Chương 4. Trong mắt bạn là hi vọng về thế giới

Chương 4. Trong mắt bạn là hi vọng về thế giới

Price:

Read more

Vô trí - Hoa của vĩnh hằng - Osho
Chương 4. Trong mắt bạn là hi vọng về thế giới

Phật kính yêu,
Một hôm khi Qui Sơn và các sư đang đi hái chè, Qui Sơn gọi Ngưỡng Sơn, “Cả ngày ta nghe tiếng ông mà không thấy ông.” Ngưỡng Sơn, thay vì nói điều gì đó, ra rung cây chè.
Qui Sơn nói, “Ông đã được cái dụng, nhưng không được chủ thể.”
“Tôi hỏi thầy, thầy nói gì vậy?” Ngưỡng Sơn nói. Qui Sơn im.
Thế rồi Ngưỡng Sơn nói, “Thầy đã được chủ thể, nhưng không được cái dụng.”
Hơn mười đệ tử của Ngưỡng Sơn trở nên chứng ngộ.
Vài năm trước khi Ngưỡng Sơn qua đời, ông ấy đã soạn bài kệ sau:
Khi tuổi ta tới
bẩy mươi bẩy
việc đi của ta sẽ xảy ra.
Ta sẽ để điều đó cho bản tính ta
nổi hay chìm
khi ta đi với hai tay
ôm lấy đầu gối gập
Vào lúc chết của mình trên núi Tung Ping, năm 890, ông ấy bẩy mươi bẩy tuổi và thực tế đã ôm đầu gối gập bằng cả hai tay. Hoàng đế ban tặng cho ông sau khi chết danh hiệu “Đại sư Trí tuệ” (có nghĩa là tràn ngập trí huệ) và cho khắc lên mộ của ông ấy chữ Diệu Quang (có nghĩa là ánh sáng Tuyệt vời).
Maneesha, thời điểm này có tầm quan trọng lịch sử.
Trong bẩy tuần tôi đã tranh đấu với chất độc cả ngày lẫn đêm. Một đêm, ngay cả bác sĩ điều trị của tôi, Amrito, cũng đã trở nên nghi ngờ rằng có lẽ tôi không thể sống sót được. Anh ấy bắt mạch và nhịp tim tôi trên máy đo tim. Bẩy lần tôi đã mất nhịp tim.
Lần thứ bẩy tôi mất nhịp tim, cũng là tự nhiên cho tâm trí khoa học của anh ấy để mà nghĩ, “Bây giờ chúng ta đang tranh đấu một trận chiến gần như thất bại.” Nhưng tôi đã nói với anh ấy, “Đừng lo nghĩ. Máy đo tim của bạn có thể chạy sai; nó chỉ là một thiết bị máy móc. tin vào việc chứng kiến của tôi đi. Đừng bận tâm tới nhịp tim của tôi.”
Vào ngày cuối cùng của cuộc vật lộn bẩy tuần tất cả chỗ đau trong thân thể tôi đã biến mất, Amrito không thể nào tin được vào điều đó. Điều đó đã xảy ra gần như là phép màu. Mọi đau đã biến đi đâu?
Đêm cuối cùng đó, vào nửa đêm tôi nghe thấy ai đó gõ cửa. Điều này hiếm lắm; không ai gõ cửa phòng tôi. Tôi phải mở mắt ra. Tuyệt đối tối trong phòng, nhưng bỗng nhiên tôi thấy, cửa vẫn đóng, một người làm bằng ánh sáng thuần khiết đi vào. Trong một khoảng khắc có im lặng, và tôi nghe thấy từ không đâu cả, “Tôi có thể vào được chứ?” Vị khách thuần khiết thế, thơm ngát thế. Tôi đơn giản phải cho người đó vào trong im lặng của tâm tôi.
Thân thể ánh sáng thuần khiết này không ai khác ngoài Phật Gautam.
