Read more
Vigyan Bhairav
Mật Tông Tập 4 - Osho
Sách về các Bí mật:
Bình luận mới
Chương 76. Cực thích bên trong của Phật
Câu hỏi thứ nhất:
Chúng tôi bao giờ cũng nghe nói rằng Mật
tông về căn bản quan tâm tới các kĩ thuật về năng lượng dục và các trung tâm dục,
nhưng thầy nói rằng Mật tông là bao hàm tất cả. Nếu có bất kì chân lí nào trong
quan điểm vừa nói, đa số các kĩ thuật trong Vigyana Bhairava dường như là phi mật
tông. Điều này có đúng không?
Điều thứ nhất là hiểu năng lượng dục. Khi bạn hiểu nó, nó chỉ là một phần, một bộ phận, một mảnh của sinh lực, nhưng như Mật tông hiểu nó, nó chỉ là đồng nghĩa với sống. Nó không là một phần, không là một mảnh - nó là bản thân sự sống. Cho nên khi Mật tông nói năng lượng 'dục" nó ngụ ý năng lượng "sống".
Cùng điều này là đúng về quan niện của Freud về năng lượng dục. Freud cũng đã bị hiểu lầm rất nhiều ở phương Tây. Với mọi người dường như là ông ấy đã thu sự sống về dục, nhưng ông ấy đã làm cùng điều mà Mật tông đã từng làm lâu thế. Sống là dục. Từ "dục" không bị giới hạn vào sinh sản, toàn thể năng lượng của chơi đùa sống là dục. Sinh sản chỉ là một phần của chơi đùa đó. Bất kì khi nào hai năng lượng gặp gỡ - âm và dương - dục đã đi vào.
Điều đó là khó hiểu. Chẳng hạn: bạn đang nghe tôi. Nếu bạn hỏi Freud, hay nếu bạn hỏi thầy Mật tông, họ sẽ nói rằng việc nghe là thụ động, nữ tính, và việc nói là nam tính. Việc nói là việc xuyên thấu vào bạn và bạn cảm nhận nó. Giữa người nói và người nghe hành động dục đang xảy ra vì người nói đang cố xuyên thấu vào bạn và người nghe đang nhận. Năng lượng trong người nghe đã trở thành nữ tính, và nếu người nghe đã không trở thành nữ tính, sẽ không có hiện tượng nghe. Đó là lí do tại sao người nghe phải thụ động toàn bộ. Người đó phải không nghĩ trong khi nghe vì suy nghĩ sẽ làm cho người đó thành chủ động. Người đó phải không liên tục tranh cãi bên trong ở giữa, luận cứ sẽ làm cho người đó thành chủ động. Khi nghe, người đó phải đơn giản nghe, không làm bất kì cái gì khác. Chỉ thế thì thông điệp có thể xuyên thấu và trở nên được chói sáng. Nhưng thế thì người nghe đã trở thành nữ tính.
Trao đổi chỉ xảy ra khi một bên đã trở thành nam và bên kia đã trở thành nữ, bằng không thì không thể có trao đổi. Bất kì chỗ nào âm và dương gặp gỡ, dục đã xảy ra. Nó có thể trên bình diện vật lí - điện dương và âm gặp gỡ và dục đã xảy ra. Bất kì chỗ nào các cực gặp gỡ, các đối lập gặp gỡ, nó là dục. Cho nên dục là rất rộng, thuật ngữ rất có tính không gian, nó không chỉ quan tâm tới sinh sản. Sinh sản chỉ là một kiểu hiện tượng được chứa trong dục. Mật tông nói rằng khi phúc lạc và cực lạc tối thượng tới bên trong bạn, nó ngụ ý cực dương và âm riêng của bạn đã đi tới gặp gỡ - vì mọi đàn ông đều là cả đàn ông và đàn bà, và mọi đàn bà là cả đàn ông và đàn bà. Bạn được sinh ra không chỉ từ đàn bà hay từ đàn ông, bạn được sinh ra từ việc gặp gỡ của các cái đối lập. Bố bạn đã đóng góp, mẹ bạn đã đóng góp. Bạn là mẹ bạn một nửa và bố bạn một nửa và họ cả hai cùng tồn tại bên trong bạn. Khi họ gặp gỡ bên trong, cực lạc xảy ra.
