Chương 7. Tâm trí chỉ nghĩ, thiền sống

Chương 7. Tâm trí chỉ nghĩ, thiền sống

Price:

Read more

Cương Lĩnh Thiền - Osho

Tự do khỏi bản thân người ta

Chương 7. Tâm trí chỉ nghĩ, thiền sống


Osho kính yêu,

Ngưỡng Sơn nói với Thạch Thất,

“Xin nói cho tôi điều gì cần tin và điều gì cần dựa vào?”

Thạch Thất khoa tay ba lần lên trời,

và nói, “Không có điều như vậy.”

Ngưỡng Sơn hỏi, “Thầy nói gì về đọc kinh?”

Thạch Thất đáp, “Mọi kinh ở ngoài vấn đề. Làm điều do người khác trao là nhị nguyên của tâm trí và vật chất. Và nếu ông ở trong nhị nguyên của chủ thể và đối thể, cách nhìn đa dạng nảy sinh. Nhưng đây là khôn ngoan mù, cho nên nó chưa là Đạo.

“Nếu người khác không cho ông bất kì cái gì, không có vật. Đó là lí do tại sao Bồ đề đạt ma nói, ‘Nguyên thuỷ, không có vật.’

“Ông thấy đấy, khi đứa bé ra khỏi bụng mẹ, nó có đọc kinh hay không? Vào lúc đó, đứa bé không biết liệu điều như phật tính có tồn tại hay không. Khi nó lớn lên và học cách nhìn đa dạng, nó xuất hiện với thế giới và nói, ‘Tôi làm tốt và tôi hiểu.’ Nhưng nó không biết đấy là rác rưởi và ảo tưởng.

“Trong mười sáu cách thức hay pha của việc làm, cách của đứa trẻ là tốt nhất. Thời gian ríu rít của đứa trẻ được so sánh với người tìm kiếm khi người đó bỏ tâm trí phân chia và chọn lựa. Đó là lí do tại sao đứa trẻ được ca ngợi. Nhưng nếu ông lấy so sánh này và nói, ‘Đứa trẻ là đạo,’ mọi người thời nay sẽ hiểu điều đó sai đi.”

Các bạn,

Trước hết, các câu hỏi của sannyasin.

Câu hỏi thứ nhất:

Tôi nghe Thầy nói rằng trung tâm của phật tính chúng ta là ở tại ‘hara - đan điền' điểm bên trong thân thể.

Có năng lượng phật ngủ trong trái tim và con mắt thứ ba của chúng ta không? Tất cả chúng ta có cùng tiềm năng nhớ lại không, mỗi người với cách diễn đạt sáng tạo duy nhất của mình?

Xin thầy bình luận.

Trung tâm hara - đan điền là cội nguồn của mọi năng lượng của bạn. Nó có thể phát triển giống như cây phát triển từ rễ thành các cành khác nhau.

Theo một tính toán khác của Patanjali, năng lượng có thể được phân chia thành bẩy trung tâm, nhưng cội nguồn nguyên thuỷ vẫn còn là đan điền. Từ đan điền nó có thể đi lên.

Trung tâm thứ bẩy là ở trên đầu, và trung tâm thứ sáu là cái bạn gọi là con mắt thứ ba. Trung tâm thứ năm là trong họng chúng ta, và trung tâm thứ tư ở đích xác chỗ giữa: tim. Dưới tim có ba trung tâm, trên tim có ba trung tâm. Nhưng tất cả bẩy trung tâm này đã phát triển như cây từ cùng một gốc nguyên thuỷ đan điền. Đó là lí do tại sao, ở Nhật Bản, tự tử được gọi là hara-kiri. Mọi người không đâm cổ họng, họ không chặt đầu họ. Họ đơn giản đâm con dao nhỏ vào trung tâm đan điền - ở đích xác quãng sáu phân dưới rốn - và người này chết. Và bạn sẽ không biết chút nào rằng ai đó đã tự tử. Chỉ năng lượng thoát ra khỏi thân thể, cội nguồn bị mở ra.

Tôi đang cố đưa bạn tới chính cội nguồn nguyên thuỷ này. Từ đó, tuỳ bạn đem năng lượng của bạn vào bất kì trung tâm nào bạn muốn.

Giữa trung tâm thứ nhất, đan điền, và trung tâm thứ bẩy ở đầu, năng lượng có thể di chuyển giống như năng lượng đi vào trong các cành khác nhau của cây - từ rễ tới việc nở hoa cao nhất. Đan điền là cội nguồn. Khi nó bừng nở hoa, đột nhiên nó đạt tới trung tâm thứ bẩy, khoan rọi vào trái tim bạn, cổ họng bạn, và tại trung tâm thứ bẩy nó nở hoa như hoa sen. Con người cũng là cây đang nở hoa.

Đây là những cách khác nhau để nhìn vào mọi việc. Yoga của Patanjali là một trong các cách thức; Thiền là cách tiếp cận khác toàn bộ. Với tôi, Thiền dường như khoa học hơn, trong khi Patanjali dường như trí tuệ và triết lí hơn. Thiền bắt đầu từ chính cội nguồn.

Phật không nằm ở bất kì chỗ nào khác hơn tại đan điền; ông ấy không nằm ở tim. Năng lượng có thể được đem tới tim, thế thì cách diễn đạt sẽ là yêu. Năng lượng có thể được đem tới con mắt thứ ba, thế thì bạn sẽ có khả năng thấy những điều mà thông thường không thấy được - hào quang của mọi người, hào quang của mọi vật, một loại năng lượng tia X nào đó đi sâu hơn vào trong mọi vật. Nếu cùng năng lượng đó đi vào trung tâm thứ bẩy, theo Patanjali, samadhi được đạt tới - bạn trở nên chứng ngộ.

Nhưng đây là những tính toán khác. Thay vì nói về samadhi, tôi muốn khuyến khích bạn đi vào trong cội nguồn của năng lượng mà từ đó mọi thứ đang sắp xảy ra. Tôi không muốn nói về hoa mấy, vì việc nói đó sẽ vẫn còn đơn giản là quan niệm. Cách tiếp cận của tôi thực chứng hơn.

Tôi muốn bạn trải nghiệm năng lượng đang ngủ của bạn. Và khoảnh khắc bạn đạt tới đó, nó thức dậy. Nó chỉ ngủ nếu bạn không có đó. Nếu nhận biết của bạn đạt tới cội nguồn, nó thức dậy, và trong việc thức tỉnh của nó là phật tính. Trong việc thức tỉnh của nó lần đầu tiên bạn trở thành một phần của sự tồn tại: không bản ngã, không cái ta, hư không thuần khiết.

Mọi người sợ từ ‘hư không’. Trong câu hỏi thứ hai nỗi sợ đó là rõ ràng.

