Read more
Ninagawa-Shinzaemon, một nhà thơ theo thể
thơ chắp nối, và là người sùng kính thiền, muốn trở thành đệ tử của thầy xuất sắc,
Nhất Hưu, người là trưởng thiền viện Daitokuji ở Murasakino - cánh đồng mầu
tím.
Ông ấy yêu cầu gặp Nhất Hưu, và đối thoại
sau xảy ra ở lối vào đền.
Nhất Hưu: "Ông là ai?"
Ninagawa: "Người sùng kính Phật
giáo."
Nhất Hưu: "Ông từ đâu tới?"
Ninagawa: "Vùng của ông."
Nhất Hưu: "À. Và cái gì đang xảy ra ở
đó những ngày này?"
Ninagawa: "Quạ kêu, sẻ ríu rít."
Nhất Hưu: "Và ông nghĩ ông bây giờ ở
đâu?"
Ninagawa: "Trong cánh đồng nhuộm mầu
tím thẫm."
Nhất Hưu: "Tại sao?"
Ninagawa: "Hoa cỏ voi, hoa bìm bìm,
hoa rum, hoa cúc, hoa cúc tây."
Nhất Hưu: "Và sau khi chúng mất
đi?"
Ninagawa: "Đó là Miyagino - cánh đồng
nở hoa xế tàn."
Nhất Hưu: "Điều gì xảy ra trong cánh đồng
đó?"
Ninagawa: "Suối chảy qua, gió quét
qua."
Ngạc nhiên với lời nói tựa thiền của
Ninagawa, Nhất Hưu đưa ông ấy vào phòng mình và mời trà ông ấy. Thế rồi ông này
đọc bài thơ ứng khẩu này:
Ta muốn mời ông đồ ăn ngon.
Hỡi ôi! Thiền tông chỉ có thể mời cái
không.
Với bài thơ này khách đáp:
Tâm trí coi tôi là cái không
là trống rỗng nguyên thuỷ -
Món ngon của các món ngon.
Xúc động sâu sắc, thầy nói:
Con ta, con đã học được nhiều.
Thơ ca là gần với tôn giáo hơn
là thượng đế học, tưởng tượng là gần hơn lí trí. Và, tất nhiên, tôn giáo siêu
việt lên trên cả hai - nó không là cả hai.
Nhưng qua logic, việc rơi vào
trong vực thẳm của tôn giáo có chút ít khó khăn, bởi vì logic có tính cứng nhắc
về điều đó. Nó không linh hoạt; nó đóng, không mở; nó không có cửa sổ, không cửa
ra vào, để đi ra khỏi bản thân nó. Nó giống như nấm mồ. Người ta có thể chết
bên trong nó, nhưng người ta không thể đi vào quá trình sống, người ta không thể
trở nên sống động hơn qua nó. Logic là chiếc áo nịt, nhà tù.
Thơ ca gần với tôn giáo hơn, bởi
vì nó linh hoạt, linh động hơn, tuôn chảy hơn. Nó không phải là tôn giáo, nhưng
bạn có thể vứt bỏ nó dễ dàng hơn từ logic. Nó có lối mở - cửa ra vào và cửa sổ
- và gió mát bao giờ cũng có thể đạt tới cốt lõi sâu nhất của trái tim của nhà
thơ. Thơ ca không cứng nhắc; bạn có thể rút ra khỏi nó, nếu bạn thích; nó sẽ
không níu bám bạn. Và, bởi vì nó là tưởng tượng, nó có thể loạng choạng, thậm
chí không chủ ý, vớ phải cái không biết. Nó cứ dò dẫm trong bóng tối - nó là việc
dò dẫm trong bóng tối - và nó cứ dò dẫm, nó cứ tìm. Nó bao giờ cũng sẵn sàng di
chuyển theo chiều hướng mới.
Logic có tính chống cự: bạn
không thể tìm ra người chính thống nào hơn nhà logic. Họ sẽ không bao giờ nghe
theo chiều hướng mới mở ra, họ sẽ thậm chí không nhìn vào nó. Họ sẽ đơn giản
nói nó là không thể được. Mọi điều là có thể, họ nghĩ, đều đã được biết rồi; mọi
điều có thể xảy ra đều đã xảy ra rồi. Họ bao giờ cũng nghi ngờ về cái không biết.
Trái tim nhà thơ bao giờ cũng
trong tình yêu với cái không biết. Nhà thơ cứ dò dẫm trong bóng tối về cái gì
đó mới, cái gì đó nguyên thuỷ, cái gì đó chưa từng được thưởng thức trước đây,
cái gì đó không được sống, không được trải nghiệm. Nhà thơ dò dẫm. Và thỉnh thoảng
nhà thơ có thể loạng choạng vớ phải cái không biết, nhà thơ có thể rơi vào
trong vực thẳm của tôn giáo.
Thơ ca mang tính biểu dụ, biểu
tượng, nó sống qua biểu dụ. Cùng điều đó là ngôn ngữ của tôn giáo. Tất nhiên,
khi biểu dụ được dùng theo cách thơ ca, nó ngụ ý điều này; và khi nó được dùng
theo cách tôn giáo, nó ngụ ý cái gì đó khác. Nhưng cả hai đều dùng biểu dụ. Có
nền tảng gặp gỡ. Nghĩa của chúng có thể khác, nhưng phương pháp của chúng là
cùng một họ. Chúng trông như sinh đôi. Khác biệt là bao la bên trong, nhưng ít
nhất trong hình dạng, ở bề mặt, chúng giống nhau hơn là logic và tôn giáo. Bởi
vì sự giống nhau này tôn giáo bao giờ cũng nói theo cách của thơ ca:
Upanishads, Vedas, Kabir, Meera, thơ Thiền...
Nhà thơ Thiền đã viết những bài
cú hay, cô đọng tới mức thế giới thơ bao la trở thành như hạt mầm trong bài cú.
Thỉnh thoảng chúng rất đơn giản, bạn thậm chí không thể bắt được ý nghĩa của nó
ngay lập tức. Nhưng nếu bạn suy tư về chúng, thiền về chúng, thế thì, dần dần,
bài cú nhỏ trở thành cánh cửa. Vài ngày trước tôi đã đọc bài cú nổi tiếng của
Ba Tiêu. Nó rất nhỏ, nhưng nếu bạn thiền về nó, đột nhiên cánh cửa mở ra.
Bài cú là:
Ao xưa
ếch nhảy
Tõm.
Quán tưởng nó đi - ao xưa, rất
cổ kính, ếch nhảy vào, tõm. Kết thúc. Chẳng gì hơn để nói. Toàn thể tình huống
cô đọng lại. Nếu bạn thiền về nó, đột nhiên bạn sẽ cảm thấy cái im lặng bao
quanh bạn. Cái gì đó sẽ thay đổi bên trong bạn. Nó là nghệ thuật khách quan.
Nhà thơ Thiền, nhà huyền môn
Sufi, thánh Hindu, tất cả đều đã nói theo ngôn ngữ của thơ ca, và cho dù thỉnh
thoảng Phật và Mahavira và Jesus không nói trong ngôn ngữ của thơ ca, thơ ca vẫn
có đó, dù họ nói trong nó hay không. Nếu bạn nghe họ, bạn sẽ cảm thấy phẩm chất
thơ ca nào đó bên dưới lời của họ. Văn xuôi của họ chỉ là trên bề mặt. Hình tướng
là văn xuôi, nhưng tâm hồn là thơ ca. Thực ra, người đã chứng ngộ không thể làm
khác được. Nếu ông ấy phải nói theo văn xuôi, ông ấy có thể nói; nhưng ông ấy
không thể tránh được thơ ca. Thơ ca sẽ có đó chỉ ngay dưới bề mặt - nếu bạn có
chút sáng suốt, bạn sẽ thấy nó; nó đang rung động và sống ở đó. Tôn giáo và thơ
ca có cùng ngôn ngữ: lời của họ khác, nhưng ở đâu đó chúng có điểm gặp gỡ. Và
điểm gặp gỡ đó là chủ đề của câu chuyện này.
