Chương 3. Người duy nhất đã không nói

Chương 3. Người duy nhất đã không nói

Price:

Read more

Nguyên lí thứ nhất - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 3. Người duy nhất đã không nói

Các học trò của trường Tendai thường học thiền trước khi Thiền đi vào Nhật Bản. Bốn người trong họ, toàn là bạn thân, hứa với nhau giữ im lặng bẩy ngày.
Vào ngày thứ nhất mọi người đều im lặng, nhưng khi đêm tới và đèn dầu lụi dần, một trong các học trò không đừng được để kêu lên báo người phục vụ: "Sửa những đèn đó đi."
Học trò thứ hai ngạc nhiên khi nghe người thứ nhất nói. "Chúng ta được giả định không nói ra một lời mà," anh ta nhận xét.
"Cả hai anh đều ngu. Sao các anh nói?" người thứ ba hỏi.
"Tôi là người duy nhất đã không nói - Cám ơn Thượng đế!" Người thứ tư kết luận.
Trong việc tìm nguyên lí thứ nhất, im lặng là cánh cửa - cánh cửa duy nhất. Và ngoại trừ nó không có cách nào để tiếp cận nguyên lí thứ nhất. Nguyên lí thứ nhất có thể được biết tới chỉ khi bạn đi tới trạng thái nguyên thuỷ của bản thể bạn. Suy nghĩ là phụ. Sự tồn tại đi trước suy nghĩ, sự tồn tại tới đầu tiên. Đầu tiên bạn hiện hữu, và thế rồi bạn bắt đầu nghĩ. Suy nghĩ là phụ. Suy nghĩ là hoạt động bóng hình; nó đi theo bạn. Nó không thể tồn tại mà không có bạn, nhưng bạn có thể tồn tại mà không có nó. Qua suy nghĩ bạn có thể biết những thứ phụ, không phải là những thứ chủ yếu. Điều nền tảng nhất là không sẵn có cho suy nghĩ; điều nền tảng nhất là sẵn có cho im lặng.
Im lặng nghĩa là trạng thái của tâm thức nơi không ý nghĩ nào can thiệp vào.
Nguyên lí thứ nhất là không xa xôi, nó không xa cách. Đừng bao giờ nghĩ trong một khoảnh khắc rằng bạn đang bỏ lỡ nó bởi vì nó rất xa xôi. Không, không chút nào cả. Nó là thứ gần gũi nhất với bạn. Nó là thứ hiển nhiên. Nó bao quanh bạn. Nó bao quanh bạn như đại dương bao quanh cá. Bạn ở trong nó. Bạn được sinh ra trong nó và được sinh ra từ nó. Bạn sống trong nó, bạn thở trong nó, và một ngày nào đó bạn biến mất trong nó. Nó không xa xôi, không phải là bạn phải du hành tới nó. Nó ở kia. Nó đã ở kia quanh bạn, bên trong và bên ngoài. Nó là chính sự tồn tại của bạn, nguyên lí thứ nhất đó.
Thiền nhân gọi nó là nguyên lí thứ nhất; các tôn giáo khác gọi nó là Thượng đế. Không có khác biệt. Cách tiếp cận của Thiền là tốt hơn nhiều vì với từ "Thượng đế," rắc rối bắt đầu. Nguyên lí thứ nhất trở thành được nhân cách hoá; thế thì bạn có thể tạo ra hình ảnh. Bạn không thể làm ra hình ảnh về nguyên lí thứ nhất, nhưng đó là điều mọi tôn giáo đều làm. Họ nói, "Thượng đế là nguyên nhân thứ nhất, nguyên nhân vô nguyên nhân, điều nền tảng nhất, điều bản chất, thể nền." Thiền nhân gọi nó là nguyên lí thứ nhất. Gọi nó là nguyên lí thứ nhất là hay vì không cái gì đi trước nó. Mọi thứ đã theo sau nó.
Cho nên nếu bạn muốn có giao cảm với nguyên lí thứ nhất, bạn sẽ phải tìm và kiếm thực tại bên trong bản thân bạn, điều là nguyên thuỷ, điều đã không được đi trước bởi bất kì cái gì khác.
Im lặng là nguyên thuỷ. Âm thanh tồn tại trong im lặng. Âm thanh tới và đi, im lặng còn lại. Âm thanh giống như ánh sáng, và im lặng giống như bóng tối. Bóng tối còn lại; ánh sáng tới và đi. Ánh sáng cần nguyên nhân nào đó để hiện hữu. Bóng tối không cần nguyên nhân. Không nhiên liệu nào được cần cho bóng tối; nó đơn giản tồn tại mà không có nhiên liệu nào. Nó tồn tại như sự tồn tại nguyên thuỷ. Bóng tối là vĩnh hằng; ánh sáng là nhất thời. Buổi sáng mặt trời mọc và có ánh sáng. Đến tối mặt trời mất đi, ánh sáng mất đi. Đừng nghĩ rằng bóng tối tới. Bóng tối chưa bao giờ tới; nó bao giờ cũng có đó. Ánh sáng tới và đi. Bạn thắp đèn và có ánh sáng. Bạn thổi tắt đèm và ánh sáng mất đi. Không phải là bóng tối tới đâu; bóng tối có đó. Ánh sáng có tính ngẫu nhiên; bóng tối có tính tồn tại.
Im lặng có đó. Bạn có thể tạo ra âm thanh; bạn không thể tạo ra im lặng được. Khoảnh khắc âm thanh không được tạo ra, có im lặng. Suy nghĩ là âm thanh; thiền là im lặng. Cho nên mọi tôn giáo của thế giới đều đã từng tìm và kiếm theo cách này cách khác cái im lặng đó, cái đã không bị đi trước bởi bất kì cái gì khác, cái là cái thứ nhất.
Bây giờ nói vài điều trước khi chúng ta phân tích trạng thái này của im lặng.
Điều thứ nhất. Con người đang bỏ lỡ nguyên lí thứ nhất này không phải bởi vì người đó không là nhà tư tưởng khéo léo mà bởi vì người đó hiện hữu, không phải bởi vì người đó không là nhà logic được đào tạo mà bởi vì người đó hiện hữu. Suy nghĩ tạo ra màn ảnh quanh bạn, màn ảnh khói, và bởi vì khói đó mà cái hiển nhiên bị mất. Để thấy cái hiển nhiên, bạn cần sáng tỏ, không suy nghĩ, không logic. Bạn đơn giản cần sáng tỏ, bạn cần trong suốt. Mắt bạn phải hoàn toàn trống rỗng, trần trụi - trần trụi mọi quần áo, trần trụi mọi quan niệm, trống rỗng, trống rỗng mọi ý nghĩ. Khi mắt chỉ là trống rỗng, bạn có thể thấy nguyên lí thứ nhất, và không chỉ bạn có thể thấy nó như một đối thể bên ngoài bạn, bạn thấy nó như lãnh thổ riêng của bạn, như tính chủ thể riêng của bạn.
Thực ra, chính suy nghĩ tạo ra phân biệt giữa chủ thể và đối thể. Chính suy nghĩ tạo ra phân chia. Chính suy nghĩ tạo ra chia chẻ. Chính suy nghĩ làm cho mọi thứ tách rời. Một khi suy nghĩ bị bỏ đi, sự tồn tại là một, nó là sự thống nhất, nó là kinh nghiệm cực thích nơi nhị nguyên mất đi một cách toàn bộ. Mọi biên giới mất bản thân chúng vào nhau, hội nhập vào trong nhau. Mọi thứ được gắn liền với mọi thứ khác. Nhành cỏ nhỏ nhất được gắn với vì sao lớn nhất. Và thế thì không cái gì cao, không cái gì thấp, không cái gì tốt, không cái gì xấu, vì tất cả đều được nối liền với nhau. Thánh nhân vĩ đại nhất được gắn với tội nhân lớn lao nhất; họ không tách rời.
Không cái gì là tách rời. Với việc biến mất của suy nghĩ, tâm thần phân liệt biến mất, chứng tâm thần phân liệt có tính tồn tại này của việc phân chia mọi thứ: đây là đàn ông, đây là đàn bà, đây là tốt, đây là xấu, đây là đẹp, đây là xấu, đây là của tôi, đây là của anh. Mọi phân biệt đều tạo ra chứng thần kinh. Con người điên vì con người nghĩ quá nhiều, và con người liên tục bỏ lỡ điều hiển nhiên.
Thượng đế là rất hiển nhiên.
Tôi đã nghe nói về một triết gia lớn:
Ông ấy cưới một cô gái đẹp kém ông ấy nhiều tuổi. Sau một thời gian ông ấy bắt đầu bị giằng xé bởi nghi ngờ về sự trung thành của cô ấy...
Điều tự nhiên cho triết gia là bị giằng xé bởi nghi ngờ. Triết gia sống trong nghi ngờ; nghi ngờ là nghề nghiệp của ông ấy. Ông ấy nghi ngờ, và ông ấy liên tục nghi ngờ. Qua nghi ngờ ông ấy tạo ra các câu hỏi và thế rồi câu trả lời, và qua nghi ngờ ông ấy làm ra nhiều câu hỏi hơn từ các câu trả lời. Toàn thể cuộc đời của ông ấy là cuộc diễu hành của các nghi ngờ. Một cách tự nhiên, "ông ấy bắt đầu bị giằng xé bởi nghi ngờ về sự trung thành của cô ấy."
... thế là ông ấy thuê một thám tử tư để theo dõi cô ấy trong khi ông ấy ra đi một chuyến công tác. Khi trở về ông ấy mời thám tử tới.
"Nói ra đi, nói ra đi!" triết gia kêu lên. "Tôi có thể nhận được điều đó. Đó là yếu tố nghi ngờ mà làm cho tôi phát rồ."
