Chương 48. Tiềm năng của hạt mầm

Chương 48. Tiềm năng của hạt mầm

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 3 - Osho

Sách về các Bí mật: Bình luận mới

Chương 48. Tiềm năng của hạt mầm

Câu hỏi thứ nhất:

"Đêm qua thầy đã nói rằng một Krishna, một Christ, một Phật, họ là cực đỉnh của khả năng và trưởng thành của con người, và thế rồi thầy nói rằng tâm lí của yoga và mật tông không đặt lí tưởng ra trước con người và rằng có lí tưởng là sai lầm theo mật tông. Trong tham chiếu này xin thầy giải thích khác biệt là gì giữa việc gây hứng khởi và lí tưởng. Ý nghĩa là gì trong việc gây hứng khởi trong cuộc đời của người tìm kiếm? Xin thầy nói liệu ngay cả việc có được hứng khởi bởi một con người vĩ đại có là sai lầm trên con đường của thiền nhân không."

Một Phật, một Krishna hay một Christ, họ không phải là lí tưởng cho bạn; bạn không đi theo họ. Nếu bạn theo họ bạn sẽ bỏ lỡ họ, và phật tính riêng của bạn sẽ không bao giờ được đạt tới. Phật tính là lí tưởng, không phải Phật. Christ tính là lí tưởng, không phải Jesus. Phật tính là khác với Phật Gautam; christ tính là khác với Jesus. Jesus chỉ là một trong các christs. Bạn có thể trở thành một christ, nhưng bạn không bao giờ có thể trở thành một Jesus. Bạn có thể trở thành phật, nhưng bạn không bao giờ có thể trở thành Gautam. Gautam trở thành phật và bạn có thể trở thành phật. Phật tính là phẩm chất, nó là kinh nghiệm! Tất nhiên, khi Gautam trở thành phật, Gautam đã có tính cá nhân riêng của ông ấy. Bạn có tính cá nhân riêng của bạn. Khi bạn sẽ trở thành phật, hai vị phật sẽ không phải là cùng một. Kinh nghiệm bên trong nhất sẽ là như nhau, nhưng cách diễn đạt sẽ khác - tuyệt đối khác. Không so sánh nào là có thể được. Ngay tại cốt lõi bên trong nhất bạn sẽ là cùng một điều.

Tại sao? Vì tại cốt lõi bên trong nhất không có tính cá nhân. Cá nhân là ở trên ngoại vi. Bạn càng đi vào sâu hơn, cá nhân càng tan biến đi. Tại cốt lõi bên trong nhất bạn dường như không là người nào cả. Tại cốt lõi bên trong nhất bạn chỉ là trống rỗng sâu, hư không - shunya, số không. Và bởi vì hư không này nên không có khác biệt, vì hai hư không không thể khác biệt. Nhưng hai cái gì đó nhất định là khác. Hai "cái gì đó" không bao giờ có thể là như nhau và hai “hư không” không bao giờ có thể khác nhau. Khi người ta trở thành chỉ là hư không tuyệt đối, điểm không, điều đó là tương tự trong Jesus, trong Krishna, trong Phật. Khi bạn đạt tới điều tối thượng, bạn sẽ đạt tới shunya này - hư không này.

Nhưng nhân cách của bạn, cách diễn đạt của bạn về cực lạc đó, nhất định là khác. Meera sẽ nhảy múa; Phật không bao giờ có thể nhảy múa. Không thể nào quan niệm được về Phật nhảy múa, nó có vẻ ngớ ngẩn. Nhưng Meera ngồi dưới cây bồ đề như Phật cũng có vẻ ngớ ngẩn. Cô ấy sẽ yêu mọi thứ, cô ấy sẽ không là một Meera chút nào; cô ấy sẽ là bắt chước. Meera thực chỉ có thể được quan niệm khi đang nhảy múa trong cực lạc trong tình yêu điên cuồng riêng của cô ấy. Đó là cách diễn đạt của cô ấy. Cốt lõi bên trong nhất vẫn là cùng một thứ. Với Phật ngồi dưới gốc câu bồ để và Meera nhảy múa trong cực lạc điên dại, cốt lõi bên trong nhất là cùng một điều. Trong Meera nhảy múa và trong Phật, người ngồi im lặng giống hệt bức tượng, cốt lõi bên trong nhất là cùng một thứ nhưng ngoại vi là khác. Nhảy múa và ngồi im lặng chỉ là trên ngoại vi. Nếu bạn đi vào bên trong, Meera, khi bạn đi ngày càng sâu hơn, điệu vũ sẽ dừng lại, Meera sẽ dừng lại. Nếu bạn đi sâu vào trong Phật, việc ngồi sẽ dừng lại, Phật sẽ dừng là một cá nhân.

Bạm có thể trở thành phật, nhưng bạn không bao giờ trở thành phật Gautam: đó là điều được ngụ ý. Đừng làm họ thành lí tưởng của bạn; bằng không bạn sẽ bắt đầu bắt chước họ. Và bạn có thể làm gì nếu bạn bắt chước? Bạn có thể áp đặt cái gì đó từ bên ngoài, nhưng cái đó sẽ là hiện tượng giả. Bạn sẽ trở thành rởm - chỉ được tô vẽ. Bạn sẽ có vẻ giống Phật - giống hơn cả Phật. Bạn có thể có vẻ vậy, nhưng điều đó sẽ chỉ là có vẻ, dáng vẻ; sâu bên dưới bạn sẽ vẫn còn là cùng người cũ - và điều này sẽ tạo ra nhị nguyên, xung đột, phiền não bên trong, và bạn sẽ trong khổ.

Bạn có thể ở trong phúc lạc chỉ nơi bạn đích thực là bản thân bạn. Bạn không bao giờ có thể cảm thấy bất kì hạnh phúc nào khi bạn đang diễn như người nào đó khác. Cho nên nhớ thông điệp của mật tông: Bạn là lí tưởng. Bạn không bắt chước bất kì người nào; bạn là để khám phá bản thân bạn. Nhìn vào vị phật, không có nhu cầu bắt chước ông ấy. Khi bạn nhìn vị phật, khả năng này đập sâu vào trong bạn tới mức cái gì đó của cõi bên kia xảy ra. Phật chỉ là biểu tượng rằng cái gì đó đã xảy ra cho người này - và nếu nó có thể xảy ra cho người này, nó có thể xảy ra cho mọi người. Thế thì toàn thể khả năng của nhân loại được khải lộ.

Trong một Jesus, trong một Meera, trong Chaitanya, một khả năng được khải lộ, tương lai được khải lộ. Bạn không nhất thiết là bất kì cái gì bạn đang là. Cái gì đó nhiều hơn là có thể. Cho nên Phật chính là biểu tượng của tương lai. Đừng bắt chước ông ấy; thay vì thế, để cuộc sống của ông ấy, sự hiện hữu của ông ấy, hiện tượng này mà đang xảy ra, trở thành niềm khao khát mới trong bạn, có vậy thôi. Bạn phải không được bằng lòng với bản thân bạn như bạn ngay bây giờ. Để Phật trở thành sự không hài lòng trong bạn, niềm khao khát siêu việt lên, đi ra ngoài, đi vào trong cái không biết. Khi bạn đạt tới đỉnh của hiện hữu riêng của bạn, bạn sẽ biết điều đã xảy ra cho Phật dưới cây bồ đề hay điều đã xảy ra cho Jesus trên cây chữ thập hay điều đã xảy ra cho Meera khi cô ấy nhảy múa trên phố. Bạn sẽ biết, nhưng cách diễn đạt của bạn sẽ là của riêng bạn. Bạn sẽ không là một Meera hay một Phật hay một Jesus. Bạn sẽ là bản thân bạn, và bạn không bao giờ là vậy trước đây. Bạn là duy nhất.

