Chương 4. Trăng trung thu này

Chương 4. Trăng trung thu này

Price:

Read more

Phép màu - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 4. Trăng trung thu này
Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,
Đạo Nguyên đã viết: Xem xét một cách yên tĩnh sự kiện rằng nếu đây là thời mà pháp thực còn chưa được lan toả trên toàn thế giới, chúng ta sẽ không thể nào đi vào tiếp xúc với nó, cho dù chúng ta sẵn lòng hi sinh mạng sống của mình để làm như vậy. May mắn làm sao để được sinh trong thời hiện tại này, khi chúng ta có khả năng tạo ra việc đương đầu này! Chúng ta bây giờ có khả năng đi vào tiếp xúc với Phật Thích ca mâu ni và nghe giáo huấn của ông ấy do lòng tốt từ bi đã nảy sinh từ việc thực hành thường xuyên của từng chư phật và sư tổ. Nếu chư phật và sư tổ đã không truyền trực tiếp pháp, làm sao nó có thể đã đi xuống tới chúng ta hôm nay? Cách thức đúng để diễn đạt lòng biết ơn này chỉ có thể được tìm ra trong bản thân việc thực hành hàng ngày của chúng ta. Cuộc sống của chúng ta ngắn ngủi làm sao! Thốt ra hai hay ba lời của chư phật và sư tổ một cách đầy đủ là diễn đạt bản thân chư phật và sư tổ một cách đầy đủ. Tại sao điều này là như vậy? Trong cõi của họ không có kẽ hở giữa thân thể và tâm trí, cho nên mọi lời của việc thốt ra của họ đều là thân thể và tâm trí ấm áp của họ. Do đó, khi chúng ta trở thành chư phật và sư tổ, chúng ta siêu việt lên trên họ. Đây là cách diễn đạt thực hành bằng hai hay ba lời về chư phật và sư tổ. Cho nên ta mạnh mẽ thôi thúc các ông theo đuổi thực hành về chư phật và sư tổ.
Maneesha, hiển nhiên những phát biểu này của Đạo Nguyên đã được thốt ra trước chứng ngộ của ông ấy. Ông ấy là một học giả hay, người uyên bác. Ông ấy có một trí tuệ hiếm hoi; từ bẩy tuổi ông ấy đã có khả năng dịch lời của Phật từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Nhật Bản. Lúc bốn tuổi ông ấy đã có khả năng học tiếng Trung Quốc. Ông ấy là đứa con hiếm hoi, trí tuệ hiếm hoi, thiên tài. Nhưng đó là rào chắn khi có liên quan tới Thiền. Đó phải đã là thời kì khó khăn cho ông ấy để về sau thay đổi hướng từ tâm trí sang trái tim.
Những lời kinh này chỉ là từ tâm trí. Bất kì ai đã soạn ra những lời kinh này đều không biết rằng thầy không nói theo cách Đạo Nguyên đang nói. Đây là cách thức của học giả.
Tôi phải nhắc bạn rằng ở điểm nào đó Đạo Nguyên phải đã trở thành thầy. Chúng ta đã thảo luận về lời kinh được viết khi ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Đó là so sánh tốt... để xem trong một người chứng ngộ đem tới cái gì và trở ngại là cái gì. Ngay cả một người như Đạo Nguyên với thông minh mênh mông và duy nhất thế... vấn đề nảy sinh rằng thông minh của ông ấylà lớn tới mức rất khó lấy cú nhảy từ nó.
Đôi khi những thứ là phúc lạc, may mắn, lại trở thành không may, ngăn cản một cách nguy hiểm cho bước nhảy lượng tử. Bạn có thể thấy tại sao tôi gọi ông ấy vẫn là học giả.
Đạo Nguyên viết: Xem xét một cách yên tĩnh...
Xem xét là gì? Nó không thể là thiền được. Không có chỗ cho xem xét trong thiền. Xem xét là của tâm trí, xem xét là cái tên khác cho suy nghĩ. Và làm sao bạn có thể xem xét cái gì đó mà bạn không biết nó? Chính là sự kiện ông ấy đang hỏi,
Xem xét một cách yên tĩnh sự kiện rằng nếu đây là thời mà pháp thực còn chưa được lan toả trên toàn thế giới,chúng ta sẽ không thể nào đi vào tiếp xúc với nó.
Cực kì vô nghĩa. Nếu Phật Gautam có thể trở thành phật khi không có người nào đi trước, thế thì vấn đề là gì với bạn để trở thành phật? Dù Phật có tồn tại hay không - ông ấy có thể là huyền thoại, hư cấu, điều đó không tạo ra khác biệt, vì không phải Phật Gautam phải được tính xem xét tới. Đó chính là bản thể riêng của bạn điều tôi đang gọi là phật. Và bản thể riêng của bạn bao giờ cũng có cùng với bạn, dù Phật có tồn tại hay không, dù nhiều người chứng ngộ thế trước con người của mình có tồn tại hay không.
Tôi không có thầy, tôi không biết tiếng Trung Quốc. Tôi không biết tiếng Nhật Bản, trong đó các giáo huấn Thiền nguyên bản được viết ra, và tôi không quan tâm! Thực ra, khi nghe tôi, nếu các học giả thấy rằng tôi đang nói cái gì đó khác với sách của họ, thế thì họ nên đổi sách của họ đi, sửa lại sách của họ đi.
Chuyện xảy ra... Khất sĩ Anand Kausalyayan vừa mới chết. Ông ấy là một trong những Phật tử lỗi lạc nhất của thế giới đương đại. Tôi thường ở Nagpur trong nhà người bạn khi tôi du hành khắp Ấn Độ, và người bạn đó đã là người thân với khất sĩ Anand Kausalyayan. Anh ấy nói với tôi, "Anand Kausalyayan muốn gặp thầy. Tôi đã nói chuyện về thầy nhiều lần thế, và ông ấy cũng đã nghe nói về thầy."
Tôi nói, "Tôi sẽ rất hài lòng gặp ông ấy. Tôi đã đọc sách của ông ấy. Bạn đưa ông ấy về nhà bạn đi."
Thế là tối đó Anand Kausalyayan tới gặp tôi và điều đó trở thành cuộc đương đầu Thiền. Tôi phải đương đầu, vì điều đầu tiên tôi hỏi ông ấy là, "Ông là Phật tử hay phật?"
Ông ấy nhìn vào ông chủ nhà mà tôi ở trọ, và tôi có thể thấy rằng ông ấy hiểu, nhưng ông ấy bị mắc lưới. Tôi nhìn vào mắt ông ấy, cho nên ông ấy không thể nói dối được! Ông ấy nói, "Tôi lấy làm tiếc, tôi vẫn là Phật tử thôi."
Tôi nói, "Phỏng có ích gì mà là Phật tử? Ông đang già đi mọi ngày. Bất kì khoảnh khắc nào chết sẽ tới đem ông đi, và Phật giáo của ông sẽ không giúp gì được. Sao ông không trở thành phật?" Ông ấy nói, "Trời, tôi đã tới để gặp ông để có cuộc đối thoại lễ phép."