"Điều đó có vẻ tệ," thám tử nói. "Ngay khi ông rời khỏi nhà một anh chàng điển trai gọi điện tới cho vợ ông. Tôi đã đi theo họ tới hộp đêm. Họ uống bốn năm chén và rồi nhảy múa - và ở rất gần. Thế rồi họ trở về bàn và cầm tay nhau. Cuối cùng họ lấy taxi trở về nhà ông. Đèn được bật lên, và tôi thấy họ bước vào phòng ngủ và ôm nhau. Thế rồi đèn tắt và tôi chẳng thể thấy cái gì thêm nữa."
"Tôi đã bảo anh cái gì?" triết gia quát lên. "Yếu tố nghi ngờ chết tiệt đó!"
Bây giờ, ngay cả điều hiển nhiên - "Yếu tố nghi ngờ chết tiệt đó! " Ngay cả điều hiển nhiên cũng không hiển nhiên với triết gia. Triết gia càng lớn, ông ấy càng có nhiều nghi ngờ hơn. Ông ấy có nghi ngờ về mọi thứ. Ông ấy nghi ngờ ngay cả sự tồn tại riêng của ông ấy - mà thực ra không thể bị nghi ngờ. Làm sao bạn có thể nghi ngờ sự tồn tại riêng của bạn được? Ngay cả để nghi ngờ, bạn cũng cần hiện hữu ở đó. Nghi ngờ không thể tồn tại trong không trung được. Nghi ngờ không thể tồn tại mà không có bạn. Nghi ngờ có thể tồn tại chỉ nếu bạn có đó, nhưng triết gia đã từng nghi ngờ ngay cả sự tồn tại riêng của họ: Ai biết liệu chúng ta hiện hữu hay chúng ta không hiện hữu?
Nghi ngờ là kết quả duy nhất của suy nghĩ. Không suy nghĩ cho bạn tin cậy, không suy nghĩ cho bạn đức tin, không suy nghĩ đem bạn tới gần thực tại hơn, mặt đối mặt với thực tại. Cho nên điều đầu tiên cần được hiểu: suy nghĩ không phải là cách thức của nguyên lí thứ nhất. Không qua triết lí bạn sẽ đi tới nguyên lí thứ nhất, vì triết lí là thứ phụ. Bạn có thể biết các thứ phụ qua cái phụ. Để biết cái chính, bạn sẽ phải đạt tới cái chính bên trong bản thân bạn. Bạn có thể biết chỉ cái bạn là.
Nếu bạn sống trong suy nghĩ, bạn sẽ có khả năng biết chỉ những cái phụ. Bạn sẽ có khả năng biết thế giới bóng hình, điều người Hindu gọi là thế giới ảo vọng maya. Qua tâm trí bạn chỉ có thể biết thế giới của maya, thế giới bóng hình, thế giới của ảo tưởng. Bạn sẽ bị ngạc nhiên. Trong tiếng Phạn chúng ta có hai thuật ngữ. Một là Vidya; vidya nghĩa là "tri thức". Thuật ngữ kia là Avidya; avydia nghĩa là "vô tri thức". Và bạn sẽ ngạc nhiên, trong tiếng Phạn "khoa học" được gọi là avidya - "vô tri thức". Khoa học được gọi là avidya. Tại sao? Khoa học biết nhiều hơn bất kì cái gì khác, nhưng trong tiếng Phạn họ gọi khoa học là avidya. Tại sao? Vì khoa học chỉ biết tới thế giới bóng hình - biết cái phụ, cái không bản chất; biết đối thể, bỏ lỡ chủ thể; biết thân thể, bỏ lỡ linh hồn; biết thế giới, bỏ lỡ Thượng đế; biết cái phụ.
Để biết cái chính, bạn sẽ phải trở thành cái chính. Bạn sẽ phải rơi vào trong chiều dài sóng đó nơi cái chính rung động, cái im lặng đó. Đó là trạng thái của vô trí. Vô trí đi trước tâm trí bạn.
Một đứa trẻ được sinh ra. Nó tới mà không có tâm trí nào dù là bất kì cái gì; nó đơn giản tồn tại. Sự tồn tại của nó là thuần khiết, không bị cản trở bởi bất kì ý nghĩ nào, không bị ngáng trở bởi bất kì mây nào. Nhìn vào trong mắt đứa trẻ mà xem. Chúng hồn nhiên thế, chúng trong suốt thế, trong như pha lê thế. Sự rõ ràng này tới từ đâu? Sự rõ ràng này tới từ vô ý nghĩ. Đứa trẻ còn chưa học cách nghĩ, cách tích luỹ các ý nghĩ. Nó nhìn, nhưng nó không thể phân loại được. Nếu nó nhìn cây nó không thể nói chúng là cây, nó không thể nói chúng là xanh, nó không thể nói chúng là đẹp. Nó thấy cây, nhưng không có phân lớp, không phân loại. Nó chưa có ngôn ngữ để bị che mờ. Nó đơn giản thấy. Mầu sắc có đó, nhưng nó không thể nói đó là mầu; mầu xanh có đó, nhưng nó không thể nói đó là mầu xanh. Mọi thứ đều rõ ràng thuần khiết, nhưng nó không thể dán nhãn vào đó. Do đó mới có hồn nhiên của đôi mắt.
Con người của hiểu biết lại đạt tới cùng đôi mắt đó. Người đó lại trở thành đứa trẻ, khi có liên quan tới sự sáng tỏ. Jesus là đúng khi ông ấy nói, "Trở nên giống trẻ nhỏ đi; chỉ thế thì ông mới có khả năng đi vào trong vương quốc Thượng đế của ta." Ông ấy không nói trở thành ngu ngơ như trẻ con; ông ấy không nói trở thành ngây thơ; ông ấy không nói học cáu kỉnh lần nữa; ông ấy không nói rằng đứa trẻ là giai đoạn cuối cùng. Không, ông ấy nói đơn giản một điều. Ông ấy không nói trở thành đứa trẻ; ông ấy nói trở thành giống đứa trẻ. Làm sao bạn có thể trở thành đứa trẻ lần nữa được? Nhưng bạn có thể trở thành giống đứa trẻ. Nếu bạn có thể bỏ suy nghĩ, nếu cái lốt suy nghĩ ngày bị bỏ đi và bạn trở thành trần trụi, lần nữa bạn sẽ có cùng sự sáng tỏ.
Điều đó thỉnh thoảng xảy ra qua ma tuý. Không phải là cách rất tốt để đạt tới nó đâu - rất nguy hiểm, rất tốn kém, và ảo tưởng thôi - nhưng nó xảy ra. Do đó mới có hấp dẫn của ma tuý trong nhiều thời đại. Ma tuý là không mới trên thế giới; ngay cả trong Vedas họ nói về soma rồi. Soma dường như là một trong những ma tuý mạnh nhất đã từng được con người khám phá ra. Nó phải là cái gì đó như LSD. Aldous Huxley đã nói rằng trong tương lai, khi ma tuý tối thượng sẽ được biết tới, chúng ta sẽ gọi nó là soma. Từ Vedas, cuốn sách cổ đại nhất trên thế giới, tới Timothy Leary, người bao giờ cũng bị hấp dẫn bởi ma tuý - rượu, cần sa, thuốc phiện. Sao có hấp dẫn này? Và mọi nhà đạo đức đều đã từng chống lại nó, và mọi người khắt khe đạo đức đã từng chống lại nó, và mọi chính phủ đã cố gắng để kiềm chế và kiểm soát, nhưng dường như nó ở bên ngoài bất kì chính phủ nào để kiểm soát nó. Nguyên nhân cho điều đó là gì? Nó cho cái gì đó... nó cho một thoáng nhìn vào trong tâm trí hồn nhiên của đứa trẻ lần nữa.
Qua tác động hoá chất, tâm trí trở nên chùng lỏng trong vài khoảnh khắc hay vài giờ. Dưới tác động của ma tuý suy nghĩ của bạn tuột đi. Bạn bắt đầu nhìn vào trong thực tại mà không suy nghĩ; lần nữa thế giới lại có mầu sắc, dường như nó dành cho đứa trẻ; lần nữa trong những viên đá cuội nhỏ bé bạn có thể thấy viên kim cương lớn nhất; cỏ thường có vẻ phi thường thế; hoa thường có vẻ cực kì đẹp thế; mặt người thường có vẻ thiêng liêng thế. Và điều đó nữa cũng chỉ là tạm thời. Qua ma tuý áp đặt tâm trí bạn đã tụt xuống. Bạn không có mặt nạ nào; bạn có thể nhìn vào mọi thứ với sự sáng tỏ. Đó là hấp dẫn của ma tuý trong nhiều thời đại.
Và chừng nào thiền còn chưa trở thành sẵn có cho hàng triệu người, ma tuý không thể bị ngăn cản.
Ma tuý là nguy hiểm vì chúng có thể phá huỷ cân bằng của thân thể bạn, chúng có thể phá huỷ tự nhiên của bạn, chúng có thể phá huỷ hệ thống hoá chất bên trong của bạn. Bạn có hệ thống hoá chất rất tinh tế. Những ma tuý mạnh đó có thể phá huỷ nhịp điệu của bạn. Và ngày càng nhiều ma tuý sẽ được cần tới và bạn sẽ trở nên bị nghiện - ngày càng ít điều sẽ là kinh nghiệm. Dần dần, tâm trí sẽ học cách đối phó với ma tuý, và thế thì, ngay cả dưới ma tuý, bạn sẽ không đạt tới trạng thái hồn nhiên. Thế thì bạn thậm chí sẽ cần ma tuý mạnh hơn.
Cho nên đây không phải là cách thức.
Tâm trí có thể bị gạt sang bên rất dễ dàng. Không cần lệ thuộc vào bất kì cái gì hoá chất, theo bất kì cái gì nhân tạo. Có khả năng tự nhiên để thoát ra khỏi tâm trí, bởi vì chúng ta được sinh ra không có tâm trí. Sâu bên dưới chúng ta vẫn là vô trí. Tâm trí chỉ là ở trên ngoại vi. Đó là lí do tại sao tôi nói nó chỉ là cái lốt, bộ quần áo mà bạn đang mặc. Bạn có thể tuột ra khỏi nó.
