Chương 9. Bạn: Kẻ dối trá vĩ đại nhất có đó

Chương 9. Bạn: Kẻ dối trá vĩ đại nhất có đó

Price:

Read more

Nguyên lí thứ nhất - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 9. Bạn: Kẻ dối trá vĩ đại nhất có đó



Một quan chức, Riko, có lần đề nghị Nam Tuyền giải thích cho ông ấy một chuyện cổ về con ngỗng trong cái lọ.
"Nếu một người để một con ngỗng con vào trong cái lọ," Riko nói, "và nuôi nó cho tới khi nó lớn phổng lên, làm sao người này có thể lấy được con ngỗng ra mà không làm chết nó hay đập vỡ cái lọ?"
Nam Tuyền vỗ tay to và hét lên, "Riko!"
"Dạ, thưa thầy," quan chức này nói giật nẩy mình.
"Thấy chưa," Nam Tuyền nói, "Con ngỗng ở ngoài!"
Tôi không tìm, tôi thấy, Pablo Picasso nói. Và tôi nói với bạn: Bạn không cần tìm, vì nếu bạn tìm, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy nó. Và bạn không cần tìm nó nữa, vì nếu bạn tìm thấy nó, nó sẽ không được tìm thấy chút nào.
Việc tìm nghĩa là chân lí không hiện hữu và bạn phải tìm nó. Việc tìm nghĩa là chân lí bị ẩn kín và bạn phải tìm nó. Việc tìm nghĩa là chân lí đang ở xa xôi, xa xăm, và bạn phải làm cuộc hành trình tới nó. Còn chân lí là ở đây bây giờ. Không cuộc hành hương nào được cần; người ta phải không đi đâu cả. Chân lí không ở kia và chân không lúc kia. Chân lí là ở đây và bây giờ, cho nên mọi việc tìm đều sẽ đi lạc lối.
Tìm, và bạn sẽ không thấy đâu, bởi vì trong chính việc tìm bạn đã bỏ lỡ vấn đề, bạn đã bỏ lỡ nguyên lí thứ nhất. Trong chính nỗ lực này, bạn đã đi xa khỏi chân lí.
Việc tìm là ham muốn. Với ham muốn tới trong tâm trí - tâm trí không là gì ngoài ham muốn. Việc tìm là trong tương lai, và tương lai là không hiện hữu. Chân lí bao giờ cũng là hiện tại, bao giờ cũng hiện tại. Chân lí bao giờ cũng bây giờ; không có cách khác cho chân lí hiện hữu. Bạn không thể nói về chân lí, "Chân lí hiện hữu," và bạn không thể nói về chân lí, "Chân lí sẽ hiện hữu." Điều đó sẽ là tuyệt đối sai. Chân lí hiện hữu - và nó bao giờ cũng vậy, và nó bao giờ cũng sẽ vậy, và nó luôn luôn là vậy. Chân lí hiện hữu.
Làm sao bạn có thể tìm được cái đang hiện hữu? Người ta tìm cái còn chưa có. Việc tìm kiếm là trong tương lai. Việc tìm kiếm giả định điều đó, rằng nó còn chưa có ở đây. Bạn tìm tiền, bạn tìm quyền, bạn tìm danh, bạn tìm cõi trời; nhưng làm sao bạn có thể tìm được chân lí? Đó là lí do tại sao, để tôi nhắc lại, tìm, bạn đi lạc lối. Tìm, bạn trở thành nạn nhân của ham muốn. Tìm, tâm trí trở thành chi phối. Tìm, điều phụ trở thành điều chính và điều chính bị mất dấu vết.
Và tôi nói nếu bạn tìm thấy nó, bạn đã không tìm thấy nó chút nào. Vì nếu bạn vẫn còn đi tìm nó, thế thì nó không thể là chân lí được. Chân lí được tìm ra chỉ khi bạn không hiện hữu. Khi chân lí hiện hữu, bạn không hiện hữu. Cả bạn và chân lí không thể hiện diện cùng nhau. Bạn là kẻ dối trá lớn nhất có đó. Nếu bạn vẫn có đó, thế thì bạn sẽ liên tục bỏ lỡ chân lí. Chính sự hiện hiện của bạn vận hành như rào chắn. "Tôi" không thể tìm được; khi cái "tôi" không có đó, nó được tìm thấy.
Đó là lí do tại sao tôi nói phát biểu của Picasso là chân lí một nửa. Một nửa của nó là đúng: "Tôi không tìm." Nhưng nửa đó là không đúng khi ông ấy nói, "Tôi thấy." Điều đó có vẻ gần giống như Thiền, nhưng nó không phải vậy. Chân lí một nửa là nguy hiểm hơn dối trá trắng trợn vì bạn có thể thấy dối trá là dối trá sớm hay muộn, nhưng chân lí một nửa có thể liên tục giả vờ là chân lí toàn thể; ít nhất nó dường như giống chân lí. Nhiều người đã bị lừa bởi phát biểu của Picasso. Nó gần như Thiền: "Tôi không tìm, tôi thấy."
Nếu như ông ấy nói, "Tôi không tìm, và nó được thấy," điều đó chắc đã là Thiền. Nếu cái "tôi" còn lại, thế thì chân lí sẽ vẫn còn bị che mờ. Cái "tôi" vận hành như đám mây, và mặt trời đi sau. Cái "tôi" vận hành như bóng tối, như thung lũng bóng tối. Cái "tôi" rất ồn ào, và tiếng nói của chân lí là rất nhỏ bé, tĩnh lặng. Nếu cái "tôi" có đó đang đánh trống, thế thì gần như không thể nào nghe được việc thì thào của chân lí.
Vâng, chân lí là tiếng thì thào. Bạn cảm thấy nó chỉ khi bạn tuyệt đối không hiện hữu. Trong việc vắng bóng của bạn, nó hiện diện.
Cho nên đây là toàn thể vấn đề: nếu bạn hiện diện, chân lí vắng mặt; nếu bạn vắng mặt, chân lí hiện diện. Là vắng mặt là tất cả mọi điều về thiền. Là vắng mặt là tất cả mọi điều được bao gồm trong thiền.
Làm sao trở nên vắng mặt? Làm sao không hiện hữu? Vâng, "Hiện hữu hay không hiện hữu" là vấn đề. Và bình thường chúng ta quyết định hiện hữu. Khoảnh khắc chúng ta quyết định hiện hữu, đó là luân hồi. Khoảnh khắc chúng ta quyết định không hiện hữu, đó là niết bàn. Vâng, đó là vấn đề cơ bản mà mọi con người đều phải đương đầu: hiện hữu hay không hiện hữu. Vị Phật quyết định không hiện hữu.
Và điều ngược đời là ở chỗ những người quyết định không hiện hữu, họ trở thành thực, và những người quyết định hiện hữu, họ trở thành dối trá. Dối trá có thể còn dai dẳng; bạn có thể liên tục nuôi dưỡng nó.
Chân lí hiện hữu, chỉ hiện hữu, duy nhất hiện hữu. Tìm, bạn bỏ lỡ nó. Tìm, bạn đã bắt đầu nhìn đi đâu đó khác. Tìm, bạn không nhìn ở đây. Tìm, mắt bạn quay ngược lên trời. Đó là lí do tại sao bất kì khi nào chúng ta nghĩ tới Thượng đế chúng ta đều nhìn lên trời. Điều đó rất có ý nghĩa: Thượng đế ở nơi xa xăm, ngồi trên cõi trời thứ bẩy, trên cao. Nó là cuộc hành trình dài; chỉ rất hiếm người mới có thể làm được điều đó - các thánh nhân, các mahatma, những người khổ hạnh. Toàn vô nghĩa.
Thượng đế ở nơi bạn đang ở ngay bây giờ! Không ở cõi trời thứ bẩy đâu, nhưng ở bên trong bạn.
Nhưng về bẩy cõi trời đó, biểu dụ về "bẩy" là hay. Thượng đế không ở đâu đó trong cõi trời thứ bẩy đâu, mà ẩn đằng sau bẩy tầng của dối trá. Có một sự cố rất kì lạ trong cuộc đời của Bồ đề đạt ma, người sáng lập ra Thiền. Tương truyền là Bồ đề đạt ma đổ sập bẩy lần và vươn lên tám lần, khi ông ấy nhận ra chứng ngộ. Đổ sập bẩy lần và vươn lên tám lần. Rất có ý nghĩa. Đó là bẩy tầng của bản ngã, bẩy tầng của cái "tôi". Từng cái "tôi" sẽ giúp bạn đổ sập, và nếu bạn không thể vươn dậy tám lần, điều đó nghĩa là nếu bạn không thể vươn dậy ít nhất một lần mà không có bản ngã, bạn sẽ không đạt tới.
Cho nên toàn thể câu hỏi này không phải là chân lí ở rất xa. Nó ở rất gần, rất, rất gần. Nó ở trong bạn, nó là bạn, nó là bản tính cố hữu của bạn, nó là pháp dhamma của bạn. Đó là nguyên tắc đầu tiên, nhưng bằng cách nào đó, tìm kiếm, bạn đã bỏ lỡ nó.
Tìm, bạn đã từng làm trong nhiều kiếp sống rồi. Người thấy, bạn đã từng làm rồi. Không tìm sẽ làm lộ nó ra.
Đó là lí do tại sao tôi nói tìm, bạn đi lạc lối. Tìm, bạn đi trong mơ. Làm sao bạn có thể tìm được Thượng đế? Bạn đã không biết. Làm sao bạn có thể tìm được cái không biết? Bạn chưa bao giờ thấy. Làm sao bạn có thể tìm được cái không thấy? Cho dù Thượng đế bắt gặp bạn, bạn sẽ không có khả năng nhận ra ngài, vì việc nhận ra là có thể chỉ nếu bạn đã kinh nghiệm ngài trước đây. Và bạn đã không kinh nghiệm ngài. Ngài có thể đã bắt gặp bạn nhiều lần trong đời bạn, và bạn sẽ liên tục bỏ lỡ bởi vì làm sao bạn sẽ nhận ra được ngài?
