Chương 1. Tìm trâu và thấy dấu

Chương 1. Tìm trâu và thấy dấu

Price:

Read more

TÌM TRÂU - Osho

Nói về mười bức tranh trâu 'Thập mục ngưu đồ' của Thiền

Chương 1. Tìm trâu và thấy dấu


1. Tìm trâu trong bãi cỏ của thế gian này

Mang mang bát thảo khứ truy tầm

Thuỷ khoát sơn dao lộ cánh thâm

Lực tận thần bì vô xứ mịch

Đãn văn phong thụ vãn thiền ngâm

Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu

Núi thẳm đường xa nước lại sâu

Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy

Chỉ nghe réo rắt giọng ve sầu

Bình:

Trâu chưa hề bị lạc. Cần gì phải tìm? Chỉ bởi vì việc phân tách khỏi bản tính thực của ta, ta không tìm thấy nó. Trong lẫn lộn của giác quan ta mất ngay cả dấu vết của nó. Xa khỏi nhà, ta thấy nhiều ngã tư đường, nhưng đường nào là đường đúng, ta không biết. Tham và sợ, tốt và xấu, làm rối ta.

2. Thấy dấu

Thuỷ biên lâm hạ tích thiên đa

Phương thảo li phi kiến dã ma

Túng thị thâm sơn cánh thâm xứ

Liêu thiên tị khổng chẩm tàng tha

Ven rừng bến nước dấu liên hồi

Vạch cỏ ruồng cây thấy được thôi

Ví phải non sâu lại sâu thẳm

Ngất trời lỗ mũi hiện ra rồi.

Bình:

Hiểu giáo lí, ta thấy dấu chân trâu. Thế rồi ta biết rằng, như nhiều đồ dùng làm từ thép, vô số thực thể cũng được làm từ sợi của cái ta. Chừng nào ta còn chưa phân biệt, làm sao ta cảm nhận được cái đúng từ cái không đúng? Chưa đi vào cổng, dẫu sao ta đã nhận ra con đường.

Chúng ta đi vào cuộc hành hương hiếm hoi. Mười bức tranh trâu của Thiền là cái gì đó duy nhất trong lịch sử tâm thức con người. Chân lí đã được diễn đạt theo nhiều cách, và người ta bao giờ cũng thấy rằng nó vẫn còn không được diễn đạt dù bạn làm bất kì cái gì. Dù bạn diễn đạt nó bằng cách nào, nó lẩn tránh, nó có tính lảng tránh. Nó đơn giản trốn ra khỏi mô tả. Lời bạn dùng cho nó không thể chứa được nó. Và khoảnh khắc bạn đã diễn đạt, lập tức bạn cảm thấy thất vọng dường như điều bản chất đã bị bỏ lại đằng sau và chỉ cái không bản chất đã được diễn đạt. Mười bức tranh trâu của Thiền đã cố trong một nỗ lực để diễn đạt điều không thể được diễn đạt. Cho nên đầu tiên, phải nói cái gì đó về lịch sử của mười bức tranh trâu này.

Về căn bản, đã có tám bức tranh, không phải mười; và chúng không phải là tranh Phật giáo, chúng là tranh Đạo giáo. Bắt đầu của chúng bị mất. Chẳng ai biết chúng bắt đầu thế nào, ai đã vẽ tranh trâu đầu tiên. Nhưng trong thế kỉ thứ mười hai một Thiền sư Trung Quốc, Khuếch Am Sư Viễn* đã vẽ lại chúng; và không chỉ có thế, ông ấy đã thêm vào hai bức tranh nữa, và tám trở thành mười. Tranh Đạo kết thúc ở bức thứ tám; bức thứ tám là trống rỗng, cái không. Nhưng Khuếch Am đã thêm vào hai bức tranh mới. Đó là chính đóng góp của Thiền cho tâm thức tôn giáo.

Khi người ta đi trên cuộc hành trình bên trong, người ta bỏ lại thế giới, từ bỏ mọi thứ cản trở con đường này, từ bỏ mọi thứ là không bản chất để cho cái bản chất có thể được tìm, được thăm dò. Người ta cố gắng trở nên không nặng gánh để cho cuộc hành trình có thể trở nên dễ dàng hơn, bởi vì cuộc hành trình, cuộc hành trình này, là hướng tới đỉnh cao, đỉnh cao nhất có đó - chính cực đỉnh của những khả năng con người, chính cao điểm. Người ta bỏ thế giới, người ta từ bỏ thế giới; không chỉ thế giới - người ta từ bỏ tâm trí, bởi vì tâm trí là nguyên nhân của toàn thế giới. Thế giới các ham muốn, thế giới của sở hữu, chỉ là phần bên ngoài. Phần bên trong là tâm trí: tâm trí ham muốn, tâm trí thèm khát, tâm trí ghen tị, cạnh tranh, tâm trí đầy ý nghĩ; đó là hạt mầm.

Người ta từ bỏ cái bên ngoài, người ta từ bỏ cái bên trong, người ta trở thành trống rỗng - đó là điều thiền tất cả là gì. Người ta trở thành trống rỗng toàn bộ. Nhưng đây có là chỗ cuối không? Tranh của Đạo nhân kết thúc với cái không. Khuếch Am nói đây không phải kết thúc - * tiếng Trung Quốc kuòān shīyuǎn 廓庵師遠, tiếng Nhật Bản Khuếch Am shion) người ta quay lại thế giới, người ta quay lại bãi chợ; chỉ thế thì vòng tròn mới đầy đủ. Tất nhiên, người ta tới mới toàn bộ. Người ta chưa bao giờ tới với cái cũ; cái cũ qua rồi, qua mãi mãi. Người ta tới được mới mẻ, được phục sinh, được tái sinh toàn bộ - dường như người này chưa bao giờ mất; dường như người này tới tươi tắn và trinh nguyên toàn bộ. Người ta quay lại thế giới và lần nữa người ta sống trong thế giới vậy mà sống bên ngoài nó. Lần nữa người ta trở thành bình thường - chẻ củi, mang nước từ giếng, bước đi, ngồi, ngủ - người ta trở thành tuyệt đối bình thường. Sâu bên trong, cái trống rỗng vẫn còn không bị biến chất. Người ta sống trong thế giới nhưng thế giới không trong tâm trí người ta, thế giới không ở bên trong bạn. Người ta sống không bị động chạm, như hoa sen.

Hai bức tranh này đem người tìm kiếm quay lại thế giới, và Khuếch Am đã làm một điều đẹp vô cùng. Người ta tới bãi chợ; không chỉ điều đó, người ta tới với bầu rượu, say sưa - say với điều thiêng liêng - để giúp những người khác cũng được say, bởi vì có nhiều người khát, có nhiều người đang tìm kiếm, có nhiều người đang loạng choạng trên đường của họ, có nhiều người đang trong bóng tối sâu sắc. Người ta quay lại thế giới vì từ bi. Người ta giúp các lữ khách khác đạt tới. Người ta đã tới, bây giờ giúp người khác tới. Người ta đã trở nên chứng ngộ, bây giờ người ta giúp người khác hướng tới cùng đích đó. Và từng và mọi người đều tìm cùng mục đích.

Tám bức tranh trâu của Đạo là hay nhưng không đủ; đẹp, nhưng cái gì đó bị thiếu trong chúng.

Trống rỗng là hoàn hảo, nhưng có một hoàn hảo vẫn cần được đạt tới. Trống rỗng là hoàn hảo, để tôi nhắc lại nó, nhưng dầu vậy vẫn có một hoàn hảo còn chưa được đạt tới. Trống rỗng là hoàn hảo theo cách phủ định. Bạn đã từ bỏ, nó là phủ định, nhưng bạn còn chưa yêu. Điều khẳng định bị thiếu. Bất hạnh mất rồi, khổ biến mất, nhưng bạn chưa cực lạc. Bạn đã đạt tới im lặng và im lặng là đẹp, nhưng im lặng của bạn còn chưa là việc hoàn thành, nó không là việc tuôn tràn; nó không là điệu vũ phúc lạc của bản thể bên trong của bạn.

Ở đây Khuếch Am đi ra ngoài Đạo giáo và ra ngoài Phật giáo - vì cả hai kết thúc ở trống rỗng, dường như cuộc hành trình là đầy đủ. Bạn đã đạt tới Everest, bình thản, bình tĩnh, ung dung. Bây giờ phỏng có ích gì mà quay lại bãi chợ? Nhưng nếu thiền của bạn không trở thành từ bi, thế thì thiền của bạn bằng cách nào đó vẫn che giấu bản ngã của bạn, thế thì thiền của bạn vẫn là ích kỉ.