Và một khoảnh khắc của việc tuột ra khỏi nó sẽ làm lộ ra cho bạn một thế giới khác toàn bộ: thế giới của nguyên lí thứ nhất.
Cho nên tranh đấu thực trong tương lai sẽ là giữa thiền và ma tuý. Thực ra, điều đó bao giờ cũng là hoàn cảnh rồi: tranh đấu thực là giữa ma tuý và thiền, hoặc ma tuý hoặc thiền.
Cho nên không phải ngẫu nhiên mà khi bạn bắt đầu thiền dần dần sức kéo của ma tuý ngày càng trở nên ít đi. Nếu nó không trở nên ngày càng ít đi, thế thì biết rõ bạn chưa thiền đâu, bởi vì khi bạn biết cái cao hơn, cái thấp hơn tự động bị rơi rụng đi.
Nhưng một điều phải được hiểu. Ma tuý làm cái gì đó; chúng hoàn tác cái gì đó trong bạn. Chúng giúp bạn thoát ra khỏi tâm trí. Chúng cho bạn dũng cảm để nhìn vào trong thực tại mà không nghĩ. Trong một khoảnh khắc tấm màn tuột ra, và đột nhiên bạn nhận biết rằng thế giới có vẻ huy hoàng. Nó chưa bao giờ có điều đó trước đây. Bạn đã đi qua cùng con phố và bạn đã nhìn qua cùng hàng cây và vào cùng ngôi sao và cùng mọi người, và hôm nay bây giờ mọi thứ đột nhiên chói sáng thế và mọi người đẹp thế và mọi người đều bắt lửa với cuộc sống, với tình yêu. Thánh nhân - người đã đạt tới - sống trong trạng thái đó liên tục, không phải nỗ lực nào.
Bạn đã được sinh ra như một người vô trí. Để điều này chìm vào trong tim bạn sâu nhất có thể được đi bởi vì qua điều đó một cánh cửa mở ra. Nếu như bạn được sinh ra là một vô trí, thế thì tâm trí chỉ là một sản phẩm xã hội. Nó không là cái gì tự nhiên; nó được trau dồi. Nó đã từng được đặt lên trên đỉnh của bạn. Sâu bên dưới bạn vẫn tự do; bạn có thể thoát ra khỏi nó. Người ta không bao giờ thoát ra khỏi tự nhiên, nhưng người ta có thể thoát ra khỏi điều nhân tạo bất kì khoảng khắc nào người ta quyết định làm.
Sự tồn tại đi trước suy nghĩ. Cho nên sự tồn tại không phải là một trạng thái của tâm trí; nó là trạng thái bên ngoài. Hiện hữu là cách biết điều nền tảng, không phải là suy nghĩ. Khoa học ngụ ý suy nghĩ, triết học ngụ ý suy nghĩ, thượng đế học ngụ ý suy nghĩ. Tôn giáo không ngụ ý suy nghĩ. Cách tiếp cận tôn giáo là cách tiếp cận vô suy nghĩ. Nó thân thiết hơn, nó đem bạn tới gần với thực tại hơn. Nó loại bỏ mọi thứ gây cản trở, nó phá khối chắn bạn; bạn bắt đầu tuôn chảy trong cuộc sống. Bạn không nghĩ rằng bạn là tách rời, đứng nhìn. Bạn không nghĩ rằng bạn là người quan sát, tách rời, xa cách. Bạn gặp gỡ, hoà quyện, và hội nhập vào trong thực tại.
Và có các loại biết khác nhau. Nó không thể được gọi là "tri thức". Nó giống yêu nhiều hơn, ít giống tri thức. Nó là cái gì đó thân thiết tới mức từ "tri thức" là không đủ để diễn đạt nó. Từ "yêu" phù hợp hơn, có tính diễn đạt hơn.
Trong lịch sử tâm thức con người, điều đầu tiên đã tiến hoá là ảo thuật. Ảo thuật là tổ hợp của khoa học và tôn giáo. Ảo thuật có cái gì đó của tâm trí và cái gì đó của vô trí. Thế rồi từ ảo thuật mới phát triển ra triết học. Thế rồi từ triết học mới phát triển ra khoa học. Ảo thuật là cả vô trí và tâm trí; triết học chỉ là tâm trí; và thế rồi tâm trí cộng với thực nghiệm trở thành khoa học. Tôn giáo là trạng thái của vô trí.
Tôn giáo và khoa học là hai cách tiếp cận tới thực tại. Khoa học tiếp cận qua cái phụ; tôn giáo đi thẳng. Khoa học là cách tiếp cận gián tiếp; tôn giáo là cách tiếp cận tức khắc. Khoa học đi lòng vòng; tôn giáo đơn giản xuyên thấu vào tâm của thực tại.
Thêm vài điều nữa. Suy nghĩ chỉ có thể nghĩ về cái đã biết - nó có thể nhai lại cái đã được nhai. Suy nghĩ không bao giờ có thể là nguyên bản. Làm sao bạn có thể nghĩ về cái không biết được? Bất kì cái gì bạn có thể xoay xở để nghĩ sẽ thuộc về cái đã biết. Bạn có thể nghĩ chỉ bởi vì bạn biết. Nhiều nhất, suy nghĩ có thể tạo ra những tổ hợp mới. Bạn có thể nghĩ về ngựa bay trên trời, ngựa làm bằng vàng; nhưng không cái gì là mới. Bạn biết chim bay trên trời, bạn biết vàng, bạn biết ngựa; bạn tổ hợp ba thứ đó lại. Nhiều nhất, suy nghĩ có thể tưởng tượng ra những thứ mới, nhưng nó không thể biết cái không biết. Cái không biết vẫn còn ở bên ngoài nó. Cho nên suy nghĩ đi theo vòng tròn, liên tục biết cái đã biết lặp đi lặp lại mãi. Nó liên tục nhai lại cái đã nhai. Suy nghĩ không bao giờ nguyên bản.
Và nguyên lí thứ nhất ngụ ý bắt gặp thực tại một cách nguyên bản, tận gốc, bắt gặp thực tại mà không có trung gian nào, bắt gặp thực tại dường như bạn là người đầu tiên tồn tại và bạn bắt gặp thực tại. Điều đó giải thoát. Chính tính mới đó của nó giải thoát.
Và khi bạn đi tới biết thực tại một cách trực tiếp, nó không bao giờ bị thu lại cái đã biết; điều huyền bí vẫn còn lại. Thực ra, nó trở thành huyền bí sâu sắc hơn bao giờ. Bạn càng biết nhiều, bạn càng cảm thấy nhiều hơn rằng bạn không biết. Bạn càng biết nhiều, bạn càng cảm thấy bạn biết ít. Bạn càng biết nhiều, điều huyền bí về nó càng bao la hơn. Tôn giáo là huyền môn, tôn giáo là ảo thuật, bởi vì tôn giáo là cách tiếp cận vô trí.
Suy nghĩ chỉ có thể nghĩ về cái đã biết; nó có tính lặp lại. Triết học có tính lặp lại. Bạn có thể đi vào trong các sách về triết học, vào trong lịch sử triết học, và bạn sẽ thấy cùng điều được lặp đi lặp lại - cách nói mới, từ mới; thuật ngữ mới, định nghĩa mới, nhưng không cái gì khác về nền tảng. Từ Thales tới Bertrand Russell bạn có thể đi mãi, nhưng bạn sẽ thấy cùng điều được lặp đi lặp lại mãi.
Bánh xe chuyển động: cùng những nan hoa đi lên đỉnh lặp đi lặp lại.
Khoa học có thể thực nghiệm chỉ với đối thể; thực nghiệm là có thể chỉ với đối thể. Bạn không thể thực nghiệm với bản thân người thực nghiệm; không có cách nào. Thực tại chủ thể vẫn còn bên ngoài khoa học. Einstein có thể biết nhiều về vật chất; nhưng ông ấy không biết gì về bản thân ông ấy. Newton có thể biết nhiều về lực hấp dẫn, nhưng ông ấy không biết ông ấy là ai. Người ta liên tục tích luỹ tri thức về thế giới đối thể, và người ta vẫn còn trong bóng tối sâu sắc bên trong cái ta riêng của người ta. Ánh sáng riêng của người ta còn chưa có đó, và người ta liên tục dò dẫm, thực nghiệm.
Khoa học có thể thực nghiệm chỉ với đối thể, triết học có thể nghĩ chỉ về cái đã biết, và thực tại ở bên ngoài cả hai. Thực tại là cái không biết - không chỉ không biết, mà còn không thể biết - và thực tại chứa yếu tố chủ thể. Cho nên chính phương pháp luận của triết học và khoa học ngăn cấm việc đi tới điều nền tảng, tới nguyên lí thứ nhất. Để đi tới điều nền tảng, bạn sẽ phải tìm cánh cửa khác, cánh cửa khác hơn khoa học và triết học. Cánh cửa đó là tôn giáo.
Và tôn giáo có thể được qui về một từ, và từ đó là "thiền", hay gọi nó là im lặng - ở trong im lặng tới mức bạn gần như không có, không có tiếng ồn nào bên trong bạn, cái tĩnh lặng là tuyệt đối. Chỉ trong cái tĩnh lặng đó cái gì đó khuấy động, chỉ trong cái tĩnh lặng đó bạn mới bắt đầu nghe tiếng nói tĩnh lặng, nhỏ bé của nguyên lí thứ nhất - gọi nó là Thượng đế hay gọi nó là linh hồn. Chỉ thế thì cuộc sống mới đem đến cuộc sống. Chỉ thế thì cội nguồn mới đem đến cội nguồn. Chỉ thế thì bạn mới ở gần thực tại, tay trong tay với điều nền tảng. Và đó là việc tìm, đó là điều chúng ta đang tìm kiếm; và không biết nó, không nhận ra nó, sẽ không có hoàn thành.
