Chương 6. Nhận mạo hiểm

Chương 6. Nhận mạo hiểm

Price:

Read more

Niết bàn: Ác mộng cuối - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 6. Nhận mạo hiểm

Chương 6. Nhận mạo hiểm
Câu hỏi 1
Lúc ban đầu thầy bảo tôi điều tôi phải làm. Nó thật gian nan. Bây giờ thầy bảo tôi rằng tôi có thể quyết định cho bản thân tôi, rằng tôi có thể làm điều tôi cảm thấy. Điều này cũng gian nan. Tôi sợ làm quyết định sai. Xin thầy giải thích.
Đây là hai khả năng duy nhất: hoặc bạn buông xuôi - và trong việc buông xuôi đó bạn dừng nghĩ về quyết định, hậu quả; trong việc buông xuôi của mình, bạn đã buông xuôi bản thân tính trách nhiệm, và bạn tự do toàn bộ... tự do hành động mà không lo nghĩ gì, không nặng gánh gì lên tâm trí bạn... Nhưng điều đó là khó vì bản ngã. Bạn không thể buông xuôi một cách toàn bộ. Bạn muốn kiểm soát cuộc sống của bạn theo cách riêng của bạn. Nó trở thành vất vả cho bản ngã.
Khả năng thứ hai là ở chỗ bạn nắm các thứ trong tay riêng của bạn - làm bất kì cái gì bạn thích làm. Lần nữa vấn đề nảy sinh, vì bạn không có nhận biết nào. Bạn không biết làm gì và không làm gì. Thế thì bạn sợ làm quyết định sai. Thế thì bạn sợ hành động theo hướng sai. Bản ngã có đó, và với bản ngã, cái bóng của bản ngã - dốt nát - có đó. Chúng cả hai đi cùng nhau, hay, chúng vẫn còn cùng nhau. Nếu bạn bỏ bản ngã, dốt biến mất. Nếu bạn bỏ dốt, bản ngã biến mất - chúng không thể tồn tại một cách tách rời.
Cho nên đây là hai con đường. Hoặc bạn buông xuôi - bản ngã phải bị bỏ đi; thế thì dần dần bạn sẽ cảm thấy cái bóng đã biến mất theo cách riêng của nó. Hoặc, bạn phải trở nên nhận biết hơn, tỉnh táo hơn, để cho nhiều ánh sáng ở bên trong bản thể bạn và dốt nát biến mất.
Khi dốt nát biến mất, bản ngã tự động biến mất. Bản ngã và dốt nát là hai mặt của cùng một đồng tiền. Bạn có thể ném đồng tiền đi theo cả hai cách.
Nhưng một quyết định bạn phải lấy - hoặc là bỏ bản ngã hoặc là bỏ dốt nát. Và nếu khó bỏ bản ngã, thế thì sẽ rất khó bỏ dốt nát.
Đây là hai con đường vĩnh hằng - con đường của ý chí và con đường của buông xuôi. Trong buông xuôi, cái tôi bị bỏ hoàn toàn. Trên con đường của ý chí, cái tôi được làm thuần khiết khỏi mọi ô uế, được làm thành trong suốt. Nó trở thành ánh sáng lên bản thân nó.
Nhưng một quyết định bạn phải làm - hoặc theo con đường của ý chí hoặc theo con đường của buông xuôi.
Con đường của buông xuôi là dễ hơn, vì nó có thể trở thành cái nhảy toàn bộ trong một bước. Cuộc hành trình cả nghìn lẻ một dặm là hoàn thành trong một bước. Con đường của ý chí là dần dần - bạn di chuyển từng li một. Nhưng nếu bạn chọn điều đó, nếu bạn thích điều đó, chẳng có gì sai trong nó. Điều đó là tuỳ bạn quyết định.
Tất nhiên, cả hai đều gian nan. Và bất kì cái gì bạn chọn đều sẽ có vẻ gian nan hơn cái bạn đã không chọn. Nhưng không cái gì có thể được làm; người ta phải chọn sớm hay muộn. Bạn phải cam kết với bản thể bạn theo con đường nào đó.
Điều duy nhất sai mà bạn có thể làm là vẫn còn không quyết định. Tội lỗi duy nhất mà bạn có thể phạm phải với bản thân bạn là vẫn còn không quyết định và trì hoãn.
Đừng có tính không quyết định. Quyết định đi. Cho dù thỉnh thoảng bạn phạm phải sai lầm, không gì sai trong chúng. Bằng việc phạm sai lầm bạn sẽ học nhiều. Không ai học mà không phạm sai lầm. Ngay cả bạn đi lạc lối, đừng sợ. Đi cùng dũng cảm đi. Đi mà tỉnh táo. Sớm hay muộn bạn sẽ nhận ra rằng bạn đã đi lạc lối. Bạn có thể quay lại.
Và bất kì khi nào bạn quay lại sau khi vẩn vơ, phạm nhiều sai lầm, bạn sẽ thấy rằng tâm thức của bạn đã được làm giầu lên. Nếu bạn đơn giản ngồi trong nhà và không bao giờ di chuyển vì sợ rằng cái gì đó có thể đi sai, bạn có thể làm cái gì đó sai; nếu bạn vẫn còn bị buộc với chỗ bạn đang vậy, tất nhiên bạn sẽ không phạm bất kì sai lầm nào, nhưng cuộc sống của bạn sẽ là cuộc sống của việc không hoàn thành. Bạn có thể tránh các sai lầm, nhưng trong việc né tránh sai lầm bạn sẽ né tránh mọi kinh nghiệp đẹp đó mà cuộc sống có thể cho bạn. Đây là trốn chạy.
Dũng cảm đi. Có dũng cảm là hiện hữu.
Có nhiều người, hàng triệu người, những người đơn giản bỏ lỡ cuộc sống của họ vì sợ rằng cái gì đó có thể đi sai. Và đây là cái sai duy nhất, sai lầm duy nhất. Họ liên tục che giấu, họ liên tục trốn khỏi tình huống. Bất kì khi nào họ thấy một khả năng của đi sai, họ dừng mọi hành động. Họ không bao giờ trưởng thành. Họ vẫn còn chưa trưởng thành.
Không có gì sai trong phạm sai lầm. Chỉ nhớ một điều: không phạm cùng sai lầm lặp đi lặp lại; thế là đủ. Từng sai lầm đem tới bài học. Từng việc đi lạc lối là đang đi tới đường đúng theo cách sâu sắc.
Tôi đã nghe một giai thoại:
"Hai người Do Thái bị đặt úp mặt vào tường, tay bị trói sau lưng, đợi bị bắn. Viên sĩ quan chịu trách nhiệm tiểu đội xử bắn tới họ và hỏi cộc lốc, 'Có hút điếu thuốc cuối cùng không?'
Người Do Thái thứ nhất đáp, 'Giữ lấy thuốc của ông, ông là kẻ vô công rồi nghề sát hại!'
Trong khi đó người Do Thái thứ hai thì thào lo lắng, 'Yên đi, Jack, yên đi. Đừng gây rắc rối."'
Khi bạn sắp bị bắn chết, tạo ra rắc rối hay không tạo ra rắc rối có khác biệt gì?
Cái chết đang tiến tới. Mọi người đều bị trói vào tường để bị bắn. Đừng sợ. Dù bạn sợ hay không sợ thì cũng không tạo ra khác biệt gì - cái chết đang tiến tới. Cho dù bạn không làm gì cả, cái chết sẽ tới - nó đã đi tới đấy. Ngày đang ngắn lại mọi ngày. Cuộc sống của bạn đang bị cắt đi mọi ngày. Bạn đang bị nhổ bật rễ khỏi cuộc sống mọi ngày.
Bạn chờ đợi cái gì? Làm cái gì đó đi. Có tính quyết định vào.
Tôi biết chính con người run rẩy khi quyết định chuẩn bị được lấy. Tôi có thể hiểu sự bất lực, nhưng không cái gì có thể được làm về nó. Nó là vậy. Bất kì khi nào bạn lấy quyết định, việc run rẩy lại tới - người ta có thể sai. Nhưng dầu vậy quyết định vẫn phải được lấy. Người ta có thể sai - dầu vậy quyết định phải được lấy, vì làm sao người ta sẽ biết liệu quyết định sẽ sai hay không? Bạn phải lấy nó để biết nó.
Mọi người tới tôi và họ nói họ đang ngập ngừng liệu có nhận tính chất sannyas hay không. Tôi có thể hiểu việc ngập ngừng, tôi có thể hiểu rối loạn bên trong. Tôi có thể hiểu rằng lấy bước đi trong bóng tối, vào cái không biết là khó.