Câu hỏi thứ hai là:

Mặc dầu Thầy đã truyền cho lời kinh sự sống và hài hước, với tôi, Thiền vẫn còn là cái đẹp trần trụi của sa mạc, và tôi khao khát cái gì đó khác.

Tại sao tôi không thể bỏ được ý tưởng rằng con đường của tôi không qua trống rỗng mà tràn đầy? Tôi vẫn còn mang khát khao này về một loại hợp nhất nào đó, sự tan chảy ra ngoài thay vì tan biến vào trong hư không bên trong.

Với ai bạn định tan chảy ra ra ngoài? Bạn không biết thậm chí bạn là ai. Và ai đã bảo bạn rằng Thiền là “cái đẹp trần trụi của sa mạc”? Thiền có lẽ là con đường đẹp nhất, đầy hoa, bài ca, niềm vui và tiếng cười.

Nhưng ý tưởng về hư không tạo ra nỗi sợ nào đó về việc tan biến vào trong sa mạc. Đấy chỉ là tâm trí bạn tạo ra khác biệt giữa cái trống rỗng và cái đầy đủ. Trong việc nhận ra cái này, bạn sẽ nhận ra cả cái kia nữa, bởi vì chúng là hai mặt của một điều, của một hiện tượng mà hoặc có thể được gọi là hư không, hoặc có thể được gọi là đầy đủ.

Thiền đã chọn đúng để gọi nó là hư không, bởi vì đầy đủ có thể cho bạn hiểu lầm. Khoảnh khắc bạn nghĩ đến đầy đủ, bạn bắt đầu tưởng tượng. Khoảnh khắc bạn nghĩ tới tan chảy vào ai đó bên ngoài, ngay lập tức một Thượng đế, một thiên đường, một cõi trời, và đủ mọi loại tưởng tượng phát sinh. Và những tưởng tượng đó sẽ ngăn cản bạn không đi bất kì đâu.

Tôi không giúp cho tưởng tượng của bạn chút nào. Tôi đang cố nhổ bật rễ tưởng tượng của bạn theo mọi cách có thể được. Tôi muốn để bạn không hình ảnh, trong im lặng hoàn toàn, trong hư không, bởi vì đó là cách duy nhất để đạt tới cái đầy đủ.

Khi giọt sương biến mất trong đại dương, không phải là nó trở thành hư không. Vâng, nó trở thành hư không nhưng nó cũng trở thành đại dương. Trong việc biến mất của nó như giọt sương, ở phía bên kia nó cũng trở thành toàn thể đại dương. Cho nên đầy đủ và hư không không phải là hai điều, chỉ là hai khái niệm của tâm trí, nhưng trong thực tại, đó chỉ là hai cách nói về một điều. Cái trống rỗng, hay hư không, là tốt hơn bởi vì nó không cho phép bất kì tưởng tượng nào nảy sinh.

Cái đầy đủ là nguy hiểm. Nếu được dùng đúng không có vấn đề gì. Cái đầy đủ cũng sẽ làm tan biến Thượng đế, thiên đường, cõi trời và địa ngục, và tái sinh. Nhưng tâm trí có khả năng dùng ý tưởng về cái đầy đủ theo cách nó không thể dùng được từ ‘hư không’. Để ngăn cản tâm trí khỏi dùng từ ‘đầy đủ’ và ngăn cản bạn khỏi nhận ra thực tại, từ Phật Gautam trở đi, từ ‘hư không’ đã được chọn. Nhưng hư không không phải là thiếu vắng; hư không không phải là chết. Hư không là cái đầy đủ, nhưng đầy đủ đến mức bạn không thể định nghĩa được nó, và bạn không thể tạo ra giới hạn hay biên giới cho nó.

Cái đầy đủ vô biên và hư không, theo kinh nghiệm, có nghĩa đích xác là một thứ. Nhưng với người mới bắt đầu từ ‘đầy đủ’ là nguy hiểm - và mọi người đều là người mới bắt đầu.

Bắt đầu bằng cái gì đó ít có khả năng đưa bạn đi lạc lối khỏi thực tại. Cái đầy đủ có thể được dùng chỉ bởi thầy, người biết rằng hư không và đầy đủ là đồng nghĩa. Nhưng với người mới bắt đầu nó là nguy hiểm, bởi vì với người đó đầy đủ có nghĩa cái gì đó đối lập với hư không. Nếu ‘đầy đủ’ là đồng nghĩa với ‘hư không’, thế thì không có vấn đề gì. Thế thì sa mạc trở thành đại dương, thế thì chỉ có cái đẹp và bài ca và điệu vũ.

Hư không đem cho tâm trí ý tưởng rằng mọi thứ sẽ bị mất đi. Bạn sẽ bị mất đi, nhưng chân lí hiện hữu, khoảnh khắc mọi thứ mất đi, kể cả bạn, bạn đã thu được toàn thể vũ trụ - mọi sao bên trong bạn, và vũ trụ bao la này bên trong tim bạn. Nó không mất cái gì cả, cho nên đừng lo nghĩ về hư không.

Người hỏi tiếp tục:

Liệu đây có phải là chỉ là sự từ chối của tôi cho trưởng thành không? Tôi có tự lừa mình không? Tất cả chúng ta có cần đi theo Cương lĩnh Thiền không bất kể tới việc chúng ta cảm thấy chúng ta thuộc ‘kiểu’ gì?

Không có vấn đề kiểu. Mọi kiểu đã chỉ là bề mặt. Tại cốt lõi bên trong nhất chỉ có một sự tồn tại. Cương lĩnh Thiền không dành cho kiểu đặc biệt nào, nó dành cho mọi người - cho đàn ông và cho đàn bà, cho người da đen và da trắng, cho người Hindu và người Mô ha mét giáo, cho người Ki tô giáo và Phật giáo. Không thành vấn đề kiểu ước định nào bạn đã được nuôi dưỡng, Thiền đơn giản là kĩ thuật đi vào trong chỗ tận cùng của bạn. Lối vào sâu đến mức không cái gì còn lại, và tất cả đã được tìm thấy.

Gurdjieff đã viết một cuốn sách, Tất cả và Hư không. Tôi muốn rút từ ‘và’ ra, bởi vì tất cả là hư không; không có vấn đề về và. Dù bạn là bất kì kiểu gì - hướng nội, hướng ngoại - không thành vấn đề, bạn là mọi phần của cùng một sự tồn tại. Và khi bạn thảnh thơi trong sự tồn tại, mọi khác biệt của bạn biến mất, chỉ cái một còn lại. Bạn có thể gọi cái một đó là bất kì cái gì bạn thích, nhưng về cơ bản nó là hư không. Bạn có thể cho nó bất kì mầu sắc gì, bạn có thể gọi nó bằng bất kì cái tên nào, nhưng đừng bắt đầu gọi nó bằng cái tên khác từ lúc đầu, bởi vì điều đó có thể đưa bạn đi lạc lối. Ai đó có thể nghĩ rằng mình có thể gọi nó là Thượng đế, thế thì người đó sẽ bắt đầu tôn thờ một Thượng đế do con người chế tạo ra.