Bạn có thể vẫn thấy trong mắt tôi ngọn lửa mà tôi đã hấp thu vào bản thân mình, ngọn lửa mà trong suốt hai mươi nhăm thế kỉ qua vẫn lang thang quanh trái đất để tìm chỗ trú ngụ. Tôi được ân huệ mênh mông là Phật Gautam đã gõ cửa phòng tôi.
Bạn có thể thấy trong mắt tôi ngọn lửa ấy, đốm lửa ấy. Bản thể bên trong của bạn được làm từ cùng đốm lửa bình thản ấy. Bạn phải mang đốm lửa này quanh trái đất, chia sẻ, từ mắt sang mắt, từ tâm sang tâm.

Chúng ta không ở đây để tạo ra tôn giáo mới; mọi nỗ lực của chúng ta là để phá huỷ mọi tôn giáo. Họ đã gây đủ tai hại cho nhân loại. Dung thứ cho họ dù chỉ một ngày là chống lại bất kì người nào hiểu nghĩa của từ bi, hiểu cái vĩnh hằng của bản thể riêng của họ. Chừng nào mọi tôn giáo có tổ chức này chưa trở thành kí ức của quá khứ, con người không thể sống mà không bị gông cùm, không bị xiềng xích, không bị áp đặt đạo đức lên người đó ngược với ý chí của người đó. Người đó không thể sống như một cá nhân, ngươi đó phải nén mình theo đám đông. Đó là cảnh nô lệ xấu xa nhất.
Nhưng trong hàng nghìn năm con người đã sống trong nhiều kiểu nô lệ. Người đó đã quên mất hương vị của tự do. Người đó đã quên mất cái đẹp của trách nhiệm. Người đó đã quên mất rằng mình có cánh, rằng cả bầu trời là của mình. Và người đó không cần bị buộc vào một chỗ như con vật, người đó là con chim của cõi bên kia.
Tôi sẽ tiếp tục tạo ra nhiều lửa trong bạn đến mức nó sẽ thiêu cháy bản ngã của bạn và sự nô lệ của bạn đồng thời và làm cho bạn thành tự do, thành ánh sáng lên chính bạn. Hi vọng của thế giới ở trong chính con mắt của bạn.
Nhưng nhớ, thậm chí các biểu tượng lớn đã bị hiểu lầm.
Zarathustra đã nói về cùng lửa này, nhưng người của ông ấy đã mang lửa, lửa thường, từ Persia đến Ấn Độ, bị người Mô ha mét giáo ngược đãi. Trong nhiều thế kỉ họ đã giữ cùng lửa đó cháy, điều đơn giản chỉ là ngớ ngẩn. Lửa đó sẽ không làm biến đổi bạn, và Zarathustra đã không ngụ ý lửa đó. Tôi biết Zarathustra như tôi biết tôi vậy.
Con người bao giờ cũng hiểu lầm những biểu tượng lớn. Và người đã đạt tới điều tối thượng là bất lực, họ phải dùng biểu tượng. Bây giờ tôi đang nói, “lửa của mắt tôi.” Các bạn đừng lặp lại cùng sai lầm như người của Zarathustra đã làm.
Đền của họ được gọi là agiyari, đền lửa. Trong hàng thế kỉ họ đã giữ cùng ngọn lửa; họ không cho phép nó tắt đi, họ liên tục tiếp dầu cho nó. Và thậm chí không có lấy một khoảnh khắc nào họ nghĩ: “Lửa này đã làm gì cho chúng ta? Chắc chắn đây không phải là lửa Zarathustra đã nói tới”
Con người mù thế, gần như chắc chắn rằng người đó sẽ hiểu lầm. Người đó không chỉ mù, người đó tham nữa.
Khi tôi quay về từ Mĩ, Govind Siddharth, một trong những sannyasin rất già bảo tôi, “Thầy thường tới Ahmedabad, và chỉ vì thầy, tôi đã giữ lại ngôi nhà tổ tiên truyền lại, bởi vì không ai sống ở đó.” Mẹ ông ấy đã chết, bố ông ấy đã chết, và một người anh đã sang Mĩ. Còn Govind Siddharth sống ở Bombay, làm kinh doanh ở đó.
