Read more
Câu hỏi thứ nhất
Osho ơi,
Nhận biết có giá trị cao hơn yêu không?
Virendra,
Đỉnh cao nhất là cực điểm của mọi
giá trị: chân lí, yêu, nhận biết, tính đích thực, tính toàn bộ. Tại đỉnh cao nhất
chúng là không thể phân chia được. Chúng là tách rời chỉ trong thung lũng tăm tối
của vô ý thức. Chúng là tách rời chỉ khi chúng bị ô nhiễm, bị trộn lẫn với các
thứ khác. Khoảnh khắc chúng trở thành thuần khiết chúng trở thành một; càng thuần
khiết, chúng càng tới gần nhau hơn.
Chẳng hạn, từng giá trị tồn tại
trên nhiều bình diện; từng giá trị đều là chiếc thang có nhiều bậc. Yêu là thèm
khát - bậc thấp nhất, chạm tới địa ngục; và yêu cũng là lời cầu nguyện - bậc
cao nhất, chạm tới thiên đường. Và giữa hai bậc này có nhiều bình diện dễ dàng
nhận thức được.
Trong thèm khát, yêu chỉ là một
phần trăm; chín mươi chín phần trăm là những thứ khác: ghen, trò bản ngã, tính
sở hữu, giận dữ, dâm dục. Nó nhiều tính vật lí hơn, nhiều tính hoá chất hơn; nó
không có gì sâu hơn điều đó. Nó là rất hời hợt, thậm chỉ không sâu hơn làn da.
Khi bạn đi lên cao hơn, mọi thứ
trở nên sâu sắc hơn; chúng bắt đầu có những chiều hướng mới. Điều mà chỉ là
sinh lí bắt đầu có chiều tâm lí cho nó. Điều mà không là gì ngoài sinh học bắt
đầu trở thành tâm lí. Chúng ta có chung sinh học với mọi con vật; chúng ta
không có chung tâm lí với mọi con vật.
Khi yêu còn đi lên cao hơn -
hay sâu hơn, cũng cùng là một điều - thế thì nó bắt đầu có cái gì đó của tâm
linh trong nó. Nó trở thành siêu hình. Chỉ chư Phật, các Krishna, các Christ, họ
mới biết phẩm chất đó của yêu.
Yêu là việc trải rộng theo mọi
cách và các giá trị khác cũng vậy. Khi yêu là một trăm phần trăm thuần khiết bạn
không thể làm ra bất kì phân biệt nào giữa yêu và nhận biết; thế thì chúng
không còn là hai. Bạn không thể làm bất kì phân biệt nào ngay cả giữa yêu và
Thượng đế; chúng không còn là hai. Do đó mới có phát biểu của Jesus rằng Thượng
đế là yêu. Ông ấy làm cho chúng thành đồng nghĩa. Có sáng suốt lớn trong đó.
Ở ngoại vi mọi thứ dường như
tách rời khỏi mọi thứ khác; ở ngoại vi sự tồn tại là nhiều. Khi bạn tới gần
trung tâm hơn, tính nhiều bắt đầu tan ra, tan biến, và tính một bắt đầu nảy
sinh. Tại trung tâm, mọi thứ là một.
Do đó câu hỏi của bạn,
Virendra, là đúng chỉ nếu bạn không hiểu phẩm chất cao nhất của yêu và nhận biết.
Nó là tuyệt đối không liên quan nếu bạn có bất kì thoáng nhìn nào về đỉnh
Everest, về đỉnh cao nhất.
Bạn hỏi: Nhận biết có giá trị
cao hơn yêu không?
Không có cái gì cao hơn và
không có cái gì thấp hơn. Thực ra, không có hai giá trị chút nào. Đây là hai
con đường từ thung lũng dẫn tới đỉnh. Một con đường là của nhận biết, thiền:
con đường của Thiền chúng ta đã từng nói trong những ngày này. Con đường kia là
con đường của yêu, con đường của người sùng kính, bhaktas, người Sufis. Hai con
đường này là tách rời khi bạn bắt đầu cuộc hành trình; bạn phải chọn. Dù bạn chọn
bất kì con đường nào nó đều dẫn tới cùng một đỉnh. Và khi bạn tới gần đỉnh hơn
bạn sẽ ngạc nhiên: lữ khách trên con đường kia đang tới gần bạn hơn. Dần dần, dần
dần, các con đường hội nhập lại vào nhau. Đến lúc bạn đạt tới chỗ tối thượng,
chúng là một.
Người theo con đường của nhận
biết thấy yêu là hệ quả của nhận biết của mình, như sản phẩm phụ, như cái bóng.
Và người đi theo con đường của yêu thấy nhận biết là hệ quả, là sản phẩm phụ, là
cái bóng của yêu. Chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Và nhớ lấy: nếu nhận biết của bạn
thiếu yêu thế thì nó vẫn không thuần khiết; nó còn chưa biết tới thuần khiết một
trăm phần trăm. Nó còn chưa thực sự là nhận biết; nó phải được trộn lẫn với vô nhận
biết. Nó không phải là ánh sáng thuần khiết; phải có các lỗ hổng tăm tối bên
trong bạn vẫn còn đang làm việc, vận hành, ảnh hưởng tới bạn, chi phối bạn. Nếu
yêu của bạn không có nhận biết, thế thì nó chưa là yêu. Nó phải là cái gì đó thấp
hơn, cái gì đó gần với thèm khát hơn là với lời cầu nguyện.
Cho nên để cho điều đó là tiêu
chí, nếu bạn đi theo con đường của nhận biết, để cho yêu là tiêu chí. Khi nhận
biết của bạn đột nhiên bùng nở thành yêu, biết hoàn toàn rõ rằng nhận biết đã xảy
ra, samadhi đã được đạt tới. Nếu bạn đi theo con đường của yêu, thế thì để nhận
biết vận hành như tiêu chí, như hòn đá thử vàng. Khi đột nhiên, từ không đâu cả,
tại chính trung tâm của yêu của bạn, ngọn lửa của nhận biết bắt đầu nảy sinh,
biết hoàn toàn rõ... hân hoan đi! Bạn đã về tới nhà.
Câu hỏi thứ hai
Tại sao, Osho ơi, tri thức của kinh sách
không giúp ích trong việc tìm ra chân lí?
Maneeshi,
Tri thức không phải là của bạn,
đó là lí do tại sao. Nó được vay mượn. Và bạn có thể vay mượn được chân lí
không? Chân lí là không thể chuyển trao được; không ai có thể trao nó cho bạn
được. Thậm chí không thầy sống nào có thể truyền nó cho bạn được. Bạn có thể học,
nhưng nó không thể được dạy. Cho nên nói gì tới kinh sách chết, dù chúng có thể
linh thiêng đến thế nào? Chúng phải đã tới từ nguồn nguyên thuỷ nào đó; thầy
nào đó, ai đó đã thức tỉnh phải đã ở chính cội nguồn của chúng - nhưng bây giờ
chúng chỉ là lời. Chúng chỉ là lời về chân lí, thông tin về chân lí.
Ở cùng với Krishna là vấn đề
khác toàn bộ với việc đọc Bhagavad Gita. Ở cùng với Mohammed, được hoà điệu,
trong hài hoà sâu sắc, chờm lấp cùng bản thể ông ấy, cho phép bản thể ông ấy
khuấy động và làm cảm động trái tim bạn, là một chuyện. Và chỉ đọc Koran là tiếng
kêu xa xa, xa xăm; nó là tiếng vọng trong núi. Nó không phải là bản thân chân
lí; nó là việc phản xạ, trăng tròn được phản xạ trong hồ. Nếu bạn nhảy xuống hồ
bạn sẽ không có được trăng; thực ra, nếu bạn nhảy xuống hồ ngay cả sự phản xạ sẽ
biến mất. Kinh sách chỉ là những tấm gương phản xạ chân lí xa xăm.