Nếu bạn không khóc, nếu nước mắt không trào ra mắt bạn vì người khác, và nếu bạn không bắt đầu quay lại với thế giới để giúp những người đang loạng choạng, thế thì bằng cách nào đó thiền của bạn vẫn không có tính tôn giáo. Nó đã giúp cho bạn; bạn có thể cảm thấy rất, rất thoải mái, nhưng chừng nào nó chưa trở thành từ bi và tuôn tràn theo mọi hướng, cây đã đi tới điểm dừng, nó vẫn chưa nở hoa. Cây xanh, mạnh khoẻ, trong đẹp hoàn hảo, nhưng cây không hoa là không được hoàn thành. Cây không hoa có thể có vẻ đẹp nhưng vẫn có việc hoàn hảo cần được đạt tới. Cây phải nở hoa, cây phải toả hương thơm cho gió để nó có thể được mang đi tới chính tận cùng của sự tồn tại.

Khuếch Am đem người tìm kiếm trở lại trong thế giới. Tất nhiên, người đó là khác toàn bộ cho nên một cách tự nhiên thế giới không thể là như cũ được. Người đó tới bãi chợ nhưng người đó vẫn còn trong thiền của mình; bây giờ bãi chợ không thể trở thành việc sao lãng. Nếu bãi chợ trở thành việc sao lãng, thế thì thiền của bạn là chưa đầy đủ. Nếu bất kì cái gì cũng có thể làm cho bạn bị sao lãng, thế thì thiền của bạn đã là thứ bị áp đặt - bạn đã làm cho bản thân bạn tĩnh lặng, bạn đã kiểm soát bản thân bạn bằng cách nào đó. Thiền của bạn vẫn không phải là tự phát, nó không phải là luồng chảy tự nhiên. Nó đã không xảy ra cho bạn; bạn đã làm cho nó xảy ra. Do đó có sợ việc quay lại bãi chợ.

Bạn sẽ thấy nhiều sannyasins trong Himalayas người bị mắc kẹt ở đó với bức tranh trâu thứ tám - trống rỗng, im lặng. Không có gì sai với họ, nhiều nhất bạn có thể nói không cái gì là sai với họ, nhưng bạn không thể nói được rằng họ đã nở hoa, bạn không thể nói hương thơm của họ được toả ra theo gió. Ánh sáng của họ vẫn bùng cháy chỉ cho bản thân họ thôi. Điều đó có cái xấu nào đó trong nó. Người ta có thể không thấy nó ngay lập tức, nhưng nếu bạn suy nghĩ sâu về nó bạn sẽ thấy rằng đây là ích kỉ. Lúc ban đầu ích kỉ là tốt, bằng không bạn sẽ không bao giờ trưởng thành; nhưng đến cuối, với thiền đi tới việc đầy đủ thực, cao trào, bản ngã phải biến mất, ích kỉ phải biến mất. Bạn phải trở thành một với cái toàn thể.

Và không chỉ điều đó - Khuếch Am nói người ta tới với bầu rượu. Cực kì có ý nghĩa! - người ta tới say sưa với điều thiêng liêng. Người ta không chỉ im lặng, người ta nhảy múa, người ta hát, người ta trở nên sáng tạo. Người ta không đơn giản trốn tránh và ẩn nấp trong hang. Người ta bây giờ tự do tới mức chẳng thành vấn đề ẩn nấp ở đâu cả. Bây giờ tự do là phẩm chất của người ta. Thế giới trở thành cuộc phiêu lưu mới. Vòng tròn là đầy đủ: từ thế giới trở lại thế giới; bắt đầu từ bãi chợ, kết thúc lại trong bãi chợ. Tất nhiên, khác toàn bộ - vì bây giờ bạn không có tâm trí, cho nên bãi chợ là đẹp với bạn cũng như Himalaya im lặng; không có khác biệt. Và mọi người đang khát. Bạn giúp họ, bạn chỉ cho họ con đường.

Phật đã nói rằng khi ai đó trở thành một siddha, đã đạt tới, có hai khả năng. Hoặc người đó vẫn còn hoàn toàn mãn nguyện trong việc đạt tới của mình, không đi ra khỏi nó; thế thì người đó trở thành giống như vũng nước - tươi, mát, im lặng, không gợn sóng, nhưng là vũng nước; theo một cách nào đó tĩnh tại, không phải là sông, tuôn chảy. Phật đã dùng hai từ. Nếu bạn trở thành vũng nước ông ấy gọi bạn là A la hán. A la hán nghĩa là người đã đạt tới hoàn thiện nhưng không quan tâm chút nào tới người khác. Và từ khác ông ấy dùng là Bồ tát. Nếu thiền của bạn nở hoa trong từ bi, bạn đã trở thành một Bồ tát; thế thì bạn giúp người khác và cực lạc của bạn được chia sẻ.

Khuếch Am đã vẽ mười bức tranh về toàn thể việc tìm kiếm của con người - và con người là việc tìm kiếm. Con người không chỉ là người tìm hiểu: con người là việc tìm hiểu. Từ chính khoảnh khắc được thụ thai, việc tìm kiếm bắt đầu. Nếu bạn hỏi nhà khoa học họ sẽ nói rằng khi người đàn ông và người đàn bà gặp nhau, người đàn ông tiết ra hàng triệu tế bào và những tế bào đó bắt đầu chạy đi đâu đó, hướng tới trứng đàn bà. Chúng không biết nó ở đâu, nhưng chúng chạy nhanh. Việc tìm kiếm đã bắt đầu. Chúng là những tế bào rất tí hon nhưng chúng đang tìm trứng. Một trong chúng sẽ đạt tới; những tế bào khác sẽ chết trên đường. Một trong chúng sẽ đạt tới trứng, sẽ được sinh ra trong thế giới. Từ khoảnh khắc đó việc tìm kiếm đã bắt đầu, việc truy hỏi đã bắt đầu. Cho đến chết việc tìm kiếm tiếp tục.

Socrates sắp chết. Đệ tử của ông ấy bắt đầu kêu và khóc; điều đó là tự nhiên, nhưng ông ấy nói với họ, "Thôi đi! Đừng quấy rầy ta - để ta tìm hiểu vào cái chết. Đừng làm sao lãng ta! Các ông có thể khóc sau, ta sẽ đi chóng thôi. Ngay bây giờ, để ta tìm hiểu chết là gì. Ta đã từng chờ đợi cả đời khoảnh khắc này để đi vào thực tại của chết."

Ông ấy bị đầu độc. Ông ấy đang nằm trên giường quan sát chết là gì, tìm hiểu chết là gì. Và thế rồi ông ấy nói với các đệ tử, "Bàn chân ta tê dại rồi, nhưng ta vẫn hệt như ta trước đây. Không cái gì đã bị lấy đi khỏi ta. Cảm giác của ta về bản thể của ta là toàn bộ như trước. Chân ta đi rồi." Thế rồi ông ấy nói, "Đùi ta đi rồi, nhưng ta vẫn như cũ. Ta không thể thấy bản thân ta bị thu lại thành bất kì cái gì kém hơn. Ta vẫn còn là toàn bộ." Thế rồi ông ấy nói, "Bụng ta cảm thấy tê bại rồi, tay ta đang tê bại đi." Nhưng ông ấy rất háo hức, cực lạc. Ông ấy nói, "Nhưng ta vẫn nói với các ông: Ta vẫn như cũ, không cái gì đã bị lấy đi khỏi ta." Và thế rồi ông ấy bắt đầu mỉm cười và ông ấy nói, "Điều này chỉ ra rằng sớm hay muộn chết sẽ lấy tim ta nữa - nhưng nó không thể lấy được ta." Thế rồi ông ấy nói, "Tay ta mất rồi, bây giờ ngay cả tim ta cũng đang chìm xuống, và đây sẽ là những lời cuối cùng của ta vì lưỡi ra đang trở nên tê bại. Nhưng ta bảo các ông, nhớ lấy, đây là lời cuối cùng của ta: Ta vẫn thế, toàn bộ."

