Chương 8. Chân lí không có lịch sử

Chương 8. Chân lí không có lịch sử

Price:

Read more

Vô trí - Hoa của vĩnh hằng - Osho
Chương 8. Chân lí không có lịch sử

Phật kính yêu,
Một sư tới gặp Thầy Đại Tuỳ Pháp Chân, và nói với ông ấy, “Núi Ngũ Hành và Núi Đại Tuỳ - chúng giống cái gì? Núi Đại Tuỳ là thế nào?”
Đại Tuỳ Pháp Chân nói, “Nói to lên - ta nặng tai đấy.”
Sư nhắc lại câu hỏi, nói to hơn.
Đại Tuỳ Pháp Chân nói, “Nó giống cả nghìn núi, mười nghìn núi!”
Một dịp khác một sư nói,“Một trong những cổ nhân đứng trong tuyết và chặt cánh tay mình. Người đó đang tìm chân lí gì vậy?”
Đại Tuỳ Pháp Chân đáp, “Người đó đã không chặt tay mình.”
Sư phản đối, “Người đó đã chặt nó rồi chứ!Sao ông nói là người đó không chặt?”
Đại Tuỳ Pháp Chân nhận xét, “Người đó tận hưởng được ở trong tuyết.”
Lúc khác, một sư cúi lạy tượng Văn Thù, trong sự hiện diện của Đại Tuỳ Pháp Chân.
Thầy giơ vợt muỗi lên và nói,
“Văn Thù và Phổ Hiền cả hai đều bị chứa trong cái này.”
Sư vẽ một vòng tròn, ném nó vào sau ông ấy, và rồi giang tay mình ra.
Đại Tuỳ Pháp Chân bảo người hầu cho sư đó một chén trà.
Các bạn của tôi ơi,
Trước khi tôi thảo luận về lời kinh này, một mối quan tâm thực sự trong lòng tôi đang khẩn thiết cần được thảo luận hơn.
Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi đã cố gắng vất vả nhất để tạo ra tình thân hữu với Trung Quốc, và dường như là họ đã giải quyết được vấn đề. Tôi không trách Rajiv Gandhi. Hai nước lớn như Ấn Độ và Trung Quốc không thể cứ là kẻ thù của nhau mãi mãi được - bất kì ai yếu hơn, sớm hay muộn sẽ nhường bước.
Đây là thất bại thứ hai của Ấn Độ. Thất bại thứ nhất là khi Trung Quốc xâm lược lãnh thổ Ấn Độ ở Himalayas, hàng nghìn dặm. Ấn Độ đã không đủ mạnh, và đặc biệt nó đã không sẵn sàng đánh nhau trong tuyết vĩnh cửu của Himalayas.
Ông của Rajiv Gandhi - Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ - vẫn tranh đấu, dù biết rõ không có khả năng nào để chiến thắng. Và ông ấy đã bị thất bại. Quân đội Ấn Độ không thể trụ trên tuyết của Himalayas. Họ chưa bao giờ nghĩ tới điều đó; do đó họ đã không được chuẩn bị.
Trung Quốc đã chinh phục Tây Tạng. Một trong những quốc gia có ý nghĩa nhất trên thế giới - nhỏ và nghèo, trên núi cao nhất, nó đã được gọi là “mái nhà của thế giới,” và trong nhiều thế kỉ nó đã tự hiến mình chỉ cho thiền. Một nước kì dị trong cả thế giới - trong nhiều thế kỉ, liên tục, nó chỉ có một ham muốn: làm sao biết tới bản thân người ta. Nó không có quân đội, nó chưa bao giờ xâm lăng bất kì ai; nó không có ham muốn như thế, vô văn minh, man rợ. Nó là nguyên thuỷ, nhưng tôi vẫn nói Tây Tạng là nước văn minh nhất, văn hoá nhất.
Trung Quốc đã xâm lăng Tây Tạng - Tây Tạng không có vũ khí, không có quân đội. Trung Quốc nghiền nát dân Tây Tạng đáng thương dưới súng máy, chà đạp lên các tu viện của họ. Dalai Lama, thủ lĩnh Tây Tạng cả về chính trị và tôn giáo, không còn con đường nào khác là tị nạn ở phần của Ấn Độ trong Himalayas, tại Dharamsala. Kể từ đó trở đi ông ấy đã sống ở đó với hàng nghìn người Tây Tạng, những người đã tới cùng ông ấy.
Đây là một chuyện rất buồn khi nói rằng không ai trên cả thế giới này thậm chí đã phản kháng rằng một nước hồn nhiên, chưa bao giờ đi xâm lược và chưa bao giờ bầy tỏ ham muốn xâm lược bất kì ai, đơn giản bị xâm chiếm bởi vì nước khác có sức mạnh. Dường như là toàn thể nền văn minh của chúng ta chỉ là giả vờ; toàn bộ việc nói của chúng ta về tự do và độc lập đều đơn thuần là lời nói. Không chỉ có thế, không ai lên tiếng chống lại Trung Quốc. Ngay bây giờ, Rajiv Gandhi đã nói, “Tây Tạng là chuyện nội bộ của Trung Quốc.”
Dường như là luật rừng vẫn còn phổ biến. Cá lớn liên tục nuốt cá bé - không phản đối.
