Chương 4. Thấy trâu

Chương 4. Thấy trâu

Price:

Read more

TÌM TRÂU - Osho

Nói về mười bức tranh trâu 'Thập mục ngưu đồ' của Thiền

Chương 4. Thấy trâu


3. Thấy trâu

Hoàng oanh chi thượng nhất thanh thanh

Nhật noãn phong hoà ngạn liễu thanh

Chỉ thử cánh vô hồi tị xứ

Sâm sâm đầu giác hoạch nan thành

Hoàng anh cất tiếng hót trên cành

Nắng ấm gió hoà bờ liễu xanh

Chỉ thế không nơi xoay trở lại

Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành

Bình:

Khi người ta nghe tiếng nói, người ta có thể cảm thấy cội nguồn của nó. Ngay khi sáu giác quan hội nhập, người ta đi vào cổng. Bất kì chỗ nào người ta đi vào người ta đều thấy đầu trâu! Sự thống nhất này giống như muối trong nước, như mầu sắc trong thuốc nhuộm. Điều mong manh nhất không tách rời khỏi cái ta.

4. Bắt trâu

Kiệt tận thần thông hoạch đắc cừ

Tâm cường lực tráng tốt nan trừ

Hữu thời tài đáo cao nguyên thượng

Hựu nhập yên vân thâm xứ cư

Dùng hết thần công bắt được y

Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì

Có khi vừa hướng cao nguyên tiến

Lại xuống khói mây mãi nằm ì

Bình:

Nó ngụ trong rừng một thời gian dài, nhưng ta bắt được nó hôm nay! Say đắm cảnh vật quấy rối phương hướng của nó. Khao khát cỏ ngọt, nó lang thang đi xa. Tâm trí nó vẫn bướng bỉnh và không bị kiềm chế. Nếu ta muốn nó phục tùng, ta phải giơ roi lên.

Tôi tự hỏi liệu bạn có quan sát điều đó hay không: rằng con người là con vật duy nhất vẽ ra bức tranh của mình, bức tranh riêng của mình. Không con vật nào khác đã từng làm điều đó. Con người không chỉ vẽ tranh về bản thân mình, con người còn đứng trước gương, nhìn vào bản thân mình trong gương, được phản xạ. Mà cũng không chỉ điều đó - con người đứng trước gương, nhìn vào phản xạ của mình, và nhìn vào bản thân mình đang nhìn phản xạ của mình, và cứ như thế mãi. Vì điều này, tự ý thức nảy sinh. Vì điều này, bản ngã được sinh ra. Vì điều này, con người trở thành ngày càng quan tâm tới cái phản xạ hơn là cái thực tại.

Quan sát tâm trí riêng của bạn đi! Bạn trở nên quan tâm nhiều tới ảnh khiêu dâm hơn là người đàn bà thực. Ảnh có nắm giữ vô cùng lên tâm trí con người; do đó con người sống trong hư cấu. Và tự biết là không thể được trong hư cấu. Bạn phải trở nên quan tâm nhiều tới cái thực hơn là cái được phản xạ. Gương phải bị đập đi. Bạn phải quay về nhà; bằng không, bạn liên tục đi ngày càng xa hơn khỏi bản thân bạn.

Mối quan tâm này vào việc phản xạ, hư cấu, mơ, ý nghĩ, hình ảnh, là nguyên nhân cơ bản tại sao con người không thể biết được bản thân mình. Con người không quan tâm chút nào tới bản thân mình. Con người quan tâm nhiều hơn tới ý kiến của người khác, điều họ nghĩ về người đó. Điều đó lại là chiếc gương. Bạn thường xuyên lo nghĩ điều mọi người nghĩ về bạn. Bạn không lo nghĩ chút nào về bạn là ai - điều đó không phải là việc truy tìm thực - nhưng về điều mọi người nghĩ bạn đang là. Do đó bạn liên tục trang điểm cho bản thân bạn. Đạo đức của bạn, đức hạnh của bạn, không là gì ngoài việc trang điểm để cho trong mắt người khác bạn có thể có vẻ đẹp, tốt, đúng, tôn giáo. Nhưng đây là mất mát lớn.

Nếu mọi người nghĩ bạn có tính tôn giáo, điều đó không làm cho bạn thành có tính tôn giáo. Nếu mọi người nghĩ bạn hạnh phúc, điều đó không làm cho bạn hạnh phúc. Và một khi bạn ở trong đường sai, bạn có thể bỏ lỡ toàn thể đời bạn.

Trở nên quan tâm nhiều tới việc được hạnh phúc hơn là được nghĩ là hạnh phúc đi. Trở nên quan tâm tới việc là đẹp hơn là được nghĩ là đẹp đi - bởi vì ý nghĩ không thể thoả mãn được cơn khát của bạn, ý nghĩ không thể thoả mãn được cơn đói của bạn. Dù mọi người nghĩ bạn được nuôi dưỡng tốt hay không thì cũng không thành vấn đề; bạn không thể lừa được thân thể. Thức ăn thực được cần, ảnh về thức ăn sẽ không có tác dụng. Nước thực được cần, ảnh về nước, công thức về nước sẽ không có tác dụng. H2O không thể làm dịu đi cơn khát của bạn.

Một khi bạn hiểu điều này, thế thì việc khám phá bắt đầu; thế thì bạn ở trong việc tìm trâu.

Quan sát bản thân bạn đi. Bạn sẽ bắt quả tang bản thân bạn nhiều lần trong ngày khi bạn không nghĩ về thực tại mà nghĩ về hư cấu. Nhìn vào trong gương và suy nghĩ rằng bạn đang nhìn vào bản thân bạn là một trong những điều ngớ ngẩn nhất. Mặt được chiếu trong gương không phải là mặt bạn; nó chỉ là bề mặt, nó chỉ là ngoại vi. Không gương nào có thể soi được trung tâm của bạn. Và chu vi không phải là bạn. Chu vi cứ thay đổi mọi khoảnh khắc; nó là một luồng.

Tại sao bạn bị hấp dẫn nhiều thế tới hình dáng? Tại sao không tới cái thực? Người đi tìm cái ta của mình, người đã trở nên quan tâm tới việc tự biết, liên tục đập mọi gương. Người đó không mỉm cười vì mọi người đang nhìn người đó và nụ cười sẽ cho ấn tượng tốt về người đó, người đó mỉm cười khi người đó cảm thấy nụ cười. Nụ cười của người đó là đích thực. Nó không phụ thuộc vào mọi người, nó không phụ thuộc vào người xem. Người đó sống cuộc sống của người đó. Người đó không bao giờ cố thuyết phục khán giả rằng "Tôi là như vậy và như vậy."

Nhớ lấy: người quá quan tâm tới việc thuyết phục người khác là những người trống rỗng, hổng hoác bên trong. Họ không có gì đích thực. Bằng không, ham muốn này sẽ biến mất. Nếu bạn là người hạnh phúc bạn là người hạnh phúc và bạn không nghĩ về điều đó, rằng điều đó phải được phản ánh trong mắt người khác. Bạn không liên tục thu thập ý kiến. Bất kì căn cước nào bạn nghĩ bạn có, cứ phân tích nó và bạn sẽ thấy hàng nghìn người đã nói mọi điều về bạn và bạn đã thu thập chúng. Cái gì đó mẹ bạn nói, cái gì đó bố bạn nói, anh của bạn, bạn của bạn, xã hội, và bạn đã thu thập tất cả những cái đó. Tất nhiên, nó sẽ là mâu thuẫn vì nhiều người thế, nhiều gương thế. Căn cước của bạn là tự mâu thuẫn. Bạn không thể gọi nó là cái ta được, bởi vì cái ta là có thể chỉ khi bạn đã bỏ việc sống trong mâu thuẫn. Nhưng với điều đó bạn phải đi vào bên trong. Bước đầu tiên của hiểu biết là ở chỗ cái ta của bạn đã chờ đợi bạn rồi - bên trong bạn. Bạn không cần nhìn vào mắt của bất kì ai khác.

Đừng tin vào gương - tin vào thực tại đi.

Tôi đã nghe, có lần chuyện xảy ra:

Một mục sư già khuyên một chính khách đi ra dưới trời mưa và để đầu trần hướng lên trời. "Điều đó sẽ đem khải lộ tới cho ông," ông ta hứa.

Hôm sau chính khách quay lại. "Tôi đã theo lời khuyên của cha," ông này nói, "và nước chảy xuống cổ tôi và tôi cảm thấy như thằng ngu."

"Được đấy," mục sư già nói, "với lần thử thứ nhất, ông không nghĩ rằng điều đó hoàn toàn là một khải lộ hay sao?"

Nếu bạn có thể hiểu được cái ngu của bạn, nó hoàn toàn là một khải lộ - vâng nó là vậy, bởi vì từ điểm đó cuộc hành trình bắt đầu.

Một người thường xuyên lo nghĩ về ấn tượng của mình trong con mắt của người khác, cách người đó trông trong gương, là kẻ ngu, vì người đó đang chờ đợi cơ hội lớn trong đó những kinh nghiệm vô cùng là có thể. Nhưng người đó đã không lấy bước đầu tiên, sợ bởi vì người đó sẽ có vẻ như kẻ ngu. Đừng sợ bị ngu, bằng không bạn sẽ vẫn còn là kẻ ngu.

