Chương 4. Siêu việt đem tới phật tính

Chương 4. Siêu việt đem tới phật tính

Price:

Read more

Ngỗng ở ngoài - Osho
Trả lời câu hỏi của đệ tử
Chương 4. Siêu việt đem tới phật tính

Câu hỏi thứ nhất
Osho ơi,
Tại sao người Ấn Độ nghĩ về dục dưới dang nhu cầu thay vì vui thú? Họ cũng nghĩ đồng thời rằng họ đã siêu việt lên trên dục, nhưng trong thực tại nó chỉ là bị kìm nén. Osho ơi, liệu có tương tự gì giữa mê tín và siêu việt mà có thể làm lạc lối mọi người không, như thầy đôi khi nói rằng có tương tự nào đó giữa vị Phật và người điên?
Mukesh Bharti, văn hoá Ấn Độ là văn hoá mục ruỗng nhất đã từng tiến hoá trên thế giới, mục ruỗng nhất - mục ruỗng tới chính cốt lõi. Nó mục ruỗng tới mức nó đã quên mất cách chết. Để chết người ta cần chút ít sống động, và chừng nào bạn chưa biết cách chết, bạn đơn giản sống thực vật, bạn tù đọng.
Chết là quá trình sống lại. Cũng như từng cá nhân phải chết đi để được sinh ra lần nữa, từng nền văn hoá phải chết để được sinh ra lần nữa. Từng xã hội, từng nền văn minh phải đi qua sống tới chết, từ chết tới sống lần nữa.
Văn hoá Ấn Độ là văn hoá duy nhất đã không chết trong hàng nghìn năm. Đã có nhiều nền văn hoá trên thế giới: Assyrian, Babylonian, Hi Lạp, La Mã, Ai Cập. Họ tất cả đã nở hoa, bừng nở: họ đã đóng góp cho thế giới cái đẹp của họ, điêu khắc của họ, âm nhạc của họ, thơ ca của họ, sân khấu của họ, và thế rồi họ biến mất không để lại dấu vết gì đằng sau. Đây là cách nó phải vậy.
Nếu mọi người gia trong gia đình bạn đều sống - bố bạn và bố của bố bạn và bố của bố của ông ấy cho tới tận cùng, tới Adam và Eve và Thượng đế Cha - thế thì một điều là chắc chắn: bạn sẽ bị nghiền nát. Nhiều người già thế, toàn các xác chết, là đủ để nghiền nát đứa trẻ nhỏ, còn tinh tế như hoa hồng.
Một trong những điều vĩ đại nhất mà Friedrich Nietzsche đã làm là tuyên bố "Thượng đế chết và con người là tự do."
Thượng đế như Cha phải chết đi, bằng không trọng lượng của ông ấy sẽ quá nhiều, nó sẽ quá núi non. Nó sẽ không cho phép sự tươi tắn của nhân loại, nó sẽ không cho phép thám hiểm, nó sẽ không cho phép phiêu lưu. Người già sẽ quá thận trọng, quá tinh ranh, quá tính toán, quá nhiều tính Do Thái. Toàn thể kinh nghiệm của người đó về quá khứ sẽ là đủ để phá huỷ đứa trẻ. Đứa trẻ cần thám hiểm; và, tất nhiên, khi bạn thám hiểm bạn phạm nhiều sai lầm – đó là một phần của trưởng thành. Người ta phải được phép phạm sai lầm. Người ta phải chắc chắn đủ thông minh để không phạm cùng sai lầm lặp đi lặp lại; người ta nên đủ tính sáng tạo để phát minh các sai lầm mới. Đó là cách người ta mở rộng, trưởng thành; đó là cách tâm thức trở nên được tích hợp.
Cuộc sống là quá trình thử và sai. Người già bỏ mọi sai lầm, sai sót. Người đó trở thành quen thuộc để làm điều đúng tới mức thám hiểm, phiêu lưu biến mất khỏi cuộc sống của người đó. Và bởi vì nỗi sợ riêng của người đó mà người đó sẽ không cho phép các thế hệ mới đi vào các hướng mới, vào các chiều mới. Người đó sẽ làm cho họ sợ, người đó sẽ làm cho họ tê liệt, người đó sẽ làm què quặt họ. Đó là điều đã từng xảy ra ở Ấn Độ.
Ấn Độ là trường hợp kì lạ. Nó là phi thường theo cách nào đó: điều này chưa bao giờ xảy ra ở bất kì chỗ nào khác. Mọi nước, mọi nền văn hoá, văn minh đã sống, đã chết và đã được phục sinh lại; Ấn Độ vẫn còn như cũ. Nó giống nhiều như hoa nhựa hơn là hoa hồng thực. Nó quan tâm nhiều tới tính ổn định hơn tính sống động. Chính toàn thể mối quan tâm của nó là làm sao tiếp tục mãi mãi.
Nhưng đó không phải là điều thực. Làm sao sống từng khoảnh khắc một cách toàn bộ... Vấn đề không phải là khoảng thời gian tồn tại, vấn đề là ở chiều sâu. Chỉ những người sống trong chiều sâu mới biết cuộc sống tất cả là gì. Những người sống trong cuộc sống kéo dài theo chiều ngang, bề ngoài. Cuộc sống của họ là mặt nạ; không có tính đích thực trong nó. Do đó, tôi nói văn hoá Ấn Độ không sống không chết nhưng sống trong một loại đình trệ, trong một loại lấp lửng. Nó là nền văn hoá ma: mọi cái có ý nghĩa, mọi cái làm cho cuộc sống thành niềm vui, đã bị bỏ đi vì nó là nguy hiểm, và mọi cái ổn định, thường hằng, đồ nhựa, đã được thu thập vì nó an toàn hơn.
Nhớ lấy, đây là cách thức của người già. Người già bao giờ cũng nghĩ tới an toàn, an ninh, số dư ngân hàng; người đó bao giờ cũng nghĩ dưới dạng sợ hãi, vì chết bao giờ cũng đứng trước người đó.
Trẻ con không bao giờ bận tâm tới chết, mối quan tâm của nó là sống. Nó quan tâm tới việc đi vào nơi chưa được thăm dò, đi vào cái không biết; nó sẵn sàng mạo hiểm. Và những người sẵn sàng mạo hiểm, chỉ họ mới sống thực. Họ có thể không sống lâu, nhưng điều đó không thành vấn đề chút nào. Chỉ sống một khoảnh khắc với tính đích thực, tính toàn bộ, tính toàn vẹn là quá đủ. Một khoảnh khắc của kinh nghiệm toàn bộ là lớn hơn nhiều so với toàn thể vĩnh hằng. Nó chứa toàn thể vĩnh hằng; nó chứa vô thời gian. Nhưng người ta có thể liên tục sống kiểu thực vật trong hàng nghìn năm như bắp cải, súp lơ - có vẻ rất linh thiêng, rất thánh thiện.
Bắp cải không là tội nhân và súp lơ là học giả lớn. Bắp cải trở thành súp lơ qua giáo dục đại học. Súp lơ là bác học, nhà thượng đế học, người tôn giáo. Nước này đầy những người này, và gánh nặng của họ là lớn. Ai đó cần giúp cho nước này chết đi để cho nó có thể sống lại lần nữa. Việc đóng đinh là điều kiện căn bản cho phục sinh. Nghệ thuật sống được đi trước bởi nghệ thuật chết.
