Chương 5. Bên ngoài lăng kính tâm trí

Chương 5. Bên ngoài lăng kính tâm trí

Price:

Read more

Nguyên lí thứ nhất - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 5. Bên ngoài lăng kính tâm trí



Hakuju phụng sự như một giảng viên xuất chúng ở trường thuộc giáo phái Tendai. Khi ông ấy đang giảng đầy nhiệt tình theo tập quán thông thường về văn học cổ điển Trung Quốc vào một trưa mùa hè nóng bức, ông ấy để ý rằng vài người trong các học trò đang ngủ gà ngủ gật. Ông ấy dừng giảng ngay giữa câu và nói, "Trưa nóng bức, phải không? Ta không thể trách các ông vì buồn ngủ. Các ông nghĩ sao nếu ta tham gia cùng các ông?"
Với việc này, Hakuju đóng sách lại, và ngả người về sau trên ghế bành, bắt đầu ngủ.
Cả lớp điếng người, và những người đã từng ngủ gà ngủ gật đều bị đánh thức bởi tiếng ngáy của ông ấy. Mọi người đứng dậy từ chỗ của mình và muốn thầy thức dậy.
Nguyên lí thứ nhất, nguyên lí mà không thể được nói ra - nhưng chúng ta vẫn có thể thử. Nguyên lí thứ nhất là ở chỗ samsara-luân hồi là niết bàn, là ở chỗ cái bình thường là cái phi thường, là ở chỗ thế giới này là thế giới khác, là ở chỗ vật chất là tâm trí, là ở chỗ không có phân biệt giữa linh thiêng và không linh thiêng, là ở chỗ cái báng bổ là cái thiêng liêng. Đây là nguyên lí thứ nhất. Vâng, nó không thể được nói ra, và tôi không nói nó, nhưng nó có thể được chỉ ra.
Cái không thể phân chia được là nguyên lí thứ nhất. Khoảnh khắc chúng ta phân chia thực tại, nó trở thành nguyên lí thứ hai. Nguyên lí thứ hai là cái bóng; nguyên lí thứ nhất là nguyên bản.
Đây là một trong những đóng góp vĩ đại nhất của Thiền cho thế giới. Thiền nói thế giới là Thượng đế, không có Thượng đế khác. Việc sáng tạo là đấng sáng tạo, không có đấng sáng tạo khác. Chính tính sáng tạo là thiêng liêng. Nó không giống như hoạ sĩ mà khác với bức tranh của ông ấy. Nó giống như vũ công là một với điệu vũ của người đó. Thượng đế là một với sự tồn tại của ngài. Thượng đế là sự tồn tại của ngài. Thực ra, nói "Thượng đế là" là thừa, nó là việc lặp lại, bởi vì "Thượng đế" nghĩa là cùng một điều mà cái "là" đó ngụ ý. Thượng đế là tính hiện hữu. Mọi thứ đều là thiêng liêng.
Rất khó cho cái gọi là người tôn giáo hiểu điều đó bởi vì toàn thể sai lầm của người đó phụ thuộc vào các phân biệt: cái này là tốt, cái này là xấu, cái này phải được làm và cái này phải được tránh. Bãi chợ phải bị kết án, và người ta phải đi vào Himalayas hay vào các tu viện.
Tâm trí thông thường phụ thuộc vào kết án, nó là trò bản ngã, cho nên khi bạn trở nên có tính tôn giáo bình thường, bạn bắt đầu có cảm giác "linh thiêng hơn ngươi". Bởi vì bạn sống theo một cách nào đó - bạn ăn những thứ nào đó và bạn không ăn những thứ nào đó, và bạn có phong cách sống nào đó cho cuộc sống của bạn - bạn bắt đầu cảm thấy bạn linh thiêng hơn người khác. Sư Cơ đốc giáo hay sư Jaina nghĩ ông ấy rất linh thiêng bởi vì ông ấy đang làm những điều nào đó và ông ấy tránh những điều nào đó. Tính linh thiêng của ông ấy bao gồm việc làm.
Nhấn mạnh của Thiền là ở chỗ việc làm là không quan trọng chút nào, điều quan trọng là hiện hữu. Bạn không phải là điều bạn làm. Bạn là điều bạn đang hiện hữu. Và bằng việc làm, bạn không bao giờ thay đổi, nhưng nếu việc hiện hữu của bạn thay đổi, chắc chắn việc làm của bạn thay đổi. Nó trở thành khác toàn bộ; nó trở thành tràn ngập với ánh sáng mới. Một phẩm chất mới, một chiều hướng mới mở ra cho nó. Bạn có thể làm cùng điều đó mà không có hiện hữu của bạn đã trải qua bất kì biến đổi nào, và thế thì nó sẽ là thứ hai, phụ, thế thì nó sẽ không là thực.
Chẳng hạn, Mahavir trở nên khoả thân. Việc khoả thân của ông ấy bắt nguồn từ nguyên lí thứ nhất; nó là việc tuôn chảy từ cốt lõi bên trong nhất của ông ấy. Nó là sự hồn nhiên đã tới với cuộc sống của ông ấy. Bạn có thể trở thành khoả thân - có hàng nghìn sư Jaina trong nhiều thế kỉ đã trở nên khoả thân - nhưng đó là hành động. Với Mahavir nó không phải là hành động; về căn bản nó là thay đổi trong bản thể ông ấy. Ông ấy trở thành giống trẻ con tới mức không có nhu cầu về bất kì quần áo nào. Không có gì để che giấu. Ông ấy trở nên mở thế, đơn giản thế. Sự khoả thân này tuôn chảy từ cốt lõi bên trong nhất. Thế thì nó có phẩm chất khác: phẩm chất của hồn nhiên, của tính đơn giản như trẻ con. Nhưng những người theo ông ấy, và đã trở nên khoả thân như các tín đồ, là những người tinh ranh, người lọc lõi. Đó là một kết luận toán học, kết luận logic. Họ đắn đo về điều đó. Họ nghĩ Mahavir trở thành Mahavir bằng việc trở nên khoả thân; "Nếu chúng ta trở nên khoả thân, chúng ta sẽ trở thành Mahavir." Hành động là thứ nhất với họ.
Mahavir trở thành bất bạo hành. Ông ấy trở nên cẩn thận về mọi loại sự sống, ngay cả sự sống của cây cối. Ông ấy sẽ không bước lên cỏ; điều đó có thể làm đau cỏ. Ông ấy trở nên đáng yêu thế, từ bi thế, bởi vì bản thể của ông ấy đã được thay đổi. Thế rồi các tín đồ của ông ấy đã thử cùng điều đó, từ cực đoan kia, từ đầu bên kia: họ đã thử nó như một hành vi được trau dồi. Họ cố không giết hại, họ cố tránh bất kì bạo hành nào, nhưng nó chỉ là hành động.
Hành động không thể thay đổi được bản thể bạn. Ngoại vi không thể thay đổi được trung tâm của bạn. Chỉ khi trung tâm thay đổi, ngoại vi mới thay đổi. Để điều này là một trong những qui tắc nền tảng nhất.
Thiền nhân nói samsara - luân hồi này, thế giới này, là thế giới khác nữa. Không có thế giới khác, cho nên đừng tìm kiếp sau; không có đâu. Khoảnh khắc này là tất cả! Nếu bạn bắt đầu tìm thế giới khác nào đó, bạn đã phân chia sự tồn tại ra làm đôi - và sự tồn tại là không phân chia được. Không phải là sẽ có một biên giới cho thế giới và thế rồi tới biên giới của Thượng đế. Thượng đế không phải là người láng giềng! Thượng đế là ở trong thế giới. Ngài không phải là siêu việt; ngài là ở khắp nơi. Ngài là một với sự tồn tại. Cho nên đừng phân chia. Khoảnh khắc bạn phân chia, bạn đang rơi vào trong thế giới bóng hình của cái gián tiếp.
Nếu bạn có thể nhìn với con mắt không phân chia, bạn bắt gặp nguyên lí thứ nhất.
Bạn phải đã nghe nói về con mắt thứ ba. Bạn có hai con mắt: hai con mắt có nghĩa là nhị nguyên. Và tất cả những người đã nhìn vào bên trong, họ nói sẽ tới một khoảnh khắc khi con mắt thứ ba mở ra. Con mắt thứ ba là một mắt, độc nhãn. Không có con mắt thứ ba về sinh lí trong thân thể bạn đâu; nó là biểu dụ thôi. Khi hai mắt biến mất và trở thành một, khi bạn không nhìn vào trong sự tồn tại với tâm trí phân chia, bạn nhìn vào trong sự tồn tại với tâm thức tuyệt đối, không phân chia, thế thì bạn là một.
Jesus nói với đệ tử của ông ấy, "Nếu các ông trở thành một mắt, thế thì các ông sẽ biết vương quốc Thượng đế của ta. Nếu các ông đạt tới một mắt, thế thì mọi phúc lạc sẽ là của các ông và mọi phúc lành." Ông ấy đang nói về con mắt thứ ba đấy, và con mắt thứ ba cho bạn thoáng nhìn vào trong nguyên lí thứ nhất.
Nguyên lí thứ nhất là ở chỗ samsara - luân hồi là niết bàn, là ở chỗ cái bình thường là cái phi thường. Cho nên xin bạn, đừng nghĩ rằng cái gì đó là tâm linh và cái gì đó là phi tâm linh. Bạn có thể làm mọi thứ theo cách tâm linh và bạn có thể làm mọi thứ theo cách phi tâm linh. Nếu bạn phân chia, bạn là phi tâm linh. Nếu một người nói cái này là tốt và cái kia là xấu, người đó là phi tâm linh. Nếu một người nói, "Cái này phải được ham muốn và cái này phải không được ham muốn," người đó không còn là tâm linh nữa.
Tính tâm linh không có những cái phải, không có những cái không phải. Tính tâm linh có sự chấp nhận sâu sắc về bất kì cái gì đang đó - cái đang hiện hữu. Phật tử gọi nó là tathata, tính như vậy - như vậy là hoàn cảnh. Bất kì cái gì là hoàn cảnh đều là hoàn cảnh: người ta phải chấp nhận và thảnh thơi trong nó. Trong thảnh thơi đó là chiều hướng của tâm linh. Nếu bạn có thể làm hành động bình thường theo cách thảnh thơi, không căng thẳng trong tâm trí, không khao khát trong tâm trí để thành công hay để là người thắng, thế thì bạn đang làm điều tâm linh. Thế thì nó có thể là bất kì cái gì.
Thiền nhân nhấm nháp trà, và họ gọi nó là trà đạo. Nhấm nháp trà có thể trở thành có tính tâm linh. Làm sao nó trở thành có tính tâm linh? Với những người đã không nhìn vào trong thực tại theo bất kì cách nào điều đó có vẻ đơn giản ngớ ngẩn. Nhấm nháp trà sao? Làm sao nó có thể trở thành có tính tôn giáo được? Vâng, nếu bạn đang tụng tên Thượng đế, có thể đó là tâm linh, có thể đó là tôn giáo. Nếu bạn đang cầu nguyện, nhịn ăn, có thể nó là tâm linh, nhưng nhấm nháp trà sao? Làm sao điều đó có thể có tính tôn giáo hay tâm linh được? Thiền nhân nói nếu bạn có thể nhấm nháp trà với tâm trí không phân chia tuyệt đối, tới mức trà và người nhấm nháp trà không còn bị phân chia, nó trở thành một năng lượng, có nhiều im lặng thế, người ta được thảnh thơi - và nếu bạn không thể được thảnh thơi trong khi nhấm nháp trà, còn chỗ nào khác bạn có thể được thảnh thơi? - chén trà có thể trở thành chén lời nguyện.