Đây là việc tìm hiểu vào chết. Từ chính lúc thụ thai cho tới chính lúc kết thúc, con người là cuộc tìm hiểu vào trong việc tìm chân lí. Và nếu bạn không tìm chân lí, bạn không là người. Thế thì bạn đã bỏ lỡ. Thế thì nhiều nhất bạn có vẻ giống như người, nhưng bạn không là người. Tính nhân bản của bạn chỉ là ở dáng vẻ nhưng không ở trong tim bạn. Và đừng bị lừa bởi dáng vẻ: khi bạn nhìn vào gương, bạn có thể thấy rằng bạn là người, điều đó không chứng minh được cái gì. Chừng nào việc tìm hiểu của bạn chưa trưởng thành tới những chiều cao mà toàn thể năng lượng của bạn được biến đổi vào trong việc tìm hiểu, bạn không là người.

Đó là khác biệt giữa các con vật khác và người. Chúng sống, chúng không tìm hiểu. Chúng đơn giản sống, chúng không tìm hiểu. Không con vật nào đã bao giờ hỏi: Chân lí là gì? Sống là gì? Nghĩa của sống là gì? Tại sao chúng ta ở đây? Chúng ta từ đâu tới? Chúng ta được số phận cho mục đích nào? Không cây, không chim, không con vật - trái đất lớn này đã không hỏi điều này. Bầu trờ bao la vô cùng này chưa bao giờ tìm hiểu về điều này.

Đây là niềm vinh quang của con người. Con người rất nhỏ nhưng lớn hơn bầu trời, bởi vì cái gì đó trong con người là duy nhất - việc tìm hiểu. Ngay cả bầu trời bao la cũng không bao la như con người, bởi vì có thể có chỗ cuối cho bầu trời, nhưng không có chỗ cuối cho việc tìm hiểu của con người. Nó là cuộc hành hương vĩnh hằng - vô thuỷ, vô chung.

Mười bức tranh trâu này là biểu diễn hình ảnh cho việc tìm hiểu, việc tìm hiểu mà tôi gọi là con người. Khuếch Am đã vẽ các bức tranh này nhưng ông ấy không được thoả mãn. Chúng là những bức tranh cực kì đẹp, nhưng ông ấy đã không được thoả mãn. Chân lí là tới mức bất kì cái gì bạn làm, bạn vẫn còn không được hài lòng. Nó không thể được diễn đạt. Thế rồi ông ấy viết thơ - để thế vào. Đầu tiên ông ấy vẽ mười bức tranh này; cảm thấy không được thoả mãn, ông ấy viết ra mười bài thơ nhỏ để bổ sung cho chúng. Bất kì cái gì thiếu trong tranh ông ấy cố đưa vào thơ. Lần nữa ông ấy cảm thấy không được thoả mãn. Thế rồi ông ấy viết mười lời bình bằng văn xuôi. Tôi biết thế nữa ông ấy cũng phải đã cảm thấy không được thoả mãn, nhưng thế rồi chẳng có gì khác để làm. Chân lí là bao la, cách diễn đạt bị giới hạn, nhưng ông ấy đã cố hết sức. Không ai đã làm điều đó trước hay sau.

Tranh vẽ là ngôn ngữ của vô thức. Nó là ngôn ngữ của trực quan hoá. Nó là ngôn ngữ của trẻ con. Trẻ con nghĩ theo hình ảnh, do đó trong sách của trẻ con chúng ta phải làm nhiều, nhiều hình ảnh, ảnh mầu. Chữ là rất nhỏ, ảnh là rất lớn - vì đó là cách duy nhất để thuyết phục trẻ con học đọc, vì chúng có thể học chỉ qua hình ảnh. Tâm trí nguyên thuỷ nghĩ theo hình ảnh.

Đó là lí do tại sao người ta nghĩ rằng các ngôn ngữ như tiếng Trung Quốc phải là cổ đại nhất, vì chúng là các hình ảnh. Ngôn ngữ này không có bảng chữ cái; tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc không có bảng chữ cái nào - họ có hàng nghìn hình ảnh. Đó là lí do tại sao rất khó học tiếng Trung Quốc; bảng chữ cái làm cho mọi sự thành rất đơn giản. Với từng thứ, một hình ảnh! Bao nhiêu thứ có trên thế giới này?

Và hình ảnh không bao giờ có thể là rất chính xác. Chúng chỉ cho bạn hướng dẫn. Chẳng hạn, nếu trong tiếng Trung Quốc bạn phải viết 'chiến tranh', 'đánh nhau', 'xung đột', thế thì người Trung Quốc có một chữ tượng hình: một cái mái nhỏ, và dưới cái mái đó hai phụ nữ ngồi - đó là 'đánh nhau'. Một cái mái và hai người phụ nữ! Điều đó nghĩa là, một chồng và hai đàn bà - đánh nhau thôi. Nhưng đây chỉ là có tính chỉ dẫn, một hướng dẫn.

Trẻ con nghĩ theo hình ảnh, trong mơ. Bất kì cái gì chúng phải nghĩ, đầu tiên chúng phải trựa quan hoá nó ra. Mọi người nguyên thuỷ đều làm điều đó. Đó là ngôn ngữ của vô ý thức. Bạn vẫn làm nó mà; dù bạn nói giỏi đến đâu bằng ngôn ngữ, và dù bạn đã trở nên thành thạo đến đâu trong biện luận hợp lí, dầu vậy ban đêm bạn vẫn mơ bằng hình ảnh. Bạn càng nguyên thuỷ, hình ảnh của bạn càng nhiều mầu sắc hơn; bạn càng trở nên văn minh, hình ảnh của bạn càng trở nên ngày càng ít mầu sắc hơn. Dần dần, chúng trở thành đen và trắng.

Đen và trắng là ngôn ngữ của văn minh. Cầu vồng là ngôn ngữ của người nguyên thuỷ. Đen và trắng không phải là ngôn ngữ thực, nhưng chúng ta có xu hướng... mọi người đã được huấn luyện theo logic Aristotle đều có xu hướng nghĩ dưới dạng đen và trắng, tốt và xấu, đêm và ngày, hè và đông, Thượng đế và quỉ - đen và trắng! Và không có các giai đoạn ở giữa khác. Ai ở giữa Thượng đế và quỉ? - không ai cả. Điều này là không thể được. Nhìn cầu vồng mà xem: bẩy mầu. Mầu đen ở bên này, mầu trắng ở bên kia, và ở giữa có miền lớn các mầu, từng bước một.

Toàn thể cuộc sống là mầu sắc. Nghĩ theo mầu sắc đi, đừng nghĩ theo đen và trắng. Đó là một trong những bệnh tật lớn nhất đã xảy ra cho nhân loại. Cái tên của bệnh này là 'tính Aristotle' - nó bắt nguồn từ Aristotle. Bạn nói: Người này là tốt. Bạn ngụ ý gì? Và thế rồi bạn nói: Người kia là xấu. Bạn ngụ ý gì? Bạn nói: Người này là thánh nhân, và người kia là tội nhân. Bạn ngụ ý gì? Bạn đã bao giờ thấy một tội nhân mà trong người đó thánh nhân đã hoàn toàn biến mất không? Bạn đã bao giờ thấy một thánh nhân mà trong người đó tội nhân đã hoàn toàn biến mất không? Khác biệt có thể là ở mức độ; nó không phải là đen và trắng.

Suy nghĩ theo đen và trắng làm cho nhân loại bị phân liệt. Bạn nói: Đây là người bạn của tôi và kia là kẻ thù của tôi. Nhưng thù có thể trở thành bạn ngày mai, và bạn có thể trở thành thù ngày mai. Cho nên khác biệt có thể, nhiều nhất chỉ là tương đối; nó không thể là tuyệt đối.

Nghĩ theo mầu sắc đi - đừng nghĩ theo đen và trắng.

Trực quan hoá là ngôn ngữ của trẻ con, của mọi người nguyên thuỷ, của vô ý thức. Vô ý thức của bạn cũng nghĩ theo hình ảnh.

Khuếch Am đầu tiên thử ngôn ngữ vô ý thức vì đó là cái sâu nhất: ông ấy đã vẽ mười bức tranh trâu này. Nhưng ông ấy cảm thấy không thoả mãn. Thế rồi ông ấy viết mười bài thơ như cái phụ thêm, như phụ lục. Thơ ca là ở giữa đường, nằm giữa vô thức và ý thức: chiếc cầu, mảnh đất mù sương nơi mọi sự không tuyệt đối trong tối và không tuyệt đối trong sáng - chỉ ở đâu đó chỗ giữa. Đó là lí do tại sao nơi văn xuôi thất bại, thơ ca có thể chỉ dẫn. Văn xuôi là quá hời hợt; thơ ca đi sâu hơn. Thơ ca có tính gián tiếp hơn nhưng nhiều nghĩa hơn, giầu có hơn.