Không thể nào tìm được cái không biết. Thế thì bạn làm gì? Đầu tiên bạn tạo ra mơ về cái không biết và bạn bắt đầu tìm giấc mơ. Người Hindu có một giấc mơ về Thượng đế, người Mô ha mét giáo có giấc mơ khác, người Ki tô giáo lại có giấc mơ khác - nhưng đấy toàn là mơ. Người Ki tô giáo sẽ đạt tới mơ của người đó. Điều đó là khổ, vì nếu bạn khăng khăng quá nhiều, mơ của bạn sẽ bắt đầu trở thành gần như là thực tại. Nếu bạn đổ năng lượng của bạn vào trong mơ của bạn quá nhiều, thế thì mơ của bạn sẽ bắt đầu trở thành thực tại; bạn sẽ chuyển nó vào trong thực tại. Nhưng nó không phải là thực tại; nó vẫn là mơ.
Tranh đấu giữa những người Hindus, người Mô ha mét giáo, và người Ki tô giáo không phải là tranh đấu về thực tại. Tranh đấu này là về các giấc mơ khác nhau của họ. Người Hindu có ý tưởng nào đó về Thượng đế, người khác cũng vậy, và họ tranh đấu. Họ nói, "Mơ của tôi là thực." Khi người Ki tô giáo suy ngẫm sâu sắc, người đó đi tới thấy Jesus. Người Jaina không bao giờ đi tới thấy Jesus, không bao giờ. Phật tử không bao giờ thấy Jesus; Jesus không bao giờ cắt qua con đường của người đó. Với Phật tử, Phật tới trên con đường. Với người Jaina, Mahavir bắt chéo qua con đường người đó. Chúng là những giấc mơ của họ; chúng là những giấc mơ và phóng chiếu và ham muốn. Và nếu bạn khăng khăng quá nhiều, tâm trí có khả năng kể lại thực tại của giấc mơ.
Bạn làm điều đó mọi ngày, cho nên nó không phải là cái gì đó rất kì lạ. Mọi ngày trong đêm khi bạn rơi vào giấc ngủ bạn mơ, và trong mơ bạn không bao giờ nhận ra sự kiện là nó là mơ. Trong mơ nó có vẻ là đúng. Trong mơ nó có vẻ là thực - dù ngớ ngẩn thế nào. Trong mơ bạn thấy con chó đang đi, và đột nhiên con chó biến thành con mèo, và bạn thậm chí không hoài nghi rằng điều đó là có thể. Trong mơ, bạn chấp nhận ngay cả điều đó. Chấp nhận của bạn, năng lực của bạn để tin, là vô cùng.
Ngay cả những người nghĩ, họ là người nghi ngại, người nghĩ, họ là những người hoài nghi lớn, các nhà logic, những người hợp lí hoá, ngay cả trong mơ của họ mọi sự hợp lí hoá đều mất đi và mọi hoài nghi của họ biến mất. Trong mơ của mình, họ tin vào những điều ngớ ngẩn. Đến sáng, khi họ thức dậy, họ sẽ chưng hửng, nhưng thế thì quá trễ rồi.
Nghĩ về một người đang trong cơn mê... Có lần một người đàn bà được mang tới tôi, đang trong cơn mê suốt chín tháng. Bây giờ nghĩ mà xem, nếu cô ấy mơ trong chín tháng, cô ấy phải nghĩ chúng là thực tại. Con người có thể ở trong cơn mê trong chín năm, hay chín mươi năm - hay trong chín kiếp. Thì sao? Mơ sẽ có vẻ như thực. Thực ra, nếu người đàn bà này được đánh thức ra khỏi cơn mê trong một phút và cô ấy nhìn quanh và lại rơi vào trong giấc mơ của mình lần nữa, cái gì sẽ thực hơn, mơ của cô ấy mà đã kéo dài trong chín tháng, hay thực tại mà cô ấy thấy trong một phút? Cái gì sẽ là kết luận của cô ấy nếu cô ấy có thể kết luận được? Cô ấy sẽ kết luận rằng cô ấy đã rơi vào trong giấc ngủ một phút và cô ấy đã thấy một giấc mơ và lần nữa mơ lại qua đi, cho nên cô ấy thức và thực tại của cô ấy tiếp tục.
Khả năng lớn nhất của tâm trí và năng lực lớn nhất của tâm trí là tưởng tượng. Nó sống qua tưởng tượng. Khoảnh khắc bạn bắt đầu tìm chân lí bạn đang đi vào chiều hướng của tưởng tượng. Bạn đang tìm cái gì?
Thiền nói không có gì để tìm cả, vì bạn không biết cái gì có đó. Cho nên nếu bạn tìm, bạn sẽ bỏ lỡ. Bây giờ, đây là chính quan điểm cao hơn rất nhiều. Jesus nói, "Tìm, và ông sẽ thấy." Một phát biểu thấp hơn rất nhiều, chẳng cái gì so sánh được với Thiền. Có nghĩa, có nghĩa cho những người đang bắt đầu cuộc hành trình, nhưng nếu bạn theo Jesus, một ngày này nọ, bạn sẽ hiểu rằng bằng việc tìm, bạn không thể đạt tới được. Jesus đang nói cho những người còn chưa tiến hoá cao, những người thậm chí đã không bắt đầu tìm kiếm. Ông ấy phải dạy họ: "Tìm và ông sẽ thấy, gõ cửa và cửa sẽ được mở ra cho ông, hỏi và nó sẽ được trao cho ông." Nếu bạn đi tới một Thiền sư ông ấy sẽ mỉm cười; ông ấy sẽ nói, "Bắt đầu đi," vì phát biểu của ông ấy là phát biểu cao hơn. Khi bạn đã thăm dò và bạn đã không thấy, khi bạn đã vật lộn gay go và chẳng cái gì tới trong tay bạn ngoại trừ mơ, thế thì cách tiếp cận của Thiền sư sẽ trở thành có thể, bạn sẽ có khả năng hiểu nó. Thế thì ông ấy sẽ nói, "Tìm, và ông sẽ không thấy đâu. Bây giờ xin ông vứt bỏ việc tìm đi. Vứt việc tìm và thấy nó ở đây bây giờ!"
Nhưng tôi không nói rằng Jesus là sai. Tôi nói nó là lớp của người mới bắt đầu. Và chừng nào bạn còn chưa theo Jesus trong một thời gian, bạn sẽ không hiểu được Thiền. Cho nên Jesus sẽ chuẩn bị cho bạn, Jesus sẽ giúp bạn.
Jesus nói với người Do Thái, những người đã là một trong những giống nòi trần tục nhất trên thế giới. Nói về Thiền chắc đã là không thể được - họ chắc sẽ giết ông ấy thậm chí còn sớm hơn. Họ đã không cho phép ông ấy được sống nhiều, chỉ ba mươi ba năm truyền đạo. Vào độ tuổi ba mươi ông ấy bắt đầu công việc; đến năm ba ba tuổi ông ấy qua đời. Họ không thể dung thứ được ngay cả một phát biểu rất sơ cấp về tôn giáo. Nó không có tính rất nổi dậy, nó không rất ngớ ngẩn. Nó hoà điệu với suy nghĩ Do Thái, nhưng dầu vậy họ đã không thể dung thứ được điều đó. Nó đã là của "thế giới khác". Ông ấy đang nói về thế giới mà ông ấy gọi là Vương quốc của Thượng đế. Người Do Thái đã rất trần tục; đó là thành công của họ. Họ rất trần tục, và con người này đã làm sao lãng họ. Họ đang tìm tiền và họ đang tìm quyền và danh, và người này nói về Thượng đế. Jesus đã cố làm thay đổi việc tìm của họ hướng tới tôn giáo. Nó là tôn giáo của giai cấp vườn trẻ.
Thiền nhân đang nói về phát biểu cao nhất. Tâm thức cao nhất của Ấn Độ đã được cấy vào Trung Quốc, và tâm thức cao nhất của Trung Quốc, Đạo giáo, đã gặp gỡ với Phật giáo. Đây là hai việc nở hoa vĩ đại nhất của tâm thức con người. Không bao giờ nhân loại đạt tới lần nữa đỉnh cao thế như Phật giáo, như nó đã đạt tới trong Phật; và không bao giờ nó đã đạt tới lần nữa cái gì như Lão Tử. Và nghĩ mà xem: Thiền là việc lai của Đạo giáo và Phật giáo. Nó là gặp gỡ của Phật và Lão Tử. Nó là gặp gỡ của hai đỉnh cao nhất. Một cách tự nhiên Thiền còn đi cao hơn. Thiền đi cao hơn Phật giáo và cao hơn Đạo giáo vì nó chứa tất cả những gì đẹp trong hai văn hoá này, văn hoá cổ đại nhất, những người tìm kiếm lâu dài nhất trên thế giới, người đã liều tất cả những gì họ có cho việc tìm kiếm của họ. Thiền là đoá hoa thuần khiết nhất.
Thực ra, Thiền không phải là đoá hoa. Nó là hương hoa, nó là hương thơm. Ngay cả đoá hoa vẫn có cái gì đó thô trong nó, cái gì đó của đất. Cho nên nhớ lấy điều đó, khi Thiền nói cái gì đó, điều đó được hiểu ở mức cao nhất; bằng không sẽ không có hiểu biết về nó. Bạn sẽ hiểu lầm nó.
Tìm, bạn đi lạc lối; tìm, bạn đi trong mơ; tìm, bạn đi đâu đó khác; và chân lí là ở đây. Tìm, bạn đi lúc đó; và chân lí là bây giờ. Tìm, bạn hiện hữu, và tìm, bạn hiện hữu quá nhiều. Bạn càng tìm, bạn cảm cảm thấy bạn hiện hữu. Việc tìm kiếm càng trở nên gian nan và gay go, bản ngã càng trở nên mạnh hơn.
Tìm, bạn hiện hữu, và tìm, bạn hiện hữu quá nhiều; và không có không gian cho chân lí hiện hữu. Bạn rót đầy toàn thể không gian của bản thể bạn. Tìm, bạn bị đóng.
Bạn không thấy điều này xảy ra trong cuộc sống bình thường nữa sao? Một người đột nhiên được bảo cho rằng nhà của người đó bị cháy. Người đó xô về nhà mình từ văn phòng hay từ cửa hàng: bây giờ người đó không thể thấy được điều đang xảy ra trong bãi chợ, trên đường. Ai đó nói, "Chào anh"; người đó không thể nghe thấy được. Ai đó tới và đụng vào người đó, nhưng người đó không thể thấy được đó là ai, và người đó sẽ không nhớ rằng ai đó đã đụng vào. Toàn thể tâm trí của người đó bây giờ hạn hẹp - nhà người đó đang cháy. Tâm trí của người đó được tập trung.