Bây giờ Veda đã tồn tại ít nhất
năm nghìn năm; chúng phản xạ cái gì đó năm nghìn tuổi. Nhiều bụi đã tụ lại trên
tấm gương này, nhiều diễn giải, bình luận - đó là điều tôi ngụ ý bởi bụi. Bây
giờ bạn không thể biết đích xác Veda nói gì; bạn chỉ biết những người bình luận,
người diễn giả, và họ có tới cả nghìn. Có bức tường dầy những lời bình luận và
không thể nào gạt nó sang bên được. Bạn sẽ biết chỉ về chân lí, và không chỉ điều
đó: bạn sẽ biết những bài bình luận và diễn giải của những người đã không trải
nghiệm chút nào.
Tri thức được truyền đạt vì chủ
định khác. Vâng, có khả năng truyền đạt tri thức về thế giới bởi vì thế giới ở
bên ngoài bạn, nó có tính đối thể. Khoa học là tri thức; khoa học, chính từ
này, có nghĩa đích xác là tri thức. Nhưng tôn giáo không phải là tri thức.
Tôn giáo là kinh nghiệm - bởi
lí do đơn giản là toàn thể mối quan tâm của nó là tính chất bên trong của bạn,
tính chủ thể của bạn, mà sẵn có chỉ cho bạn và không cho ai khác. Bạn không thể
mời ngay cả người yêu của bạn vào trong bản thể bên trong của bạn. Ở đó bạn
hoàn toàn một mình - và chân lí cư ngụ ở đó.
Tri thức sẽ liên tục nâng cao,
trang trí, làm giầu cho trí nhớ của bạn, nhưng không cho bản thể bạn. Bản thể bạn
là hiện tượng khác toàn bộ. Thực ra, tri thức sẽ tạo ra rào chắn. Người ta phải
dỡ bỏ mọi điều người ta đã học - chỉ thế thì người ta mới đạt tới bản thể. Người
ta phải hồn nhiên. Không việc biết là điều thân thiết nhất. Việc biết tạo ra
khoảng cách.
Bạn hỏi tôi, Maneeshi: Tại sao
tri thức của kinh sách không giúp ích trong việc tìm ra chân lí?
Bởi lẽ đơn giản là nếu bạn tích
luỹ tri thức bạn sẽ bắt đầu tin vào các kết luận. Bạn sẽ kết luận tri thức là
gì mà không biết nó, và kết luận của bạn sẽ trở thành cản trở lớn nhất. Chân lí
phải được tiếp cận trong sự trần trụi hoàn toàn, trong sự thuần khiết hoàn
toàn, trong im lặng, trong trạng thái của hồn nhiên, ngạc nhiên và kính nể như
đứa trẻ; không việc biết, không đầy rác rưởi có tên là tri thức, không đầy những
Veda và Kinh Thánh và Koran, mà im lặng hoàn toàn... không có bất kì ý nghĩ
nào, không có bất kì kết luận nào, không biết bất kì cái gì về chân lí. Khi bạn
tiếp cận theo cách này, đột nhiên chân lí được hiển lộ. Và chân lí được hiển lộ
ở đây và bây giờ: "A, cái này!" Niềm hân hoan lớn bắt đầy xảy ra bên
trong bạn.
Chân lí không tách rời khỏi bạn;
nó là cốt lõi bên trong nhất của bạn. Cho nên bạn cần không học nó từ ai đó
khác. Thế thì chức năng của thầy là gì?
Chức năng của thầy là để giúp bạn
vứt bỏ tri thức của bạn, giúp bạn dỡ bỏ, giúp bạn hướng tới trạng thái không ước
định. Tri thức của bạn nghĩa là bạn bao giờ cũng sẽ nhìn qua bức màn và bức màn
đó sẽ bóp méo mọi thứ. Và tri thức là chết. Tâm thức được cần, việc biết được cần,
trạng thái của việc thấy được cần, nhưng không phải là tri thức. Làm sao bạn có
thể biết cái sống động qua cái đã chết?
Một người bước lên một chiếc xe
bus rất đông người. Sau một lúc anh ta tháo mắt giả ra, tung nó lên không
trung, rồi lắp nó lại. Mười phút sau anh ta lại lấy mắt giả ra, tung nó lên
không trung, và rồi lại lắp nó lại lần nữa.
Bà ngồi bên cạnh anh ta khó chịu.
"Anh làm gì vậy?" bà ta kêu lên.
"Tôi đang thử xem liệu có
chỗ nào có người bỏ trống không."
Đó là điều tri thức là gì: mắt
giả. Bạn không thể thấy được qua nó, không thể nào nhìn được qua nó.
Bỏ mọi kết luận của bạn đi -
người Hindu, người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo, người Jaina, người Do
Thái. Bỏ mọi tri thức đã từng được áp đặt lên bạn. Mọi đứa trẻ đều đã bị đầu độc
- đầu độc bởi tri thức, đầu độc bởi bố mẹ, xã hội, nhà thờ, nhà nước. Mọi đứa
trẻ đều đã bị làm sao lãng khỏi sự hồn nhiên của nó, khỏi không việc biết của
nó. Và đó là lí do tại sao mọi đứa trẻ, dần dần, dần dần, trở thành nặng gánh tới
mức nó mất đi mọi niềm vui cuộc sống, mọi cực lạc của bản thể, và nó trở thành
giống như đám đông, một phần của đám đông.
Thực ra, khoảnh khắc đứa trẻ bị
bạn ước định hoàn hảo, bạn rất hài lòng; bạn gọi nó là "giáo dục tôn
giáo." Bạn rất hài lòng rằng đứa trẻ đã được khai tâm vào trong tôn giáo của
bố mẹ nó. Mọi điều bạn đã làm là bạn đã phá huỷ năng lực của nó để biết theo
cách riêng của nó. Bạn đã phá huỷ tính đích thực của nó. Bạn đã phá huỷ chính sự
hồn nhiên rất quí giá của nó. Bạn đã đóng các cửa ra vào và cửa sổ của nó. Bây
giờ nó sẽ sống sự tồn tại được bao bọc. Nó sẽ sống trong bóng tối bên trong của
nó, bị bao quanh bởi mọi loại lí thuyết ngu xuẩn, hệ thống tư tưởng, triết lí,
ý thức hệ. Nó sẽ lạc trong rừng rậm các lời và nó sẽ không có khả năng thoát ra
khỏi điều đó một cách dễ dàng.
Cho dù nó bắt gặp một thầy, nếu
nó gặp vị Phật, thế nữa nó sẽ phải mất nhiều năm để dỡ bỏ - vì việc học trở
thành gần như là máu bạn, xương bạn, tuỷ bạn. Và đi ngược lại tri thức riêng của
bạn dường như là đi ngược lại bản thân bạn, đi ngược lại truyền thống, đi ngược
lại đất nước của bạn, đi ngược lại tôn giáo của bạn. Dường như là bạn là kẻ phản
bội, dường như bạn đang phản bội. Thực ra, xã hội của bạn đã phản bội bạn, đã
làm ô uế linh hồn bạn.
Mọi xã hội đã từng làm điều đó
mãi cho tới giờ, và mọi xã hội đã rất thành công khi làm điều đó. Đó là lí do tại
sao hiếm khi tìm ra vị Phật; thật hiếm hoi thế để thoát ra khỏi các cái bẫy mà
xã hội cài khắp quanh đứa trẻ. Và đứa trẻ vô nhận biết thế; nó có thể dễ dàng bị
ước định, bị thôi miên. Và đó là điều diễn ra mãi trong đền chùa, trong nhà thờ,
trong trường học, cao đẳng, đại học. Tất cả chúng đều phục vụ cho quá khứ;
chúng không phục vụ cho tương lai. Chức năng của chúng là duy trì quá khứ, quá
khứ chết.
Công việc của tôi ở đây chính
là điều đối lập. Tôi không ở đây để duy trì quá khứ; do đó tôi chống lại mọi
tri thức. Tôi ủng hộ tất cả cho việc học, nhưng học có nghĩa là hồn nhiên, học
có nghĩa là cởi mở, học có nghĩa là tính cảm nhận. Học nghĩa là cách tiếp cận
vô bản ngã hướng tới thực tại. Học nghĩa là: "Tôi không biết và tôi sẵn
sàng - sẵn sàng để biết." Tri thức nghĩa là: "Tôi đã biết." Tri
thức là lừa dối lớn nhất mà xã hội tạo ra trong tâm trí mọi người.