Nhưng dầu vậy Khuếch Am cảm thấy không được thoả mãn, cho nên ông ấy đã viết lời bình văn xuôi.

Đầu tiên ông ấy đã viết ngôn ngữ của vô thức, ngôn ngữ của hoạ sĩ, nhà điêu khắc, người mơ; thế rồi ông ấy viết ngôn ngữ của nhà thơ, chiếc cầu giữa vô thức và ý thức - của mọi nghệ thuật. Và thế rồi ông ấy viết ngôn ngữ của logic, lập luận, Aristotle - ý thức. Đó là lí do tại sao tôi nói kinh nghiệm như thế là duy nhất; không ai khác đã làm điều đó. Phật nói theo văn xuôi. Meera hát theo thơ ca. Các hoạ sĩ và nhà điêu khắc vô danh đã làm nhiều thứ - Ajanta, Ellora, Taj Mahal. Nhưng một người đã không làm cả ba điều này cùng nhau.

Khuếch Am là hiếm hoi, ông ấy phải đã là một thầy lớn. Tranh của ông ấy là siêu, thơ của ông ấy là siêu, văn xuôi của ông ấy là siêu. Điều hiếm khi xảy ra là một người có tài năng phi thường thế theo mọi chiều, mọi chiều của tâm thức.

Bây giờ đến thơ của Khuếch Am:

Tìm trâu...

Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu

Trâu là biểu tượng của năng lượng, sinh lực, tính động. Trâu nghĩa là chính bản thân cuộc sống. Trâu nghĩa là sức mạnh bên trong của bạn, tiềm năng của bạn. Trâu là biểu tượng, nhớ điều đó.

Bạn ở đó, bạn có cuộc sống nữa - nhưng bạn không biết cuộc sống là gì. Bạn có năng lượng, nhưng bạn không biết năng lượng này tới từ đâu và năng lượng này đi tới mục đích nào. Bạn là năng lượng đó, nhưng dầu vậy bạn không nhận biết về năng lượng đó là gì. Bạn sống vô nhận biết. Bạn đã không hỏi câu hỏi căn bản: Tôi là ai? Câu hỏi đó là một với việc tìm trâu: Tôi là ai? Và chừng nào điều này chưa được biết, làm sao bạn có thể tiếp tục sống được? Thế thì toàn thể sự việc trở thành vô tích sự, bởi vì câu hỏi căn bản đã không được hỏi, đã không được trả lời. Chừng nào bạn chưa biết tới bản thân bạn, bất kì cái gì bạn làm đều sẽ là vô tích sự. Điều căn bản nhất là biết bản thân người ta. Nhưng điều xảy ra là chúng ta cứ bỏ lỡ điều căn bản nhất, và chúng ta cứ lo nghĩ về điều tầm thường.

Tôi đã nghe một giai thoại:

Một nữ thanh niên lập kế hoạch cho đám cưới của cô ấy, tới khách sạn nơi dự định tổ chức buổi lễ tiếp tân. Cô ấy bận rộn nhìn khắp chốn, chỉ ra chỗ bát để pha rượu phải để, chỗ các cô phù dâu phải đứng, và thế rồi cô ấy nói với người quản lí khách sạn, "Ở hàng người đón tiếp, mẹ tôi sẽ đứng đây, và tôi sẽ đứng cạnh mẹ tôi, và đây ở bên phải tôi sẽ là cái anh tên gì đó đứng."

Cô ấy đã quên mất tên của chồng! Trong cuộc sống điều liên tục xảy ra là bạn cứ làm các thu xếp về những điều vô dụng, và về điều bản chất nhất bạn trở nên hoàn toàn quên lãng.

Tên bạn là gì? Cái tên mà với nó bạn đã trở nên quen thuộc là bản thân bạn thì chỉ là cái tên được cho, nó chỉ là thứ tiện dụng. Bất kì cái tên nào khác cũng sẽ làm cùng điều đó. Bạn có thể được gọi là Ram, bạn có thể được gọi là Hari, điều đó sẽ không tạo ra khác biệt gì. Tên thực của bạn là gì? Mặt nguyên thuỷ của bạn là gì? Bạn là ai? Bạn sẽ làm những ngôi nhà lớn, bạn sẽ mua xe lớn, bạn sẽ quản lí cái này và cái nọ, và khi bạn chết bạn sẽ bỏ lại tài khoản lớn trong ngân hàng - toàn những điều không bản chất, và sẽ không đi tới việc truy tìm thực về bạn là ai.

Trâu nghĩa là năng lượng của bạn - năng lượng kì lạ không biết mà bạn đang là, năng lượng vô cùng từ đó bạn đã đi vào hiện hữu, điều liên tục tăng trưởng trong bạn như cái cây. Điều năng lượng này là - đó là nghĩa của trâu.

Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu

Cỏ cao là gì? Biểu tượng thôi. Thơ ca nói theo biểu tượng. Bức tranh vẽ ra biểu tượng, thơ ca nói biểu tượng. Ham muốn là cỏ cao trong đó trâu của bạn bị mất hút. Nhiều ham muốn thế kéo bạn đi phía này và phía nọ. Nhiều ham muốn thế! Thường xuyên là việc kéo co: ham muốn này kéo bạn xuống phía nam, ham muốn khác lôi bạn lên phía bắc.

Trong một trường nhỏ cô giáo hỏi, "Bây giờ trò nào nói được cho cô đàn ông đi đâu?"

"Thưa cô," cậu bé đáp. "Bất kì chỗ nào đàn bà đi - đàn ông."

Bất kì chỗ nào đàn bà đi... Đàn ông đi theo đàn bà, đàn bà đi theo đàn ông. Toàn thể cuộc sống chỉ là việc đuổi theo ham muốn này nọ. Đến cuối cùng, chẳng cái gì được đạt tới; chỉ những giấc mơ thất vọng, cả đống mơ thất vọng. Nhìn lại đi - bạn đã đạt tới cái gì? Bạn đã từng chạy và chạy - bạn đã đạt tới đâu? Đây là cỏ cao đấy.

Tiền hấp dẫn, quyền hấp dẫn - và không hỏi bản thân người ta: Tại sao mình phải đuổi theo những điều này? Chúng ta liên tục chạy. Thực ra, vì toàn thể xã hội chạy, mọi đứa trẻ bị mắc bệnh này bởi kế thừa. Mọi người chạy đuổi - đứa trẻ học bằng việc bắt chước. Bố chạy đuổi, mẹ chạy đuổi, anh chạy đuổi, hàng xóm chạy đuổi, mọi người chạy đuổi - vì quyền, danh, tiền, các thứ của thế giới. Vô nhận biết, đứa trẻ cũng bị buộc vào trong dòng chảy chính của cuộc sống. Trước khi đứa trẻ có thể bắt đầu suy nghĩ, nó đã chạy đuổi rồi.

Ở trường chúng ta dạy ganh đua, không gì khác. Ở trường chúng ta chuẩn bị cho trẻ em để ganh đua lớn hơn trong cuộc sống. Ở trường, thực ra, chẳng cái gì diễn ra ngoại trừ việc diễn tập: cách tranh đấu, cách quản lí bản thân bạn, và cách bỏ lại người khác phía sau, cách đi lên đỉnh. Nhưng không ai hỏi câu hỏi cơ bản: Vấn đề là gì? Tại sao người ta phải khao khát ở trên đỉnh? Bạn sẽ làm gì khi bạn đạt tới đỉnh? Khi bạn trở thành tổng thống một nước, bạn sẽ làm gì? Làm sao điều đó sẽ đáp ứng cho bạn?

Dường như là một người khao khát và chúng ta đưa người đó vào trong cùng đường dẫn tới ngày càng nhiều tiền hơn. Người đó tới, vật lộn kịch liệt, tích luỹ nhiều tiền, nhưng tiền không liên quan gì tới niềm khát khao này chút nào. Thế rồi đột nhiên người đó cảm thấy thất vọng. Thế rồi người đó nói: Tiền không thể làm được cái gì cả; nhưng bây giờ quá trễ rồi.

Nhìn nhu cầu bên trong của bạn là gì, và thế rồi làm việc vì nó, và làm việc chuyên cần vì nó, thông minh vì nó. Nhưng đầu tiên nhìn nhu cầu bên trong của bạn là gì. Và nhu cầu bên trong có thể được nhận ra chỉ khi bạn nhận ra bạn là ai.

