Read more
Vigyan Bhairav
Mật Tông Tập 3 - Osho
Sách về các Bí mật:
Bình luận mới
Chương 50. Đi tới rễ
Câu hỏi 1
Đêm qua thầy đã nói rằng bằng thay đổi cái
bên ngoài, cái bên trong vẫn còn không đổi, không được biến đổi. Nhưng chẳng
đúng là thức ăn đúng, lao động đúng, ngủ đúng, hành động và cư xử đúng cũng là
những yếu tố quan trọng cho biến đổi bên trong đó sao? Bỏ qua bên ngoài hoàn
toàn chẳng phải là sai lầm sao?
Cái bên ngoài không thể làm thay đổi cái bên trong, nhưng cái bên ngoài có thể giúp đỡ, hay nó có thể cản trở. Cái bên ngoài có thể tạo ra tình huống trong đó cái bên trong có thể bùng nổ dễ dàng hơn. Điều cần nhớ là thế này: rằng biến đổi bên ngoài không phải là cái bên trong. Cho dù bạn đã làm mọi thứ và tình huống có đó, cái bên trong sẽ không bùng nổ. Tình huống là cần thiết, nó giúp ích, nhưng nó không phải là biến đổi. Và những người được tham gia với cái bên ngoài...
Cái bên ngoài là hiện tượng bao la. Bạn có thể liên tục thay đổi trong nhiều kiếp và bạn sẽ không bao giờ được thoả mãn, và cái gì đó hay cái khác sẽ vẫn còn được thay đổi, vì chừng nào cái bên trong chưa thay đổi, cái bên ngoài không bao giờ có thể là hoàn hảo. Bạn có thể liên tục thay đổi nó và làm cho nó tinh tế lên và ước định nó. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy được thoả mãn. Bạn sẽ không bao giờ đi tới tình huống mà bạn có thể cảm thấy, 'Bây giờ, cánh đồng đã sẵn sàng.' Cho nên nhiều người đã lãng phí các kiếp sống của họ.
Nếu tâm trí bạn trở nên bị ám ảnh với cái bên ngoài - với thức ăn, với quần áo, với cách cư xử... tôi không nói bỏ quên chúng. Không, điều tôi nói là, đừng bị ám ảnh với chúng. Chúng có thể giúp ích, nhưng chúng có thể trở thành cản trở lớn nếu tâm trí bạn trở nên bị ám ảnh. Thế thì nó trở thành lối thoát, thế thì bạn chỉ trì hoãn thay đổi bên trong. Và bạn có thể liên tục thay đổi cái bên ngoài. Cái bên trong thậm chí không được chạm tới bởi nó, cái bên trong vẫn còn như cũ.
Bạn có thể đã nghe một chuyện ngụ ngôn cổ Ấn Độ. Trong 'Panchtantra' có kể rằng một con chuột rất sợ mèo; thường xuyên sợ, lo âu. Nó không thể ngủ được: nó sẽ mơ về mèo và nó sẽ run rẩy. Một thuật sĩ, chỉ từ lòng thương hại, đã biến con chuột thành con mèo. Cái bên ngoài đã thay đổi, nhưng ngay lập tức con chuột bên trong con mèo bây giờ trở nên sợ chó. Lo âu vẫn thế; chỉ đối thể đã thay đổi. Trước đấy đó là mèo, bây giờ đó là chó. Việc run rẩy tiếp tục, phiền não vẫn còn, các giấc mơ vẫn về sợ.
Thế là thuật sĩ biến con mèo thành con chó. Lập tức con chó này trở nên sợ hổ, vì con chuột bên trong vẫn còn là vậy. Con chuột đã không thay đổi; chỉ thân thể, chỉ cái bên ngoài thay đổi. Vẫn cùng lo âu ấy, cùng bệnh ấy, cùng nỗi sợ còn lại. Thuật sĩ biến con chó thành con hổ. Lập tức con chuột bên trong con hổ trở nên sợ thợ săn. Thế là thuật sĩ nói với con chuột, 'Bây giờ lại là chuột lần nữa nhé, vì ta có thể thay đổi thân thể mi, ta không thể thay đổi được mi. Mi có cái tâm của chuột, cho nên ta có thể làm gì được?' Cái tâm của chuột.
Bạn có thể liên tục thay đổi cái bên ngoài, nhưng cái tâm của chuột vẫn còn là nó vậy. Và cái tâm đó tạo ra vấn đề. Hình sẽ đổi, dạng sẽ đổi, nhưng bản chất sẽ vẫn còn như nó vậy. Và chẳng tạo ra khác biệt gì dù bạn sợ mèo, hay sợ chó, hay sợ hổ. Vấn đề không phải là bạn sợ ai; vấn đề là ở chỗ bạn sợ.
Nhấn mạnh là - nhấn mạnh của tôi - ở chỗ bạn phải vẫn còn nhận biết rằng nỗ lực bên ngoài của bạn phải không trở thành cái thay thế cho biến đổi bên trong. Một điều. Nhận mọi giúp đỡ mà có thể được nhận đi. Điều tốt là có thức ăn đúng, nhưng trở nên bị ám ảnh với thức ăn lại là vô nghĩa và điên. Điều tốt là có cách cư xử đúng, nhưng trở nên bị ám ảnh với nó là thần kinh. Bạn phải không trở thành điên về bất kì cái gì.
Ở Ấn Độ có nhiều giáo phái các sannyasins những người bị ám ảnh với thức ăn. Cả ngày họ chỉ nghĩ về thức ăn: ăn cái gì và không ăn cái gì; ai phải chuẩn bị thức ăn và ai phải không chuẩn bị thức ăn. Có lần tôi du hành cùng một sannyasin. Ông ta chỉ uống sữa, và chỉ uống sữa bò, và chỉ từ những con bò mầu trắng; bằng không ông ta sẽ đi mà không có thức ăn. Người này điên.
Nhớ điều này: rằng cái bên trong là quan trọng, có ý nghĩa. Cái bên ngoài có tính giúp đỡ, nó là tốt, nhưng bạn phải không trở nên bị hội tụ với nó. Nó phải không trở thành quan trọng tới mức cái bên trong bị quên lãng. Cái bên trong phải vẫn còn là cái bên trong và là trung tâm, và cái bên ngoài, nếu có thể, nên được thay đổi chỉ như sự giúp đỡ.
Đừng bỏ qua nó hoàn toàn. Không có nhu cầu bỏ qua nó, vì thực cái bên ngoài cũng là một phần của cái bên trong. Nó không phải là cái gì đó đối lập với cái bên trong, nó không phải là cái gì đó mâu thuẫn với cái bên trong, nó không phải là cái gì đó bị áp đặt lên bạn - nó là bạn. Nhưng cái bên trong là trung tâm, và cái bên ngoài là ngoại vi. Cho nên coi nhu cầu ngoại vi, nhu cầu chu vi là quan trọng nhiều đi - nhưng biên giới không phải là nhà. Cho nên quan tâm tới nó, nhưng đừng trở thành điên chạy theo nó.
Tâm trí chúng ta bao giờ cũng cố tìm lối thoát. Nếu bạn có thể trở nên bị dính líu với thức ăn, với quần áo, với thân thể, tâm trí bạn sẽ thoải mái, vì bây giờ bạn sẽ không đi hướng tới cái bên trong. Bây giờ không có nhu cầu thay đổi tâm trí. Bây giờ không có nhu cầu phá huỷ tâm trí, đi ra ngoài tâm trí. Với thay đổi thức ăn, cùng tâm trí đó có thể tồn tại. Bạn có thể ăn cái này cái nọ - cùng tâm trí đó có thể tồn tại. Chỉ khi bạn chuyển vào bên trong... bạn càng đạt tới cái bên trong, tâm trí này mà bạn có càng phải dừng lại. Con đường vào trong là con đường hướng tới vô trí.