Tìm có nghĩa là tập trung, và chân lí chưa bao giờ được đạt tới bởi tập trung. Chân lí được đạt tới bởi thiền. Và khác biệt là quan trọng, và khác biệt là lớn lao. Và bạn phải hiểu khác biệt này bởi vì người thường, người không biết gì về thiền, họ liên tục viết sách trong đó họ viết rằng thiền là tập trung. Thiền không phải là tập trung! Thiền chính là trạng thái đối lập với tập trung.
Khi bạn tập trung tâm trí bạn bị làm hẹp lại; khi bạn thiền, tâm trí bạn được mở rộng ra. Khi bạn tập trung, có đối thể theo đó bạn tập trung vào; khi bạn thiền, không có đối thể.
Mọi người tới tôi và họ hỏi, "Thiền về cái gì?" Thế thì họ không hỏi về thiền. Họ đang hỏi và tập trung khi họ tới và họ nói với tôi, "Tôi không thể tập trung được. Osho ơi, thầy có thể giúp tôi được không?" Tập trung nghĩa là bạn muốn tâm trí bạn níu bám lấy cái gì đó, bạn muốn tâm trí bạn vẫn còn với cái gì đó. Tập trung là một loại gắn bó, cho nên bất kì khi nào gắn bó của bạn có đó bạn đều được tập trung.
Vợ bạn sắp chết, và nếu bạn bị gắn bó với cô ấy, bạn sẽ quên toàn thế giới. Bây giờ không cái gì tồn tại ngoại trừ người vợ sắp chết của bạn. Bạn sẽ ngồi bên cạnh cô ấy và bạn sẽ được tập trung; tâm trí bạn sẽ không đi đây đó.
Hay nếu bạn đang lái xe và đột nhiên bạn thấy một tai nạn sắp xảy ra - người điên nào đó đang tới, lái xe một cách điên cuồng, và đến lượt bạn, bạn thấy bây giờ quá trễ, nó sẽ xảy ra - đột nhiên bạn sẽ được tập trung, bởi vì bạn quá bị gắn bó với sống. Sẽ không có ý nghĩ nào nữa. Chỉ một khoảnh khắc trước đây, bạn đã nghĩ gặp bạn gái của bạn, một khoảnh khắc trước đây, bạn đã nghĩ đi xem phim tối nay, hay làm cái này cái nọ; đột nhiên mọi thứ đã biến mất; không có ý nghĩ trong tâm trí, không đối thể.
Bạn quá gắn bó với sống. Vì gắn bó này, mọi đối thể khác đã biến mất. Bạn được tập trung bây giờ chỉ vào cuộc sống của bạn; chỉ một thứ còn lại: cuộc sống của bạn.
Dostoevsky đã viết một hồi kí. Ông ấy còn trẻ và ông ấy là nhà cách mạng, và ông ấy bị sa hoàng bắt cùng hai mươi người khác, và tất cả họ đều bị xử tử hình. Ngày hành hình tới, hố đã được đào, và họ đang đứng trước các hố và người này đã sẵn sàng với súng máy. Mọi thứ đều sẵn sàng.
Ngay cạnh tháp nhà thờ có một chiếc đồng hồ, và từng khoảnh khắc đang trôi qua nhanh, và cuộc sống đang biến mất. Vào đúng sáu giờ, họ sẽ bị bắn chết. Lúc đó là sáu giờ kém mười.
Bạn có thể hình dung họ phải đã trở nên tập trung thế nào. Dostoevsky viết, "Tôi chưa bao giờ được tập trung như thế vào cuộc sống của tôi. Mọi thứ khác đã biến mất. Tôi có thể nghe tim tôi đang đập, tôi có thể thấy hơi thở của tôi lần đầu tiên, tôi cảm thấy thân thể tôi lần đầu tiên. Tôi chưa bao giờ cảm thấy thân thể tôi, chưa bao giờ nghe nhịp tim tôi, chưa bao giờ thấy hơi thở của tôi. Mọi thứ đơn giản trở nên được tập trung - và chúng tôi có thể nghe thấy tiếng đồng hồ chuyển động.
Năm phút, bốn phút, ba phút... và tập trung đang trở nên ngày một nhiều hơn nữa. Một phút... và mọi thứ khác đã biến mất.
Khi cuộc sống lâm nguy, chỉ cuộc sống là trong tâm trí.
Và thế rồi một người cưỡi ngựa tới, phi tới, và sa hoàng đã ân xá cho họ; án tử hình của họ đã được chuyển thành án chung thân.
Một người, vào đúng sáu giờ, ngã xuống hố, chết! mà không bị bắn. Chắc phải đã trở nên tập trung thế với ý tưởng về chết. Đã chết rồi! Không ai có thể tin được điều đó. Các sĩ quan chạy tới. Anh ta được lôi ra khỏi hố, nhưng anh ta đã chết. Anh ta đã tin vào điều đó; anh ta phải đã trở nên bị thôi miên với ý tưởng về chết. Chết đang tới, cái chết đang tới, mười lăm phút, cái chết đang tới... Nó đã tới trong hai, ba tháng; bây giờ nó ở ngày càng gần hơn, và tâm trí trở nên tập trung. Người này ngã và chết.
Người khác la lên, "Tôi chết rồi!" Người đó trở nên điên. Trong cả đời người đó vẫn còn la lên, "Tôi chết rồi. Tôi đã chết, các anh có biết không?" Người đó sẽ gặp mọi người và nói, "Anh không biết sao? Tôi đã chết vào ngày hôm đó. Sáu giờ họ đã giết tôi. Tôi là ma!"
Bản thân Dostoevsky không thể tin được vào điều đó, bởi vì điều đó là không thể tưởng tượng được, rằng sa hoàng sẽ tha cho họ. Nhưng ông ấy viết trong hồi kí của mình rằng "Tôi không bao giờ tập trung được lần nữa; đó là đỉnh của tập trung."
Nó không phải là thiền. Nếu nó là thiền, thế thì Dostoevsky chắc đã trở nên chứng ngộ. Đỉnh đó của tập trung.
Nó xảy ra cho các bạn. Khi bạn đang học để cho bài thi, khi kì thi tới gần hơn, bạn trở nên ngày một được tập trung. Mới đêm hôm trước, tâm trí bạn vận hành tập trung thế. Một khi kì thi qua rồi, tâm trí lại thảnh thơi.
Tập trung là một thứ của tâm trí; thiền là thứ vô trí. Tập trung nghĩa là rót toàn thể năng lượng của bạn vào một đối thể. Thiền không mang nghĩa rót năng lượng của bạn vào bất kì đối thể nào, nhưng tràn ngập theo mọi hướng.
Chẳng hạn, nếu bạn nghe tôi bạn có thể nghe theo hai cách. Bạn có thể nghe theo cách sai: cách sai là cách của tập trung; bạn có thể vẫn còn căng thẳng, gò ép. Hay bạn có thể nghe theo cách thảnh thơi, buông bỏ; bạn có thể vẫn còn thảnh thơi. Nếu bạn nghe theo cách căng thẳng - đó là nghĩa của từ "attention-chăm chú": "với chăm chăm, tập trung" - thế thì bạn sẽ không nghe tiếng chim hót trên cây. Thế thì bạn sẽ chỉ nghe tôi, và mọi thứ khác sẽ bị chặn ở ngoài, bị loại ra ngoài ngoặc. Điều đó nghĩa là chỉ tiếng nói nhỏ bé này đang ở đây là trong sự tập trung của bạn và toàn thể sự tồn tại đã bị chắn lại ở bên ngoài.
Thiền chính là điều đối lập: không cái gì bị chắn ở bên ngoài, bạn mở theo mọi hướng. Bạn đang nghe tôi; bạn đang nghe chim nữa. Nếu gió thổi qua cây và cây bắt đầu xào xạc, bạn sẽ nghe cả điều đó nữa. Và sẽ không có sao lãng, nhớ lấy. Bạn mở thế, bạn nghe tôi và chim và gió, và chúng tất cả trở thành một. Và khi bạn có thể nghe theo cách đó, bạn đã nghe Thượng đế.
Khi bạn nghe có tính thiền, bạn nghe Thượng đế - bất kì cái gì bạn nghe, nó đều là Thượng đế, nó là thông điệp của Thượng đế. Ngài đã đạt tới bạn qua cây, qua gió, qua chim, qua tôi. Ngài đang tới từ mọi nơi, bởi vì ngài là mọi nơi. Ngài bao quanh bạn. Cho nên khi bạn mở với mọi thứ đang xảy ra, với mọi điều đang xảy ra, bạn ở đây bây giờ, bạn ở trong thiền. Và trạng thái này là trạng thái của không tìm kiếm.
Tập trung là một phần của tìm kiếm; khi bạn tìm cái gì đó bạn trở nên được tập trung. Khi bạn không tìm cái gì, bạn trở nên thảnh thơi. Khi bạn tìm cái gì đó và bạn tập trung, bạn đang đi xa khỏi bản thân bạn. Đối thể của bạn sẽ là mục đích, bạn quên mất bản thân bạn. Mũi tên tâm thức của bạn chỉ đi tới đối thể. Khi bạn không đi đâu cả, bạn sẽ ở đâu? Khi bạn không đi đâu cả bạn sẽ ở nơi bạn đang ở, bạn sẽ là bất kì ai bạn đang là. Bạn sẽ đơn giản thảnh thơi và nghỉ ngơi trong bản thân bạn.
Ashtavakra nói, "Nghỉ ngơi trong bản thân ông, và ông sẽ đạt tới tất cả." Vì nghỉ ngơi trong bản thân bạn, bạn sẽ biết bạn là ai.
Cho nên vấn đề không phải là tìm kiếm. Tìm, bạn hiện hữu quá nhiều. Tìm, bạn bị nhắm tới cái gì đó tới mức bạn không thấy cái gì khác, mắt bạn không cho phép mọi thứ đi vào trong bản thể bạn, và thế thì không có không gian cho chân lí hiện hữu. Tìm, bạn trở thành đám mây và mặt trời ở đằng sau. Do đó, tìm kiếm, có đêm và bóng tối và cái chết.
Khi bạn không tìm, có cuộc sống, cuộc sống vĩnh hằng, và ánh sáng và Thượng đế, hay bạn có thể chọn bất kì cái tên nào bạn ưa thích. Phật gọi nó là niết bàn, không tìm: bạn đã đạt tới. Thực ra, bạn chưa bao giờ đi bất kì đâu khác; bạn chỉ tưởng tượng.
