được rằng một người chứng ngộ, phật, cúi lạy mình. Ông ấy ngạc nhiên. Ông ấy nói, “Ông không thấy à, tôi là người bình thường của thế gian. Ông đang cúi lạy người của thế gian sao?”
Kakusa đáp - câu trả lời hay làm sao - “Ông không thấy điều tôi đang nói sao?” Và ông ấy đã không nói gì. Nhưng im lặng cũng là nói cái gì đó. Cúi lạy cũng là nói cái gì đó. “Ông không thấy điều tôi đang nói sao? Tôi là đệ tử nổi tiếng của ông!”
Người chứng ngộ là đệ tử của mọi người trên thế gian bởi vì điều bạn không thể thấy, ông ấy có thể thấy với sáng tỏ và chắc chắn tuyệt đối. Nơi bạn có thể thấy chỉ mỗi hạt mầm, ông ấy có thể thấy hoa hồng nở bung. Nơi bạn nhiều nhất có thể cảm thấy tiềm năng nào đó, ông ấy thấy định mệnh tối thượng của bạn. Nơi bạn đang trên đường, ông ấy thấy bạn đã về tới nhà.
Một trong những lời hay nhất tôi yêu là từ Mahavira, người đồng đại với Phật Gautam. Một phát biểu rất lạ - Mahavira nói, “Nếu ông đã bắt đầu cuộc hành trình ông đã đạt tới.”
Nếu hạt mầm đã bắt đầu nhú ra mùa xuân không còn xa xôi nữa. Chẳng mấy chốc, chỗ mà không có gì sẽ có hoa đẹp, với hương thơm lừng. Mahavira nói, "Nếu ông đã bắt đầu cuộc hành trình ông đã đạt tới." Bạn có thể chưa thấy điều đó giống như thế bởi vì hiểu biết của bạn rất hạn chế. Bạn không thể thấy việc nở hoa tương lai của mình. Nhưng nếu một người của chứng ngộ mà cũng không thể thấy được, thế khác biệt gì? Bạn cả hai đều mù.
Một lần khác Ngưỡng Sơn, khi thấy một sư tiến tới mình, liền giơ vỉ muỗi lên. Thấy điều này, sư hét lên, “Quái!”
Ngưỡng Sơn bình, “Có những điều như thế như việc nói, ‘Quái,’ nhưng nói cho ta, sai của ta ở đâu?”
Sư đáp, “Trong việc chỉ không đúng và đối tượng bên ngoài” - với điều đó Ngưỡng Sơn đánh ông ta.
Người như Ngưỡng Sơn bao giờ cũng chỉ vào trong. Bất kì cái gì người đó làm, bất kì cái gì người đó nói, bao giờ cũng chỉ hướng tới bên trong.
Chỉ tại lề... Phật Gautam chưa bao giờ đi ra ngoài bang Bihar, ngoại trừ một lần. Trong bốn mươi hai năm ông ấy đi loanh quanh một bang nhỏ bé. Bang này có tên Bihar, vì việc liên tục đi loanh quanh của Phật Gautam. ‘Bihar’ nghĩa là nơi Phật bước đi.
Ông ấy chỉ có một lần đi ra ngoài Bihar, tới Sarnath - một làng nhỏ gần Varanasi. Nhưng ông ấy ở đó chỉ một ngày, và trong hai mươi lăm thế kỉ mọi người ta đã từng hỏi... Ông ấy ở Vaishali ít nhất mười hai lần, và ở một số chỗ trong nhiều tháng bởi vì mọi tháng mưa ông ấy sẽ không đi; cho nên mỗi năm trong bốn tháng ông ấy ở một chỗ. Điều có ý nghĩa cần chú ý tại sao ông ấy đã trốn sang Sarnath chỉ một ngày.
Bây giờ ở Sarnath tồn tại một viện lớn dạy triết lí của Phật và ngôn ngữ của ông ấy, Pali. Giám đốc của viện này, khất sĩ Jagdish Kashyap, đã mời tôi tới viện của ông ấy để nói về Phật Gautam, nhưng tôi phải ra đi khỏi đó sau một ngày. Ông ấy đã tới để đưa tôi ra ga. Ông ấy nói, “Điều này thật lạ; sao thầy ra đi sau một ngày?”