Cho nên không cái gì có thể được nói; bạn là không thể dự đoán được. Không người nào có thể nói cái gì sẽ xảy ra, cách bạn sẽ biểu lộ điều đó. Liệu bạn sẽ hát, múa, vẽ hay vẫn còn im lặng, không người nào có thể nói. Và điều tốt là không cái gì có thể được nói, không cái gì có thể được dự đoán. Đó là cái hay. Nếu có thể dự đoán được rằng bạn sẽ giống cái này hay cái nọ, thế thì bạn sẽ trở thành thứ máy móc.

Dự đoán là có thể chỉ về các thiết bị máy móc. Tâm thức con người là không thể dự đoán được; đó là tự do của nó. Cho nên khi mật tông nói không đi theo các lí tưởng, nó không ngụ ý phủ nhận Phật. Không, điều đó không phải là phủ nhận. Thực sự, đó là cách bạn có thể tìm ra phật tính riêng của bạn. Đi theo người khác, bạn sẽ bỏ lỡ nó. Đi theo con đường riêng của bạn, bạn có thể thu được nó, bạn có thể đạt tới nó.

Ai đó tới Thiền sư Bokuju. Thầy của Bokuju rất có danh tiếng, nổi tiếng, một người rất vĩ đại, cho nên ai đó đã hỏi "Thầy có thực sự đi theo thầy của thầy không?"

Bokuju nói, "Có, ta đang đi theo ông ấy."

Nhưng người đã hỏi câu hỏi này bị bối rối vì điều đã nổi tiếng khắp nước là Bokuju đã không theo thầy của ông ấy chút nào. Cho nên người này nói, "Thầy định cố lừa tôi sao? Mọi người đều biết và thầy cũng nhận biết rằng thầy không theo thầy của thầy chút nào, thế mà thầy nói rằng thầy đi theo. Thầy ngụ ý gì?"

Bokuju nói, "Ta đi theo thầy ta - vì thầy ta không bao giờ đi theo thầy của ông ấy. Đây là điều ta đã học từ ông ấy. Ông ấy là bản thân ông ấy!"

Đây là cách thức một Phật, một Jesus là được đi theo. Đây là cách! Họ là duy nhất! Nếu bạn thực sự đi theo họ, bạn phải là duy nhất.

Phật không bao giờ đi theo bất kì người nào, và ông ấy đã đạt tới chứng ngộ chỉ trong khoảnh khắc mà ông ấy đã hoàn toàn dừng việc đi theo. Khi ông ấy trở thành bản thân ông ấy, khi ông ấy bỏ mọi con đường, mọi giáo lí, mọi học thuyết, thế thì ông ấy có thể đạt tới. Nếu bạn đi theo ông ấy, bạn không đi theo ông ấy. Điều đó không phải là ngược đời, nó chỉ có vẻ vậy thôi. Nếu bạn đi theo ông ấy như một thường lệ chết, nếu bạn bắt chước ông ấy, bạn không đi theo ông ấy. Ông ấy không bao giờ đi theo bất kì người nào, và chỉ thế thì ông ấy có thể trở thành đỉnh. Hiểu ông ấy đi, đừng đi theo ông ấy; và thế thì việc đi theo tinh tế sẽ xảy ra. Nhưng đó là cái bên trong - không phải là bắt chước.

Trong tác phẩm lớn của Nietzsche Zarathustra đã nói vậy, thông điệp cuối cùng của Zarathustra cho đệ tử của ông ấy là "Cảnh giác về ta. Bây giờ ta đã nói mọi thứ cần được nói cho các ông. Bây giờ cảnh giác về ta. Đừng theo ta, cứ quên ta đi. Bỏ ta và đi đi."

Đây là thông điệp cuối của mọi thầy lớn. Không thầy lớn nào muốn làm bạn thành con rối vì thế thì ông ấy đang giết chết bạn. Thế thì ông ấy là kẻ giết người. Ông ấy sẽ giúp bạn là bản thân bạn. Và nếu bạn không thể là bản thân bạn trong sự thân thiết và liên lạc với thầy của bạn, thế thì bạn sẽ là bản thân bạn ở đâu?

Thầy nghĩa là cơ hội cho bạn là bản thân bạn. Chỉ những tâm trí nhỏ bé, tâm trí hạn hẹp, người giả vờ là thầy và người không phải là thầy, sẽ cố áp đặt bản thân họ lên bạn. Thầy lớn sẽ giúp bạn trưởng thành trên con đường riêng của bạn, và thầy lớn sẽ tạo ra mọi rào chắn để cho bạn không trở thành nạn nhân của việc đi theo. Họ sẽ tạo ra mọi rào chắn! Họ sẽ không cho phép điều đó vì xu hướng của bạn sẽ là đi theo. Điều đó là dễ, bắt chước là dễ; là đích thực mới gian nan. Và khi bạn bắt chước bạn không cảm thấy trách nhiệm về điều đó, thầy chịu trách nhiệm. Không thầy lớn nào đã bao giờ cho phép bất kì người nào bắt chước. Ông ấy sẽ tạo ra mọi cản trở để cho bạn không thể bắt chước ông ấy. Ông ấy sẽ ném bạn về bản thân bạn bằng mọi phương tiện.

Tôi nhớ tới một thánh nhân Trung Quốc đã nói, người đang làm lễ cho ngày chứng ngộ của thầy mình. Nhiều người đi theo đã tới. Họ nói, "Nhưng chúng tôi không bao giờ nghe nói về người này đã là thầy của thầy. Chúng tôi không bao giờ biết rằng thầy thuộc về người này." Ông già đó đã chết rồi. Họ nói, "Mỗi hôm nay chúng tôi mới đi tới nghe và biết rằng thầy kỉ niệm ngày chứng ngộ của thầy của thầy. Người này là thầy của thầy sao? Nhưng làm sao vậy? Chúng tôi không bao giờ thấy thầy cùng ông ấy!"

Thánh nhân đáp, "Ta đã ở cùng ông ấy, nhưng ông ấy đã từ chối. Ông ấy đã từ chối trở thành thầy của ta, và vì việc từ chối của ông ấy ta đã có thể trở thành bản thân ta. Bây giờ, bất kì cái gì ta đang là vậy cũng là vì việc từ chối của ông ấy. Ta là đệ tử của ông ấy. Ông ấy có thể đã chấp nhận ta; thế thì ta chắc đã trút mọi trách nhiệm lên vai ông ấy. Nhưng ông ấy đã từ chối, và ông ấy là người cuối cùng. Không có so sánh. Khi ông ấy từ chối, ta đã không thể đi tới bất kì người nào khác vì ông ấy là chỗ trú ngụ duy nhất. Nếu ông ấy đã từ chối, thế thì không có nghĩa, không có chủ định đi bất kì chỗ nào. Ta đã bỏ việc đi tới bất kì người nào. Ông ấy đã là người cuối cùng. Nếu ông ấy mà chấp nhận ta, ta chắc đã quên mất bản thân ta. Nhưng ông ấy đã từ chối, và ông ấy đã từ chối rất thô bạo. Việc từ chối trở thành cú choáng và thách thức, và ta đã quyết định rằng từ giờ ta sẽ không đi tới bất kì người nào. Nếu người này đã từ chối, thế thì không có người nào xứng đáng để đi tới. Thế là ta bắt đầu làm việc theo cách riêng của ta, và chỉ thế thì ta mới dần dần nhận ra tại sao ông ấy đã từ chối. Ông ấy đã nén ta về với bản thân ta, và chỉ thế thì mới biết rằng ông ấy đã chấp nhận ta. Bằng không sao ông ấy phải từ chối?"

