Chương 2. Bỏ tại sao

Chương 2. Bỏ tại sao

Price:

Read more

TÌM TRÂU - Osho

Nói về mười bức tranh trâu 'Thập mục ngưu đồ' của Thiền

Chương 2. Bỏ tại sao


Câu hỏi 1

Osho kính yêu, tôi không biết tại sao tôi ở đây.

Chẳng ai biết cả - và không có cách nào để biết điều đó, và không có nhu cầu biết điều đó. Việc hỏi thường xuyên này - tại sao tôi ở đây? Tại sao tôi đang làm điều này? - khao khát thường xuyên này về tại sao, là bệnh của tâm trí. Không câu trả lời nào sẽ làm thoả mãn bạn, vì cái tại sao có thể được hỏi đi hỏi lại. Nếu bạn nói cái gì đó - bạn ở đây bởi vì cái này - cái tại sao sẽ bị đẩy lùi lại một chút, có vậy thôi. Bạn sẽ lại hỏi: Tại sao? Cái tại sao là không kết thúc.

Một khi bạn hiểu nó, bạn vứt nó. Cái tại sao là nực cười. Thay vì hỏi: Tại sao tôi ở đây? Tốt hơn cả là dùng cơ hội này, tốt hơn cả là nở hoa, tốt hơn cả là tồn tại một cách đích thực. Và đây là cái đẹp của nó, rằng một khi bạn bắt đầu tồn tại một cách đích thực, thực sự, một khi bạn dừng mọi suy nghĩ vô nghĩa và bạn bắt đầu vui mừng trong cuộc sống, một khi bạn không còn là triết gia, cái tại sao được trả lời. Nhưng nó không được trả lời bởi bất kì ai từ bên ngoài - nó được trả lời bằng sinh lực riêng của bạn.

Câu trả lời là có thể, nhưng nó sẽ không tới như câu trả lời, nó sẽ tới như một kinh nghiệm được sống. Câu trả lời sẽ có tính tồn tại, không phải tính trí tuệ. Câu hỏi có tính trí tuệ. Vứt nó đi! Thay vì thế, hiện hữu đi! Bằng không, bạn có thể cứ hỏi mãi... Trong nhiều thế kỉ con người đã hỏi hàng triệu câu hỏi; không một câu hỏi nào đã được giải bằng suy đoán, suy nghĩ, logic, lập luận. Thậm chí không một câu hỏi nào đã được giải quyết. Ngược lại, bất kì khi nào mọi người đã cố trả lời cho một câu hỏi, câu trả lời đó tạo ra cả nghìn lẻ một câu hỏi nữa.

Ai đã tạo ra thế giới? - và nó đã được trả lời: Thượng đế đã tạo ra thế giới này. Và thế rồi ngay lập tức các câu hỏi lại nảy sinh: Ai tạo ra Thượng đế? hay, Tại sao ông ấy đã tạo ra thế giới? Khi nào ông ấy đã tạo ra thế giới? Và tại sao ông ấy đã tạo ra thế giới như thế? - khổ thế, như địa ngục thế? Người đã trả lời cho bạn rằng Thượng đế đã tạo ra thế giới phải đã nghĩ rằng câu hỏi của bạn sẽ rơi rụng đi; nhưng từ một câu trả lời cả nghìn lẻ một câu hỏi nảy sinh. Tâm trí là cơ chế tạo ra câu hỏi.

Cho nên điều đầu tiên cần hiểu là: vứt tại sao. Ngay lập tức bạn trở nên có tính tôn giáo. Liên tục với cái tại sao - bạn vẫn còn triết lí. Liên tục hỏi và bạn vẫn còn trong cái đầu. Bỏ việc hỏi - đột nhiên năng lượng đi vào chiều hướng mới: chiều hướng của trái tim. Trái tim không có câu hỏi, và ở đó ẩn giấu câu trả lời.

Điều đó sẽ có vẻ như nghịch lí, nhưng dầu vậy tôi muốn nói với bạn: Khi việc hỏi của bạn dừng lại, câu trả lời tới. Và nếu bạn cứ hỏi nữa, câu trả lời sẽ trở nên lẩn tránh nhiều hơn.

Tại sao bạn ở đây? - ai có thể trả lời được nó? Và nếu nó có thể được trả lời, bạn sẽ không còn là người nữa, bạn sẽ trở thành cái máy. Cái micro phôn ở đây và có lí do cho nó; điều đó có thể được trả lời. Chiếc xe hơi có đó dưới vòm cổng; lí do có thể được trả lời. Nếu cái tại sao của bạn cũng có thể được trả lời, bạn trở thành cái máy như chiếc micro phôn hay xe hơi - bạn trở thành một thứ tiện dụng, một thứ hàng hoá. Nhưng bạn là người, không phải là máy.

Người nghĩa là tự do. Tại sao tự do có đó? Bạn có thể nêu ra câu hỏi này, nhưng câu hỏi này là ngu xuẩn. Cái tại sao về con người không thể được trả lời. Và nếu cái tại sao về con người có thể được trả lời, làm sao nó có thể được trả lời khi bạn để nó cho điều tối thượng, cho Thượng đế? Ngay cả về con người mà cái tại sao đã không thể được trả lời rồi - về Thượng đế điều đó gần như là không thể được cho dù là nêu ra câu hỏi một cách đúng đắn.

Nỗ lực của tôi không phải là để trả lời câu hỏi của bạn, nhưng để làm cho bạn nhận biết rằng trong hàng trăm câu hỏi, chín mươi chín câu đơn giản là ngu xuẩn. Vứt chúng đi! Và một khi bạn đã vứt những câu hỏi ngu xuẩn đi - chúng có vẻ rất triết học - một câu hỏi còn lại. Và câu hỏi đó không còn liên quan tới những thứ không bản chất, không liên quan nữa. Một câu hỏi đó liên quan tới sự tồn tại, tới bạn, hiện hữu của bạn. Không phải tại sao bạn ở đây, không phải về chủ định của việc bạn ở đây, mà về việc hiện hữu của bạn ở đây - bạn là ai: Tôi là ai?

Điều này có thể được biết tới - bởi vì với nó không có nhu cầu đi tới bất kì ai khác; bạn có thể đi vào bên trong. Với nó, không có nhu cầu nhìn vào kinh sách - bạn có thể nhìn vào nội tâm. Với nó, bạn chỉ phải nhắm mắt lại và đi vào trong im lặng bên trong. Và bạn có thể có cái cảm - bạn là ai. Bạn có thể nếm hương vị này - bạn là ai. Bạn có thể ngửi nó, bạn có thể chạm nó. Đây là việc hỏi có tính tồn tại. Nhưng tại sao bạn ở đây, tôi không biết. Và không có nhu cầu biết về điều đó.