"Xin nói cho chúng tôi, thưa thầy," một sư hỏi Daito...
Daito là một Thiền sư lớn.
"Xin nói cho chúng tôi, thưa thầy, khi Phật Shakyamuni nhìn ngôi sao buổi sáng, ông ấy đã thấy gì?"...
Trong Thiền đây là một truyền thuyết, rằng Phật đã tìm và tìm trong suốt sáu năm trời, thế rồi ông ấy phát mệt mỏi và chán ngán với việc tìm, rồi một hôm ông ấy bỏ việc tìm nữa. Như một ngày ông ấy đã bỏ vương quốc, gia đình, thế giới này, một hôm ông ấy bỏ cả thế giới kia. Như một hôm ông ấy đã trở nên không quan tâm tới vật chất, một ngày tới khi ông ấy đã trở nên không quan tâm tới tâm linh nữa. Và đó là đêm mà ông ấy nghỉ ngơi trong bản thân ông ấy - vì không có gì để tìm. Thế là ông ấy ngủ dưới cây, cây Bồ đề; cây đó trở thành cây nổi tiếng nhất trên thế giới. Ông ấy nghỉ dưới cây Bồ đề, ngủ ngon. Không có tìm kiếm, cho nên không có mơ nữa. Cả đêm chỉ là một nhịp điệu an bình, thậm chí không một ý nghĩ, vì thế giới vật chất đã mất rồi, thế giới tâm linh đã mất rồi. Nó là nghỉ ngơi tuyệt đối trong bản thân người ta.
Đến sáng, truyền thuyết Thiền nói, mắt ông ấy mở ra. Không phải là ông ấy mở mắt mình ra đâu, bởi vì không có gì để làm bây giờ: ông ấy thậm chí sẽ không mở mắt mình ra. Truyền thuyết Thiền nói mắt mở ra vì việc nghỉ ngơi đã đầy đủ. Thấy khác biệt này đi. Bạn có thể mở mắt; thế thì có căng thẳng. Bạn có thể nhắm mắt bạn; thế thì có căng thẳng. Khi mắt tự chúng nhắm có nghỉ ngơi; khi mắt tự chúng mở, thế thì có nghỉ ngơi.
Khi cuộc sống không phải là cuộc sống của việc làm, mà là của việc xảy ra, thế thì có nghỉ ngơi.
Mắt mở ra và ông ấy thấy ngôi sao sáng cuối cùng đang lặn, nó chỉ đang biến mất, thoáng nhìn cuối cùng về nó trong một khoảnh khắc nó mất đi, và ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Dấu vết cuối cùng biến mất với ngôi sao ban mai biến mất, và ông ấy hoàn toàn trống rỗng. Ông ấy hoàn toàn là không ai cả. Ông ấy trở thành tính không, tính không thuần khiết, tâm thức vô nội dung.
Ý nghĩa của ngôi sao cuối cùng đang biến mất là gì? Khi mắt mở ra và ông ấy thấy ngôi sao cuối cùng, đã có chút ít tập trung, hơi chút tập trung, phải là thói quen cũ, cả nghìn kiếp sống với thói quen cũ. Ông ấy phải đã trở nên hơi bị căng thẳng; chút ít tập trung phải đã nảy sinh. Nhìn và ngôi sao cuối cùng, ông ấy phải đã trở nên hội tụ, tâm thức ông ấy phải đã trở nên hẹp lại - chỉ từ thói quen cũ. Không có gì để nhìn bây giờ. Nhưng thế rồi ngôi sao biến mất - nó đã là ngôi sao cuối cùng và mặt trời sắp mọc lên sớm, cho nên ngôi sao biến mất - ngôi sao biến mất, và đối thể cuối cùng của tập trung biến mất.
Đột nhiên ông ấy được xả ra từ mọi tập trung, đột nhiên có tự do, không có nội dung. Ngôi sao cuối cùng biến mất đem mất đi dấu vết cuối cùng của tập trung. Ông ấy có đó - và ông ấy không có đó. Ông ấy có đó lần đầu tiên một cách đích thực - và ông ấy không có đó lần đầu tiên như cái "tôi", như một bản ngã.
Ai đó hỏi thầy Daito...
" Xin nói cho chúng tôi, thưa thầy, khi Phật Shakyamuni nhìn ngôi sao buổi sáng, ông ấy đã thấy gì?"...
Tại sao ông ấy đã trở nên chứng ngộ bằng việc nhìn ngôi sao cuối cùng?
Nhiều người đã sao chép điều đó - những người ngu, những người là khỉ. Nhiều Phật tử ngồi, họ thậm chí đi tới Bodhgaya - họ tới từ Trung Quốc, từ Hàn Quốc, từ Nhật Bản, từ Ceylon - họ đi tới Bodhgaya, họ ngồi dưới cây Bồ đề, họ cố nghỉ ngơi cả đêm, và họ quan sát, nhiều lần nó phải vậy, trong đêm họ phải nhìn: liệu ngôi sao cuối cùng có đó hay mất rồi. Và họ phải nhắm mắt họ lại lần nữa - trời vẫn đêm và có nhiều sao thế - và họ phải sợ căng thẳng: liệu họ có khả năng thấy ngôi sao cuối cùng không, hay họ sẽ bỏ lỡ? Và họ phải thấy ngôi sao cuối cùng đang biến mất.
Một lần một người Nhật Bản tới và ở cùng tôi. Tôi nói, "Sao bạn đã tới từ Nhật Bản?" Anh ấy nói, "Để xem ngôi sao cuối cùng biến mất." Tôi bảo anh ấy, "Bạn không thể thấy được ngôi sao cuối cùng biến mất ở Nhật Bản sao? Sao không hành xử theo cùng cách ở đó à? Chúng không biến mất vào buổi sáng à? Vì cái gì mà bạn đã tới đây?" Và anh ấy nói, "Tôi đã tới để ngồi dưới cây Bồ đề." Nhưng cây nào mà chả được. Phật đã không ngồi dưới cây đó một cách đặc biệt. Nó chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, nó là tình cờ. Ông ấy đã không tìm cây đó. Cây đó chẳng đặc biệt theo bất kì cách nào; nó là một cây bình thường như bất kì cây nào.
Bạn có thể ngồi dưới bất kì cây nào và dưới bất kì bầu trời nào ở bất kì nước nào, nhưng vấn đề không phải là nước, không phải là bầu trời, không phải là ngôi sao, không phải là cây. Câu hỏi là, "Gắn bó của bạn với mọi thứ - và gắn bó với các thứ của thế giới khác - có biến mất không, hay nó vẫn có đó?"
Bây giờ, thực ra, bạn đã tới để ngồi dưới cây Bồ đề bởi vì bạn muốn trở nên chứng ngộ. Ham muốn đó. Việc tìm đó. Bạn đã tới như người tìm kiếm, và Phật đã đạt tới bởi vì ông ấy không phải là người tìm kiếm vào đêm đó.
Đây là cách mọi sự diễn ra và con người liên tục bắt chước và trở thành ngu xuẩn.
"Xin nói cho chúng tôi, thưa thầy, khi Phật Shakyamuni nhìn ngôi sao buổi sáng, ông ấy đã thấy gì?"
"Khoảng trống trơn không cái gì," Daito đáp lại ngay lập tức. Và rồi nói thêm, "Nhưng nếu một người chỉ có một hạt bụi trong mắt, người đó có thể thấy khoảng trống và thấy mọi loại vật tưởng tượng."
Chỉ một hạt bụi sẽ có tác dụng, chỉ một hạt bụi nhỏ của ham muốn sẽ có tác dụng, và thế thì bạn sẽ bắt đầu thấy những thứ tưởng tượng. Nếu bạn thực sự muốn thấy cái đang đó, thế thì mắt phải hoàn toàn sạch, trống không. Với những đôi mắt trống đó bạn là vị Phật - với những đôi mắt trống rỗng đó.
Tìm, người ta không bao giờ thấy. Để điều đó là việc nhớ nền tảng. Cho nên Pablo Picasso là đúng, nhưng chỉ đúng một nửa.
Và chân lí một nửa thực sự là nguy hiểm. Chúng có thể giả vờ, chúng có thể đeo mặt nạ là chân lí, là chân lí toàn thể. Đó là điều xảy ra. Bất kì khi nào một người như Phật di chuyển, bước đi trên đất, đó là điều xảy ra - chân lí của ông ấy trở thành chân lí một nửa trong tâm trí chúng ta. Chân lí một nửa là sự phản xạ của chân lí. Chân lí một nửa là cái bóng của chân lí. Trong tâm trí khỉ của chúng ta, trong tâm trí bắt chước của chúng ta, chúng ta bắt đầu bắt chước chân lí một nửa. Và có cái gì đó phải được hiểu. Chân lí một nửa lừa giỏi hơn.
Nhưng Pablo Picasso không thể làm được tốt hơn, vì bản thân nghệ thuật không thể đi ra ngoài chân lí một nửa. Đó là khác biệt giữa nghệ thuật và tôn giáo. Nghệ thuật là thế giới của hình bóng, thế giới của phản xạ, thế giới của tưởng tượng, thế giới của mơ, thế giới của ham muốn, thế giới của phóng chiếu. Nghệ thuật không thể cho bạn chân lí toàn thể được, nhưng nghệ thuật hay nhất bao giờ cũng cho bạn một nửa của nó - cái đó nữa là nghệ thuật hay nhất. Tôi không nói về nghệ thuật hạng ba. Nghệ thuật hạng ba đơn giản là dối trá, là hoang tưởng, là hư cấu. Nhưng Pablo Picasso là một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất mà thế giới đã từng tạo ra. Nghệ thuật hay nhất bao giờ cũng cho bạn một nửa; nhiều hơn là không thể được qua nghệ thuật.
Người nghệ sĩ có những thoáng nhìn về chân lí, được phản xạ trong thế giới mơ của người đó, trong thế giới tưởng tượng của người đó. Nghệ sĩ là cái ao của tưởng tượng, cái hồ của tưởng tượng. Trong cái hồ đó trăng tròn được phản xạ. Và thỉnh thoảng trăng trong hồ có vẻ đẹp hơn trăng thực nhiều. Trên mặt hồ im lặng, bóng loáng, trên mặt hồ im lặng, bình lặng, trăng có vẻ thậm chí còn hồn nhiên hơn. Nhưng đó không phải là trăng thực - mặc dầu việc phản xạ thuộc vào cái thực.
