Chương 7. Ngón tay chỉ trăng

Chương 7. Ngón tay chỉ trăng

Price:

Read more

Niết bàn: Ác mộng cuối - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 7. Ngón tay chỉ trăng

Thầy Foso Hoyen nói: 'Họ nói rằng Phật đã thốt ra năm nghìn bốn mươi tám chân lí trong đời ông ấy. Họ kết luận chân lí của cái trống rỗng và chân lí của hiện hữu. Họ kết luận chân lí của chứng ngộ bất thần và chân lí của chứng ngộ dần dần. Chẳng phải tất cả những điều này là nói có sao?
'Nhưng mặt khác, Yoka, trong "bài ca về chứng ngộ" nói không có sinh linh và không có chư phật - các hiền nhân đều là bong bóng biển, và những tâm trí lớn chỉ là những ánh lập loè của sét. Chẳng phải tất cả những điều này là nói không sao?
'Ồ đệ tử của ta, nếu ông nói có, ông phủ nhận Yoka, và nếu ông nói không, ông mâu thuẫn với Phật. Nếu Phật mà ở đây cùng ông, làm sao ông ấy giải quyết được vấn đề này?
'Nếu chúng ta biết chỗ để đứng chúng ta sẽ hỏi Phật mọi sáng và đón chào ông ấy mọi đêm. Nhưng vì chúng ta không biết chỗ để đứng ta sẽ để ông vào trong bí mật: Khi ta nói điều này là vậy, có lẽ nó không phải là nói có. Khi ta nói điều này không phải là vậy, có lẽ nó không phải là nói không.
'Quay sang đông và nhìn mảnh đất phương tây linh thiêng, đối diện phương nam để nhìn ngôi sao phương bắc.'
Niết bàn, đạo hay chân lí, là kinh nghiệm có tính tồn tại. Người ta phải là nó để biết nó. Người ta phải tan biến trong nó để là nó. Ngay cả gọi nó là kinh nghiệm cũng không đích xác đúng, vì nó giống nhiều với việc trải nghiệm hơn là giống kinh nghiệm.
Từ 'kinh nghiệm' cho cảm giác rằng sự việc là kết thúc, được đầy đủ. Nó chưa bao giờ được đầy đủ, chưa bao giờ bị kết thúc. Nó là một quá trình - quá trình động - liên tục chuyển động. Chính khoảnh khắc này là cuộc sống của nó; nó chưa bao giờ đi tới chỗ cuối.
Mục đích là trong cuộc hành trình. Ngoại trừ cuộc hành trình không có mục đích. Cuộc hành trình là mục đích. Đó là lí do tại sao thậm chí gọi nó là kinh nghiệm cũng là gọi sai nó. Nó là việc trải nghiệm. Nó chưa bao giờ bị kết thúc. Bạn đi vào trong nó nhưng bạn chưa bao giờ đi ra khỏi nó. Đến lúc bạn có thể đi ra khỏi nó, bạn không còn nữa Đó là điểm không quay lại.
Kinh nghiệm tồn tại giữa người kinh nghiệm và cái được kinh nghiệm, nhưng trong kinh nghiệm về chân lí - hay gọi nó là thượng đế, hay bất kì cái gì bạn thích gọi - người kinh nghiệm bị tan biến, cái được kinh nghiệm bị tan biến; còn lại chỉ quá trình động của việc trải nghiệm.
Nó là sông không bờ. Nhị nguyên không có đó. Không tồn tại phân chia.
Vậy làm sao diễn đạt nó? - vì mọi cách diễn đạt sẽ đều là những giới hạn. Mọi giới hạn đều là làm sai lạc đi. Nếu bạn nói 'thượng đế hiện hữu', bạn làm sai đi rồi. Nếu bạn nói 'thượng đế không hiện hữu', lần nữa bạn làm sai đi từ đầu kia. Khi bạn nói 'thượng đế hiện hữu', bạn đã thốt ra một điều phi chân lí.
Để tôi giải thích điều đó cho bạn. Chúng ta có thể nói 'ngôi nhà hiện hữu', chúng ta có thể nói 'cây hiện hữu', chúng ta có thể nói 'người hiện hữu' - vì một ngày nào đó cây sẽ không hiện hữu, một ngày nào đó cây đã không hiện hữu; một ngày nào đó nhà sẽ không hiện hữu, một ngày nào đó nhà đã không hiện hữu. Giữa hai cái không có gì này, chỉ có một tia sét của sự tồn tại.
Chúng ta có thể nói về nhà 'nó hiện hữu', nhưng chúng ta không thể nói 'thượng đế hiện hữu'. Theo cùng nghĩa này, từ này sẽ trở nên làm sai lạc đi - vì thượng đế bao giờ cũng có đó, đang có đó, sẽ có đó. Cho nên theo cùng một nghĩa như chúng ta nói 'nhà hiện hữu', chúng ta không thể nói 'thượng đế hiện hữu'. 'Thượng đế hiện hữu' làm cho thượng đế cũng là một vật - và thượng đế không phải là vật. Thượng đế là mọi vật cùng nhau... mọi vật đã từng hiện hữu, và mọi vật sẽ có đó. Thượng đế là tính toàn bộ của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Vậy nên làm sao nói 'thượng đế hiện hữu' được? Thực ra, câu 'thượng đế hiện hữu' là lặp thừa, việc lặp lại - dường như bạn đang nói 'tính hiện hữu hiện hữu'. Thượng đế nghĩa là tính hiện hữu, tính đây - sự hiện hữu của mọi cái đang vậy.
Tính hiện hữu của ngôi nhà là thượng đế, tính hiện hữu của cây là thượng đế, tính hiện hữu của người là thượng đế.
Bạn không thể nói 'thượng đế hiện hữu' được vì thế thì thượng đế cũng sẽ là một trong hàng triệu vật; ngài sẽ không là tính toàn bộ. Bạn không thể nói 'thượng đế hiện hữu'; nó là việc làm sai lạc.
Bạn không thể nói 'thượng đế không hiện hữu', vì tính toàn bộ hiện hữu. Làm sao bạn có thể phủ nhận được nó? Ngay cả nếu bạn nói nó là ảo tưởng, ảo tưởng hiện hữu. Ngay cả nếu bạn nói nó là giấc mơ, giấc mơ hiện hữu, người mơ hiện hữu, cái được mơ hiện hữu. Bạn không thể đơn giản nói 'thượng đế không hiện hữu'. Bạn hiện hữu, và người mà bạn đang nói về 'thượng đế không hiện hữu', hiện hữu - tính hiện hữu không thể bị phủ nhận.
Vậy phải làm sao? Làm sao diễn đạt được thượng đế? Làm sao diễn đạt được niết bàn? Làm sao diễn đạt được đạo hay chân lí? Chúng không thể được diễn đạt. Chúng có thể được hiểu, chúng có thể được chỉ dẫn, nhưng chúng không thể được diễn đạt.
Diễn đạt là rất giới hạn và thượng đế là vô hạn. Cái vô hạn không thể được đặt vào lời. Bạn có thể ép buộc cái vô hạn vào trong lời nhưng thế thì nó không còn là cái vô hạn nữa; đó là làm sai lạc đi. Mọi cái đẹp, mọi cái đáng yêu, tất cả những cái là tốt và thực, vẫn còn không diễn đạt được.
Lão Tử đã nói, 'Chân lí không thể được diễn đạt. Khoảnh khắc ông diễn đạt nó, nó không còn là chân lí nữa.'
Đây là một trong những điều nền tảng nhất cần được hiểu. Chân lí có thể được chỉ ra, nhưng không thể được nói. Bạn có thể chỉ ra chân lí - vị phật là mũi tên, chỉ ra chân lí, nhưng ông ấy không nói nó. Và bất kì cái gì ông ấy nói đều là làm sai lạc đi.
Thiền sư nói rằng Phật đã thốt ra vô hạn dối trá - bởi vì bất kì cái gì được thốt ra cũng đều trở thành dối trá. Không thành vấn đề nó là gì - khoảnh khắc bạn thốt ra nó, nó trở thành dối trá. Việc thốt ra là rất hữu hạn, và cái được thốt ra là vô hạn.
Bạn có quan sát không? Nếu bạn đã rơi vào yêu với người đàn ông hay người đàn bà và bạn nói 'Em yêu anh hay anh yêu em', đột nhiên bạn cảm thấy sự bất lực của ngôn ngữ. 'Anh yêu em - Em yêu anh' không mang gì mấy. Nói ra có vẻ ngớ ngẩn; có vẻ dường như bạn đã phản bội lại cảm giác bên trong của bạn. Những người yêu thực chưa bao giờ nói 'Anh yêu em - Em yêu anh'. Họ có thể làm nhiều điều để chỉ ra tình yêu của họ, nhưng họ sẽ không bao giờ nói 'Anh yêu em - Em yêu anh', vì nói điều đó là làm biến chất nó. Nó là bao la hơn lời 'yêu'.