Điều cuối cùng; thế rồi chúng ta đi vào chuyện ngụ ngôn nhỏ này. Khi suy nghĩ biến mất bạn được bỏ lại với nguyên lí thứ nhất. Nó bao giờ cũng có đó rồi; bạn đã không có đó chỉ bởi vì suy nghĩ của bạn. Bây giờ bạn cũng ở đó: hai sự hiện diện gặp gỡ. Bình thường bạn vắng mặt, bạn ở đâu đó khác. Trong ý nghĩ của bạn, bạn bị lạc. Khi không có ý nghĩ bạn ở đây bây giờ; thế thì không có cách nào để đi từ ở đây bây giờ. Ý nghĩ vận hành như chiếc cầu để đi xa khỏi bản thân bạn. Khoảnh khắc một ý nghĩ bước vào, bạn đã ở xa khỏi bản thân bạn. Khi không có ý nghĩ, bạn có thể đi đâu, làm sao bạn có thể đi được? Khi không có ý nghĩ bạn phải ở trong hiện tại. Ý nghĩ có thể đưa bạn tới quá khứ, ý nghĩ có thể đưa bạn tới tương lai; vô ý nghĩ đem bạn tới hiện tại. Và chỉ hiện tại là có. Khoảnh khắc này là tất cả có đó.
Khi bạn ở đây bây giờ, tuyệt đối ở đây bây giờ, làm sao bạn có thể bỏ lỡ cái thực, làm sao bạn có thể bỏ lỡ Thượng đế được? Khi suy nghĩ biến mất bạn được bỏ lại với nguyên lí thứ nhất.
Nhưng khi tôi nói "khi suy nghĩ biến mất," tôi không nói "khi bạn rơi vào giấc ngủ," bởi vì trong ngủ sâu suy nghĩ không biến mất. Ở phương Đông chúng ta đã phân chia tâm thức con người thành bốn pha. Pha thứ nhất chúng ta gọi là "thức," jagrat. Thức nghĩa là "ý thức cộng suy nghĩ"; bạn có ý thức, nhưng tâm trí bạn bị chen chúc bởi các ý nghĩ. Trạng thái thứ hai chúng ta đã gọi là "mơ," swapna. Trạng thái thứ hai nghĩa là "vô thức cộng suy nghĩ"; bạn rơi vào giấc ngủ, nhưng suy nghĩ tiếp tục cho nên có mơ. Mơ là cách suy nghĩ trong ngủ, và suy nghĩ là cách mơ trong khi thức. Suy nghĩ và mơ không phải là hai thứ tách bạch. Mơ chỉ là suy nghĩ theo ngôn ngữ rất nguyên thuỷ - ngôn ngữ hình ảnh. Thế rồi trạng thái thứ ba ngủ say không mơ. Trạng thái thứ ba này là "vô thức trừ suy nghĩ "; bạn vô ý thức - bạn không biết bạn ở đâu, bạn là ai, mọi tâm thức đã biến mất, bạn nghỉ ngơi - và với tâm thức này suy nghĩ cũng đã biến mất, mơ cũng đã biến mất nữa.
Ba trạng thái bình thường này: thức, mơ, ngủ. Tất cả chúng ta đều biết ba trạng thái nay. Trạng thái thứ tư là trạng thái của thiền. Trạng thái thứ tư được gọi là samadhi, turiya. Nó có nghĩa là "ý thức trừ suy nghĩ".
Cho nên có bốn giai đoạn: ý thức cộng suy nghĩ là thức, ý thức trừ suy nghĩ là samadhi, vô thức cộng suy nghĩ là mơ, vô thức trừ suy nghĩ là ngủ.
Cho nên samadhi có cái gì đó tương tự với thức và cái gì đó tương tự với ngủ; do đó Patanjali đã định nghĩa samadhi là "ngủ thức" - ngủ vậy mà không ngủ. Ngủ theo nghĩa rằng không có ý nghĩ bây giờ, không mơ. Và không ngủ theo nghĩa rằng bạn nhận biết hoàn hảo, rằng ánh sáng của nhận biết của bạn có đó, rằng bạn có ý thức, rằng bạn biết rằng không có tri thức bây giờ, rằng bạn đang nhận biết rằng mọi suy nghĩ đã biến mất, rằng bạn nhận biết rằng bây giờ không có mơ ẩn nấp trong trường ý thức của bạn, rằng bạn tuyệt đối là số không, shunyam.
Đây là trạng thái mà phương Đông đã từng cố đạt tới. Phương Tây đã từng quá tham gia vào khoa học; do đó nó đã bỏ lỡ tôn giáo. Tham gia của phương Đông là với samadhi: do đó nó đã bỏ lỡ khoa học.
Bốn trạng thái này có thể được nghĩ theo cách khác nào đó nữa. Ý thức cộng suy nghĩ nghĩa là thức. Khoa học là hoạt động thức, triết học cũng vậy, thượng đế học cũng vậy. Thứ hai, mơ: vô thức cộng suy nghĩ. Đó là nghệ thuật là gì, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc. Nó là hoạt động mơ, cho nên không phải là ngẫu nhiên mà chúng ta gọi nhà thơ là tay mơ, mà chúng ta gọi các nghệ sĩ là tay mơ, mà chúng ta không tin cậy vào họ mấy - họ không đáng tin cậy, họ không thể là người hướng dẫn thực tại. Chúng ta thích họ, nó là vui đùa, nhưng chúng ta không thể chấp nhận họ làm người hướng dẫn cho thực tại - họ không là vậy. Họ sống trong tưởng tượng. Họ mơ trong khi thức. Mắt họ đầy mơ. Cho nên việc thức là khoa học, triết học, thượng đế học, logic; và nghệ thuật, mọi loại nghệ thuật, là hoạt động mơ.
Vô thức trừ suy nghĩ nghĩa là ngủ. Tất nhiên mọi hoạt động dừng lại trong ngủ, cho nên chẳng cái gì được sinh ra từ ngủ - không khoa học, không nghệ thuật.
Ý thức trừ suy nghĩ là samadhi. Samadhi cho sinh ra tôn giáo. Khi Jesus đạt tới samadhi, Ki tô giáo được sinh ra. Khi Nanak đạt tới samadhi Sikh giáo được sinh ra. Khi Phật đạt tới samadhi Phật giáo được sinh ra. Tôn giáo được sinh ra từ samadhi, trạng thái thứ tư. Samadhi là gì? Nếu bạn có thể dừng việc suy nghĩ của bạn và vậy mà vẫn còn tỉnh táo và không rơi vào giấc ngủ. Khó khăn, gian nan, một trong những điều khó nhất, gần như không thể được. Dễ thức và nghĩ, dễ không nghĩ và rơi vào giấc ngủ, nhưng vẫn còn thức và không nghĩ là điều khó nhất, vì nó không phải là một phần của tiến hoá. Nó là cách mạng. Nó không được tự nhiên trao cho một cách tự động. Bạn phải đạt tới nó.
Đó là nhiệm vụ con người phải giải quyết. Đó là thách thức được trao cho con người, và rất ít người đã chấp nhận thách thức đó. Và những người đã chấp nhận nó, chỉ họ mới là người; những người khác là người chỉ vì thanh danh. Chúng ta tồn tại như con người tiềm năng, không như con người thực tại. Nó là tiềm năng của chúng ta. Chúng ta có thể trở thành một Phật hay một Christ, nhưng điều đó chưa xảy ra. Chúng ta chỉ mới là hạt mầm. Đó là nỗi khổ của chúng ta vì hạt mầm không bao giờ có thể được thoả mãn chừng nào nó chưa trở thành cây và nở hoa. Hạt mầm sẽ vẫn còn khổ vì có cảm giác sâu bên dưới rằng "Mình còn chưa là cái mình được ngụ ý là; số mệnh của mình còn chưa được hoàn thành."
Bạn không quan sát điều này trong bạn sao? Nếu bạn đã không quan sát nó, bạn chắc không ở đây. Bạn ở đây chỉ bởi vì bạn cảm thấy cái gì đó bị thiếu. Bạn ở đây chỉ bởi vì bạn liên tục cảm thấy rằng cái gì đó phải xảy ra và nó không xảy ra, rằng cái gì đó đang ngay đó thôi ở góc kia và vậy mà bạn không thể nắm bắt được nó, dường như không xa xôi gì mấy, vậy mà dường như bên ngoài tầm với. Cây không rất xa xôi với hạt mầm. Nếu hạt mầm tìm được mảnh đất đúng, rơi vào trong đất, thảnh thơi, buông xuôi theo đất, tan biến trong đất, chết đi trong đất, thế thì cây là không rất xa xôi đâu. Vào mùa vụ đúng hạt mầm sẽ đâm chồi, một cây mềm yếu sẽ được sinh ra, và hạt mầm sẽ có khả năng thấy ánh sáng.
Chỉ khi hạt mầm đã trở thành cây nó mới có khả năng cảm thấy gió và cực lạc rằng gió hiện hữu và có khả năng để cảm thấy tia sáng mặt trời và cực lạc mà mặt trời đem tới và có khả năng sống và có khả năng chấp nhận thách thức và bắt đầu trưởng thành. Bão tới, gió tới, mưa tới, và cây nhỏ bé mềm yếu này sẽ trở nên ngày càng mạnh hơn. Mọi thách thức sẽ cho nó sức mạnh và sự tích hợp; và một ngày nào đó sẽ có một cây lớn thì thào với bầu trời, nó sẽ nở hoa, và hương thơm sẽ được toả ra theo gió trong mọi hướng. Thế thì sẽ có hớn hở hân hoan.
Khi Jesus nói đi nói lại với con ông ấy, với các đệ tử của ông ấy, "Hân hoan đi!" điều ông ấy nói là đúng bởi vì ông ấy đã trở thành một cây và ông ấy đã nở hoa. Nhưng các đệ tử của ông ấy phải đã nhìn đây đó, họ phải đã nghĩ, "Thầy ngụ ý gì? Sao thầy cứ nói đi nói lại mãi, 'Hân hoan đi'?" Họ là hạt mầm; làm sao họ có thể hân hoan được?