Một nhà thơ tới gặp một Thiền
sư. Ông ấy phải đã là một nhà thơ rất vĩ đại, bởi vì chỉ những nhà thơ cao nhất
và vĩ đại nhất mới có thể có nền tảng gặp gỡ với nhà huyền môn. Từng và mọi nhà
thơ sẽ không có điều đó, bởi vì chỗ thơ ca trở thành tối thượng, có bước đầu
tiên của huyền môn. Chỗ thơ ca chấm dứt, lên cao trào, đạt tới đỉnh của nó, đỉnh
Gourishankar của nó, trở thành đỉnh Everest, có bước đầu tiên của ngôi đền của
nhà huyền môn. Thơ ca cao nhất là huyền môn thấp nhất - có điểm gặp gỡ. Cho nên
chỉ những nhà thơ rất vĩ đại mới có thể đạt tới chiều cao đó nơi Thiền sư sẽ phải
nói: Con ta, con đã học được nhiều.
Bây giờ chúng ta nên đi vào câu
chuyện này.
Ninagawa-Shinzaemon, một nhà
thơ theo thể thơ chắp nối, và là người sùng kính thiền, muốn trở thành đệ tử của
thầy đặc biệt, Nhất Hưu, người là trưởng thiền viện Daitokuji ở Murasakino -
cánh đồng mầu tím.
Đây bao giờ cũng là cảm giác của
tôi: rằng người vĩ đại nhất trong các nhà thơ không thể tránh được tôn giáo; họ
phải đi vào trong nó, bởi vì thơ ca dẫn tới điểm nào đó, và bên ngoài điều đó
là tôn giáo. Nếu bạn bền bỉ trong việc là nhà thơ, bạn sẽ trở thành có tính tôn
giáo. Bạn có thể vẫn còn là nhà thơ chỉ nếu bạn đã không du hành toàn thể phạm
vi của nó. Cho nên chỉ những nhà thơ nhỏ mới có thể còn là nhà thơ: nhà thơ lớn
nhất định đi vào trong tôn giáo. Bạn không thể thoát được điều đó, bởi vì một
điểm nào đó tới nơi thơ chấm dứt và tôn giáo bắt đầu. Nếu bạn đi theo tới khu vực
đó, bạn sẽ đi đâu? Vào khoảnh khắc đó thơ ca chuyển đổi bản thân nó thành tôn
giáo. Người ta phải đi theo.
Cùng điều này xảy ra cho nhà logic,
cho nhà khoa học, nhưng theo cách khác. Với nhà khoa học cũng vậy, nếu người đó
bền bỉ, cứ đi mãi đi mãi, sẽ tới một khoảnh khắc mà người đó cảm thấy có ngõ cụt,
con đường không đi vào đâu cả. Bây giờ đi tới vực thẳm, không còn đường phía
trước nữa.
Điều đó khác với nhà thơ: có đường
phía trước, nhưng bây giờ nó không còn là thơ ca nữa. Con đường của nhà thơ tự
động chuyển thành con đường của tôn giáo. Nhưng với nhà khoa học, nhà logic,
hay triết gia, điều đó xảy ra theo cách khác. Người đó đi tới ngõ cụt, con đường
đơn giản đến cuối. Nó không đi thêm nữa, không có đường, chỉ là vách đứng, vực
thẳm.
Điều này xảy ra cho Albert
Einstein trong những ngày cuối cùng của ông ấy. Nó có thể xảy ra chỉ cho người
vĩ đại nhất. Tâm trí kém hơn trên cùng con đường này không bao giờ đi tới điểm
ngõ cụt. Họ chết ở đâu đó trên đường vẫn tin rằng con đường dẫn tới đâu đó, bởi
vì vẫn có đường phía trước họ. Việc chuyển đổi xảy ra chỉ cho người vĩ đại nhất.
Trong những ngày cuối đời của Albert Einstein, ông ấy bắt đầu cảm thấy rằng cả
đời ông ấy đã là sự phí hoài. Ai đó hỏi ông ấy, "Nếu ông được sinh ra lần
nữa, ông sẽ muốn là gì?" Ông ấy nói, "Không bao giờ là nhà khoa học nữa.
Tôi muốn là thợ ống nước hơn, nhưng không bao giờ là nhà khoa học. Kết thúc rồi!"
Vào những ngày cuối, ông ấy bắt đầu nghĩ về Thượng đế, hay nghĩa tối thượng của
cuộc sống, điều bí ẩn của các bí ẩn, và ông ấy nói, "Tôi càng xuyên thấu
vào trong bí ẩn của sự tồn tại, tôi càng cảm thấy rằng bí ẩn là vĩnh hằng,
không chấm dứt, vô hạn. Tôi càng đi tới biết, tôi càng ít chắc chắn về tri thức
của tôi."
Bí ẩn là bao la, nó không thể bị
vét cạn. Đây là điều khái niệm Thượng đế là gì: điều huyền bí, điều bao la, cái
không thể bị vét cạn. Bạn có thể biết, và biết, và biết và dầu vậy nó vẫn còn
không được biết. Bạn đi vào trong nó, và đi vào, và đi vào, và đi vào và dầu vậy
bạn đang đi trên ngoại vi. Bạn cứ vứt vào trong nó, nhưng không có đáy cho nó.
Bạn không bao giờ có thể đạt tới đích xác trung tâm của bí ẩn. Khoảnh khắc
không bao giờ tới khi bạn có thể nói: tôi đã biết tất. Không ai đã nói điều đó,
ngoại trừ kẻ ngu. Người trí huệ bắt đầu cảm thấy ngày một dốt hơn, chỉ người
ngu mới thu thập vài điều từ đây đó, và bắt đầu nghĩ rằng họ biết. Chỉ người
ngu là người biết, người tuyên bố về tri thức.
Ngay cả trong nghiên cứu khoa học,
khoảnh khắc này tới khi con đường không dẫn tới đâu cả. Thế rồi, đột nhiên, có
cú nhảy. Nhà thơ có thể đi vào trong tôn giáo mà không có cú nhảy nào, người đó
có đơn giản trượt vào, các con đường được nối với nhau. Nhưng nhà khoa học phải
lấy cú nhảy: quay vòng toàn bộ, ba trăm sáu mươi độ. Ông ấy phải đi lộn ngược
hoàn toàn, bên trong ra ngoài, bên ngoài vào trong. Nhưng nhà thơ có thể đơn giản
trượt, như con rắn trượt ra khỏi làn da cũ của nó. Đó là lí do tại sao tôi nói
thơ ca gần tôn giáo hơn.
Người này, Ninagawa, phải đã là
nhà thơ rất, rất vĩ đại; do đó ông ấy trở nên quan tâm tới Zen, thiền.
Nếu thơ ca không đưa bạn tới
thiền, nó không phải là thơ ca. Nhiều nhất, nó có thể là việc tổ hợp khéo của lời,
nhưng sẽ không có thơ ca trong nó. Bạn có thể là nhà ngôn ngữ giỏi, soạn giả giỏi,
nhà văn phạm giỏi, người biết mọi qui tắc về cách viết thơ, nhưng bạn không là
nhà thơ - bởi vì thơ ca trong cốt lõi sâu nhất của nó là có tính thiền.
Nhà thơ không phải là soạn giả:
nhà thơ là người thấy linh ảnh. Nhà thơ không soạn, thơ xảy ra cho ông ấy trong
những khoảnh khắc nào đó - những khoảnh khắc đó là của thiền. Thực ra, khi nhà
thơ không có, thế thì thơ ca xảy ra. Khi nhà thơ hoàn toàn vắng mặt, đột nhiên
ông ấy được rót đầy với cái gì đó không biết, không được yêu cầu; đột nhiên cái
gì đó của cái không biết đã đi vào trong nhà thơ, làn gió mát đã vào nhà người
đó. Bây giờ người đó phải dịch làn gió mát này sang ngôn ngữ - người đó không
phải là soạn giả, người đó là người phiên dịch. Nhà thơ là người dịch: cái gì
đó xảy ra bên trong bản thể của người đó và người đó dịch nó sang ngôn ngữ, vào
lời. Cái gì đó vô lời khuấy động bên trong. Nó giống nhiều với cảm giác, và ít
giống ý nghĩ. Nó ít ở trong đầu, và nhiều ở trong tim.
