Chương 7. Bài ca của âm thanh và im lặng

Chương 7. Bài ca của âm thanh và im lặng

Price:

Read more

Nguyên lí thứ nhất - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 7. Bài ca của âm thanh và im lặng



Một sư băn khoăn có lần nói với Fuketsu, "Thầy nói chân lí có thể được diễn đạt không bằng việc nói, và không bằng việc giữ im lặng. Làm sao điều này có thể vậy?" Fuketsu trả lời, "Ở miền Nam Trung Quốc, vào mùa xuân, khi ta mới chỉ là một chú bé, A! Chim hót trong hoa nở hay làm sao."
Thượng đế hiện hữu. Chân lí hiện hữu. Yêu hiện hữu. Không có cách nào để nói nó, và không có cách nào để che giấu nó. Không có lời nào có thể diễn đạt được nó, và không có phương pháp luận nào về cách giữ cho nó không được diễn đạt. Đó là thế khó xử của nhà huyền môn. Ông ấy phải nói điều đó, và nó không thể được nói ra. Ông ấy không thể giữ yên tĩnh về nó, ông ấy không thể giữ im lặng được. Nó tràn ngập ông ấy; nó bắt đầu tuôn trào ra; việc giữ im lặng ở bên ngoài ông ấy. Ông ấy phải nói điều đó, và không ai đã bao giờ có khả năng nói nó.
Thượng đế không phải là lời, chân lí cũng không phải là lời, yêu không phải là lời. Và chúng không chỉ là im lặng nữa, vì sự hiện hữu của chúng là sự hiện hữu ca hát; chúng là bài ca. Không chỉ đờ đẫn và chết có đó. Nó là đầy niềm vui, nó là niềm vui tuôn trào. Nó là mở hội, nó là cực lạc, nó là cực thích, bởi vì nó là gặp gỡ của các cái đối lập, bởi vì nó là gặp gỡ của các cực đối lập, bởi vì nó là hôn nhân, hôn nhân của âm và dương, ngày và đêm, mùa hè và mùa đông, sống và chết, âm thanh và im lặng.
Cho nên khi nó xảy ra, bạn không thể nói được nó, nhưng bạn phải hát nó, và đó là cái đẹp của bài ca. Nó có cái gì đó của lời và cái gì đó của im lặng trong nó. Đó là cái đẹp của thơ ca, cái đẹp của điệu vũ. Cái gì đó là thấy được, cái gì đó là vô hình; cái biểu lộ và cái không biểu lộ gặp gỡ ở đó, ôm choàng lấy nhau, được hoàn thành trong nhau.
Nếu bạn đơn giản nói và dùng lời và không có im lặng trong những lời đó, lời của bạn sẽ giống như hòn đá chết. Chúng có thể đập vào đầu của ai đó, bạn có thể tranh cãi bằng chúng, nhưng bạn không thể làm biến đổi. Chúng không có phẩm chất đó của im lặng, cái trở thành việc biến đổi. Khi một lời có im lặng ở cốt lõi bên trong nhất của nó, khi lời là chói sáng với im lặng, nó đem tới biến đổi. Thế thì nó là thật, thế thì nó là tin lành. Thế thì ai đó, người đang nói cái gì đó bằng im lặng trong nó, không ném đá chết vào bạn, mà đang ném hoa. Nó cũng sẽ đập vào bạn, nhưng nó cũng sẽ chăm nom bạn, và nó sẽ đi sâu hơn bởi vì bạn có thể mong manh với nó và nó sẽ đạt tới chính trái tim của bạn. Vì làm sao bạn có thể bảo vệ bản thân bạn chống lại điều đó? Bạn sẽ không có tính phòng thủ.
Cho nên nhớ lấy, mọi nhà huyền môn đều đã từng ca hát và nhảy múa, mở hội. Họ liên tục nói, "Chúng tôi không thể nói được điều đó," và họ liên tục nói tất cả cùng một điều.
Có khác biệt trong việc nói và nói. Khi bạn nói mà không biết nó, không nhận ra nó, nó chỉ là lời lắp bắp, chỉ lời và lời và lời, không có linh hồn nào trong chúng; nó là cái xác; không có tính sống trong nó. Những lời đó bốc mùi - chúng bốc mùi của cái chết. Không có nhịp tim đập của cuộc sống. Khi bạn biết, khi bạn đã kinh nghiệm, khi bạn đã rơi vào trong vực thẳm đó có tên là Thượng đế, khi bạn được biến đổi bởi việc buông xuôi đó, khi bạn được chìm ngập toàn bộ vào trong nó, khi mọi tế bào của bạn được tắm trong nó, thế rồi bạn nói; những lời của bạn không đơn thuần là lời nữa. Chúng mang im lặng. Chúng là phương tiện của im lặng; chúng là những cử chỉ của im lặng. Chúng ta có một tên đặc biệt cho nó ở phương Đông: mahamudra - đại cử chỉ.
Nhìn bàn tay tôi đây. Nếu nó trống rỗng, nếu không có người nào đằng sau, người đã kinh nghiệm, thế thì nó là cử chỉ bình thường. Nhưng nếu có ai đó đằng sau nó người đã biết, người đã sống, người đã kinh nghiệm, thế thì việc giơ bàn tay này là một đại cử chỉ, mahamudra. Thế thì bàn tay bình thường trở thành phi thường. Thế thì lời bình thường không còn là lời bình thường. Bạn không thể đi tới từ điển để tìm ra nghĩa của chúng. Khi một lời tràn đầy im lặng, bạn sẽ phải đi vào bên trong bản thân bạn để tìm nghĩa của nó, không đi vào từ điển, không đi tới thư viện. Bạn sẽ phải đi vào bên trong bản thân bạn. Nghĩa sẽ được tìm thấy trong kinh nghiệm của bạn.
Lời của người biết được chất tải trọng, chất tải trọng với hương thơm lớn lao. Bạn sẽ phải giải mã nó trong cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn, trong điện thờ bên trong nhất của bản thể bạn.
Chân lí là siêu việt, siêu việt lên trên mọi nhị nguyên. Cho nên những người nói chân lí không thể được nói, chỉ nói được chân lí một nửa; và những người nói chân lí có thể được nói chỉ trong im lặng, họ cũng nói chân lí một nửa.
Thiền đem tới chân lí toàn thể cho thế giới. Thiền là phúc lành lớn cho thế giới; nó đem tới chân lí toàn thể.
Chân lí toàn thể là: Chân lí không thể được nói, và vậy mà lại có thể được nói. Nếu không được nói, thì được chỉ ra, được chỉ dẫn. Nhị nguyên bình thường bị siêu việt lên. Chúng ta bao giờ cũng đi từ cực này của nhị nguyên sang cực kia. Thỉnh thoảng chúng ta nói, "Vâng, nó có thể được nói"; đây là một cực. Thế rồi chúng ta trở nên nhận biết, "Làm sao nó có thể được nói?" - cực kia. Thế rồi chúng ta giữ im lặng, nhưng thế rồi lần nữa chúng ta lại trở nên nhận biết rằng cái gì đó bị bỏ lại: "Vâng, nó có thể được nói." Theo cách này nó liên tục chuyển động, nó đung đưa.
Thiền nói chân lí là sự siêu việt, siêu việt lên trên mọi nhị nguyên. Tính nhị nguyên giữa lời và im lặng cũng được siêu việt lên.
Kinh Thánh nói lúc ban đầu có lời. Vedas nói lúc ban đầu có im lặng, im lặng vĩnh hằng, và im lặng trùm lên biển, và nó là tối. Và Kinh Thánh nói đã có lời. Điều đầu tiên xảy ra trong sự tồn tại là lời. Thượng đế nói để ánh sáng có đó, và có ánh sáng. Cả hai đều là chân lí một nửa.
Nếu bạn hỏi Thiền nhân... Họ đã không biết Kinh Thánh nào hay Veda nào, và họ sẽ không bao giờ thử, vì họ không tin vào kinh sách. Họ nói nó ở bên ngoài kinh sách; nó là việc truyền bên ngoài kinh sách. Nhưng nếu họ mà viết ra Kinh Thánh, hay nếu họ bị ép phải viết ra, như Lão Tử đã có thời bị ép phải viết ra Đạo Đức Kinh vì nhà vua sẽ không cho phép ông ấy bỏ nước ra đi chừng nào ông ấy chưa viết ra kinh nghiệm của mình...
Lão Tử muốn đi lên Himalayas, để chết ở đó; chắc chắn không thể có chỗ nào đẹp hơn để chết. Những đỉnh núi vĩnh hằng đó, tuyết đó - bao phủ các đỉnh trong trắng, bạn có thể tìm đâu ra một chỗ tốt hơn để biến mất vào trong Thượng đế? Khoảng khắc nào tốt hơn? Ông ấy muốn đi - ông ấy rất già và ông ấy muốn đi lên Himalayas để nghỉ ngơi và biến mất ở đó, không ai đã bao giờ biết về ông ấy. Ông ấy muốn biến mất một mình một cách tuyệt đối. Ông ấy muốn cái chết của mình là riêng tư.
Và chết là chuyện riêng tư. Không ai khác có thể cùng với bạn khi bạn chết; nó là nội bộ tuyệt đối. Cho nên ông ấy muốn trốn đi và đi xa khỏi đám đông. Ông ấy sợ quá nhiều người sẽ bao quanh ông ấy và cái chết của ông ấy sẽ trở thành chuyện công cộng.