Tâm trí trở nên sợ. Nó sẽ cố tìm lối thoát nào đó - cái gì đó để làm với cái bên ngoài. Thế thì tâm trí có thể tồn tại như nó vậy. Bất kì cái gì bạn làm không tạo ra khác biệt. Điều bạn làm là không liên quan - tâm trí này có thể tồn tại, và tâm trí này có thể tìm ra cách thức để làm sao vẫn còn như cũ. Và đôi khi, khi bạn vật lộn với lối ra tự nhiên, tâm trí bạn sẽ tìm ra lối ra suy đồi nào đó điều còn nguy hiểm hơn. Thay vì là sự giúp đỡ, chúng sẽ trở thành cản trở.
Tôi đã nghe nói rằng Mulla Nasrudin bị ngã cầu thang. Chân anh ta bị gãy, cho nên nó phải được bó bột trong khuôn, và anh ta được bảo rằng trong ba tháng anh ta sẽ không lên xuống được cầu thang. Sau ba tháng anh ta tới bác sĩ và khuôn bó bột được tháo ra. Mulla hỏi, 'Giờ thì tôi có thể lên xuống cầu thang được chứ?'
Bác sĩ nói, 'Giờ anh có thể đi. Anh tuyệt đối ổn.'
Mulla nói, 'Giờ tôi sung sướng thế, bác sĩ ơi. Tôi không tin được tôi sung sướng làm sao. Thật là vướng víu quá khi đi đi lên xuống qua đường ống thoát nước cả ngày. Trong ba tháng, mọi ngày đi lên xuống qua đường ống thoát nước - vướng víu quá đi thôi, và toàn thể hàng xóm chê cười tôi. Nhưng ông đã bảo tôi không lên xuống cầu thang, cho nên tôi phải tìm ra cách thức.'
Đây là điều mọi người đang làm. Nếu một lối ra bị chắn, thế thì suy đồi nhất định xảy ra. Và bạn không biết cách thức của tâm trí - chúng rất tinh ranh và rất tinh vi. Mọi người tới tôi với vấn đề của họ. Vấn đề đó dường như là hiển nhiên - nó không phải vậy. Mọi vấn đề dường như là hiển nhiên, rõ ràng - nó không phải vậy. Sâu bên dưới cái gì đó khác được ẩn kín, và chừng nào cái gì đó khác đó còn chưa được biết tới, chưa bị loại bỏ đi, chưa được đi ra ngoài, vấn đề này sẽ vẫn còn. Nó sẽ đổi hình dạng của nó.
Ai đó hút thuốc quá nhiều và người đó muốn dừng việc hút thuốc. Nhưng bản thân việc hút thuốc không phải là vấn đề; vấn đề là cái gì đó khác. Bạn có thể dừng hút thuốc, nhưng vấn đề sẽ còn lại, và nó sẽ phải đi ra ở cái gì đó khác. Khi nào bạn hút thuốc? Khi bạn lo âu, bồn chồn, bạn bắt đầu hút thuốc và việc hút thuốc giúp bạn. Bạn cảm thấy tự tin hơn, bạn cảm thấy được thảnh thơi hơn.
Chỉ bằng việc dừng hút thuốc, bồn chồn của bạn sẽ không thay đổi. Bạn sẽ cảm thấy bồn chồn, bạn sẽ cảm thấy lo âu; lo lắng sẽ tới. Thế rồi bạn sẽ làm cái gì đó khác. Và bạn có thể tìm thấy cái gì đó là cái thay thế hay; nó có vể khác thế. Bạn có thể làm bất kì cái gì. Bạn có thể dùng mật chú thay vì hút thuốc, và bất kì khi nào bạn cảm thấy bồn chồn bạn có thể nói liên tục, RAM, RAM, RAM.
Bạn đang làm gì với hút thuốc? Nó là mật chú đấy. Bạn hút vào và nhả ra, bạn hút vào và nhả ra - nó trở thành thứ lặp lại. Vì việc lặp lại này bạn cảm thấy được thảnh thơi. Lặp lại bất kì cái gì và cùng một điều sẽ xảy ra. Nhưng nếu bạn dùng mật chú và nói, RAM, RAM, RAM, không ai sẽ nói rằng bạn đang làm cái gì đó sai. Và vấn đề vẫn là cùng một thứ.
Vấn đề đã không thay đổi; bạn chỉ thay đổi thủ đoạn. Trước đây bạn đã làm nó bằng hút thuốc; giờ bạn đang làm nó bằng lời. Việc lặp lại giúp đỡ; bất kì điều vô nghĩa nào sẽ giúp đỡ. Bạn chỉ phải lặp lại nó một cách liên tục. Khi bạn lặp lại một thứ, điều đó cho thảnh thơi, vì nó tạo ra một loại chán. Chán là thảnh thơi. Bạn có thể làm bất kì cái gì tạo ra một loại chán. Chán là thảnh thơi. Bạn có thể làm bất kì cái gì tạo ra chán.
Nếu bạn hút thuốc, mọi người sẽ nói rằng điều đó là sai. Và nếu bạn đang tụng mật chú, không ai sẽ nói rằng nó là sai. Nhưng nếu vấn đề vẫn là cùng một thứ, tôi nói rằng nó cũng là sai - hơn nữa, còn nguy hiểm hơn việc trước, vì với hút thuốc bạn nhận biết rằng nó là sai. Bây giờ, với việc tụng mật chú này, bạn không nhận biết về bệnh này rằng bạn vô nhận biết là nguy hiểm hơn và hại nhiều hơn.
Bạn có thể làm bất kì cái gì trên bề mặt, nhưng chừng nào rễ sâu hơn còn chưa thay đổi, không cái gì xảy ra. Cho nên với cái bên ngoài nhớ điều này: nhận biết về nó, và chuyển từ bề mặt hướng tới rễ và tìm rễ - tại sao bạn bồn chồn? Ai đó ăn quá nhiều thức ăn. Điều đó có thể được dừng lại. Bạn có thể ép buộc bản thân bạn không ăn quá nhiều. Nhưng tại sao người ta ăn quá nhiều thức ăn? Tại sao? Vì đây không phải là nhu cầu thân thể, cho nên ở đâu đó tâm trí đang can thiệp vào. Cái gì đó phải được làm với tâm trí; nó không phải là vấn đề của thân thể. Tại sao bạn liên tục tọng vào bản thân bạn?
Ám ảnh quá nhiều với thức ăn là nhu cầu yêu. Nếu bạn không được yêu nhiều, bạn sẽ ăn nhiều hơn. Nếu bạn được yêu và bạn có thể yêu, bạn sẽ ăn ít hơn. Bất kì khi nào ai đó yêu bạn, bạn không thể ăn được nhiều. Yêu trút đầy bạn nhiều thế, bạn không cảm thấy trống rỗng. Khi không có yêu, bạn cảm thấy trống rỗng; cái gì đó phải được tọng vào - bạn liên tục ép buộc thức ăn.
Và có các lí do, lí do gốc rễ, cho điều đó, vì việc đương đầu lần đầu tiên của đứa trẻ với yêu và thức ăn là đồng thời. Từ cùng bầu vú, từ cùng người mẹ, nó nhận thức ăn và tình yêu - thức ăn và tình yêu trở nên được liên kết. Nếu người mẹ yêu, đứa trẻ sẽ không bao giờ ăn quá nhiều sữa. Không có nhu cầu. Nó bao giờ cũng được an ninh trong tình yêu; nó biết rằng bất kì khi nào có nhu cầu, thức ăn sẽ tới, sữa sẽ có đó, người mẹ sẽ có đó. Nó cảm thấy an ninh. Nhưng nếu người mẹ không yêu, thế thì nó trong bất an ninh. Thế thì nó không biết liệu, khi nó cảm thấy đói, thức ăn có tới không, vì không có yêu. Nó sẽ ăn nhiều hơn. Và điều này sẽ tiếp tục. Điều đó sẽ trở thành rễ vô ý thức.