Bất kì khi nào bạn nói với ai đó 'Anh yêu em - Em yêu anh', bạn sẽ cảm thấy chút ít mặc cảm. Nếu bạn không yêu họ thì không có vấn đề gì; thế thì bạn có thể cứ liên tục nói. Thế thì những lời này là sáo rỗng, thế thì chúng không ngụ ý gì mấy. Thế thì bạn có thể liên tục chơi với lời. Nhưng nếu bạn thực sự yêu, thế thì trái tim bạn sẽ đập nhanh hơn khi bạn nói 'Anh yêu em - Em yêu anh', và bạn sẽ cảm thấy chút ít ngượng ngùng. Nó là cái gì đó mà không thể được nói ra.
Vâng, qua mắt bạn có thể biểu lộ nó, qua cái chạm bạn có thể biểu lộ nó, qua cả nghìn lẻ một thứ bạn có thể chỉ ra hướng tới nó, nhưng làm sao bạn có thể nói nó được? Ngôn ngữ không có khả năng của nó.
Nếu bạn không thể nói 'yêu', làm sao bạn có thể nói 'lời cầu nguyện'? Lời cầu nguyện là rơi vào trong yêu với cái toàn thể. Nó là yêu lớn nhất có đó. Làm sao bạn có thể nói 'lời cầu nguyện'?
Người tôn giáo thực ngồi im lặng trong lời cầu nguyện của mình. Và những người liên tục nói với thượng đế, nói mọi điều với thượng đế, chẳng biết lời cầu nguyện là gì. Họ đang lặp lại lời sáo rỗng. Họ đang lặp lại lời.
Lời cầu nguyện thực nhất định là im lặng. Người ta vẫn còn bị hoang mang. Người ta bị mê mẩn bởi cái vô hạn. Người ta ngạc nhiên, người ta trong kính nể sâu sắc. Nhưng làm sao bạn có thể nói được cái gì? Lời ngập ngừng, tâm trí dừng lại, suy nghĩ không thể di chuyển. Đột nhiên bạn ở trong trống rỗng sâu sắc. Bạn có đó, nhưng lời không có đó. Bạn cảm thấy việc đập của trái tim của bạn, bạn có thể cảm thấy việc thở riêng của bạn; khi bạn trở nên im lặng toàn bộ bạn thậm chí có thể cảm thấy việc tuần hoàn máu riêng của bạn - nhưng không có tâm trí.
Lời cầu nguyện không thể được làm. Nó không phải là hành động; nó không là cái gì giống như việc làm. Nó là cái gì đó mà bạn có thể hiện hữu trong, nhưng bạn không thể làm được. Bạn có thể có tính cầu nguyện, nhưng bạn không thể cầu nguyện. Nó là trạng thái của tâm trí, không phải hoạt động.
Thượng đế, niết bàn, đạo, chân lí - chỉ các âm thanh vô nghĩa... có tính chỉ dẫn, trỏ tới cái vô hạn, tới cõi bên kia... ngón tay chỉ trăng.
Nhưng ngón tay không phải là trăng. Nếu tôi chỉ cho bạn trăng bằng ngón tay của tôi, đừng bắt giữ ngón tay tôi - nó chẳng liên quan gì tới trăng. Đừng bị gắn bó với ngón tay của tôi, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ trăng. Ngón tay phải bị quên đi. Bạn phải đi xa khỏi ngón tay để thấy trăng.
Cho nên bất kì cái gì Phật đã nói đều phải được quên đi. Kinh sách phải bị bỏ đi - chúng là ngón tay trỏ trăng. Nhưng bạn trở thành người Ki tô giáo, bạn trở thành người Hindu, bạn trở thành Phật tử - ở đó bạn lỡ. Đột nhiên bạn bị bắt bởi những từ trống rỗng, huyên thuyên, rác rưởi, và bạn càng bị bắt vào trong lời huyên thuyên, bạn càng xa xôi khỏi chân lí.
Chân lí là việc trải nghiệm, nó không phải là nỗ lực trí tuệ. Nó không liên quan tới trí tuệ. Thông minh của bạn cháy sáng. Vâng, thông minh của bạn có sự sáng tỏ, nhưng tấm gương là sạch bách những lời.
Có lần Goethe được hỏi, 'Cái gì là nghĩa, là bí mật, của cuộc sống?' Ông ấy đáp, 'Cái mà cây cối làm một cách vô ý thức, làm một cách có ý thức... cái mà phải nói là trưởng thành.'
Nghĩa của cuộc sống là việc trưởng thành. Nghĩa của niết bàn là trong trưởng thành của bạn. Nghĩa của chân lí là trong trưởng thành của bạn. Trưởng thành đi.
Và không có kết thúc cho việc trưởng thành này. Bạn liên tục trưởng thành, bạn liên tục trưởng thành. Cuộc hành trình là vô hạn. Không bao giờ tới đích. Nhiều đích tới và đi, nhiều đỉnh của kinh nghiệm tới và đi, nhưng dầu vậy cái vô hạn chờ đợi và nó liên tục chờ đợi. Bạn không thể vét cạn được nó.
Đó là rắc rối với ngôn ngữ - ngôn ngữ là có tính vét cạn. Khi tôi nói với bạn 'Tôi yêu bạn', tôi đã nói mọi thứ, được vét cạn... nhưng yêu tiếp diễn. Yêu là sự trưởng thành, quá trình sống động. 'Tôi yêu bạn' là ngôn ngữ chết. Cái gì đó đã chết đi trong lời. Lời giống như các xác chết.
Phật, người đã chứng ngộ, giúp bạn trưởng thành. Nếu ông ấy nói, ông ấy nói chỉ để giúp bạn bỏ mọi việc nói. Nếu ông ấy dùng lời, ông ấy dùng chúng chỉ để giúp bạn trở nên vô lời. Nếu ông ấy nói, ông ấy nói chỉ để chỉ dẫn hướng tới im lặng.
Cho nên bao giờ cũng nhớ, khi phật nói bất kì cái gì, bình chứa là không quan trọng chút nào, nhưng nội dung mới quan trọng. Lời là bình chứa và nghĩa là nội dung.
Nhưng nghĩa đó có thể tới bạn chỉ khi bạn trưởng thành. Chừng nào bạn chưa nếm trải cái gì đó của phật tính, bạn sẽ không hiểu.
Cho nên vấn đề không phải là tri thức; vấn đề là việc hiểu. Tri thức bạn có thể liên tục thu thập; bạn không cần trưởng thành. Bạn có thể liên tục tọng vào bản thân bạn các tri thức và sâu bên dưới bên trong, bạn vẫn còn như cũ - không trưởng thành nào xảy ra, không biến đổi nào xảy ra.
Thực ra, mọi tri thức mà bạn thu thập đều cản trở trưởng thành. Người ta trở nên quá bị nặng gánh bởi điều người ta biết. Bạn càng biết nhiều, càng ít có khả năng của việc biết. Thế thì năng lực của bạn để biết là quá bị đè nặng. Thế thì năng lực của bạn để biết là quá bị che mù.
Tôn giáo không phải là quá trình học. Thực ra, nó chính là điều ngược lại - quá trình dỡ bỏ. Bất kì cái gì bạn biết đều phải bị bỏ đi, được dỡ bỏ lại, để cho bạn có thể trở thành đứa trẻ lần nữa... để cho bạn có thể được tái sinh.
Và việc sinh thứ hai này là sinh thực. Việc sinh thứ nhất không phải là sinh thực; nó chỉ là cơ hội cho việc sinh thứ hai, có vậy thôi. Nếu việc sinh thứ hai xảy ra, bạn đã dùng việc sinh thứ nhất của bạn. Nếu việc sinh thứ hai không bao giờ xảy ra, thế thì cơ hội này bị mất.
Việc sinh thứ nhất chỉ là sinh của thân thể và tâm trí. Việc sinh thứ hai là việc sinh của tâm linh bạn, của linh hồn bạn. Và chừng nào bạn chưa biết cái gì đó của cốt lõi vĩnh hằng bên trong nhất của bản thể bạn, bạn vẫn không biết gì.
Nhưng nhân loại yêu tri thức, thông tin. Nó chính là việc thoả mãn bản ngã. Bất kì khi nào bạn có thể nói rằng bạn biết, bất kì khi nào bạn có thể cho ai đó khác lời khuyên nào đó, bạn cảm thấy rất cao. Không biết bạn là ai, không biết bạn ở đâu, bạn liên tục đóng vai thầy giáo.
Nhìn quanh mà xem - mọi người đều đang cho mọi người khác lời khuyên. Tất nhiên, không ai nhận nó - và điều tốt là không ai nhận bằng không thế giới chắc ở trong rắc rối hơn nhiều. Nó đã trong rắc rối nhiều rồi. Điều tốt là không ai nhận lời khuyên của bạn - lời khuyên của bạn là vô giá trị: Trong rắc rối, trong khủng hoảng, bạn sẽ không lắng nghe lời khuyên riêng của bạn. Nó chỉ là đồ đồng nát chết. Nó chẳng liên quan gì tới sự trưởng thành bên trong của bạn.
Việc biết thực là một phần của trưởng thành. Trưởng thành đi.
Từng khoảnh khắc liên tục trưởng thành, mở rộng, bùng nổ. Từng khoảnh khắc nên là việc sinh mới.