Nhưng nhà vua khăng khăng, "Trước hết ông viết ra bất kì cái gì ông đã biết." Và nhà vua ra lệnh cho lính gác biên ải nói rằng "Người này không được phép đi ra." Thế là ông ấy bị bắt tại điểm canh, và trong ba ngày ông ấy ngồi trong phòng của lính gác và viết ra Đạo Đức Kinh.
Nếu ai đó ép một Thiền sư viết ra Kinh Thánh, Veda, thế thì họ sẽ nói không có bài ca lúc ban đầu. Không có lời không có im lặng, mà bài ca. Có bài ca lúc ban đầu, và Thượng đế hát và nhảy múa. Không phải là "Để có ánh sáng": Thượng đế hát và nhảy múa. Và việc múa đó trở thành sự bắt đầu của sáng tạo.
Điệu múa đó tiếp tục. Điệu múa đó là điều sự tồn tại là gì.
Bài ca có điều huyền bí về nó bởi vì nó là sự gặp gỡ, hôn nhân của những cái đối lập. Trong bài ca có âm thanh và im lặng. Bài ca nói cái gì đó, nhưng nói theo cách mà bạn không thể hiểu thấu được nó. Không phải là nó không nói cái gì đâu. Nó làm nhiều thứ thành sẵn có, nhưng bạn không thể hiểu thấu được nó, bạn không thể chỉ sở hữu nó. Nếu bạn cố sở hữu, bạn sẽ giết chết nó. Bạn không thể giữ bài ca trong nắm tay của bạn; bằng không bài ca sẽ bị giết chết. Nó quá tinh tế; bạn không thể là cái thô thiển đó với nó. Bài ca phải được gìn giữ trong tim, không trong nắm tay. Về bài ca bạn phải có tính cảm nhận, không hùng hổ. Bạn có thể giữ biện luận trong nắm tay; nó cứng, tựa đá, nó sẽ không sống. Bạn có thể giữ và sở hữu một luận cứ, bạn có thể trở thành người sở hữu một luận cứ. Đó là lí do tại sao bản ngã rất thích thú có luận cứ, chứng minh, logic, triết lí. Bản ngã cảm thấy được đáp ứng rất nhiều: "Mình biết nhiều thế."
Bài ca không thể bị sở hữu theo cách đó; bản ngã không thể là người sở hữu của nó. Bài ca có thể xuyên thấu vào bản thể bạn, nhưng bản ngã phải nhường đường. Nếu bản ngã tới ở giữa, bài ca sẽ bị tan nát. Bạn có thể được các mảnh mẩu của nó, và bạn có thể bắt đầu diễn giải những mảnh mẩu đó, nhưng bạn sẽ bỏ lỡ tính thống nhất của nó. Và nó là trong sự thống nhất.
Bài ca phải không được nghĩ tới. Nếu bạn bắt đầu nghĩ, về bài ca, bạn đã bỏ lỡ nó rồi. Khi bạn lắng nghe âm nhạc, làm sao bạn lắng nghe? Bạn có mang tâm trí của bạn vào không? Nếu bạn mang tâm trí bạn vào, âm nhạc ở đâu? Âm nhạc và tâm trí cả hai không thể cùng tồn tại được. Đó là điều huyền bí của âm nhạc: bạn phải gạt tâm trí của bạn sang bên. Bạn không thể biện luận bằng âm nhạc được; bạn không thể gật đầu trong sự đồng ý hay bất đồng. Bạn không thể nói, "Vâng, tôi đồng ý," hay "Không, tôi không đồng ý." Không có vấn đề về đồng ý hay không đồng ý. Với âm nhạc bạn đơn giản trở thành một. Nếu bạn muốn cảm thấy nó bạn phải gạt cái đầu của bạn sang bên. Trái tim phải mở hướng tới nó. Nó đi thẳng tới trái tim, nó mưa rào lên trái tim. Nó giúp hoa của trái tim mở ra và nở bung. Nó là chất nuôi dưỡng cho hoa sen bên trong.
Thiền nhân sẽ nói, "Có bài ca lúc bắt đầu, và thế rồi Thượng đế hát và Thượng đế nhảy múa, và đó là điều ngài đã từng làm kể từ đó." Từng khoảnh khắc nó đều là điệu múa. Nhìn quanh mà xem. Bạn không thể nghe thấy những con chim này sao? Đây không phải là chim; đừng bị chúng lừa. Đây không phải là chim. Nó là Thượng đế đang hát, Thượng đế của những cái bắt đầu - vì nó bao giờ cũng là bắt đầu. Từng khoảnh khắc đều là bắt đầu. Đừng bao giờ nghĩ rằng cái bắt đầu là ở đâu đó trong quá khứ. Đây là cái bắt đầu, và nó bao giờ cũng là cái bắt đầu và không có kết thúc. Nó là Thượng đế đang hát.
Bạn không thể nghe thấy im lặng của cây sao? Nó là Thượng đế, im lặng.
Trong chim ngài đang hát, trong cây ngài im lặng. Chim không thể tồn tại mà không có cây, và, để tôi nói với bạn, cây không thể tồn tại mà không có chim nữa. Chim hót cho cây, và cây im lặng cho chim, và có hôn nhân. Chúng được gắn với nhau. Nếu cây biến mất, chim sẽ biến mất. Giết hết chim của thế giới, và bạn một ngày nào đó sẽ thấy cây đang biến mất. Mọi thứ đều xoắn xuýt với nhau, mọi thứ đều móc nối với nhau. Đây là điều chúng ta ngụ ý bởi từ "sinh thái" - mọi thứ là cùng nhau.
Nó là Thượng đế đang hát, nó là Thượng đế im lặng.
Một khi bạn hiểu rằng Thượng đế là cả hai, thế thì khả năng cao nhất mở ra cho bạn. Đây là nguyên lí thứ nhất, rằng bạn không cần phân chia, mọi phân chia đều là giả, rằng bạn cần không tạo ra nhị nguyên, vì sự tồn tại là bất nhị, vì sự tồn tại là một.
Và mọi khổ của chúng ta là vì chúng ta bị phân chia. Tại sao bạn cảm thấy xúc động thế khi bạn đang trong yêu? Cái gì xảy ra? Xúc động đó có chỉ là hoá chất, hoocmon không? Không, nó không vậy. Xúc động có tính tồn tại. Khi bạn đang trong yêu, ít nhất với một người bạn cảm thấy là một, ít nhất với một người bạn đã vứt bỏ nhị nguyên, ít nhất với một người bạn không còn tách rời, ít nhất với một người các biên giới không có đó. Bạn đã loại bỏ các biên giới. Hai không gian đã tới gần thế, chúng chờm lấp. Bạn cảm thấy xúc động thế với yêu, phúc lạc thế với yêu, bởi vì nó là kinh nghiệm về Thượng đế, một kinh nghiệm rất giới hạn dĩ nhiên.
Và nếu là một với một người mà đẹp thế, thì là một với cái toàn thể sẽ đẹp đến nhường nào, là một với tất cả mọi người, đàn ông và đàn bà, cây và chim và con vật và mây và níu và các vì sao? Nó sẽ thế nào? Đẹp đến nhường nào? Cái đẹp này không thể tưởng tượng nổi, bởi vì sự khác biệt sẽ không chỉ về lượng, nó sẽ về chất. Nó sẽ hoàn toàn khác.
Yêu nhiều nhất có thể chỉ là một thoáng nhìn về tia sáng, không phải là bản thân tia sáng, nhưng chỉ một thoáng nhìn trong hồ. Tia sáng của mặt trời chơi đùa trên hồ, và bạn thấy một thoáng nhìn. Thoáng nhìn đó là yêu. Khi bạn thấy tia sáng thực, nó trở thành lời nguyện. Khi bạn bắt đầu đi qua tia sáng đó, đi lên, bạn bắt đầu trèo lên tia sáng đó và bạn bắt đầu đạt tới cội nguồn của mọi ánh sáng, thế thì bạn đang trưởng thành trong tính tâm linh. Một ngày nào đó bạn bị tan biến trong ánh sáng đó. Bản thân bạn đã trở thành ánh sáng đó. Đó là cực thích tôi nói tới. Đó là cực lạc.
Và Thiền nhân nói rằng khi bạn biết, bạn phải nói, dù vẫn biết rõ rằng nó không thể được nói. Bạn phải hát nó.
Các Thiền sư đã rất sáng tạo. Hoặc họ là ca sĩ, vũ công, hay hoạ sĩ, hay trong một loại nghệ thuật nào đó, thư pháp, đồ gốm. Bất kì cái gì họ có thể làm họ đều đã làm. Điều đó trở thành cử chỉ của cách diễn đạt của họ. Họ không phải là những người bất hoạt. Sâu bên dưới họ không phải là người làm, và trên bề mặt họ không bất hoạt chút nào. Sâu bên dưới họ chỉ là công cụ cho điều thiêng liêng. Không người làm, không ý tưởng về làm cái gì - chỉ hiện hữu, nhưng trên bề mặt rất sáng tạo. Thế giới chắc đã giầu có hơn nhiều nếu mọi tôn giáo đều phát triển một trường phái như Thiền.
Chẳng hạn, các sư Hindu đã sống một cuộc sống rất không sáng tạo. Các sư Jaina đã sống một cuộc sống rất không sáng tạo. Ngoại trừ Thiền, ngay cả các Phật tử cũng đã sống cuộc sống rất không sáng tạo. Đó cũng là trường hợp với Cơ đốc giáo.