Cho nên bạn có thể liên tục thay đổi thức ăn - ăn cái này, ăn cái nọ, không ăn cái này - nhưng điều đó không tạo ra khác biệt, vì rễ cơ bản vẫn còn đó. Thế thì nếu bạn dừng tọng vào bản thân bạn các thức ăn, bạn sẽ bắt đầu tọng vào cái gì đó khác. Và có nhiều cách thức. Nếu bạn dừng ăn quá nhiều bạn có thể bắt đầu tích luỹ tiền bạc. Thế thì lần nữa bạn phải được trút đầy bằng cái gì đó; thế thì bạn liên tục tích luỹ tiền.
Quan sát sâu vào, và bạn sẽ thấy rằng người tích luỹ tiền không bao giờ trong yêu, không thể trong yêu được, vì tích luỹ tiền thực sự là cái thay thế. Với tiền người đó sẽ cảm thấy an ninh bây giờ. Khi bạn được yêu không có bất an ninh; trong yêu mọi sợ biến mất. Trong yêu không có tương lai, không có quá khứ. Khoảnh khắc này là đủ, chính khoảnh khắc này là vĩnh hằng. Bạn được chấp nhận. Không có lo âu về tương lai, về điều sẽ xảy ra ngày mai - không có ngày mai trong yêu.
Nhưng nếu yêu không có đó, thế thì ngày mai có đó. Cái gì sẽ xảy ra? Tích luỹ tiền đi, bởi vì bạn không thể dựa vào bất kì người nào. Cho nên dựa vào mọi vật, dựa vào tiền và của cải. Có những người nói, 'Cúng dường tiền của ông đi. Đừng tích luỹ tiền. Là không gắn bó với tiền.' Nhưng đây là những thứ bề ngoài, vì nhu cầu bên trong sẽ vẫn còn là như cũ - thế thì người đó sẽ bắt đầu tích luỹ cái gì đó khác.
Dừng lối ra này và bạn sẽ phải tạo ra lối ra khác - chừng nào rễ còn chưa bị phá huỷ. Cho nên đừng quá quan tâm nhiều tới cái bên ngoài. Nhận biết về bất kì cái gì là nhân cách bên ngoài của bạn đi. Nhận biết về nó, tỉnh táo, và từ ngoại vi bao giờ cũng chuyển tới rễ để tìm ra cái gì là nguyên nhân ở đó. Dù xáo động thế nào, chuyển tới rễ đi. Một khi bạn đi tới biết rễ, một khi rễ được phơi ra... Nhớ luật này: rễ chỉ có thể tồn tại trong bóng tối - không chỉ rễ của cây, mà rễ của bất kì cái gì. Chúng chỉ có thể tồn tại trong bóng tối. Một khi chúng được mang ra ánh sáng, chúng chết.
Cho nên chuyển cùng với ngoại vi của bạn đi; đào sâu nó và đi tới rễ, và mang rễ tới ý thức, tới ánh sáng. Một khi bạn đã đi tới rễ, nó đơn giản biến mất. Bạn phải không làm bất kì cái gì về nó. Bạn phải làm cái gì đó chỉ bởi vì bạn không biết vấn đề là gì. Vấn đề được hiểu đúng thì biến mất. Hiểu đúng vấn đề, hiểu rễ của vấn đề, trở thành việc biết mất của nó. Điều đầu tiên.
Điều thứ hai: bất kì cái gì bạn làm đều là ở bề mặt; nó không phải là bạn trong tính toàn bộ của bạn. Cho nên đừng phán xét một người bằng hành động của người đó, vì hành động rất có tính nguyên tử. Bạn thấy một người đang giận, và bạn có thể phán xét rằng người này đầy hận thù, bạo hành, trả thù. Nhưng khoảnh khắc sau giận biến mất; người này trở thành đáng yêu như có thể, và hương thơm khác, việc nở hoa khác, tới trên mặt người đó. Giận có tính nguyên tử. Đừng phán xét toàn thể người này. Nhưng yêu này cũng có tính nguyên tử. Đừng phán xét toàn thể người này bằng yêu này.
Bất kì cái gì bạn đã làm đều không phải là tổng cộng của bạn. Hành động của bạn vẫn còn chỉ có tính nguyên tử - tất nhiên là một phần của bạn, nhưng tính toàn bộ của bạn siêu việt trên chúng. Bạn có thể khác ngay lập tức. Và bất kì cái gì được biết về bạn bởi hành vi của bạn, bởi việc làm của bạn, bạn có thể mâu thuẫn lại. Bạn có thể đã là thánh nhân: bạn có thể trở thành tội nhân chính khoảnh khắc này. Không ai có thể hình dung được rằng bạn, một thánh nhân, có thể làm điều này. Bạn có thể làm điều đó. Điều đó là không thể quan niệm nổi. Bạn có thể đã là tội nhân mãi tới khoảnh khắc này, và khoảnh khắc tiếp bạn có thể nhảy ra khỏi nó.
Điều tôi đang nói là, cái bên trong của bạn là bao la và vĩ đại tới mức bởi cái bên ngoài của bạn không thể bị phán xét. Cái bên ngoài của bạn vẫn còn là bên ngoài, ngẫu nhiên. Tôi sẽ nhắc lại điều đó. Cái bên ngoài của bạn vẫn còn là ngẫu nhiên, cái bên trong của bạn là bản chất. Cho nên nhớ làm phát lộ ra cái bên trong và đừng bị dính líu với cái bên ngoài.
Một điều nữa: cái bên ngoài bao giờ cũng là của quá khứ. Nó bao giờ cũng là chết, vì bất kì cái gì bạn đã làm, bạn đã làm rồi. Nó bao giờ cũng là của quá khứ, nó không bao giờ sống động. Cái bên trong bao giờ cũng sống động, nó là ở đây và bây giờ, và cái bên ngoài bao giờ cũng là chết. Nếu bạn biết tôi - bất kì cái gì tôi đã làm và nói - bạn biết quá khứ của tôi, bạn không biết tôi. Tôi ở đây, cái đang sống. Đó là điểm bên trong của tôi, và bất kì cái gì bạn biết về tôi chỉ là cái bên ngoài. Nó là chết, nó không còn đó.
Quan sát điều đó trong ý thức riêng của bạn đi. Bất kì cái gì bạn đã làm đều không phải là bó buộc lên bạn. Nó thực sự không còn nữa; nó chỉ là kí ức. Và bạn là lớn hơn điều đó. Những khả năng vô hạn của bạn có đó. Chỉ là ngẫu nhiên mà bạn là tội nhân hay bạn là thánh nhân. Chỉ ngẫu nhiên mà bạn là người Ki tô giáo hay người Hindu. Nhưng hiện hữu bên trong nhất của bạn không là ngẫu nhiên; nó là bản chất.
Nhấn mạnh vào cái bên trong là nhấn mạnh vào cái bản chất. Và cái bên trong đó vẫn còn tự do, nó là tự do. Cái bên ngoài là nô lệ, vì bạn có thể biết chỉ cái bên ngoài khi nó đã xảy ra; thế thì bạn không thể làm được bất kì cái gì về nó. Bạn có thể làm được gì về quá khứ của bạn? Nó không thể được hoàn tác, bạn không thể đi lui được. Bạn không thể làm được bất kì cái gì với quá khứ; nó là sự nô lệ.
Nếu bạn hiểu nó đúng, thế thì bạn có thể hiểu lí thuyết về nghiệp, lí thuyết về hành động. Lí thuyết này - một trong những phần bản chất nhất của việc nhận ra Hindu - là ở chỗ chừng nào bạn chưa đi ra ngoài nghiệp, bạn không tự do; chừng nào bạn chưa đi ra ngoài mọi hành động, bạn sẽ vẫn còn trong lệ thuộc. Đừng chú ý nhiều tới cái bên ngoài, đừng bị ám ảnh bởi nó. Dùng nó như sự giúp đỡ, nhưng liên tục nhớ rằng cái bên trong phải được khám phá.