Phật ngồi dưới cây Bồ đề trong cực lạc bên trong sâu sắc. Các lực bên trong đã gặp gỡ, chúng đã tan chảy vào trong nhau. Bây giờ sẽ không có nhu cầu tìm kiếm người đàn bà bên ngoài vì sự gặp gỡ đã xảy ra với người đàn bà bên trong. Và Phật là không gắn bó, hay không tách rời, với người đàn bà bên ngoài, không phải vì ông ấy chống lại đàn bà, nhưng vì hiện tượng tối thượng đã xảy ra bên trong. Bây giờ không có nhu cầu. Vòng tròn bên trong đã trở thành toàn thể, bây giờ nó là đầy đủ. Đó là lí do tại sao duyên dáng thế tới trên mặt Phật. Nó là duyên dáng của việc là đầy đủ. Bây giờ không cái gì bị thiếu, sự hoàn thành sâu sắc đã xảy ra, bây giờ không có hành trình thêm nữa. Ông ấy đã đạt tới định mệnh tối thượng. Các lực bên trong đã đi tới gặp gỡ và bây giờ không có xung đột. Nhưng nó là hiện tượng dục. Thiền là hiện tượng dục, đó là lí do tại sao Mật tông được nói là dựa trên dục, hướng theo dục - và tất cả một trăm mười hai kĩ thuật này đều có tính dục.
Thực sự, không kĩ thuật thiền nào có thể là phi dục. Nhưng bạn phải hiểu bề rộng của thuật ngữ "dục". Nếu bạn không hiểu, bạn sẽ bị lẫn lộn, và hiểu lầm sẽ theo sau.
Cho nên bất kì khi nào Mật tông nói "năng lượng dục" nó ngụ ý "đà sống (elan-vital)", bản thân năng lượng sống. Chúng là đồng nghĩa. Bất kì cái gì chúng ta gọi là dục chỉ là một chiều của năng lượng sống. Có các chiều khác. Và thực sự nó phải là như vậy. Bạn thấy hạt mầm nảy chồi, đâu đó hoa đang tới trên cây, chim đang hót - toàn thể hiện tượng này là có tính dục. Nó là sự sống biểu hiện bản thân nó theo nhiều cách. Khi chim hót đó là tiếng gọi của dục, lời mời. Khi hoa hấp dẫn bướm và ong đó là lời mời, vì ong và bướm sẽ mang hạt mầm của sinh sản. Sao chuyển dời trong không gian... Không ai đã từng làm việc về nó nhưng nó là một trong những quan niệm Mật tông cổ nhất rằng có những hành tinh đực và hành tinh cái - bằng không chắc đã không có chuyển động. Nó phải là vậy vì tính cực được cần, cái đối lập được cần để tạo ra từ tính, để tạo ra hấp dẫn. Các hành tinh phải là đực và cái. Mọi thứ phải được phân chia vào hai cực này. Và sống là nhịp điệu giữa hai cái đối lập. Đẩy ra và hút vào, tới gần và đi xa... đây là các nhịp điệu.
Mật tông dùng từ "dục" bất kì chỗ nào các đối lập gặp gỡ. Nó là hiện tượng dục. Và làm sao làm cho các đối lập bên trong của bạn gặp gỡ, là toàn thể chủ định của thiền. Cho nên tất cả một trăm mười hai phương pháp này là có tính dục. Không thể có bất kì cái gì khác, không có khả năng nào. Nhưng cố hiểu độ rộng của thuật ngữ "dục" này.
Câu hỏi thứ hai:
Thầy đã nói rằng sự tồn tại là cái toàn thể,
rằng mọi thứ có liên quan, rằng mọi thứ tan chảy vào lẫn nhau, rằng cây không
thể hiện hữu mà không có mặt trời và mặt trời cũng không thể tồn tại nếu không
có cây. Trong tham chiếu tới điều trên, xin thầy giải thích làm sao dốt nát và
chứng ngộ là có quan hệ lẫn nhau.
Chúng là có quan hệ. Chứng ngộ và dốt nát là hai đối lập cực. Chứng ngộ chỉ có thể tồn tại vì có dốt nát. Nếu dốt nát biến mất khỏi thế giới, chứng ngộ sẽ biến mất đồng thời. Nhưng vì suy nghĩ nhị nguyên của chúng ta, chúng ta bao giờ cũng nghĩ rằng các cái đối lập là đối lập. Chúng là phần bù, chúng không thực sự đối lập đâu. Chúng là phần bù vì cái này không thể tồn tại mà không có cái kia. Cho nên chúng không là kẻ thù. Sinh và tử không là kẻ thù vì tử không thể tồn tại nếu không có sinh. Sinh tạo ra cơ sở cho chết tồn tại nhưng nếu như không có tử, sinh không thể tồn tại.
Chết tạo ra cơ sở - cho nên bất kì khi nào ai đó sắp chết, ai đó khác được sinh ra. Tại điểm này có chết, tại điểm tiếp lập tức có sinh. Chúng có vẻ đối lập, chúng làm việc theo cách đối lập khi có liên quan tới bề mặt, nhưng sâu bên dưới chúng là bạn bè đang giúp lẫn nhau. Dễ hiểu về dốt nát và chứng ngộ vì chúng ta nghĩ rằng khi một người trở nên chứng ngộ, dốt nát đã biến mất hoàn toàn. Đây là quan điểm thông thường về chứng ngộ - rằng dốt nát đã biến mất hoàn toàn. Không. Điều đó không đúng. Thay vì thế, ngược lại, khi một người trở nên chứng ngộ, chứng ngộ và dốt nát cả hai biến mất. Vì nếu cái này có đó, cái kia nhất định có đó; cái này không thể tồn tại mà không có cái kia. Chúng tồn tại cùng nhau hay chúng biến mất cùng nhau. Chúng là các mặt của một điều, hai mặt của một đồng tiền. Bạn không thể làm một mặt của đồng tiền biến mất và giữ lại mặt kia.