Ngày này hay ngày khác bạn phải nhận ra sự kiện là mãi cho tới giờ bạn đã sống trong ngu xuẩn sâu sắc. Và nếu bạn liên tục sống theo cách này - qua những tấm gương, những phản xạ, ý kiến - bạn dần dần đánh mất tính cá nhân của bạn, bạn trở thành một phần của số đông, bạn đánh mất linh hồn của bạn. Thế thì bạn không phải là cá nhân đích thực.

Từ 'số đông-mass' bắt nguồn từ gốc Latin - massa. Massa nghĩa là cái gì đó mà có thể được tạo khuôn, nhào trộn. Và khi tôi nói bạn trở thành số đông, tôi ngụ ý bạn liên tục bị người khác tạo khuôn, bị người khác nhào trộn. Nhưng bạn cho phép điều đó, bạn hợp tác với nó. Bạn nhận mọi loại rắc rối để trở thành một phần của số đông, của đám đông nào đó, bởi vì một mình bạn làm mất căn cước của bạn. Toàn thể căn cước của bạn là qua đám đông.

Đó là lí do tại sao mọi người, khi họ về hưu, thường chết sớm hơn. Các nhà phân tâm nói rằng cuộc sống bị cắt ngắn đi ít nhất mười năm. Các chính khách, khi họ còn trong quyền lực, là rất mạnh khoẻ; một khi họ ra khỏi quyền lực, mạnh khoẻ của họ biến mất, họ chết sớm - vì ra ngoài quyền lực toàn thể căn cước của họ bắt đầu biến mất như giấc mơ. Bên ngoài văn phòng, đột nhiên bạn là không ai cả. Bạn đã từng là không ai cả trong cả đời bạn, nhưng bạn cứ tin vào điều hư cấu mà bạn đã tạo ra quanh bạn.

Một người là một quan chức lớn tưởng bản thân mình là vĩ đại; một khi vị trí của người đó mất rồi, mọi cái vĩ đại cũng mất. Người là giầu tưởng bản thân mình là giầu qua cái giầu của mình; người đó cảm thấy người đó là ai đó. Nếu người đó đột nhiên bị phá sản, đó không chỉ là của cải của người đó biến mất, linh hồn người đó biến mất, toàn thể căn cước của người đó bị mất. Nó đã là chiếc thuyền giấy, nó đã là ngôi nhà bằng con bài - một làn gió nhỏ và mọi thứ mất đi.

Tự biết mình nghĩa là bạn đã đi tới hiểu một điều: rằng bạn phải biết tới bản thân bạn ngay lập tức, trực tiếp - không qua người khác, không thông qua người khác. Không cần hỏi bất kì ai; ngu xuẩn làm sao mà đi hỏi ai đó: Tôi là ai? Làm sao người nào có thể trả lời được nó? Đi vào bên trong đi - đó là việc tìm trâu. Đi vào trong năng lượng riêng của bạn đi; nó ở đó đấy. Nếm trải nó, hội nhập với nó đi.

Một khi bạn đã hiểu rằng bạn phải tìm căn cước của bạn bên trong bản thân bạn, trong tính một mình toàn bộ, bạn đang trở nên tự do khỏi số đông, khỏi đám đông. Tính cá nhân được sinh ra, bạn đang trở thành một cá nhân, duy nhất. Và nhớ: khi tôi nói 'cá nhân' tôi không ngụ ý người bản ngã. Người bản ngã bao giờ cũng là một phần của số đông. Bản ngã là tổng của mọi ý kiến mà bạn đã thu thập từ những người khác về bạn, và do đó bản ngã là rất mâu thuẫn. Đôi khi nó nói bạn không đẹp, rất xấu; đôi khi nó nói bạn rất đẹp, rất đáng yêu; đôi khi nó nói bạn là đồ ngu; đôi khi nó nói bạn là người khôn - vì trong bao nhiêu tình huống thế bao nhiêu điều đã được nói với bạn về bạn, và bạn đã thu thập tất cả những điều đó.

Bản ngã bao giờ cũng trong rắc rối. Nó là thực thể giả. Nó có vẻ dường như là nó có, và nó không có.

Khi bạn trở thành cá nhân-individual... Từ này là hay: nó có nghĩa là không thể phân chia được. Cá nhân - individual - nghĩa là cái không thể bị phân chia, cái không thể chịu bất kì chia chẻ nào, cái không thể là hai, nhị hay nhiều, cái tuyệt đối là một, không phân chia nào tồn tại; thế thì bạn là một cá nhân. Nó không liên quan gì tới bản ngã. Bản ngã là rào chắn hướng tới nó bởi vì bản ngã bao giờ cũng bị phân chia, nhiều tới mức nhiều lần mọi người tới tôi và tôi hỏi họ: Bạn có hạnh phúc không? - họ nhún vai. Tôi hỏi họ: Bạn có bất hạnh không? - lần nữa họ nhún vai. Họ không xác định được về trạng thái của tâm trí họ đang ở, bởi vì có nhiều trạng thái của tâm trí cùng nhau bên trong họ. Họ muốn nói cả có và không cho mọi câu hỏi.

Tôi đã nghe nói về một người lãnh đạo chính trị đang bị chứng nhân cách chia chẻ, bắt đầu của tinh thần phân liệt. Ông ta được đưa vào bệnh viện. Trong cả những điều bình thường, ông ta đã trở nên rất không quyết định. Ông ta không thể nào làm được các quyết định bình thường: có đi vào buồng tắm hay không, có ăn cái này hay không, có mặc quần áo này hay không - những thứ nhỏ bé, tầm thường. Và bất kì cái gì phải được quyết định sẽ tạo ra run rẩy trong ông ấy. Ông ấy được điều trị sáu tháng trong bệnh viên, và khi các bác sĩ quyết định rằng ông ta ổn hoàn toàn, họ bảo ông ta, "Bây giờ ông có thể đi. Ông bây giờ bình thường rồi; vấn đề đã biến mất. Ông nói gì?"

Ông ta nói, "Có và không."

Bản ngã là nhiều, nó chưa bao giờ là một. Bởi vì nó đã được thu thập từ nhiều người khác nhau thế, nó không thể là một. Bạn là một, bản ngã là nhiều. Và nếu bạn nghĩ rằng bạn là bản ngã, thế thì bạn đang trên con đường của điên khùng. Một khi bạn hiểu điều này, bạn có thể thấy dấu chân trâu.

Có lần tôi đã du hành khắp nước với một người bạn. Anh ấy thường xuyên đem theo máy ảnh. Ở Himalayas anh ấy không quan tâm tới Himalayas - anh ấy quan tâm tới việc chụp ảnh. Một đêm trăng tròn chúng tôi đang nhìn vào Taj Mahal, và anh ấy quan tâm tới việc chụp ảnh. Sau vài khoảnh khắc cùng nhau, tôi hỏi anh ấy, "Anh đang làm gì vậy? Taj Mahal ở đây; tôi không thấy anh nhìn vào Taj Mahal. Anh thường xuyên lo lắng về ảnh của anh, liệu ảnh có được hay không, ánh sáng có thiếu hay không."

Anh ấy nói, "Sao phải lo nghĩ về Taj Mahal? Về sau tôi sẽ làm một an bum đẹp về toàn thể cuộc hành trình. Thế thì tôi có thể ngồi và xem những thứ này."

Đây là 'kodakomania': quan tâm nhiều tới ảnh hơn tới thực tại. Trở nên quan tâm nhiều hơn tới thực tại đi. Và bất kì khi nào tâm trí bạn cố kéo bạn xa khỏi thực tại - vào ảnh, hư cấu, mơ - trở nên được báo động, quay lại đi. Quay lại với khoảnh khắc hiện tại.

Một bác sĩ thường tới đây; bây giờ ông ấy đã được chuyển tới từ Poona. Ông ấy liên tục ghi chép; trong khi tôi nói, ông ấy sẽ ghi chép. Tôi bảo ông ấy, "Trong khi tôi đang nói, cố hiểu nó đi."

Ông ấy nói, "Nhưng ghi chép là tốt chứ, vì về sau, ở nhà, thoải mái, tôi có thể đọc qua chúng và hiểu."

Bây giờ người này sẽ không bao giờ có khả năng hiểu điều tôi đang nói, bởi vì nó không phải là vấn đề ghi chép; nó là việc chuyển cách nhìn nào đó. Ông ấy không bao giờ nhìn vào tôi bởi vì ông ấy đang nhìn vào sổ của ông ấy. Và tôi không nghĩ rằng ông ấy có thể viết được các ghi chép, bởi vì đến lúc ông ấy viết, cái gì đó khác đã được nói rồi và ông ấy bỏ lỡ điều này. Chúng sẽ chỉ là các phân mảnh. Và thế rồi ông ấy sẽ làm ra một toàn thể từ chúng - cái toàn thể đó sẽ là của ông ấy, không phải là của tôi.