Nếu bạn có thể hiểu được phẩm chất của năng lượng của bạn, bạn sẽ có khả năng hiểu được cái gì sẽ đáp ứng cho bạn. Bằng không, không biết tới bản thân mình, người ta cứ chạy hoài. Việc chạy gần như điên. Dừng lại bên đường, suy ngẫm một chút, xem xét điều bạn đang làm, tại sao bạn làm nó. Đừng chạy trong cơn sốt vì việc chạy sẽ làm cho bạn chạy nhanh hơn. Việc chạy sẽ làm cho bạn, dần dần, không có khả năng dừng lại. Bạn sẽ cứ làm cái gì đó này khác; điều đó sẽ trở thành thói quen. Không có nó bạn sẽ không cảm thấy sống động.

Tôi biết những người đã kiếm đủ tiền; bây giờ họ có thể về hưu. Thực ra, họ đã từng nói cả đời họ rằng một khi họ đạt tới nhiều tiền thế, họ sẽ về hưu. Nhưng họ không về hưu.

Tôi biết một người. Trong quá khứ hai mươi năm trước tôi đã ở cùng với người đó nhiều lần. Bất kì khi nào tôi tới thăm Calcutta tôi sẽ ở cùng người đó và người đó bao giờ cũng nói, "Tôi sắp về hưu; bây giờ tôi có đủ rồi. Chỉ vài điều nữa phải thu xếp, vì điều không hay là bỏ mọi thứ không hoàn thành, và thế rồi tôi sẽ về hưu."

Lần trước tôi tới thăm ông ta và tôi hỏi ông ta, "Khi nào? Ông sẽ về hưu sau cái chết của ông sao? Và ông liên tục nói rằng đầu tiên ông phải hoàn thành mọi thứ, cho nên chúng sẽ không bao giờ được hoàn thành."

Ông ta nói, "Không, bây giờ tôi đã cố định thời gian rồi, rằng sau mười năm tôi sẽ về hưu."

Ông ta lúc đó sáu mươi, bây giờ ông ta chết rồi. Ông ta đã làm việc vất vả và ông ta đã sống như kẻ ăn xin nhưng cứ hi vọng rằng một ngày nào đó ông ta sẽ tận hưởng. Nhưng đến lúc ông ta có tiền, ông ta đã trở nên bị ám ảnh với việc có nhiều hơn, có thêm nữa...

Một điều rất cơ bản phải được hiểu: những thứ này sẽ không đáp ứng cho bạn vì chúng không phải là nhu cầu căn bản. Người ta cần cái gì đó khác. Nhưng cái gì đó khác đó phải được tìm vào bên trong bản thân bạn; không ai khác có thể cho bạn chiều hướng. Bạn có định mệnh của bạn bên trong bạn. Bạn có bản kế hoạch tổng thể bên trong bạn. Trước khi bạn bắt đầu chạy đuổi theo bất kì cái gì, điều nền tảng nhất là nhắm mắt lại, vào hoà điệu với bản thân bạn, với năng lượng của bạn, và lắng nghe nó - và bất kì cái gì nó nói cũng đều là tốt cho bạn. Thế thì bạn sẽ cảm thấy được đáp ứng. Dần dần, bạn sẽ tới ngày càng gần hơn với việc bừng nở hoa của bạn, tới việc nở hoa của bạn.

Nhưng mọi người sợ trở thành bản thân họ. Mọi người rất sợ là bản thân họ, bởi vì nếu bạn cố là bản thân bạn, bạn sẽ trở thành một mình. Mọi người đều là duy nhất và một mình. Nếu bạn cố là bản thân bạn, bạn sẽ cảm thấy tính một mình. Cho nên mọi người theo người khác, theo đám đông; họ trở thành một với đám đông. Ở đó họ không cảm thấy một mình... được bao quanh, nhiều người thế có đó. Nếu bạn thiền, bạn sẽ một mình, và nếu bạn điên vì tiền, bạn sẽ không bao giờ một mình - toàn thế giới đang đi ở đó. Nếu bạn tìm Thượng đế bạn sẽ một mình; nhưng nếu bạn tìm chính trị, quyền lực, thế thì toàn thế giới sẽ có đó, bạn sẽ không bao giờ bị bỏ lại một mình.

Mọi người sợ ở một mình. Và mọi người không bao giờ có thể biết tới bản thân họ nếu họ sợ ở một mình, họ không bao giờ có thể tìm được trâu.

Walter Kaufmann đã phát minh ra một từ mới cho nỗi sợ nào đó mà bao giờ cũng tồn tại nhưng với điều đó thì chưa bao giờ có từ. Ông ấy gọi nó là 'sợ quyết - decidophobia'. Mọi người sợ quyết định bất kì cái gì theo cách riêng của họ: 'sợ quyết'. Họ cho phép người khác quyết định cho họ, thế thì họ không nhận trách nhiệm.

Bạn được sinh ra một cách ngẫu nhiên trong gia đình Hindu, hay gia đình Ki tô giáo; thế rồi bạn cho phép bố mẹ bạn quyết định tôn giáo của bạn. Làm sao bố mẹ bạn có thể quyết định được tôn giáo của bạn? Họ là ai để quyết định tôn giáo của bạn? - và làm sao nó có thể được quyết định bởi việc sinh? Sinh không có liên quan gì tới tôn giáo. Làm sao sinh có thể quyết định được? Bố mẹ họ quyết định tôn giáo của họ vân vân và vân vân; bạn sẽ quyết định tôn giáo của con bạn.

Đi theo - phải có nỗi sợ sâu sắc nào đó trong việc làm quyết định của riêng bạn. Nỗi sợ là ở chỗ nếu bạn quyết định theo cách riêng của bạn, ai biết? - nó có thể sai. Tốt hơn cả là để cho người khác quyết định; họ biết nhiều hơn, họ có nhiều kinh nghiệm. Để truyền thống quyết định, để xã hội quyết định, để các chính khách quyết định, để các tu sĩ quyết định. Một điều là chắc chắn: người khác phải quyết định cho nên bạn tự do không bị trách nhiệm của việc làm quyết định. Do đó mọi người cứ theo người khác, và mọi người cứ bỏ lỡ tính cá nhân riêng của mình.

Có hai cách để né tránh quyết định. Một là: để người khác quyết định. Cách khác là: không bao giờ quyết định, đơn giản trôi giạt. Cả hai là như nhau vì điều cơ bản là không nhận trách nhiệm về làm quyết định. Các thế hệ mới đã chọn phương án khác: trôi giạt. Các thế hệ già hơn đã chọn phương án thứ nhất: để cho người khác quyết định. Bạn có thể không cho phép bố bạn quyết định, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ tự mình quyết định - bạn có thể đơn giản trôi giạt. Bạn có thể làm các thứ, bất kì cái gì xảy ra... bạn có thể trở thành mẩu gỗ trôi giạt.

Theo cả hai cách việc tìm kiếm đều là không thể được. Việc tìm kiếm có nghĩa là tính quyết định. Việc tìm kiếm nghĩa là nhận rủi ro. Cho nên nhớ từ này 'sợ quyết'. Đừng sợ, bỏ nỗi sợ này đi. Ai khác có thể quyết định được cho bạn? Không ai có thể quyết định được cái gì cho bạn. Vâng, người khác có thể giúp, người khác có thể chỉ ra con đường, nhưng quyết định phải là của bạn - bởi vì qua quyết định của bạn mà linh hồn bạn sẽ được sinh ra.

Bạn càng trở nên có tính quyết định, bạn càng trở nên được hợp nhất hơn. Bạn càng nhận tính trách nhiệm của cam kết... tất nhiên, nó rất nguy hiểm, nhưng cuộc sống là nguy hiểm. Tôi biết có nhiều khả năng đi lạc lối, nhưng rủi ro đó phải được nhận. Có khả năng bạn có thể sai lầm, nhưng người ta học bằng việc phạm sai lầm. Cuộc sống là thử và sai.

Tôi đã nghe:

Vào thế kỉ mười tám, nước Pháp có tầng lớp quí tộc suy yếu nhưng đặc quyền, và một học giả nghèo được thuê để dạy hình học cho một cậu ấm con ông cháu cha của một trong những công tước của quốc gia.

Rất chịu khó, học giả cho cậu ấm đi qua một trong những định lí rất sơ khởi của Euclid, nhưng tại mọi chỗ dừng, cậu ấm lại mỉm cười một cách đáng yêu và nói, "Thầy tốt ơi, em không theo thầy đâu."