Bây giờ Dalai Lama, chứng kiến tình huống rằng Ấn Độ và Trung Quốc đang sắp thành bè bạn, đã bắt đầu chuẩn bị rời khỏi nước này - bởi vì đòi hỏi đầu tiên của Trung Quốc sẽ là ở chỗ Dalai Lama phải bị trao trả cho Trung Quốc; bằng không không có khả năng nào. Đòi hỏi nhất quán của Trung Quốc là, “Chừng nào các ông chưa trao Dalai Lama cho Bắc Kinh không có khả năng thân hữu.”
Và Rajiv Gandhi đã quên hoàn toàn hàng nghìn dặm lãnh thổ Ấn Độ. Điều đó nữa cũng là chuyện nội bộ của Trung Quốc sao? Thế chẳng mấy chốc toàn bộ Ấn Độ sẽ là chuyện nội bộ của Trung Quốc!
Người ta không nên yếu đuối thế. Tôi muốn nói với Dalai Lama: “Đừng nghĩ tới việc đi đâu nữa; ông sẽ chẳng được cư trú ở bất kì đâu trên thế giới này, bởi vì không ai muốn đối kháng với quốc gia lớn nhất, Trung Quốc.” Chỉ mới hai năm trước đây, thậm chí Mĩ cũng từ chối cấp visa du lịch ba tuần cho Dalai Lama trên cơ sở rằng họ không muốn làm phật ý Trung Quốc.
Tôi đã yêu Phật, và tôi đã yêu những người đã yêu Phật. Tôi có tình yêu sâu sắc và kính trọng Dalai Lama. Gợi ý của tôi với ông ấy là: đừng rời khỏi đất nước này; chỉ vứt bỏ cái ham muốn là quốc trưởng, thủ lĩnh tôn giáo Tây Tạng. Thực ra, điều không đúng cho một người tôn giáo là có nguyện vọng thành thủ lĩnh chính trị. Chỉ vứt bỏ ý tưởng đó đi. Là thiền nhân bình thường, người yêu Phật - thế thì Trung Quốc sẽ chẳng hỏi han gì tới ông đâu. Ông bị hỏi tới bởi vì ham muốn liên tục của ông được là người đứng đầu Tây Tạng. Quá nhiều nước đã chảy xuôi sông Hằng; điều đó không thể xảy ra được, ít nhất cũng trong kiếp sống của ông.
Nhưng nhấn mạnh của tôi là ở chỗ về cơ bản ham muốn của ông là sai. Tây Tạng đã qua rồi, không còn trong tay ông nữa. Ông nên từ bỏ điều đó. Ham muốn của ông về quyền lực là ham muốn chính trị - đấy là điều đáng xấu hổ trong một người vẫn được coi là thiền nhân. Cứ ở trong Himalayas, và chẳng ai gây rắc rối cho ông. Rắc rối nảy sinh bên trong ông bởi vì ham muốn rằng ông muốn Tây Tạng nằm dưới sự cai trị của ông.
Quên tất cả về điều đó đi. Việc có ham muốn như vậy là xấu, hoàn toàn đáng lên án. Đó đã là thông điệp kì lạ của Phật Gautam: không có bất kì ham muốn nào trong thế giới này; khi thế giới kia, thế giới điều huyền bí, đang sẵn sàng mở cánh cửa của nó còn ông đang tìm kiếm quyền lực ảo tưởng nào đó.
Điều này chứng tỏ rằng bản thân Dalai Lama không phải là thiền nhân.
Tôi muốn ông ấy không đi đâu . Ông đang có một chỗ đẹp đẽ ở Dharamsala - đi vào trong đi. Đây là lúc ông chứng tỏ rằng có thế giới bên trong còn quí giá hơn nhiều so với bất kì cái gì mà thế giới bên ngoài có thể đem cho ông. Và nếu ông không thể chứng tỏ được điều này, ông nghĩ ai sẽ chứng tỏ được điều đó?
Một khi ông ấy vứt bỏ cái ham muốn kia và lời tuyên bố kia, và ông ấy trở thành người bình thường, đơn giản, Trung Quốc chẳng quan tâm gì tới ông ấy nữa. Ông ấy có thể sống trong Himalayas - ông ấy quen sống trong Himalayas.
Và tôi nói lại lần nữa: không ai định đối xử theo cách thân thiện với bạn. Bạn có thể đưa ra cái gì? Trung Quốc đưa ra sức mạnh vô cùng. Bạn sẽ không kiếm được chỗ trú ngụ ở bất kì đâu trên thế giới.
Thế giới này còn chưa văn minh được như bạn tưởng đâu. Nó chỉ chăm lo cho những người có sức mạnh. Có sức mạnh là đúng, và không có sức mạnh... chẳng ai lo về bạn cả, dù bạn đúng hay sai.
Đây đã là sức nặng ghê gớm lên tôi. Ngay chỗ đầu tiên, Tây Tạng không phải là chuyện nội bộ của Trung Quốc, và Rajiv Gandhi đã quên mất hàng nghìn dặm lãnh thổ Himalayas. Điều đó thậm chí không được nhắc tới nữa.

