Read more
Cương Lĩnh Thiền - Osho
Tự do khỏi bản thân người ta
Chương 1. Biến mất này là anatta
Osho kính yêu,
Khi Thiên Trúc được hỏi về sự cố Đan Hà đốt
tượng, ông ấy đáp, “Khi trời lạnh chúng ta tụ tập quanh lò sưởi có lửa.”
“Ông ấy sai hay không?” sư kiên trì hỏi.
“Khi trời nóng chúng ta ngồi trong rừng tre
trong thung lũng,” Thiên Trúc nói.
Hôm sau việc đốt tượng, Đan Hà Thiên Nhiên
đến gặp Nam Dương, người có thời đã là đệ tử của Huệ Năng và là thiền sư của
hoàng đế. Khi Đan Hà trải chiếc chiếu ngồi thiền ra, Nam Dương nói,“Không cần.”
Đan Hà lùi lại vài bước.
Nam Dương nói, “Điều đó đúng.”
Với điều này, Đan Hà bước lên vài bước.
Nam Dương nói, “Điều đó không đúng.”
Đan Hà bước quanh Nam Dương một lần rồi bỏ
đi.
Nam Dương bình luận, “Cái thời ngày xưa
hoàng kim đã xa rồi, và mọi người bây giờ lười thế. Ba mươi năm nữa tính từ bây
giờ, sẽ khó giữ được người này.”
Các bạn,
Đây là lúc, lúc chín muồi cho
Cương lĩnh Thiền.
Giới trí thức phương Tây đã trở
nên quen với Thiền, cũng đã rơi vào yêu Thiền, nhưng họ vẫn còn cố tiếp cận Thiền
từ tâm trí. Họ còn chưa đi tới việc hiểu rằng Thiền không liên quan gì tới tâm
trí.
Việc lớn lao vô cùng của Thiền
là đưa bạn ra khỏi nhà tù của tâm trí. Nó không phải là triết lí trí tuệ; nó
không phải là triết lí chút nào. Nó cũng không phải là tôn giáo, bởi vì nó
không có hư cấu và không dối trá, không an ủi. Nó là tiếng gầm của sư tử. Và điều
vĩ đại nhất mà Thiền đã đem tới cho thế giới này là tự do khỏi bản thân người
ta.
Mọi tôn giáo đã từng nói về loại
bỏ bản ngã của bạn - nhưng nó là một hiện tượng rất kì quái: họ muốn bạn vứt bỏ
bản ngã của bạn, và bản ngã chỉ là cái bóng của Thượng đế. Thượng đế là bản ngã
của vũ trụ, và bản ngã là nhân cách của bạn. Cũng như Thượng đế là chính trung
tâm của sự tồn tại theo các tôn giáo, bản ngã của bạn là trung tâm của tâm trí
bạn, của nhân cách của bạn. Họ tất cả đều nói về vứt bỏ bản ngã, nhưng nó không
thể bị vứt bỏ được chừng nào Thượng đế chưa bị vứt bỏ. Bạn không thể vứt bỏ cái
bóng hay sự phản xạ chừng nào mà cội nguồn của việc biểu lộ của nó còn chưa bị
phá bỏ.
Cho nên tôn giáo đã từng liên tục
nói, hàng thế kỉ, rằng bạn nên gạt bỏ bản ngã - nhưng bởi những lí do sai. Họ
đã từng yêu cầu bạn loại bỏ bản ngã của bạn để cho bạn có thể buông xuôi theo
Thượng đế, để cho bạn có thể buông xuôi theo các tu sĩ, để cho bạn có thể buông
xuôi theo bất kì điều vô nghĩa nào, bất kì loại thượng đế học, mê tín, hệ thống
niềm tin nào.
Nhưng bạn không thể vứt bỏ bản
ngã được nếu nó là phản xạ của Thượng đế. Thượng đế là điều tin tưởng sai lầm
có đó trong vũ trụ, và bản ngã là điều tin tưởng sai lầm bên trong tâm trí bạn.
Tâm trí bạn đơn giản đang phản xạ lại điều tin tưởng sai lầm lớn hơn theo kích
cỡ của nó.
Tôn giáo đặt nhân loại vào một
thế khó xử lớn: họ liên tục ca ngợi Thượng đế, và họ liên tục lên án bản ngã.
Cho nên mọi người đều trong trạng thái rất chia chẻ, trong không gian tinh thần
phân liệt. Họ đã cố vất vả để vứt bỏ bản ngã, nhưng họ càng cố vất vả hơn, vấn
đề lại càng trở nên khó vứt bỏ nó hơn - bởi vì ai định vứt bỏ nó? Bản ngã đang
cố vứt bỏ chính nó. Đó là điều không thể được. Cho nên ngay cả trong cái gọi là
người tôn giáo khiêm tốn nhất, bản ngã trở nên rất tinh vi, nhưng nó không bị vứt
bỏ. Bạn có thể thấy nó trong mắt các thánh nhân.
Một trong các sannyasin của tôi
tới gặp U. G. Krishnamurti, và bởi vì anh ta tranh luận với ông ấy, nên U. G.
Krishnamurti lập tức trở nên giận dữ. Và những người như U.G. Krishnamurti đang
bảo mọi người vứt bỏ giận dữ, vứt bỏ tham lam, vứt bỏ bản ngã. Nhưng nếu bạn chọc
tức họ... Toàn bộ tôn giáo của họ chỉ sâu như làn da. Bên trong đang che giấu một
bản ngã rất đạo đức giả, và khi bản ngã trở nên đạo đức giả thì nó trở thành độc.
Điều đó là nguy hiểm hơn bởi vì bạn trở nên hoàn toàn không nhận biết về nó, nó
đi sâu xuống dưới trong vô thức.
U.G. Krishnamurti đã sống với
J. Krishnamurti trong mười hai năm, và ông ấy chưa bao giờ nhắc tới tên ông
này. Nếu ai đó đưa tên của J. Krishnamurti ra, ông ấy lập tức lên án J.
Krishnamurti - và bất kì điều gì ông ấy nói chỉ là bắt chước J. Krishnamurti,
diễn giải dài dòng ra. Lí do ông ấy không thể chấp nhận được sự kiện ông ấy đã ở
cùng với J. Krishnamurti trong mười hai năm là rất đơn giản. Khoảnh khắc ông ấy
chấp nhận điều đó, thế thì bạn có thể so sánh phát biểu của ông ấy với phát biểu
của J. Krishnamurti, và bạn sẽ thấy chúng đơn giản là việc diễn giải dài dòng lại.
Ông ấy đang lặp lại, bắt chước, ông ấy không biết gì cả.
Những người này có khắp nơi
trên thế giới vào mọi thời đại. Họ đã thử bất kì điều gì các tôn giáo đã bảo họ,
nhưng nỗ lực của họ không thể loại bỏ được cái bóng. Nếu có bóng cây tre, bạn
không thể loại bỏ cái bóng cây tre chừng nào bạn chưa loại bỏ cây tre. Bạn
không thể trực tiếp loại bỏ cái bóng được; chúng là sản phẩm phụ. Nếu cây tre
còn đó, cái bóng sẽ vẫn còn đó. Chúng có thể trở nên rất tinh vi.
Tôi đã nghe chuyện về cáo chui
ra khỏi cái hang nơi nó thường sống...
Sáng sớm, khi mặt trời nhô lên
đằng sau cáo, bóng của cáo rất dài. Nó nói, “Trời đất! Mình lớn thế này sao?
Mình sẽ cần gần hết con lạc đà cho bữa sáng!” Và nó bắt đầu đi tìm lạc đà để ăn
sáng.
Nhưng cáo không thể xoay xở để
tìm ra lạc đà được. Đã nửa ngày rồi và mặt trời đã ở trên đầu cáo. Cáo ta cảm
thấy rất đói. Nó nhìn lần nữa vào cái bóng, và cái bóng đã biến mất.
Bóng không biến mất, nó chỉ
chui xuống dưới cáo thôi. Chừng nào cáo còn đó, cái bóng sẽ còn đó - nhưng bây
giờ cái bóng là tuyệt đối không thấy được đối với cáo. Mọi người khác có thể thấy
cái bóng đó, nhưng cáo ta không thể thấy cái bóng được; cái bóng chỉ chui xuống
dưới cáo.
Đó là điều xảy ra cho cái gọi
là người tôn giáo. Họ ép buộc cái bóng của họ, bản ngã của họ, giận dữ, tham
lam, tham vọng của họ, vào trong vô thức. Nhưng trong vô thức những điều này vẫn
có đó, và nguy hiểm hơn nhiều, bởi vì bạn không nhận biết về chúng. Bạn nghĩ
chúng đã biến mất.
Trước khi sannyasin của tôi bắt
đầu tranh luận với U.G. Krishnamurti, ông ấy đã là một vị thánh lớn, im lặng thế,
an bình thế. Ngay khi tranh luận bắt đầu, ông ấy sợ bị bẫy, ông ấy không thể trả
lời câu hỏi được, và giận dữ đột nhiên nảy sinh. Ông ấy có thể đã không nhận biết
về giận dữ đó, nhưng sannyasin của tôi đã giúp cho ông ấy! Ông ấy muốn gạt bỏ
sannyasin này.
Đấy là U.G Krishnamurti, là người
không chân thực hay chân thành - nhưng bạn có thể rơi vào cái bẫy đó bởi vì ông
ấy đang lặp lại những câu nói hay ho. Trí nhớ của ông ấy tốt, và trí tuệ của
ông ấy tốt, nhưng đây là cái bóng.
Ngay cả một người nguyên gốc,
J. Krishnamurti, thường trở nên rất giận dữ khi thấy sannyasin của tôi. Tôi đã
bảo sannyasin của mình ở mọi nơi rằng bất kì khi nào J. Krishnamurti nói, các bạn
cứ ngồi ngay ở hàng đầu. Vào lúc đó các sannyasin đều mặc áo thụng mầu đỏ, họ
đeo tràng hạt có ảnh tôi, cho nên họ hoàn toàn dễ được nhận ra.
Khoảnh khắc J. Krishnamurti thấy
các sannyasin của tôi ở khắp xung quanh, ông ấy chắc quên luôn ông ấy định nói
về chủ đề gì. Ông ấy sẽ bắt đầu lên án tôi, và lên án tính chất sannyas. Người
này đã nói suốt cả đời mình về nhận biết, và ông ấy đã quên mất chủ đề này hoàn
toàn. Và điều đó không chỉ một lần... bởi vì sannyasin của tôi ở mọi nơi. Bất
kì chỗ nào ông ấy định nói - ở London, ở San Francisco, ở Bombay, ở New Delhi, ở
Madras - bất kì chỗ nào ông ấy định nói, thì sannyasin của tôi đều có ở đó ngay
hàng trước.
Ông ấy dị ứng với tôi đến mức
khoảnh khắc ông ấy thấy sannyasin của tôi, ông ấy mất mọi kiểm soát. Đôi khi
ông ấy thậm chí còn bắt đầu đập đầu mình nói, “Tại sao các anh tới đây? Tôi chống
lại tính chất sannyas.” Và tôi đã bảo với mọi người của tôi, “Cười thật vui
vào! Làm cho ông ấy giận hết mức đi! Điều đó sẽ đem ra con người nguyên thuỷ
đang ẩn đằng sau.” Ông ấy thậm chí không thể hiểu nổi tại sao điều này lại xảy
ra ở mọi nơi, rằng ông ấy bị sao lãng. Ông ấy sẽ bắt đầu lên án tôi, lên án
tính chất sannyas, và trở nên gần như thần kinh.
Thấy các sannyasin của tôi cười
cũng gần giống như đổ thêm dầu vào lửa, và ông ấy sẽ trở nên ngày càng giận dữ
hơn. Ông ấy không thể hiểu nổi tại sao những người này không cảm thấy bị chạm
xúc phạm, mà ngược lại, họ cười to. Toàn bộ thời gian của ông ấy sẽ bị các
sannyasin này choán hết.
Rất dễ dàng nói về những điều đẹp
đẽ, có hiểu thấu về trí tuệ. Krishnamurrti đã bị ép buộc bởi các nhà thông
thiên học thuộc một nhánh đặc biệt, Hội Thông thiên học. Nó là một tổ chức toàn
thế giới hồi đầu thế kỉ này, và nó đã chuẩn bị để J. Krishnamurti sẽ là thầy
giáo thế giới.
Không ai có thể chuẩn bị được
cho bất kì ai trở thành thầy giáo thế giới được; bất kì cái gì đã được chuẩn bị
sẽ thành sai. Họ gần như hành hạ ông ấy nhân danh kỉ luật. Họ bắt giữ ông ấy
vào lúc chín tuổi, và từ khoảnh khắc đó ông ấy không được phép đi vào thế giới,
ông ấy không được phép đi vào xã hội. Ông ấy liên tục bị nhồi nhét bằng kinh
sách. Sáng sớm lúc ba giờ, ông ấy đã phải thức dậy, tắm nước lạnh, và sẵn sàng
nghe các nhà thông thiên, những người lãnh đạo phong trào này, trích đọc kinh
Phạn, kinh Tây Tạng, kinh Thiền. Và ông ấy gần như ngủ - đứa trẻ chín tuổi...
Và điều này diễn ra cho tới tuổi hai mươi nhăm của ông ấy.
Họ đã xoay xở để tạo ra một
nhân cách nào đó - bạn chỉ có thể tạo ra một nhân cách - và họ có hi vọng rằng
họ đã thành công trong việc tạo ra một thầy giáo thế giới. Bây giờ ông ấy đang
viết ra những bài thơ hay, những bài báo hay, được một nhánh của Hội Thông
thiên xuất bản, nhánh này được tạo ra đặc biệt cho J. Krishnamurti. Tổ chức này
được gọi là Ngôi sao phương Đông, và họ thường xuất bản các tạp chí, tạp chí định
kì, sách báo, tất cả đều về Krishnamurti, tạo ra bầu không khí khắp thế giới để
đón nhận ông ấy như một thầy giáo thế giới.
Nhưng đấy tất cả đều bị ép buộc
từ bên ngoài. J. Krishnamurti không có việc nhận ra, nhưng ông ấy cũng đủ thông
minh để dần dần hiểu thấu mọi kinh sách. Ông ấy trung thực nữa; U.G.
Krishnamurti thậm chí không trung thực.
Chung cuộc, khi họ nghĩ rằng
ông ấy đã sẵn sàng, họ triệu tập một hội nghị quốc tế tại Hà lan - nơi thường
là trung tâm thế giới lớn nhất của họ. Sáu nghìn lãnh đạo của phong trào thông
thiên học từ khắp các nước tụ hội lại để đón nhận J. Krishnamurti và tuyên bố rằng
ông ấy là thầy giáo thế giới.
Ông ấy bước lên sân khấu... Và
chính trong một khoảnh khắc rất lịch sử của sự trung thực mà ông ấy nói, “Tôi
không phải là thầy giáo thế giới.” Đấy là một cú sốc cho toàn thể phong trào
thông thiên học. Nó đập tan toàn thể phong trào này. Nhưng ông ấy đã trở thành
hoàn toàn quen thuộc với mọi giới huyền môn lớn. Ông ấy đã giải tán tổ chức
này, Ngôi sao phương Đông, mà đã đặc biệt được tạo ra cho ông ấy, và ông ấy rời
bỏ Hội Thông thiên học, và sống cả đời mình trong phản ứng lại.
Ông ấy là người khổng lồ về
thông minh. Phản ứng này là để chống lại tất cả những người đã buộc ông ấy làm
mọi việc mà không tự nhiên tới với ông ấy. Ông ấy đã không được phép tự nhiên chút
nào. Ông ấy đã không được phép gặp bất kì cô gái nào, ông ấy đã không được phép
ở lẫn với người thường. Ông ấy đã không được phép vào bất kì trường phổ thông
hay đại học bình thường nào, nhưng có gia sư riêng, cho nên ông ấy có thể được
chứng tỏ cho thế giới là một sinh linh thượng đẳng, dường như ông ấy tới trực
tiếp từ Thượng đế như một đấng cứu tinh.
Và hiển nhiên, nếu ông ấy mà
không trung thực, ông ấy đã có thể nói với thế giới, “Ta là thầy thế giới.” Ông
ấy đã sẵn sàng cho điều đó; về mặt trí tuệ, bộ nhớ của ông ấy đã được lập
chương trình đầy đủ. Nhưng bởi vì mọi thứ là bị ép buộc, nó cũng tạo ra sâu bên
dưới trong ông ấy việc nổi dậy. Ông ấy không biết gì về điều ông ấy nói, về điều
ông ấy viết. Ông ấy đã không biết gì.