Tại sao nó lại không thế? Bởi vì bạn liên tục mang quá khứ đi cùng bạn. Nếu bạn muốn từng khoảnh khắc là việc sinh mới, bạn phải chết đi cũng từng khoảnh khắc của quá khứ. Chết đi quá khứ để cho bạn có thể được tái sinh ở đây bây giờ.
Mọi tri thức đều là của quá khứ. Tâm trí bao giờ cũng là của quá khứ. Tâm thức bao giờ cũng là của hiện tại. Phật giúp bạn trở nên có ý thức nhiều hơn; ông ấy không giúp bạn trở nên thông thái hơn.
Tôi đã nghe một giai thoại:
"Một anh chàng hay lo bước vào văn phòng nhà tâm thần, đeo chuỗi hạt, mặc quần ống loe, tóc dài tới gáy, và hút thuốc cần sa.
Nhà tâm thần nói, 'Anh nói anh không là hippie. Thế thì anh giải thích thế về quần áo, tóc tai và nồi?'
'Thưa bác sĩ,' anh chàng thở dài, 'đó là điều tôi ở đây để tìm ra."'
Không ai biết tại sao bạn là cách bạn đang vậy. Không ai biết bạn là ai. Không ai biết tại sao bạn đã tiếp đất trong trạng thái của tâm trí mà theo đó bạn đã tiếp đất. Hoàn toàn vô nhận biết, bạn liên tục trôi giạt. Bạn liên tục bắt chước người khác vì bạn không biết bạn là ai. Cách duy nhất để có được căn cước, và hình ảnh, là bắt chước người khác.
Tôi đã đọc cuốn tự tiểu sử của Alan Watts. Ông ấy kể lại một sự vụ trong thời thơ ấu của ông ấy. Khi ông ấy còn là đứa trẻ, đã có một cậu con trai tên là Peter sống trong cùng phố với ông ấy, và ông ấy ca ngợi cậu này nhiều lắm. Cậu bé đó là một loại anh hùng đối với Alan Watts. Đôi khi ông ấy về nhà bị ấn tượng thế bởi người anh hùng của mình, Peter, tới mức ông ấy sẽ bắt đầu hành xử giống như cậu ta và mẹ ông ấy nói, 'Alan, nhớ lấy, con là Alan, không phảit Peter.'
Từ ngay thời thơ ấu, mọi người đều cố là ai đó khác, vì bạn không biết bạn là ai và rất khó sống mà không có căn cước. Rất khó sống mà không biết bạn là ai.
Chỉ có hai khả năng: hoặc bạn đi vào trong - đó là cuộc phiêu lưu vô cùng và cần dũng cảm vô cùng; hoặc bạn bắt chước người khác - chút ít từ ai đó và chút ít từ ai đó khác và bạn trở thành miếng vải chắp vá.
Nhìn vào bản thân bạn và bạn có thể thấy bạn đã trở thành miếng vải chắp vá thế nào. Bất kì khi nào bạn nói cái gì đó, bên trong cứ quan sát nó đang tới từ đâu. Mẹ bạn, bố bạn, anh bạn, bạn bè, thầy giáo, tu sĩ - mẩu này đã tới từ đâu? Và liên tục bỏ đi mọi thứ đã tới từ người khác.
Việc lau sạch sâu sắc được cần cho trưởng thành, bởi vì bạn không thể bắt chước trưởng thành được. Trưởng thành phải xảy ra cho bạn; bạn không thể liên tục bắt chước được. Bỏ mọi bắt chước đi, và thế thì dần dần bạn sẽ có sự sáng tỏ, dần dần bạn sẽ có đất để đứng. Bạn sẽ biết bạn là ai.
Lúc ban đầu nó còn mông lung, lẫn lộn, hỗn độn, nhưng nếu bạn dũng cảm, dần dần mọi thứ lắng đọng và lần đầu tiên bạn trở nên nhận biết về bản thể riêng của bạn.
Và từng sinh linh là duy nhất. Không bao giờ đã từng có bất kì ai giống bạn, và sẽ không bao giờ lại có nữa. Thượng đế đã đặt cược nhiều lên bạn. Ngài mong đợi nhiều từ bạn. Bạn là thực nghiệm mới. Đừng bỏ lỡ cơ hội này.
Nhưng mọi người liên tục bắt chước và mọi người liên tục thu thập tri thức, và mọi người liên tục tạo ra căn cước giả chỉ để bám vào để cho họ không cảm thấy một mình, để cho họ không cảm thấy bị lạc.
Nếu bạn thực sự muốn về nhà, đầu tiên bạn sẽ phải đi lạc. Nếu bạn thực sự muốn biết cái gì đó, trước hết bạn sẽ phải bỏ mọi tri thức.
Nếu bạn thực sự muốn là bản thân bạn - và ai không muốn? - bạn sẽ phải dừng bắt chước.
Thế là đủ rồi. Bạn đã bắt chước đủ rồi và bỏ phí nhiều cơ hội. Nhưng không bao giờ quá chậm đâu. Lau sạch tấm gương bản thể của bạn đi.
Lúc ban đầu bạn sẽ sợ, vì nó sẽ cảm thấy trống rỗng. Nhưng trống rỗng có tươi tắn về nó. Trống rỗng có cái đẹp về nó. Trống rỗng là trinh nguyên, và mọi thứ tới từ sự trống rỗng trinh nguyên đó. Bụng mẹ đó của sự trống rỗng tạo ra mọi thứ.
Cho dù bạn bắt đầu làm việc trên sự trưởng thành bên trong riêng của bạn, bạn bao giờ cũng bị phân chia... theo cách nào đó bị chia chẻ, tinh thần phân liệt. Một phần của bạn liên tục bám vào hình ảnh bên ngoài - cái là rẻ. Một phần liên tục làm việc bên trong, nhưng hoạt động nhị nguyên này, mà là mâu thuẫn, làm tiêu tán năng lượng.
Lấy quyết định đi. Nếu bạn thực sự muốn trưởng thành, thế thì làm nhẹ bản thân bạn khỏi mọi cái đã tới bạn từ người khác. Họ có thể đã cho nó trong tình yêu sâu sắc; điều đó không phải là vấn đề. Họ có thể đã trao nó cho bạn vì họ muốn giúp bạn; điều đó không phải là vấn đề. Cảm thấy biết ơn họ... nhưng giữ cho bản thân bạn được nhẹ gánh khỏi mọi lời khuyên được trao cho bạn từ mọi tri thức được ném vào bạn, từ mọi ước định mà xã hội đã buộc bạn ở trong.
Giải ước định là được cần. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói dỡ bỏ. Một khi tâm trí được giải ước định, mọi thứ lại trở thành thuần khiết; dòng suối tâm thức lại tuôn chảy; nó không còn bị chắn nữa. Bạn không còn bị đông cứng. Phức cảm dần dần tan chảy. Bạn trở thành năng lượng hoang dã.
Và nhớ lấy, thượng đế là hoang dã. Thượng đế còn chưa được văn minh, và không bao giờ sẽ văn minh. Một khi thượng đế được văn minh hoá, ngài sẽ chết. Thượng đế là hoang dã... năng lượng thô, với tiềm năng vô cùng và không giới hạn.
Nếu bạn muốn đi cùng bước với thượng đế, bạn cũng sẽ phải giống ngài, ít nhất là hơi chút... hơi chút hoang dã. Vui sướng cực kì trong năng lượng là được cần. Không tri thức, không tính cách, mà vui sướng cực kì trong năng lượng, vui sướng cực kì của bản thể. Như lễ hội mà 'tôi đang đây'; như hạnh phúc mà 'tôi có thể thở', mà 'tôi có thể nhìn', mà 'tôi có thể nghe', mà 'tôi có thể nhảy múa', mà 'tôi có thể yêu' hệt như vui sướng cực kì và lòng biết ơn nảy sinh trong bạn.
Lòng biết ơn đó là phẩm chất của người tôn giáo, và trong lòng biết ơn đó, dần dần người ta bắt đầu nếm trải niết bàn là gì.
Niết bàn là việc dừng lại của bản ngã - và khi bản ngã dừng lại, thượng đế bước vào; khi người chủ không còn đó, thế thì khách tới.
Có tính thơ ca về cuộc sống và ít tính triết lí đi. Cho phép thơ ca đi vào trong bạn và dừng việc triết lí hoá. Mọi triết lí đều được vay mượn. Thơ ca không cần được vay mượn. Mọi đứa trẻ được sinh ra đều là nhà thơ. Mọi đứa trẻ đều là nhà thơ. Là nhà thơ là tự nhiên, đó là món quà của tự nhiên.
Tôi đã đọc vài dòng của Rainer Maria Rilke:
Ồ nói cho chúng tôi hỡi nhà thơ, ông làm gì?... Tôi ca ngợi.
Nhưng đen tối đó, chết chóc, những cách tàn phá,
Làm sao ông mang chúng, chịu đựng chúng?... Tôi ca ngợi.
Và thế rồi vô danh, bên ngoài dự đoán hay nhìn chằm chằm,
Làm sao ông gọi nó, yêu cầu nó?... Tôi ca ngợi.
Và khi cái đúng của ông, trong mọi mê cung,
trong mọi mặt nạ, vẫn còn đúng?... Tôi ca ngợi.