Thế thì bất kì cái gì cũng có thể trở thành có tính tâm linh. Đào hố trong vườn, chăm sóc cây có thể trở thành có tính tâm linh. Bất kì cái gì dù là cái gì cũng có thể có phẩm chất tâm linh bởi vì toàn thể sự tồn tại là Thượng đế. Bạn chỉ phải trở nên nhận biết về điều đó. Một nhận biết thảnh thơi làm cho mọi thứ thành có tính tâm linh.
Cho nên câu châm ngôn này rằng luân hồi là niết bàn, là một trong những câu châm ngôn vĩ đại nhất đã từng được thốt ra bởi bất kì người nào trên thế gian này. Người sáng lập của Thiền, Bồ đề đạt ma, đã thốt ra nó. Nó là tiếng sét. Nó là một trong những châm ngôn cách mạng nhất. Nó phá huỷ mọi phân biệt, và nó đem ánh sáng tới cho điều mà mọi cái gọi là tôn giáo khác chỉ là các triết lí, không phải là tôn giáo thực, vì họ liên tục phân chia - quỉ và Thượng đế, địa ngục và cõi trời, và họ liên tục làm phân chia. Phân chia là công việc của họ, và phân chia là của tâm trí.
Tâm trí vận hành như lăng kính. Một tia sáng đi vào trong lăng kính và bị phân chia thành bẩy mầu. Đi vào, nó là một mầu, nó là trắng thuần khiết, nó là không phân chia. Đi ra khỏi lăng kính, nó không còn là một nữa; nó là bẩy, bẩy mầu, toàn thể mầu cầu vồng. Thế giới bị phân chia bởi vì lăng kính tâm trí. Cái đi vào trong tâm trí là một; cái đi ra khỏi tâm trí là bẩy.
Nếu bạn muốn biết nguyên lí thứ nhất bạn sẽ phải đi ra ngoài lăng kính. Bạn sẽ phải đi tới điểm mà tia sáng là một.
Bây giờ, có hai cách để tìm chân lí. Một cách là cách hướng đích, và cách thứ hai là cách hướng nguồn. Cách thứ nhất là sai và cách thứ hai là đúng. Khi tôi nói cách thứ nhất là sai, tôi không kết án nó. Tôi không nói nó là xấu. Điều tôi nói bởi "sai" không phải là kết án; nó chỉ là một chỉ dẫn rằng nó không đưa tới đâu cả, rằng nó dẫn tới ngõ cụt, rằng bạn có thể đi vào trong nó, nhưng bạn sẽ không bao giờ đạt tới. Bạn có thể cứ đi mãi đi mãi, nhưng bạn sẽ không bao giờ đạt tới. Nó là con đường giả. Nó có vẻ giống con đường, nhưng nó không phải là con đường. Nó có hình thể, nhưng chỉ là hình thể.
Trước hết chúng ta hãy hiểu con đường giả vì nếu bạn biết cái giả là cái giả, nửa cuộc hành trình qua rồi. Thế thì rất đơn giản để hiểu cái thực là thực. Biết cái giả là giả, bạn đã đi tới hiểu biết về cái gì đang có hay cái gì có thể là thực. Cho nên bao giờ cũng bắt đầu bằng việc hiểu cái giả trước hết. Cái giả bị loại bỏ đi, cái thực còn lại. Cho nên trước hết là con đường giả.
Mọi người đều rất dễ vướng vào bẫy của cái giả vì nó rất quyến rũ; nó vận hành gần như nam châm. Tâm trí cảm thấy rất bị hấp dẫn vào nó. Tâm trí có xu hướng bị hấp dẫn tới cái giả. Tại sao? Vì bản thân tâm trí là giả rồi. Nó được nuôi dưỡng trên cái giả. Cho nên bất kì chỗ nào tâm trí bạn cảm thấy bị hấp dẫn, thận trọng vào: cái gì đó giả, cái gì đó ảo tưởng, cái gì đó của thế giới mơ đang hấp dẫn bạn. Tâm trí sống trong mơ; nó được làm từ chất liệu mơ. Ban ngày bạn gọi những mơ đó là ý nghĩ, ban đêm bạn gọi những ý nghĩ đó là mơ, nhưng nó tất cả là một thôi, cùng một sự tuôn chảy, cùng năng lượng. Tâm trí liên tục thêu dệt mơ, lúc thì bằng lời, lúc thì qua hình ảnh, nhưng toàn thể sản xuất của tâm trí là mơ.
Tâm trí cảm thấy rất bị hấp dẫn tới con đường hướng đích vì tâm trí bao giờ cũng bị hấp dẫn tới tương lai. Tâm trí sợ hiện tại; nó không muốn ở trong hiện tại.
Bạn đã bao giờ quan sát một sự kiện rất, rất có ý nghĩa là tâm trí không thể ở trong hiện tại được không? - không thể ở trong hiện tại chút nào? Khi bạn ở trong hiện tại, tâm trí không hiện hữu. Hiện tại là nhỏ tới mức không có không gian cho ý nghĩ di chuyển. Nó nhỏ tới mức ý nghĩ không thể tồn tại được. Chúng cần chút ít không gian để dạo chơi quanh, để lắc lư quanh. Khoảnh khắc hiện tại không thể chứa được bất kì ý nghĩ nào, cho nên tâm trí không thể tồn tại được trong hiện tại; nó tồn tại trong tương lai hay trong quá khứ. Nó là chuyên gia về quá khứ và là chuyên gia về tương lai - và cả hai đều không có: quá khứ không còn nữa, và tương lai còn chưa xảy ra. Cho nên tâm trí sống trong cái giả: hoặc là cái không còn nữa hoặc là cái còn chưa có. Cả hai đều là giả, cả hai đều không thật. Cho nên tâm trí hoặc chạy lùi hoặc chạy tiến, nhưng tâm trí không bao giờ ở hiện tại, không bao giờ ở đây.
Và toàn thể nghệ thuật của thiền là việc ở đây bây giờ. Là ở đây bây giờ nghĩa là bạn đã trượt ra khỏi tâm trí. Và cho dù trượt ra trong một khoảnh khắc cũng là cực kì đẹp và cực kì có ý nghĩa vì thế thì bạn thấy thực tại là gì. Thế thì bạn thấy cái đang đó. Thế thì bạn thấy Thượng đế, hay chân lí. Thế thì bạn thấy sự tồn tại trong mầu sắc, phẩm chất, âm thanh đích thực của nó.
Khoảnh khắc tâm trí bắt đầu làm việc, tương lai đã đi vào, hay quá khứ. Hoặc bạn tưởng tượng hoặc bạn nhớ lại. Cho nên tâm trí cảm thấy rất hạnh phúc với cách thức hướng mục đích. Nó cho đủ không gian cho tâm trí lừa quanh, để liên tục nghĩ các ý nghĩ, mơ các giấc mơ. Có đủ không gian. Tương lai là lối mở cho tâm trí.
Nhưng khoảnh khắc tâm trí bắt đầu làm việc, bạn bị đóng với hiện tại - và hiện tại là tất cả mọi điều là thực. Hiện tại nghĩa là vĩnh hằng. Tương lai và quá khứ là một phần của thời gian; hiện tại là một phần của vĩnh hằng. Qua hiện tại bạn trượt vào trong Thượng đế: bạn trượt ra khỏi tâm trí và vào trong Thượng đế. Bạn trượt ra khỏi bản ngã, và vào trong cốt lõi bên trong nhất của bạn, cái cũng là cốt lõi bên trong nhất của toàn thể sự tồn tại.
Trung tâm của bạn không phải là trung tâm của bạn một mình đâu. Nó là là trung tâm của tôi nữa. Nó là trung tâm của cây nữa. Nó là trung tâm của sao nữa. Chúng ta khác biệt trên ngoại vi; chúng ta là một ở trung tâm. Trên ngoại vi bạn tách rời khỏi tôi. Ở trung tâm không có tôi, không có bạn; chỉ có chúng ta. Và "chúng ta" bao gồm cây và đá và sao và mọi thứ; nó bao gồm tất cả. Cái "tôi" là sản phẩm của tâm trí. Cái "chúng ta" là hướng khác toàn bộ, chiều khác toàn bộ.
Người tìm kiếm hướng đích nghĩ, "Cái tối thượng của sự tồn tại là gì? Sự tồn tại đi theo nghĩa nào? Chúng ta đang đi đâu?" Người tìm kiếm hướng đích nghĩ, "Chúng ta sẽ trở thành cái gì? Chúng ta có cái gì để trở thành?" Người đó chưa bao giờ nhìn vào trong việc hiện hữu; người đó nhìn vào trong việc trở thành: "Tôi sẽ trở thành cái gì? Thánh nhân chăng? Tôi sẽ trở thành cái gì? Số mệnh của tôi trong tương lai là gì? Mục đích gì mà đời tôi đang cố đạt tới?" Người đó nhìn vào tương lai. Tương lai không hiện hữu. Rất tối ở đó, rất im lặng ở đó, cho nên bạn có thể dễ dàng tưởng tượng bất kì cái gì bạn thích. Và tương lai không thể nói bạn là sai được, vì tương lại không hiện hữu, cho nên bất kì cái gì bạn tưởng tượng cũng không bao giờ tranh đấu, đụng độ với thực tại. Không có thực tại; nó đơn giản là phóng chiếu của bạn. Bạn có thể liên tục tưởng tượng, và không ai sẽ nói bạn sai. Bạn bao giờ cũng đúng, trong tương lai.
Trong hiện tại thực tại là quá nhiều, và thực tại sẽ phá huỷ mơ, nhưng trong tương lai không có thực tại. Bạn một mình. Thế giới của tương lai cho bạn tự do, cho bạn tự do khỏi thực tại - cảnh nô lệ vào mơ và tự do khỏi thực tại.
Người hướng đích bắt đầu nghĩ. "Mình phải thế nào để cho mục đích có thể được đạt tới?" Người đó bắt đầu thay đổi hành vi, tính cách, phong cách, hành động. Người đó trở thành người hoàn hảo. Người hướng đích bao giờ cũng là người hoàn hảo. Người đó có ý tưởng nào đó về hoàn hảo - con người phải thế nào - và người đó bắt đầu quản lí hiện hữu riêng của mình tương ứng theo ý tưởng đó. Người Ki tô giáo có ý tưởng này, người Hindus có ý tưởng khác, người Jainas có ý tưởng khác nữa, nhưng mọi người đều có ý tưởng con người đáng phải thế nào. Người Ki tô giáo có thể nghĩ con người phải giống như Jesus; thế thì đó là ý tưởng, và mọi người phải khớp với ý tưởng này. Nếu bạn không khớp bạn là sai; nếu bạn khớp, bạn là đúng.
Bây giờ khổ là: nếu bạn khớp bạn là giả. Nếu bạn không khớp bạn là sai, bạn có thể là thực. Cho nên thực tại bắt đầu trở thành sai và không thực tại trở thành đúng. Để tôi giải thích điều đó cho bạn.