Chức năng của tôi là phục vụ
cho tương lai, không phục vụ cho quá khứ. Quá khứ không còn nữa, nhưng tương
lai đang tới mọi khoảnh khắc. Tôi muốn bạn trở nên hồn nhiên, là người thấy,
người biết - không là người thông thái - tỉnh táo, nhận biết, không níu bám vô
ý thức lấy các kết luận.
Câu hỏi thứ ba
Osho ơi,
Tại sao tôi mất thời gian lâu thế để hiểu
nó?
Pankaja,
Đó là vì tri thức của bạn.
Pankaja đã viết nhiều sách; cô ấy đã là một tác giả nổi tiếng. Và ở đây tôi đã
cho cô ấy công việc lau dọn. Lúc ban đầu điều đó là rất tổn thương cho bản ngã
của cô ấy. Cô ấy phải đã từng hi vọng một ngày nào đó nhận giải thưởng Nobel!
Và cô ấy đã từng tự hỏi cô ấy đang làm gì ở đây. Sách của cô ấy đã từng được ca
ngợi và đánh giá cao, và thay vì cho cô ấy công việc nào đó nuôi dưỡng cho bản
ngã của cô ấy tôi đã cho cô ấy công việc rất làm tan nát bản ngã: lau dọn nhà vệ
sinh của đạo tràng. Điều đó là khó nuốt với cô ấy, nhưng cô ấy là một linh hồn
dũng cảm, cô ấy đã nuốt nó. Và dần dần, dần dần cô ấy đã trở nên thảnh thơi.
Pankaja, điều đó không đặc biệt
cho bạn đâu, điều đó cần thời gian với mọi người. Và bạn càng thành công trong
cuộc sống, bạn càng mất nhiều thời gian hơn để hiểu nó, vì chính thành công của
bạn không là gì ngoài chân chống, chân chống mới cho bản ngã - và bản ngã là
rào chắn. Bản ngã phải bị đập tan tành, nhổ bật gốc rễ toàn bộ, bị chà nát, bị
thiêu cháy, để cho không cái gì còn lại của nó. Đó là công việc gian nan, công
việc vất vả.
Và đôi khi dường như thầy là
ác. Nhưng thầy phải ác vì thầy yêu bạn, vì thầy có từ bi với bạn. Điều đó có thể
dường như là ngược đời lúc ban đầu - vì nếu bạn có từ bi, thế thì bạn không thể
ác được. Đó là sự phức tạp của công việc này: rằng nếu thầy thực sự từ bi, thầy
không thể thông cảm với bất kì cái gì nuôi dưỡng cho bản ngã của bạn.
Cho nên tôi đã từng theo mọi
cách đập tan bản ngã của Pankaja. Cô ấy đã kêu và khóc và kinh hoàng... nhưng dần
dần, dần dần mọi sự đã lắng đọng. Cơn bão không còn đó và im lặng lớn đã bước
vào.
Thực ra, nếu bạn nghĩ về nhiều
kiếp sống quá khứ cả bạn - giấc ngủ dài dài thế, mơ dài dài thế - thế thì chỉ ở
đây với tôi trong ha, ba năm không phải là thời gian dài nếu im lặng đã bắt đầu
thấm vào bản thể bạn. Cho dù nó xảy ra trong thời gian ba mươi năm, nó đang xảy
ra sớm.
Nhiều người tới tôi và hỏi,
"Osho ơi, khi nào satori của tôi sẽ xảy ra?"
Tôi nói, "Rất sớm" -
nhưng nhớ điều tôi ngụ ý bởi "rất sớm." Nó có thể cần tới ba mươi
năm, bốn mươi năm, năm mươi năm, nhưng đó là rất sớm. Nhìn vào cuộc hành trình
bóng tối dài dài của bạn, nếu trong vòng ba mươi năm chúng ta có thể tạo ra ánh
sáng thì đó thực sự là nhanh như nó có thể được.
Nhưng mọi sự đang xảy ra nhanh
chóng hơn nhiều. Mọi tình huống đang được tạo ra ở đây để cho các qui trình có
thể được làm nhanh chóng. Nó không quá trễ đâu, Pankaja, nó là quá sớm đấy. Và
tôi có thể thấy thay đổi đang xảy ra. Mùa xuân không còn xa xôi; những đoá hoa
đầu tiên đã xuất hiện rồi.
Thực ra, đây là thiên hướng của
bạn, nhưng phải mất nhiều năm đời bạn thế để đạt tới tôi. Điều bạn đã làm trước
khi bạn tới tôi không thực là một phần của trái tim bạn; nó chỉ là trò của cái
đầu - do đó nó không phải là việc hoàn thành. Bạn có thể trở nên thành công; nổi
tiếng, vâng, điều đó là có thể. Nhưng nó sẽ không là mãn nguyện, nó sẽ không là
niềm vui sâu sắc - vì chừng nào cái gì đó thuộc vào trái tim bạn còn chưa bắt đầu
phát triển, mãn nguyện là không có thể, mãn nguyện là không thể được.
Bây giờ bạn đang trên đúng đường.
Bây giờ mọi sự sẽ xảy ra với nhịp nhanh hơn. Tốc độ cũng có tính tích luỹ. Nếu
bạn đã quan sát mùa xuân, đầu tiên chỉ một đoá hoa nở, và thế rồi mười hoa, thế
rồi trăm hoa, và thế rồi nghìn hoa, và thế rồi cả triệu...
Cũng giống điều đó, nó xảy ra
trong trưởng thành tâm linh nữa. Nhưng mọi người đang loạng choạng trong bóng tối,
dò dẫm trong bóng tối. Ai đó trở thành nhà thơ mà không biết liệu đó có là
thiên hướng của mình không, có là ham muốn thực của trái tim mình không. Ai đó
trở thành nhạc sĩ mà không biết liệu điều đó có sẽ hoàn thành cuộc sống của
mình không. Ai đó trở thành hoạ sĩ... Và mọi người phải trở thành cái gì đó; việc
kiếm sống nào đó được cần và người ta phải làm cái gì đó để chứng minh bản thân
mình. Cho nên mọi người liên tục dò dẫm và họ trở thành cái gì đó.
Và bạn là may mắn, Pankaja, rằng
bạn đã đi tới nhận ra rằng điều bạn đã làm không phải là điều thực cho bạn.
Có nhiều người không may - sau
khi cả đời của họ đã bị phí hoài, thế thì họ mới nhận ra rằng họ đã làm cái gì
đó mà không phải là công việc thực của họ. Họ đã làm công việc của ai đó khác.
Tôi đã nghe nói về một nhà giải
phẫu nổi tiếng, một trong những nhà giải phẫu nổi tiếng nhất thế giới. Ông ấy về
hưu. Ngay cả ở độ tuổi bẩy mươi nhăm tay ông ấy vẫn còn trẻ như chúng đã từng vậy
trước đây. Ông ấy có khả năng làm giải phẫu não ở độ tuổi bẩy mươi nhăm; tay
ông ấy vẫn còn không run.
Mọi người đều sung sướng - các
đệ tử của ông ấy, các sinh viên, đồng nghiệp - và họ mở hội. Nhưng ông ấy buồn.
Ai đó hỏi ông ấy, "Sao ông buồn? Ông là nhà giải phẫu não nổi tiếng nhất
thế giới. Ông đáng phải hạnh phúc chứ!"
Ông ấy nói, "Vâng, tôi
đáng phải hạnh phúc, tôi cũng nghĩ vậy, nhưng tôi có thể làm được gì? Tôi chưa
bao giờ muốn là nhà giải phẫu nổi tiếng ngay chỗ đầu tiên. Tôi muốn là vũ công -
và tôi là vũ công tệ nhất mà các ông có thể tìm được. Bố tôi đã ép tôi là nhà
giải phẫu - và ông ấy là đúng theo một cách nào đó, vì với nhảy múa ông có thể
thu được cái gì? Chính ý tưởng này là đần độn trong mắt ông ấy, cho nên ông ấy
đã ép tôi phải là nhà giải phẫu. Tôi đã trở thành nhà giải phẫu, tôi đã trở nên
nổi tiếng. Bây giờ tôi về hưu, nhưng tôi buồn - cả đời tôi đã tiêu tùng. Tôi
chưa bao giờ muốn là nhà giải phẫu ngay chỗ đầu tiên, cho nên ai quan tâm liệu
tôi nổi tiếng hay không? Tôi đã thích chỉ là vũ công hay, cho dù không nổi tiếng,
vô danh - điều đó chắc đã là đủ."