Nhưng tôi nói cho họ duy nhất một điều: bạn đã sống mãi cho tới giờ không như một sannyasin... không cam kết bạn đã hành động, sống cuộc sống của bạn, và chưa bao giờ lấy quyết định mà có thể trở thành việc biến đổi triệt để. Thử nó lần này đi. Nếu không cái gì xảy ra, bạn bao giờ cũng có thể quay lại. Ai có thể cản trở bạn khỏi việc quay lại? Nhưng nếu cái gì đó xảy ra... chỉ khả năng của cái gì đó xảy ra là đáng với mạo hiểm. Ai biết?
Và không có cách khác để biết trước. Đó là tâm trí hèn nhát - người muốn mọi thứ được đảm bảo. Họ hỏi tôi, 'Cái gì đó sẽ chắc chắn xảy ra chứ nếu tôi trở thành một sannyasin?'
Ai có thể nói được? Làm sao nó có thể được làm thành chắc chắn? Nó không phải là đồ vật mà tôi có thể cho bạn. Nó là cái gì đó bao giờ cũng có trong cái không biết. Nó có thể xảy ra, nó có thể không xảy ra. Điều đó tuỳ thuộc vào cả nghìn lẻ một thứ. Nhưng khả năng có đó. Nó không phải là không thể được - chừng này có thể được nói. Nó đã xảy ra cho tôi. Chừng này có thể được nói - nó không phải là không thể được. Nhưng không ai có thể làm cho nó thành chắc chắn được, không ai có thể cho bạn lời bảo đảm.
Tâm trí phương Tây đặc biệt đã trở nên quá sợ cam kết. Bạn yêu người đàn bà, nhưng bạn sợ cam kết. Bạn yêu người đàn ông, nhưng bạn sợ cam kết. Bạn vẫn còn trong tính không quyết định. Bạn liên tục chơi, nhưng bạn không bao giờ đi vào trong vùng nước sâu của cuộc sống, vì thế thì bạn sợ bạn có thể bị mắc vào: nó có thể trở thành tù túng, nó có thể trở thành dây xích quanh con người bạn. Bạn có thể bị cầm tù.
Mạo hiểm đó phải được nhận. Bất kì khi nào bạn đi vào trong bất kì cái gì sâu sắc, khả năng đều có đó: bạn có thể trở nên tự do hơn hay bạn có thể trở nên bị cầm tù hơn. Nhưng người nhận mạo hiểm này bao giờ cũng học được cái gì đó từ nó, bao giờ cũng được làm giầu.
Cho nên quyết định đi. Hoặc bạn nhận mọi thứ trong tay bạn, hoặc bạn bỏ mọi thứ cho tôi. Nó không thể là năm mươi-năm mươi được. Bạn muốn bỏ lại một phần cho tôi và giữ một phần trong tay riêng của bạn - điều đó sẽ không có tác dụng đâu. Điều đó sẽ không có tác dụng chút nào.
Tôi có người bạn. Anh ta rất thoả mãn với cuộc hôn nhân của mình, với vợ mình. Tôi hỏi, 'Bạn xoay xở thế nào?'
Anh ta nói, 'Ngày chúng tôi lấy nhau chúng tôi đã làm một hợp đồng, chúng tôi đã làm một thoả thuận: năm mươi-năm mươi - một nửa các quyết định tôi phải lấy, và nửa các quyết định vợ phải lấy.'
Thế là tôi hỏi anh ta, 'Các bạn phân chia thế nào?'
Anh ta nói, 'Mọi quyết định lớn lao tôi lấy, và mọi quyết định nhỏ cô ấy lấy.'
Tôi vẫn không rõ, cho nên tôi hỏi nữa, 'Làm sáng tỏ cho tôi chút nữa đi.'
Anh ta nói, 'Các quyết định kiểu như cái gì phải xảy ra ở Việt Nam, hay bây giờ ai phải trở thành thủ tướng Trung Quốc - những chuyện lớn thế tôi quyết định. Còn con đi học trường nào, và chúng tôi phải mua xe kiểu nào, và chúng tôi phải sống trong kiểu nhà nào, và chúng tôi phải ăn thức ăn gì - các thứ, những thứ nhỏ như thế này - vợ tôi quyết định. Nó thành năm mươi-năm mươi - và mọi thứ là tốt hoàn hảo.'
Cho nên nếu bạn làm kiểu thoả thuận này với tôi thì thế là được. Những điều lớn lao bạn quyết định và những điều nhỏ bé bạn để cho tôi, thế thì nó là được hoàn hảo. Thế thì bạn có thể quyết định liệu thượng đế có tồn tại như ba hay một - tôi để điều đó cho bạn. Nhưng cách thiền, tôi sẽ quyết định... những điều nhỏ.
Câu hỏi 2
Osho ơi, thầy là người sống sót của con tầu đắm. Thầy có khả năng tìm ra tấm ván nhỏ nổi được với một người trên nó. Thế rồi một người sống sót khác xuất hiện và định bám cùng thầy trên tấm ván đó. Thầy sẽ làm gì?
Nếu tôi là bản thân tôi, thế thì tôi sẽ nhảy ra khỏi tấm ván và giúp người kia sống sót. Nếu tôi là bạn, thế nữa tôi sẽ nhảy ra khỏi tấm ván và giúp người kia sống sót. Trong cả hai trường hợp tôi sẽ làm như nhau, nhưng vì các lí do khác nhau.
Nếu tôi là bản thân tôi, thế thì tôi biết cuộc sống là bất diệt, cuộc sống là bất tử. Không có vấn đề cho tôi. Nếu tôi là bạn, thế thì đầu tiên để tôi kể một giai thoại:
"Một nhà ngoại giao Anh tới thăm nơi ẩn dật trên núi nơi mà Adolf Hitler, trong những ngày khủng khiếp đó của cuối những năm một chín ba mươi, đã dự định một cách có chủ ý đập tan ý chí phương tây bằng việc phô bầy sự chống cự vô hi vọng là thế nào.
'Người Anh có thể làm gì,' ông ta hỏi, 'để chống lại một quân đội hết lòng với ta tới mức họ sẽ đi vào cái chết theo cái gật đầu của ta? Ông thấy người lính kia không? Lính đâu, nhảy ngay ra khỏi cửa sổ!'
Không ngần ngại một khoảnh khắc người lính nhảy ra khỏi cửa sổ ngã chết, để lại cho nhà ngoại giao Anh cứng người trong hoảng sợ. Hitler mỉm cười dứt khoát. 'Ta sẽ chỉ cho ông một lần nữa. Lính đâu, nhảy ra khỏi cửa sổ kia!' Người lính thứ hai nhảy ra.
Lần thứ ba Hitler ra lệnh tự tử, nhưng lần này nhà ngoại giao Anh không thể ngồi im ở đó được. Ông ta túm lấy tay người lính Đức thứ ba, cho dù anh ta đã lao ra cửa sổ, và kêu lên, 'Làm sao anh có thể bỏ cuộc sống nhẹ nhàng thế!'
Người lính đáp, 'Ông gọi đây mà là sống sao?' Thế rồi anh giằng ra và nhảy."
Bất kì cái gì bạn gọi cuộc sống cũng đều không phải là cuộc sống chút nào. Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nhảy. Điều tôi gọi là cuộc sống là vĩnh hằng. Nếu tôi là bản thân tôi, thế nữa tôi sẽ nhảy - vì sẽ không có chết.
Nhưng lí do sẽ là tuyệt đối khác. Đôi khi hành động có thể tương tự và lí do có thể tuyệt đối khác nhau. Cho nên đừng bao giờ chú ý quá nhiều tới hành động. Bao giờ cũng chú ý nhiều hơn tới lí do đằng sau nó.
Bởi vì vị phật có thể hành xử hệt như bạn, hành động có thể đích xác như nhau, nhưng nó không thể là tương tự được, vì tâm thức phật là khác thế với bạn. Hành động sẽ chỉ là tương tự trong dáng vẻ; sâu bên dưới phải có khác biệt lớn lao - nó phải vậy.
Phật cũng sống cuộc sống bình thường - ăn, ngủ, cảm thấy khát. Nhưng lí do là khác toàn bộ. Khi Phật uống nước, ông ấy chỉ làm dịu cơn khát của thân thể. Khi bạn uống nước, bạn làm dịu cơn khát của bạn.
Khi Phật ăn thức ăn, ông ấy chỉ giúp cho thân thể sống động để cho nó có thể được dùng. Nó là phương tiện, xe cộ - mọi chăm sóc phải được tính tới nó. Khi bạn ăn thức ăn, đó là vấn đề sống và chết. Thức ăn là cuộc sống.
