SỐNG THIỀN OSHO - Con đường hướng nguồn: Người hướng cội nguồn không bao giờ là người hoàn hảo

SỐNG THIỀN OSHO - Con đường hướng nguồn: Người hướng cội nguồn không bao giờ là người hoàn hảo

Price:

Read more

Con đường hướng nguồn: Người hướng cội nguồn không bao giờ là người hoàn hảo
SỐNG THIỀN OSHO


Bây giờ đến con đường thứ hai. Con đường thứ hai là con đường tôi gọi là hướng cội nguồn. Cội nguồn đã ở đây, mục đích không có. Cội nguồn ở bên trong bạn, mục đích ở bên ngoài. Mục đích sẽ là ở đâu đó trong tương lai, cội nguồn đã nuôi dưỡng bạn rồi. Nó ẩn kín trong bạn; bằng không bạn chắc đã không sống động được. Nó đang tuôn chảy trong bạn. Cội nguồn là hiện tại, mục đích là thiếu vắng. Tìm cái thiếu vắng là tìm theo cách sai. Nhìn vào trong hiện tại và tìm hiện tại là cách đúng.
Người hướng cội nguồn không bao giờ là người hoàn hảo, không thể thế được. Người hướng cội nguồn là người chỉnh thể, người toàn bộ. Người đó không có ý tưởng về hoàn hảo. Người đó đơn giản sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc trong tính toàn bộ của nó. Người đó sống cuộc sống rất không dự đoán được. Người đó sống cuộc sống của kinh ngạc và ngạc nhiên. Bạn không thể dự đoán được người đó. Ngay cả bản thân người đó cũng không thể dự đoán được người đó sẽ làm gì khoảnh khắc tiếp. Ai biết? Khoảnh khắc tiếp sẽ tới và chúng ta sẽ thấy. Khoảnh khắc tiếp sẽ đem tới thực tại riêng của nó, và khoảnh khắc tiếp sẽ tạo ra đáp ứng riêng của nó. Người đó sống một cách đáp ứng, đáp ứng lại. Người đó bao giờ cũng tỉnh táo đáp ứng cho mọi tình huống, dù là bất kì cái gì, nhưng người đó không cố định ý tưởng về cách phản ứng, cách đáp ứng, phải làm gì. Người đó tỉnh táo. Tình huống nảy sinh; người đó đáp ứng. Người đó đáp ứng từ sự tỉnh táo của mình, nhưng người đó không bao giờ đáp ứng từ bất kì câu trả lời nào mà người đó đã thu thập trong quá khứ. Từng khoảnh khắc của người đó đều là toàn bộ.
Nhớ lấy, tôi không nói "hoàn hảo". Từng khoảnh khắc của người đó là toàn bộ. Khác biệt là gì? Người hoàn hảo, có thể, sẽ không bao giờ giận. Đó là ý tưởng về người hoàn hảo: người đó sẽ không bao giờ giận. Nhưng người toàn bộ có thể giận. Bạn chỉ có thể hứa một điều, rằng người đó sẽ là cơn giận một cách toàn bộ. Không thể nói được người đó sẽ không giận. Chỉ một điều có thể được nói, rằng người đó sẽ giận một cách toàn bộ; nếu bao giờ người đó giận, người đó sẽ giận một cách toàn bộ.
Chuyện xảy ra một học giả tới Raman Maharshi, và ông ấy tranh cãi và tranh cãi và tranh cãi mãi; và không ai thấy Raman Maharshi đã bao giờ giận. Raman nói đi nói lại, "Ta không phải là triết gia, và ta không tin vào những chứng minh và luận cứ, và ta không biết logic nào. Ta nói 'Thượng đế hiện hữu' bởi vì ta đã kinh nghiệm điều đó như vậy." Nhưng học giả này không chịu nghe. Thế rồi đột nhiên các đệ tử thấy cái gì đó họ không thể nào tin được. Raman Maharshi nhảy lên, với chiếc gậy trong tay, và đuổi sát theo học giả đó. Và vị học giả chạy bán sống bán chết; ông ta cũng không thể nào tin được rằng người này sẽ làm điều như vậy. Ông ấy đuổi ông này ra, quay lại cười, ngồi vào ghế của mình, và quên tất cả về điều đó.