Không ai khác có thể khớp đích xác với Jesus, vì Thượng đế không bao giờ tạo ra bất kì ai theo cùng cách lần nữa. Thượng đế không có dây chuyển lắp ráp; ngài không làm ra con người như xe hơi được chế tạo. Bạn có thể có nhiều xe hơi tương tự nhau như bạn muốn. Có khuôn mẫu, và chiếc xe được tạo ra theo khuôn mẫu, cho nên bạn có thể có chiếc Ford này, chiếc Ford khác, chiếc Ford khác nữa, cả triệu chiếc Ford, đích xác tương tự. Nhưng Thượng đế không có khuôn mẫu. Thượng đế không có cơ xưởng. Ngài không tạo ra tương ứng theo khuôn mẫu. Thượng đế có tính sáng tạo; ngài không bao giờ lặp lại. Ngài rất phát kiến. Cùng một người không bao giờ được lặp lại, từng người là duy nhất, cho nên chỉ có một Jesus; không bao giờ có lặp lại. Cho nên vấn đề là nếu bạn thử khớp với ý tưởng về Jesus: cách Jesus là vậy, bạn phải là vậy, vì đó là ý tưởng của người Ki tô giáo; hay mục đích của Phật tử - Phật - người ta phải khớp với Phật; hoặc mục đích của người Jaina - người ta phải khớp với Mahavir. Bây giờ, đây toàn là những cách thức sai để tiếp cận tới thực tại.
Nếu bạn khớp với Jesus bạn sẽ là giả vì bạn đã không được làm ra để khớp với Jesus. Bạn chỉ có thể là bản thân bạn, không ai khác, chưa bao giờ là bất kì ai khác. Cách thức duy nhất cho bạn là việc là bản thân bạn, dù bạn là bất kì cái gì. Và bạn không thể tìm được bất kì người nào tương tự trong quá khứ, và bạn không thể tìm được bất kì người nào tương tự trong hiện tại hay trong tương lai. Bạn một mình, và tính một mình này là đẹp. Đây là cách Thượng đế kính trọng bạn, bằng việc làm bạn là tuyệt đối mới, duy nhất, và một mình.
Nếu bạn khớp với Jesus bạn là giả, nhưng người Ki tô giáo sẽ nói bạn là đúng. Bây giờ nhìn cách cái giả trở thành đúng! Nếu bạn không khớp với Jesus bạn có thể là thực, nhưng thế thì bạn sai. Nếu bạn không khớp với Jesus bạn có thể là thực, đích thực là bản thân bạn, nhưng thế thì bạn không khớp, cho nên không người Ki tô giáo nào sẽ đánh giá cao bạn: bạn là sai. Cái thực trở thành sai, cái sai trở thành đúng.
Bất kì khi nào bạn có bất kì ý tưởng nào, ý tưởng cố định, ý thức hệ cố định, bạn đang tạo ra chứng thần kinh trong con người. Và có lo âu lớn, một cách tự nhiên. Nếu bạn không thể khớp được với ý tưởng và bạn đã từng được nuôi lớn như một người Ki tô giáo hay người Hindu, bạn không thể khớp được với ý tưởng này, lo âu lớn nảy sinh: bạn đang đi sai. Cuộc sống của bạn là cuộc sống của tội lỗi. Bạn bắt đầu cảm thấy mặc cảm. Bạn cảm thấy thần kinh, bạn mất tin tưởng, bạn mất dũng cảm, bạn trở nên rất sợ hãi. Bạn trở thành kẻ hèn, vì bất kì cái gì bạn làm cũng dường như là sai. Vì không khớp với Jesus hay Phật hay Mahavir hay Krishna, cho nên bạn phải sai rồi. Làm sao Phật có thể sai được? Và khi bạn bắt đầu cảm thấy, "Mình sai," một cách tự nhiên, bạn run rẩy với sợ.
Soren Kierkegaard đã nói rằng con người là sự run rẩy, nhưng tôi muốn nói con người không là sự run rẩy, con người đã bị buộc trở thành sự run rẩy - bị ép buộc bởi cái gọi là tôn giáo, người cho bạn ý thức hệ. "Làm sao mình phải vậy" - một khi bạn bắt đầu nghĩ theo cách đó, bạn nhất định bị sập bẫy vào trong rắc rối, khổ, thần kinh nào đó.
Điều đầu tiên để trở thành bạn đích thực, bản thân bạn đích thực, là gạt bỏ mọi ý tưởng dù là bất kì cái gì mà bạn đang mang. Thiền không có ý tưởng gì về bạn phải thế nào. Đó là lí do tại sao Thiền nhân nói nếu bạn gặp Phật trên đường, giết ông ấy ngay lập tức. Đó là cách nói đừng cho phép bất kì ý tưởng nào lắng đọng trong tâm thức của bạn. Giết ý tưởng đó ngay lập tức. Đừng là người theo ý thức hệ. Đừng có bất kì ý tưởng nào, và đừng là người hoàn hảo.
Người hoàn hảo là người liên tục cố làm cho bản thân mình tương ứng với điều lí tưởng. Một ngày nào đó bạn có thể thành công. Khả năng đó có đó - khả năng nguy hiểm đó có đó - bạn có thể thành công, nhưng thế thì bạn trở thành rởm. Đó là điều đạo đức giả tất cả là gì. Bạn trở thành kẻ đạo đức giả. Nếu bạn thực sự trở thành điều lí tưởng mà bạn đã từng mang, bạn trở thành kẻ đạo đức giả. Đi và nhìn vào các mahatma, vào các thánh nhân, và bạn sẽ thấy họ là kẻ đạo đức giả, không thực với bản thân họ. Thực với ý tưởng nào đó, nhưng không thực với bản thân họ. Và nếu bạn không thực với bản thân bạn, bạn là không thực với Thượng đế.
Thế rồi, người hoàn hảo có nhiều cái phải và cái không phải. Toàn thể cuộc sống không có niềm vui. Người đó không thể tận hưởng được, người đó không thể mở hội được, người đó không thể hạnh phúc được, người đó không thể vui mừng được. Người đó không thể đánh mất bản thân mình trong bất kì khoảnh khắc nào, người đó không thể bỏ bản thân mình trong bất kì khoảnh khắc nào, vì những cái phải và không phải đó liên tục ám ảnh người đó: "Mình phải không làm điều này, mình phải làm điều này, mình phải không giống cái kia, mình phải giống cái nọ..." Người đó không thể thảnh thơi được. Làm sao người đó có thể thảnh thơi được?
Bây giờ, mọi người tới tôi, và họ muốn thảnh thơi, và họ nói, "Chúng tôi không thể thảnh thơi được." Làm sao bạn có thể thảnh thơi được bằng việc là người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Mô ha mét giáo? Không thể nào thảnh thơi được; họ sẽ không cho phép bạn thảnh thơi. Họ muốn bạn căng thẳng; họ tạo ra căng thẳng của bạn.
Thảnh thơi nghĩa là bạn không có cái phải nào. Bạn đơn giản sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, không tương ứng theo ý tưởng tương lai nào đó về bản thân bạn, nhưng tương ứng theo thực tại của bạn mà là ở đây bây giờ. Sống với thực tại, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, là lành mạnh. Sống với ý tưởng là không lành mạnh. Toàn thể trái đất đã trở thành gần như nhà thương điên vì những người hoàn hảo này. Việc hoàn hảo là một loại điên; chỉ người điên mới cố là người hoàn hảo. Người lành mạnh không bao giờ cố là người hoàn hảo.
Người lành mạnh là người khiêm tốn. Họ biết giới hạn của họ, họ không cố làm điều không thể được, cho nên họ tận hưởng điều có thể được. Nếu bạn cố làm điều không thể được, bạn không thể tận hưởng điều có thể được, và trong việc cố làm điều không thể được bạn bỏ lỡ điều có thể được nữa. Và từ đầu kia, người lành mạnh tận hưởng điều có thể được và họ không khao khát điều không thể được, và tận hưởng điều có thể được, một ngày nào đó đột nhiên họ loạng choạng vớ được điều không thể được nữa.
Niềm vui của họ dần dần trở thành nhiều thế, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, họ liên tục phúc lạc. Trong các điều bình thường họ đều phúc lạc. Họ không đòi hỏi điều lớn lao, họ không đòi hỏi thiên đường, được phúc lạc, họ không đòi hỏi Thượng đế, họ không đòi hỏi niết bàn. Những điều nhỏ bé. Chơi với con riêng của bạn, yêu vợ bạn, ăn thức ăn, tắm, hay đi dạo buổi sáng, là quá đủ. Chỉ chạy trên bãi biển là quá đủ. Bạn còn muốn cái gì hơn nữa để hạnh phúc? Chạm vào đất mát, và những tia nắng ấm của mặt trời trút lên bạn, và tiếng gầm gào hoang dã của biển chơi đùa quanh bạn... bạn còn cần gì hơn để hạnh phúc? Chơi với đứa trẻ, cười với đứa trẻ... bạn còn cần gì hơn để hạnh phúc?
Nhưng có những người thần kinh. Họ sẽ nói, "Cái gì có đó? Chừng nào chúng ta chưa đạt tới Thượng đế chúng ta không thể hạnh phúc được." Và để tôi nói cho bạn, những người này sẽ không hạnh phúc cho dù họ có thể đạt tới Thượng đế. Họ không thể vậy được. Họ sẽ tìm ra lỗi; họ là những kẻ tìm lỗi. Ngay cả Thượng đế sẽ không có khả năng khớp vào trong ý tưởng của họ về hoàn hảo. Họ sẽ tìm thấy lỗi với Thượng đế. Họ sẽ không có khả năng thấy bất kì giới hạn nào, họ sẽ không cho phép bất kì nhược điểm nào. Đây là những người không thể được. Và những người không thể được này phá huỷ cuộc sống riêng của họ và phá huỷ cuộc sống của nhiều người khác. Những người này là chính cội nguồn của tính điên trên trái đất này.
Con đường hướng đích là trò bản ngã: bản ngã bao giờ cũng muốn là hoàn hảo. Và việc tìm kiếm không thể nào được hoàn thành, vì nó gần như là việc tìm kiếm của người mù, người mù dò dẫm trong bóng tối, người mù dò dẫm trong bóng tối không đèn để tìm con mèo đen mà không có đó.
Tương lai còn chưa có. Không có mục đích trong sự tồn tại. Để điều này chìm vào trong tim bạn. Không có mục đích trong sự tồn tại, sự tồn tại không đi tới bất kì chủ định nào. Không có bất kì chủ định nào; nó là vui vẻ vô cùng. Nó không phải là kinh doanh; nó là trò chơi. Tất nhiên, tôi hiểu bạn thậm chí không thể chơi được mà không có tâm trí kinh doanh.
Mới vài ngày trước đây, một thanh niên tới tôi, và anh ta rất căng thẳng, và tôi hỏi anh ta - bởi vì tôi có thể thấy từ mặt anh ta định hướng mục đích quá nhiều - tôi hỏi anh ta một điều, "Bạn có chơi cái gì không?" Anh ta nói, "Có, tôi quan tâm tới các trò chơi. Tôi chơi nhiều trò chơi. Tôi chơi cờ vua." Và tôi hỏi anh ta, "Điều gì xảy ra khi bạn không thắng?" Anh ta nói, "Tôi cảm thấy rất nản lòng; tôi không thể ngủ được. Tôi cảm thấy thoải mái chỉ khi tôi là người thắng." Ngay cả trong chơi, bạn biết nó là trò chơi, chỉ là giả vờ - ngay cả trong chơi, nếu bạn không là người thắng, bạn trở nên căng thẳng. Bạn phải là người thắng, ngay cả trong chơi.