Tôi nói, "Với tôi chẳng cái gì là lễ phép cả, hoặc cách này hoặc cách nọ. Nếu ông không là phật, thế thì làm sao đối thoại là có thể được? Tôi là phật, ông là học giả đơn thuần."
Ông ấy nói, "Điều đó dường như là đúng. Khi tôi nghe ông lần đầu tiên trong hội nghị Phật giáo ở Bodhgaya ông đã kể một câu chuyện. Tôi thích câu chuyện đó, nhưng tôi đã tìm trong kinh sách Phật giáo - câu chuyện đó chẳng có đâu cả! Giờ gần năm năm đã trôi qua và tôi vẫn tìm trong mọi ngõ ngách, vì Phật giáo có nhiều kinh sách... có thể đâu đó có câu chuyện này. Nhưng không có dấu vết."
Tôi nói, "Ông đang làm điều sai rồi! Ông viết chuyện này ra trong bất kì kinh sách nào của ông đi. Bản thân phật đang nói đấy. Và ông ít nhất cũng có thể hiểu được rằng loại chuyện đó có thể xảy ra chỉ cho phật. Cho nên không thành vấn đề liệu nó đã xảy ra cho Phật Gautam hay cho phật khác nào đó, hương vị của nó cũng hệt như đại dương - nếm nó ở bất kì đâu nó đều là một. Đừng bận tâm về ai kể câu chuyện này, đừng bị bận tâm về tre mà từ đó bài ca đang tuôn ra. Không phải là tre mà tính hổng của tre cho phép ca sĩ hát lên.
"Thiền làm cho ông thành tre hổng và cùng tâm linh vũ trụ đó bắt đầu hát qua ông. Cho nên đừng bận tâm với việc nhìn vào kinh sách chết, viết nó ra đi ở đây, bây giờ và thêm nó vào kinh sách Phật giáo."
Ông ấy nói, "Điều đó là rất khó. Không cái gì có thể được thêm vào, điều đó sẽ là rất không linh thiêng." Tôi nói, "Ông có thích câu chuyện đó không?" Ông ấy nói, "Tôi thích nó vô cùng." Tôi nói, "Ông có cho rằng bất kì ai không phải là phật có thể xoay xở làm ra chuyện đó được không?" Ông ấy nói, "Không, tôi nghĩ không được vậy đâu."
"Thế thì," tôi nói, "dũng cảm chút ít đi. Học giả bao giờ cũng giống như chuột, không dũng cảm chút nào. Là sư tử đi!"
Câu chuyện này là câu chuyện đơn giản tôi đã kể cho bạn nhiều lần rồi, và tôi không quan tâm liệu nó đã xảy ra hay không. Nó có nghĩa, nó làm cho bạn hiểu cái gì đó của điều không thể diễn đạt được, đó là đủ biện minh. Nếu nó không xảy ra, nó phải đã xảy ra. Nếu tôi bao giờ gặp Phật Gautam tôi sẽ buộc ông ấy phải sửa lại chỗ bỏ sót. Anand Kausalyayan nói, "Tôi phải có cuộc hẹn khác."
Tôi nói, "Tôi biết ông phải có cuộc hẹn khác, rằng cuộc đối thoại của chúng ta còn chưa xảy ra. Nhưng nhớ cho là mọi uyên bác của ông và mọi danh tiếng của ông trên khắp châu Á, bất kì chỗ nào Phật giáo thịnh hành, đều chẳng có giá trị gì, vì ông không có dũng cảm để là phật. Và là phật thì không phải là độc quyền của ai đó. Là phật không phải là Phật tử. Phật tử là người đi theo, phật biết. Phật không cần theo bất kì ai."
Câu chuyện là ở chỗ Phật Gautam và Ananda, đệ tử của ông ấy, đi qua một khu rừng. Họ vừa mới lội qua một con suối nhỏ. Phật là ông già, và ông ấy nói với Ananda, "Ta cảm thấy rất khát, ông quay lại và từ con suối đó đem về cho ta chút nước trong bình bát của ta."
Ananda cầm bình bát và quay lại. Nhưng trong khi đó vài chiếc xe bò kéo đã đi qua dòng suối này và đã khuấy đục ngầu nước; nó đã trở thành đầy bùn. Lá khô vẫn ngủ im lặng dưới đáy nay nổi lên bề mặt để có cái nhìn khác vào thế giới. Nước thành không thể uống được, và Ananda gặp khó khăn: làm gì đây? Nước này ông ấy không thể lấy về cho thầy được. Thế là ông ấy quay lại. Phật đang ngồi dưới cây và hỏi, "Ông đã mang nước về rồi ha?"
Ông này kể lại điều đã xảy ra. Phật nói, "Ông ngu rồi. Ông cứ tới đó và ngồi cạnh dòng suối. Khi chúng ta tới nó đâu có bùn nào. Lá khô đã ngủ dưới đáy, nước trong như pha lê. Cho nên cứ đi tới đó và đợi, điều đó chỉ cần kiên nhẫn. Chẳng mấy chốc lá sẽ trôi đi; vì dòng suối đang chảy, chúng không thể ở lại đó được. Bẩn sẽ lắng đọng - sức hút liên tục kéo mọi thứ hướng tới bản thân nó. Mọi thứ đang được làm, chẳng mấy chốc nước sẽ trong."
Ananda không muốn đi, vì ông ấy đã thấy rằng nó đã trở nên bẩn tới mức phải mất nhiều ngày mới có được phẩm chất trong như pha lê đó mà Phật đã nhớ.
Ông ấy nói, "Thầy đừng lo nghĩ. Tôi sẽ mang nước về, nhưng tôi sẽ phải đi theo hướng khác. Phía trước có con sông lớn. Sẽ mất chút thời gian lâu hơn, vì nó cách đây phải tới bốn dặm đường, nhưng nó sẽ là nước tươi, nước uống được. Thầy nghỉ ở đây nhé."
Phật khăng khăng, "Đừng đổi ý, cứ quay lại đi." Và khi thầy nói, "Cứ quay lại..." Một cách bất đắc dĩ, sâu bên dưới vẫn chống lại, Ananda quay lại và ngạc nhiên và choáng rằng trong khi đó lá đã trôi đi và bẩn đã lắng đọng. Ông ấy thậm chí đã không phải đợi, nước đã trong như pha lê như nó trước đây! Mọi thứ ngoại lai - bẩn, lá khô - tất cả đã mất đi. Nước đã đi tới sự thuần khiết của nó. Ông ấy lấy đầy bình bát xin ăn của Phật Gautam.
Nhưng ông ấy vẫn loay hoay với nhận biết về câu hỏi, "Tại sao Phật cứng rắn thế rằng mình phải quay lại đây để lấy nước? Thầy cần nước... mình có thể lấy nó từ suối khác. Tại sao cứ phải suối này? Phải có lí do nào đó."