Nước này đang bốc mùi, nhưng nước này chẳng có gì khác để ba hoa, cho nên nó ba hoa về quá khứ. Nó ba hoa về đồ giả của nó, nó ba hoa về tính tâm linh của nó - điều toàn là vô nghĩa vì nền tảng cơ sở bị thiếu và bạn đang nói về ngôi đền. Ngôi đền là có thể, nhưng đầu tiên bạn phải đặt nền móng cơ bản cùng nhau.
Cuộc sống là hệ thống cấp bậc các nhu cầu. Đầu tiên nhu cầu vật lí phải được chăm nom, sự tồn tại vật chất phải được chăm nom tới. Khoa học đáp ứng cho nhu cầu cơ bản. Nếu bạn bỏ lỡ khoa học bạn sẽ bỏ lỡ tôn giáo. Giữa khoa học và tôn giáo là thế giới của nghệ thuật. Đây là ba chiều cơ bản của cuộc sống. Khoa học phải chăm nom tới vật chất, tâm lí, sinh học - nhu cầu hướng ngoại của con người. Tôn giáo phải chăm nom tới cái bên trong nhất - tính nội tâm, tính chủ thể. Và giữa hai điều này là thế giới của thẩm mĩ: nghệ thuật, thơ ca, âm nhạc, múa, sân khấu, văn học.
Người đang đói không thể nghĩ tới thơ ca được. Người đang đói không thể quan niệm được về thiền. Điều đó là không thể được! Nhưng một bản ngã với truyền thống lâu dài, lâu năm cố che giấu cái nghèo nàn của nó. Cái gọi là chủ nghĩa tâm linh Ấn Độ, cái gọi là ham muốn của văn hoá Ấn Độ để hướng dẫn toàn thế giới hướng tới tính tâm linh chỉ là ngu xuẩn. Nó là cực kì vô nghĩa, nó là rác rưởi. Nhưng đó là phương cách giữ thể diện duy nhất của họ - họ có thể giữ thể diện chỉ đằng sau tấm màn đó. Họ biết thân thể họ đang đói, họ biết rằng mọi thứ tuyệt đối cần cho họ là không có sẵn. Họ đang chết đói, họ ốm yếu, bệnh tật theo mọi cách. Chín mươi tám phần trăm đất nước đang sống trong trạng thái của kẻ ăn xin. Không ai được nuôi dưỡng tốt: gần như mọi người đều bị thiếu ăn. Và khi người ta bị thiếu ăn, không chỉ thân thể chịu thiếu, nhớ lấy; thiếu ăn theo cách thức rất tinh vi phá huỷ năng lực của tâm trí bạn.
Tâm trí cần chất nuôi dưỡng riêng của nó, và chừng nào thân thể còn chưa được nuôi dưỡng thích hợp, tâm trí không thể được nuôi dưỡng. Nhưng đầu tiên thân thể phải được đáp ứng. Khi có cái gì đó nhiều hơn việc đáp ứng của thân thể, thế thì nó đi tới các tế bào não. Tâm trí là thứ xa hoa - nó không tồn tại trong con vật, nó là đặc quyền của con người. Nó đi vào trong sự tồn tại chỉ bởi vì con người có thể xoay xở cho nhu cầu thân thể của mình một cách toàn bộ tới mức có năng lượng còn được để lại nhiều, và năng lượng tràn ngập này trở thành não của con người, trở thành tâm trí con người, trở thành tâm lí con người.
Khi nhu cầu tâm lí được đáp ứng, được đáp ứng toàn bộ, và lại có nhiều năng lượng sẵn có, năng lượng đó được biến đổi thành tâm linh, vào trong thiền, trong Phật tính.
Nhưng Ấn Độ ở trong trạng thái buồn rầu, và điều buồn nhất là ở chỗ người Ấn Độ cố che giấu nó thay vì phơi bày nó. Họ giận tôi vì tôi đang phơi bày chân lí như nó vậy. Họ giận tôi vì tôi không cố che đậy nó. Họ sẽ thích tôi, họ sẽ kính trọng tôi, họ sẽ gọi tôi là một mahatma vĩ đại, hoá thân của Thượng đế và mọi loại rác rưởi, nhưng với một điều kiện: rằng tôi liên tục che đậy vết thương của họ.
Tôi không thể che đậy vết thương của bất kì ai. Tôi có thể chữa lành chúng, nhưng quá trình chữa lành là quá trình khác toàn bộ. Đầu tiên bạn phải phơi các vết thương của bạn ra mặt trời, ra gió. Bạn phải phơi chúng ra. Điều đó gây đau! Và vết thương đã được giữ bí mật hàng nghìn năm, đột nhiên bị phơi ra... Bạn không thể tin được vào nó. Bạn bao giờ cũng tin rằng bạn là người tâm linh lớn, và tôi thấy toàn thể cái giả dối của nó, tôi thấy đạo đức giả của nó. Và đạo đức giả lớn nhất, điều xảy ra, xảy ra qua hai phủ nhận: thức ăn và dục. Đây là những nhu cầu cơ bản, và chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Chúng không khác lắm đâu.
Thức ăn được cần cho sự tồn tại của cá nhân. Cá nhân có thể tồn tại mà không có dục. Nó sẽ không có nhiều niềm vui, nhưng người đó có thể sống được. Nhưng không có thức ăn cá nhân không thể tồn tại được; người đó sẽ co lại và chết. Nhiều nhất, nếu người đó mạnh khoẻ hoàn hảo, người đó có thể tồn tại mà không có thức ăn trong ba tháng - chín mươi ngày - nhưng điều đó nữa cũng chỉ nếu người đó là mạnh khoẻ hoàn hảo và nếu người đó có quá nhiều thức ăn phụ được tích luỹ trong thân thể mình dưới dạng mỡ và các thứ khác. Thế thì người đó có thể sống sót trong ba tháng.
Việc sống sót đó, nhớ lấy, chẳng liên quan gì tới tôn giáo; đó là việc ăn thịt người cực độ: người ta ăn bản thân mình. Khi bạn nhịn ăn bạn đang ăn thịt riêng của bạn, do đó tôi chống lại nhịn ăn; đó là loại ăn thịt xấu nhất. Bạn có thể nhịn ăn và mọi ngày - bạn sẽ mất một ki lô. Trọng lượng đó biến đi đâu? Bạn đang tiêu hoá nó. Trong vòng ba tháng bạn sẽ chết.
Cá nhân có thể tồn tại chút ít khi không có thức ăn, người đó có thể tồn tại không có dục - người đó có thể sống sót - nhưng giống nòi con người, loài người, không thể tồn tại nếu không có dục. Đó là thức ăn cho loài. Dục là thức ăn cho loài. Không có dục nhân loại sẽ biến mất. Và những người đã từng thuyết giảng vô dục là kẻ sát hại. Những người đã từng thuyết giảng vô dục cho nhân loại về căn bản đang chặt tận gốc rễ của nhân loại. Nếu họ mà được đi theo đúng nghĩa từ này thì sẽ không nhân loại nào còn lại nữa.
Chắc đã không có Mahavira, không Phật, không Krishna, chắc đã không có Mohammed, không Kabir, không Nanak, nếu bố mẹ họ đã theo ý tưởng về vô dục. Điều tốt, điều may là bố của Phật đã không theo ý tưởng ngu xuẩn về vô dục, bằng không thế giới chắc đã bỏ lỡ một trong những việc nở hoa vĩ đại nhất.