Kiểu người như thế, nếu bạn bảo người đó, "Tôi đi xem trận cricket," anh ta sẽ hỏi, "Ai là người thắng?" Anh ta sẽ không hỏi liệu những người chơi có thích thú không, liệu đó có phải là trò chơi hay không, không; người đó sẽ hỏi, "Ai là người thắng?" Đây là người sai.
Nếu bạn gặp một người thực sự biết cách tận hưởng, người đó sẽ hỏi, "Những người chơi có thích thú nó không?"
Nếu bạn đang chơi cờ vua và bạn thích thú nó, không thành vấn đề ai thắng và ai thua, vì đó là điều phụ, đó không phải là chủ định của trò chơi. Chủ định là để tận hưởng thích thú. Mục đích không phải là chủ định; chủ định là con đường. Nếu bạn có thể thích thú con đường, cây và chim hót trên đường, ai bận tâm tới mục đích? Thực ra, sự tồn tại không có mục đích. Nó chỉ là con đường.
Đó là cái đẹp của từ Trung Quốc Đạo; nó có nghĩa là "con đường". Họ không nói về Thượng đế, vì khoảnh khắc bạn nói về Thượng đế, dường như là Thượng đế là mục đích. Họ nói, "Không có Thượng đế. Có Đạo, con đường."
Bạn phải đã nghe nói về một tôn giáo Nhật Bản Shinto. Gốc không phải là Shinto; gốc là Shintao. Điều đó là rất hay; nó có nghĩa là "con đường của các Thượng đế". Shin nghĩa là các Thượng đế, và tao nghĩa là con đường. Shintao: con đường của các Thượng đế. Mọi thứ đều là Thượng đế, và sự tồn tại là con đường. Các Thượng đế đi trên con đường. Bạn không trở thành các Thượng đế. Bạn là Thượng đế.
Ý tưởng hướng đích đang đưa bạn tới điên khùng. Bỏ ý tưởng đó, và đột nhiên bạn sẽ thấy sự lành mạnh bùng nổ trong bản thể bạn. Bạn bắt đầu cười lại. Bạn bắt đầu nhảy múa lại. Bạn bắt đầu hát lại. Bạn bắt đầu chơi đùa lại. Và bạn đã trở thành có tính tôn giáo. Đó là ý tưởng về tôn giáo thực, rằng bạn bắt đầu nhảy múa lại, rằng bạn bắt đầu yêu lại, rằng năng lượng sống của bạn bắt đầu tuôn chảy, rằng nhựa sống của bạn không còn bị mắc kẹt nữa, không tù đọng, lại tuôn chảy, rằng bạn bắt đầu chia sẻ.
Chúng ta không đi đâu cả! Chúng ta ở đây! Và chúng ta đã từng ở đây trong toàn thể vĩnh hằng và chúng sẽ ở đây cho toàn thể vĩnh hằng. Bây giờ mọi việc là tuỳ ở bạn để tận hưởng hay không tận hưởng. Chúng ta ở đây và chúng ta sẽ ở đây. Không có cách nào để thoát. Bây giờ tuỳ bạn chọn liệu tận hưởng hay cứ kêu khóc vì mục đích.
Mục đích không có đâu; không có mục đích nào cả. Thế giới không đi tới đích nào đó mà một khi được đạt tới, nó bị kết thúc. Thế thì bạn sẽ làm gì? Bạn đã bao giờ nghĩ về điều đó chưa? Một khi mục đích được đạt tới, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ phải tự tử. Bạn sẽ làm gì? Nếu toàn thể sự tồn tại đạt tới mục đích, thì sao? Thế thì không có đâu mà đi, không có đâu mà chuyển; mục đích đã được đạt tới. Thế thì toàn thể sự tồn tại sẽ khô héo, sẽ trở thành chết, nhựa sống sẽ không còn tuôn chảy nữa, yêu sẽ không có đó, và tiếng cười sẽ không có đó, và cây sẽ không nở hoa và chim sẽ không hót và sông sẽ không chảy. Tất cả đều dừng lại. Không, thế giới không có mục đích.
Nếu thế giới có bất kì mục đích nào, nó chắc đã đạt tới mục đích đó bây giờ. Nó đã tồn tại bao lâu rồi! Chính sự kiện là nó vẫn chưa đạt tới là đủ bằng chứng rằng bạn không có mục đích để đạt tới. Nó đơn giản diễn ra; nó là chuyện tiếp diễn. Nó không phải là bộ phim mà đi tới chỗ kết thúc, nó không phải là tiểu thuyết mà đi tới chỗ kết thúc. Chúng ta bao giờ cũng ở giữa, chưa bao giờ ở bắt đầu và chỗ kết thúc. Chúng ta bao giờ cũng ở giữa. Và đó là cách mọi sự hiện hữu.
Cho nên người hướng đích bỏ lỡ mọi điều đẹp đẽ trong cuộc sống. Mục đích người đó không thể nào đạt tới được vì không có mục đích, và trên đường người đó bỏ lỡ mọi thứ. Bạn có quan sát không? Đôi khi bạn chạy xô ra chợ, tới cửa hàng hay văn phòng, bạn đi qua cùng phố nơi bạn đi dạo buổi sáng, hay đôi khi vào đêm trăng tròn bạn đi câu - cùng con đường đó, cùng cây đó - nhưng khi bạn đi tới văn phòng bạn có mục đích trong tâm trí; thế thì bạn không thấy mầu xanh và thế thì bạn không nghe thấy tiếng chim. Bạn không quan tâm tới con đường; bạn quan tâm tới mục đích. Bạn muốn kết thúc nó bằng mọi cách. Bạn có thể đi càng nhanh càng tốt. Bạn sẽ không muốn bước đi tới văn phòng. Bạn đi trong xe hơi hay xe bus.
Và nếu một ngày nào đó khoa học xoay xở vật chất hoá và giải vật chất hoá cho con người, bạn sẽ đơn giản đứng trong cái máy ở nhà bạn và giải vật chất hoá ở đó rồi lại vật chất hoá ở văn phòng - do vậy không cần đường. Một ngày nào đó, điều đó sẽ xảy ra. Không cần đi. Ngay lập tức, từ chỗ này tới chỗ khác bạn có thể có bước nhảy lượng tử, cú nhảy lượng tử. Ở giữa bạn sẽ không hiện hữu. Tốc độ thôi. Vì bạn không quan tâm tới con đường.
Nhưng theo cùng cách, vào buổi sáng khi bạn đi dạo, bạn có một phẩm chất khác toàn bộ. Bạn tận hưởng nó. Từng làn gió thoảng qua cây và từng con chim bay quanh. Bạn tận hưởng nó vì bạn không đi bất kì đâu nói riêng. Bạn chỉ đi dạo buổi sáng. Nó là chơi đùa. Bạn có thể quay lại từ bất kì điểm nào. Không có mục đích trong tâm trí bạn. Bạn không căng thẳng, bạn thảnh thơi. Có niềm vui, có thơ ca. Bạn bắt đầu hát bài ca.
Bạn có thể đối xử với bản thân bạn trên con đường của cuộc sống theo hai cách này. Nếu bạn hướng đích - Thượng đế, cõi trời, moksha, niết bàn, dù bạn gọi nó là bất kì cái gì - thế thì bạn không thể tận hưởng được, bạn không thể mở hội được trên đường. Thiền nói con đường là mục đích. Đó là nghĩa khi họ nói luân hồi là niết bàn. Con đường là mục đích, cho nên đừng bỏ lỡ cái gì. Tận hưởng đi. Từng khoảnh khắc đều phải được thưởng thức; từng khoảnh khắc đều là ngon lành. Từng khoảnh khắc đều đem lại cái gì đó cho bạn, phúc lạc, phúc lành. Đừng bỏ lỡ nó.
Đây là cách thứ nhất, cách giả, cách rất hấp dẫn với tâm trí.
Theo cách giả này những người tự bạo cảm thấy rất thoải mái, người tự bạo trở thành các mahatmas. Người tự bạo là người thích hành hạ bản thân mình. Việc tự hành hạ càng lớn, mahatma càng vĩ đại. Nếu ai đó nhịn ăn nhiều tháng, đám đông những người tôn thờ sẽ trở nên ngày càng lớn hơn. Và ai là những người tôn thờ này? Đây là những kẻ tàn bạo. Họ thích thú. Người ngu này đang hành hạ bản thân mình, và họ thích thú - và họ đem hoa tới tỏ ý kính trọng. Họ đang nói gì? Họ đang nói, "Chúng tôi muốn hành hạ ông, nhưng chúng tôi không thể làm thế được vì luật pháp và cả nghìn lẻ một thứ, và ông lại tốt tới mức ông cứu chúng tôi khỏi rắc rối và ông đang làm điều đó theo cách riêng của ông, và chúng tôi thực sự hạnh phúc." Người tự bạo trở thành mahatmas và người tàn bạo trở thành tín đồ, người tôn thờ. Họ nói, "Nhìn mahatma của chúng tôi kia. Trong ba tháng ông ấy đã không ăn gì," hay "Trong nhiều năm ông ấy đã sống chỉ bằng nước quả," hay "Trong nhiều năm ông ấy đã không ngủ," hay "Ông ấy ngủ trên giường gai. Trông mahatma của chúng tôi đấy. Ông ấy đã sống cuộc sống vô dục; ông ấy chưa bao giờ tận hưởng bất kì mối quan hệ nào với bất kì ai. Ông ấy chưa bao giờ yêu người đàn bà. Ông ấy chưa bao giờ thưởng thức tình yêu; ông ấy đã phủ nhận bản thân ông ấy mọi cái đẹp mà yêu có thể cho."
Những kẻ từ chối này, nhưng người phủ định cuộc sống này được tôn thờ vô cùng. Ai là những người tôn thờ này? Và tại sao họ phải tôn thờ những người này?
Tôi đi tới một thành phố, và vài người tới tôi, và họ nói, "Trong thành phố của chúng tôi có một mahatma lớn. Trong mười năm ông ấy đã đứng đấy, và mọi người tới từ những nơi xa xăm để dự buổi darshan của ông ấy. " Cho nên tôi nói, "Nhưng ông ấy đã làm cái gì khác?" Họ nói, "Cái gì khác? Ông ấy chỉ đứng thôi." Tôi khăng khăng, "Nhưng vẫn phải có gì khác chứ?" Họ đâm ra phân vân; họ nói, "Sao ông cứ khăng khăng thế? Ông ấy đã làm một việc lớn thế. Còn cần gì khác nữa? Ông ấy chỉ đứng trong mười năm."