Và điều Dalai Lama cần phải ghi nhớ đặc biệt là: đừng bị ảo tưởng bởi cái gọi là dân chủ, độc lập, tự do. Những thứ đó không tồn tại đâu; kẻ mạnh chỉ nói về chúng. Cả thế giới vẫn bị lạc hậu hàng thế kỉ, sống trong cùng tâm trí man rợ. Chỉ ngôi nhà của nó trở nên tốt hơn, đường xá tốt hơn, công nghệ tốt hơn, nhưng con người? - nó chưa bao giờ tồi hơn như nó bây giờ! Bởi vì con người nguyên thuỷ, man rợ, dù bạo hành đến đâu, cũng không có tên lửa, vũ khí hạt nhân, bom nguyên tử.
Đây cũng cùng là con người man rợ đó - với quần áo hiện đại, nhưng tâm trí mang tính thú vật như bạn có thể hình dung. Và trong tay của những con tinh tinh man rợ này là vũ khí hạt nhân có thể huỷ diệt cả trái đất này trong vòng mười phút, với tất cả mọi sinh linh sống. Con người man rợ này, con tinh tinh này, đã đi tới điểm cuối nơi nó sắp tự tử.
Tôi có nghe rằng Ronald Reagan có một người bạn lớn, một con tinh tinh. Ông ta không thể nào tìm thấy một người khác để làm bạn với. Ngày đầu tiên của nhiệm kì tổng thống của ông ấy ở Mĩ, ông ấy đã đi dạo buổi sáng trên bãi cát với người bạn lớn của mình, con tinh tinh.
Một ông già say loạng choạng xung quanh, nhìn rất cẩn thận, và cuối cùng ông ta không thể nào cưỡng lại được: ông ta đi tới hai người bạn này và nói, “Thưa Tổng thống, thưa ngài, có cảm giác không phải là việc có con tinh tinh này làm bạn ngài.”
Khi Ronald Reagan định nói điều gì đó, ông già say này nói, “Ông câm đi! Tôi đang nói với ông Tổng thống.”
Con tinh tinh đó bị ẩn kín dưới cái gọi là chính khách. Bất kì chỗ nào có ham muốn chi phối đều có tinh tinh ẩn bên trong.
Tôi muốn nhắc lại lần nữa: Dalai Lama không phải đi đâu . Đây là lúc vứt bỏ ham muốn bên ngoài về sự chi phối. Đi vào bên trong đi, ông đang già đi những ông không trưởng thành lên. Đi vào trong để tìm ra vương quốc không của thế giới này.
Maneesha đã đem tới vài giai thoại, lời kinh và phát biểu rất hay từ lịch sử của Thiền.
Một sư tới gặp Thầy Đại Tuỳ Pháp Chân, và nói với ông ấy, “Núi Ngũ Hành...” đó là một tu viện lớn. Tất cả các ngọn núi này đều được đặt tên theo một thầy đã trở nên chứng ngộ, và bởi vì chứng ngộ của thầy mà hàng nghìn người tìm kiếm đã tụ tập lại đó. Ngũ Hành đã trở nên chứng ngộ và hoàng đế Trung Quốc đã lấy cái tên này đặt cho núi nơi Ngũ Hành đã trở nên chứng ngộ - Núi Ngũ Hành. Và cũng điều đó đã xảy ra cho Đại Tuỳ Pháp Chân. Khi ông ấy trở nên chứng ngộ hoàng đế tuyên bố, “Núi này nên được ghi nhớ như đài tưởng niệm cho Đại Tuỳ Pháp Chân và việc chứng ngộ của ông ấy. Nó sẽ được gọi là Núi Đại Tuỳ.”
Một sư tới gặp Thầy Đại Tuỳ Pháp Chân, và nói với ông ấy, “Núi Ngũ Hành và Núi Đại Tuỳ - chúng giống cái gì? Núi Đại Tuỳ là thế nào?”
Đại Tuỳ Pháp Chân nói, “Nói to lên - ta nặng tai đấy.”
Sư nhắc lại câu hỏi, nói to hơn.
Đại Tuỳ Pháp Chân nói, “Nó giống cả nghìn núi, mười nghìn núi!”
Đấy là một quả núi nhỏ, nhưng bởi vì hàng nghìn đệ tử đang đi trên con đường hoàng kim của việc trở nên chứng ngộ nên Đại Tuỳ Pháp Chân nói, “Không phải là chỉ chứng ngộ của ta mới làm nên Núi Đại Tuỳ là cái nó hiện thế, mà hàng nghìn người, có lẽ mười nghìn người, đang tìm kiếm cùng việc chứng ngộ đó. Núi này là một trong những nơi được ân huệ nhất trên thế giới. Biết bao nhiêu người tìm kiếm, bao nhiêu người tuyệt đối quyết tâm đạt tới tiềm năng của mình. Hàng nghìn hay mười nghìn phật đang ngủ nay đang cố gắng tỉnh dậy.”
Quả núi này không phải là một chỗ nhỏ bé đâu. Nếu nó có thể chứa mười nghìn phật, làm sao nó có thể là chỗ nhỏ bé được? Nó là mười nghìn núi, cả rặng núi kéo dài hàng nghìn dặm.
Sư này không thể hiểu nổi. Để hiểu những phát biểu của các Thiền sư bạn phải có nếm trải nào đó về núi, thiền, thầy. Bạn phải có nếm trải nào đó về mùa xuân; bằng không nó sẽ có vẻ hoàn toàn ngớ ngẩn.