Điều này có vẻ mâu thuẫn, nhưng đây là cách sự năng động sâu hơn của tâm thức làm việc. Thầy là huyền bí. Bạn không thể phán xét họ; bạn không thể chắc họ đang làm gì chừng nào toàn thể sự việc chưa xảy ra. Thế thì chỉ với hồi tưởng quá khứ bạn mới có khả năng biết điều họ đã làm. Bây giờ điều đó là không thể được. Ở giữa đường bạn không thể phán xét điều đang xảy ra, điều đang được làm. Nhưng một điều là chắc chắn: bắt chước không thể được phép.

Hứng khởi là chuyện khác. Qua hứng khởi bạn bắt đầu cuộc hành trình, không trên bất kì nỗ lực sao chép nào. Bạn đi trên con đường riêng của bạn. Hứng khởi chính là thách thức. Niềm khao khát nảy sinh, và thế thì bạn chuyển động.

Mật tông nói được hứng khởi đi, nhưng đừng trở thành người bắt chước. Bao giờ cũng nhớ rằng bạn là mục đích riêng của bạn. Không người nào khác có thể là mục đích, và chừng nào bạn chưa đạt tới điểm từ đó bạn có thể nói, "Tôi đã đạt tới số mệnh của tôi và bây giờ tôi được hoàn thành," đừng dừng lại. Tiếp tục siêu việt lên, tiếp tục vẫn không hài lòng, tiếp tục di chuyển. Và nếu bạn không làm ra bất kì lí tưởng nào, thế thì bạn có thể được làm giầu có lên bởi mọi người. Khoảnh khắc bạn trở nên bị ám ảnh với một lí tưởng, bạn bị đóng. Nếu bạn trở nên bị ám ảnh với Phật, thế thì Jesus không dành cho bạn, thế thì làm sao Mohammed có thể dành cho bạn được? Thế thì bạn bị ám ảnh với một lí tưởng; thế thì bạn đang cố sao chép nó. Thế thì mọi người mâu thuẫn lại, mọi người khác đều là thù địch trong tâm trí bạn. Làm sao người đi theo Mahavira có thể quan niệm được về việc mở với Mohammed? Điều đó là không thể được. Ông ấy là khác toàn bộ. Không chỉ khác, họ là mâu thuẫn. Họ có vẻ như các đối lập cực. Nếu bạn đặt cả hai vào tâm trí bạn, bạn sẽ trong xung đột sâu, cho nên bạn không thể đặt cả hai được.

Đó là lí do tại sao những người đi theo bao giờ cũng là kẻ thù của những người đi theo người khác. Họ tạo ra thù địch trong thế giới. Người Hindu không thể quan niệm được rằng Mohammed có thể được chứng ngộ; người Mô ha mét giáo không thể quan niệm được rằng Mahavira có thể được chứng ngộ; người đi theo Krishna không thể quan niệm được rằng Mahavira có thể được chứng ngộ, rằng Jesus có thể được chứng ngộ. Jesus có vẻ buồn thế còn Krishna có vẻ phúc lạc thế. Phúc lạc của Krishna và buồn của Jesus là các cực đối lập toàn bộ. Người đi theo Jesus không thể quan niệm được về Krishna được chứng ngộ. Nhiều khổ thế trên thế giới và ông ấy đang thổi sáo sao? Điều đó có vẻ quá ích kỉ. Toàn thế giới đang khổ, và ông ấy liên tục nhảy múa với người chăn bò, gopis, của ông ấy sao?

Những người đi theo Jesus sẽ nghĩ điều này là báng bổ - nhưng tôi nói "người đi theo." Một Jesus và một Phật và một Krishna có thể tồn tại cùng nhau mà không có vấn đề gì, không có bất kì xung đột nào. Thay vì thế, họ sẽ tận hưởng nhau rất nhiều - nhưng những người đi theo thì không thế. Tại sao? Tại sao điều này là vậy? Điều này sẽ là vậy vì có lí do tâm lí sâu. Người đi theo không quan tâm tới Mohammed hay Mahavira; người đó quan tâm tới bản thân người đó. Nếu người đó nghĩ cả hai là tốt, người đó sẽ bị khó khăn. Thế thì đi theo ai và làm gì? Mohammed có chiếc kiếm lăm lăm trong tay còn Mahavira nói rằng ngay cả giết một con sâu cũng ngụ ý rằng bạn sẽ khổ trong nhiều kiếp. Mohammed với chiếc kiếm, vậy phải làm gì? Mohammed đi vào chiến tranh, và Mahavira trốn khỏi cuộc sống hoàn toàn. Ông ấy trốn nhiều tới mức ông ấy sợ ngay cả thở, vì khi bạn thở, nhiều mạng sống - nhiều, nhiều mạng sống - bị giết qua điều đó. Ông ấy sợ thở còn Mohammed đi vào chiến tranh.

Làm sao một người đi theo của hai người này có thể thoả hiệp với người đối lập? Thế thì tâm người đó sẽ bị phân chia và người đó sẽ trong xung đột thường xuyên. Để tránh điều này, người đó nói rằng mọi người khác là sai và chỉ người này là đúng. Nhưng đây là vấn đề của người đó. Điều này được tạo ra bởi vì người đó cố bắt chước. Không có nhu cầu. Nếu bạn không là người bắt chước, thế thì bạn có thể nếm nước của nhiều sông và nhiều giếng, và không có vấn đề nếu vị là khác nhau. Thay vì thế, nó là hay. Bạn được làm giầu có lên bởi điều này. Thế thì bạn là mở với Mohammed và Mahavira và Christ và Zarathustra và mọi người. Tất cả họ đều làm hứng khởi bạn hướng tới bản thân bạn. Họ không là lí tưởng; tất cả họ đều giúp bạn là bản thân bạn. Họ không trỏ hướng tới bản thân họ, họ trỏ hướng tới bạn theo những cách khác nhau, trong những phương pháp khác nhau. Họ đang trỏ tới một đích, và đó là bạn.

Laura Huxley đã viết cuốn một sách. Tên của cuốn sách này là Bạn không là mục tiêu. Nhưng tôi nói với bạn, bạn là mục tiêu của tất cả những người này - của Phật, của Mahavira, của Krishna, của Christ. Tất cả họ đểu chỉ dẫn hướng tới bạn. Bạn là mục tiêu, bạn là mục đích. Qua bạn cuộc sống đang cố, đang phấn đầu để đạt tới đỉnh duy nhất. Hạnh phúc về điều đó đi! Biết ơn về điều đó đi! Cuộc sống đang cố đạt tới mục đích duy nhất qua bạn, và mục đích đó có thể được đạt tới chỉ qua bạn. Không người nào khác có thể đạt tới nó. Bạn được ngụ ý dành cho nó, bạn được mang số mệnh dành cho nó. Cho nên đừng phí thời gian đi theo người khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có được hứng khởi. Thực sự, nếu bạn không đi theo bất kì người nào bạn có thể trở nên được hứng khởi dễ dàng. Nếu bạn đang đi theo, bạn đã trở thành chết. Bạn sẽ không được hứng khởi. Hứng khởi là tính mở; đi theo là bị đóng.

Câu hỏi thứ hai:

"Thầy đã nói tâm lí học phương Tây được bắt rễ trong các quan niệm bệnh hoạn của Freud và tâm lí học phương Đông dùng siêu thường là cơ sở từ đó đánh giá một người. Nhưng khi tôi nhìn quanh tôi trong thế giới hiện đại, tôi thấy rằng phần lớn mọi người khớp với các phân loại bệnh hoạn của Freud. Một trong cả triệu người mới khớp với phân loại về siêu thường và một số nhỏ thực tại khớp với lí tưởng xã hội về bình thường. Tại sao có nhiều bệnh hoạn thế ngày nay và thầy sẽ xem xét định nghĩa về bình thường là gì?"