Đó là khác biệt giữa nhà huyền môn và nghệ sĩ. Nghệ sĩ giỏi nhất tới gần nhà huyền môn hơn bất kì người nào khác, nhưng nghệ sĩ không phải là nhà huyền môn. Người đó là cái bóng, nhà huyền môn hình bóng. William Blake hay Pablo Picasso hay Emerson hay Rabindranath, họ cho những phản xạ đẹp của chân lí. Và ngay cả phản xạ này cũng làm say mê thế, nói gì tới nguyên bản?
Nhưng nếu bạn nhảy xuống hồ để tìm trăng, ngay cả phản xạ này cũng sẽ biến mất. Bạn không được giả định nhảy vào hồ. Và chỗ có phản xạ, bạn không đi theo hướng đó. Bạn phải đi đích xác theo hướng đối ngược lại, thế thì bạn sẽ tìm thấy cái thực.
Nghệ sĩ có phẩm chất nào đó của nhà huyền môn; người đó đang trên đường trở thành nhà huyền môn trong kiếp nào đó. Nhà huyền môn có mọi phẩm chất của nghệ sĩ, còn thêm nữa.
Đôi khi các nhà huyền môn đã là các nghệ sĩ, đặc biệt các nhà huyền môn Thiền. Họ đã vẽ. Họ đã làm thơ, các bài cú - haiku. Họ đã khắc gỗ, họ đã làm điêu khắc. Họ là những nghệ sĩ vĩ đại. Thực ra, mọi Thiền sư đều là những người sáng tạo.
Điều đó cũng nên được ghi nhớ. Khi bạn đã đạt tới trạng thái của tâm thức, tâm thức của bạn phải sáng tạo ra cái gì đó, cái gì đó thấy được. Bạn phải vật chất hoá cái gì đó của tâm thức bạn vào trong thế giới để cho thế giới này cũng trở nên đẹp. Và những người không thể hiểu được tôn giáo ít nhất cũng có thể hiểu được nghệ thuật. Bạn có thể không có khả năng hiểu nghĩa của Upanishads, nhưng chính thơ ca của nó hấp dẫn, và nếu thơ ca hấp dẫn, thế thì chân lí đang tạo ra cách thức đi tới trái tim bạn. Bạn có thể không có khả năng thiền, nhưng nếu ai đó đang nhảy múa với thiền sâu, điệu vũ đó có thể hấp dẫn, và qua điệu vũ này, kéo dài bên cạnh, cái gì đó của thiền sẽ đi và trong bản thể bạn.
Gurdjieff đã chuẩn bị một nhóm vũ công, và ông ấy đưa các vũ công này tới nhiều thành phố lớn của thế giới. Đó là một cơ hội hiếm hoi được làm thành sẵn có. Khi ở New York những thiền nhân đó nhảy múa, mọi người đột nhiên bị sững sờ, họ không thể tin được điều đang xảy ra. Các vũ công đã tạo ra năng lượng thiền, con sóng năng lượng lớn tới mức những người đã tới chỉ để xem điệu vũ đột nhiên quên mất điệu vũ hoàn toàn. Cái gì đó khác đã có đó bên cạnh, một cánh cửa mở ra qua nó.
Và Gurdjieff thường làm bài tập "dừng". Các vũ công đang múa, một nhóm hai mươi, ba mươi vũ công, và họ đang phát điên với điệu vũ của họ, và đột nhiên ông ấy sẽ hô lên ở bên cạnh, "Dừng!" Và tất cả họ trở thành những bức tượng đá cẩm thạch, như họ vậy. Nếu tay đang giơ lên, nó sẽ vẫn còn giơ đấy. Nếu một chân đang đưa lên, nó sẽ vẫn còn đưa vậy.
Một khoảnh khắc khi ông ấy nói, "Dừng!" họ ở trong tư thế mà tất cả họ ngã ra - ngã khỏi sân khấu, ngay trước các khán giả trong phòng. Nhưng không một người nào cử động; họ ngã dường như chết. Và một người, người đang quan sát, cái gì đó bên trong người đó cũng ngã ra. Chính sự cố rất gây choáng là những người ngã ra dường như chết, và cái gì đó thay đổi bên trong tâm trí người đó. Người đó trở thành một trong những tín đồ lớn của Gurdjieff và đạt tới chiều cao lớn hơn của tâm thức.
Xem các bức tranh Thiền bạn sẽ ngạc nhiên vì bức tranh đem bạn tới cái gì đó của người đã vẽ nó. Nếu bạn nhìn vào tranh hiện đại, điều đó nữa cũng mang cái gì đó tới cho bạn. Nếu bạn nhìn vào tranh hiện đại đủ lâu, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hơi chút điên điên. Nếu bạn để quá nhiều tranh hiện đại trong phòng ngủ của bạn, cẩn thận đấy, bạn sẽ có ác mộng. Những tranh đó sẽ bắt đầu đi vào trong giấc mơ của bạn. Bạn không thể nhìn tranh hiện đại lâu được; bạn phải chuyển nó đi. Bạn bắt đầu cảm thấy kì lạ, cái gì đó sai, cái gì đó kì cục.
Hoạ sĩ hiện đại là không lành mạnh. Người đó đang vẽ từ tính không lành mạnh của mình. Nếu bạn nhìn vào bức tranh Thiền, im lặng thấm ra từ nó, đột nhiên cái gì đó đẹp bao quanh bạn. Bạn được chuyển sang tâm thức khác. Bức tranh mang cái gì đó của cái chạm của thầy. Bức tranh đã được làm trong thiền sâu sắc; bức tranh đã được làm bởi người đã đạt tới.
Gurdjieff thường gọi nghệ thuật như vậy là "nghệ thuật đối thể". Khi ai đó đã đạt tới tâm thức mà làm cái gì đó, cái gì đó đó trở thành nghệ thuật đối thể. Nhìn vào trong vật đó, bạn sẽ có thoáng nhìn nào đó của thầy. Thầy có thể đã chết ba nghìn năm, điều đó không thành vấn đề. Bức tranh, bức tượng, bức chạm khắc sẽ biểu thị cho thầy, và qua nó bạn có thể lại trở nên được kết nối với thầy.
Nếu bạn biết cách thiền với bức tranh, điều đó sẽ dễ dàng hơn.
Trong vòng hai mươi năm này một hiện tượng hiếm hoi đã đi ra ánh sáng vì quá nhiều việc dùng ma tu ý. Thế giới nền tảng của ma tu ý đã loạng choạng với được một sự kiện rất có ý nghĩa; họ gọi nó là "tiếp xúc cao". Nó đích xác là nghĩa của satsang. Để tôi giải thích cho bạn.
"Tiếo xúc cao" là một trạng thái. Ai đó đã dùng LSD và được bật lên, và bạn yêu người đàn ông này, bạn thực sự yêu người đàn ông này, hay người đàn bà, bạn thực sự có quan hệ với người đó - người đàn ông hay đàn bà này là ai đó bật bạn lên bởi sự hiện diện của cô ấy hay anh ấy. Người này đã dùng LSD. Bạn đơn giản ngồi bên cạnh, và bạn yêu người này, và sự hiện diện của người này bật bạn lên, và dần dần bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng LSD đang ảnh hưởng tới bạn nữa, rằng bằng cách nào đó tâm thức của người đó đang thấm qua tâm thức của bạn, rằng không gian của bạn đang bị chế ngự. Và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy cao. Đây là tiếp xúc cao.
Đây là nghĩa của satsang nữa, trên bình diện khác. Nếu ai đó đã đạt tới, chỉ ở cùng người đó trong tình yêu sâu sắc, trong lòng biết ơn sâu sắc, trong tính quan hệ sâu sắc, và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng cái gì đó, qua người đó, đạt tới tim bạn, khuấy động bản thể bạn, và bạn được đặt vào bình diện khác toàn bộ, nơi bạn không thể đi tới bằng một mình bạn. Bạn được đưa lên, được mang lên tới nó. Vâng, điều đó nữa cũng là tiếp xúc cao.
Đó là lí do tại sao ở phương Đông chúng ta đã ca ngợi satsang nhiều thế, ở trong sự hiện diện của một thầy, để đạt tới tiếp xúc cao. Và một khi bạn đã đạt tới qua ai đó, dần dần bạn có thể tìm thấy cách riêng của bạn.
Tiếp xúc cao này là có thể ngay cả sau hàng nghìn năm, qua nghệ thuật đối thể. Đọc bài cú nào đó của Ba Tiêu, bài cú nhỏ. Đọc một bài cú, lặp lại nó, hát nó, nhai nó, nuốt nó sâu sắc, và thế rồi ngồi im lặng, chờ đợi cho nghĩa được khải lộ ra. Đừng nghĩ về nó; suy nghĩ, bạn sẽ đi lạc lối. Đừng phân tích nó; phân tích, bạn sẽ đi xa xăm. Thiền, chỉ ở cùng nó, để cho nó ở cùng bạn, và đột nhiên bạn sẽ thấy cái gì đó đang thay đổi trong tâm thức bạn. Bạn được chuyển lên, hay bạn được chuyển vào sâu hơn.
Chính bài cú nhỏ có thể bật bạn lên. Nó gần như có thể trở thành một trò LSD vì bài cú mang tâm thức của Ba Tiêu, được cô đọng lại. Nó không phải là bài thơ thường. Nó không được viết bởi nhà thơ, không bởi nghệ sĩ. Nó được làm bởi một thầy.
Và thầy đã đặt ra nó như câu mật chú. Nếu bạn đơn giản cho phép nó lan toả nghĩa của nó lên bản thể bạn, hương thơm của nó lên bản thể bạn, bạn sẽ ở trong trạng thái của tiếp xúc cao.
Đó là lí do tại sao tôi nói phát biểu của Picasso là chân lí một nửa. "Tôi không tìm" là chân lí một nửa, và "tôi thấy" là phi chân lí một nửa, bởi vì không bao giờ có chuyện "tôi" thấy nó. "Tôi" là rào chắn, đám mây, chướng ngại. Chân lí được thấy, nhưng không bởi "tôi". Chân lí được thấy chỉ khi không có "tôi", khi không có ai để tìm thấy nó. Chân lí được thấy chỉ khi không có ai đi tìm và không có ai thấy nó.