Trong khi thẩm vấn kẻ bị tình
nghi, thám tử cảnh sát đọc lướt qua hồ sơ của người này. "Tôi thấy ở
đây," ông ta nói, "rằng anh có cả chuỗi lần bị bắt trước đây. Đây là
một lần vì cướp có vũ trang, phá khoá và lẻn vào, tấn công dâm dục, tấn công
dâm dục, tấn công dâm dục..."
"Dạ, vâng thưa ngài,"
kẻ phạm tội đáp lại một cách nhún nhường, "tôi phải mất chút thời gian để
tìm ra tôi làm cái gì tốt nhất."
Pankaja, bạn tới tôi vào đúng
lúc đấy. Hân hoan đi! Mở hội đi! Và mọi sự đã bắt đầu xảy ra. Bạn như tảng đá cứng
khi bạn tới; bây giờ bạn đang trở thành mềm như đoá hoa. Mùa xuân không còn xa
xôi.
Câu hỏi thứ tư
Osho ơi,
Phần lớn các tôn giáo đều có thái độ tiêu cực
hướng tới công việc, dường như đó là sự trừng phạt và là lao động và không tâm
linh chút nào. Thầy có thể nói cho chúng tôi thêm về làm việc không?
Parmananda,
Chư Phật bao giờ cũng khẳng định
cuộc sống, nhưng tôn giáo nảy sinh sau đó tất cả đều là phủ định cuộc sống. Đây
là hiện tượng kì lạ, nhưng có cái gì đó phải được hiểu - tại sao nó đã xảy ra
ngay chỗ đầu tiên. Và nó xảy ra lặp đi lặp lại.
Dường như là khoảnh khắc vị Phật
nói ông ấy nhất định bị hiểu lầm. Nếu bạn không hiểu ông ấy, điều đó là được,
nhưng mọi người không dừng ở đó: họ hiểu lầm ông ấy - vì mọi người không thể
dung thứ được ý tưởng rằng họ không hiểu. Hiểu lầm tốt hơn là không hiểu; ít nhất
bạn có một loại hiểu nào đó. Mọi chư Phật đều bị hiểu lầm, bị diễn giải sai. Và
bất kì cái gì họ ủng hộ đều bị quên đi ngay khi họ qua đời, và chỉ cái đối lập
là được tổ chức.
Jesus là người yêu cuộc sống,
người rất khẳng định, nhưng Ki tô giáo là phủ định cuộc sống. Những người thấy
của Upanishad là những người tuyệt đối khẳng định cuộc sống, họ yêu cuộc sống
vô cùng, nhưng Hindu giáo là phủ định cuộc sống, Phật giáo và Jaina giáo là phủ
định cuộc sống.
Cứ nhìn tượng của Mahavira và bạn
sẽ thấy rằng ông ấy phải đã yêu thân thể ông ấy, ông ấy phải đã yêu cuộc sống
và sự tồn tại. Ông ấy đẹp thế! Người ta nói về Mahavira rằng có thể là không
bao giờ trước đây và không bao giờ có lại nữa một người đẹp hơn bước đi trên
trái đất. Nhưng nhìn vào các munis Jaina, các sư Jaina, và bạn sẽ thấy họ xấu
nhất. Cái gì đã xảy ra?
Phật là rất khẳng định cuộc sống.
Tất nhiên, ông ấy không khẳng định cuộc sống của bạn, vì cuộc sống của bạn
không phải là cuộc sống chút nào; nó là cái chết trá hình. Ông ấy kết án cuộc sống
của bạn, nhưng ông ấy khẳng định cuộc sống thực, cuộc sống vĩnh hằng. Nhưng đó
là cách ông ấy đã bị hiểu lầm. Kết án của ông ấy về cuộc sống giả của bạn bị
coi là kết án bản thân cuộc sống. Và không ai bận tâm rằng ông ấy đã khẳng định
cuộc sống - cuộc sống thực, cuộc sống vĩnh hằng, cuộc sống thiêng liêng, cuộc sống
của những người đã thức tỉnh. Đó là cuộc sống thực. Bạn có cuộc sống nào? Nó chỉ
là kinh nghiệm ác mộng. Nhưng các Phật tử - các sư và ni Phật giáo - đã sống chống
lại cuộc sống.
Parmananda, chính bởi vì việc
hiểu lầm này, điều dường như không thể tránh khỏi... tôi có thể thấy nó xảy ra
với tôi. Bất kì điều gì tôi nói đều lập tức bị hiểu lầm trên khắp thế giới. Tôi
thực sự tận hưởng điều đó! Kì lạ, nhưng bằng cách nào đó dường như là tự nhiên.
Khoảnh khắc bạn nói cái gì đó bạn có thể chắc rằng nó sẽ bị hiểu lầm, bởi lẽ
đơn giản là mọi người đang định diễn giải nó tương ứng với tâm trí họ. Và tâm
trí họ đang ngủ say. Họ nghe trong giấc ngủ của họ; họ không thể nghe đúng được,
họ không thể nghe toàn thể sự việc. Họ chỉ nghe được các mảnh mẩu.
Ngay cả một người như P.D.
Ouspensky, người đã sống cùng Gurdjieff trong nhiều năm, cũng không thể nào
nghe được toàn thể việc dạy như nó vậy. Khi ông ấy viết cuốn sách nổi tiếng của
mình Đi tìm điều huyền bí và ông ấy đưa nó cho George Gurdjieff, thầy ông ấy,
thầy nói, "Nó hay đấy, nhưng nó cần phụ đề: Những mảnh mẩu của giáo lí
không biết."
Ouspensky nói, "Nhưng tại
sao? - sao lại mảnh mẩu?"
Thầy nói, "Vì đây chỉ là
những mảnh mẩu. Điều ta đã nói cho ông, ông đã không nghe nó trong tính toàn bộ
của nó. Và bất kì cái gì ông đã viết đều hay..."
Ouspensky thực sự là một trong
những nhà văn khéo léo nhất mà thế giới đã từng biết tới, rất nghệ sĩ, rất
logic, một nghệ sĩ siêu với lời.
Cho nên thầy nói, "Ông đã
viết giỏi đấy, ông đã viết hay đấy, nhưng đây chỉ là những mảnh mẩu - và mảnh mẩu
không thể làm lộ ra chân lí được. Ngược lại, chúng che đậy nó. Cho nên gọi nó
là: Những mảnh mẩu của giáo lí không biết. Giáo lí này vẫn còn không được biết
tới. Ông chỉ mới có vài thoáng nhìn đây đó, và ông đã để tất cả những thoáng
nhìn nào lại cùng nhau, bằng cách nào đó ông đã làm ra cái toàn thể từ chúng,
nhưng nó không phải là chân lí, nó không phải là giáo lí thực."
Ouspensky hiểu điều đó. Do đó
cuốn sách vẫn mang phụ đề: Những mảnh mẩu của giáo lí không biết.
Nói gì về người thường?
Ouspensky không thể được gọi là người thường; ông ấy là người thông minh phi
thường. Thực ra, chính bởi vì ông ấy mà Gurdjieff đã trở nên nổi tiếng trên thế
giới; bằng không chẳng ai có thể đã nghe nói về ông ấy. Bài viết riêng của ông ấy
rất khó hiểu. Có rất ít người trên thế giới đã đọc sách của ông ấy - chúng rất
khó đọc. Gurdjieff viết theo cách mà ông ấy làm cho nó thành khó cho bạn theo đủ
mọi cách để hiểu thấu điều ông ấy nói, điều ông ấy muốn nói. Các câu cứ kéo dài
mãi... đến lúc câu đi tới chấm hết bạn đã quên mất chỗ bắt đầu! Và ông ấy dùng
từ theo bịa đặt riêng của ông ấy, điều chẳng tồn tại ở đâu cả; không ai biết
nghĩa của những từ đó là gì. Không từ điển nào có những từ đó. Thực ra, chúng
chưa bao giờ tồn tại trước đó; ông ấy bịa ra chúng.