Nhiều điều sẽ phải được hiểu. Nó không phải vậy đâu - không phải là có rất ít người đạt tới đỉnh của họ đâu. Nhiều người có đó, nhưng bạn không có mắt để thấy họ. Bất kì khi nào bạn nhìn quanh, bạn sẽ thấy cái mà bạn có thể thấy được. Làm sao bạn có thể thấy cái mà bạn không thể thấy được? Năng lực của bạn để thấy xác định ra nhiều thứ. Bạn nghe thấy cái bạn có thể nghe, không phải là cái có đó. Nếu phật đi qua, bạn có thể không có khả năng nhận ra. Và bạn thực sự đã ở đó khi Phật đi qua, nhưng bạn đã bỏ lỡ ông ấy. Bạn đã ở đó! Bạn đã ở đó khi Jesus còn sống, nhưng bạn đã đóng đinh ông ấy. Khó thấy được vì bạn thấy theo cách riêng của bạn. Bạn có các quan niệm, bạn có các phân loại, bạn có các thái độ. Qua chúng bạn nhìn vào một Phật hay một Jesus.

Jesus có vẻ giống kẻ tội phạm đối với bạn. Khi Jesus bị đóng đinh ông ấy đã bị đóng đinh cùng với hai tội phạm khác; mỗi bên có một kẻ trộm. Ba người này bị đóng đinh cùng nhau, và Jesus ở giữa hai kẻ trộm. Tại sao? Ông ấy bằng cách nào đó bị coi là tội phạm vô đạo đức và bạn đã có đó để phán xét. Cho dù Jesus đến ngay bây giờ, bạn sẽ phán xét lần nữa theo cùng cách vì việc phán xét của bạn, tiêu chí của bạn, đã không thay đổi.

Jesus sống và ở lại với bất kì người nào và mọi người. Ông ấy ở trong nhà của gái mãi dâm, và cả làng chống lại ông ấy. Nhưng giá trị của ông ấy là khác. Gái mãi dâm tới, kì cọ chân ông ấy bằng nước mắt của cô ấy và nói, "Tôi là người phạm tội. Tôi là tội nhân và ông là hi vọng duy nhất của tôi. Nếu ông tới nhà tôi, tôi sẽ được làm nhẹ khỏi tội lỗi của tôi. Tôi sẽ lại trở nên sống động. Nếu Jesus có thể tới nhà tôi, thế thì tôi được chấp nhận."

Thế là Jesus đến. Ông ấy ở lại đó, nhưng cả thị trấn chống lại ông ấy. Ông ấy là kiểu người gì vậy, ở nhà gái mãi dâm sao? Nhưng với Jesus yêu là giá trị, và không ai đã trao lời mời yêu như vậy bao giờ. Ông ấy không thể nói không. Và nếu Jesus đã nói không, ông ấy đã không thể là người chứng ngộ. Thế thì ông ấy chắc đã chỉ đang tìm kiếm sự kính trọng xã hội. Ông ấy đã không tìm kiếm sự kính trọng.

Trong một làng khác, cả thị trấn tới Jesus với một người đàn bà đã phạm tội. Tronh kinh Cựu ước có viết rằng nếu người nào đó phạm tội, cô ấy sẽ bị ném đá đến chết. Không phải là anh ta phải bị, đó là cô ta phải bị ném đá tới chết, vì chỉ đàn bà phạm tội; đàn ông không bao giờ phạm tội - vì mọi kinh sách này đều do đàn ông viết. Và đây là vấn đề lớn, cho nên họ hỏi Jesus về điều đó. Họ đã giở thủ đoạn, vì nếu Jesus mà nói, "Không, đừng giết người đàn bà này, đừng là quan toà," thế thì họ có thể nói, "Ông đang chống lại kinh sách." Còn nếu Jesus mà nói, "Có, giết người đàn bà này đi, ném đá cô ta đến chết," thế thì họ sẽ nói, "Thông điệp của ông ‘Yêu kẻ thù của ông’ đã đi đâu rồi 'Ông không phán xét để cho ông sẽ không bị phán xét'?"

Cho nên họ đã giở thủ đoạn. Họ tạo ra thế khó xử - khó xử logic. Bất kì cái gì Jesus nói, ông ấy chắc sẽ bị sập bẫy. Nhưng bạn không thể bẫy được người chứng ngộ, điều đó là không thể được, và bạn càng cố bẫy ông ấy, bạn sẽ bị sập bẫy với ông ấy. Cho nên Jesus nói, "Kinh sách là tuyệt đối đúng. Nhưng tiến lên trước chỉ những người chưa bao giờ phạm tội. Cầm đá trong tay các vị và giết người đàn bà này, nhưng chỉ những người chưa bao giờ phạm tội." Đám đông bắt đầu tản mác đi. Nhưng người đứng hàng trước lùi lại - vì ai sẽ ném đá người đàn bà này?

Nhưng họ trở thành kẻ thù của Jesus. Và khi tôi nói "họ," tôi ngụ ý bạn. Bạn bao giờ cũng ở đây rồi. Bạn không thể nhận ra, bạn không thể thấy. Bạn mù! Đó là lí do tại sao bạn bao giờ cũng cảm thấy rằng thế giới là xấu và không có chứng ngộ - rằng mọi người đều bệnh hoạn. Nó không phải vậy đâu, nhưng bạn chỉ có thể thấy bệnh hoạn vì bạn đang bệnh hoạn. Bạn có thể hiểu được ốm vì bạn ốm. Bạn không thể hiểu được khoẻ vì bạn chưa bao giờ là khoẻ. Ngôn ngữ về khoẻ đơn giản thoát khỏi bạn.

Tôi đã nghe nói về môt nhà huyền môn Do Thái, Baal Shem. Ai đó tới và hỏi Baal Shem, "Cái gì có ý nghĩa hơn, cái gì có giá trị hơn - giầu có hay trí huệ?"

Người này hỏi câu hỏi này là có lí do, cho nên Baal Shem cười và nói, "Tất nhiên, trí huệ có ý nghĩa hơn, giá trị hơn."

Thế rồi người này nói, "Thế thì, Baal Shem, câu hỏi thứ hai: Tôi bao giờ cũng thấy ông, người trí huệ, chờ đợi giầu có. Ông bao giờ cũng đi tới người giầu. Tôi chưa bao giờ thấy bất kì người giầu nào đợi ông, người trí huệ, và ông nói rằng trí huệ là có giá trị hơn giầu có. Thế thì giải thích hiện tượng này cho tôi đi."

Baal Shem cười và nói, "Vâng, người trí huệ đi tới người giầu có vì họ là trí huệ và họ biết giá trị của giầu có, còn người giầu có chỉ là giầu có - đơn giản giầu có và không cái gì khác - và họ không thể hiểu được giá trị của trí huệ. Tất nhiên, tôi đi - vì tôi hiểu giá trị của giầu có. Còn những kẻ ngốc nghèo kia thì sao? Họ chỉ giầu có - không cái gì khác. Họ không thể hiểu được giá trị của trí huệ, cho nên họ không bao giờ tới tôi."