Một trong những cuốn sách hay
nhất của ông ấy là Dưới chân thầy. Cuốn sách đó được xuất bản khi ông ấy mới chỉ
mười ba hay mười bốn tuổi, chỉ để chứng tỏ rằng thậm chí vào độ tuổi mười bốn
ông ấy cũng có thể sản sinh ra được một cuốn sách lớn lao thế. Nó không phải do
ông ấy viết ra; nó là do một người có tên là Leadbeater viết ra. Leadbeater là
một trong những gia sư của ông ấy, và là một học giả rất sâu sắc về tôn giáo
phương Đông.
Tôi đã nhìn vào mọi văn đàn của
Hội Thông thiên vào thời đó để tìm ra phong cách, phong cách của ai mà cuốn
sách đó khớp nhất. Leadbeater đã viết nhiều sách, biểu lộ thông minh và uyên
bác lớn. Cuốn sách đã được xuất bản dưới tên của J. Krishnamurti là do ông ấy
viết ra, và có lẽ được người khác trau chuốt lại. J. Krishnamurti thậm chí
không nhớ được khi nào mình đã viết cuốn sách đó.
Khi ông ấy rời bỏ phong trào
thông thiên học, ông ấy được hỏi, “Thế cuốn sách thì sao, cuốn Dưới chân Thầy,
mà đã trở thành sách bán chạy nhất trên toàn thế giới?” Đó là một cuốn sách
hay. Nhưng ông ấy nói, “Tôi không biết. Tôi không nhớ đã viết nó.”
Ông ấy trung thực, nhưng bởi vì
tất cả những điều này đã bị áp đặt lên ông ấy, có phản ứng, nổi dậy thường
xuyên, và ông ấy đã sống trong phản ứng ấy suốt cả đời mình. Phong trào thông
thiên đã phá huỷ con người này. Ông ấy có thể đáng ra đã trở thành Phật Gautam
- ông ấy đã có mọi khả năng - nhưng bởi vì phản ứng này, ông ấy đã tranh đấu với
những gia sư chết này, những người lãnh đạo Hội Thông thiên học chết này, Annie
Besant, Leadbeater và những người khác, trong suốt cả đời ông ấy. Ông ấy đã
tranh đấu với những cái bóng này cả đời - chống lại các thầy, chống lại các nhà
huyền bí, chống lại kinh sách - nhưng điều đó không tới như khải lộ, nó tới như
phản ứng.
Cả cuộc đời ông ấy đã bị phí
hoài bởi phong trào thông thiên học. Nếu như họ cho phép ông ấy được phát triển
một cách tự nhiên, có thể đã có khả năng; con người này có tiềm năng là Phật
Gautam. Nhưng họ đã phá huỷ ông ấy, còn ông ấy thì không thể gạt bỏ được họ. Những
cái bóng đó mà ông ấy đã sống cùng trong thời thơ ấu của mình đã trở nên ăn sâu
đến mức ông ấy liên tục tranh đấu lại họ mãi. Ông ấy đã sống trong phủ nhận, và
người ta không thể sống trong phủ nhận và được nuôi dưỡng và nở ra thành hoa
sen.
Cho nên ngay cả J. Krishnamurti
đã không chứng ngộ, và U.G Krishnamurti là cái bóng của một người khổng lồ trí
tuệ không chứng ngộ. U.G Krishnamurti thậm chí không phải là người khổng lồ trí
tuệ, nhưng ông ấy liên tục thuyết giảng cùng lời, cùng ngôn ngữ, và cố che giấu
sự kiện này.
Mới hôm nọ tôi thấy một bài báo
về ông ấy trên báo. Ông ấy được người phỏng vấn hỏi, “Ông đã trở nên chứng ngộ
khi nào và ở đâu?” Và câu trả lời của ông ấy là, “Tôi không biết khi nào và ở
đâu.”
Chứng ngộ không xảy ra trong thời
gian hay không gian. “Khi nào” và “ở đâu” là thời gian và không gian. Nó xảy ra
khi bạn không ở đâu, không là ai. Nó xảy ra khi có cái vĩnh hằng, vô thời gian.
Nhưng câu trả lời của ông ấy có thể gây ấn tượng cho người người - mọi người rất
cả tin.
Tôi lấy trường hợp của ông ấy bởi
một lí do đặc biệt - bởi vì toàn thể giới trí thức phương Tây đã trở nên quan
tâm nhiều lắm tới Thiền, nhưng mối quan tâm của họ vẫn còn là trí tuệ. Họ đã viết
ra những cuốn sách lớn, và chúng ta sẽ thảo luận trong bản cương lĩnh này gần
như về mọi người đã viết sách về Thiền.
Nỗ lực của tôi là để làm cho bạn
thấy thực sự rõ ràng rằng tất cả những nhà trí thức này có thể đã viết ra những
sách rất hay... Tôi đánh giá cao uyên bác của họ, tôi đánh giá cao cách diễn đạt
rành mạch của họ, nhưng họ không phải là con người của Thiền, họ không nói được
gì về các thầy của Thiền. Do đó bản cương lĩnh này là tuyệt đối được cần để làm
cho toàn thể thế giới rõ ràng rằng Thiền không phải là chuyện tâm trí. Nó là
không gian vô trí.
Tôi bảo các bạn rằng mọi tôn
giáo đều nói, “Bỏ bản ngã.” Thiền vượt ra ngoài bản ngã và ra ngoài cái ta. Ngoại
trừ Thiền, không tôn giáo nào đi đến được điểm vượt ra ngoài cái ta, ra ngoài
cái ngã atman, ra ngoài linh hồn bạn, ra ngoài tính cá nhân của bạn. Điều đó
tuyệt đối là đóng góp của một người cho tâm thức nhân loại - đóng góp của Phật
Gautam.
Thiền là việc nở hoa tối thượng.
Dần dần, dần dần, với việc cải tiến dần hình ảnh của Phật Gautam, từng thầy đã
đóng góp thêm điều gì đó, chiều hướng mới cho nó. Phật Gautam là người duy nhất
trong toàn thể lịch sử nhân loại đã nói, “Chỉ bỏ bản ngã sẽ không giúp ích. Nó
có thể dễ dàng bị bỏ nếu ông bỏ Thượng đế.” Ông ấy đã vứt bỏ Thượng đế, bản ngã
biến mất. Trăng biến mất. Phản xạ biến mất. Ông ấy đi khỏi gương, gương trống rỗng.
Phản xạ của ông ấy trong gương biến mất. Ông ấy đã từng tranh đấu với phản xạ
này.
Tôi đã nghe về một người đàn bà
xấu...
Cô ấy thần kinh thế về gương -
bởi vì gương làm cho cô ấy nhận biết rằng cô ấy xấu. Bằng không, nếu không có
gương, khi có liên quan tới cô ấy, cô ấy là đẹp. Bất kì khi nào cô ấy thấy
gương - thậm chí trong nhà ai đó khác - cô ấy sẽ lập tức đập vỡ nó. Lí do là ở
chỗ gương làm cho cô ấy có vẻ xấu.
Những gương đáng thương đó
không liên quan gì tới cái xấu của cô ấy cả. Cô ấy xấu, nhưng cô ấy đổ trách
nhiệm lên gương, đánh nhau với gương.
Đó là bản chất của mọi tôn giáo
của bạn: đánh nhau với gương, với cái bóng, cố vứt bỏ bản ngã nhưng không vứt bỏ
Thượng đế. Bản ngã chỉ là phản xạ của điều dối trá trong cái vũng tâm trí nhỏ của
bạn.
Phật Gautam đã vứt bỏ cái ý tưởng
về Thượng đế, và đã ngạc nhiên rằng khi Thượng đế biến mất, bản ngã biến mất.
Nó chỉ là phản xạ của Thượng đế. Do đó nỗ lực của tôi là loại bỏ Thượng đế.
Không loại bỏ Thượng đế bạn không thể loại bỏ bản ngã. Nó là cái bóng, trong
cái vũng nhỏ bé của tâm trí bạn, của điều dối trá tối thượng. Thế thì, khi bản
ngã biến mất cùng Thượng đế, Phật đi tới hiểu ra rằng ngay cả cái ta phải biến
mất.
Có những tôn giáo có Thượng đế,
bản ngã và cái ta: Do Thái giáo, Ki tô giáo, Mô ha mét giáo, Hindu giáo. Và có
những tôn giáo không có Thượng đế - Đạo giáo, Phật giáo, Jaina giáo - nhưng họ
có cái ta. Bởi vì họ không có Thượng đế, nên bản ngã biến mất theo cách của nó.
Bây giờ toàn thể nỗ lực của họ là làm sao làm cho cái ta thành thuần khiết,
ngoan đạo. Bây giờ một loại nỗ lực khác bắt đầu.
Phật là người duy nhất nói, “Nếu
không có Thượng đế và không có bản ngã, cái ta cũng là tuỳ tiện, nhân tạo. Khi
ông đi sâu hơn vào trong lãnh thổ của ông, ông đột nhiên thấy bản thân ông biến
mất trong tâm thức đại dương. Không có cái ta như thế. Ông không còn nữa, chỉ sự
tồn tại hiện hữu.
Do đó, tôi gọi Thiền về bản chất
là tự do khỏi bản thân người ta. Bạn đã nghe nói về tự do khác, nhưng tự do khỏi
bản thân người ta là tự do tối thượng - không hiện hữu, và cho phép sự tồn tại
diễn đạt chính nó trong mọi sự tự phát và cao quí của nó. Nhưng nó là sự tồn tại,
không phải bạn, không phải tôi. Nó là bản thân cuộc sống nhảy múa, không phải bạn,
không phải tôi.
Đó là Cương lĩnh Thiền: tự do
khỏi bản thân người ta.
Và duy nhất Thiền cải tiến,
trong hai mươi nhăm thế kỉ qua, các phương pháp, phương cách để làm cho bạn nhận
biết rằng bạn không hiện hữu, rằng bạn chỉ là tuỳ tiện, chỉ là ý tưởng.
Khi bạn đi ra ngoài tâm trí,
ngay cả ý tưởng về “tôi đây” biến mất. Khi cái “tôi’ cũng biến mất và bạn bắt đầu
cảm thấy tham dự sâu sắc trong sự tồn tại, không biên giới, chỉ thế thì Thiền
đã nở hoa trong bạn. Thực ra, đó là trạng thái, không gian của tâm thức đã thức
tỉnh. Nhưng nó không có cái “tôi” tại trung tâm, không atman, không cái ta.
Để làm điều đó thành rõ ràng
cho bạn - Socrates nói, “Biết bản thân ông.” Phật Gautam nói, “Biết - chỉ biết,
và ông sẽ không tìm thấy bản thân ông.” Đi vào sâu hơn trong nhận biết của bạn
đi, và bạn càng đi sâu hơn, cái ta của bạn bắt đầu tan chảy. Có lẽ đó là lí do
tại sao không tôn giáo nào ngoài Thiền đã thử việc thiền - bởi vì thiền sẽ phá
huỷ Thượng đế, sẽ phá huỷ bản ngã, sẽ phá huỷ cái ta. Nó sẽ để bạn vào trong hư
không tuyệt đối. Chính tâm trí làm bạn sợ về hư không.
Tôi nhận được nhiều câu hỏi gần
như mọi ngày, “Tại sao chúng tôi sợ hư không?”
Bạn sợ bởi vì bạn không biết hư
không. Và bạn sợ chỉ bởi vì bạn hình dung một cách trí tuệ, “Phỏng có ích gì? Nếu
trong thiền mình phải biến mất, thế thì tốt hơn cả là vẫn còn trong tâm trí.”
Ít nhất bạn hiện hữu - có thể là ảo tưởng, có thể chỉ là ý tưởng, nhưng ít nhất
bạn hiện hữu. Phỏng có ích gì mà làm tất cả những nỗ lực không cần thiết này chỉ
để biến mất vào hư không?
Tâm trí đơn giản làm cho bạn cảnh
giác về việc vượt ra ngoài các biên giới của tâm trí, bởi vì bên ngoài các biên
giới của tâm trí bạn sẽ không còn nữa. Đó sẽ là cái chết tối thượng.
Một Phật Gautam chết một cách tối
thượng, bạn chỉ chết một cách tạm thời. Có thể vài phút, vài giây, và bạn đi
vào bụng mẹ khác. Những kẻ đần bao giờ cũng làm tình khắp thế giới, hai mươi bốn
giờ và bạn không phải du hành xa xôi gì, chỉ ngay bên hàng xóm. Hai mươi bốn tiếng
đồng hồ, hàng triệu đôi làm tình, cho nên bất kì đôi nào gần nhất, chỗ này bạn
chết và chỗ kia bạn được sinh ra. Kẽ hở rất nhỏ.
Nhưng người chứng ngộ, người đã
đi tới biết hư không của mình, cái không cái ta của mình, anatta của mình, đơn
giản biến mất trong vũ trụ.
Tâm trí sợ hãi, và nó dường như
logic, hiển nhiên: Phỏng có ích gì? Tại sao người ta lại phải làm điều như thế
trong đó người đó biến mất?
Phật Gautam bị hỏi đi hỏi lại,
“Thầy là người kì lạ. Chúng tôi tới đây để nhận ra cái ta của chúng tôi, và việc
thiền của thầy là để không nhận ra cái ta của chúng tôi.”
Socrates là một thiên tài vĩ đại,
nhưng bị giới hạn trong tâm trí: “Biết bản thân ông.” Không có cái ta để được
biết tới. Đó là Cương lĩnh Thiền cho thế giới. Không có gì để biết. Bạn chỉ phải
là một với cái toàn thể. Và không cần phải sợ...
Cứ nghĩ một chốc đi: Khi bạn
không được sinh ra, có lo âu, lo nghĩ, lo lắng gì không? Bạn không có đó, không
có vấn đề gì. Bạn là vấn đề, sự bắt đầu của vấn đề, và thế rồi khi bạn lớn lên,
ngày càng nhiều vấn đề hơn... Nhưng trước việc sinh của bạn, có vấn đề gì
không?
Các thiền sư liên tục hỏi những
người mới, “Ông đã ở đâu trước khi bố ông được sinh ra?” Một câu hỏi ngớ ngẩn,
nhưng có ý nghĩa vô cùng. Họ đang hỏi bạn, “Nếu bạn không hiện hữu, đã không có
vấn đề gì. Vậy lo nghĩ là gì?” Nếu cái chết của bạn trở thành cái chết tối thượng
và mọi biên giới biến mất, bạn sẽ không có đó, nhưng sự tồn tại sẽ có đó. Điệu
vũ sẽ có đó, vũ công sẽ không có đó. Bài ca sẽ có đó, nhưng ca sĩ sẽ không có
đó.
Đây là khả năng duy nhất để trải
nghiệm bằng việc rơi ngày càng sâu hơn, ra ngoài tâm trí, tới chính chiều sâu của
bản thể bạn, tới chính cội nguồn của cuộc sống mà từ đó cuộc sống của bạn tuôn
chảy. Đột nhiên bạn nhận ra hình ảnh của bản thân bạn là tuỳ tiện. Bạn là vô ảnh,
bạn là vô hạn. Bạn đã sống trong lồng. Khoảnh khắc bạn nhận ra cội nguồn của bạn
là vô hạn, đột nhiên cái lồng biến mất và bạn có thể giang đôi cánh của mình
vào bầu trời xanh và biến mất. Việc biến mất này là anatta, việc biến mất này
là tự do khỏi bản thân người ta. Nhưng điều này là có thể không phải qua trí tuệ,
nó là có thể chỉ thông qua thiền. Zen là tên khác cho thiền.
Hàng trăm cuốn sách hay đã xuất
hiện ở phương Tây từ khi một người rất kì lạ, D.T. Suzuki, giới thiệu Thiền cho
phương Tây. Ông ấy đã làm một việc tiên phong, nhưng ông ấy không phải là Thiền
sư, hay thậm chí thiền nhân. Ông ấy là học giả lớn, và tác động của ông ấy lan
rộng trong tầng lớp trí thức khắp tất cả các nước. Ông ấy lập tức có hấp dẫn lớn.
Khi các tôn giáo cũ sụp đổ, đặc
biệt ở phương Tây... Ki tô giáo chỉ là cái tên, đế quốc đang sụp đổ. Họ đang cố
ôm giữ lấy nó, nhưng điều đó là không thể được. Nó đang sụp đổ rời ra và chân
không đang lớn lên hàng ngày, càng ngày càng lớn hơn, giống như chiều sâu vực
thẳm tạo ra buồn nôn.
Sách của Jean-Paul Sartre, Buồn
nôn, là rất có ý nghĩa. Một khi bạn thấy cái hố không đáy, cuộc sống vô nghĩa
này - rằng bạn hoàn toàn tuỳ tiện, không cần thiết, ngẫu nhiên - bạn mất mọi
nhân phẩm. Và bạn đang chờ đợi cái gì? - không có gì để chờ đợi cả, chỉ cái chết.
Điều này tạo ra lo âu lớn: “Chúng ta vô giá trị... không ai cần chúng ta... sự
tồn tại không để ý.”
Vào chính khoảnh khắc đó D.T.