Bây giờ, đây là con người toàn thể. Người đó không hoàn hảo tương ứng với ý tưởng của bạn về hoàn hảo, nhưng người đó là toàn thể. Vâng, đôi khi giận có thể được cần: điều đó có thể là đáp ứng đúng. Cho nên người ta không bao giờ biết. Ngay cả bản thân người đó chắc cũng đã bị ngạc nhiên bởi điều đó. Khi ông ấy quay lại sau khi săn đuổi người này ra, ông ấy phải đã cười vào bản thân mình nữa. "Vậy là điều này là có thể," ông ấy phải đã cười. Ông ấy phải đã tận hưởng toàn thể sự việc; ông ấy phải đã cười thầm.
Người toàn thể sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, không biết cái gì sẽ xảy ra. Cuộc sống của người đó không có kịch bản. Cuộc sống của người đó không phải là vở kịch; người đó không có kịch bản. Không cái gì được quyết định trước. Từng khoảnh khắc đều mở ra cánh cửa, và người đó đáp ứng tương ứng. Người đó đáp ứng với tính toàn bộ của bản thể người đó. Tôi có thể thấy Raman giận dữ một cách toàn bộ trong khoảnh khắc đó. Và đó là cái đẹp của nó, đó là sự hồn nhiên của nó.
Con người toàn thể là tự phát, tự nhiên. Người đó không phải là kẻ đạo đức giả, người đó không giả vờ cái gì. Người đó mở, mong manh, sẵn có. Người đó như trẻ con, đơn giản, và cực kì đẹp.
Đây là cách thức của Thiền. Nó là hiện tượng duy nhất nhất trong toàn thể thế giới tôn giáo. Thiền là đỉnh cao nhất mà tôn giáo đã đạt tới. Nó là tôn giáo lành mạnh nhất.
Bây giờ đây là giai thoại hay. Nó là đơn giản, nhưng bây giờ bạn sẽ có khả năng hiểu.
Hakuju phụng sự như một giảng viên xuất chúng ở trường thuộc giáo phái Tendai.
Hakuju là một đại Thiền sư, nhưng một Thiền sư liên tục sống cuộc sống bình thường của mình. Có lần ai đó hỏi Bokuju, một đại Thiền sư khác, "Ông thường làm gì trước khi ông trở nên chứng ngộ?" Ông ấy nói, "Tôi thường chẻ củi cho thầy tôi, và mang nước từ giếng về." Bây giờ bản thân ông ấy đã trở thành thầy. Và người hỏi hỏi, "Còn bây giờ? Bây giờ ông làm gì?" Ông ấy nói, "Tôi chẻ củi, và mang nước cho bản thân tôi." Và người này hỏi, "Thế thì khác biệt gì? Trước ông cũng chẻ củi và mang nước, và bây giờ ông cũng làm cùng điều đó, cho nên khác biệt là gì?" Bokuju nói, "Trước đây, tôi thường làm nó một cách vô ý thức. Bây giờ tôi làm nó một cách có ý thức." Phẩm chất của hiện hữu đã thay đổi; hành động vẫn còn như nhau.
Hakuju phụng sự như một giảng viên xuất chúng ở trường thuộc giáo phái Tendai. Và nhớ rằng Bokuju ở trong một tình huống đơn giản. Chẻ củi là dễ, ngay cả sau chứng ngộ nó cũng dễ, nhưng giảng bài trong đại học là khó hơn. Nó khó hơn chẻ củi. Nhưng Hakuju tiếp tục; ông ấy đã trở nên chứng ngộ, nhưng ông ấy tiếp tục cách thức ông ấy đã làm. Ông ấy trở nên nổi tiếng khắp nước, nhưng ông ấy tiếp tục, ông ấy vẫn còn là giảng viên.