Nếu bạn thấy một thánh nhân đi tới một cung điện, bạn sẽ nói, "Được! Người này không phải là thánh nhân." Sự việc được kết thúc vì bạn nhìn qua con mắt riêng của bạn. Giầu có có nghĩa cho bạn. Bạn chỉ có thể đi theo một thánh nhân người từ bỏ giầu có vì bạn bị ám ảnh bởi giầu có. Bạn nhìn qua bạn, và bất kì cái gì bạn nói nhiều phần là về bạn hơn về bất kì người nào khác. Nó bao giờ cũng là về bạn; bạn là việc tham chiếu. Khi bạn nói rằng Phật không chứng ngộ, bạn không ngụ ý điều đó. Bạn đơn giản ngụ ý, "Với tôi ông ấy dường như không chứng ngộ."

Nhưng bạn là ai? Và chứng ngộ của ông ấy bằng bất kì cách nào có phụ thuộc vào thái độ của bạn, cách tiếp cận của bạn, quan điểm của bạn không? Bạn đã cố định các phân loại ý nghĩ và bạn liên tục dùng chúng. Với bạn bệnh hoạn là nhận ra được, nhưng chứng ngộ thì không. Và bạn không thể hiểu được rằng cái nào cao hơn bạn - nhớ lấy. Bạn chỉ có thể hiểu cái thấp hơn bạn hay nhiều nhất là cùng mức. Bạn không thể hiểu được cái cao hơn, điều đó là không thể được. Để hiểu cái cao hơn bạn sẽ phải chuyển lên cao hơn. Bạn có thể hiểu được cái thấp hơn.

Nhìn điều đó theo cách này: người điên không thể hiểu được bạn. Không thể có chuyện người điên hiểu bạn; người đó nhìn qua sự điên của người đó. Nhưng bạn có thể hiểu được người điên. Người đó thấp hơn bạn. Người thường có thể hiểu được người bất thường, người đã đi xuống thấp, bệnh hoạn, nhưng người đó không thể hiểu được người cao hơn. Ngay cả Freud cũng sợ.

Jung đã viết trong hồi kí của ông ấy rằng có một lần chuyện xảy ra cho ông ấy là ông ấy muốn phân tích mơ của Freud. Ông ấy là một trong những đại đệ tử của Freud. Họ cùng đi sang Mĩ trên một con tàu, cho nên trong nhiều ngày họ đã ở cùng nhau. Một hôm Jung thu lấy can đảm. Ông ấy là đệ tử thân tín nhất vào những ngày đó, và ông ấy hỏi Freud, "Tôi muốn phân tích mơ của thầy, cho nên xin thầy kể lại cho tôi bất kì giấc mơ nào. Trong nhiều, nhiều ngày chúng ta sẽ ở cùng nhau, cho nên tôi sẽ phân tích nó."

Freud đã nói gì? Freud nói, "Ông ngụ ý gì? Nếu ông phân tích giấc mơ của tôi, tôi sẽ mất thẩm quyền. Tôi không thể nói cho ông giấc mơ của tôi được." Ông ấy sợ thế vì trong mơ của ông ấy cùng bệnh hoạn, cùng ốm yếu sẽ được lộ ra như ông ấy đang làm lộ ra trong mơ của người khác. Ông ấy nói, "Tôi không thể mất thẩm quyền của tôi được. Tôi không thể kể cho ông về mơ của tôi."

Freud, nhà tâm lí học vĩ đại nhất của thời đại này, là nguồn cho mọi ốm yếu mà bất kì người nào khác đang vậy. Khi Jung nói rằng "Tôi sẽ bỏ thầy," ông ấy đã ngã nhào từ ghế xuống và trở nên bất tỉnh. Ông ấy ngất đi. Trong nhiều giờ ông ấy đã vô ý thức vì ông ấy bị choáng thế chỉ bởi ý tưởng về một đệ tử bỏ ông ấy, chỉ bởi một đệ tử nói, "Tôi sẽ bỏ thầy."

Nếu bạn nói với phật, "Tôi sẽ bỏ thầy," bạn có thể quan niệm được ông ấy ngã xuống và trở nên vô ý thức không? Ngay cả với mười nghìn đệ tử bỏ ông ấy, ông ấy sẽ vẫn hạnh phúc - hạnh phúc tới mức ông ấy sẽ cảm thấy thoải mái nếu bạn đi. Tại sao? Các nhà tâm lí của bạn là giống bạn thôi. Họ không từ bên trên. Họ có cùng vấn đề, cho nên nhà tâm lí này đi sang nhà tâm lí khác để được phân tích. Điều đó không giống như bác sĩ này đi tới bác sĩ khác để được điều trị. Với các bác sĩ điều đó là được; họ có thể được tha thứ. Nhưng với nhà tâm lí điều đó dường như ngớ ngẩn. Nhà tâm lí này đi tới nhà tâm lí khác để được phân tích sao? Điều đó nghĩa là gì? Ông ấy là người bình thường. Tâm lí học chỉ là một nghề.

Phật không trong bất kì nghề nào, ông ấy không phải là người bình thường. Ông ấy đã thức tỉnh tới thực tại mới; ông ấy đã đạt tới trạng thái hiện hữu mới. Bây giờ ông ấy có thể nhìn từ trên đỉnh. Ông ấy có thể hiểu bạn, nhưng bạn không thể hiểu được ông ấy. Và dù ông ấy cố gắng thế nào, thực sự không thể nào làm cho bạn hiểu được ông ấy. Bạn sẽ liên tục hiểu lầm ông ấy trừ phi bạn không bị hút bởi lời của ông ấy, nhưng bị hút bởi nhân cách của ông ấy - trừ phi bạn bị hút bởi từ lực của ông ấy, không bởi lời của ông ấy. Chừng nào bạn chưa trở thành giống như mảnh sắt và bạn bị hút bởi từ lực của ông ấy, bạn sẽ không có khả năng hiểu được ông ấy; bạn sẽ hiểu lầm. Đó là lí do tại sao bạn không thể thấy được. Nhưng thế giới bao giờ cũng có những người chứng ngộ. Bệnh hoạn được nhận ra bởi vì chúng ta bệnh hoạn, cho nên chúng ta có thể nhìn và hiểu nó.

Thứ hai, cho dù chỉ có một người - chỉ một người duy nhất đã đạt tới chứng ngộ trong suốt lịch sử con người, cho dù chỉ có một Phật, ông ấy là đủ để chỉ cho bạn khả năng này. Nếu nó có thể xảy ra cho một con người, sao nó không thể xảy ra cho bạn? Nếu một hạt mầm có thể trở thành hoa, thế thì mọi hạt mầm đều có tiềm năng trở thành hoa. Bạn có thể chỉ là một hạt mầm, nhưng bây giờ bạn biết tương lai của bạn. Bây giờ bạn nhận biết rằng nhiều điều nữa là có thể.

Nhưng với tâm trí con người điều ngược lại đang xảy ra. Nó bao giờ cũng xảy ra. Bạn thấy một cái kén và thế rồi nó bị phá ra, và thế rồi bướm chui ra. Với con người dường như là điều ngược lại. Con người được sinh ra như bướm, và thế rồi con người đi vào trong kén. Mọi đứa trẻ là giống Phật nhiều hơn khi nó sẽ lại là phật. Nhìn đứa trẻ, nhìn vào đôi mắt mà xem. Chúng giống Phật nhiều hơn bất kì mắt nào của người lớn. Cách nó ngồi, cách nó đi - duyên dáng, đẹp, sống trong khoảnh khắc, ngay cả giận của nó cũng đẹp. Nó là toàn bộ thế, và bất kì khi nào bất kì cái gì là toàn bộ đều đẹp.