Và điều những cách dịu dàng và hoang dã nhất
biết ông như ngôi sao và cơn bão?... Tôi ca ngợi.
Đây là điều tôi ngụ ý khi tôi nói vui sướng cực kì trong năng lượng. Thế thì bạn đơn giản bắt đầu ca ngợi.
Không phải là có thượng đế, nhưng lời ngợi ca nảy sinh trong bạn, và bởi vì lời ngợi ca đó, mọi thứ trở nên linh thiêng, thiêng liêng.
Mọi người tới tôi và họ bảo tôi rằng nếu tôi có thể thuyết phục được họ rằng có thượng đế thế thì họ sẽ cầu nguyện, và tôi bảo họ, 'Nếu bạn cầu nguyện, bạn sẽ được thuyết phục rằng có thượng đế.'
Thượng đế là sản phẩm phụ. Thượng đế không phải là kinh nghiệm chủ yếu, mà là kinh nghiệm phụ. Điều cơ bản là năng lực cầu nguyện và ngợi ca và mở hội.
Quên mọi điều về thượng đế đi - chỉ cảm thấy hạnh phúc. Một cơ hội vô cùng đã được trao cho bạn chẳng vì lí do gì chút nào. Bạn sống động. Bạn đã không kiếm nó. Bạn đã không làm gì để được nó. Nó đã được trút lên bạn.
Đột nhiên một ngày nào đó bạn sống động... Yêu, di chuyển, thở... và mọi cái đẹp và kinh nghiệm của cuộc sống đều sẵn có cho bạn. Mặt trời lên buổi sáng, mặt trăng tới trong đêm, và toàn thể khoảng không gian bầu trời rót đầy các vì sao.
Ngợi ca. Cầu nguyện. Cảm thấy biết ơn. Món quà này giá trị tới mức bạn không thể nào hình dung được làm sao có thể kiếm được nó. Nó ở bên ngoài đánh giá. Bạn có thể nghĩ, bạn có thể hình dung cái gì đó mà bạn có thể làm mà sẽ cho bạn nhiều cuộc sống hơn không? Bạn sẽ làm nó thế nào? Bạn sẽ làm gì? Bạn không thể tạo ra ngay cả một khoảnh khắc của cuộc sống. Nó là món quà.
Và khi người ta bắt đầu ca ngợi, mọi thứ trở nên ngày càng đẹp hơn. Cây trở nên xanh hơn, hoa nở như chúng chưa bao giờ nở trước đây... vì bạn đã mù và bạn không thể thấy được. Và chim hót như chúng chưa bao giờ hót trước đây. Không phải là chúng đã không hót, nhưng bạn đã điếc. Đột nhiên cảm giác của bạn mở, đột nhiên giác quan của bạn đã trở nên nhạy cảm, cảm nhận, và toàn thể cuộc sống trở thành lễ hội.
Là nhà thơ, và thế thì có khả năng để biết cái gì đang hiện hữu. Thượng đế được biết tới bởi thông minh thơ ca bên trong bạn. Niết bàn được đạt tới bởi khả năng thơ ca, tiềm năng bên trong bạn. Nó không liên quan gì tới triết học. Triết học bao giờ cũng liên tục phủ nhận. Nó bao giờ cũng liên tục nói không. Logic là kẻ nói không. Cuộc sống được bắc cầu bởi việc nói có sâu sắc. Bạn nói không - chiếc cầu này bị gẫy.
Câu chuyện thứ hai:
Thầy Foso Hoyen nói: 'Họ nói rằng Phật đã thốt ra năm nghìn bốn mươi tám chân lí trong đời ông ấy.
Đây chính là cách nói rằng ông ấy đã thốt ra hàng triệu chân lí. Chân lí là một, nhưng Phật liên tục nói nó theo những cách khác nhau vì nó không thể được nói. Cho nên ông ấy liên tục phát minh ra những cách thức mới để nói lại nó. Ông ấy lại thất bại, ông ấy lại thử, ông ấy lại thất bại.
Thất bại là tuyệt đối chắc chắn, nhưng từ bi của Phật cứ tiếp diễn. Ông ấy muốn nói điều đó cho bạn, ông ấy muốn chia sẻ nó với bạn. Ông ấy đã đạt tới và bạn đang loạng choạng trong bóng tối. Ông ấy muốn gọi bạn tới con đường.
Từ bi của ông ấy nói, 'Nói đi. Liên tục lên mái nhà và kêu to để cho mọi người đang loạng choạng trong bóng tối có thể nghe thấy.' Và ông ấy cố gắng, mọi khoảnh khắc của cuộc sống ông ấy đều cố gắng... ông ấy thất bại đi thất bại lại, vì chân lí không thể được nói ra.
Đó là lí do tại sao năm nghìn bốn mươi tám lần, năm nghìn bốn mươi tám chân lí đã được ông ấy thốt ra. Con số này là con số biểu tượng - nó chỉ ra tính vô hạn. Nó chỉ ra rằng hàng triệu lần ông ấy đã thốt ra, nhưng dầu vậy chân lí vẫn còn không được thốt ra. Ông ấy đã phát minh ra nhiều cách. Ông ấy nói nó từ một phía, cảm thấy rằng nó đã không được trao đổi, cho nên đã nói nó từ phía đối lập... có thể nó may ra được trao đổi theo cách đó... thất bại từ đó, thế rồi ông ấy tìm ra phía khác.
Phật tử thiền nói rằng Phật đã trở nên chứng ngộ, ông ấy đã không thốt ra một lời, và họ cũng nói rằng ông ấy đã nói năm nghìn bốn mươi tám chân lí. Họ ngụ ý gì? Họ ngụ ý rằng ông ấy đã cố gắng vất vả, nhưng ông ấy không thể nói được. Ông ấy đã nói, nhưng chân lí không thể được nói và đã không thể được nói. Ông ấy đã cố gắng vất vả và đã bỏ lỡ, lặp đi lặp lại, vì chính bản chất của chân lí là tới mức nó không thể được diễn đạt.
Thầy Foso Hoyen nói: 'Họ nói rằng Phật đã thốt ra năm nghìn bốn mươi tám chân lí trong đời ông ấy.
Một điều sẽ có giá trị lớn để hiểu: chân lí không thể được nói ra, nhưng đồng thời, bạn không thể che giấu nó. Bạn không thể nói được nó, nhưng bạn không thể che giấu được nó. Nó cố gắng tự khẳng định bản thân nó theo cả triệu cách. Chính kinh nghiệm là tới mức nó muốn được chia sẻ, và cũng tới mức nó không thể được chia sẻ.
Mới vài ngày trước đây, Anupama đã hỏi một câu hỏi, nói rằng khi cô ấy đi sâu vào trong thiền, cái gì đó xảy ra cho cô ấy nhưng cô ấy không thể chia sẻ được nó với người yêu của cô ấy, cho nên cô ấy cảm thấy hơi chút mặc cảm. Những người yêu muốn chia sẻ mọi thứ, bất kì cái gì họ có. Yêu là việc chia sẻ vô điều kiện. Cho nên cô ấy muốn chia sẻ nó, nhưng cảm thấy không thể nào chia sẻ được. Mặc cảm nảy sinh - người ta cảm thấy dường như người ta đang che giấu cái gì đó.
Nhưng chính bản chất của chân lí là tới mức nếu bạn cố gắng diễn đạt nó, bạn không thể nào diễn đạt được. Thoáng nhìn tới với bạn khi không có lời, khi tâm trí dừng vận hành - thế thì thoáng nhìn tới. Và đến lúc lời đã quay lại cho tâm trí, thoáng nhìn đó qua đi. Chúng không bao giờ gặp gỡ.
Khi thoáng nhìn có đó, lời không có đó; tâm trí không có đó để nhận ra, để phát biểu. Khi tâm trí quay lại, thoáng nhìn qua rồi. Từ cửa này bạn vào; chân lí đi ra khỏi nhà từ cửa khác. Bạn không bao giờ gặp.
Chân lí rời đi khoảnh khắc tâm trí bước vào, nhưng dầu vậy, tâm trí có thể cảm thấy hương thơm. Cái gì đó đã xảy ra, cái gì đó cực kì có giá trị đã xảy ra. Ai đó đã ở trong nhà. Bạn có thể cảm thấy... ai đó đã đi qua. Căn phòng có phẩm chất khác cho nó bây giờ. Toàn thể bản thể bạn còn rộn ràng với kinh nghiệm nào đó. Cái gì đó đã xảy ra - ánh sáng trong bóng tối - nhưng tâm trí không thể nắm được cái gì đã xảy ra. Nó có thể cảm thấy chút ít - cái gì đó chắc chắn đã xảy ra, bản thể không còn như cũ, ngôi nhà đã thay đổi - nhưng dầu vậy, cái gì đã xảy ra vẫn còn không thể nào hiểu thấu được cho tâm trí.
Tâm trí muốn chia sẻ nó với tất cả những người bạn yêu. Với tất cả những người bạn cảm thông, bạn muốn chia sẻ, nhưng nếu bạn cố gắng, bạn sẽ thất bại.