Và khi ông ấy quay lại với Phật lí do trở thành rõ ràng. Cũng như lá và bẩn, cái không phải là tự nhiên với dòng suối - cái là những vị khách thăm ngoại lai, khách du lịch - nhất định ra đi sớm hay muộn... Đột nhiên ông ấy nhận ra điều Phật đã ngụ ý - rằng ý nghĩ của mình, xúc động của mình, tình cảm của mình, tất cả đều là ngoại lai với bản tính phật của mình. Nếu bạn chỉ chờ đợi một cách kiên nhẫn tất cả chúng sẽ biến mất mà không có nỗ lực nào về phía bạn. Sự thuần khiết của bạn sẽ khẳng định bản thân nó theo cách riêng của nó. Phật nảy sinh trong bạn như hiện tượng tự phát.
Đây đã là câu chuyện tôi đã kể trong cuộc hội nghị Bodhgaya. Anand Kausalyayan thích thú; câu chuyện này thực sự hay. Nó là giải thích tuyệt đối rõ ràng về thiền Phật giáo. Bạn chỉ phải đợi, không làm gì cả - bằng không bạn sẽ làm cho mọi thứ ngầu bùn. Cứ đợi bên cạnh, quan sát và kiên nhẫn, và nó sẽ xảy ra.
Ông ấy nói, "Câu chuyện này thực sự gây ấn tượng cho tôi, nhưng vì tôi biết nó không trong kinh sách..."
Tôi nói, "Nó có làm cho ông thích thú hay không? Vì nó không trong kinh sách, nó mất đi ý nghĩa của nó sao?"
Ông ấy nói, "Tôi chưa bao giờ đương đầu với người như ông, người nói, 'Điều tôi đang nói, đem nó vào trong kinh sách của ông.' Tôi muốn làm điều đó, nhưng nó không tương ứng theo truyền thống, và không ai sẽ chấp nhận nó." Tôi nói, "Chẳng thành vấn đề, ông đã chấp nhận."
Ông ấy cân nhắc, vẩn vơ một chút - nhìn ông chủ nhà lần nữa xin giúp đỡ, vì ông ấy đã đi vào trong hang sư tử một cách không cần thiết. Mọi uyên bác của ông ấy đều vô dụng. Trong đối diện với chân lí mọi uyên bác bao giờ cũng là vô dụng; nhưng các học giả thấy cực kì khó lấy cú nhảy ra ngoài tâm trí họ, vì tâm trí họ quí giá thế với họ. Nó chứa nhiều kinh sách hay thế, nó là sự kính trọng của họ, nó là thanh danh của họ, nó là nhân phẩm của họ, nó là toàn thể kho báu mà họ có.
Sự kiện kì lạ là bạn càng biết nhiều, bạn càng được rót đầy với tri thức vay mượn, càng ít có khả năng cho việc biết chân lí của bạn. Bạn càng biết ít, bạn càng ít thông thái, khả năng để bỏ tâm trí càng lớn, vì đằng nào thì tâm trí cũng là vô giá trị. Bạn không biết gì, bạn không có gì để mất. Nhưng học giả có nhiều thứ để mất.
Theo một cách nào đó cũng tốt là chúng ta đã thảo luận về Đạo Nguyên sau khi ông ấy trở nên chứng ngộ và giờ chúng ta đang thảo luận thời kì khó khăn của ông ấy, khi ông ấy phải đã là một con người của uyên bác lớn. Ngôn ngữ của ông ấy chỉ ra điều đó:
Xem xét một cách yên tĩnh sự kiện rằng nếu đây là thời mà pháp thực còn chưa được lan toả trên toàn thế giới,chúng ta sẽ không thể nào đi vào tiếp xúc với nó.
Bây giờ điều này là ngu xuẩn. Nếu Phật Gautam đã có thể đi tới nhận ra nó mà không có Phật giáo ở bất kì chỗ nào, điều đó đơn giản chỉ ra rằng từng cá nhân đều có năng lực nhận ra bản thân mình mà không có truyền thống nào. Điều đó là tốt, và là việc khuyến khích, rằng đã từng có các chư phật trước đây. Với trái tim yếu ớt của bạn nó cho sự nuôi dưỡng nào đó, sự tin cậy nào đó. Nhưng nó không phải là sự kiện khoa học.
Cho dù đã không có phật nào trước tôi, tôi đằng nào cũng sẽ là phật, vì phật đơn giản nghĩa là linh hồn thức tỉnh. Tại sao tôi không thể thức dậy được? Tôi có cần ai đó khác đánh thức trước hết không? Và điều đó nữa, hàng nghìn năm trước? Vì Phật Gautam đã thức dậy cả nghìn năm trước Đạo Nguyên, điều đó có giúp cho người ngủ theo bất kì cách nào bây giờ không? Thực ra người ngủ thậm chí không biết rằng ai đó đã trở nên thức tỉnh. Điều đó có thể giúp theo cách nào?
Đây chỉ là tâm trí học giả. Ông ấy đang làm một phát biểu logic và hợp lí: vì Phật giáo đã lan rộng khắp thế giới, điều đó đã làm cho chúng ta có khả năng trở nên được chứng ngộ. Điều đó là cực kì vô nghĩa - uyên bác, tất nhiên.
… cho dù chúng ta sẵn lòng hi sinh mạng sống của mình để làm như vậy.
Làm sao Phật đã đạt tới là phật? Bằng việc mạo hiểm tất cả. Bất kì ai ở bất kì đâu - vào bất kì thời nào, ở bất kì nước nào - nếu người đó sẵn sàng mạo hiểm mọi thứ, tâm trí, thân thể, và chỉ là người quan sát, không bị đồng nhất, người đó nhất định trở thành phật; không thành vấn đề liệu Phật Gautam có thực sự tồn tại hay không. Ông ấy đang nói:
May mắn làm sao để được sinh trong thời hiện tại này, khi chúng ta có khả năng tạo ra việc đương đầu này!
Chỉ là phát biểu uyên bác ngu xuẩn. Mọi khoảnh khắc đều là may mắn cho người dũng cảm, người có thể bước ra khỏi tấm da cừu và cất tiếng gầm của sư tử.
Tất cả các bạn đều đang ẩn trốn, vì là cừu là an ninh; đám đông không sợ cừu. Là sư tử và mọi đám đông trên khắp thế giới trở nên sợ hãi. Và nói với mọi người rằng họ cũng là sư tử là điều nguy hiểm nhất cho mọi quyền lợi được đầu tư. Như cừu họ có thể áp bức bạn vì bạn sẵn sàng để bị áp bức. Họ có thể làm bạn thành nô lệ vì bạn cần, cần sâu sắc, được là nô lệ. Một mình bạn cảm thấy gần như bạn đang chết. Bạn cần đám đông quanh bạn, nó tạo ra ấm cúng và nồng ấm.
Bạn có quan sát cừu không? Chúng bao giờ cũng đi theo đám đông, đám đông lớn, gần như dẫm lên nhau. Chỉ cảm thấy rằng mọi người khác có đó, không có nhu cầu sợ... Nhưng không ai đã thấy sư tử đi trong đám đông sư tử. Sư tử đi một mình. Chính từ 'đám đông' làm mất danh dự.