Bạn phải ở đây cùng tôi trong thực tại, một cách toàn bộ ở đây cùng tôi. Thế thì... thế thì một hiểu biết mới nảy sinh. Và điều đó nên trở thành cách sống của bạn, chính phong cách. Thường xuyên tham gia vào trong thực tại, tham dự vào trong thực tại. Đừng là người xem, và đừng quan tâm quá nhiều tới hình ảnh; bằng không, dần dần, bạn sẽ mất năng lực nhận biết về thực tại. Nhưng tâm trí có thói quen cũ, sâu, và nó sẽ là cuộc vật lộn thường xuyên ngay từ đầu. Tâm trí giống như người bán hàng.

Tôi đã nghe một giai thoại:

Người bán cuốn từ điển bách khoa toàn thư dành cho trẻ em đặt chân vào ô cửa và cố nói nhanh cho người mẹ trẻ của đứa con năm tuổi để nhận bộ sách.

"Những cuốn sách này sẽ trả lời mọi câu hỏi mà con cô sẽ hỏi," anh ta bảo đảm với cô ấy. "Cô sẽ không bao giờ lúng túng về câu hỏi với những cuốn này." Anh ta vỗ đầu đứa trẻ, "Tiến lên, con. Hỏi chú một câu hỏi, bất kì câu hỏi nào, và chú sẽ chỉ cho mẹ con dễ trả lời thế nào bằng việc nhìn vào một trong những cuốn sách này."

Cậu bé nghĩ một chút, và rồi hỏi, "Thượng đế lái xe loại nào?"

Cuộc sống giống điều đó. Và tâm trí giống như người bán hàng và cuốn từ điển Bách khoa toàn thư Britannica. Tâm trí cứ tích luỹ mọi thứ, phân danh mục mọi kinh nghiệm - phân loại, phân lớp, sắp xếp, để cho trong tương lai khi thời gian tới chúng có thể được dùng. Nhưng cuộc sống là sống động tới mức nó chưa bao giờ hỏi cùng câu hỏi lần nữa. Và nếu bạn quá nhiều trong tâm trí, thế thì bao giờ cũng vậy dù câu trả lời của bạn là bất kì cái gì cũng không thành vấn đề - nó không bao giờ có thể hiện hữu. Cuộc sống cứ thay đổi mọi khoảnh khắc. Nó giống như đứa trẻ nhỏ hỏi, "Thượng đế lái xe loại gì?"

Bạn cũng có thể xoay xở tìm ra câu trả lời nào đó về điều này - xe Rolls Royce, hay cái gì đó khác - nhưng đứa trẻ sẽ không hỏi cùng câu hỏi lần nữa. Khoảnh khắc tiếp nó sẽ hỏi cái gì đó khác. Tính tò mò của đứa trẻ nhiều hơn bất kì cuốn bách khoa toàn thư nào. Và cuộc sống có tính phát kiến tới mức không sách nào có thể trả lời được các tình huống thực.

Cho nên cố tỉnh táo hơn thay vì thông thái hơn. Nếu bạn trở nên thông thái quá nhiều, bạn sẽ thu thập hình ảnh, trí nhớ; bạn sẽ liên tục ghi chép; bạn sẽ liên tục so sánh các ghi chép của bạn. Bạn sẽ đi tới hoa hồng đẹp, và bạn sẽ so sánh với hoa hồng khác nào đó mà bạn đã từng thấy trong quá khứ; hay bạn có thể so sánh với hoa hồng khác nào đó mà bạn hi vọng thấy trong tương lai - nhưng bạn sẽ không bao giờ nhìn vào hoa hồng này. Và chỉ hoa hồng này mới là thực! Những hoa hồng đã được tích luỹ trong trí nhớ bạn là không thực, và hoa hồng bạn mơ tới cũng là không thực. Chỉ hoa hồng này là thực. Nhớ điều này, ở đây bây giờ.

Nếu bạn dịch chuyển năng lượng của bạn từ tâm trí hướng tới nhận biết, bạn sẽ ngay lập tức nhận biết về dấu chân trâu. Bình thường, bạn đi theo đám đông. Điều đó là thuận tiện, điều đó là thoải mái; nó giống như thuốc an thần. Với đám đông bạn không cần lo nghĩ; trách nhiệm thuộc về đám đông. Bạn có thể bỏ mọi câu hỏi cho các chuyên gia. Và bạn có thể tuỳ thuộc vào truyền thống dài, trí huệ của các thời đại. Khi nhiều người thế có đó làm một điều, bắt chước họ là dễ hơn làm điều riêng của bạn, vì một khi bạn bắt đầu làm một thứ riêng của bạn, hoài nghi nảy sinh: có thể... bạn đúng hay sai? Với đám đông lớn đang làm cái gì đó, bạn trở thành một phần của nó.

Câu hỏi này chưa bao giờ nảy sinh liệu bạn đúng hay sai. "Nhiều người thế không thể sai được," tâm trí liên tục nói, "họ phải đúng chứ. Và với nhiều thế kỉ thế họ đã từng làm cùng một điều; phải có chân lí nào đó trong điều đó chứ." Nếu hoài nghi nảy sinh trong bạn, thế thì hoài nghi là lỗi của bạn. Trong hết thế kỉ nọ tới thế kỉ kia đám đông đã từng làm điều gì đó. Người ta có thể đi theo một cách dễ dàng, bắt chước. Nhưng một khi bạn bắt chước người khác, bạn sẽ không bao giờ có khả năng biết bạn là ai. Thế thì việc tự biết trở thành không thể được.

Trong tiếng Malayan, họ có một từ, lattah. Nó rất hay. Từ này nghĩa là: mọi người bắt chước người khác vì họ hoảng sợ; từ sợ mọi người bắt chước người khác. Bạn có quan sát không? Nếu bạn ngồi trong nhà hát và đột nhiên nhà hát bị cháy và mọi người bắt đầu chạy, bạn sẽ theo đám đông - bất kì chỗ nào đám đông đang đi. Điều đó xảy ra khi con tàu đang chìm, vấn đề lớn nhất trở thành điều này: rằng cả đám đông chạy theo một hướng, tất cả họ đều tụ lại ở một phía, điều làm cho con thuyền chìm sớm hơn.

Bất kì khi nào bạn trong sợ hãi, bạn đánh mất tính cá nhân. Thế thì không có thời gian để nghĩ và suy ngẫm, thế thì không có thời gian để quyết định về riêng phần bạn; thời gian là ngắn và quyết định được cần tới. Trong lúc sợ mọi người bắt chước người khác. Nhưng bình thường, nữa, bạn sống trong lattah, bạn sống trong trạng thái hoảng sợ thường xuyên. Và đám đông không thích bạn trở thành khác biệt, bởi vì điều đó tạo ra nghi ngờ trong tâm trí của người khác nữa.

Nếu một người đi ngược lại đám đông - một Jesus hay một Phật - đám đông cảm thấy không thoải mái với người này, đám đông sẽ tiêu diệt người này; hay, nếu đám đông rất có văn hoá, đám đông sẽ tôn thờ người này. Nhưng cả hai cách là như nhau. Nếu đám đông có chút ít hoang dã, vô văn hoá, Jesus sẽ bị đóng đinh. Nếu đám đông giống như người Ấn Độ - rất văn hoá, hàng thế kỉ của văn hoá, của bất bạo hành, của yêu, của tính tâm linh - họ sẽ tôn thờ Phật. Nhưng bằng việc tôn thờ họ đang nói: Chúng tôi là khác; ông là khác. Chúng tôi không thể theo ông được, chúng tôi không thể tới ông được. Ông là tốt, rất tốt, nhưng quá tốt thành ra không thực được. Ông không thuộc vào chúng tôi. Ông là thượng đế - chúng tôi sẽ tôn thờ ông. Nhưng đừng gây rắc rối cho chúng tôi; đừng nói những điều có thể làm rối trí chúng tôi, điều có thể quấy rối giấc ngủ an bình của chúng tôi.

Giết một Jesus hay tôn thờ một Phật - cả hai là như nhau. Jesus bị giết để đám đông có thể quên rằng một người như vậy đã tồn tại, bởi vì nếu người này là đúng... Và người này là đúng. Toàn thể bản thể người đó là đầy phúc lạc và phúc lành tới mức người đó là đúng; bởi vì chân lí không thể được thấy, chỉ hương thơm bắt nguồn từ một người thực mới có thể được cảm thấy. Người phúc lạ có thể được người khác cảm thấy, và đó là bằng chứng rằng người này là đúng. Nhưng nếu người này là đúng, thế thì toàn thể đám đông là sai, và điều này là quá nhiều. Toàn thể đám đông không thể dung thứ được cho người như vậy; nó là chiếc gai, đau đớn. Người này phải bị tiêu diệt - hay được tôn thờ, để cho chúng ta có thể nói: Ông tới từ một thế giới khác, ông không thuộc vào chúng tôi. Ông là một điều kì dị, ông không phải là qui tắc thông thường. Ông có thể là ngoại lệ, nhưng ngoại lệ chỉ chứng minh cho qui tắc. Ông là ông, chúng tôi là chúng tôi: chúng tôi sẽ tiếp tục con đường của chúng tôi. Điều tốt là ông đã tới - chúng tôi kính trọng ông nhiều lắm - nhưng đừng quấy rối chúng tôi. Chúng ta đặt Phật vào đền chùa để cho ông ấy không cần tới bãi chợ; bằng không ông ấy sẽ tạo ra rắc rối.