Khi Phật ngủ và bạn ngủ, cả hai đều theo cùng cách ngủ. Tư thế có thể là như nhau, mắt sẽ nhắm, nhưng sâu bên dưới có khác biệt lớn. Ngay cả trong giấc ngủ say, Phật vẫn nhận biết. Ông ấy không bao giờ ngủ; chỉ thân thể ngủ. Đèn bên trong liên tục cháy sáng. Không bao giờ trong một giây lại có gián đoạn nào trong nhận biết bên trong. Khi bạn ngủ, bạn hoàn toàn ngủ. Bạn trở nên vô ý thức. Bạn đánh mất hoàn toàn bản thể bạn trong vô ý thức, trong bóng tối.
Cho nên đừng bao giờ phán xét bất kì cái gì bởi hành động. Bao giờ cũng phán xét sự việc theo cốt lõi bên trong nhất của nó.
Câu hỏi 3
Nhiều lần thầy đã nhắc tới ba ngôi Ki tô giáo: Cha, Con và Thánh thần linh thiêng. Xin thầy nói cho chúng tôi, điều gì xảy ra với mẹ?
Mọi tôn giáo của thế giới đều được thành lập bởi đàn ông; không một tôn giáo nào đã được thành lập bởi đàn bà. Và tất nhiên bản ngã nam, thói gia trưởng nam, đã từng là căn nguyên của mọi học thuyết mà đã từng được tạo ra để giải thích sự tồn tại.
Rất khó cho bản ngã nam nghĩ về đàn bà như đấng sáng tạo. Ngay cả cho một phần nhỏ trong ba ngôi cho đàn bà dường như cũng là khó. Mọi thứ đã được đàn ông kiểm soát. Đàn ông đã là người quản lí trong thế giới này, và tất nhiên, anh ta đã tạo ra khái niệm về thế giới khác. Ở đó anh ta vẫn liên tục quản lí.
Thượng đế là đàn ông, thánh thần linh thiêng là đàn ông, con trai là đàn ông... Không phải rằng điều đó là vậy đâu. Nếu có bất kì thượng đế nào, ngài nhất định là cả đàn ông và đàn bà. Ngài không thể chỉ là nam - điều đó là không thể được, điều đó sẽ là không đầy đủ. Ngài phải là vòng tròn đầy đủ - nam-nữ, âm-dương.
Ở phương Đông chúng ta có nhận biết nhiều hơn. Trong tiếng Phạn, brahma, thượng đế tối thượng, không nam không nữ. Điều đó là đúng hơn - vì ngài là cả hai. Ngài không thuộc vào bất kì giới nào. Ngài ở bên ngoài giới tính. Điều đó dường như đúng hơn, khái niệm tốt hơn. Vì sự sống tồn tại trong các cực. Sự sống không thể tồn tại với một cực. Điện không thể tồn tại chỉ như cực dương hay cực âm. Cực âm và cực dương - cả hai cực đều được cần. Giữa hai cực này tồn tại hiện tượng điện.
Nhân loại không thể tồn tại chỉ như đàn ông hay đàn bà. Cả hai được cần để làm cho nó thành một toàn thể đầy đủ... một toàn thể duyên dáng, tao nhã. Một mình đàn ông là không đầy đủ. Một mình đàn bà cũng không đầy đủ.
Nhìn vào sự sống. Mọi cực đều được nối lại với nhau ở đó - sống và chết, yêu và ghét, ngày và đêm, mùa hè và mùa đông. Mọi cực đều được nối với nhau... đất và trời. Thượng đế là cái toàn bộ, cái toàn thể.
Cái toàn thể không thể chỉ là nam. Đây là thái độ nam - nếu mọi người nói rằng cái toàn thể chỉ là nam. Đó là thái độ gia trưởng nam.
Bây giờ đàn bà đang phản ứng lại điều đó. Đàn bà trong phong trào giải phóng phụ nữ đã bắt đầu gọi thượng đế là 'bà'. Họ không gọi thượng đế là 'ông' nữa. Đó là phản ứng. Người ta có thể hiểu phản ứng này. Nhưng phản ứng lại là như nhau - cùng sai lầm lại bị phạm phải. Thượng đế là cả ông và bà.
Trong tiếng Phạn chúng ta không dùng ông hay bà cho thượng đế. Chúng ta dùng tat - tat nghĩa là cái đó. Một chỉ dẫn, một chỉ dẫn đơn giản mà không nói thượng đế là ai - ông hay bà. Tat - cái đó. Một chỉ dẫn đơn giản không nói gì về giới tính của thượng đế.
Sớm hay muộn nhân loại sẽ đi tới hiểu điều này - rằng đàn ông và đàn bà là những phần bù. Đối lập đấy, nhưng mà bù nhau, tạo ra một toàn thể.
Vì ý tưởng này rằng thượng đế là đàn ông, đàn ông đã tạo ra lí thuyết ngớ ngẩn tới mức bạn không thể tưởng tượng được. Ở Ấn Độ cũng vậy, người Jain nói rằng đàn bà không thể được giải thoát, không thể trở nên được giải thoát từ thân thể nữ. Đầu tiên cô ấy sẽ phải được sinh ra như đàn ông; chỉ đàn ông mới có thể trở nên được giải thoát. Ngu xuẩn! - vì linh hồn không đàn ông không đàn bà. Ngay cả Phật, trong nhiều năm đã không cho phép đàn bà được khai tâm làm sannyasin. Chỉ rất muộn về sau trong đời mình ông ấy mới nới lỏng.
Mọi người tới tôi và họ nói, 'Cái gì xảy ra trong đạo tràng này? Nhiều đàn bà thế, nhiều đàn ông thế!'
Vì trong quá khứ, đạo tràng đã tồn tại bao giờ cũng dành cho đàn ông. Nếu đạo tràng tồn tại cho đàn bà thế thì họ toàn đàn bà thôi.
Các tôn giáo đã từng phân tách đàn ông và đàn bà. Có các tu viện Ki tô giáo ở phương Tây nơi không đàn bà nào đã bao giờ vào, nơi không đàn bà nào được phép vào. Có những tu viện dòng Luyện tâm nơi, một khi một người vào, người đó không bao giờ ra vì sợ gặp gỡ với đàn bà nào đó trong thị trấn, trong thành phố ở đâu đó.
Dục đã là thứ bị cấm. Yêu đã là thứ bị kết án. Và con người đã thử trở nên độc lập hoàn toàn - dường như điều đó là có thể. Điều đó là không thể được. Năng lượng cần cái đối lập.
Người Hindu khoa học hơn theo cách đó. Nếu bạn đi vào đền Hindu, ở đó bạn sẽ thấy Krishna với Radha, Shiva với Parvati, Ram với Sita. Năng lượng nữ tính có đó. Nó phải có đó để làm cho thượng đế đầy đủ.
Trong đền thờ Jain, Mahavir đứng một mình. Điều đó có vẻ hơi vụng về, hơi không đầy đủ. Trong đền chùa Phật giáo, Phật ngồi một mình. Trong nhà thờ Ki tô giáo, Jesus bị đóng đinh, ở trên cây chữ thập, nhưng một mình. Tất nhiên, nếu nhà thờ có vẻ rất buồn, điều đó là tự nhiên. Năng lượng kia, mà có thể làm nó thành lễ hội, bị thiếu.
Khi đàn ông và đàn bà ở cùng nhau, cuộc sống mở hội; có hân hoan.
Bạn có quan sát hai mươi đàn ông ngồi trong phòng không? Bạn sẽ cảm thấy nỗi buồn nào đó lắng đọng. Thế rồi một đàn bà bước vào - đột nhiên bùng nổ năng lượng... kundalini dâng lên. Mọi người trở nên tỉnh táo; cái gì đó đang xảy ra. Vấn đề không phải là thân thể; nó là vấn đề năng lượng. Cực đối lập đã bước vào - tia lửa bắt đầu xảy ra. Năng lượng đối lập có đó - từ trường bắt đầu vận hành.
Một thế giới chỉ đàn ông sẽ là một thế giới rất buồn tẻ và đờ đẫn. Ba ngôi này phải phát chán bây giờ. Cha, thánh thần linh thiêng và con - họ đang làm gì bây giờ? Nó phải là một toán rất chán. Chỉ nghĩ về điều đó - người ta phải phát sợ!
Không, nó không thể làm cho cuộc sống được đầy đủ. Sự trộn lẫn của năng lượng được cần; chỉ thế thì cuộc sống mới liên tục đạt tới những mức cao hơn. Nó là biện chứng - chính đề, phản đề, và giữa hai điều này nảy sinh đỉnh của việc tổng hợp. Thế thì việc tổng hợp lại vận hành như chính đề, lại phản đề... sự tổng hợp cao hơn nảy sinh. Nó là việc sáng tạo liên tục của bản giao hưởng năng lượng.