Tôi nói, “Với cùng lí do mà Phật Gautam đã rời chỗ này sau một ngày.”
Ông ấy nói, “Đó là điều lạ lùng, nhưng chúng tôi đã thảo luận...” và ông ấy là một Phật tử, “Chúng tôi đã thảo luận qua nhiều thế kỉ tại sao ông ấy không ở lại.”
Tôi nói, “Các ông tất cả đều ngốc! Nhìn đi! Tôi đã đi khắp cả nước này nhưng tôi chưa bao giờ thấy muỗi to như thế.” Và Phật đã không dùng màn. Chắc phải khó mang màn, ông ấy đã du hành khắp.
Nhưng tôi bảo với Jagdish Kashyap, “Ông ít nhất cũng nên cấp màn cho mọi sinh viên và học giả và người nghiên cứu trong viện ông, không chỉ cho ban đêm mà cả cho ban ngày nữa.”
Tôi đã ở đó hai mươi bốn giờ trong màn!
Basho đã viết:
Dế sắp chết
- tràn đầy cuộc sống làm sao,
tiếng kêu của nó.
Nó sắp chết... Dế sắp chết - tràn đầy cuộc sống biết bao, tiếng kêu của nó.
Đó là cách thức cho người đã thức tỉnh sống, bằng cuộc sống tuôn tràn, toả sáng với dư thừa năng lượng; và đó là cách thức cho người đã thức tỉnh chết, vẫn toả sáng và tuôn tràn niềm vui của mình, phúc lạc của mình, niềm cực lạc của mình.
Maneesha đã hỏi một câu hỏi:
Phật kính yêu,
Tâm thức của Gautama đã đi vào Thầy lúc thụ thai của Thầy hay qua nhiều năm tâm thức ông ấy đã dần dần trở nên tràn ngập với Thầy? Có đúng là Krishnamurti là một ứng cử viên cho Di Lặc, nhưng bị lỡ hay không?
Maneesha, đúng là J. Krishnamurti đã được chuẩn bị bởi phong trào thông thiên lớn theo mọi cách có thể để trở thành phương tiện cho Phật Gautam. Chắc chắn vài người của phong trào thông thiên học đã nhận biết về linh hồn lang thang của Phật, và thời gian đã chín muồi. Nhưng họ đã quên mất một điều: rằng bạn không thể chuẩn bị, ước định, giáo dục ai đó để nhận tâm thức của Phật. Hai mươi nhăm năm hành hạ, đủ mọi loại kỉ luật, trích đọc kinh sách... và khi Krishnamurti hai mươi nhăm tuổi, họ đã nghĩ, “Bây giờ ông ấy đã sẵn sàng. Ông ấy biết kinh sách, ông ấy sống theo giới luật”
Họ đã không cho phép ông ấy vào trường phổ thông, bởi vì người khác có thể làm ô nhiễm tâm thức ông ấy. Họ đã không cho phép ông ấy đi vào trong xã hội, hay đi quanh và gặp bất kì ai ông ấy muốn. Chỉ một nhóm được chọn lựa của phong trào thông thiên bao quanh ông ấy.
Ông ấy đã bị họ bắt khi ông ấy mới chín tuổi. Và từ đó trở đi ông ấy phải thức dậy lúc ba giờ sáng, phải tắm trong dòng sông gần đó ở Adyar, Madras, và thế rồi đọc kinh Phật. Hành hạ làm sao, bạn có thể hình dung được! Và ông ấy đã không quan tâm chút nào; đấy không phải là chọn lựa của ông ấy, đấy là hoàn cảnh.
Mẹ ông ấy chết; bố ông ấy, một nhân viên bưu điện nghèo, có hai con trai và cũng khó cho bố ông ấy chăm sóc con. Và khi Anie Besant, người đàn bà nổi tiếng, chủ tịch Hội Thông thiên học, đề nghị người bố, ông ấy hạnh phúc vô biên được giao phó chúng cho họ. Khi cho đi hai đứa con, Krishnamurti và Nityananda, ông ấy đã nghĩ ông ấy hoàn thành trách nhiệm là người bố. Ông ấy không thể đảm đương được điều đó, nhưng “những người này có phong trào toàn thế giới; họ sẽ cho chúng việc dạy dỗ tốt nhất có thể có.”