Nếu vô dục kéo dài mãi, thế thì nhân loại sẽ biến mất. Đó là ý tưởng rất ích kỉ, ích kỉ theo nghĩa rằng bạn chỉ chăm nom cho bản thân bạn. Người Ấn Độ liên tục nói về tâm linh, vô ngã, và đồng thời, với cùng bộ mặt, họ liên tục nói về vô dục. Vô dục là ích kỉ, tuyệt đối ích kỉ. Bố mẹ bạn và bố mẹ họ và các bố mẹ của họ tất cả đã gắn với nhau để cho sinh ra bạn. Bây giờ, cố là vô dục, ép buộc vô dục, đơn giản có nghĩa là bạn đang đóng cánh cửa của tương lai nhân loại. Và bạn gọi nó là không ích kỉ sao? Bạn gọi nó là tâm linh sao?
Đây là chủ nghĩa bản ngã thuần khiết - dường như bạn là trung tâm của toàn thể sự tồn tại, dường như toàn thể sự tồn tại chỉ vì bạn: vì bạn đã được tạo ra, bây giờ không cần cái gì nữa; cái toàn thể có thể biến mất.
Nhưng mặc dầu giáo lí này vẫn tiếp tục, chả ai theo nó. Các giáo lí phi tự nhiên không thể được theo. Đó là một điều tốt về chúng. Chỉ vài người ngu, điên gàn, người bị ám ảnh, mới có thể cố theo chúng, nhưng bất kì người thông minh nào sẽ không theo những ý tưởng như thế.
Những ý tưởng như thế tạo ra hai loại khó khăn. Một: những người tinh ranh, họ trở thành đạo đức giả. Và những người hồn nhiên, họ trở nên mặc cảm. Đó là điều đã xảy ra ở Ấn Độ, và cùng điều đó đã xảy ta trên qui mô rộng hơn khắp thế giới. Bệnh này có tính lây nhiễm. Nó phải đã bắt đầu ở Ấn Độ; nguồn gốc của nó dường là có tính Ấn Độ. Đó là đóng góp duy nhất mà Ấn Độ đã làm cho thế giới - một bệnh lây nhiễm tạo ra người đạo đức giả và người mặc cảm. Cả hai đều là những loài xấu xí. Thế giới không cần người đạo đức giả không cần người mặc cảm.
Nhưng người đạo đức giả trở thành tu sĩ, sư, mahatma, hiền nhân, thánh nhân, và người mặc cảm trở thành tín đồ. Đây là trò chơi cứ diễn ra mãi.
Bạn hỏi tôi, Mukesh Bharti:
Tại sao người Ấn Độ nghĩ về dục dưới dạng nhu cầu...?
Vì nhu cầu của họ không được đáp ứng. Họ ở trong mọi loại nhu cầu - với họ dục cũng là một nhu cầu. Người có nhu cầu có con mắt phóng chiếu nhu cầu của mình ra mọi nơi. Bạn chỉ thấy cái mà bạn có thể thấy, bạn nghe được chỉ cái mà bạn có thể nghe: bạn liên tục chọn lựa tương ứng theo nhu cầu của bạn. Với người đói, đàn bà đẹp đơn giản trông như món ăn ngon. Chính ý tưởng này chỉ ra nơi người ta đang đứng.
Có những cách diễn đạt trong mọi ngôn ngữ của thế giới về yêu. Mọi người đã bắt đầu dùng từ như "ăn." - "Anh muốn ăn em," người yêu nói với người đàn bà. Đây là loại yêu gì vậy? Những người yêu cắn nhau, những người yêu nhai nhau - dường như họ là kẹo cao su. Những người yêu để lại vết răng cắn trên nhau. Đây là loại thơ ca gì vậy? Họ cào cấu nhau bằng móng tay... Đây là yêu hay cái gì khác che mặt nạ đằng sau nó?
Yêu phải chăm nom sâu sắc chứ. Người ta phải không nghĩ dưới dạng thức ăn, đồ vật, về ăn, cắn chứ - những điều này là cách diễn đạt xấu.
Nhưng Ấn Độ sống trong đủ mọi loại nhu cầu. Do đó, dục cũng trở thành chỉ là một nhu cầu, nhiều nhất, việc xả ra, thuốc an thần - cùng loại xả ra mà bạn cảm thấy khi bạn muốn hắt hơi: gánh nặng nào đó, căng thẳng nào đó mất đi. Nhưng không có hoàn thành trong nó, không có hân hoan trong nó.
Người Ấn Độ làm tình dường như họ là kẻ cắp, dường như họ đang làm cái gì đó sai. Họ làm tình dường như họ đang chống lại Thượng đế, dường như họ đang phạm tội nào đó.
Tất nhiên họ phải làm tình vì đó là nhu cầu. Và nó chỉ có thể là nhu cầu chừng nào các nhu cầu khác của họ còn chưa được đáp ứng. Khi mọi nhu cầu được đáp ứng, yêu bắt đầu có chiều hướng hoàn toàn khác cho nó - chiều hướng của vui đùa, chiều hướng của nhảy múa và âm nhạc. Thế thì bạn không dùng nó như việc xả ra, như thuốc an thần, như cái hắt hơi; bạn bắt đầu chia sẻ. Yêu trở nên nổi bật hơn, dục trở thành phụ. Khi nó là nhu cầu, yêu chỉ là từ, dục là thứ duy nhất, hoạt động sinh sản là thứ duy nhất.
Và bạn biết điều đó - đó là sự kiện nổi tiếng được quan sát một cách khoa học trên khắp thế giới - rằng người nghèo sinh sản nhiều con hơn. Tại sao? Họ không có những khả năng khác để giải trí cho bản thân họ. Họ không có cái hộp ngốc, cái ti vi - họ không thể ngồi dính lấy ghế trong sáu tiếng. Thực ra, họ không có ghế! Họ không có tiền để đi vào khách sạn để tham gia mở hội nào đó, đi xem phim, uống rượu, nhảy múa, ca hát... Tất cả những khả năng đó bị đóng lại. Toàn thể mệt mỏi của cả ngày, công việc thường lệ, sự liên tục của cùng một con đường mòn... Khả năng duy nhất, tiêu khiển tự do sẵn có cho họ, là dục. Điều đó trở thành hành động cuối cùng của họ trong ngày. Cho nên trước khi đi vào giấc ngủ, họ thành tâm một cách tôn giáo, một hai phút cho nó, và thế rồi họ rơi vào giấc ngủ như người ngớ ngẩn.
Một đôi mới lấy nhau tiếp một người độc thân trong căn phòng nhỏ của nhà ngoại ô của họ, rồi cuộc nói chuyện xoay sang đạo đức dục.
"Vì anh tuyên bố tự do thế," người độc thân Ấn Độ thách thức anh chồng, "anh có để cho tôi hôn vú vợ anh với giá một nghìn ru pi không?"
Không muốn dường như là đoan trang, và cũng cần tiền thêm, đôi này đồng ý, và chị vợ cởi áo ngoài và nịt vú ra. Thế rồi ấp mặt vào giữa hai vú cô ấy anh chàng này ì ở đó trong vài phút, mãi cho tới khi anh chồng trở nên không kiên nhẫn để hoàn thành thương vụ này. "Làm tới và hôn vú đi," anh ta thúc người độc thân.
"Tôi muốn làm chứ," anh chàng này thở dài, "mà tôi thực sự không thể trả tiền được cho điều đó."
Vấn đề là liệu bạn có thể đảm đương được cái gì khác không... Do đó, với tâm trí Ấn Độ, dục vẫn còn là hành động con vật. Nó chưa bao giờ vươn lên cõi giới của cái đẹp thơ ca, nó chưa bao giờ trở thành yêu. Cho nên bất kì khi nào bạn nói với người Ấn Độ về yêu, anh ta lập tức hiểu bạn đang nói về dục. "Yêu" tức khắc, tự động được dịch thành "dục." Không thể nào nói chuyện với người Ấn Độ về yêu. Đây là kinh nghiệm của tôi khi nói cho hàng triệu người Ấn Độ về yêu. Đây là kinh nghiệm của tôi khi nói cho hàng triệu người Ấn Độ trên khắp nước. Nói về yêu, và đến lúc lời này đạt tới nó nó không còn là yêu nữa, nó trở thành dục.