Điều thứ hai cần được hiểu: rằng bất kì khi nào bạn hỏi những câu hỏi như vậy, chúng là chỉ dẫn về trạng thái nào đó của tâm trí. Chẳng hạn, bất kì khi nào bạn khổ, bạn hỏi tại sao. Bất kì khi nào bạn phúc lạc, bạn không bao giờ hỏi tại sao. Nếu bạn khổ, bạn hỏi: Tại sao tôi khổ? Nhưng nếu bạn đang nhảy múa phúc lạc, thoải mái, sâu trong hài lòng, bạn có hỏi: Sao tôi phúc lạc? Thế thì cái sao có vẻ nực cười.

Chúng ta hỏi tại sao về cái gì đó không chấp nhận được cho chúng ta. Chúng ta hỏi tại sao về khổ, đau, địa ngục. Chúng ta không bao giờ hỏi tại sao yêu, hạnh phúc, phúc lạc, cực lạc. Cho nên tại sao đơn giản là một chỉ báo rằng bạn phải bị khổ. Cho nên thay vì hỏi tại sao bạn ở đây, hỏi tại sao bạn khổ đi. Thế thì cái gì đó có thể được làm, bởi vì khổ có thể được thay đổi.

Phật thường nói với đệ tử của ông ấy: Đừng hỏi những câu hỏi siêu hình, hỏi câu hỏi có tính tồn tại vào. Đừng hỏi ai tạo ra thế giới, đừng hỏi tại sao ngài đã tạo ra thế giới. Những câu hỏi này đơn giản chỉ ra rằng bạn đang sống trong khổ. Hỏi tại sao bạn khổ đi - thế thì câu hỏi này là sống động và cái gì đó có thể được làm về nó, cái gì đó sẽ thay đổi khổ của bạn, cái sẽ biến đổi năng lượng đang tham gia vào khổ, sẽ xả nó ra khỏi khổ. Và cùng năng lượng đó có thể trở thành việc nở hoa trong bản thể bạn.

Bạn ở đây - bạn là ai? Và câu hỏi đó bạn không thể hỏi tôi được. Câu hỏi thực phải được đối diện bởi bản thân bạn. Làm sao tôi có thể trả lời cho câu hỏi của bạn được - bạn là ai? Nếu bạn không thể trả lời được, thế thì làm sao tôi có thể trả lời được cho câu hỏi của bạn, bạn là ai? Bất kì cái gì tôi nói sẽ là từ bên ngoài - và bạn có đó ở sâu, rất sâu bên trong bản thân bạn. Bạn phải đi vào sâu, bạn phải rơi vào trong vực thẳm riêng của bạn, vào trong không gian bên trong đó nơi chỉ bạn hiện hữu và không có ai khác; thậm chí không một ý nghĩ thoáng qua.

Chỉ trong không gian đó bạn sẽ có câu trả lời - không phải là câu trả lời miệng, không phải là ai đó sẽ nói từ bên trong bạn rằng bạn là linh hồn, hay bạn là Thượng đế. Không ai sẽ nói cái gì vì không có ai cả - im lặng thuần khiết. Nhưng im lặng đó là câu trả lời. Trong im lặng đó, bạn cảm, bạn biết. Không cần cho bạn bất kì thông tin nào. Không lời nào được cần. Bạn đã chạm tới tảng đá đáy, cốt lõi bên trong nhất của bạn.

Chuyện xảy ra - một cậu bé khai tâm cho cậu em nhỏ của nó về trường học:

Cậu học sinh lớp một nói cho đứa em bốn tuổi: "Điều thông minh nhất cho em làm là không học đánh vần từ đầu tiên. Ngay khi em học đánh vần 'mèo' em bị mắc bẫy. Từ đó trở đi các từ cứ ngày càng dài mãi ra."

Nếu bạn ở đây, bạn đã đánh vần từ mèo rồi. Và câu hỏi này được một trong các sannyasin của tôi hỏi, Yoga Pratima. Bạn đã đánh vần từ mèo rồi. Bây giờ các từ sẽ trở nên ngày càng dài mãi ra - bạn bị mắc bẫy! Cho nên thay vì hỏi tại sao bạn ở đây, dùng cơ hội này đi. Cho phép tôi và cho phép bản thân bạn... hướng tới việc biến đổi bản thể bạn. Cho phép tôi đi vào bạn đi! Đừng hỏi những câu hỏi ngu xuẩn. Mở cửa của bạn ra.

Thay vì trả lời bạn, tôi có thể giúp bạn hướng tới biến đổi bên trong nơi mọi câu hỏi đều biến mất - và câu trả lời xuất hiện. Nhưng điều đó là có tính trải nghiệm. Bạn sẽ biết nó, nhưng bạn sẽ không có khả năng nói cho người khác. Bạn sẽ biết nó, toàn thể bản thể bạn sẽ chỉ ra nó; mắt bạn sẽ nói cái gì đó về nó, sẽ có toả sáng quanh bạn. Những người có mắt để thấy, họ sẽ có khả năng thấy rằng bạn đã biết nó. Nhưng bạn sẽ không có khả năng nói bạn là ai. Không lời nào có thể diễn đạt được nó - nó bao la mênh mông thế. Bạn có thể có nó, nhưng bạn không thể diễn đạt được nó.

Cho nên bạn muốn gì? Tôi có phải cho bạn câu trả lời miệng tại sao bạn ở đây không? Bạn không thể hình dung được, bất kì cái gì tôi nói đều sẽ không liên quan sao? Tôi có thể nói: Bởi vì trong các kiếp sống quá khứ của bạn, bạn đã thu được nhiều nghiệp tốt, bạn đã rất đức hạnh - đó là lí do tại sao bạn ở đây. Điều đó có giúp ích không? Điều đó thậm chí sẽ làm cho bạn càng bản ngã hơn. Điều đó sẽ tạo ra rào chắn giữa tôi và bạn. Thay vì mở ra, bạn sẽ trở thành đóng nhiều hơn.

Bạn muốn gì? Bạn có muốn rằng tôi gọi bạn là vài người được chọn không? Bạn đã không tới, nhưng bạn đã được gọi? Bạn muốn những câu trả lời như vậy, nhưng chúng là vô nghĩa và có hại - bởi vì một khi bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn là vài người được chọn, bạn sẽ bỏ lỡ tôi, vì tất cả những điều này chỉ là thủ đoạn của bản ngã. Nó cứ giở nhiều trò thế.

Đừng hỏi vì nhiều câu trả lời. Hỏi vì một câu trả lời thôi. Thế thì tôi có thể chỉ cho bạn con đường, tôi có thể đưa bạn hướng tới ngôi đền. Một khi ở bên trong ngôi đền, bạn sẽ biết. Và không có cách khác để biết nó.