Ông ấy chắc chắn giữ lại nhà đẹp. Nhưng khi tôi bảo ông ấy, “Tôi không còn định đi khắp nước nữa; bây giờ bất kì ai khát đều phải tự đi tới giếng,” ông ấy nói, “Tôi sẽ bán nhà đó.”
Ông ấy đã bán nhà, và ông ấy báo tin cho tôi rằng, “Ba mươi ba chục vạn rupi hiện đang trong ngân hàng dành cho công việc của thầy bất kì khi nào thầy muốn. Dù bất kì công việc nào, tiền đó có đó.”
Tôi hỏi ông ấy, “Liệu có dính líu gì tới gia đình không? Bạn đã giải quyết với người anh chưa?”
Ông ấy nói với tôi, “Rồi, tiền bây giờ tuyệt đối tự do, chỉ dành cho công việc của thầy.”
Sau ba ngày tôi bảo Neelam, thư kí của tôi làm việc tại Bombay, tới yêu cầu Govind Siddharth chuyển số tiền đó vào một trong các cơ quan uỷ thác, bởi vì tôi định chuyển tới Poona và những lực lượng lớn đang sắp tụ tập tại đó. Trong ba ngày lòng tham của ông ấy đã thế chỗ cho ham muốn lớn lao làm việc cho tôi. Ông ấy nói, “Ba mươi ba chục vạn quá nhiều. Tôi chỉ có thể đảm đương được ba chục vạn thôi.”
Neelam bảo tôi rằng chỉ trong ba ngày anh ta đã giảm từ ba mươi ba chục vạn xuống ba chục vạn. Tôi nói, “Đừng lo nghĩ. Cứ đi và lấy ba chục vạn đi.” Và khi cô ấy tới anh ta, Govind Siddharth nói, “Điều đó rất khó. Cả gia đình tôi đều có dính líu vào trong đó” - tôi đã hỏi ông ấy về điều đó từ trước, và ông ấy đã phủ nhận điều đó. Và tôi biết chắc rằng tiền này chẳng liên quan gì tới gia đình ông ấy .
Neelam bị sốc. Cô ấy chạy lại tôi và nói, “Không thể nào tin được rằng người ta lại ngoắt ngoéo kiểu này.” Tôi nói, “Quên điều đó đi. Bạn còn có tài khoản khác ba chục vạn rupi, là quà tặng của những người đơn giản và đáng yêu trên cả nước. Nó mang tên bạn và tên của Govind Siddharth. Đấy không phải là tiền của ông ấy; lấy tiền đó ra khỏi tay anh ta đi.”
Cô ấy nói, “Thầy có cho rằng anh ta sẽ đổi ý về số tiền đó không, vốn không phải của anh ấy?” Tôi nói, “Sự mù quáng của con người, cái tham lam vô ý thức của con người là đủ bao la. Bạn cứ đi, và làm cho nhanh vào!”
Và Govind Siddharth bắt đầu giở trò, nói rằng, “Tôi không thể cho phép cô lấy hết cả ba chục vạn được, bởi vì trong khi Bhagwan không có đây tôi đã trao ba mươi nhăm nghìn rupi cho công trình của ông ấy ở trung tâm Bombay. Tôi phải khấu trừ số tiền đó.”
Tôi bảo Neelam, “Cứ để ông ấy khấu trừ đi, nếu ba mươi nhăm nghìn có thể thoả mãn ông ấy.” - mà không phải là tiền của ông ấy! Thế nữa, cũng phải mất gần một tháng để lấy tiền ra, để lại ba mươi nhăm nghìn không có lí do gì ngoại trừ việc chữ kí của ông ấy là cần thiết. Tiền này được trả cho chữ kí của ông ấy.
Và bây giờ tôi không thấy ông ấy ở đây. Có lẽ ông ấy sợ nhìn vào mắt tôi, nhìn thẳng. Tôi sẽ không hỏi ông ấy về tiền đâu. Tôi chưa bao giờ hỏi bất kì ai về tiền cả, nhưng chắc chắn, tuyệt đối chắc chắn, tôi sẽ nhìn thẳng vào mắt anh ta. Cái loại tham lam làm sao...!