Từ sợ bạn liên tục đi theo người khác. Từ sợ bạn không thể trở thành một cá nhân. Cho nên nếu bạn thực sự đi tìm trâu, thế thì bỏ sợ đi, bởi vì việc tìm kiếm là tới mức bạn sẽ đi vào trong nguy hiểm, bạn sẽ nhận rủi ro. Và xã hội và đám đông sẽ không cảm thấy thoải mái. Và xã hội sẽ tạo ra đủ mọi loại rắc rối cho bạn, để cho bạn có thể quay lại và trở thành bình thường lần nữa.

Điều đầu tiên tôi bảo bạn về con người là ở chỗ con người quan tâm nhiều tới hình ảnh hơn là tới thực tại, quan tâm nhiều tới gương hơn là thực tại, quan tâm nhiều tới hình ảnh riêng của mình hơn là bản thân mình. Và điều căn bản thứ hai về con người cần được ghi nhớ là: con người là con vật duy nhất đứng thẳng - con vật duy nhất bước đi trên hai chân sau của mình. Điều này đã tạo ra một tình huống rất duy nhất cho con người.

Con vật bước đi trên bốn chân. Chúng chỉ có thể nhìn theo một hướng. Con người đứng trên hai chân - con người có thể nhìn theo mọi hướng đồng thời. Không cần quay toàn thân; chỉ quay đầu và con người có thể nhìn theo mọi hướng. Bởi vì khả năng này, con người trở thành kẻ trốn tránh. Bất kì khi nào có nguy hiểm, thay vì tranh đấu, đương đầu với nguy hiểm, con người trốn tránh. Trong cùng tình huống nơi con vật sẽ phải đương đầu với kẻ thù, con người cố trốn tránh. Mọi hướng là sẵn có. Kẻ thù đang tới từ phương bắc - sư tử đang đứng đó - bây giờ mọi hướng đều sẵn có cho con người; con người có thể chạy mất, con người có thể trốn tránh.

Con người là con vật trốn tránh duy nhất. Không cái gì sai trong điều đó khi có liên quan tới đánh nhau với con vật - và con người đã từng sống trong hoang dã lâu rồi. Dầu vậy con người vẫn trốn khỏi sư tử và hổ; phải đã có kinh nghiệm lớn trong quá khứ. Nhưng chủ nghĩa trốn tránh đó đã trở thành cơ chế bắt rễ sâu sắc trong con người. Cùng điều đó con người liên tục làm với các chuyện tâm lí.

Nếu có sợ, thế thì thay vì đương đầu với nó, con người đi theo hướng khác - cầu nguyện Thượng đế, hỏi xin giúp đỡ. Cản thấy nghèo nàn, nghèo bên trong, thay vì đương đầu với nó con người liên tục tích luỹ của cải, để cho con người có thể quên rằng con người nghèo nàn bên trong. Thấy rằng mình không biết tới bản thân mình, thay vì đương đầu với dốt nát này con người liên tục thu thập tri thức, trở nên thông thái, như vẹt, và liên tục lặp lại những thứ vay mượn.

Đây toàn là việc trốn tránh. Nếu bạn thực sự muốn đương đầu với bản thân bạn, bạn sẽ phải học cách không trốn tránh. Giận có đó; đừng trốn khỏi nó. Bất kì khi nào bạn cảm thấy giận, bạn bắt đầu làm cái gì đó để trở nên bận bịu. Tất nhiên, nếu năng lượng của bạn đi vào hướng khác, giận bị kìm nén. Nó không thể lấy được năng lượng nào từ bạn; nó rơi lại trong vô thức. Nhưng nó sẽ trả thù; sớm hay muộn nó sẽ tìm ra cơ hội lần nữa và sẽ bật ra theo mọi tỉ lệ với tình huống đó.

Nếu dục nảy sinh trong bạn, bạn bắt đầu làm cái gì đó khác, bạn bắt đầu tụng mật chú. Nhưng đây toàn là việc trốn tránh. Và nhớ lấy: tôn giáo không phải là trốn tránh. Tôn giáo mà bạn biết toàn là trốn tránh; nhưng tôn giáo tôi đang nói tới không phải là trốn tránh - nó là đương đầu. Cuộc sống phải được đương đầu. Bất kì cái gì tới trước bạn, bạn phải nhìn vào trong nó sâu sắc, bởi vì cùng chiều sâu đó sẽ trở thành việc tự biết của bạn.

Đằng sau cơn giận là dấu chân trâu. Đằng sau dục là dấu chân trâu. Nếu bạn trốn tránh dục, giận, tham, cái này cái nọ, bạn sẽ trốn khỏi dấu chân trâu - và thế thì sẽ không thể nào tìm được bạn là ai.

Hai điều này: rằng con người quan tâm nhiều hơn tới hư cấu... Bạn có thấy mọi người trong rạp hát xem phim, họ khác biệt làm sao ở đó không? Họ khóc; nếu cái gì đó xảy ra trên màn ảnh, nước mắt chảy ra từ mắt họ. Trong cuộc sống thực, bạn không thấy họ tốt thế, từ bi thế. Trong cuộc sống thực họ có thể rất cứng rắn. Nhưng nhìn vào hình ảnh chiếu - và chẳng cái gì có đó trên màn ảnh; chỉ ánh sáng và bóng tối, trò chơi, giấc mơ - họ khóc và thổn thức và họ cười, và họ trở nên kích động. Thay vì xem phim, điều sẽ có giá trị hơn nếu bạn xem khán giả. Cái gì đang xảy ra cho những người này?

Con người dường như là quan tâm tới ảo tưởng hơn thực tại. Và nếu bạn cố đánh thức ai đó khỏi ảo tưởng của người đó, người đó trở nên giận; người đó sẽ không bao giờ tha thứ cho bạn. Người đó sẽ báo thù - bạn đã quấy rối người đó. Những hư cấu của tâm trí và việc sẵn sàng thường xuyên để trốn tránh là hai vấn đề phải được đối diện.

Tôi đã nghe: Một người mẹ muốn dành buổi chiều thứ bẩy đi vào trung tâm thành phố, và người bố, nhà thống kê, ngần ngại đồng ý từ bỏ buổi chơi golf và ngồi cùng lũ trẻ. Khi cô ấy trở về, người bố trao báo cáo sau về buổi chiều đó:

"Lau khô nước mắt - chín lần. Buộc giầy - mười ba lần. Mua bóng chơi - ba cái cho mỗi đứa con. Đời trung bình của một bóng - mười ba giây. Canh trẻ con không đi qua phố - hai mươi mốt lần. Số những ngày thứ bẩy anh sẽ làm điều này lần nữa - không."

Nhà thống kê là nhà thống kê. Tâm trí là rất toán học; đó là lí do tại sao tâm trí đã trở thành mạnh thế. Đó là lí do tại sao khó thế để thoát ra khỏi tâm trí. Nhiều thứ thế được đầu tư vào trong nó: toàn thể tính hiệu quả của bạn, toàn thể năng lực của bạn, toàn thể nghề nghiệp của bạn - mọi thứ đều phụ thuộc vào tâm trí. Và trong thiền bạn phải đi ra khỏi nó. Do đó nhiều lần bạn quyết định đi ra, nhưng sâu bên dưới bạn liên tục níu bám.

Tâm trí chú ý theo nhiều cách. Đặc biệt trong thế giới, nếu bạn tồn tại bằng vô trí bạn sẽ không có khả năng cạnh tranh, bạn sẽ không có khả năng vật lộn một cách bạo hành; bạn không thể trở thành một phần của cuộc đấu tranh quyết liệt tàn khốc liên tục diễn ra. Trong đám đông những người điên này, bạn sẽ không có khả năng tham gia. Bạn sẽ bước đi trên phố ở bên lề; bạn sẽ thấy dấu chân của riêng bạn.

Tất nhiên, bạn sẽ trở nên giầu có, cực kì giầu có, nhưng xã hội sẽ không coi nó là giầu. Bạn sẽ trở nên đẹp, cực kì đẹp, nhưng cái đẹp của bạn sẽ là không thể nào hiểu nổi cho những tâm trí tầm thường mà xã hội bao gồm từ những người đó. Bạn sẽ trở nên rất, rất hạnh phúc, phúc lạc, im lặng, nhưng mọi người sẽ nghĩ rằng bạn đã mất trí - vì khổ với họ dường như là trạng thái bình thường của tâm trí con người. Là khổ dường như là được, nhưng là phúc lạc dường như là một loại điên khùng. Ai đã bao giờ nghe nói về một người hạnh phúc mà không điên? Điều đó không xảy ra.

Cho nên nếu bạn thực sự tìm trâu, bạn sẽ phải nhận rủi ro này của việc đi ra khỏi số đông. Và bạn có thể ra khỏi số đông chỉ nếu bạn có thể ra khỏi tâm trí, bởi vì số đông đã tạo ra tâm trí bạn.