Nhà thơ rất dũng cảm. Sống bằng
trái tim nhận dũng cảm sâu nhất. Từ 'dũng cảm - courage' là rất thú vị. Nó bắt
nguồn từ gốc Latin cor, có nghĩa là trái tim. Từ dũng cảm bắt nguồn từ gốc
'cor'. Cor nghĩa là trái tim - cho nên là dũng cảm nghĩa là sống bằng trái tim.
Và những người yếu đuối, chỉ những người yếu đuối, sống bằng cái đầu; sợ hãi, họ
tạo ra an ninh của logic quanh họ; kinh khiếp, họ đóng mọi cửa sổ và cửa ra vào
bằng thượng đế học, khái niệm, lời, lí thuyết - và bên trong họ, họ che giấu.
Cách thức của trái tim là cách
thức của dũng cảm. Nó là sống trong bất an ninh; nó là sống trong tình yêu, và
tin cậy; nó là đi vào trong cái không biết; nó là rời bỏ quá khứ và cho phép
tương lai hiện hữu. Dũng cảm là đi vào những con đường nguy hiểm: cuộc sống là
nguy hiểm và chỉ người hèn mới có thể né tránh nguy hiểm. Nhưng thế thì, họ đã
chết. Người đang sống, thực sự sống, sống một cách sinh động, bao giờ cũng sẽ
đi vào trong cái không biết. Có nguy hiểm ở đó, nhưng người đó sẽ nhận nguy cơ
này. Trái tim bao giờ cũng sẵn sàng nhận nguy cơ, trái tim là kẻ liều lĩnh, cái
đầu là doanh nhân. Cái đầu bao giờ cũng tính toán - nó tinh ranh. Trái tim là
không tính toán.
Từ tiếng Anh 'courage-dũng cảm'
này là hay, rất thú vị. Sống bằng trái tim là nghĩa: nhà thơ sống bằng trái tim.
Và, dần dần, trong trái tim ông ấy bắt đầu lắng nghe âm thanh của cái không biết.
Cái đầu không thể lắng nghe; nó rất xa xôi với cái không biết. Cái đầu được rót
đầy bằng cái đã biết.
Tâm trí bạn là gì? Nó là mọi điều
bạn đã biết. Nó là quá khứ, cái chết rồi, cái đã qua rồi. Tâm trí không là gì
ngoài quá khứ được tích luỹ, kí ức. Trái tim là tương lai, trái tim bao giờ
cũng là hi vọng, trái tim bao giờ cũng ở đâu đó trong tương lai. Cái đầu nghĩ về
quá khứ; trái tim mơ về tương lai.
Và tôi bảo bạn rằng hiện tại ở
gần tương lai hơn quá khứ. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng nhà thơ ở gần tôn
giáo hơn. Triết học, siêu hình logic, thượng đế học, khoa học, tất cả đều thuộc
về quá khứ, cái đã biết; thơ ca, âm nhạc, điệu vũ, nghệ thuật - tất cả các nghệ
thuật - thuộc về tương lai.
Tôn giáo thuộc về hiện tại, và
tôi bảo bạn rằng tương lai là gần với hiện tại hơn với quá khứ, bởi vì quá khứ
đã qua rồi. Tương lai đang sắp tới. Tương lai còn chưa hiện hữu. Tương lai dầu
vậy có khả năng. Nó sẽ tới; nó đã tới. Mọi khoảnh khắc nó đều bắt đầu hiện tại,
và hiện tại trở thành quá khứ. Quá khứ không có khả năng nào, nó đã được dùng.
Bạn đã đi xa khỏi nó - nó bị cạn kiệt, nó là thứ chết, nó giống như nấm mồ.
Tương lai giống như hạt mầm; nó đang tới, luôn luôn tới, bao giờ cũng đạt tới
và gặp gỡ với hiện tại. Bạn bao giờ cũng di chuyển. Hiện tại không là gì ngoài
việc chuyển vào trong tương lai; nó đã là bước mà bạn đã lấy; nó sẽ đi vào
trong tương lai. Thơ ca có liên quan tới khả năng, hi vọng, mơ ước; nó là gần
hơn.
Người này, Ninagawa, phải đã là
nhà thơ lớn. Tại sao tôi nói ông ấy phải đã là nhà thơ lớn? - tôi chưa đọc thơ
ông ấy, tôi không biết ông ấy đã viết gì. Nhưng tôi nói ông ấy phải là nhà thơ
lớn, bởi vì ông ấy đã trở nên quan tâm tới Thiền. Và không chỉ điều đó - ông ấy
muốn trở thành đệ tử của thầy đặc biệt, Nhất Hưu.
Quan tâm tới Thiền là không đủ
chừng nào bạn chưa trở thành đệ tử. Quan tâm tới tôn giáo là không đủ - điều đó
là tốt, nhưng nó không đi rất xa. Quan tâm vẫn còn là tò mò, quan tâm vẫn còn là
có tính tâm trí, chừng nào bạn chưa lấy bước nhảy vào trong cam kết, chừng nào
bạn còn chưa trở thành đệ tử.
Trở thành đệ tử là quyết định
vĩ đại. Nó không phải là quyết định bình thường, nó là rất khó, gần như quyết định
điều không thể được. Tôi bao giờ cũng nói rằng trở thành đệ tử là cuộc cách mạng
không thể được nhất. Bởi vì làm sao người ta có thể tin cậy được vào người
khác? Làm sao người ta có thể để cuộc sống của mình trong tay người khác? Nó là
cuộc cách mạng không thể được nhất, nhưng nó xảy ra, và khi nó xảy ra, nó đẹp,
không có gì giống nó. Nhưng chỉ những người rất dũng cảm, gần như liều lĩnh, chỉ
họ mới có thể lấy bước này. Nó không dành cho kẻ hèn nhát. Nó không dành cho những
người hướng theo cái đầu. Nó dành cho những người sống trong trái tim, cho những
người có dũng cảm, cho những người có thể mạo hiểm. Đây là việc liều lĩnh vĩ đại
nhất đã từng có bởi vì bạn mạo hiểm cả đời bạn, bạn trao bản thân mình cho ai
đó. Bạn không biết người đó là ai, bạn không thể biết được. Bạn có thể cảm thấy
những điều nào đó, nhưng bạn không bao giờ có thể chắc chắn về thầy. Bao giờ
hoài nghi cũng còn lại. Mặc cho hoài nghi, người ta phải lấy cú nhảy. Hoài nghi
không thể được thoả mãn. Không. Bạn có thể che giấu nó, nhưng bạn không thể
thuyết phục phần hoài nghi được - làm sao bạn có thể thuyết phục được nó? Bạn
phải ở cùng thầy, chỉ thế thì hoài nghi mới biến mất. Trước đây điều đó là
không thể được. Chỉ kinh nghiệm mới giúp cho nó biến mất. Cho nên làm sao bạn
có thể thuyết phục nó?
Tâm trí bao giờ cũng ngần ngại.
Mọi người tới tôi và họ nói rằng họ ngần ngại, họ là năm mươi - năm mươi, phải
làm gì? Họ có nên đợi không? Nếu họ đợi, họ có thể đợi mãi, bởi vì nếu họ nghĩ
rằng họ sẽ lấy cú nhảy khi tâm trí một trăm phần trăm chắc chắn, được thuyết phục,
thế thì họ sẽ không bao giờ lấy nó. Bởi vì tâm trí không bao giờ có thể là một
trăm phần trăm vì cái gì đó - đó là bản chất của tâm trí. Nó bao giờ cũng bị
phân chia, phân mảnh; nó không bao giờ có thể là toàn bộ. Đó là khác biệt giữa
trái tim và tâm trí. Trái tim bao giờ cũng toàn bộ, tâm trí bao giờ cũng bị
phân chia. Tâm trí là phân chia của bản thể bạn: trái tim là bản thể không phân
chia.