Suzuki xuất hiện trên đường chân trời ở phương Tây. Ông ấy là người đầu tiên
nói về Thiền ở các đại học, cao đẳng phương Tây, và ông ấy hấp dẫn những nhà
trí thức ghê lắm, bởi vì họ đã mất niềm tin vào Thượng đế, họ đã mất niềm tin
vào Kinh Thánh linh thiêng, họ đã mất niềm tin vào giáo hoàng.
Mới hôm nay, gần một tá giám mục
người Đức đã tới cùng nhau để đưa ra tuyên bố rằng giáo hoàng đang đi ra ngoài
giới hạn của ông ấy, rằng việc thuyết giảng liên tục của ông ấy chống lại kiểm
soát sinh đẻ là đưa nhân loại tới chỗ một nửa thế giới sẽ chết đói; giáo hoàng
không nên được nghe thêm nữa.
Bây giờ, đây là nổi dậy thuần
khiết. Một tá giám mục ở Đức này đã lập ra một uỷ ban, và họ đang tập hợp ngày
càng nhiều giám mục để nổi dậy chống lại giáo hoàng, và họ đang tuyên bố rằng
ông ấy không phải là không thể sai được. Toàn thể lịch sử đã chứng minh rằng
các giáo hoàng và tổng giám mục đều có sai lầm. Cho nên toàn thể ý tưởng này về
giáo hoàng không thể sai được đã làm cho ông ta thành một kẻ độc tài tuyệt đối.
Bây giờ điều đó không thể dung thứ được.
Mở đầu của thế kỉ này là việc bắt
đầu sôi lên nhiệt tình chống lại tất cả các tôn giáo cũ, đặc biệt là ở các nước
giầu của phương Tây. Các nước nghèo không có thời gian; họ thậm chí không có đủ
lương thực, không chất nuôi dưỡng. Toàn thể thời gian của họ bị dồn vào việc kiếm
đồ ăn, áo mặc, kiếm chỗ ở. Họ không thể thảo luận những vấn đề lớn lao của cuộc
sống, họ thậm chí không thể quan niệm nổi về chúng. Vấn đề là thức ăn, không phải
Thượng đế!
Đó là lí do tại sao lại dễ dàng
thế để cải đạo người nghèo vào Ki tô giáo - chỉ bằng việc cung cấp thức ăn, chỉ
bằng việc cung cấp chỗ ở, phục vụ. Nhưng họ không được cải đạo sang Ki tô giáo.
Họ đơn giản không quan tâm tới Thượng đế. Họ không bận tâm về bất kì hệ thống
niềm tin nào, điều cơ bản của họ là ở chỗ họ đói và đang chết đói!
Khi bạn đói và chết đói, bạn
không nghĩ tới Thượng đế, bạn không nghĩ tới địa ngục và cõi trời. Điều đầu
tiên bạn nghĩ tới là kiếm ra bánh mì và bơ ở đâu. Và nếu bất kì ai đem cho bạn
bánh mì và bơ với điều kiện rằng bạn phải là người Công giáo, bạn sẽ đồng ý,
còn hơn chết đói.
Cho nên các nước nghèo đang trở
nên ngày một Công giáo, ngày một Ki tô giáo hơn. Nhưng ở bản thân phương Tây,
Ki tô giáo đang mất nắm giữ của nó. Không quá hai mươi nhăm phần trăm mọi người
tới nhà thờ. Bẩy mươi nhăm phần trăm mọi người hoàn toàn thất vọng. Hai mươi
nhăm phần trăm kia hầu hết là đàn bà, và họ tới bởi những lí do đặc biệt: đó là
chỗ duy nhất mà bạn có thể buôn chuyện và gặp mọi đàn bà khác, và thấy ai có quần
áo đẹp hơn, áo choàng lông tốt hơn, đồ trang sức quí hơn, ô tô sang trọng hơn.
Nhà thờ là câu lạc bộ duy nhất nơi đàn bà được chấp nhận. Tất cả các câu lạc bộ
khác đều là câu lạc bộ của con trai, nơi các bạn trai già nói chuyện về đàn bà
nhưng không cho phép đàn bà vào.
Ngay cả trong các bữa tiệc, khi
bữa tối đã xong, đàn bà nghỉ ở một phòng tách biệt và bỏ lại tụi con trai một
mình. Tụi con trai sẽ uống rượu và hò hét và đánh nhau, nói đủ mọi thứ vô nghĩa
mà họ không thể nói được trước đàn bà bởi vì họ cảm thấy chút ít ngượng ngùng.
Cho nên đàn bà nghỉ ngơi. Và điều này là tốt, bởi vì đàn bà có cách buôn chuyện
riêng của họ: ai đang yêu ai. Cứ để cho tụi con trai làm việc của họ, gái già
làm việc của mình.
Nhà thờ là chỗ duy nhất tại đó
mọi tôn giáo đều cho phép đàn bà tụ tập; bằng không họ bị tẩy chay từ mọi giáo
đoàn xã hội khác. Họ không thể là thành viên của nhiều tổ chức, nhiều câu lạc bộ;
chúng tất cả đều có tính nam. Khu vực của đàn bà, lãnh thổ của cô ấy, là gia
đình. Cô ấy phải bị giới hạn trong lãnh thổ đó. Cho nên nhà thờ đã là chỗ ra
duy nhất; họ đợi tới chủ nhật.
Cho nên hai mươi nhăm phần trăm
này là đàn bà. Vài đàn ông có thể có đó, người không thể để cho vợ mình rời ra
được vì nỗi sợ, và vài người có thể có đó để tìm bạn gái mới. Nhưng điều này
không liên quan gì tới tôn giáo cả.
D.T Suzuki đã xuất hiện ở
phương Tây với một cách tiếp cận mới tới sự tồn tại. Ông ấy đã hấp dẫn mọi người
bởi vì ông ấy là con người của uyên bác lớn, uyên thâm sâu sắc, và ông ấy đã
đem tới tâm trí phương Tây một khái niệm tôn giáo mới toàn bộ. Nhưng nó vẫn còn
là khái niệm, nó vẫn còn là luận cứ trong tâm trí; nó chưa bao giờ đi sâu hơn
điều đó.
Một điều song song tồn tại ở
Trung quốc. Trước khi Bồ đề đạt ma xuất hiện ở Trung quốc, Trung quốc đã được
chuyển đổi sang Phật giáo. Bồ đề đạt ma tới đó từ một nghìn bốn trăm năm trước,
nhưng triết lí và tôn giáo của Phật Gautam đã tới Trung quốc hai nghìn năm trước,
sáu trăm năm trước khi Bồ đề đạt ma tới đó. Trong sáu trăm năm này các kẻ sĩ đã
làm chuyển đổi toàn thể Trung quốc sang Phật giáo.
Trong những ngày đó rất dễ dàng
chuyển đổi toàn thể đất nước. Bạn đơn giản chuyển đổi hoàng đế, và thế rồi toàn
thể triều đình của ông ấy được chuyển đổi, thế rồi toàn thể quân đội của ông ấy
được chuyển đổi, thế rồi toàn thể bộ máy quan lại được chuyển đổi. Và khi hoàng
đế và cả bộ máy quan lại và quân đội, và tất cả cái gọi là những hiền tài của
triều đình hoàng đế đã được chuyển đổi, quần chúng đơn giản đi theo.
Quần chúng không bao giờ quyết
định được điều gì cho chính họ. Họ đơn giản nhìn vào những người vẫn công bố rằng
mình là vĩ nhân, đương quyền, có trí tuệ, giầu có. Nếu những người này được
chuyển đổi, thì quần chúng đơn giản đi theo.
Cho nên trong sáu trăm năm này,
hàng nghìn học giả Phật tử đã tới Trung quốc, và họ đã chuyển đổi Trung quốc -
các hoàng đế, các vương hầu. Nhưng đó chưa phải là đúng thông điệp của Phật
Gautam. Mặc dầu Trung quốc đã trở thành nước theo Phật giáo, Phật vẫn chưa xuất
hiện.
Bồ đề đạt ma được thầy ông ấy cử
tới, thầy là đàn bà. Bà ấy nói, “Các học giả đã chuẩn bị con đường, nay ông đi.
Ông được cần vô cùng ở đó.” Bồ đề đạt ma là vị phật đầu tiên vào Trung quốc, và
ông ấy đã mang một cái nhìn khác toàn bộ, không của tâm trí mà của vô trí.
Phương Tây tuyệt đối sẵn sàng
cho bản cương lĩnh Thiền. Về mặt trí tuệ, D.T. Suzuki, Alan Watts và nhiều người
khác - chúng ta sẽ thảo luận về từng người một - đã chuẩn bị con đường. Bây giờ
chỉ một Bồ đề đạt ma là được cần tới, một Phật Gautam là được cần tới, hay một
Mahakashyapa - ai đó có Thiền không phải chỉ là triết lí mà là kinh nghiệm thực
tại về vô ngã, kinh nghiệm thực tại về việc đi vào trong hư không.
Và một khi bạn đi vào trong hư
không, bạn sẽ ngạc nhiên rằng nó không là cái gì để sợ. Đây là nhà thực của bạn.
Bây giờ bạn có thể mở hội, vì không có gì hơn điều huyền bí này. Hư không đó mở
ra mọi cánh cửa. Chừng nào bạn còn bị giới hạn bởi cái ta, chính ý tưởng về
tách rời khỏi sự tồn tại giữ bạn khổ.
Bạn phải tìm ra con đường - và
những con đường này có thể được tìm ra dễ dàng chỉ khi bạn có ai đó đã đi qua
con đường đó, người biết rằng hư không không phải là cái gì đó trống rỗng. Bằng
việc biến mất, bạn không thực sự biến mất, bạn trở thành cái toàn thể. Từ phía
này, có vẻ như bạn đang biến mất; từ phía kia, có vẻ như bạn đang trở thành cái
toàn thể. Cứ hỏi giọt sương mà xem.
Tôi đã kể cho các bạn về
Kabir...
Khi lần đầu tiên ông ấy đi vào
trong hư không này, ông ấy lập tức viết ra một bài thơ hay, trong đó có câu,
“Giọt sương đã rơi vào trong đại dương.” Câu riêng của ông ấy hay lắm:
Herat heart hey sakhi, rahya
kabir herayi - “Ôi, bạn ơi, người yêu ơi, tôi đã đi tìm, đi kiếm bản thân tôi,
nhưng cái gì đó kì lạ đã xảy ra. Thay vì tìm thấy bản thân tôi, tôi đã biến mất
hệt như giọt sương biến mất trong đại dương.”
Bunda samani samunda men so kat
heri jayi - “Giọt sương đã biến mất trong đại dương. Bây giờ làm sao bạn có thể
tìm thấy lại giọt sương đó?”
Đó là kinh nghiệm đầu tiên của
ông ấy. Thế rồi ông ấy trở nên ngày một nhận biết về đại dương, và quên mất tất
cả về giọt sương. Trước khi chết ông ấy đã gọi con mình, Kamal. Anh ta chắc chắn
được Kabir đặt tên đúng. Ông ấy gọi Kamal tới và nói với anh ta, “Bố sớm rời khỏi
thân thể. Trước khi bố đi, con phải sửa một trong những bài thơ của bố. Chỉ
chút ít thay đổi...
“Bố đã viết, Bunda samani
samunda men - giọt sương đã đi vào trong đại dương. Con phải đổi nó. Chỉ đảo
ngược lại nó. Samunda samana bunda men - đại dương đã biến mất vào trong giọt
sương - bởi vì bây giờ bố biết từ phía bên kia.
“Kinh nghiệm đầu tiên của bố là
từ bờ bên này; bây giờ bố đang nói từ bờ bên kia, cõi bên kia. Bây giờ bố biết
giọt sương đã không rơi vào đại dương, chính đại dương đã rơi vào trong giọt
sương.”
Kamal nói với ông ấy, “Con bao
giờ cũng nghi ngờ dòng đó. Con có thể đưa cho bố xem bản chép của con.” Và anh
ta đưa cho Kabir xem. Anh ta đã xoá dòng đó.
Kabir nói, “Con thực sự là một
kamal. Con là phép màu. Con đã đi tới biết điều đó trước bố.” Dòng này đã bị
xoá đi.
Kamal nói, “Con đã nghi ngờ
ngay từ đầu, rằng đây là phát biểu của người mới bắt đầu, phát biểu đầu tiên
khi người đó đi tới thấy hư không. Nhưng khi người đó trở thành hư không, phát
biểu này sẽ tuyệt đối sai. Cho nên bởi vì bố đã trở lại với nhận thức của bố,
ngay trước khi chết, nên con có thể hân hoan rằng bố không còn chỉ là người mới
bắt đầu, bố đã trở thành một phần của cái toàn thể.” Thế rồi anh ta viết dòng mới:
đại dương đã rơi vào trong giọt sương.
Tôi nói với bạn rằng Kabir đã đặt
tên con trai duy nhất của mình là “Kamal,” phép màu, bởi vì anh thanh niên này
chắc chắn không phải là người thường. Có lúc, ngay cả Kabir cũng nổi cáu với
anh ta, bởi vì anh ta hay nêu ra những câu hỏi mà ngay cả Kabir không thể trả lời
nổi. Và điều này bao giờ cũng xảy ra khi cả nghìn người đi theo của Kabir đang ở
đó. Con trai riêng của ông ấy sẽ đứng dậy và làm cho ông ấy rất lúng túng bởi
vì ông ấy không thể trả lời được câu hỏi.
Một hôm ông ấy rất giận - điều
đó đã phải xảy ra trước chứng ngộ của ông ấy - và ông ấy đã nói với Kamal,
“Buda vansh Kabir ka - gia đình ta kết thúc với ta, Kamal!”
Ông ấy ngụ ý cùng điều qua “gia
đình ta” như điều thiền nhân vẫn gọi dòng truyền thừa của họ là gia đình họ, thầy
họ. Họ không nói về bố mẹ họ.
Kabir nói, “Gia đình ta kết
thúc với ta. Ta không thể tin cậy vào con.”
Kamal nói, “Nếu bố không thể
tin cậy vào con, bố không thể tin cậy vào bản thân bố. Nhưng bởi vì bố đã từ
con bằng việc đưa ra lời tuyên bố này, nên con sẽ không ở trong lều tranh của bố
nữa. Con sẽ làm một chiếc lều nhỏ ngay bên cạnh bố, để cho khi những người cả
tin tới với bố và họ trở về nhà, con có thể hoá giải chương trình cho họ.” Và
anh ta vẫn còn ở ngay trước nhà của Kabir, và bởi vì mọi người đều biết anh ta
là con của Kabir, nên trước khi rời Kabir đi họ sẽ đem đồ cúng tặng cho anh ta
nữa.
Thậm chí hoàng đế vùng Varanasi
là người sùng kính Kabir. Kabir là người nghèo, thợ dệt. Hoàng đế vùng Varanasi
một hôm hỏi, khi ông ấy không gặp Kamal trong vài ngày - gần như ngày nào ông ấy
cũng tới nghe Kabir, và ông ấy thấy rằng Kamal vắng mặt - ông ấy đã hỏi Kabir,
“Kamal đâu rồi?”
Kabir nói, “Đó là câu chuyện buồn.
Tôi vừa mới giận nó, và tôi bảo nó rằng gia đình tôi chấm dứt với tôi, và nó lập
tức bỏ đi, nói rằng, ‘Nếu gia đình bố chấm dứt với bố, con không còn thuộc vào
gia đình bố nữa.’ Nó vẫn còn ở ngoài, ngay phía trước, quấy nhiễu đệ tử của
tôi. Nó là cái đau trong cổ! Bây giờ nó đã đi ra ngoài, cho nên tôi thậm chí
không thể nói được điều gì. Nó chỉ ngồi ở kia.”
Hoàng đế của Kashi nói - Kashi
là tên cũ của Varanasa - “Ta sẽ ra và gặp nó, nhưng vấn đề của ông với nó là gì
vậy?”
Kabir nói, “Cả nghìn vấn đề. Mọi
người tới mang theo tiền bạc, kim cương, ngọc ngà, và đủ mọi thứ có giá trị, mà
tôi không cần chúng, cho nên tôi từ chối chúng. Còn nó ngồi ngay bên cạnh tôi,
và nó bảo với những người đó, ‘Được, nếu ông ấy từ chối, đem chúng cho tôi. Dầu
sao đi chăng nữa có vẻ không hay khi các bác tới cúng dường mà ông ấy lại bác bỏ.
Cúng dường chúng cho tôi đi.’
“Cho nên tôi bác bỏ, còn nó
liên tục nhận. Và tôi bảo nó rằng điều này là không đúng, nhưng nó nói, ‘Bố
nghĩ về bản thân bố đi. Con biết theo cách riêng của con cái gì là đúng và cái
gì là sai. Đừng bảo con! Con không phải là đệ tử của bố, con là con của bố.’”