Với người mới bắt đầu, hư không là con đường an toàn nhất để tránh tâm trí giở trò. Hư không ở bên ngoài tầm với của tâm trí, cho nên nó không thể giở trò được. Nhưng bất kì cái gì khác mà bạn đặt tên cho nó, tâm trí có khả năng giở trò với nó.

Toàn thể nỗ lực của thiền là không cho phép tâm trí giở trò. Nó đã từng giở trò hàng thế kỉ nay. Người ta phải đi tới điểm thấy mọi trò của tâm trí: mọi thượng đế, mọi đấng cứu thế, mọi nhà tiên tri, mọi tôn giáo, mọi triết lí.

Sự tồn tại có sẵn cho người im lặng, không cho người có học thức, không cho người biết rõ tin tức, không cho học giả. Nó có sẵn cho người hồn nhiên, và thiền là cách trở thành hồn nhiên lần nữa. Quay trở lại với thời thơ ấu của bạn, được tái sinh, không biết gì, im lặng, vui vẻ, phúc lạc nảy sinh, cái không thể huỷ diệt nổi, cái là vĩnh hằng.

Câu hỏi thứ ba:

Đêm hôm nọ tôi nghe Thầy nói không có tái sinh, không có linh hồn, không hồn sau cái chết, chỉ tâm thức thuần khiết, im lặng thuần khiết.

Liệu có phải như thế không, rằng phần của chúng tôi, của tâm thức chúng tôi, là nhận biết về im lặng vô tận đó, về là một phần của cái toàn thể?

Mọi câu hỏi của bạn nảy sinh từ tâm trí bạn, và tôi đang cố đưa bạn ra ngoài tâm trí. Bên ngoài tâm trí không có câu hỏi, không có ai để hỏi Nhưng nếu bạn bắt đầu nghĩ về thiền, điều đó không phải là thiền. Nếu bạn bắt đầu nghĩ, “Cái gì xảy ra khi nhận biết chứng kiến cái toàn thể của sự tồn tại?” - nếu bạn bắt đầu nghĩ, bạn đang chuyển vào bên trong tâm trí trong vòng tròn, trong vòng tròn luẩn quẩn, bạn có thể tìm ra câu trả lời nào đó, nhưng câu trả lời đó không phải là chân lí.

Bạn phải đi ra ngoài việc suy nghĩ, ra ngoài việc hỏi.

Chỉ im lặng và bạn sẽ biết.

Bạn không hiện hữu, chỉ vũ trụ hiện hữu.

Bạn chỉ là một gợn sóng trong dòng sông, nảy sinh trong một khoảnh khắc nào đó và tan biến trở lại lần nữa, nhưng không một khoảnh khắc nào tách rời khỏi dòng sông. Toàn thể sự tồn tại này không là gì ngoài đại dương bao la mà trong đó mọi loại sóng, sóng thuỷ triều, nảy sinh rồi biến mất, và đại dương còn lại.

Cái còn lại mãi là thực tại đích thực của bạn. Cái mà tới rồi đi chỉ là mơ, hay chỉ là thực tại hiện tượng, ảo tưởng. Trong một khoảnh khắc con sóng triều có thể nghĩ, “Mình tách rời khỏi đại dương.” Nhưng bạn biết, dù con sóng có thể là sóng triều, nó không tách rời khỏi đại dương. Ngay cả khi nó nghĩ nó tách rời - và nó có vẻ tách rời - sâu bên dưới nó vẫn là một phần của đại dương.

Tôi đang đưa bạn chìm sâu xuống dưới trong đại dương. Trong đại dương đó không ai tách rời. Đột nhiên niềm vui vô cùng nảy sinh rằng bạn là vĩnh hằng, rằng bạn là đại dương, rằng bạn bao giờ cũng hiện hữu và bạn bao giờ cũng sẽ là vậy... nhưng không là những nhân cách nhỏ bé kia mà bạn đã từng nhận đi nhận lại mãi. Lần này bạn dừng việc nhận lấy nhân cách và đơn giản trở thành cái toàn thể.

Cái toàn thể cho cảm giác ấm cúng hơn là hư không, nhưng chúng đơn giản là hai cách để nói cùng một điều. Cái toàn thể dường như ấm cúng, dường như bạn đang trở thành nhiều hơn bạn trước đây. Còn hư không dường như nguy hiểm - bạn đang trở thành thậm chí ít hơn bạn trước đây. Bạn ít nhất đã là cái gì đó, bây giờ bạn đang trở thành hư không. Nhưng để trở thành cái toàn thể bạn phải trở thành hư không. Để trở thành một phần của sự tồn tại bao la này, bạn phải buông lỏng sự tách biệt, tính cá nhân.

Người hỏi còn tiếp tục hỏi:

Liệu hạt sương có cảm thấy hay kinh nghiệm sự sống động nào đó bên trong không, khi lần đầu tiên nó tan vào trong đại dương?

Giọt sương biến mất vào trong đại dương lần đầu tiên cảm thấy cuộc sống bao la. Chỉ các biên giới đã làm cho nó là một giọt sương nhỏ bé là mất đi. Giọt sương vẫn đó, nhưng nó không còn là giọt sương nữa, nó đã trở thành đại dương.

Tôi đã kể cho bạn về Kabir, một trong những nhà huyền bí quan trọng nhất của phương Đông...

Khi ông ấy trở nên chứng ngộ, ông ấy đã viết ra một phát biểu nhỏ: “Giọt sương đã biến mất trong đại dương - Bund samani samund mein.” Nhưng trước khi chết, ông ấy đã gọi con mình Kamal, và bảo với anh ta, “Con sửa nó đi. Nó đã là kinh nghiệm đầu tiên của bố, bây giờ bố biết rõ hơn. Giọt sương đã không đi vào trong đại dương; ngược lại, đại dương đã đi vào trong giọt sương. Cho nên con viết điều đó ra rằng đại dương đã đi vào trong giọt sương.”

Cả hai ngụ ý cùng một điều, nhưng một đằng là kinh nghiệm của người mới bắt đầu. Giọt sương biến mất trong đại dương cảm thấy giống như bạn đi vào trong hư không bao la. Nhưng một khi bạn đã đạt tới trong cái bao la đó, khi bạn không còn nữa, đột nhiên cái bao la đó là bạn. Sẽ không có cái ngã, không cảm giác về tôi, mà là cảm giác về cái toàn bộ, về cái toàn thể.