Bây giờ, cái "tôi" có bẩy tầng, bẩy lần đó khi Bồ đề đạt ma ngã và lại vươn dậy. Bạn cũng sẽ ngã bẩy lần trước khi bạn có thể đạt tới chứng ngộ. Tầng thứ nhất bao gồm quá khứ: "tôi" là kí ức. Đi cùng tôi vào trong nó sâu nhất có thể được đi vì điều này sẽ đưa bạn tới nguyên lí thứ nhất. Nguyên lí thứ nhất không thể được nói ra, nhưng có thể được chỉ, cách bạn có thể đạt tới nó.
Tầng thứ nhất của "tôi" bao gồm kí ức, quá khứ. Nếu bạn muốn gạt bỏ cái "tôi" bạn sẽ phải gạt bỏ quá khứ. Nhiều người tới tôi và họ nói, "Chúng tôi muốn vứt bỏ bản ngã này." Nhưng họ nghĩ rằng bản ngã là thứ không phức tạp, thứ đơn giản. Nó không vậy đâu. Nó rất phức tạp, thứ phức tạp nhất. Thực ra, người muốn vứt bỏ nó có thể chính là bản thân bản ngã. Điều đó tinh vi thế, nó thủ đoạn thế. Tầng chồng lên tầng. Tầng thứ nhất là kí ức.
Nếu bạn thực sự muốn bỏ bản ngã - và đó là cách duy nhất để tìm ra chân lí; mọi tôn giáo đều bao gồm chỉ việc bỏ bẩy tầng này - không sống trong kí ức. Dần dần, khoảnh khắc bạn bắt giữ bản thân bạn, rằng bạn đang đi trong kí ức, ngay lập tức tuột ra khỏi nó. Ngay lập tức. Đừng phí một khoảnh khắc. Tôi không nói ăn năn về nó, tôi không nói cảm thấy mặc cảm về nó, không, vì điều đó nữa sẽ là quá khứ. Tôi đơn giản nói khoảnh khắc bạn thấy bạn đã đi vào trong mơ về quá khứ, nỗi hoài niệm, khoảnh khắc bạn thấy nó là vậy, tuột ngay ra khỏi nó. Không cần tranh đấu với nó. Nếu bạn tranh đấu, bạn sẽ bị thất bại. Không cần cảm thấy giận dữ về nó. Nếu bạn cảm thấy giận, bạn sẽ bị thất bại. Bạn không cần đánh giá nó theo bất kì cách nào, tốt hay xấu. Bạn đơn giản làm một điều: khoảnh khắc bạn thấy ra, tuột ra khỏi nó.
Và người thấy nó bị bắt quả tang là nhận biết của bạn. Eckhart nói người tìm thấy là Thượng đế, Thượng đế ở bên trong bạn.
Thử mà xem. Bất kì khi nào bạn thấy kí ức của bạn đang lởn vởn quanh bạn quá nhiều, người thấy điều này đột nhiên nhận ra rằng "À, mình lại ở trong kí ức rồi," người đó, nhận biết đó, là Thượng đế bên trong bạn. Tuột ra khỏi kí ức đi.
Và tôi nói tuột ra khỏi nó bởi vì không cần tranh đấu. Tranh đấu, bạn sẽ níu bám lấy nó. Tranh đấu, bạn sẽ phải ở đó. Nếu bạn phải tranh đấu với ai đó bạn phải ở đó. Đừng tranh dấu.
Và bạn có khả năng tuột ra, cũng như con rắn tuột ra khỏi bộ da cũ. Liên tục tuột ra khỏi kí ức đi. Kí ức là bộ da cũ. Thực ra, bạn đã tuột ra khỏi nó rồi; nó chỉ ở trong tâm trí, nó không ở đâu khác.
Tầng thứ hai bao gồm vô nhận biết. Chúng ta sống gần như trong trạng thái say. Chúng ta sống trong cực tiểu ý thức. Bạn liên tục làm mọi thứ, bạn liên tục di chuyển, cái này và cái nọ, nhưng bạn không ý thức. Bạn đã bao giờ có khoảnh khắc nào có ý thức, để cho bạn có thể thấy, bạn có thể so sánh không?
Chẳng hạn... Ngay bây giờ! Nhìn cái đang có đó. Tập hợp bản thân thân bạn lại đi. Chỉ ở đây bây giờ và nhìn cái đang có đó, và bạn sẽ thấy tâm thức bạn nhiều hơn, bạn đã thoát ra khỏi đám sương mù. Chẳng mấy chốc bạn sẽ lại biến mất vào trong sương mù. Sương mù này bao quanh bạn. Đôi khi bạn thoát ra khỏi nó. Đôi khi cái gì đó xuyên thấu qua màn sương, đem bạn ra. Nhưng bình thường, cuộc sống đơn điệu thế, không có ngạc nhiên, chẳng cái gì đem bạn ra.
Bất kì khi nào bạn có nhận biết thêm chút ít, nhiều thứ xảy ra. Nếu bạn quan sát bạn sẽ hiểu. Người đàn bà đẹp đi qua; đột nhiên bạn trở nên nhận biết hơn. Con chim tung cánh, bạn đang nhìn bầu trời trống rỗng và con chim bay qua...
Ramkrishna đạt tới samadhi đầu tiên của ông ấy, tới tỏ ngộ đầu tiên của ông ấy, bởi việc nhìn một đàn sếu nổi bật trên những đám mây đen. Ông ấy còn rất trẻ, phải mới mười ba. Ông ấy đang ngồi bên cạnh hồ của thị trấn, hôm đó trời mây, mây đen tụ lại, trời bắt đầu mưa, và đột nhiên một đàn, nhiều con sến trắng nổi bật trên mây đen. Gần giống như sét chúng có đó và chúng mất đi, và ông ấy đạt tới samadhi đầu tiên của mình. Trong nhiều ngày ông ấy say sưa với cái không biết, ông ấy nhảy múa, ca hát. Người trong thị trấn, gia đình ông ấy nghĩ ông ấy đã phát điên. Nhưng ông ấy hạnh phúc thế.
Kinh nghiệm bất thần đó. Cá gì đó xuyên thấu như lưỡi kiếm. Cái gì đó bị chém.
Đôi khi điều đó xảy ra cho bạn nữa. Bạn không tính đến những khoảnh khắc đó, bởi vì bạn sợ. Bạn cố quên chúng. Và chúng phi thường và chúng ngoại lệ và hiếm hoi tới mức ngay cả nói về chúng, không ai sẽ tin điều đó. Cho nên bạn không tính tới chúng; bạn nghĩ, "Phải hoang tưởng rồi, tưởng tượng thôi." Nhưng một ngày nào đó vào buổi sáng đột nhiên thế giới là đẹp - chẳng vì lí do gì hết cả. Lí do có đó: lí do là bạn nhận biết nhiều hơn. Có thể bạn nghỉ ngơi tốt trong đêm, nó đã là giấc ngủ ngon, mơ không quá nhiều, dạ dầy bạn không quá đầy thức ăn hay đói. Mọi thứ bằng cách nào đó diễn ra tốt, và đến sáng bạn cảm thấy đang ở trên đỉnh thế giới. Nó không là gì ngoài nhận biết.
Với người bạn mà bạn đã không gặp mặt trong nhiều năm, đột nhiên bạn trở nên nhận biết nhiều hơn. Bất kì cái gì làm cho bạn nhận biết nhiều hơn, quan sát nó, tính tới nó, nhớ nó, để cho bạn có thể đi ngày càng nhiều hơn vào trong nó. Đừng đẩy nó sang bên. Đừng bỏ qua nó. Nó phải được nuôi dưỡng và tưới nước, chăm sóc.
Tầng thứ ba của cái "tôi" là tham vọng, so sánh với người khác, tôi đang ở đâu, cao hơn hay thấp hơn, thấp kém hay cao siêu, đi trước hay tụt lại sau - tôi là ai. Quan sát nó: đừng bao giờ so sánh. Bạn là bạn. Và không có người nào như bạn cả, cho nên so sánh là không thể được. Và mọi người đều duy nhất thế và khác biệt thế, làm sao bạn có thể so sánh được? Bỏ so sánh đi. Bất kì khi nào bạn thấy bản thân bạn bị mắc vào trong so sánh, lập tức bỏ nó đi, ngay lúc ấy. Mang những thứ này trong tâm trí lâu hơn là không tốt; bằng không chúng sẽ để lại dấu vết, chúng làm ra thói quen trong tâm trí. Đừng bao giờ so sánh. Ai đó thông minh hơn, ai đó đẹp hơn, ai đó khoẻ hơn... Đừng so sánh. Bạn là bạn.
Và đây là cách Thượng đế muốn bạn vậy. Cảm thấy được hoàn thành theo cách bạn đang vậy đi và chấp nhận bản thân bạn. Đừng kết án bản thân bạn.
Tầng thứ tư của cái "tôi" bao gồm tương lai, bao giờ cũng nghĩ trước, làm gì ngày mai hay ngày kia. Hay mọi người điên thế, họ nghĩ về làm gì trong kiếp tới: đi đâu, xuống địa ngục hay lên cõi trời?
Mọi người tới tôi và họ hỏi, "Osho ơi, thầy nói gì về cuộc sống sau cái chết?" Tôi nói, "Bạn không sống thậm chí bây giờ, và bạn đang nói về cuộc sống sau cái chết sao? Tôi thậm chí không thấy cuộc sống trước cái chết."
Con người không hiện hữu! Con người chỉ nghĩ rằng mình hiện hữu. Con người còn chưa xảy ra. Hiếm khi điều đó xảy ra. Thỉnh thoảng, trong một Phật hay một Bồ đề đạt ma con người có đó; bằng không bạn chỉ là niềm tin. Và bạn nghĩ về cuộc sống sau cái chết sao? Nghĩ về cuộc sống sau việc sinh đi! Nghĩ về cuộc sống trước cái chết đi. Nghĩ về cuộc sống bây giờ. Đừng đi vào tương lai quá nhiều.
Tôi không nói rằng nếu bạn muốn đi Bombay thì đừng đăt vé máy bay - tôi không nói điều đó. Bằng không có những kẻ khờ thuộc kiểu đó nữa. Một hôm tôi nói vào buổi sáng, "Đừng nghĩ tới tương lai," và đến tối tôi nhận được một lá thư. Một người đã ném hộ chiếu của anh ta xuống sông. "Sao bận tâm? 'Đừng nghĩ tới tương lai,' Osho đã nói rồi." Tôi đâu có nói điều đó. Có thế giới thực tế, nhưng điều đó không phải là vấn đề chút nào. Mang hộ chiếu đâu có phải là vấn đề.