Khi tôi nói với bạn, "Mở hội đi!" bạn bắt đầu nghĩ, "Để làm gì? Tại sao? Chúng tôi được gì với mở hội?" Bạn không thể mở hội được vì mở hội là có thể chỉ khi bạn nở hoa. Tôi biết điều đó! Nhưng tôi liên tục nói, "Mở hội!" Và Jesus biết điều đó và ông ấy liên tục nói, "Hân hoan đi!" Thực ra, ông ấy muốn tạo ra niềm khao khát thế trong bạn để biết việc hân hoan này là gì, rằng từ niềm khao khát đó bạn bắt đầu tìm và kiếm mảnh đất đúng.
Tìm ra thầy đúng là tìm ra mảnh đất đúng vì chỉ qua thầy mà bạn sẽ có khả năng tan biến, chỉ qua thầy mà bạn sẽ có khả năng buông xuôi. Hạt mầm cần buông xuôi. Hạt mầm phải chết đi; chỉ thế thì mới có cuộc sống mới được sinh ra từ nó. Chết làm cho điều đó thành có thể. Chết đẹp vô cùng: nó làm thành có thể cho việc con người có thể là người mới, con người có thể được tái sinh.
Samadhi là mở hội, samadhi là hân hoan. Samadhi là lòng biết ơn của bạn hướng tới Thượng đế, việc tạ ơn của bạn.
Làm sao bạn có thể cám ơn được Thượng đế ngay bây giờ? Bạn chẳng có gì để cám ơn ngài. Bạn có thể phàn nàn, bạn không thể cám ơn ngài; cho nên lời cầu nguyện của bạn là nhiều phàn nàn hơn, ít lời cám ơn hơn. Bạn không thể nói, "Cám ơn ngài." Làm sao bạn có thể nói được? Để làm gì? Thực ra, bạn rất giận Thượng đế. Tại sao ngài đã cho sinh ra bạn? Tại sao ngài đã tạo ra nhiều khổ thế? Tại sao ngài đã để bạn vào trong phiền não và rối loạn thế? Tại sao ngay chỗ đầu tiên? Cái gì sai bạn đã làm? Nếu đột nhiên bạn bắt gặp Thượng đế bạn sẽ nhảy lên ngài. Đó là lí do tại sao ngài liên tục đi trốn. Bạn sẽ giết ngài. Bạn sẽ nói, "Ngài đã từng làm gì vậy? Chúng tôi khổ vì cái gì? Chúng tôi đã làm cái gì sai? Tại sao ngài đã làm ra chúng tôi ngay chỗ đầu tiên? Không hiện hữu chắc đã là tốt hơn - không lo nghĩ, không phiền não. Không hiện hữu chắc sẽ là an bình hơn. Sao ngài đã tạo ra chúng tôi?"
Toàn thể sự tồn tại dường như là tinh quái. Dường như là ai đó, một Thượng đế tàn bạo, đang ngồi đó, hành hạ mọi người, tạo ra cả nghìn lẻ một cách hành hạ họ.
Ngay bây giờ bạn không thể cám ơn được ngài vì ngay bây giờ bạn không hiện hữu. Khi bạn hiện hữu, bạn sẽ có khả năng cám ơn ngài. Và cách thức để hiện hữu đi qua cái chết, qua buông xuôi. Và cách thức đi qua im lặng. Nhưng im lặng là không dễ dàng; im lặng là điều gian nan nhất.
Bây giờ tới câu chuyện nhỏ này:
Các học trò của trường Tendai thường học thiền trước khi Thiền đi vào Nhật Bản. Bốn người trong họ, toàn là bạn thân, hứa với nhau giữ im lặng bẩy ngày.
Vào ngày thứ nhất mọi người đều im lặng, nhưng khi đêm tới và đèn dầu lụi dần, một trong các học trò không đừng được để kêu lên báo người phục vụ: "Sửa những đèn đó đi."
Học trò thứ hai ngạc nhiên khi nghe người thứ nhất nói. "Chúng ta được giả định không nói ra một lời mà," anh ta nhận xét.
"Cả hai anh đều ngu. Sao các anh nói?" người thứ ba hỏi.
"Tôi là người duy nhất đã không nói - Cám ơn Thượng đế!" Người thứ tư kết luận.
Cái gì đã xảy ra? Trường Tendai là trường thiền. Trước khi Thiền vào Nhật Bản, Tendai đã rất thịnh hành. Nhưng điều đó nữa cũng là một trường thiền. Thực ra, vì Tendai và rễ của nó ở Nhật Bản, Thiền có thể vào được Nhật Bản. Những điều này không xảy ra một cách bất thần; bạn cần bầu khí hậu. Một nước không đột nhiên trở nên quan tâm tới thiền. Nó cần bầu khí hậu. Bầu khí hậu này được sinh ra từ truyền thống lâu dài.
Trong trường Tendai việc im lặng bẩy ngày thường được qui định cho mọi đệ tử. Tại sao lại im lặng bẩy ngày? Điều đó rất biểu tượng; con số này là biểu tượng. Con người có bẩy trung tâm, và từng trung tâm đều phải đạt tới im lặng. Bạn có thể đã không nhìn vào nó theo cách đó. Khi trung tâm dục trở nên im lặng đó là brahmacharya, nó là vô dục. Khi trung tâm tim trở nên im lặng nó là từ bi. Nếu trung tâm tim trong rối loạn có giận dữ. Nếu trung tâm dục trong rối loạn, la hét, có hoạt động dục. Tất cả bẩy trung tâm của con người đều phải trở nên im lặng. Khi tất cả chúng được buộc chặt trong im lặng, thế thì toàn thể bản thể của người này rơi vào im lặng. Trong im lặng đó người ta biết tới nguyên lí thứ nhất - người ta là nguyên lí thứ nhất.
Cho nên những đệ tử này phải đã được một thầy nào đó bảo phải im lặng trong bẩy ngày. Nhưng con người vận hành theo cách máy móc. Nếu bạn ngồi im lặng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ trở thành im lặng. Thực ra, chính điều ngược lại sẽ xảy ra: nếu bạn ngồi im lặng bạn sẽ thấy việc xô tới của các ý nghĩ đi tới bạn. Bạn sẽ bị chen chúc nhiều hơn bao giờ bởi các ý nghĩ. Mọi loại ý nghĩ - liên quan, không liên quan, có nghĩa, vô nghĩa - chúng tất cả sẽ trộn lung tung với nhau. Đó sẽ là giao thông giờ cao điểm. Và chúng tất cả sẽ đòi sự chú ý của bạn. Chú ý của bạn sẽ trở thành phân mảnh; bạn sẽ gần như cảm thấy sắp điên. Bạn sẽ bị giằng xé ra. Bạn sẽ cảm thấy bạn bị kéo và bị xô đi theo nhiều hướng thế... bạn sẽ bắt đầu cảm thấy phát rồ.
Chỉ ngồi không giúp ích đâu. Người ta phải rất nhận biết. Bốn đệ tử này đã không nhận biết chút nào, cho nên khi một người nói, "Sửa các đèn đó đi" cho người phục vụ vừa đi qua đó, anh ta phải đã làm nó theo cách rất vô ý thức; bằng không thì anh ta đã giữ im lặng. Nó không phải là việc của anh ta liệu đèn lụi đi hay không. Anh ta phải nhớ rằng anh ta đang trong im lặng, nhưng anh ta đã quên.
Câu chuyện này không khôi hài; nó là bi kịch. Đó là cách mọi sự đang vậy với bạn, với mọi người.
Điều đó đã xảy ra sau hai mươi tư tiếng. Thử nó đi. Cứ lấy đồng hồ đeo tay của bạn hôm nay và ngồi im lặng, để đồng hồ đeo tay của bạn ngay trước bạn, nhìn vào kim giây. Kim giây đi một vòng đầy đủ trong một phút. Cứ quan sát kim giây và nhớ rằng "Mình định nhớ tới kim giây chuyển động; mình định không quên nó." Và sẽ khó cho bạn ngay cả nhớ trong mười lăm giây; bạn sẽ quên. Sau hai, ba giây bạn sẽ bắt đầu nghĩ cái gì đó khác; thế rồi lần nữa bạn sẽ nhớ lại; thế rồi lần nữa bạn sẽ quên. Trong một phút bạn sẽ quên ít nhất bốn, năm lần. Bạn sẽ không có khả năng nhớ trong một phúc liên tục rằng bạn đang định nhớ tới kim giây di chuyển, rằng bạn không định đi bất kì đâu khác.
Cho nên xin đừng cười câu chuyện này. Phản ứng đầu tiên là tiếng cười, nhưng nó rất bi thảm. Đó là cách chúng ta vậy.
Trong hai mươi bốn giờ họ ngồi im lặng; thế rồi đột nhiên một người phục vụ đi qua và một trong các học trò nói, "Sửa những cái đèn đó đi." Không phải là anh ta quan tâm tới đèn đâu. Bất kì cái gì chắc cũng đều khêu gợi anh ta; bất kì cái gì chắc cũng đã trở thành cái cớ. Anh ta muốn nói cái gì đó! Anh ta phải đã sắp phát rồ. Đó là lí do tại sao người thứ hai không thể dung thứ được điều đó; anh ta nói, "Cái gì? Chúng ta được giả định không nói một lời cơ mà!" Và người thứ ba nói, "Hai anh đều ngu cả! Sao các anh đã nói?" Và người thứ tư nói, "Tôi là người duy nhất, cám ơn Thượng đế, còn chưa nói." Tất cả họ đều muốn nói cái gì đó, để xả ra, để có được sự giảm nhẹ chút ít. Nó phải đã trở thành quá nặng nề lên họ.
Cho nên một điều, khi bạn ngồi im lặng, mọi cánh cửa cho ý nghĩ của bạn được xả ra qua đó phải được đóng lại, để cho chúng nện búa bên trong bạn, chúng bắt đầu tụ tập bên trong bạn. Chúng trở thành đám đông. Sự hiện diện của chúng trở thành nặng nề; thế thì bạn sẽ tìm bất kì cớ nào và bạn sẽ nói cái gì đó.