Thế là hoàng đế nói, “Đừng lo,
ta sẽ tới và gặp và kiểm tra lại.” Thế rồi hoàng đế đem theo một viên kim cương
rất lớn, và ông ta bảo Kamal, “Ta đem viên kim cương giá trị nhất nước này tới
như vật cúng dường cho anh.”
Anh ta nói, “Ngài có thể đặt nó
vào chỗ tre trong mái lều của tôi. Nếu ai đó không lấy nó đi, nó sẽ vẫn còn ở
đó. Thỉnh thoảng tôi có thể thấy rằng tôi đã có hòn đá có giá trị nhất trong lều
mình. Tôi không có nhiều trang hoàng ở đây.”
Hoàng đế nghĩ, “Kabir dường như
đúng, anh ta rất tinh ranh và láu lỉnh. Anh ta không lấy nó, nhưng anh ta đang
nói với mình, ‘Cứ để nó ở đấy. Nếu không ai lấy nó đi, tôi sẽ tận hưởng việc thấy
nó.’ Và khi mình ra về anh ta sẽ lấy nó, điều đó là chắc chắn.” Thế rồi hoàng đế
ở xa trong một tuần, không tới.
Sau một tuần hoàng đế tới, và
ông ta hỏi Kamal, “Viên kim cương đâu rồi?”
Kamal nói, “Nếu ai đó đã lấy
nó, thế thì nó sẽ không còn trong mái nữa; bằng không nhất định nó vẫn ở trong
mái. Đích thân ngài đã đặt nó vào đó, cho nên ngài có thể tìm thấy nó dễ dàng.
Tôi không có cơ hội nào nhìn vào nó. Tôi đang nhìn vào bên trong và viên kim
cương của ngài ở bên ngoài.”
Hoàng đế nói, “Giỏi!” Và ông ấy
nhìn và thấy viên kim cương đích xác ở nơi ông ấy đã đặt vào trong mái.
Ông ta bảo với Kabir, “Ông đang
trong hiểu lầm. Con ông thực sự là phép màu. Ta đã tưởng rằng anh chàng lừa ta,
dối ta, nhưng anh ta thậm chí đã không nhìn gì vào viên kim cương cả, nói gì tới
việc chạm vào nó. Anh ta đã nói với ta, ‘Nếu bất kì ai đã lấy nó, thế thì tôi
không biết, bởi vì tôi đang nhìn vào trong. Bất kì ai đều có thể lấy nó. Không
có người canh lều, không có cửa. Và đôi khi tôi phải đi tới sông Hằng để tắm,
và bất kì ai có thể lấy nó. Cho nên nếu nó vẫn còn ở đó, ngài sẽ thấy nó.’ Và
ta đã tìm thấy nó; nó đã ở đó. Anh ta thậm chí đã không nhìn nó. Cho nên toàn
thể ý tưởng của ông là sai. Ý tưởng của ông rằng nó quan tâm tới của cải là tuyệt
đối sai.”
Cuối cùng, Kabir phải đi tới
cái lều đó và đề nghị Kamal, “Tha thứ cho bố, con quay lại đi. Bố đã sai. Con chỉ
thử kiểm tra bố, liệu bố có giận hay không - và bố chắc chắn đã nổi giận. Bố
nghĩ đó là tham của con.”
Kamal nói, “Con là máu của bố,
xương của bố, chính cốt tuỷ của bố. Làm sao bố có thể nghĩ rằng con tham được?
Bố trở nên giận, và bố tự phơi bầy bản thân mình, rằng tất cả những giáo huấn của
bố về không giận, không tham, chỉ là hời hợt.
“Đấy không phải là mối quan tâm
của bố. Nếu con lấy những thứ này, sao bố quan tâm? Phải vẫn còn tham nào đó
trong bố. Cũng như giận bột phát, tham của bố có thể bột phát bất kì khoảnh khắc
nào. Nếu không có tham trong bố, bố chắc đã đơn giản chứng kiến rằng Kamal đang
lấy mọi thứ, có vậy thôi. Chính việc của Kamal là chăm lo cho bản thể riêng của
mình, nó không phải là việc của bố. Con không phải là đệ tử của bố. Con là thầy
theo thẩm quyền riêng của con.”
Và Kabir nhìn vào bản thân mình
và đồng ý với Kamal: “Có lẽ con đúng. Việc quan tâm của bố và việc giận dữ của
bố rằng con đang thu thập tiền bạc chỉ ra tham của bố, không phải tham của con,
chỉ ra giận của bố, không phải giận của con. Và con bỏ đi một cách vui sướng thế,
chạm chân bố và nói, ‘Nếu bố nói gia đình ta kết thúc với bản thân bố, thế thì
một gia đình mới bắt đầu với con, ngay sau bố.’”
Cho nên Kamal đã được thuyết phục
quay trở về trong gia đình. Anh ta là người kế tục của Kabir, một người vĩ đại
hơn nhiều, nhận biết hơn nhiều, tỉnh táo và ý thức hơn nhiều. Nhưng thật kì lạ,
chính Kabir được nhớ tới. Ông ấy có một tôn giáo có tổ chức theo sau ông ấy -
Kabir Panth, “Con đường của Kabir.” Kamal không có gì. Anh ta không bao giờ tạo
ra bất kì việc đi theo nào. Mặc dầu hàng trăm người đã nghe anh ta, anh ta vẫn
còn chỉ là người bạn. Anh ta giúp đỡ họ, chia sẻ ánh sáng của mình với họ,
nhưng không bao giờ cho bất kì kỉ luật nào, bất kì lời răn dậy nào, bất kì
nguyên lí nào để được đi theo.
Một khi bạn biết thiền, bạn
không phải theo bất kì ai. Bạn có con mắt riêng của bạn mở ra, và bạn có ánh
sáng của bạn chiếu lên phía trước bạn chỉ ra con đường, và tất cả những điều
đúng và tất cả những điều tốt xảy ra vô chọn lựa. Không phải là bạn đang làm điều
đó, bạn không thể làm khác được.
Trong sáu trăm năm ở Trung Quốc,
Phật giáo chỉ là bài tập trí tuệ, thể dục tốt. Nhưng khi Bồ đề đạt ma vào Trung
Quốc, ông ấy đã làm thay đổi toàn thể ý tưởng về Thiền. Mọi người đã nói về Thiền
dường như nó là một triết lí khác, mà nó không phải vậy; dường như nó là một
tôn giáo khác, mà nó không phải vậy. Nó là nổi dậy chống lại tâm trí, và tất cả
các tôn giáo và triết lí của bạn đều là một phần của tâm trí.
Đây là nổi dậy duy nhất chống lại
tâm trí, chống lại cái ta, nổi dậy duy nhất của việc rút đi mọi giới hạn đang cầm
tù bạn và lấy bước nhảy lượng tử vào hư không. Nhưng hư không này là rất sống động.
Nó là cuộc sống, nó là sự tồn tại. Nó không phải là giả thuyết. Và khi bạn lấy
cú nhảy, kinh nghiệm đầu tiên là ở chỗ bạn biến mất. Kinh nghiệm cuối cùng là,
bạn đã trở thành cái toàn thể.
Một vài câu hỏi.
Câu hỏi thứ nhất:
Tại sao nhiều nhà trí thức phương Tây thế bị
lôi kéo vào việc xem xét về Thiền?
Họ đang cảm thấy một chân không
lớn, và họ muốn lấp đầy chân không đó. Bạn không thể sống với chân không được.
Chân không là trống rỗng, và từ cái trống rỗng đó, cuộc sống trở nên buồn bã,
nghiêm trang.
Tất cả các tôn giáo đều đã từng
trút đầy chân không của bạn bằng dối trá. Bây giờ những dối trá đó bị phô bầy
ra. Khoa học đã làm nhiều điều trong việc phô bầy những điều dối trá đó, và những
thiền nhân vĩ đại, các nhà huyền bí, đã làm những công trình cực kì lớn lao
trên khắp thế giới trong việc phô bầy tất cả những dối trá của các tôn giáo.
Con người đương đại đứng ở một
vị trí kì lạ: cái cũ đã sụp đổ, nó đã là lừa dối, và cái mới chưa tới. Cho nên
có kẽ hở, khoảng hở, và giới trí thức phương Tây đang cố tìm cái gì đó sẽ không
là dối trá nữa, cái sẽ không chỉ đem lại cho bạn an ủi, mà cái sẽ biến đổi bạn,
cái sẽ là cuộc cách mạng sâu sắc trong chính bản thể bạn.
Thiền chắc chắn là cách tiếp cận
đúng tới sự tồn tại, chân lí tối thượng. Không tin vào bất kì cái gì, không phải
là người đi theo hay người tin tưởng, bạn đơn giản đi vào trong lãnh địa riêng
của bạn, và bạn đang đi vào hư không mênh mang của cái toàn thể. Nhưng nó là
cùng hư không nơi bạn đã tới và nơi mà bạn lại đang đi tới.
Khi cội nguồn và mục đích trở
thành một, bạn sẽ có lễ hội vĩ đại. Trong lễ hội đó bạn sẽ không hiện hữu,
nhưng toàn thể sự tồn tại sẽ tham dự. Cây cối sẽ trút hoa xuống, và chim chóc sẽ
hót vang, và đại dương cùng dòng sông tất cả đều hân hoan.
Toàn thể sự tồn tại trở thành
nhà bạn vào khoảnh khắc tâm bạn tan chảy trong tâm vũ trụ. Đó là nơi Thiền xảy
ra. Trong việc tan chảy đó vào trong vũ trụ bạn quay trở lại cội nguồn nguyên
thuỷ, tươi tắn, vĩnh hằng, vô thời gian, rộng lớn. Điều duy nhất được cần tới
là tự do khỏi cái ta. Đó là chính tinh hoa của Thiền.
Bạn đã nghe về nhiều tự do: tự
do chính trị, tự do tâm lí, tự do kinh tế - có nhiều loại tự do. Nhưng tự do tối
thượng là Thiền, tự do khỏi bản thân người ta. Điều đó không phải để được chấp
nhận như niềm tin, điều đó phải được trải nghiệm. Chỉ thế thì bạn mới biết. Đấy
là nếm trải. Bất kì ai cũng có thể mô tả rằng đường ngọt, nhưng nếu bạn không nếm
đường, bạn nghe thấy từ ‘ngọt’ nhưng bạn không hiểu nó là gì. Cách duy nhất là
để ai đó nhét kẹo nào đó vào mồm bạn.
Chức năng của thầy trong Thiền
là để thúc ép hư không vào trong kinh nghiệm của bạn, hay nói cách khác, đưa bạn
tới hư không của riêng bạn. Thầy phát minh ra những phương pháp, và khi chúng
trở thành cũ kĩ và thường lệ, thầy vứt bỏ chúng, tìm ra phương pháp mới, cách
thức mới.
Nhưng đã hai mươi nhăm thế kỉ
qua từ thời Phật Gautam trao đoá sen cho Mahakashyapa, không một lời, và bảo hội
chúng, “Điều ta có thể nói ta đã nói cho các ông cả rồi. Điều ta không thể nói
được - mặc dầu ta muốn nói, nhưng đơn giản là không thể nói được - ta đang truyền
trao cho Mahakashyapa.” Bông sen đó chỉ là biểu tượng: chừng nào bạn chưa mở ra
như bông sen trong sáng sớm mặt trời khi những giọt sương còn đang lấp lánh như
viên ngọc trên lá sen... Nó là việc truyền trao im lặng ngọn đèn. Không cái gì
được nói.
Mahakashyapa lần đầy tiên tới gần
Phật, cầm lấy bông sen, chạm chân ông ấy, trở lại và ngồi im lặng dưới cây của
mình. Mahakashyapa là tổ sư đầu tiên của Thiền.
Cho nên dòng truyền thừa Thiền,
gia đình Thiền, là một nhánh, nhánh rất im lặng của Phật giáo. Họ yêu Phật
Gautam, bởi vì Thiền thực sự khởi nguồn trong sự biến mất của ông ấy. Ông ấy đã
truyền nó cho Mahakashyapa, và thế rồi chính trách nhiệm của Mahakashyapa là đi
tìm người mà ông ấy có thể truyền trao được nó.
Cho nên kể từ khoảnh khắc đó,
hai mươi nhăm thế kỉ trước đây, nó đã được truyền trao không qua bất kì phương
tiện tuỳ tiện nào, không qua bất kì ngôn ngữ nào, từ thầy sang đệ tử; từ một
người đã về nhà sang một người vẫn đang vẩn vơ loanh quanh nhưng không thể tìm
thấy con đường.
Thầy vận hành như người bạn. Thầy
cầm tay bạn và đưa bạn lên con đường đúng, giúp bạn mở mắt ra, giúp bạn có khả
năng siêu việt lên trên tâm trí. Đó là khi con mắt thứ ba của bạn mở ra, khi bạn
bắt đầu nhìn vào bên trong. Một khi bạn nhìn vào bên trong, công việc của thầy
được kết thúc. Bây giờ điều đó là tuỳ ở bạn.
Bạn có thể đi qua kẽ hở nhỏ đó
giữa tâm trí của bạn và vô trí trong một khoảnh khắc của sự mãnh liệt và thôi
thúc cực kì mạnh. Hoặc bạn cũng có thể đi qua dần dần, ngần ngại, dừng lại, sợ
rằng bạn đánh mất việc nắm giữ của tâm trí bạn, bạn đang đánh mất việc nắm giữ
của tính cá nhân của bạn, rằng mọi biên giới đang biến mất. Bạn đang làm gì? Bạn
có thể nghĩ trong một khoảnh khắc, ‘Điều này có thể đưa tới sụp đổ, mình có thể
không còn khả năng quay lại với tâm trí nữa. Và ai biết điều gì sẽ xảy ra phía
trước? Mọi sự đang biến mất...”
Nếu bạn chú ý quá nhiều tới những
thứ đang biến mất, bạn có thể dừng lại vì sợ. Thầy liên tục hội tụ tâm trí bạn
vào những thứ đang xảy ra, không vào những thứ đang biến mất. Thầy liên tục buộc
bạn nhìn vào phúc lạc, nhìn vào im lặng đang hạ xuống bạn. Nhìn vào an bình,
nhìn vào niềm vui, nhìn vào cực lạc. Thầy liên tục nhấn mạnh vào cái đang xảy
ra, không vào cái đang mất đi - lo âu, thất vọng, lo lắng, phiền não, thầy
không cho phép bạn thậm chí lưu ý đến chúng. Cái đang biến mất không đáng giữ lấy.
Cứ liên tục nhìn vào cái đang xuất hiện từ hư không.
Cho nên bạn thu lấy dũng cảm, bạn
trở nên bạo dạn hơn. Bạn biết rằng không cái gì sẽ sai. Với mọi li của chuyển động,
cái gì đó lớn lao hơn đang xảy ra. Và cuối cùng, khi bạn đi vào chính cội nguồn
của bản thể bạn, vào trung tâm bản thể bạn, toàn thể vũ trụ đổ ụp vào bạn, giống
hệt như Kabir đã nói trước khi ông ấy chết: “Toàn thể đại dương đã rơi vào
trong giọt sương.”
Một khi bạn đã trải nghiệm cái
đẹp này, cực lạc này, sự ngất ngây thiêng liêng này, ai chăm nom tới tính cá
nhân nữa? Ai chăm nom về cái ta? Cái ta đã cho bạn cái gì ngoại trừ lo âu, ngoại
trừ địa ngục? Và hư không này thuần khiết thế, không biên giới. Lần đầu tiên bạn
thấy cái vô hạn, cái vĩnh hằng, và mọi điều huyền bí của sự tồn tại đột nhiên mở
cánh cửa của chúng cho bạn. Và chúng liên tục mở ra mãi... cửa nọ tiếp cửa
kia...
Không có chỗ kết thúc cho cuộc
hành trình này, nó là cuộc hành hương vô tận. Bạn bao giờ cũng đang đi tới, đi
tới và đi tới, nhưng không bao giờ tới. Nhưng từng khoảnh khắc bạn đang đi sâu
hơn vào trong phúc lạc, sâu hơn vào trong cực lạc, sâu hơn vào trong chân lí,
và không có chấm hết.
Cương lĩnh Thiền là tuyệt đối
được cần tới, bởi vì mọi tôn giáo cũ đang tan ra, và trước khi chúng tan rã và
nhân loại trở thành hoàn toàn tầm thường, Thiền phải được lan rộng khắp trái đất
này. Trước khi nhà cũ sụp đổ, bạn phải tạo ra nhà mới.
Và lần này đừng phạm cùng sai lầm.
Bạn đã từng sống trong ngôi nhà mà không có đó; do đó bạn đã chịu mưa sa, đông
rét, nóng bức, bởi vì ngôi nhà đã chỉ là điều tưởng tượng. Lần này thực sự đi
vào trong ngôi nhà nguyên thuỷ của bạn đi, không vào bất kì đền chùa nhân tạo
nào, bất kì tôn giáo nhân tạo nào. Đi vào trong sự tồn tại riêng của bạn đi.