Những kĩ thuật này chúng ta đang thảo luận ở đây là dành cho cái bên trong, cho cách khám phá ra nó. Tôi sẽ nói cho bạn một điều. Đã từng có những tín ngưỡng... Chẳng hạn, một trong những tín ngưỡng tôn giáo quan trọng nhất đã là Jaina giáo. Nhưng Jaina giáo chú ý quá nhiều tới cái bên ngoài; quá nhiều, nhiều tới mức họ quên hoàn toàn rằng có bất kì cái gì như thiền, rằng có bất kì cái gì như khoa học của yoga. Họ quên nó hoàn toàn.
Họ bị ám ảnh với thức ăn, với quần áo, với ngủ, với mọi thứ - nhưng không với nỗ lực hướng tới thiền. Không phải là trong tín ngưỡng của họ về nguồn gốc không có thiền, vì không tôn giáo nào có thể được sinh ra mà không có nó, nhưng họ đã bị ám ảnh ở đâu đó với cái bên ngoài. Nó đã trở thành quan trọng tới mức họ quên hoàn toàn rằng toàn thể tình huống này chỉ là sự giúp đỡ; nó không phải là mục đích.
Cái gì bạn ăn không phải là mục đích. Cái gì bạn hiện hữu là mục đích. Điều tốt là thói quen ăn của bạn làm phát lộ ra sự hiện hữu. Nó là tốt. Nhưng nếu bạn trở nên chỉ bị ám ảnh với việc ăn, liên tục nghĩ về ăn, thế thì bạn đã bỏ lỡ vấn đề. Thế thì bạn là người nghiện ăn. Bạn điên, thần kinh.
Câu hỏi 2
Chẳng phải đúng là mọi kĩ thuật thiền đều
thực sự là việc làm đó sao, điều đưa người tìm kiếm tới sự hiện hữu của người
đó?
Theo một cách nào đó, vâng đúng; và theo cách sâu hơn, không đúng. Các kĩ thuật thiền là việc làm, vì bạn được khuyên làm cái gì đó. Ngay cả thiền là làm cái gì đó, ngay cả ngồi im lặng là làm cái gì đó, ngay cả không làm bất kì cái gì là một loại làm. Cho nên theo cách bề ngoài, mọi kĩ thuật thiền là việc làm. Nhưng theo cách sâu hơn chúng không là việc làm, vì nếu bạn thành công trong chúng, việc làm biến mất.
Chỉ lúc ban đầu nó dường như là nỗ lực. Nếu bạn thành công trong nó, nỗ lực biến mất và toàn thể sự việc trở thành tự phát và vô nỗ lực. Nếu bạn thành công trong nó, nó không phải là việc làm. Thế thì không nỗ lực nào về phần bạn là được cần. Nó trở thành chỉ như việc thở - nó có đó. Nhưng lúc ban đầu nỗ lực nhất định có, vì tâm trí không thể làm được bất kì cái gì mà không là nỗ lực. Nếu bạn bảo nó là vô nỗ lực, toàn thể sự việc dường như ngớ ngẩn.
Trong Thiền, nơi nhiều nhấn mạnh được dành cho vô nỗ lực, thầy nói với đệ tử, 'Cứ ngồi đi. Không làm bất kì cái gì.' Và đệ tử cố gắng. Tất nhiên, bạn có thể làm được gì khác hơn là cố gắng? Đệ tử cố gắng chỉ ngồi, và anh ta chỉ ngồi, và anh ta cố không làm bất kì cái gì, và thế rồi thầy đánh vào đầu anh ta bằng thiền thượng và thầy nói, 'Không làm điều này! Ta đã không bảo ông cố ngồi, vì điều đó trở thành nỗ lực. Và không cố không làm bất kì cái gì, vì điều đó là một loại việc làm. Đơn giản ngồi!'
Nếu tôi bảo bạn đơn giản ngồi, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ làm cái gì đó, điều sẽ làm cho nó không phải là việc ngồi đơn giản; nỗ lực sẽ đi vào. Bạn sẽ ngồi cùng nỗ lực; dồn nén sẽ có đó. Bạn không thể đơn giản ngồi được. Điều đó có vẻ kì lạ, nhưng khoảnh khắc bạn cố ngồi một cách đơn giản, nó đã trở thành phức tạp. Chính nỗ lực đơn giản ngồi làm cho nó thành phức tạp. Vậy phải làm gì?
Nhiều năm trôi qua, và đệ tử liên tục ngồi và bị quở mắng, bị kết án bởi thầy rằng anh ta bỏ lỡ vấn đề. Nhưng anh ta đơn giản tiếp tục, tiếp tục, tiếp tục và mọi ngày anh ta đều là thất bại, vì nỗ lực có đó. Và anh ta không thể lừa được thầy. Nhưng một hôm, chỉ kiên nhẫn ngồi, ngay cả ý thức này để ngồi đơn giản biến mất. Một hôm đột nhiên anh ta đang ngồi - như cây hay như đá - không làm bất kì cái gì. Và thế rồi thầy nói, 'Đây là tư thế đúng. Giờ ông đã đạt tới nó. Giờ nhớ điều này. Đây là cách ngồi.' Nhưng cần kiên nhẫn và nỗ lực lâu dài để đạt tới vô nỗ lực.
Lúc đầu, nỗ lực sẽ có đó, việc làm sẽ có đó, nhưng chỉ lúc đầu như điều sai trái cần thiết. Nhưng bạn phải thường xuyên nhớ rằng bạn phải đi ra ngoài nó. Một khoảnh khắc phải tới khi bạn không làm bất kì cái gì về thiền - chỉ hiện hữu ở đó và nó xảy ra; chỉ ngồi hay đứng và nó xảy ra; không làm bất kì cái gì, chỉ nhận biết, nó xảy ra.
Mọi kĩ thuật này chỉ là để giúp bạn đi tới khoảnh khắc vô nỗ lực. Biến đổi bên trong, việc nhận ra bên trong, không thể xảy ra qua nỗ lực, vì nỗ lực là một loại căng thẳng. Với nỗ lực bạn không thể được thảnh thơi một cách toàn bộ; nỗ lực sẽ trở thành rào chắn. Với bối cảnh này trong tâm trí, nếu bạn làm nỗ lực, dần dần bạn sẽ trở nên có năng lực bỏ nó nữa.
Nó giống như việc bơi. Nếu bạn biết bơi, bạn biết rằng lúc ban đầu bạn phải làm nỗ lực - nhưng chỉ lúc ban đầu thôi. Một khi bạn biết cái cảm về nó, một khi bạn biết nó là gì, nỗ lực đã mất đi; bạn có thể bơi vô nỗ lực. Và ngay cả người bơi giỏi cũng không thể nói được việc bơi là gì, đích xác người đó đang làm gì. Thực sự, người đó không làm bất kì cái gì. Người đó đơn giản cho phép bản thân mình ở trong mối quan hệ đáp ứng sâu sắc với nước, với sông. Người đó thực sự không làm bất kì cái gì. Và nếu người đó vẫn làm, người đó vẫn không phải là người chuyên gia - người đó vẫn là người nghiệp dư, vẫn đang học.
Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại. Ở Miến Điện, một sư Phật giáo được lệnh làm thiết kế cho ngôi chùa mới, đặc biệt là cho cái cổng. Thế là ông ấy làm ra nhiều thiết kế. Ông ấy có một đệ tử rất tài năng, cho nên ông ấy bảo đệ tử kia ở gần ông ấy. Khi ông ấy làm thiết kế đệ tử này đơn giản xem, và nếu anh ta thích nó anh ta phải nói rằng nó là được, nó là đúng. Nếu anh ta không thích nó thế thì anh ta phải nói không. Và thầy nói, 'Khi anh nói có, chỉ thế thì ta sẽ gửi thiết kế đi. Nếu anh liên tục nói không, ta sẽ bỏ thiết kế này và sẽ tạo ra thiết kế mới.'