Việc biết từ ai đó khác không bao giờ có thể thực sự là tri thức. Nhiều nhất nó còn là thông tin. Việc biết từ ai đó khác không bao giờ là sâu sắc. Nó vẫn còn chỉ ở ngoại vi. Nó không bao giờ thấm vào cốt lõi bên trong nhất của bạn, nó không bao giờ động tới nhà. Triết học và tôn giáo khác nhau trong điều này. Triết học cứ nghĩ dưới dạng câu hỏi và câu trả lời, lập luận, suy luận, logic - nó suy nghĩ. Tôn giáo không nghĩ chút nào. Nó thực hành nhiều hơn - thực hành như khoa học, thực chứng như khoa học. Phương pháp của tôn giáo không phải là suy đoán; phương pháp của tôn giáo là trải nghiệm. Thiền nhiều hơn, và trong khoảng giữa hai sự kiện, trong kẽ hở, trong khoảng hở, khi ý nghĩ này đã trôi qua và ý nghĩ khác còn chưa tới, bạn sẽ có những thoáng nhìn đầu tiên về satori, samadhi.

Từ này 'interlude - khoảng giữa hai sự kiện' là rất hay. Nó bắt nguồn từ hai từ Latin: 'inter' và 'ludus'. Ludus nghĩa là cuộc chơi, trò chơi, và inter nghĩa là giữa. Interlude nghĩa là giữa các cuộc chơi. Bạn đang chơi trò chơi chồng hay vợ; thế rồi bạn chơi trò chơi bố hay mẹ. Thế rồi bạn đi tới văn phòng và bạn chơi trò chơi là người chủ ngân hàng, doanh nhân - cả nghìn lẻ một trò chơi bạn chơi, hai mươi bốn giờ. Giữa hai trò chơi, đó là khoảng giữa sự kiện.

Đi vào trong bản thân bạn đi. Trong vài khoảnh khắc mọi ngày, bất kì khi nào bạn có thể có được cơ hội, vứt bỏ mọi trò chơi, chỉ là bản thân bạn - không là bố, không là mẹ, không là con, không là chủ ngân hàng, không là người hầu: là không ai cả. Đây toàn là trò chơi thôi. Tìm và khoảng giữa đi. Giữa hai trò chơi, thanh thản ở đó, chìm vào đó, nhấn chìm vào trong bản thể riêng của bạn - và có câu trả lời.

Tôi có thể chỉ cho bạn cách được chìm vào trong các khoảng giữa, nhưng không thể cho bạn câu trả lời. Câu trả lời sẽ tới với bạn. Và điều đó là đúng chỉ khi nó tới với bạn. Chân lí phải là của riêng người ta - chỉ thế thì nó mới là chân lí, chỉ thế thì nó mới giải thoát. Chân lí của tôi sẽ trở thành lí thuyết cho bạn; nó sẽ không là chân lí chút nào. Chân lí của tôi có thể làm mù bạn, nhưng không thể làm cho mắt bạn cảm nhận hơn. Chân lí của tôi có thể bao quanh bạn như an ninh, nhưng nó sẽ là được vay mượn - và chân lí không thể được vay mượn.

Câu hỏi thứ hai:

Osho kính yêu, xin thầy giải thích sự khác biệt giữa 'sợ quyết' và tính đệ tử.

Câu hỏi này phức tạp, và bạn sẽ phải rất tỉnh táo để hiểu nó, bởi vì với câu hỏi phức tạp hiểu lầm là có thể nhiều hơn là hiểu.

Điều thứ nhất: tính đệ tử là quyết định vĩ đại. Bạn có thể trở thành đệ tử chỉ nếu bạn vứt bỏ sợ quyết của bạn - bởi vì nó là quyết định vĩ đại, nó là cam kết. Bạn không thể trở thành đệ tử được nếu bạn sợ lấy, làm các quyết định. Đây là quyết định vĩ đại nhất trong đời người ta - tin cậy vào ai đó khác là thầy, tin cậy vào ai đó khác và liều cả đời bạn. Nó là việc đánh bạc. Nhiều dũng cảm được cần. Quá nhiều người tới tôi; họ nói họ muốn trở thành sannyasins, nhưng họ sợ. Quyết định này là quá nhiều, và cả nghìn lẻ một thứ phải được cân nhắc trước khi họ lấy quyết định này.

Sợ quyết nghĩa là bạn sợ quyết định về bất kì cái gì. Tính đệ tử là một quyết định. Nếu bạn được sinh ra là người Hindu, điều đó không phải là tính đệ tử. Nếu bạn là người Hindu bẩm sinh và một shankaracharya tới thị trấn của bạn và bạn tới và bày tỏ sự kính trọng, điều đó không phải là tính đệ tử. Bạn không bao giờ quyết định ngay chỗ đầu tiên để là người Hindu. Đây là trùng hợp ngẫu nhiên, Hindu giáo của bạn chỉ là tình cờ. Ai đó khác là người Ki tô giáo, và giáo hoàng tới và người đó đi để bày tỏ sự kính trọng - đây không phải là tính đệ tử. Người đó chưa bao giờ quyết định là người Cơ đốc giáo hay người Ki tô giáo.

Thực ra, bạn vẫn còn là người Hindu hay người Ki tô giáo bởi vì bạn không thể quyết định được để thoát ra khỏi họ. Nó không phải là quyết định, nó là thiếu quyết định. Vì bạn sợ việc quyết định, bạn tiếp tục bất kì cái gì bạn đã có từ truyền thống, từ di sản kế thừa, từ bố bạn và mẹ bạn. Nghĩ mà xem: mọi người quyết định tôn giáo của họ bằng máu của họ - có ngu xuẩn nào có thể lớn hơn không? Tôn giáo được quyết định bởi máu của bạn? Thế thì lấy máu của người Mô ha mét giáo và của người Hindu và máu của người Ki tô giáo, và đi tới chuyên gia và hỏi ông ấy cái nào là máu của người Hindu và cái nào là máu của người Mô ha mét giáo. Không chuyên gia nào có thể chỉ ra cho bạn được; máu đơn giản là máu thôi. Có khác biệt trong máu, nhưng những khác biệt đó không có tính tôn giáo.

Quyết định tôn giáo của bạn chỉ bằng việc sinh, dường như bạn đang quyết định tương lai của bạn bằng Kinh Dịch, hay đi tới nhà chiêm tinh, quyết định tương lai của bạn bằng những ngôi sao, hay bói bài. Đây không phải là quyết định, đây là những thủ đoạn để không quyết định. Ai đó khác quyết định cho bạn. Cuốn Kinh Dịch đã được viết ra năm nghìn năm trước - ai đó, chẳng ai biết tên người đó bây giờ, đang quyết định cho bạn. Bạn nhờ những người chết đã lâu thế quyết định cho tương lai của bạn. Bạn nhờ quá khứ quyết định tương lai của bạn. Nhưng điều đó cũng có ích theo một cách nào đó, bởi vì bạn không cần quyết định. Nếu bạn là người Hindu, chỉ bằng việc sinh của bạn... bạn đã không quyết định nó. Tính đệ tử của bạn không phải là tính đệ tử, nó là sợ quyết.