Cho nên đạo tràng của tôi là rất kì lạ. Đó là lí do tại sao bạn không thấy nhiều người Ấn Độ ở đây. Họ không thể tin được rằng đây là đạo tràng. Họ đã biết chỉ những người buồn ngồi trong đạo tràng, gần chết. Họ không thể tin được nhiều hân hoan thế, nhiều vui sướng thế.
Mới hôm nọ một người Ấn Độ đã viết một bức thư và anh ta nói, 'Mọi thứ là được, nhưng sau buổi thiền, hay thậm chí sau bài giảng của thầy, có vài đôi bắt đầu ôm ghì nhau, hôn nhau. Điều này là phi tôn giáo.'
Cái gì có thể có tính tôn giáo hơn?
Yêu là tôn giáo, nhưng trong nhiều thế kỉ yêu đã bị kết án. Trong nhiều thế kỉ yêu đã từng là tội lỗi. Trong nhiều thế kỉ đàn ông và đàn bà đã tồn tại tách biệt, chỉ gặp nhau trong bóng tối của đêm khi không ai biết rằng họ đang gặp gỡ, và thế rồi lại tách ra. Và cảm thấy mặc cảm vì gặp gỡ, và cảm thấy rắc rối sâu sắc rằng ham muốn nảy sinh về người đàn bà hay ham muốn nảy sinh về người đàn ông. Nó đơn giản là tự nhiên. Nó không phải là vấn đề của bạn; nó là vấn đề của năng lượng - năng lượng dương và âm gặp gỡ. Khi chúng gặp gỡ, cuộc sống mới nảy sinh.
Học thuyết Ki tô giáp chắc chắn là sai. Thượng đế đáng phải được cho tự do nhiều hơn để cho ngài có thể chuyển giữa các cực. Ở Ấn Độ chúng ta có khái niệm về Shiva là Ardhanarishwar - điều đó dường như là một trong những đỉnh cao nhất của hiểu biết.
Ardhanarishwar nghĩa là thượng đế nửa đàn ông, nửa đàn bà. Bạn có thể đã thấy bức tượng hay ảnh chụp bức tượng của Ardhanarishwar trong đó Shiva là nửa đàn ông, nửa đàn bà. Nó là biểu tượng lớn; chỉ dẫn sâu sắc về hiểu biết. Đây là cách nó phải vậy.
Có lần chuyện xảy ra:
"Một phó vương đến trao giải thưởng tại cuộc thi chó đẹp địa phương. Ông ta thấy chướng tai gai mắt lắm với trang phục cũ mèn của các thành viên phái đẹp trẻ.
'Nhìn đứa con trai kia,' ông ta nói, 'đứa có tóc bị cắt ngắn, điếu thuốc lá và quần ống túm, và cầm hai con chó con. Nó là trai hay gái?'
'Con gái đấy,' người đồng hành của ông ấy nói. 'Nó là con gái tôi.'
'Ông bạn thân mến ơi,' phó vương bối rối, 'tha thứ cho tôi. Tôi sẽ không bao giờ nói ra như thế nếu mà tôi biết ông là bố cô ấy.'
'Tôi không là bố đâu,' người kia nói. 'Tôi là mẹ nó."'
Một ngày nào đó điều này sẽ là trường hợp với thượng đế. Và nó sẽ là một ngày đẹp trời khi thượng đế tới trong bộ trang phục cho cả nam lẫn nữ, và không ai sẽ có khả năng nói ai đang tới - bà hay ông. Đó sẽ là ngày vĩ đại của giải thoát khỏi các khái niệm nam tính. Đó sẽ là ngày vĩ đại của hiểu biết con người về thượng đế - không phải là hiểu biết của đàn ông hay hiểu biết của đàn bà.
Câu hỏi 4
Xin thầy nói về khác biệt giữa kiên nhẫn không phản ứng của thiền sư và không phản ứng độc hại của tự kiểm soát kìm nén?
Có khác biệt lớn - lớn như có thể. Khi người ta kiên nhẫn, người ta chẳng có gì bị kìm nén trong mình. Bằng không kiên nhẫn là không thể được. Vì kiên nhẫn không bị quấy rối bởi ai đó khác đang xúc phạm bạn; kiên nhẫn bị quấy rối bởi giận riêng của bạn, hận thù, ghen tị, cái bị kìm nén bên trong bạn. Xúc phạm của người khác vận hành chỉ như cái cớ; điều thực xảy ra bởi vì kìm nén của bạn.
Bạn liên tục kìm nén giận. Nó liên tục chồng chất bên trong bạn. Thế rồi chỉ một tia lửa của xúc phạm và sẽ có đám lửa lớn bên trong bạn. Nó tuyệt đối tỉ lệ với xúc phạm. Và bạn cũng nhận ra nhiều lần rằng nó không là điều lớn thế - nhưng tại sao tôi đã trở nên điên thế?
Đôi khi người khác thậm chí đã không khêu nó ra. Người khác thậm chí đã không nhận biết rằng người đó đã xúc phạm bạn và bạn đã trở nên bị xúc phạm, bạn đã trở nên điên. Bạn phải đã mang giận trong thời gian dài; nó đã tuôn tràn. Nó chỉ đang đợi tìm ra tình huống nào đó nơi bạn có thể hợp lí hoá và đổ trách nhiệm lên vai ai đó khác.
Kiên nhẫn là có thể chỉ nếu bạn không có tính kìm nén. Bằng không bạn sẽ nóng vội.
Nhìn đấy. Bình thường, giận không phải là xấu. Bình thường, giận là một phần của cuộc sống tự nhiên; nó tới và đi. Nhưng nếu bạn kìm nén nó, thế thì nó trở thành vấn đề. Thế thì bạn liên tục tích luỹ nó. Thế thì đó không phải là vấn đề về tới và đi; nó trở thành chính bản thể bạn. Thế thì không phải là bạn đôi khi giận; bạn vẫn còn giận, bạn vẫn còn trong phát rồ, và bạn chỉ chờ đợi ai đó khêu nó ra. Hay thậm chí một hướng dẫn về gợi ra, và bạn bắt lửa và bạn làm mọi thứ mà với chúng về sau bạn sẽ nói, 'Tôi đã làm nó không đếm xỉa tới tôi.'
Phân tích cách diễn đạt này - 'không đếm xỉa tới tôi'. Làm sao bạn có thể làm cái gì mà không đếm xỉa tới bạn? Nhưng cách diễn đạt này là đích xác đúng.
Giận bị kìm nén trở thành điên tạm thời. Cái gì đó xảy ra ở bên ngoài kiểm soát của bạn. Nếu bạn có thể kiểm soát, bạn sẽ vẫn kiểm soát nó - nhưng đột nhiên nó tuôn tràn. Đột nhiên nó ở bên ngoài bạn. Bạn không thể làm được cái gì, bạn cảm thấy bất lực - và nó đã đi ra. Người như thế có thể không giận, nhưng người đó hành động và sống trong giận.
Nếu bạn nhìn vào mọi người... đứng bên đường và chỉ xem... bạn sẽ thấy hai kiểu người. Cứ liên tục quan sát mặt họ. Toàn thể nhân loại bị phân chia thành hai kiểu người. Một kiểu là kiểu buồn, người sẽ có vẻ rất buồn, kéo lê bằng cách nào đó. Kiểu khác là kiểu giận - chỉ sôi lên với tính điên, sẵn sàng bùng nổ với mọi cớ.
Giận là buồn chủ động; buồn là giận thụ động. Chúng không phải là hai thứ.
Quan sát hành vi riêng của bạn. Khi nào bạn thấy bản thân bạn buồn? Bạn thấy bản thân bạn buồn chỉ trong tình huống bạn không thể giận được. Ông chủ trong văn phòng nói cái gì đó và bạn không thể giận được; nó là không kinh tế. Bạn không thể giận và bạn phải liên tục mỉm cười - thế thì bạn trở nên buồn. Năng lượng này đã trở thành không hoạt động. Bạn về nhà, và với vợ bạn thấy sự việc nhỏ, bất kì cái gì không liên quan, và bạn trở nên giận.
Mọi người tận hưởng giận, họ thưởng thức nó, bởi vì ít nhất họ cảm thấy họ đang làm cái gì đó. Trong buồn, bạn cảm thấy rằng cái gì đó đã được làm cho bạn. Bạn đã ở đầu thụ động, ở đầu nhận. Cái gì đó đã được làm cho bạn và bạn đã bất lực và bạn không thể đối đáp lại, bạn không thể trả đũa lại, bạn không thể phản ứng được.
Trong giận, bạn cảm thấy chút ít thoải mái. Sau cơn giận lớn, người ta cảm thấy được thảnh thơi chút ít... cảm thấy thoải mái. Bạn sống động. Bạn cũng có thể giận các thứ. Tất nhiên bạn không thể giận ông chủ, nhưng bạn có thể giận vợ.