Sao liên tục là bản sao giấy than?
Lần này là rất giá trị. Bạn được
sinh ra trong khoảnh khắc rất may mắn, khi cái cũ đã mất đi sự hợp lệ của nó, bằng
chứng của nó, khi cái cũ đơn giản treo quanh bạn bởi vì bạn không đủ dũng cảm để
thoát ra khỏi nhà tù. Bằng không cửa đang mở đấy - thực ra, chưa bao giờ có bất
kì cửa nào, bởi vì ngôi nhà bạn đang sống trong đó là hoàn toàn tưởng tượng.
Các thượng đế của bạn là tưởng tượng, các tu sĩ của bạn là tưởng tượng, các
kinh sách linh thiêng của bạn là tưởng tượng.
Lần này đừng phạm phải cùng sai
lầm. Lần này nhân loại phải lấy bước nhảy lượng tử từ những dối trá mục ruỗng
cũ rích sang chân lí tươi tắn, tươi tắn vĩnh hằng.
Đây là Cương lĩnh về Thiền.
Câu hỏi thứ hai:
D.T. Suzuki, người đã giới thiệu Thiền cho
giới trí thức phương Tây, đã nói: “Thiền phải được chiếm giữ bằng đôi tay trần
trụi, không đeo găng.”
Xin thầy bình luận.
Phát biểu của ông ấy là hay về
lí trí. Bạn nên chiếm giữ Thiền bằng đôi tay trần trụi, tay trần của mình,
không đi găng tay. Ông ấy ngụ ý bởi điều đó là bạn nên đi vào trong thế giới của
Thiền mà không có bất kì niềm tin nào, không có bất kì an ninh nào, không có bất
kì an toàn nào, không có bất kì găng tay nào. Bạn nên đi vào trong Thiền với
đôi tay trần, với sự trần trụi.
Nhưng phát biểu của ông ấy vẫn
mang tâm trí. Ông ấy không là thiền sư, thậm chí không là thiền nhân. Nếu như
ông ấy là Thiền sư, ông ấy có thể đã không nói điều đó. Thiền sư không thể nói
rằng Thiền phải được chiếm giữ. Vấn đề không phải là ciếm giữ Thiền. Đây là
ngôn ngữ cũ của tâm trí, của “chinh phục tự nhiên.” Bây giờ điều đó trở thành
chinh phục Thiền.
Thiền là thực tại của bạn. Bạn
định chiếm giữ ai? Bạn định chinh phục ai? Bạn là Thiền.
Và ông ấy ngụ ý gì bởi “với đôi
tay trần?” Tay sẽ không vươn tới đó, dù là tay trần hay đeo găng. Tay biểu tượng
hoá cho chuyển động hướng ra ngoài, chúng bao giờ cũng chỉ ra phía ngoài. Mọi
giác quan của bạn mở ra phía ngoài, chúng tất cả đều hướng ngoại. Tai bạn nghe
âm thanh tới từ bên ngoài, mắt bạn thấy mầu sắc, ánh sáng tới từ bên ngoài, tay
bạn liên tục nắm bắt - cái ở bên ngoài bạn. Không giác quan nào của bạn có thể
đạt tới bên trong. Với bên trong có nhạy cảm khác, con mắt thứ ba. Không có
tay.
Tại ngay giữa hai lông mày của
bạn, đích xác ở giữa, là chỗ có thể nhìn vào trong được. Khi bạn hiện hữu với mắt
nhắm, cố nhìn vào trong, xô về trung tâm của bạn, bạn đang chạm vào con mắt thứ
ba một cách liên tục. Bởi vì nó đã không được mở ra trong hàng thế kỉ, nên nó
đã quên mất cách mở ra. Do đó, thiền mọi ngày... và một hôm đột nhiên bạn sẽ thấy
con mắt này mở ra, và toàn thể con đường là sạch sẽ và rõ ràng. Bạn phải đơn giản
bước về trung tâm đó.
Bây giờ không có tay, và không
có vấn đề về việc chinh phục. Nó là bản tính của bạn. Chính ý tưởng rằng Thiền
phải được chiếm giữ tạo ra nhị nguyên: bạn là người sẽ chiếm giữ Thiền, và Thiền
là cái gì đó khác hơn bạn. Điều đó tạo ra nhị nguyên. Đó là điều cho tôi ý tưởng
rõ ràng liệu một người chỉ là trí thức hay có kinh nghiệm. Tôi có tiêu chuẩn rõ
ràng của tôi về cách biết rằng một người đang nói chỉ từ tâm trí. Dù D.T.
Suzuki có tài trí đến thế nào, tôi nói với các bạn rằng ông ấy không phải là thầy,
ông ấy vẫn sống trong nhị nguyên.
Tâm trí là nhị nguyên, nó bao
giờ cũng phân chia mọi thứ thành các đối lập cực: người chinh phục và cái bị
chinh phục, người quan sát và cái được quan sát, đối thể và chủ thể, ngày và
đêm. Nó liên tục phân chia mọi thứ mà không bị phân chia. Ngày không phân chia
được ra từ đêm, sinh không phân chia được từ chết. Chúng là một năng lượng.
Nhưng tâm trí liên tục phân chia mọi thứ thành các cực, các cái đối lập. Không
cái gì là đối lập trong sự tồn tại cả; mọi mâu thuẫn đều chỉ là bề ngoài. Sâu
bên dưới mọi mâu thuẫn gặp gỡ lẫn nhau.
Cho nên khi ai đó nói, “Chiếm giữ,
chinh phục,” người đó vẫn còn đang nói theo ngôn ngữ của tâm trí và vẫn bạo
hành. Lời người đó chứng tỏ điều đó.
Thiền phải không là đối thể,
không là chủ thể. Nó là kinh nghiệm siêu việt. Nhị nguyên của mọi loại được
siêu việt lên: người quan sát và cái được quan sát trở thành một, người biết và
cái được biết trở thành một. Cho nên vấn đề không phải là chinh phục hay chiếm
giữ, nó là vấn đề về thảnh thơi trong bản thân bạn.
Nó không phải là tranh đấu hay
chiến tranh, nó là nghỉ ngơi thuần khiết, chìm vào trong việc nghỉ ngơi của bạn
một cách sâu lắng. Và khi bạn chìm ngày càng sâu hơn, bạn sẽ thấy bạn đang tan
chảy. Khoảnh khắc bạn đi tới hoà hợp với sự tồn tại, bạn đã đạt tới bản tính của
bạn. Điều đó có thể là khả năng chỉ thông qua thảnh thơi, thông qua nghỉ ngơi.
Phát biểu của Suzuki có tính lí
trí, nhưng không có tính tồn tại, và Thiền thì là cách tiếp cận có tính tồn tại
duy nhất trong toàn thế giới.
Một chút ít lưu ý tiểu sử:
Một lần, khi du hành, Đan Hà
Thiên Nhiên dừng qua đêm trong một ngôi chùa.
Bạn biết ý nghĩa của từ Tennen;
nó có nghĩa là “hoàn toàn tự nhiên.”
Thiền là bản tính của bạn; dù bạn
biết tới nó hay không, không tạo ra khác biệt gì. Nếu bạn biết, bạn sẽ không loạng
choạng một cách không cần thiết, bạn sẽ không liên tục ngã vào cùng mương lặp
đi lặp lại. Nếu bạn biết, bạn sẽ bước đi như người có mắt. Nếu bạn không biết,
bạn bước đi có mắt, nhưng nhắm. Cả cuộc đời mình bạn sẽ chịu khổ, căng thẳng,
lo âu không cần thiết. Nhưng không có khác biệt khi có liên quan tới bản tính
bên trong của bạn. Bạn là phật mọi lúc - ngủ, thức, dù bạn biết điều đó hay
không. Nếu bạn biết, cuộc sống trở thành phúc lạc. Nếu bạn không biết, cuộc sống
trở thành khổ.
Cho nên nó đơn giản là bạn. Nếu
bạn sẵn sàng chìm sâu vào bên trong bản thân bạn, ở trong nghỉ ngơi sâu sắc...
Nó không phải là thắng lợi, nó chỉ là việc nhớ lại rằng phật tính là bản tính của
bạn, nó là pháp (dhamma) của bạn.
Đan Hà Thiên Nhiên dừng qua đêm
trong một ngôi chùa. Trời lạnh đến mức ông ấy phải tạo ra lửa từ một trong các
pho tượng Phật bằng gỗ. Sáng hôm sau khi ông ấy bị các sư trong chùa đánh, Đan
Hà đã giải thích rằng ông ấy đã đốt pho tượng đó để ông ấy có thể lấy được
xương Phật.
“Làm sao tượng gỗ có xương được?”
một sư hỏi Đan Hà Thiên Nhiên.
“Thế thì tại sao các ông đánh tôi?”
Đan Hà đáp.
Chỉ người của sáng suốt mênh
mông, chỉ người biết tới phật tính của mình, có thể đốt tượng Phật trong đêm.
Đêm lạnh thế, phật thực đang phải chịu lạnh thấu, và phật giả được lên ngôi,
cho nên ông ấy lấy một trong các pho tượng - nó là tượng gỗ - và ông ấy đốt nó
và hoàn toàn hạnh phúc.
Vào buổi sáng, khi các sư của
ngôi chùa ấy thấy rằng ông ấy đã đốt một pho tượng Phật, hiển nhiên họ rất giận,
“Ông là loại người gì vậy? Chúng tôi tưởng ông là Thiền sư, và ông đã phá huỷ một
trong những Phật giá trị nhất của chúng tôi. Chủ định là gì?”
Ông ấy nói, “Đêm lạnh thấu
xương.” Ông ấy đơn giản chỉ cho các sư đó, “Các ông đã quên mất bản tính phật của
các ông và các ông đang tôn thờ những bức tượng do con người làm nên. Chư Phật
đang tôn thờ tượng gỗ hay tượng đá, đá cẩm thạch - điều này là ngớ ngẩn! Các
ông đang chịu khổ từ loại ngủ tâm linh gì vậy? Các ông đã hoàn toàn quên mất
các ông là ai rồi sao?”
Cho nên ông ấy nói, “Đêm lạnh
thế, và phật đang cảm thấy quá lạnh. Phật giả đang ngồi kia. Tôi đốt pho tượng
này; nó chỉ là gỗ.” Để làm cho điều đó hoàn toàn rõ ràng, ông ấy nói, “Tôi đang
cố tìm xương Phật.”
Trong thế giới của Phật, xương
của vị phật được gọi là xá lị, hoa. Khi vị phật đã thức tỉnh, ngay cả xương của
người đó không còn là xương nữa, cho nên chúng không được nói tới là xương, chúng
được nói tới là hoa, xá lị. Dần dần, dần dần điều đó đã trở nên lan rộng ở Ấn Độ
rằng bây giờ xương của mọi người, khi ai đó chết...
Tại Ấn Độ thân xác phải được
thiêu trên dàn hoả thiêu, và vào ngày thứ ba, khi ngọn lửa đã hoàn toàn nguội lạnh
hẳn và thân thể hoàn toàn cháy hết, thì người thân và bạn bè tới nơi thiêu để
thu thập “hoa-xá lị”. Đó là cách diễn đạt. Họ đang thu thập xương. Những xương
đó phải được rải lên sông hay vào đại dương để nghỉ ngơi vĩnh hằng - nhưng người
ta không gọi đó là xương.
Lần đầu tiên đó chính xương của
Phật đã được nói tới là hoa (xá lị). Làm sao bạn có thể nói xương của Phật
Gautam chỉ là xương? Trong thân thể đó một người đã thức tỉnh cao nhất đã sống;
trong thân thể đó sự huy hoàng đã rạng ngời, phúc lạc nảy sinh từ không đâu.
Chính bởi vì điều này mà Phật đã nói, “Chính thân thể này là phật, và chính đất
này là thiên đường hoa sen.”
Khi bạn biết tới hư không của bạn,
nó rạng ngời. Ngay cả xương của bạn, mắt bạn, da bạn, mọi thứ mang vẻ duyên
dáng mới, cao quí mới, uy nghi mới. Lời của bạn trở thành vàng, im lặng của bạn
trở thành quí giá thế - bài ca không âm thanh. Ngay cả khi phật bước đi, thân
thể ông ấy đang diễn đạt phật tính của ông ấy. Nếu phật nhìn vào mắt bạn, mắt
ông ấy đang diễn tả chân lí tối thượng. Dù ông ấy nói điều gì hay không, ông ấy
liên tục phát toả năng lượng nào đó khắp quanh ông ấy. Ông ấy là người toả
sáng, việc toả sáng của phúc lạc tối thượng.
Cho nên một cách tự nhiên, nếu
một người như Phật Gautam trở nên chứng ngộ khi ông ấy bốn mươi hai tuổi, và đã
sống thêm bốn mươi năm sau đó - trong bốn mươi năm liên tục Phật đã ở bên trong
những xương và thịt và da này - làm sao có khả năng rằng tất cả những xương và
da đó sẽ không bị tác động bởi việc biến đổi mênh mông này được? Do đó cách diễn
đạt này tới, “hoa-xá lị”.
Người đã dịch điều đó đã quên mất
điều này. Ông ấy đơn giản nói rằng Đan Hà Thiên Nhiên nói, “Tôi phải đốt pho tượng
để cho tôi có thể lấy được xương của Phật Gautam” - không phải hoa. Nhưng mọi
thứ thay đổi với việc thay đổi tâm thức của bạn. Mọi thứ trở nên cực kì đẹp.
Điều này chỉ để khơi gợi những
sư kia để cho họ bị dồn vào góc. Ngay lập tức, vị cao tăng của ngôi chùa phải
đã nói, “Làm sao tượng gỗ có xương được?” Làm sao tượng gỗ có hoa được?
Đan Hà đã nêu ra quan điểm của
ông ấy. Ông ấy đang nói rằng tượng gỗ không phải là phật; nó thậm chí không có
xương, nó thậm chí không có hoa của Phật. Nó đơn giản là gỗ, được đẽo gọt theo
hình dáng nào đó. Bạn đã tạo hình dáng cho gỗ, nhưng bạn không thể làm cho nó
thành phật được.
Một khi các sư đã bị dồn vào
góc, Đan Hà nói, “Thế thì tại sao các ông đánh tôi?” Thế thì tại sao các ông giận
tôi?
Có nhiều phiên bản của chuyện
này. Một bản mà tôi thích - và tôi không biết liệu nó có trong kinh sách hay không
- tôi không biết tôi có được nó từ đâu, nhưng tôi tuyệt đối chắc chắn rằng đó
là bản đúng.
Không phải là đến sáng người ta
mới tìm ra Đan Hà Thiên Nhiên, lúc đó là nửa đêm khi các tu sĩ thấy lửa cháy
trong chùa, bởi vì họ ngủ trong chùa. Vị cao tăng đã chạy tới: “Ông điên hay
cái gì thế? Ông làm gì vậy? Ông đã đốt một trong những Phật quí nhất của tôi.”
Thế rồi Đan Hà cầm lấy thiền
trượng - và Phật đã gần bị cháy hết - và ông ấy bắt đầu tìm hoa bằng thiền trượng
trong đám tro của Phật. Vị cao tăng nói, “Ông làm gì vậy?”
Ông ấy nói, “Tôi đang tìm hoa của
Phật. Tôi nghe nói rằng Phật có xương, và những xương đó biến thành xá lị. Tôi
đang tìm các hoa đó.”
Vị cao tăng cười khanh khách.
Ông ta nói, “Ông chắc chắn là điên rồi. Nó chỉ là tượng gỗ, nó không phải là phật!”
Và Đan Hà Thiên Nhiên nói, “Thế
à! Té ra nó không phải là Phật! Mà đêm thì vẫn còn dài và rất lạnh, và ông có
nhiều tượng gỗ thế; đem thêm một hai pho tượng nữa đi.”
Vị cao tăng nói, “Ông là kẻ rất
nguy hiểm! Ta không thể cho phép ông ở trong chùa được.” Và ông ta tống Đan Hà
ra khỏi chùa ngay nửa đêm.
Đấy là lúc mùa đông lạnh lẽo, lạnh
băng giá, và Đan Hà Thiên Nhiên nói, “Ông làm gì vậy? Ông là cao tăng với tôi,
và ông tống tôi ra ngoài. Chỉ để giữ cho các bức tượng gỗ của ông được an toàn,
ông đang tống vị phật ra ngoài đấy!”
Nhưng cao tăng không chịu nghe,
ông ấy đẩy ông này ra ngoài và đóng cửa lại.
Và vào buổi sáng khi ông ấy mở
cửa ra, Đan Hà Thiên Nhiên đang ngồi bên đường cạnh cột mốc. Ông ấy đã nhặt vài
bông hoa dại, và ông ấy đặt những bông hoa dại đó lên cột mốc, và ông ấy ngồi
đó lẩm nhẩm câu mật chú hay mà các đệ tử của Phật thường nhẩm trước Phật:
Buddham sharanam gauchchami - tôi đi theo chân phật; Sangham sharanam
gauchchami - tôi đi theo chân những người thuộc tâm xã của những người đã thức
tỉnh; Dhammam sharanam gauchchami - tôi đi theo chân của chân lí tối thượng.
