Read more
Cuốn sách này ghi lại cuộc cách
mạng mười hai ngày trong cuộc đời của Osho Rajneesh bắt đầu từ 26/12/1988, một
thời kì làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu người - và phần lớn trong họ lại
không biết về điều đó.
Cuộc sống có cách thức kì lạ của
nó, nhưng đây là điều kì lạ nhất. Thầy sống, Osho Rajneesh, trong lời đối đáp với
ba mươi năm buộc tội và lăng mạ cái tên của Người ‘Bhagwan’, đã vứt bỏ nó đi
hoàn toàn. Lời giải thích mà Người đã nêu ra cho mưu lược đơn giản của Người -
giáng một đòn tê liệt vào hai cái gọi là “tôn giáo vĩ đại” của Ấn Độ, Hindu
giáo và Jaina giáo. Cái tên này là một thách thức mà họ có thể chưa bao giờ gặp,
được tạo ra do một người mà họ có thể chẳng bao giờ bình đẳng được.
Nó đã để lộ ra một bí mật mà thậm
chí các đệ tử thân thiết nhất của Thầy này cũng chưa bao giờ biết tới. Người đã
chỉ ra cái gì đó mà có thể chẳng bao giờ được thốt ra; một cú tầm mức Thầy là cần
tới. Một người chống lại 900 triệu người, và người đơn độc đó đã thắng.
“Tôn giáo vĩ đại” thứ ba đã được
sinh ra ở Ấn Độ, Phật giáo, thế rồi nó chia sẻ sự chú ý của mình. Đối với hàng
triệu Phật tử trên thế giới, sự chờ đợi ám ảnh với việc quay lại của linh hồn của
Phật đã kết thúc. Như dự kiến, ‘Maitreya - Di Lặc’, linh hồn hoá thân của Phật,
đã tới - và đã chọn ngôi nhà của mình không phải ai khác hơn Osho Rajneesh.
Điều đã xảy ra trong bốn ngày
tiếp làm thách đố các học giả Phật giáo, người uyên thâm và các nhà thông thiên
học trên toàn thế giới - và đã đánh bại sự trông ngóng của mọi người. Thầy đã
bóc trần một chân lí hiển nhiên nhưng bị quên lãng: rằng bản thân chân lí là
tươi tắn, chưa bao giờ cũ, chưa bao giờ cổ. Và toàn bộ cái ý tưởng về Phật
Gautama như việc trở lại hướng dẫn là lỗi thời, là chiếc xe bò trong thời đại
không gian.
Chính giấc mơ về việc quay lại
sự hoàn hảo tưởng tượng nào đó của quá khứ, Người đã chỉ ra, có thể giữ chúng
ta không sống trong sự dịu ngọt của khoảnh khắc này, không sống trong phúc lành
của chính bản tính phật của riêng chúng ta. Gánh nặng khác bị loại bỏ.
Người đã chỉ ra cho chúng ta
trong mười hai bài nói này rằng khoảnh khắc này chứa tất cả những khả năng lớn
hơn điều Phật Gautama đã hứa, sự tổng hợp khác biệt và lớn hơn, một khám phá
bao la hơn: Phật Zorba.
Osho Rajneesh đã trở thành điều
đó. Đã giải thích điều đó. Và đi tiếp. Người đã bỏ lại không gian chưa thám hiểm
hoang dã đằng sau, một không gian cho các đệ tử của Người, một lời hứa, một tiềm
năng. Hoa dại nở trên bùn tuyết của Everest. Thời gian mùa xuân.
Swami Dhyan Yogi, M.D.
Lưu ý cho độc giả
Phần cuối mỗi bài nói trong loạt này tuân theo một dạng nào đó có thể gây khó hiểu với độc giả còn chưa hiện diện tại chính sự kiện.
Đầu tiên là thời gian của Sardar Gurudayal Singh. “Sardarji” là một đệ tử lâu năm có tiếng cười nồng nhiệt và tiêm nhiễm đã làm nảy sinh việc mang tên anh ấy cho lúc kể chuyện cười.
Chuyện cười được tiếp sau bởi việc thiền bao gồm bốn phần. Mỗi giai đoạn của thiền đều được báo trước bởi một tín hiệu từ Osho cho người đánh trống, Nivedano. Nhịp trống này được biểu diễn trong văn bản là như sau:
( ( ( ( . ) ) ) )
Giai đoạn thứ nhất của thiền là nói lảm nhảm, mà Osho đã mô tả là “lau sạch tâm trí bạn khỏi mọi loại bụi bặm... nói bất kì ngôn ngữ nào bạn không biết... ném tất cả sự mất trí của bạn ra.”
Trong vài khoảnh khắc căn phòng tràn đầy điên khùng, khi hàng nghìn người hô, hét, nói lảm nhảm điều vô nghĩa và vung vẩy tay chân mình khắp xung quanh.
Tiếng lắp bắp được biểu thị trong văn bản như sau:
Giai đoạn thứ hai là thời kì ngồi im lặng, tập trung tâm thức vào trung tâm, điểm chứng kiến.
Giai đoạn thứ ba là “buông bỏ” - mỗi người ngã vô nỗ lực xuống đất, cho phép các biên giới vẫn giữ họ phân tách nay tan biến đi.
Và nhịp trống cuối cùng báo cho toàn thể hội chúng trở lại tư thế ngồi, như họ được hướng dẫn trong việc làm cho kinh nghiệm thiền của mình ngày càng là một phần của cuộc sống thường ngày. Những người tham dự được hướng dẫn qua từng giai đoạn của thiền theo lời của Thầy, và toàn bộ văn bản của từng buổi thiền tối được tái tạo lại ở đây.
0 Đánh giá