Nhìn mà xem: trong những điều nhỏ bé bạn nghĩ nhiều thế, và trong những điều lớn lao bạn không nghĩ chút nào. Nếu bạn đi ra chợ để mua quần áo, bạn quyết định - những điều bình thường, tầm thường, bạn quyết định. Cứ dường như là có một qui tắc rằng nếu bạn lái xe hơi đi chậm thì lái xe cẩn thận, nhưng nếu bạn đi vượt ra ngoài năm mươi dặm một giờ thì nhắm mắt lại. Trong những điều nhỏ bé - mua quần áo hay thuốc đánh răng hay xà phòng - bạn quyết định. Tôn giáo, Thượng đế, thiền, lời cầu nguyện, bạn bỏ lại cho ai đó khác quyết định.

Trong những điều lớn lao bạn muốn được bịt mắt, và truyền thống vận hành như khăn bịt mắt. Mọi người không được sinh ra là người mù lại trở thành gần như mù vì bịt mắt thường xuyên. Khăn che mắt ở trên mắt bạn. Khăn che mắt của ai đó được biết như là Hindu giáo, của ai đó là Ki tô giáo, của ai đó là Jaina giáo, nhưng chúng tất cả đều là khăn bịt mắt, việc bịt mắt, được trao cho bạn bởi xã hội vì bạn sợ mở mắt ra. Cho nên để ai đó khác quyết định là tốt hơn; thế thì bạn được tự do khỏi trách nhiệm, và bạn có thể nói: Chúng tôi vâng lời. Truyền thống là lớn, chúng tôi đơn giản tuân theo truyền thống. Quá khứ là lớn, và chúng tôi đi theo quá khứ.

Bạn có thể hợp lí hoá những điều này, nhưng đây không phải là tính đệ tử. Tính đệ tử bao giờ cũng là chọn lựa cá nhân. Chẳng hạn, bạn ở đây. Tôi không là người Ki tô giáo, không là người Hindu, không là người Mô ha mét giáo, không là người Jaina, không là Phật tử, và nếu bạn quyết định đi cùng tôi, điều đó sẽ là một quyết định. Nếu bạn đang bị chứng sợ quyết, bạn không thể đi cùng tôi được; thế thì bạn sẽ vẫn còn ở bên trong toán của bạn trong đó bạn được sinh ra một cách ngẫu nhiên.

Một khi bạn quyết định - và 'quyết định' nghĩa là bạn phải quyết định, trách nhiệm là của bạn và mang tính cá nhân, nó là cam kết. Và tôi biết rất khó quyết định; do đó nhiều dũng cảm được cần. Bạn có thể là người Hindu một cách dễ dàng; bạn có thể là người Ki tô giáo một cách dễ dàng. Nhưng bước đi cùng tôi, bạn sẽ phải bỏ sợ quyết của bạn. Chỉ thế thì bạn mới trở thành một đệ tử.

Cho nên điều đó là tuỳ theo kiểu tính đệ tử nào mà bạn đang giữ trong tâm trí bạn. Trong thế giới có rất ít đệ tử. Vâng, người đã quyết định đi cùng Jesus là các đệ tử.

Jesus đi qua một cái hồ, và hai người đánh cá vừa mới quăng lưới trong hồ. Ông ấy đến bên họ, đặt tay lên vai một trong những người đánh cá. Người đánh cá này nhìn Jesus - đôi mắt xuyên thấu vô cùng đó, đôi mắt im lặng vô cùng đó, im lặng hơn cả hồ - và Jesus nói với người đó, "Ông đang làm gì vậy? Tại sao ông phí cả đời ông vào việc bắt cá? Đi cùng ta đi, ta sẽ dạy cho ông cách bắt người. Sao cứ phí đời ông vào việc bắt cá? Theo ta đi!"

Một khoảnh khắc trọng đại. Người này phải đã lang thang giữa sợ quyết và tính đệ tử. Nhưng thế rồi người đó thu lấy dũng cảm, người đó ném lưới xuống hồ, và người đó theo Jesus.

Đến lúc họ đi ra khỏi thị trấn, một người chạy đuổi theo và nói với người đánh cá này, "Anh đi đâu đấy? Bố bị ốm giờ mất rồi. Quay về nhà đi!"

Và người đánh cá xin phép Jesus: "Cho tôi đi ba, bốn ngày để tôi có thể kết thúc nghi lễ cuối cùng cho người bố đã mất của tôi, và thế rồi tôi sẽ tới."

Và Jesus nói, "Quên mọi chuyện đó đi. Có đủ người chết trong thị trấn rồi, họ sẽ chôn người chết. Ông đi theo ta!" Và người đó đi theo, người đó quên mọi điều về người bố đã mất của mình.

Đây là tính đệ tử. Những người đi theo Jesus đều là đệ tử, nhưng người Ki tô giáo không phải là đệ tử; bây giờ họ đang theo một tín ngưỡng chết. Những người theo Phật đã là đệ tử, nhưng các Phật tử không phải là đệ tử. Bạn là đệ tử của tôi; ngày này hay ngày khác con của con bạn cũng sẽ nhớ tới tôi - chúng sẽ không là đệ tử của tôi. Nếu con bạn bắt đầu nhớ tới tôi, yêu tôi, vì bạn, thế thì chúng không có quan hệ với tôi - thế thì chúng có sợ quyết định. Đừng tạo ra nỗi sợ đó trong tâm trí con bạn. Để cho chúng quyết định cho bản thân chúng.

Cuộc sống có thể trở nên rất giầu có nếu mọi người được bỏ cho quyết định. Nhưng xã hội cố ép buộc quyết định lên bạn. Xã hội sợ rằng nếu nó không quyết định cho bạn, bạn có thể không có khả năng quyết định. Nhưng, thực ra, bởi vì điều này, dần dần bạn đánh mất năng lực quyết định mọi thứ. Và một khi bạn đánh mất tính quyết định, bạn đánh mất linh hồn.

Từ 'linh hồn' nghĩa là một đơn vị hợp nhất bên trong bạn. Nó bắt nguồn từ những quyết định lớn, có tính số phận. Bạn quyết định càng nhiều và quyết định càng có tính rủi ro, bạn càng trở nên được hợp nhất hơn, được kết tinh.

Nếu bạn đã quyết định - và nhớ việc nhấn mạnh này - nếu bạn đã quyết định ở cùng tôi, đây là cuộc cách mạng lớn trong đời bạn, một hiện tượng trọng yếu. Nhưng nếu bạn không là người quyết định - bạn tới đây bởi vì vợ bạn đã ở đây hay chồng bạn đã ở đây, bạn của bạn đã ở đây và bạn tới đây và bạn thấy nhiều người thế di chuyển trong mầu cam, và bạn bắt đầu cảm thấy là người ngoài, và bạn bắt đầu cảm thấy hơi không thoải mái, rằng bạn có vẻ xa lạ, và bởi vì điều đó bạn cũng nhận tính chất sannyas - thế thì đây là sợ quyết, đây không phải là tính đệ tử; thế thì bạn đã đi theo đám đông. Tính chất sannyas của bạn không phải là cái gì có giá trị - vì nó không phải là tính chất sannyas của bạn chút nào. Bạn đã bắt chước. Đừng bao giờ bắt chước. Có tính quyết định của riêng bạn đi, và mọi quyết định sẽ cho bạn ngày càng nhiều sự hợp nhất.