Họ chỉ biết dục. Yêu không có hàm nghĩa khác cho họ. Đó là hiểu lầm thế - người ta cảm thấy gần như bất lực. Nói với người Ấn Độ thực sự là phiền hà.
Bạn có thể nói về Thượng đế, bạn có thể nói về linh hồn, bạn có thể nói về moksha, niết bàn, bạn có thể nói về Veda, và sẽ không có hiểu lầm, vì họ giống như vẹt - trong hàng nghìn năm họ đã từng đọc những lời này.
Không phải là họ sẽ hiểu bạn đâu, nhưng ít nhất họ sẽ hiểu lời. Khi bạn nói "Thượng đế," họ biết nghĩa của nó. Họ không biết kinh nghiệm này, nhưng ít nhất nghĩa thì họ biết. Nhưng khi bạn nói về yêu, ngay cả nghĩa cũng không được biết. Kinh nghiệm về nó là xa, xa xăm.
Cô ấy vừa kết thúc tắm thì chuông cửa vang lên. Nhón chân trên ngón chân đi ra cửa trước, rùng mình trong sự trần truồng núng nính, mạnh khoẻ, cô ấy gọi ra, "Ai đấy?"
"Người mù đây," một giọng nói ảm đạm vang tới.
Thế là cô ấy nhún vai và mở cửa bằng một tay trong khi với lấy cái ví bằng tay kia. Khi cô ấy quay ra đối mặt với người này, anh ta cười toe toét tới tận mang tai. Và cô ấy thấy rằng anh ta đang ôm một gói lớn trong tay.
"Ông có thể nhìn được!" cô ấy kêu lên.
"Úi chà," ông ta gật đầu sung sướng, "và có thể khá rõ nữa. Bây giờ, cô muốn tôi để những miếng che mù mắt này ở đâu?"
Anh thanh niên lãng mạn ngồi trên ghế dài công viên với cuộc hẹn gặp đầu tiên. Anh ta chắc chắn cách xử sự và lời nói có duyên của mình sẽ chinh phục cô ấy khi học nhiều người khác thế.
"Trăng lên tối nay đấy," anh ta thì thầm.
"Chắc chắn rồi," cô ấy đồng ý.
"Sao sáng thực trên trời."
Cô ấy gật đầu.
"Giọt sương nào đó trên cỏ."
"Ai đó làm!" cô ấy nói một cách phẫn nộ. "Nhưng tôi không là cái loại đó!"
Thực sự khó nói với người Ấn Độ về yêu - họ chưa bao giờ sống kinh nghiệm này. Mọi điều họ biết là cơ chế dục, và mọi điều họ biết là tính con vật của dục: đó là kinh nghiệm của họ. Họ không thể hiểu được dục như vui đùa, vì dục không thể vui đùa được, chỉ yêu mới có thể vui đùa.
Yêu là vui đùa: nó là trò chơi, nó có tính chơi đùa. Và tại đỉnh tối thượng của yêu, cùng tính chơi đùa đó trở thành tính cầu nguyện.
Đây là ba giai đoạn: nhu cầu, tính chơi đùa, tính cầu nguyện. Và chừng nào bạn chưa kinh nghiệm yêu tại đỉnh tối thượng của nó, đỉnh cao nhất như lời cầu nguyện, bạn chưa thực sự sống cuộc sống của bạn; bạn đã bỏ lỡ vấn đề.
Bạn nói, Mukesh Bharti:
Tại sao người Ấn Độ nghĩ về dục dưới dạng nhu cầu thay vì vui đùa?
Họ không biết gì về vui đùa, về tính chơi đùa. Họ là những người nghiêm chỉnh - rất linh thiêng, rất tâm linh. Họ là những cái xác biết đi. Bạn không thể mong đợi chơi đùa từ họ, bạn chỉ có thể mong đợi mặt dài.
Bạn không thể sống được với các thánh nhân lâu đâu. Ngay cả ở cùng với một thánh nhân trong hai mươi tư giờ là sự trừng phạt rồi; nó không phải là phần thưởng vì trong vòng hai mươi tư giờ ông ta sẽ làm cho bạn cay đắng thế với cuộc sống, ông ta sẽ làm cho bạn buồn thế, ông ta sẽ làm cho bạn chua cay thế, ông ta sẽ làm cho bạn cảm thấy mặc cảm thế, bị kết án... Đó là niềm vui duy nhất của ông ta. Người tôn giáo chỉ tận hưởng một điều: làm cho mọi người buồn, lấy đi tiếng cười của mọi người.
Họ kết án tôi vì tôi đang dạy mọi người tiếng cười, tôi đang dạy mọi người yêu, tôi đang dạy mọi người cách hân hoan trong khoảnh khắc này, trong mọi tính bình thường của cuộc sống. Vì không có loại cuộc sống khác ở bất kì đâu, không có thế giới khác, đây là thế giới duy nhất! Và chúng ta phải sống thế giới này. Chúng ta phải không hi sinh thế giới này vì thế giới khác nào đó.
Tôi không dạy hi sinh, tôi không dạy chủ nghĩa khổ hạnh, tôi không dạy nhịn ăn, tôi không dạy vô dục. Tôi đang dạy mở hội cuộc sống. Và đó là điều họ đã từng bỏ lỡ hàng nghìn năm.
Họ không thể hiểu được dục như vui đùa; nó là khổ. Và nếu họ không thể hiểu được nó là vui đùa, họ không thể hiểu được nó như lời cầu nguyện; điều đó là không thể được.
Bạn nói:
Họ cũng nghĩ đồng thời rằng họ đã siêu việt lên trên dục, nhưng trong thực tại nó chỉ đã bị kìm nén
Siêu việt lên dục là có thể chỉ khi dục đạt tới việc nở hoa của tính cầu nguyện. Trước điều đó, dục không thể được siêu việt. Bạn chỉ có thể nhảy ra ngoài dục từ đường biên đó. Nhưng thế thì nó không phải là vô dục, nó đơn giản là việc biến mất của bản ngã vào trong cái toàn thể.
Nó không thực sự là siêu việt lên dục nhưng trở thành một phần của vũ trụ cực thích toàn thể. Nó đạt tới điều tối thượng của hợp nhất với cái toàn thể.
Bạn làm gì khi bạn làm tình với người đàn bà? Bạn cố có việc hợp nhất nào đó với cực đối lập. Trong một khoảnh khắc hợp nhất xảy ra - hiếm hoi, bởi vì nhiều điều kiện thế phải được đáp ứng. Chừng nào mọi điều kiện chưa được đáp ứng bạn có thể đơn giản đi qua những cử chỉ của làm tình. Chỉ thỉnh thoảng mới có đàn ông và đàn bà thực sự trong hoà điệu - tại một khoảnh khắc, hoà hợp - và thế rồi trong một khoảnh khắc, có niềm vui cực thích.