Hàng trăm thiết kế đã bị bỏ đi theo cách này. Ba tháng trôi qua. Ngay cả thầy đã trở nên sợ, nhưng thầy đã nói lời cho nên thầy phải giữ lời. Đệ tử đã ở đó, thầy sẽ làm thiết kế, và thế rồi đệ tử sẽ nói không. Thầy sẽ bắt đầu thiết kế khác.
Một hôm mực sắp hết, cho nên thầy nói, 'Đi ra ngoài tìm thêm mực đi.' Đệ tử đi ra ngoài. Thầy quên mất anh ta, sự hiện diện của anh ta, và trở nên vô nỗ lực. Sự hiện diện của anh ta là vấn đề. Ý tưởng thường xuyên có trong tâm trí thầy là đệ tử có đó, phán xét. Thầy thường xuyên tự hỏi liệu anh ta có thích nó hay không, liệu có bỏ nó lần nữa không. Điều này tạo ra lo âu và thầy không thể tự phát được.
Đệ tử đi ra ngoài. Bản thiết kế được hoàn tất. Đệ tử trở về và anh ta nói 'Tuyệt vời! Nhưng sao thầy không thể làm được nó trước đây?'
Thầy nói, 'Giờ ta hiểu tại sao rồi - vì anh có đó. Vì anh đấy - ta đã làm nỗ lực để có được sự chấp thuận của anh. Nỗ lực này đã phá huỷ toàn thể công việc. Ta không thể là tự nhiên được, ta không thể tuôn chảy, ta không thể quên được bản thân ta vì anh.'
Bất kì khi nào bạn đang hành thiền, chính nỗ lực rằng bạn đang làm nó, chính ý tưởng về thành công trong nó, là rào chắn. Ý thức về điều đó đi. Liên tục làm, và ý thức về điều đó. Một ngày sẽ tới... chỉ qua kiên nhẫn một ngày tới khi nỗ lực không có đó. Thực sự, bạn không có đó, chỉ thiền hiện hữu. Có thể mất thời gian lâu. Điều đó không thể dự đoán được, không ai có thể nói khi nào nó sẽ xảy ra. Vì nếu cái gì đó được dự định đạt tới bởi nỗ lực, nó có thể được dự đoán - rằng nếu bạn làm điều này với nhiều nỗ lực bạn sẽ thành công - nhưng thiền sẽ thành công chỉ khi bạn trở thành vô nỗ lực. Đó là lí do tại sao không cái gì có thể được dự đoán. Không cái gì có thể được nói về khi nào bạn sẽ thành công. Bạn có thể thành công chính khoảnh khắc này, và bạn có thể không thành công trong nhiều kiếp.
Toàn thể sự việc xoay quanh một điều - khi nỗ lực của bạn mất đi và bạn trở thành tự phát, khi thiền của bạn không phải là hành động mà trở thành hiện hữu của bạn, khi thiền của bạn chỉ giống như yêu...
Bạn không thể làm được bất kì cái gì về yêu, hay bạn có thể? Nếu bạn làm bất kì cái gì, bạn làm cho nó thành giả. Nó sẽ trở thành nhân tạo. Nó sẽ không đi sâu. Bạn sẽ không ở trong nó. Nó sẽ trở thành việc diễn. Yêu hiện hữu - bạn không thể làm được bất kì cái gì về nó.
Bạn cũng không thể làm được bất kì cái gì về thiền. Nhưng tôi không ngụ ý đừng làm bất kì cái gì, vì thế thì bạn sẽ vẫn còn là bất kì cái gì bạn đang là. Bạn phải làm cái gì đó, hoàn toàn có ý thức rằng chỉ bằng việc làm bạn sẽ không đạt tới. Việc làm sẽ được cần lúc ban đầu. Người ta không thể bỏ được nó; người ta phải đi qua nó. Nhưng người ta phải đi qua nó, người ta phải siêu việt trên nó, và việc nổi vô nỗ lực phải được đạt tới.
Con đường là gian nan và rất mâu thuẫn. Bạn không thể tìm ra bất kì cái gì mâu thuẫn hơn thiền. Mâu thuẫn vì nó phải được bắt đầu như nỗ lực và nó phải kết thúc như vô nỗ lực. Nhưng nó xảy ra. Bạn có thể không có khả năng quan niệm một cách logic cách nó xảy ra, nhưng trong kinh nghiệm nó xảy ra. Một ngày sẽ tới khi bạn chỉ phát chán với nỗ lực của bạn. Nó sụp đổ.
Chuyện đã xảy ra cho Phật theo cách này. Trong sáu năm ông ấy đã làm mọi nỗ lực có thể được. Không người nào đã từng bị ám ảnh thế với việc trở nên chứng ngộ. Ông ấy đã làm mọi thứ mà ông ấy có thể làm. Ông ấy đã chuyển từ thầy giáo nọ sang thầy giáo kia, và bất kì cái gì ông ấy được dạy, ông ấy đã làm nó một cách hoàn hảo. Đó đã là vấn đề, vì không thầy giáo nào có thể nói với ông ấy, 'Ông không làm tốt, đó là lí do tại sao ông không đạt tới.' Điều đó đã là không thể được. Ông ấy đã làm tốt hơn bất kì thầy nào, cho nên thầy phải thú nhận. Họ nói, 'Chúng ta chỉ dạy được ngần này thôi.
Bên ngoài điều này chúng ta không biết, cho nên ông đi chỗ nào đó khác đi.'
Ông ấy đã là một đệ tử nguy hiểm - và chỉ đệ tử nguy hiểm đạt tới. Ông ấy đã học mọi thứ mà là có thể có. Bất kì cái gì ông ấy được bảo, ông ấy đều làm nó - một cách tuyệt đối như nó đã được bảo. Và thế rồi ông ấy sẽ tới thầy và nói, 'Tôi đã làm nó, nhưng không cái gì xảy ra. Vậy cái gì tiếp?'
Thầy giáo sẽ nói, 'Ông đi đâu đó khác đi. Có một thầy giáo ở trong Himalayas - đi tới đó đi.' Hay, 'Có một thầy giáo ở trong rừng nào đó - đi tới đó đi. Chúng ta không biết nhiều hơn điều này.'
Ông ấy đã đi quanh đi quẩn suốt sáu năm. Ông ấy đã làm mọi điều có thể được làm, mọi điều là có thể về mặt con người, và thế rồi ông ấy phát chán. Toàn thể sự việc dường như là vô tích sự, không kết quả, vô nghĩa. Một đêm ông ấy thả lỏng mọi nỗ lực. Ông ấy ngồi dưới cây Bồ đề, và ông ấy nói, 'Giờ mọi thứ được kết thúc. Trong thế giới này chẳng có cái gì cả, và trong tìm kiếm tâm linh này cũng chẳng có cái gì cả. Giờ chẳng có gì cho mình làm. Mọi thứ được kết thúc. Không chỉ thế giới này, mà cả thế giới kia nữa. Đột nhiên mọi nỗ lực rơi rụng đi. Ông ấy là trống rỗng. Vì khi không có gì để làm, tâm trí không thể chuyển động được. Tâm trí chỉ chuyển động vì có cái gì đó để làm - động cơ nào đó, mục đích nào đó. Tâm trí chuyển động vì cái gì đó là có thể, cái gì đó có thể được đạt tới, tương lai. Nếu không hôm nay thì ngày mai, nhưng khả năng có đó rằng người ta có thể đạt tới nó - tâm trí chuyển động.
Đêm đó Phật đã đi tới điểm chết. Thực sự, ông ấy đã chết chính khoảnh khắc đó, vì không có tương lai. Không cái gì để được đạt tới, và không cái gì có thể được đạt tới - 'Mình đã làm mọi thứ. Toàn thế giới là vô tích sự và toàn thể sự tồn tại này là ác mộng.' Không chỉ thế giới vật chất đã trở thành vô tích sự, mà thế giới tâm linh cũng vậy. Ông ấy đã thảnh thơi. Không phải là ông ấy đã làm cái gì đó để thảnh thơi. Đây là vấn đề để hiểu: không có gì để bị căng thẳng, do đó ông ấy đã thảnh thơi. Không có nỗ lực về phần của ông ấy để thảnh thơi.