Thiền tin rằng cuộc sống bình thường phải không bị từ bỏ. Cuộc sống thường phải được biến đổi bằng hiểu biết bên trong của bạn.
Một câu ngạn ngữ Thiền vĩ đại khác. Một Thiền sư lớn đã nói, "Trước khi ta tới thầy, sông đã sông và núi đã là núi. Thế rồi thầy làm ta lẫn lộn hoàn toàn; thế thì sông không còn là sông và núi không còn là núi. Thế rồi sống trong sự hiện diện của thầy, dần dần lẫn lộn biến mất, khói biến mất, và một ngày nào đó sông lại là sông và núi lại là núi."
Bây giờ, khác biệt là gì, vì sông đã là sông trước đây và núi đã là núi trước đây? Bây giờ chúng lại là núi và chúng lại là sông, vậy thì khác biệt gì? Khác biệt không ở bên ngoài. Khác biệt ở bên trong. Trước đây, chúng chỉ là núi, sông thường; bây giờ chúng có phẩm chất phi thường. Phẩm chất đó bạn cho chúng, bạn rót vào trong chúng. Sự chói sáng của bạn làm cho toàn thể sự tồn tại của bạn thành chói sáng.
Con người không phải là điều người đó làm; con người là điều người đó hiện hữu. Cho nên nhấn mạnh của Thiền là không bao giờ thay đổi hành động của bạn; chỉ biến đổi hiểu biết của bạn, biến đổi tâm thức của bạn. Đem tâm thức mới vào trong sự tồn tại.
Khi ông ấy đang giảng đầy nhiệt tình theo tập quán thông thường về văn học cổ điển Trung Quốc vào một trưa mùa hè nóng bức, ông ấy để ý rằng vài người trong các học trò đang ngủ gà ngủ gật. Ông ấy dừng giảng ngay giữa câu và nói, "Trưa nóng bức, phải không? Ta không thể trách các ông vì buồn ngủ. Các ông nghĩ sao nếu ta tham gia cùng các ông?"
Bây giờ, người hoàn hảo sẽ không thể nào làm được điều đó chút nào. Làm sao người hoàn hảo có thể rơi vào giấc ngủ trước học trò của mình? Dù mùa hè nóng bức thế nào, và người đó có thể cảm thấy buồn ngủ, vì thân thể là thân thể thôi... Dù nó thuộc vào người chứng ngộ hay người không chứng ngộ thì cũng không tạo ra khác biệt gì: thân thể tuân theo luật riêng của nó. Ông ấy phải đã từng cảm thấy buồn ngủ; hôm đó thực sự nóng. Nhưng người hoàn hảo sẽ cố giả vờ. Người theo chỉnh thể luận, người theo tính toàn bộ sẽ không giả vờ. Khoảnh khắc người đó cảm thấy giấc ngủ tới với mình, người đó dừng lại giữa câu. Người đó thậm chí sẽ không hoàn chỉnh ngay cả câu đó; người đó sống khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Ngay cả đợi để hoàn thành câu này cũng là giả. Sao đợi? Ông ấy dừng giữa câu và hỏi học trò, "Trưa nóng bức, phải không? Ta không thể trách các ông vì buồn ngủ."
Và thấy ra vấn đề đi. Người hoàn hảo bao giờ cũng trách mọi người, rằng "Anh sai rồi," rằng "Anh đừng làm điều này," rằng "Điều này nên làm theo cách này." Người hoàn hảo liên tục kết án mọi người; đó là niềm vui của người đó. Người đó cố để mọi thứ là đúng trong thế giới này.
