Chương 73. Sợ biến đổi

Chương 73. Sợ biến đổi

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 4 - Osho

Sách về các Bí mật: Bình luận mới

Chương 73. Sợ biến đổi


Đánh giá đối thể và chủ thể là như nhau với người chứng ngộ cũng như người không chứng ngộ. Người chứng ngộ có sự vĩ đại: người đó vẫn còn trong tâm trạng chủ thể, không mất đi trong mọi vật.

Tin toàn thức, toàn năng, toả khắp.

Nhiều người dường như quan tâm tới thiền, nhưng mối quan tâm đó không thể rất sâu vì rất ít người thế được biến đổi qua nó. Nếu mối quan tâm thực sự sâu, tự bản thân nó trở thành lửa. Nó biến đổi bạn. Chỉ qua sự quan tâm mãnh liệt bạn bắt đầu trở thành khác. Một trung tâm mới của hiện hữu nảy sinh. Cho nên nhiều người dường như quan tâm nhưng không cái gì mới nảy sinh trong họ, không trung tâm mới nào được sinh ra, không kết tinh mới nào được đạt tới. Họ vẫn còn như cũ.

Điều đó có nghĩa là họ đang tự lừa bản thân họ. Lừa dối là rất tinh vi nhưng nó nhất định có đó. Nếu bạn liên tục uống thuốc, có điều trị, và ốm bệnh vẫn còn như cũ - thay vì thế ngược lại, nó liên tục tăng lên - thế thì thuốc của bạn, điều trị của bạn nhất định là giả. Có thể sâu bên dưới bạn không muốn được biến đổi. Nỗi sợ đó là rất thật - sợ biến đổi. Cho nên trên bề mặt bạn liên tục nghĩ rằng bạn quan tâm sâu sắc, nhưng sâu bên dưới bạn liên tục lừa dối.

Sợ biến đổi giống như sợ chết. Nó là chết, vì cái cũ sẽ phải ra đi và cái mới sẽ đi vào trong hiện hữu. Bạn sẽ không còn đó, cái gì đó không biết toàn bộ với bạn sẽ được sinh ra từ bạn. Chừng nào bạn chưa sẵn sàng chết, mối quan tâm của bạn vào thiền là giả, vì chỉ những người sẵn sàng chết sẽ được tái sinh. Cái mới không thể trở thành sự liên tục với cái cũ. Cái cũ phải bị gián đoạn. Cái cũ phải ra đi. Chỉ thế thì cái mới có thể đi vào hiện hữu. Cái mới không phải là kết quả tự nhiên của cái cũ, cái mới không phải là liên tục với nó - cái mới là mới toàn bộ. Và nó tới chỉ khi cái cũ chết. Có kẽ hở giữa cái cũ và cái mới - kẽ hở đó làm cho bạn sợ. Bạn sợ. Bạn muốn được biến đổi nhưng đồng thời bạn muốn vẫn còn là cái cũ. Điều này là lừa dối. Bạn muốn trưởng thành, nhưng bạn muốn vẫn còn là bạn. Thế thì trưởng thành là không thể được; thế thì bạn chỉ có thể lừa dối; thế thì bạn có thể liên tục nghĩ và mơ rằng cái gì đó đang xảy ra, nhưng không cái gì sẽ xảy ra vì điểm cơ bản đã bị bỏ lỡ.

Cho nên có nhiều người trên khắp thế giới những người rất quan tâm tới thiền, moksha, niết bàn, và không cái gì đang xảy ra. Có nhiều tiếng ồn thế về nó nhưng không cái gì thực đang xảy ra. Vấn đề là gì?

Đôi khi tâm trí là tinh ranh tới mức vì bạn không muốn được biến đổi, tâm trí sẽ tạo ra mối quan tâm bề ngoài để cho bạn có thể nói với bản thân bạn, "Mình quan tâm, mình đang làm bất kì cái gì có thể được làm." Và bạn vẫn còn như cũ.

Và nếu không cái gì xảy ra, bạn nghĩ rằng kĩ thuật bạn đang dùng là sai, guru bạn đang theo là sai, kinh sách, nguyên lí, phương pháp, là sai. Bạn không bao giờ nghĩ rằng ngay cả với phương pháp sai, biến đổi vẫn là có thể nếu mối quan tâm thực có đó; ngay cả với phương pháp sai bạn sẽ được biến đổi. Nếu bạn thực sự quan tâm tới biến đổi, bạn sẽ trở thành khác cho dù đi theo guru sai. Nếu hồn bạn và tâm bạn ở trong nỗ lực của bạn, không ai có thể dẫn bạn đi sai ngoại trừ bản thân bạn. Và không cái gì là rào chắn cho tiến bộ của bạn ngoại trừ lừa dối riêng của bạn.

Khi tôi nói rằng ngay cả thầy sai, phương pháp sai, nguyên tắc sai, có thể đưa bạn tới cái thực, tôi ngụ ý rằng biến đổi thực xảy ra khi bạn được tham gia mãnh liệt vào trong nó, không qua bất kì phương pháp nào. Phương pháp chỉ là phương cách, phương pháp chỉ là sự giúp đỡ, phương pháp là phụ - việc được tham gia của bạn vào trong nó là điều nền tảng. Nhưng bạn liên tục làm cái gì đó - thậm chí không làm, bạn liên tục nói về làm. Và lời tạo ra ảo vọng: vì bạn nghĩ nhiều về nó, bạn đọc nhiều về nó, bạn nghe nhiều về nó, tới mức bạn bắt đầu cảm thấy bạn đang làm cái gì đó. Cái gọi là những người tôn giáo đã phát triển nhiều phương cách lừa dối.

Tôi đã nghe nói rằng một người lái mô tô, lái trên dọc con đường, thấy một toà nhà trường học bị cháy. Thầy giáo của trường nhỏ của làng nhỏ đó là Mulla Nasruddin. Ông ấy đang ngồi dưới cây. Người lái xe mô tô gọi ông ấy, "Ông đang làm gì ở đó thế? Nhà trường đang bị cháy đấy!" Mulla Nasruddin nói, "Tôi biết điều đó." Người lái xe mô tô rất kích động. Anh ta nói, "Thế sao ông không làm cái gì đó?" Mulla Nasruddin nói, "Ngay từ lúc nó bắt đầu cháy tôi đã cầu nguyện trời mưa. Tôi đang làm cái gì đó."

Cầu nguyện là thủ đoạn để né tránh thiền, và cái gọi là tâm trí tôn giáo đã phát triển nhiều kiểu cầu nguyện. Lời cầu nguyện cũng có thể trở thành thiền - khi nó không chỉ là lời cầu nguyện, nó là nỗ lực sâu sắc, sự tham gia sâu sắc. Lời cầu nguyện cũng có thể trở thành thiền, nhưng lời cầu nguyện bình thường chỉ là lối thoát. Để né tránh thiền, mọi người liên tục cầu nguyện. Để né tránh bất kì cái gì họ cầu nguyện. Lời cầu nguyện ngụ ý rằng Thượng đế phải làm cái gì đó. Ai đó khác phải làm. Lời cầu nguyện ngụ ý rằng chúng ta là thụ động - cái gì đó phải được làm cho chúng ta. Thiền không là lời cầu nguyện theo nghĩa đó: thiền là cái gì đó bạn làm cho bản thân bạn. Và khi bạn được biến đổi, toàn thể vũ trụ cư xử khác với bạn, vì vũ trụ không là gì ngoài đáp ứng cho bạn, dù bạn là bất kì cái gì. Nếu bạn im lặng, toàn thể vũ trụ đáp ứng với im lặng của bạn theo cả nghìn và nghìn cách. Nó phản xạ bạn. Im lặng của bạn được nhân lên vô hạn. Nếu bạn phúc lạc, toàn thể vũ trụ hân hoan với phúc lạc của bạn. Nếu bạn trong khổ, cùng điều đó xảy ra. Toán học vẫn còn là như cũ, luật vẫn còn là như cũ: vũ trụ liên tục nhân khổ của bạn lên. Lời cầu nguyện sẽ không có tác dụng. Chỉ thiền có thể giúp vì thiền là cái gì đó được làm một cách tự động bởi bạn, nó là việc làm về phần bạn.

Cho nên điều thứ nhất tôi muốn nói với bạn là thường xuyên tỉnh táo rằng bạn không lừa dối bản thân bạn. Bạn có thể đang làm cái gì đó và dầu vậy vẫn đang lừa bản thân bạn.

Tôi đã nghe nói rằng Mulla Nasruddin có lần chạy tới một trạm bưu điện, nắm lấy ve áo nhân viên bưu điện, lay ông ta, và nói, "Tôi phát rồ. Vợ tôi đã biến mất!" Nhân viên bưu điện lấy làm buồn và ông ta nói, "Thực thế à, bà ấy đã biến mất sao? Không may đây là trạm bưu điện - ông phải đi sang đồn cảnh sát để báo về sự biến mất này chứ." Mulla Nasruddin lắc đầu chối từ và nói "Tôi sẽ không mắc sai lầm lần nữa đâu. Trong quá khứ vợ tôi cũng đã biến mất và khi tôi báo điều đó cho đồn cảnh sát, họ đã tìm thấy bà ấy. Tôi sẽ không bị mắc lần nữa đâu. Nếu ông có thể đi báo, đi báo đi, bằng không tôi đi đây."