Mang hoang tưởng về tương lai mới là vấn đề. Hộ chiếu không phải là gánh nặng như vậy. Nghĩ về ngày mai và đi đặt vé không phải là vấn đề. Đây là những việc sự kiện, bình thường những điều thực tế. Nhưng nghĩ rằng ngày mai bạn sẽ hạnh phúc, không phải hôm nay, rằng ngày mai bạn sẽ yêu, không phải hôm nay, rằng ngày mai bạn sẽ hát, không phải hôm nay, mới nguy hiểm - vì ngày mai không bao giờ tới. Lần nữa khi nó tới, đó sẽ là hôm nay, và thói quen cũ của bạn sẽ nói, "Ngày mai mình sẽ hạnh phúc." Ngày mai rồi lại ngày mai, bạn sẽ hạnh phúc, và bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc.
Điều tôi đang nói là tương lai tâm lí phải bị bỏ đi. Tương lai bình thường thì được, nó không phải là vấn đề chút nào.
Tầng thứ năm bao gồm các ước định. Bạn đã bị ước định - người Hindu, người Mô ha mét giáo, Phật tử, người Anh, người Đức, người Italy - những tầng này có đó. Bắt đầu vứt bỏ chúng.
Lần nữa, xin đừng vứt hộ chiếu của bạn!
Những ý tưởng này từ tâm trí - rằng tôi là người Đức hay người Nhật Bản hay người Trung Quốc - đều chỉ là ngu xuẩn. Bạn được sinh ra chỉ là tâm thức thuần khiết và bạn sẽ chết đi như tâm thức thuần khiết, và tất cả những cái này chỉ là quần áo, hình thức, hình dạng, điều người Hindus gọi là nam-rup, tên và hình. Nhưng bạn không bị giới hạn vào chúng, bạn không bị giới hạn trong chúng; bạn ở bên ngoài chúng.
Tầng thứ sáu bao gồm kiêu căng, không khiêm tốn. Người ta phải học khiêm tốn vì đó là thực tại. Chúng ta liên thuộc, cho nên làm sao bạn có thể kiêu căng được? Bạn không thể sống mà không có không khí, bạn không thể sống mà không có lửa, bạn không thể sống mà không có mặt trời, bạn không thể sống mà không có cây cối, bạn không thể sống mà không có đàn bà, đàn bà không có đàn ông - bạn không thể sống độc lập với tất cả được. Cho nên mọi kiêu ngạo chỉ là dốt nát. Chúng ta là liên thuộc, chúng ta xuyên vào nhau, và mọi thứ đều được cần.
Nếu mặt trời lặn tối nay và không bao giờ mọc lại nữa chúng ta sẽ chết. Trong vòng mười phút chúng ta sẽ chết. Nếu tất cả rừng biến mất và cây biến mất chúng ta sẽ chết, chúng ta sẽ không có khả năng sống. Chúng ta thở qua cây, chúng liên tục làm việc cho chúng ta và chúng ta làm việc cho chúng. Đừng nghĩ rằng chúng là tớ và chúng ta là chủ. Không ai là tớ ở đây và không ai là chủ cả; mọi người đều là chủ ở đây và mọi người đều là tớ ở đây. Đây là khiêm tốn. Chúng liên tục nhả ra ô xi cho chúng ta; chúng phục vụ bạn. Và bạn liên tục xả ra các bô nic cho chúng, chúng sống bằng các bô nic; cho nên bạn phục vụ chúng. Chúng phục vụ bạn, bạn phục vụ chúng.
Chúng ta là tớ của nhau hay chủ của nhau, nhưng chúng ta tất cả đều trong cùng một con thuyền. Con vật, cây cối, chim chóc, đá, chúng ta tất cả đều trong cùng một con thuyền. Chúng ta tồn tại trong tính cùng nhau; đó là nghĩa của tính khiêm tốn.
Tôi không nói trở nên khiêm tốn và bắt đầu kiêu ngạo về tính khiêm tốn của bạn và bắt đầu nói rằng "Tôi là người khiêm tốn nhất trên thế giới." Điều đó sẽ lại là kiêu ngạo. Tính khiêm tốn là việc hiểu biết, không phải là việc trau dồi.
Và tầng cuối cùng của cái "tôi" bao gồm việc bắt chước. Chúng ta học bắt chước - đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói chúng ta là khỉ. Ai đó đang làm cái gì đó: chúng ta bắt đầu làm cái đó. Ai đó đang làm cái gì đó: chúng ta bắt đầu làm cái đó. Chúng ta học qua bắt chước. Tốt cho trẻ con vì nếu không trẻ con sẽ không bao giờ học, nhưng khi nào bạn sẽ trở nên trưởng thành, khi nào bạn bắt đầu không bắt chước, và là thực với bản thân bạn?
Nếu bẩy tầng này bị bỏ đi, bạn sẽ đơn giản trở nên nhận biết về bạn là ai. Bạn là Thượng đế, như mọi người khác là Thượng đế.
Bẩy tầng này là "cái lọ".
Bây giờ để tôi kể cho bạn giai thoại hay này. Nó là một trong những giai thoại hay nhất trong văn đàn Thiền, và Thiền có nhiều giai thoại hay. Đây là một trong những chuyện hay nhất. Lắng nghe nó.
Một quan chức, Riko, có lần đề nghị Nam Tuyền…
Nam Tuyền là một thầy vĩ đại. Bạn phải đã nghe một câu chuyện khác, thỉnh thoảng tôi phải đã kể cho bạn. Một giáo sư lớn tới gặp Nam Tuyền. Vị giáo sư này là trưởng khoa triết trong một đại học. Ông ấy tới, và ngay lập tức ông ấy hỏi, "Ông có tin vào Thượng đế không? Có cuộc sống sau cái chết không? Con người có linh hồn không?"
Nam Tuyền nói, "Đợi đã. Để ta pha trà cho ông. Ông mệt rồi và ông đang vã mồ hôi. Và chẳng vội gì; những vấn đề này có thể đợi một chút. Để ta pha trà cho ông đã." Và ông ấy đi pha trà. Đây là khiêm tốn của một thiền sư.
Ông ấy đem trà tới. Ông ấy cứ rót mãi nước vào chén. Chén đầy và trà bắt đầu tràn ra đĩa, và đĩa cũng đầy, và vị giáo sư kêu lên, "Ông làm gì vậy? Ông điên à? Bây giờ không còn chỗ nào nữa, thậm chí cho một giọt trà, và ông cứ rót và ông cứ rót mãi. Nó sẽ bắt đầu rơi xuống sàn nhà ông đấy!"
Và Nam Tuyền cười và ông ấy nói, "Vậy là ông hiểu. Bây giờ ông có câu hỏi nào vẫn còn không?"
Vị giáo sư nói, "Sao thế, ông ngụ ý gì? Làm sao việc này giải thích cho các câu hỏi của tôi được?"
Và Nam Tuyền nói, "Ông còn chỗ nào trong đầu ông không? Tôi có thể cho ông câu trả lời, nhưng không có chỗ. Tôi không thấy chỗ nào trong đầu ông. Và ông tỉnh táo, rất tỉnh táo; ông có thể thấy rằng khi chén đầy, không trà nào nên được rót vào. Xin ông đi đi cho, và dọn sạch sọ ông. Làm trống rỗng sọ ông và quay lại! Vì những câu hỏi này là tới mức chúng chỉ có thể được trả lời cho cái sọ trống rỗng."
Nam Tuyền là người hiếm hoi.
Một quan chức, Riko, có lần đề nghị Nam Tuyền giải thích cho ông ấy một chuyện cổ về con ngỗng trong cái lọ.
Vấn đề này rất cổ điển. Nó là một công án; nó được trao cho đệ tử, mà anh ta phải suy ngẫm về nó. Nó là ngớ ngẩn; bạn không thể "giải" nó. Công án là cái gì đó mà không thể được giải. Nhớ lấy, nó không phải là câu đố. Câu đố có manh mối; công án không có manh mối. Công án là câu đố không có manh mối nào. Không phải là thông minh hơn sẽ giải được nó. Không, không thông minh nào sẽ giải được nó. Cho dù nó được trao cho Thượng đế, nó sẽ không được giải. Nó được làm theo cách mà nó không thể được giải. Đây là công án.
"Nếu một người để một con ngỗng con vào trong cái lọ," Riko nói, "và nuôi nó cho tới khi nó lớn phổng lên, làm sao người này có thể lấy được con ngỗng ra mà không làm chết nó hay đập vỡ cái lọ?"
Không đập lọ - và con ngỗng phải được lấy ra - và không giết chết con ngỗng. Bây giờ, đây là hai điều kiện phải được đáp ứng. Công án này trở thành không thể được. Cái lọ có cổ bé; con ngỗng không thể chui ra từ đó. Hoặc là bạn phải đập vỡ cái lọ hoặc bạn phải giết ngỗng. Bạn có thể giết ngỗng, và từng miếng một bạn có thể lấy con ngỗng ra, hay bạn có thể đập vỡ lọ, và con ngỗng có thể ra vẫn sống, toàn thể. Nhưng điều kiện là cái lọ phải không bị đập vỡ và con ngỗng phải không bị chết. Con ngỗng phải ra toàn bộ và cái lọ vẫn còn toàn bộ. Không cái gì phải bị phá huỷ; không việc phá huỷ nào là được phép.
Bây giờ, làm sao bạn sẽ giải được nó? Nhưng suy ngẫm về nó, suy ngẫm về nó... một ngày nào đó chuyện xảy ra là bạn thấy ra vấn đề. Không phải là bạn giải được vấn đề, đột nhiên vấn đề không có đó.
Nam Tuyền vỗ tay to và hét lên, "Riko!"
"Dạ, thưa thầy," quan chức này nói giật nẩy mình.
"Thấy chưa," Nam Tuyền nói, "Con ngỗng ở ngoài!"
Bây giờ, điều đó cực kì hay. Điều ông ấy đang nói là ở chỗ con ngỗng chưa bao giờ ở trong, con ngỗng bao giờ cũng ở ngoài. Điều ông ấy nói, khoảnh khắc ông ấy nói, "Riko!"? Cái gì xảy ra? Bẩy tầng đó của bản ngã biến mất và Riko trở nên nhận biết. Tiếng hét bất thần thế, âm thanh bất thần thế. Ông ta cứ ngỡ là câu trả lời triết lí.