Khó đưa điều đó vào ngôn ngữ. Khó khăn đó được biểu lộ trong thay đổi phát biểu của Kabir. Thực ra, không phát biểu nào là đúng. Dù bạn nói giọt sương đã đi vào trong đại dương, hay bạn nói đại dương đã đi vào trong giọt sương, bạn vẫn đang nói về hai thứ: giọt sương và đại dương.

Nếu như tôi mà có mặt ở đó, tôi chắc đã nói, “Tốt hơn cả là cắt bỏ cả hai. Bất kì cái gì đã xảy ra, đã xảy ra, không cái gì có thể được nói về nó. Một điều là chắc chắn, không còn tách biệt. Cho nên cái gì đi vào trong cái gì không thành vấn đề. Đã từng có hai, bây giờ không có hai.”

Lời kinh:

Osho kính yêu,

Ngưỡng Sơn nói với Thạch Thất,

“Xin nói cho tôi điều gì cần tin và điều gì cần dựa vào?”

Thạch Thất khoa tay ba lần lên trời,

và nói, “Không có điều như vậy mà trong đó ông có thể tin được, mà ông có thể dựa vào được. Không có điều như vậy.”

Ông ấy ngụ ý gì bởi việc khoa tay ba lần lên trời?

Sự tồn tại chỉ là bầu trời bao la không kết thúc và không bắt đầu, không biên giới. Không có cái gì để tin và không có cái gì để dựa vào. Người ta chỉ phải biến mất. Mọi niềm tin là do con người tạo ra, và mọi dựa dẫm, dựa vào Thượng đế hay dựa vào Christ, là từ sợ riêng của bạn. Nhưng không có gì để dựa vào, và không có an ninh.

Đừng níu bám vào bất kì cái gì. Mọi thứ bạn níu bám vào là tưởng tượng riêng của bạn. Thượng đế của bạn là tưởng tượng của bạn, và triết lí của bạn là tưởng tượng của bạn. Sự tồn tại không có thượng đế, và sự tồn tại không có triết lí - chỉ là im lặng thuần khiết, nhưng im lặng mà là âm nhạc, im lặng mà là điệu vũ; im lặng mà nở bung thành nhiều đoá hoa, và trong nhiều hương thơm; im lặng mà biểu lộ trong sự đa dạng mênh mông; im lặng mang tính đa chiều. Chỉ thảnh thơi trong nó. Đừng cố tin tưởng hay tin cậy, bởi vì mọi mọi niềm tin và tin cậy là níu bám.

Thạch Thất khoa tay ba lần lên trời, và nói, “Không có điều như vậy... Xin ông bỏ chính cái ý tưởng về việc dựa vào bất kì cái gì, hay tin vào bất kì cái gì. Chỉ thảnh thơi. Toàn thể sự tồn tại này là của ông. Tại sao ông muốn níu bám lấy một phần đặc biệt? Nó tất cả là một - cùng bầu trời ấy, cùng im lặng ấy, cùng thuần khiết ấy, cùng hồn nhiên ấy.”

Ngưỡng Sơn hỏi, “Thầy nói gì về đọc kinh?”

Con người muốn cái gì đó. Tâm trí người đó bao giờ cũng tìm ra cách nào đó để né tránh hư không hay cái toàn thể của sự tồn tại.

Ngưỡng Sơn lập tức hỏi, “Nếu không có gì để tin và không có gì để dựa vào, thầy nói gì về việc đọc kinh?”

Thạch Thất đáp, “Mọi kinh ở ngoài vấn đề. Làm điều do người khác trao là nhị nguyên của tâm trí và vật chất. Và nếu ông ở trong nhị nguyên của chủ thể và đối thể, cách nhìn đa dạng nảy sinh. Nhưng đây là khôn ngoan mù, cho nên nó chưa là Đạo.

 “Nếu người khác không cho ông bất kì cái gì, không có vật…"

Bạn đã bao giờ nghĩ về điều đó chưa? - rằng mọi điều bạn biết đã được trao cho bạn bởi người khác. Nếu bạn gạt điều đó sang bên để lọc ra cái gì là của bạn, bạn sẽ thấy trống rỗng thuần khiết là của bạn, mọi thứ khác đã được trao cho bạn bởi người khác. Thế thì bạn là ai? - cái trống rỗng thuần khiết ẩn đằng sau tất cả những lời nói và niềm tin và tôn giáo mà đã được trao cho bạn.

“Nếu người khác không cho ông bất kì cái gì, không có vật. Đó là lí do tại sao Bồ đề đạt ma nói, ‘Nguyên thuỷ, không có vật.’

Phát biểu của Bồ đề đạt ma là cực kì giá trị. Không có một thứ gì tách rời khỏi cái toàn thể. Mọi tách biệt, mọi nhị nguyên, là trò chơi của tâm trí. Khi tâm trí trở nên im lặng mọi trò chơi đó biến mất, mọi người chơi không còn đó nữa.

Điều gì xảy ra cho mơ của bạn khi bạn tỉnh dậy vào buổi sáng? Trong mơ bạn đã bao giờ hoài nghi rằng điều bạn thấy là không thực không? Không ai có thể hoài nghi được trong giấc mơ. Bất kì cái gì xuất hiện trong mơ, dường như là điều đúng vào khoảnh khắc đó. Chỉ vào buổi sáng khi bạn tỉnh dậy, đột nhiên bạn nhận ra rằng cả đêm bạn đã mơ về những điều không thực, cái chỉ là bịa đặt của tâm trí, hoa trên trời - phát biểu của Bồ đề đạt ma, “Nguyên thuỷ, không có vật.”

“Ông thấy đấy, khi đứa bé ra khỏi bụng mẹ, nó có đọc kinh hay không? Vào lúc đó, đứa bé không biết liệu điều như phật tính có tồn tại hay không. Khi nó lớn lên và học cách nhìn đa dạng, nó xuất hiện với thế giới và nói, ‘Tôi làm tốt và tôi hiểu.’ Nhưng nó không biết đấy là rác rưởi và ảo tưởng.

“Trong mười sáu cách thức hay pha của việc làm, cách của đứa trẻ là tốt nhất. Thời gian ríu rít của đứa trẻ được so sánh với người tìm kiếm khi người đó bỏ tâm trí phân chia và chọn lựa. Đó là lí do tại sao đứa trẻ được ca ngợi. Nhưng nếu ông lấy so sánh này và nói, ‘Đứa trẻ là đạo,’ mọi người thời nay sẽ hiểu điều đó sai đi.”

Và điều đó là đúng thậm chí cả ngày nay.

Khi tôi đang nói với bạn, “Là hư không,” tôi đang nói theo lời khác, “Chỉ là đứa bé mới sinh, tâm thức thuần khiết, không bị phân chia thành biết và không biết. Tâm thức của đứa bé là thuần khiết. Nó không biết gì, nó thậm chí không biết rằng nó hiện hữu.”