Những học giả này muốn bạn hiểu rằng bạn chỉ có thể là người đi theo. Và tất nhiên là người đi theo thì thầy được cần tới. Tôi muốn nói với bạn rằng thầy là sự giúp đỡ nhưng không phải là tuyệt đối cần thiết. Thầy là sự giúp đỡ chỉ theo nghĩ nhìn chim bay, chim nhỏ thu lấy dũng cảm và bắt đầu vẫy đôi cánh nhỏ riêng của chúng. Chúng đang đậu bên mép tổ, bầu trời dường như là bao la thế và chúng nhỏ thế. Nhưng bố mẹ chúng bay quanh tổ đơn giản động viên chúng, "Đừng sợ, nếu chúng ta có thể bay được, con cũng có thể bay được."
Tôi thường sống ở một chỗ có rừng xoài nhỏ. Chim cúc cu thích xoài lắm. Trong rừng xoài bạn sẽ thấy chim cúc cu hót suốt ngày đêm. Khi một con chim non mới thoát ra khỏi trứng - tôi đã quan sát - run rẩy, do dự, nó muốn bay, cũng như mẹ nó bay, nhưng nó cảm thấy sợ vì nó chưa bao giờ làm điều đó, và ai biết liệu nó sẽ có khả năng làm điều đó hay sẽ ngã xuống đất và chết?
Chim mẹ bay tới cây bên cạnh và cất lời gọi. Nhìn chúng tôi bắt đầu học ngôn ngữ của chúng. Tôi có thể phân biệt được tiếng gọi của chim yêu với chim được yêu, và tiếng gọi từ chim mẹ với chim con, và tiếng gọi từ chim con tới chim mẹ - những khác biệt nhỏ, nhưng bạn có thể giải mã chúng. Tiếng gọi của chim mẹ đơn giản để nói cho chim con, "Lại gần mẹ đây, nó không xa xôi gì cả, nhìn đây!" Nó bay quanh cây lần nữa. Và tôi đã thấy rằng nếu chim con không thể thu được dũng cảm, chỉ vẫy cánh nhưng vẫn còn ở mép tổ, chim mẹ phải đẩy nó.
Cũng đáng xem khi chim mẹ đẩy chim con. Nó sợ thế, điều đó giống như ai đó đang đẩy bạn vào trong nước lạnh băng và bạn không biết bơi. Nhưng nó vẫy cánh, nó không thể làm gì khác được, nó phải vẫy cánh; nó đã thấy điều mẹ nó đang làm. Và trong vài giây có biến đổi - nó đã bay tới cây kia nơi chim mẹ gọi nó và cho lời gọi đáp lại "Giờ con có thể tới!"
Mọi ngày nó đi ngày càng xa hơn và một ngày tới nó nói lời tạm biệt và không bao giờ quay lại tổ nữa, toàn thể bầu trời là của nó.
Thầy chắc chắn là sự giúp đỡ vô cùng. Chính sự hiện diện của thầy cho bạn lời đảm bảo, chính thẩm quyền của thầy lấy đi nỗi sợ của bạn về cái không biết, nhưng thầy không phải là tuyệt đối cần thiết. Bạn có thể lấy cú nhảy mà không có thầy. Phật Gautam đã làm điều đó, thế thì tại sao bạn không thể làm được? Tại sao Đạo Nguyên phải đợi cho Phật giáo lan rộng khắp thế giới để có khả năng trở thành phật?
Tôi không muốn bạn là phật ngày mai. Không có nhu cầu chờ đợi. Phật là bản tính của bạn. Mọi điều được cần là được làm quen với nó.
Giờ ngồi đây là Rajendra Anuragi. Anh ấy có vị trí cao ở Madhya Pradesh, phó giám đốc truyền thông. Và bởi vì anh ấy đã tới đây... Anh ấy sắp bỏ việc; sau khi bỏ việc kết thúc, anh ấy định nghỉ hưu.
Nhưng tin đồn phải đã lan rộng, và chính phủ đe doạ vợ anh ấy, "Anh bỏ trống nhà chính phủ," và, "Chúng tôi sẽ cắt điện, điện thoại, nước."
Nhưng Rajendra Anuragi được làm từ khí phách khác. Tôi biết anh ấy từ thời rất niên thiếu của tôi. Tôi đã gửi cho anh ấy một thông điệp, "Đừng lo nghĩ bởi sức ép chính trị như thế, cứ bảo vợ bạn và con bạn rằng nếu chính phủ lấy nhà, 'Đây là nhà của các ông, các ông có thể tới đây.'"
Nhưng Rajendra Anuragi không quay lại. Quay lại là rất hèn nhát. Và mọi đe doạ này - họ đã không lấy nhà, họ đã không cắt điện thoại - mọi đe doạ này đơn giản là để cho vợ anh ấy trở nên sợ. Cô ấy đã bị đau tim, cô ấy đã phải vào bệnh viện, con cái phải lo nghĩ - một cách tự nhiên chính phủ phải nghĩ rằng Rajendra Anuragi, thấy tình huống này, sẽ quay lại.
Với người dũng cảm, không tình huống nào tồn tại mà có thể đổi được tâm trí người đó. Anh ấy đã tới đây và nếu chính phủ muốn lấy nhà - mặc dầu điều đó là bất hợp pháp, anh ấy chỉ bỏ việc - họ có thể lấy nhà, họ có thể lấy điện thoại và điện và nước, nhưng không trước khi anh ấy về hưu.
Nhưng họ không thể đe doạ được một người... Đây là cách đám đông liên tục đe doạ mọi người và giữ mọi người như cừu. Các tôn giáo buộc bạn là cừu. Mọi tôn giáo đều muốn có những người đi theo, nhưng chỗ này dành cho các thầy. Đây không phải là đám đông, mà là hội chúng các sư tử, chỉ gặp gỡ cùng nhau. Vài sư tử đang ngủ...
(Có tiếng cười bụng to từ Sardar Gurudayal Singh.)
Không thành vấn đề, đó chỉ là thói quen cũ. Họ sẽ thức dậy khi họ nghe thấy Sardar Gurudayal Singh.
Tôi không muốn bạn là người theo sau, tôi muốn bạn là bản thân bạn, một cách tuyệt đối, một cách dứt khoát. Chỉ thế thì bạn mới có thể tìm thấy phật tính của bạn. Nó không phải là cái gì đó tới từ bên ngoài hay từ truyền thống, nó là cái gì đó phải được khám phá bên trong bản thân bạn.
Nhiều nhất, thầy có thể là sự giúp đỡ. Nhưng thầy không phải là điều cần thiết. Và tôi phải nhắc bạn, thầy cũng có thể trở thành cản trở, vì bạn có thể bắt đầu nghĩ rằng bạn có thầy bạn không phải làm gì, thầy sẽ chăm lo. Có những người nói điều này.
Jesus liên tục nói, "Tin vào ta đi" - đừng tin vào bản thân ông - "Tin vào ta đi và ta sẽ chăm nom."
Krishna nói, "Tin vào ta và ta sẽ chăm nom. Bất kì khi nào có vấn đề nào đó ta sẽ quay lại." Năm nghìn năm đã trôi qua và đã có những vấn đề và vấn đề và tôi đang đợi anh chàng này quay lại đây! Nhưng thậm chí không một bưu thiếp! Ông ấy đã không để lại ngay cả một số điện thoại! Những người này đã lừa dối cả triệu người trong hàng nghìn năm. Mọi người trở thành người đi theo, họ nghĩ rằng đó là mọi điều được cần của họ.