Tôi đến gặp người này vì tôi muốn thấy - người đó chắc phải điên. Và người đó điên! Người đó đứng... bàn chân, cẳng chân người đó đã trở thành dầy thế. Máu của toàn thân người đó đã đi vào trong chân. Mười năm chỉ đứng, người đó đã trở thành chỉ là chân. Toàn thân đã co lại. Người đó có chân voi. Bây giờ cho dù người đó muốn ngồi người đó cũng không thể ngồi được. Sự linh hoạt của thân thể không còn đó nữa; tính đàn hồi bị mất. Và tôi nhìn vào mắt ông ta; tôi chưa bao giờ nhìn thấy một người xuẩn ngốc như thế. Đôi mắt đờ đẫn thế. Và nhất định phải vậy thôi, làm điều ngu ngốc thế, chỉ đứng. Ông ta đỡ bản thân mình trên những chiếc nạng, ông ta giữ dây chằng bằng tay; và cả đêm các đệ tử sẽ làm kirtan và ca hát để cho ông ấy còn thức. Hay nếu thỉnh thoảng ông ấy rơi vào giấc ngủ vẫn đứng, thế thì vài người sẽ đỡ ông ấy để cho ông ấy không ngã. Đây là những người tàn bạo. Hừmm? Họ đáng phải giúp ông ấy đi ngủ, nhưng họ đã giúp ông ấy không ngã. Bây giờ, những người này đã giết chết toàn thể cuộc đời của người này.
Và tại sao ông ta đứng? Ông ta tận hưởng theo cách nào đó. Hàng nghìn người tới xem ông ta. Ông ta chẳng có gì. Bản ngã của ông ta đang cảm thấy rất được thoả mãn; ông ta nghĩ ông ta là mahatma lớn. Tiền được đổ xuống chân ông ấy. Hoa và sự kính trọng.
Nhưng chẳng cái gì sáng tạo. Ông ta đã không viết một bài thơ. Nếu bạn kính trọng một người đã viết bài thơ hay, điều đó dường như có nghĩa. Người đó đã làm cho thế giới đẹp thêm lên chút ít. Nếu ai đó đã vẽ bức tranh hay ai đó đã nhảy điệu vũ đẹp, người đó đã làm cho thế giới đẹp thêm lên chút ít. Người đó phải được ca ngợi. Nhưng không ai sẽ ca ngợi người đó.
Người chỉ đứng không làm gì - chết. Đó là việc tự tử lâu, chậm. Và người đó phải thực sự quan tâm tới tự hành hạ mình. Đây là việc hành hạ lớn, nhưng mọi người gọi nó là tapascharya, họ gọi nó là khắc khổ, khổ hạnh. Khổ hạnh là một phần của tâm trí hướng đích.
Và thế giới bị phân chia ra giữa người tự bạo và người tàn bạo. Người tự bạo trở thành lãnh đạo, mahatmas. Và người tàn bạo trở thành tín đồ; họ nói, "Chúng tôi không thể làm được điều đó; chúng tôi muốn làm những điều đó cho mọi người, nhưng chúng tôi không thể làm được chúng." Nhưng có vài người đang làm điều đó theo cách riêng của họ, cho nên họ ca ngợi.
Tránh cách thức sai này đi. Biết nó là sai.
Và theo cách sai này nhiều ảo tưởng tồn tại. Bây giờ, một người đứng trong mười năm sẽ trở thành ảo giác, người đó sẽ có ảo giác. Bất kì khi nào người đó nhắm mắt lại người đó đều có mơ. Và những giấc mơ đó sẽ trở nên rất, rất thực vì người đó đã làm cho bản thân mình thiếu ngủ. Bạn cứ thử điều đó trong vài ngày mà xem. Không ăn, không ngủ. Trong vòng ba tuần ảo giác của bạn sẽ hoàn hảo. Bạn có thể bắt đầu nói với Thượng đế, bạn có thể bắt đầu thấy Thượng đế. Làm cho bản thân bạn thiếu những nhu cầu cần thiết bình thường, và tâm trí bắt đầu trở nên ảo giác. Tâm trí nổi đoá, và bạn có thể bắt đầu thấy những thứ mà không có.
Tôi đã nghe, một chuyện thực:
Một hôm Fred P. Shields, 73, phát hiện ra một tổ rắn hổ mang trong chiếc giếng sâu quãng năm mét ở nông trại của ông ấy tại Cheshire, Ohio, thế là ông ấy gọi con trai bốn hai tuổi Fred D. và cháu nội mười tám tuổi tới giết chúng...
Bây giờ con trai và cháu trai chẳng bận tâm về liệu những con rắn đó có đó hay không.
... Họ gắn một ống dài vào ống thải khí của xe tải nhỏ, mắc ống dài vào trong giếng, và phun đầy nó bằng khí thải carbon monoxide. Sau một chốc, Shields tự thả mình xuống giếng để xem liệu rắn đã chết thực chưa. Khi ông ấy không ra được, con ông ấy vào giếng sau ông ấy. Khi người thứ hai không ra được, cậu cháu chui vào. Người cứu hộ từ văn phòng quận trưởng tới tìm ba người này, tất cả đều chết, dường như bị ngộ độc carbon monoxide, nhưng họ không tìm thấy dấu hiệu của con rắn nào trong giếng.
Bạn có thể thấy những điều không hiện hữu. Bao giờ cũng nhớ rằng tâm trí có khả năng thấy những thứ không hiện hữu. Và bằng việc thấy những cái không hiện hữu, bạn sẽ bỏ lỡ những cái đang hiện hữu. Cho nên nỗ lực ảo giác phải bị tránh xa. Đừng tước bỏ - đừng tước bỏ thức ăn hay giấc ngủ hay nghỉ ngơi của thân thể bạn. Đừng tước bỏ cái gì của thân thể bạn. Để thân thể bạn vận hành mạnh khoẻ nhất có thể được, bình thường nhất có thể được. Đừng hành hạ thân thể, vì tâm trí bạn là một phần của thân thể. Nếu bạn hành hạ thân thể, tâm trí nổi đoá và bắt đầu thấy mọi thứ.
Và một khi bạn bắt đầu thấy các thứ, bạn bị mắc bẫy. Thế thì bạn muốn né tránh chúng hay giết chúng, hay, nếu chúng là những thứ đẹp, bạn muốn đạt tới nhiều chúng hơn.
Cái đang đó không cần việc tước bỏ. Bạn không cần nằm trên giường gai và bạn không cần nhịn ăn và bạn không cần hành hạ thân thể bạn bằng việc không ngủ. Thực ra, bạn càng lành mạnh và bình thường, càng có khả năng cho chân lí được thấy.
Những người hướng đích, họ không nhìn vào trong cuộc sống. Họ nhìn vào sách vở, vì họ có thể thấy mục đích chỉ trong sách vở. Trong cuộc sống không có mục đích. Nếu bạn nhìn quanh không có mục đích. Cuộc sống có đó, mọi phần của sự tồn tại đều đầy niềm vui, mở hội, trẻ em quay tròn và nhảy múa, và chim múa, và công múa, và sao quay và múa. Toàn thể sự tồn tại đang quay trong điệu vũ. Nếu bạn nhìn vào trong cuộc sống có điệu vũ, nhưng không có Thượng đế. Tìm đâu ra Thượng đế? Tìm sự hoàn hảo ở chỗ nào? Bạn phải nhìn vào trong sách. Nó tồn tại chỉ trong sách vở, trong tưởng tượng của những người đã viết ra sách.
Tôi đã nghe:
Một viện sĩ hàn lâm Nhật Bản, người muốn hiểu Thiền đầy đủ hơn, đi tới một tu viện để tự nộp mình cho các công án. Ông ấy được hỏi, "Mu là gì?" - để định nghĩa, tức là, một từ không có nghĩa nào trong tiếng Nhật...
Nó cũng giống như "hoo". "Hoo" là từ Sufi; nó không có nghĩa gì; nó chỉ là âm thanh. Một cách đích xác đó là từ "mu"; nó không có nghĩa gì; nó chỉ là âm thanh. Trong tiếng Anh có một từ được một nhà logic mới đặt ra; từ đó là "po". Có nghĩa là có, không nghĩa là không. Po chỉ ở giữa hai từ này; nó không có nghĩa có không có nghĩa không. Học từ này đi; nó là từ rất có ý nghĩa. Nếu ai đó hỏi, "Có Thượng đế không?" nói "Po", bởi vì nếu bạn nói có, điều đó là sai - bạn không biết; nếu bạn nói không, điều đó là sai, vì bạn không biết. Cho nên po thôi. Po không làm cho bạn cam kết vào bất kì ý thức hệ nào. Nó không tạo ra nghĩa; nó đơn giản là một âm thanh vô nghĩa. Mu cũng vậy. Nếu bạn hỏi một thiền sư, "Chó có phật tính không?" ông ấy sẽ nói, "Mu". Nó không có nghĩa không, không có nghĩa có. Nếu bạn hỏi, "Chư phật có tồn tại sau khi họ đã rời khỏi thân thể không?" ông ấy sẽ nói, "Mu". Hay đệ tử của tôi có thể dùng từ "hoo". Từ "mu" này không có nghĩa.
... Một kẻ sĩ giỏi, ông ấy tiến hành tra âm tiết trong tiếng Nhật Bản và các từ điển phương Đông khác để xác định nghĩa gốc tiềm năng và việc dùng theo thói quen...
Khi thầy cho ông ấy từ mu để thiền, ông ấy đi vào từ điển. Một cách tự nhiên, kẻ sĩ đi theo cách đó. Ông ấy phải đã đi tới thư viện. Thầy đã nói, "Thiền về mu"; Thầy đã nói, "Thiền về cái gì đó vô nghĩa, để cho ông có thể thoát ra khỏi tâm trí ông." Tâm trí có thể xoay xở điều hiểu được, tâm trí có thể xoay xở điều hợp lí, nhưng tâm trí không thể xoay xở điều vô nghĩa được. Điều vô nghĩa đem bạn ra khỏi tâm trí.
Cho nên nếu bạn thiền về mu, điều gì sẽ xảy ra? Chẳng cái gì có thể xảy ra, vì mu không có nghĩa gì. Nếu tôi nói, "Thiền về 'chó' đi" nhiều điều xảy ra. Bạn có thể bắt đầu nghĩ về chó mà bạn đã thấy trong thời thơ ấu, bạn có thể bắt đầu nghĩ về chó mà bạn bao giờ cũng sợ, về chó của hàng xóm, hay bạn có thể bắt đầu nghĩ về chó mà bạn gái của bạn có, và thế rồi về bạn gái và thế rồi mọi bạn gái bạn có, và cứ thế tiếp tục mãi. Bạn có thể chuyển từ "chó" và tâm trí có thể vận hành, luật kết hợp. Và các khả năng là vô hạn. Bạn có thể nghĩ về "chó-dog", bạn có thể đọc nó theo thứ tự đảo ngược lại; nó trở thành "god-thượng đế", và bạn có thể bắt đầu nghĩ về thượng đế học và tôn giáo...
Từ "mu" chẳng có nghĩa gì; bạn không thể đi bất kì đâu cùng nó. Bạn phải vẫn còn bị mắc kẹt: mu. Bây giờ đi đâu? Nó không nhắc bạn về bất kì cái gì; nó không làm ra nghĩa, cho nên không có kết hợp nào với nó. Nếu bạn liên tục thiền về mu, sẽ đi tới một điểm thất vọng, chán chường. Bị cạn kiệt, tâm trí bạn sẽ bắt đầu nổi dậy. Tâm trí bạn sẽ nói, "Vứt béng cái này đi. Đủ về nó rồi! Và mình không thể nghĩ được cái gì về nó." Tâm trí sẵn sàng nghĩ, nhưng nghĩ gì về mu? Không có cánh cửa nào mở ra ở bất kì chỗ nào, nó không dẫn tới đâu cả, cho nên một thời điểm tới, một khoảnh khắc tới, khi tâm trí đơn giản, chán ngán với toàn thể sự việc này, tự nó bỏ nó, biến mất. Và trong khoảnh khắc đó có cái nhìn về thực tại.