Anh ta muốn báo cáo để cảm thấy nhẹ nhõm, để cảm thấy rằng anh ta đã làm bất kì cái gì có thể được làm. Nhưng anh ta không muốn báo cho đồn cảnh sát vì anh ta sợ.

Bạn liên tục làm mọi thứ chỉ để cảm thấy tốt, chỉ để cảm thấy rằng bạn đang làm cái gì đó. Nhưng thực sự bạn không sẵn sàng được biến đổi. Cho nên mọi điều bạn làm chỉ trôi qua như hoạt động vô dụng - không chỉ vô dụng, còn có hại nữa, vì nó là việc phí hoài thời gian, năng lượng, và cơ hội. Những kĩ thuật này của Shiva chỉ dành cho những người sẵn sàng làm. Bạn có thể suy tư về chúng một cách triết lí - điều đó chẳng có nghĩa gì. Nhưng nếu bạn thực tại sẵn sàng làm, thế thì cái gì đó sẽ bắt đầu xảy ra cho bạn. Chúng là các phương pháp sống động, không là học thuyết chết. Trí tuệ của bạn không được cần tới; tính toàn bộ của hiện hữu của bạn là được yêu cầu. Và bất kì phương pháp nào cũng có tác dụng. Nếu bạn thực sự cho nó cơ hội, bất kì phương pháp nào cũng sẽ có tác dụng. Bạn sẽ trở thành người mới.

Phương pháp là phương cách, tôi sẽ lặp lại lần nữa. Nếu bạn sẵn sàng, thế thì bất kì phương pháp nào cũng có tác dụng. Chúng chỉ là những thủ đoạn để giúp bạn lấy cú nhảy, chúng giống như bàn nhảy. Từ bất kì bàn nhảy nào bạn có thể nhảy vào đại dương. Bàn nhảy là có ý nghĩa: chúng có mầu nào, chúng được làm bằng gỗ gì là không liên quan. Chúng đơn giản là bàn nhảy và bạn có thể lấy cú nhảy từ chúng. Mọi phương pháp này đều là bàn nhảy. Bất kì phương pháp nào lấy đi khỏi bạn cái mê thích nhất thời, đừng liên tục nghĩ về nó, làm nó đi!

Khó khăn sẽ nảy sinh khi bạn bắt đầu làm cái gì đó - nếu bạn không làm bất kì cái gì sẽ không có khó khăn. Suy nghĩ là rất dễ làm vì bạn không thực sự du hành, nhưng khi bạn bắt đầu làm cái gì đó, khó khăn nảy sinh. Cho nên nếu bạn thấy rằng khó khăn đã nảy sinh, bạn có thể cảm thấy rằng bạn đang trên đường đúng - cái gì đó đang xảy ra cho bạn. Thế thì những rào chắn cũ sẽ vỡ ra, thói quen cũ sẽ ra đi, sẽ có thay đổi, sẽ có rối loạn và hỗn độn. Mọi tính sáng tạo đều bắt nguồn từ hỗn độn. Bạn sẽ tạo ra cái mới chỉ nếu mọi cái bạn đang hiện hữu trở thành hỗn độn. Cho nên những phương pháp này sẽ phá huỷ bạn trước hết, chỉ thế thì sự hiện hữu mới được tạo ra. Nếu có khó khăn, cảm thấy may mắn đi - điều đó chỉ ra trưởng thành. Không trưởng thành nào trôi chảy... và trưởng thành tâm linh không thể là phẳng lặng, điều đó không phải là bản tính của nó. Vì trưởng thành tâm linh ngụ ý trưởng thành lên, trưởng thành tâm linh ngụ ý đạt tới trong cái không biết, đạt tới chỗ chưa lập bản đồ. Khó khăn sẽ có đó. Nhưng nhớ rằng với từng khó khăn được trôi qua, bạn được kết tinh. Bạn trở nên vững chãi hơn. Bạn trở nên thực hơn. Lần đầu tiên bạn sẽ cảm thấy cái gì đó đang định tâm bên trong bạn, cái gì đó trở thành vững chắc.

Như bạn bây giờ bạn chỉ là hiện tượng chất lỏng, thay đổi mọi khoảnh khắc, không cái gì ổn định. Thực sự bạn không thể tuyên bố bất kì cái 'tôi' nào - bạn không có một cái tôi như vậy. Bạn là nhiều cái 'tôi' như trong dòng chảy, dòng chảy tựa sông. Bạn là đám đông, chưa là cá nhân. Nhưng thiền có thể làm cho bạn thành cá nhân.

Từ 'cá nhân' này là hay: nó ngụ ý không phân chia được. Ngay bây giờ như bạn vậy, bạn bị phân chia. Bạn chỉ là nhiều mảnh bám lấy nhau bằng cách nào đó mà không có bất kì trung tâm nào hiện hữu ở đó, không có bất kì người chủ nào trong ngôi nhà, chỉ toàn kẻ hầu. Và với một khoảnh khắc bất kì kẻ hầu nào cũng có thể trở thành người chủ.

Mọi khoảnh khắc bạn là khác vì bạn không hiện hữu - và chừng nào bạn không hiện hữu, điều Thiêng liêng không thể xảy ra cho bạn. Nó có thể xảy ra cho ai? Bạn không có đó. Mọi người tới tôi và họ nói, "Chúng tôi muốn thấy Thượng đế." Tôi hỏi họ, "Ai sẽ thấy? Bạn không hiện hữu ở đó. Thượng đế bao giờ cũng hiện hữu ở đó, nhưng bạn không hiện hữu ở đó để nhìn. Nó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua rằng bạn muốn thấy Thượng đế." Khoảnh khắc tiếp họ không quan tâm; khoảnh khắc tiếp họ đã quên tất cả về điều đó. Nỗ lực và khao khát kiên trì, mãnh liệt được cần. Thế thì bất kì phương pháp nào sẽ có tác dụng.

Bây giờ, chúng ta sẽ đi vào phương pháp.

Phương pháp thứ nhất:

Đánh giá đối thể và chủ thể là như nhau với người chứng ngộ cũng như người không chứng ngộ. Người chứng ngộ có một điều vĩ đại: người đó vẫn còn trong tâm trạng chủ thể, không mất đi trong mọi vật.

Có một phương pháp rất hay. Bạn có thể bắt đầu nó như bạn đang vậy; không điều kiện tiên quyết nào được cần. Phương pháp này là đơn giản: bạn được bao quanh bởi mọi người, hiện tượng - mọi khoảnh khắc cái gì đó có quanh bạn. Mọi thứ có đó, biến cố có đó, mọi người có đó - nhưng vì bạn không tỉnh táo, bạn không có đó. Mọi thứ có đó nhưng bạn ngủ say. Mọi thứ vận động quanh bạn, mọi người vận động quanh bạn, các biến cố vận động quanh bạn, nhưng bạn không có đó. Hay, bạn ngủ.

Cho nên bất kì cái gì xảy ra trong miền bao quanh bạn trở thành chủ, trở thành một lực lên bạn; bạn bị kéo lê bởi nó. Bạn không chỉ bị cưỡng bách, bị ước định bởi nó, bạn bị kéo lê bởi nó.

Bất kì cái gì cũng có thể bắt giữ bạn, và bạn sẽ đi theo nó. Ai đó đi qua - bạn nhìn, mặt đẹp - và bạn bị mang đi. Bộ quần áo đẹp, mầu sắc, chất liệu đẹp - bạn bị mang đi. Xe chạy qua - bạn bị mang đi. Bất kì cái gì xảy ra quanh bạn, bắt giữ bạn. Bạn không mạnh. Mọi thứ khác là mạnh hơn bạn. Bất kì cái gì đều có thể thay đổi bạn. Tâm trạng của bạn, con người của bạn, tâm trí của bạn, tuỳ thuộc vào những thứ khác. Các đối thể ảnh hưởng tới bạn.

Kinh này nói rằng người chứng ngộ và người không chứng ngộ sống trong cùng một thế giới. Vị Phật và bạn cả hai sống và di chuyển trong cùng một thế giới - thế giới vẫn còn như vậy. Khác biệt không ở trong thế giới, khác biệt xảy ra trong Phật: ông ấy di chuyển theo cách khác. Ông ấy di chuyển trong cùng các đối thể nhưng ông ấy di chuyển theo cách khác. Ông ấy là người chủ riêng của ông ấy. Tính chủ thể của ông ấy vẫn còn vô tư và không bị động tới. Đó là bí mật. Không cái gì có thể gây ấn tượng cho ông ấy; không cái gì từ cái bên ngoài có thể ước định được ông ấy; không cái gì có thể chế ngự ông ấy. Ông ấy vẫn còn vô tư; ông ấy vẫn còn là bản thân ông ấy. Nếu ông ấy muốn đi đâu đó, ông ấy sẽ đi, nhưng ông ấy sẽ vẫn còn là người chủ. Nếu ông ấy muốn đuổi theo cái bóng, ông ấy sẽ đuổi theo nó, nhưng đó là quyết định riêng của ông ấy.