Tính đệ tử là của trái tim. Tâm
trí cứ huyên thuyên và nói và hoài nghi và nghi ngờ. Mặc cho điều đó, mặc cho
tâm trí huyên thuyên, người ta lấy cú nhảy. Tôi nói "mặc cho điều
đó". Đó là cách duy nhất - bạn đơn giản không nghe theo tâm trí. Bạn đơn
giản đi bên dưới tâm trí, đạt tới trái tim, và hỏi trái tim. Tính đệ tử giống
như yêu, nó không giống như đối tác kinh doanh. Nó không là mặc cả. Bạn đơn giản
cho, không biết liệu cái gì đó sẽ xảy ra hay không. Liệu bạn có nhận được cái
gì đáp lại không, bạn không biết. Bạn đơn giản cho. Đó là lí do tại sao nó là
dũng cảm.
Ông ấy không chỉ quan tâm tới
Thiền, ông ấy là người sùng kính. Ông ấy yêu Thiền. Quan tâm, tò mò, dò hỏi, là
của tâm trí, sùng kính là của trái tim.
... muốn trở thành đệ tử. Trở
thành đệ tử là gì? Điều đó có nghĩa gì? Nó có nghĩa: tôi đã thử và đã thất bại;
tôi đã tìm và không thể thấy; tôi đã làm mọi điều tôi có thể làm, và tôi vẫn
còn như cũ. Không biến đổi nào đã xảy ra cho tôi. Cho nên tôi buông xuôi. Bây
giờ thầy sẽ là nhân tố quyết định, không phải tôi. Tôi sẽ đơn giản theo thầy
như cái bóng. Bất kì điều gì thầy nói tôi sẽ làm. Tôi sẽ không hỏi bằng chứng.
Tôi sẽ không đòi hỏi rằng thầy trước hết phải thuyết phục tôi. Tôi sẽ không
tranh cãi, tôi sẽ đơn giản theo - trong tin cậy sâu sắc.
Tâm trí có thể vẫn cứ nói về:
"Mình đang làm gì thế này? Điều này là không tốt. Điều này sẽ không dẫn tới
đâu cả, điều này là ngu xuẩn, điều này là điên." Tâm trí sẽ cứ nói điều
này, nhưng, một khi bạn đã quyết định là đệ tử, bạn không nghe tâm trí, bạn
nghe thầy. Mãi cho tới nay bạn đã nghe theo tâm trí riêng của bạn, bản ngã, từ
giờ trở đi, bạn sẽ nghe thầy, bây giờ thầy sẽ là tâm trí của bạn. Đây là nghĩa
của tính đệ tử: bạn sẽ gạt bản thân bạn sang bên và cho phép thầy xuyên thấu
vào trong cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn. Bạn không còn nữa. Bây giờ chỉ thầy
hiện hữu. Là đệ tử nghĩa là cái bóng, gạt bản ngã của bạn hoàn toàn sang bên.
Ông ấy yêu cầu gặp Nhất Hưu, và
đối thoại sau xảy ra ở lối vào đền.
Chuyện Thiền là rất, rất có
nghĩa: không có lời nào là không cần thiết, thậm chí không một lời.
... Đối thoại sau xảy ra ở lối
vào đền. Đầu tiên, từ 'đối thoại'. Đối thoại không chỉ là nói, nó không phải là
thảo luận, nó không tranh cãi, nó không là tranh luận. Đối thoại có phẩm chất
khác. Đối thoại là việc gặp gỡ của hai bản thể, gặp gỡ trong tình yêu, cố gắng
hiểu lẫn nhau. Không cố tranh cãi, không cố thảo luận - chỉ là thái độ rất
thông cảm. Đối thoại là tham gia vào bản thể của người kia: hai người bạn hay
hai người yêu nói chuyện không đối kháng bên trong, không nỗ lực để chứng minh
bản thân mình là đúng và người khác là sai.
Điều đó xảy ra khi bạn đang nói
với mọi người - bạn cứ đi theo những cách thức tinh vi, cố chứng minh rằng bạn
đúng. Và người khác cứ cố chứng minh rằng người đó đúng. Thế thì đối thoại là
không thể được. Đối thoại nghĩa là cố hiểu người khác qua tâm trí cởi mở. Đối
thoại là hiện tượng hiếm hoi và nó là đẹp, bởi vì cả hai được làm giầu thêm qua
đối thoại. Thực ra, trong khi bạn nói, hoặc nó có thể là thảo luận - cả hai đều
đối lập với nhau, đánh nhau bằng miệng, cố chứng minh rằng tôi là đúng và anh
là sai - hay đối thoại, điều là khác. Đối thoại không truy hỏi chống lẫn nhau,
nhưng cầm tay nhau, đi cùng nhau tới chân lí, giúp nhau tìm ra cách thức. Nó là
tính cùng nhau, nó là cộng tác, nó là nỗ lực hài hoà để tìm chân lí. Nó không
phải là đánh nhau theo bất kì cách nào, không thế chút nào. Nó là tình bạn, đi
cùng nhau để tìm ra chân lí, giúp lẫn nhau để tìm ra chân lí. Không ai có sẵn
chân lí, nhưng khi hai người bắt đầu tìm ra, truy hỏi về chân lí cùng nhau, đó
là đối thoại - và cả hai được làm giầu thêm. Và khi chân lí được tìm ra, nó
không là của tôi, không là của anh. Khi chân lí được tìm ra, nó lớn hơn cả hai
người đã tham gia vào cuộc truy tìm, nó cao hơn cả hai, nó bao quanh cả hai -
và cả hai được làm giầu.
Đối thoại là việc bắt đầu giữa
thầy và đệ tử; và nó phải xảy ra ở lối vào, bằng không đi vào trong đền là
không thể được. Do đó mới có từ "ở lối vào" - nó phải xảy ra ở cổng.
Điều đầu tiên là đối thoại: nếu nó không xảy ra, thế thì không có khả năng nào
của bất kì tính đệ tử nào. Thế thì Nhất Hưu chắc đã nói lời tạm biệt, ở ngay
chính lối vào, bởi vì sẽ không có nhu cầu mời người đó vào trong đền, sẽ không
có nghĩa trong việc đó. Cho nên ngồi ở lối vào, chỉ ngồi ở bậc cửa, đối thoại
này đã xảy ra.
Nhất Hưu thử cảm người này. Ông
ấy phải cảm thấy người này, tiềm năng, khả năng, thái độ. Cuộc truy tìm này sâu
thế nào? Niềm thôi thúc truy tìm sâu thế nào? Nó có phải chỉ là tò mò không?
Ông ta có là triết gia, hay thực sự là người sùng kính? Nhất Hưu đã thử cảm thấy
bản thể ông ta, và Ninagawa đã cho phép điều đó, ông ta đã tham gia vào nó. Ông
ta đã không trở nên sợ hãi, ông ta đã không cố đề phòng, ông ta đã không cố giả
vờ là cái gì đó mà ông ta không là. Ông ta đã mở trái tim mình cho người này một
cách hoàn toàn. Ông ta đã cho phép người này vào trong ông ta, để cảm, bởi vì
đó là cách thầy phải quyết định liệu bạn đã tới đây một cách ngẫu nhiên, hay bạn
đã thực sự tới.
Việc tới có thể là ngẫu nhiên -
ai đó bảo bạn và bạn đi qua trên đường cho nên bạn nói, "Được, có đủ thời
gian để đi xem phim. Chúng ta đi và xem thầy này là ai."
Nếu điều đó là ngẫu nhiên thế
thì tốt hơn cả là chấm dứt mối quan hệ ở lối vào, bởi vì nó chẳng dẫn đến đâu cả.