Chuyện kể rằng một người, chắc phải đã là một người hoàn hảo, đi tới một Thiền sư, Rinzai, và người này, là một người Ki tô giáo, đã nói với Rinzai, "Trong kinh sách của chúng tôi có viết rằng Thượng đế tạo ra thế giới này trong sáu ngày, và thế rồi vào ngày thứ bẩy ngài nghỉ ngơi. Nhưng loại thế giới nào vậy? Tôi đã hỏi các nhà truyền giáo Ki tô giáo, mà họ không thể trả lời được, cho nên tôi phải tới thầy, thưa thầy. Loại thế giới nào? Một thế giới xấu xí thế, đầy những đau đớn và khổ sở. Đầy những bất toàn! Thế giới gì mà Thượng đế đã tạo ra. Và ngài mất sáu ngày!" Rinzai nhìn người này, và ông ấy nói, "Ông nghĩ ông có thể cải tiến được nó không?" Người này hơi phân vân, nhưng dẫu sao người đó nói, "Có, tôi nghĩ tôi có thể cải tiến được." Thế là Rinzai quát lên, "Thế thì ông làm gì ở đây? Sao ông chờ đợi và chờ đợi thời gian? Cải tiến đi! Ông sẽ mất bao nhiêu ngày?"
Người hoàn hảo sẽ thấy lỗi ngay cả với Thượng đế. "Sao ngài đã tạo ra thế giới này? Sao ngài đã tạo ra lao và ung thư? Và sao ngài đã tạo ra nghèo và giầu, và sao ngài đã tạo ra cái này và cái nọ? Tại sao?" Người hoàn hảo liên tục kết án; đó là niềm vui của người đó.
Nếu thầy Hakuju này là người hoàn hảo, ông ấy chắc đã quát học trò, "Các ông đang làm gì vậy? Các ông tới đây để làm gì? Các ông đang rơi vào giấc ngủ? Đây không phải là cách thức của người tìm kiếm, không phải là cách thức của đệ tử, không phải là cách thức của học trò." Nhưng thay vì nói điều này, ông ấy nói, " Trưa nóng bức, phải không? Ta không thể trách các ông vì buồn ngủ." Ông ấy hiểu. Con người toàn bộ hiểu. Ông ấy hiểu những giới hạn của mình; ông ấy hiểu giới hạn của mọi người. Ông ấy chưa bao giờ đòi hỏi điều không thể được.
"Các ông nghĩ sao nếu ta tham gia cùng các ông?" Thực là hay. Siêu, thầy điểm. "Các ông nghĩ sao nếu ta tham gia cùng các ông?" Ông ấy hỏi xin phép, vì vài người trong họ có thể là những người hoàn hảo! Và họ là vậy.
Với việc này, Hakuju đóng sách lại, và ngả người về sau trên ghế bành, bắt đầu ngủ.
Và không chỉ điều đó, khi một người thực sự toàn bộ, người đó ngáy nữa:
Cả lớp điếng người, và những người đã từng ngủ gà ngủ gật đều bị đánh thức bởi tiếng ngáy của ông ấy.
Phải là một người có phẩm chất như trẻ con. Rất khó rơi vào giấc ngủ dễ dàng thế, và ngáy. Và ngáy trước học trò riêng của mình sao? Phải là một người rất vô bản ngã.
Cả lớp điếng người... Họ không thể nào tin được vào điều đó, vì người này nổi tiếng là thầy chứng ngộ, trên khắp nước. Ngay cả hoàng đế cũng thường tới gặp ông ấy. Và người chứng ngộ này đã rơi vào giấc ngủ, không thể giữ được cho bản thân mình thức, là bình thường như bất kì người bình thường nào sao? Họ điếng người.
Và khi họ nghe ông ấy ngáy, điều đó là không thể nào tin nổi. Ai đã bao giờ thấy vị Phật ngáy không? Nhưng vị Phật thật sẽ không lo nghĩ. Nếu ông ấy muốn ngáy, ông ấy sẽ ngáy. Nếu ông ấy cảm thấy thích ngáy, ông ấy sẽ ngáy. Ông ấy sẽ không bận tâm điều bạn nói về ông ấy.