Tu sĩ nói, “Nghe đây, ông đã đốt
Phật của ta - đó là hành động điên khùng. Bây giờ ông đang làm một hành vi thậm
chí còn điên hơn. Đây là cột mốc, không phải là Phật, và ông đã đặt hoa lên nó,
và ông đang theo chân cột mốc này!”
Đan Hà Thiên Nhiên nói, “Cũng vậy
thôi, chỉ là cái cớ. Ông có tượng gỗ làm cái cớ, tôi có tảng đá này. Ẩn bên
trong nó có một Phật đá. Nếu thợ điêu khắc nào đó đẽo gọt đi tất cả những mẩu
không cần thiết, Phật sẽ xuất hiện. Bất kì cớ nào đều được. Ta đã đốt một trong
những cái cớ của ông và ông đã giận thế. Cái này là hệt như tượng gỗ của ông vậy;
và hòn đá này cũng không có xương Phật.”
“Ta đơn giản muốn, trong buổi
sáng sớm mặt trời lên, với làn gió thoảng tuyệt diệu này, và hương hoa thơm
ngát khắp xung quanh, và chim chóc ríu rít tạo ra âm thanh vui nhộn của
chúng... Ta phải biểu lộ lòng biết ơn của ta với người là cội nguồn của gia đình
ta. Không có ông ấy, có lẽ, đã không có nhiều người chứng ngộ thế.
“Phật Gautam đã bắt đầu một
chương mới trong tâm thức nhân loại. Hiển nhiên, ta đi theo chân ông ấy, và ta
đi theo chân lí mà ông ấy đã hiển lộ ra, và ta đi theo chân của những người đã
trở nên chứng ngộ bởi việc chia sẻ chứng ngộ của ông ấy. Ta chắc đã không là
ánh sáng mà ta đang thế bây giờ nếu Phật đã không truyền trao cho Mahakashyapa
cái mà không thể được nói lên trong bông sen. Ta đang bầy tỏ lòng biết ơn của
ta với con người vĩ đại đó trong lịch sử nhân loại, người đã vượt lên trên tâm
trí.”
Chuyện này, tôi biết, là chuyện
đúng. Nếu bạn không tìm thấy nó trong kinh sách, sửa lại kinh sách đi. Bất kì
khi nào bạn thấy những kinh sách đó, sửa chúng, bởi vì chúng không biểu lộ đích
xác cách tiếp cận của Đan Hà Thiên Nhiên; chúng rất nghèo nàn. Tôi yêu giầu có
- và giầu có thực sự tới từ nhận biết của bạn, tâm thức của bạn.
Theo cách này, Đan Hà Thiên
Nhiên đang cố làm cho tất cả những tu sĩ và sư kia nhận biết: “Các ông đang làm
gì? Các ông đã quên mất cái thực, và các ông đang tôn thờ tượng. Bất kì hòn đá
nào đều có tác dụng, bởi vì trong mọi hòn đá Phật được ẩn bên trong.”
Tôi nhớ tới một câu chuyện về
Michelangelo...
Ông ấy đi qua khu chợ bán đá cẩm
thạch, và ông ấy thấy một tảng đá cẩm thạch lớn ngay trước một cửa tiệm. Ông ấy
hỏi người chủ, “Nó giá bao nhiêu?”
Người chủ nói, “Chả đáng giá
gì, bởi vì nó đã ở đó từ mười năm nay và không ai thậm chí hỏi tới nó. Tôi
không có chỗ trong cửa hàng, cho nên tôi phải tống nó ra phía bên kia đường.
Ông có thể lấy nó đi, nó sẽ cho tôi không gian để đặt vài tảng đá khác. Tảng đá
này dường như tuyệt đối ngớ ngẩn, không hữu dụng gì.”
Thế là Michelangelo lấy tảng đá
đó, và sau một năm ông ấy mời người chủ cửa hàng tới, “Bây giờ ông có thể tới và
xem. Tảng đá của ông đã nở hoa.” Và đó là công trình nghệ thuật tuyệt tác của
Michelangelo - nó đã bị phá huỷ mới vài năm trước bởi một người điên. Đó là bức
tượng Jesus Christ. Mẹ ông ấy, Mary, đã đỡ thân thể của Jesus Christ từ cây thập
tự. Jesus đang nằm gần như trần truồng trong lòng bà, và bà đang nhìn vào mặt
ông ấy. Đó là một trong những bức tượng đẹp nhất trên thế giới.
Người chủ tiệm không thể tin được
vào mắt mình. Ông ta nói, “Ông đã làm thế nào được vậy?”
Ông ấy nói, “Không phải tôi làm
đâu. Khi tôi đi qua bên cạnh tảng đá đó, Jesus gọi tôi lại, ‘Ta đang nằm trong
phiến đá này. Chỉ vứt bỏ những phần không cần thiết đi và ta sẽ được lộ ra.’
“Và khi tôi nhìn vào tảng đá
này, tôi có thể thấy Jesus trong lòng mẹ ông ấy bên cạnh cây chữ thập. Điều đó
có vẻ kì lạ, bởi vì pho tượng này được ẩn trong nó - cây chữ thập, Jesus nằm
trong lòng mẹ, và Mariam. Cho nên nó có vẻ là một kiểu đá rất lạ. Nhưng tôi đã
chỉ làm một chút ít công việc tỉa tót những phần không cần thiết, và ông có thể
thấy phép màu đã xảy ra.”
Bức tượng đó đã ở Vatican, và
chỉ vài năm trước đây - có lẽ mười năm trước - một người điên với búa đi vào và
đập vỡ đầu Jesus và Mariam, và phá huỷ pho tượng đẹp đó, cái giống nó không thể
được làm nữa, vì Michelangelo không thường xảy ra.
Người đó bị bắt, nhưng quá muộn
rồi. Và trước toà án người đó nói, “Tôi không phải là Michelangelo cho nên tôi
không thể tạo ra nó được, nhưng tôi có thể phá huỷ nó. Và tôi muốn tên tôi trở
thành lịch sử, tôi muốn thấy ảnh tôi đăng trên mọi tờ báo ở trang nhất. Tôi đã
thành công trong việc đó, và tôi sẵn sàng nhận bất kì sự trừng phạt nào.”
Quan toà lúng túng về điều người
này nói. Anh ta đã phá huỷ một trong những thứ quí giá nhất, một trong những
công trình nghệ thuật tuyệt diệu nhất, chỉ để cho ảnh mình có trên trang nhất
các báo, và tên người đó được ghi trong lịch sử: “Michelangelo đã tạo ra nó,
còn người này đã phá huỷ nó.” Anh ta đã sẵn sàng... anh ta nói, “Tôi sẵn sàng
thậm chí tới giá treo cổ. Điều đó không thành vấn đề.”
Nếu bạn có mắt như Michelangelo,
thế thì mọi tảng đá đều trở thành cái gì đó mà người thường không thể thấy được.
Chỉ một Michelangelo có thể nhìn thấu hệt như tia X xuyên sâu vào trong tảng
đá, và nó có thể trở thành một Jesus, nó có thể trở thành một Phật.
Đan Hà Thiên Nhiên đã nói, “Nhu
cầu về tất cả những pho tượng kia là gì khi mà phật thực đang cảm thấy lạnh thấu
xương trong đêm này? Ông đẩy ta ra ngoài. Và điều này đã từng là câu chuyện của
mọi tôn giáo. Họ đẩy phật ra ngoài và họ tôn thờ tượng Phật.”
Lời kinh:
Osho kính yêu,
Khi Thiên Trúc được hỏi về sự cố Đan Hà đốt
tượng, ông ấy đáp, “Khi trời lạnh chúng ta tụ tập quanh lò sưởi có lửa.”
Thiên Trúc là một thầy khác. Khi ông ấy được
hỏi về việc đốt tượng Phật của Đan Hà Thiên Nhiên, ông ấy đáp, “Không có gì
sai.” Ông ấy không nói điều đó một cách trực tiếp, ông ấy đơn giản nói, “Khi trời
lạnh chúng ta tụ tập quanh lò sưởi có lửa.”
“Ông ấy sai hay không?” sư kiên trì hỏi.
“Khi trời nóng chúng ta ngồi trong rừng tre
trong thung lũng,” Thiên Trúc nói.
Ông ấy không nói điều đó là đúng hay sai -
đó là cách thức của Thiền, không quyết định đúng hay sai - ông ấy đơn giản nói,
“Mọi thiền sư hành xử một cách tự phát. Khi trời nóng ông ấy vào bóng râm của rừng
tre; khi trời lạnh ông ấy đốt củi.” Ông ấy không nhắc chút nào liệu Đan Hà
Thiên Nhiên có làm cái gì sai không. Ông ấy đơn giản nói, “Mọi người có nhận biết
đều hành động tự phát. Không tìm thấy củi khác, Đan Hà Thiên Nhiên thấy pho tượng
Phật bằng gỗ. Không có gì sai trong điều đó. Khi trời lạnh người ta cần lửa, và
khi trời nóng người ta cần bóng râm.”
Thiền là tuyệt đối tự nhiên. Bạn
nên vận hành theo bản tính của bạn, và từ tự phát của bạn, đáp ứng của bạn sẽ tới.
Hôm sau việc đốt tượng, Đan Hà
Thiên Nhiên đến gặp Nam Dương, người có thời đã là đệ tử của Huệ Năng và là thiền
sư của hoàng đế. Khi Đan Hà trải chiếu ngồi thiền ra, Nam Dương nói,“Không cần.”
Điều đó nhắc tôi... Có lẽ
Siddhartha nhỏ bé vẫn còn ở đây, hay có thể cậu ta đã đi. Khi lần đầu tiên cậu
ta tới, nhiều năm trước đây, cậu ta là một cậu bé, rất bé, có thể ba hay bốn tuổi.
Tôi có thể thấy đích xác khoảnh khắc cậu ta tới với tôi.
Cậu bé mang một chiếc thảm nhỏ,
và nó tới như một người đã trưởng thành. Có lẽ Maneecha sẽ nhớ, cô ấy cũng có mặt.
Nó trải chiếc thảm ra giống như một đệ tử Thiền làm, và nó chạm chân tôi. Mọi
người có mặt lúc đó bắt đầu cười. Cậu nhỏ này đang làm một điều thực sự, mà người
ta không trông đợi từ một đứa nhỏ như vậy. Nó chạm chân tôi với lòng biết ơn lớn,
với ân huệ, và rồi ngồi lên tấm thảm của nó.
Đó là lí do tại sao tôi đã cho
nó tên Siddhartha. Siddhartha là tên của Phật Gautam do bố ông ấy đặt cho. Nó
cũng đẹp như Phật vậy. Nó có nghĩa là người đã đạt tới: Siddhartha, người đã
tìm ra ý nghĩa, người đã tìm ra ý nghĩa của sự tồn tại.
Ngay bây giờ anh ta đã ở đây gần
suốt cả tháng. Tôi không biết liệu anh ta vẫn còn ở đây hay không. Bây giờ anh
ta đã tới với một bạn gái, đã trở nên rất trưởng thành. Tôi được Anando kể rằng
khi anh ta đi vào cổng sau bao nhiêu năm, anh ta đã ứa nước mắt. Anh ta phải đã
nhớ cái ngày đầu tiên anh ta tới với tôi, gần hai nươi năm trước.
Anh ta đã là đứa trẻ đáng yêu
thế... Mẹ anh ta đã nói với tôi, “Rất khó tìm được nó ở đâu, bởi vì nó đi với mọi
người. Nó có tình bạn lớn thế với tất cả các sannyasin” - và nó là một đứa trẻ
nhỏ.
Nó hay hỏi bất kì ai, “Chỉ cần
cho cháu mười ru pi thôi. Cháu sẽ đi xem phim.” Và điều đó không chỉ là một chiều;
nếu ai đó cần tiền nó sẽ đem tiền có được từ người khác và đem cho người đó,
nói, “Bác cầm lấy, nhưng nhớ, bất kì khi nào cháu cần nó... trả lại bất kì khi
nào bác có thể.”
Cho nên mọi người hay hỏi
Siddhartha, “Cháu có thể xoay được hai mươi ru pi không?” Nó sẽ lập tức đi. Nó
có toàn thể tâm xã làm bạn của nó, và không ai có thể từ chối nó, nó đáng yêu
thế, hồn nhiên thế. Với nước mắt đó, anh ta phải đã nhớ về cái ngày đầu tiên
anh ta tới.
Anh ta vẫn còn hồn nhiên, và
anh ta lớn lên hoàn hảo theo cách riêng của anh ta. Bố anh ta đã chết. Anh ta
đang ở trong một trường nghệ thuật rất tốt, học đóng kịch. Tôi sung sướng khi
anh ta báo cho tôi rằng anh ta đang học đóng kịch. Diễn viên có thể là thiền
nhân rất dễ dàng, bởi vì họ bao giờ cũng thủ vai của ai đó khác, cho nên họ có
thể chứng kiến cái mà không phải là căn cước của họ. Họ có thể trở thành Jesus
Christ trong phim, nhưng họ biết họ không phải là Jesus Christ. Cho nên việc nhận
ra rằng việc biểu diễn của họ không phải là bản thể họ, là rất dễ dàng.
Với tôi, đóng kịch là một trong
những nghề tốt nhất cho thiền nhân, bởi vì nó sẽ dạy cho bạn rằng sự đồng nhất
của bạn có thể thay đổi hàng ngày. Diễn viên chuyển từ phim này sang phim khác.
Trong phim này người đó là điều này, trong phim khác người đó là cái gì đó
khác, trong phim thứ ba người đó là ai đó khác. Cho nên dần dần người đó trở
nên nhận biết - nếu người đó biết tới nghệ thuật trở nên nhận biết - rằng tất cả
những sự đồng nhất này đều tới và đi. Và cuối cùng, người đó có thể nhận ra rằng
nhân cách của riêng mình không là gì ngoài một vai diễn do bố mẹ, các tu sĩ và
các chính khách và các thầy giáo dạy cho.
Tất cả những người này đang tạo
ra nhân cách nào đó quanh bạn mà không phải là bản thể thực của bạn; cái đó chỉ
là với mục đích thuận tiện mà thôi. Họ đang tạo ra con người xã hội từ con người
tâm linh. Con người xã hội là điều bình thường. Con người tâm linh của bạn là
bao la và mênh mông.
Hôm sau việc đốt tượng, Đan Hà
Tenner đến gặp Nam Dương, người có thời đã là đệ tử của Huệ Năng và là thiền sư
của hoàng đế.
Chắc chắn ông ấy là người rất
quan trọng, Thiền sư của hoàng đế.
Khi Đan Hà trải chiếc chiếu ngồi
thiền ra, Nam Dương nói, “Không cần. Bởi vì chiếc chiếu đó chỉ do đệ tử trải
ra, còn ông thì đã là thầy rồi. Ông không phải làm điều đó.”
Đan Hà Thiên Nhiên đã làm điều
đó chỉ từ kính trọng, bởi vì người này Nam Dương này rất già, thầy của hoàng đế,
còn Đan Hà Thiên Nhiên là thanh niên, mặc dầu ông ấy đã chứng ngộ. Đây là cách
thức phương Đông bao giờ cũng kính trọng người già.. bởi vì điều đó thường là một
phần của trưởng thành tự nhiên. Nếu một người sống một cách tự nhiên, thế thì
ngay khi người đó trở nên chín muồi dục ở tuổi mười bốn, người đó sẽ trở nên có
khả năng đi ra ngoài tù túng dục, sinh học ở độ tuổi bốn mươi hai. Nếu người đó
sống rất tự nhiên. Và theo thời gian người đó thoát ra ngoài sự kiểm soát của
sinh học, rất dễ dàng cho người đó thoát ra ngoài tâm trí.
Tính toán cổ đại là ở chỗ vào
tuổi bốn mươi chín, con người có thể thiền dễ dàng, không cần nỗ lực gì. Điều
kiện duy nhất là người đó đã sống không theo tôn giáo, thần thánh và tu sĩ kìm
nén. Nếu người đó đã sống giống như một người tự nhiên, đơn giản, không bất kì
cấm đoán nào, không bất kì mặc cảm nào, thế thì vào độ tuổi bốn mươi hai người
đó thoát ra khỏi sự kiểm soát sinh học.
Dục của bạn là tù túng của bạn;
nó là tù túng sinh học. Đừng tranh đấu với nó. Nếu bạn tranh đấu chống lại nó bạn
sẽ không thể thoát ra được thậm chí ở độ tuổi tám mươi, hay chín mươi. Bạn sẽ
không thể thoát ra được khỏi nó tại bất kì điểm nào. Ngay cả khi bạn đang chết,
ý nghĩ cuối cùng của bạn sẽ là về dục.