Và ông ấy viết theo cách chán tới
mức nếu bạn khổ bởi chứng mất ngủ thì chúng là tốt, những cuốn sách đó. Bạn đọc
ba... bốn trang nhiều nhất bạn có thể đọc và bạn nhất định rơi vào giấc ngủ.
Tôi chưa hề bắt gặp một người nào đã đọc sách của ông ấy từ đầu tới cuối.
Khi lần đầu tiên sách của ông ấy
được xuất bản - tất cả và mọi thứ - một trăm trang để mở và phần còn lại chín
trăm trang chưa được dọc ra. Và với một lưu ý về cuốn sách được bán nói,
"Đọc một trăm trang đầu, phần giới thiệu. Nếu bạn vẫn cảm thấy thích đọc,
thế thì bạn có thể mở các trang khác. Bằng không xin trả lại sách và nhận lại
tiền của bạn." Ngay cả đọc một trăm trang đó cũng là rất khó.
Đó là phương cách. Cần nhận biết
lớn để đọc. Cuốn sách này không được viết để thông tin cho bạn về cái gì đó; cuốn
sách này chỉ là phương cách làm cho bạn nhận biết. Bạn có thể đọc nó chỉ nếu bạn
rất có ý thức, nếu bạn đã quyết định một cách có ý thức, "Mình phải đọc hết
nó từ đầu tới cuối, và mình sẽ không rơi vào giấc ngủ, và mình sẽ không dừng lại,
dù bất kì cái gì xảy ra, và dù bất kì cái gì tâm trí mình nói mình sẽ hoàn
thành nó."
Nếu bạn làm quyết định đó... và
rất khó giữ nó trong một nghìn trang những điều vô nghĩa thế. Vâng, đây đó có
những chân lí hay, nhưng thế rồi bạn sẽ bắt gặp những chân lí đó chỉ nếu bạn trải
qua nhiều điều vô nghĩa. Bạn sẽ tìm thấy đá quí, nhưng chúng có ít và xa ở giữa.
Thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp kim cương, nhưng với cái đó bạn sẽ phải đọc năm
mươi, sáu mươi trang rất chán.
Tôi đã xem hàng nghìn sách,
nhưng Gurdjieff là phi thường. Không người nào tôi đã gặp mà có thể tạo ra chất
liệu chán thế. Nhưng ông ấy chủ định làm điều đó; đó là phương pháp của ông ấy.
Nếu bạn đi tới gặp ông ấy, điều
đầu tiên ông ấy sẽ nói với bạn là đọc năm mươi trang cuốn sách của ông ấy thật
to trước ông ấy. Đó là nhiệm vụ lớn lao nhất! Bạn không hiểu lấy một từ, một
câu, và nó cứ diễn ra mãi mãi, và ông ấy ngồi đó nhìn bạn. Bạn phải kết thúc
năm mươi trang, thế thì bạn có thể được chấp nhận làm đệ tử. Nếu bạn không thể
xoay xở được bữa tiệc đơn giản này, thế thì bạn bị bác bỏ.
Ouspensky đã làm cho ông ấy nổi
tiếng trên thế giới, nhưng ngay cả Ouspensky cũng không thể hiểu được chính cốt
lõi của giáo lí của ông ấy - chỉ các mảnh mẩu. Và ông này chỉ hiểu theo bộ phận.
Và bao giờ cũng nhớ: chân lí
không thể bị phân chia thành các mảnh mẩu; bạn không thể hiểu chỉ các bộ phận của
nó. Hoặc bạn hiểu toàn thể của nó hoặc bạn không hiểu nó chút nào. Nhưng rất
khó nhận sự kiện là "Tôi không hiểu." Và người thông thái - học giả,
giáo sư - họ không thể chấp nhận được rằng họ không hiểu, cho nên họ liên tục
diễn giải sai.
Và diễn giải sai định mệnh nhất
đã là ở chỗ mọi giáo lí khẳng định đã biến thành giáo lí phủ định. Thực ra, bạn
sống trong bóng tối phủ định. Khi Phật nói, ông ấy nói từ trạng thái ánh sáng
khẳng định; đến lúc lời của ông ấy đạt tới bạn, chúng đã đạt tới bóng tối phủ định.
Bóng tối phủ định của bạn làm đổi mầu của những lời đó, nghĩa của những lời đó,
ngụ ý của những lời đó, sắc thái của những lời đó. Và thế rồi bạn tạo ra nhà thờ.
Bạn tạo ra Ki tô giáo, Hindu giáo, Mô ha mét giáo, Jaina giáo; bạn tạo ra đủ mọi
loại "giáo" và bạn tạo ra mọi loại tôn giáo.
Vâng, Parmananda, phần lớn các
tôn giáo đều có thái độ phủ định hướng tới công việc vì họ chống lại cuộc sống.
Do đó họ không thể ủng hộ cho công việc, họ không thể có tính sáng tạo. Họ dạy
từ bỏ cuộc sống - làm sao họ có thể dạy tính sáng tạo được? Và họ dạy rằng cuộc
sống là sự trừng phạt, cho nên làm sao họ có thể nói cuộc sống có tính tâm linh
được? Bạn bị trừng phạt vì nghiệp quá khứ của bạn, đó là lí do tại sao bạn được
sinh ra. Nó là sự trừng phạt - cũng như ở nước Nga xô viết nếu bạn bị trừng
phát bạn bị đi đầy ở Siberia.
Vào những ngày của British Raj ở
Ấn Độ, nếu ai đó thực sự bị phạt, họ thường đầy người đó tới những đảo xa xôi:
Andaman, Nicobar. Khí hậu xấu, không lành mạnh chút nào; không tiện nghi sống,
không cái gì phát triển, làm việc vất vả. Đó là trừng phạt.
Tất cả những tôn giáo phủ định
cuộc sống này đều đã bảo bạn, trực tiếp hay gián tiếp, rằng thế gian này giống
như Andaman và Nicobar, hay giống như Siberia, và bạn là tù nhân. Bạn đã bị tống
vào đây, ném vào cuộc sống, để bị trừng phạt. Điều này là hoàn toàn vô nghĩa.
Cuộc sống không phải là nhà tù,
nó là trường học. Bạn được phái tới đây để trở nên có ý thức hơn, nhận biết
hơn. Trái đất này là phương cách lớn lao của Thượng đế.
Đây là cách tiếp cận của tôi hướng
về cuộc sống: cuộc sống không phải là sự trừng phạt mà là phần thưởng. Bạn được
thưởng bằng việc được trao cho cơ hội lớn để trưởng thành, để nhìn, để biết, để
hiểu, để hiện hữu. Tôi gọi cuộc sống là tâm linh. Thực ra, với tôi, sống và Thượng
đế là đồng nghĩa.
Câu hỏi thứ năm
Osho ơi,
Tại sao người Ấn Độ nghĩ họ là tâm linh hơn
những người khác?
John,
Xin tha thứ cho người Ấn Độ
nghèo. Họ không có gì khác để khoe khoang. Bạn có thể khoe khoang về những thứ
khác: tiền, quyền, bom nguyên tử hay khinh khí, máy bay, rằng bạn đã bước đi
trên mặt trăng, rằng bạn đã xuyên thấu vào chính bí mật của cuộc sống, khoa học,
công nghệ của bạn; bạn có thể khoe khoang về sự sung túc của bạn. Ấn Độ nghèo
chả có gì khác để khoe khoang; nó chỉ có thể khoe khoang về cái gì đó vô hình để
cho không cần chứng minh điều đó. Tâm linh là thứ như vậy, bạn có thể khoe
khoang về nó và không ai có thể chứng minh được nó, không ai có thể bác bỏ được
nó.