Chính trong hoàn cảnh này, bởi vì bố không có khả năng chăm sóc chúng, và mẹ đã chết... lúc có thức ăn, lúc không có thức ăn. Krishnamurti và Nityananda đã chấp nhận, không biết cái gì sắp xảy ra. Và thế rồi bắt đầu việc hành hạ lâu dài của kỉ luật, của vâng lời, của buông xuôi - bởi vì hiểu biết của họ là: nếu Krishnamurti hoàn toàn sẵn sàng về mặt trí tuệ và là người buông xuôi, linh hồn của Phật Gautam sẽ đi vào trong ông ấy. Đó là đã là quan niệm sai lầm.
Sau hai mươi nhăm năm họ tuyên bố ngày này, và sáu nghìn nhà thông thiên từ khắp thế giới đã tụ hội lại ở Hà Lan, nơi có trụ sở chính của họ. Với Krishnamurti họ đã tạo ra một nhánh mới của phong trào thông thiên, đặc biệt dành cho người thầy thế giới mà ông ấy sắp trở thành bởi việc nhận linh hồn của Phật Gautam. Tổ chức này được gọi là “Ngôi sao phương Đông”.
Vào một ngày đặc biệt, Krishnamurti được đưa tới trước sáu nghìn đại biểu từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng trên sân khấu ông ấy có thể thấy rõ ràng hai điều: rằng ông ấy không nghiêng ngả chút nào, ông ấy đã bị ép buộc - và bất kì khi nào bạn ép buộc ai đó, sâu bên dưới có phẫn uất - và đây là khoảnh khắc cuối cùng để nói ra chân lí; sau điều này sẽ còn có khó khăn lớn hơn.
Ông ấy đã từ chối buông xuôi, và ông ấy bảo với hội chúng, “Tôi không định trở thành phương tiện cho Phật Di Lặc.”
Điều đó làm tan vỡ toàn bộ. Cả phong trào thông thiên tiêu tan. Nhưng thất bại của Krishnamurti thực sự là thất bại của ước định bị áp đặt.
Tôi không được chuẩn bị bởi bất kì ai theo bất kì cách nào. Tôi đã sống theo ánh sáng của tôi.
Maneesha, tôi không có lí do nào để bác bỏ, bởi vì tôi chưa bao giờ bị ép buộc làm bất kì điều gì. Đấy là khoảnh khắc vui sướng vô cùng để chấp nhận việc nở hoa lớn nhất của tâm thức trong khu vườn bản thể tôi.
Điều này không tạo ra bất kì thay đổi nào trong tôi. Điều này đơn giản làm cho im lặng của tôi giầu có hơn, lời tôi đúng hơn. Tôi không một mình; bây giờ Phật Gautam cũng bay cùng tôi, cùng nhau.
Nó đơn giản là cuộc gặp gỡ của hai dòng sông. Không ai dưới bất kì sự cưỡng bức nào.
J. Krishnamurti đã bỏ lỡ, đơn giản vì ông ấy quá nặng gánh bởi kỉ luật. Nếu không ông ấy đã có năng lực trong mọi cách thức có thể. Nếu như ông ấy đã trưởng thành theo cách tôi đã trưởng thảnh - một cách độc lập - ông ấy có thể đã đón chào Di Lặc. Nhưng không may điều đó đã không xảy ra.
Tôi nhắc lại cho bạn lần nữa, chỉ để giữ phân biệt, Phật Gautam có nghĩa là Phật cổ đại. Và tương ứng với ham muốn của ông ấy tôi sẽ được biết tới là Phật Di Lặc.