Thiền đem tới tính sáng tạo. Và nhớ lấy, nếu bạn muốn là một với đấng sáng tạo, bạn sẽ phải học cách nào đó của tính sáng tạo. Cách duy nhất để là một với đấng sáng tạo là ở trong khoảnh khắc nào đó của tính sáng tạo, khi bạn bị mất đi. Thợ gốm bị mất đi trong việc làm đồ gốm của mình; thợ gốm bị mất đi trong khi làm việc trên bánh xe. Hoạ sĩ bị mất đi trong khi vẽ. Vũ công mất đi; không có vũ công, chỉ điệu vũ còn lại. Đó là những khoảnh khắc đỉnh, nơi bạn chạm vào Thượng đế, nơi Thượng đế chạm vào bạn.
Bây giờ, học sĩ này, cái gọi là học sĩ này, trở thành lắm lời. Anh ta liên tục học nhiều lời hơn, nhiều lời hơn, nhiều thông tin hơn, nhiều kinh sách hơn. Anh ta không có im lặng. Đó là chính hiện tượng thiên lệch. Thế rồi ngược lại kẻ sĩ này có vài thánh nhân, người giữ yên tĩnh; họ thậm chí không nói lấy một lời. Điều đó nữa lại là đi sang cực đoan khác. Họ trở thành không sáng tạo. Tất nhiên, họ im lặng, tốt hơn kẻ sĩ - ít nhất họ sẽ không đổ rác của họ vào đầu người khác, ít nhất họ không phạm tội nào - nhưng theo nghĩa cao hơn họ cũng là tội phạm bởi vì họ không mang ích lợi cho sự tồn tại. Họ là kẻ ăn bám. Họ không làm cho sự tồn tại giầu có hơn bằng việc hiện diện của họ ở đây. Họ không giúp Thượng đế trong điệu vũ của ngài, trong bài ca của ngài.
Thiền đem tới sự tổng hợp cao nhất. Đừng sợ nói, nhưng đừng liên tục nói nếu bạn không biết. Đừng im lặng. Chỉ im lặng thôi sẽ không giúp ích.
Điều đó phải được hiểu vì quá nhiều lần điều này tới với tâm trí bạn nữa: Tại sao liên tục nói? Tại sao không giữ yên tĩnh? Nhưng im lặng sẽ là im lặng của bạn thôi. Lời sẽ liên tục chuyển động, xoáy bên trong bạn. Bạn sẽ trở thành nhà thương điên bên trong. Bạn có thể có vẻ im lặng từ bên ngoài; bạn sẽ không im lặng bên trong. Làm sao bạn có thể đơn giản bỏ những lời đó, những thói quen cũ đó của nhiều kiếp? Tâm trí sẽ liên tục huyên thuyên, tâm trí sẽ liên tục nói mọi thứ, lặp lại mọi thứ. Tâm trí giống như máy tự động; cho dù bạn không muốn nói tâm trí vẫn tiếp diễn. Nếu bạn không nói với người khác thì nó liên tục nói với bản thân nó. Nó tạo ra hai bên: nó nói từ bên này và trả lời từ bên kia; nó liên tục chơi trò chơi này. Từ bên ngoài người ta có thể dễ dàng im lặng, nhưng từ bên trong thì sao?
Và nếu bạn im lặng từ bên trong, bạn sẽ ngạc nhiên là im lặng của bạn trở thành rất giầu có với cực lạc tới mức bạn phải hát. Không có cách khác. Tới mức bạn phải nhảy múa, tới mức bạn phải chia sẻ. Khi bạn có, bạn phải chia sẻ. Nếu bạn có nó chút nào bạn sẽ phải chia sẻ. Nếu bạn không có nó bạn có thể giữ yên tĩnh, nhưng phỏng có ích gì gì mà giữ yên tĩnh nếu bạn không có nó?
Có hai kiểu người: một kiểu liên tục nói mà không có nó, và một kiểu liên tục giữ im lặng mà không có nó. Cả hai đều trong cùng một con thuyền.
Có kiểu người thứ ba, người đã đi tới biết nó, người đã thực sự trở thành im lặng và trong im lặng người đó đã nghe thấy âm thanh vô âm, trong im lặng Thượng đế đã chuyển giao thông điệp của ngài cho người đó. Thượng đế đã nói với người đó. Người đó đã có đối thoại với bản thân Thượng đế. Im lặng đã rót đầy trái tim người đó với nhiều nhựa sống, với nhiều cuộc sống, với dư thừa cuộc sống tới mức người đó nổ tung. Người đó phải nói. Không có cách nào để gạt bỏ điều đó.
Và việc nói của người đó sẽ có ý nghĩa khác toàn bộ vì lời sẽ không đơn thuần là lời. Nếu một người như vậy ngồi im lặng, thậm chí im lặng của người đó sẽ là việc chia sẻ. Nếu người như vậy giữ im lặng hoàn toàn, bạn sẽ thấy im lặng của người đó đang ca hát khắp xung quanh người đó. Bạn sẽ cảm thấy rung động này. Im lặng của người đó đang nói cái gì đó. Người đó đang chỉ dẫn từ im lặng của mình nữa. Nếu người đó nói, người đó nói. Nếu người đó im lặng, thế nữa người đó cũng nói.
Nếu bạn không hát nó, nhớ lấy, bạn không có nó đâu. Nếu nó không tuôn trào trong cả nghìn lẻ một cử chỉ, thế thì nó không có đó. Bạn không thể giữ được nó nếu nó có đó. Và bạn không thể sở hữu được nó nếu nó có đó; nó không phải là tài sản riêng của bạn. Bạn không thể trở thành người chủ của nó. Bạn không thể tích trữ được nó, bạn không thể keo kiệt về nó được. Nếu nó có đó chút nào, nó nhận chìm bạn hoàn toàn. Nó sở hữu bạn. Bạn không thể sở hữu được nó; nó sở hữu bạn. Và thế rồi nó dẫn bạn vào trong cả nghìn lẻ một cử chỉ. Trong cả nghìn lẻ một dòng suối bạn bắt đầu bơi, và bất kì cái gì bạn làm đều trở thành cách diễn đạt.
Tôi đã nghe một truyền thuyết rất hay. Truyền thuyết là, có một thầy vĩ đại ở Ấn Độ, người kế tục thứ hai mươi bẩy của Phật Gautam; tên ông ấy là Hanyatara. Một nhà vua ở miền nam Ấn Độ yêu cầu ông ấy tới triều đình. Đích thân nhà vua tới, cúi lạy Hanyatara, chạm chân ông ấy, và nói, "Xin thầy tới triều đình của tôi, ban phúc lành cho chúng tôi. Và điều này đã từng là ham muốn của tôi, được nghe lời kinh nào đó của Phật Gautam qua một người là bản thân Phật, cho nên tôi đã né tránh các học sĩ, bác học, giáo sư. Tôi đã né tránh, tôi đã chờ đợi, vì những lời kinh này mà Phật đã thốt ra là hàm chứa nhiều tới mức chỉ người đã đạt tới tâm thức đó mới có khả năng cho việc diễn đạt cho chúng."
Hanyatara tới triều đình với một người hầu. Nhà vua xúc động; đó đã là mơ ước của cả đời ông ấy rằng một ngày nào đó có được vị Phật trong triều đình của mình, trong cung điện của mình. Toàn thể cung điện được trang hoàng, toàn thể thị trấn được trang hoàng; toàn thể kinh đô mở hội. Đó là ngày mở hội vĩ đại. Nhưng nhà vua phân vân, có hơi chút bối rối: Hanyatara ngồi im lặng, không nói một lời, và người hầu tụng kinh. Bây giờ, điều này không phải là chủ định chút nào. Nhà vua có thể tìm được người giỏi để tụng kinh hơn là người hầu này. Anh ta chỉ là một người hầu chăm sóc cho Hanyatara, chỉ được dùng để làm những việc vặt nhỏ, một người rất bình thường, thậm chí không phải là một học sĩ lớn. Văn phạm của anh ta còn lỗi, phát âm của anh ta còn ngọng không như nó đáng phải vậy. Anh ta là một người bình thường.
Chỉ vì kính trọng, nhà vua giữ im lặng. Khi kinh được kết thúc, nhà vua chạm chân Hanyatara và nói, "Thưa thầy, xin làm sáng tỏ cho tôi về điều này; bằng không tôi vẫn còn bị phân vân. Sao thầy không tụng kinh?"
Và Hanyatara nói, "Cái gì, ta không tụng kinh sao? Thế thì ta làm cái gì khác trong cả thời gian ở đây? Ông ngu vừa vừa chứ!"
Nhà vua thậm chí còn phân vân hơn, bởi vì ông ấy đã giữ yên tĩnh, ông ấy đã không nói ra một lời. Nhà vua nói, "Xin thầy giải thích điều đó cho tôi. Tôi không hiểu. Tôi là người thường, dốt nát. Tôi có thể không biết cách thức của chư Phật."