...và những người đã từng ngủ gà ngủ gật đều bị đánh thức bởi tiếng ngáy của ông ấy. Mọi người đứng dậy từ chỗ của mình và muốn thầy thức dậy.
Bây giờ giấc ngủ của họ biến mất.
... và muốn thầy thức dậy.
Điều này bạn có thể thấy chỉ ở trong văn đàn Thiền, khả năng này của việc có tính người thế, của việc bất toàn thế và vậy mà không lo nghĩ về nó. Sự chấp nhận vô cùng về mọi điều có đó, về ngủ, về ngáy. Không nỗ lực nào để che giấu bản thân bạn đằng sau bất kì mẽ ngoài nào.
Có thời có một thường dân Phật tử nổi tiếng tên là Busol. Ông ấy là người chứng ngộ sâu sắc; vợ ông ấy cũng chứng ngộ, và con trai và con gái của ông ấy cũng vậy. Một hôm một người tới Busol và hỏi, "Thiền có khó hay không?" Busol nói, "Ồ, khó lắm. Nó giống như lấy gậy và cố đánh trăng."
Người này phân vân và bắt đầu nghĩ. "Nếu Thiền khó thế, làm sao vợ của Busol đạt tới chứng ngộ được?" Thế là ông ấy đi và hỏi bà ấy cùng câu hỏi này. Bà ấy nói, "Nó là thứ dễ nhất trên thế giới. Nó giống hệt như chạm vào mũi ông khi ông rửa mặt buổi sáng."
Bây giờ người này hoàn toàn hoang mang. "Tôi không hiểu. Thiền dễ sao? Nó khó không? Ai đúng?" Thế là người đó đi hỏi con trai họ. Người con trai nói, "Thiền không khó và không dễ. Trên ngọn hàng trăm nhành cỏ là nghĩa của Phật."
"Không khó sao? Không dễ sao? Thế thì nó là cái gì?" Thế là người này đi tới người con gái và hỏi cô ấy. "Bố em, mẹ em, và anh em đều cho tôi các câu trả lời khác nhau. Ai đúng?" Cô ấy nói, "Nếu ông làm cho nó khó, nó là khó. Nếu ông làm cho nó dễ, nó là dễ. Nhưng nếu ông không nghĩ, chân lí chỉ là như nó vậy."
Nếu bạn làm cho nó khó, nó là khó. Nếu bạn làm cho nó dễ, nó là dễ. Nhưng nếu bạn không nghĩ, chân lí là như nó vậy. Chân lí là như nó vậy. Tính như vậy này, sự chấp nhận toàn bộ này, việc buông xuôi toàn bộ này theo chân lí - không giả vờ, không đạo đức giả, không nỗ lực che giấu bản thân bạn đằng sau bình phong, không nỗ lực nào để trưng bản thân bạn ra nhiều hơn kích cỡ cuộc sống - tính đích thực này là Thiền. Và tính đích thực này là cánh cửa mở tới nguyên lí thứ nhất.
Là tự phát, là tự nhiên, và bạn đã đạt tới.
Tôi đang đọc vài dòng của Ogden Nash:
Con rết đã hoàn toàn hạnh phúc, mãi cho tới khi con cóc nói đùa: "Cầu nguyện đi, chân nào đi sau chân nào?" Điều này tác động lên tâm trí nó tới mức độ là nó nằm ra mất trí trong rãnh, nghĩ mãi xem làm sao để chạy.
Nếu bạn hỏi rết... Con rết có một trăm chân.
Con rết đã hoàn toàn hạnh phúc, mãi cho tới khi con cóc nói đùa: "Cầu nguyện đi, chân nào đi sau chân nào?" Điều này tác động lên tâm trí nó tới mức độ là nó nằm ra mất trí trong rãnh, nghĩ mãi xem làm sao để chạy.