Tâm trí là số đông bên trong. Số đông đã tạo ra cơ chế bên trong bạn; từ đó bạn bị kiểm soát. Xã hội tin vào những điều nào đó; những niềm tin đó mà xã hội đã khắc sâu vào trong bạn. Sâu bên dưới, khi bạn gần như không nhận biết, nó thôi miên bạn trong vai trò nào đó. Nếu bạn làm cái gì đó ngược lại nó, ngay lập tức lương tâm sẽ nói không. Lương tâm đó không phải là lương tâm thực; đó là cái thay thế, thủ đoạn của xã hội, chính trị. Xã hội đã tạo ra các qui tắc nào đó bên trong tâm trí bạn, và nếu bạn đi ngược lại chúng, ngay lập tức từ bên trong bạn vọng lên tiếng nói của xã hội: Không làm điều đó. Nó là sai. Nó là tội lỗi. Xã hội sẽ ép buộc bạn từ bên trong để cảm thấy mặc cảm.

Nếu bạn muốn thoát ra khỏi cái gọi là lương tâm, và đạt tới lương tâm thực và đích thực, thế thì nỗ lực lớn là được cần. Và toàn thể nỗ lực sẽ là thế này: dịch chuyển tâm thức từ tâm trí sang vô trí, từ lương tâm sang tâm thức.

Lương tâm được xã hội trao cho; tâm thức nảy sinh trong bạn. Lương tâm là vay mượn, cũ rích, mục ruỗng; lương tâm tới từ quá khứ cái không còn nữa - và cuộc sống đã thay đổi hoàn toàn. Tâm thức tới từ bạn. Tâm thức bao giờ cũng là của hiện tại, nó bao giờ cũng tươi tắn. Tâm thức sẽ làm cho bạn được hợp nhất - tâm thức là hợp nhất.

Từ 'integrity-hợp nhất' là từ Latin; nó bắt nguồn từ hai gốc - 'in' và 'tangere'. Tangere nghĩa là thuần khiết, toàn thể, không biến chất, trinh nguyên. Con người của hợp nhất là toàn thể; không nhiều - một thôi. Con người của hợp nhất là thuần khiết, không bị biến chất bởi quá khứ, trinh nguyên. Và từ tính trinh nguyên đó nảy sinh hương thơm mà chúng ta gọi là tôn giáo.

Đạo đức không phải là tôn giáo. Đạo đức là thủ đoạn xã hội.

Tôn giáo là khám phá cá nhân - bạn phải khám phá tôn giáo.

Đạo đức có thể được cho; tôn giáo không bao giờ.

Bây giờ lời kinh:

Bài kinh thứ ba: Thấy trâu.

Hoàng oanh chi thượng nhất thanh thanh

Nhật noãn phong hoà ngạn liễu thanh

Chỉ thử cánh vô hồi tị xứ

Sâm sâm đầu giác hoạch nan thành

Hoàng anh cất tiếng hót trên cành

Nắng ấm gió hoà bờ liễu xanh

Chỉ thế không nơi xoay trở lại

Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành

Bài kinh thứ tư: Bắt trâu.

Kiệt tận thần thông hoạch đắc cừ

Tâm cường lực tráng tốt nan trừ

Hữu thời tài đáo cao nguyên thượng

Hựu nhập yên vân thâm xứ cư

Dùng hết thần công bắt được y

Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì

Có khi vừa hướng cao nguyên tiến

Lại xuống khói mây mãi nằm ì

Bài kinh thứ ba là về tính nhạy cảm.

Hoàng anh cất tiếng hót trên cành

Nắng ấm gió hoà bờ liễu xanh

Khi bạn trở nên nhạy cảm, nhạy cảm với mọi điều đag xảy ra quanh bạn - hoàng anh cất tiếng hót trên cành - khi bạn trở nên nhạy cảm với mọi điều đang xảy ra cho bạn, và bao quanh bạn, thế thì Nắng ấm gió hoà bờ liễu xanh.

Tìm kiếm tôn giáo là khác với tìm kiếm khoa học. Trong tìm kiếm khoa học, điều tra, bạn phải tập trung, nhiều tới mức bạn quên đi toàn thế giới. Đã có các trường hợp: một nhà khoa học đang làm việc trong phòng thí nghiệm của ông ất và nhà bị cháy, nhưng ông ấy không nhận biết về điều đó. Ông ấy phải được lôi ra khỏi ngôi nhà. Ông ấy tập trung thế... tâm thức trở nên thu hẹp tới mức mọi thứ khác bị loại trừ, bị cho vào ngoặc hết: chỉ một đối thể còn lại, như một mục tiêu.

Ở Ấn Độ chúng ta có một thiên sử thi lớn, Mahabharat. Bhagavad Gita chỉ là một phần của nó. Pandavas và Kauravas, anh em con chú con bác, được dạy bởi cung thủ bậc thầy, Dronacharya. Một hôm ông ấy đặt mục tiêu trên cây, và ông ấy hỏi mọi đệ tử thấy gì. Ai đó nói, "Tôi thấy cây và bầu trời và mặt trời đang mọc." Ai đó khác nói, "Tôi thấy cây, cành, chim trên cây." Và theo cách này ông ấy tiếp tục.

Và thế rồi ông ấy đi tới đại đệ tử của mình, Arjuna, và ông ấy hỏi, "Anh thấy gì?"

Arjuna nói, "Tôi chẳng thể thấy được cái gì - chỉ mục tiêu."

Và Dronacharya nói, "Chỉ anh mới có thể là cung thủ lớn."

Tập trung và việc làm hẹp lại tâm thức. Tâm trí tập trung trở thành rất, rất không nhạy cảm hướng tới mọi thứ khác.

Đây là thiền: trở nên nhận biết về mọi điều đang xảy ra, không chọn lựa nào, chỉ nhận biết vô chọn lựa.

Hoàng anh cất tiếng hót trên cành

Nắng ấm gió hoà bờ liễu xanh

Chỉ thế không nơi xoay trở lại

Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành

Trong nhạy cảm như thế, làm sao trâu có thể trốn được? Trâu có thể trốn được nếu bạn tập trung vào một hướng; thế thì có nhiều hướng trong đó trâu có thể trốn. Nhưng khi bạn không tập trung vào bất kì hướng nào, chỉ mở cho mọi hướng, làm sao trâu có thể trốn được? Bài kinh hay! Bây giờ không có khả năng nào, bởi vì không có một góc nào ở ngoài tâm thức của bạn. Không có chỗ trốn.

Qua tập trung bạn có thể né tránh. Bạn trở nên tỉnh táo về một điều với giá phải trả là cả nghìn lẻ một thứ khác. Trong thiền, bạn đơn giản nhận biết mà không có đóng mở ngoặc nào. Bạn không để cái gì sang bên. Bạn đơn giản sẵn có. Nếu hoàng oanh hót, bạn sẵn có. Nếu nắng ấm được cảm thấy, chạm vào thân thể bạn, và bạn cảm thấy hơi ấm, bạn sẵn có. Nếu gió thổi qua, bạn cảm thấy nó, bạn sẵn có. Trẻ khóc, chó sủa; bạn đơn giản nhận biết. Bạn không có đối thể nào.

Tập trung là có đối thể. Thiền không có đối thể cho nó. Và trong nhận biết vô chọn lựa này, tâm trí biến mất - bởi vì tâm trí có thể còn lại chỉ nếu tâm thức là hạn hẹp.

Nếu tâm thức là rộng, mở rộng, tâm trí không thể tồn tại được. Tâm trí chỉ có thể tồn tại với chọn lựa.

Bạn nói: Tiếng hót này của chim hoàng oanh là hay. Trong khoảnh khắc đó, mọi cái khác đều bị loại trừ - tâm trí đã bước vào.

Để tôi nói cho bạn theo cách này: Tâm trí là trạng thái làm hẹp của tâm thức, tâm thức chảy qua một khúc chuyển rất hẹp, qua đường hầm.

Thiền chỉ là đứng trong bầu trời mở, sẵn có cho mọi thứ.

Chỉ thế không nơi xoay trở lại

Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành

Và đột nhiên con trâu được thấy! Trong tính nhạy cảm lớn, đột nhiên bạn trở nên nhận biết về năng lượng của bạn, năng lượng thuần khiết, vui mừng cực độ.

Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành

Không, không nghệ sĩ nào có thể vẽ được nó. Nó là con trâu thực, nó không phải là bức ảnh.

Lời bình văn xuôi:

Khi người ta nghe tiếng nói, người ta có thể cảm thấy cội nguồn của nó. Ngay khi sáu giác quan hội nhập, người ta đi vào cổng.

Đây là điều tính nhạy cảm tất cả là gì - mọi giác quan của bạn hội nhập vào trong một tính nhạy cảm.

Không phải bạn là mắt và tai và mũi đâu, không - bạn là mắttaimũi tất cả cùng nhau. Không có kẽ hở. Bạn nhìn và bạn nghe và bạn chạm và bạn ngửi và bạn nếm tất cả cùng nhau, đồng thời. Bạn đã không chọn bất kì giác quan nào nói riêng.

Bình thường, tất cả chúng ta đều chọn. Vài người là hướng mắt: họ chỉ nhìn, họ không thể nghe tốt thế - họ là người mù âm thanh. Nếu âm nhạc vĩ đại nào đó diễn ra, họ đơn giản cảm thấy bồn chồn: Cái gì có đó mà nghe? Nếu có cái gì đó để được nhìn, họ sẵn sàng. Họ có thể tận hưởng điệu vũ, nhưng họ sẽ không tận hưởng ca hát.