Và Hanyatara nói, "Ta đã ngồi im lặng, thở vào, thở ra. Đó là kinh của ta. Còn cái gì khác có trong cuộc sống? Thở vào, thở ra. Tỉnh táo, nhận biết. Khi ta thở vào, ta nhận biết; khi ta thở ra, ta nhận biết. Nó toàn là nhận biết! Kinh còn là cái gì khác? Sự nhận biết thôi. Nếu ông đã nghe nhịp điệu của việc thở của ta, ông chắc đã hiểu. Ta đã tụng nó rồi! Lời là một cách tụng nó. Việc thở một cách im lặng, nhưng với nhận biết đầy đủ, là cách khác để tụng nó - và là cách tốt hơn nhiều. Ta đã rất diễn đạt hôm nay, vì ta chưa bao giờ là vậy trước đây. Suy nghĩ rằng ông đã từng chờ đợi lâu thế, ta nghĩ, 'Sao không cho điều thực?' "
Nhà vua xúc động, thấy ra lòng từ bi này. Bây giờ nhà vua cảm thấy có nhịp điệu nào đó trong im lặng của của ông ấy. Bây giờ nhà vua trở nên nhận biết, tất nhiên từ bên trong, rằng con người này đã không im lặng theo cách thông thường. Nhà vua đã thấy người im lặng; thỉnh thoảng bản thân nhà vua đã ngồi trong im lặng. Đây là im lặng khác. Có bài ca, chắc chắn có bài ca. Có hương thơm bao quanh người này. Có rung động của phẩm chất khác; người này đang rung động. Điều đó kì lạ, nhưng bây giờ ông ấy đã nhớ ra, đúng, nó có đó. Và cách ông ấy thở không phải là cách bình thường. Không phải là ông ấy đang làm cái gì đặc biệt trong việc thở: việc thở của ông ấy là thuần khiết, tự nhiên, như đứa trẻ mới đẻ.
Khi bạn thở, việc thở của bạn không bao giờ tự nhiên. Nếu bạn hơi giận, cơn giận của bạn làm thay đổi việc thở của bạn. Nếu bạn đầy đam mê, thèm khát, thèm khát của bạn làm thay đổi việc thở của bạn. Nếu bạn tham, tham của bạn được phản ánh trong việc thở của bạn. Một cách liên tục tâm trạng của tâm trí bạn rỉ qua việc thở và làm thay đổi nó. Bạn có thể quan sát nó. Khi bạn giận, cố đừng làm rối loạn việc thở, và bạn sẽ hoàn toàn không thể nào giận được. Cứ thử không đổi việc thở mà xem. Để cho việc thở vẫn còn như nó vậy trước khi bạn trở nên giận, và thế rồi thử giận mà xem. Điều đó là không thể được. Việc thở phải thay đổi trước hết. Qua việc thở thân thể thay đổi; tâm trí trước hết ảnh hưởng tới việc thở. Khi bạn ở trong khoảnh khắc của thèm khát, quan sát đi, giữ cho việc thở tự nhiên, và bạn sẽ đột nhiên thấy thèm khát đã biến mất, khoảnh khắc này tới và đi.
Dần dần bạn sẽ có khả năng thấy từng tâm trạng được phản xạ trong việc thở của bạn, cho nên việc thở của bạn không bao giờ tự nhiên, bởi vì có tâm trạng này khác. Việc thở tự nhiên nghĩa là không có tâm trạng: điều đó nghĩa là không có tâm trí - không giận, không tham, không thèm khát, không ghen tị, không yêu, không ghét. Vô tâm trạng nghĩa là vô trí. Trong trạng thái đó của vô trí việc thở là tự nhiên. Thế thì có bài ca cho nó, thế thì có phẩm chất khác toàn bộ cho nó. Thế thì nó là cuộc sống thuần khiết. Thế thì ngọn lửa là không có khói.
Đúng, nhà vua đã nhớ, đã có cái gì đó kì lạ, cái gì đó đã xảy ra. Ông ấy đã bỏ lỡ nó. Ông ấy bắt đầu khóc. Ông ấy nói, "Tôi đã bỏ lỡ nó. Sao thầy không bảo tôi trước? Bây giờ tôi biết có cái gì đó, và tôi thậm chí đã cảm thấy nó, nhưng tâm thức của tôi lại không phát triển thế, cho nên tôi đã không thể hiểu được điều gì đã xảy ra.
"Và tôi đã quá quan tâm tới kinh ngu xuẩn kia. Tôi đã liên tục nghĩ về tại sao thầy đã không tụng kinh và tại sao người hầu này đã tụng kinh. Tôi đã quá quan tâm tới kinh tới mức tôi đã bỏ lỡ.
"Nhưng tôi biết ơn là thầy đã biểu lộ từ bi tới mức thầy biểu lộ bản thể của thầy trần trụi thế, thực thế, đích thực thế."
Nhà vua tặng một viên kim cương lớn, viên có giá trị nhất mà nhà vua có, cho Hanyatara, và thế rồi ông ấy nói với Hanyatara, "Tôi có ba con trai. Thưa thầy, xin thầy rộng lòng tốt. Tôi sẽ gọi chúng tới. Xin ban phúc lành cho chúng."
Nghĩ rằng thanh niên là thanh niên, và người trẻ nhất mới bẩy tuổi, chúng có thể quấy rối việc tụng kinh, ông ấy đã không gọi chúng tới tham dự trước.
Ba hoàng tử trẻ bước vào.
Thay vì ban phúc lành cho họ, Hanyatara giơ viên kim cương mà nhà vua đã tặng cho ông ấy cho hoàng tử thứ nhất, người lớn tuổi nhất. Anh ta chắc phải ở đâu đó quãng gần mười lăm tuổi. Hoàng tử nhìn viên kim cương và nói, "Viên kim cương bự thiệt, làm bằng nước tinh tế nhất, nước thuần khiết nhất đây. Thầy có thể kiếm được nó ở đâu vậy? Nó là của hiếm. Nó không phải là viên kim cương."
Đúng, hiểu biết của anh ta về kim cương là đúng hoàn hảo. Nó là viên kim cương hiếm hoi, của nước hoàn hảo nhất. Ngay cả Hanyatara cũng chưa bao giờ thấy một thứ như vậy.
Thế rồi ông ấy gọi hoàng tử thứ hai, người này phải chắc quãng mười tuổi, và hoàng tử thứ hai nhìn viên kim cương, và cậu ta nói, "Không chỉ tinh tế nhất, không chỉ tốt nhất, điều chắc chắn là nó thuộc về bố tôi vì trong vương quốc này không ai có thể có viên kim cương như vậy. Nó là hiếm hoi. Thưa ông, nó không thuộc về ông, không thể thuộc ông được. Để bảo vệ viên kim cương này ông sẽ cần quân đội lớn, bằng không ông không thể có được nó đâu. Chỉ kẻ hầu này thì chẳng tác dụng gì."
Đúng, hiểu biết của cậu ta cũng rất đúng.
Và thế rồi đứa con thứ ba được gọi tới. Cậu ta chỉ mới bẩy tuổi. Cậu ta nhìn viên kim cương, nhìn Hanyatara, và cười và nói, "Cái gì? Bác muốn lừa cháu sao?" Cậu bé chỉ mới bẩy tuổi, và cậu bé nói, "Bác muốn lừa cháu sao? Bác không lừa được đâu! Vì kim cương thực chưa bao giờ của bên ngoài cả. Và bác đang định cho cháu xem cái gì? Bác có viên kim cương thực bên trong bác. Cháu có thể thấy được nó! Đây chỉ là hòn đá bác có trong tay thôi. Vứt nó đi, bác!"
Và tương truyền là Hanyatara ôm ghì cậu bé này.
Tên cậu bé này là Bodhitara, và Hanyatara đã đổi tên cậu bé thành Bodhidhama - Bồ đề đạt ma. Cậu bé trở thành người kế tục thứ hai mươi tám của Phật; cậu là tổ thứ nhất của Thiền ở Trung Quốc, cậu bé này Bodhitara, người có tên đã được Hanyatara đổi thành Bồ đề đạt ma.
Hanyatara nói, "Cậu bé này đã nhìn vào trong thực tại sâu nhất mà không ai có thể nhìn vào. Dharma nghĩa là 'thực tại tối thượng'. Cậu bé đã xuyên thấu vào trong thực tại tối thượng." Ông ấy nói với nhà vua, "Ngay cả ông cũng không thể thấy được ta là ai. Đó là lí do tại sao ông bỏ lỡ bài giảng của ta, bài giảng im lặng của ta. Đó là lí do tại sao ông đã bỏ lỡ bài ca im lặng của ta. Ta đã hát ở đây nhưng ông đã bỏ lỡ. Nhưng cậu bé này, đúng, ta không thể lừa được cậu ấy. Cậu bé này sẽ là người kế tục của ta."
Và thế rồi ông ấy nói với nhà vua, "Tâu bệ hạ, xin thứ lỗi cho ta. Ta đã không tới vì ông và ta đã không tới vì ông yêu cầu ta tới. Ta đã tới vì cậu bé này. Ta đã từng đi tìm cậu bé này! Đây đã là lời hứa từ kiếp sống quá khứ, và điều này đã là một cử chỉ quyết định: trong kiếp quá khứ ta đã bảo cậu bé này, 'Ta sẽ đi tìm ông và tìm thấy ông và ta sẽ đưa cho ông xem viên kim cương, và điều đó sẽ là khoảnh khắc kiểm tra ông. Nếu ông có thể thấy được viên kim cương bên trong của ta và ông không bị lừa, ông sẽ là người kế tục của ta.'"