Và không phải là ông ấy không yêu tôi, nhưng tình yêu vô ý thức là tình yêu mù quáng. Nó chỉ là thói đạo đức giả hời hợt, bạn chẳng nhận biết gì về nó.
Bất kì điều gì tôi đang truyền đạt cho bạn, xin đừng làm cùng điều như đã được hàng triệu người làm, hiểu nhầm hay cố gắng thao túng theo quyền lợi riêng của người ta.
Những lời kinh tôi đang nói cho bạn chỉ để nhắc bạn rằng nếu người khác, người đơn giản và bình thường, có khả năng trở thành phật, sẽ thật xấu hổ nếu bạn chết đi trước khi bạn trở thành phật. Để chúng ta làm cam kết sâu sắc - không với bất kì ai mà với bản thân bạn - rằng bạn sẽ dành mọi hơi thở cho mục đích tối thượng của việc là ánh sáng vĩnh hằng, hoa sen nở bung. Không là phật, bạn không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của bạn.
Maneesha đã đem lại giai thoại này:
Phật kính yêu,
Một hôm khi Qui Sơn và các sư đang đi hái chè, Qui Sơn gọi Ngưỡng Sơn - Qui sơn là thầy của Ngưỡng Sơn - "Cả ngày ta nghe tiếng ông mà không thấy ông.” Ngưỡng Sơn, thay vì nói về bất kì điều gì, ra rung cây chè.
Một cử chỉ đẹp. Ông ấy nói, “Thầy đã nghe thấy tiếng gió thổi qua cây chè. Tất nhiên, thầy có thể không thấy tôi, nhưng thầy đã nghe thấy, qua gió thoảng qua cây chè, tiếng nói của tôi.”
Qui Sơn nói, “Ông đã được cái dụng, nhưng không được chủ thể.”
Đây là một phát biểu rất phức tạp.
Ông ấy nói, “Ông biết cách dùng bản thân ông, nhưng ông không biết ông là ai. Ông biết cái dụng nhưng ông không biết chủ thể. Ông đã hái lá chè thật là giỏi, nhưng ông không nhận biết. Tính chủ thể của ông đã ở đâu? Nhân chứng của ông đã ở đâu?”
“Tôi hỏi thầy, thầy nói gì vậy?” Ngưỡng Sơn nói. Qui Sơn im.
Thế rồi Ngưỡng Sơn nói, “Thầy đã được chủ thể, nhưng không được cái dụng.”
Là im lặng, tôi biết bạn đã đi vào trong bản thể bên trong nhất của bạn, tính chủ thể của bạn, nhưng chỉ là im lặng là không đủ. Im lặng của bạn phải trở thành bài ca. Kinh nghiệm chứng ngộ của bạn phải đi tới làm sáng lên mọi hoạt động của bạn.
“Thầy có chủ thể, nhưng không có cái dụng.” Chỉ im lặng là không đủ.
Đối thoại mênh mông làm sao giữa thầy và đệ tử!
Hơn mười đệ tử của Ngưỡng Sơn trở nên chứng ngộ - khi nghe đối thoại này.
Qui Sơn nói, “Ông có cái dụng, nhưng ông không có chủ thể.” Đó là phát biểu một phần. Phần còn lại là khi Qui Sơn trở nên im lặng và Ngưỡng Sơn nói, “Thầy đã được chủ thể nhưng không được cái dụng.”
Lắng nghe đối thoại nhỏ này về những ngụ ý mênh mông... Điều Qui Sơn và Ngưỡng Sơn đang thảo luận là làm sao đem cái bên trong ra cái bên ngoài, làm sao đem trung tâm ra chu vi. Làm sao đem bản thể bên trong của bạn vào bãi chợ, làm sao chia sẻ nó với bạn bè, với người lạ, người sẵn sàng để chia sẻ. Chỉ lắng nghe đối thoại nhỏ này hơn mười đệ tử của Ngưỡng Sơn trở nên chứng ngộ.