Bạn phải đã nghe những đứa bé nói về bản thân chúng như những người tách biệt. Chúng có thể nói, “Bé đói. Bé khát.” Cái ‘tôi’ cần chút ít thời gian để lớn lên. Nó cần ít nhất ba tới bốn năm để xã hội tạo ra bản ngã để cho đứa bé bắt đầu nói “con, cháu, tôi” - thay vì nói, “bé” đói, nói “con” đói. Và khoảnh khắc đứa bé nói, “con đói” nó không còn là đứa bé nữa. Nó đã đi vào trong thế giới, nó đã chuyển dần lên, đang trên đường.

Nhưng theo Thiền, lần nữa bạn phải trở thành giống hệt như bé thơ. Thời thơ ấu lần thứ hai này là cuộc cách mạng vĩ đại nhất có thể có.

Jesus là đúng khi ông ấy nói, “Chừng nào các ông chưa được sinh ra lần nữa các ông sẽ không hiểu chân lí.” Ông ấy đã du hành trong mười bẩy năm ở phương Đông, và ông ấy đã thu thập được nhiều. Và đó thực sự là vấn đề tại sao người Do Thái không thể chấp nhận được ông ấy. Ông ấy đã nói một ngôn ngữ không phải của họ. Ông ấy đã diễn giải truyền thống Do Thái cổ theo cách người ta chưa bao giờ được biết tới và theo cách ông ấy đã đem về từ phương Đông.

Và vào thời đó toàn thể phương Đông tràn đầy những rung động của Phật Gautam. Đã năm trăm năm trôi qua từ thời Phật Gautam còn sống, vậy mà rung động của ông ấy vẫn còn trong bầu khí quyển. Và có các khả năng là Jesus đã không chỉ thăm viếng Ấn Độ và Tây Tạng. Có một chỗ ở Nhật cũng tuyên bố rằng ông ấy đã thăm nơi đó. Trong Kinh Thánh mười bẩy năm này hoàn toàn bị thiếu. Họ không nghe bất kì luận cứ nào, bởi vì điều đó sẽ quấy rối bất kì cái gì họ đã từng xoay xở cho tới nay như là Kinh Thánh linh thiêng của họ.

Jesus đã chịu ảnh hưởng nhiều của giáo huấn của Phật. Giáo huấn này, “Chừng nào các ông chưa được sinh ra lần nữa,” có hương vị của Phật Gautam, người liên tục dạy rằng bạn phải bỏ mọi thứ đã được dạy cho bạn, bạn phải quên mọi thứ đã được lập chương trình trong bạn. Phật Gautam đem tới cho thế giới triết lí hoá giải lập trình đầu tiên. Và khi bạn được hoá giải lập trình hoàn toàn, bạn là ai? - chỉ là hư không thuần khiết, chỉ là im lặng. Mọi lời đã được vay mượn, mọi kinh đã được trao cho bạn, mọi tôn giáo đã bị áp đặt vào tâm trí bạn. Bạn không phải là người Ki tô giáo, và bạn không phải là người Hindu giáo, và bạn không phải là người Mô ha mét giáo. Bạn đã được sinh ra chỉ như tâm thức thuần khiết.

Bạn phải đạt tới tâm thức thuần khiết đó lần nữa. Đây là tái sinh. Và tái sinh này đem tới vị phật, tâm thức thuần khiết, tâm thức không biết tới biên giới; do đó, nó không thể gọi bản thân nó là “tôi” được. Tâm thức đã trở thành một với cái toàn thể không có gì để nói.

Phật, khi ông ấy trở nên chứng ngộ, trong bẩy ngày đã giữ im lặng, tự hỏi liệu có nói điều đó hay không. “Bởi vì trong mọi khả năng có thể,” ông ấy nghĩ, “điều đó sẽ bị hiểu lầm. Tốt hơn cả là im lặng.” Nhưng một tâm từ bi không thể thấy thoải mái trong im lặng, khi thấy rằng “Mọi người cần việc thám hiểm này, cuộc du ngoạn này cho bản thân người đó. Ta biết con đường, nếu ta vẫn còn im lặng, đó sẽ là tội lỗi. Nhưng nếu ta nói bất kì điều gì thế nữa, ta sẽ không tuyệt đối đúng trong việc nói nó, bởi vì cái ở bên ngoài lời không thể được đem vào trong lời.”

Cho nên sau bẩy ngày, từ bi tiếp quản, và chung cuộc ông ấy đã cố. Trong bốn mươi hai năm ông ấy đã đi nói cho mọi người, và bao giờ cũng làm rõ ràng điều đó - “Điều ta đang nói, chớ hiểu nó theo từng câu từng chữ. Ta muốn các ông trải nghiệm nó. Chỉ thế thì các ông sẽ hiểu nghĩa của nó - không bởi việc nghe ta, mà bởi việc trải nghiệm nó. Chỉ bằng việc nếm trải nó, các ông sẽ biết vị ngọt của nó.”

Boncho đã viết:

Dòng sông.

Một dòng dài

qua đồng tuyết.

Cuộc sống chỉ là dòng sông, dòng sông dài - dòng dài xuyên qua những cánh đồng tuyết. Và thế thì cái gì xảy ra? Từng dòng sông, nhỏ hay lớn, đều tan biến trong đại dương, tìm ra con đường của nó không có bất kì hướng dẫn nào, không có bất kì kinh nào, không có bất kì thầy nào. Nó có thể đi lạc lối, đi zic zac, nhưng chung cuộc nó đạt tới đại dương. Và việc đạt tới đại dương đó là việc trở thành đại dương. Đó là tái sinh. Đó là điều chúng ta ngụ ý bởi thiền. Đó là điều chúng ta ngụ ý bởi Cương lĩnh Thiền.

Mọi dòng sông đều được mang định mệnh biến mất trong đại dương một ngày nào đó. Đi theo kiểu nhảy múa đi, đi một cách vui vẻ đi. Không cần phải lo nghĩ, không cần phải vội vã. Đại dương đang chờ đợi - bạn có thể dùng thời gian của bạn, nhưng dùng thời gian một cách vui vẻ, không căng thẳng và lo âu. Hân hoan và nhảy múa, hát và yêu, và chung cuộc bạn sẽ biến mất trong đại dương. Đại dương bao giờ cũng chờ bạn.

Cho dù bạn còn xa xôi với đại dương, bạn vẫn là một phần của nó, bao giờ cũng đang đạt tới, bao giờ cũng đang tới gần đại dương hơn. Mọi người đang trở thành phật hôm nay hay ngày mai - và chỉ có bẩy ngày trong một tuần, cho nên bạn có thể chọn...!