Và đây là quyết định vĩ đại - cam kết bản thân bạn, để được tham gia một cách toàn bộ, để đi cùng tôi hướng tới cái không biết. Tâm trí sẽ tạo ra cả nghìn lẻ một hoài nghi, ngần ngại; tâm trí muốn bám lấy quá khứ - nhưng nếu bạn quyết định, mặc cho mọi điều này, bạn vươn lên trên quá khứ của bạn, bạn siêu việt trên quá khứ của bạn.

Nhưng đừng cố láu lỉnh. Cố là đích thực và thực đi. Đừng cố hợp lí hoá... bởi vì bạn có thể đã nhận tính chất sannyas mà không có quyết định nào về phần bạn. Bạn có thể đã trôi giạt cùng đám đông. Thế thì bạn sẽ hợp lí hoá nó. Bạn sẽ nói: Vâng, đây là quyết định của tôi. Nhưng bạn đang định lừa ai? Bạn lừa chỉ bản thân bạn thôi.

Tôi đã nghe một giai thoại:

Người mẹ mắng mỏ con trai cả: "Tao đã bảo mày từ trước là mày phải để em mày chơi đồ chơi nửa thời gian thôi cơ mà."

"Con làm thế rồi!" đứa con phản đối. "Con mang búa tạ đi từ trên xuống và để nó mang búa đi từ dưới lên - nửa thời gian mà!"

Đừng cố láu lỉnh. Bạn có thể gọi sợ quyết của bạn là tính đệ tử - nhưng bạn không lừa được tôi đâu, bạn đang lừa chỉ bản thân bạn thôi. Rõ ràng về điều đó vào. Sáng tỏ lớn là được cần trong việc tìm chân lí.

Câu hỏi thứ ba:

Osho kính yêu,

Tại sao nhiều phản ứng xảy ra với tôi chống lại kỉ luật thế? Và một hấp dẫn và một tiếng nói cất lên, "Mình phải làm!" Liệu có khác biệt giữa vâng lời và buông xuôi không?

Có khác biệt lớn đấy. Không chỉ là khác biệt đâu: vâng lời và buông xuôi là đối lập đối xứng nhau. Nghe cho kĩ vào.

Nếu bạn buông xuôi thế thì không có vấn đề vâng lời. Thế thì tiếng nói của tôi là tiếng nói của bạn; bạn không vâng lời nó. Thế thì tôi không còn tách rời khỏi bạn. Nếu bạn không buông xuôi, thế thì bạn vâng lời nó, vì tiếng nói của tôi là tách rời khỏi tiếng nói của bạn. Bạn xoay xở để vâng lời, bạn ép buộc một kỉ luật nào đó lên bản thân bạn. Phải có tham nào đó đằng sau nó. Bạn phải đang tìm kết quả nào đó. Cho nên bạn vâng lời, nhưng sâu bên dưới bạn vẫn còn tách rời. Sâu bên dưới chống đối vẫn tiếp tục. Sâu bên dưới bạn vẫn tranh đấu với tôi. Trong chính từ 'vâng lời' có chống đối.

Vâng lời là xấu. Hoặc buông xuôi hoặc theo cách riêng của bạn đi. Vâng lời là thoả hiệp: bạn không muốn buông xuôi, một điều; và bạn không tự tin để vẫn còn theo cách riêng của bạn, điều khác. Cho nên bạn thoả hiệp. Bạn nói: Tôi sẽ vẫn theo cách riêng của tôi, nhưng vâng lời. Tôi sẽ nghe thầy, bất kì cái gì thầy nói, và sẽ tìm cách thức và phương tiện để vâng theo nó.

Buông xuôi là điều khác toàn bộ. Không có nhị nguyên trong buông xuôi. Khi một đệ tử buông xuôi theo thầy, họ đã trở thành một; khoảnh khắc đó nhị nguyên đã biến mất. Bây giờ thầy không còn bị coi là tách rời, cho nên ai sẽ vâng lời và ai sẽ vâng lời ai?

"Tại sao nhiều phản ứng xảy ra với tôi chống lại kỉ luật thế?"

Bởi vì buông xuôi còn chưa xảy ra. Bằng không, kỉ luật là đẹp; không có cái gì giống như kỉ luật. Nếu buông xuôi đã xảy ra, thế thì bạn không ép buộc kỉ luật, nó tới một cách tự phát. Khi tôi nói cái gì đó với bạn, và bạn buông xuôi, bạn nghe tiếng nói của tôi như tiếng nói riêng của bạn. Thực ra, bạn sẽ ngay lập tức thấy rằng đây là điều bạn đã muốn làm, nhưng bạn đã không rõ ràng về nó. Bạn sẽ có khả năng hiểu rằng tôi đã bảo bạn cái gì đó về nó bạn đã dò dẫm trong bóng tối. Bạn đã có cảm giác nào đó về nó, nhưng mọi sự là mung lung - tôi đã làm cho chúng thành rõ ràng với bạn. Tôi đã nói cho bạn. Tôi đã đem ham muốn của trái tim bạn ra cho bạn.

Trong buông xuôi điều đó sẽ xảy ra. Thế thì phỏng có ích gì mà gọi nó là 'vâng lời'? Nó không phải là vâng lời. Trong vâng lời, xung đột nào đó được ẩn kín.

Tôi đã nghe một giai thoại:

Một người đã từng bị rắc rối với đứa con trai tuổi teen, cho nên anh ta gửi nó tới một trại nuôi bò do một người bạn cũ cai quản. Sau khi cậu bé đã làm việc ở trại chăn nuôi được vài tháng, anh ta hỏi về tiến bộ của cậu con.

"Được đấy," người bạn chủ trại nói, "nó đã làm việc tốt. Nó đã nói được ngôn ngữ của bò."

"Có vẻ ổn nhỉ."

"Nhưng," người chăn bò già nói một cách nghiêm chỉnh, "nó vẫn chưa học nghĩ như bò."

Đó là khác biệt. Một khi bạn bắt đầu nghĩ giống bò thế thì không có vấn đề về bất kì vâng lời, không vâng lời nào. Một khi bạn bắt đầu nghĩ như tôi, thế thì không có câu hỏi, thế thì không có vấn đề, không xung đột, không vật lộn, không nỗ lực. Thực ra bạn không theo tôi, bạn theo bản thân bạn. Trong buông xuôi sâu điều này xảy ra.