Phân biệt này phải được hiểu. Với 'vô tư' tôi không ngụ ý người đã từ bỏ thế giới - thế thì không có nghĩa và vô nghĩa trong vô tư. Người vô tư là người sống trong cùng thế giới như bạn - khác biệt không ở trong thế giới. Người từ bỏ thế giới đang thay đổi tình huống, không thay đổi bản thân người đó. Và bạn sẽ nhấn mạnh vào thay đổi tình huống nếu bạn không thể thay đổi được bản thân bạn. Đó là chỉ dẫn về nhân cách yếu đuối. Người mạnh mẽ, tỉnh táo và nhận biết, sẽ bắt đầu thay đổi bản thân mình... không thay đổi tình huống mà người đó đang ở trong. Vì thực sự tình huống không thể được thay đổi - cho dù bạn có thể thay đổi được tình huống, sẽ có những tình huống khác. Mọi khoảnh khắc tình huống liên tục thay đổi cho nên mọi khoảnh khắc vấn đề sẽ có đó.

Đây là khác biệt giữa thái độ tôn giáo và phi tôn giáo. Thái độ phi tôn giáo là thay đổi tình huống, vùng phụ cận. Nó không tin vào bạn, nó tin vào tình huống: khi tình huống là ổn, bạn sẽ là ổn. Bạn phụ thuộc vào tình huống: nếu tình huống không ổn, bạn sẽ không ổn. Cho nên bạn không là thực thể độc lập. Với người cộng sản, người Mác xít, người xã hội, và tất cả những người tin vào thay đổi tình huống, bạn là không quan trọng; thực sự, bạn không tồn tại. Chỉ tình huống tồn tại, và bạn chỉ là chiếc gương phản xạ tình huống. Thái độ tôn giáo nói rằng như bạn vậy bạn có thể là chiếc gương, nhưng điều này không là định mệnh của bạn - bạn có thể trở thành cái gì đó hơn, thành ai đó không phụ thuộc.

Có ba bước trưởng thành. Thứ nhất, tình huống là người chủ, bạn chỉ bị nó kéo lê. Bạn tin rằng 'bạn hiện hữu', nhưng bạn không hiện hữu. Thứ hai, 'bạn hiện hữu', và tình huống không thể lôi bạn được, tình huống không thể ảnh hưởng tới bạn vì bạn đã trở thành ý chí, bạn được tích hợp và kết tinh. Thứ ba, bạn bắt đầu ảnh hưởng tới tình huống: chỉ bằng sự hiện diện của bạn ở đó, tình huống thay đổi.

Trạng thái thứ nhất là trạng thái của người không chứng ngộ; trạng thái thứ hai là của người thường xuyên nhận biết nhưng chưa chứng ngộ - người đó phải nhận biết, người đó phải làm cái gì đó để tỉnh táo. Tỉnh táo chưa trở thành tự nhiên cho nên người đó phải tranh đấu. Nếu người đó mất ý thức hay tỉnh táo trong một khoảnh khắc, người đó sẽ ở trong ảnh hưởng của sự việc. Cho nên người đó phải đứng trên đầu ngón chân liên tục. Người đó là người tìm kiếm, sadhak, người đang thực hành cái gì đó. Trạng thái thứ ba là trạng thái của siddha, người chứng ngộ. Người đó không cố gắng là tỉnh táo, người đó đơn giản là tỉnh táo - không có nỗ lực cho nó. Tỉnh táo chỉ giống như thở: nó tiếp diễn, người đó không phải duy trì nó.

Khi tỉnh táo trở thành hiện tượng như việc thở, tự nhiên, sahaj, tự phát, thế thì kiểu người này, kiểu người được định tâm, tự động ảnh hưởng tới tình huống. Tình huống thay đổi quanh người đó - không phải là người đó ao ước chúng thay đổi, nhưng người đó là mạnh mẽ. Mạnh mẽ là điều cần được nhớ tới. Bạn không mạnh cho nên bất kì cái gì cũng có thể chế ngự bạn. Và mạnh mẽ tới qua tỉnh táo, nhận biết: càng nhiều tỉnh táo, càng nhiều mạnh mẽ; càng ít tỉnh táo, càng ít mạnh mẽ.

Trông đấy... khi bạn ngủ ngay cả mơ cũng trở thành mạnh vì bạn ngủ say, bạn đã đánh mất mọi ý thức. Ngay cả mơ cũng mạnh, và bạn yếu tới mức bạn thậm chí không thể hoài nghi được nó. Ngay cả trong giấc mơ ngớ ngẩn bạn không thể nghi ngại, bạn sẽ phải tin nó. Và trong khi nó kéo dài, nó có vẻ thực. Bạn có thể thấy chỉ những điều ngớ ngẩn trong mơ, nhưng khi bạn đang mơ, bạn không thể hoài nghi được. Bạn không thể nói điều này là không thực; bạn không thể nói điều này là mơ; bạn không thể nói điều này là không thể được. Bạn đơn giản không thể nói được nó vì bạn ngủ say thế. Khi ý thức không có đó ngay cả mơ cũng ảnh hưởng tới bạn. Khi thức, bạn sẽ cười và bạn sẽ nói, "Nó là ngớ ngẩn, không thể được, điều này không thể xảy ra. Mơ này chỉ là ảo vọng." Nhưng bạn đã không chú ý rằng trong khi nó có đó bạn đã bị ảnh hưởng bởi nó, bạn đã bị nó tiếp quản toàn bộ. Tại sao mơ mạnh thế? Mơ không mạnh - bạn đã không mạnh. Nhớ điều này: khi bạn không mạnh ngay cả mơ cũng trở thành mạnh.

Trong khi bạn thức, mơ không thể ảnh hưởng tới bạn, nhưng thực tại, cái gọi là thực tại xung quanh, có ảnh hưởng. Người thức tỉnh, người chứng ngộ, đã trở nên tỉnh táo tới mức thực tại của bạn cũng không thể ảnh hưởng tới ông ấy. Nếu người đàn bà đi qua, người đàn bà đẹp, bạn đột nhiên bị mang đi. Ham muốn đã nảy sinh, ham muốn sở hữu. Nếu bạn tỉnh táo, người đàn bà sẽ đi qua, nhưng ham muốn sẽ không nảy sinh - bạn đã không bị ảnh hưởng, bạn đã không bị đưa đi. Khi điều này xảy ra lần đầu tiên, khi mọi sự chuyển quanh bạn và bạn không bị ảnh hưởng, bạn sẽ cảm thấy niềm vui tinh tế của hiện hữu. Lần đầu tiên thực sự bạn cảm thấy rằng bạn hiện hữu; không cái gì có thể lôi bạn ra khỏi bạn. Nếu bạn muốn đi theo, đó là việc khác. Đó là quyết định của bạn. Nhưng đừng tự lừa bản thân bạn. Bạn có thể lừa dối. Bạn có thể nói, "Vâng. Đàn bà không mạnh, nhưng tôi muốn đi theo cô ấy, tôi muốn sở hữu cô ấy." Bạn có thể lừa dối. Nhiều người liên tục lừa dối. Nhưng bạn đang không lừa ai cả ngoài bản thân bạn - thế thì điều đó là vô tích sự. Lấy cái nhìn gần: bạn sẽ biết ham muốn có đó. Ham muốn tới trước, và thế rồi bạn bắt đầu hợp lí hoá nó.

Với người đã chứng ngộ, mọi thứ có đó và người đó có đó nhưng không có chiếc cầu giữa người đó và các thứ. Chiếc cầu đã bị gẫy. Người đó di chuyển một mình. Người đó sống một mình. Người đó đi theo bản thân người đó. Không cái gì khác có thể sở hữu người đó. Vì việc cảm này chúng ta đã gọi việc đạt tới này là moksha - tự do toàn bộ, mukti. Người đó là tự do toàn bộ.