Truyền thuyết này cực kì có giá trị. Thứ nhất, bài giảng im lặng. Vâng, thỉnh thoảng một nhà huyền môn có thể im lặng - nhưng ông ấy không im lặng đâu! Im lặng của ông ấy là im lặng rất có tính nói. Ông ấy có thể không làm gì cả, ông ấy thậm chí có thể không liếc mắt, ông ấy có thể không cử động bất kì chi nào, những dầu vậy sự hiện diện của ông ấy liên tục làm cả nghìn lẻ một điều. Chỉ ở trong sự hiện diện của ông ấy, chỉ thở cùng ông ấy trong cùng nhịp điệu, và cái gì đó được siêu việt lên: bài ca của ông ấy, im lặng của ông ấy, điệu vũ của ông ấy. Bạn sẽ không bao giờ như cũ nữa.
Chân lí không bị ẩn kín, từ chính lúc bắt đầu. Chân lí là không ẩn kín; chỉ mắt bạn nhắm. Chân lí được thuyết giảng từ mọi cây và từ mọi chim và từ mọi đá và từ mọi vì sao; chỉ mắt bạn, tai bạn, sự nhạy cảm của bạn không có đó. Bạn điếc. Chân lí không câm; bạn điếc. Và chân lí không ẩn kín ở bất kì chỗ nào.
Một người tới một Thiền sư và hỏi, "Thưa thầy, tôi nên đi đâu để tìm chân lí?" Và Thiền sư nói, "Ông cứ giữ việc nhìn phía trước mũi ông và đi tiếp, và ông sẽ thấy nó."
Nó ở ngay trước mũi bạn! Chân lí ở ngay trước bạn. Thực ra, bất kì chỗ nào bạn nhìn nó đều là chân lí, bạn chỉ cần biết cách tìm nó. Nhưng bạn đang tìm các thứ khác; đó là lí do tại sao bạn liên tục bỏ lỡ.
Nhà vua lớn đó đã bỏ lỡ bài giảng của Hanyatara. Nó là bài giảng Thiền, cùng điều như Phật đã thuyết giảng cho Thiền sư đầu tiên, Mahakashyap, bằng việc ngồi im lặng, cầm đoá hoa trong tay. Bài giảng thứ hai này, của Hanyatara cho nhà vua, thậm chí còn tinh tế hơn. Ông ấy thậm chí không cầm đoá hoa trong tay. Ông ấy chỉ thở vào và thở ra, việc thở tự nhiên, việc thở bình thường, không bị ảnh hưởng bởi tâm trí. Và chân lí có đó và kinh được tụng ở đó qua việc thở của ông ấy, nhưng nhà vua đã bỏ lỡ.
Bạn có thể đã bắt gặp vị Phật trong đời bạn - hay bạn có thể đã bắt gặp nhiều chư Phật trong các kiếp quá khứ của bạn - nhưng bạn đã bỏ lỡ vì bạn đã không đủ nhạy cảm để cảm thấy rung động đó. Rung động đó là tinh tế. Bạn đã không đủ nhận biết để đi tới chiều cao đó, để cảm thấy sự hiện diện.
Tỉnh táo thêm chút ít đi. Bài giảng được thường xuyên thuyết giảng. Từ mọi nơi Thượng đế đang nói với bạn. Ngay cả khi mọi thứ là im lặng ngài vẫn đang nói qua im lặng. Bài ca của ngài là vĩnh hằng.
Thiền nói, "Chân lí không bị ẩn kín, từ chính lúc ban đầu, cho nên ông không phải khám phá chân lí, ông chỉ mở mắt ông thôi." Bạn có một cái màng che trên mắt. Chỉ cần kéo cái nút tai của bạn ra. Tai bạn đang bị nút lại do đó bạn không thể nghe được.
Làm sao kéo cái nút tai ra? Làm sao mở mắt ra? Làm sao bỏ các rào chắn không cho phép bạn trở nên đủ nhạy cảm? Cách thức là gì? Cách thức là ngay lập tức. Ngay lập tức, trong khoảnh khắc này.
Bằng không chư Phật có thể liên tục kêu to từ nóc nhà, và bạn sẽ không nghe - hay bạn sẽ nghe cái gì đó mà đã không được nói chút nào.
Vài cảnh. Cảnh thứ nhất:
Người giám sát: "Ông không thấy biển 'Không câu cá ở đây' sao?"
Người câu cá: "Có chứ, nhưng tôi không đồng ý. Câu cá tốt ở đây! Nhìn chỗ này tôi mới đến hôm nay. Bất kì ai đặt cái biển đó đều phải là khùng."
Cảnh thứ hai:
Trưởng đoàn Phụ nữ đọc bài giảng cho lớp về chủ đề đạo đức dục. "Trong những khoảnh khắc cám dỗ, tự hỏi bản thân các cô chỉ một câu hỏi này: Một giờ vui thú có đáng với xấu hổ cả đời không?"
Một trong các cô gái giơ tay một cách ngây thơ và hỏi, "Làm sao chị làm nó kéo dài được một giờ?"
Cảnh thứ ba:
Ethel có hình dáng đẹp bẽn lẽn, và tới khám ở bác sĩ lần đầu tiên. Ông ấy dẫn cô ta vào văn phòng riêng và nói, "Nào, cưng, cởi hết quần áo ra."
Ethel đỏ mặt và đáp, "Dạ vâng, bác sĩ, nhưng bác sĩ làm trước."
Cảnh thứ tư:
Quảng cáo sau xuất hiện trong cột Nhân sự của một tờ báo London: "Chồng tôi và tôi có bốn con trai. Ai có gợi ý gì về cách chúng tôi có thể có con gái được không?" Thư đổ về từ khắp thế giới. Một người Mĩ viết, "Nếu đầu tiên chị không thành công, thử, thử và thử nữa." Một Phật tử từ Thái Lan gợi ý rằng họ nên tìm sự giúp đỡ của Phật. Một người Nam Phi khuyên chế độ ăn kiêng đặc biệt. Một người Ấn Độ đề nghị yoga.
Một người Pháp đơn giản viết, "Tôi có thể phục vụ được không?"
Và cảnh thứ năm và là cảnh cuối:
Người dạy sư tử đã bỏ đi mà không lời để lại, và người quản lí gánh xiếc cần ai đó để thế vào chỗ anh ta trong buổi trình diễn đêm sau. Ông ấy cho đăng quảng cáo ở tờ báo địa phương, và sáng hôm sau hau ứng viên xuất hiện bên ngoài văn phòng của ông ấy. Một người là một thanh niên trông khá bình thường, và người kia là người đẹp tóc hoe mê hồn. Chẳng ai trong họ có vẻ giống gì mấy với người huấn luyện sư tử, nhưng người quản lí không còn hi vọng nào. "Thôi được," ông ta nói. "Đây là cái roi, chiếc ghế, và khẩu súng. Chúng ta hãy xem các vị có thể làm gì với con Leo lớn đằng kia. Chúng tôi sẽ để các vị có một lần thử, lỡ cũng được, nhưng cẩn thận đấy. Nó là một con trung bình.
Cô tóc hoe đẹp mê hồn rảo bước qua chiếc roi, chiếc ghế và khẩu súng, và tay không, bạo dạn bước vào chuồng. Con Leo lớn vươn dậy, gầm gừ, rồi đi ngang qua chuồng tới cô ấy với tiếng gầm dữ tợn. Khi con sư tử gần như chồm tới cô ấy, cô gái cởi toang áo choàng. Bên dưới cô ấy trần như nhộng. Leo khựng lại và bò phần đường còn lại trên bụng. Nó dí mũi ngửi chân cô gái, kêu rù rù và liếm mắt cá thon thả của cô ấy.
Người quản lí rạp xiếc ngỡ ngàng nhe răng ra cười một cách sung sướng và quay sang chàng thanh niên mắt tròn xoe vì ngạc nhiên. "Này, cậu trẻ," ông ấy hỏi, "nghĩ xem cậu có thể làm hơn trên điều đó được không?"
"Có chứ," ứng cử viên này nói hổn hển. "Cứ bỏ cái con sư tử ngu xuẩn kia ra khỏi đó mà xem."
Chân lí ở khắp xung quanh, nhưng diễn giải là diễn giải của bạn. Thượng đế đang nói mọi lúc, nhưng bạn không nghe, hay cho dù bạn nghe, bạn nghe cái gì đó khác. Bạn nghe tương ứng với bạn, tâm trí bạn bước vào, và do đó bạn liên tục bỏ lỡ.
Chừng nào tâm trí chưa được bỏ đi bạn sẽ không có khả năng biết chân lí là gì. Chân lí không thể được khám phá bằng tâm trí; tâm trí là rào chắn. Chính bởi vì tâm trí mà bạn đã không có khả năng khám phá ra nó. Vấn đề không phải là làm sao huấn luyện tâm trí để biết chân lí. Tâm trí càng được huấn luyện và trở nên có khả năng, càng ít có khả năng biết chân lí. Tâm trí càng khéo, bạn càng xa khỏi chân lí.
Tâm trí là rào chắn. Vô trí là cánh cửa.
Làm sao đạt tới vô trí? Cách duy nhất - cách duy nhất - là ở trong hiện tại. Cách duy nhất là không nghĩ tới quá khứ, không nghĩ tới tương lai. Và bạn không thể nghĩ về hiện tại được. Đó là toàn thể bí mật: bạn không thể nghĩ về hiện tại; không có đủ không gian cho ý nghĩ chuyển động. Ý nghĩ cần chỗ để chuyển động. Bạn có thể nghĩ được cái gì ngay bây giờ không? Nếu bạn nghĩ nó, hoặc nó sẽ là của quá khứ, hoặc của tương lai.