Có những người hướng tai người có thể tận hưởng âm thanh và ca hát, nhưng mắt họ đờ đẫn. Và cùng điều đó với các giác quan khác. Từng người đã dành năng lượng của mình cho một giác quan và điều đó đã trở thành yếu tố chi phối, yếu tố độc đoán. Đặc biệt mắt đã trở thành rất quan trọng, và tám mươi phần trăm năng lượng của bạn được dành cho mắt. Các giác quan khác chịu thiệt thòi tồi tệ vì chỉ hai mươi phần trăm được để lại cho mọi giác quan khác. Mắt đã trở thành một Adolf Hitler. Dân chủ của giác quan của bạn bị mất.

Đó là lí do tại sao bạn thấy người mù bạn cảm thấy từ bi hơn là bạn cảm thấy với người điếc. Thực ra, từ bi của bạn được cần nhiều hơn cho người điếc vì người điếc bị cắt khỏi xã hội hoàn toàn. Vì xã hội con người về căn bản là ngôn ngữ, mọi trao đổi bị cắt đi. Người mù không bị cắt nhiều thế khỏi xã hội. Người điếc trong hoàn cảnh khó khăn hơn, nhưng không ai cảm thấy thương hại nhiều cho người đó như cho người mù. Tại sao? - vì mắt chiếm tám mươi phần trăm văn minh của bạn.

Đó là lí do tại sao, nếu ai đó đạt tới chân lí, chúng ta nói người đó là người thấy vĩ đại. Tại sao người thấy?

Chân lí có thể được nghe, chân lí có thể được nếm, chân lí có thể được ngửi. Tại sao chúng ta chỉ gọi người đó là người thấy vĩ đại? - là vì mắt. Chúng ta là hướng mắt. Và đây là trạng thái rất không cân bằng. Từng giác quan phải được cho tự do toàn bộ của nó, và mọi giác quan phải hoà nhập vào trong một dòng chảy lớn của nhận biết, nhạy cảm.

Con người thực của hiểu biết sống qua mọi giác quan; cái chạm của người đó là toàn bộ. Nếu con người thực của hiểu biết chạm vào bạn, ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy việc truyền năng lượng. Đột nhiên bạn sẽ cảm thấy cái gì đó bên trong bạn đã được thức dậy; năng lượng của người đó đã chạm vào năng lượng ngủ của bạn. Cái gì đó nảy sinh trong bạn.

Nếu bạn nghe thấy tiếng nói của một người hiểu biết, nội dung của người đó là có ý nghĩa, nhưng ngay cả tiếng nói của người đó cũng có ý nghĩa. Cái gì đó chạm vào tim bạn, cái gì đó làm dịu bạn. Tiếng nói của người đó bao quanh bạn như chăn ấm - tiếng nói của người đó có hơi ấm, nó không lạnh. Nó có phẩm chất ca hát trong nó, có thơ ca.

Lời kinh nói:

Khi người ta nghe tiếng nói, người ta có thể cảm thấy cội nguồn của nó. Ngay khi sáu giác quan hội nhập, người ta đi vào cổng.

Ở đây Thiền là xuất sắc. Không tôn giáo nào khác, không phát triển nào khác, đã chạm tới sâu thế trên con đường đúng. Các giác quan phải vẫn còn sống động - không chỉ điều đó: các giác quan của bạn nên rơi vào trong nhịp điệu và hài hoà bên trong sâu sắc, chúng nên trở thành một dàn nhạc. Chỉ thế thì chân lí mới có thể được biết tới, chỉ thế thì bạn mới có thể bắt được trâu.

Bất kì chỗ nào người ta đi vào người ta đều thấy đầu trâu!

Và thế thì, khi các giác quan của bạn là sống động toàn bộ và hội nhập vào với nhau, và bạn đã trở thành vũng năng lượng, bất kì chỗ nào người ta đi vào người ta đều thấy đầu trâu!

Sự thống nhất này giống như muối trong nước...

Nhận biết của bạn chuyển qua mọi giác quan của bạn như muối trong nước.

... như mầu sắc trong thuốc nhuộm. Điều mong manh nhất không tách rời khỏi cái ta.

Và từ tính toàn thể này của sự nhạy cảm nảy sinh cái ta, atman - bản thể đích thực của bạn. Tạo ra nhịp điệu, tạo ra hài hoà, tạo ra dàn nhạc của bản thể bạn đi. Thế thì trâu không thể trốn được ở bất kì chỗ nào.

Dùng hết thần công bắt được y

Vật lộn sẽ có đó, bởi vì tâm trí sẽ không để mất quyền lực của nó một cách dễ dàng. Tâm trí đã là kẻ độc tài lâu thế; bây giờ bạn muốn kẻ độc tài thoái vị - điều đó là không thể được. Tâm trí đã trở nên quen làm chủ bạn và bắt nạt bạn. Nó sẽ cho bạn cuộc đấu gay go. Nó sẽ liên tục theo bạn, và nó sẽ liên tục tìm các khoảnh khắc yếu đuối khi nó có thể lại chế ngự bạn.

Tôi đã nghe một giai thoại rất hay:

Gia đình tụ tập tại bữa tối. Anh cả tuyên bố anh ta sẽ lấy cô gái hàng xóm.

"Nhưng gia đình cô ấy chẳng cho cô ấy cái gì cả," ông bố phản đối.

"Và nó tiêu hết cả lương của nó," bà mẹ nói thêm.

"Chị ấy có biết về bóng đá không?" cậu em hỏi.

"Anh đã bao giờ thấy một cô gái với nhiều tàn nhang thế không?" cô em hỏi.

"Mọi điều cô ta làm là đọc sách," ông cậu lầm bầm.

"Và không ăn mặc theo điều tôi chắc sẽ gọi là thị hiếu tốt," bà cô cắn cảu.

"Nhưng nó không quên phấn và bột đâu," bà phụ hoạ theo.

"Vâng," anh cả nói, "nhưng cô ấy có một ưu thế lớn hơn tất cả chúng ta."

"Cái đó là gì vậy?" mọi người đồng thanh hỏi.

"Không có gia đình!" anh cả vặn lại.

Gia đình bao giờ cũng chống lại. Bây giờ anh cả sẽ lấy vợ; điều đó nghĩa là người đàn bà khác, người lạ, bây giờ sẽ trở thành người quan trọng nhất trong cuộc đời anh ta. Gia đình cảm thấy bị rung chuyển. Không gia đình bình thường, thông thường nào, chấp nhận tình huống như vậy - nó gây tranh đấu.

Ở Ấn Độ, yêu không được phép. Hôn nhân phải được thu xếp bởi gia đình. Bố phải nghĩ về điều đó, cậu phải nghĩ, các anh em, mẹ; mọi người ngoại trừ anh chàng thực sự có liên quan, người sẽ xây dựng gia đình. Anh ta không được hỏi, dường như anh ta không có phần trong đó. Anh ta sẽ sống với người đàn bà này, với người mà anh ta sẽ lấy làm vợ, nhưng anh ta thậm chí không được hỏi. Thế thì gia đình không cảm thấy bị đe doạ; đó là chọn lựa riêng của họ.

Nhưng nếu con trai tới và nói: Con đã yêu, toàn thể gia đình cảm thấy đối kháng. Việc đối kháng này là vì bây giờ một người lạ sắp trở thành rất, rất quan trọng. Người mẹ sẽ không bao giờ cảm thấy thoải mái với con dâu. Sẽ có cãi vặt và tranh đấu thường xuyên - bởi vì người mẹ đã là tối cao mãi cho tới nay, và đột nhiên bà ấy bị phế truất. Bây giờ người đàn bà khác, người lạ, người đã không làm cái gì cho cậu con trai này, đã trở thành tối cao. Xung đột nảy sinh.

Cùng điều đó nảy sinh với việc tìm kiếm bên trong: tâm trí bạn là gia đình bên trong của bạn. Bất kì khi nào bạn muốn làm cái gì đó mới, bất kì khi nào bạn muốn đi vào trong cái không biết, tâm trí chống lại, tâm trí nói: Không, điều này là không tốt. Tâm trí sẽ tìm cả nghìn lẻ một cách hợp lí hoá, và nó sẽ cho bạn cuộc vật lộn gay go. Điều đó là tự nhiên, cho nên đừng lo nghĩ về nó - nó phải vậy thôi. Nhưng nếu bạn bền bỉ, bạn sẽ trở thành người chủ. Chỉ kiên trì, bền bỉ là được cần.

Dùng hết thần công bắt được y

Nhưng một khi bạn đã thấy trâu, năng lượng của bản thể bạn, bạn có thể bắt được nó. Tất nhiên, điều đó sẽ là cuộc vật lộn, bởi vì tâm trí đã nắm quyền lâu thế:

Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì

Có khi vừa hướng cao nguyên tiến

Lại xuống khói mây mãi nằm ì

Và năng lượng này, con trâu này, không biết mệt. Khi thì nó đứng trên đỉnh núi, tại đỉnh của kinh nghiệm. Khi thì trong thung lũng, hẻm núi sâu.