Một dịp khác một sư nói,“Một trong những cổ nhân đứng trong tuyết và chặt cánh tay mình. Người đó đang tìm chân lí gì vậy?”
Đây là một trong những sự kiện đẹp nhất của Thiền. Chuyện xảy ra khi Bồ đề đạt ma từ Ấn Độ tới Trung Quốc, và đã suốt chín năm quay mặt vào vách chùa.
Nhiều người tới thuyết phục ông ấy, “Sao thầy không nói với chúng tôi? Chúng tôi hỏi các câu hỏi còn thầy đưa câu trả lời cho bức tường. Điều đó có vẻ rất kì dị.”
Nhưng Bồ đề đạt ma nói, “Chừng nào mà người tới còn chưa có tai và tâm hiểu ta, tốt hơn cả là nói với bức tường. Ít nhất một người không thất vọng.” Rồi một hôm một người tới.
Người đó chặt một cánh tay và ném nó xuống trước Bồ đề đạt ma và nói, “Nếu thầy không quay lại ngay lập tức hướng về tôi, tôi sẽ chặt cả đầu nữa.”
Bồ đề đạt ma nhanh chóng quay lại, và nói, “Vậy là ông đã tới! Ta đã chờ đợi suốt chín năm nay.”
Chừng nào một người còn chưa sẵn sàng liều cả chính cuộc sống mình, biến đổi là không thể có được.
Cho nên sư này, khi hỏi Đại Tuỳ Pháp Chân, đã nói, “Một trong những cổ nhân, tôi đã được nghe nói tới, đã đứng trong tuyết và chặt cánh tay mình. Người đó đang tìm kiếm chân lí gì vậy?”
Đại Tuỳ Pháp Chân đáp, “Người đó đã không chặt tay mình.”
Sư phản đối, “Người đó đã chặt nó rồi chứ!Sao ông nói là người đó không chặt?”
Sự kiện là người đó đã chặt tay mình. Nhưng chân lí là người đó đã không chặt tay.
Không có nỗ lực gì khi người đó chặt tay mình; điều đấy đã thảnh thơi dường như không có gì xảy ra . Do đó chân lí là, người đó đã không chặt tay. Sự kiện là, người đó đã chặt tay. Và Thiền quan tâm tới chân lí, không quan tâm tới sự kiện.
Đại Tuỳ Pháp Chân nhận xét, “Người đó tận hưởng được ở trong tuyết.”
Người đó tận hưởng hoàn hảo. Cho dù người đó có chặt đầu mình, người đó vẫn thảnh thơi, tin cậy thế. Và việc tìm kiếm của người đó là quyết tâm tuyệt đối của người đó. Bởi việc tìm kiếm đó, đem cho tay của bạn hay đầu bạn không có ý nghĩa gì. Tay bạn sớm hay muộn cũng sẽ tan rã trong đất. Đầu bạn, thân thể bạn một ngày nào đó sẽ vùi vào trong đất.
“Vậy ông đang nói về cái gì vậy?” Đại Tuỳ Pháp Chân nói. “Người này đã không chặt tay mình; người đó đang tận hưởng điều đó như niềm vui tột cùng nhất có thể có.” Và việc đổi hướng của Bồ đề đạt ma là điểm lớn lao trong việc đổi hướng toàn bộ bản thể người đó... người đó đã trở thành người kế tục của Bồ đề đạt ma.
Khi Bồ đề đạt ma rời bỏ Trung Quốc đi vào trong Himalayas và biến mất trong tuyết vĩnh viễn... Ông ấy đã già và đấy là lúc tìm đúng chỗ để biến mất trong điều tối thượng.
Ông ấy gọi bốn đệ tử của mình lại và hỏi họ, “Điều tinh tuý nhất của giáo huấn của Phật là gì?”
Một người tiến lên trước và nói, “Biết tới bản thân mình là điều tinh tuý của giáo huấn của Phật.”
Bồ đề đạt ma nói, “Ông đúng đấy, nhưng chưa đủ làm người kế tục ta. Ngồi xuống. Ông được da ta, ông chưa đi sâu hơn.”
Người thứ hai tới, và cùng câu hỏi đó: “Điều tinh tuý nhất của giáo huấn của Phật là gì?” Người này nói, “Đạt tới vô ngã.”
Người thứ nhất đã nói, “Biết cái ta.” Người thứ hai nói, “Đạt tới vô ngã, tới cái không, tới sự trong trắng hoàn toàn nơi ý tưởng về cái ‘tôi đây’ không nẩy sinh.”
Bồ đề đạt ma nói, “Ông khá hơn người thứ nhất. Ông được xương ta, nhưng ông vẫn chưa có khả năng là người kế tục ta.”
Người thứ ba tới sau người này... lại cùng câu hỏi ấy. Người thứ ba nói, “Điều tinh tuý của giáo huấn của Phật là im lặng.”
Bồ đề đạt ma nói, “Điều đó thậm chí còn tốt hơn cả hai người kia, nhưng không đủ làm người kế tục ta. Nếu giáo huấn cơ bản và tinh tuý là im lặng, ông phải vẫn còn im lặng thay vì dùng từ ‘im lặng’, bởi vì từ im lặng lại không là im lặng.