Trong nhiều truyền thống một mật chú được trao cho, việc tụng niệm được trao cho. Thầy cho bạn câu mật chú. Điều đó chỉ là để giúp cho bạn để cho bạn không phát điên, không gì khác. Nó chỉ là việc giúp đỡ cho người mới bắt đầu. Một mật chú được trao - liên tục lẩm nhẩm, "Ram, Ram, Ram..." Điều đó sẽ giúp ích; điều này sẽ vẫn còn là việc xả ra. Các ý nghĩ khác sẽ không làm bạn bận tâm quá nhiều; ít nhất một lối mở là để mở để cho cái gì đó có thể tuôn chảy. Bạn có thể liên tục lặp lại, "Ram, Ram, Ram..." và điều này sẽ giúp bạn lúc ban đầu, nhưng điều này không phải là thiền thực. Nó chỉ là việc chuẩn bị cho thiền. Điều Maharishi Mahesh Yogi gọi là "thiền siêu việt" chẳng là thiền mà cũng chẳng siêu việt. Nó chỉ là lau sạch; người mới bắt đầu chuẩn bị bản thân mình cho thiền.
Thiền bắt đầu với im lặng, không với mật chú; nhưng mật chú có thể có ích nếu bạn rất tỉnh táo. Bằng không ngay cả mật chú cũng có thể trở thành nguy hiểm; bạn có thể lâm vào quá nghiện nó. Thế thì bạn vẫn còn ở bên ngoài ngôi đền. Mật chú là sự giúp đỡ nếu bạn biết rằng nó chỉ để làm cho bạn sẵn sàng dần dần trở nên im lặng.
Nhiều ý nghĩ có đó; thế rồi một ý nghĩ được phép với bạn - "Ram, Ram, Ram..." Chín mươi chín ý nghĩ là không được phép, một ý nghĩ được phép. Nếu bạn có thể đạt tới điều này, thế thì một ngày nào đó một ý nghĩ đó cũng phải được bỏ đi nữa. Nhưng nếu một ý nghĩ này trở thành rất mạnh - và có mọi khả năng nó sẽ trở thành mạnh vì toàn thể gắn bó của bạn đã bị phân chia trong một trăm ý nghĩ bây giờ sẽ rơi vào một ý nghĩ thôi - nó sẽ trở thành sự gắn bó rất sâu. Nó sẽ trở thành chính linh hồn bạn. Nếu ai đó nói, "Bỏ nó đi," bạn sẽ giận. "Đây là mật chú của tôi," bạn sẽ nói. "Làm sao tôi có thể bỏ nó được?" Ngay cả một người như Ramakrishna cũng thấy rất khó bỏ Mẹ Kali, vào khoảnh khắc cuối cùng.
Khó đấy. Bạn đã trau dồi nó nhiều thế; bạn phải để nhiều thứ thế vào trong nó. Mọi ham muốn của bạn, mọi phóng chiếu của bạn, mọi ý nghĩ của bạn, bạn đã rót vào trong nó. Nó trở thành một trong những ý nghĩ mạnh nhất trong con người bạn. Sẽ rất khó. Cho nên chừng nào bạn chưa tỉnh táo từ chính lúc ban đầu, mật chú có thể đầu độc bạn thay vì giúp bạn.
Trong trường Tendai không có mật chú, cho nên bốn đệ tử này phải đã trở thành rất sôi sục. Họ phải đã ngồi trên núi lửa; họ phải đã sẵn sàng bùng nổ. Việc đi qua của người hầu và đèn dầu đang lụi đi chỉ là cái cớ.
Tâm trí quen suy nghĩ, quen diễn đạt bản thân nó tới mức gần như không thể nào thoát ra khỏi nó được - trừ phi bạn đưa toàn bộ năng lượng của bạn vào việc thoát ra khỏi nó, trừ phi bạn làm nó thành vấn đề sống chết. Nếu bạn chỉ cố gắng hờ hững, điều đó sẽ không giúp ích gì. Nếu bạn chỉ làm nỗ lực nửa vời, điều đó sẽ không giúp ích gì. Chừng nào nó chưa thực sự trở thành vấn đề sống chết, nó sẽ không giúp ích.
Một người tới Sheikh Farid và nói, "Tôi muốn biết Thượng đế. Ông có thể cho tôi phương pháp nào đó được không?" Farid nói, "Ta định ra sông tắm đây; ông đi cùng ta. Và nếu ta có cơ hội ta sẽ cho ông phương pháp." Họ đi ra sông. Người này rất tò mò với điều ông ấy định cho anh ta ở sông. Ở sông Farid nói, "Bây giờ anh cũng cởi quần áo ra và đi xuống sông cùng với ta. Trước hết chúng ta tắm đã." Thế là người này đi xuống sông, và khi người này tới gần Farid, Farid nhảy ngay lên trên người này, dúi anh ta vào trong sông. Farid là người rất khoẻ. Người tìm kiếm này không thể hiểu được điều gì đang xảy ra. Anh ta đã tới để hỏi cách đạt tới Thượng đế, và người này đang cố giết anh ta!
Nhưng khi đó là vấn đề sống và chết, ngay cả người tìm kiếm này, người không phải là người khoẻ gì mấy, cũng cố gắng gay go. Anh ta tống Farid đi, và khi anh ta ra khỏi nước anh ta nói, "Vô nghĩa làm sao! Tôi bao giờ cũng nghĩ rằng ông là người ngoan đạo. Ông có danh tiếng là nhà huyền môn, và ông đang làm gì? Ông có phải là kẻ sát nhân không? Và tôi đã không làm cái gì cho ông; tôi chỉ hỏi một câu hỏi, làm sao đạt tới Thượng đế." Và Farid nói, "Đó là điều ta đang làm - cho anh phương pháp. Ngay bây giờ nói cho ta một điều đầu tiên, phòng khi anh quên. Cái gì đã xảy ra khi ta nhấn anh xuống sông? Bao nhiêu ý nghĩ có đó trong tâm trí bạn?"
Anh ta nói, "Ý nghĩ sao? Chỉ có một ý nghĩ thôi - làm sao gạt bỏ được ông. Và đến cuối ngay cả điều đó cũng biến mất. Thế thì chỉ có một nỗ lực, không phải là ý nghĩ - vô ý nghĩ. Toàn thể đời tôi lâm nguy. Nó chỉ là nỗ lực để thoát ra khỏi dòng sông bằng cách nào đó. Và tôi phải đưa tất cả năng lượng của tôi vào - đã biết, không biết, ý thức, vô thức, bất kì cái gì - bởi vì điều này dường như là khoảnh khắc cuối cùng."
Farid nói, "Đó là phương pháp. Khi Thượng đế trở thành vấn đề sống và chết - không là câu hỏi, không là tò mò, mà là vấn đề sống và chết - khi sống và chết của anh treo trên chính câu hỏi này, trên chính cuộc truy tìm này, chỉ thế thì anh sẽ có khả năng biết."
Bây giờ bốn người tìm kiếm này đang ngồi đó. Họ phải hờ hững lắm. Họ không biết họ đang làm gì. Ai đó đã bảo họ ngồi im lặng; thì họ ngồi. Tâm trí vận hành một cách máy móc. Để thoát ra khỏi nó bạn sẽ phải dùng mọi năng lượng của bạn. Khả năng có đó; bạn có thể thoát ra khỏi nó.
Gurdjieff hay nói rằng con người là cái máy. Thế rồi ai đó hỏi, "Thế thì khác biệt gì giữa máy thực và con người?" Và Gurdjieff nói, "Khác biệt là nếu con người muốn, anh ta có thể đi ra ngoài chiếc máy nữa. Máy thì không thể thế được." Bằng không chẳng có khác biệt gì. Như con người tồn tại, anh ta là máy. Khác biệt duy nhất là trong tương lai, trong khả năng, tiềm năng. Nếu con người muốn thoát ra khỏi thế giới máy móc, con người có thể thoát được, nhưng nỗ lực lớn sẽ được cần tới.
Một anh chàng thị thành mua một chỗ ở vùng thôn quê mới gần đây và định nuôi vật nuôi, nhưng khi anh ta tới nông trại của mình, mọi thứ anh ta thấy là một con lợn nái lớn tuổi, to lớn. "Quỉ quái gì thế này," anh ta lầm bầm và bóc tem tổng kho. Người coi kho thông cảm và tự nguyện rằng ông ta sẽ gây giống lợn của anh ta bằng con lợn đực của Farmer Jones, và chẳng mấy chốc anh ta sẽ ở trong kinh doanh vật nuôi. "Ý hay đấy," người khôn khéo nói.
Thế là anh ta cho con lợn nái lên xe cút kít và đưa nó tới nhà Farmer Jones. Sáng hôm sau anh ta nhảy ra khỏi giường và nhìn vào trong chuồng lợn, nhưng không có lợn con nào. Chán chường, anh ta quay lại nhà kho, và người giữ kho đang khuyên bảo một cách bao dung con lợn đực của Farmer Smith.
Một lần nữa con lợn cái lại được cho lên xe cút kít và được đưa xuống đường, và một lần nữa lại vào buổi sáng hôm sau người khôn khéo chẳng thấy con lợn con nào. Lệ thường này diễn ra trong một tuần, và cuối cùng vào ngày thứ tám, người khôn khéo từ chối ra khỏi giường ấm vào sáng sớm. Lăn qua vợ mình, anh ta nói, "Nhìn ra cửa sổ và xem liệu có lợn con nào trong chỗ nuôi không."
Vợ anh ta nhìn. "Chẳng có lợn con nào trong chỗ nuôi cả," cô ta nói, "nhưng con lợn nái quay lại trong xe cút kít."
Đó là cách tâm trí vận hành - một cách máy móc. Nó liên tục làm mọi thứ mà đã từng đang làm. Nó liên tục lặp lại.
Nếu bạn thực sự muốn trở thành một con người, thoát ra khỏi sự lặp lại của bạn đi. Không có thói quen xấu và không có thói quen tốt, bởi vì mọi thói quen đều là xấu. Sống qua thói quen là sống cuộc sống máy móc. Đi ra ngoài đi, trở nên nhận biết đi.