Chứng ngộ không phải là quá trình; nó là biến cố. Nó không phải là cái gì đó phải mất hết năm nọ tới năm kia rồi cuối cùng bạn mới đạt mục đích. Có thể phải mất hết năm nọ tới năm kia bởi vì bạn không muốn được chứng ngộ ngay bây giờ. Bạn có thể đi lòng vòng để tránh chứng ngộ - điều đó làm mất thời gian.
Bằng không, chính khoảnh khắc này bạn là phật. Chỉ việc mở đơn giản, nhìn thẳng vào trong bản thể riêng của bạn, và chứng ngộ xảy ra bất thần. Nó không phải là hiện tượng thời gian.
Vài năm trước khi Ngưỡng Sơn qua đời, ông ấy đã soạn bài kệ sau:
Vài năm trước khi qua đời, ông ấy đã tiên đoán đến từng chi tiết tỉ mỉ về cách ông ấy sẽ qua đời.
Khi tuổi ta tới
bẩy mươi bẩy
việc đi của ta sẽ xảy ra.
Ta sẽ để điều đó cho bản tính ta
nổi hay chìm
khi ta đi với hai tay
ôm lấy đầu gối gập
Vào lúc chết của mình trên núi Tung Ping, năm 890, ông ấy bẩy mươi bẩy tuổi và thực tế đã ôm đầu gối gập bằng cả hai tay. Hoàng đế ban tặng cho ông sau khi chết danh hiệu “Đại sư Trí tuệ” (có nghĩa là tràn ngập trí huệ) và cho khắc lên mộ của ông ấy - đài tưởng niệm ông ấy - chữ Diệu Quang (có nghĩa là ánh sáng Tuyệt vời).
Ánh sáng tuyệt vời đó kéo tôi trở lại...
Bạn tràn ngập ánh sáng tuyệt vời. Bạn được làm từ nó! Nhưng bạn lang thang khắp thế giới.
Thế giới này bao la còn cuộc sống là ngắn ngủi. Đừng phí thời gian vẩn vơ xung quanh thế giới vì những địa vị nhỏ nhoi, để thu lấy tiền bạc nào đó, quyền lực nào đó. Tất cả những điều đó chỉ như viết lên cát. Mọt cơn gió nhỏ hay chỉ một con sóng tới từ đại dương và tất cả những điều viết ra đó biến mất.
Bất kì điều gì bạn làm bên ngoài bản thân bạn chẳng là gì ngoài việc viết lên cát, trong khi ánh sáng tuyệt vời đang chờ đợi bạn - ánh sáng không có nguồn sáng, ánh sáng không phụ thuộc vào bất kì dầu nào, ánh sáng đã có ở bên trong bạn từ vĩnh hằng, ánh sáng là tính bất tử của bạn. Đi vào bản thân bạn và bạn đã đi vào ngôi đền thiêng liêng nhất của sự tồn tại.
Bài thơ chết của Hsu-t’ang, người gợi nhiều cảm hứng cho Ikkyu:
Tới từ không đâu,
Đi từ không đâu,
Một thoáng nhìn chớp loé...
Đi vào bí ẩn!
Maneesha đã hỏi một câu hỏi.
Phật kính yêu,
Chẳng phải ngược đời sao mà Thầy - người phải mang tính cá nhân thực sự nhất của các sinh linh - lại cũng đã chứng tỏ là người trung gian thuần khiết nhất cho người khác?
Maneesha, tôi không phải là trung gian cho bất kì ai . Phật Gautam chỉ là khách của tôi. Điều đó không can thiệp theo bất kì cách nào lên tính cá nhân của tôi. Ông ấy biết điều đó, không cần phải nói điều đó. Ông ấy không phải là con người của can thiệp. Bản thân ông ấy là một trong những cá nhân vĩ đại nhất. Đó là lí do tại sao việc gặp gỡ với ông ấy gần giống như gặp gỡ với chính mình.