“Tâm trí ông đầy những ý nghĩ. Nhưng ý nghĩ đẹp - ý nghĩ về im lặng, ý nghĩ về thiền - nhưng tất cả đều là ý nghĩ. Ông nghĩ về tiền hay ông nghĩ về chân lí tối thượng không thành vấn đề. Suy nghĩ như vậy chỉ là sự rối loạn; đối tượng của suy nghĩ không thành vấn đề gì . Ông được tuỷ ta, vậy mà ông chưa xứng đáng làm người kế tục ta.”
Người thứ tư bước tới... lại cùng câu hỏi ấy. Không câu trả lời, chỉ có nước mắt, và người đó cúi xuống chân Bồ đề đạt ma. Bồ đề đạt ma tuyên bố người này là người kế tục của ông ấy.
Đây là cùng con người ấy, với một cánh tay. Không nói điều gì, nhưng người đó đã nói mọi điều. Những giọt nước mắt đó có hiệu lực hơn nhiều, diễn đạt hơn nhiều so với tất cả mọi lời nói, toàn bộ ngôn ngữ, của con người. Dù được nói ra triết lí đến đâu, logic đến đâu, hợp lí đến đâu, chúng không tải được chân lí, chúng không mang được cái đẹp bên trong chúng.
Cho nên chân lí là ở chỗ người đã chặt cánh tay mình đang tận hưởng điều đó một cách mênh mông. Việc chặt tay của người đó là rất thảnh thơi, trong tin cậy sâu sắc, trong tình yêu lớn lao. Về mặt sự kiện người đó có thể đã chặt tay, nhưng trong chân lí người đó tận hưởng toàn bộ kinh nghiệm này, việc Bồ đề đạt ma quay lại nhìn người đó sau chín năm.
Bồ đề đạt ma thậm chí đã ngoảnh mặt đi với Lương Vũ đế của Trung Quốc, gọi ông ta là kẻ ngu dốt. Ông ấy đã từ kinh thành xa xôi ra tận biên giới để đón Bồ đề đạt ma. Và ông ấy đã hỏi Bồ đề đạt ma, “Trẫm đã làm biết bao nhiêu công trình tôn giáo, biết bao nhiêu lần nhịn ăn. Mười nghìn học giả vẫn liên tục dịch thông điệp của Phật. Trẫm đã nuôi hàng triệu sư phật tử, trẫm đã ủng hộ hàng trăm tu viện. Trẫm đã chuyển cả đất Trung Quốc sang Phật giáo. Đâu là công đức của trẫm? Trẫm sẽ được thưởng gì đây?”
Bồ đề đạt ma nói, “Bệ hạ ngu lắm! Chính ham muốn được thưởng đó đã phá huỷ đi mọi công đức. Bệ hạ sẽ sa xuống địa ngục thứ bẩy! Và ta sẽ không đi vào lãnh thổ của bệ hạ đâu, bởi vì bệ hạ bị vây quanh bởi các nho sĩ, kinh sách, sư sãi, tu viện. Ta sẽ vẫn còn ở bên ngoài và chờ đợi đúng người.”
Ông ấy phải mất chín năm, nhưng tin cậy của ông ấy... Ông ấy già dần đi, nhưng ông ấy vẫn chờ đợi và chờ đợi và chờ đợi, và cuối cùng người đó đã tới.
Điều đó bao giờ cũng tới, bạn chỉ phải chờ đợi - không trong vội vã, không đòi hỏi rằng người đó phải tới ngay bây giờ - chỉ chờ đợi thuần khiết, lắng nghe tiếng bước chân khi người đó tới. Người đó bao giờ cũng tới. Nếu có một thầy đúng, hàng nghìn đệ tử đúng nhất định sẽ tới. Nếu có dòng suối thuần khiết, những người khát nhất định sẽ tới. Khi hoa hồng nở ra, ong sẽ tới từ xa hàng dặm đường.
Các nhà khoa học đã làm việc về ngôn ngữ của ong, bởi vì họ đã tìm ra rằng ong truyền đạt vài điều theo một cách nào đó. Có lẽ chúng không có ngôn ngữ rất dài, theo bảng chữ cái, nhưng chúng chắc chắn có một số biểu tượng. Một con ong đi tìm hoa, cách xa hàng dặm đường, và khi nó tìm thấy hoa nó quay lại nơi hàng nghìn con ong đang chờ đợi và nó múa theo một cách nào đó. Và ngay lập tức hàng nghìn ong đi theo hướng có hoa. Điệu múa đó đã chỉ ra hướng đi.
Thậm chí ong cũng tìm thấy hoa, ở chỗ xa xôi. Nói gì về tâm thức con người? Những người tỉnh táo, những người có cảm giác về việc tìm kiếm ý nghĩa gì đó trong đời họ, nhất định tìm thấy nơi hoa đã tới độ nở ra.
Cho nên đệ tử này, theo Đại Tuỳ Pháp Chân, đang tận hưởng. Thậm chí bằng việc chặt cánh tay mình người đó đơn giản cúng dường món quà cho thầy mà người đó đã tìm thấy. Đó là vui sướng của người đó. Do đó, khi có liên quan tới chân lí đấy là một điều; sự kiện là điều khác.