Dưới cây Bồ đề ông ấy đã không cố thảnh thơi. Không cái gì để làm, không cái gì để căng thẳng, không cái gì để ham muốn, không tương lai, không hi vọng. Ông ấy tuyệt đối vô vọng đêm đó - được thảnh thơi. Thảnh thơi đã xảy ra. Bạn không thể thảnh thơi được, vì cái gì đó này khác vẫn có đó để được đạt tới. Cái đó liên tục khuấy động tâm trí bạn; bạn liên tục quay tròn và quay tròn. Đột nhiên việc quay dừng lại, bánh xe dừng lại - Phật thảnh thơi và rơi vào giấc ngủ.
Đến sáng khi ông ấy thức dậy, ngôi sao cuối cùng đã lặn. Ông ấy nhìn vào ngôi sao cuối cùng biến mất, và với việc biến mất của ngôi sao cuối cùng, ông ấy đã biến mất hoàn toàn, ông ấy đã trở thành người chứng ngộ. Thế rồi mọi người bắt đầu hỏi, 'Ông đã đạt tới điều này thế nào? Làm thế nào? Phương pháp là gì?'
Bây giờ bạn có thể hiểu khó khăn của Phật. Nếu ông ấy nói rằng ông ấy đã đạt tới qua phương pháp nào đó, thế thì ông ấy sai, vì ông ấy đã đạt tới chỉ khi không có phương pháp. Nếu ông ấy nói rằng ông ấy đã đạt tới qua nỗ lực, thế thì ông ấy sai, vì ông ấy chỉ đạt tới khi không có nỗ lực. Nhưng nếu ông ấy nói, 'Không làm nỗ lực nào và ông sẽ đạt tới,' thế nữa ông ấy cũng sai, vì với vô nỗ lực của ông ấy, sáu năm nỗ lực kia đã là bối cảnh. Không có nỗ lực đó, nỗ lực gian nan của sáu năm, trạng thái này của vô nỗ lực không thể được đạt tới. Chỉ bởi vì nỗ lực điên khùng đó mà ông ấy đã đi tới đỉnh và đã không có đâu nữa mà đi; ông ấy đã thảnh thơi và rơi xuống trong thung lũng.
Điều này phải được nhớ bởi nhiều lí do. Nỗ lực tâm linh là hiện tượng mâu thuẫn nhất. Nỗ lực phải được làm, với ý thức đầy đủ rằng không cái gì có thể được đạt tới qua nỗ lực. Nỗ lực phải được làm chỉ để đạt tới vô nỗ lực, chỉ để đạt tới việc không nỗ lực nào. Nhưng đừng thả lỏng nỗ lực của bạn, vì nếu bạn thả lỏng bạn sẽ không bao giờ đạt tới thảnh thơi đó mà đã tới cho Phật. Bạn liên tục làm mọi nỗ lực, để cho một khoảnh khắc sẽ tự động tới khi chỉ bằng nỗ lực vô cùng bạn đạt tới điểm mà thảnh thơi xảy ra cho bạn.
Chẳng hạn, bạn có thể hiểu nó theo cách khác. Như tôi thấy nó, ở phương tây, bản ngã đã là điểm trung tâm: việc hoàn thành của bản ngã, việc phát triển của bản ngã, thành tựu của bản ngã mạnh, đã từng là toàn thể nỗ lực phương tây. Ở phương đông, nó đã là làm sao đạt tới vô ngã, làm sao là không bản ngã, làm sao quên, buông xuôi, làm tan biến bản thân bạn hoàn toàn tới mức bạn không hiện hữu. Phương đông đã từng cố gắn vì vô ngã. Phương tây đã từng cố gắng vì bản ngã hoàn hảo.
Nhưng đây làm mâu thuẫn trong mọi thứ: nếu bạn không có bản ngã rất phát triển, bạn không thể buông xuôi được. Bạn có thể buông xuôi chỉ nếu bạn có bản ngã rõ ràng hoàn hảo. Bằng không bạn không thể buông xuôi được, vì ai sẽ buông xuôi? Cho nên với tôi, cả hai là một nửa và cả hai đều trong khổ - đông và tây cả hai. Vì đông đã lấy vô ngã, cái là phần kết thúc, và phần bắt đầu bị thiếu.
Ai sẽ buông xuôi bản ngã? Đỉnh núi không có đó, cho nên ai sẽ tạo ra thung lũng? Thung lũng được tạo ra chỉ quanh đỉnh núi. Đỉnh núi càng lớn, thung lũng càng sâu. Nếu bạn không có bản ngã, hay bản ngã rất hờ hững, buông xuôi là không thể được. Hay, việc buông xuôi của bạn sẽ là buông xuôi hờ hững, chỉ làng nhàng. Không cái gì sẽ xảy ra từ nó; sẽ không có bùng nổ.
Ở phương tây, phần bắt đầu đã được nhấn mạnh. Cho nên bạn có thể liên tục tăng trưởng với bản ngã của bạn. Nó sẽ tạo ra ngày càng nhiều lo âu. Và khi bạn đã thực sự tạo ra nó, bạn không biết phải làm gì với nó, vì phần kết thúc không có đó.
Với tôi, tìm kiếm tâm linh là cả hai. Tạo ra đỉnh núi rất lớn, tạo ra bản ngã hoàn hảo, chỉ để làm tan biến nó. Điều đó dường như là ngớ ngẩn - chỉ để làm tan biến nó, chỉ để đạt tới buông xuôi sâu, chỉ để mất nó đi ở đâu đó. Và bạn không thể làm mất đi cái gì đó mà bạn không có. Cho nên theo cách nhìn của tôi, nhân loại phải được huấn luyện về hai điều này cùng nhau: giúp mọi người tạo ra bản ngã hoàn hảo, bản ngã được hoàn thành - nhưng đây chỉ là một nửa cuộc hành trình - và thế rồi, giúp họ buông xuôi nó.
ĐỈnh núi càng lớn, thung lũng sẽ càng sâu. Bản ngã càng cao, bạn sẽ chuyển vào buông xuôi càng sâu. Và điều này là vậy cho mọi thứ. Trên con đường tâm linh, nhớ những mâu thuẫn liên tục này. Đừng quên nó cho dù một khoảnh khắc. Trở thành bản ngã hoàn hảo để cho bạn có thể buông xuôi, để cho bạn có thể tan biến, tan chảy. Làm mọi nỗ lực mà bạn có thể làm, chỉ để đạt tới điểm mà nỗ lực rời bỏ bạn và bạn là vô nỗ lực toàn bộ.
Câu hỏi 3
Thầy đã nói đêm qua rằng tâm trí càng trưởng
thành, chúng ta càng biết rằng bản tính của tâm trí là lẫn lộn. Nhưng chẳng phải
đúng là sự trưởng thành này của tâm trí cũng dẫn tới sáng tỏ đó sao?
Bất kì cái gì tôi nói đều có liên quan tới điều này.
Vâng, nó dẫn tới sáng tỏ, vì chỉ khi bạn có một tâm trí rất chín chắn bạn trở nên nhận biết rằng bạn bị lẫn lộn. Ngay cả để trở nên nhận biết rằng tâm trí là lẫn lộn, một tâm trí rất phát triển là được cần tới. Những người không nhận biết rằng tâm trí của họ là lẫn lộn thực sự không là tâm trí chín chắn. Họ còn trẻ con, chưa tới tuổi thành niên, vẫn đang phát triển. Chỉ một tâm trí rất chín chắn có thể trở nên nhận biết về phẩm chất của tâm trí, rằng nó là lẫn lộn. Và khi bạn đã phát triển tâm trí này, chỉ thế thì thiền là có thể, vì thiền là mục đích đối lập.