Tôi không phải là trung gian của bất kì ai. Tôi chỉ tìm ra bạn đồng hành khác, một lực vô cùng để giúp bạn. Bây giờ đoàn lữ hành không chỉ tuỳ thuộc vào sáng suốt của tôi. Bây giờ sáng suốt của tôi cũng sẽ được hỗ trợ bởi con người vĩ đại nhất, Phật Gautam.
Và chọn lựa của ông ấy làm khách của tôi là đơn giản bởi vì điều ông ấy đã biết tôi đã biết, điều ông ấy đã trở thành tôi đã trở thành. Có đồng bộ sâu sắc đến mức chỉ trong ngôn ngữ tôi có thể nói có phân chia giữa chủ và khách. Nhưng theo thuật ngữ của sự tồn tại, chủ và khách đã trở thành một. Khi hai linh hồn vô biên gặp nhau, đấy là sự hội nhập. Đấy là sự hội nhập như sông đi sâu vào đại dương và biến mất.
...Đêm nay, tôi sẽ không lấy mất thời gian của Sadar Gurudayal Singh. Hôm qua anh ấy đã đủ tốt rồi.
Cha Finger gặp kẻ thù không đội trời chung, giáo sĩ Horowitz, trên phố.
“Đêm qua,” Cha Finger nói, “tôi mơ thấy tôi đang trong cõi trời Do Thái. Cậu cả ơi, cõi trời Do Thái là một đống lộn xộn! Mọi người la hét và gào thét, rồi ăn, rồi vung vẩy tay chân trong không trung; mọi người đánh nhau vì tiền - đủ mọi loại hỗn độn, và tiếng ồn đinh tai nhức óc.”
“Này,” giáo sĩ Horowitz đáp, “điều đó thật lạ. Đêm qua tôi có một giấc mơ rằng tôi vào cõi trời của người Ki tô giáo, nhưng nó lại rất khác. Hoa đẹp ở khắp nơi, kiến trúc đẹp, phố rộng mở an bình và yên lặng thế ở khắp xung quanh.”
“Còn mọi người?” Cha Finger hỏi một cách tự đắc.
“Mọi người à?” vị giáo sĩ trả lời. “Người nào?”
Đó là một hôm khác tại trường tiểu học và ông Smell, thầy giáo, đang cho lớp làm bài kiểm tra trước khi cho học sinh ra về.
“Nào, Albert,” Smell nói, “con có thể nêu cho thầy tên của ba loại quả được không?”
“Dạ không ạ,” Albert nói, nhìn ra cửa sổ, “con không ăn quả.”
“Được, lỏi con,” Smell cáu kỉnh, “vì điều đó con có thể ở lại sau khi tan lớp và làm bài tập về nhà thêm.”
Nhưng sau khi tan lớp, Smell gọi Albert lại và thoả thuận với nó. “Này, Albert,” anh ta nói, “nếu con đem lá thư này về cho chị con, Ruby, thầy sẽ cho con về nhà, và con có thể nói với thầy về ba quả vào ngày mai.”
“Dạ được ạ,” Albert nhún vai, cầm lá thư. Nhưng trên đường về nhà, nó lén nhòm vào bên trong lá thư và nó đọc: “Ruby, gặp anh vào lúc năm giờ ở sau nhà thờ.”
Thế là Albert giao thư cho Ruby, chị nó, và thế rồi lúc năm giờ sáng nó đợi đằng sau nhà thờ, và quan sát cuộc gặp gỡ bí mật.
Ngày hôm sau tại trường thầy Smell hỏi, “Thế nào, Albert, con có thể đọc một câu với ba loại quả trong đó được không?”
“Nhất định rồi,” Albert nói. “Nếu con bắt được thầy một lần nữa đang cho quả chuối béo của thầy vào trong quả đào của chị con, con sẽ đá vào quả mận hồng bé của thầy!”
Gilbert Gurgle, bẩy mươi tuổi, sắp lấy vợ lần thứ sáu. Khi ông ta chờ đợi tại cổng nhà thờ để đám cưới bắt đầu, ông ấy nghĩ tới tất cả âm nhạc được chơi vào các đám cưới trước của mình.
Lần đầu tiên, ông ấy mới hai mươi tuổi. Ban nhạc chơi: “Sẽ có thời nóng bỏng trong thành phố cổ đêm nay!”