Cho nên hai điều này là một phần của bản tính của bản thân kinh nghiệm. Đầu tiên, bạn muốn chia sẻ, bạn sẽ có sự thôi thúc vô cùng để chia sẻ, và thế rồi bạn sẽ thất bại - việc chia sẻ là không thể được. Và điều thứ hai: dầu vậy bạn không thể che giấu nó được. Nó sẽ biểu lộ từ mắt bạn, từ cách bạn bước đi, từ cách bạn nói, từ cách bạn vẫn còn im lặng. Nó sẽ biểu lộ. Bạn có quan sát nó không?
Một hôm một người tới tôi và anh ta nói, 'Tôi rất ngu. Im lặng có thể giúp tôi được không?'
Tôi bảo anh ta, 'Bạn thử xem. Ít nhất điều này là tốt - rằng bạn chấp nhận rằng bạn ngu. Đây là bắt đầu của trí huệ.'
Nhưng nếu một người là ngu và anh ta trở nên im lặng, im lặng này sẽ có cái gì đó của tính ngu si. Người ngu im lặng sẽ vẫn là người ngu. Im lặng của người chứng ngộ và im lặng của người ngu sẽ là khác biệt toàn bộ. Im lặng của người ngu sẽ là ngu. Việc nói của người đó sẽ là ngu; im lặng của người đó cũng sẽ là ngu. Im lặng của phật sẽ có ánh sáng, hương vị, hương thơm. Việc nói của người đó cũng có cùng phẩm chất này.
Vấn đề không phải là im lặng hay nói. Vấn đề là bản thể bạn - chính phẩm chất.
Khi bạn đã chạm tới cái gì đó của vô trí, nó sẽ bắt đầu tự diễn đạt bản thân nó theo nhiều cách. Qua tâm trí sẽ khó diễn đạt, nhưng qua tính toàn bộ của bạn nó sẽ được diễn đạt. Bạn sẽ thấy theo cách khác. Nếu ai đó nhìn vào mắt bạn, mắt bạn sẽ trở thành vũng năng lượng im lặng. Nếu ai đó chạm vào tay bạn hay thân thể bạn, người đó sẽ cảm thấy cái mát mẻ nào đó, yên bình. Cái gì đó đã xảy ra bên trong. Bạn đang mang cái gì đó trong bụng mẹ của bạn.
Bạn có thấy người đàn bà với đứa con trong bụng khi cô ấy bước đi không? Cô ấy bước đi một cách khác. Cô ấy mang cái gì đó bên trong con người cô ấy.
Bất kì khi nào một kinh nghiệm về chân lí - cho dù là một thoáng nhìn, satori tỏ ngộ - đã xảy ra, bạn bước đi khác. Bạn không còn như cũ nữa. Bạn không thể che giấu điều đó. Bạn không thể diễn đạt được nó và bạn không thể che giấu được nó
'năm nghìn bốn mươi tám chân lí bao gồm chân lí của cái trống rỗng và chân lí của hiện hữu. Họ kết luận chân lí của chứng ngộ bất thần và chân lí của chứng ngộ dần dần.'
Rất ngược đời. Đôi khi Phật nói rằng bản thể bên trong nhất của bạn là trống rỗng toàn bộ, và đôi khi ông ấy nói bản thể bên trong nhất của bạn là hiện hữu tích cực, đầy phúc lạc, an bình, yên tĩnh. Cái gì đúng?
Bạn có thể có cốc đầy nước và thế rồi bạn có thể làm trống rỗng nó, bạn có thể đổ nước ra. Cốc bây giờ là trống rỗng, theo cách nào đó, nhưng dầu vậy, đầy theo cách khác. Nước đã được làm trống rỗng, nhưng bây giờ không khí đã đi vào trong cốc. Cốc hiện hữu vẫn không trống rỗng. Bạn có thể nói nó là trống rỗng nước, nhưng bạn không thể nói nó là trống rỗng - nó đầy không khí.
Bạn có thể làm trống rỗng căn phòng của bạn hết đồ đạc, và thế thì bạn sẽ nói, 'Căn phòng này trống rỗng.' Nhưng bạn có quan sát không? Bây giờ căn phòng đầy chỗ, không gian... đầy trống rỗng. Tất nhiên, đồ đạc bị bỏ đi rồi. Đồ đạc là rào chắn ngăn cản căn phòng tồn tại trong tính toàn bộ của nó. Bây giờ căn phòng đơn giản là căn phòng - căn phòng nghĩa là không gian. Bây giờ nó là không gian đầy không gian. Bạn có thể di chuyển dễ dàng hơn, bạn có thể ở dễ dàng hơn trong nó. Bây giờ không cái gì cản trở con đường.
Đôi khi Phật nói rằng bản thể bên trong nhất là trống rỗng và đôi khi ông ấy nói rằng bản thể bên trong nhất là tuyệt đối hiện hữu - trống rỗng tâm trí và đầy vô trí; trống rỗng ý nghĩ, đầy vô ý nghĩa, khoảng hở, khe hở... đầy chỗ.
Nếu bạn có thể đi vào một người thiền, bạn sẽ thấy trong người đó không gian vô hạn và không rào chắn. Nếu bạn có thể đi vào trong tôi, bạn sẽ không tìm thấy bất kì rào chắn nào ở bất kì đâu. Bạn có thể đi mãi đi mãi. Đồ đạc đã bị loại bỏ. Tôi là trống rỗng toàn bộ theo một cách, theo một nghĩa nào đó, và là tràn đầu toàn bộ theo nghĩa khác. Tôi là sự trống rỗng bản thân tôi, nhưng đầy thượng đế. Thượng đế nghĩa là chỗ. Thượng đế nghĩa là không gian.
Bạn có thể được làm trống rỗng trí tuệ và thế thì bạn đầy thông minh. Bạn có thể được làm trống rỗng tri thức - thế thì bạn đầy hiểu biết. Cả hai là đúng cùng nhau.
'Chúng bao gồm chân lí của chứng ngộ bất thần và chân lí của chứng ngộ dần dần.
Đôi khi Phật nói bạn tiến dần, từ từ, theo từng bước, và đôi khi ông ấy nói rằng chứng ngộ là bất thần; rằng nó không thể được phân chia thành các bước; nó giống nhảy hơn giống đi lên cầu thang.
Cả hai đều đúng. Cố nhìn xem, Đây là chỗ thơ ca của tôn giáo trở thành cái gì đó bên ngoài logic. Với logic điều này là khó. Logic sẽ nói hoặc nọ hoặc kia/hoặc - còn thơ ca nói cả hai/và. Logic bao giờ cũng cho bạn chọn lựa - hoặc cái này hoặc cái kia. Hoặc nói bản thể bên trong nhất là trống rỗng hoặc nói nó là tràn đầy hiện hữu. Nó cho bạn các phương án. Nhưng thơ ca của bản thể nói và /cả hai - nó trống rỗng cái gì đó và tràn đầy cái gì đó.
Bạn đun nóng nước, dần dần nó trở nên ngày càng nóng hơn. Dần dần nó trở nên ngày càng nóng hơn; tất nhiên, từng bước một... chín mươi độ, chín mươi mốt độ, chín mươi hai độ, chín mươi chín độ. Thế rồi nó tới điểm một trăm độ - điểm bay hơi. Thế rồi đột nhiên có cú nhảy... và nước biến mất trong hơi nước, nó bay hơi.
Bây giờ, cả hai việc đang xảy ra. Nếu bạn hỏi tôi, 'Việc bay hơi có là cú nhảy bất thần không?' Tôi sẽ nói. 'Đúng, nó là cú nhảy bất thần,' vì đích xác ở một trăm độ nước lấy cú nhảy. Hình dạng thay đổi; nó được biến hình. Nó không còn là nước; nó trở thành hơi. Và điều đó xảy ra trong cú nhảy bất thần.
Nhưng quá trình của việc đun nóng lên là dần dần. Tất nhiên, nước là nước ở chín mươi độ, ở tám mươi độ. Ngay cả tại chín mươi chín độ nó vẫn là nước - nóng, ngày càng tới gần một trăm độ. Bạn có thể dừng nó ở chín mươi chín độ. Nó sẽ không bao giờ bay hơi, nó sẽ lạnh xuống lần nữa. Tắt lửa đi: nước sẽ vẫn còn là nước, cú nhảy bất thần không bao giờ xảy ra - nhưng nó đang sẵn sàng. Nhưng bạn không thể giúp cho nước đột nhiên nhảy từ chín mươi độ và trở thành hơi. Điều đó là không có thể được.
Dần dần và bất thần không phải là mâu thuẫn. Không có vấn đề về chọn lựa giữa chúng. Cả hai đều được cần theo cách riêng của chúng.
Vì mâu thuẫn như vậy, tâm trí logic nghĩ rằng người tôn giáo điên. Tâm trí logic không thể thấy ra nghĩa nào từ những điều này. Nó liên tục nói rằng hoặc cái này hoặc cái nọ là có thể; cả hai là không thể được.
Chẳng hạn, các thiền sư nói rằng Phật chưa hề thốt ra một lời, và đồng thời họ liên tục nói rằng ông ấy đã thốt ra năm nghìn bốn mươi tám chân lí. Cái nào đúng? Cả hai đều đúng. Ông ấy đã thốt ra hàng triệu lời và dầu vậy ông ấy không thể thốt ra được một lời về chân lí.