Nhìn đứa trẻ giận hờn nhảy nhót và la hét. Chỉ nhìn thôi! Đừng quan tâm tới bản thân bạn, rằng nó đang quấy bạn. Cứ nhìn vào hiện tượng này. Giận là đẹp - vì đứa trẻ là toàn bộ tới mức trong đó không cái gì bị bỏ lại sau. Nó là giận, và nó là đích thực tới mức không cái gì bị đè nén. Nó không giữ lại, nó di chuyển đi và trở thành giận. Nhìn đứa trẻ khi nó yêu, khi nó đón chào bạn, khi nó tới gần bạn: nó giống như phật. Nhưng chẳng mấy chốc bạn sẽ giúp nó, xã hội sẽ giúp nó đi vào cái kén, và thế thì nó sẽ chết trong cái kén.

Từ chiếc nôi chúng ta đi vào trong nấm mồ ngay lập tức. Đó là lí do tại sao nhiều bệnh hoạn thế có đó - vì không ai được phép là tự nhiên. Bệnh hoạn bị áp đặt. Bạn bị giam giữ, cầm tù trong hình mẫu chết, và thế rồi con người tự phát của bạn bị đau khổ và bạn không thể thoát ra khỏi nó. Đó là lí do tại sao nhiều bệnh hoạn thế có đó. Bệnh hoạn này do con người tạo ra - và con người càng trở nên văn minh, con người càng trở nên bệnh hoạn hơn. Cho nên bây giờ đây là tiêu chí: nếu trong nước bạn có ít người điên, biết rõ rằng bạn kém văn minh hơn. Nếu trong nước bạn người điên đang tăng lên, và mọi người đang đi tới không lành mạnh và mọi người đi tới nhà phân tâm, biết rõ rằng bạn là nước văn minh nhất trên thế giới.

Khi bất kì nước nào đạt tới điều kiện tốt nhất, mọi người sẽ trở nên điên. Văn minh lái bạn tới điên vì nó không cho phép bạn là cái ta tự nhiên của bạn. Mọi thứ bị đè nén, và với đè nén mọi thứ bị quấy rối. Bạn thậm chí không thể thở một cách tự nhiên; bất kì cái gì khác đều bắt nguồn từ vấn đề này. Ngay cả hơi thở của bạn cũng phi tự nhiên. Bạn không thể thở sâu được vì xã hội không cho phép bạn làm việc thở sâu.

Thở sâu mà xem, vì nếu bạn lấy hơi thở sâu bạn không thể đè nén bản năng của bạn. Nếu bạn muốn đè nén bất kì cái gì, bạn có thể quan sát thay đổi trong việc thở trong bản thân bạn. Nếu bạn giận và bạn muốn đè nén nó, bạn sẽ làm gì? Ngay lập tức bạn sẽ dừng thở. Với giận việc thở đi sâu hơn, vì giận sẽ cần dòng máu nóng trong bạn, giận sẽ cần nhiều ô xi hơn. Giận sẽ cần thay đổi hoá chất nào đó bên trong bạn, và qua việc thở những thay đổi này xảy ra. Cho nên bất kì khi nào bạn cảm thấy giận và bạn muốn đè nén nó, bạn sẽ không có khả năng thở một cách tự nhiên. Bạn sẽ lấy hơi thở nông.

Nhìn đứa trẻ và bảo nó không làm cái gì đó. Ngay lập tức việc thở của nó sẽ là nông. Thế thì nó sẽ không có khả năng thở sâu, vì nếu nó lấy hơi thở sâu nó không thể tuân theo mệnh lệnh của bạn được. Thế thì nó sẽ làm bất kì cái gì nó thích làm. Cho nên không ai thậm chí lấy hơi thở sâu. Nếu bạn lấy hơi thở sâu, trung tâm dục của bạn bị cọ sát từ bên trong và xã hội chống lại điều này. Lấy hơi thở chậm, hơi thở nông. Không đi sâu, thế thì trung tâm dục không bị đập!

Thực sự, con người văn minh đã trở nên không có khả năng cực thích dục sâu vì người đó không thể lấy hơi thở sâu. Trong hành động yêu việc thở của bạn phải sâu tới mức toàn thân bạn trở nên được tham gia. Bằng không bạn sẽ không đạt tới cực thích, và thế thì bạn sẽ cảm thấy thất vọng. Cho nên nhiều người tới tôi và họ nói, "Chẳng có vui thú gì trong dục, Chúng tôi liên tục làm nó như hành động máy móc, và năng lượng chỉ bị mất đi. Sau việc đó chúng tôi cảm thấy thất vọng, chán nản." Lí do không phải là dục, lí do chỉ là việc họ không đi vào nó một cách toàn bộ. Nó trở thành cục bộ, cho nên chỉ tinh dịch được xả ra. Thế rồi họ cảm thấy yếu, và không cái gì thu được qua nó.

Nếu toàn thân được tham gia như con vật, nếu mọi tế bào của thân thể bị kích động và bắt đầu rung chuyển, nếu toàn thân trở thành giống như lực điện và việc cảm chuyển động, nếu bạn trở thành vô ngã, vô đầu, và suy nghĩ không có đó, nếu bạn là thân thể chuyển động trong nhịp điệu, rung động trong nhịp điệu, thế thì bạn sẽ có vui thích sâu từ nó. Bạn sẽ cảm thấy được thảnh thơi - theo nghĩa nào đó, được hoàn thành.

Nhưng điều này không thể xảy ra được vì bạn không thể lấy hơi thở sâu. Bạn sợ thế... Nhìn vào thân thể mà xem. Thân thể có hai cực. Một cực dành cho lấy vào - đầu bạn là để cho lấy vào. Cực trên là để lấy vào thức ăn, không khí, ấn tượng, ý nghĩ, bất kì cái gì. Bạn lấy vào từ phần trên; đây là một cực. Thân thể thấp hơn là để đưa ra. Nó không dành cho lấy vào, bạn không thể lấy được bất kì cái gì từ phần thấp hơn. Thân thể thấp hơn là để đưa ra, để thảnh thơi. Bạn lấy từ phần trên, và từ phần dưới bạn xả nó ra.

Nhưng con người văn minh chỉ lấy vào - không bao giờ xả ra. Điều đó tạo ra bệnh hoạn. Bạn phát điên. Nó cũng giống như ăn thức ăn và thế rồi liên tục trữ nó lại, không bao giờ thải ra. Bạn sẽ phát điên. Cực kia phải được dùng. Nếu người nào đó là người keo kiệt, tự động người đó trở nên bị táo bón. Nhìn bất kì người keo kiệt mà xem: người đó sẽ phải chịu chứng táo bón. Keo kiệt là một loại táo bón tâm linh. Cho nên liên tục tích trữ, không bỏ bất kì cái gì.

Những người chống lại dục mà không biết họ đang làm gì đều là người keo kiệt. Họ liên tục lấy vào, nhưng họ sẽ không đưa ra năng lượng dục. Thế thì họ sẽ phát điên. Không có nhu cầu đưa ra nó từ trung tâm dục. Có khả năng khác - đưa nó ra từ sahasrar, trung tâm cao nhất ở đỉnh đầu. Đó là điều mật tông dạy. Nhưng nó phải được đưa ra, bạn không thể tích trữ nó. Không cái gì có thể được tích trữ trên thế giới. Thế giới là sự vận động, nó là dòng sông. Lấy vào và cho ra đi. Nếu bạn lấy vào và không bao giờ cho ra, bạn sẽ phát điên.

Đó là điều đang xảy ra: mọi người đang lấy và không ai cho. Bạn trở nên sợ khi một khoảnh khắc của cho tới. Bạn chỉ muốn lấy - ngay cả với yêu. Bạn muốn rằng ai đó phải yêu bạn. Nhu cầu cơ bản là ở chỗ bạn phải yêu ai đó, thế thì bạn sẽ được cho ra. Nếu ai đó yêu bạn điều đó sẽ không giúp ích, vì thế thì bạn đang lại lấy vào. Cả hai cực này phải được cân bằng; thế thì lành mạnh xảy ra. Và đó là điều tôi gọi là con người bình thường. Người bình thường là người có việc lấy vào và cho ra song song, cân bằng. Người đó là bình thường.