Bây giờ, cả bốn người này chỉ nói mọi thứ từ thói quen, không biết điều họ đang nói.
Và rất dễ cho bạn thấy người khác phạm sai lầm, lỗi, vì bạn có thể nhìn vào người khác một cách khách quan. Rất khó nhìn vào bản thân bạn. Khoảnh khắc bạn bắt đầu nhìn vào bản thân bạn, bạn đang trở thành không máy móc. Trở nên nhận biết về thói quen của bạn là bắt đầu của cuộc sống không máy móc, là bắt đầu của bản thân cuộc sống. Tồn tại như cái máy là không tồn tại chút nào.
Ba câu chuyện nhỏ về cách con người hiện hữu. Vì thói quen máy móc anh ta sống một cách vô ý thức. Bạn làm cả nghìn lẻ một thứ, nhưng bạn đơn giản liên tục làm chúng vì bạn đã từng làm chúng.
Cảnh thứ nhất:
Một trong hai người say đứng bên cạnh một trụ đèn hỏi bạn đồng hành của mình, "Này, cậu có diêm không?"
"Tớ nghĩ có," bạn đồng hành của anh ta nói. "Để tớ xem." Anh ta lần trong túi mình, rút ra một que diêm và sát đầu không phủ thuốc lên trụ đèn vài lần. "Không được," cuối cùng anh ta nói, và ném nó đi. Anh ta lôi ra que khác và lại thử đánh đầu không phủ thuốc. "Không được," anh ta lại nói, và ném nó đi. Anh ta lần mò trong túi, tìm ra que khác, và may mắn làm cháy sáng ở đầu có phủ thuốc. Nó cháy lên, nhưng ngay lập tức anh ta thổi tắt nó và nhét nó vào trong túi. "A," anh ta tươi cười. "Đó là một que tốt. Cất nó đi."
Cảnh thứ hai:
Một cảnh sát tiến tới ba người say đang ngồi trên ghế dài công viên. Người ở giữa đang ngáy an bình, rõ ràng say không biết trời đất gì, nhưng hai người ở hai đầu đang làm các hành động câu cá, quăng dây, giật cần, và cuộn dây nhanh chóng. Viên cảnh sát quan sát một lúc và thế rồi lay người ở giữa thức dậy.
"Đây có phải là các bạn hâm của anh không, anh bạn?"
Người say gật đầu.
"Được, bảo họ ra khỏi đây và làm nó nhanh vào."
Người say đồng ý, chào, và bắt đầu chèo một cách mãnh liệt.
Cảnh thứ ba:
Mort và Leo đi lang thang vào một trong những quán ba mới và ngồi vào trong một lều. Dấu hiệu trên tường của lều viết, "Nhấn nút để gọi người phục vụ." Mort nhấn nút, và chắc chắn người phục vụ xuất hiện. "Hai bia," Mort đặt và người phục vụ đem tới cho họ bia.
Điều này cứ diễn ra trong suốt bốn giờ, và khó mà nói được cái nào làm cho họ hài lòng hơn, uống bia hay nhấn phím gọi người phục vụ. Chung cuộc, đầy vui đùa và tình cảm quí mến hai người ra về nhà. Sáng hôm sau vợ của Leo thấy anh ta nằm trên thảm. "Anh nghĩ anh đã làm cái chết tiệt gì đêm qua?" cô ấy hỏi. Leo phân vân. "Anh không biết. Anh đã làm cái gì?"
"Suốt cả đêm dài," vợ anh ta phản đối, "anh cứ ấn ngón tay của anh vào rốn em và gọi hai bia."
Tâm trí máy móc là tâm trí vô thức. Bạn liên tục làm mọi thứ, nhưng không biết bạn đang làm gì và tại sao bạn làm chúng. Và trong khi làm chúng không có nhận biết. Bước đi, bạn bước, nhưng không có nhận biết. Ăn, bạn ăn, nhưng không có nhận biết. Nói, bạn nói, nhưng không có nhận biết.
Câu chuyện này là có ý nghĩa. Nó nói người thứ nhất làm việc đó một cách vô ý thức - và người thứ hai có thể thấy ra lỗi này - nhưng bản thân người thứ hai đã làm cái gì đó vô ý thức. Người thứ ba có thể thấy lỗi của cả hai, nhưng bản thân người đó lại phạm phải cùng lỗi! Và người thứ tư có thể thấy lỗi của cả ba người và cám ơn Thượng đế rằng "Con là người duy nhất còn chưa phá vỡ im lặng." Rất dễ thấy lỗi của ai đó khác vì đó không phải là điều máy móc của bạn. Bạn có thể nhận biết về nó. Khi tới lượt các điều máy móc riêng của bạn, bạn trở thành hoàn toàn vô nhận biết.
Bạn không thể thấy điều đó sao? Ai đó ăn quá nhiều và bạn có thể nói rất dễ dàng, "Đừng ăn quá nhiều." Ai đó giận và bạn có thể nói, "Anh đang làm gì vậy? Phát điên à?" Ai đó đang trong yêu và làm những điều ngu xuẩn và bạn có thể nói, "Anh có phát điên hay không? Anh đang làm gì?" Nhưng câu hỏi là, "Người đã rơi vào yêu có thể thấy được nó không?"
Mới đêm hôm nọ, một sannyasin xinh đẹp bảo tôi rằng cô ấy đã rơi vào yêu với một người đàn ông và mọi sự đang diễn ra thực sự là tuyệt vời; mối quan hệ là đẹp. Tôi bảo cô ấy, "Mọi bắt đầu của mối quan hệ đều đẹp. Đó không phải là cái gì đó để khoe khoang. Câu hỏi là, 'Mối quan hệ đẹp có thể vẫn còn đẹp được không?' Mọi mối quan hệ đều bắt đầu trong cái đẹp, trong ngọt ngào, trong hài hoà. Mọi mối quan hệ đều bắt đầu như chúng phải vậy, nhưng sớm hay muộn mọi sự bắt đầu rơi rụng đi.
Sớm hay muộn cái tiêu cực lên tiếng khẳng định, sớm hay muộn cái xấu kéo tới - thế thì có vấn đề." Nhưng người đàn bà nói, "Nó sẽ không tới đâu." Mọi điều cô ấy nói, tóm lại, sẽ có nghĩa là cô ấy là ngoại lệ; nó sẽ không xảy ra. Và đó là cái ngu xuẩn của mọi người yêu. Đó là cách mọi người yêu nghĩ, rằng nó sẽ không xảy ra cho họ.
Và khi nó đã xảy ra, thế thì quá muộn. Thế thì bạn không thể đưa mọi sự về đúng lại được. Khi mọi sự bắt đầu đi sai, không có cách nào để làm cho chúng đúng lại được. Cho dù bạn để chúng đúng, chúng sẽ không bao giờ như cũ nữa. Dường như là chiếc cốc đã bị vỡ. Bạn có thể để nó đúng; bạn có thể dán nó lại. Nhưng nó sẽ không bao giờ là như cũ lần nữa được. Tốt hơn cả là xử lí nó một cách cẩn thận từ đầu. Và điều đầu tiên cần biết là ở chỗ mọi quan hệ đều bắt đầu tốt và mọi quan hệ đều kết thúc xấu. Bạn nhớ cho, kể cả quan hệ của bạn! Rất dễ thấy rằng người khác là vô nhận biết. "Nhưng hai chúng ta đã rơi vào yêu, chúng ta khác," - đó là ý tưởng của mọi người.
Bây giờ, người đàn bà này rất tự tin - và trong chính việc tự tin đó là vấn đề. Trong chính tự tin đó cô ấy sẽ bỏ lỡ bởi vì khi bạn tự tin thế bạn không lấy thận trọng nào. Khi bạn tự tin thế bạn không cố gắng nhận biết về điều đang xảy ra. Thế thì bạn di chuyển vô nhận biết, và mọi điều trong bạn, dần dần, sẽ tới - nhất định tới.
Lúc ban đầu khi hai người yêu nhau gặp gỡ, họ trưng ra những bộ mặt đẹp của họ. Cái duyên dáng của họ là vô hạn. Sự chăm sóc của họ với nhau là tuyệt đối. Nó phải là như vậy vì cả hai đều đang trưng ra các phần đẹp của họ. Nhưng khi họ sẽ ở cùng nhau trong hai mươi tư giờ, thế thì điều đó sẽ là không thể được. Nó sẽ là quá nặng nề để giữ phần xấu bao giờ cũng được che giấu; dần dần phần xấu sẽ trả thù. Chúng sẽ bắt đầu tới.
Khi bạn rơi vào yêu, tại sao chúng ta gọi nó là "rơi"? Nó được gọi là "rơi" bởi vì nó giúp bạn trở nên vô ý thức. Nó là việc rơi. Bạn trở thành vô ý thức. Chúng ta nói ai đó đã "rơi" vào giấc ngủ, ai đó đã "rơi" vào yêu. "Rơi" nghĩa là bây giờ bạn không còn ý thức nữa; bạn cư xử rất máy móc. Yêu trong bản thân nó là máy móc. Thế rồi, khi ghét bắt đầu tới, bạn sẽ là nạn nhân của điều đó nữa.
Nếu bạn thực sự muốn thay đổi cuộc đời bạn, bắt đầu ngay đi. Nếu bạn đã rơi vào yêu, làm cho nó thành nhận biết. Làm mọi thứ với nhận biết đầy đủ. Nhìn cách bạn đang trưng ra các mặt tích cực của bạn và bạn đang giấu đi cái tiêu cực. Thấy rõ rằng điều này không thể kéo dài lâu được, cho nên cái gì đó phải được làm. Nếu mối quan hệ phải trở thành thân thiết thực sự, nếu nó định đi lâu dài, thế thì cái gì đó phải được làm. Và cái gì đó đó phải được làm trong bạn, không trong người kia! Bằng không người đàn bà nghĩ chồng đã phản bội, chồng nghĩ người đàn bà đã phản bội. Đó là điều bốn người này nghĩ: người khác đang làm điều sai.