Thầy Foso Hoyen nói: ... không phải tất cả những điều này là nói có sao?
'Nhưng mặt khác, Yoka, trong "bài ca về chứng ngộ" nói không có sinh linh và không có chư phật - các hiền nhân đều là bong bóng biển, và những tâm trí lớn chỉ là những lập loè của sét. Chẳng phải tất cả những điều này là nói không sao?
Bây giờ, Yoka là người đi theo Phật, đệ tử của Phật, người yêu của Phật. Dầu vậy ông ấy nói rằng không có sinh linh và không có chư phật và các hiền nhân đều là bong bóng biển.
Và Yoka này đã tôn thờ mọi sáng, mọi tối; cúi mình lạy phật đá của ngôi đền. Và đồng thời hát trong 'Bài ca về chứng ngộ' rằng hiền nhân là bong bóng biển.
Điều đó nghĩa là gì? Ông ấy ngụ ý gì? Nếu hiền nhân là bong bóng biển thế thì dừng ca ngợi Phật, cầu nguyện Phật, chạm chân ông ấy, cúi lạy - dừng tất cả những cái vô nghĩa này lại.
Nhưng nếu bạn hỏi Yoka, anh ta sẽ nói, 'Tôi đã học điều này - rằng các hiền nhân là bong bóng biển và chư phật không tồn tại - từ người này Phật Gautam, cho nên tôi phải bày tỏ sự kính trọng của tôi. Việc hiểu này đã tới với tôi qua ông ấy. Ông ấy đã chỉ ra con đường.'
Có lần chuyện xảy ra, một thiền sư mở hội mừng ngày sinh của thầy ông ấy. Thầy này đã mất. Ai đó hỏi ông ấy, 'Tại sao thầy mở hội? - vì cứ như tôi biết, thầy đã phủ nhận ông ấy. Thầy chưa bao giờ chấp nhận thầy là đệ tử của ông ấy. Thầy đã cố gắng lâu, điều đó tôi biết. Thầy đã cố đi cố lại, điều đó tôi biết, nhưng mọi lúc thầy đều bị từ chối. Thầy chưa bao giờ được ông ấy khai tâm. Cho nên tại sao thầy mở hội mừng ngày sinh của ông ấy? Về truyền thống nó chỉ được mở hội bởi các đệ tử đã được chấp nhận.'
Thầy cười và ông ấy nói, 'Chính xác vì ông ấy đã từ chối ta, ta mở hội. Giờ ta có thể hiểu từ bi của ông ấy. Nếu ông ấy đã chấp nhận ta, ta có thể đã trở thành chỉ là người bắt chước. Vì ông ấy đã ném ta vào bản thân ta một cách liên tục, dần dần ta đã đứng trên chân riêng của ta. Dần dần ta đã bỏ việc tìm kiếm vô vọng đế bám lấy ai đó khác. Ông ấy đã giúp ta. Ông ấy là thầy ta. Trong việc bác bỏ của ông ấy, ông ấy đã chấp nhận ta.'
Nhưng điều này là phi logic. Nhưng dầu vậy, nếu bạn nhìn qua con mắt của nhà thơ, qua con mắt của người yêu, bạn có thể hiểu được nó. Về mặt trí tuệ điều đó sẽ khó, nhưng nếu bạn thông minh nó là sự kiện đơn giản.
Đôi khi, phủ nhận là cho.
Đôi khi, bác bỏ là chấp nhận.
Đôi khi, không giúp là cách duy nhất để giúp.
'Nhưng mặt khác, Yoka, trong "bài ca về chứng ngộ" nói không có sinh linh và không có chư phật - các hiền nhân đều là bong bóng biển, và những tâm trí lớn chỉ là những lập loè của sét. Chẳng phải tất cả những điều này là nói không sao?'
Thầy đang nói với thính giả rằng Phật nói cái gì đó mà có vẻ giống như việc nói có; và thế rồi đệ tử của ông ấy, Yoka, nói cái gì đó có vẻ tuyệt đối phủ định, việc nói không...
'Ồ đệ tử của ta, nếu ông nói có, ông phủ nhận Yoka, và nếu ông nói không, ông mâu thuẫn với Phật. Nếu Phật mà ở đây cùng ông, làm sao ông ấy giải quyết được vấn đề này?
'Nếu chúng ta biết chỗ để đứng chúng ta sẽ hỏi Phật mọi sáng và đón chào ông ấy mọi đêm.'
Nhìn vào mâu thuẫn này: chúng ta sẽ hỏi Phật mọi sáng và đón chào ông ấy mọi đêm. Đó là phẩm chất của người truy tìm thực. Người đó truy tìm với tình yêu sâu sắc, sự thành kính. Người đó không truy tìm từ tri thức của mình; người đó truy tìm từ vấn đề sống của người đó. Chính khủng hoảng của cuộc sống tạo ra cuộc truy tìm của người đó. Người đó không hư huyễn. Người đó không hỏi câu hỏi bởi vì người đó đã đọc sách và câu hỏi đã nảy sinh. Người đó hỏi vì cuộc sống của người đó đã tạo ra vấn đề.
Và khi người đó hỏi, người đó không có cái gì bên trong mình - không định kiến, không quan niệm. Người đó hỏi với sự thuần khiết của trái tim, như đứa trẻ hồn nhiên. Người đó không hỏi để được thuyết phục về cái gì đó; người đó đã bị thuyết phục rồi. Người đó không hỏi để tranh cãi, tranh luận, thảo luận. Người đó hỏi để biết. Người đó hỏi để hiểu.
''Nếu chúng ta biết chỗ để đứng...'
Toàn thể vấn đề là, nếu bạn biết chỗ để đứng, nếu bạn đã đi tới trạng thái không vẩn vơ của tâm trí, chỉ thế thì việc hỏi đúng mới là có thể. Nếu bạn run rẩy bên trong, nếu bạn vẩn vơ bên trong, thế thì bạn không thể hỏi câu hỏi đúng được.
Câu hỏi đúng chỉ tới cho tâm trí đã đi tới trạng thái không vẩn vơ, yên tĩnh nào đó. Từ im lặng đó, việc hỏi đúng nảy sinh.
Một hôm tôi đã đọc về một người đi tới bác sĩ, và bác sĩ khám tay anh ta; chúng run run. Bác sĩ nói, 'Trời! Anh uống quá nhiều! Toàn thể hệ thống máu của anh đã bị đầu độc. Hầu hết cồn đang chạy trong các mạch máu của anh thay vì máu. Anh uống quá nhiều.'
Người này nói, 'Không, tôi khó có thể uống được, vì gần như toàn thể cốc bị vỡ ra khi tôi cầm cốc... gần như toàn thể cốc bị vỡ ra. Tôi khó có thể uống được.'
Nếu bạn đang vẩn vơ bên trong, toàn thể thông minh bị vỡ. Thông minh trở thành kho chứa nếu bạn không vẩn vơ.
Bao giờ cũng nhớ đừng cộng tác với việc vẩn vơ bên trong, không giúp cho nó. Không cho nó năng lượng của bạn. Vẫn còn dửng dưng với nó - chút ít tách rời, xa xôi - và dần dần bạn sẽ thấy rằng việc vẩn vơ trở nên ngày càng ít đi và ít đi. Và nếu bạn vẫn còn dửng dưng và không bị tham gia và không bị đồng nhất với nó, một ngày nào đó tới khi đột nhiên bạn ở trong khoảnh khắc của tĩnh lặng toàn bộ. Thế thì bạn đứng ở trên mảnh đất đúng. Thế thì bạn đứng trong bản thể bạn. Thế thì lần đầu tiên bạn trở nên có khả năng đứng.
'Nếu chúng ta biết chỗ để đứng chúng ta sẽ hỏi Phật mọi sáng và đón chào ông ấy mọi đêm.'
Sáng và đêm là biểu tượng. Sáng nghĩa là bắt đầu của hoạt động. Khi tâm trí hoạt động, chúng ta sẽ hỏi Phật mọi sáng. Đêm nghĩa là bất hoạt, thụ động, cảm nhận. Và khi tâm trí thụ động, bất hoạt, chúng ta sẽ đón chào Phật.
Hoạt động và thụ động... Nếu tâm trí bạn hoạt động và bạn đang đứng không vẩn vơ, bạn có thể hỏi câu hỏi đúng mà có thể có ích. Và nếu tâm trí bạn không vẩn vơ, chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy pha bất hoạt tới, nơi bạn sẽ đón chào và ngợi ca Phật, nơi bạn sẽ cúi lạy và kính trọng người đã giúp bạn thoát ra khỏi khủng hoảng.
'Nhưng vì chúng ta không biết chỗ để đứng ta sẽ để ông vào trong bí mật: Khi ta nói điều này là vậy, có lẽ nó không phải là nói có. Khi ta nói điều này không phải là vậy, có lẽ nó không phải là nói không.'
Nhớ lấy, mọi việc nói có không phải là nói có. Nếu tâm trí bạn có tính phủ định, việc nói có của bạn cũng sẽ có tính phủ định. Và mọi việc nói không không phải là có tính phủ định. Nếu tâm trí bạn có tính khẳng định, việc nói không của bạn cuối cùng cũng sẽ biến thành khẳng định.