Thở dài, học giả làm cho vấn đề đơn giản hơn, đi chậm hơn, dùng những từ đơn giản hơn, nhưng dầu vậy cậu ấm vẫn nói, "Thầy tốt ơi, em không theo thầy đâu."

Thất vọng quá, học giả cuối cùng rền rĩ, "Ôi, quí cậu, tôi cho cậu lời cuối rằng điều tôi nói là vậy."

Thế rồi, cậu ấm dướn người trên bàn chân, cúi mình lễ phép, và trả lời, "Nhưng thế thì tại sao thầy không nói thế để cho chúng ta có thể qua tiếp sang định lí sau? Nếu đấy là vấn đề lời của thầy, con chắc không mơ về hoài nghi thầy."

Nhưng cuộc sống không phải là vấn đề lời của bất kì ai. Nó không phải là định lí, nó không phải là lí thuyết. Bạn không thể chấp nhận được nó chỉ bởi vì ai đó khác được cho là có thẩm quyền nói nó là vậy. Thẩm quyền là thủ đoạn. Đằng sau nó bạn che giấu nỗi sợ của bạn.

Bạn phải quyết định. Các quyết định có thể có tính định mệnh nhưng không có cách khác. Bạn có thể đi lạc lối, nhưng không cái gì sai trong nó. Đi lạc lối, bạn sẽ học được cái gì đó, bạn sẽ trở nên giầu có hơn. Bạn có thể quay lại và bạn sẽ hạnh phúc rằng bạn đã đi lạc lối, bởi vì có nhiều thứ mà chỉ có thể được học bằng việc đi lạc lối. Có hàng triệu thứ có thể được học chỉ nếu bạn có đủ dũng cảm để phạm sai lầm. Nhớ duy nhất một điều thôi: không phạm cùng sai lầm lặp đi lặp lại.

Nếu tôn giáo được quyết định bởi người khác, thế thì không có nhu cầu tìm kiếm. Bố bạn nói: có Thượng đế. Mẹ bạn tin vào cõi trời và địa ngục, cho nên bạn tin. Người có quyền, tu sĩ, chính khách, nói cái gì đó và bạn tin vào nó. Bạn né tránh; qua niềm tin bạn né tránh tin cậy. Niềm tin là kẻ thù của tin cậy. Tin cậy cuộc sống đi! Đừng tin vào niềm tin - tránh chúng ra! Tránh các niềm tin - Hindu giáo, Hồi giáo, Ki tô giáo. Tìm niềm tin riêng của bạn. Bạn có thể đi tới tìm ra cùng chân lí. Bạn sẽ tới, bởi vì chân lí là một. Một khi bạn đã tìm ra nó bạn có thể nói: Vâng, Kinh Thánh là đúng - nhưng không trước đó. Một khi bạn đã tìm thấy nó bạn có thể nói: Vâng, Vedas là đúng - nhưng không trước đó. Chừng nào bạn còn chưa kinh nghiệm nó, chừng nào bạn còn chưa trở thành nhân chứng cho nó một cách cá nhân, mọi vedas và mọi kinh thánh đều là vô dụng. Chúng sẽ đè nặng bạn, chúng sẽ không làm cho bạn tự do hơn.

Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu

Núi thẳm đường xa nước lại sâu

Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy

Chỉ nghe réo rắt giọng ve sầu

Việc tìm kiếm là khó bởi vì chân lí là không biết. Việc tìm kiếm là khó, bởi vì chân lí không chỉ là không biết - nó là không thể biết được. Việc tìm kiếm là khó, bởi vì người tìm kiếm phải liều cả đời mình cho nó.

Ở đây Khuếch Am nói: Núi thẳm đường xa nước lại sâu... Nếu bạn theo kinh sách, bạn đi theo những dòng sông có tên. Nếu bạn theo tôn giáo nào đó, giáo phái, nhà thờ, thế thì bạn có bản đồ - và không thể có bản đồ nào cho chân lí. Không thể có bản đồ nào bởi vì chân lí có tính riêng tư và không công cộng. Bản đồ trở thành công cộng; chúng được cần để cho người khác cũng có thể đi theo. Trên bản đồ, đường siêu xa lộ được vẽ ra, không phải là những vỉa hè; và tôn giáo là vỉa hè, không phải là siêu xa lộ. Bạn không thể đạt tới Thượng đế như một người Ki tô giáo hay người Mô ha mét giáo. Bạn đạt tới như bạn, đích thực bạn, và bạn không thể theo được con đường của bất kì ai.

Núi thẳm đường xa nước lại sâu

Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy

Và một khoảnh khắc tới trong tìm kiếm khi người ta cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi hoàn toàn. Người ta bắt đầu nghĩ chắc sẽ là tốt hơn nếu người đó chưa bao giờ bắt đầu việc tìm kiếm của mình. Người ta cảm thấy thất vọng tới mức người ta bắt đầu cảm thấy ghen tị về những người chưa bao giờ bận tâm tới những điều như vậy. Điều này là tự nhiên, nhưng đó đích xác là khoảnh khắc mà việc tìm kiếm thực bắt đầu.

Năng lượng bị kiệt quệ này, mệt mỏi này, là của tâm trí. Tâm trí cảm thấy mệt vì tâm trí bao giờ cũng hạnh phúc trong việc theo bản đồ. Với cái đã biết, tâm trí vẫn còn là người chủ; với cái không biết, cái lạ, tâm trí hoàn toàn bị lúng túng. Tâm trí không thể hình dung ra được nó, cái gì diễn ra - tâm trí cảm thấy mệt mỏi, tâm trí cảm thấy cạn kiệt. Tâm trí nói: Mình đang là gì thế này? Sao mình phí đời mình? Quay lại đi! Về lại thế giới, sống như những người khác sống! Theo đám đông, không cố là cá nhân.

Do đó, bạn không bao giờ thấy người hippies ngoài tuổi ba mươi nhăm. Đến lúc đó họ mệt mỏi rồi. Đến lúc đó họ bắt đầu nghĩ tới hôn nhân, tới định cư, tới nhà cửa. Đến lúc đó họ bắt đầu trở thành người nệ cổ. Đến lúc đó họ đã quên tất cả về cách mạng và nổi dậy và mọi điều vô nghĩa đó. Họ trở thành một phần của nguyên trạng; mệt mỏi, cạn kiệt; thực ra, ăn năn, cảm thấy một loại mặc cảm. Khoảng khắc này tới trong việc tìm kiếm của mọi người. Nó là khoảnh khắc bản chất. Và nếu bạn có thể di chuyển, cho dù cảm thấy bị cạn kiệt, mệt mỏi, thất vọng; nếu bạn có thể vẫn di chuyển tiếp nữa, thế thì tâm trí bị bỏ đi và những thoáng nhìn đầu tiên về thiền xuất hiện.

Bài thơ thứ hai:

Ven rừng bến nước dấu liên hồi

Vạch cỏ ruồng cây thấy được thôi

Nếu bạn tiếp tục, nếu bạn không nghe theo tâm trí và trò chơi của nó về mệt mỏi, cạn kiệt, và thế này thế nọ... Tâm trí muốn kéo bạn trở lại - với bầy đàn, với đám đông. Tâm trí muốn bạn thuộc về giáo phái, nhà thờ, để cho bạn không cần quyết định mọi bước theo cách riêng của bạn. Mọi thứ đã được quyết định rồi, mọi thứ được làm sẵn. Bạn chỉ phải tin vào nó.

Ven rừng bến nước dấu liên hồi

Vạch cỏ ruồng cây thấy được thôi

Ví phải non sâu lại sâu thẳm

Ngất trời lỗ mũi hiện ra rồi.

Tâm trí bị loại bỏ. Và tâm trí bị loại bỏ chỉ khi bạn đi tiếp khi tâm trí nói dừng lại; nếu bạn không nghe theo tâm trí và bạn nói: Mình đang đi tìm hiểu, mình đang đi tìm kiếm. Nếu bạn mệt, bạn có thể bỏ. Tâm trí sẽ bám lấy bạn thêm một chút nữa. Nhưng nếu bạn không nghe và bạn vẫn còn xa cách và không quan tâm và mắt bạn hội tụ ở đó vào mục đích, vào con trâu, bạn sẽ đi tới khám phá ra vết chân. Chúng bao giờ cũng có đó rồi, chỉ bạn là quá bị chen chúc bởi ý nghĩ, bị che mờ quá nhiều bởi tâm trí. Do đó bạn không có khả năng thấy những dấu chân tinh vi đó.