Cho nên theo một nghĩa nào đó thầy có thể là cản trở - nếu thầy hứa với bạn, "Ta sẽ làm bất kì cái gì cho ông." Bạn phải tìm ra thầy như tôi, người lười thế... tôi có thể hứa với bạn: Tôi sẽ không bao giờ làm bất kì cái gì cho bạn! Tôi còn không làm gì cho bản thân tôi nữa là.
Nhưng có những lúc tôi cần đánh bạn. Tôi phải gọi trở lại từ Đức anh Thạch Đầu vững chãi; anh ấy đang ngồi đó với cây thiền trượng. Nhưng tôi không ra lệnh cho anh ấy đánh, vì cú đánh Đức có thể là nguy hiểm. Thay vì làm cho bạn chứng ngộ nó có thể làm cho bạn phải vào bệnh viện, vì người Đức không biết rằng những thầy Nhật Bản này đã không thực sự đánh, họ chỉ dùng gậy tre rất nhẹ. Tôi chưa bao giờ nghe thấy rằng đầu của bất kì ai bị vỡ hay bất kì ai bị gẫy xương, cho nên một cách tự nhiên tôi kết luận rằng những cú đánh đó chỉ là chơi đùa.
Thầy có thể là sự giúp đỡ nếu thầy chỉ là người bạn, sự hiện diện mà trong đó bạn có thể học là bản thân bạn, sự hiện diện mà có thể động viên bạn bay vào trong bầu trời. Nhưng thầy có thể là cản trở nếu thầy hứa, "Ta sẽ giải thoát ông khỏi tội của ông."
Jesus đã liên tục được hỏi khi nào ngày phán xử cuối cùng sẽ tới, vì vào ngày phán xử mọi linh hồn sẽ thức dậy trong nấm mồ của họ và Thượng đế sẽ quyết định ai là tội nhân và ai là thánh nhân. Và Jesus nói, "Ta là con trai duy nhất của ngài, ta sẽ chỉ ra ai là người của ta. Với họ có nhượng bộ đặc biệt... họ sẽ vào thiên đường mà không có khó khăn gì."
Điều đó đã được hỏi đi hỏi lại mãi trong Kinh Thánh... vì các đệ tử đều lo nghĩ, "Khi nào ngày phán xử cuối cùng này xảy ra?"
Và ông ấy thường nói, "Sớm thôi." Hai nghìn năm đã trôi qua rồi, bản thân ông ấy đã qua rồi, và ngày phán xử đã không xảy ra. Và tôi nói với bạn nó sẽ không bao giờ xảy ra cả, vì không có Thượng đế để phán xử và không có thời gian mà sự tồn tại đi tới chấm dứt. Và bạn đã làm ra tội gì? Mọi tội mà bạn đã làm đều phản ánh Thượng đế và công việc của ngài.
Bây giờ các nhà tâm lí đang trở nên ngày càng rõ ràng hơn rằng nếu ai đó giết người đó không phải là tội, đó chỉ là vì chất hooc môn, hoá chất của người đó bị sai.
Và toà án ngu xuẩn của chúng ta liên tục treo cổ những người đáng thương, người đang khổ từ hoá chất sai về những điều họ không chịu trách nhiệm. Nếu bạn muốn treo cổ ai đó, treo cổ Thượng đế đi! Ngài là kẻ sát nhân duy nhất, người duy nhất đã cưỡng hiếp, người duy nhất đã từng ăn cắp, vì mọi thứ này đều được xây dựng trong sinh học của bạn.
Ai đó trở thành kẻ trộm vì sinh học nào đó; điều người đó cần không phải là việc giam cầm, mà là điều trị, về tâm lí và sinh lí. Không ai là tội phạm, bạn định phán xử ai? Nhưng làm cho mọi người sợ... "Ngày phán xử là rất gần rồi, nhanh lên và có đức tin vào ta và ta sẽ thừa nhận ông là một trong những người của ta. Bằng không ông sẽ bị lạc trong đám đông hàng triệu các bộ xương, trên khắp thế giới." Và Thượng đế không thể từ chối người đi theo đứa con duy nhất của ngài, ngài phải chấp nhận họ.
Những người này, như Jesus hay Krishna, người đã làm thành vấn đề là việc đi theo họ, việc có đức tin vào họ, sẽ cứu bạn... họ là những tội phạm, hoàn toàn tội phạm, vì họ đã từng lừa hàng triệu người trong hàng nghìn năm. Không ai có thể cứu được bạn ngoại trừ bạn.
Thầy đích thực sẽ nhấn mạnh theo cả nghìn cách rằng bạn là cứu tinh riêng của bạn. Thực ra điều này nên là tiêu chí về liệu thầy là thực hay giả. Nếu người đó nói, "Ta sẽ cứu ông," người đó là giả, vì người đó giữ bạn ở xa khỏi bản thân bạn; người đó đang ngăn cản bạn khỏi khám phá ra phật tính của bạn; người đó đang đặt bản thân mình lên trên bạn - cao siêu, cứu tinh, sứ giả, con trai của Thượng đế, hoá thân của Thượng đế. Còn bạn? Bạn chỉ là con vật đáng thương, chỉ là con khỉ ngẫu nhiên ngã xuống từ cây và trong khi ngã đã làm mất đuôi.
Đây đã là vấn đề rất lớn cho Charles Darwin. Khi ông ấy đề nghị luận đề của ông ấy rằng con người là con cháu của khỉ hình người, câu hỏi đã cần được hỏi là, "Đuôi của người đâu?" Nhưng may mắn hay không may, có một chỗ trong xương sống của bạn mà chỉ ra rằng đã thường là cái gì đó được gắn vào mà giờ thì mất đi. Con khỉ không đuôi là không thể được; đuôi là vinh quang của nó. Nhưng Darwin đã thấy trên bộ khung xương chỗ mà cái đuôi phải được gắn vào, bằng không tại sao chỗ này bị bỏ lại đó? Cái gì đó bị thiếu.
Charles Darwin đã không làm nỗ lực để chứng minh rằng bạn là phật, ông ấy đã cố gắng cả đời để chứng minh rằng bạn chỉ là khỉ bị đi lạc lối. Bạn đánh mất đuôi trong khi đó và bây giờ đã quên hoàn toàn cách nhảy từ cây sang cây. Mọi con khỉ đều phải cười, khi thấy những kẻ ngốc này đứng trên hai chân. Điều này là không tự nhiên - khỉ bất thường, bướng bỉnh... kẻ kiêu căng bị ruồng bỏ. con khỉ thiếu năng lực bị xã hội bác bỏ có lẽ.
Jesus nói bạn là cừu và ông ấy là người chăn cừu. Tất cả những người này đều nhất quán cố gắng lấy đi nhân phẩm của bạn như con người.
Tôi nói với bạn rằng bạn là tâm thức tối thượng. Bạn không là thân thể và bạn không là tâm trí; bạn là phật, người thức tỉnh. Vấn đề chỉ là ngủ hay thức, không khác là mấy. Người ngủ không kém cỏi chỉ bởi vì bạn thức và không thể ngủ được. Giấc ngủ của người đó đơn giản chỉ ra rằng người đó được thảnh thơi, trong khi bạn làm nỗ lực không cần thiết để đánh thức người đó.