Bất kì khi nào bạn đổ trách nhiệm lên người khác, bạn đang né tránh nhận biết. Để điều này là luật rất nền tảng. Bất kì khi nào bạn đổ trách nhiệm lên người khác, bạn đang nói, "Tôi đang làm cực kì tốt; người kia đang làm điều sai." Người đang cố nhận biết bao giờ cũng thấy rằng "Tôi chịu trách nhiệm; tôi đang làm cái gì đó sai." Vấn đề không phải là liệu người khác đang làm sai hay không. Đó là vấn đề của người đó. Đó không phải là vấn đề của bạn. Vấn đề của bạn là liệu bạn có làm cái gì đó một cách vô ý thức không. Nếu bạn đang làm cái gì đó một cách vô ý thức, thế thì mọi sự không thể liên tục là đẹp mãi mãi được. Thế thì mọi điều có đó sẽ là tạm thời; nó không thể có phẩm chất của cái vĩnh hằng; nó không thể có cái đẹp và chân giá trị trong nó.
Cho nên bao giờ cũng nhớ, khi bạn thấy ai đó đang làm cái gì đó sai, ai đó đang phạm phải lỗi, thay vì nhảy lên người đó, nhìn vào trong bản thân bạn đi - bạn đang làm gì. Nếu bạn có thể quan sát lỗi của mọi người và lỗi của mọi người trở thành việc nhớ tới lỗi của riêng bạn, cuộc sống của bạn sẽ được biến đổi. Thế thì mọi người sẽ trở thành thầy giáo cho bạn. Thế thì toàn thể cuộc sống trở thành thầy bạn. Mọi nơi bạn đều thấy các mũi tên trỏ vào bạn. Toàn thể cuộc sống sẽ nhắm tới bạn, nói, "Đây là vô thức... đây là vô trách nhiệm."
Chúng ta đã tìm ra một thủ đoạn rất dễ dàng: chúng ta quay mũi tên hướng tới người khác. Người khác liên tục ném ra mũi tên về phía chúng ta; chúng ta liên tục ném mũi tên tới người khác. Trong trò chơi này, cuộc sống bị mất. Đừng liên tục chơi trò chơi này.
Thế giới của bạn được tạo ra bởi tâm thức của bạn hay vô thức của bạn. Nó không liên quan gì tới vợ bạn, chồng bạn, con bạn, bạn của bạn, xã hội bạn. Thế giới của bạn là bạn. Đem ánh sáng tới thế giới của bạn đi. Đem nhiều nhận biết vào thế giới của bạn. Và bắt đầu tồn tại ít như cái máy, nhiều phần giống người hơn. Bằng không người ta đã đi từ kiếp này sang kiếp khác, lặp lại cùng một điều.
Bạn đã lặp lại đủ rồi! Bạn còn chưa chán sao? Bạn còn chưa ngán với nó sao? Bắt đầu thay đổi vài điều nền tảng đi. Một, thôi nhìn vào gương của người khác, và mỗi lần bạn thấy ai đó khác phạm phải lỗi, sai lầm, bắt đầu tìm ngay ra ở đâu đó sai lầm nào đó trong bản thân bạn đi. Thực ra, nhìn vào sai lầm của người khác là cách né tránh sai lầm riêng của bạn. Người ta cảm thấy rất thoải mái: "Ai đó khác đang phạm phải sai lầm và tôi ổn thoả hoàn hảo." Bắt đầu việc phân tích, quan sát đi. Trở nên phê phán nhiều hơn về thói quen của bạn, về cách thức của bạn, về phong cách sống của bạn.
Tôi đã nghe nói về một người lấy vợ tám lần. Mỗi lần anh ta đều nghĩ, "Mình đã tìm người đàn bà sai." Và anh ta không sai. Sau mỗi cuộc hôn nhân đều có khổ. Anh ta li dị người đàn bà thứ nhất, cố tìm người khác, và lại sau vài tháng cùng khổ đó. Và anh ta ngạc nhiên làm sao anh ta đã xoay xở tìm ra cùng kiểu đàn bà lặp đi lặp lại thế! Tám lần anh ta lấy vợ, và mọi lần anh ta đều lấy cùng kiểu đàn bà. Và mỗi lần anh ta đều cố tỉnh táo hơn để không rơi lại vào bẫy, nhưng anh ta vẫn rơi - vì khi bạn chọn người đàn bà, người chọn vẫn là một. Làm sao bạn có thể thay đổi được người đàn bà!
Nếu người chọn là như cũ, việc chọn sẽ là như cũ. Lần nữa cùng điều sẽ xuất hiện cho bạn. Có thể mặt hơi khác, kiểu tóc hơi khác, mầu tóc hơi khác - đó không phải là vấn đề. Đay là những điều không liên quan. Hôn nhân không phụ thuộc vào mầu tóc, hôn nhân không phụ thuộc vào mầu mắt, và hôn nhân không phụ thuộc vào chiều cao mũi. Những điều này là những điều nông cạn bề mặt. Sau hai ngày, ai nhìn vào kích cỡ mũi? Hay ai bận tâm tới mầu tóc? Thực ra, nếu vợ bạn đột nhiên đi và đổi mầu tóc, chồng sẽ là người cuối cùng chú ý tới nó. Ai bận tâm?
Nhưng điều bản chất hơn là tại sao bạn chọn người đàn bà nào đó, tại sao bạn chọn người đàn ông nào đó. Tại sao? Cái gì khớp với tâm trí bạn? Lần nữa bạn sẽ chọn cùng kiểu đàn bà - với cùng lí do. Những lí do đó là vô thức. Cho nên bạn có thể liên tục đổi đàn bà và bạn sẽ không tìm được người đàn bà bạn đang đi tìm. Bạn có thể liên tục thay đổi việc làm của bạn và bạn sẽ không tìm được việc làm bạn đang tìm kiếm. Và bạn có thể liên tục tìm trong các thầy - từ người nọ tới người kia bạn có thể liên tục chuyển sang - và bạn sẽ không tìm thấy thầy bạn đang tìm kiếm, chừng nào bạn chưa trở nên tỉnh táo hơn về thói quen máy móc của bạn.
Một khi bạn trở nên nhận biết về thói quen máy móc của bạn mọi thứ bắt đầu thay đổi. Thế thì tia sáng đầu tiên đã đi vào. Thế thì bạn sẽ chọn một loại đàn bà khác, bởi vì bạn đã trở nên khác. Thế thì bạn sẽ chọn một loại thầy khác, vì bạn đã trở nên khác. Thế thì bạn sẽ chọn mọi thứ theo cách khác, vì bạn khác. Và nếu một người chọn từ nhận biết, người đó chọn đúng.
Mọi người tới tôi và họ hỏi, "Cái gì là đúng và cái gì là sai?" Tôi nói, "Nhận biết là đúng; vô nhận biết là sai." Tôi không dán nhãn cho hành động là sai và đúng. Tôi không nói bạo hành là sai. Thỉnh thoảng bạo hành có thể là đúng. Tôi không nói yêu là đúng. Thỉnh thoảng yêu có thể sai. Yêu có thể dành cho người sai, yêu có thể dành cho chủ định sai. Ai đó yêu đất nước của anh ta. Bây giờ, điều này là sai vì chủ nghĩa quốc gia là tai hoạ. Ai đó yêu tôn giáo của anh ta. Anh ta có thể giết, anh ta có thể sát hại, anh ta có thể đốt đền của người khác. Yêu không phải bao giờ cũng là đúng, giận không phải bao giờ cũng là sai.
Thế thì cái gì là đúng và cái gì là sai? Với tôi, nhận biết là đúng. Nếu bạn giận với nhận biết đầy đủ, ngay cả giận cũng là đúng. Và nếu bạn yêu với vô nhận biết, ngay cả yêu cũng không đúng.
Cho nên để cho phẩm chất của nhận biết có đó trong mọi hành động bạn làm, trong mọi ý nghĩ bạn nghĩ, trong mọi giấc mơ bạn mơ. Để phẩm chất này của nhận biết đi vào trong bản thể bạn ngày càng nhiều hơn. Trở nên thấm đẫm với phẩm chất của nhận biết. Thế thì bất kì cái gì bạn làm cũng đều là đức hạnh. Thế thì bất kì cái gì bạn làm cũng đều là tốt. Thế thì bất kì cái gì bạn làm cũng là phúc lành cho bạn và cho thế giới mà bạn đang sống trong đó.
Suy tư về câu chuyện nhỏ này đi. Nó là câu chuyện của bốn người vô thức đang cố gắng im lặng. Nhưng họ đã không hiểu các luật của ý nghĩ, họ đã không hiểu luật của việc là vô thức. Họ không biết rằng con người là máy. Họ không biết rằng nhìn vào người khác là cách né tránh bản thân mình. Họ chưa có ý thức về điều họ đang làm. Cho dù họ đang ngồi trong thiền và cố im lặng, họ không nhận biết về khoa học của im lặng, của yoga của thiền. Do đó giai thoại ngu xuẩn này mới trở thành có thể.
Bạn sẽ lặp lại cùng điều đó. Tất cả, toàn thể nhân loại, đang lặp lại. Đừng nghĩ rằng bạn là ngoại lệ! Đừng nghĩ rằng nếu như bạn là một trong bốn người này bạn chắc đã không phạm phải điều này. Biết cho rõ bạn chắc đã phạm phải nó đấy! Câu chuyện này là về bạn. Nó chẳng có liên quan gì tới trường Tendai đâu. Bốn người này có thể là các sannyasin Osho đấy.
Quan sát từng bước bạn lấy - trong hành động hay trong suy nghĩ. Mục đích duy nhất là nhận biết... và thế thì toàn thể cuộc đời bạn được biến đổi. Thế thì toàn thể cuộc đời bạn đạt tới phẩm chất mới, chiều hướng mới. Và chiều đó dẫn tới nguyên lí thứ nhất.

Bạn là nguyên lí thứ nhất!
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post