Ven rừng bến nước dấu liên hồi

Vạch cỏ ruồng cây thấy được thôi

Tôi đã nói với bạn rằng cỏ cao đại diện cho ham muốn. Và bây giờ, ngay cả dưới cỏ, ngay cả dưới cùng ham muốn của bạn, bạn thấy cùng dấu chân trâu. Ngay cả dưới ham muốn bạn thấy Thượng đế ẩn kín. Ngay cả dưới cái gọi là những điều trần tục, bạn đã từng tìm kiếm cái gì đó của cõi bên kia.

Nếu một người tìm ngày càng nhiều tiền, thực ra người đó đang tìm gì? - tiền sao? Nếu người đó tìm tiền, thế thì sẽ tới một điểm người đó sẽ được thoả mãn - nhưng điểm đó không bao giờ tới. Dường như người đó tìm cái gì đó khác. Một cách sai lầm, việc tìm về tiền, người đó đang tìm cái gì đó khác. Người đó muốn giầu có...

Để tôi nói với bạn điều đó theo cách này: Một người tìm tiền muốn là giầu có nhưng người đó không biết rằng là giầu có là khác toàn bộ với việc có tiền. Là giầu có nghĩa là có mọi kinh nghiệm mà cuộc sống có thể cho bạn. Là giầu có nghĩa là cầu vồng, không đen và trắng - mọi mầu sắc cùng nhau. Là giầu có nghĩa là trưởng thành, tỉnh táo, sống động.

Người đang tìm tiền là đang tìm cái gì đó khác; đó là lí do tại sao khi tiền được đạt tới, không cái gì được đạt tới. Người tìm quyền lực, thực ra người đó đang tìm cái gì? Người đó muốn là một thượng đế. Và trong thế giới này, người đó nói, nếu bạn có quyền lực bạn có thể giả vờ là thượng đế. Đằng sau việc tìm kiếm của người đó về quyền lực, cùng việc tìm Thượng đế được ẩn kín. Cho nên khi người đó đạt tới quyền lực, đột nhiên người đó sẽ cảm thấy không quyền lực bên trong, bất lực; bên ngoài, giầu có; bên trong, nghèo khó, kẻ ăn xin.

Ven rừng bến nước dấu liên hồi

Vạch cỏ ruồng cây thấy được thôi

Ví phải non sâu lại sâu thẳm

Ngất trời lỗ mũi hiện ra rồi.

Và thế rồi người ta bị ngạc nhiên: Làm sao có thể có chuyện mình không thể thấy được những dấu chân này? Chúng ở ngay trước mình! Chúng bao giờ cũng có đó, như mũi người ra. Nhưng nếu mắt bạn nhắm hay bị bịt, thế thì bạn không thể thấy được.

Tôi đã nghe một giai thoại:

Lúc đó là muộn trong đêm và do nhiều chỗ phải vòng tránh một người đã hoàn toàn bị lạc. Anh ta dừng lại ở một nông trại để hỏi đường, "Tôi có đi đúng hướng tới Atlanta không?" anh ta hỏi người đàn bà mở cửa.

"Ông nhắm tới đường nào?" bà ấy hỏi.

Không chắc về hướng, anh ta thử lại: "Tôi ngụ ý, đèn xe tôi trỏ theo đường đó đấy sao?"

"Vâng, thưa ông," người đàn bà nói. "Ít nhất có các đèn đỏ."

Đây là tình huống. Bạn càng chạy nhanh, bạn càng bị lẫn lộn hơn. Bạn càng đạt tới nhiều tốc độ, lẫn lộn càng xảy ra nhiều hơn cho bạn. Dần dần, bạn mất mọi cảm giác về phương hướng. Bạn đơn giản cứ phóng vù vù từ đây tới đó. Bản thân tốc độ trở thành mục đích, dường như, chạy nhanh, người ta cảm thấy người ta đang đạt tới đâu đó; do đó mới có hấp dẫn về tốc độ. Nó là chứng thần kinh.

Toàn thể khoa học bị tham gia vào việc làm cho mọi thứ ngày càng tốc độ hơn. Không ai biết bạn đang nhắm tới đâu. Và như tôi thấy nó, đèn đỏ của bạn đang chỉ ra hướng đúng. Ở đâu đó đằng sau bạn, bạn đã rời bỏ nhà. Ở đâu đó tại chính cội nguồn của bản thể bạn là nhà bạn. Nhưng chỉ một điều may mắn về bạn: đó là, bất kì cái gì bạn làm, bạn không thể đi rất xa khỏi nhà được vì bất kì cái gì bạn làm cũng là một loại bước đi khi ngủ.

Một người đàn bà rất tức giận. "Chồng tôi," bà ta bảo bác sĩ, "dường như vẩn vơ trong tâm trí ông ấy."

"Đừng lo về điều đó," bác sĩ nói. "Tôi biết chồng bà. Ông ấy không thể đi xa được."

Tôi biết bạn. Bạn không thể đi xa được - vì thực ra, bạn đơn giản mơ về tốc độ, về việc đi, về mục đích. Bạn ngủ say. Nó toàn là việc xảy ra trong tâm trí bạn, không trong thực tại.

Do đó, Thiền nói rằng nếu bạn sẵn sàng, chính khoảnh khắc này chứng ngộ là có thể - bởi vì bạn không thể đi xa được. Nếu việc du hành của bạn là du hành thực sự, thế thì chứng ngộ bất thần là không thể được. Bạn sẽ phải quay lại. Cùng khoảng cách bạn sẽ phải du hành lại.

Và bạn đã từng du hành trong hàng triệu kiếp. Nếu cùng khoảnh cách phải được du hành trở lại lần nữa, thế thì chứng ngộ là gần như không thể được. Nếu chứng ngộ là dần dần, nó gần như là không thể được. Thiền nói nó phải là bất thần: dường như một người đang ngủ say và mơ, và mơ rằng người đó đã đi lên mặt trăng. Nhưng đến sáng người đó mở mắt ra - người đó sẽ thấy bản thân mình ở đâu? Trên mặt trăng sao? Người đó sẽ thấy bản thân mình ở đây, bây giờ. Trăng sẽ biến mất cùng mơ.

Thế giới là mơ. Không phải là nó không tồn tại, không phải là nó không có - thế giới là mơ bởi vì thế giới bạn nghĩ đang đấy, không là gì ngoài mơ của bạn, vì bạn buồn ngủ, vô ý thức, ngủ, đi, làm mọi thứ. Chính điều may là bạn không thể đi xa được! Bạn không thể trở nên thức tỉnh chính khoảnh khắc này.

Bây giờ là lời bình văn xuôi cho lời kinh thứ nhất:

Trâu chưa hề bị lạc. Cần gì phải tìm? Chỉ bởi vì việc phân tách khỏi bản tính thực của ta, ta không tìm thấy nó. Trong lẫn lộn của giác quan ta mất ngay cả dấu vết của nó. Xa khỏi nhà, ta thấy nhiều ngã tư đường, nhưng đường nào là đường đúng, ta không biết. Tham và sợ, tốt và xấu, làm rối ta.

Trâu chưa hề bị lạc - bởi vì trâu là bạn. Trâu là năng lượng của bạn, nó là cuộc sống của bạn. Nguyên lí của tính động của bạn là con trâu. Trâu chưa bao giờ bị lạc.

Cần gì phải tìm? Nếu bạn có thể hiểu được điều đó, thế thì không cần tìm. Thế thì chính hiểu biết đó là đủ. Nhưng nếu hiểu biết đó không bừng lên trong bạn, thế thì có nhu cầu tìm.

Việc tìm sẽ không giúp bạn đạt tới mục đích bởi vì mục đích chưa bao giờ bị mất. Việc tìm chỉ là để giúp bạn bỏ tham, sợ, sở hữu, ghen tị, hận thù, giận dữ. Việc tìm chỉ là để giúp bạn bỏ đi những cản trở, và một khi cản trở không có đó, đột nhiên người ta trở nên nhận biết: mình bao giờ cũng ở đây, mình chưa bao giờ đi bất kì chỗ nào khác.

Cho nên toàn thể việc tìm kiếm là có tính phủ định theo một cách nào đó. Nó cũng giống như khi ai đó làm ra bức tượng từ một khối đá cẩm thạch. Người đó làm gì? Người đó đơn giản tỉa những phần không bản chất đi, và dần dần hình hài hiện ra.

Ai đó hỏi Michelangelo... Ông ấy đang làm bức tượng Jesus - ai đó nói, "Sáng tạo của ông thật vĩ đại."