Khoảnh khắc này của im lặng. Nếu bạn nghĩ, "Vâng, đây là khoảnh khắc của im lặng," nó đã là quá khứ rồi. Hay bạn nói, "Đẹp làm sao!" Nó đã là quá khứ. Thốt ra một lời "đẹp," và nó đã là quá khứ. Bạn không thể nghĩ được. Suy nghĩ dừng lại khi bạn ở trong hiện tại. Cho nên đó là chìa khoá duy nhất, và nó là chìa khoá chủ; nó mở mọi cánh cửa của bản thể. Ngay lập tức, đó là toàn thể nhấn mạnh của Thiền.
Nếu bạn đi tới một Thiền sư và bạn hỏi cái gì đó, không thể nào dự đoán được điều ông ấy sẽ làm với bạn. Ông ấy có thể đánh bạn. Hay ông ấy có thể không đánh bạn; ông ấy có thể đánh bản thân ông ấy! Hay ông ấy có thể nói cái gì đó ngớ ngẩn, hoàn toàn chẳng liên quan gì tới điều bạn đã hỏi. Ai đó hỏi, "Làm sao đạt tới được Phật tính?" và thầy nói, "Cây bách ở trong sân." Bây giờ cái gì? Làm sao chúng được liên quan? Chúng không liên quan, nhưng thầy đang chỉ dẫn, "Xin ông bỏ mọi điều vô nghĩa này đi. Nhìn vào cái này - cái này - cây bách này trong sân. Ông đang nói điều vô nghĩa gì vậy? - Phật, và làm sao trở thành vị Phật. Ông đang nói về quá khứ và tương lai. Ông đã nghe về Phật trong quá khứ, cho nên ông có tham lam, ham muốn. Bây giờ ông muốn trở thành vị Phật trong tương lai, cho nên ông đã tới ta. Toàn điều vô nghĩa." Ông ấy đơn giản cho cái gì đó ngay lập tức; ông ấy nói, "Trông kìa! Cây bách trong sân." Nó không liên quan nếu bạn nghĩ dưới dạng tâm trí. Nếu bạn nghĩ dưới dạng vô trí nó là điều duy nhất liên quan.
Một người tới một Thiền sư và hỏi, "Con đường là gì?" Và thầy nói, "Nghe đi," và mọi thứ trở thành im lặng, và ngay bên cạnh lều của thầy một suối nước chảy ra, và nước tạo nên âm thanh, tiếng róc rách. Âm thanh của nước, âm thanh của nước chảy. Trong một khoảnh khắc mọi thứ đều im lặng, người tìm kiếm, người hỏi, cũng vậy. Thầy nói, "Nghe đi. Nghe thấy đi. Đây là con đường." Âm thanh của nước chảy sao? Đó là mọi điều người đó đã nghe thấy. Và thầy nói, "Nghe thấy đi! Đây là con đường để trở thành vị Phật, để đạt tới chứng ngộ." Người đó đang mang tâm trí vào sự tức khắc, vào trạng thái của tính tức khắc.
Ông ấy nói gì? Ông ấy chẳng nói gì về âm thanh của nước chảy. Trong khoảnh khắc đó, khi đột nhiên thầy gây choáng cho người truy hỏi - vì người đó đã hỏi về con đường đạt tới niết bàn, còn thầy nói, "Nghe thấy đi", nó ở ngoài ngữ cảnh, nó không liên quan tới câu hỏi của người đó tới mức trong một khoảnh khắc, từ việc choáng về điều đó, người tìm kiếm choáng về điều đó, mọi thứ trở thành im lặng. Và khi thầy nói, "Nghe thấy đi. Đây là con đường," thầy không nói gì về nước chảy hay âm thanh của nó. Thầy đang chỉ ra khoảnh khắc im lặng đã xuyên thấu vào trong tâm thức của người truy hỏi. Thầy nói, "Nghe thấy đi. Đây là con đường."
Nếu bạn trở nên trực tiếp bạn đạt tới. Nếu bạn sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, bạn đạt tới.
Có lần một nhà tâm thần phương Tây tới gặp một Thiền sư ở Nhật Bản. "Thầy giải quyết người bị thần kinh thế nào?" ông ấy hỏi.
Thầy đơn giản đáp, "Ta bẫy họ."
Bẫy họ sao? Nhà tâm thần không thể nào hiểu được thiền sư ngụ ý gì bởi việc bẫy họ. Làm sao bạn có thể bẫy được người thần kinh? Người thần kinh sẽ bẫy bạn!
"Nhưng làm thế nào?" nhà tâm thần thúc ép.
Thầy đáp, "Ta để cho họ vào chỗ họ không thể hỏi được câu hỏi nào nữa."
Thế thì họ bị mắc bẫy, nếu họ không thể hỏi được bất kì câu hỏi nào thêm.
Nếu tâm trí được phép hỏi các câu hỏi, thế thì tâm trí cứ tiếp diễn mãi, cho nên Thiền sư đem bạn xuống tính sự kiện ngay tức khắc của cuộc sống. Thỉnh thoảng ông ấy có thể đánh bạn. Bởi việc đánh, đột nhiên bạn ở đây bây giờ. Đó là từ bi lớn lao.
Bạn hỏi, "Thượng đế có tạo ra thế giới không?" và thầy đánh bạn, bất thình lình. Trong một khoảnh khắc bạn bị phân vân, bị choáng. Trong một khoảnh khắc mọi suy nghĩ dừng lại. Chính cú sốc của nó, tính không thể nào dự đoán được của nó. Trong một khoảnh khắc, chắc chắn, chắc chắn trong một khoảnh khắc, mọi thứ dừng lại. Và thầy nói,"Cái này, cái này là cách Thượng đế đã tạo ra thế giới." Đây là cách Thượng đế liên tục tạo ra thế giới. Khoảnh khắc này của im lặng thuần khiết, khoảnh khắc này của vô trí, là cánh cửa cho mọi giải pháp, cho cứu rỗi, cho giải thoát.
Điều này là duy nhất; đôi khi thầy sẽ làm cái gì đó mà bạn đã không mong đợi chút nào. Và thầy có thể làm điều đó chỉ nếu thầy không tuân theo những qui tắc nào đó. Thầy không đi theo bất kì cái gì. Nếu thầy đơn giản lặp lại từ các thầy cũ, thế thì các đệ tử trở nên quen với điều đó. Không, đôi khi thầy sẽ làm cái gì đó bạn không thể tin được.
Có một Thiền sư thường nói về Thượng đế hay Phật, nhưng bất kì khi nào ông ấy nói về Thượng đế hay Phật hay thực tại tối thượng, ông ấy đều giơ tay lên: một ngón tay trỏ lên trời. Điều này trở thành trò đùa trong các đệ tử của ông ấy. Bất kì khi nào họ nói về những điều lớn lao như vậy họ đều giơ ngón tay lên và trỏ tới Thượng đế. Một cậu thanh niên nhỏ là người hầu của thầy; anh ta thường đem trà và các thứ kiểu như vậy lên cho thầy. Anh ta trở thành một thầy hoàn hảo khi giơ ngón tay lên, và anh ta bao giờ cũng ở đó và thầy bao giờ cũng làm điều đó cho mọi người, cho nên anh ta trở nên rất hoàn hảo; anh ta có thể bắt chước điều đó một cách hoàn hảo.
Và thầy nhận biết về điều đó. Đôi khi anh ta đứng bên cạnh sau lưng và thầy giơ ngón tay và anh ta cũng sẽ giơ ngón tay và mọi người cười - và thầy nhận biết về điều đang xảy ra.
Một hôm cậu này làm điều đó, và thầy gọi anh ta tới trước mình, lấy một con dao sắc, và chặt phăng ngón tay của anh ta. Ngón tay cậu ta đứt rời ra. Đau đớn cực điểm; cậu ta hét toáng lên. Và thầy nói, "Dừng! Bây giờ làm điều đó đi. Bây giờ làm điều đó đi! Bất kì cái gì anh đã từng làm lâu thế rồi - bây giờ làm nó mà không có ngón tay!"
Và khi thầy quát lên, "Dừng!" mọi đau biến mất trong khoảnh khắc đó, có im lặng. Và cậu trẻ giơ ngón tay mà không còn đó nữa, máu vẫn chảy ròng ròng. Nhưng tương truyền trong khoảnh khắc đó cậu ta đã trở nên chứng ngộ.
Bây giờ, điều đó là có thể. Chính sự bất thình lình của nó.
Một câu chuyện khác. Trong đạo tràng của một thiền sư có năm trăm sư, và có hai chái. Ngay ở giữa là lều của thầy; phía này là một chái, phía kia là chái kia. Có một con mèo đẹp, và có tranh cãi lớn giữa hai phe là con mèo thuộc về bên nào. Nó gần thành cãi cọ, và mọi sự đi tới trạng thái mà cả hai chái đều sẵn sàn giết nhau vì con mèo. Nó thuộc vào ai? Chái trái nói, "Nó thuộc về chúng tôi"; và chái phải nói, "Nó thuộc về chúng tôi." Nó là con mèo đẹp thực.