Thế rồi vợ đợi các con về nhà - vì sẽ không kinh tế mà đi giận chồng. Toàn thể cuộc sống dường như là có tính kinh tế. Anh ta là ông chủ, và vợ tuỳ thuộc vào anh ta, và thật mạo hiểm mà đi giận anh ta. Cô ấy sẽ đợi lũ con. Chúng sẽ về nhà từ trường, và thế rồi cô ấy nhảy lên và cô ấy có thể đánh chúng - chỉ vì chúng thôi.
Và những đứa con đó sẽ làm gì? Chúng sẽ đi vào phòng của chúng, chúng sẽ ném sách, xé sách, hay đánh búp bê, hay đánh chó, hay hành hạ mèo. Chúng sẽ phải làm cái gì đó. Mọi người đều phải làm cái gì đó, bằng không người ta trở nên buồn.
Những người bạn thấy trên phố, người đã trở nên buồn, cho nên điều thường trực là mặt đã lấy khuôn mẫu nào đó, là những người bất lực thế, ở bậc thang thấp của chiếc thang, tới mức họ không thể tìm được người nào để đổ giận lên. Đây là những người buồn. Cao hơn ở bậc thang trên bạn sẽ thấy người giận. Bạn đi lên cao hơn nữa, mọi người bạn sẽ thấy càng giận hơn. Bạn càng đi xuống thấp hơn, mọi người càng buồn hơn.
Ở Ấn Độ, đi và xem tầng lớp tiện dân, đẳng cấp thấp nhất. Họ buồn. Họ đi tới những người brahmins - những người này giận. Brahmin bao giờ cũng giận; vì bất kì điều nhỏ bé nào ông ta sẽ phát điên. Ông ta là brahmin. Tiện dân đơn giản buồn vì không có ai khác dưới anh ta để anh ta có thể đổ cơn giận của mình.
Giận và buồn là hai mặt của cùng một năng lượng... bị kìm nén.
Kiên nhẫn tới khi bạn không giận không buồn. Kiên nhẫn là hiện tượng lớn lao. Khi bạn không giận người nào - buồn và giận cả hai đều mất đi; năng lượng của bạn đã lắng đọng, được định tâm; bạn ở nhà... Kiên nhẫn có nghĩa là bạn đã về tới nhà. Bây giờ không cái gì làm sao lãng, không cái gì quấy rối. Bạn hạnh phúc, phúc lạc bên trong tới mức mọi thứ khác đều không liên quan.
Ai đó xúc phạm bạn: bạn không cần nhận việc bị xúc phạm. Bạn hạnh phúc thế. Bạn có quan sát không? Khi bạn hạnh phúc và ai đó xúc phạm, bạn không bị giận thế. Khi bạn bất hạnh, bạn bị quá giận. Điều đó đơn giản chỉ ra toán học của nó. Khi bạn bất hạnh, bạn sẵn sàng để giận, chờ đợi để giận. Khi bạn hạnh phúc, cùng điều đó không thành vấn đề.
Khi người ta đang phúc lạc sâu sắc, đơn giản tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống như món quà của thượng đế, ai bận tâm? Thế thì không cái gì xứng với nó. Bạn có thứ quí giá thế cùng bạn mà mọi thứ khác đều đơn giản không liên quan.
Người tôn giáo không phải là người bị kìm nén, mặc dầu người tôn giáo bạn đã bắt gặp tất cả đều là người bị kìm nén. Nhưng tâm trí tôn giáo không bị kìm nén. Tâm trí tôn giáo là tâm trí hạnh phúc, tâm trí phúc lạc, bản thể mở hội.
Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại:
"Armstrong chơi tay đôi trên sân golf với mục sư của nhà thờ một hay hai lần một tháng. Đức cha Brown là một tay chơi golf giỏi và cuộc đua giữa họ là mãnh liệt, nhưng Armstrong phải thú nhận rằng trận đấu cung cấp một chiều hướng đặc biệt cho công việc nội bộ của ông ta.
Armstrong, như nhiều người trong chúng ta, có năng khiếu chửi như hát, và nhân cú đánh hỏng ông ấy có thói quen phun cảm giác của ông ấy ra bằng việc nói tới bóng, cỏ xanh, và môi trường bao quanh chung với sự phong phú của niềm đam mê hoa mĩ. Vậy mà trong sự hiện diện của Đức cha Brown, ông ấy thấy bản thân mình bị kìm lại sự mê đắm bản thân, và đến cuối hiệp ông ấy tái nhợt với lối nói huyên thuyên bị kìm nén.
Mục sư, mặt khác, mặc dầu ông ấy cũng đánh hỏng các cú đánh lúc này lúc khác, nhân cơ hội như vậy - giữ im lặng kiên nhẫn điều thậm chí còn chọc giận Armstrong nhiều hơn.
Cuối cùng Armstrong nói, 'Thưa Đức cha Brown, tôi phải hỏi. Xin nói cho tôi, làm sao ông xoay xở giữ được tâm trạng khi ông đánh xoáy quả bóng vào chỗ gồ ghề, hay khi ông đánh hỏng cú đánh vì có cành con trên mặt cỏ xanh mà ông không thấy?'
Đức cha Brown đáp, 'Anh bạn tốt của tôi ơi, đó là vấn đề chế ngự. Tôi không cần kêu lên hay dùng ngôn ngữ hèn hạ. Chắc chắn là sẽ không thay đổi tình huống và mặt khác, sẽ đẩy linh hồn tôi vào trạng thái hiểm nghèo. Vâng, vì tôi phải làm cái gì đó, tôi chế ngự. Tôi khạc nhổ.'
'Ông khạc nhổ sao?'
'Điều đó đúng đấy.' Ở đây mắt Đức cha tối sầm lại. 'Nhưng để tôi bảo ông điều này! Chỗ tôi khạc nhổ, cỏ không bao giờ mọc lại đâu!"'
Những người bạn đã biết là tôn giáo đã từng chế ngự các thứ. Nhưng việc chế ngự chỉ là thủ đoạn của tâm trí. Không có cái gì chế ngự trong nó. Từ này là từ dùng sai.
Và bởi vì những chế ngự này, nhiều thứ đã xảy ra cho nhân loại mà đáng ra có thể đã được tránh khỏi. Sau mỗi mười năm một cuộc chiến tranh lớn lại được cần tới vì chế ngự - vì mọi người liên tục kìm nén. Thế rồi toàn thể việc này trở thành quá nặng nề; nó phải được tống đi.
Bạn có thấy không? Bất kì khi nào có chiến tranh, mọi người trông hạnh phúc thế, rung động thế với cuộc sống; đờ đẫn của họ biến mất. Cái gì đó đang xảy ra. Và bây giờ họ có thể gọi tên nước kia mà họ đã từng né tránh mãi cho tới giờ. Nước kia trở thành nước ác; nước kia trở thành kẻ thù của thượng đế; nước kia trở thành chính nhân cách hoá của quỉ. Và nước kia phải bị phá huỷ bật rễ hoàn toàn.
Bây giờ huỷ diệt là được phép - không chỉ được phép mà còn được ca ngợi. Bạo hành là được phép - không chỉ được phép, mà còn được ca ngợi. Mọi người được phép bất kì cái gì không được phép trước đây - giận, hận, ghen, bạo hành, bản năng sát hại... mọi thứ đều được phép. Mọi người cảm thấy rất thoải mái.
Sau mỗi mười năm một cuộc thế chiến lớn lại được cần; ít hơn thế sẽ không có tác dụng. Bởi vì con người đã được dạy chế ngự - kìm nén dục, kìm nén giận, kìm nén ác, kìm nén mọi thứ, và cố mỉm cười, cố đeo mặt nạ, có nhân cách giả.
Sâu bên dưới bạn liên tục ngồi trên núi lửa và trên bề mặt bạn liên tục mỉm cười. Nụ cười là giả, được tô vẽ. Không ai bị lừa bởi nó, nhưng bạn liên tục nghĩ rằng bạn đang chế ngự. Chả cái gì được chế ngự.
Hiểu biết làm biến đổi, nó không chế ngự. Nếu bạn hiểu, giận biến mất và cùng năng lượng đó trở thành từ bi. Không phải là bạn chế ngự: giận đơn giản biến mất, và năng lượng mà đã tham gia vào, đã được đầu tư vào giận, nay được xả ra và trở thành từ bi. Khi bạn hiểu ghét, ghét biến mất và cùng năng lượng đó trở thành yêu.
Yêu không chống lại ghét - nó là việc thiếu vắng ghét.
Người tôn giáo liên tục ước định bạn: Yêu kẻ thù của ông. Họ liên tục nói với bạn: Bất kì chỗ nào ông cảm thấy hận thù, kìm nén nó và biểu lộ yêu.