Câu hỏi của Maneesha:

Osho kính yêu,

Wihelm Reich nói, trong cuốn sách của ông ấy, ‘Nghe này, hỡi con người bé nhỏ,’ điều ông ấy thấy rằng con người vươn ra ngoài bằng sinh lực của mình khi người đó cảm thấy khoẻ và yêu; rằng người đó co năng lượng đó khi người đó sợ. Reich nói rằng ông ấy thấy rằng sinh lực này - mà ông ấy đã đặt ra thuật ngữ “orgone” - “được tìm thấy trong khí quyển”, bên ngoài thân thể. Ông ấy nói ông ấy đã thành công trong việc thấy nó và đã phát minh ra máy móc khuếch đại nó. Điều ông ấy đã quan sát có là vậy không?

Wilhelm Reich là một trong những người thông minh được sinh ra trong thế kỉ này. Điều ông ấy đã thấy thì đã từng được biết tới ở phương Đông như hào quang.

Bạn phải đã thấy quanh tượng Phật hay Mahavira hay Krishna - hào quang tròn quanh đầu. Hào quang tròn đó là thực tại. Điều Wilhelm Reich nói là đích xác đúng, nhưng những người mà ông ấy nói điều đó cho không phải là người đúng để hiểu nó. Họ nghĩ ông ấy điên bởi vì ông ấy đã mô tả cuộc sống như năng lượng bao quanh thân thể. Điều đó đích xác đúng.

Sự sống là năng lượng bao quanh thân thể bạn. Không chỉ thân thể bạn, mà hoa, cây - mọi thứ có hào quang riêng của nó. Và hào quang đó, năng lượng bao quanh bạn đó co vào và giãn ra trong những tình huống khác nhau.

Bất kì tình huống nào mà năng lượng của bạn co lại nên được coi là xấu, ốm yếu. Và mọi tình huống nơi năng lượng của bạn mở rộng, nên được kính trọng và yêu mến. Trong yêu năng lượng của bạn vươn ra, bạn trở nên sống động hơn. Và khi bạn sợ, năng lượng của bạn co lại, bạn trở nên kém sốnh động.

Bây giờ Wilhelm Reich đáng thương bị người Mĩ coi là điên bởi vì ông ấy không chỉ khuếch đại năng lượng đó - ông ấy đã tìm ra vài bài tập trong đó năng lượng này khuếch đại lên - ông ấy thậm chí còn bắt được năng lượng đó vào trong hộp, các cái hộp lớn trong đó người có thể vào được. Và nếu người này ốm, người này sẽ đi ra được là toàn thể và mạnh khoẻ. Một cách tự nhiên một người như thế phải bị coi là điên. Ông ấy đã bán các cái hộp đó, hộp rỗng - nhưng chúng không trống rỗng. Ông ấy đã tìm ra cách thu thập năng lượng có sẵn trong bầu không khí. Quanh cây bạn có thể thấy rằng năng lượng đang tuôn trào, nhưng với đôi mắt trần của mình bạn không thể thấy nó được.

Sau khi ông ấy bị tuyên bố là điên và bị bỏ tù, một người khác ở Liên Xô thậm chí còn giải quyết được việc chụp ảnh nó. Và bây giờ nó đã trở thành môn tâm lí được thừa nhận tại Liên Xô, rằng sự sống có hào quang. Và người này, Kirlian, đã phát triển một tấm kính ảnh nhạy thế nào đó để chụp ảnh nó. Ông ấy đã chụp bàn tay, và bàn tay hiện ra với vầng hào quang vây quanh nó. Theo một cách rất lạ các ảnh của ông ấy thậm chí còn chỉ ra liệu một người sẽ có ốm đau gì trong sáu tháng không: “Ngay bây giờ người đó không biểu lộ bất kì hình mẫu ốm yếu nào, nhưng hào quang của người đó đang co tại điểm nào đó...” Và nếu tại điểm nào đó hào quang đang co - có thể người đó sẽ trở thành điếc hay mù nếu hào quang mắt co lại. Và tất cả ảnh chụp của ông ấy đã được chứng minh là đúng. Khi ông ấy nói, “Người này có nguy cơ mất thị lực,” không có dấu hiệu nào thấy được, không có lí do nào để tin vào điều đó, nhưng trong vòng sáu tháng người đó trở nên loà. Bây giờ trong tâm lí học xô viết, việc chụp ảnh của Kirlian được chính phủ thừa nhận. Điều đó lan rộng sang nhiều nước khác. Một người có thể được chữa trị trước khi người đó trở nên ốm. Việc chụp ảnh của Kirlian mang tính rất tiên đoán. Nó chỉ ra, ít nhất sáu tháng trước đó, điều gì sẽ xảy ra.

Ở phương Đông người ta đã biết tới từ nhiều thế kỉ nay rằng trước cái chết của bạn, sáu tháng trước đó, bạn chấm dứt khả năng thấy chỏm mũi mình. Bởi vì mắt bạn bắt đầu quay ngược lên, chúng không có khả năng thấy được chỏm mũi bạn. Khoảnh khắc bạn nhận ra mình không thể thấy được chỏm mũi có nghĩa là trong vòng sáu tháng năng lượng của bạn sẽ co lại, trở ngược về cội nguồn của nó. Và hào quang, không có kĩ thuật chụp ảnh nào, đã được yoga thừa nhận từ năm nghìn năm nay. Nhưng bây giờ, nó có thể được chấp nhận trên nền tảng khoa học.

Wilhelm Reich là một thiên tài duy nhất. Ông ấy có thể xoay xở để thấy và cảm điều thông thường không thể thấy được.

Nhưng nếu bạn rất có tính thiền, bạn sẽ bắt đầu thấy hào quang của mọi người, thậm chí hào quang của riêng bạn. Bạn sẽ thấy tay bạn với các tia sáng quanh nó, toả ra. Và khi bạn mạnh khoẻ bạn sẽ cảm thấy hào quang của bạn lan rộng. Khi bạn ốm yếu, bạn sẽ cảm thấy hào quang của bạn co - cái gì đó đang co bên trong bạn.

Khi bạn ở bên cạnh người ốm, bạn sẽ có cảm giác kì lạ rằng người đó bằng cách nào đó làm cho bạn cảm thấy ốm, bởi vì người ốm khai thác hào quang của người khác mà người khác không biết. Người đó cần nhiều sự sống, cho nên bất kì ai có sự sống và tới quanh người đó người đó đã lấy sự sống của người này. Và bằng kinh nghiệm bạn biết, nhưng không hiểu, rằng có người bạn muốn tránh, bởi vì gặp họ bạn cảm thấy ốm yếu, gặp họ bạn cảm thấy rằng cái gì đó đã bị lấy đi khỏi bạn. Và có những người bạn muốn gặp, bởi vì gặp họ bạn cảm thấy sự mở rộng, bạn cảm thấy sinh động hơn.