Thầy biết điều đó. Thầy gọi cả đạo tràng tới, và con mèo được đem tới, và thầy nói, "Bây giờ, cho ta câu trả lời đúng đi, bất kì người nào trong các ông, và con mèo sẽ thuộc về người đó. Đứng dậy và biểu lộ hiểu biết của các ông về thực tại, bất kì người nào trong các ông. Và nếu các ông không biểu lộ được trong vài giây, ta sẽ chặt con mèo ra làm đôi, và một phần sẽ thuộc vào chái trái và phần kia thuộc vào chái phải."
Họ bị choáng. Họ không thể nào tìm ra cách đáp ứng với đòi hỏi của thầy. Làm gì để con mèo có thể được cứu? Làm gì? Họ bắt đầu nghĩ. Trong chính việc nghĩ của họ, họ bỏ lỡ khoảnh khắc đó vì khi bạn nghĩ, bạn không thể ngay lập tức và bạn không thể biểu lộ hiểu biết của bạn về thực tại. Bạn không thể biểu lộ được hiểu biết về tính ngay lập tức. Không một sư nào trong năm trăm sư đó có thể biểu lộ.
Thầy đợi trong vài giây, thế rồi rút kiếm ra, chặt con mèo làm đôi; một nửa con mèo được trao cho từng chái, và thầy vứt bỏ nó. Thầy nói, "Bây giờ đi đi." Tất cả họ đều buồn.
Đến tối, một sư, người đã đi ra ngoài, quay lại. Khi anh ta tới gặp thầy, anh ta vừa tháo chiếc giầy ra, và thầy nói, "Anh đã ở đâu vậy? Anh đã không có đó khi ta chặt con mèo làm đôi? Ta đã nói với các sư kia rằng nếu họ có thể biểu lộ hiểu biết nào đó về thực tại thì con mèo có thể được cứu. Anh đã ở đâu?"
Anh thanh niên, người đã tháo một chiếc giầy ra và định tháo nốt chiếc kia, cầm chiếc giầy đó, để nó lên đầu, bước lùi lại.
Và thầy gọi anh ta, "Tới đây, con ta. Giá mà con ở đây thì con mèo chắc vẫn còn sống. Con mèo có thể được cứu nếu con mà ở đây."
Tính tức khắc đó. Không phải đây là câu trả lời đâu, nhưng tính tức khắc. Đó là khoảnh khắc đó. Anh ta cho phép điều đó xảy ra. Nó không được làm bằng tâm trí, bằng suy nghĩ. Nó được làm không có suy nghĩ nào, nó được làm không có tâm trí nào. Anh ta đơn giản nói rằng đi chặt con mèo ra thì cũng ngu như là tôi để giầy lên đầu. Nó cũng là ngu xuẩn thôi. Nhưng điều đó không phải là câu trả lời từ tâm trí. Nó đã là đáp ứng ngay lập tức. Và thầy nói, "Con ta, nếu như con ở đây, con mèo chắc đã sống. Nhưng những kẻ ngu kia không thể biểu lộ được hiểu biết nào."
Bây giờ đến giai thoại hay, nhỏ này:
Một sư băn khoăn có lần nói với Fuketsu, "Thầy nói chân lí có thể được diễn đạt không bằng việc nói, và không bằng việc giữ im lặng. Làm sao điều này có thể vậy?" Fuketsu trả lời, "Ở miền Nam Trung Quốc, vào mùa xuân, khi ta mới chỉ là một chú bé, A! Chim hót trong hoa nở hay làm sao."
Một giai thoại rất đơn giản, nhưn có ý nghĩa lớn. Suy ngẫm về nó đi.
Một sư băn khoăn có lần nói với Fuketsu...
Từ đâu bạn trở nên bị băn khoăn? Từ tâm trí. Tâm trí bao giờ cũng phân chia mọi thứ, và thế rồi không thể hình dung ra được nó. Một khi bạn phân chia, có xung đột và lẫn lộn. Làm sao nó có thể vậy? Một khi bạn phân chia - cái này tốt, cái này xấu - thế thì câu hỏi nảy sinh: "Tại sao Thượng đế đã tạo ra thế giới nơi nhiều điều ác thế tồn tại?" Bạn phân chia, rằng cái này là tốt và cái này là xấu, và một khi bạn phân chia, thế thì vấn đề nảy sinh: "Tại sao Thượng đế đã tạo ra một thế giới như vậy nơi nhiều cái ác thế tồn tại, nhiều cái xấu thế tồn tại?"
Bây giờ, bạn gọi Thượng đế là "Thượng đế" bởi vì bạn nghĩ ngài là tốt. Thượng đế là cả hai và không cả hai. Phân chia là của bạn. Nó là vấn đề của bạn; nó không phải là vấn đề của Thượng đế. Bạn nói, "Sao nhiều người chết thế? Sao Thượng đế đã tạo ra một thế giới nơi cái chết xảy ra?" Bạn không hiểu chút nào. Đầu tiên bạn phân chia cuộc sống thành hai phần, sống và chết. Nó là không phân chia được. Với Thượng đế tử là đẹp như sinh; chúng là cả hai phần của cùng một hiện tượng. Với cái toàn thể không có phân biệt giữa sinh và tử. Sinh là tử, và tử là sinh. Chúng cả hai đều là một: hai cực, hai cái chỉ có thể tồn tại trong tính cùng nhau. Sống không thể tồn tại mà không có chết, và chết không thể tồn tại mà không có sống.
Bạn đã bao giờ quan sát sự kiện đó chưa? Mọi thứ bạn yêu trong sống là có thể được chỉ bởi vì có chết. Bạn yêu người đàn bà bởi vì hôm nay cô ấy đẹp, ngày mai cô ấy có thể không vậy. Tuổi già. Hôm nay cô ấy có đây, ngày mai cô ấy có thể không có đó. Chết là có thể. Bạn yêu người đàn bà này. Nếu bạn biết rằng cái đẹp là vĩnh hằng, rằng người đàn bà bao giờ và bao giờ cũng sẽ đẹp và rằng không ai sẽ chết, liệu sẽ có niềm vui trong cuộc sống không? Nó sẽ là chán chường vô cùng. Và nếu thậm chí không thể nào tự tử được, bạn không thể hình dung được cuộc sống khổ hơn - mọi người sống và sống và làm cùng điều lặp đi lặp lại lặp đi lặp lại và chẳng cái gì đã bao giờ thay đổi và mọi thứ là vĩnh hằng, không ai đã bao giờ chết. Thử nghĩ xem nếu mọi người đã sống trên trái đất này vẫn còn sống bây giờ - sẽ không có không gian nào thậm chí để đứng - và mọi người đều vĩnh hằng... Cuộc sống sẽ mất đi mọi cái đẹp. Cái đẹp là ở trong tính nhất thời của nó.
Đó là lí do tại sao tôi liên tục nhấn mạnh: Mở hội thời gian đi. Bằng việc mở hội nó bạn sẽ biết rằng đây là cách cái vĩnh hằng vận hành. Thời gian là chức năng của cái vĩnh hằng.
Mở hội thời gian. Mở hội cái nhất thời. Trong cái nhất thời có cái vĩnh hằng, ẩn nấp. Đừng vứt nó đi. Nếu bạn vứt cái nhất thời đi bạn đang ném đứa trẻ với nước tắm. Cái vĩnh hằng ẩn kín ở đó. Cái vĩnh hằng tới trong cái nhất thời, xuyên thấu vào khoảnh khắc.
Một sư băn khoăn có lần nói với Fuketsu...
Hoang mang của anh ta là gì? Lẫn lộn của anh ta là gì? Sao anh ta phân vân thế? Phân vân có đó vì anh ta nói thầy đã nói... "Thầy nói chân lí có thể được diễn đạt không bằng việc nói, và không bằng việc giữ im lặng."
Bây giờ, điều này là không thể được; điều này là rất mâu thuẫn. Nếu bạn nói, "Chân lí có thể được diễn đạt bằng lời," được. Nếu bạn nói, "Chân lí không thể được diễn đạt bằng lời," thế thì nó tự nhiên có nghĩa, "Chân lí có thể được diễn đạt bằng im lặng." Nhưng thầy nói, "Chân lí không thể được diễn đạt bởi lời, và chân lí không thể được diễn đạt bởi im lặng." Và thầy nói, "Chân lí có thể được diễn đạt bằng lời nữa, và nó có được diễn đạt bằng im lặng nữa." Bây giờ, điều đó gây lẫn lộn. Bây giờ, nó là phi logic, nó là ngớ ngẩn.
Làm sao điều này có thể vậy rằng chân lí có thể được diễn đạt mà không qua nói và không qua giữ im lặng? Người ta chỉ có thể làm một thứ; hoặc người ta có thể nói nó hoặc người ta có thể giữ im lặng. Bạn phủ nhận cả hai sao? Thế thì khả năng là gì?
Fuketsu trả lời, "Ở miền Nam Trung Quốc, vào mùa xuân, khi ta mới chỉ là một chú bé, A! Chim hót trong hoa nở hay làm sao."
Bây giờ, điều này rất không liên quan. Điều đệ tử hỏi và điều thầy nói là không liên quan chút nào, nhưng nó lại có liên quan theo cách không tâm trí. Suy ngẫm về nó đi, cách nó có liên quan theo cách không tâm trí.