Nếu tâm trí có tính biện luận, nếu tâm trí chất đầy với ý tưởng riêng của nó,
thế thì bạn có thể trở thành học sinh, nhưng không là đệ tử. Và thầy không phải
là thầy giáo, thầy không đi tìm học sinh, thầy không quản lí trường học. Thầy
đang tạo ra ngôi đền của trái tim, thầy đang làm điện thờ; thầy đang mang hiện
tượng thiêng liêng, thánh thiện tới thế gian.
Nhất Hưu phải cảm, và ông ấy đã
cảm thấy ông ta rất sâu, và người này đã chứng minh khí khái của ông ta, ông ta
là đích thực. Ông ta đã không phản ứng, ông ta đáp ứng với thầy, và bất kì cái
gì thầy hỏi, ông ta đều cho đáp ứng toàn bộ cho nó. Những đáp ứng này là hay,
ta đi chậm thôi.
Ông ấy yêu cầu gặp Nhất Hưu, và
đối thoại sau xảy ra ở lối vào đền.
Nhất Hưu: "Ông là
ai?"
Điều đó sẽ là toàn thể việc tìm
kiếm. "Tôi là ai?" là mọi điều tôn giáo là về gì. Nếu bạn đã biết bạn
là ai, thế thì không cần bận tâm. Hay, nếu trong dốt nát của mình, bạn đã trở nên
đồng nhất với tên tuổi và hình dạng, quá bị đồng nhất, quá bị chất đầy với tên
tuổi và hình dạng, thế nữa, bạn vẫn chưa đủ chín chắn để cho thầy như Nhất Hưu
chấp nhận bạn. Bạn phải đi tới một thầy kém hơn, thực ra, tới thầy giáo người sẽ
dạy bạn rằng bạn không là cái tên, bạn không là hình dạng, và bạn không là thân
thể, và thế này và thế nọ, và tạo ra mảnh đất triết lí trong đó thầy có thể ném
hạt mầm. Bạn cần đi tới thầy giáo nào đó. Cho nên điều đầu tiên Nhất Hưu hỏi
là, "Ông là ai?"
Ninagawa nói: Người sùng kính
Phật giáo.
Một thái độ rất, rất khiêm tốn
- không khoe khoang. Ông ta không nói tên mình, rằng "Tôi là Ninagawa -
ông không biết sao? Ông không nghe nói về nhà thơ vĩ đại nhất nước sao? Ông
không đọc báo sao? Ông hỏi vô nghĩa làm sao: Ông là ai? Mọi người trong nước
này đều biết, ngay cả hoàng đế."
Nhà thơ là những người rất, rất
bản ngã. Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu thuyết - tất cả đều có bản ngã rất kết
tinh. Bạn không thể tìm ra người nhiều bản ngã hơn những người văn chương. Khó
mà có đối thoại nào với họ. Họ đã biết rồi. Họ có thể dạy bạn, nhưng họ không
thể được dạy. Chỉ bởi vì họ có thể soạn ra vài dòng, chỉ bởi vì họ có thể viết
bài báo, hay tác phẩm, hay truyện, họ bắt đầu cảm thấy rất rõ rằng họ là ai đó.
Thực ra, nhà thơ thực sẽ không có bản ngã - nếu nhà thơ có bản ngã rất kết
tinh, ông ta không phải là nhà thơ chút nào. Bởi vì ông ta đã không học được gì
từ thơ ca của mình, ông ta thậm chí đã không học được chân lí cơ sở này: rằng
thơ ca giáng xuống chỉ khi bạn không có. Cho nên ông ta phải soạn ra, ông ta phải
làm cái gì đó. Thơ ca có thể là kĩ thuật, cho nên ông ta có thể là nhà kĩ thuật,
nhưng ông ta không phải là nhà thơ. Ông ta có thể có khả năng thu xếp những lời
hay, theo nhịp điệu, ông ta có thể tuân theo mọi qui tắc, ông ta có thể hoàn hảo
- nhưng ông ta không phải là nhà thơ. Ông ta có thể khéo léo, đúng về mặt kĩ
thuật, nhưng sâu bên trong, nếu bản ngã có đó, ông ta không biết thơ ca là gì,
bởi vì thơ ca xảy ra chỉ khi bạn không có. Thực ra, nhà thơ lớn sẽ không tuyên
bố rằng mình là người sáng tạo ra thơ ca này. Làm sao người đó có thể tuyên bố
điều đó được? Người đó không có khi nó xảy ra.
Chuyện xảy ra là khi Coleridge
- một trong những nhà thơ vĩ đại nhất - chết, ông ấy để lại gần bốn mươi nghìn
bài thơ chưa trọn vẹn. Ông ấy sẽ bắt đầu một bài thơ, viết ra ba dòng, và thế rồi
dừng lại. Nhiều năm trôi qua, và thế rồi đột nhiên một hôm ông ấy thêm hai dòng
nữa, thế rồi dừng. Bốn mươi nghìn bài thơ không trọn vẹn! Ngay trước khi ông ấy
chết, ai đó hỏi, "Ông đã làm gì vậy? Đây là những điều hay thế, sao ông
không làm trọn vẹn chúng?" Ông ấy nói, "Làm sao tôi có thể làm trọn vẹn
chúng được? Tôi chưa bao giờ viết chúng, chúng tới chứ. Khi chúng tới, chúng tới;
khi chúng không tới, chúng không tới. Tôi có thể làm gì được? Chúng không thể bị
kéo, chúng không thể bị ép buộc tới. Tôi không biết chúng tới từ đâu: từ trời
xanh một dòng giáng xuống. Thỉnh thoảng toàn thể bài thơ tới theo chuỗi, thỉnh
thoảng không, và chẳng cái gì có thể được làm bởi vì tôi không biết chúng tới từ
đâu. Thực ra, khi chúng tới tôi không có. Tôi bàng hoàng thế, tôi trở thành chỉ
là trống rỗng. Cho nên làm sao tôi có thể làm trọn vẹn chúng được?"
Đó là lí do tại sao những bài
thơ cổ tồn tại mà không có chữ kí nào. Không ai biết ai đã viết ra chúng. Ai đã
viết ra Upanishad, bài thơ vĩ đại nhất trong các bài thơ - ai đã viết ra chúng,
chẳng ai biết. Các tác giả không bao giờ kí lên chúng, họ không bao giờ kí lên
chúng bởi vì họ cảm thấy khiêm tốn thế. Họ không phải là người làm, không phải
là người sáng tạo.
Khi Ninagawa được hỏi,
"Ông là ai?" nếu như ông ta mà chỉ là giống như các nhà thơ khác, nhà
thơ và nhà văn và tác giả thường, quá bị chất đầy bởi bản ngã riêng của họ, ông
ta chắc đã nói cái gì đó như, "Ông không biết rằng tôi là một người được
giải thưởng Nobel, người được trao giải thưởng Nobel, và rằng hoàng đế đã ca ngợi
tôi và bổ nhiệm tôi làm nhà thơ hoàng gia sao?" Không, Ninagawa nói: Người
sùng kính Phật giáo. Ông ấy đã không nói về thơ ca, ông ấy đã không nói về cái
tên nổi tiếng của mình, ông ấy đã không nói về bản thân mình chút nào. Ông ấy
đơn giản nói: Người sùng kính Phật giáo - người sùng kính Phật. Người sùng kính
- điều đó chỉ ra rằng ông ấy đã ở đó bởi vì trái tim, bởi vì tình yêu của ông ấy.
Ông ấy không ở đó bởi vì lí trí, ông ấy ở đó bởi vì tình cảm. Chỉ là người sùng
kính.
Nhất Hưu: "Ông từ đâu tới?"
Ninagawa: "Vùng của
ông."