Người ta đã tính toán rằng mọi
đàn ông nghĩ về dục ít nhất một lần trong ba phút, và mọi đàn bà nghĩ về dục một
lần trong bẩy phút. Đó là sự chênh lệch. Đó là lí do tại sao đàn ông có vẻ hướng
dục nhiều hơn đàn bà. Khác biệt không mấy - ba phút hay bẩy phút không phải là
điều gì lớn. Đàn ông phải đợi có bốn phút. Trong bốn phút đó đàn bà có thể đau
đầu và uống hai viên aspirin, rồi cô ấy sẽ sẵn sàng!
Tôn giáo của bạn chịu trách nhiệm
cho việc giữ bạn trong tù túng của dục bởi việc dạy bạn về vô dục. Vô dục là sự
tha hoá của bản tính bạn. Tôi muốn bạn tuyệt đối tự nhiên: khi nó là thời gian
cho dục, nó là thời điểm cho dục. Thế thì bạn sẽ thoát ra khỏi nó vào độ tuổi bốn
mươi hai, chỉ đơn giản thoát ra, không có vấn đề làm bất kì nỗ lực nào về vô dục.
Bất kì khi nào bạn làm bất kì nỗ lực nào, điều đó là chống tự nhiên. Tự nhiên
không cho phép bất kì nỗ lực nào; nó muốn bạn hoàn toàn thảnh thơi với nó, và
thế thì nó liên tục làm mọi thứ cho bạn. Vào lúc bạn bốn mươi chín tuổi, bạn thực
sự trưởng thành, và bạn đã trải qua bẩy năm không bị tù túng của dục.
Một trong những tiểu thuyết gia
hay nhất thế kỉ này, Kazantzakis, người đã viết cuốn Zorba Hi lạp, cũng đã viết
một cuốn sách về Jesus, cuốn Cám dỗ cuối cùng. Jesus chỉ mới ba mươi ba tuổi...
và tôi đồng ý với Kazantzakis rằng trên cây chữ thập cám dỗ cuối cùng tới.
Vào ngày mùa hè nóng bức đó,
ông ấy bị treo trên cây chữ thập. Bạn nghĩ ông ấy nghĩ về Thượng đế sao? Ông ấy
bắt đầu có mơ về Mary Magdalena, một tưởng tượng rằng, “Có lẽ nếu như mình đã sống
khác đi, và mình đã yêu Mary Magdalena, và mình không vướng vào chuyến đi này,
mình chắc đã không bị treo trên cây chữ thập này...”
Trong cuốn Cám dỗ cuối cùng,
Kazantzakis mô tả toàn thể giấc mơ này. Bởi vì giấc mơ này mà ông ấy đã bị đuổi
khỏi nhà thờ Chính thống Hi Lạp. Sách của ông ấy bị cấm khắp trên thế giới, bởi
vì ở mọi nơi người Ki tô giáo đều phản đối chống nó: “Thế này thì quá thể!” Khi
phim này được làm ra, ở mọi nơi đều có những cuộc biểu tình lớn chống bộ phim.
Và Kazantzakis, một trong những tiểu thuyết gia hay nhất thế kỉ này, đã sống
trong khổ sở và rắc rối cùng cực, bởi vì nhà thờ đã lên án ông ấy, xua đuổi ông
ấy.
Ông ấy chết, nhưng ngay bây giờ
một sannyasin của tôi, Amrito, người biết về vợ ông ấy ở Hi Lạp, đã tới gặp bà ấy.
Cô ấy hỏi bà ấy, “Bà có muốn trở thành một phần của phong trào sannyas này
không?”
Bà ấy nói, “Tôi thích điều đó,
nhưng tôi sợ. Tôi đã chịu đựng quá nhiều bởi vì sự chịu đựng của chồng tôi, sự
kết án hoàn toàn ở khắp mọi nơi - mà ông ấy đã không làm điều gì sai.”
Tôi tuyệt đối ủng hộ ông ấy;
sáng cuốt của ông ấy là rõ ràng. Điều tuyệt đối tự nhiên là một người đàn ông
ba mươi ba tuổi bị treo trên cây chữ thập nhất định nghĩ, “Lạy trời! Mình đã
làm gì? Nếu mình đã sống một cuộc sống khác với người đàn bà đẹp, người bao giờ
cũng muốn sống với mình... Mình đang cố bảo cô ấy, ‘Tránh ra! Em là sự cám dỗ,
tránh ra!’” Vào khoảnh khắc cuối cùng cám dỗ đó phải đã tới với ông ấy.
Tôi có thể nói với thẩm quyền
tuyệt đối rằng Kazantzakis là đúng. Điều tuyệt đối tự nhiên là nhớ tới Mary
Magdalena, một trong những đàn bà đẹp nhất, người mà ông ấy đã từ chối. Điều đó
là phi tự nhiên. Và khi Thượng đế không làm bất kì phép màu nào ông ấy chắc chắn
đã nghĩ, “Đáng lẽ điều phải với mình là có vợ, con và sống tự nhiên. Mình đã đi
một cách không cần thiết vào cái số làm đứa con duy nhất của Thượng đế, và dường
như không có Thượng đế chút nào!” Sáu giờ trên cây thánh giá là đủ để đem bất
kì ai trở về với ý thức của người đó.
Bây giờ có một phong trào trong
giới trí thức ở châu Âu rằng Kazantzakis nên được nhà thờ chấp nhận lại, sau
khi ông ấy mất. Nhưng nhà thờ tuyệt đối cứng rắn: con người đó không thể được
chấp nhận quay lại như một người Ki tô giáo, ông ta đã làm hại vô cùng cho hình
ảnh của Jesus Christ.
Với tôi, ông ấy đã làm điều tốt
vô cùng cho hình ảnh của Jesus Christ. Ông ấy đang nói rằng Jesus Christ không
phải là người hư hỏng, Jesus là con người tự nhiên. Ông ấy đã đem nhiều kính trọng
cho Jesus hơn bất kì ai khác, bởi vì mơ ước này.
Vợ ông ấy nói, “Tôi đơn giản sợ
hãi. Thầy của bạn liên tục gặp rắc rối, sẽ bị rắc rối, và tôi đã chịu đựng quá
nhiều và tôi già rồi, quá già rồi. Tôi yêu thích đấy, nhưng toàn thể cuộc đời
tôi đã chịu đựng bởi vì chồng tôi đã viết cuốn Zorba Hi Lạp, và nhà thờ đã giận
dữ. Thế rồi ông ấy viết cuốn Cám dỗ cuối cùng, và cả thế giới phản đối, đốt
sách ông ấy - và bây giờ họ đang cấm phim.”
Tôn giáo đã làm điều tai hại đến
mức gần như không thể tin nổi - và họ vẫn đang làm điều đó.
Tại phương Đông, đặc biệt khi
tôn giáo không được tổ chức, khi tôn giáo là chuyện tự do, chuyện cá nhân mọi người
đều rất tự nhiên, và họ đã đi tới vô dục một cách tự nhiên. Khi vô dục tới một
cách tự nhiên, nó có hương vị khác toàn bộ. Không có kìm nén, không có mơ về dục,
không có vấn đề gì. Và trước lúc này bạn đi tới độ tuổi năm mươi...
Tại Ấn Độ, độ tuổi năm mươi được
gọi là “sẵn sàng cho rừng” - vanprastha. Vào lúc bạn năm mươi tuổi, con bạn sẽ
từ trường học, cao đẳng, đại học trở về nhà; bây giờ chúng sẽ chăm lo việc kinh
doanh của bạn. Bây giờ bạn có thể nhìn vào rừng.
Có lẽ bạn sẽ phải đợi vài ngày
để dạy cho con bạn khía cạnh thực tế của cuộc sống. Chúng đã ở trong trường đại
học, và chúng không biết gì về cuộc sống thực tế. Chúng đã thiền, chúng đã học
hành, chúng đã ở với các nhà tiên tri lớn, và chúng đang tới hoàn toàn hồn nhiên
về các khía cạnh thực tế của thế giới. Cho nên có lẽ trong hai mươi nhăm năm...
Đó đã là tính toán của người Ấn Độ: hai mươi nhăm năm giáo dục, hai mươi nhăm
năm sống như chủ hộ, hai mươi nhăm năm chuẩn bị để đi lên Himalayas hay đi vào
rừng, hai mươi nhăm năm - hai mươi nhăm năm sau - hoàn toàn cống hiến cho thiền.
Nếu cuộc sống dài một trăm năm, thế thì nó được chia tuyệt đối tự nhiên thành bốn
phần.
Vào lúc người ta bẩy mươi nhăm
tuổi, người đó nên nghỉ ngơi trong rừng. Bây giờ đấy là lúc chuẩn bị cho cái chết,
cho cuộc hành trình khác, cho kinh nghiệm khác. Cuộc sống đã trôi qua. Bởi vì
điều này, nhiều sự kính trọng hơn đã được biểu lộ cho người già hơn - và người
đó xứng đáng với điều ấy. Nếu người đó đã sống một cách tự nhiên người đó xứng
đáng với điều ấy.
Khi Đan Hà trải chiếc chiếu ngồi
thiền ra, Nam Dương nói, “Không cần.” Ông ấy là một ông già. Ông ấy có thể nhận
ra Đan Hà Thiên Nhiên ngay lập tức.
Chỉ người chứng ngộ có thể nhận
ra người chứng ngộ khác. Không có cách khác. Người không chứng ngộ không thể nhận
ra được người đã chứng ngộ. Người đã chứng ngộ có thể nhận ra cả người chưa chứng
ngộ và người chứng ngộ. Người cao hơn có thể nhận ra người thấp hơn, nhưng người
thấp hơn không thể nhận ra người cao hơn, bởi vì người cao hơn có cả kinh nghiệm
của người thấp hơn lẫn kinh nghiệm của người cao hơn. Người thấp hơn chỉ có
kinh nghiệm của người thấp hơn; người đó không biết gì bên ngoài nó.
Nhưng khó khăn là ở chỗ người
thấp hơn, quần chúng, chưa bao giờ biết cái gì về người cao hơn cả - họ quyết định
mọi điều. Họ quyết định ai là chứng ngộ, ai không chứng ngộ. Điều đó nhộn thế...
Một tờ báo ở Indore đã viết một
bài xã luận, và yêu cầu độc giả của nó bình bầu xem liệu tôi có chứng ngộ hay
không. Thế là tôi đã thông báo cho Chaitanya Keerti để viết cho họ, “Bao nhiêu
độc giả của ông đã chứng ngộ? Và trước hết ông nên nghĩ về bản thân ông: Ông có
chứng ngộ không? Ông có thể nhận ra người chứng ngộ mà không chứng ngộ được
không?” Nhưng cái loại đần độn này cứ tiếp diễn mãi.
Những người đã có kinh nghiệm đều
tự nhiên được kính trọng bởi thế hệ trẻ, bởi vì họ biết mọi phần của cuộc sống;
họ đã trải qua tất cả các giai đoạn, và họ đã vượt ra ngoài. Bây giờ họ đã trở
thành hồn nhiên như trẻ thơ; họ đã sẵn sàng để lần nữa đi vào sự tồn tại.
Nhưng Nam Dương lập tức nói,
“Không cần. Anh đã chứng ngộ như ta vậy. Anh cũng là thầy như ta. Tại đây, tuổi
tác không thành vấn đề. Tại đây, thời gian không được tính tới.”
Đan Hà lùi vài bước.
Đây là cách thức của Thiền. Chừng
nào mà bạn chưa hiểu điều tượng trưng của họ, toàn thể ngôn ngữ biểu dụ của họ
bạn sẽ bỏ lỡ vấn đề.
Đan Hà lùi vài bước. Điều này
biểu lộ cái gì? Ông ấy đang nói, “Tôi đã đi sâu vào trong bản thân mình. Ông là
đúng.” Lùi sau vài bước có nghĩa là đi vào trong.
Nam Dương nói, “Điều đó đúng.
Anh đã thực sự đi sâu.”
Với điều này, Đan Hà bước lên
vài bước - chỉ để kiểm tra thầy, điều thầy nói.
Nam Dương nói, “Điều đó không
đúng.” Tiến lên vài bước là đi ra ngoài; lùi vài bước là đi vào trong. Lùi và
đi vào là tương đương, tiến lên và đi ra là tương đương.
Nam Dương nói, “Điều đó không
đúng.”
Tại lúc này, Đan Hà bước quanh
Nam Dương một lần rồi bỏ đi.
Ông ấy đã chú ý tới lời chỉ
báo: “Tôi đã tới để xem liệu thầy có thực sự vĩ đại như mọi người nói không, và
tôi đã thấy thầy đơn giản đúng là thầy của bản thân hoàng đế.”
Tại từng điểm, Nam Dương đều chứng
tỏ là đúng. Khi Đan Hà định trải chiếu ra, Nam Dương đã cản anh ta lại, “Không
cần.” Thế rồi anh ta bước lùi vài bước, và Nam Dương lập tức nói, “Điều đó là
đúng.”
Vào lúc này, Đan Hà bước lên
vài bước
Nam Dương nói, “Điều đó không
đúng.”
Đan Hà bước quanh Nam Dương...
Bước quanh Nam Dương là biểu tượng của kính trọng lớn - tạo ra một vòng tròn
hoàn chỉnh: đi từ cội nguồn, và quay lại cội nguồn lần nữa như mục đích. Bằng
việc tạo ra vòng tròn hoàn chỉnh này, anh ta diễn đạt, “Thầy hoàn toàn chứng ngộ,
chứng ngộ viên mãn. Tôi không có gì để hỏi, không có gì để nói.” Anh ta đơn giản
bỏ đi, không lời nào, không câu hỏi. Những biểu tượng đó là đủ.
Nam Dương bình luận, khi Đan Hà
đã bỏ đi, “Cái thời ngày xưa hoàng kim đã xa rồi.”
Điều đó đã là rất thông thường
- chứng ngộ. Đã rất thông thường để tìm ra một người như Đan Hà Thiên Nhiên,
nhưng cái ngày hoàng kim đó đã xa rồi, và mọi người bây giờ lười nhác đến mức họ
thậm chí họ sẽ không đi lùi vài bước, đi vào trong.
“Ba mươi năm nữa tính từ bây giờ”
- ông ấy đưa ra lời tiên đoán - “sẽ khó giữ được con người này.”
Anh ta còn trẻ thế, và anh ta
đã diễn đạt sự sáng tỏ mênh mông của mình, chứng ngộ của mình. Sau ba mươi năm
nữa, khi anh ta trở thành con người chín chắn và vòng tròn của anh ta hoàn chỉnh
- nó đã bắt đầu đi hướng tới sự hoàn chỉnh - ông ấy nói, “Ba mươi năm nữa tính
từ bây giờ, con người này sẽ là một trong những thầy vĩ đại nhất đã từng được
biết tới. Sẽ khó mà giữ được anh chàng này.”
Chính trong kính trọng và tình
yêu sâu sắc mà ông già Nam Dương đã nhận ra, không chỉ chứng ngộ của anh ta, mà
còn nhận ra rằng không xa xôi gì... chỉ ba mươi năm nữa thôi và anh ta sẽ là vị
phật hoàn hảo. Thế thì sẽ rất khó để giữ được anh chàng này.
Hyakusai đã viết:
Sương giá đầu tiên.
Đường tôi nằm đông bắc
đối diện sao.
Đó là con đường cho mọi người
đang đi sâu hơn vào trong thiền. Dường như là bạn đang đi sâu hơn vào trong thiền,
nhưng đồng thời cái gì đó trong bạn đang đi cao hơn hướng tới các vì sao. Điều
đó xảy ra đồng thời. Rễ ăn sâu hơn và cây vươn cao hơn.
Trong thiền, bạn đang tạo ra rễ
sâu vào trong cội nguồn của bạn. Khi chất nuôi dưỡng sẵn có, tâm thức bạn sẽ bắt
đầu đi tới các sao - cột ánh sáng hướng tới cõi bên kia. “Sương giá đầu tiên.
Đường tôi nằm đông bắc đối diện sao.”
Con người của thiền, dù người
đó đi đâu, bao giờ cũng đi hướng tới sao, bởi vì người đó bao giờ cũng đi tới
chính cội nguồn của nuôi dưỡng. Một khi người đó bắt rễ chắc vào trong đất, thế
thì không có vấn đề gì. Dù người đó ở đâu, người đó đang đi lên ngày càng cao
hơn như cây tuyết tùng Lebanon. Những cây cổ đại đó - có tuổi hàng trăm, hàng
nghìn năm, vẫn đang đứng đó, vẫn đang mọc tới các sao. Cái đẹp của những cây
này đơn giản là sự nhắc nhở rằng điều tương tự là con đường cho tâm thức con
người: càng đi sâu vào trong đất, càng vươn cao lên trời.