Jesus kể một câu chuyện. Người bố bảo con trai cả đi ra vườn và làm việc ở đó. Cậu con trai nói, 'Vâng thưa bố, con sẽ đi,' nhưng anh ta không bao giờ đi. Việc nói có của anh ta không đích xác là nói có. Anh ta tinh ranh. Anh ta giả dối, không đích thực.
Người bố bảo đứa con trai thứ. Anh ta nói, 'Không, con không có thời gian và con sẽ không đi,' nhưng thế rồi anh ta nghĩ lại điều đó và đi. Việc nói không của anh ta không phải là việc nói không.
Điều thực là điều ở bên trong bạn, không phải điều bạn nói. Phật nói không có thượng đế, nhưng bạn không thể tìm được người nào thiêng liêng hơn ở bất kì đâu khác. H. G. Wells đã viết rằng Phật Gautam là người vô thượng đế nhất và là người như thượng đế nhất trong lịch sử con người. Ông ấy nói không có thượng đế - nhưng đừng nghĩ điều này là việc nói không.
Nhìn Phật mà xem. Ông ấy là người khẳng định tới mức nói có thượng đế sẽ là sai. Điều đó sẽ tạo ra phân chia. Ông ấy nói không có thượng đế. Đừng bận tâm với lời của ông ấy. Nhìn ông ấy, quan sát ông ấy, và bạn sẽ thấy thượng đế bước đi trên trái đất. Trong việc hỏi của bạn liệu có thượng đế không, bạn đã bỏ lỡ rồi. Bạn phải đã quan sát. Thượng đế đã hiện hữu trước bạn.
Phật liên tục nói không có thượng đế, và ông ấy không bao giờ ngụ ý điều đó. Ông ấy đơn giản phá huỷ hoàn toàn tâm trí bạn, nện búa vào tâm trí bạn. Ông ấy đơn giản nói không với định kiến của bạn, không với thượng đế.
Một hôm chuyện xảy ra, một người tới buổi sáng và Phật nói không có thượng đế. Và người khác tới vào buổi trưa và Phật nói có, có thượng đế. Và thế rồi người thứ ba tới vào buổi chiều và Phật giữ im lặng và không trả lời cách này hay cách nọ.
Đệ tử của ông ấy, Ananda, trở nên rất phân vân, vì ông ấy có mặt toàn thể thời gian. Ông ấy nói, 'Tôi sẽ không thể ngủ được đêm nay chừng nào thầy chưa giải thích điều đó cho tôi. Thầy ngụ ý gì? Với người này thầy nói không, với người khác thầy nói có. Họ đã hỏi cùng một câu hỏi. Và với người thứ ba, người cũng đã hỏi cùng câu hỏi, thầy giữ im lặng, thầy đã không trả lời chút nào. Thầy ngụ ý gì?'
Phật nói, 'Người thứ nhất, người mà ta nói không, là người hữu thần. Anh ta có quan niệm về thượng đế, ý thức hệ về điều đó. Ta phải đập tan ý thức hệ đó để cho anh ta có thể được tự do khỏi tù túng của anh ta và có thể trở thành sẵn có cho chân lí. Ta phải nói không. Để giúp anh ta biết thượng đế, ta phải nói không với ý thức hệ của anh ta rằng thượng đế tồn tại, bằng không anh ta sẽ vẫn còn bị giới hạn bên trong lời.
'Người mà ta nói có, có thượng đế, là người vô thần. Anh ta có niềm tin rằng không có thượng đế. Ta phải đập tan anh ta. Mọi người đều phải được mang ra khỏi hệ thống niềm tin của họ để cho kinh nghiệm trở thành có thể.
'Với người thứ ba, người không như hai người kia, người tìm kiếm thực sự không định kiến, ta giữ yên tĩnh. Ta bảo anh ta, "Im lặng đi. Những câu hỏi này là vô tích sự, vô nghĩa. Chỉ im lặng và ông sẽ biết." Và người đó đã hiểu, và người đó cúi lạy và đi mất với hiểu biết sâu sắc.'
Cho nên mọi việc nói có không phải là việc nói có. Mọi việc nói không không phải là việc nói không.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
"Qua một cốc bia, Johnson nói với Smith, 'Nhà tâm thần của tôi cứ nói hoài về cái gì đó ông ấy gọi là nước đôi, và tôi bị nguyền rủa nếu tôi có thể hiểu được nó.'
'Không vấn đề gì,' Smith nói. 'Nước đôi là cảm thấy những xúc động mâu thuẫn - là cả hài lòng và không hài lòng với cái gì đó, là cả yêu và ghét ai đó.'
'Đó là điều ông ấy nói nữa,' Johnson nói, 'nhưng tôi chỉ không thấy làm sao ông có thể kinh nghiệm được hai xúc động mâu thuẫn đồng thời.'
'Thế thì đây là một ví dụ. Giả sử ông mới mua một chiếc cadillac mới toanh mười nghìn đô la, và giả sử chính ngay ngày đầu tiên ông sở hữu nó, nó hỏng phanh và đâm vào tảng đá trên cao một dặm. Ông cảm thấy thế nào?'
'Tôi sẽ cảm thấy khủng khiếp.'
'Nhưng giả sử mẹ vợ ông là người duy nhất trong chiếc xe vào lúc đó. Thì sao?'"
Có của bạn hay không của bạn không có nghĩa gì mấy; chúng là nước đôi. Đôi khi bạn muốn nói không, bạn nói có chỉ để che giấu cái không. Đôi khi bạn muốn nói có, bạn không nói có, bạn nói không, chỉ để chỉ ra bản ngã của bạn, sức mạnh của bạn, quyền lực của bạn. Không cho sức mạnh nào đó. Bất kì khi nào bạn nói không, bạn đều cảm thấy mạnh mẽ. Bất kì khi nào bạn nói có, bạn cảm thấy hơi chút mất mặt.
Quan sát. Có của bạn có thể che giấu không, không của bạn có thể che giấu có. Khi bạn kêu và khóc, không nhất thiết là bạn không mỉm cười bên trong, vì điều đảo ngược xảy ra mọi ngày - bạn cười, và bạn đơn giản che giấu nước mắt của bạn.
Nhưng nếu bạn quan sát mọi người và không bị mắc vào lời của họ, bạn sẽ lập tức thấy ngay điều đang xảy ra. Chân lí không thể được che giấu. Nếu ai đó mỉm cười chỉ để che giấu nước mắt của người đó, đừng nghe theo nụ cười của người đó. Cứ quan sát người đó, và lập tức bạn sẽ thấy - đằng sau nụ cười có nước mắt sẵn sàng trào ra. Bất kì khi nào ai đó nói không, cứ quan sát người đó.
Quan sát toàn thể con người này. Phải có những chỉ dẫn sẽ chỉ ra rằng sâu bên dưới người đó đang nói có.
Và bao giờ cũng lắng nghe chiều sâu và không phải lo nghĩ điều mọi người nói. Thế giới có thể trở nên rất rất đẹp, và cuộc sống có thể thực sự trở thành lễ hội nếu bạn dừng lắng nghe lời của mọi người và bạn bắt đầu lắng nghe trái tim của mọi người. Thế thì bạn sẽ không bị lừa.
Chuyện xảy ra:
"Một người đàn bà mới chết, và đám tang được thu xếp cho bà vợ của Sandy Mactavish nghiêm khắc, người mặc u sầu trong bộ đồ đen thích hợp.
Người tổ chức đám tang nói với ông ấy trong giọng thì thào tôn kính, 'Ông sẽ ngồi trong xe đầu cùng mẹ vợ đấy.'
Sandy cau mày, 'Với mẹ vợ sao?'
'Vâng, tất nhiên rồi.'
'Điều đó có cần không?'
'Nó là bản chất đấy. Người chồng mất vợ và người mẹ mất con - hai người sống sót gần gũi nhất ngồi cùng nhau.'
Sandy quay sang nhìn vào hình dáng to lớn và thổn thức của bà mẹ vợ và nói, 'Thôi được, vậy cũng được, nhưng tôi bảo ông ngay bây giờ rằng điều này sẽ làm hỏng niềm vui của dịp này."'
Mặc bộ đồ đen thích hợp cho dịp này - nhưng sâu bên dưới thì sung sướng rằng vợ đã chết.
Cứ quan sát mọi người, và bạn sẽ có khả năng thấy rằng có của họ không ngụ ý có và không của họ không ngụ ý không. Mọi người đều mâu thuẫn.
Cùng điều này xảy ra cho phật nữa, nhưng với các lí do khác. Bạn là kẻ nước đôi; đó là lí do tại sao phát biểu của bạn không ngụ ý điều họ định chỉ ra. Phật là mâu thuẫn vì ông ấy đang cố đem chân lí vào trong ngôn ngữ, điều bao hàm cả hai cực đoan trong nó.
Bạn là mâu thuẫn vì bản thể bên trong của bạn bị chia chẻ. Phật là mâu thuẫn không phải bởi vì bản thể bên trong của ông ấy bị chia chẻ - bản thể bên trong ông ấy đã trở thành một - nhưng bởi vì ông ấy đang cố đem chân lí cái ở bên ngoài nhị nguyên vào trong ngôn ngữ. Ông ấy phải mâu thuẫn.