Tôi gọi người đó là bất thường khi người đó có việc lấy vào quá nhiều và việc cho ra không cân bằng. Người đó không cho ra chút nào. Cho dù đôi khi người đó cho, điều đó phải bị ép buộc. Nó không phải là của riêng người đó. Bạn có thể chộp cái gì đó từ người đó, bạn có thể ép buộc người đó cho, nhưng người đó sẽ không cho. Việc cho của người đó chỉ giống như việc thụt, nó không tự nhiên. Bạn có thể ép buộc, cho nên người đó sẽ ị ra. Nhưng người đó không ị ra, người đó không sẵn sàng. Liên tục tích trữ mọi thứ là bất thường. Thế thì người đó sẽ phát điên, vì toàn thể hệ thống bị rối loạn. Đây là bất thường, và siêu thường là người cho và không bao giờ nhận vào.

Đây là ba điều - người bất thường, người lấy vào và không bao giờ cho ra, người bình thường, người cho và lấy được cân bằng, và người siêu thường, người không bao giờ lấy vào và chỉ cho. Phật là người cho; người điên là người lấy. Người đó là cực đối lập của phật. Nếu cả hai cực được cân bằng, bạn là người bình thường. Ít nhất là bình thường, vì nếu bạn không thể là bình thường, bạn sẽ rơi xuống và bạn sẽ trở thành bất thường.

Đó là lí do tại sao dana - việc cho - được nhấn mạnh nhiều thế trong mọi tôn giáo. Cho đi! Dù nó là bất kì cái gì, cho đi, và đừng nghĩ dưới dạng lấy. Thế thì bạn sẽ trở thành siêu thường. Nhưng điều đó là thứ rất xa xăm. Trước hết là bình thường đi, được cân bằng đi. Bất kì cái gì bạn lấy vào, đem cho nó trở lại thế giới. Bạn chỉ là lối chuyển. Đừng tích trữ. Thế thì bạn sẽ không bao giờ trở nên điên, bạn sẽ không bao giờ bị thần kinh, tinh thần phân liệt, loạn thần kinh hay bất kì cái gì bạn có thể gọi nó.

Định nghĩa của tôi về người bình thường là người được cân bằng, tuyệt đối cân bằng. Không cái gì được giữ lại. Người đó lấy hơi thở vào và thế rồi người đó cho phép nó đi ra. Hơi thở đi vào và hơi thở đi ra là như nhau - được cân bằng. Thử được cân bằng đi, và bao giờ cũng nhớ rằng bạn phải trả lại cái bạn đã lấy. Bạn sẽ sống động, khoẻ mạnh, im lặng, an bình, hạnh phúc. Nhịp điệu sâu sắc sẽ xảy ra cho bạn, và nhịp điệu này xảy ra qua cân bằng của cho và lấy.

Nhưng chúng ta liên tục nghĩ dưới dạng lấy ngày càng nhiều hơn. Bất kì cái gì bạn lấy vào mà không cho nó ra sẽ tạo ra rối loạn, căng thẳng, khổ. Bạn sẽ trở thành địa ngục. Trước khi bạn lấy cái gì đó vào, bao giờ cũng nghĩ tới việc đem cái gì đó ra. Bạn có quan sát rằng bạn bao giờ cũng nhấn mạnh hơi thở đi vào không? Bạn không bao giờ nhấn mạnh hơi thở đi ra. Bạn lấy hơi thở vào, và thế rồi thân thể tống hơi thở ra. Đảo lại điều đó đi: bạn sẽ bình thường hơn. Nhấn mạnh vào hơi thở ra đi. Tống hơi thở ra nhiều nhất có thể được, và để thân thể lấy vào.

Khi bạn lấy vào và bạn đã không xả ra, phổi của bạn trở nên bị chất đầy các bô nic. Thế thì bạn liên tục lấy vào, và bạn không bao giờ xả ra toàn thể phổi. Bạn liên tục ép buộc các bô nic ở bên trong. Thế thì việc thở của bạn trở thành nông, và toàn thể phổi bị chất đầy bởi các bô nic. Đầu tiên tống nó ra, và quên chuyện lấy vào đi. Bản thân thân thể sẽ chăm nom điều đó. Thân thể có trí huệ riêng của nó, và nó trí huệ hơn bạn. Tống hơi thở ra và quên lấy vào đi. Đừng sợ, bạn sẽ không chết đâu. Thân thể sẽ lấy vào, và nó sẽ lấy vào chừng nấy được cần. Bạn đã tống nó ra ngần nào, nó sẽ lấy vào ngần ấy, và cân bằng sẽ có đó. Nếu bạn lấy vào, thế thì bạn sẽ làm rối cân bằng vì tâm trí tích trữ có đó.

Tôi đã ở trong nhiều, nhiều nhà và tôi thấy rằng mọi người đã thu thập nhiều thứ tới mức họ không thể sống được, không có không gian để sống - và họ liên tục tích trữ. Họ liên tục tích trữ, và họ nghĩ rằng một ngày nào đó mọi thứ sẽ được cần. Bất kì cái gì không được cần tới, đừng tích trữ nó. Và nếu cái gì đó được cần nhiều hơn bởi ai đó khác bạn, tốt hơn cả là cho nó đi. Là người cho đi, và bạn sẽ không bao giờ bệnh hoạn. Mọi nền văn minh cổ đều dựa trên dana - trên việc cho, và nền văn minh hiện đại này dựa trên tích trữ. Đó là lí do tại sao nhiều người hơn đang thành bất thường, thần kinh. Mọi người đang hỏi lấy ở đâu, và không ai hỏi đi và cho ở đâu, cho ai.

Câu hỏi cuối cùng:

"Hàng ngày trong từng bài nói, thầy đều nói về nhận biết - nhận biết toàn bộ, nhận biết không ngắt quãng, vân vân. Thầy cũng nói rằng điều đó không thể được đạt tới bằng tâm trí, bằng việc lặp lại một ý nghĩ - rằng nó phải được cảm thấy. Nhưng làm sao người ta có thể cảm được chừng nào người ta chưa đạt tới nó? Việc cảm đó là gì mà là tiền thân của việc đạt tới? Làm sao tưởng tượng hay phóng chiếu ra cái còn chưa xảy ra? Cái đó nữa có xảy ra bằng việc loại trừ tâm trí không? Toàn thế quá trình này là gì? Làm sao nó có thể được làm thành khả thi?"

Khi tôi nói rằng nhận biết không thể được đạt tới bằng tâm trí, tôi ngụ ý rằng bạn không thể đạt tới nó bằng suy nghĩ về nó. Bạn có thể liên tục suy nghĩ về và về, nhưng bạn sẽ đi trong vòng tròn. Khi tôi nói rằng nó không thể được đạt tới bằng tâm trí, tôi ngụ ý rằng nó không thể được đạt tới bằng suy nghĩ. Bạn phải thực hành nó, bạn phải làm nó. Nó có thể được đạt tới chỉ bằng việc làm, không bằng việc nghĩ; đó là điều thứ nhất. Cho nên đừng liên tục nghĩ về nhận biết là gì, làm sao đạt tới nó hay kết quả sẽ là gì. Đừng liên tục nghĩ; bắt đầu làm nó đi.