Niềm vui cực thích là gì? Sự biến mất của bản ngã trong một khoảnh khắc. Nhưng ngay cả một khoảnh khắc cũng là cực kì có ý nghĩa, quí giá - quí hơn nhiều so với bất kì viên Kohinoor nào. Cùng điều này xảy ra ở mức độ sâu của lời cầu nguyện. Với lời cầu nguyện bạn không cố gặp gỡ với người khác, nhưng bạn cố gặp gỡ với vũ trụ. Người khác đã trở thành chỉ là cửa sổ. Bạn không còn bị gắn bó với khung cửa sổ. Bạn đi qua cửa sổ này vào trong thế giới của sao, mây, chim. Bạn đi ra ngoài. Yêu dạy bạn cách đi ra ngoài cửa sổ và đạt tới các vì sao. Một khi bạn đã lấy chuyến bay này, cửa sổ bị bỏ lại xa đằng sau. Một khi bạn rời khỏi cửa sổ, phép màu xảy ra. Vì bản ngã của bạn đã được tạo khung bởi cửa sổ này. Một khi bạn bỏ lại cửa sổ đằng sau, bản ngã của bạn cũng bị bỏ lại đằng sau. Bản ngã cần người khác: khi người khác không còn đó, bản ngã không còn đó.
Các nhà tâm lí nói bản ngã tới về sau. Đầu tiên, bạn bắt đầu cảm thấy sự hiện diện của người khác. Đứa trẻ đầu tiên cảm thấy sự hiện diện của mẹ, bố, anh, chị, tường, bức tranh - bất kì cái gì bao quanh nó. Dần dần, dần dần nó trở nên nhận biết về sự kiện: "Mình tách rời khỏi tất cả những cái này. Đôi khi mẹ có đó và đôi khi mẹ không có đó, nhưng mình bao giờ cũng ở đây." Đầu tiên kinh nghiệm về người khác đi vào, và thế rồi bản ngã nảy sinh.
Nó là cùng một điều trong lời cầu nguyện: đầu tiên sự biến mất của người khác - thứ tự đảo ngược lại - và thế rồi bản ngã tan biến. Một khi bạn đã bỏ lại cái khung, cái khung nhỏ của người yêu và người được yêu, và bạn đã đưa bản thân bạn vào trong cõi bên kia, việc tan biến xảy ra. Phật gọi điều đó là niết bàn. Từ này hay: niết bàn đơn giản nghĩa là "việc dừng lại của cái khung." Cũng hệt như bạn thổi tắt ngọn đèn và đột nhiên cái khung biến mất vào trong cái toàn thể, điều như vậy cũng là trong trạng thái tối thượng của yêu. Thế thì người ta biết sự siêu việt. Siêu việt lên trên bản ngã trở thành siêu việt trên dục.
Nhưng nhớ lấy, nó không chống lại dục. Thực ra, bạn đã biến đổi dục tạm thời của bạn thành dục vũ trụ, bạn đã trở thành một với cực thích của bản thân sự tồn tại. Bây giờ nó sẽ có đó từng khoảnh khắc - bạn không thể đánh mất nó được. Bây giờ con ngỗng thực sự ở ngoài! Bạn không thể đi vào cái chai lần nữa.
Siêu việt trên dục là hiện tượng khác toàn bộ với kìm nén nó. Nhưng kìm nén có thể cho bạn cảm giác rằng bạn đã siêu việt lên.
Bà giúp việc chạy xô tới viên cảnh sát. "Tôi bị cưỡng hiếp! Tôi bị tấn công," bà ấy kêu lên. "Nó lột quần áo tôi ra, nó làm tôi ngạt thở với những cái hôn nồng nàn. Thế rồi nó làm tình đam mê điên dại với tôi!"
"Bình tĩnh lại đi bà, bình tĩnh bản thân bà lại, thưa bà," viên sĩ quan nói. "Mọi việc này xảy ra khi nào?"
"Hai mươi ba năm trước và tháng chín này," bà già nói.
"Hai mươi ba năm trước rồi sao?" anh ta kêu lên. "Làm sao bà mong đợi tôi bắt được người nào về cái gì đó người đó đã làm từ hai mươi ba năm trước?"
"Ồ, tôi không muốn anh bắt người nào cả, ngài sĩ quan," bà già nói. "Tôi chỉ muốn nói về điều đó thôi, có vậy thôi."
Bạn sẽ ngạc nhiên rằng mọi cái gọi là thánh nhân của bạn đều nói chống lại dục. Tại sao? Nếu họ đã siêu việt lên, tại sao có ám ảnh này với dục?
Trong kinh sách Ấn Độ, bạn sẽ thấy những mô tả khiêu dâm về đàn bà mà bạn sẽ ngạc nhiên. Trong so sánh Playboys và các tạp chí giống thế không là gì cả. Bạn có thể đi và xem Khajuraho, Konarak, Puri - những ngôi đền - và bạn sẽ thấy rằng cái gọi là văn học khiêu dâm của bạn chỉ mới là bắt đầu. Khajuraho có điêu khắc khiêu dâm nhất mà đã từng tồn tại ở bất kì đâu trên thế giới. Và phải mất hàng trăm năm để làm vì nó là điêu khắc đá, nó không chỉ là chụp ảnh người mẫu truồng trong tạp chí Playboy. Hàng trăm năm làm việc, hàng nghìn thợ điêu khắc phải đã làm việc về nó. Và không một ngôi đền đâu, hàng trăm đền. Và tại sao lên trên các đền thờ? Những đền đó có cái gì liên quan tới nó?
Chúng có cái gì đó liên quan tới nó. Các thánh nhân cần nó, những người tôn giáo cần nó. Đây là những hoang tưởng, đây là điều họ đang thấy bên trong bản thân họ. Họ muốn chúng được phóng chiếu. Và ở kinh sách Ấn Độ bạn sẽ ngạc nhiên mà chú ý rằng các thần Ấn Độ là những thần phạm tội hãm hiếp nhất trên thế giới. Họ không bằng lòng với những người đẹp cõi trời, họ liên tục giáng xuống thế gian và dụ dỗ, hãm hiếp đàn bà thế gian. Họ trở nên mệt mỏi với người đẹp cõi trời bởi lẽ đơn giản là người đẹp cõi trời có chút ít nhạt nhẽo - nhạt nhẽo theo nghĩa họ không bao giờ trở nên già, họ bao giờ cũng vẫn còn như cũ. Họ không vã mồ hôi, do đó họ không cần tắm. Thân thể họ không bình thường; họ được làm bằng vàng và bạc. Bây giờ bạn có thể làm gì với người đàn bà có thân thể bằng vàng và bạc, mắt bằng ngọc lục bảo và kim cương? Sớm hay muộn bạn sẽ phát mệt mỏi. Nó là đồ chơi, nó không phải là đàn bà. Cô ấy không bao giờ chì chiết bạn, cô ấy không bao giờ ném gối vào bạn. Không đóng kịch, không cuộc sống!
Họ giáng xuống trái đất. Mọi devas của người Ấn Độ, các thần của người Ấn Độ, đều rất dục, dục ám ảnh. Và các thánh nhân của bạn người đã viết ra các kinh sách này mô tả đàn bà bằng những lời đẹp đẽ thế. Điều đó chỉ ra tâm trí của họ. Nhưng đồng thời họ giả vờ rằng họ đang kết án dục, họ đang nói cho bạn những điều này để cho bạn có thể vẫn còn nhận biết về họ.
Bà cô cả thuê một luật sư trẻ để chuẩn bị di chúc của bà ấy. "Tôi có mười nghìn ru pi để dành," bà ấy giải thích, "và tôi muốn chi nó cho bản thân tôi. Không ai trong thị trấn này đã bao giờ chú ý gì tới tôi, nhưng họ sẽ bất chợt chú ý và lưu ý khi tôi chết."
Để làm ấm chủ đề này bà ấy cười khúc khích, "Tôi muốn chi toàn bộ tám nghìn ru pi cho lễ tang lớn nhất, khác thường nhất mà thị trấn này đã bao giờ thấy."