Đó là cách thức của công án. Công án là điều vô nghĩa, bạn không thể hình dung ra được nó; nhưng kẻ sĩ này đã đi tới thư viện.
... ông ấy tiến hành tra âm tiết trong tiếng Nhật Bản và các từ điển phương Đông khác để xác định nghĩa gốc tiềm năng và việc dùng theo thói quen. Ông ấy trình bầy phát hiện của mình cho thầy, thầy đuổi ông ta và lập tức phái ông ấy đi xa. Kẻ sĩ này tiếp đó nghĩ ra câu hỏi tinh vi hơn và cố phân tích cấu phần âm thanh của âm tiết này trong mọi ngôn ngữ của nhóm tiếng Trung Quốc. Ông ấy lại trình bày phát hiện và nghiên cứu của mình cho thầy, thầy bây giờ nghĩ đã đến lúc phải thuyết phục kẻ sĩ đáng thương này về tính nghiêm trọng của tình huống của ông ấy, rằng đấy không phải là vấn đề về chuyến du ngoại hàn lâm khác. "Ta sẽ cho ông một cơ hội nữa," ông ấy nói, "và nếu ông không giải quyết được thách đố này, ta sẽ chặt chân ông."
Bây giờ, ngay cả trong các biện luận cực đoan nhất hay các kiểm tra chủ đề của thế giới hàn lâm, mọi sự thường không trở thành gai góc này và thô bạo này...
Kẻ sĩ này không thể tin được vào thầy này thuộc kiểu gì. "Thầy sẽ chặt chân mình! Nhiều nhất mình có thể thất bại, mình có thể nói 'Mình đã thất bại,' nhưng chặt chân sao? Thế này thì quá thể, thế này thì quá thô bạo."
... Nhưng lời đe doạ đã làm cho kẻ sĩ này hoảng sợ thoát ra khỏi nhanh trí của ông ấy, phải nói vậy. Ông ấy hoàn toàn tập trung vào bản thân âm tiết này, bây giờ...
Bởi vì điều đó là nguy hiểm. Người này có thể làm cái gì đó, và ông ấy có vẻ nguy hiểm. Các Thiền sư đều có vẻ nguy hiểm.
Tôi đã nghe nói về một người tìm kiếm Thiền, làm việc mãi với công án của mình và không thể nào giải được nó và trở nên rất sợ đi tới thầy mình vì thầy sẽ đánh anh ta, ném anh ta, nhảy lên anh ta, và sẽ làm bất kì cái gì, bất kì cái gì xảy ra trong khoảnh khắc đó. Cho nên anh ta trở nên sợ hãi, sợ nhiều tới mức anh ta lảng tránh đi tới thầy.
Và đêm đó anh ta nhận được thông báo rằng "Sáng mai anh phải tới," thế là anh ta sợ lắm. Anh ta cố gắng vất vả với công án để cho câu trả lời nào đó sẽ tới, điều làm hấp dẫn thầy, người điên này, "... bằng không thầy sẽ đánh mình nữa." Anh ta không thể ngủ được. Anh ta thiền, thiền, và anh ta cảm thấy rất mệt mỏi và kiệt sức.
Thế là, ngồi trong thiền, chỉ một khoảnh khắc anh ra rơi vào giấc nhủ, và trong giấc ngủ, chuyện kể rằng, anh thấy trong mơ Bồ đề đạt ma, sư tổ, tổ nguyên thuỷ, thầy của mọi Thiền sư. Và Bồ đề đạt ma thực sự có vẻ nguy hiểm; mắt ông ấy to thế. Và Bồ đề đạt ma nhìn vào mặt người tìm kiếm trẻ này, và anh ta trở nên sợ đôi mắt của Bồ đề đạt ma tới mức, chuyện kể rằng, anh thức dậy từ sợ hãi - và không chỉ ra khỏi giấc ngủ thường, mà ra khỏi giấc ngủ của nhiều kiếp cùng nhau. Anh ta thức dậy. Từ sợ hãi anh ta trở nên chứng ngộ. Mặt của Bồ đề đạt ma và mắt của ông ấy!
Cho nên kẻ sĩ này rất kinh hoàng; thoát ra khỏi cái nhanh trí của ông ấy.
... Ông ấy hoàn toàn tập trung vào bản thân âm tiết này, cố giải ra nghĩa, và trong bản thân quá trình tập trung đã đạt tới kết quả. Câu hỏi này có hiệu quả không phân tích, cũng như một kết quả không bằng lời.
Những người không can dự vào việc tập trung cực đoan do bài tập của Thiền sư đem tới, hay việc đáp lại của kẻ sĩ, có thể không nhận ra được rằng nhiều trong những câu hỏi quan trọng và thúc ép nhất mà chúng ta phải đối diện không thể được tra cứu trong bách khoa toàn thư hay từ điển. Không có chỗ mà nghĩa của cuộc đời người ta được viết lên.
Không có sách, không kinh sách, không kinh thánh nào có câu trả lời cho cuộc đời bạn. Không có người nào có thể cho bạn câu trả lời. Thực ra không có câu trả lời; chỉ có hiểu biết. Bằng hiểu biết, câu hỏi biến mất. Không có câu trả lời.
Và con người hướng đích tìm kiếm câu trả lời, cho nên người đó sẽ đi tới nhiều câu trả lời và sẽ treo quanh một câu trả lời trong vài ngày, vài tháng, vài năm, đôi khi vài kiếp, và thế rồi sẽ phát chán và sẽ đi sang câu trả lời khác. Nhưng đó là cuộc diễu hành dài; người ta có thể đi tới vô hạn, từ câu trả lời này sang câu trả lời khác.
Con đường thực không phải là tìm ra câu trả lời, mà tìm ra hiểu biết. Trong ánh sáng của hiểu biết, câu hỏi biến mất. Và đột nhiên bạn là câu trả lời! Đột nhiên bản thân cuộc sống là câu trả lời! Con đường là mục đích, luân hồi là niết bàn.
Tôi đã nghe một giai thoại rất hay. Bạn có thể đã nghe nó. Nó có nhiều phiên bản, nhưng phiên bản này tôi nghĩ bạn không biết trước đây:
Sáu học trò mù ngành y ngồi cạnh cổng của một thành phố lớn khi một con voi được dẫn từ từ đi qua. Được hứng khởi bởi sự tò mò khoa học với mức độ cao nhất, sáu học trò mù xô tới bắt mạch cho con vật to lớn và xác định bản chất của bản thể nó. Tay người thứ nhất sờ lên ngà voi. "A," anh ta nói, "sinh vật này là một thứ như xương; chúng thậm chí còn thò ra khỏi da của nó." Sau đó, nhiều năm trôi qua, người này trở thành nhà chuyên khoa chỉnh hình.
Đồng thời học trò mù thứ hai tóm lấy vòi voi và nhận diện chức năng của nó. "Cái mũi dài làm sao!" anh ta kêu lên. "Chắc chắn đây là phần quan trọng nhất của con vật." Theo đó, anh ta trở thành người chuyên khoa mũi.
Người thứ ba tình cờ động vào cái tai lớn đang vẫy của con voi và đi tới kết luận tương tự: với anh ta tai là mọi thứ, cho nên đến thời mình, anh ta trở thành bác sĩ nhĩ khoa.
Người thứ tư dừng tay trên bộ ngực và bụng khổng lồ của con voi. "Khối lượng của cái thùng này phải khổng lồ lắm," anh ta nghĩ, "và phải rối loạn bệnh hoạn vô hạn về số lượng và sự đa dạng." Không cái gì có tác dụng nhưng từ đó anh ta trở thành bác sĩ nội khoa.
Một trong những người mù tóm được đuôi voi. "Cái này," anh ta nó, "dường như là phần phụ vô dụng. Nó thậm chí có thể là cội nguồn của trục trặc. Tốt hơn cả là cắt nó đi." Người mù này trở thành bác sĩ giải phẫu.
Nhưng người cuối cùng trong sáu người đã không phụ thuộc vào cảm giác sờ. Thay vì thế anh ta chỉ lắng nghe. Anh ta đã nghe tiếng voi đi tới, tiếng lách cách của dây xích, và tiếng hét của quản tượng. Có thể là anh ta đã nghe thấy con voi thở dài khi nó lê bước dọc đường. "Sinh vật này đang đi đâu?" anh ta hỏi. Không ai trả lời. "Nó đã tới từ đâu?" anh ta hỏi. Không ai biết. Thế rồi người này rơi vào trong mơ màng sâu. Cái gì có trong tâm trí con voi này, anh ta tự hỏi, trong việc bỏ bất kì chỗ nào nó đã ở và đã tới thành phố lớn này? Tại sao nó phục tùng sự sỉ nhục này của tính tò mò của chúng ta và là nô lệ của xiềng xích? Và trong khi anh ta đang tự hỏi làm sao tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi này, con voi đã đi mất.
Người này trở thành nhà tâm thần.
Các học trò khác chán tính không thực tế này. Họ quay lưng lại với người bạn đồng hành nhìn xa của họ. Họ nói, khác biệt gì về mục đích của voi có thể là gì? Và xiềng xích của nó - chúng thiết lập ra vấn đề pháp lí chứ không phải là vấn đề y học. Điều quan trọng là nhận ra cấu trúc của con vật.
Thế rồi họ lao vào cãi cọ giữa họ xem liệu cấu trúc của voi là chủ chốt ở đâu, ở mũi hay ở tai hay ở đuôi. Và mặc dầu tất cả họ đều khác biệt thẳng thừng với nhau trên những điểm này, tất cả họ đều đồng ý rằng nhà tâm thần là kẻ ngu.
Mọi người nhìn vào sách vở, tìm ra các mảnh mẩu, tạo ra triết lí từ các mảnh mẩu. Đó là cách mọi tôn giáo đã tiến hoá, và mọi thượng đế học và mọi triết lí đã tiến hoá. Chúng tất cả đều mảnh mẩu.
Tầm nhìn toàn thể không thể được chứa trong bất kì sách nào, và tầm nhìn toàn thể không thể bị chứa trong bất kì tín điều nào. Thế thì tìm đâu ra tầm nhìn toàn thể? Tầm nhìn toàn thể có thể được tìm ra chỉ khi bạn bỏ tâm trí và nhìn vào trong thực tại của mọi thứ mà không nghĩ về chúng. Vấn đề không phải là suy tư, không phải là vấn đề suy nghĩ, không phải là vấn đề suy nghĩ logic. Nó không phải là vấn đề về bất kì suy diễn nào. Bạn chỉ phải nhìn một cách im lặng, hồn nhiên, vào trong cái đã ở đây bây giờ. Đó là khải lộ.
Và không phải bạn bắt gặp chân lí đâu. Đột nhiên bạn thấy người tìm kiếm là cái được tìm và người quan sát là cái được quan sát, rằng đối thể và chủ thể không phải là hai, rằng chúng có vẻ như là hai bởi vì tâm trí chúng ta đứng ở giữa và đã làm ra biên giới. Bây giờ tâm trí đã biến mất, biên giới đã biến mất; chỉ có tính một, một toàn thể.