Một khi bạn trở nên nhạy cảm với thế giới quanh bạn, thế thì nhạy cảm của bạn có thể được quay hướng vào bên trong, hướng tới nhà bên trong của bạn. Nó là cùng tính nhạy cảm mà với nó bạn nghe thấy tiếng chim hoàng oanh hót, với nó bạn cảm thấy hơi ấm của mặt trời, với nó bạn ngửi thấy hương thơm của hoa. Nó là cùng tính nhạy cảm đó mà bây giờ phải được quay vào bên trong. Với cùng tính nhạy cảm đó bạn sẽ nếm trải bạn, ngửi bạn, nhìn bạn, chạm bạn.

Dùng thế giới này như việc huấn luyện cho tính nhạy cảm đi. Bao giờ cũng nhớ: nếu bạn có thể trở nên ngày càng nhạy cảm hơn, mọi thứ sẽ tuyệt đối đúng. Đừng trở nên đờ đẫn. Để cho mọi giác quan của bạn được sắc bén, sắc thanh điệu của chúng, sống động, đầy năng lượng. Và đừng sợ cuộc sống. Nếu bạn sợ cuộc sống, thế thì bạn trở thành không nhạy cảm để cho không ai có thể làm tổn thương bạn.

Nhiều người tới tôi và họ nói họ muốn rơi vào tình yêu với ai đó, nhưng họ không thể thế được vì họ sợ họ có thể bị bác bỏ. Nếu ai đó tiếp cận họ, họ đóng bản thân họ lại với sợ: Ai biết được, người khác có thể tạo ra rắc rối nào đó. Ai biết được, với người khác vấn đề nào đó có thể nảy sinh. Tốt hơn cả là cứ buồn và một mình còn hơn là hạnh phúc cùng với ai đó, bởi vì hạnh phúc đó có thể đem tới nguy hiểm.

Để tôi kể cho bạn một câu chuyện:

Mệt mỏi với đính ước, anh ta quyết định cắt bỏ nó theo cách ngoại giao.

"Cưng ơi," một hôm anh ta nói, "chúng ta chưa bao giờ được ngụ ý là bạn đời. Tính khí chúng ta quá khác nhau. Chúng ta sẽ chỉ cãi cọ và đánh nhau thôi."

"Anh yêu," cô ấy nói, "anh có ý tưởng sai rồi. Chúng ta yêu nhau như hai con cu gáy."

"Thực sự, em yêu, chúng ta chưa bao giờ đồng ý, và giữa chúng ta bao giờ cũng có xích mích."

"Không, nó sẽ giống như Romeo và Juliet. Em sẽ là người vợ hoàn hảo và chúng ta sẽ không bao giờ có cãi nhau đâu."

"Cưng ơi, anh bảo em rằng sẽ không bao giờ có cái gì ngoài biện luận giữa chúng ta."

"Nhưng, anh yêu ơi, em nói..."

"Thấy chưa," anh ta la lên, "anh đã bảo em cái gì? Chúng ta đã đánh nhau rồi!"

Mọi người sợ. Nếu họ đi vào trong bất kì quan hệ nào, họ có thể bị bác bỏ. Nếu họ đi vào trong bất kì quan hệ nào, họ có thể không chứng minh sự thích hợp. Nếu họ đi vào trong bất kì quan hệ nào, thế thì thực tại của họ sẽ trồi lên bề mặt và mặt nạ sẽ rơi mất. Họ sợ bởi vì người kia có thể bỏ đi một ngày nào đó, cho nên tốt hơn cả là không bị dính líu; bằng không điều đó sẽ gây tổn thương nhiều lắm. Thế thì họ trở thành không nhạy cảm. Họ đi với mắt bị che kín trong đời - và thế rồi họ hỏi: Thượng đế ở đâu? Thượng đế là khắp xung quanh. Bạn cần nhạy cảm, và bạn có thể thấy trâu ở bất kì chỗ nào.

Sau từng cây, và sau từng tảng đá, trâu đang ẩn nấp. Chạm bằng yêu và ngay cả đá cũng đáp ứng, và bạn có thể cảm thấy trâu ở đó. Nhìn một cách yêu thương lên các ngôi sao và sao đáp ứng; trâu ẩn ở đó.

Trâu là năng lượng của cái toàn bộ. Bạn là một phần của nó. Nếu bạn sống động và nhạy cảm, bạn có thể cảm thấy cái toàn thể.

Lời bình văn xuôi:

Nó ngụ trong rừng một thời gian dài, nhưng ta bắt được nó hôm nay! Say đắm cảnh vật quấy rối phương hướng của nó. Khao khát cỏ ngọt, nó lang thang đi xa. Tâm trí nó vẫn bướng bỉnh và không bị kiềm chế. Nếu ta muốn nó phục tùng, ta phải giơ roi lên.

Bây giờ có khó khăn với từ roi. Bình thường, liên kết tới với tâm trí dường như bạn phải rất bạo hành, bạn phải cầm roi trong tay. Nhưng trong Phật giáo roi không phải là biểu tượng kìm nén, không bạo hành. Roi đơn giản là nhận biết.

Chẳng hạn: nếu ai đó đột nhiên tới với chiếc kiếm để giết bạn, điều gì xảy ra? Trong khoảnh khắc đó, tâm trí dừng lại. Chiếc kiếm loé lên trong mắt bạn, và tâm trí dừng lại. Khoảnh khắc này là nguy hiểm tới mức bạn không thể đảm đương được sự xa hoa của việc suy nghĩ.

Đột nhiên có chỗ vỡ ra: tâm trí không còn đó, và vô trí nảy sinh.

Trong những tình huống nguy hiểm, một cách tự phát, thiền xảy ra cho một khoảnh khắc. Lần nữa bạn sẽ quay lại - nhưng nó xảy ra bất thần. Bạn đang lái xe và sắp có tai nạn; và một khoảnh khắc, chỉ một khoảnh khắc trước đó, bạn trở nên nhận biết rằng bây giờ tai nạn sắp xảy ra - phanh không làm việc, hay xe đang trượt đi. Trong khoảnh khắc đó mọi ý nghĩ dừng lại. Đột nhiên, bạn ở trong trạng thái thiền, thức tỉnh, tỉnh táo. Đó là nghĩa của chiếc roi.

Trong các Thiền viện, các đệ tử thiền và thầy liên tục đi cùng với chiếc gậy, thiền trượng của thầy. Và bất kì khi nào thầy thấy ai đó rơi rụng, rơi vào giấc ngủ, thầy đánh mạnh vào đầu. Cú đánh mạnh bất thình lình... năng lượng trở thành tỉnh táo, một thoáng nhìn tạm thời. Đôi khi satori đã xảy ra theo cách đó. Thầy đánh mạnh; bạn gần rơi vào giấc ngủ... cố hiểu điều đó. Khi bạn đang rơi vào giấc ngủ, bạn ở trên ngưỡng. Từ ngưỡng đó, hai cánh cửa mở ra: một cánh cửa đi vào trong giấc ngủ, cánh cửa kia đi vào trong samadhi. Khoảnh khắc đó là rất hàm chứa. Bình thường bạn sẽ rơi vào giấc ngủ - lệ thường cũ của bạn. Nhưng bạn đang ở trên ngưỡng này, và nếu vào lúc đó bạn có thể được làm cho tỉnh táo và nhận biết, đời bạn có thể có thoáng nhìn về satori, samadhi.

Patanjali, trong Kinh Yoga của ông ấy, cũng nói rằng giấc ngủ sâu là giống như samadhi, chỉ với một khác biệt: nhận biết không có đó. Trong samadhi, bạn ngủ say như trong bất kì giấc ngủ nào, nhưng bạn tỉnh táo. Toàn thể cơ chế này là ngủ; thân, tâm - cả hai đều ngủ. Nhưng bạn tỉnh táo. Cho nên đôi khi chuyện xảy ra là một người bị thầy đánh vào đầu và người đó trở nên được chứng ngộ. Đây là roi của Thiền.

Nếu ta muốn nó phục tùng, ta phải giơ roi lên.

Cuộc vật lộn sẽ là khó khăn. Người ta phải nhận biết về nó từ chính lúc bắt đầu để cho bạn không bị ngã lòng trên cuộc hành trình của bạn. Nó sẽ là khó. Tâm trí có thái độ rất tiêu cực về việc tìm kiếm bên trong của bạn; nó chống lại điều đó. Và chống lại bất kì cái gì là dễ dàng hơn nhiều việc ủng hộ nó. Nó không là dễ hơn nhiều so với nói có - tâm trí là kẻ nói không.

Tôi đã nghe nói về một chuyên gia luật pháp, Clarence Darrow. Ông ấy đã là một luật sư về tội phạm nổi tiếng thế giới, có danh tiếng:

Ông ấy tự mình đứng ở phía tranh cãi không theo nhà thờ chính thống từ còn thanh niên. Và bây giờ ông ấy định tranh cãi với một luật sư khác.

"Ông có quen thuộc với chủ đề này không?" ông ta hỏi Darrow.

"Không," Darrow thú nhận.

"Thế thì làm sao ông có thể tham gia vào tranh cãi được?"