Trên khắp thế giới, con người đã đi tìm tự do; bạn không thể tìm thấy một người không khao khát tự do theo cách riêng của người đó. Qua nhiều con đường con người cố gắng tìm ra trạng thái hiện hữu mà người đó có thể là tự do, và người đó bực bội bất kì cái gì đem lại cho người đó cảm giác bó buộc. Người đó ghét nó. Bất kì cái gì cản trở, cái làm cho người đó bị giam cầm, người đó tranh đấu. Người đó vật lộn chống lại nó. Do đó có nhiều tranh đấu chính trị thế; nhiều cuộc chiến tranh, cách mạng thế; do đó có nhiều tranh đấu gia đình liên tục thế - vợ và chồng, bố và con, tất cả đều tranh đấu với nhau. Tranh đấu là cơ bản. Tranh đấu là vì tự do. Chồng cảm thấy bị hạn chế, vợ đã cầm tù anh ta - giờ tự do của anh ta bị chặt đứt. Và vợ cảm thấy cùng điều đó. Họ cả hai bực bội lẫn nhau, họ cả hai tranh đấu, họ cả hai cố phá huỷ bó buộc. Bố tranh đấu với con vì mọi giai đoạn trưởng thành trong đứa con ngụ ý nhiều tự do hơn cho nó. Và người bố cảm thấy anh ta đang mất đi cái gì đó: quyền lực, thẩm quyền. Trong các gia đình, trong các quốc gia, trong các nền văn minh, con người đang khao khát chỉ một điều - tự do.

Nhưng không cái gì được đạt tới qua tranh đấu chính trị, cách mạng, chiến tranh. Không cái gì được đạt tới. Vì cho dù bạn thu được tự do, nó là bề mặt - sâu bên dưới bạn vẫn còn trong lệ thuộc. Cho nên mọi tự do chứng tỏ là tan vỡ ảo tưởng. Con người khao khát nhiều thế về của cải, nhưng cứ như tôi hiểu điều đó, nó không phải là khao khát về của cải, nó là khao khát về tự do. Của cải cho bạn cảm giác của tự do. Nếu bạn nghèo, bạn bị giới hạn, phương tiện của bạn bị giới hạn - bạn không thể làm điều này, bạn không thể làm điều nọ. Bạn không có tiền để làm nó. Bạn càng có nhiều tiền, bạn càng cảm thấy bạn có tự do, bạn có thể làm bất kì cái gì bạn thích. Nhưng khi bạn có mọi tiền và bạn có thể làm mọi điều bạn ao ước, tưởng tượng, mơ về nó, đột nhiên bạn cảm thấy tự do này là nông cạn, vì bên trong hiện hữu của bạn biết rõ rằng bạn là không mạnh và rằng bất kì cái gì cũng có thể hấp dẫn bạn. Bạn bị gây ấn tượng, bị ảnh hưởng, bị sở hữu bởi các vật và người.

Kinh này nói rằng bạn phải đi tới trạng thái tâm thức nơi không cái gì gây ấn tượng cho bạn, bạn có thể vẫn còn vô tư. Làm sao làm điều đó? Suốt cả ngày cơ hội có đó để làm nó. Đó là lí do tại sao tôi nói phương pháp này là tốt cho bạn làm. Bất kì khoảnh khắc nào bạn có thể trở nên nhận biết rằng cái gì đó đang sở hữu bạn. Thế thì lấy hơi thở sâu, hít vào sâu, thở ra sâu, và nhìn lại vào cái đó. Trong khi bạn đang thở ra nhìn vào cái đó lần nữa, nhưng nhìn chỉ như nhân chứng, như khán giả. Nếu bạn có thể đạt tới trạng thái chứng kiến của tâm trí trong cho dù một khoảnh khắc, đột nhiên bạn sẽ cảm thấy bạn là một mình, không cái gì có thể gây ấn tượng cho bạn; ít nhất trong khoảnh khắc đó không cái gì có thể tạo ra ham muốn trong bạn. Lấy hơi thở sâu và thở ra nó bất kì khi nào bạn cảm thấy rằng cái gì đó đang gây ấn tượng cho bạn, đang ảnh hưởng tới bạn, đang lôi bạn xa khỏi bạn, đang trở nên quan trọng hơn bản thân bạn. Và trong kẽ hở nhỏ đó được tạo ra bởi việc thở ra, nhìn vào điều này - bộ mặt đẹp, thân thể đẹp, toà nhà đẹp, hay bất kì cái gì. Nếu bạn cảm thấy điều đó là khó, nếu chỉ bằng việc thở ra bạn không thể tạo ra được kẽ hở, thế thì làm một điều thêm: thở ra, và dừng việc hít vào trong một khoảnh khắc để cho việc thở ra đã tống mọi không khí ra. Dừng lại, không hít vào. Thế rồi nhìn vào việc này. Khi không khí là ở ngoài, hay ở trong, khi bạn đã dừng thở, không cái gì có thể ảnh hưởng tới bạn. Trong khoảnh khắc đó bạn được không bắc cầu - chiếc cầu bị gẫy. Việc thở là chiếc cầu. Thử nó đi. Nó sẽ chỉ là trong một khoảnh khắc mà bạn sẽ có cảm giác của việc chứng kiến, nhưng điều đó sẽ cho bạn hương vị, cái sẽ cho bạn cảm giác về việc chứng kiến là gì. Thế rồi bạn có thể theo đuổi nó. Suốt cả ngày, bất kì khi nào cái gì đó gây ấn tượng cho bạn và ham muốn nảy sinh, thở ra, dừng lại ở khoảng hở, và nhìn vào sự việc đó. Sự việc sẽ có đó, bạn sẽ có đó, nhưng sẽ không có cầu nối. Việc thở là chiếc cầu. Đột nhiên bạn sẽ cảm thấy bạn là mạnh, bạn có tiềm năng. Và bạn càng cảm thấy bạn mạnh, bạn sẽ càng trở nên mạnh hơn. Càng nhiều thứ mất đi, sức mạnh của chúng trên bạn càng mất đi, bạn sẽ cảm thấy được kết tinh nhiều hơn. Tính cá nhân đã bắt đầu. Bây giờ bạn có một trung tâm để tham chiếu tới, và bất kì khoảnh khắc nào bạn cũng có thể chuyển về trung tâm này và thế giới biến mất. Bất kì khoảnh khắc nào bạn có thể lấy chỗ trú ngụ trong trung tâm riêng của bạn, và thế giới là không có sức mạnh.

Kinh này nói, Đánh giá đối thể và chủ thể là như nhau với người chứng ngộ cũng như người không chứng ngộ. Người chứng ngộ có điều vĩ đại: người đó vẫn còn trong tâm trạng chủ thể, không mất đi trong mọi vật. Người đó vẫn còn trong tâm trạng chủ thể, người đó vẫn còn bên trong bản thân người đó, người đó vẫn còn được định tâm trong ý thức. Vẫn còn trong tâm trạng chủ thể phải được thực hành. Khi bạn có thể có nhiều cơ hội, thử nó đi. Và mọi khoảnh khắc có cơ hội, riêng từng khoảnh khắc đều có cơ hội. Cái gì đó này khác đang gây ấn tượng cho bạn, đang lôi bạn ra, đang kéo bạn ra, đang đẩy bạn vào.

Tôi nhớ tới một câu chuyện cổ. Một vị vua lớn, Bharthruhari, từ bỏ thế giới. Ông ấy từ bỏ thế giới vì ông ấy đã sống trong nó một cách toàn bộ và ông ấy đã đi tới nhận ra rằng nó là vô tích sự. Đó không phải là học thuyết cho ông ấy, đó là thực tại được sống. Ông ấy đã đi tới kết luận này qua cuộc đời riêng của ông ấy. Ông ấy đã là một người của ham muốn mạnh mẽ, ông ấy đã đam mê trong sống nhiều nhất có thể được, thế rồi ông ấy đột nhiên nhận ra nó đã là vô dụng, vô tích sự. Thế là ông ấy bỏ thế giới, ông ấy đã từ bỏ nó, và ông ấy đi vào rừng.

Một hôm ông ấy đang thiền dưới cây. Mặt trời đã lên. Đột nhiên ông ấy trở nên nhận biết rằng ngay trên đường, con đường nhỏ đi qua gần cây này, một viên kim cương rất lớn nằm đó. Khi mặt trời lên, nó phản xạ tia sáng. Ngay cả Bharthruhari đã không thấy viên kim cương lớn thế trước đây. Đột nhiên, trong một khoảnh khắc của vô nhận biết, ham muốn nổi lên để sở hữu nó. Thân thể vẫn còn bất động, nhưng tâm trí đã chuyển. Thân thể đã trong tư thế thiền, siddhasana, nhưng thiền không còn đó nữa. Chỉ cái thân thể chết là ở đó, tâm trí đã chuyển rồi - nó đã đi tới viên kim cương.

Trước khi nhà vua có thể di chuyển, hai người tới từ hai hướng khác nhau trên ngựa của họ và đồng thời họ trở nên nhận biết về viên kim cương nằm trên đường. Họ tuốt kiếm ra, từng người đều tuyên bố rằng mình đã thấy viên kim cương trước nhất. Không có cách nào để quyết định cho nên họ phải đánh nhau. Họ đánh nhau và giết lẫn nhau. Trong vòng vài khoảnh khắc hai xác chết nằm đó cạnh viên kim cương. Bharthruhari cười, nhắm mắt lại, và lại đi vào trong thiền lần nữa.