Bình thường, mọi người có khái niệm rất sai về buông xuôi, đặc biệt ở phương Tây. Buông xuôi là quan niệm phương Đông sâu sắc. Mọi người nghĩ rằng trong buông xuôi nhân cách của bạn sẽ bị mất. Tuyệt đối sai, một trăm phần trăm sai. Trong buông xuôi nhân cách của bạn không bị mất. Thực ra trong buông xuôi nhân cách của bạn lần đầu tiên trở thành rõ ràng; bởi vì nếu bạn buông xuôi, bạn buông xuôi bản ngã, không phải là nhân cách, không phải tính cá nhân. Chỉ quan niệm sai bạn là ai đó... bạn bỏ quan niệm đó. Một khi quan niệm đó bị bỏ đi, bạn thoải mái, bạn trưởng thành; tính cá nhân của bạn vẫn còn nguyên, thực ra còn tăng lên ngày càng lớn hơn. Tất nhiên sẽ không có cảm giác về 'tôi', nhưng sự trưởng thành vô cùng sẽ xảy ra.

Nếu buông xuôi không có đó, thế thì hàng triệu câu hỏi nảy sinh về làm sao vâng lời.

Tôi được mời tới một buổi xê mi na, nhiều phó hiệu trưởng và hiệu trưởng các trường đại học đã tụ tập lại đó. Họ rất lo nghĩ về việc không có kỉ luật trong trường phổ thông, cao đẳng và đại học, và họ rất lo về thái độ bất kính của các thế hệ mới hướng tới thầy giáo.

Tôi lắng nghe quan điểm của họ và tôi bảo họ, "Tôi thấy rằng ở đâu đó điều rất cơ bản bị thiếu. Thầy giáo là người tự nhiên được kính trọng, cho nên thầy giáo không thể đòi hỏi kính trọng được. Nếu thầy giáo đòi hỏi kính trọng, thầy đơn giản chỉ ra rằng thầy không phải là thầy giáo; thầy đã chọn nhầm nghề, đó không phải là thiên hướng nghề của thầy. Chính định nghĩa về thầy giáo là người tự nhiên được kính trọng; không phải là các ông phải kính trọng thầy. Nếu các ông phải kính trọng thầy, đây sẽ là kiểu kính trọng gì? Nhìn mà xem: 'phải kính trọng' - toàn thể cái đẹp bị mất đi, việc kính trọng không sống động. Nếu nó phải được làm, thế thì nó không có đó.

Khi nó có đó, không ai ý thức tới nó, không ai là tự ý thức về nó. Nó đơn giản tuôn chảy. Bất kì khi nào thầy giáo có đó nó đơn giản tuôn chảy."

Cho nên tôi hỏi xê mi na: "Thay vì đòi hỏi sinh viên kính trọng thầy giáo, xin các ông quyết định lại đi - ông phải chọn thầy sai rồi, người không phải là thầy giáo chút nào."

Thầy giáo được sinh ra như nhà thơ, đó là nghệ thuật lớn. Mọi người không thể trở thành thầy giáo được, nhưng bởi vì việc giáo dục phổ quát, hàng triệu thầy giáo được cần tới. Cứ nghĩ về một xã hội nghĩ rằng thơ ca được dạy bởi vì các nhà thơ và mọi người đều được dạy thơ ca. Thế thì hàng triệu nhà thơ sẽ được cần tới. Tất nhiên, thế thì sẽ có đại học đào tạo cho các nhà thơ. Những nhà thơ đó sẽ là hư huyễn, và thế rồi họ sẽ đòi hỏi: Hoan hô chúng tôi đi! - vì chúng tôi là nhà thơ. Tại sao bạn không kính trọng chúng tôi? Điều này đã xảy ra với các thầy giáo.

Trong quá khứ đã có rất ít thầy giáo. Mọi người thường phải du hành hàng nghìn dặm để tìm thầy giáo, để ở cùng thầy. Đã có cực kì kính trọng, nhưng kính trọng tuỳ thuộc vào phẩm chất của thầy giáo. Điều đó không phải là mong đợi từ đệ tử hay từ học sinh hay từ trò nhỏ. Nó đơn giản xảy ra.

Nếu bạn buông xuôi, vâng lời đơn giản xảy ra không có bất kì việc tự ý thức nào. Không phải là bạn phải đi theo - bạn đơn giản thấy bản thân bạn đi theo. Một ngày nào đó bạn đơn giản nhận ra sự kiện là bạn đã đi theo, và không có xung đột, không có vật lộn. Bạn càng cố vâng lời, chống đối sẽ càng tăng trưởng.

Tôi nghe nói:

Một người đàn bà phàn nàn với bác sĩ: "Bác sĩ không biết tôi cảm thấy khó chịu thế nào. Tại sao, tôi thậm chí không thể ăn các thứ bác sĩ bảo tôi không được ăn!"

Một khi bạn nói với ai đó: Không làm điều này! Một ham muốn nảy sinh để làm nó. Không ăn cái này - một ham muốn sâu nảy sinh để ăn nó. Tâm trí bao giờ cũng vận hành một cách phủ định; chính chức năng của tâm trí là phủ định, là nói không.

Quan sát bản thân bạn mà xem, bao nhiêu lần bạn nói không trong ngày, và giảm số đó đi. Quan sát bản thân bạn, bao nhiêu lần bạn nói có - tăng số đó lên. Và dần dần bạn sẽ thấy chỉ hơi thay đổi về mức độ có và không, và nhân cách của bạn thay đổi căn bản. Quan sát bao nhiêu lần bạn nói không nơi nói có chắc sẽ dễ dàng hơn; thực sự không cần nói không. Bao nhiêu lần bạn có thể đã nói có, nhưng bạn nói không hay bạn im lặng.

Bất kì khi nào bạn nói có, điều đó đi ngược lại bản ngã. Bản ngã không thể nói có; nó nuôi bản thân nó trên các cái không. Nói: Không! Không! Không! và bên trong bản thân bạn nảy sinh bản ngã lớn.

Đi ra sân ga tầu hoả mà xem: bạn có thể một mình ở cửa bán vé, nhưng người bán vé sẽ bắt đầu làm cái gì đó, người đó sẽ không nhìn bạn đâu. Người đó đang cố nói, "Không." Người đó ít nhất sẽ làm cho bạn phải đợi. Người đó sẽ giả vờ rằng người đó rất bận, người đó sẽ nhìn vào sổ này sổ nọ. Người đó sẽ buộc bạn đợi. Điều đó cho cảm giác về quyền lực, rằng người đó không phải là người bán vé thường - người đó có thể làm cho bất kì ai cũng phải đợi.