"Thế này," luật sư nói, "đó là nhiều tiền để trả cho chôn cất trong những miền này. Nhưng đó là tiền của bà, thưa bà, và bà có quyền chi nó theo bất kì cách nào bà thích. Bây giờ, thế còn hai nghìn kia thì sao?"
"Tôi sẽ chăm nom cái đó," bà già đáp lại với nụ cười mở rộng. "Tôi chưa bao giờ trên giường với đàn ông và tôi định thử ít nhất một lần trước khi tôi hết thời. Như anh có thể thấy tôi không nhiều nhặn gì để nhìn, nhưng tôi hình dung hai nghìn ru pi tôi có thể kiếm được cho tôi một người đủ trẻ và đủ đẹp trai để làm hài lòng tôi."
Đêm đó anh luật sư về báo cáo lại cuộc nói chuyện với vợ mình. Khi họ thảo luận về tình huống này, chị vợ tình cờ nhắc tới nếu có được hai nghìn ru pi thì tốt làm sao. Vài phút sau họ đã trên đường tới nhà của bà cô, chị vợ lái xe. Khi anh luật sư bước xuống xe, anh ta hướng dẫn vợ mình, "Đón anh sau hai tiếng nhé."
Trở lại vào giờ đã nói trước, chị vợ bấm còi. Không đáp ứng từ ngôi nhà. Thế là cô ta nhấn còi to hết cỡ thật lâu. Cửa sổ tầng trên được nâng lên và chàng luật sư thò đầu ra. "Quay lại sau bốn ngày nhé," anh ta kêu lên. "Bà ấy quyết định để cho uỷ ban thành phố chôn bà ấy."
Đây là những người, người thực. Đừng bị lừa bởi bộ mặt của họ. Nhìn sâu vào bên trong họ và bạn sẽ thấy tính điên khùng vô cùng. Kìm nén đem tới điên khùng, siêu việt đem tới Phật tính.
Vâng, Mukesh Bharti, tôi đã nói có tương tự nào đó giữa vị Phật và người điên. Tương tự này là ở chỗ vị Phật đi ra ngoài tâm trí, và người điên rơi xuống thấp hơn tâm trí. Và cùng sự tương tự tồn tại giữa siêu việt trên dục và kìm nén dục. Siêu việt là đi ra ngoài dục - và để đi ra ngoài người ta phải đi qua; dục phải được dùng như chiếc thang - và kìm nén là rơi xuống bên dưới dục.
Kìm nén tạo ra thần kinh. Siêu việt đem tới việc nở hoa - việc nở hoa của mọi cái là tốt nhất trong bạn, việc nở hoa của moi cái là con người thực của bạn. Nó là việc toả ra của niềm huy hoàng ẩn kín.
Câu hỏi thứ hai
Osho ơi,
Gần đây thầy nói rằng thầy yêu Wilhelm Reich. Tôi đã nghiên cứu và viết về ông ấy trong nhiều năm. Trong khi ý tưởng của thầy - dục tương đương năng lượng, sống trong bây giờ và Thượng đế là cuộc sống - phù hợp với ý tưởng của ông ấy, thầy đi xa bên ngoài ông ấy. Ông ấy bị giới hạn theo cách nào vậy?
Edward Mann, tôi cũng đã đọc cuốn sách của bạn về Wilhelm Reich. Tôi cũng nhớ bạn đã trích dẫn tôi trong cuốn sách đó.
Wilhelm Reich và ý tưởng của tôi có sự tương tự bên ngoài nào đó, nhưng nhớ lấy, nó là bên ngoài. Wilhelm Reich là nhà tư tưởng, không phải thiền nhân, và đôi khi nhà tư tưởng dò dẫm trong bóng tối có thể tìm ra đôi điều, họ có thể loạng choạng với phải đôi điều. Nhưng để có mắt là hiện tượng khác toàn bộ.
Vâng, thỉnh thoảng bạn có thể tìm ra cánh cửa cũng bằng việc dò dẫm trong bóng tối - ngay cả người mù cũng có thể tìm ra nó - nhưng để có mắt và có ánh sáng và đi thẳng tới cửa mà không dò dẫm là hiện tượng khác toàn bộ.
Wilhelm Reich chắc chắc được tôi ca ngợi, được ca ngợi vì một hiện tượng đơn giản là ông ấy không phải là thiền nhân vậy mà ông ấy đã loạng choạng vớ được cái gì đó chỉ các thiền nhân mới có thể bắt gặp. Và đó là giới hạn của ông ấy nữa: ông ấy chỉ là nhà tư tưởng. Cho nên điều ông ấy nói ông ấy không thể thuyết giảng được. Điều ông ấy thuyết giảng ông ấy không thể thực hành được. Thực ra ông ấy làm chính điều đối lập lại nó. Cái mù của ông ấy phải được tìm trong cuộc sống của ông ấy, không trong lời ông ấy.
Vợ của Wilhelm Reich viết về ông ấy rằng ông ấy là người đàn ông ghen tuông nhất. Bây giờ điều đó là không thể được. Nếu một người đã siêu việt lên trên dục, thế thì ghen tuông là không thể được. Và ông ấy liên tục nói về gạt bỏ tính sở hữu, ghen tuông, nhưng về vợ mình, ông ấy rất nghi ngờ. Cuối cùng họ phải li thân, và nguyên nhân của li thân là Wilhelm Reich. Ông ấy đã xía vào với đủ loại đàn bà. Ông ấy có nhiều chuyện tình nhân danh tự do, nhân danh yêu, nhân danh không sở hữu, nhân danh tình bạn và chia sẻ, nhưng cũng điều đó là không được phép với vợ ông ấy.
Ngay cả ông ấy đi ra ngoài thành phố, ông ấy cũng bảo bạn mình để mắt tới vợ ông ấy. Vợ của Wilhelm Reich bản thân bà ấy là nhà phân tâm. Điều này bà ấy không thể nào hiểu nổi. Nhưng tôi có thể thấy tại sao nó đã xảy ra - ông ấy chỉ là nhà tư tưởng.
Nhà tư tưởng bao giờ cũng tinh ranh. Với bản thân mình họ sẽ tìm đủ loại cớ, nhưng với người khác sẽ có một chuẩn khác toàn bộ. Đó là chỗ ông ấy bị giới hạn. Và bởi vì ông ấy không phải là thiền nhân, ông ấy không thể biến đổi được năng lượng dục của ông ấy thành có tính chơi đùa, thành có tính cầu nguyện, và chung cuộc thành sự tồn tại cực thích.
Đó là lí do tại sao ông ấy đã phát điên. Chơi với lửa là nguy hiểm. Nếu bạn không hiểu bản chất của nó tốt hơn cả là để nó một mình. Dục là lửa vì nó là cuộc sống: chơi với nó mà không hiểu biết toàn thể quá trình biến đổi của nó thì chắc chắn là nguy hiểm. Và nguy hiểm đó đã xảy ra cho ông ấy.
Ông ấy đã ở trên đường đúng nhưng ông ấy mù. Ông ấy cần một nền tảng trong thiền. Ông ấy đáng trở thành vị Phật, nhưng ông ấy đã trở thành chỉ là người điên.
Bạn nói, Edward:
Trong khi các ý tưởng của thầy - dục tương đương năng lượng...
Đây không phải là ý tưởng của tôi, đây là kinh nghiệm của tôi.