Wilhelm Reich là đúng, nhưng không may là quần chúng không bao giờ chấp nhận thiên tài của riêng họ: ngược lại, họ kết án những người này, bởi vì nếu Wilhelm Reich là đúng, thế thì mọi người khác gần như là mù. Và trong giận dữ ông ấy đã viết cuốn sách, Nghe đây, hỡi con người bé nhỏ. Nhưng cuốn sách đó hay, và giận của ông ấy có thể được tha thứ bởi vì ông ấy đã bị ‘con người bé nhỏ’, quần chúng, ngược đãi. Ông ấy ban đầu bị coi là điên, thế rồi bị buộc vào nhà thương điên, và ông ấy chết trong nhà thương điên.

Ở phương Đông ông ấy chắc đã trở thành một Phật Gautam. Ông ấy có phẩm chất đó, sáng suốt đó. Nhưng một xã hội sai, một xã hội của những con người rất nhỏ bé, của những con người rất nhỏ nhen, tâm trí chật hẹp, người không thể quan niệm được cái bao la, người không thể quan niệm được điều huyền bí...

Toàn thể bầu không khí là đầy sự sống. Và nếu bạn hiểu cội nguồn sống riêng của bạn, bạn sẽ đột nhiên nhận biết rằng chim sống động, cây sống động, cỏ sống động - mọi nơi đều có sự sống! Và bạn có thể nhảy múa với sự sống này, bạn có thể bắt đầu có đối thoại với bầu không khí. Tất nhiên, mọi người sẽ nghĩ bạn điên, bởi vì mọi người vẫn như cũ. Cùng những người đã đóng đinh Jesus, cùng những người đã buộc Wilhelm Reich vào nhà thương điên, cùng những người đã đầu độc Socrates... nhưng những con người bé nhỏ đó là đa số.

Giận dữ của Wilhelm Reich là đúng, nhưng tôi vẫn nói, thay vì giận dữ, con người bé nhỏ đó cần từ bi. Ông ấy đã giận dữ bởi vì họ đã ngược đãi ông, họ đã phá huỷ toàn thể cuộc sống của ông. Thay vì hiểu ông ấy - ông ấy chắc sẽ mở cánh cửa mới cho việc trải nghiệm, cho việc yêu, cho việc sống - thì họ phá huỷ con người này hoàn toàn. Hiển nhiên, ông ấy trở nên giận dữ.

Ở phương Đông, cùng con người bé nhỏ ấy có đó, nhưng thiên tài phương Đông không bao giờ giận họ. Thay vì giận, nó đã biểu lộ từ bi, nó đã cảm thấy từ bi về mù quáng của họ, và nó đã thử theo mọi cách để đem ánh sáng cho họ, một chút ít hiểu biết cho trái tim họ.

Bây giờ là lúc cho Sardar Gurudayal Singh...

Đức cha Rump rất háo hức buổi chiều nọ khi một cây đàn organ mới được giao cho nhà thờ của ông ấy. Một đám đông người tụ tập bên ngoài nhà thờ để xem khi chiếc đàn được nâng từ từ ra khỏi xe tải giao hàng.

Đột nhiên, một trong những người giao hàng bỏ rơi chiếc dây thừng và chiếc organ bắt đầu rơi lên người Đức cha Rump, người đang đứng dưới nó. Nhưng vào khoảnh khắc cuối cùng, Hamish Mactavish đẩy ông cha xứ sang bên và giữ chiếc đàn trước khi nó vỡ tan trên mặt đất.

“Ta ban phúc cho con, con ta,” Đức cha Rump thở hổn hển, lồm cồm bò dạy. “Con đã cứu cha! Chủ nhật tới khi con tới nhà thờ, con có thể tới chơi trên chiếc đàn organ mới này của nhà thờ!”

“A!” Hamish thở dài. “Không cần con phải đến nhà thờ đâu, cha xứ ạ.”

“Thật sao, con ta?” Rump hỏi. “Sao không?”

“Cha thấy đấy, cha xứ,” Hamish đáp, “Con có một nhà thờ của riêng con ở nhà.”

“Thật thế sao?” cha xứ hỏi. “Con ngụ ý gì?”

“Thế này,” Hamish giải thích. “Nó tựa thế này. Cả gia đình con sống trong một phòng, cho nên chúng con có giường ba tầng. Trẻ con ở tầng chóp, hát cả ngày như những thiên thần nhỏ. Thế rồi, ở tầng giữa, có bà mẹ vợ của con. Bà ấy giảng đạo suốt ngày đêm, nào là Mười điều răn dạy và sự phẫn nộ của Thượng đế. Thế rồi, ở tầng đáy, có con và vợ con - chơi đàn organ của con!”

Bơi một cách ngẫu nhiên trong vùng nước biển ấm ở ngoài khơi châu Phi là bốn con cá mập không lồ - Hàm, Răng, Nhai, Ợ Bé. Đối thoại tự nhiên chuyển sang cái ưa thích của chúng - việc ăn.

“Thức ăn ngon nhất trên thế giới được tìm thấy ở gần Australia,” con Hàm nói, con cá mập lớn nhất. “Thực đơn đầy những thanh niên, người chơi thể thao với cơ bắp mềm và da rám nắng mặt trời.”

“A, điều đó được đấy,” con Răng đáp, con cá mập trắng lớn, “nhưng một món ngon hơn có thể được tìm thấy ở ngoài khơi đảo Canary. Bãi biển chật ních khách du lịch Đức béo, đầy mỡ. Giống hệt bơ chảy ra trên lưỡi.”

“Cũng không tồi,” con Nhai ngắt lời, con cá mập già nhất. “Trong nhiều năm dài ăn ngon lành của ta, ta thấy nước mùa hè ngoài khơi bãi biển Miami là tối thượng cho khoái khẩu bữa tối. Chỗ đấy đầy các chính khách với lá gan khổng lồ ngấm đẫm trong rượu hay rum - và không có xương sống!”

Thế rồi, con Nhai già quay sang con trẻ nhất nhóm, con Ợ Bé. Nó nghe thấy âm thanh lạ vọng ra từ dạ dầy con Ợ, và hỏi, “Này, oắt! Cái ầm ĩ vang từ bụng mày ra là gì vậy? Mày đã ăn ở đâu thế?”

“A!” Ợ rên rỉ, “Cháu bị chứng không tiêu. Cháu đã đi ăn trưa hôm qua ngoài khơi vịnh tại Goa - và người lạ mà cháu đã ăn ở đó không ngừng hát và nhảy múa.”

Bà Nora Bone nhận một cú điện thoại nửa đêm từ con trai, Billy, người vừa lấy vợ buổi chiều hôm đó và đang ở tại khách sạn Tuần trăng mật Xúc xích Phồng to.