Trong hàng nghìn năm Ấn Độ đã
chịu đựng chết đói, nghèo nàn, nhiều tới mức nó phải hợp lí hoá điều đó. Nó phải
hợp lí hoá điều đó để cho nghèo là cái gì đó tâm linh. Người tâm linh Ấn Độ từ
bỏ mọi tiện nghi và trở thành nghèo. Khi người đó trở thành nghèo, chỉ thế thì
người Ấn Độ mới thừa nhận người đó là tâm linh. Nếu người đó không trở thành
nghèo, làm sao người đó có thể là tâm linh được?
Nghèo nàn đã trở thành chính nền
tảng của tính tâm linh Ấn Độ. Bạn càng nghèo, bạn càng tâm linh. Cho dù bạn
không mạnh khoẻ, điều đó là tốt cho việc là tâm linh; điều đó chỉ ra sự đối
kháng của bạn hướng tới thân thể. Hành hạ thân thể bạn, nhịn ăn, không ăn,
không đáp ứng các nhu cầu của thân thể, và bạn đang làm công việc tâm linh nào
đó.
Cho nên bạn sẽ nhìn vào cái gọi
là thánh nhân tâm linh Ấn Độ và nhiều người trong số họ sẽ có vẻ ốm yếu về thể
chất, trong khổ đau sâu sắc, trong tự hành hạ; mặt họ xanh nhợt vì nhịn ăn.
Nhưng nếu bạn hỏi các đệ tử của họ, họ sẽ nói, "Trông đấy, hào quang vàng
làm sao bao quanh khuôn mặt của thánh nhân của chúng tôi!" Tôi biết những
người như vậy - chỉ hào quang sốt quanh mặt họ, chẳng cái gì khác! Nhưng các đệ
tử của họ sẽ nói, "Hào quang vàng - đây là tính tâm linh!"
Bá tước Keyserling viết trong
nhật kí của ông ấy rằng khi ông ấy tới Ấn Độ ông ấy hiểu ra lần đầu tiên rằng nghèo
nàn, chết đói, sức khoẻ ốm yếu, những điều này là yêu cầu cần thiết cho tính
tâm linh. Đây là những cách hợp lí hoá. Và mọi người đều muốn cao hơn người
khác, siêu hơn người khác.
Bây giờ, không có cách khác cho
người Ấn Độ tuyên bố về tính cao siêu của họ. Họ không thể cạnh tranh được
trong khoa học, trong công nghệ, trong công nghiệp, nhưng họ có thể cạnh tranh
được trong tính tâm linh. Họ có nhiều khả năng hơn để nhịn ăn, để bỏ đói bản
thân họ. Trong hàng nghìn năm họ đã thực hành chết đói, để cho họ đã trở nên rất
rất quen với nó; điều đó là dễ cho họ.
Với người Mĩ liên tục nhịn ăn
là rất khó. Ăn năm lần một ngày - điều đó nghĩa là gần như cả ngày bạn ăn - và
tôi không tính những thứ bạn ăn ở giữa... Với người Mĩ khó mà nhịn ăn, nhưng với
người Ấn Độ nó đã trở thành gần như là tự nhiên. Thân thể người đó đã trở nên
quen với điều đó. Thân thể có năng lực vô cùng để điều chỉnh bản thân nó.
Người Ấn Độ có thể ngồi trong
ánh mặt trời nóng, gần như trong trạng thái cháy nắng từ việc tắm nắng, không bị
rối loạn. Bạn không thể ngồi ở đó được - bạn đã quen với điều hoà không khí.
Người Ấn Độ có thể ngồi trong thời tiết lạnh giá, trần trụi trong Himalayas. Bạn
không thể ngồi thế được; bạn đã trở nên quen với sưởi trung tâm. Thân thể trở
nên quen.
Và thế rồi Ấn Độ có thể tuyên bố:
"Đây là tính tâm linh. Tới và đua với chúng tôi đi!" Và bạn không thể
đua được. Và chắc chắn, khi bạn không thể đua được, bạn phải cúi mình trước người
Ấn Độ và bạn phải chấp nhận rằng họ phải có manh mối nào đó. Chả có manh mối gì
cả, không cái gì, chỉ là lịch sử dài dài của nghèo nàn.
Trong làng người ăn thịt người ở
trung tâm châu Phi, vợ của tù trưởng chuyên thu thập đầu người đi vào cửa hàng
thịt địa phương để tìm miếng sườn cho bữa tối của chồng mình. Khi giám định hàng
hoá, cô ấy hỏi ông hàng thịt, "Miếng kia là gì?"
Ông hàng thịt đáp, "Đó là
người Mĩ - bẩy mươi xu nửa kí."
"Được, thế miếng kia thì
sao?" người đàn bà hỏi.
Ông hàng thịt đáp, "Đó là
người Italy - chín mươi nhăm xu nửa kí. Anh ta có chút ít gia vị."
"Còn," người đàn bà hỏi,
"miếng kia ở trong góc thì sao?"
"Anh ta là người Ấn Độ,''
ông hàng thịt đáp. "hai đô la nửa kí."
Người đàn bà hổn hển, "Những
hai đô la nửa kí? Cái gì làm cho anh ta đắt thế?"
"Dạ, thưa bà," ông
hàng thịt đáp, "bà đã bao giờ thử lau sạch người Ấn Độ chưa?"
Nhưng điều đó đã trở thành tính
tâm linh. Bạn có biết không? - sư Jaina không bao giờ tắm. Tắm bị coi là xa
hoa. Họ không đánh răng; điều đó bị coi là xa hoa. Bây giờ, là tâm linh theo
nghĩa thuật ngữ của người Jaina bạn phải dừng tắm, thôi đánh răng, thậm chí
không chải đầu, thậm chí không cắt tóc. Nếu tóc trở thành quá rối, quá bẩn, bạn
phải nhổ tóc bằng tay. Bạn không thể dùng bất kì dao cạo hay thiết bị cơ khí
nào khác, vì người tâm linh phải độc lập với mọi máy móc. Cho nên sư Jaina nhổ
tóc riêng của họ ra. Và khi sư Jaina nhổ tóc ra, phần lớn chỉ một lần một năm,
thế thì việc tụ tập lớn xảy ra vì điều đó được coi là cái gì đó rất đặc biệt.
Tôi đã ở trong đám tụ tập đó.
Hàng nghìn người Jaina tập hợp lại đơn giản để xem người đáng thương này, đói,
bẩn, dứt tóc mình ra - điên dại! Và bạn sẽ thấy mọi người quan sát với niềm vui
lớn và với tính cao siêu lớn: "Đây là thánh nhân của chúng ta! Còn ai khác
có thể đua được với chúng ta?"
Không quốc gia nào có tính tâm
linh. Điều đó chưa xảy ra. Người ta có thể hi vọng rằng điều đó có thể xảy ra một
ngày nào đó, nhưng nó còn chưa xảy ra. Thực ra, chỉ các cá nhân mới có thể có
tính tâm linh, không phải quốc gia. Và các cá nhân đã từng có tính tâm linh
trên khắp thế giới, ở mọi nơi. Nhưng dốt nát ngăn cản mọi người nhận ra tính
tâm linh của người khác.
Một hôm tôi đã nói chuyện với một
người Ấn Độ và tôi bảo ông ấy rằng ở mọi nơi tính tâm linh đã từng xảy ra; nó
chẳng liên quan gì tới Ấn Độ như thế.
Ông ấy nói, "Nhưng nhiều
thánh nhân thế đã xảy ra ở đây. Còn đâu khác có nhiều thánh nhân thế xảy
ra?"
Tôi nói, "Ông có biết bao
nhiêu thánh nhân đã xảy ra ở Trung Quốc không? Nói cho tôi vài cái tên."
Ông ấy thậm chí không nghe tới
một cái tên. Ông ấy không biết gì về Lão Tử, ông ấy không biết gì về Trang Tử,
ông ấy không biết gì về Liệt Tử.
Ông ấy không biết gì về truyền
thống dài dài của huyền môn Trung Quốc. Nhưng ông ấy biết về Nanak, Kabir,
Mahavira, Krishna, Phật, cho nên ông ấy nghĩ mọi thánh nhân lớn đã xảy ra chỉ ở
Ấn Độ. Điều đó là cực kì ngu xuẩn. Họ đã xảy ra ở Nhật Bản, họ đã xảy ra ở Ai Cập,
họ đã xảy ra ở Jerusalem. Họ đã xảy ra ở mọi nơi!