Tôi không thể nói điều đó cho bạn được. Tôi sẽ nói: Bất kì chỗ nào bạn cảm thấy hận thù, trở nên nhận biết.
Không cần yêu kẻ thù của bạn. Bạn thậm chí đã không yêu bản thân bạn; làm sao bạn có thể yêu kẻ thù của bạn được? Bạn thậm chí đã không yêu bạn của bạn; làm sao bạn có thể yêu kẻ thù của bạn được? Điều đó là không thể được. Trước hết yêu bản thân bạn đi, yêu người bạn, thế rồi bạn có thể yêu người lạ và thế rồi bạn có thể yêu kẻ thù.
Cứ dường như là bạn ném hòn đá nhỏ vào cái hồ im lặng - những gợn sóng nhỏ nảy sinh và thế rồi chúng liên tục lan rộng tới bờ xa nhất. Trước hết bạn phải yêu bản thân bạn, thế rồi đến vòng nhỏ các bạn bè, thế rồi đến vòng lớn hơn những người lạ, và thế rồi đến kẻ thù. Không phải là bạn phải ép buộc yêu kẻ thù của bạn. Bằng không bạn sẽ trả thù theo cách khác nào đó. Bạn sẽ chế ngự.
Bạn có thể không thề, bạn sẽ khạc nhổ - và cỏ sẽ không bao giờ mọc được ở bất kì chỗ nào bạn khạc nhổ. Thế thì bạn sẽ chế ngự và bạn sẽ tạo ra ý tưởng về địa ngục cho kẻ thù của bạn. Ở đây bạn không thể tạo ra địa ngục cho họ được; thế thì bạn sẽ tạo ra địa ngục cho họ ở đâu đó dưới đất, nơi họ sẽ bị bỏ vào trong lửa, trong dầu sôi, bị tra tấn theo mọi cách.
Cứ nhìn mà xem. Người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo - kiểu địa ngục nào họ đã tạo ra! Nếu bạn đọc các câu chuyện của họ về địa ngục, bạn không thể cải tiến được chúng đâu. Họ đã làm điều cuối cùng; tưởng tượng tàn bạo đã đạt tới đỉnh của nó.
Nếu bạn kìm nén, bạn sẽ trả thù ở đâu đó hay này khác. Mọi cái gọi là thánh nhân của bạn liên tục hi vọng rằng ở đâu đó trong địa ngục kẻ thù của họ sẽ bị bỏ vào lửa và bị tra tấn. Đó là hi vọng của họ. Và ở đây họ liên tục biểu lộ yêu. Yêu đó là hư huyễn. Yêu đó là bất lực.
Tôi không dạy bạn chế ngự. Tôi đơn giản dạy bạn một điều - hiểu. Để hiểu là luật duy nhất.
Hiểu giận, quan sát giận, trở nên nhận biết về giận. Không làm cái gì; chỉ để nó đó trước bạn. Nhìn sâu vào trong nó, và đột nhiên bạn sẽ thấy rằng chỉ bằng việc nhìn vào trong nó, biến đổi bắt đầu xảy ra. Chỉ bằng quan sát, giận bắt đầu đổi thành từ bi.
Có chìa khoá. Không cái gì phải được làm - chỉ nhận biết làm mọi thứ cho bạn.
Và tất nhiên, thế thì bạn kiên nhẫn. Không phải là bạn đã kiểm soát được giận. Bạn kiên nhẫn vì bạn hạnh phúc thế. Bạn kiên nhẫn vì giận của bạn được biến đổi thành từ bi. Bạn kiên nhẫn vì hận thù của bạn đã trở thành yêu. Bạn kiên nhẫn vì tham của bạn đã trở thành chia sẻ. Bạn kiên nhẫn vì bây giờ bạn đang tận hưởng cuộc sống ở đỉnh của nó. Ai bận tâm điều người khác nói? Người ta không quan tâm chút nào.
Một thiền sư đi vào đền sau khi đi dạo buổi sáng cùng một đệ tử. Một người tới, đánh mạnh vào lưng ông ấy bằng một chiếc gậy, và bỏ chạy. Thầy thậm chí không nhìn lại sau; thầy tiếp tục bước đi. Đệ tử không thể tin được vào điều đó. Anh ta nói, 'Có chuyện gì với thầy thế? Thầy có điên không? Người này đã đánh mạnh thế và đã trốn mất còn thầy thậm chí không nhìn lại.'
Thiền sư nói, 'Đó là vấn đề của người đó. Làm sao ta lại quan tâm tới điều đó được? Anh ta phải điên, anh chàng đáng thương. Ta cảm thấy nhiều từ bi cho anh ta. Và ta không thể nhìn lại được, vì anh ta đã điên; việc nhìn lại của ta có thể làm cho anh ta điên hơn. Anh ta đã cảm thấy mặc cảm khi về nhà; với việc nhìn lại của ta anh ta có thể cảm thấy rằng ta đã kết án anh ta. Không, điều đó sẽ không có tính người. Anh ta đã trong rắc rối rồi. Bây giờ không cần tạo ra nhiều rắc rối cho anh ta. Đó là vấn đề của anh ta.'
Khi bạn hạnh phúc, thế thì vấn đề của người khác không còn là vấn đề của bạn. Để tôi nói điều đó theo cách này: khi bạn không có vấn đề nào, thế thì không ai có thể đổ vấn đề của người đó lên bạn. Vì bạn có vấn đề, người khác có thể đổ vấn đề của họ lên bạn và bạn trở nên bị móc vào.
Kiên nhẫn là sản phẩm phụ của mù bên trong.
Câu hỏi 5
Bản ngã cảm thấy tinh ranh tới mức ngay cả các khoảnh khắc của im lặng bên trong, khoảnh khắc của buông bỏ, cũng dường như là có nhưng là các thủ đoạn tinh vi của con quỉ kiểm soát.
Nó giống như ngư dân điêu luyện chơi với cá mà người đó đã câu, cho nó tự do chạy và phát mệt trước khi kéo nó lên
Vâng, bản ngã rất tinh vi - thứ tinh vi nhất trên thế giới. Thực ra nó không tồn tại, do đó mới có sự tinh vi của nó. Thực ra nó chỉ là cái bóng, nó không có sự tồn tại. Cho nên bất kì khi nào bạn đi, cái bóng đi theo bạn. Và nếu bạn bắt đầu chạy khỏi cái bóng, cái bóng sẽ đuổi theo bạn. Bạn chạy càng nhanh, cái bóng sẽ theo sau bạn càng nhanh. Và thế thì bạn sẽ cảm thấy rằng bạn không thể nào thoát khỏi cái bóng này.
Không, điều đó không phải là không thể được. Cứ đi tới dưới cây, ngồi dưới bóng cây, và cái bóng biến mất. Đừng chạy. Đó không phải là cách đi xa khỏi nó. Nó là cái bóng. Bạn không thể đi xa khỏi nó được. Nó không có sự tồn tại, do đó nó mới tinh vi thế. Vì nó không có sự tồn tại, nó mạnh thế. Vì nó không có, do đó bạn không thể thoát khỏi nó được.
Cố hiểu đi. Đi vào bóng cây to và ngồi đó và nhìn quanh - cái bóng không còn đó.
Cái cây lớn đó là điều tôi gọi là thiền. Tới dưới chỗ che chở của thiền và bản ngã biến mất.
Nhưng mọi người làm nhiều điều khác. Họ cố gắng trở nên khiêm tốn; đó là việc trốn chạy. Họ cảm thấy cái nắm giữ của cái bóng, nắm giữ của bản ngã. Họ cố gắng trở nên khiêm tốn, họ cố gắng trở nên giản dị, họ từ bỏ mọi thứ. Vì họ nghĩ bản ngã tới từ giầu có, họ từ bỏ giầu có - nhưng thế thì bản ngã tới qua việc từ bỏ giầu có. Họ nghĩ bản ngã tới qua danh vọng và quyền lực... từ bỏ quyền lực, từ bỏ danh vọng - nhưng thế thì bản ngã tới qua khiêm tốn của bạn.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại. Tôi thích nó vô cùng:
"Ông giáo sĩ được yêu mến đang trên giường chết, và sự sống đang chậm chạp rút đi. Quanh giường là một nhóm các đệ tử buồn bã cảm thấy mất mát buốt nhói đang tới và nói chuyện thì thào giữa họ với nhau về đức hạnh đa dạng của ông già giờ đang rời bỏ họ.
Một người nói, 'Ngoan đạo thế, ngoan đạo thế! Lời răn nào trong nhiều lời răn về Luật mà thầy đã không giữ? Ở đâu tại bất kì điểm nào thầy đã đi lệch hơi chút nhất khỏi những lời răn của thượng đế?'