Cái gì đã xảy ra? Ông ấy lại nhận ra cái vô tích sự này. Và điều gì đã xảy ra cho hai người này? Viên kim cương trở thành có nghĩa hơn toàn thể đời họ. Đây là điều sở hữu ngụ ý: họ đã vứt đi cuộc sống của họ chỉ vì một hòn đá. Khi ham muốn có đó, bạn không còn nữa - ham muốn có thể dẫn bạn tới tự tử. Thực sự, mọi ham muốn đều dẫn bạn tới tự tử. Khi bạn ở trong quyền lực của ham muốn, bạn không trong ý thức của bạn, bạn chỉ điên.

Ham muốn sở hữu nảy sinh trong tâm trí của Bharthruhari nữa; trong một khoảng khoảnh khắc ham muốn đã nảy sinh. Và ông ấy có thể đã đi để lấy nó nhưng trước khi ông ấy có thể đi, hai người kia đã tới và đánh nhau, và có hai xác chết nằm trên đường với hòn đá ở đó trong chỗ riêng của nó. Bharthruhari cười, nhắm mắt lại, và đi vào trong thiền lần nữa. Trong một khoảnh khắc tính chủ thể của ông ấy đã bị mất. Hòn đá, viên kim cương, đối thể, đã trở thành mạnh hơn. Nhưng lần nữa tính chủ thể được thu lại. Không có viên kim cương, toàn thế giới biến mất, và ông ấy nhắm mắt lại.

Trong nhiều thế kỉ các thiền nhân đã từng nhắm mắt lại. Tại sao? Nó chỉ là biểu tượng rằng thế giới đã biến mất, rằng không cái gì để nhìn vào, rằng không cái gì xứng đáng là bất kì cái gì, ngay cả để nhìn vào. Bạn sẽ phải liên tục nhớ rằng bất kì khi nào ham muốn nảy sinh, bạn đã đi ra khỏi tính chủ thể của bạn. Đây là thế giới, chuyển động này. Thu lại đi, quay lại đi, lại được định tâm lần nữa đi! Bạn sẽ có khả năng làm điều đó: năng lực có đó với mọi người. Không ai đã bao giờ đánh mất tiềm năng bên trong này, nó bao giờ cũng có đó. Bạn có thể đi. Nếu bạn có thể đi ra, bạn có thể đi vào. Nếu tôi có thể đi ra khỏi nhà tôi, tại sao tôi không thể quay lại bên trong nó? Cùng con đường là cần được đi; cùng đôi chân là được dùng. Nếu tôi có thể đi ra, tôi có thể đi vào. Mọi khoảnh khắc bạn đi ra, nhưng bất kì khi nào bạn đi ra, nhớ - và đột nhiên quay về. Được định tâm. Nếu bạn cảm thấy nó khó lúc ban đầu thế thì lấy hơi thở sâu, thở ra, và dừng lại. Trong khoảnh khắc đó nhìn vào sự việc cái đang hấp dẫn bạn. Thực sự, không cái gì hấp dẫn bạn, bạn bị hấp dẫn. Viên kim cương đó nằm đó trên đường trong khu rừng đơn độc đã không hấp dẫn bất kì người nào, nó đã đơn giản nằm đó là bản thân nó. Viên kim cương đã không nhận biết rằng Bharthruhari đã bị hấp dẫn, rằng ai đó đã đi ra khỏi thiền của người đó, ra khỏi tính chủ thể của người đó, đã quay lại đi vào thế giới. Viên kim cương đã không nhận biết rằng hai người đã đánh nhau vì nó và mất mạng của họ.

Cho nên không cái gì đang hấp dẫn bạn - bạn bị hấp dẫn. Tỉnh táo và chiếc cầu sẽ bị gẫy và bạn sẽ thu lại cân bằng bên trong. Liên tục làm nó ngày càng nhiều hơn. Bạn càng làm nhiều, càng tốt. Và một khoảnh khắc sẽ tới khi bạn sẽ không cần làm nó vì sức mạnh bên trong sẽ cho bạn sự mạnh mẽ tới mức hấp dẫn của mọi vật sẽ bị mất. Chính điểm yếu của bạn bị hấp dẫn. Là mạnh mẽ hơn và không cái gì sẽ hấp dẫn bạn. Chỉ thế thì lần đầu tiên bạn là người chủ của hiện hữu riêng của bạn.

Điều đó sẽ cho bạn tự do thực. Không tự do chính trị nào, không tự do kinh tế nào, không tự do xã hội nào, có thể giúp đỡ gì mấy. Không phải là chúng không đáng ham muốn, chúng là tốt, tốt trong bản thân chúng, nhưng chúng sẽ không cho bạn những thứ mà cốt lõi bên trong nhất của hiện hữu của bạn đang khao khát - tự do khỏi mọi thứ, khỏi mọi vật, tự do là bản thân người ta mà không có bất kì khả năng nào của việc bị sở hữu bởi bất kì cái gì hay bất kì người nào.

Kĩ thuật thứ hai là tương tự theo cách nào đó, nhưng nó là từ chiều khác.

Tin toàn thức, toàn năng, toả khắp.

Điều này nữa được dựa trên quyền năng bên trong, sức mạnh bên trong. Nó rất giống hạt mầm. Tin rằng bạn là toàn thức, biết mọi thứ; tin rằng bạn là toàn năng, mọi sức mạnh; tin rằng bạn là lan toả, toả khắp... Làm sao bạn có thể tin được vào điều đó? Điều đó là không thể được. Bạn biết bạn không biết tất cả, bạn dốt nát. Bạn biết bạn không toàn năng, bạn tuyệt đối bất lực, không làm gì được. Bạn biết bạn không toả khắp, bạn bị giới hạn trong một thân thể nhỏ. Vậy làm sao bạn có thể tin được vào điều đó? Và nếu bạn tin điều đó, biết rõ rằng đây không phải là hoàn cảnh, niềm tin này sẽ vô dụng. Bạn không thể tin được điều ngược với bản thân bạn. Bạn có thể áp đặt niềm tin, nhưng nó sẽ là vô dụng, vô nghĩa. Bạn biết nó không phải vậy. Niềm tin trở thành hữu dụng chỉ khi bạn biết rằng nó là vậy.

Điều này phải được hiểu. Niềm tin trở thành mạnh mẽ nếu bạn biết rằng đây là hoàn cảnh. Thực hay không thực không phải là vấn đề. Nếu bạn biết rằng đây là hoàn cảnh, niềm tin trở thành thực. Nếu bạn biết rằng đây không phải là hoàn cảnh, thế thì ngay cả chân lí cũng không thể trở thành niềm tin. Tại sao? Nhiều điều phải được hiểu.

Thứ nhất, bất kì cái gì bạn đang là đều là niềm tin của bạn: bạn tin theo cách đó, bạn đã được nuôi lớn lên theo cách đó; bạn đã bị ước định theo cách đó, cho nên niềm tin của bạn cũng theo cách đó. Và niềm tin của bạn ảnh hưởng tới bạn. Nó trở thành cái vòng luẩn quẩn. Chẳng hạn, có những giống nòi nơi đàn ông không mạnh hơn đàn bà, vì những giống nòi đó tin rằng đàn bà là mạnh hơn, quyền lực hơn đàn ông. Niềm tin của họ đã trở thành sự kiện. Trong những giống nòi đó, đàn ông yếu hơn và đàn bà mạnh hơn. Đàn bà làm mọi việc mà bình thường, ở các nước khác, đàn ông sẽ làm, và đàn ông làm những công việc mà ở các nước khác đàn bà sẽ làm. Không chỉ điều đó, thân thể họ là yếu, cấu trúc của họ là yếu. Họ đã trở nên tin rằng điều này là vậy. Niềm tin tạo ra hiện tượng. Niềm tin có tính sáng tạo.

Tại sao điều này xảy ra? Vì tâm trí là mạnh hơn vật chất. Nếu tâm trí thực sự tin vào cái gì đó, vật chất phải tuân theo. Vật chất không thể làm được bất kì cái gì ngược lại tâm trí vì vật chất là chết. Ngay cả những điều không thể cũng xảy ra. Jesus nói, "Đức tin có thể dời núi." Đức tin có thể dời được núi. Nếu nó không thể, điều đó chỉ có nghĩa là bạn không có đức tin - không phải là đức tin không thể dời được núi. Đức tin của bạn không thể chuyển được chúng vì bạn không có đức tin.