Câu hỏi của Maneesha:
Osho kính yêu,
D.T. Suzuki mô tả hai loại “thấy” khác nhau
như được chỉ rõ bởi hai chữ Trung quốc khác nhau.
Tôi vừa mới bảo các bạn, D.T.
Suzuki vẫn còn trong tâm trí; do đó có phân chia. Ngay cả việc thấy trở thành
hai loại.
D.T. Suzuki mô tả hai loại “thấy”
khác nhau như được chỉ rõ bởi hai chữ Trung quốc khác nhau.
“K’an” bao gồm một bàn tay và một
con mắt và nghĩa là “quan sát đối thể như độc lập với người xem” - tri thức
khách quan
Bạn đang quan sát cây. Cây là
khác bạn, đây là một loại thấy.
“Cái thấy và việc thấy là hai
thực thể tách biệt.”
Một mặt , chữ “chien”bao gồm một
con mắt đơn độc trên hai chân bắt chéo, và có nghĩa là hành động thấy thuần khiết
Suzuki xem xét khác biệt giữa
hai loại thấy này như “cách mạng trong lịch sử tư tưởng Thiền.”
Ngay chỗ đầu tiên, Thiền không
phải là ý nghĩ. Chỗ thứ hai, hành động thấy thuần khiết không thể được gọi là
“hành động thấy thuần khiết” chút nào. Bạn đang thấy gì? Để việc thấy là việc
thấy bạn cần một vật.
Thiền nhân vượt ra ngoài đối thể,
và ra ngoài chủ thể, ra ngoài chữ Trung quốc thứ nhất, “k’an,” có nghĩa là nhị
nguyên - người thấy và cái được thấy, người biết và cái được biết - và chữ thứ
hai, “chien,” có nghĩa là hành động thấy thuần khiết. Nhưng chính từ “thấy” có
nghĩa là cái gì đó có đó, bằng không làm sao bạn có thể thấy được? Bạn có thể
thấy cái gì? Nếu không có gì, việc thấy biến mất, việc hiện hữu xuất hiện.
Do đó tôi sẽ không đồng ý với
D.T. Suzuki chút nào. Hai loại thấy này chỉ là tâm trí, logic, hợp lí nhưng
không là thiền, không là Zen. Thiền là đi vượt ra bên ngoài việc thấy và bên
ngoài cái được thấy. Nó là việc đi vào trong hiện hữu - chỉ hiện hữu, hoàn toàn
im lặng, thoải mái với sự tồn tại.
Không có nhị nguyên, và không
có cái một nữa - bạn phải hiểu điều đó - bởi vì nếu không có nhị nguyên bạn không
thể gọi nó là cái một. “Một” lập tức gợi ý ra hai; do đó Phật Gautam không dùng
từ ‘cái một’. Ông ấy dùng từ advaita, không hai. Điều đó tạo ra khác biệt lớn
lao.
Khi bạn nói một, ngay lập tức bạn
được nhắc nhở về hai. Làm sao một có thể tồn tại mà không có hai và ba và bốn
và năm và sáu và bẩy...? Một là chữ số; nó ở ngay dưới hai. Nếu một tồn tại thế
thì cả nghìn số sẽ theo sau, hay cả triệu, cả nghìn tỉ. Không có kết thúc cho
nó. Nếu bạn bắt đầu từ một bạn đang trên cuộc hành trình dài không kết thúc.
Để tránh điều này, đường vòng
đã được tìm ra: không nói “là một với sự tồn tại” mà nói “không hai”. Điều đó
đích xác có nghĩa là một, nhưng nói điều đó trong ngôn ngữ tạo ra khó khăn.
Không có hai, làm sao có thể có một được? Cho nên không nói “một”, chỉ nói
“không hai”. Một được hiểu, nó không nên được nói ra. Nó là không thể diễn đạt
nổi. Nhưng bằng việc nói “không hai” bạn đã chỉ ra hướng về nó. Một cử chỉ đơn
giản - không làm ồn ào gì về nó, bạn đã hướng dẫn về nó. Nó là hướng dẫn thuần
khiết.
Suzuki bỏ lỡ điểm này. Bước
cách mạng không phải là tư tưởng Thiền, mà là kinh nghiệm Thiền. Kinh nghiệm đó
là về “không hai”. Không có người thấy và không có cái được thấy, nhưng chỉ có
việc hiện hữu.
Đây là lúc cho Sardar Gurudayal
Singh.
Bật đèn lên! Tôi thích thấy mọi
người cười to. Tôi tuyệt đối chống nghiêm chỉnh, nhưng không may tôi phải thảo
luận về những điều nghiêm chỉnh. Nhưng điều tốt là làm cho các bạn nghiêm chỉnh
trước hết, thế thì tiếng cười tới dễ dàng hơn. Thế thì nó cho thảnh thơi lớn.
Bé Albert chạy vào trong cửa
hàng của làng và chạy lên quầy. “Này, thưa ông,” nó kêu lên với ông già Rock,
người chủ, “Bố cháu đang chữa mái nhà thì cái thang trượt đổ phía dưới bố! Bây
giờ bố cháu đang treo lơ lửng trên mấy ngón tay bíu lấy cạnh cửa sổ tầng trên!”
“Này, con trai,” ông già Jock
nói, “cháu tới nhầm chỗ rồi! Cháu phải chạy tới đồn cảnh sát bên kia đường chứ
- và khẩn trương lên!”
“Không,” Albert nói, “ông không
hiểu. Cháu muốn mua thêm phim cho máy ảnh của cháu!”
Một sáng chủ nhật tại trang trại
vui đùa hoà hợp điên rồ, cha già Fungus là người thuyết giảng khách trong nhà
thờ nhỏ của nhà thương điên. Ông ấy đang huênh hoang và nói như điên trên bục
giảng, la lối toàn về tội đầy địa ngục và ngọn lửa địa ngục, tình yêu dịu ngọt
của Thượng đế và việc xuất hiện ban đêm của Thánh thần linh thiêng, thì đột
nhiên, Melvin Điên đứng bật dậy từ chỗ ngồi, giơ cả hai tay lên trờikhông trung
và hét to, “Chuyện nhảm nhí! Chúng ta có phải nghe thằng ngu này không?” Thế rồi
Melvin Điên mỉm cười và ngồi xuống.
Có một thoáng im lặng. Cha
Fungus cực kì bối rối, và quay sang ông giám đốc bệnh viện Tiến sĩ Dunshit.
“Ông bạn thân mến ơi!” ông tu
sĩ lắp bắp. “Tôi có phải dừng việc nói không?”
“Không cần việc đó đâu, thưa
Cha,” Dumshit thở ra, ngáp dài. “Điều đó không xảy ra lần nữa đâu. Melvin Điên
này chỉ đưa ra một phát biểu đúng cứ mỗi bẩy năm.”
Hai người yêu nhạc nổi tiếng, Hồng
y giáo chủ Catsass và Giáo hoàng Polack, đang nhắm rượu và có cuộc chuyện trò
thân mật trong phòng làm việc Vatican riêng của giáo hoàng. “Ông có biết,”
Catsass nói, giãi bầy tâm sự trong khi ăn chiếc bánh trái cây kiểu cổ dành cho
giáo hoàng, “rằng tôi có một người bạn âm nhạc rất đặc biệt không?”
“Thật à?” giáo hoàng nói.
“Vâng,” Catsass tiếp tục. “Tôi
đối xử với cô ấy giống như chiếc đàn ghi ta - tôi gẩy ngón tay trên đỉnh và
chơi ở đáy và được âm nhạc hay!”
“Này,” Giáo hoàng Polack nói,
“Tôi phải thú nhận rằng tôi cũng có một người bạn âm nhạc rất đặc biệt nữa.”
“Thật à?” Catsass kêu lên.
“Vâng,” giáo hoàng Polack tiếp
tục. “Tôi đối xử với người bạn mình giống hệt như đĩa nhạc pop. Tôi đặt cô ấy
lên bàn và chúng tôi làm ra nhạc hay. Và thế rồi ba phút sau đó, tôi lật cô ấy
lên!”
Nivedano...
(tiếng trống)
(tiếng lảm nhảm)
Nivedano...
(tiếng trống)
Im lặng...
Nhắm mắt lại... và cảm thấy
thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.
Đây là đúng khoảnh khắc để nhìn
vào trong.
Thu lấy năng lượng của bạn và
toàn bộ tâm thức của bạn, và xô về chính trung tâm bản thể bạn. Nó chỉ ở ngay
bên dưới rốn, đích xác sáu phân phía dưới, bên trong bạn.
Nhưng những người sẽ thành công
chỉ là những người xô vào với sự khẩn thiết và mãnh liệt, dường như đây là khoảnh
khắc cuối của cuộc đời. Bạn phải làm nó bây giờ hay không bao giờ.
Càng lúc càng nhanh hơn... Càng
lúc càng sâu hơn...
Bạn đang tới gần hơn với trung
tâm của bản thể bạn.
Im lặng lớn đang hạ xuống khắp
bạn giống như cơn mưa nhẹ. Bạn có thể cảm thấy cái mát mẻ. Cùng bạn, toàn thể
đêm đã trở thành im lặng.
Gần thêm một chút nữa với trung
tâm của bạn, và an bình lớn bao quanh bạn, nhận chìm bạn. Bạn đang chìm vào
trong nó. Nó là an bình mà các nhà huyền bí đã gọi là “an bình đi qua hiểu biết.”
Gần hơn chút ít nữa... và nở
hoa, hoa bắt đầu trút xuống bạn, phúc lạc, cực lạc. Bạn đang bắt đầu cảm thấy
giống như say sưa - nhưng đây không phải là say sưa bình thường, nó là say sưa
thiêng liêng. Và chỉ trong sự say sưa thiêng liêng này bạn có thể lấy bước cuối
cùng. Đi vào trung tâm của bạn đi.
Đây là lối mở đi vào trong cõi
bên kia, đây là nơi bạn được nối liền với vũ trụ. Bạn sẽ gặp ở đây mặt nguyên
thuỷ của bạn. Mặt của Phật Gautam đã được chấp nhận ở phương Đông như biểu tượng
cho mặt nguyên thuỷ của mọi người.
Gặp phật là kinh nghiệm rất lạ,
bởi vì bạn bắt đầu biến mất, mờ dần đi. Và khi bạn mờ nhạt đi, phật trở nên
ngày càng vững chắc và mạnh mẽ. Đấy là bản thể tinh hoa của chính bạn.
Phẩm chất duy nhất phật có là
việc chứng kiến. Bạn phải ngày càng hài hoà hơn với phẩm chất này, bởi vì duy
nhất phẩm chất này có thể đem phật của bạn từ trung tâm ra chu vi. Ông ấy có thể
trở thành toàn thể cuộc sống của bạn. Ông ấy là điệu vũ tối thượng.
Phật Gautam là Cương lĩnh Thiền.
Chứng kiến, bạn bắt đầu biến mất.
Đó là điều tôi đã gọi là tự do
khỏi cái ta.
Chứng kiến rằng bạn không là
thân thể.
Chứng kiến rằng bạn không là
tâm trí.
Chứng kiến rằng bạn là nhân chứng
duy nhất, và mọi thứ khác bắt đầu lắng đọng.
Làm cho việc chứng kiến này
ngày một rõ ràng và sâu sắc hơn.
Nivedano...
(tiếng trống)
Thảnh thơi...
Vấn đề duy nhất là thảnh thơi,
nó không phải là nỗ lực. Nó chỉ là rơi sâu vào trong chiều sâu riêng của bạn,
nghỉ ngơi tại chính trung tâm của cội nguồn cuộc sống bạn.
Cội nguồn cuộc sống này, nhựa sống
này đang tuôn chảy khắp xung quanh bạn, sẽ bắt đầu sự biến hoá mênh mông bên
trong bạn. Bạn sẽ cảm thấy bạn đang tan chảy, tan chảy, tan chảy...
Thính phòng Phật Gautama đang
trở thành một đại dương tâm thức. Mười nghìn phật đã biến mất vào trong một
kinh nghiệm đại dương.
Đây là Cương lĩnh Thiền: tự do
với bản thân người ta.
Thu lấy tất cả những kinh nghiệm
này, phúc lành này, cái đẹp này, chân lí này, phúc lạc này. Bạn phải đem chúng
đi cùng bạn. Chúng phải trở thành cuộc sống hàng ngày của bạn. Tôi không dạy bất
kì luân lí nào khác. Tôi dạy tự phát, và luân lí theo sau như cái bóng. Và bởi vì
nó tới từ chính cội nguồn của bạn, bạn không bao giờ cảm thấy bạn bị chỉ huy, bạn
không bao giờ cảm thấy bạn là nô lệ, bạn không bao giờ cảm thấy bạn bị chi phối,
bạn không bao giờ cảm thấy bạn là cừu. Bạn bắt đầu là sư tử.
Đạo đức của bạn, đáp ứng của bạn
với sự tồn tại trở thành tiếng gầm của sư tử.
Cái đẹp và sức mạnh - và sức mạnh
vô hại...
Tình yêu đơn giản tràn ngập bạn,
vô điều kiện, chỉ là món quà, ân huệ cho toàn thể sự tồn tại... Và ân huệ làm
thay đổi không chỉ tâm thức bạn mà thậm chí cả thân thể bạn.
Cử chỉ của bạn trở thành có ý
nghĩa thế, có nghĩa thế, đẹp thế - giống như bông hồng.
Mắt bạn trở thành như sao.
Tim bạn bắt đầu đập hài hoà
cùng trái tim vũ trụ.
Đồng bộ này là Cương lĩnh Thiền.
Và đừng quên thuyết phục Phật
Gautam tới với bạn.
Đây là ba bước của chứng ngộ...
Bước thứ nhất, Phật Gautam tới
sau bạn hệt như cái bóng - nhưng cái bóng này không tối, nó chói sáng. Không có
người nào trong đó nhưng chỉ có sự hiện diện, sự hiện diện mênh mông. Nó ấm áp,
lần đầu tiên bạn cảm thấy được yêu bởi chính sự tồn tại. Nó êm đềm và đồng thời
mát mẻ. Đó là phép màu của Thiền.
Ở bước thứ hai, bạn trở thành
cái bóng. Cái bóng của bạn chắc chắn tối; nó là giả, nó đã từng là nhà tù của bạn.
Phật Gautam tới phía trước. Nó là cuộc cách mạng vĩ đại, bởi vì cái bóng của bạn
lập tức bắt đầu biến mất.
Và bước thứ ba tới một cách tự
phát: tự do khỏi bản thân người ta. Bạn không còn nữa, chỉ sự tồn tại hiện hữu,
cuộc sống hiện hữu, nhận biết hiện hữu.
Tất cả những bước này đều được
biểu thị bởi sự hiện diện của Phật Gautam. Ông ấy là người đầu tiên trong lịch
sử đưa tới đột phá này, chuyển tâm thức chiều ngang thành tâm thức chiều đứng.
Rễ của bạn ăn sâu vào trong đất, và cành và hoa của bạn nở ra trong bầu trời.
Đây là gặp gỡ với vũ trụ, hội
nhập vào sự tồn tại. Lễ hội vĩ đại nảy sinh, và không chỉ trong bạn, toàn thể sự
tồn tại tham gia.
Nivedano...
(tiếng trống)
Quay lại... nhưng quay như Phật
Gautam, với cùng duyên dáng, cùng cái đẹp đẽ, cùng im lặng, cùng ngây ngất
thiêng liêng, và ngồi một chốc để nhắc nhở bản thân bạn về con đường hoàng kim
bạn đã đi qua, cái đẹp, phúc lạc, kinh nghiệm cực lạc của việc đạt tới trung
tâm của bản thể bạn, nơi mở vào trong vũ trụ.
Thiền không là gì ngoài lối mở
vào trong vũ trụ.
Bạn biến mất, chỉ sự tồn tại
còn lại.
Đây là tự do tối thượng: tự do
khỏi bản thân người ta.
Tự do này trở thành lễ hội vĩ đại.
Bạn nhảy múa cùng sao, bạn nhảy múa cùng đại dương, bạn nhảy múa cùng cây cối,
bạn nhảy múa dưới bầu trời, dưới các vì sao. Đột nhiên toàn thể vũ trụ đã trở
thành nhà bạn. Bạn không phải là người nước ngoài, bạn không phải là người xa lạ,
bạn không phải là người ngoài. Bạn thuộc vào sự tồn tại này. Sự tồn tại này thuộc
vào bạn.
Đây là cuộc cách mạng mà Thiền
đem tới cho nhân loại. Đây là đóng góp vĩ đại của Thiền cho thế giới.
Đây là đúng lúc bạn bắt đầu mở
hội cuộc sống, nhảy múa trong sự đồng bộ sâu sắc với sự tồn tại - và làm lan toả
ngọn lửa Thiền này khắp trên thế giới. Đây là khả năng duy nhất để cứu nhân loại
khỏi tự tử.
Được chứ, Maneesha?
Vâng, thưa Osho.
0 Đánh giá