Đó là lí do tại sao đôi khi thiền sư sẽ đánh vào đầu bạn hay ném bạn ra khỏi cửa sổ hay nhảy lên bạn hay đe doạ bạn rằng ông ấy sẽ giết bạn: ông ấy sẽ làm cái gì đó để cho bẩy tầng đó của bản ngã lập tức được siêu việt lên và nhận biết của bạn, cái là trung tâm của tất cả, được tỉnh táo. Bạn được làm cho tỉnh táo.
Bây giờ, hét lên "Riko!" một cách bất thần thế, chẳng vì lí do nào cả - và ông ấy đã mang một câu đố nhỏ tới để được giải và thầy này đột nhiên hét lên "Riko!" - ông ấy không thể nào thấy mối kết nối. Và đó là toàn thể manh mối của nó. Ông ấy không thể thấy được kết nối, tiếng hét làm ông ấy giật bắn mình, và ông ấy nói, "Dạ, thưa thầy."
"Thấy chưa," Nam Tuyền nói, "con ngỗng ở ngoài!"
Bẩy tầng đó của cái lọ bị vượt qua.
"Dạ, thưa thầy" - trong khoảnh khắc đó Riko là tâm thức thuần khiết, không có tầng nào. Trong khoảnh khắc đó, Riko không là thân thể. Trong khoảnh khắc đó, Riko không là tâm trí. Trong khoảnh khắc đó, Riko chỉ là nhận biết. Trong khoảnh khắc đó, Riko không là kí ức của quá khứ. Trong khoảnh khắc đó, Riko không là tương lai, ham muốn. Trong khoảnh khắc đó, ông ấy không ở trong bất kì so sánh nào với bất kì người nào. Trong khoảnh khắc đó, ông ấy không là Phật tử hay người Mô ha mét giáo hay người Hindu. Trong khoảnh khắc đó, ông ấy không là người Nhật Bản hay người Ấn Độ.
Trong khoảnh khắc đó, khi thầy hét lên "Riko!" ông ấy đơn giản là nhận biết, không có nội dung nào, không có ước định nào. Trong khoảnh khắc đó, ông ấy không trẻ, già. Trong khoảng khắc đó, ông ấy không đẹp, xấu. Trong khoảnh khắc đó, ông ấy không ngu đần, thông minh. Mọi tầng đều biến mất. Trong khoảnh khắc đó, ông ấy chỉ là ngọn lửa của nhận biết.
Đó là nghĩa khi thầy nói, "Thấy chưa, con ngỗng ở ngoài - và ta đã không làm vỡ lọ, ta thậm chí đã không chạm tới cái lọ." Cái lọ nghĩa là bản ngã, bẩy tầng đó. "Ta đã không làm vỡ lọ, nó có đấy, và ta đã không giết ngỗng. Và con ngỗng ở ngoài."
Bây giờ, có ba kiểu tôn giáo trên thế giới. Một kiểu sẽ phá cái lọ. Thế thì bạn trở thành rất mong manh, thế thì bạn trở thành rất bất an ninh, thế thì run rẩy lớn nảy sinh trong bạn, và thế thì có mọi khả năng bạn có thể phát điên. Loại việc đó xảy ra nhiều lần ở Ấn Độ. Có phương pháp có thể phá cái lọ, phương pháp dễ hơn. Họ phá lọ, và con ngỗng ở ngoài; nhưng thế thì ngỗng không có nhà để trú ngụ, không chỗ ở; thế thì có mọi khả năng người này có thể phát điên. Và nhiều người ở Ấn Độ, tìm, kiếm, làm việc hướng tới cái không biết trở nên điên. Khi cái không biết tới trong họ, họ không có bảo vệ.
Nhớ lấy, bạn cần bảo vệ ngay cả đối với Thượng đế vì Thượng đế có thể là quá nhiều một cách bất thần. Những bảo vệ đó phải không bị phá huỷ; về mặt thực hành, chúng phải vẫn còn ở đó. Nghĩ về một người không có bản ngã. Bây giờ, nhà bị cháy: người đó sẽ không chạy ra. Để làm gì? "Mình không hiện hữu. Lửa không thể thiêu được mình, vì mình không hiện hữu." Cứ nghĩ về một người không có bản ngã, và người đó đang đứng giữa đường, và xe bus tới và người lái xe bóp còi và còi, và người đó không bận tâm. Người đó là linh hồn bất tử, người đó không phải là một bản ngã. Trạng thái này có thể là nguy hiểm. Nó xảy ra nếu bạn phá huỷ cái lọ.
Thiền không phá lọ. Dùng nó khi nó được cần. Bất kì khi nào bạn cảm thấy có bảo vệ, con ngỗng đơn giản đi bên trong lọ. Đôi khi người ta cần nghỉ ngơi, và đôi khi cái lọ cũng hữu dụng. Nó có thể được đưa vào cả nghìn lẻ một việc dùng. Bản ngã có thể được dùng nếu bạn biết rằng bạn không là bản ngã. Thế thì bản ngã không thể dùng bạn, bạn có thể dùng nó.
Và có những phương pháp sẽ cứu cái lọ và giết con ngỗng - phương pháp tự huỷ có đó - cho nên người ta trở nên ngày một vô nhận biết hơn. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói giết con ngỗng: người ta trở nên ngày càng vô nhận biết hơn. Ma tu ý có thể làm điều đó. Ma tu ý đã được dùng ở Ấn Độ trong hàng nghìn năm. Chúng có thể giết chết con ngỗng. Cái lọ vẫn còn được bảo vệ, nhưng con ngỗng bị chết. Nếu bạn uống hoá chất ngoại nào đó vào bên trong con người bạn và tự nhiên của bạn không sẵn sàng hấp thu chúng, dần dần bạn sẽ giết chết con ngỗng, tâm thức của bạn sẽ mất đi, bạn có thể rơi vào cơn mê.
Khả năng thứ nhất, nếu cái lọ bị vỡ và vứt đi; bạn có thể phát điên. Khả năng thứ hai, nếu con ngỗng bị chết, hay gần chết: bạn sẽ trở nên vô ý thức tới mức bạn sẽ trở thành nửa sống nửa chết. Bạn có thể thấy những người dở sống dở chết. Trong nhiều tu viện có những người dở sống dở chết, con ngỗng của họ bị giết, hay ít nhất bị đánh thuốc ma tu ý. Và có những người điên, gàn.
Thiền nói tránh cả hai. Cái lọ phải vẫn còn và con ngỗng phải ra ngoài. Đây là sự tổng hợp lớn.
"Dạ, thưa thầy," quan chức này nói giật nẩy mình.
"Thấy chưa," Nam Tuyền nói, "Con ngỗng ở ngoài!"
Nó phải đã là một khoảnh khắc của khám phá lớn lao cho Riko. Ông ấy phải đã thấy điều đó, "Vâng, nó ở ngoài." Ông ấy đầy nhận biết. Thủ đoạn này có tác dụng, phương cách này có tác dụng, việc hét và việc vỗ tay có tác dụng. Thực ra, Riko phải đã gần như trên bờ rồi; bằng không việc hét đó sẽ không có tác dụng. Bạn có thể cứ hét. Vỗ tay sẽ không có tác dụng. Nhưng người này phải đã ở ngay bên bờ của nó. Chỉ một cú đẩy nhỏ, và người đó đã nhảy qua rào chắn.
Suy ngẫm về điều đó đi. Đây là cách để đạt tới nguyên lí thứ nhất: biết rằng con ngỗng có thể ở ngoài mà không phá huỷ cái lọ, rằng bạn có thể là Thượng đế mà không phá huỷ tính người của bạn, rằng bạn có thể là Thượng đế mà không phá huỷ tính bình thường của bạn.
Một đệ tử của Đức ân huệ thiêng liêng Prabhupad tới gặp tôi. Prabhupad là người sáng lập ra phong trào Tâm thức Krishna. Một cách tự nhiên, để bày tỏ kính trọng tôi, ông ấy cũng gọi tôi là Đức ân huệ thiêng liêng. Tôi nói, "Đừng gọi tôi như thế; cứ gọi tôi là Đức bình thường thiêng liêng đi'."
Cái bình thường là cái phi thường. Cái bình thường phải không bị phá huỷ. Một khi cái bình thường ở trong việc phục vụ cho cái phi thường, nó là đẹp, nó là cực kì đẹp.
Để tôi nhắc lại: Cái tầm thường là cái sâu lắng, luân hồi là niết bàn. Dù bạn là bất kì cái gì, không có gì sai với nó. Chỉ cái gì đó bị thiếu. Không cái gì sai với nó! Cái gì đó đơn giản bị thiếu. Chỉ móc nối thiếu đó là phải được cung cấp, thêm cái đó, và mọi thứ mà bạn có trở thành thiêng liêng.
Yêu phải không bị phá huỷ; chỉ nhận biết phải được thêm vào cho nó. Mối quan hệ phải không bị phá bỏ; chỉ thiền phải được thêm vào cho nó. Bạn không cần đi khỏi bãi chợ, bạn không cần đi tới bất kì hang động nào trong Himalayas; chỉ Thượng đế phải được gọi ở đó trong bãi chợ.
Cái lọ là đẹp, không cái gì sai trong nó. Bạn chỉ phải học rằng bạn có thể ra khỏi nó bất kì khi nào bạn muốn và bạn có thể đi vào trong nó bất kì khi nào bạn muốn, rằng nó là vui thú của bạn. Nó gần như là ngôi nhà. Khi bạn cảm thấy quá mát hay lạnh trong nhà, lạnh cóng, bạn đi ra dưới bầu trời, dưới mặt trời, để sưởi ấm bản thân bạn. Thế rồi nó trở thành quá ấm và bạn bắt đầu vã mồ hôi; bạn đi vào trong nhà. Bạn tự do. Cùng cánh cửa đưa bạn ra, cùng cánh cửa đưa bạn vào, và ngôi nhà không phải là kẻ thù.
Nhưng nếu bạn không thể ra khỏi nhà, thế thì cái gì đó sai. Không cần rời khỏi nhà, không cần bỏ việc là người chủ hộ. Chỉ có một điều được cần: ở nhà trở thành một sannyasin, ở trong thế giới vẫn còn theo cách mà thế giới không ở trong bạn.

Thấy chưa, con ngỗng ở ngoài. Thực ra, con ngỗng bao giờ cũng ở ngoài, chỉ việc nhận ra là được cần.
..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post