Nhưng bạn không biết - và bạn
không biết muốn biết nữa. Bạn đơn giản vẫn còn bị giới hạn vào giáo phái riêng
của bạn.
Thực ra, bạn có thể đã sống
trong vùng lân cận của người Jaina cả đời bạn, nhưng bạn không thể biết được
hai mươi bốn cái tên của các teerthankaras vĩ đại của họ. Ai bận tâm biết tới
người khác? Chỉ một cái tên thôi - Mahavira - là được biết tới; hai mươi ba cái
tên khác gần như không được biết tới. Ngay cả bản thân người Jaina cũng không
thể nêu được hai mươi bốn cái tên theo trình tự đích xác. Họ biết ba cái tên:
người thứ nhất, Adinatha; người cuối cùng, Mahavira; và người trước Mahavira,
anh em con chú bác của Krishna, Neminath. Ba cái tên này được biết tới; hai
mươi mốt cái tên còn lại là gần như không được biết tới ngay cả với người
Jaina. Và đây là cách nó vậy.
Bạn có biết bao nhiêu nhà huyền
môn Hassid đã đạt tới Thượng đế không? Bạn có biết bao nhiêu Thiền sư đã đạt tới
Phật tính không? Bạn có biết bao nhiêu người Sufi đã đạt tới trạng thái tối thượng
không? Không ai quan tâm, không ai muốn biết. Mọi người sống trong góc nhỏ, ấm
cúng của tôn giáo riêng của họ và họ nghĩ điều này là tất cả.
Không người Ấn Độ không bất kì
ai khác là tâm linh hay linh thiêng một cách đặc biệt. Tính tâm linh là cái gì
đó xảy ra cho các cá nhân. Chính cá nhân trở nên bắt lửa với Thượng đế. Điều đó
không liên quan gì tới bất kì tính tập thể nào - quốc gia, dòng dõi, nhà thờ.
Câu hỏi thứ sáu
Osho ơi,
Tại sao người Do Thái khét tiếng thế về việc
tham tiền của họ?
Narotam,
Bạn có nghĩ những người khác là
khác với người Do Thái theo bất kì cách nào không? Chừng nào yêu chưa nở hoa
trong bản thể bạn, bạn nhất định vẫn còn tham. Tham là thiếu vắng của yêu. Nếu
bạn yêu, tham biến mất; nếu bạn không yêu, tham vẫn còn.
Tham được bắt rễ trong sợ. Và tất
nhiên, người Do Thái đã sống trong sợ mênh mông trong nhiều thế kỉ. Trong hai
nghìn năm kể từ Jesus họ đã sống trong sợ hãi thường xuyên. Sợ tạo ra tham. Và
bởi vì họ mất quốc gia của họ - họ mất mọi thứ, họ trở nên bị bật rễ, họ trở
thành người lang thang - điều duy nhất họ có thể tin cậy được là tiền; họ có thể
không tin cậy vào bất kì người nào khác. Do đó, một cách tự nhiên, họ trở nên
tham. Đừng quá nghiêm khắc với họ về điều đó. Họ tham, có thể tham hơn người
khác chút ít, nhưng điều đó chỉ là khác biệt về số lượng, không về chất lượng.
Ở Ấn Độ cúng ta có marwaris, là
người Do Thái Ấn Độ. Người Jaina không kém tham đâu... và những người khác nữa!
Có thể họ không khét tiếng thế. Người Do Thái trở nên khét tiếng vì bất kì cái
gì họ làm, họ làm với một hương vị; bất kì cái gì họ làm, họ làm mà không có việc
che giấu nào. Họ không phải là những người rất lừa dối - thông minh nhưng không
lừa dối. Bất kì cái gì họ muốn làm, họ làm thẳng nó. Và họ là những người rất
trần gian.
Và đó là một trong những phẩm
chất tôi đánh giá cao. Trần gian là nhà chúng ta và chúng ta phải trần tục
thôi.
Tính tâm linh thực phải được bắt
rễ trong tính trần tục. Bất kì tính tâm linh nào phủ nhận trần gian, bác bỏ trần
gian, đều trở thành trừu tượng, trở thành viển vông. Nó không có nhiều máu
trong nó; nó không có nhiều tính sống động. Vâng, người Do Thái là rất gắn với
trần gian.
Và cái gì sai trong việc có tiền?
Người ta phải không nên có tính sở hữu; người ta phải có khả năng dùng nó. Và
người Do Thái biết cách dùng nó! Người ta phải không nên keo kiệt. Tiền phải được
tạo ra và tiền phải được dùng. Tiền là phát minh hay, phúc lành lớn, nếu được
dùng đúng. Nó làm cho nhiều điều thành có thể. Tiền là hiện tượng kì diệu.
Nếu bạn có tờ mười ru pi trong
túi, bạn có nghìn thứ trong túi bạn. Bạn có thể có bất kì cái gì với mười ru pi
đó. Bạn có thể hiện thực hoá thành một người sẽ xoa bóp thân thể bạn cả đêm! Hay
bạn có thể hiện thực hoá thành thức ăn hay bạn có thể hiện thực hoá bất kì cái
gì! Tờ mười ru pi đó mang nhiều khả năng. Bạn không thể mang tất cả những khả
năng đó cùng bạn nếu không có tờ bạc; thế thì đời bạn sẽ rất bị giới hạn. Bạn
có thể có một người làm xoa bóp thân thể bạn, nhưng thế thì đó là khả năng duy
nhất bạn có với bạn. Nếu bạn đột nhiên cảm thấy đói hay khát, thế thì người đó
không thể làm được gì khác. Nhưng tờ mười ru pi có thể làm được nhiều thứ, cả
triệu thứ; nó có những khả năng vô hạn. Nó là một trong những phát minh lớn lao
nhất của con người; không cần chống lại nó. Tôi không chống lại nó.
Dùng nó đi. Đừng bám lấy nó.
Bám víu là xấu. Bạn càng bám víu lấy tiền, thế giới càng trở nên nghèo hơn vì việc
níu bám của bạn, vì tiền được nhân lên nếu nó chuyển từ tay này sang tay khác.
Trong tiếng Anh chúng ta có tên
khác cho tiền mà có ý nghĩa nhiều hơn - nó là "currency-tiền lưu
hành." Điều đó đơn giản chỉ ra rằng tiền bao giờ cũng nên vẫn còn chuyển động
như dòng chảy. Nó bao giờ cũng nên trong chuyển động từ tay này sang tay khác.
Nó càng chuyển động nhiều càng tốt.
Chẳng hạn, nếu tôi có tờ mười
ru pi và tôi giữ nó cho bản thân tôi, thế thì chỉ một tờ mười ru pi trên thế giới.
Nếu tôi đưa nó cho bạn và bạn đưa nó cho ai đó khác và từng người liên tục đưa
cho, nếu nó đi qua mười tay thế thì chúng ta có một trăm ru pi, chúng ta đã
dùng giá trị tiện dụng của một trăm ru pi; mười ru pi được nhân lên mười.
Và người Do Thái biết cách dùng
tiền; không cái gì sai trong nó. Vâng, tham là xấu. Tham nghĩa là bạn trở nên bị
ám ảnh với tiền; bạn không dùng nó như phương tiện, nó trở thành mục đích. Điều
đó là xấu, và nó là xấu dù bạn là người Do Thái hay người Jaina, người Hindu
hay người Mô ha mét giáo; không thành vấn đề.
Bốn người mẹ Do Thái đang nói
chuyện, tự nhiên là nói chuyện về con trai họ.
Một người nói, "Con trai
tôi học làm bác sĩ, và khi nó tốt nghiệp nó sẽ làm ra $50,000 một năm."
Người thứ hai nói, "Con
trai tôi học nha khoa, và khi nó tốt nghiệp nó sẽ làm ra $100,000 một
năm."
Người thứ ba nói, "Con
trai tôi đang học phân tâm, và khi nó tốt nghiệp nó sẽ làm ra $200,000 một
năm."
Người thứ tư vẫn còn im lặng.