“Mẹ ơi,” Billy nức nở, nước mắt chảy cả ra điện thoại, “chúng con gặp vấn đề trong phòng tân hôn!”

“Loại vấn đề gì vậy, Billy?” Nora Bone hỏi, lo âu.

“Thế này, mẹ,” Billy than vãn, “Nellie đang nằm đó trên giường, trần truồng và thở dồn dập... Và, thế này, hì, mẹ - con không biết phải làm gì!”

“Rất đơn giản, Billy,” Nora Bone ngắt lời, với giọng người mẹ nhất của mình, “con chỉ việc cởi quần ra và đưa phần cứng nhất của thân thể con vào chỗ mà Nellie, vợ con, con biết đấy... nơi cô ấy đi đái!”

“A, con hiểu điều đó rồi!” Billy kêu lên, “Hì, cám ơn, mẹ!” - và anh ta đặt điện thoại xuống.

Bà Nora Bone thở dài, lắc đầu rồi về giường. Nhưng mười lăm phú sau, chuông điện thoại reo vang. Lần này là Nellie Bone, nàng dâu mới.

“Bây giờ có chuyện gì nào?” Bà Nora Bone ngắt lời.

“Con trai của mẹ đấy, anh Billy!” Nellie kêu lên. “Anh ấy đã nhét đầu mình kẹt cứng vào bệ xí rồi!”

Nivedano...

(tiếng trống)

(tiếng lảm nhảm)

Nivedano...

(tiếng trống)

Im lặng...

Nhắm mắt lại... và cảm thấy thân thể bạn hoàn toàn đông cứng.

Đây là khoảnh khắc đúng để đi vào bên trong.

Thu lấy mọi năng lượng của bạn, toàn thể tâm thức của bạn, và xô về trung tâm của bản thể bạn, chỉ ở sáu phân ngay bên dưới rốn bạn, bên trong bạn - trung tâm hara (đan điền) - với sự khẩn thiết dường như đấy là khoảnh khắc cuối của cuộc sống của bạn.

Mỗi lúc một nhanh hơn...

Mỗi lúc một sâu hơn...

Khi bạn đang tới gần hơn với trung tâm của bản thể bạn, im lặng lớn giáng xuống bạn, và an bình mà bạn chưa bao giờ biết tới, và ánh sáng tràn đầy toàn thể lãnh thổ bên trong của bạn.

Từ chính trung tâm này bạn có thể làm một điều mà là không thể khác được - chứng kiến.

Chứng kiến rằng bạn không phải là thân thể.

Chứng kiến rằng bạn không phải là tâm trí.

Chứng kiến rằng bạn là tâm thức chứng kiến duy nhất, tâm thức thuần khiết, vĩnh hằng, bất tử.

Đây là bản thể của bạn và bản thể của mọi người.

Làm sâu sắc hơn việc chứng kiến này.

Nivedano...

(tiếng trống)

Thảnh thơi... nhưng nhớ tới cội nguồn đan điền - chính cội nguồn của cuộc sống của bạn - và hoa sẽ bắt đầu mưa rào xuống bạn.

Bạn đang tan chảy vào trong tâm thức, cái là bao la hơn bạn. Thính phòng Phật Gautama đã trở thành đại dương tâm thức. Mười nghìn chư phật không còn là mười nghìn người nữa, mà là một tâm thức duy nhất, bất nhị, thuần khiết không có bất kì gợn sóng nào trong nó.

Đây là bản tính phật của bạn. Từ bản tính phật này nảy sinh ra mọi cực lạc, mọi phúc lành, mọi phúc lạc.

Đây chỉ là thực nghiệm - nó phải trở thành chính sự sống của bạn. Bạn phải là phật suốt hai mươi bốn tiếng, tỉnh táo, nhận biết, từ bi, yêu thương, vui mừng trong cuộc sống, mở rộng cuộc sống, làm cho nó thành điệu vũ.

Thiền không phải là từ bỏ, nó là việc hân hoan.

Nó là bản cương lĩnh của nhảy múa và lễ hội.

Thu lấy mọi kinh nghiệm này, cái đang xảy ra bên trong bạn, bạn phải mang chúng vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Và yêu cầu ngọn lửa, được biểu tượng hoá bằng mặt của Phật Gautam, tới đằng sau bạn. Mặt của Phật Gautam là mặt nguyên thuỷ của mọi người. Nó sẽ tới đằng sau bạn. Nó đã chờ đợi bạn yêu cầu nó.

Trước hết, nó sẽ tới đi theo bạn. Bạn sẽ sớm thấy bạn đang đi theo nó. Và vào giai đoạn thứ ba, giai đoạn cuối cùng, bạn sẽ biến mất, chỉ phật còn lại.

Phật là hư không của bạn, và nó là cái đầy đủ của bạn. Nó là cái toàn thể của bạn. Bạn có thể gọi nó bằng bất kì cái tên nào, nhưng nhớ nó là vũ trụ. Nó không liên quan gì tới bạn và tôi.

Nivedano...

(tiếng trống)

Quay lại... nhưng quay như chư phật - im lặng, an bình, với sự duyên dáng, và cái đẹp.

Chỉ trong vài khoảnh khắc, nhớ nơi bạn đã ở, không gian bạn đã đi vào, trung tâm bạn đã chạm tới, ngọn lửa bạn đã thấy.

Dần dần, dần dần thiền trở thành chính cuộc sống của bạn, chính nhịp đập trái tim bạn. Ngày đó là ngày được phúc lành nhất khi bạn không phải thiền - bạn là việc thiền. Chính bản thể bạn, dù bạn đang làm hay không làm bất kì cái gì, là im lặng, an bình, yêu thương, tỉnh táo và nhận biết về cái vĩnh hằng của nó.

Kinh nghiệm này là kinh nghiệm thiêng liêng duy nhất. Kinh nghiệm này đem lại tuổi thơ của bạn, tâm thức im lặng thuần khiết, hân hoan trong mọi thứ mà nó làm. Toàn thể vũ trụ trở thành lễ hội và sống không còn là khổ nữa. Mọi khoảnh khắc sự tồn tại là có sẵn cho bạn để hân hoan, ca hát, nhảy múa, yêu thương, và mở rộng sinh lực của bạn.

Tâm trí chỉ nghĩ, thiền sống.

Tâm trí là thứ rất nhỏ.

Thiền là bao la như toàn thể vũ trụ.

Tôi dạy bạn cái bao la, tôi dạy bạn cái phổ dụng, tôi dạy bạn cái vĩnh hằng.

Bạn không phải là cái bạn xuất hiện trong gương, bạn là nhiều hơn thế. Bạn là bao la, bao la như toàn thể vũ trụ.

Tuyên bố này là Cương lĩnh Thiền.

Được chứ, Maneesha?

Vâng, thưa Osho.

Xem tiếp Chương 8 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post