Chuyện xảy ra vào những ngày đầu của nước Nga Xô viết, khi Leon Trotsky còn là bộ trưởng chiến tranh ở đó. Ông ấy là người rất chặt chẽ với qui tắc, kỉ luật, thế này thế nọ. Sẽ có một cuộc họp lớn của Đảng Cộng sản, và ông ấy chịu trách nhiệm ban hành giấy ra vào. Ông ấy hoàn toàn quên mất rằng ông ấy cũng cần giấy ra vào để vào phòng này. Khi ông ấy đi tới đó viên cảnh sát đứng ở cổng chặn ông ấy lại. Anh ta nói, "Giấy ra vào của ông đâu?"

Leon Trotsky nói, "Anh không nhận ra tôi à?"

Anh ta nói, "Tôi nhận ra ông hoàn toàn rõ - ông là bộ trưởng chiến tranh của chúng tôi. Nhưng giấy ra vào của ông đâu?"

Trotsky nói, "Anh xem các giấy ra vào khác anh đang cầm trong tay ấy. Chúng do tôi kí."

Viên cảnh sát nói, "Có thể, nhưng đây là qui tắc, rằng không ai có thể vào mà không có giấy ra vào. Cho nên xin ông về nhà và tìm giấy ra vào."

Leon Trotsky đã viết trong nhật kí của ông ấy, "Tôi có thể thấy anh ta cảm thấy có quyền thế hôm đó - nói không với bộ trưởng chiến tranh, làm cho ông ta cảm thấy tí hon."

Mọi người liên tục nói không. Con nói với mẹ: Con ra ngoài chơi được không? và ngay lập tức, không suy nghĩ lấy một khoảnh khắc, cô ấy nói: Không! Chính trị thế! Cái gì sai với việc ở ngoài, đi ra ngoài và chơi? Và đứa trẻ định đi; đứa trẻ sẽ khăng khăng, và nó sẽ đi tới cơn hờn dỗi, và thế rồi người mẹ sẽ nói, "Thôi được, con có thể đi." Điều này có thể đã được thực hiện ngay chỗ đầu tiên, chính lúc bắt đầu, nhưng ngay cả người mẹ cũng không thể bỏ lỡ một cơ hội để nói không.

Điều thứ nhất tới với tâm trí bạn là không. Có là gần như khó khăn. Bạn nói có chỉ khi bạn cảm thấy tuyệt đối bất lực và bạn phải nói nó. Quan sát nó đi! Làm cho bản thân bạn là người nói có; bỏ nói không đi, bởi vì chính chất không đó mà bản ngã cảm thấy bản thân nó, nuôi dưỡng cho bản thân nó.

Người tôn giáo là người đã nói có với sự tồn tại.

Từ những cái có đó, Thượng đế được sinh ra.

Có là cha của Thượng đế.

Thái độ có đó là thái độ tôn giáo.

Nhưng nhớ: tôi không nhấn mạnh vào vâng lời. Hoặc là ở cùng tôi một cách toàn bộ, hoặc không ở cùng tôi chút nào. Thoả hiệp là không tốt, thoả hiệp là giết hại. Thoả hiệp sẽ làm cho bạn thành âm ấm, và không ai có thể bay hơi được từ trạng thái đó. Thoả hiệp tới từ sợ hãi. Lấy dũng cảm vào: hoặc ở cùng tôi hoặc không ở cùng tôi - nhưng đừng trong trạng thái lấp lửng. Bằng không, một phần tâm trí bạn sẽ cứ nói: mình phải theo, mình phải làm điều này, và phần khác sẽ cứ nói: Không, tại sao mình phải làm điều đó? Và xung đột thường xuyên này bên trong bản thân bạn làm tiêu tán năng lượng, nó có tính phá huỷ. Nó sẽ đầu độc toàn thể bản thể bạn.

Câu hỏi thứ tư:

Osho kính yêu, điều gì xảy ra nếu không có kẽ hở nào?

Nhìn vào bên trong, nó chưa bao giờ là như vậy cho nên bạn không thể là ngoại lệ. Mọi người tìm kiếm đã đi vào bên trong đều đã đi qua các kẽ hở đó. Kẽ hở có đó, nhưng bạn đã không nhìn và do đó câu hỏi này có một cái 'nếu'. Xin đừng hỏi câu hỏi có 'nếu'. Tôi không nói về các lí thuyết, tôi đang nói về sự kiện.

Dường như ai đó nói: Điều gì xảy ra nếu không có tim bên trong? Nhưng cái nếu này chỉ là suy đoán. Nhắm mắt lại và bạn sẽ nghe thấy nhịp tim đập. Nếu bạn định hỏi câu hỏi này, tim nhất định có đó.

Nếu bạn có đó để nêu ra câu hỏi này, kẽ hở nhất định có đó. Không có kẽ hở, việc suy nghĩ không thể tồn tại được. Giữa hai từ kẽ hở là điều cần thiết; bằng không hai từ này sẽ không tách rời, chúng sẽ chờm lấp nhau. Giữa hai câu có kẽ hở - cần phải như vậy, bằng không sẽ không có phân chia giữa các câu, giữa hai ý nghĩ.

Cứ nhìn vào trong đi...

Tại bàn ăn tối một đêm người nông dân rất giận.

"Lũ con trai chúng mày ở đâu khi tao gọi chúng mày giúp tao một giờ trước?" ông ta hỏi.

"Con đang ở kho thóc để cho gà ấp," một người nói.

"Con trong chuồng câu để lắp cưa," người khác nói.

"Con ở phòng ông để lắp đồng hồ," cậu thứ ba nói.

"Còn con ở chạn thức ăn để đặt bẫy," cậu thứ tư nói.

"Chúng mày toàn có cớ "để" hay đấy!" người nông dân kêu lên. "Thế còn mày ở đâu?" ông ta quay sang cậu con út hỏi.

"Con ở bậu cửa để tĩnh lặng."

Cho nên tìm ra vài khoảnh khắc khi bạn có thể chỉ "để tĩnh lặng" đi; lập tức bạn sẽ ở trong kẽ hở. Ngồi im lặng, bạn sẽ ở trong kẽ hở.

Ý nghĩ là kẻ xâm nhập; kẽ hở là bản tính thực của bạn. Ý nghĩ tới và đi. Trống rỗng bên trong bạn bao giờ cũng còn lại; nó không bao giờ tới, không bao giờ đi. Trống rỗng là bối cảnh, ý nghĩ là hình ảnh chuyển động trên nó. Cũng như bạn viết trên bảng đen bằng phấn trắng - bảng đen có đó, bạn viết phấn trắng - trống rỗng bên trong của bạn vận hành như bảng đen, và trên bảng đen đó ý nghĩ chuyển động.

Làm chậm dần đi! Làm chậm dần một chút đi. Chỉ ngồi im lặng, thảnh thơi, không làm gì đặc biệt. Nếu bạn hỏi các câu hỏi 'nếu', bạn phí thời gian. Trong cùng thời gian và cùng năng lượng, những kẽ hở đó có thể được kinh nghiệm và bạn có thể trở thành giầu có mênh mông. Và một khi bạn đã nếm trải những lỗ hổng đó, thế thì việc ý nghĩ nắm giữ bạn sẽ biến mất.