Một biểu dụ hay. Thực ra ông ấy
là từ vùng này, từ cùng phần của đất nước, từ nơi Nhất Hưu xuất thân. Nhưng ông
ấy đã không nói về điều đó. Ông ấy nói về tôn giáo bên trong, việc tìm kiếm bên
trong: "Có thể ông ở xa phía trước, có thể ông đã đạt tới, và tôi chỉ là
người bắt đầu, nhưng tôi thuộc vào cùng vùng, việc tìm kiếm là một. Tôi là một
bạn lữ hành." Một khi trái tim bạn được tràn đầy với sự khẩn thiết để biết
chân lí, bạn trở thành bạn lữ hành của mọi chư phật. Họ đã đạt tới: bạn sẽ đạt
tới. Có thể sẽ mất nhiều, nhiều kiếp, nhưng điều đó không tạo ra khác biệt gì -
bạn đã bắt đầu lên đường. Bạn có thể chỉ ở chỗ bắt đầu, nhưng bây giờ bạn là một
bạn lữ hành.
Ninagawa nói: Vùng của ông.
Tôi thuộc vào cùng phần thế giới
mà ông thuộc vào.
Nhất Hưu: "À. Và cái gì
đang xảy ra ở đó những ngày này?"
Ông ấy cứ thúc ông này, kích
ông này, có thể ông này chỉ là người giả vờ cố lừa, nói những điều hay được học
ở đâu đó, được vay mượn. Ông này có thể đã là một học giả về Thiền cổ điển nơi
những đối thoại như vậy được nêu ra. Nhưng ông này không thể thoát được Nhất
Hưu. Nếu ông này là kẻ giả vờ, ông này sẽ ngã ở đâu đó này khác.
À. Và cái gì đang xảy ra ở đó
những ngày này?
Nhất Hưu đem ông này trở lại và
trở lại. Ông ấy hiểu điều Ninagawa đang nói, điều ông này ngụ ý bởi "vùng
của ông", nhưng ông ấy không cho phép điều đó lấy một khoảnh khắc. Cho nên
ông ấy nói, "Cái gì xảy ra ở đó trong những ngày này? Ai đã trở thành thủ
tướng ở đó? Vợ của ai đã đi với ai? Tin đồn nào đó, chuyện tầm phào nào đó; điều
gì đang xảy ra ở đó? Một số biến cố phải đã xảy ra - ai đó chết, ai đó xây dựng
gia đình. Các biến cố - điều gì đang xảy ra ở đó?"
Ninagawa: "Quạ kêu, sẻ ríu
rít."
Thủ tướng, bộ trưởng, và thế giới
của họ, chính trị, thị trường, kinh tế, không phải là lịch sử thực. Họ chỉ là
ngẫu nhiên; họ xảy ra ở ngoại vi. Họ không phải là một phần của vĩnh hằng, họ xảy
ra trong thời gian. Điều là vĩnh hằng là tin tức duy nhất cho những người biết,
và điều là ngẫu nhiên là tin tức duy nhất cho những người không biết.
Ninagawa: "Quạ kêu, sẻ ríu
rít."
Đây là tin tức vĩnh hằng, điều
bao giờ cũng xảy ra và vẫn đang xảy ra. Mùa hè và mùa đông, tự nhiên tuôn chảy,
và mây tới và đi. Đây là vĩnh hằng. Buổi sáng mặt trời lên, và đến chiều mặt trời
lặn, tĩnh lặng. Và ban đêm có sao trên trời với âm nhạc tinh tế của chúng. Đây
là tất cả. Đó là tin tức thực. Quạ không bận tâm ai đã trở thành thủ tướng, và
sẻ không mảy may chú ý gì tới thế giới của biến cố. Chỉ con người bị rót đầy với
những đồ đồng nát này.
Henry Ford đã nói, "Lịch sử
là nói nhảm." Hiếm khi điều gì đó giống như điều này lại xuất phát từ một
người rất giầu, nhưng điều đó là đúng. Có thành vấn đề gì liệu Napoleon thắng
hay thua? Ai cai trị? Vĩnh hằng chuyển động, thậm chí không nhận biết rằng những
điều này đang xảy ra. Ninagawa đang nói gì? Ông ấy đang nói nó bao giờ cũng là
vậy: Quạ kêu, sẻ ríu rít.
Nhất Hưu: "Và ông nghĩ ông
bây giờ ở đâu?"
Nhất Hưu là nghiêm khắc - từ
chiều khác ông ấy tấn công.
Và ông nghĩ ông bây giờ ở đâu?
Ninagawa: "Trong cánh đồng
nhuộm mầu tím thẫm."
Ngôi đền này nổi tiếng là cánh
đồng tím, Murasakino.
Nhất Hưu: "Tại sao?"
Tại sao ông gọi nó là điều đó?
Ông đang ở trong cánh đồng được nhuộm mầu tím thẫm. Sao ông gọi nó là được nhuộm
mầu tím thẫm?
Ninagawa: "Hoa cỏ voi, hoa
bìm bìm, hoa rum, hoa cúc, hoa cúc tây."
Hoa khắp nơi. Ninagawa không
nói rằng đây là tên của ngôi đền - cánh đồng tím. Tên thuộc vào kí ức, vào quá
khứ, và thầy đang hỏi về bây giờ. Và bây giờ, khắp nơi, khắp xung quanh toàn
hoa: Hoa cỏ voi, hoa bìm bìm, hoa rum, hoa cúc, hoa cúc tây.
Chúng cho toàn thể chỗ này một
mầu tím thẫm. Khi Nhất Hưu hỏi về bây giờ, Ninagawa nói về bây giờ.
Nhất Hưu thực sự là điều không
thể; ông ấy sẽ không thảnh thơi. Ông ấy hỏi:
Và sau khi chúng mất đi?
Những hoa này là ở đây bây giờ,
được, cho nên bạn gọi nó là mầu tím thẫm, cánh đồng tím. Nhưng chẳng mấy chốc
những hoa này sẽ mất đi, thế thì bạn sẽ gọi nó là gì, sau khi chúng đã mất đi?
Ninagawa: "Đó là Miyagino
- cánh đồng nở hoa xế tàn."
Điều này cần được hiểu. Mây tới
và đi - đây là hai mặt của cùng một đồng tiền. Hoa nở, thế rồi biến mất - đây
cũng là hai mặt của cùng một hiện tượng. Vắng mặt và có mặt không phải là đối lập:
chúng là hai mặt của cùng một điều. Bây giờ có hoa, cho nên nó được gọi là cánh
đồng tím, và khi hoa mất đi mọi người sẽ nói rằng đây là cánh đồng của việc thiếu
vắng hoa xế tàn này. Nó sẽ vẫn là cánh đồng tím, nhưng từ phía bên kia, việc
thiếu vắng.
Có lần chuyện xảy ra là một Thiền
sư yêu mẹ mình lắm. Thực ra, trước khi anh ta trở thành đệ tử Thiền, bố anh ta
chết.
Anh ta muốn trở thành Thiền sư,
nhưng mẹ anh ta nói, "Mẹ nghèo, và mẹ một mình, và bố con chết rồi."
Thế là anh ta nói, "Mẹ đừng lo nghĩ. Ngay cả khi con trở thành sư, con vẫn
sẽ là con của mẹ và mẹ sẽ là mẹ của con. Con không từ bỏ, mẹ không mất cái
gì." Thế là người mẹ cho phép anh ta trở thành sư.
Anh ta yêu mẹ lắm. Anh ta sẽ đi
ra chợ mua các thứ cho mẹ, và mọi người đều cười. Họ nói, "Chúng tôi chưa
bao giờ thấy sư đi mua các thứ." Sư Phật giáo đơn giản đi ăn xin; và không
chỉ anh ta không ăn xin, anh ta còn mua thịt và cá, và mọi người đơn giản sẽ chế
nhạo anh ta. Điều này là quá thể.
Tất nhiên anh ta mua những thứ
này cho mẹ mình, không phải cho bản thân anh ta; bà ấy thích chúng và bà ấy
không phải là ni hay người tôn giáo. Thế rồi người mẹ, thấy rằng mọi người cười,
thấy rằng cả thị trấn cười về một sư đi mua cá, đã trở thành người ăn chay. Và
bởi vì mọi người cười anh ta về việc mua các thứ, bà ấy nói, "Con đừng đi
mua. Mẹ sẽ mua chúng cho mẹ." Anh ta tiếp tục là đứa con sùng kính.