Tôi đôi khi tự hỏi liệu tôi có đang làm điều đúng không. Người ngủ, hân hoan trong khổ của họ, trong đau khổ của họ... và tôi đang kéo chân họ một cách không cần thiết để làm cho họ ra khỏi khổ của họ. Họ nghĩ khổ là chăn của họ và họ bám lấy cái chăn này. Nhưng dù tôi đúng hay sai, tôi tận hưởng việc kéo chân. Đạo Nguyên đã nói:
Chúng ta bây giờ có khả năng đi vào tiếp xúc với Phật Thích ca mâu ni và nghe giáo huấn của ông ấy do lòng tốt từ bi đã nảy sinh từ việc thực hành thường xuyên của từng chư phật và sư tổ.
Bạn có thể nhìn ngôn ngữ này, nó là ngôn ngữ của học giả và ông ấy đang làm các phát biểu tuyệt đối sai. Không phải là vì chư phật trong quá khứ mà bạn có thể trở thành phật. Bạn có thể trở thành phật vì bạn về bản chất là phật rồi. Chư phật quá khứ có thể giúp bạn như người nhắc nhở, nhưng không nhiều hơn điều đó. Cũng có nguy hiểm rằng bạn có thể bắt đầu tôn thờ họ, và một khi bạn bắt đầu việc tôn thờ bạn sẽ không bao giờ nhớ phật riêng của bạn.
Điều ngớ ngẩn tới mức phật sống đang tôn thờ phật đá, cầu nguyện phật đá được làm bằng bàn tay con người. Điều đó nực cười tới mức trên khắp thế giới, trong mọi đền chùa của cái gọi là thượng đế, mọi người đang tôn thờ đồ chơi.
Tôi đã bảo Avirbhava, "Thu thập mọi loại đồ chơi đi. Chúng ta sẽ làm ra một bảo tàng hay và tôi chỉ định bạn làm tổng giám đốc." Cô ấy đã mang cho tôi một con gấu đẹp biết đi, biết tạo ra âm thanh rất giống Avirbhava, và khi nó tạo âm thanh nó còn vẫy đuôi nữa. Nó thực sự là đồ chơi hay.
Nhưng mọi thần thậm chí lại không sống động chừng nấy. Con gấu này ít nhất còn cử động, vẫy đuôi và tạo ra âm thanh - và kì lạ là những âm thanh đó đích xác giống Avirbhava làm ra. Ngày mai bạn sẽ thấy; đích thân Avirbhava sẽ đem nó tới.
(Thầy cười nhiều tới mức thầy khó nói được. Avirbhava cũng cười to.)
Giờ đây là... cho nó việc thử đi... cách nó bước và tạo ra âm thanh... Bạn sẽ chỉ thiếu cái đuôi, bằng không bạn là hoàn hảo.
Chúng ta sẽ làm ra một bảo tàng đủ mọi loại đồ chơi mà nhân loại đã từng tôn thờ, cho nên khi khách thăm tới bạn có thể chỉ cho họ rằng "Đây là các thần của các vị!"
Nhưng khi có liên quan tới tôi, không cần chút nào để bất kì chư phật nào phải đi trước tôi hay đi trước bạn. Tôi không chấp nhận bất kì người nào đi theo sau và tôi không chấp nhận bất kì người nào đi trước. Người kế tục hay người đi trước là không được cần tới, bạn là đủ lên bản thân bạn. Đó chỉ là vấn đề về thức tỉnh. Cho nên mọi người sẽ thức dậy - bạn có thể ngủ được bao lâu? Chúng tôi sẽ liên tục quấy rầy bạn.
Nếu chư phật và sư tổ đã không truyền trực tiếp pháp, làm sao nó có thể đã đi xuống tới chúng ta hôm nay?
Tuyệt đối nhí nhố! - nhưng rất uyên bác, được hỗ trợ bởi kinh sách. Pháp là chính bản tính của bạn, đó là nghĩa của từ 'pháp'. Cũng như lạnh là pháp của băng và nhiệt là pháp của lửa, phật tính là pháp của bạn. Nhận biết là pháp của bạn, lửa của bạn, mát của bạn, bản tính của bạn. Nó không liên quan với bất kì ai người đã trở nên chứng ngộ trước bạn.
Cho dù toàn thể lịch sử bị xoá sạch, điều đó sẽ không ảnh hưởng theo bất kì cách nào tới mọi người đang trở nên chứng ngộ. Vì nó là bản tính của họ, sớm hay muộn họ sẽ nở hoa. Họ có thể đi lạc lối chút ít đây đó và điều đó không là gì sai... chỉ đi dạo buổi sáng, hay bị lạc trong hiệu tạp hoá, trong khu buôn bán. Nhưng chung cuộc bạn sẽ phải về nhà. Bạn sẽ phải nhận ra bản thân bạn. Do đó tôi không thể hỗ trợ cho ý tưởng của Đạo Nguyên. Ông ấy nói:
Cách thức đúng để diễn đạt lòng biết ơn này chỉ có thể được tìm ra trong bản thân việc thực hành hàng ngày của chúng ta.
Lòng biết ơn về cái gì? Ông ấy đang đòi hỏi bạn phải biết ơn Phật Gautam, biết ơn Bồ đề đạt ma, biết ơn các sư tổ và các thầy. Biết ơn là sản phẩm phụ. Ông ấy không nhận biết về chính tâm lí của con người. Biết ơn tới sau khi bạn đã trở thành phật. Thế thì bạn cảm thấy biết ơn hướng tới sự tồn tại; thế thì bạn cảm thấy phép màu rằng bạn đã không hỏi xin cái gì và bạn đã được cho mọi thứ, tất cả điều huyền bí. Đạo Nguyên liên tục nói:
Cuộc sống của chúng ta ngắn ngủi làm sao! Thốt ra hai hay ba lời của chư phật và sư tổ một cách đầy đủ là diễn đạt bản thân chư phật và sư tổ một cách đầy đủ. Tại sao điều này là như vậy? Trong cõi của họ không có kẽ hở giữa thân thể và tâm trí, cho nên mọi lời của việc thốt ra của họ đều là thân thể và tâm trí ấm áp của họ. Do đó, khi chúng ta trở thành chư phật và sư tổ, chúng ta siêu việt lên trên họ.
Ông ấy chưa trở thành phật. Ông ấy không biết siêu việt, ông ấy vẫn nói về nó.
Đây là cách diễn đạt thực hành bằng hai hay ba lời về chư phật và sư tổ. Cho nên ta mạnh mẽ thôi thúc các ông theo đuổi thực hành về chư phật và sư tổ.
Đây là cách thức của thầy giáo, của tu sĩ, của giáo sư; nhưng đây không phải là lời của người đã thức tỉnh. Người đã thức tỉnh nói theo cách rất khác - cùng lời, nhưng chúng có sắc thái cho chúng. Một bài cú của Ba Tiêu:
Dọc con đường núi
Bằng cách nào đó nó kéo tim tôi:
Hoa tím dại.