Chỉ nhân tiện, tôi muốn lưu ý bạn rằng ở phương Đông chúng ta chưa bao giờ viết sử. Lịch sử là hiện tượng tuyệt đối mang tính phương Tây. Chính là cùng việc tới của đế quốc Anh mà các nhà truyền giáo Ki tô giáo bắt đầu viết ra lịch sử của Ấn Độ, nhưng Ấn Độ không bao giờ bận tâm tới việc viết sử bởi một lẽ đơn giản rằng lịch sử sẽ không là gì ngoài sự kiện và sự kiện và sự kiện. Mối quan tâm của chúng ta là chân lí, và chân lí không có lịch sử.
Chân lí bao giờ cũng là hiện tại; lịch sử nghĩa là quá khứ. Chân lí không bao giờ là quá khứ. Chân lí bao giờ cũng ở đây; do đó chân lí không thể có lịch sử được. Chúng ta vứt bỏ toàn thể ý tưởng về lịch sử.
Lúc khác, một sư cúi lạy tượng Văn Thù, trong sự hiện diện của Đại Tuỳ Pháp Chân.
Thầy giơ vợt muỗi lên và nói,
“Văn Thù và Phổ Hiền cả hai đều bị chứa trong cái này.”- cái vợt muỗi
Một phát biểu như vậy không thể được đưa ra ở bất kì đâu khác hơn trong thế giới của Thiền. Văn Thù và Phổ Hiền là hai đại đệ tử của Phật Gautam, những người trở nên chứng ngộ trong khi Phật còn sống. Chỉ câu chuyện về Văn Thù trở nên chứng ngộ cũng đủ cho bạn hiểu rằng những người này, Văn Thù và Phổ Hiền, có giá trị như bản thân Phật Gautam.
Văn Thù thường ngồi dưới gốc cây để thiền, trong nhiều năm. Rồi một hôm, đêm đã qua - bỗng nhiên, trái mùa, cây nở hoa và hoa bắt đầu trút xuống như mưa.
Ở phương Đông có những cây đẹp như vậy, trút hoa xuống như mưa. Một cây tôi đã từng yêu mến nhất... tôi không biết Văn Thù đã ngồi dưới cây nào, nhưng có lẽ nhất nó phải là cây này - tôi đã yêu mến nó từ thời còn thơ ấu của mình. Cây này có tên là madhukamini. Nó nở hoa vào mùa mưa; nó nở hàng nghìn hoa một lúc, và trong đêm. Rồi đến sáng bạn sẽ thấy gần như một tấm thảm hoa dưới nó, hàng nghìn hoa với hương thơm đẹp thế. Tôi chưa từng gặp cây nào khác như nó.
Có lẽ Văn Thù đã ngồi dưới cây madhukamini, hay có thể dưới một cây khác, điều đó không thành vấn đề. Điều thành vấn đề là, mười nghìn đệ tử của Phật đã nhìn vào cây này, nhìn vào Văn Thù... không thể nào tin vào điều đó được. Đấy không phải là lúc - điều gì đã xảy ra cho cây?
Phật nói, “Các ông chỉ thấy cây và hoa của nó. Các ông nên nhìn vào Văn Thù kia, vào điều đã xảy ra cho Văn Thù. Cây này đơn giản đã nghe thấy điều xảy ra cho Văn Thù. Cây này đơn giản được đồng điệu. Nếu Văn Thù có thể nở hoa bất thần thế, sao cây không thể làm cùng điều đó? Nhìn Văn Thù đi.”
Và Văn Thù đã ngồi trong im lặng bẩy ngày liên tục, cho tới khi đích thân Phật đi tới ông ta và bảo ông ta, “Văn Thù, bẩy ngày đã trôi qua rồi. Bây giờ là lúc đứng dậy và kể cho bạn lữ hành của ông điều đã xảy ra trong bản thể ông.”
Phổ Hiền lại trở nên chứng ngộ vì ông ấy nhìn khi Phật nói, “Đừng nhìn vào cây, nhìn vào Văn Thù.”
Trong mười nghìn đệ tử chỉ một người, Phổ Hiền, đã nhìn vào Văn Thù và bản thân ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Chứng ngộ có thể là hiệu ứng dây chuyền.
Về hai thầy vĩ đại này, Đại Tuỳ Pháp Chân nói - vì một sư đang tôn thờ tượng Văn Thù - “Văn Thù và Phổ Hiền cả hai đều bị chứa trong cái vợt muỗi này.”
Về mặt sự kiện điều đó không phải là như vậy, nhưng về chân lí, ngay cả muỗi, mà có thể bị bắt trong vợt cũng có cùng tiềm năng như Văn Thù và Phổ Hiền. Đó là điều Đại Tuỳ Pháp Chân đang nói.
Đừng nghĩ rằng ông ấy đang xúc phạm Văn Thù hay Phổ Hiền. Ông ấy đơn giản chỉ ra chân lí, rằng “Đừng tôn thờ tượng. Tìm chính cội nguồn cuộc sống đi. Ngay cả muỗi sống cũng có bản chất là phật. Có thể mất hàng triệu năm cho con muỗi đáng thương trở thành con người, nhưng điều đó không phải là vấn đề cần bận tâm tới.”
Chúng ta có toàn bộ cái vĩnh hằng trong tay mình - vô thuỷ, vô chung. Đâu đó, chỗ nào đó, người ta nhất định trở thành phật. Đơn giản chỉ là vấn đề thảnh thơi của bạn trong bản thân bạn.
Sư vẽ một vòng tròn, ném nó vào sau ông ấy, và rồi giang tay mình ra.