Ông ấy nói, "Tôi chả làm gì cả. Jesus ẩn bên trong khối đá cẩm thạch này và tôi chỉ giúp cho ông ấy được thoát ra thôi. Ông ấy đã ở đó rồi, chỉ mỗi nhiều đá cẩm thạch có đó hơn là cần thiết. Cái không cần thiết có đó - tôi đã tỉa đi cái không bản chất. Tôi đơn giản đã khám phá ra ông ấy, tôi đã không tạo ra ông ấy."

Thực ra, khối đá cẩm thạch đã bị những thợ xây bỏ đi. Bước quanh nhà thờ đang được xây dựng, Michelangelo hỏi các thợ xây, "Sao khối đá cẩm thạch này lại bị vứt đi?"

Họ nói, "Nó vô dụng." Thế là ông ấy lấy nó ra - và một trong những hình đẹp nhất của Jesus hiện ra từ nó.

Michelangelo hay nói, "Khi tôi bước đi bên cạnh khối đá này, Jesus đã gọi tôi. Ẩn bên trong khối đá ông ấy nói, 'Michelangelo, lại đây và giải thoát cho ta!' Tôi đã chỉ làm công việc phủ định."

Trâu đã có đó. Người tìm kiếm là cái được tìm. Chỉ vài thứ không cần thiết xúm quanh bạn. Việc tìm kiếm có tính phủ định - bỏ chúng và bạn khám phá ra bản thân bạn trong mọi vinh quang của bạn.

Trâu chưa hề bị lạc. Cần gì phải tìm? Chỉ bởi vì việc phân tách khỏi bản tính thực của ta, ta không tìm thấy nó. Trong lẫn lộn của giác quan ta mất ngay cả dấu vết của nó. Xa khỏi nhà, ta thấy nhiều ngã tư đường, nhưng đường nào là đường đúng, ta không biết. Tham và sợ, tốt và xấu, làm rối ta.

Lời bình về lời kinh thứ hai:

Hiểu giáo lí, ta thấy dấu chân trâu. Thế rồi ta biết rằng, như nhiều đồ dùng làm từ thép, vô số thực thể cũng được làm từ sợi của cái ta. Chừng nào ta còn chưa phân biệt, làm sao ta cảm nhận được cái đúng từ cái không đúng? Chưa đi vào cổng, dẫu sao ta đã nhận ra con đường.

Hiểu giáo lí, ta thấy dấu chân trâu.

Hiểu giáo lí... Chư Phật, hàng triệu vị phật, đã từng ở trên trái đất này. Họ tất cả đều dạy cùng một điều. Họ không thể làm khác được. Chân lí là một, mô tả là nhiều. Chân lí là một - họ tất cả đều nói về nó. Bây giờ, nếu bạn cố hiểu bạn sẽ có khả năng thấy rõ dấu chân trâu. Nhưng thay vì hiểu, bạn cố đi theo - và ở đó bạn bỏ lỡ.

Đi theo không phải là hiểu. Hiểu là rất, rất sâu. Khi bạn hiểu, bạn không trở thành Phật tử. Khi bạn hiểu, bản thân bạn trở thành vị phật. Khi bạn hiểu, bạn không trở thành người Ki tô giáo. Khi bạn hiểu, bản thân bạn trở thành Christ. Đi theo sẽ làm bạn thành một người Ki tô giáo. Hiểu biết sẽ làm bạn trở thành một christ - và khác biệt là cực kì lớn. Đi theo lại là 'sợ quyết'. Đi theo nghĩa là: Bây giờ tôi sẽ đơn giản đi theo một cách mù quáng. Bây giờ không có vấn đề về quyết định riêng của tôi. Bây giờ bất kì khi nào bạn đi, tôi sẽ đi. Hiểu biết là: Bất kì cái gì bạn nói, tôi sẽ nghe, tôi sẽ suy tư. Và nếu hiểu biết của tôi nảy sinh và hài hoà với hiểu biết của bạn, thế thì tôi sẽ theo hiểu biết của tôi.

Thầy giáo là có ích, họ chỉ ra con đường. Đừng bám lấy họ. Đi theo là bám víu - nó là từ sợ, không từ hiểu biết.

Một khi bạn trở thành người đi theo, bạn đánh mất dấu vết. Một khi bạn trở thành người đi theo, một điều là chắc chắn: rằng bạn không tìm hiểu gì thêm nữa. Bạn có thể trở thành người hữu thần và bạn có thể nói, "Có Thượng đế, tôi tin vào Thượng đế." Bạn có thể trở thành người vô thần và bạn có thể nói, "Tôi không tin vào Thượng đế. Tôi là người vô thần, hay là người cộng sản," nhưng trong cả hai trường hợp bạn đã gia nhập nhà thờ. Bạn đã gia nhập một học thuyết, một giáo điều. Bạn đã gia nhập một quần chúng, một đám đông.

Việc tìm kiếm có tính cá nhân, đầy nguy hiểm. Một mình người ta phải đi. Nhưng đó là cái đẹp của nó. Trong tính một mình sâu sắc, chỉ trong tính một mình sâu sắc nơi thậm chí không một ý nghĩ hiện diện, Thượng đế đi vào trong bạn, hay được hiển lộ cho bạn. Trong tính một mình sâu sắc, thông minh trở thành ngọn lửa, sáng chói. Trong tính một mình sâu sắc, im lặng và phúc lạc bao quanh bạn. Trong tính một mình sâu sắc, mắt mở ra, bản thể bạn mở ra. Việc tìm kiếm có tính cá nhân.

Tôi làm gì ở đây? Tôi đang cố làm cho các bạn thành các cá nhân. Bạn muốn trở thành một phần của đám đông, bạn muốn điều đó là vì đi theo như người mù là rất thuận tiện và thoải mái. Nhưng tôi không ở đây để làm bạn thành mù. Tôi không ở đây để cho phép bạn bám vào tôi, bởi vì thế thì tôi sẽ không có ích theo bất kì cách nào cho bạn. Tôi sẽ cho phép bạn ở gần tôi, nhưng tôi sẽ không cho phép bạn níu bám. Tôi sẽ cho phép bạn mọi khả năng để hiểu tôi, nhưng tôi sẽ không cho phép bạn tin vào tôi. Khác biệt là tinh tế nhưng lớn lao. Và vẫn còn tỉnh táo đi, bởi vì tâm trí bạn sẽ có xu hướng đổ mọi trách nhiệm lên tôi.

Đó là điều bạn ngụ ý khi bạn nói: tôi đã buông xuôi. Nó không phải là việc buông xuôi của tin cậy - nó là từ sợ quyết, từ sợ, sợ việc hiện hữu một mình. Không, tôi không ở đây để làm cho cuộc hành trình của bạn được thoải mái, thuận tiện, bởi vì nó không thể được làm thành thoải mái và thuận tiện. Nó phải gian nan, nó là gian nan, nó là việc lên dốc. Và trong khoảnh khắc cuối cùng, trong khoảnh khắc chung cuộc của điều Thiền nhân gọi là satori, ngay cả tôi sẽ không có đó cùng bạn. Chúng ta có thể là bạn đồng hành cho tới cổng thôi. Khi bạn vào cổng, bạn vào một mình.

Cho nên trên toàn thể con đường tôi phải làm cho bạn có khả năng hiện hữu một mình. Tôi phải giúp bạn bỏ sợ, giúp bạn trở nên có tính quyết định. Tin cậy vào cuộc sống đi - không cần bất kì tin cậy nào khác. Tin cậy vào cuộc sống và nó dẫn bạn một cách tự phát và tự nhiên tới điều tối thượng, chân lí, Thượng đế - hay bất kì cái gì bạn muốn đặt tên cho nó.

Dòng sông cuộc sống đang tuôn chảy hướng tới đại dương. Nếu bạn tin cậy, bạn tuôn chảy trong dòng sông này. Bạn đã trong sông rồi, nhưng bạn đang níu bám lấy rễ chết nào đó trên bờ, hay bạn đang cố tranh đấu chống lại dòng chảy. Níu bám lấy kinh sách, níu bám lấy giáo điều, học thuyết, là không cho phép dòng sông đem bạn đi cùng nó. Bỏ mọi học thuyết, mọi giáo điều, mọi kinh sách đi. Cuộc sống là kinh sách duy nhất, kinh thánh duy nhất. Tin cậy vào nó và cho phép nó đem bạn tới đại dương, tới điều tối thượng.

Đủ cho hôm nay.

Xem tiếp Chương 2 - Quay về Mục lục


0 Đánh giá

Ads Belove Post