Thiền ngụ ý vô trí. Nhưng làm sao bạn có thể đạt tới vô trí nếu bạn đã không đạt tới tâm trí? Cho nên đạt tới tâm trí chỉ để làm mất nó. Và đừng nghĩ rằng nếu chung cuộc người ta phải đạt tới trạng thái vô trí, thế thì phỏng hữu dụng gì mà đạt tới tâm trí? - vì nếu bạn không đạt tới tâm trí, điều tối thượng sẽ không xảy ra cho bạn. Nó chỉ có thể xảy ra nếu tâm trí có đó. Cho nên tôi không chống lại tâm trí, tôi không chống lại trí tuệ. Thực sự, tôi không chống lại bất kì cái gì. Tôi ủng hộ mọi thứ, vì mọi thứ có thể được dùng để đạt tới cực đối lập.
Có tính cực, và cực đối lập không thể được đạt tới nếu tính cực không có đó. Người điên không thể thiền được. Tại sao? Vì người đó không có tâm trí. Nhưng vô trí này không phải là vô trí của Phật. Vô trí có thể có hai chiều: dưới tâm trí và trên tâm trí. Trên tâm trí cũng là vô trí, và dưới tâm trí cũng là vô trí. Bạn có thể rơi xuống từ tâm trí: tâm trí không có đó, nhưng điều đó không phải là thiền. Bạn phải đi ra ngoài tâm trí, chỉ thế thì vô trí của Phật được đạt tới. Và bao giờ cũng nhớ tới điều đó, vì chúng là tương tự thế, bạn có thể hiểu lầm toàn thể sự việc. Chúng là tương tự thế.
Chẳng hạn, đứa trẻ là hồn nhiên. Thánh nhân cũng là hồn nhiên - một Jesus hay một Krishna - nhưng hồn nhiên của họ không có tính trẻ con. Nó giống như trẻ con, không có tính trẻ con; vì đứa trẻ là hồn nhiên chỉ vì nó dốt nát. Nó là hồn nhiên chỉ như điều phủ định, chỉ là sự thiếu vắng. Sớm hay muộn mọi thứ sẽ bùng phát; nó là núi lửa đang chờ đợi bùng phát. Hồn nhiên này chỉ là im lặng trước khi núi lửa bùng nổ.
Thánh nhân là người đã đi ra ngoài. Việc bùng nổ đã xảy ra; núi lửa lại im lặng. Nhưng im lặng này là khác. Im lặng thứ nhất đã rất hàm chứa; cái gì đó đã hiện diện ở đó. Im lặng này chỉ ở trên bề mặt; sâu bên dưới đứa trẻ đó đã sẵn sàng bị khuấy động. Thánh nhân đã đi qua rối loạn. Cơn lốc đã đi qua. Im lặng này, hồn nhiên này, dường như tương tự, nhưng có khác biệt sâu.
Cho nên đôi khi kẻ ngốc có thể có vẻ như thánh nhân. Và kẻ ngốc là tựa thánh nhân. Họ không tinh ranh; để tinh ranh, thông minh được cần tới. Họ không tính toán; để là tính toán, tâm trí được cần tới. Kẻ ngốc là đơn giản, hồn nhiên, không tinh ranh, không tính toán. Họ không thể lừa được bất kì người nào. Không phải là họ sẽ không thích thế; họ không thể thích được. Chính năng lực này không có đó. Họ có vẻ giống thánh nhân; và đôi khi thánh nhân có vẻ giống kẻ ngốc, vì cùng điều đã xảy ra lần nữa, theo chiều khác, khác toàn bộ.
Bạn có thể rơi xuống dưới tâm trí: thế thì vô trí xảy ra, nhưng nó không phải là thiền. Bạn đã đơn giản đánh mất ngay cả cái mà tâm trí định trở thành một bước hướng tới thiền. Cho nên tôi không chống lại tâm trí. Phát triển tâm trí đi, phát triển trí tuệ đi, nhưng nhớ cho rõ - đây chỉ là phương tiện, và phương tiện phải được bỏ đi, bị vứt đi. Nó phải được dùng như con thuyền. Bạn tới bờ bên kia, bạn bỏ lại chiếc thuyền. Bạn quên về con thuyền hoàn toàn.
Câu hỏi 4
Chúng tôi rất thường cảm thấy rằng chúng
tôi tạo ra khổ riêng của mình. Mặc cho điều này, tại sao chúng tôi liên tục tạo
ra chúng? Và khi nào và làm sao người ta dừng việc tạo ra khổ riêng của mình?
Điều đầu tiên, và rất cơ bản cần được hiểu, là ở chỗ bất kì khi nào bạn nói Chúng tôi rất thường cảm thấy rằng chúng tôi tạo ra khổ riêng của mình, đây không phải là hoàn cảnh. Bạn không bao giờ thực sự cảm thấy rằng bạn là người tạo ra khổ riêng của bạn. Bạn có thể nghĩ vậy, vì bạn đã được dạy như vậy; vì trong nhiều thế kỉ các thầy giáo đã từng dạy rằng bạn là người tạo ra khổ riêng của bạn và không ai khác chịu trách nhiệm.
Bạn đã nghe nói những điều này, bạn đã đọc những điều này. Chúng đã trở thành máu và xương của bạn, chúng đã trở thành các ước định vô ý thức của bạn, cho nên thỉnh thoảnh bạn lặp lại như vẹt, Chúng ta tạo ra khổ riêng của chúng ta. Nhưng điều này không phải là việc cảm của bạn, điều này không phải là việc nhận ra của bạn, vì nếu bạn nhận ra nó, thế thì điều khác là không thể được. Thế thì bạn không thể nói, Mặc cho điều này, tại sao chúng tôi liên tục tạo ra nó?
Nếu bạn thực sự cảm, và nếu nó là việc cảm riêng của bạn rằng bạn là người tạo ra khổ riêng của bạn, bất kì khoảnh khắc nào bạn đều có thể dừng lại - chừng nào bạn không muốn tạo ra nó, chừng nào bạn không thích thú nó, chừng nào bạn không là kẻ tự bạo. Thế thì mọi thứ là được, thế thì không có vấn đề gì. Nếu bạn nói, 'Tôi thích thú khổ của tôi,' thế thì được; bạn có thể liên tục tạo ra nó. Nhưng nếu bạn nói, 'Tôi khổ và tôi muốn đi ra ngoài nó. Tôi muốn chấm dứt nó hoàn toàn - và tôi hiểu rằng tôi là người tạo ra,' thế thì bạn sai. Bạn không hiểu nó.
Socrates tương truyền đã nói rằng tri thức là đức hạnh. Và đã từng có thảo luận lâu dài trong hai nghìn năm này về liệu Socrates là đúng hay sai - tri thức là đức hạnh. Socrates nói rằng một khi bạn biết cái gì đó, bạn không thể làm ngược lại nó được. Nếu bạn biết rằng giận là khổ, bạn không thể giận được. Đây là điều Socrates ngụ ý - tri thức là đức hạnh. Bạn không thể nói, 'Tôi biết giận là xấu; dầu vậy tôi vẫn đi vào trong nó. Làm gì về điều đó bây giờ?' Socrates nói rằng điều thứ nhất là sai. Bạn không biết rằng giận là xấu; đó là lí do tại sao bạn liên tục đi vào trong nó. Nếu bạn biết, bạn không thể đi vào trong nó được. Làm sao bạn có thể đi ngược lại tri thức riêng của bạn?
Tôi biết rằng nếu tôi để tay tôi vào lửa nó sẽ bị đau. Nếu tôi biết, tôi không thể để tay vào được. Nhưng nếu ai đó khác đã bảo tôi, nếu tôi đã nghe qua truyền thống, nếu tôi đã đọc trong kinh sách rằng lửa thiêu cháy, và tôi đã không biết lửa, và tôi đã không biết bất kì kinh nghiệm tương tự nào, chỉ thế thì tôi có thể đưa tay tôi vào lửa - và điều đó nữa cũng chỉ một lần.