Và người khác than vãn, 'Và có học thức thế. Những lời bình bao la của giáo sĩ về quá khứ, phải nói vậy, đã in dấu trong não ông ấy. Vào bất kì khoảnh khắc nào ông ấy cũng có thể gợi nhớ câu nói nào đó mà sẽ soi sáng bất kì câu hỏi thượng đế học nào có thể có.'
Người thứ ba còn nói, 'Và từ thiện làm sao, hào phóng làm sao. Ở đâu có người nghèo mà ông ấy không giúp? Ai trong thị trấn mà dốt nát về lòng tốt của ông ấy? Tại sao, ông ấy đã giữ cho bản thân mình chỉ đủ để giữ thân thể và linh hồn gắn với nhau.'
Nhưng khi lời kinh cầu nguyện này tiếp tụp, một sự rung rinh yếu ớt xuất hiện trên mặt giáo sĩ. Điều trở thành hiển nhiên rằng ông ấy đã cố gắng nói cái gì đó. Mọi đệ tử đều nghiêng người ra trước, hồi hộp nghe những lời cuối cùng đó.
Yếu ớt từ môi giáo sĩ, lời vọng ra, 'Mộ đạo, học tập sao? từ thiện! Và về giản dị lớn của ta các ông chẳng nói gì sao?"'
'Về giản dị lớn lao của ta các ông chẳng nói gì sao.' Thế thì bản ngã sẽ ẩn đằng sau giản dị. Thế thì bản ngã sẽ ẩn đằng sau khiêm tốn. Thế thì bản ngã sẽ ẩn đằng sau tính đơn giản.
Cách thức của bản ngã là tinh vi vì nó là cái bóng của bạn - bất kì chỗ nào bạn đi, nó đi theo bạn. Cho tới khi bạn tìm ra chỗ cho bạn ở trong bóng râm... thế thì nó biến mất.
Qua thiền, dần dần bạn sẽ đi tới dưới bóng của cây lớn. Được trú ngụ, bạn sẽ nhìn quanh và bản ngã sẽ không được tìm thấy.
Ngoại trừ thiền, không cái gì có thể giúp được. Khổ hạnh sẽ không giúp cho bạn. Từ bỏ sẽ không giúp cho bạn. Ngoại trừ thiền, không cái gì giúp được.
Thế thì thiền là gì?
Thiền là trạng thái vô trí. Tâm trí giống như mặt trời nóng, thiêu đốt. Dưới tâm trí bạn di chuyển - cái bóng đổ xuống, cái bóng được tạo ra. Khi mặt trời nóng, thiêu đốt không có đó, đột nhiên... im lặng.
Thiền là trạng thái của vô trí. Thiền là khoảng hở khi không có ý nghĩ trôi nổi trong bạn, khi những đám mây ý nghĩ đã biến mất. Bạn không có ý nghĩ, nhưng không ngủ. Bạn không có ý nghĩ, vậy mà tỉnh táo. Vô ý nghĩ tỉnh táo là thiền.
Lúc ban đầu chỉ hiếm khoảnh khắc sẽ có đó; chỉ trong một phần giây bạn mới cảm thấy cái bóng của cây. Nhưng trong một phần giây đó bản ngã này sẽ biến mất hoàn toàn. Bạn sẽ không tìm thấy bạn hiện hữu. Vì cảm giác về tôi hiện hữu không là gì ngoài các ý nghĩ được tích luỹ. Nó là việc chồng chất các ý nghĩ điều cho bạn cảm giác tôi hiện hữu. Nếu ý nghĩ biến mất, cái tôi biến mất.
Bạn có thể cầm ngọn đuốc trong tay và bạn có thể quay nhanh tay: một vòng tròn lửa sẽ được tạo ra. Vòng tròn không tồn tại, nhưng nó dường như có vì ngọn đuốc đang di chuyển nhanh. Vòng tròn lửa được nhìn thấy. Thực ra không có vòng tròn, chỉ có ngọn đuốc, nhưng bạn có thể thấy vòng tròn lửa.
Phật thường dùng biểu tượng này - vòng tròn lửa. Dừng chuyển động, dừng tay bạn, và chỉ có ngọn đuốc và vòng tròn biến mất.
Dừng tâm trí bạn và vòng tròn ý nghĩ biến mất. Đột nhiên chỉ bản thể bạn có đó và vòng tròn không còn đó. Vòng tròn đó là bản ngã. Mọi ý nghĩ cùng nhau làm cho nó dường như là bạn. Khi ý nghĩ rải rác đi, bạn hiện hữu, nhưng bạn không cảm thấy rằng bạn hiện hữu. Cái tôi biến mất, chỉ hiện hữu còn lại.
Ở phương Tây, một người, Rene Descartes, đã đưa toàn thể tâm trí phương tây đi trên đường sai. Lời quả quyết của ông ấy rất nổi tiếng; toàn thể triết học phương tây dựa vào lời quả quyết đó. Lời quả quyết của ông ấy là 'cogito ergo sum': Tôi nghĩ, do đó tôi hiện hữu.
Điều này là tuyệt đối vô nghĩa. Tôi nghĩ, do đó tôi hiện hữu sao? Điều đó nghĩa là khi suy nghĩ dừng lại, bạn sẽ biến mất, bạn sẽ không hiện hữu. Thực ra, khi suy nghĩ biến mất, lần đầu tiên bạn mới hiện hữu. Với việc biến mất của suy nghĩ, bản ngã biến mất, không phải bạn, không phải bản thể bạn.
Lời quả quyết của ông ấy - cogito ergo sum: Tôi nghĩ, do đó tôi hiện hữu - là phi logic, vì từ 'tôi nghĩ', bạn không thể suy diễn ra 'tôi hiện hữu' được. Từ 'tôi nghĩ', bạn có thể suy diễn chỉ 'tôi nghĩ'. Lời quả quyết này có thể là: cogito ergo cogito: tôi nghĩ, do đó tôi nghĩ. Điều đó là được. Nhưng 'tôi nghĩ do đó tôi hiện hữu' không có quan hệ với 'tôi nghĩ'. 'Tôi hiện hữu, do đó tôi hiện hữu. Sum ergo sum: Tôi hiện hữu do đó tôi hiện hữu.'
Nhưng cái hiện hữu này chỉ có thể được cảm thấy khi tâm trí không bị che mờ hoàn toàn, khi mọi ý nghĩ đã biến mất.
Và những khoảnh khắc này tới với bạn nữa, cho dù không thiền, nhưng chúng là rất rất nguyên tử và bạn bỏ lỡ. Giữa hai ý nghĩ bao giờ cũng có một khoảng hở... rất nhỏ. Giữa hai lời có một khoảng hở... rất nhỏ. Trong khoảng hở đó bạn hiện hữu và vậy mà bạn không thể nói Tôi hiện hữu. Hiện hữu có đó, nhưng bản ngã không có.
Thiền là kinh nghiệm về hiện hữu thuần khiết, không ý nghĩ. Bản ngã có thể biến mất chỉ theo cách đó, ngoài ra thì không.
Cho nên đừng cố các cách khác, bằng không nó sẽ liên tục đi theo bạn. Nó có thể trở thành tinh vi. Nó có thể trở thành rất ngoan đạo. Có rất nhiều bản ngã ngoan đạo - người tôn giáo, các sư, giáo hoàng... người rất ngoan đạo, nhưng rất bản ngã.
Cách duy nhất có thể đưa bạn ra ngoài bản ngã là cách thiền. Không có cách khác.
Câu hỏi 6
Osho, điều gì sẽ xảy ra nếu tâm trí phương đông gặp gỡ tâm trí phương tây?
Điều lớn nhất có thể xảy ra, sự tổng hợp lớn nhất là có thể.
Tâm trí phương tây là tâm trí nam. Tâm trí phương đông là tâm trí nữ. Tâm trí phương tây là tâm trí hoạt động - quá bất ổn, quá hoạt động... gần như năng nổ, hoạt động năng nổ. Tâm trí phương đông là thụ động, thảnh thơi - gần như lười biếng.
Bạn có thể thấy sự khác biệt. Phương Đông lười và phương Tây thường xuyên chạy chẳng vì cái gì. Vấn đề không phải là bạn đang đi đâu; vấn đề duy nhất ở phương Tây là bạn đi nhanh thế nào. Không hỏi ở đâu; điều đó không phải là vấn đề. Đừng phí thời gian. Đi cho nhanh.
Ở phương Đông, không cái gì dường như chuyển động; mọi thứ dường như không có chuyển động... thời gian đã dừng lại. Tâm trí phương tây sống với thời gian, rất ý thức tới thời gian. Tâm trí phương đông được thảnh thơi trong vĩnh hằng.