Anando đã đem lại khó khăn. Tất cả các bạn bây giờ đã quá quen với việc gọi tôi là Bhagwan. Khi cô ấy tới mang nặng với những việc thư kí của mình, không nhớ, cô ấy bắt đầu, “Xin chào, Bhagwan!” Và thế rồi cô ấy hối hận, “Tôi đã chuẩn bị đủ mọi cách để không dùng từ này ‘Bhagwan’, nhưng khoảnh khắc tôi thấy thầy, tôi quên mất mọi thứ.”
Tôi phải giúp Anando và những người khác nữa.
Phật đã được những người yêu mến ông ấy gọi là “Bhante” - điều có những ngụ ý lớn lao hơn, tinh tế hơn. ‘Bhante’ có nghĩa là người bạn đã đi xa phía trước - bạn cũng đang trên con đường ấy, nhưng ai đó ở phía trước bạn.
Cho nên chỉ để giúp bạn bỏ cái từ xấu xí, cũ rích ‘Bhagwan’ đó, tôi gợi ý bạn dùng từ ‘Bhante’, ít nhất cũng cho thời kì chuyển tiếp. Và nếu Anando ngày mai không tới với “Xin chào, Bhante!” thế Thiền sư Đức, Niskriya, phải đánh cho cô ấy ba lần với từ bi và tình yêu lớn lao.
Tôi sẽ phải yêu cầu tha thứ cho Sardar Gurudayal Singh. Trong ít nhất vài ngày, nhiều vấn đề sẽ tới. Họ sẽ phải phân loại ra, và tôi có thể yêu cầu chỉ Gurudayal Singh.
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Im lặng. Nhắm mắt lại. Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.
Bây giờ đây là khoảnh khắc. Nhìn vào trong với toàn bộ tâm thức của bạn, với sự khẩn thiết dường như đây sắp là khoảng khắc cuối cùng của đời của bạn. Đi như chiếc giáo, xuyên vào chính trung tâm bản thể bạn, mỗi lúc một sâu hơn. Bạn càng đi sâu hơn, bạn càng tới gần bản thân bạn hơn. Và gần với bản thân bạn là thành phật.
Khoảnh khắc này được phúc lành đến mức mười nghìn tâm thức đang tiến tới mỗi lúc một gần hơn với đỉnh cao nhất, phật.
Nhớ từ ‘phật’ chỉ bao gồm một phẩm chất: chứng kiến.
Chứng kiến - thân thể bạn không phải là bạn.
Chứng kiến - tâm trí bạn không phải là bạn
Chứng kiến - rằng ngoại trừ việc chứng kiến bạn không còn nữa.
Để làm cho điều đó rõ ràng.
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Thảnh thơi, nhưng liên tục giữ con mắt chứng kiến.
Vào khoảnh khắc này bạn đã làm cho buổi tối này thành rực rỡ, phép màu sống. Tôi có thể thấy Thính phòng Phật đã trở thành cái hồ tâm thức. Mọi biên giới đã bị loại bỏ, các bạn đã tan chảy hệt như băng trong đại dương. Thính phòng này đã trở thành cái hồ tâm thức, không gợn sóng. Hàng nghìn đoá hoa sẽ bắt đầu trút lên bạn.
Nhớ thu thập thật nhiều oai nghiêm, thật nhiều huy hoàng có thể được. Và đừng quên thuyết phục phật đi cùng bạn, rót đầy toàn thể cuộc sống bạn, những hành động nhỏ nhất và lời nói cử chỉ và im lặng của bạn.
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Quay lại, nhưng quay lại hoàn toàn khác, với duyên dáng, với im lặng như phật. Ngồi vài khoảnh khắc chỉ để hồi tưởng lại con đường vàng bạn đã đi qua, cái vĩnh hằng bạn đã trải nghiệm trong vài khoảnh khắc tại trung tâm của bản thể bạn, và một thoáng nhìn về phật mà bạn đã nắm được.
Dần dần thuyết phục, liên tục thuyết phục... Tôi biết theo thẩm quyền riêng của tôi nếu bạn thuyết phục một cách trung thực, phật phải tới và bao trùm toàn bộ cuộc sống bạn với niềm vui, với cái đẹp mênh mông, và với chân lí đem tới giải thoát, tự do và bất tử.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Bhante.
0 Đánh giá