Bây giờ đến con đường thứ hai. Con đường thứ hai là con đường tôi gọi là hướng cội nguồn. Cội nguồn đã ở đây, mục đích không có. Cội nguồn ở bên trong bạn, mục đích ở bên ngoài. Mục đích sẽ là ở đâu đó trong tương lai, cội nguồn đã nuôi dưỡng bạn rồi. Nó ẩn kín trong bạn; bằng không bạn chắc đã không sống động được. Nó đang tuôn chảy trong bạn. Cội nguồn là hiện tại, mục đích là thiếu vắng. Tìm cái thiếu vắng là tìm theo cách sai. Nhìn vào trong hiện tại và tìm hiện tại là cách đúng.
Người hướng cội nguồn không bao giờ là người hoàn hảo, không thể thế được. Người hướng cội nguồn là người chỉnh thể, người toàn bộ. Người đó không có ý tưởng về hoàn hảo. Người đó đơn giản sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc trong tính toàn bộ của nó. Người đó sống cuộc sống rất không dự đoán được. Người đó sống cuộc sống của kinh ngạc và ngạc nhiên. Bạn không thể dự đoán được người đó. Ngay cả bản thân người đó cũng không thể dự đoán được người đó sẽ làm gì khoảnh khắc tiếp. Ai biết? Khoảnh khắc tiếp sẽ tới và chúng ta sẽ thấy. Khoảnh khắc tiếp sẽ đem tới thực tại riêng của nó, và khoảnh khắc tiếp sẽ tạo ra đáp ứng riêng của nó. Người đó sống một cách đáp ứng, đáp ứng lại. Người đó bao giờ cũng tỉnh táo đáp ứng cho mọi tình huống, dù là bất kì cái gì, nhưng người đó không cố định ý tưởng về cách phản ứng, cách đáp ứng, phải làm gì. Người đó tỉnh táo. Tình huống nảy sinh; người đó đáp ứng. Người đó đáp ứng từ sự tỉnh táo của mình, nhưng người đó không bao giờ đáp ứng từ bất kì câu trả lời nào mà người đó đã thu thập trong quá khứ. Từng khoảnh khắc của người đó đều là toàn bộ.
Nhớ lấy, tôi không nói "hoàn hảo". Từng khoảnh khắc của người đó là toàn bộ. Khác biệt là gì? Người hoàn hảo, có thể, sẽ không bao giờ giận. Đó là ý tưởng về người hoàn hảo: người đó sẽ không bao giờ giận. Nhưng người toàn bộ có thể giận. Bạn chỉ có thể hứa một điều, rằng người đó sẽ là cơn giận một cách toàn bộ. Không thể nói được người đó sẽ không giận. Chỉ một điều có thể được nói, rằng người đó sẽ giận một cách toàn bộ; nếu bao giờ người đó giận, người đó sẽ giận một cách toàn bộ.
Chuyện xảy ra một học giả tới Raman Maharshi, và ông ấy tranh cãi và tranh cãi và tranh cãi mãi; và không ai thấy Raman Maharshi đã bao giờ giận. Raman nói đi nói lại, "Ta không phải là triết gia, và ta không tin vào những chứng minh và luận cứ, và ta không biết logic nào. Ta nói 'Thượng đế hiện hữu' bởi vì ta đã kinh nghiệm điều đó như vậy." Nhưng học giả này không chịu nghe. Thế rồi đột nhiên các đệ tử thấy cái gì đó họ không thể nào tin được. Raman Maharshi nhảy lên, với chiếc gậy trong tay, và đuổi sát theo học giả đó. Và vị học giả chạy bán sống bán chết; ông ta cũng không thể nào tin được rằng người này sẽ làm điều như vậy. Ông ấy đuổi ông này ra, quay lại cười, ngồi vào ghế của mình, và quên tất cả về điều đó.
Bây giờ, đây là con người toàn thể. Người đó không hoàn hảo tương ứng với ý tưởng của bạn về hoàn hảo, nhưng người đó là toàn thể. Vâng, đôi khi giận có thể được cần: điều đó có thể là đáp ứng đúng. Cho nên người ta không bao giờ biết. Ngay cả bản thân người đó chắc cũng đã bị ngạc nhiên bởi điều đó. Khi ông ấy quay lại sau khi săn đuổi người này ra, ông ấy phải đã cười vào bản thân mình nữa. "Vậy là điều này là có thể," ông ấy phải đã cười. Ông ấy phải đã tận hưởng toàn thể sự việc; ông ấy phải đã cười thầm.
Người toàn thể sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, không biết cái gì sẽ xảy ra. Cuộc sống của người đó không có kịch bản. Cuộc sống của người đó không phải là vở kịch; người đó không có kịch bản. Không cái gì được quyết định trước. Từng khoảnh khắc đều mở ra cánh cửa, và người đó đáp ứng tương ứng. Người đó đáp ứng với tính toàn bộ của bản thể người đó. Tôi có thể thấy Raman giận dữ một cách toàn bộ trong khoảnh khắc đó. Và đó là cái đẹp của nó, đó là sự hồn nhiên của nó.
Con người toàn thể là tự phát, tự nhiên. Người đó không phải là kẻ đạo đức giả, người đó không giả vờ cái gì. Người đó mở, mong manh, sẵn có. Người đó như trẻ con, đơn giản, và cực kì đẹp.
Đây là cách thức của Thiền. Nó là hiện tượng duy nhất nhất trong toàn thể thế giới tôn giáo. Thiền là đỉnh cao nhất mà tôn giáo đã đạt tới. Nó là tôn giáo lành mạnh nhất.
Bây giờ đây là giai thoại hay. Nó là đơn giản, nhưng bây giờ bạn sẽ có khả năng hiểu.
Hakuju phụng sự như một giảng viên xuất chúng ở trường thuộc giáo phái Tendai.
Hakuju là một đại Thiền sư, nhưng một Thiền sư liên tục sống cuộc sống bình thường của mình. Có lần ai đó hỏi Bokuju, một đại Thiền sư khác, "Ông thường làm gì trước khi ông trở nên chứng ngộ?" Ông ấy nói, "Tôi thường chẻ củi cho thầy tôi, và mang nước từ giếng về." Bây giờ bản thân ông ấy đã trở thành thầy. Và người hỏi hỏi, "Còn bây giờ? Bây giờ ông làm gì?" Ông ấy nói, "Tôi chẻ củi, và mang nước cho bản thân tôi." Và người này hỏi, "Thế thì khác biệt gì? Trước ông cũng chẻ củi và mang nước, và bây giờ ông cũng làm cùng điều đó, cho nên khác biệt là gì?" Bokuju nói, "Trước đây, tôi thường làm nó một cách vô ý thức. Bây giờ tôi làm nó một cách có ý thức." Phẩm chất của hiện hữu đã thay đổi; hành động vẫn còn như nhau.
Hakuju phụng sự như một giảng viên xuất chúng ở trường thuộc giáo phái Tendai. Và nhớ rằng Bokuju ở trong một tình huống đơn giản. Chẻ củi là dễ, ngay cả sau chứng ngộ nó cũng dễ, nhưng giảng bài trong đại học là khó hơn. Nó khó hơn chẻ củi. Nhưng Hakuju tiếp tục; ông ấy đã trở nên chứng ngộ, nhưng ông ấy tiếp tục cách thức ông ấy đã làm. Ông ấy trở nên nổi tiếng khắp nước, nhưng ông ấy tiếp tục, ông ấy vẫn còn là giảng viên.
Thiền tin rằng cuộc sống bình thường phải không bị từ bỏ. Cuộc sống thường phải được biến đổi bằng hiểu biết bên trong của bạn.
Một câu ngạn ngữ Thiền vĩ đại khác. Một Thiền sư lớn đã nói, "Trước khi ta tới thầy, sông đã sông và núi đã là núi. Thế rồi thầy làm ta lẫn lộn hoàn toàn; thế thì sông không còn là sông và núi không còn là núi. Thế rồi sống trong sự hiện diện của thầy, dần dần lẫn lộn biến mất, khói biến mất, và một ngày nào đó sông lại là sông và núi lại là núi."
Bây giờ, khác biệt là gì, vì sông đã là sông trước đây và núi đã là núi trước đây? Bây giờ chúng lại là núi và chúng lại là sông, vậy thì khác biệt gì? Khác biệt không ở bên ngoài. Khác biệt ở bên trong. Trước đây, chúng chỉ là núi, sông thường; bây giờ chúng có phẩm chất phi thường. Phẩm chất đó bạn cho chúng, bạn rót vào trong chúng. Sự chói sáng của bạn làm cho toàn thể sự tồn tại của bạn thành chói sáng.
Con người không phải là điều người đó làm; con người là điều người đó hiện hữu. Cho nên nhấn mạnh của Thiền là không bao giờ thay đổi hành động của bạn; chỉ biến đổi hiểu biết của bạn, biến đổi tâm thức của bạn. Đem tâm thức mới vào trong sự tồn tại.
Khi ông ấy đang giảng đầy nhiệt tình theo tập quán thông thường về văn học cổ điển Trung Quốc vào một trưa mùa hè nóng bức, ông ấy để ý rằng vài người trong các học trò đang ngủ gà ngủ gật. Ông ấy dừng giảng ngay giữa câu và nói, "Trưa nóng bức, phải không? Ta không thể trách các ông vì buồn ngủ. Các ông nghĩ sao nếu ta tham gia cùng các ông?"
Bây giờ, người hoàn hảo sẽ không thể nào làm được điều đó chút nào. Làm sao người hoàn hảo có thể rơi vào giấc ngủ trước học trò của mình? Dù mùa hè nóng bức thế nào, và người đó có thể cảm thấy buồn ngủ, vì thân thể là thân thể thôi... Dù nó thuộc vào người chứng ngộ hay người không chứng ngộ thì cũng không tạo ra khác biệt gì: thân thể tuân theo luật riêng của nó. Ông ấy phải đã từng cảm thấy buồn ngủ; hôm đó thực sự nóng. Nhưng người hoàn hảo sẽ cố giả vờ. Người theo chỉnh thể luận, người theo tính toàn bộ sẽ không giả vờ. Khoảnh khắc người đó cảm thấy giấc ngủ tới với mình, người đó dừng lại giữa câu. Người đó thậm chí sẽ không hoàn chỉnh ngay cả câu đó; người đó sống khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Ngay cả đợi để hoàn thành câu này cũng là giả. Sao đợi? Ông ấy dừng giữa câu và hỏi học trò, "Trưa nóng bức, phải không? Ta không thể trách các ông vì buồn ngủ."
Và thấy ra vấn đề đi. Người hoàn hảo bao giờ cũng trách mọi người, rằng "Anh sai rồi," rằng "Anh đừng làm điều này," rằng "Điều này nên làm theo cách này." Người hoàn hảo liên tục kết án mọi người; đó là niềm vui của người đó. Người đó cố để mọi thứ là đúng trong thế giới này.