Có ích lợi cho cả hai và có những nguy hiểm, hiệu quả có hại cho cả hai. Nếu bạn quá hoạt động bạn sẽ trở nên căng thẳng; bạn sẽ bị ung thư. Cuộc sống sẽ chỉ là việc chạy thường xuyên, chẳng đạt tới đâu cả. Bạn sẽ tạo ra nhiều thứ, thị trường của bạn sẽ đầy các thứ, cuộc sống của bạn sẽ có chuẩn tốt hơn. Về mặt kinh tế, y tế, khoa học, công nghệ, bạn sẽ được phát triển hơn nhiều. Điều đó là tốt.
Nhưng thế rồi có những hiệu quả có hại. Bên trong, bạn sẽ rất trống rỗng. Siêu thị sẽ đầy, nhưng bên trong sẽ trống rỗng toàn bộ. Bên ngoài sẽ trở nên ngày càng giầu hơn và bên trong sẽ trở nên ngày càng nghèo hơn. Chuẩn sống sẽ lên cao, nhưng cuộc sống sẽ biến mất dần dần khỏi tay bạn. Bạn sẽ không có khả năng nói tại sao bạn sống.
Bạn sẽ sống thoải mái, thuận tiện. Bạn sẽ sống thoải mái, bạn sẽ chết thoải mái, nhưng bạn sẽ không sống chút nào vì nội tâm sẽ trống rỗng. Và người ta phải sống từ cốt lõi bên trong nhất của bản thể mình. Giầu có thực tới từ cốt lõi bên trong nhất. Mọi đồ vật đều tốt, nhưng không đủ tốt. Chúng được cần tới - nhưng con người không thể sống bằng một mình bánh mì.
Ở phương Đông, mọi người được thảnh thơi - nhiều tới mức họ gần như lười biếng. Nói là được thảnh thơi cũng không hay lắm. Họ lười. Tất nhiên, trong việc lười đó họ có thể có thoáng nhìn về bản thể bên trong của họ rõ ràng hơn. Họ không có đâu mà đi, cho nên họ liên tục chìm sâu vào bên trong bản thể riêng của họ. Mọi chuyển động của họ đã trở thành hướng nội. Cốt lõi bên trong của họ là giầu có hơn, nhưng cuộc sống bên ngoài của họ nghèo và xấu thế... kinh khủng, buồn nôn. Họ là kẻ ăn xin.
Nếu tâm trí phương đông và tâm trí phương tây gặp gỡ, điều đó sẽ là sự tổng hợp lớn nhất của tâm trí nam và nữ, của tâm trí thụ động và chủ động, và sẽ nảy sinh cân bằng và lần đầu tiên nhân loại sẽ được sinh ra - nhân loại toàn cầu, không phương đông không phương tây. Nó sẽ đơn giản là nhân loại... toàn thể, toàn bộ. Con người phương tây là một nửa, con người phương đông cũng là một nửa.
"Tôi đã nghe nói về một người. Ông ấy là người Ấn Độ, nhưng ông ấy sống gần như cả đời ở Đức. Ông ấy chết, và tất nhiên, như mọi người Ấn Độ mong đợi, ông ấy đã mong đợi lên cõi trời. Nhưng như nó gần như bao giờ cũng xảy ra, ông ấy đi xuống địa ngục.
Ông ấy rất lo nghĩ. Ông ấy đi tới quan chức có trách nhiệm. Ông ấy nói, 'Phải có sai lầm nào đó. Tôi là người Ấn Độ. Tôi phải lên cõi trời chứ. Tôi không phải là người Đức. Tôi chỉ sống ở Đức thôi.'
Quan chức có trách nhiệm lấy làm thương hại ông ấy và ông ta nói, 'Tôi có thể hiểu khó khăn của ông, nhưng bây giờ chỉ một điều có thể được làm. Điều đó nữa cũng là không chính qui, nhưng vì ông tôi sẽ làm việc nhân nhượng. Ông có thể chọn hoặc là địa ngục Ấn Độ hoặc địa ngục Đức.'
'Nhưng khác biệt là gì?' người này hỏi.
'Trong địa ngục Đức,' quan chức chịu trách nhiệm giải thích, 'ông dành nửa thời gian của ông để ăn mọi thức ăn ông muốn, nghe nhạc và tiêu khiển với gái. Trong nửa thời gian kia ông bị trói lên tường và bị đánh một cách tàn nhẫn. Móng và răng của ông bị nhổ ra và dầu sôi được rót khắp người ông.'
'Còn trong địa ngục Ấn Độ?'
'Trong địa ngục Ấn Độ ông để nửa thời gian của ông vào ăn thức ăn ông muốn, nghe nhạc và tiêu khiển với gái. Trong nửa kia của thời gian ông bị trói lên tường và bị đánh một cách tàn nhẫn. Móng và răng của ông bị nhổ ra và dầu sôi được rót khắp người ông.'
'Nhưng chẳng có gì khác biệt.'
'Có đấy, ở một số chi tiết. Trong địa ngục Đức ông có thức ăn Đức, âm nhạc Đức và gái Đức, trong khi ở địa ngục Ấn Độ ông có thức ăn Ấn Độ, âm nhạc Ấn Độ và gái Ấn Độ. Nhưng cả hai dân tộc đều là hạng nhất về khía cạnh này. Chắc chắn, như với phần đau đớn hơn,' quan chức có trách nhiệm nói, 'việc hành hạ ở địa ngục Đức được tiến hành theo kiểu Đức thông thường, trong khi...'
Người này đột nhiên nhảy lên và nói, 'Tôi sẽ nhận địa ngục Ấn Độ."'
Người Ấn Độ lười tới mức trong địa ngục của họ không thể có mấy kỉ luật. Sẽ có hỗn độn. Họ không thể làm được bất kì cái gì theo cách có kế hoạch. Nhưng tất nhiên, trong địa ngục Đức mọi thứ được làm theo cách Đức.
Tâm trí phương đông, vì cuộc hành trình nội tâm, đã dần dần trở nên quên lãng hoàn toàn về thế giới bên ngoài. Nhiều thứ bị mất đi theo cách đó. Nhiều thứ thu được, nhiều thứ mất đi. Người ta trở nên được hoà điệu hơn với bản thể bên trong của mình, nhưng thế rồi nghèo nàn, ốm bệnh, bệnh tật, hỗn độn bên ngoài.
Bạn có thể nhắm mắt lại và tận hưởng bản thân bạn, nhưng mở mắt ra ở Ấn Độ và mọi nơi đều kinh khủng. Không thể nào chịu được điều đó, chịu đựng điều đó. Đó là lí do tại sao người Ấn Độ đã học thủ đoạn nhắm mắt lại và thiền. Với mắt mở bạn không thể thiền được. Khắp xung quanh xấu tới mức sẽ không thể nào thiền được.
Ở phương Tây, mọi thứ đều đẹp bên ngoài, thế giới đã đạt tới nhiều qua công nghệ, nhưng Đạo đó là một phía. Và mọi người đã hoàn toàn quên mất cách đi vào trong. Họ đã quên mất cách nhắm mắt.
Cả hai là không đầy đủ. Và với tôi, khả năng duy nhất cho con người mới là sự tổng hợp lớn giữa Đông và Tây. Và đó là điều tôi đang cố gắng ở đây ở Poona.
Tôi không phải là người phương đông cũng không người phương tây. Tôi không thuộc vào bất kì nước nào, bất kì quốc gia nào, bất kì tôn giáo nào, vì nếu bạn thuộc vào bất kì nước nào, bạn không thể thuộc về tất cả được, và nếu bạn thuộc vào bất kì tôn giáo nào, mọi tôn giáo không thể là của bạn. Tôi không thuộc vào tôn giáo nào. Tôi không có rễ trong bất kì nước nào, trong bất kì tôn giáo nào, trong bất kì nhân loại bộ phận nào.
Và toàn thể nỗ lực ở đây là để tạo ra tình huống mà theo đó sự phân chia giữa Đông và Tây bị mất đi. Và đó là cùng phân chia giữa đàn ông và đàn bà. Trên mức độ khác, nhưng cùng phân chia... giữa âm và dương. Cùng phân chia đó giữa chủ động và thụ động. Cùng phân chia đó giữa dương và âm.

Nếu nó có thể được bỏ đi... và nó có thể được bỏ đi: tôi đã bỏ nó, bạn có thể bỏ nó... thế thì đột nhiên bạn sẽ thấy bên trong bạn ánh sáng mới nảy sinh mà không của Đông không của Tây. Bạn sẽ thấy bên trong bản thân bạn việc sinh ra con người mới mà cái toàn thể thuộc vào nó và nó thuộc vào cái toàn thể.
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post