Khi bước đi trên phố, bước với nhận biết. Điều đó là khó và bạn liên tục quên, nhưng đừng lo. Bất kì khi nào bạn lại nhớ ra, lại tỉnh táo. Đi mọi bước với tỉnh táo đầy đủ, có chủ định, vẫn còn với bước đi, không cho phép tâm trí chuyển đi chỗ nào đó khác. Trong khi ăn; nhai với nhận biết. Bất kì cái gì bạn làm, đừng làm nó một cách máy móc - và đó là khác biệt. Và khi tôi nói rằng nó chỉ có thể được cảm, nghĩa là thế này: chẳng hạn, tôi có thể giơ tay lên một cách máy móc, nhưng thế thì tôi cũng có thể giơ tay lên với đầy tỉnh táo. Tâm trí của tôi ý thức rằng tay tôi đang giơ lên. Làm điều đó đi, thử nó đi - có thời đã là máy móc và thế rồi với tỉnh táo. Bạn sẽ cảm thấy thay đổi. Phẩm chất thay đổi ngay lập tức.

Bước đi với tỉnh táo, và bạn bước khác; duyên dáng khác tới với việc bước của bạn. Bạn đi chậm hơn, đẹp hơn. Nếu bạn bước đi một cách máy móc - chỉ bởi vì bạn biết cách bước và không có nhu cầu tỉnh táo, thế thì việc bước là xấu, không có duyên dáng trong nó. Làm bất kì cái gì bạn đang làm với tỉnh táo, và cảm thấy sự khác biệt. Khi tôi nói “cảm,” tôi ngụ ý quan sát. Đầu tiên làm nó một cách máy móc và thế rồi với nhận biết, và cảm thấy khác biệt. Bạn sẽ có khả năng cảm thấy khác biệt.

Chẳng hạn, nếu bạn ăn với nhận biết, thế thì bạn không thể ăn nhiều hơn việc được cần tới bởi thân thể. Mọi người liên tục tới tôi và họ nói, "Cho chúng tôi chế độ ăn kiêng đi. Trọng lượng của tôi tăng thường xuyên, thân thể tích trữ thường xuyên. Cho chúng tôi chế độ ăn kiêng đi."

Tôi bảo họ, "Đừng nghĩ tới chế độ ăn kiêng, nghĩ về ý thức đi. Với ăn kiêng chẳng cái gì sẽ xảy ra. Bạn không thể làm được điều đó. Bạn sẽ làm nó hôm nay và hôm sau nó sẽ ra đi. Bạn không thể tiếp tục nó được. Thay vì thế, ăn với nhận biết đi."

Phẩm chất thay đổi. Nếu bạn ăn với nhận biết, bạn sẽ nhai nhiều hơn. Với vô ý thức, thói quen máy móc, bạn đơn giản đẩy các thứ vào dạ dầy bạn. Bạn không nhai chút nào, bạn chỉ tọng vào. Thế thì không có vui thích, và bởi vì không có vui thích, bạn cần nhiều thức ăn hơn để có được vui thích. Không có hương vị, cho nên bạn cần nhiều thức ăn hơn.

Cứ tỉnh táo và nhìn điều xảy ra. Nếu bạn tỉnh táo, bạn sẽ nhai nhiều hơn, bạn sẽ cảm thấy hương vị nhiều hơn, bạn sẽ cảm thấy vui thích ăn, và nhiều thời gian hơn sẽ được dành cho nó. Nếu bạn mất nửa giờ để ăn bữa ăn, thế thì bằng việc ăn cùng lượng bữa ăn bằng nhận biết đầy đủ bạn sẽ cần một tiếng rưỡi - gấp ba lần. Trong nửa giờ bạn sẽ ăn chỉ một phần về lượng, và bạn sẽ cảm thấy được hoàn thành nhiều hơn; bạn sẽ tận hưởng bữa ăn nhiều hơn. Và khi thân thể tận hưởng, nó bảo bạn khi nào dừng lại. Khi thân thể không tận hưởng chút nào, nó không bao giờ nói khi nào dừng lại, cho nên bạn tiếp tục. Thế thì thân thể trở nên trì trệ. Bạn không bao giờ nghe điều thân thể đang nói.

Bạn ăn mà không hiện hữu ở đó; điều đó tạo ra vấn đề. Ở đó đi, và mọi quá trình sẽ được làm chậm lại. Đích thân thân thể sẽ nói, "Không thêm nữa!" Và khi thân thể nói điều đó, đó là khoảnh khắc đúng. Nếu bạn nhận biết, bạn không thể xâm phạm trật tự của thân thể. Bạn sẽ dừng lại. Cho nên cho phép thân thể bạn nói cái gì đó. Thân thể đang nói mọi thứ mọi khoảnh khắc, nhưng bạn không có đó để nghe nó. Tỉnh táo và bạn sẽ nghe thấy nó.

Và khi tôi nói, "cảm nó," tôi biết điều đó là khó. Làm sao bạn có thể cảm thấy nhận biết mà không là nhận biết? Tôi không nói rằng bạn có thể cảm thấy chứng ngộ của Phật ngay bây giờ, nhưng người ta phải bắt đầu từ đâu đó. Bạn có thể không có được cả đại dương, nhưng một giọt nước - chỉ một giọt nước - sẽ cho bạn hương vị, và hương vị là như nhau. Nếu ngay cả một khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết, bạn đã nếm trải phật tính. Nó là nhất thời, thoáng nhìn về nó, nhưng bây giờ bạn biết nhiều hơn. Và điều này sẽ không bao giờ xảy ra cho bạn qua suy nghĩ; nó sẽ xảy ra chỉ qua cảm.

Nhấn mạnh là vào cảm vì nhấn mạnh này là vào kinh nghiệm "được sống." Suy nghĩ là giả, bạn có thể liên tục suy nghĩ về yêu và tạo ra các lí thuyết. Bạn thậm chí có thể có bằng tiến sĩ về luận đề yêu, về yêu là gì, và thậm chí chẳng ở trong yêu. Bạn có thể không biết yêu là gì; bạn có thể đã không bao giờ cảm thấy nó. Bạn có thể lớn lên trong tri thức mà không lớn lên trong hiện hữu theo bất kì cách nào. Và đây là hai chiều khác nhau. Bạn có thể liên tục lớn lên trong tri thức. Cái đầu của bạn sẽ liên tục ngày càng lớn lên, nhưng bạn vẫn còn là cùng cái ta tí hon.

Thế thì không cái gì thực sự lớn lên - chỉ tích luỹ. Khi bạn bắt đầu cảm thấy mọi thứ, bạn trưởng thành, hiện hữu của bạn tăng trưởng. Và người ta phải bắt đầu ở đâu đó, cho nên bắt đầu đi! Sẽ có sai lỗi, nhất định vậy. Bạn sẽ liên tục quên, điều đó là tự nhiên. Nhưng đừng bị thất vọng, đừng vứt bỏ nỗ lực đi mà nói, "Tôi không thể làm được nó." Bạn có thể làm được nó đấy! Cùng khả năng này tồn tại trong bạn mà đã tồn tại trong Jesus hay Phật. Bạn là hạt mầm; bạn không thiếu bất kì cái gì chút nào. Bạn chỉ là việc thu xếp, bạn chỉ là cái toàn thể hỗn độn; mọi thứ có đó. Bạn có thể trở thành phật, nhưng việc tái tổ chức lại các phẩm chất của bạn là được cần.

Ngay bây giờ bạn là hỗn độn vì không có thu xếp nào. Thu xếp bước vào khi bạn bắt đầu nhận biết. Chỉ bằng nhận biết của bạn mọi thứ bắt đầu rơi vào hàng, và hỗn độn này mà bạn đang là sẽ trở thành bản giao hưởng.

Xem tiếp Chương 49 - Quay về Mục lục Tập 3 - Quay về Mục lục Toàn tập

0 Đánh giá

Ads Belove Post