Những người kia hỏi cô ấy, "Thế con trai chị thì sao?"
"Nó học trở thành giáo
sĩ," cô ấy trả lời.
"Và giáo sĩ thì làm được
bao nhiêu?"
"$10,000 một năm."
"$10,000 thôi à? Đây là việc
cho trẻ con Do Thái phải không?"
Cửa hàng quần áo của Gropestein
đứng ở vùng thấp phía đông của New York. Một hôm, Gropestein đi ăn trưa và để
Salter, người bán hàng mới của mình, chịu trách nhiệm cửa hàng.
Khi ông ta quay về Salter tự
hào công bố, "Tôi đã bán được bộ áo choàng đen đó rồi."
"Được bao nhiêu?"
Gropestein hỏi.
"Chín mươi tám xu, như viết
trên thẻ."
"Chín mươi tám xu à?"
ông chủ la lên. "Thẻ viết là chín mươi tám đô la, đồ ngốc!"
Nhân viên này có vẻ dường như
anh ta chắc chết vì bối rối.
"Để đây là bài học cho
anh," Gropestein nói. "Nhưng đừng cảm thấy tệ - chúng ta đã làm được
lợi nhuận mười phần trăm."
Một người chống người Semite nổi
tiếng sắp chết. Ông ấy tập hợp các con trai lại quanh giường chết của mình và
nói, "Các con, ước muốn và mệnh lệnh cuối cùng của bố là ở chỗ bất kì khi
nào các con cần bất kì cái gì, đi mua nó từ người Do Thái và cho anh ta giá đầu
tiên anh ta đòi."
Các con trai ngạc nhiên nói,
"Bố ơi, tâm trí bố có phát rồ vào giờ cuối này của bố không đấy?"
"À, không đâu," người
chống lại người Semite mỉm cười một cách tinh quái, "anh ta sẽ bị bản thân
mình khống chế, anh ta không đòi thêm đâu."
Câu hỏi thứ bẩy
Osho ơi,
Tương lai nào có cho đạo đức liên quan tới
dục?
Divendra,
Không có tương lai nào về bất
kì đạo đức nào liên quan tới dục. Thực ra, chính việc tổ hợp của dục và đạo đức
đã đầu độc toàn thể quá khứ của đạo đức. Đạo đức trở thành hướng dục tới mức nó
mất mọi chiều khác - điều là quan trọng hơn nhiều. Dục không nên thực sự chiếm
nhiều mối quan tâm thế đối với tư duy đạo đức.
Chân lí, chân thành, đích thực,
tính toàn bộ - những điều này nên là mối quan tâm thực của đạo đức. Tâm thức,
thiền, nhận biết, yêu, từ bi - những điều này là mối quan tâm thực của đạo đức.
Nhưng dục và đạo đức trở thành
gần như đồng nghĩa trong quá khứ; dục trở nên áp đảo, tràn ngập. Cho nên bất kì
khi nào bạn nói ai đó là vô đạo đức bạn đơn giản ngụ ý rằng cái gì đó sai với
cuộc sống dục của người đó. Và khi bạn nói ai đó là người rất đạo đức, mọi điều
bạn ngụ ý là ở chỗ người đó tuân theo các qui tắc tính dục được xã hội đặt ra
mà trong đó người đó sống. Đạo đức trở thành một chiều; nó đã không là tốt.
Không có tương lai cho đạo đức đó; điều đó đang chết đi. Thực ra, nó chết rồi.
Bạn đang mang cái xác.
Dục nên nhiều vui đùa hơn là
chuyện nghiêm chỉnh thế như nó đã bị làm thành vậy trong quá khứ. Nó phải như
trò chơi, nô đùa: hai người chơi với năng lượng thân thể của nhau. Nếu cả hai đều
sung sướng, nó không nên là mối quan ngại của bất kì ai. Họ không làm hại bất
kì ai; họ đơn giản hân hoan trong năng lượng của nhau. Nó là điệu vũ của hai
năng lượng cùng nhau. Nó không nên là mối quan tâm của xã hội chút nào. Trừ phi
ai đó can thiệp vào cuộc sống của ai đó khác - áp đặt bản thân người đó, ép buộc
ai đó, là bạo hành, vi phạm vào cuộc sống của ai đó, chỉ thế thì xã hội mới bước
vào. Bằng không thì không có vấn đề gì; nó không nên là bất kì mối quan tâm
chút nào.
Tương lai sẽ có cách nhìn khác
toàn bộ về dục. Nó sẽ nhiều vui đùa hơn, nhiều niềm vui hơn, nhiều tình bạn
hơn, nhiều chơi đùa hơn là chuyện nghiêm chỉnh như nó đã từng vậy trong quá khứ.
Nó đã phá huỷ cuộc sống của mọi người, đã đè nặng họ nhiều thế - một cách không
cần thiết! Nó đã tạo ra nhiều ghen, sở hữu, chi phối, chì chiết, cãi cọ, đánh
nhau, kết án - chẳng bởi lí do nào cả.
Tính dục là hiện tượng đơn giản,
sinh học. Nó không nên được cho có tầm quan trọng nhiều thế. Ý nghĩa duy nhất của
nó là ở chỗ năng lượng này có thể được biến đổi thành các bình diện cao hơn; nó
có thể trở thành ngày càng nhiều tính tâm linh hơn. Và cách thức làm cho nó nhiều
tính tâm linh hơn là làm cho nó thành chuyện ít nghiêm chỉnh hơn.
Bác sĩ Biber bị bối rối bởi ca
đang khám. Ông ấy đã cho cô nữ sinh đủ mọi loại xét nghiệm, nhưng kết quả vẫn
là không kết luận được. "Tôi không chắc nó là gì," cuối cùng ông ấy
thú nhận. "Hoặc là cô bị cảm lạnh hoặc cô có thai."
"Tôi phải có thai rồi,"
cô gái nói. "tôi không biết người nào có thể làm cho tôi bị cảm lạnh."
Đây là cái gì đó của tương lai.
Clarice và Sheffield đang dùng
bữa sáng vào giữa trưa. Căn hộ trên đường Park Avenue của họ hoàn toàn bị
nghiêng sau bữa tiệc thâu đêm, hoang dã.
"Em yêu, điều này khá lúng
túng," Sheffield nói, "nhưng đấy có phải là em mà anh đã làm tình
trong thư viện đêm qua không?"
"Vào giờ nào chứ?"
Clarice hỏi.
Chuyện khác về tương lai:
Cô giáo trường làng phàn nàn
khá cay đắng với Cornelia về hành vi của cậu bé Nathaniel. "Nó bao giờ
cũng gây chuyện với những đứa trẻ bé hơn nó và đánh chúng," cô nói.
"Trời đất!" Cornelia
nói, "Thằng bé đó giống hệt bố nó."
"Và nhiều lần tôi đã bắt
được nó trong phòng vệ sinh với một bé gái," cô giáo tiếp tục.
"Hệt cái loại bố nó
làm."
"Mà không chỉ thế đâu, nó
còn đánh cắp các thứ của tụi trẻ khác."
"Lại vẫn cùng kiểu như bố
nó - Trời, tôi chắc tôi I mừng lắm đã không lấy người đàn ông đó!"
Đừng lo nghĩ về tương lai đạo đức
liên quan tới dục. Nó sẽ biến mất hoàn toàn. Tương lai sẽ biết cách nhìn khác
toàn bộ về dục. Và một khi dục không còn lấn lướt đạo đức mạnh thế, đạo đức sẽ
tự do có mối quan tâm khác nào đó mà quan trọng hơn nhiều.
Chân lí, chân thành, tính toàn
bộ, từ bi, phụng sụ, thiền, những điều này nên là mối quan tâm thực của đạo đức
- vì đây là những điều làm biến đổi cuộc sống của bạn, đây là những điều đem bạn
tới gần Thượng đế hơn.
Và câu hỏi cuối cùng
Osho ơi,
Tại sao thầy cứ nói hoài nếu chân lí là
không thể nào diễn đạt được?
Paramahansa,
Đừng để ý!
Kết thúc quyển 'A, Cái Này!' - Quay về Mục lục
..............................
0 Đánh giá