Bây giờ nhiều nghiên cứu đang tiến hành trên hiện tượng này về niềm tin, và khoa học đang đi tới nhiều kết luận không thể tin nổi. Tôn giáo bao giờ cũng tin vào chúng nhưng khoa học chung cuộc đi tới cùng kết luận. Nó phải là vậy vì nhiều hiện tượng đang được khảo sát lần đầu tiên. Chẳng hạn, bạn có thể đã nghe nói về thuốc trấn an. Có hàng trăm và hàng trăm 'liệu pháp' trên thế giới - đối trị liệu pháp, ayurvedic, unani, vi lượng liệu pháp, thiên nhiên liệu pháp - hàng trăm, và tất cả chúng đều tuyên bố rằng chúng có thể chữa được. Và chúng quả có chữa được. Tuyên bố của chúng là không sai. Đây là điều hiếm hoi - chẩn đoán của chúng là khác, điều trị của chúng là khác. Có một bệnh và có cả một trăm linh một chẩn đoán, và một trăm linh một cách điều trị, và mọi cách điều trị đều giúp đỡ. Cho nên câu hỏi nhất định nảy sinh liệu cách điều trị đó có thực sự giúp đỡ hay niềm tin của bệnh nhân giúp đỡ. Điều này là có thể.

Theo nhiều cách, ở nhiều nước, trong nhiều đại học, trong nhiều bệnh viện, họ đang làm việc. Chỉ nước hay cái gì đó phi thuốc được cho nhưng bệnh nhân tin rằng thuốc đã được cho. Và không chỉ bệnh nhân, bác sĩ cũng tin vào nó, vì ông ấy cũng không nhận biết. Nếu bác sĩ nhận biết liệu cái đó có là thuốc hay không, nó sẽ có tác động, vì bác sĩ trao niềm tin cho bệnh nhân nhiều hơn thuốc trao. Cho nên khi bạn trả nhiều tiền hơn và bạn có bác sĩ lớn hơn, bạn được khoẻ lại hơn và sớm hơn. Nó là vấn đề niềm tin. Nếu bác sĩ cho bạn thuốc bốn xu, chỉ bốn xu thôi, bạn biết rõ rằng chẳng cái gì sẽ xảy ra. Làm sao một bệnh nhân lớn thế với bệnh như thế, hiện tượng lớn thế mà được chữa chỉ bởi bốn xu? Không thể được! Niềm tin không thể được tạo ra. Mọi bác sĩ đều phải tạo ra quanh ông ấy một hào quang niềm tin. Nó giúp đỡ. Cho nên nếu bác sĩ biết rằng đó chỉ là nước mà ông ấy cho, ông ấy sẽ không cho niềm tin của mình với đức tin. Mặt ông ấy sẽ biểu lộ, tay ông ấy sẽ biểu lộ, toàn thể thái độ và hành vi của ông ấy sẽ biểu lộ rằng ông ấy đang cho chỉ nước, và vô thức của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng. Bác sĩ phải tin. Ông ấy càng tin thì càng tốt, vì niềm tin của ông ấy có tính tiêm nhiễm. Bệnh nhân nhìn vào bác sĩ. Nếu bác sĩ cảm thấy tin tưởng - "Đừng lo, đây là cách điều trị mới, thuốc mới và điều này sẽ giúp cho anh. Nó là một trăm phần trăm chắc chắn. Không có hoài nghi gì về nó" - nếu toàn thể nhân cách của bác sĩ cho ấn tượng về hi vọng một trăm phần trăm, thế thì đã xong, thậm chí trước khi uống thuốc, bệnh nhân được chữa rồi. Việc chữa đã bắt đầu. Bây giờ họ nói rằng bất kì cái gì bạn dùng, ba mươi phần trăm bệnh nhân sẽ được chữa gần như tức khắc; bất kì cái gì bạn dùng - đối trị liệu pháp, thiên nhiên liệu pháp, vi lượng liệu pháp, hay bất kì 'liệu pháp' nào - bất kì cái gì bạn làm, ba mươi phần trăm bệnh nhân sẽ được chữa ngay lập tức.

Ba mươi phần trăm đó là những người tin. Đó là tỉ số. Nếu tôi nhìn vào bạn, vào trong bạn, ba mươi phần trăm là tiềm năng, là người có thể lập tức được biến đổi. Một khi họ có niềm tin, nó sẽ lập tức bắt đầu làm việc. Một phần ba nhân loại có thể ngay lập tức được biến đổi, được thay đổi, sang trật tự hiện hữu mới mà không có bất kì khó khăn nào. Câu hỏi là chỉ làm sao tạo ra niềm tin trong họ. Một khi niềm tin có đó, không cái gì có thể ngăn cản được họ. Bạn có thể là một trong những người may mắn đó, một trong ba mươi phần trăm này. Nhưng điều không may lớn đã xảy ra cho nhân loại, và đó là ba mươi phần trăm đó đã bị kết án. Xã hội, giáo dục, nền văn minh, tất cả đều kết án họ. Họ bị coi là người ngu. Không, họ là những người tiềm năng hơn. Họ có quyền năng lớn nhưng họ bị kết án, và những người trí thức bất lực được ca ngợi - vì họ có thể ca ngợi bằng ngôn ngữ, lời, lí trí, họ được ca ngợi. Thực sự, họ đơn giản là bất lực. Họ không thể làm được bất kì cái gì trong thế giới thực của hiện hữu bên trong, họ chỉ có thể tiếp tục với tâm trí của họ. Nhưng họ sở hữu các đại học, họ sở hữu các phương tiện mới, họ là người chủ theo cách nào đó. Và họ là những nghệ sĩ trong kết án. Họ có thể kết án bất kì cái gì. Và ba mươi phần trăm của nhân loại tiềm năng này, những người có thể tin và có thể được biến đổi, họ không nói giỏi thế - họ không thể thế được. Họ không thể lí luận, họ không thể tranh cãi, đó là lí do tại sao họ có thể tin. Nhưng vì họ không thể tranh cãi về trường hợp của họ, bản thân họ đã trở thành tự kết án. Họ nghĩ cái gì đó sai. Nếu bạn có thể tin, bạn bắt đầu cảm thấy rằng cái gì đó là sai với bạn; nếu bạn có thể hoài nghi, bạn nghĩ cái gì đó là lớn lao với bạn. Nhưng hoài nghi không phải là sức mạnh. Qua hoài nghi không ai đã bao giờ thu được hiện hữu bên trong nhất, cực lạc tối thượng, không ai đã bao giờ.

Nếu bạn có thể tin, thế thì kinh này sẽ giúp ích. Tin toàn thức, toàn năng, toả khắp. Bạn đã là cái đó rồi cho nên chỉ bằng việc tin nó, mọi cái đó đang ẩn trong bạn, mọi cái đó đang che phủ bạn, sẽ rơi xuống ngay lập tức. Nhưng ngay cả với ba mươi phần trăm những người đó, điều đó sẽ vẫn là khó vì họ cũng bị ước định để tin vào cái gì đó mà không là hoàn cảnh. Họ cũng bị ước định để hoài nghi; họ cũng được huấn luyện để nghi ngại; và họ biết các giới hạn của họ, cho nên làm sao họ có thể tin được? Hay, nếu họ tin, mọi người sẽ nghĩ họ điên. Nếu bạn nói rằng bạn tin rằng bên trong bạn là toàn thức, toàn năng, điều Thiêng liêng, toàn quyền, thế thì mọi người sẽ nhìn bạn và nghĩ bạn đã phát rồ. Làm sao bạn có thể tin được vào những điều như vậy chừng nào bạn chưa điên?

Nhưng thử cái gì đó đi. Bắt đầu từ chính lúc bắt đầu. Có chút việc cảm về hiện tượng này, thế thì niềm tin sẽ theo sau. Nếu bạn muốn dùng kĩ thuật này, làm điều này. Nhắm mắt lại và chỉ cảm thấy rằng bạn không có thân thể, cảm thấy dường như thân thể đã biến mất, đã tan ra. Thế rồi bạn có thể cảm sự toả khắp. Với thân thể điều đó là khó. Đó là lí do tại sao nhiều truyền thống liên tục dạy rằng bạn không là thân thể vì với thân thể, giới hạn bước vào. Không khó cảm thấy rằng bạn không là thân thể, vì bạn không là thân thể. Nó chỉ là việc ước định, nó chỉ là ý nghĩ đã bị áp đặt lên tâm trí bạn. Tâm trí bạn đã bị thụ tinh với ý nghĩ này rằng bạn là thân thể.

Có những hiện tượng chứng minh cho điều này. Ở Ceylon, các sư Phật giáo bước đi trên lửa. Họ làm cả ở Ấn Độ nữa, nhưng hiện tượng của người Ceylon là rất hiếm hoi - họ bước đi hàng giờ và họ không bị bỏng.