Thế rồi một hôm anh ta đi thuyết
giảng ở đâu đó và người mẹ chết khi anh ta không có đó. Anh ta về kịp thời; xác
chết còn đó và mọi người đang sẵn sàng đem nó ra nghĩa địa.
Anh ta lại gần cái xác và nói,
"Mẹ ơi, vậy là mẹ đã ra đi à?" Và đích thân anh ta đáp, "Ừ, con
trai, mẹ đã rời khỏi thân thể." Thế rồi anh ta nói, "Mẹ đừng quá lo
nghĩ, bởi vì con cũng sớm rời khỏi thân thể thôi." Thế rồi anh ta đáp, từ
phía người mẹ, "Tốt, mẹ sẽ đợi con." Và thế rồi anh ta nói với mọi
người, "Tôi đã nói lời tạm biệt mẹ tôi. Cuộc đối thoại xong rồi. Đám tang
xong rồi. Bây giờ các ông bà có thể đem xác đi." Ai đó hỏi, "Chúng
tôi không thể hiểu được, có chuyện gì vậy? Ông đang nói với ai?" Anh ta
nói, "Nói với sự vắng mặt của mẹ tôi, bởi vì đó là mặt khác của bản thể bà
ấy." Họ hỏi, "Nhưng tại sao ông trả lời?" Anh ta nói, "Bởi
vì bà ấy không thể trả lời được, cho nên tôi phải nói cho cả hai. Sự vắng mặt
không thể trả lời, cho nên tôi phải trả lời từ phía bà ấy. Nhưng bà ấy có đó,
như bà ấy trước đây, chỉ một việc bây giờ bà ấy ở trong phía vắng mặt
thôi."
Cho nên khi Nhất Hưu hỏi: Và
sau khi chúng mất đi?
Ninagawa nói: Đó là Miyagino -
cánh đồng nở hoa xế tàn. Nó là cùng cánh đồng đó thôi, nhưng ở phía vắng mặt.
Được biểu lộ hay không được biểu lộ, hiện hữu hay vô hiện hữu, sống hay chết,
là hai mặt của cùng một hiện tượng. Không có gì để chọn, và những người chọn là
ngu xuẩn, và rơi vào đau khổ không cần thiết. Bây giờ hết sức ngạc nhiên, Nhất
Hưu hỏi câu hỏi cuối cùng:
Nhất Hưu: "Điều gì xảy ra
trong cánh đồng đó?"
- hoa mất đi khi nào?
Ninagawa: "Suối chảy qua,
gió quét qua."
Ngạc nhiên với lời nói tựa thiền
của Ninagawa, Nhất Hưu đưa ông ấy vào phòng mình và mời trà ông ấy.
Nhớ lấy, nó là tựa Thiền, nhưng
nó không đích xác là Thiền. Ông ấy là nhà thơ, và là nhà thơ rất vĩ đại của hiểu
biết sâu sắc, nhưng cái cao nhất của thơ ca chỉ là bắt đầu của Thiền, bắt đầu của
tôn giáo.
Nó là chất liệu tựa Thiền. Ông ấy
hiểu, ông ấy có những thoáng nhìn nào đó, ông ấy mở, ông ấy cảm, ông ấy đã dò dẫm
trong bóng tối và ông ấy biết phẩm chất nào đó; qua việc truy tìm riêng của
mình ông ấy đã loạng choạng vớ được nó. Nhưng dầu vậy nó chỉ là thoáng nhìn. Thỉnh
thoảng nó có thể xảy ra - đêm tối, và chớp loé bất thần, và bạn có thoáng nhìn.
Thế rồi lại có bóng tối. Đây là điều xảy ra cho nhà thơ vĩ đại nhất: ông ấy ở
ngay trên đường biên từ đó ông ấy có thể có thoáng nhìn về cõi bên kia. Nhưng
chúng là các thoáng nhìn. Chúng là tựa Thiền.
Khi nào chúng sẽ trở thành Thiền?
Chúng sẽ trở thành Thiền chỉ khi chúng không còn là thoáng nhìn, mà đã trở
thành chính bản thể của bạn. Thế thì bạn sống trong chúng từ khoảnh khắc sang
khoảnh khắc, chúng không tới và đi. Chúng đã đơn giản trở thành chính bản thể
bên trong nhất của bạn, cách bạn hiện hữu. Nó không như tia chớp, nó là chính
trưa, nó là ngày; mặt trời ở cao trên trời và vẫn còn đó; không có khả năng nào
của bóng tối tới lần nữan. Nó không phải là thoáng nhìn, nó đã trở thành một phần
của bạn, bạn mang nó bất kì chỗ nào bạn đi. Ánh sáng bên trong đang cháy bây giờ
- bạn không phụ thuộc vào những điều ngẫu nhiên, bạn đã lắng đọng trong nó, nó
đã trở thành nhà bạn.
Cố đạt tới thực tại qua cái đầu
cũng giống như ai đó cố nhìn qua tai. Điều đó là không thể được. Tai có thể
nghe, nhưng không thể nhìn. Cố đạt tới thực tại qua trái tim là giống như cố
nhìn bằng tay. Tay không thể nhìn được, nhưng chúng vẫn có thể cho thoáng nhìn
về điều việc thấy có thể là gì.
Người mù, nếu người đó yêu người
đàn bà, chạm mặt cô ấy, cảm thấy đường cong, chạm vào thân thể, cảm thấy sự
tròn trĩnh, hơi ấm và đường viền như đá cẩm thạch, thế thì qua tay đi tới
thoáng nhìn nào đó về việc thấy. Tay có thể cho bạn thoáng nhìn nào đó về việc
thấy, không đích xác là việc thấy bởi vì làm sao tay có thể thấy được? Chúng chỉ
có thể dò dẫm. Nhưng khi bạn sờ mặt bằng mắt nhắm, bạn có thể cảm thấy đường
cong, mũi, mắt, cách thức mặt là vậy.
Nhà thơ giống như tay, người đó
cảm thấy bản chất của thực tại bằng tay. Những thoáng nhìn nào đó tới với người
đó, tựa Thiền. Và con người thực của Thiền là như mắt, người đó không dò dẫm,
người đó không cần sờ bằng tay - người đó có thể nhìn.
Ngạc nhiên với lời nói tựa thiền
của Ninagawa, Nhất Hưu đưa ông ấy vào phòng mình và mời trà ông ấy.
Đây là biểu tượng chỉ ra rằng bạn
được phép - lại gần hơn và thân hơn.
... và mời trà ông ấy. Trà là
biểu tượng Thiền có nghĩa là nhận biết, bởi vì trà làm cho bạn tỉnh táo hơn, nhận
biết hơn. Trà đã được Phật tử phát minh ra và trong nhiều thế kỉ họ đã dùng trà
như sự giúp đỡ trong thiền. Và trà là có ích. Nếu bạn uống chén trà, đặc, và thế
rồi ngồi trong thiền trong ít nhất một giờ bạn sẽ không cảm thấy buồn ngủ, và bạn
có thể vẫn còn nhận biết. Bằng không, bất kì khi nào bạn cảm thấy im lặng, và
ngồi thảnh thơi, giấc ngủ kéo tới. Để tránh giấc ngủ, trà đã giúp đỡ.
Câu chuyện là ở chỗ Bồ đề đạt
ma đã thiền trên núi nào đó ở Trung Quốc có tên là "Ta". Từ
"Ta" đó mới đưa tới tên "tea-trà". Núi đó có thể được phát
âm là "Ta", hay "Cha"; đó là lí do tại sao ở Ấn Độ trà được
gọi là chai, hay cha.