Đại Tuỳ Pháp Chân bảo người hầu cho sư đó một chén trà.
“Chén trà” có ý nghĩa khác toàn bộ khi được thốt ra từ thầy. Trong Thiền, điều đó lần nữa lại bắt nguồn từ Bồ đề đạt ma. Ông ấy cư ngụ trên quả núi có tên T’a, và ông ấy muốn vẫn còn tỉnh thức hai mươi bốn giờ, cho nên ông ấy đã cắt lông mi của mình và ném chúng ra trước chùa - điều đó có thể là hư cấu, nhưng nó vẫn xứng đáng được nhắc tới. Mưa kéo tới và lông mi bắt đầu mọc lên. Đó là những lá trà đầu tiên.
Chúng được gọi là lá trà bởi vì chúng trước hết đã mọc lên trên núi T’a. Và bởi vì chúng về nguyên thuỷ là lông mi của một trong những người thức tỉnh nhất, Bồ đề đạt ma, nên trà vẫn giữ bạn tỉnh thức. Nếu bạn không muốn ngủ, một chén trà...
Khi một Thiền sư nói, “Đưa cho người này một chén trà,” ông ấy ngụ ý một chén nhận biết. Đó là ý nghĩa thứ nhất của trà theo truyền thống Thiền.
Một bài cú:
Tôi không thể làm gì;
đời tôi đầy mâu thuẫn,
bị cuốn theo gió.
Tôi không thể làm gì...
Thực ra bất kì ai đi tới biết về cái im lặng bên trong nhất của mình đều sẽ đồng ý với nhà thơ này nói, “Tôi không thể làm được gì; bất kì cái gì xảy ra cứ xảy ra. Nhiều nhất tôi chỉ là người quan sát.”
... đời tôi gồm các mâu thuẫn,
bị cuốn theo gió.
“Tôi không thể làm được gì. Đôi khi tôi bị thổi lên bắc, đôi khi xuống phương nam. Nó tất cả đều là mâu thuẫn; tôi chỉ là nhân chứng.”
Chỉ là nhân chứng, và không là người làm, chính là điều tinh tuý của thiền.
Maneesha đã hỏi một câu hỏi.
Phật kính yêu,
Trong thời kì không khoẻ của Thầy, nhiều người trong chúng tôi đã quyết định thiền theo băng video buổi tối. Đó dường như là thời gian để phát hiện ra điều chúng tôi đã có về thiền mà không phụ thuộc vào sự hiện diện vật lí của Thầy. Cho nên, trên đường, trong khi Thầy đang trải qua thử lửa, chúng tôi cũng được kiểm tra. Vài buổi tối đó thật kì lạ: im lặng mạnh mẽ bắt đầu lớn lên - ngây ngất thế, cứ dường như Thầy thực sự đang ở với chúng tôi.
Thời gian của hai sự kiện này - đấy chỉ là sự trùng hợp hay điều nọ lẩy cò cho điều kia? Đây là sự đồng bộ chăng?
Maneesha, bạn đã hỏi và trả lời rồi. Nó đơn giản là sự đồng bộ.
Đây là lúc cho Sardar Gurudayal Singh.
Xuôi phía nam ở Mississippi, Bé Đen Washington, Bé Đen Jefferson, và Bé Đen Lincoln đang ngồi quanh so sánh tên gia đình chúng.
Bé Washington nói, “Tên tớ là Neon.”
“Neon à?” hai đứa kia hỏi.
“Ừ đấy,” Bé Washington đáp, “bởi vì bố tớ đã phát minh ra đèn neon.”
Thế rồi Bé Lincohn nói, “Tên tớ là Poly. Bởi vì bố tớ đã phát minh ra quần lót poly-ester.”
Thế rồi Bé Jefferson kêu lên, “Tên tớ là Gonorrhea.”
“Cậu không nói rằng bố cậu đã phát minh ra cái đó chứ?” Washington nói.
“Không,” Jefferson đáp, “nhưng ông ấy là nhà phân phối miền nam!”
Charlie Mildew ngẫu nhiên gặp một người bạn cũ lần đầu tiên sau nhiều năm.
“Morton? Morton Cash, bạn đấy à?” Charlie hỏi. “Tôi nghe nói bạn đã trở nên giầu có lắm.”
“Tớ không thể phàn nàn được.” Morton đáp. “Tớ có một ngôi nhà hiện đại trong thành phố, một điền trang nông thôn, hai xe Farrari, một vợ ba con, nhiều công ti, và một số đầu tư tốt.”
“Có vẻ hay đấy,” Charlie nói, “nhưng sau rốt, bạn có thể làm được điều gì mà tôi không thể làm được? Chúng ta cả hai đều ăn, ngủ và uống - còn cái gì khác có đó trong cuộc sống?”
“Bạn gọi cái đó mà là sống sao?” Morton chế giễu. ‘Tớ á, tớ dậy, ăn bữa sáng khổng lồ, thế rồi tớ nằm ra hiên. Sau đó tớ chơi một chầu gôn, rồi trở lại ăn bữa trưa thịnh soạn. Sau bữa trưa, tớ lại nằm ra hiên lần nữa. Sau đó, nếu tớ cảm thấy thích nó, tới sẽ bảo tài xế đưa tớ đi tiệc trà. Buổi tối tớ có bữa tối thịnh soạn, lại nằm ở hàng hiên, và thế rồi nhảy tới rạp hát - thế rồi trở về và nằm dài trên hiên nhà.”