Câu hỏi cuối cùng:

Osho kính yêu, ai chăm nom? Dửng dưng sáng tạo này hay giấc ngủ? Xin thầy bình luận.

Tính sáng tạo không bao giờ có thể dửng dưng. Tính sáng tạo chăm nom - vì tính sáng tạo là yêu. Tính sáng tạo là chức năng của yêu và chăm nom. Tính sáng tạo không thể dửng dưng được. Nếu bạn dửng dưng, dần dần mọi tính sáng tạo của bạn sẽ biến mất. Tính sáng tạo cần đam mê, sống động, năng lượng. Tính sáng tạo cần bạn phải vẫn còn là luồng chảy, luồng chảy mãnh liệt, đam mê.

Nếu bạn nhìn vào đoá hoa một cách dửng dưng, hoa không thể đẹp được. Qua dửng dưng, mọi thứ trở thành bình thường. Thế thì người ta sống một cách lạnh lùng, co lại trong bản thân người ta. Thảm hoạ này đã xảy ra ở phương Đông, vì tôn giáo lấy chỗ rẽ sai và mọi người bắt đầu nghĩ rằng bạn phải dửng dưng với cuộc sống.

Có lần một sannyasin Hindu tới gặp tôi. Ông ta nhìn quanh vườn của tôi, và có nhiều hoa, và tôi đang làm việc trong vườn khi ông ấy tới gặp tôi. Ông ta nói, "Ông quan tâm tới hoa và làm vườn à?" Trên mặt ông ta có cái nhìn kết án. Ông ta nói, "Nhưng tôi cứ tưởng ông phải dửng dưng với tất cả những thứ này."

Tôi không dửng dưng. Dửng dưng là phủ định, nó là tự tử, nó là đào thoát. Tất nhiên, nếu bạn trở nên dửng dưng nhiều thứ sẽ không làm bạn bận tâm; bạn sẽ sống được bao quanh bởi việc dửng dưng của bạn. Bạn sẽ không bị sao lãng, bạn sẽ không bị quấy rối, nhưng chỉ không bị quấy rối thì không phải là vấn đề. Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc và tràn ngập.

Ở phương Đông, nhiều người nghĩ rằng dửng dưng là cách thức của tôn giáo. Họ đi ra khỏi cuộc sống, họ trở thành những kẻ đào thoát. Họ đã không sáng tạo cái gì.

Họ đơn giản sống thực vật và họ nghĩ họ đã đạt tới cái gì đó - họ đã không đạt tới cái gì cả.

Đạt tới bao giờ cũng khẳng định và đạt tới bao giờ cũng có tính sáng tạo. Thượng đế là tính sáng tạo - làm sao bạn có thể đạt tới Thượng đế bằng việc dửng dưng được? Thượng đế là không dửng dưng. Ngài chăm nom ngay cả nhành cỏ nhỏ nhất, ngài chăm nom về chúng nữa. Ngài chăm nom thật nhiều để vẽ con bướm như ngài chăm nom để tạo ra vị phật.

Cái toàn thể yêu. Và nếu bạn muốn trở thành một với cái toàn thể, bạn phải yêu. Dửng dưng là tự tử chậm. Ở trong yêu sâu sắc đi, nhiều tới mức bạn hoàn toàn biến mất trong yêu của bạn, tới mức bạn trở thành năng lượng sáng tạo thuần tuý. Chỉ thế thì bạn mới tham gia cùng Thượng đế, tay trong tay bạn đi cùng ngài.

Với tôi tính sáng tạo là lời cầu nguyện, tính sáng tạo là thiền, tính sáng tạo là cuộc sống.

Cho nên đừng sợ cuộc sống, và đừng đóng bản thân bạn trong dửng dưng. Dửng dưng sẽ gây tê cho bạn, bạn sẽ mất mọi nhạy cảm; thân thể bạn sẽ trở nên đờ đẫn, thông minh của bạn sẽ trở nên đờ đẫn. Bạn sẽ sống trong xà lim tối tăm, sợ ánh sáng và mặt trời, sợ gió và mây và biển - sợ về mọi thứ. Bạn sẽ bao bọc cái chăn dửng dưng quanh bạn và bạn sẽ bắt đầu chết.

Di chuyển đi! Năng động vào! Và bất kì cái gì bạn làm, làm nó một cách đáng yêu tới mức chính hành động đó trở thành có tính sáng tạo và thiêng liêng. Tôi không nói rằng tất cả các bạn phải trở thành hoạ sĩ và nhà thơ; điều đó là không thể được. Nhưng cũng không có nhu cầu. Bạn có thể là bà nội trợ - việc nấu nướng của bạn có thể có tính sáng tạo. Bạn có thể là thợ giầy - việc làm giầy của bạn có thể có tính sáng tạo. Bất kì cái gì bạn làm, làm nó toàn bộ thế, đáng yêu thế, thân thiết thế; được tham gia vào trong nó tới mức hành động của bạn không phải là cái gì đó bên ngoài. Bạn đi vào trong hành động của bạn, hành động của bạn trở thành việc hoàn thành. Thế thì tôi gọi bạn là có tính tôn giáo. Người tôn giáo, tâm thức tôn giáo, có tính sáng tạo mênh mông.

Đừng bao giờ dùng cụm từ: Ai chăm nom? Thái độ đó tới từ bản ngã - ai chăm nom? Không, nếu bạn thực sự muốn trưởng thành, chăm nom nhiều hơn đi. Để chăm nom là toàn thể phong cách sống của bạn đi. Chăm nom với từng và mọi thứ. Và đừng làm bất kì phân biệt nào giữa cái lớn và cái nhỏ. Những thứ rất nhỏ... chỉ lau sàn, làm nó với chăm nom sâu sắc, dường như nó là thân thể của người yêu của bạn, và đột nhiên bạn sẽ thấy bạn đang được sinh ra mới qua tính sáng tạo riêng của bạn.

Từng hành động sáng tạo đều trở thành việc tái sinh cho người sáng tạo, và từng hành động dửng dưng đều trở thành tự tử, cái chết chậm. Tràn ngập đi. Đừng là kẻ keo kiệt. Đừng cố giữ lại - chia sẻ đi! Và để chăm sóc là chính trung tâm cuộc sống của bạn. Và thế thì không có nhu cầu đi tới nhà thờ, không cần đi tới đền chùa, không cần quì xuống trước bất kì thượng đế nào và cầu nguyện. Cuộc sống ong bướm của bạn, cách sống của bạn, là lời cầu nguyện. Bất kì cái gì bạn chạm vào đều sẽ trở thành linh thiêng. Tôi nói bất kì cái gì, vô điều kiện.

Yêu làm mọi thứ thành linh thiêng. Không chăm nom làm mọi thứ thành xấu.

Đủ cho hôm nay.

Xem tiếp Chương 4 - Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post