Khi ông ấy lấy vợ lần thứ hai, vào độ tuổi ba mươi, đó là điệu: “Nếu em có tiền, em yêu, anh có thời gian!”
Bốn mươi tuổi, họ chơi bài ca: “Bây giờ và tiếp sau.”
Năm mươi tuổi, nó là: “Anh không quẩn quanh nhiều nữa.”
Khi ông ấy đạt tới sáu mươi, cưới vợ lần thứ năm, âm nhạc là: “Cơn xúc động đã qua.”
Ý nghĩ của ông ấy bị gián đoạn khi đàn organ của nhà thờ bắt đầu chơi. Gilbert lắc lư sang bên để theo điệu của bài hát nổi tiếng của Michael Jackson :”Đánh nó!”
Bây giờ, Nivedano, đánh nó!
( ( ( ( . ) ) ) )
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Im lặng. Nhắm mắt lại. Cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.
Bây giờ đây là khoảnh khắc để nhìn vào trong với toàn bộ tâm thức của bạn, với sự khẩn thiết dường như đây sắp là khoảng khắc cuối cùng của đời của bạn. Không có sự khẩn thiết và tính toàn bộ đó chẳng ai trở nên chứng ngộ . Đấy không phải là vấn đề thời gian, đấy là vấn đề của việc làm sâu sắc tâm thức.
Mỗi lúc một sâu hơn. Không giữ lại cái gì, bởi vì tại trung tâm sâu nhất của bản thể, bạn đang sắp gặp với bản thể thực của bạn, phật.
Nhớ một điều: phẩn chất duy nhất phật có là phẩm chất của việc chứng kiến.
Vẫn còn định tâm và chứng kiến rằng bạn không là thân thể, bạn không là tâm trí, bạn đơn giản là nhân chứng.
Làm cho nó rõ ràng đi.
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Thảnh thơi, và nhớ, vẫn còn định tâm trong việc chứng kiến của bạn.
Chính ở đây bạn sẽ tìm thấy phật của bạn.
Chính ở đây bạn sẽ tìm thấy ngọn lửa vĩnh hằng.
Chính ở đây mà sự huy hoàng của bạn được giấu kín.
Đêm nay là đẹp trong chính bản thân nó, nhưng mười nghìn chư phật đang tan chảy vào trong hồ tâm thức đã làm cho nó thành oai nghiêm, thành phép màu.
Không có phép màu nào khác hơn việc trở thành phật. Toàn bộ sự tồn tại sẽ vui mừng với bạn. Cây cối sẽ ca lên trong im lặng của chúng; sao sẽ nhảy múa trên trời xa xăm, và những bông hoa vô hình sẽ mưa rào lên bạn.
Khoảnh khắc này là khoảnh khắc lịch sử. Trong hàng thế kỉ chưa từng có sự tụ tập như vậy.
Nhớ thu lấy thật nhiều hoa và hương thơm có thể được, và thuyết phục phật đi cùng bạn.
Bạn phải là cả hai, chủ thể và cái dụng. Phật của bạn không phải là cái gì đó để được tôn thờ; phật của bạn phải chặt củi và múc nước từ giếng. Phật của bạn phải trở thành chính việc thở của bạn, chính nhịp tim của bạn - trong mọi hành động của bạn với cùng sự duyên dáng, trong lời nói của bạn với cùng tính thơ ca. Thậm chí việc đi của bạn cũng sẽ trở thành nhảy múa.
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Quay lại, nhưng quay lại với vẻ duyên dáng lớn lao, với cái đẹp lớn lao, với im lặng của phật. Ngồi vài khoảnh khắc chỉ để hồi tưởng lại con đường hoàng kim mà bạn đã đi qua, khi đạt tới chính trung tâm của bạn.
Và trong suốt cả ngày đêm nhớ vẫn còn là nhân chứng, và ngay khi đó bạn sẽ tràn ngập với điều tôi đã từng gọi là phật.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Phật.

0 Đánh giá

Ads Belove Post