Và một phân biệt rõ ràng phải được nhớ. Với Wilhelm Reich đây là ý tưởng. Người mù có thể có ý tưởng về ánh sáng, nhưng điều đó sẽ không giúp cho người đó. Người điếc có thể có ý tưởng về âm nhạc, nhưng điều đó sẽ không làm cho người đó hiểu âm nhạc, kinh nghiệm về âm nhạc. Tôi không có ý tưởng nào, đây là kinh nghiệm của tôi. Bất kì cái gì tôi nói cho bạn tôi không nói nó như một triết gia.
Tôi không phải là nhà tư tưởng chút nào; với tôi suy nghĩ là hoạt động phẩm chất rất thấp. Điều tôi nói là việc trải nghiệm của tôi. Cho nên đây không phải là ý tưởng của tôi về dục, đây là kinh nghiệm thực tại. Và tôi không cố truyền bá cho bạn, tôi đơn giản mời bạn tới trải nghiệm điều tôi đã trải nghiệm. Cho nên tôi không đòi hỏi bạn tin vào tôi.
Wilhelm Reich là người cuồng tín. Ông ấy muốn các tín đồ của ông ấy tin vào ông ấy, tin ông ấy một cách tuyệt đối. Ông ấy rất độc tài. Ông ấy sẽ không cho phép bất kì hoài nghi nào trong tâm trí của bất kì ai, và ông ấy thường xuyên sống trong sợ hãi - sợ hành hạ, dường như ông ấy liên tục bị hành hạ, dường như ai đó theo dõi ông ấy. Đây là dấu hiệu của tâm trí cuồng tín.
Ông ấy có khả năng trưởng thành, nhưng ông ấy cần mảnh đất đúng. Điều đó bị thiếu. Giá mà ông ấy là một trong các sannyasin của tôi, chắc một loại người khác toàn bộ đã được sinh ra từ ông ấy.
Ông ấy sống trong chai. Con ngỗng không thể thoát ra được. Và ông ấy trở nên quá gắn bó với cái chai - ý thức hệ của ông ấy, triết lí của ông ấy. Và nỗi sợ thường xuyên này về bức hại, nghi ngờ đã đưa ông ấy tới điên.
Bạn nói:
... ý tưởng của thầy - dục tương đương năng lượng, sống trong bây giờ và Thượng đế là cuộc sống - phù hợp với ý tưởng của ông ấy...
Chúng chỉ dường như phù hợp thôi.
Sống trong bây giờ, làm sao bạn có thể cảm thấy bị hành hạ được? Hành hạ bao giờ cũng sẽ là ngày mai. Ngay khoảnh khắc này làm sao bạn có thể cảm thấy bị hành hạ được? Nó có thể xảy ra chỉ trong khoảnh khắc tiếp.
Cả đời mình ông ấy đã nói về sống trong bây giờ, nhưng đó là chỉ nói, đơn thuần nói; ông ấy chưa bao giờ sống trong bây giờ. Ông ấy nghĩ về bản thân ông ấy theo hình mẫu ngu xuẩn cũ, như là một nhà tiên tri.
Ý tưởng Do Thái ngu xuẩn này về việc là nhà tiên tri đã hành hạ nhiều người ở phương Tây. Ki tô giáo, Mô ha mét giáo, Do Thái giáo - cả ba tôn giáo đã được sinh ra bên ngoài Ấn Độ, đã xoay quanh ý tưởng về nhà tiên tri. Sigmund Freud có cùng thái độ, và Wilhelm Reich đã là đệ tử của Sigmund Freud. Thế rồi Carl Gustav Jung có cùng ý tưởng - ông ấy cũng là một tín đồ của Sigmund Freud. Thế rồi Adler có cùng ý tưởng - ông ấy cũng là một tín đồ của Sigmund Freud. Tất cả sản phẩm phụ của tâm trí Do Thái. Tất cả họ đều nghĩ dưới dạng việc cứu rỗi toàn thể nhân loại tuỳ thuộc vào họ.
Đó là sống ở đâu đó khác, không ở trong bây giờ.
Mới hôm nọ, Sheela mang tới một bản tường trình từ một người thượng đế học Ki tô giáo - một bản tường trình chống lại tôi. Ông ta phải đã tới với các ý tưởng hình thành từ trước, và bị rất lẫn lộn. Ông ta không thể xoay xở được với các ý tưởng đã có từ trước và ông ta không thể buông bỏ được chúng. Cho nên ông ta nhạt nhoà: một điều ông ta nói chống tôi, một điều ông ta ủng hộ tôi. Và ông ta lâm vào đống lộn xộn thế. Nhưng tôi thích một điều ông ta nói - mặc dầu ông ta nghĩ ông ta đã làm một phê bình rất có ý nghĩa.
Ông ta nói: khoảnh khắc Osho chết, toàn thể phong trào của ông ta sẽ biến mất như bong bóng xà phòng.
Tôi thích điều đó! Đó là cách nó phải vậy! Tại sao nó phải tiếp tục? Để làm gì? Không có lí do. Tôi sống bây giờ, tôi không quan tâm tới tương lai chút nào. Làm sao lại thành vấn đề liệu phong trào của tôi biến mất như bong bóng xà phòng hay không? Tôi thích bong bóng xà phòng! Chúng trông đẹp trong ánh mặt trời. Và chúng nên biến mất để cho vài người khác có thể làm ra các bong bóng xà phòng khác. Tôi không độc quyền về chúng. Thực ra, thế giới chắc đã tốt hơn nếu bong bóng xà phòng được Jesus tạo ra đã biến mất cùng ông ấy. Thế thì những giáo hoàng Polack này chắc đã không ở đây. Bây giờ họ đang làm nhiều om sòm về bong bóng mà không có đó. Bong bóng xà phòng mà Phật đã tạo ra, giá mà nó đã biến mất, chắc đã là phúc lành lớn cho nhân loại, vì mọi sư Phật giáo này và những nhà thượng đế học, và mọi loại người ngu... Chúng ta chắc đã được cứu khỏi họ!
Mới hôm nọ tôi đọc một kinh sách Phật giáo. Kinh sách Phật giáo nói rằng có ba mươi ba nghìn qui tắc cho từng sư Phật giáo để tuân theo. Ba mươi ba nghìn qui tắc! Ngay cả nhớ chúng bạn sẽ cần máy tính. Và loại qui tắc nào? Tôi sẽ nói cho bạn chỉ một qui tắc thôi. Khi sư Phật giáo đi bồn cầu ông ấy phải mở nắp của bồn cầu rất chậm rãi; không được gây tiếng động nào. Tại sao? - vì bao giờ cũng có ma đói ăn cứt. Và nếu chúng ăn cứt của bạn, bạn chịu trách nhiệm; thế thì bạn sẽ khổ trong các kiếp tương lai của bạn. Những người vĩ đại chưa! Các qui tắc tôn giáo vĩ đại!
Nhưng ý tưởng này về nhà tiên tri, người cố giải quyết khổ của mọi người, người tới để cứu rỗi nhân loại... Và bạn không thể thấy được một sự kiện đơn giản rằng Jesus tới và người Ki tô giáo vẫn cứ ba hoa rằng ông ấy tới để cứu rỗi cho nhân loại, nhưng việc cứu rỗi nhân loại vẫn chưa xảy ra. Hai nghìn năm đã trôi qua. Ông ấy đã chứng tỏ là một nhà tiên tri rất bất lực. Loại cứu rỗi nào đã xảy ra? Người Jaina nói rằng Mahavira tới để nâng nhân loại lên. Nhân loại ở chỗ nó đang vậy. Phật đã tới để chuyển giao cho mọi người...