Có lần chuyện xảy ra rằng, vì vài năm trước, một nhà truyền giáo Ki tô giáo đã đi tới xem việc bước đi trên lửa này. Họ làm điều đó vào trong đêm khi Phật trở nên chứng ngộ, đêm trăng tròn - vì họ nói rằng vào ngày đó điều được khải lộ cho thế giới là thân thể không là gì, vật chất không là gì; rằng sự hiện hữu bên trong là toả khắp và lửa không thể đốt cháy được nó. Nhưng để làm điều này trong một năm các sư bước trên lửa phải làm thuần khiết thân thể họ, qua pranayama, quá trình thở, và nhịn ăn. Họ thiền để làm thuần khiết tâm trí họ, làm trống rỗng tâm trí họ. Trong một năm liên tục họ chuẩn bị. Họ sống trong phòng biệt lập chỉ để cảm thấy rằng họ không ở trong thân thể mình. Trong một năm liên tục một nhóm năm mươi hay sáu mươi sư liên tục nghĩ rằng họ không là thân thể. Một năm là thời gian dài. Suy nghĩ mọi khoảnh khắc chỉ một điều - rằng họ không là thân thể - liên tục gõ búa rằng thân thể là ảo vọng, họ đi tới tin vào nó. Thế nữa họ không bị bắt buộc phải bước đi trên lửa. Họ được đưa tới bãi lửa và thế rồi bất kì người nào nghĩ rằng mình sẽ không bị cháy, nhảy vào trong đó. Vài người vẫn còn hoài nghi, ngần ngại - họ không được phép nhảy vì đây không phải là vấn để lửa đốt cháy hay không, đây là vấn đề của hoài nghi của họ. Nếu họ ngần ngại một chút họ bị dừng lại. Cho nên sáu mươi người được chuẩn bị và đôi khi hai mươi, đôi khi ba mươi người nhảy vào trong lửa và họ múa trong nó hàng giờ cùng nhau mà không bị cháy.

Một nhà truyền giáo tới xem nó trong những năm một nghìn chín trăm năm mươi. Ông ấy rất ngạc nhiên nhưng ông ấy nghĩ rằng nến niềm tin vào Phật có thể làm phép màu này, thế thì sao niềm tin vào Jesus không thể? Thế là ông ấy nghĩ một chút, ngần ngại một chút, nhưng thế rồi, với ý tưởng rằng nếu Phật có thể giúp, Jesus cũng sẽ giúp, ông ấy nhảy vào. Ông ấy bị cháy, bị bỏng nặng; ông ấy phải nằm bệnh viện sáu tháng. Và ông ấy không thể hiểu nổi hiện tượng này. Vấn đề không phải là Jesus hay Phật, vấn đề không phải là tin vào ai đó, vấn đề là niềm tin. Và niềm tin đó phải được gõ búa vào trong tâm trí. Chừng nào nó chưa đạt tới chính cốt lõi của hiện hữu của bạn, nó sẽ không bắt đầu làm việc.

Nhà truyền giáo Ki tô giáo đó quay trở lại Anh để nghiên cứu về thôi miên, mê hoặc, và các hiện tượng tương tự, và cái gì xảy ra trong việc đi trên lửa. Thế rồi họ mời hai sư tới Đại học Oxford để làm trình diễn. Các sư tới. Họ bước đi trên lửa. Thực nghiệm này đã được thử nhiều lần. Thế rồi hai sư này thấy rằng một ông giáo sư nhìn họ, và ông ấy nhìn sâu thế và ông ấy bị tham gia nhiều tới mức mắt ông ấy, mặt ông ấy, là cực lạc. Hai sư tới ông giáo sư này và nói với ông ấy, "Ông cũng có thể tới cùng chúng tôi." Lập tức ông ấy chạy đi cùng họ, nhảy vào lửa, và không cái gì xảy ra, ông ấy không bị bỏng. Nhà truyền giáo Ki tô giáo đó cũng có mặt, và ông ta biết rõ rằng ông giáo sư này là giáo sư về logic, một người hoài nghi chuyên nghiệp, người có nghề nghiệp dựa trên hoài nghi. Thế là ông ấy nói với người này, "Cái gì! Ông đã làm phép màu. Tôi không thể tin được vào nó, và tôi là người tin." Ông giáo sư nói, "Trong khoảnh khắc đó tôi đã là người tin. Hiện tượng này thực thế, thực một cách vô cùng thế, nó nắm giữ tôi. Đã rõ ràng rằng thân thể không là gì và tâm trí là mọi thứ và tôi cảm thấy cực lạc trong hoà điệu với hai sư kia tới mức khi họ mời tôi, không có lấy một ngần ngại nào. Chỉ đơn giản bước đi, cứ dường như là không có lửa."

Không có ngần ngại, không hoài nghi - đó là chìa khoá.

Cho nên đầu tiên thử thực nghiệm này. Ngồi với mắt nhắm trong vài ngày chỉ nghĩ rằng bạn không là thân thể - không chỉ nghĩ mà cảm thấy rằng bạn không là thân thể. Và nếu bạn ngồi với mắt nhắm một khoảng cách được tạo ra. Thân thể bạn liên tục đi ra xa, ra xa. Bạn liên tục đi vào trong. Khoảng cách lớn được tạo ra. Bạn có thể sớm cảm thấy rằng bạn không là thân thể. Nếu bạn cảm thấy bạn không là thân thể, thế thì bạn có thể tin bạn là toả khắp, toàn năng, toàn thức, toàn quyền. Toàn quyền này hay toàn thức này không liên quan gì tới cái gọi là tri thức: nó là việc cảm, sự bùng nổ của việc cảm - rằng bạn biết. Điều này phải được hiểu, đặc biệt ở phương Tây, vì bất kì khi nào bạn nói rằng bạn biết, họ sẽ nói, "Cái gì? Anh biết cái gì?" Tri thức phải có tính đối thể. Bạn phải biết cái gì đó. Và nếu nó là vấn đề về việc biết cái gì đó bạn không thể là toả khắp được, không ai có thể vậy, vì có vô hạn sự kiện để được biết. Không ai có thể là toàn thức theo nghĩa đó.

Đó là lí do tại sao ở phương Tây họ cười khi người Jains tuyên bố rằng Mahavir là sarvagya, toàn thức. Họ cười, vì nếu Mahavir là toàn thức, thế thì ông ấy phải đã biết mọi điều khoa học đang khám phá bây giờ và thậm chí cả cái mà khoa học sẽ khám phá trong tương lai. Nhưng điều đó dường như không là hoàn cảnh. Ông ấy nói nhiều điều hiển nhiên mâu thuẫn với khoa học, điều không thể đúng được, điều không có tính sự kiện. Tri thức của ông ấy, nếu nó là toả khắp, phải không bao giờ sai chứ. Nhưng có các cái sai.

Người Ki tô giáo tin rằng Jesus là toàn thức. Nhưng tâm trí hiện đại sẽ cười vì ông ấy không phải là toàn thức - toàn thức theo nghĩa về biết mọi thứ về sự kiện của thế giới. Ông ấy đã không biết rằng đất hình tròn, rằng đất là hình cầu - ông ấy đã không biết. Ông ấy đã biết rằng đất là đất phẳng. Ông ấy đã không biết rằng trái đất đã có trong sự tồn tại từ hàng triệu và hàng triệu năm, ông ấy đã tin rằng Thượng đế tạo ra nó chỉ bốn nghìn năm trước ông ấy. Khi có liên quan tới sự kiện, sự kiện khách quan, ông ấy không phải là toàn thức.

Nhưng từ 'toàn thức' này là khác toàn bộ. Khi các hiền nhân phương Đông nói 'toàn thức', họ không ngụ ý biết mọi thứ về các sự kiện - họ ngụ ý toàn ý thức, toàn nhận biết, đầy đủ bên trong, ý thức đầy đủ, chứng ngộ. Họ không quan tâm tới việc biết cái gì đó, họ quan tâm chỉ tới hiện tượng thuần khiết của việc biết - không tri thức, nhưng chính phẩm chất của việc biết. Khi chúng ta nói rằng Phật biết chúng ta không ngụ ý rằng ông ấy biết điều Einstein biết. Ông ấy không biết điều đó. Ông ấy là người biết. Ông ấy biết hiện hữu riêng của ông ấy và hiện hữu đó là toả khắp. Việc cảm đó về sự hiện hữu là toả khắp. Và trong việc biết đó mọi thứ vẫn còn là không được biết, đó là vấn đề. Bây giờ không có tò mò để biết bất kì cái gì. Mọi câu hỏi đã mất đi. Không phải là mọi câu trả lời đã được đạt tới, mọi câu hỏi đã mất đi. Bây giờ không có câu hỏi để được hỏi. Mọi tò mò đã mất đi. Không có vấn đề để được giải. Sự tĩnh lặng bên trong này, im lặng bên trong này, được trút đầy bởi ánh sáng bên trong, là việc biết vô hạn. Đây là điều được ngụ ý bởi toàn năng. Nó là sự thức tỉnh tính chủ thể.

Điều này bạn có thể làm. Nhưng nó sẽ không xảy ra nếu bạn liên tục thêm nhiều tri thức cho tâm trí bạn. Bạn có thể liên tục thêm tri thức cho nhiều kiếp sống cùng nhau - bạn sẽ biết cái gì đó nhưng bạn sẽ không bao giờ biết tất cả. Cái tất cả là vô hạn; nó không thể được biết theo cách đó. Khoa học bao giờ cũng sẽ vẫn còn không đầy đủ, nó không bao giờ có thể là đầy đủ - điều đó là không thể được. Điều không thể quan niệm được là nó có thể là đầy đủ. Thực sự, khoa học càng biết nhiều, nó càng đi tới biết rằng nhiều thứ nữa phải được biết.