“Tuyệt đấy,” Charlie kêu lên, “và có tất cả điều đó mà chẳng phải làm việc!”
Tối hôm đó, tại nhà, Charlie kể cho vợ mình tất cả về Morton. Khi anh ta nhắc tới vợ và ba con của Morton, bà Milden ngắt lời.
“Tên vợ anh ta là gì nhỉ?” bà ấy hỏi.
“Anh không biết,” Charlie đáp. “Anh nghĩ nó là ‘hiên’!”
Cha Fumble đi một vòng qua giáo xứ của mình trong vùng quê Oregon, ông ấy quyết định tạt vào gia đình Fossil.
Bé Freddy Fossil mở cửa, và Fumble nói, “Thượng đế ban phúc cho con, con ta. Ta có thể nói với mẹ con được không?”
“Cha không thể nói được đâu,” Freddy đáp. “Mẹ con đã bị máy kéo chẹt rồi.”
“A! Lạy chúa!” Fumble há hốc miệng kinh ngạc. “Thế để ta nói chuyện với bố con!”
“Cha không thể nói được đâu,” Freddy đáp.
“Thực thế sao? Sao lại không?” Cha Fumble hỏi.
“Bởi vì bố đã bị máy kéo chẹt rồi,” Freddy đáp.
“Chúa lòng lành!” vị linh mục than. “thế cho ta gặp ông bác Bob vậy!”
“Cha không thể gặp được đâu,” Freddy đáp.
“Lạy Chúa!” Fumble kêu lên. “Chớ có nói với ta rằng ông ấy đã bị máy kéo chẹt nữa?”
“Ấy a!” Freddy đáp.
“A! con là là đứa con trai đáng thương,” Cha Fumble nói. “Mình con đang làm gì ở đây thế này?”
“Con á?” Freddy hỏi. “Con lái máy kéo!”
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Im lặng. Nhắm mắt lại, cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.
Đây là đúng khoảnh khắc để nhìn vào trong với toàn thể tâm thức của bạn, và với sự khẩn thiết dường như đây sắp là khoảnh khắc cuối cùng của bạn. Bạn nhất định đạt tới chính trung tâm bản thể bạn.
Khi từng người một các bạn đang đạt tới trung tâm của bản thể bạn, Thính phòng Phật này trở thành việc tụ hội của chư phật. Tại chính trung tâm của bản thể bạn, bạn là phật, ngay bây giờ!
Là nhân chứng đi, bởi vì đó là phẩm chất duy nhất sẽ còn lại, tối thượng. Khi thân thể mất đi, tâm trí mất đi, cái duy nhất còn lại là việc chứng kiến.
Việc chứng kiến là bản thể vĩnh hằng của bạn.
Tôi gọi bản thể vĩnh hằng này là phật.
Làm cho nó tuyệt đối rõ ràng,
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Thảnh thơi, nhưng giữ lấy việc chứng kiến: thân thể không là bạn, tâm trí không là bạn. Bạn chỉ là người quan sát, người quan sát thuần khiết. Và dần dần, mọi tách biệt giữa các bạn biến mất. Thính phòng này trở thành cái hồ tâm thức không gợn sóng nào. Khoảnh khắc này bạn là người được ân huệ nhất trên thế gian.
Buổi tối này thật đẹp theo cách riêng của nó, nhưng bạn phải thêm hàng nghìn trăng và sao cho nó. Huy hoàng của bạn cũng là huy hoàng của buổi tối nay.
Chính khoảnh khắc này bạn đang đi vào trong điều tối thượng, cái vĩnh hằng, điều huyền bí. Sự rực rỡ của bản thể bạn đang đi tới mùa xuân của nó.
Hàng nghìn hoa sẽ trút lên bạn. Thu thật nhiều nhất có thể được, hương thơm, các vì sao đang tan đi trong bầu trời bên trong của bạn, và thuyết phục phật từ trung tâm bị giấu kín của bạn đi ra chu vi của bạn, ra cuộc sống và hoạt động thường ngày của bạn, ra lời của bạn và ra im lặng của bạn.
Đây là mục đích: chúng ta phải làm cho trung tâm và chu vi là một.
Chỉ thế mới là chứng ngộ của bạn.
Nivedano...
( ( ( ( . ) ) ) )
Quay lại chậm rãi, an bình, biểu lộ cái oai nghiêm của bản thể bạn và sự duyên dáng, và ngồi xuống vài khoảnh khắc chỉ để nhớ lại, hồi tưởng lại con đường hoàng kim bạn đã đi qua, phật của thế giới bên trong nhất của bạn mà bạn đã gặp. Cái gì đó của ông ấy sẽ bắt đầu diễn đạt trong các hoạt động của bạn.
Cả ngày bất kì khi nào có thể được, nhớ lấy - không ép buộc, chỉ để nó thỉnh thoảng tới - và thế rồi hành xử như phật, đáp ứng như phật và bạn sẽ ngạc nhiên hành động của bạn trở nên đẹp thế, duyên dáng thế. Mắt bạn bắt đầu ánh lên như gương.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Phật.

0 Đánh giá

Ads Belove Post