Bạn có thể quan niệm được điều đó không? Rằng bạn mà đưa tay bạn vào lửa và bạn đã bị bỏng và bạn đã bị đau, và bạn lại đi và hỏi, 'Tôi biết rằng lửa thiêu cháy, nhưng mặc cho điều đó tôi vẫn đưa tay tôi vào lửa. Phải làm gì về điều đó?' Ai sẽ tin rằng bạn biết? Và đây là kiểu tri thức gì? Nếu kinh nghiệm riêng của bạn về đau và bỏng không thể dừng được bạn, không cái gì sẽ dừng được bạn. Bây giờ không có khả năng nào, vì khả năng cuối cùng đã bị bỏ lỡ. Nhưng không người nào có thể bỏ lỡ nó; điều đó là không thể được.
Socrates là đúng, và mọi người đã biết, họ sẽ đồng ý với Socrates - việc đồng ý đó có điểm rất sâu trong nó. Một khi bạn biết... Nhưng nhớ - tri thức phải là của bạn. Tri thức vay mượn sẽ không có tác dụng; tri thức vay mượn là vô dụng. Chừng nào nó chưa là kinh nghiệm riêng của bạn, nó sẽ không làm thay đổi bạn. Kinh nghiệm của người khác không giúp được gì.
Bạn đã nghe nói rằng bạn là người tạo ra khổ riêng của bạn, nhưng đây chỉ là trong tâm trí. Nó đã không đi vào hiện hữu của bạn, nó không phải là tri thức riêng của bạn. Cho nên khi bạn đang thảo luận, bạn có thể thảo luận về nó theo kiểu đầu óc, nhưng khi hiện tượng thực tại xảy ra, bạn sẽ quên, và bạn sẽ hành xử theo cách bạn biết, không theo cách người khác biết.
Khi bạn thoải mái, bình thản, tự chủ, thảo luận một cách im lặng về giận, bạn có thể nói nó là chất độc, nó là bệnh, xấu. Nhưng khi ai đó làm cho bạn giận thế thì thay đổi hoàn toàn xuất hiện. Nó không phải là thảo luận trí tuệ, bây giờ bạn được tham gia. Và khoảnh khắc bạn được tham gia, bạn trở nên giận. Về sau lần nữa, hồi tưởng lại, khi bạn lại bình thản, kí ức này sẽ quay lại, tâm trí bạn sẽ lại bắt đầu vận hành, và bạn sẽ nói, 'Điều đó là sai. Cái không tốt của tôi là làm điều đó. Tôi biết giận là sai.'
Ai là cái 'tôi' này? - chỉ trí tuệ, chỉ tâm trí bề ngoài. Bạn không biết - vì khi ai đó đẩy bạn vào giận, bạn ném tâm trí này đi. Nó là hữu dụng khi có liên quan tới thảo luận, nhưng khi tình huống thực nảy sinh, chỉ tri thức thực sẽ giúp đỡ. Khi không có tình huống, bạn có thể tiếp tục mãi. Ngay cả trong thảo luận, tình huống thực có thể nảy sinh. Người khác có thể liên tục mâu thuẫn với bạn nhiều tới mức bạn trở nên giận và thế thì bạn sẽ quên.
Tri thức thực ngụ ý cái đã xảy ra cho bạn. Bạn đã không nghe nói về nó, không đọc về nó, bạn đã không thu thập thông tin về nó - nó là kinh nghiệm riêng của bạn. Và thế thì không có vấn đề gì, vì sau đó bạn không thể đi ngược lại nó. Không phải là bạn sẽ phải làm nỗ lực để không đi ngược lại nó; đơn giản bạn không thể đi ngược lại nó.
Làm sao tôi có thể đi ngược lại được? Khi tôi biết đây là bức tường và tôi muốn đi ra khỏi phòng này, làm sao tôi có thể cố đi qua tường được? Tôi biết đây là tường, cho nên tôi sẽ tìm cửa. Chỉ người mù sẽ cố đi ra qua tường. Tôi có mắt. Tôi thấy cái gì là tường và cái gì là cửa.
Nhưng nếu tôi cố đi vào tường và bảo bạn, 'Tôi biết rất rõ cửa ở đâu, và tôi biết đây là tường, nhưng mặc cho điều này, làm sao tôi có thể dừng bản thân tôi khỏi cố đi vào tường?' thế thì điều đó có nghĩa là khi có liên quan tới tôi, cửa kia có vẻ như là giả. Người khác đã bảo tôi rằng nó là cửa, nhưng khi có liên quan tới tôi, tôi biết cửa đó là giả. Và người khác đã bảo tôi rằng đây là tường, nhưng khi tôi nhìn, tôi thấy cửa ở đây trên tường này, và đó là lí do tại sao tôi cố.
Trong tình huống này bạn phải phân biệt rõ ràng giữa điều bạn biết và điều bạn đã thu thập như tri thức. Đừng dựa vào thông tin. Từ nguồn lớn nhất - cho dù bạn thu thập từ nguồn lớn nhất - thông tin là thông tin thôi. Cho dù Phật nói điều đó cho bạn, nó không phải là của riêng bạn, và nó sẽ không giúp bạn theo bất kì cách nào. Nhưng bạn có thể vẫn còn nghĩ rằng nó là tri thức của bạn, và hiểu lầm này sẽ làm phí hoài năng lượng, thời gian và cuộc sống của bạn.
Điều cơ bản là không hỏi phải làm gì để cho khổ không được tạo ra. Điều cơ bản là biết rằng bạn là người tạo ra khổ của bạn. Lần sau bất kì khi nào tình huống thực nảy sinh và bạn ở trong khổ, nhớ tìm ra liệu bạn có là nguyên nhân của nó không. Và nếu bạn có thể tìm ra rằng bạn là nguyên nhân của nó, khổ sẽ biến mất, và cùng khổ đó sẽ không xuất hiện lần nữa - không thể được.
Nhưng đừng tự lừa dối bản thân bạn. Bạn có thể lừa đấy - đó là lí do tại sao tôi nói nó. Khi bạn khổ bạn có thể nói, 'Vâng, tôi biết tôi đã tạo ra khổ này,' nhưng sâu bên dưới bạn biết rằng ai đó khác đã tạo ra nó. Vợ bạn đã tạo ra nó, chồng bạn đã tạo ra nó, ai đó khác đã tạo ra nó, và điều này đơn giản là sự an ủi vì bạn không thể làm được bất kì cái gì. Bạn tự an ủi bạn: 'Chẳng ai đã tạo ra nó, mình đã tự tạo ra nó, và dần dần mình sẽ dừng nó lại.'
Nhưng tri thức là biến đổi tức thì; không có 'dần dần.' Nếu bạn hiểu rằng bạn đã tạo ra nó, nó sẽ rơi rụng đi ngay lập tức. Và nó sẽ không tới lần nữa. Nếu nó tới lần nữa, điều đó nghĩa là việc hiểu đã không đi sâu.
Cho nên không có nhu cầu tìm ra phải làm gì, và làm sao dừng lại. Nhu cầu duy nhất là đi sâu và thấy ra ai thực sự là nguyên nhân của nó. Nếu người khác là nguyên nhân thế thì nó không thể được dừng lại, vì bạn không thể thay đổi được toàn thế giới. Nếu bạn là nguyên nhân, chỉ thế thì nó có thể được dừng lại.
Đó là lí do tại sao tôi khăng khăng rằng chỉ tôn giáo có thể dẫn nhân loại hướng tới không khổ. Không cái gì khác có thể dẫn đường, vì mọi người khác tin rằng khổ do người khác gây ra; chỉ tôn giáo nói rằng khổ do bạn gây ra. Cho nên tôn giáo làm cho bạn thành người chủ của số phận của bạn. Bạn là nguyên nhân cho khổ của bạn, do đó bạn có thể là nguyên nhân cho phúc lạc của bạn.
Xem tiếp Chương 51 - Quay về Mục lục Tập 3 - Quay về Mục lục Toàn tập
0 Đánh giá