"Điều đó là dễ," Darrow nói. "Tôi sẽ lấy phía phủ định thôi. Tôi có thể tranh cãi chống lại bất kì cái gì."

Rất, rất dễ tranh cãi chống lại bất kì cái gì. Nói không tới dễ dàng với tâm trí. Một khi bạn nói có, mọi thứ trở thành khó. Không đơn giản cắt đi toàn thể sự việc; không có nhu cầu đi xa hơn gì nữa. Chẳng hạn, nếu tôi nói với bạn: Nhìn kìa, những cây này đẹp, và bạn nói vâng, và tôi hỏi tại sao - Tại sao bạn nghĩ những cây này là đẹp? - sẽ rất khó chứng minh. Trong hàng nghìn năm, các triết gia đã từng nghĩ về đẹp là gì và không ai có khả năng định nghĩa được nó. Cho nên nếu tôi hỏi tại sao, bạn sẽ bị khó khăn. Nhưng nếu bạn đã nói không thế thì sẽ không có vấn đề gì, bởi vì bây giờ nó sẽ là vấn đề cho tôi - chứng minh rằng chúng là đẹp. Bạn đơn giản nói không.

Không là rất kinh tế. Có là nguy hiểm. Nhưng nhớ một khi bạn nói không, bạn trở nên ít sống động. Người liên tục nói không, không, không trở nên ngày càng không nhạy cảm. Không là chất độc - tỉnh táo vào. Thử nói có nhiều hơn đi, cho dù điều đó là khó - vì với có tâm trí sẽ mất nắm giữ của nó lên bạn. Với không, việc nắm giữ sẽ trở nên ngày càng mạnh hơn.

Và tâm trí sẽ đi theo bạn tới chính tận cùng. Chỉ tại chính tận cùng, chỉ trên bậc của ngôi đền của Thượng đế, tâm trí mới bỏ bạn - chưa bao giờ trước điều đó. Nó liên tục theo bạn.

Một doanh nhân chết và đi xuống địa ngục. Anh ta chỉ vừa mới bắt đầu thì anh ta bị vỗ ngay vào sau lưng bởi một bàn tay thân mật. Trong tai anh ta âm vang giọng nói to tướng của người bán hàng bền bỉ, người đã quấy rầy ông ta khi còn trên dương thế.

"Này," người bán hàng cười, "Tôi ở đây theo lời hẹn đấy."

"Hẹn nào?"

"Ông không nhớ à?" người bán hàng hỏi. "Mọi lúc tôi gọi ông ở văn phòng trên dương thế của ông, ông đều nói ông sẽ gặp tôi ở đây!"

Bây giờ họ ở trong địa ngục... Tâm trí sẽ bền bỉ đi theo họ tới chính tận cùng. Nó chỉ bỏ đi ở khoảnh khắc cuối cùng. Do đó vật lộn là khó khăn - nhưng không phải là không thể được. Khó, nhưng có thể.

Và một khi bạn đã đạt tới cái gì đó của vô trí, thế thì bạn có thể thấy rằng bất kì cái gì bạn đã làm đều không là gì khi so với cái bạn đã được. Bạn sẽ cảm thấy dường như bạn đã không làm gì cả - kinh nghiệm bên trong này là quí giá thế về việc tìm ra năng lượng riêng của bạn, sinh lực của bạn.

Điều cuối cùng: trâu bao giờ cũng chờ đợi bạn. Con trâu đó không phải ở đâu đó bên ngoài bạn. Con trâu đó là cốt lõi bên trong nhất của bạn. Giữa trâu và bạn có bức tường lớn của tâm trí, của ý nghĩ. Ý nghĩ là gạch, gạch trong suốt được làm bằng kính. Cho nên bạn có thể thấy qua chúng và bạn thậm chí không nhận biết được rằng có bức tường giữa bạn và thực tại.

Tôi đã nghe nói rằng một con cá một hôm hỏi con cá nữ hoàng trong đại dương, "Tôi đã nghe nhiều thế về đại dương, bài nói nhiều thế về đại dương - nhưng đại dương này ở đâu?"

Và con cá nữ hoàng cười và nó nói, "Mày sinh ra trong đại dương đó, mày được sinh ra từ đại dương đó, mày sống trong đại dương đó. Ngay khoảnh khắc này mày đang ở trong nó và nó đang ở trong mày. Và một ngày nào đó mày sẽ lại biến mất trong đại dương."

Nhưng câu hỏi này dường như liên quan, vì làm sao con cá có thể biết được? - bởi vì đại dương bao giờ cũng có đó rồi, không bị bỏ lỡ lấy một khoảnh khắc. Nó đã từng có đó hiển nhiên thế, tự nhiên thế ở đó, và trong suốt thế ở đó. Một điều là chắc chắn: rằng con cá, tâm trí của con cá, sẽ là điều cuối cùng để biết về bất kì cái gì về đại dương. Gần gũi thế, do đó đó xa xôi thế. Hiển nhiên thế, do đó ẩn kín thế. Sẵn có nhiều thế, do đó người ta không nhận biết về nó.

Con người cũng sống trong đại dương năng lượng - cùng năng lượng bên trong, cùng năng lượng bên ngoài. Bạn được sinh ra từ nó, bạn sống trong nó, bạn sẽ tan biến trong nó. Và nếu bạn bỏ lỡ nó, đó không phải vì nó ở rất xa xôi - bạn bỏ lỡ nó vì nó rất gần gũi. Bạn bỏ lỡ nó vì bạn chưa bao giờ mất nó. Nó bao giờ cũng có đó. Chỉ trở nên nhạy cảm hơn thôi.

Lắng nghe chim hoàng oanh sâu sắc hơn đi. Lắng nghe cây, âm nhạc bao quanh bạn. Lắng nghe mọi thứ, nhìn mọi thứ, chạm mọi thứ với sự mãnh liệt và nhạy cảm nhiều tới mức khi bạn nhìn vào bất kì cái gì bạn trở thành mắt, khi bạn nghe bất kì cái gì, bạn trở thành tai, bạn chạm vào bất kì cái gì và bạn trở thành cái chạm. Và bạn không bị mắc kẹt trong bất kì giác quan nào - mọi giác quan đều hội nhập vào thành một. Mọi giác quan đều trở thành một tính nhạy cảm... và đột nhiên bạn thấy bạn bao giờ cũng ở trong Thượng đế, bạn bao giờ cũng ở cùng Thượng đế.

Với tôi, toàn thể huấn luyện là làm sao trở nên ngày càng nhạy cảm hơn. Các tôn giáo khác đã bảo bạn trở nên không nhạy cảm, giết chết và phá huỷ tính nhạy cảm của bạn. Tôi bảo bạn làm cuộc sống thành mãnh liệt nhất có thể được - bởi vì, chung cuộc, Thượng đế không tách rời cuộc sống. Sống động với cuộc sống là sống động với Thượng đế. Và đó là lời cầu nguyện duy nhất; mọi lời cầu nguyện khác đều là tự tạo, nhân tạo. Tính nhạy cảm là lời cầu nguyện do Thượng đế trao.

Tỉnh táo, nhận biết vào. Nghe tiếng hót của con chim hoàng oanh. Cho phép mặt trời chạm vào bạn và cảm thấy hơi ấm. Để làn gió thoảng không chỉ đi qua cạnh bạn mà đi xuyên qua bạn, để cho nó liên tục lau sạch trái tim bạn. Nhìn đó! Nắng ấm gió hoà bờ liễu xanh, Chỉ thế không nơi xoay trở lại, Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành! Không thể nào có chuyện Thượng đế trốn được. Thượng đế không trốn, chỉ bạn sống với khăn bịt mắt trên mắt bạn. Bạn không mù! Thượng đế khống trốn! Chỉ khăn bịt mắt đang ở trên mắt bạn... Những khăn bịt mắt đó là bằng ý nghĩ, ham muốn, tưởng tượng, mơ, hư cấu - toàn hư cấu.

Nếu bạn có thể bỏ hư cấu, nếu bạn có thể từ bỏ hư cấu, đột nhiên bạn ở trong thực tại. Cho nên tôi không yêu cầu bạn từ bỏ thế giới, tôi yêu cầu bạn từ bỏ các giấc mơ - có vậy thôi. Chỉ từ bỏ cái bạn đã không có. Chỉ từ bỏ cái không thực sự có đó trong tay bạn; bạn đơn giản tưởng tượng ra nó có đó. Từ bỏ các giấc mơ của bạn và thực tại là sẵn có.

Vật lộn sẽ có chút ít gian nan vì tâm trí sẽ không dễ dàng được thuyết phục - vì đó sẽ là cái chết của tâm trí. Cho nên điều đó nữa cũng là tự nhiên, rằng tâm trí sẽ chống lại. Chết của tâm trí là sống của bạn. Và sống của tâm trí là chết của bạn. Nếu bạn chọn tâm trí, bạn tự tử khi có liên quan tới bản thể bên trong của bạn. Nếu bạn chọn cái ta của bạn, bạn sẽ phải bỏ tâm trí.

Và đó là điều thiền tất cả là gì.

Đủ cho hôm nay.

Xem tiếp Chương 5 - Quay về Mục lục


0 Đánh giá

Ads Belove Post