Ông ấy đã nói nhiều điều. Đầu tiên, ông ấy nói "vào mùa xuân'.' Đầu tiên, ông ấy nói, "Khi xuân tới, chim hót trong hoa nở hay làm sao." Chúng đang diễn đạt chân lí, nhưng chúng im lặng khi xuân không có đó; và khi xuân tới chúng hót, chúng bột phát vào mở hội. Cho nên điều đầu tiên là "khi xuân có đó". Ông ấy ngụ ý gì? Ông ấy ngụ ý khi bạn có mùa xuân trong tim bạn, khi ánh sáng đã hừng lên trên bạn, khi trưởng thành đúng đã xảy ra, khi khí hậu đúng đã xảy ra, khi quả của bạn chín, khi mùa xuân đã tới - đó là điều satori là gì, mùa xuân của trái tim bên trong - khi samadhi đã tới, thế thì bạn không cần bận tâm: chim không đi tới trường để học cách hót. Xuân đã tới. Chúng không tìm thầy giáo. Chúng không đi tới bất kì ai, chúng không hỏi những người già, "Hót thế nào? Xuân đã tới rồi." Khi xuân tới, xuân bắt đầu hát trong chúng.
Điều thầy ngụ ý là ở chỗ khi samadhi có đó, bạn sẽ biết. Làm sao nói nó mà không nói nó và không giữ im lặng - bạn sẽ biết nó. Nó không phải là vấn đề.
Nhiều người liên tục hỏi những câu hỏi ngu xuẩn. Câu hỏi là ngu xuẩn. Mọi người tới tôi, họ nói, "Nếu chúng tôi trở nên chứng ngộ, cái gì sẽ xảy ra cho gia đình chúng tôi?" Xin bạn trước hết hãy trở nên được chứng ngộ đã đi. "Nếu chúng tôi trở nên chứng ngộ, cái gì sẽ trở thành công việc của chúng tôi?" Bạn trước hết trở nên chứng ngộ đã. Ngay bây giờ bạn đang hỏi điều đó dường như nó sẽ tạo ra vấn đề nào đó. Nó chưa bao giờ tạo ra bất kì vấn đề nào. Bất kì khi nào ai đó trở nên chứng ngộ, người đó biết phải làm gì. Nếu một người chứng ngộ mà không biết phải làm gì, thế thì ai sẽ biết?
Nếu bạn tới tôi và bạn hỏi tôi, "Khi chân lí đã xảy ra, làm sao chúng ta sẽ diễn đạt nó?"... Khi nó xảy ra, khi xuân tới - chim biết cách hót. Thực ra, không có "cách" cho nó. Chính sự hiện diện của xuân, và chim được xúc động. Cái gì đó bật ra trong tim chúng. Cái gì đó đơn giản bắt đầu đập rộn ràng bản thể chúng, cái gì đó đơn giản bắt đầu hát trong bản thể chúng. Không phải là chúng hót. Chính mùa xuân hát trong chúng. Nó là satori, nó là samadhi, cái được diễn đạt bởi bạn. Vấn đề không phải là bạn diễn đạt nó.
Đó là lí do tại sao thầy nói, "Nó không thể được diễn đạt qua lời, và nó không thể được diễn đạt qua im lặng." Chính câu hỏi mà có thể được diễn đạt qua lời là ngu xuẩn, chính câu hỏi mà có thể được diễn đạt qua im lặng là ngu xuẩn, bởi vì không ai biết cả - khi xuân tới con chim cúc cu sẽ hót theo cách riêng của nó, và vẹt sẽ bay theo cách riêng của chúng, và sẽ có cả nghìn lẻ một bài ca, khác nhau, duy nhất.
Con chim cúc cu không thể kêu lên theo cách con vẹt kêu, và vẹt không thể bắt chước chim cúc cu được. Và không cần. Chim cúc cu là đẹp, vẹt cũng vậy.
Khi satori đã xảy ra, không ai biết. Meera nhảy múa; Phật chưa bao giờ múa. Chim cúc cu và vẹt...
Lắng nghe...
Chaitanya hát, mang trống và nhảy múa khắp vùng Bengal. Mahavir vẫn còn trong im lặng, chưa bao giờ nói ra một lời. Bây giờ, bạn sẽ phân vân. Thế thì làm sao kinh của Jaina tồn tại được? Làm sao? Đó là một câu chuyện hay.
Người Jaina nói Mahavir chưa bao giờ nói, nhưng những người có khả năng nghe ông ấy, họ nghe thấy, và họ đã thu thập những lời nói. Lắng nghe lần nữa đi; bạn có thể đã bỏ lỡ: người Jaina nói Mahavir chưa bao giờ nói, nhưng những người có thể nghe thấy, họ đã nghe. Trong sự hiện diện im lặng của ông ấy, họ đã nghe thấy điều ông ấy nói, và họ đã thu thập lại các lời. Kinh của người Jaina bao giờ cũng bắt đầu, "Chúng tôi đã nghe thấy." Họ không bắt đầu, "Mahavir nói," không. Các đệ tử nói, "Chúng tôi đã nghe thấy. Điều đó đúng, về phần chúng tôi, chúng tôi đã nghe thấy. Chúng tôi không biết liệu ông ấy có nói nó hay không, nhưng trong một khoảnh khắc nào đó chúng tôi đã nghe thấy nó. Một tiếng nói vô âm, âm thanh vô âm."
Vâng, con chim cúc cu là con chim cúc cu, con vẹt là con vẹt, và cả hai đều được cần. Nếu thế giới chỉ dành cho chim cúc cu nó sẽ xấu. Quá nhiều chim cúc cu, sẽ là không hay. Sự tồn tại cần tính đa dạng, và sự tồn tại là phong phú vì tính đa dạng. Vâng, điều hay là thỉnh thoảng một Mahavir giữ im lặng, và điều hay là thỉnh thoảng một Meera phát cuồng, nhảy múa. Điều hay là có một Christ và một Krishna. Điều hay là có một Zarathustra và một Mohammed và một Lão Tử. Tất cả đều khác nhau thế và duy nhất thế, và vậy mà thông điệp là một.
Những người có mắt để nhìn, họ sẽ thấy cùng một chân lí được diễn đạt trong hàng triệu hình dạng. Và những người có tai để nghe, họ sẽ nghe thấy cùng bài ca, được hát trong nhiều thứ tiếng khác nhau thế.
Nó là cùng một hoa hồng; dù bạn gọi nó là "hồng" hay gulab cũng không tạo ra khác biệt gì. Ở Ấn Độ chúng ta gọi nó là gulab, ở phương Tây bạn gọi nó là "rose". Thỉnh thoảng chúng ta thậm chí còn cãi nhau và tranh biện "Nó là gì - gulab hay rose?"
Các Thiền sư nói, "Xin đừng cãi cọ. Đem gulab hay hoa hồng tới, dù ông gọi nó là bất kì cái gì. Đem nó tới đây. Làm nó thành ngay tức khắc, và thế rồi nhìn." Và thế thì cãi cọ dừng lại vì khi ai đó đem hoa hồng tới bạn sẽ thấy - và người đó gọi nó là gulab - bạn sẽ hiểu; bạn sẽ nói, "Được rồi, điều đó là được. Gọi nó là bất kì cái gì bạn muốn gọi nó. Nó là cùng điều tôi đã từng gọi là hoa hồng và bạn gọi là gulab, và chúng ta đã từng cãi nhau cho tới giờ."
Các học giả cãi cọ, tranh biện. Thầy nhìn vào vật có tên là hoa hồng hay gulab, hay có thể có cả nghìn cái tên - có nhiều ngôn ngữ thế, mỗi ngôn ngữ lại có cái tên khác cho nó.
Từng người đạt tới samadhi đều cho cách diễn đạt riêng của người đó. Nhưng câu hỏi là: Xuân đã tới chưa?
Cho nên thầy nói, " Ở miền Nam Trung Quốc, vào mùa xuân, khi ta mới chỉ là một chú bé, A! Chim hót trong hoa nở hay làm sao." Điều thứ hai ông ấy nói, "Khi ta chỉ mới là một cậu bé, khi mắt ta còn hồn nhiên, khi ta còn trẻ và tươi mát và trinh nguyên, khi ta không bị biến chất bởi xã hội, khi ta không bị mua chuộc, khi sự tươi mát của ta còn chưa bị phủ bụi tri thức, kinh nghiệm nào - thì. "
"Vào mùa xuân, khi ta mới chỉ là một chú bé, A! Chim hót trong hoa nở hay làm sao."
Nó có thể được nói trong lời và trong im lặng. Thực ra, bất kì khi nào nó được nói ra, có lời và im lặng đi cùng nhau. Nhưng lời không phải là lời đơn thuần; đó là lí do tại sao họ nói nó không thể được nói ra qua lời. Và im lặng không phải là im lặng chết, nó không phải là im lặng của nghĩa địa; đó là lí do tại sao thầy nói nó không thể được nói qua im lặng nữa. Từ này không phải là của học giả, và im lặng không phải là của người chết; nhưng có hôn nhân lớn giữa lời và im lặng. Lời nói qua im lặng, im lặng nói qua lời; và khi im lặng và lời gặp gỡ có bài ca. Thế thì có mở hội.

Khi mùa xuân đã tới có mở hội. Khi samadha đã xảy ra có mở hội. Trong mở hội đó nó được diễn đạt, và nó được diễn đạt một cách thừa thãi. Trong mở hội đó, trong việc bừng nở đó, nó được diễn đạt. Nhưng nó được diễn đạt chỉ cho những người có thể hiểu, người có thể nhìn, người có thể cảm, người có thể yêu.
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post