Bây giờ, ông ấy đang nói nhiều hơn bất kì học giả nào có thể nói.
Hoa tím dại.
Bằng cách nào đó nó kéo tim tôi:
Dọc con đường núi.
Con người của im lặng và hiểu biết, con người của tâm thức, hiểu cái đẹp của sự tồn tại, thậm chí của đoá hoa dại. Một bài cú của Kikaku:
Cầu cho người mang hoa
đêm nay,
có ánh trăng.
Vì cùng hoa đó trong ánh trăng đột nhiên có vẻ huy hoàng khác. Trong im lặng của đêm với trăng tròn, nếu ai đó mang thậm chí vài đoá hoa dại, chúng có cái đẹp mênh mông.
Nhưng cái đẹp này và im lặng này không dành cho tâm trí để hiểu, chúng dành cho người để trải nghiệm. Ryota viết:
Cái chỉ có một
là không thể tin được đêm nay.
Trăng mùa vụ này!
Ông ấy đang nói rằng chỉ có một phật - đó là điều truyền thống nói - người có thể cứu thế giới.
Cái chỉ có một
là không thể tin được đêm nay.
Trăng mùa vụ này!
Trong cái đẹp của trăng mùa vụ này, trong bầu trời im lặng đầy sao này, điều không thể tin được rằng trong toàn thể lịch sử nhân loại đã chỉ có một người trở thành phật.
Và tôi tuyệt đối ủng hộ Ryota. Đã từng có nhiều chư phật ở nhiều nơi khác nhau, của các giống nòi khác nhau, từ các nước khác nhau. Họ có thể đã không được gọi là chư phật, họ có thể đã nói các ngôn ngữ khác nhau, họ có thể đã không nói chút nào; sự tồn tại của họ có thể đã không được ghi lại. Nhưng không thể nào tin được rằng trong bốn triệu năm đã chỉ có một người đạt tới đỉnh cao nhất của tâm thức.
Ít nhất tôi có thể nói: Quên một đi, vì tôi đã chạm tới cùng đỉnh đó. Từ giờ trở đi nhớ hai phật! Tôi không thể nói gì về chư phật khác; họ có thể đã là người giả vờ, họ có thể đã chỉ là kẻ bắt chước. Nhưng tôi có thể nói với thẩm quyền tuyệt đối rằng tôi đã biết bản thân tôi và tôi đã biết bản thân tôi nhiều hơn bản thân Phật Gautam, vì ông ấy đã bị mắc kẹt vào một điểm.
Bản thân ông ấy mô tả điều đó theo cách hay... Ở Trung Quốc có mười bức tranh, cũng giống như con bài Tarot, được gọi là bộ tranh, "Thập ngưu đồ."
Trong tranh thứ nhất con trâu đã trốn mất khỏi người chủ. Trong tranh thứ hai người chủ đi tìm nó nhưng không biết nó đã đi ngả nào. Trong núi sâu, thung lũng, rừng rú... người đó đã lấy ngả nào? Trong bức tranh thứ ba người đó tìm thấy dấu chân trâu.
Trong bức tranh thứ tư, theo dấu chân trâu người đó tìm thấy con trâu nấp sau cây, chỉ đuôi là thấy được trong tranh. Trong bức thứ năm người đó đã thấy toàn thể con trâu.
Trong bức thứ sáu người đó bắt giữ được trâu. Đó là cuộc vật lộn, trâu không muốn về nhà, nó đã tìm thấy tự do của rừng và núi và sông. Nhưng trong bức thứ bẩy người chủ đang lôi trâu trở lại. Trong bức thứ tám người đó đã chinh phục được trâu. Trong bức thứ chín trâu ở trong chuồng và người này ngồi dưới mái nhà, thổi sáo. Trong bức thứ mười, người này đi ra quán với bầu rượu trong tay.
Phật đã mô tả rằng sẽ tới một điểm mà phật quên chứng ngộ của mình. Nó trở thành tự nhiên tới mức không cần nhớ nó. Bức thứ mười là việc siêu việt bên ngoài phật.
Khi bộ tranh này tới Nhật Bản họ đã bỏ bức tranh thứ mười vì nó có vẻ rất phi tôn giáo. Điều hoàn toàn tốt là trâu đã được tìm thấy - trâu đại diện cho chân lí - rằng phật thoải mái thổi sáo. Nhưng bức thứ mười dường như rất nguy hiểm. Cho nên ở Nhật Bản họ đã bỏ bức thứ mười, họ chỉ mang chín bức tranh. Họ không đủ dũng cảm để nhìn phật ngồi trong quán nhấm nháp bia.
Nhưng tôi thích bức thứ mười được thêm lại vào. Nó ở bên ngoài bản thân Phật, vì bản thân ông ấy đã nói, "Ta ở giai đoạn thứ chín. Giai đoạn thứ mười chỉ trở thành bình thường và đơn giản, đơn giản tới mức ông thậm chí có thể bị say. Chỉ một cốc rượu, ngồi cùng bạn bè tận hưởng..."
Các tu sĩ Nhật Bản trở nên nhận biết rằng đây là bức tranh rất nguy hiểm; mọi người say sẽ bắt đầu nói rằng người đó đã siêu việt trên Phật. Nhưng việc sợ người say thế... Đằng nào thì họ cũng nghĩ họ đã siêu việt mọi thứ rồi, họ không đợi bức tranh của bạn. Nhìn người say mà xem, người đó đã tin rằng người đó là thượng đế.
Vì những người say này họ đã bỏ đi điểm rất có ý nghĩa. Bầu rượu và quán rượu chỉ là biểu tượng, biểu tượng của việc là rất bình thường - chỉ là đơn giản như mọi người khác. Thỉnh thoảng nếu phật uống chút rượu, chỉ để đồng hành cùng chư phật khác người có thể đang ngủ, tôi sẽ không phản đối.
Maneesha đã hỏi:
Thưa thầy kính yêu của chúng tôi,
Vấn đề là gì với người hôm nay mà người đó không chỉ thiếu sự đơn giản và hồn nhiên của những người chúng tôi đã nghe tới trong các bài nói về thiền này, nhưng người đó thận trọng thế về cam kết? Dường như là chúng tôi sợ có mọi quả trứng của mình trong cùng một rổ; hay bị ám ảnh bởi việc trải nghiệm đơn giản mọi thứ đang sẵn có. Cho nên chúng tôi chấm dứt với việc nếm trải mọi thứ và không được nuôi dưỡng bởi bất kì cái gì.
Maneesha, khi có liên quan tới cuộc hành hương bên trong của con người, thời gian không phải là việc xem xét. Trong mọi thời đại, vào mọi lúc, cùng điều đó là vấn đề - và cùng điều đó là giải pháp. Theo bất kì cách nào chúng ta không đương đầu với cái gì đó mới. Nó là cùng giấc ngủ cũ, cùng vô thức cũ, cùng tâm trí cũ đầy những ý nghĩ, điều không cho phép chúng ta đi ra ngoài nó.