Toàn thức này là phẩm chất bên trong của việc thức tỉnh. Thiền, và bỏ ý nghĩ của bạn đi. Khi bạn không có bất kì ý nghĩ nào bạn sẽ cảm thấy toàn năng này là gì, toàn thức này là gì. Khi không có ý nghĩ, tâm thức trở thành thuần khiết, được làm thuần khiết; trong tâm thức được làm thuần khiết đó bạn không có bất kì vấn đề nào. Mọi câu hỏi đã bị mất đi. Bạn biết bản thân bạn, sự hiện hữu của bạn, và khi bạn biết sự hiện hữu của bạn, bạn đã biết tất cả, vì hiện hữu của bạn là trung tâm của hiện hữu của mọi người. Thực sự hiện hữu của bạn là hiện hữu của mọi người. Trung tâm của bạn là trung tâm của vũ trụ. Theo nghĩa này, Upanishads đã tuyên bố, "Aham Brahmasmi - Ta là Brahman, Ta là cái Tuyệt đối." Một khi bạn biết hiện tượng nhỏ này của hiệu hữu của bạn, bạn đã biết cái vô hạn. Bạn cũng giống như giọt nước của đại dương: nếu cho dù một giọt được biết, mọi bí mật của đại dương trở nên được khải lộ.

Tin toàn thức, toàn năng, toả khắp. Nhưng điều này sẽ tới qua đức tin, điều này bạn không thể tranh cãi với bản thân bạn. Bạn không thể thuyết phục bản thân bạn bằng luận cứ nào đó, bạn sẽ phải đào sâu vào bên trong bạn về những việc cảm như vậy, về cội nguồn của việc cảm như vậy.

Từ 'niềm tin' này là rất có ý nghĩa. Nó không ngụ ý rằng bạn có sự tin chắc, vì tin chắc nghĩa là điều hợp lí: bạn được làm cho tin chắc, bạn đã tranh cãi qua nó, bạn có bằng chứng cho nó. Niềm tin nghĩa là bạn không có bất kì hoài nghi nào về nó, không phải là bạn có bằng chứng. Tin chắc có nghĩa bạn có bằng chứng. Bạn có thể chứng minh, bạn có thể tranh cãi. Bạn có thể nói, "Cái này là vậy." Bạn có thể lập luận ra nó. Niềm tin nghĩa là bạn không có bất kì hoài nghi nào. Bạn không thể tranh cãi về nó, bạn không thể hợp lí hoá, bạn sẽ bị đánh bại nếu bạn được hỏi. Nhưng bạn có nền tảng bên trong - bạn cảm thấy nó là vậy. Nó là việc cảm, không là suy luận.

Nhưng nhớ rằng những kĩ thuật như vậy có thể làm việc chỉ nếu bạn làm việc với việc cảm của bạn, không với suy luận của bạn. Cho nên điều xảy ra nhiều lần là chính người dốt nát, vô giáo dục, vô văn hoá, đạt tới những chiều cao của tâm thức con người và những người rất văn hoá, có giáo dục, biết suy luận, hợp lí, thì lại bỏ lỡ.

Jesus đã là thợ mộc. Friedrich Nietzsche viết ở đâu đó rằng trong toàn thể Kinh Tân ước, chỉ có một người thực sự đáng là cái gì đó, người có văn hoá, có giáo dục, thông thái về triết học, khôn ngoan - người đó là Pilate, thống đốc La Mã người đã ra lệnh Jesus phải bị đóng đinh. Thực sự ông ta đã là người có văn hoá nhất, tổng thống đốc, phó vương. Và ông ta biết triết học là gì: vào khoảnh khắc cuối, khi Jesus sắp bị đóng đinh, ông ta đã hỏi, "Chân lí là gì?" Đó là một câu hỏi rất triết học. Jesus vẫn còn im lặng - không phải bởi vì thách đố này không đáng trả lời, Pilate đã là người duy nhất có thể đã hiểu sâu sắc triết học - Jesus vẫn còn im lặng vì ông ấy chỉ có thể nói cho những người có thể cảm. Suy nghĩ đã không có bất kì hữu dụng nào. Ông ta đã hỏi một câu hỏi triết học. Điều đó chắc là tốt nếu ông ta hỏi ở đại học, trong viện hàn lâm, nhưng hỏi Jesus câu hỏi triết học là vô nghĩa. Ông ấy vẫn còn im lặng vì thật vô tích sự đi trả lời. Không trao đổi nào là có thể. Nhưng Nietzsche, bản thân ông ấy là con người của lí trí, kết án Jesus. Ông ấy nói Jesus là vô giáo dục, vô văn hoá, vô triết lí - và ông này không thể trả lời được, đó là lí do tại sao ông ấy vẫn còn im lặng. Pilate đã hỏi một câu hỏi hay. Nếu ông ta hỏi nó với Nietzsche, Nietzsche chắc đã nói về điều đó trong nhiều năm. "Chân lí là gì?" Đây là một câu hỏi đủ để nói tới và thảo luận trong nhiều năm. Mọi triết học chỉ là công việc này: "Chân lí là gì?" Một câu hỏi và mọi triết gia được tham gia vào trong nó.

Phê bình của Nietzsche thực sự là phê bình theo lí trí, kết án theo lí trí. Lí trí bao giờ cũng kết án chiều của cảm vì cảm là mơ hồ thế, huyền bí thế. Nó có đó, và bạn không thể nói được bất kì cái gì về nó. Hoặc bạn đã có được nó hoặc bạn đã không có nó; hoặc nó có đó hoặc nó không có đó. Bạn không thể làm bất kì cái gì về nó và bạn không thể thảo luận nó. Bạn cũng có nhiều niềm tin nhưng những niềm tin đó chỉ là việc tin chắc; chúng không là niềm tin vì bạn có hoài nghi về chúng. Bạn đã làm tiêu tan những hoài nghi đó bằng biện luận của bạn, nhưng chúng có đó. Bạn đang ngồi trên đỉnh của chúng, nhưng chúng có đó. Bạn liên tục tranh đấu với chúng, nhưng chúng không chết. Chúng không thể chết được. Đó là lí do tại sao cuộc sống của bạn có thể là cuộc sống của người Hindu, hay người Mô ha mét giáo, hay người Ki tô giáo, hay người Jain, nhưng đó chỉ là vì sự tin chắc. Đức tin không có đó.

Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại. Jesus nói với đệ tử của ông ấy đi thuyền sang bờ hồ bên kia nơi họ định ở lại. Và ông ấy nói, "Ta sẽ tới sau." Họ đi. Khi họ vừa tới giữa hồ một cơn gió lớn kéo tới và có nhiều rối loạn và họ sợ. Chiếc thuyền chao đảo và họ bắt đầu kêu, la hét. Họ bắt đầu khóc, "Jesus ơi, cứu chúng tôi!" Bờ nơi Jesus ở còn rất xa, nhưng Jesus tới. Tương truyền là ông ấy chạy trên nước. Và điều đầu tiên ông ấy nói với các đệ tử là, "Những người ít đức tin, sao các ông khóc? Các ông không tin sao?" Họ đã hoảng hốt. Jesus nói, "Nếu các ông tin, thế thì bước ra khỏi thuyền và bước tới ta." Ông ấy đang đứng trên nước. Họ nhìn thấy bằng chính mắt họ rằng ông ấy đang đứng trên nước, nhưng dầu vậy điều đó là khó tin. Họ phải đã nghĩ trong đầu rằng đó là thủ đoạn, hay nó có thể chỉ là ảo tưởng, hay đây không phải là Jesus. Có thể đó chỉ là Quỉ, cám dỗ họ hay cái gì đó. Cho nên họ bắt đầu nhìn nhau, "Ai sẽ bước ra?" Thế rồi một đệ tử bước ra khỏi thuyền và bước đi. Thực sự, người đó có thể bước đi. Người đó không thể tin được vào mắt mình. Người đó đã bước đi trên nước. Khi người đó tới gần Jesus người đó nói, "Làm sao? Làm sao nó xảy ra?" Ngay lập tức toàn thể phép màu biến mất. Cái "Làm sao?" - và người đó ở dưới nước. Jesus kéo người đó ra và nói, "Con người ít đức tin, sao ông hỏi làm sao?"

Nhưng lí trí hỏi "Tại sao?" và "Làm sao?" Lí trí hỏi, lí trí truy vấn. Đức tin bỏ mọi câu hỏi. Nếu bạn có thể bỏ mọi câu hỏi và tin, thế thì kĩ thuật này có thể làm phép màu cho bạn.

Xem tiếp Chương 74 - Quay về Mục lục Tập 4 - Quay về Mục lục Toàn tập

0 Đánh giá

Ads Belove Post