Trong upanishads họ nói thượng đế là cái gần, gần hơn cái gần nhất, và là cái xa hơn cái xa nhất. Bởi vì thượng đế là cả hai - cái gần và cái xa. Ngài phải là cả hai vì ngài là tất cả. Thượng đế là cả sống và chết. Ngài phải là cả hai. Thượng đế là cả quỉ và thượng đế. Ngài phải là cả hai.
Từ tiếng Anh 'devil- quỉ' là rất hay. Nó bắt nguồn từ một gốc, gốc tiếng Phạn, 'deva'. Từ cùng gốc 'deva', đi tới 'divine-thiêng liêng'. Và từ cùng gốc này đi tới 'devil'. 'Devil' và 'divine' tới từ cùng gốc, từ một từ 'dev'. Devil (quỉ) cũng là divine (thiêng liêng), và divine phải có cái gì đó của devil trong nó.
Ki tô giáo đã cắt nhị nguyên này thành hai phần tách rời, tách biệt. Quỉ đang đánh thượng đế và thượng đế đang đánh quỉ. Nhưng ở phương Đông chúng ta chưa bao giờ chẻ thực tại ra bởi vì thực tại không thể bị chẻ ra được. Quỉ là thượng đế và thượng đế là quỉ. Nó là cùng năng lượng đang diễn đạt qua các cực đối lập.
Khi phật nói, ông ấy phải dùng mâu thuẫn.
'Khi ta nói điều này là vậy, có lẽ nó không phải là nói có. Khi ta nói điều này không phải là vậy, có lẽ nó không là việc nói không.
Quay sang đông và nhìn mảnh đất phương tây linh thiêng, đối diện phương nam để nhìn ngôi sao phương bắc.'
Ngược đời... nhưng chân lí chỉ có thể được diễn đạt qua điều ngược đời. Tính đầy đủ bên trong của bạn chỉ có thể được diễn đạt bởi tính trống rỗng, và sống thực của bạn là có thể chỉ qua chết. Phục sinh xảy ra chỉ sau đóng đinh. Nếu bạn thực sự muốn sống động, hiện hữu dường như bạn chết đi. Nếu bạn thực sự muốn thông minh, sống dường như bạn là kẻ ngốc.
Lão Tử đã nói, 'Thế giới khôn ngoan mình ra ngu đần.'
Từ 'idiot- ngốc' là hay. Nó bắt nguồn từ cùng gốc như từ 'idiom- đặc ngữ'. Đặc ngữ là một phong cách cá nhân. Idiom có nghĩa phong cách cá nhân và idiot có nghĩa người sống theo cách riêng của người đó; idiot có nghĩa là người đang làm việc riêng của mình và không lo nghĩ về thế giới. Người không phải là kẻ bắt chước là kẻ ngốc- idiot. Nó chẳng liên quan gì tới tính ngu xuẩn.
Thánh Francis thường tự gọi mình là kẻ ngốc- idiot, và Jesus cũng nổi tiếng ở nước ông ấy như kẻ ngốc. Feodor Dostoevsky đã viết cuốn sách, 'The Idiot - Thằng ngốc'. Nó đáng đọc. Cuốn sách này là về một người rất đơn giản... rất khiêm tốn, duy nhất. Nhưng vì người đó khiêm tốn và duy nhất, đám đông nghĩ người đó là thằng ngốc- idiot.
Nếu bạn cố sống cuộc sống của bạn theo cách riêng của bạn, bạn sẽ có vẻ giống kẻ ngốc. Đám đông sẽ không kính trọng bạn. Nó kính trọng chỉ các mặt nạ, nhân cách giả, không phải là người đích thực. Nếu bạn thực sự muốn thông minh, là một kẻ ngốc đi. Và nếu bạn muốn là kẻ ngốc, thu thập tri thức đi. Là bác học và thế thì bạn sẽ là kẻ ngốc.
Cố đi sâu vào trong những điều ngược đời này đi. Toàn thể tôn giáo được diễn đạt theo các đặc ngữ của ngược đời.
'Quay sang đông và nhìn mảnh đất phương tây linh thiêng...'
Vì nếu bạn muốn thấy mảnh đất tây phương linh thiêng, bình thường bạn sẽ quay sang hướng Tây. Tại sao quay sang đông? Nhưng đây là cách nó xảy ra trong cuộc sống thực. Quay sang cực đối lập.
Bạn có quan sát đồng hồ cổ không? Con lắc liên tục chuyển động - từ phải sang trái, từ trái sang phải. Khi nó đi tới bên trái, cái gì thực sự xảy ra bên trong hộp đế? Khi nó đang đi sang bên trái, nó đang thu lấy đà để đi sang phải. Khi nó đang đi sang phải, nó đã sẵn sàng để đi sang trái. Để đi sang phải nó đi sang trái. Để đi sang trái, nó đi sang phải.
Ban ngày bạn làm việc chăm chỉ; thế thì trong đêm bạn có giấc ngủ say. Làm việc chăm chỉ đi nếu bạn muốn ngủ say. Mâu thuẫn. Logic thông thường sẽ nói phải thực hành thảnh thơi cả ngày nếu bạn muốn ngủ say. Diễn tập nó. Nằm ra trên giường, vẫn cứ trên giường cả ngày, vì nếu bạn thực hành nó cả ngày, tất nhiên nó sẽ tốt hơn vào ban đêm. Đó là logic thông thường.
Đó là điều đang xảy ra trong các nước phương tây. Mất ngủ đã trở thành thông thường. Và lí do? Lí do chẳng liên quan gì tới ngủ; nó có cái gì đó liên quan tới lao động. Nếu bạn không làm việc vấ vả, bạn không thể đi vào trong giấc ngủ được. Nếu bạn không ngủ say, sáng hôm sau bạn sẽ không có khả năng làm việc vất vả.
Cuộc sống tồn tại trong các mâu thuẫn. Nếu ai đó tới tôi và nói rằng người đó có rắc rối với giấc ngủ, tôi nói quên chuyện ngủ đi. Chạy bốn dặm buổi sáng và bốn dặm buổi tối đi. Ngủ không phải là vấn đề. Bạn phải thảnh thơi quá nhiều; thế thì giấc ngủ không được cần tới.
Bao giờ cũng nhớ rằng sâu hơn bên dưới mọi mâu thuẫn gặp gỡ và là một phần của một toàn thể.
Mọi người tới tôi và họ muốn trở nên im lặng, họ muốn đi vào trong trạng thái vô ý nghĩ. Tôi bảo họ làm công việc nặng nhọc, thiền tẩy rửa - động, kundalini... nhảy, di chuyển, rung lắc.
Họ nói, 'Nhưng chúng tôi muốn im lặng. Chúng tôi không thể chỉ ngồi và im lặng như Phật được sao?'
Bạn có thể ngồi, nhưng bạn sẽ không im lặng; bên trong, mọi rối loạn sẽ đi nhanh. Thay vì thế, làm cái đối lập đi - nhảy, chạy, chạy lui, múa. Nỗ lực, vét cạn bản thân bạn, và sau đó con lắc bắt đầu chuyển sang đầu đối lập. Im lặng là có thể chỉ nếu bạn bị cạn kiệt. Thế rồi ngồi im lặng. Thế thì thảnh thơi xảy ra dễ dàng.
Bao giờ cũng nhớ luật cơ bản này. Bằng không, nếu bạn nhìn và theo logic thông thường, logic Aristotel, thế thì bạn sẽ bỏ lỡ cuộc sống. Cứ đi sang cái đối lập đi.
Nếu bạn muốn thực sự lành mạnh, có khả năng của việc không lành mạnh, có khả năng của việc đi vào phát rồ. Đó là điều tôi dạy. Phát rồ lên nếu bạn thực sự muốn lành mạnh. Nếu bạn cố gắng là lành mạnh quá nhiều, bạn sẽ phát rồ. Mọi người quá lành mạnh đều trở nên phát rồ.
Họ phải trở nên điên dại. Họ cố gắng vất vả để vẫn còn lành mạnh - chính nỗ lực đó giúp cho con lắc đi sang phía đối lập.
Đừng cố là lành mạnh và bạn sẽ lành mạnh. Bất kì khi nào có cơ hội để điên dại, thảnh thơi và phát rồ lên. Đừng bỏ lỡ bất kì cơ hội nào. Nếu mọi người đang nhảy múa, múa, múa phát rồ lên. Bất kì chỗ nào bạn có thể tìm ra cơ hội để phát rồ, phát rồ đi - và tôi có thể đảm bảo bạn sẽ không bao giờ trở nên điên dại; bạn sẽ vẫn còn lành mạnh. Bạn sẽ có sự lành mạnh mà không thể bị bất kì ai quấy rối, mà không thể bị bất kì hoàn cảnh nào quấy rối.
Vâng, Foso Hoyen là đúng:

'Quay sang đông và nhìn mảnh đất phương tây linh thiêng, đối diện phương nam để nhìn ngôi sao phương bắc.'
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post