Không cái gì đã thay đổi khi có liên quan tới khám phá ra phật. Nó không có quan hệ với thời gian hay với không gian. Bất kì lúc nào, trong bất kì không gian nào, nó đều sẵn có. Và cản trở là như nhau: tâm trí của bạn thêu dệt các ý nghĩ ngày và đêm, mơ, tưởng tượng, ảo giác. Bạn bị bắt vào lỗ này, bị vướng mắc tệ tới mức dường như là khó thoát ra khỏi nó. Nhưng cách thức là đơn giản - bạn không phải thoát ra khỏi nó. Bạn đơn giản không níu bám vào nó, và nó sẽ rơi ra theo cách riêng của nó.
Đó là điều tôi gọi là thiền. Bạn đơn giản đứng tách rời và chỉ nhìn tâm trí biến mất, như đám mây trên đường chân trời xa xôi, để lại bầu trời sạch sẽ và thuần khiết. Và trong trạng thái đó nảy sinh tâm thức của bạn trong niềm vinh quang đầy đủ của nó, trong mở hội đầy đủ của nó.
Không phải là không có lí do nào mà tôi muốn bạn chấm dứt việc thiền của bạn mọi ngày bằng mở hội, bằng hân hoan. Dần dần, dần dần khi thiền trở nên sâu hơn, mở hội của bạn sẽ huy hoàng hơn, nó sẽ trở thành oai nghiêm hơn, huyền diệu hơn.
Trước khi chúng ta đi vào trong việc thiền hàng ngày, chỉ để đánh thức chư phật ngủ và ngáy...
Chiến tranh thế giới lần thứ ba mới bắt đầu, và sau hai nghìn năm Jesus Christ tới, không được công bố, ở New York. Ông ấy đã tới để đọc bài diễn văn cho Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Lúc đó muộn rồi và ông ấy cũng mệt sau cuộc hành trình. Ông ấy nhìn quanh tìm khách sạn, nhưng thấy rằng chẳng khách sạn nào còn phòng. Cuối cùng, trong một phố nhỏ đằng sau, Jesus thấy biển hiệu viết, "Nhà trọ Lạc đà và Bò - Còn trống."
Ông ấy buộc con lừa của mình vào cột đèn, đi vào bên trong, và bước tới chỗ tiếp tân. Cho tay vào ví, Jesus lôi ra mấy cái đinh cũ, han gỉ và ném chúng lên bàn. "Tôi xin lỗi," ông ấy hỏi, "các ông có thể cho tôi trọ đêm nay không?"
Chester Cheese bước vào ngân hàng American Express Bank. "Tôi muốn mở tài khoản lưu hành chết tiệt," Chester càu nhàu. "Tôi cầu xin ông, thưa quí ông?" cô đứng quầy Mabel đáp.
"Nghe đây, chết tiệt nó," Chester nhắc lại. "Tôi nói tôi muốn mở tài khoản lưu hành chết tiệt."
"Tôi lấy làm tiếc, thưa ngài," Mabel nói. "Nhưng chúng tôi không dung thứ ngôn ngữ như thế trong ngân hàng này."
Thế rồi cô ấy rời khỏi quầy, bước qua người quản lí ngân hàng và thì thào vào tai ông ta. Hai người trở lại chỗ Chester đang đợi. "Cái gì?" người quản lí nói một cách lạnh lùng, "dường như là có vấn đề ở đây sao?"
"Đéo có vấn đề gì cả," Chester khăng khăng. "Tôi vừa mới trúng xổ số mười triệu đô la và tôi muốn mở tài khoản lưu hành chết tiệt!"
"Tôi thấy rồi, thưa ngài," người quản lí nói. "Và anh bị rắc rối với con mụ lẳng lơ này?"
Larry Lurch, người New York trẻ tuổi nhiều hoài bão, đi vào quán rượu Fussy Pussy ở Greenwich Village.
Anh ta tìm thấy một cô gái đẹp anh ta đã hẹn hò trước đang ngồi trong góc nhà, nức nở trong cốc nước Pina Colada. Larry ngồi xuống đối diện với cô ấy. "Lulu," anh ta hỏi cô ấy một cách thông cảm, "cái gì sai vậy em?"
"Ôi! Mọi thứ," cô ấy nức nở. "Mèo của em, Tiddles, đã biến mất, em bị sa thải khỏi việc làm, em bị tống ra khỏi căn hộ, và bác sĩ bảo em bị tiêu chảy giai đoạn cuối."
"Điều đó thật khủng khiếp," Larry nói bằng giọng lo lắng. "Thế nếu anh đưa em đi chơi vào đêm thứ bẩy và làm em vui lên thì sao?"
Lulu lắc đầu và nức nở, "Em đã quyết định tự tử vào đêm thứ bẩy rồi." "Ồ!" Larry nói, "vậy đêm thứ sáu thì sao?"
Bây giờ, Nivedano... đánh trống đi.
(Tiếng trống)
(Nói lắp bắp)
Nivedano...
(Tiếng trống)
Im lặng. Nhắm mắt lại. Cảm thấy thân thể hoàn toàn đông cứng. Không chuyển động... Đi vào trong, càng lúc càng sâu. Khoảnh khắc này tất cả các bạn là chư phật. Khoảnh khắc này bạn không hiện hữu, chỉ phật hiện hữu. Một tâm thức, một tâm thức đại dương, và bạn được nhận chìm trong nó. Uống kinh nghiệm này nhiều nhất có thể được đi. Để nó chìm vào trong mọi tế bào của bạn, vào trong việc thở của bạn, nhịp tim đập của bạn, để cho nó vẫn còn hai mươi bốn giờ cùng bạn, giống như dòng chảy ngầm. Khoảnh khắc này không có thời gian, không có không gian. Khoảnh khắc này bạn đã siêu việt lên trên lịch sử, tâm trí. Khoảnh khắc này bạn chỉ là tâm thức thuần khiết, chỉ là ánh sáng lên bản thân bạn. Đây là điều được ngụ ý bởi việc là phật.
Để làm cho nó tuyệt đối rõ ràng, Nivedano...
(Tiếng trống)
Thảnh thơi, buông bỏ. Thân thể chết, tâm trí rời đi xa xôi. Bạn bị bỏ lại chỉ với một trung tâm nhỏ, nhưng trung tâm này là cánh cửa tới sự tồn tại. Từ trung tâm này bạn được nối với trái tim vũ trụ. Đừng bao giờ quên con đường này. Nó rất đơn giản, từ tâm trí tới trái tim và từ trái tim tới bản thể và từ bản thể tới không gian thuần khiết. Không gian thuần khiết này là phật.
Nivedano...
(Tiếng trống)
Quay lại từ cuộc hành trình bên trong của bạn, một cách im lặng, từ từ. Không có vội vàng. Ngồi xuống vài khoảnh khắc, nhắc nhở bản thân bạn là phật. Việc nhắc nhở này mọi ngày rằng bạn là phật sẽ trở thành giống như việc thở. Bạn không phải nhớ; cũng giống như nhịp tim bạn không phải nhớ. Người ta trở nên đơn giản, không ai cả, chỉ là niềm vui thuần khiết.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Thầy Kính yêu.
Chúng ta có thể mở hội hội chúng chư phật được chứ?
Vâng, thưa Thầy Kính yêu!
Xem tiếp Chương 5 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post