Bây giờ điều đó trở thành không thể được. Khoảnh khắc bạn nghĩ, mọi thứ trở thành không thể được. Nếu bạn không nghĩ, chân lí là như nó vậy.
Chuyện ngụ ngôn cuối cùng:
Phật nhảy ra từ bên sườn của mẹ ông ấy và đi bẩy bước theo từng phương theo cả bốn phương. Rồi ông ấy nhìn một lần cho từng đường, trỏ ngón tay lên trời, và chạm đất bằng tay kia. Ông ấy nói, "Trên trời và dưới đất, duy nhất ta linh thiêng."
Đây là câu chuyện rất hay. Khi Phật được sinh ra, người mẹ đang đứng dưới cây. Ông ấy được sinh ra trong khi người mẹ đang đứng, và ông ấy được sinh ra theo cách rất huyền bí. Ông ấy đột nhiên nhảy ra từ bên sườn mẹ ông ấy, đứng trên đất, đi bẩy bước, đưa một tay lên trời và chạm đất bằng tay kia, và nói, "Trên trời và dưới đất, duy nhất ta linh thiêng."
Thiền nhân đã cười về câu chuyện này rất nhiều. Nếu như họ là người Ki tô giáo họ chắc đã cố chứng minh điều đó, rằng điều đó phải là thực, có tính lịch sử. Nhưng họ không coi mọi sự là nghiêm chỉnh.
Một Thiền sư, Un-mun, nói...
Ai đó hỏi Un-mun, "Thầy nói gì về câu chuyện vô nghĩa này?" Ông ấy nói, "Vào ngày sinh của Phật, ta đã ở đó, hiện diện." Un-mun mà hiện diện sao? Người hỏi ngạc nhiên.
Un-mun nói, "Khi ông ấy nhảy từ bên sườn của mẹ ông ấy, ta đánh ông ấy và giết ông ấy, và đem ông ấy tới cho con chó đói ăn. Toàn thế giới được an bình."
Người hỏi rất phân vân, cho nên anh ta đi tới thầy khác, nói, "Thầy nói gì? Chuyện này là vô nghĩa, và câu trả lời của Un-mun thậm chí còn vô nghĩa hơn; ông ấy nói, 'Ta đã hiện diện, Không chỉ hiện diện, ta đã giết Phật ở đó, và đem ông ấy cho chó đói ăn, và toàn thế giới đã được an bình kể từ đó.'"
Bằng không Phật chắc đã tạo ra rắc rối cho mọi người. Các Thiền sư nói, "Phật, sao ông lại được sinh ra? Ông tạo ra nhiều rắc rối thế cho mọi người, bởi vì mọi người đang cố thiền từ khi ông tới. Giá mà ông không tới, thế giới chắc đã an bình. Không ai đã từng thiền, không ai đã trong cuộc hành trình này tới niết bàn. Sao ông đã tới?" Đó là nghĩa của Un-mun khi ông ấy nói, "Ta đã giết ông ấy và đem ông ấy cho chó đói ăn, và kể từ đó thế giới đã được an bình."
Người hỏi đi tới thầy khác, Lin-chi.
"Điều Phật nói vào ngày sinh của ông ấy là sai," Lin-chi nói, "cho nên ta sẽ đánh ông ấy ba mươi lần. Và điều Thiền sư Un-mun nói cũng sai, cho nên ta sẽ đánh ông ấy ba mươi lần. Và điều ta vừa nói cũng sai, cho nên ta tự đánh ta ba mươi lần."
Thực ra, khoảnh khắc bạn nói cái gì đó về nguyên lí thứ nhất, bạn đi sai. Không cái gì có thể được nói về nguyên lí thứ nhất. Vâng, nó có thể được kinh nghiệm. Bỏ tâm trí, và kinh nghiệm nó đi.

0 Đánh giá

Ads Belove Post