Tôi muốn đặt dấu chấm hết cho mọi thứ vô nghĩa này. Tôi không ở đây để giải thoát cho bất kì ai. Sao tôi phải giải thoát cho bạn? Bố mẹ bạn đã làm điều đó rồi! Tôi không có trách nhiệm. Tôi không chịu trách nhiệm cho bất kì ai - cho bất kì nhân loại nào, cho bất kì tương lai nào. Tôi tận hưởng khoảng khắc của tôi, và những người muốn tận hưởng khoảnh khắc này, bong bóng xà phòng đẹp này trong ánh mặt trời, có thể tận hưởng.
Nhưng ông ấy nghĩ - nhà thượng đế học Ki tô giáo người tới từ Đức chỉ để nghiên cứu điều đang xảy ra ở đây - rằng tất nhiên nó có vẻ đẹp bây giờ, nhưng khi Osho chết nó sẽ biến mất.
Nó phải biến mất chứ. Tôi sẽ làm mọi thu xếp cho nó biến mất. Nó phải không còn lại cho dù một khoảnh khắc, vì điều đó sẽ là thứ chết.
Wilhelm Reich đã sống với sứ mệnh nhà tiên tri này. Và mọi nhà tiên tri theo cách nào đó đều điên, chút ít thần kinh. Ngay cả người tốt, ngay cả người như Jesus, cũng có chút ít chiều hướng thần kinh: "đứa con duy nhất của Thượng đế." Nhìn chứng thần kinh đó. Vậy ra mọi người khác là gì - con hoang sao?
Jesus nói rằng ông ấy được sinh ra từ người mẹ đồng trinh. Vô nghĩa làm sao! Thần kinh nào đó, vệt thần kinh nào đó! Tấm đá không tuyệt đối sạch... tàn tích nào đó từ quá khứ. Và ông ấy đang đợi phép màu. Tại chính khoảnh khắc cuối cùng, trên cây chữ thập, ông ấy đã chờ đợi. Và ông ấy đã hét vào Thượng đế, "Sao ngài đã bỏ rơi con?" Bạn thấy mong đợi không? Bạn thấy đòi hỏi không? Ông ấy thất vọng, ông ấy giận: "Sao ngài đã bỏ con?" Ông ấy phải đã chờ đợi sâu bên dưới để phép màu xảy ra, rằng Thượng đế sẽ giáng xuống và cứu đứa con trai duy nhất của ngài. Nhưng không Thượng đế nào đã giáng xuống vì làm gì có Thượng đế. Điều đó là không thể được. Và ông ấy liên tục cầu nguyện, giơ cả hai tay lên trời và gọi, "Abba ơi, Cha ơi." Đây là thái độ trẻ con. Nhưng đây là điều đã xảy ra trong quá khứ.
Với tôi nó là hiện tượng khác toàn bộ. Tôi muốn làm việc đứt đoạn hoàn toàn với quá khứ. Tôi không là nhà tiên tri, tôi không là đấng cứu thế, tôi không là con trai duy nhất của Thượng đế, tôi đã không tới để làm thu xếp cho việc cứu rỗi của bạn. Không có nhu cầu - con ngỗng ở ngoài!
Edward Mann, Wilhelm Reich đã sống trong phản ứng, không trong nổi dậy. Và phân biệt là tinh tế. Ông ấy đã phản ứng lại. Nhưng khi bạn phản ứng cái gì đó bạn vẫn còn bị gắn bó với nó, bạn không thể tự do khỏi nó. Phản ứng là một loại gắn bó tiêu cực.
Tôi không phản ứng, tôi đơn giản ngắt kết nối. Tôi gián đoạn với quá khứ vì đó là cách duy nhất để sống bây giờ. Tôi không có quá khứ và không có tương lai. Khoảnh khắc này là tất cả!
Câu hỏi cuối cùng
Osho ơi, tôi không có câu hỏi nào. Dầu vậy có một câu hỏi... Thầy có thể nói cái gì đó điên rồ mà không có chủ định không?
Dhyan Madia, và bạn nghĩ tôi đã từng làm gì suốt từ đầu? Bạn có cho rằng có bất kì chủ định nào không? Bạn có thể tìm ra người điên rồ nào hơn tôi không?
Tôi hoàn toàn điên rồ, và tôi chẳng có chủ định chút nào. Tôi chỉ tận hưởng bản thân mình. Tôi thích nói, cho nên tôi thích nói... Do đó, tôi có tự do mà không nhà tư tưởng nào đã bao giờ có thể có, bởi vì ông ấy phải nhất quán. Tôi không bận tâm chút nào tới bất kì nhất quán nào. Khoảnh khắc tôi đã nói cái gì đó, nó được kết thúc; thế thì tôi không nhìn lại. Tôi chưa bao giờ đọc bất kì cuốn sách nào của tôi - tôi thậm chí không nhớ tên.
Nếu ai đó hỏi tôi, "Osho ơi, thầy đã nói điều này trong sách kia..." Tôi nói, "Thực thế à? Điều đó phải đã được ai đó khác nói đấy chứ. Người đó đã chết lâu rồi."
Cho nên mọi thứ mà tôi đang nói là vô chủ định - vô chủ định như hoa hồng, như con chim tung cánh, như các vì sao, như giọt sương trong ánh mặt trời buổi sáng. Chủ định gì? Tôi không trong bất kì cách thức có chủ định nào. Nó là niềm vui cực kì.
Ba người Polacks, Madia, đang đứng bên ngoài nhà thổ thảo luận về họ sẵn lòng trả giá nào để có phục vụ bên. Họ quyết định rằng một người trong số họ nên đi vào bên trong, còn hai người kia đợi bên ngoài.
Nửa giờ sau, người đi vào trong bước ra với nụ cười toác miệng trắng răng trên khuôn mặt.
"Chuyện gì xảy ra vậy? Nó giống cái gì?" bạn anh ta hỏi.
"Thế này, tôi trả năm zlotys, đi vào trong phòng và người đàn bà gợi tình cao lớn này đang đợi tôi. Cô ấy cởi quần áo tôi ra, lồng hai khoanh dứa quanh chim tôi và tiến hành ăn dần chúng. Thật tuyệt!"
Người Polack thứ hai, hài lòng với báo cáo của người bạn mình, đi vào bên trong. Một giờ sau anh ta bước ra, một cái cười toe toét ngoác miệng hiện lên trên mặt anh ta.
"Chuyện gì xảy ra vậy?" hai người kia hỏi.
"Thế này tôi trả mười zlotys, và nó hệt như anh bạn đầu của chúng ta. Nhưng lần này cô ấy để bốn khoanh dứa vào chim tôi và ăn chúng rất rất chậm." Người Polack thứ ba, đến lần này rất hứng tình, chạy xô vào nhà thổ và mười lăm phút sau bước ra với bộ mặt dài, buồn bã.
"Thế nào," bạn anh ta hỏi, "cái gì sai? Cái gì xảy ra?"
"Thế này, người Polack buồn bã bắt đầu, "Nó bắt đầu thì tuyệt. Tôi trả hai mươi zlotys và cô ấy để sáu khoanh dứa quanh chim tôi, thêm một thìa kem trứng lớn."
"Úi chao!" các bạn kêu lên.
"Đấy chưa là tất cả đâu," người thứ ba tiếp tục, "một nhúm lạc nghiền, bánh xốp đường, nước sốt sô cô la nóng, và trên chóp có dâu tây đỏ đẹp."
"Có vẻ oách ghê," một trong hai người kia nói. "Thế thì cái gì có thể làm cho anh buồn thế?"

"Thế này, nó có vẻ ngon đéo chịu được, tự tôi đã ăn nó!"
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post