Bồ đề đạt ma đã thiền, ông ấy
đã thực sự là thiền nhân vĩ đại. Ông ấy thích thiền mười tám giờ, nhưng điều đó
là khó. Ông ấy sẽ cảm thấy buồn ngủ lặp đi lặp lại, và mí mắt ông ấy muốn sụp
xuống, lặp đi lặp lại. Cho nên ông ấy đã cắt mí mắt và ném chúng đi, bây giờ
không có khả năng nào cho nhắm mắt nữa. Câu chuyện này hay - những mi mắt đó trở
thành những hạt mầm đầu tiên của trà, và một cây nào đó mọc ra từ chúng. Bồ đề
đạt ma đã pha trà đầu tiên trên thế giới từ cây này, và ông ấy ngạc nhiên thấy
rằng nếu bạn lấy lá và uống chúng, bạn có thể vẫn còn tỉnh táo trong thời kì
dài hơn. Cho nên trong hàng thế kỉ thiền nhân đã uống trà, và trà đã trở thành
điều rất, rất thiêng liêng.
Khi Thiền sư mời trà, đó là biểu
dụ. Ông ấy đang nói: Nhận biết nhiều hơn đi. Ông đang trên đường đúng, ông ấy
nói với Ninagawa, ông đang trên đường đúng, nhưng ông đang bước đi với chút ít
buồn ngủ. Ông đã tìm ra hướng, bây giờ đi vào theo cùng hướng đó đi. Chẳng mấy
chốc bản thể tựa Thiền của ông sẽ trở thành Thiền, nhưng ông sẽ cần nhận biết
nhiều hơn.
Ngạc nhiên với lời nói tựa thiền
của Ninagawa, Nhất Hưu đưa ông ấy vào phòng mình và mời trà ông ấy.
Ông này đang phục vụ nhận biết,
một chén đầy nhận biết. Nó là biểu tượng để chỉ ra rằng ông ấy nên trở nên nhận
biết hơn, đó là mọi điều ông ấy cần.
Thế rồi Nhất Hưu đọc bài thơ ứng
khẩu này:
Ta muốn mời ông đồ ăn ngon.
Hỡi ôi! Thiền tông chỉ có thể mời
cái không.
Nó có hai nghĩa. Nghĩa thường
là ở chỗ trong Thiền tông đồ ăn ngon là không được phép. Thức ăn rất đơn giản
là được phép; gạo, chút ít rau, trà - không cao lương mĩ vị. Cho nên điều đầu
tiên, nghĩa bình thường là:
Ta muốn mời ông đồ ăn ngon.
Hỡi ôi! Thiền tông chỉ có thể mời
cái không.
Đây là nỗ lực cuối cùng của Nhất
Hưu để xuyên thấu vào ông ấy tới cốt lõi sâu nhất, để xem liệu ông ấy có thể hiểu
được nghĩa này hay không.
Nghĩa thứ hai là:
Ta muốn mời ông đồ ăn ngon.
Hỡi ôi! Thiền tông chỉ có thể mời...
cái không.
Ta có thể mời cái không. Nó có
thể ngụ ý: ta không thể mời cái gì cả, hay nó có thể ngụ ý: ta có thể mời ông
chỉ cái không mà thôi. Thế thì cái không được mời. Nhận biết và cái không là
hai mặt của cùng một điều. Bạn càng trở nên nhận biết, bạn càng cảm thấy là cái
không.
Cho nên đầu tiên Nhất Hưu mời
trà để nói: Trở nên nhận biết đi. Thế rồi ông ấy nói, "Hỡi ôi! Ta không thể
mời được cái gì - ngoại trừ cái không."
Đây là cái lưới cuối cùng được
thầy tung ra. Sau khi thầy đã mời trà, nếu Ninagawa mà là kẻ giả vờ, ông ấy chắc
đã thảnh thơi. Ông ấy chắc đã nghĩ, "Mình được chấp nhận rồi. Thầy đã đưa mình
vào phòng trà của thầy, mời mình trà, rót trà cho mình. Mình được thảnh thơi rồi."
Sau khi uống trà ông ấy chắc đã thảnh thơi, bởi vì bạn không thể giả vờ lâu được.
Giả vờ là căng thẳng tới mức người ta phải thảnh thơi. Và khi thầy đã mời và
pha trà cho bạn, bây giờ không cần giả vờ, mọi thứ được kết thúc rồi. Cho nên
đó là cái bẫy cuối cùng.
Ninagawa đáp:
Tâm trí coi tôi là cái không
là trống rỗng nguyên thuỷ -
Món ngon của các món ngon.
Không. Ông ấy có hiểu biết tựa
Thiền thực sự, ông ấy không là nhà thơ đơn thuần. Cái gì đó của thơ ca thực của
sự tồn tại đã xảy ra cho ông ấy. Ông ấy có thể lập tức hiểu ra. Ông ấy có thể
là tức khắc và ông ấy có thể đáp ứng. Ông ấy nói:
Tâm trí coi tôi là cái không
là trống rỗng nguyên thuỷ -
Món ngon của các món ngon.
Cái không là món ngon của các
món ngon - hơn điều đó không thể được cung cấp. Đó là món ngon cuối cùng, hương
vị cuối cùng của bản thân sự tồn tại. Dường như bạn đã ăn bản thân Thượng đế -
món ngon của các món ngon.
Xúc động sâu sắc, thầy nói:
Con ta, con đã học được nhiều.
Việc học này không phải là tri
thức. Thiền tạo ra khác biệt giữa việc học và tri thức, để tôi giải thích nó
cho bạn. Tri thức được mượn; việc học là của bạn. Tri thức là qua lời, ngôn ngữ,
khái niệm; việc học là qua kinh nghiệm. Tri thức bao giờ cũng bị kết thúc: bạn
biết nó, nó là đầy đủ. Việc học không bao giờ đầy đủ, nó bao giờ cũng trên đường.
Việc học là quá trình - người ta cứ tiếp diễn mãi và mãi, tới chính khoảnh khắc
cuối người ta vẫn cứ học. Tri thức dừng lại ở đâu đó, và trở thành bản ngã. Việc
học không bao giờ dừng, nó vẫn còn khiêm tốn.
Tri thức được vay mượn: bạn
không thể lừa thầy bằng tri thức của bạn, bởi vì lời của bạn sẽ chỉ trên bề mặt;
sâu bên dưới bản thể bạn sẽ biểu lộ. Lời của bạn không thể che giấu bạn. Với thầy
lời của bạn là trong suốt. Bất kì điều gì bạn bầy tỏ rằng bạn biết thầy bao giờ
cũng có thể thấy bên dưới cái gì thực sự ở đó. Người này chắc đã bị Nhất Hưu bắt
nếu ông ấy mà là con người của tri thức. Nhưng không, ông ấy thực sự là con người
của việc học: ông ấy đã học, ông ấy không giả vờ. Qua nhiều kinh nghiệm về cuộc
sống, sự tồn tại, ông ấy đã học nhiều.
Con ta, con đã học được nhiều.
Và đây là rất nhiều từ một Thiền
sư, bởi vì họ rất hà tiện về việc nói những điều như vậy. Khi một Thiền sư nói
điều như vậy ông ấy ngụ ý điều đó. Và ông ấy có thể nói điều như vậy chỉ khi
ông ấy thực sự cảm động, khi ông ấy thực sự cảm thấy cái đích thực. Chỉ thế
thôi, bằng không thì không đâu.
Nhìn vào câu chuyện này, và cảm
thấy bản thân bạn song song với nó. Bạn có học không, hay bạn chỉ thu thập tri
thức? Để cho điều đó trở thành luật rất nền tảng: không phản ứng qua tri thức,
phản ứng - tức là, đáp ứng - một cách tự phát. Chỉ thế thì bạn sẽ ngày càng gần
gũi hơn với tôi, và chỉ thế thì, một ngày nào đó, tôi có thể đưa bạn vào và pha
trà cho bạn. Bằng không bạn có thể chỉ gần tôi về vật lí và điều đó sẽ không
ích gì. Tôi phải phục vụ nhận biết cho bạn và tôi phải cho bạn món ngon của các
món ngon - tính không.
Kết thúc quyển 'Cỏ tự nó mọc' - Quay về Mục lục
0 Đánh giá