Chuyện kể rằng một người, chắc phải đã là một người hoàn hảo, đi tới một Thiền sư, Rinzai, và người này, là một người Ki tô giáo, đã nói với Rinzai, "Trong kinh sách của chúng tôi có viết rằng Thượng đế tạo ra thế giới này trong sáu ngày, và thế rồi vào ngày thứ bẩy ngài nghỉ ngơi. Nhưng loại thế giới nào vậy? Tôi đã hỏi các nhà truyền giáo Ki tô giáo, mà họ không thể trả lời được, cho nên tôi phải tới thầy, thưa thầy. Loại thế giới nào? Một thế giới xấu xí thế, đầy những đau đớn và khổ sở. Đầy những bất toàn! Thế giới gì mà Thượng đế đã tạo ra. Và ngài mất sáu ngày!" Rinzai nhìn người này, và ông ấy nói, "Ông nghĩ ông có thể cải tiến được nó không?" Người này hơi phân vân, nhưng dẫu sao người đó nói, "Có, tôi nghĩ tôi có thể cải tiến được." Thế là Rinzai quát lên, "Thế thì ông làm gì ở đây? Sao ông chờ đợi và chờ đợi thời gian? Cải tiến đi! Ông sẽ mất bao nhiêu ngày?"
Người hoàn hảo sẽ thấy lỗi ngay cả với Thượng đế. "Sao ngài đã tạo ra thế giới này? Sao ngài đã tạo ra lao và ung thư? Và sao ngài đã tạo ra nghèo và giầu, và sao ngài đã tạo ra cái này và cái nọ? Tại sao?" Người hoàn hảo liên tục kết án; đó là niềm vui của người đó.
Nếu thầy Hakuju này là người hoàn hảo, ông ấy chắc đã quát học trò, "Các ông đang làm gì vậy? Các ông tới đây để làm gì? Các ông đang rơi vào giấc ngủ? Đây không phải là cách thức của người tìm kiếm, không phải là cách thức của đệ tử, không phải là cách thức của học trò." Nhưng thay vì nói điều này, ông ấy nói, " Trưa nóng bức, phải không? Ta không thể trách các ông vì buồn ngủ." Ông ấy hiểu. Con người toàn bộ hiểu. Ông ấy hiểu những giới hạn của mình; ông ấy hiểu giới hạn của mọi người. Ông ấy chưa bao giờ đòi hỏi điều không thể được.
"Các ông nghĩ sao nếu ta tham gia cùng các ông?" Thực là hay. Siêu, thầy điểm. "Các ông nghĩ sao nếu ta tham gia cùng các ông?" Ông ấy hỏi xin phép, vì vài người trong họ có thể là những người hoàn hảo! Và họ là vậy.
Với việc này, Hakuju đóng sách lại, và ngả người về sau trên ghế bành, bắt đầu ngủ.
Và không chỉ điều đó, khi một người thực sự toàn bộ, người đó ngáy nữa:
Cả lớp điếng người, và những người đã từng ngủ gà ngủ gật đều bị đánh thức bởi tiếng ngáy của ông ấy.
Phải là một người có phẩm chất như trẻ con. Rất khó rơi vào giấc ngủ dễ dàng thế, và ngáy. Và ngáy trước học trò riêng của mình sao? Phải là một người rất vô bản ngã.
Cả lớp điếng người... Họ không thể nào tin được vào điều đó, vì người này nổi tiếng là thầy chứng ngộ, trên khắp nước. Ngay cả hoàng đế cũng thường tới gặp ông ấy. Và người chứng ngộ này đã rơi vào giấc ngủ, không thể giữ được cho bản thân mình thức, là bình thường như bất kì người bình thường nào sao? Họ điếng người.
Và khi họ nghe ông ấy ngáy, điều đó là không thể nào tin nổi. Ai đã bao giờ thấy vị Phật ngáy không? Nhưng vị Phật thật sẽ không lo nghĩ. Nếu ông ấy muốn ngáy, ông ấy sẽ ngáy. Nếu ông ấy cảm thấy thích ngáy, ông ấy sẽ ngáy. Ông ấy sẽ không bận tâm điều bạn nói về ông ấy.
...và những người đã từng ngủ gà ngủ gật đều bị đánh thức bởi tiếng ngáy của ông ấy. Mọi người đứng dậy từ chỗ của mình và muốn thầy thức dậy.
Bây giờ giấc ngủ của họ biến mất.
... và muốn thầy thức dậy.
Điều này bạn có thể thấy chỉ ở trong văn đàn Thiền, khả năng này của việc có tính người thế, của việc bất toàn thế và vậy mà không lo nghĩ về nó. Sự chấp nhận vô cùng về mọi điều có đó, về ngủ, về ngáy. Không nỗ lực nào để che giấu bản thân bạn đằng sau bất kì mẽ ngoài nào.
Có thời có một thường dân Phật tử nổi tiếng tên là Busol. Ông ấy là người chứng ngộ sâu sắc; vợ ông ấy cũng chứng ngộ, và con trai và con gái của ông ấy cũng vậy. Một hôm một người tới Busol và hỏi, "Thiền có khó hay không?" Busol nói, "Ồ, khó lắm. Nó giống như lấy gậy và cố đánh trăng."
Người này phân vân và bắt đầu nghĩ. "Nếu Thiền khó thế, làm sao vợ của Busol đạt tới chứng ngộ được?" Thế là ông ấy đi và hỏi bà ấy cùng câu hỏi này. Bà ấy nói, "Nó là thứ dễ nhất trên thế giới. Nó giống hệt như chạm vào mũi ông khi ông rửa mặt buổi sáng."
Bây giờ người này hoàn toàn hoang mang. "Tôi không hiểu. Thiền dễ sao? Nó khó không? Ai đúng?" Thế là người đó đi hỏi con trai họ. Người con trai nói, "Thiền không khó và không dễ. Trên ngọn hàng trăm nhành cỏ là nghĩa của Phật."
"Không khó sao? Không dễ sao? Thế thì nó là cái gì?" Thế là người này đi tới người con gái và hỏi cô ấy. "Bố em, mẹ em, và anh em đều cho tôi các câu trả lời khác nhau. Ai đúng?" Cô ấy nói, "Nếu ông làm cho nó khó, nó là khó. Nếu ông làm cho nó dễ, nó là dễ. Nhưng nếu ông không nghĩ, chân lí chỉ là như nó vậy."
Nếu bạn làm cho nó khó, nó là khó. Nếu bạn làm cho nó dễ, nó là dễ. Nhưng nếu bạn không nghĩ, chân lí là như nó vậy. Chân lí là như nó vậy. Tính như vậy này, sự chấp nhận toàn bộ này, việc buông xuôi toàn bộ này theo chân lí - không giả vờ, không đạo đức giả, không nỗ lực che giấu bản thân bạn đằng sau bình phong, không nỗ lực nào để trưng bản thân bạn ra nhiều hơn kích cỡ cuộc sống - tính đích thực này là Thiền. Và tính đích thực này là cánh cửa mở tới nguyên lí thứ nhất.
Là tự phát, là tự nhiên, và bạn đã đạt tới.
Tôi đang đọc vài dòng của Ogden Nash:
Con rết đã hoàn toàn hạnh phúc, mãi cho tới khi con cóc nói đùa: "Cầu nguyện đi, chân nào đi sau chân nào?" Điều này tác động lên tâm trí nó tới mức độ là nó nằm ra mất trí trong rãnh, nghĩ mãi xem làm sao để chạy.
Nếu bạn hỏi rết... Con rết có một trăm chân.
Con rết đã hoàn toàn hạnh phúc, mãi cho tới khi con cóc nói đùa: "Cầu nguyện đi, chân nào đi sau chân nào?" Điều này tác động lên tâm trí nó tới mức độ là nó nằm ra mất trí trong rãnh, nghĩ mãi xem làm sao để chạy.
Bây giờ điều đó trở thành không thể được. Khoảnh khắc bạn nghĩ, mọi thứ trở thành không thể được. Nếu bạn không nghĩ, chân lí là như nó vậy.
Chuyện ngụ ngôn cuối cùng:
Phật nhảy ra từ bên sườn của mẹ ông ấy và đi bẩy bước theo từng phương theo cả bốn phương. Rồi ông ấy nhìn một lần cho từng đường, trỏ ngón tay lên trời, và chạm đất bằng tay kia. Ông ấy nói, "Trên trời và dưới đất, duy nhất ta linh thiêng."
Đây là câu chuyện rất hay. Khi Phật được sinh ra, người mẹ đang đứng dưới cây. Ông ấy được sinh ra trong khi người mẹ đang đứng, và ông ấy được sinh ra theo cách rất huyền bí. Ông ấy đột nhiên nhảy ra từ bên sườn mẹ ông ấy, đứng trên đất, đi bẩy bước, đưa một tay lên trời và chạm đất bằng tay kia, và nói, "Trên trời và dưới đất, duy nhất ta linh thiêng."
Thiền nhân đã cười về câu chuyện này rất nhiều. Nếu như họ là người Ki tô giáo họ chắc đã cố chứng minh điều đó, rằng điều đó phải là thực, có tính lịch sử. Nhưng họ không coi mọi sự là nghiêm chỉnh.
Một Thiền sư, Un-mun, nói...
Ai đó hỏi Un-mun, "Thầy nói gì về câu chuyện vô nghĩa này?" Ông ấy nói, "Vào ngày sinh của Phật, ta đã ở đó, hiện diện." Un-mun mà hiện diện sao? Người hỏi ngạc nhiên.
Un-mun nói, "Khi ông ấy nhảy từ bên sườn của mẹ ông ấy, ta đánh ông ấy và giết ông ấy, và đem ông ấy tới cho con chó đói ăn. Toàn thế giới được an bình."
Người hỏi rất phân vân, cho nên anh ta đi tới thầy khác, nói, "Thầy nói gì? Chuyện này là vô nghĩa, và câu trả lời của Un-mun thậm chí còn vô nghĩa hơn; ông ấy nói, 'Ta đã hiện diện, Không chỉ hiện diện, ta đã giết Phật ở đó, và đem ông ấy cho chó đói ăn, và toàn thế giới đã được an bình kể từ đó.'"
Bằng không Phật chắc đã tạo ra rắc rối cho mọi người. Các Thiền sư nói, "Phật, sao ông lại được sinh ra? Ông tạo ra nhiều rắc rối thế cho mọi người, bởi vì mọi người đang cố thiền từ khi ông tới. Giá mà ông không tới, thế giới chắc đã an bình. Không ai đã từng thiền, không ai đã trong cuộc hành trình này tới niết bàn. Sao ông đã tới?" Đó là nghĩa của Un-mun khi ông ấy nói, "Ta đã giết ông ấy và đem ông ấy cho chó đói ăn, và kể từ đó thế giới đã được an bình."
Người hỏi đi tới thầy khác, Lin-chi.
"Điều Phật nói vào ngày sinh của ông ấy là sai," Lin-chi nói, "cho nên ta sẽ đánh ông ấy ba mươi lần. Và điều Thiền sư Un-mun nói cũng sai, cho nên ta sẽ đánh ông ấy ba mươi lần. Và điều ta vừa nói cũng sai, cho nên ta tự đánh ta ba mươi lần."
Thực ra, khoảnh khắc bạn nói cái gì đó về nguyên lí thứ nhất, bạn đi sai. Không cái gì có thể được nói về nguyên lí thứ nhất. Vâng, nó có thể được kinh nghiệm. Bỏ tâm trí, và kinh nghiệm nó đi.
Xem tiếp Chương 6 - Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post