Cho nên khi một người trở thành phật, thực sự, vào khoảnh khắc đó cả hai điều này đã biến mất - cả hai dốt nát và chứng ngộ. Chỉ tâm thức còn lại, hiện hữu thuần khiết còn lại, và các đối lập xung đột, đối lập, giúp đỡ đã biến mất. Đó là lí do tại sao khi Phật được hỏi cái gì xảy ra cho người chứng ngộ, ông ấy vẫn còn im lặng nhiều lần. Ông ấy nói, "Đừng hỏi điều này vì bất kì cái gì ta nói sẽ là không đúng. Bất kì cái gì ta nói sẽ là không đúng. Nếu ta nói rằng người đó đã trở nên im lặng điều đó ngụ ý cái đối lập của im lặng phải tồn tại ở đó, bằng không làm sao ông có thể cảm thấy im lặng? Nếu ta nói người đó đã trở thành phúc lạc, thế thì phiền não phải tồn tại bên cạnh. Làm sao ông có thể cảm thấy phúc lạc mà không có phiền não?" Phật nói, "Bất kì cái gì ta nói sẽ không đúng." Cho nên ông ấy vẫn còn nhất quán im lặng về trạng thái của người chứng ngộ, vì mọi thuật ngữ của chúng ta là nhị nguyên. Nếu bạn nói sáng, và nếu ai đó khăng khăng, "Định nghĩa nó đi," làm sao bạn sẽ định nghĩa nó được? Bạn sẽ phải mang tối vào, chỉ thế thì bạn có thể định nghĩa nó. Bạn sẽ nói rằng sáng có ở chỗ tối không có - hay cái gì đó kiểu như thế.
Một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thế giới, Voltaire, thường nói rằng bạn có thể trao đổi chỉ nếu bạn định nghĩa các thuật ngữ của bạn trước hết. Nhưng điều đó là không thể được. Nếu bạn phải định nghĩa sáng, bạn sẽ phải mang tối vào. Và thế rồi nếu người ta hỏi tối là gì, bạn sẽ phải định nghĩa nó bằng sáng, điều không được định nghĩa. Mọi định nghĩa là tuần hoàn. Họ thường nói, "Tâm trí là gì?" và định nghĩa là, "Không phải vật chất." và, "Vật chất là gì?" và định nghĩa là, "Không phải tâm trí." Cả hai thuật ngữ này là không được định nghĩa và bạn đang giở thủ đoạn với bản thân bạn. Bạn định nghĩa thuật ngữ này bằng thuật ngữ khác mà bản thân nó cần định nghĩa. Toàn thể ngôn ngữ là tuần hoàn và cái đối lập là cần thiết.
Cho nên Phật nói, "Ta sẽ thậm chí không nói rằng người chứng ngộ tồn tại." Vì sự tồn tại là có thể chỉ nếu vô tồn tại cũng hiện diện. Cho nên, ông ấy thậm chí sẽ không nói rằng bạn tồn tại sau chứng ngộ, vì sự tồn tại phải được định nghĩa bằng vô tồn tại. Thế thì không cái gì có thể được nói vì mọi ngôn ngữ đều bao gồm đối lập cực. Đó là lí do tại sao trong Upanishads có nói rằng nếu ai đó nói rằng người đó đã chứng ngộ, biết rõ rằng người đó không chứng ngộ. Vì làm sao người đó có thể cảm thấy rằng người đó được chứng ngộ? Dốt nát nào đó phải vẫn còn lại vì tương phản được cần tới.
Nếu bạn viết lên bảng đen bằng phấn trắng - bảng càng đen phấn càng trắng sẽ nổi chữ viết. Bạn không thể viết lên bảng trắng bằng phấn trắng. Nếu bạn làm vậy, sẽ không có chữ viết. Tương phản được cần tới. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn được chứng ngộ điều đó chỉ ra rằng bảng đen có ngay đó - chỉ thế thì bạn có thể cảm thấy nó. Nếu bảng đen đã thực sự biến mất, chữ viết cũng sẽ biến mất. Điều đó xảy ra đồng thời. Cho nên phật không dốt nát không trí huệ, ông ấy đơn giản hiện hữu. Bạn không thể đặt ông ấy vào bất kì cực nào của bất kì nhị nguyên nào. Cả hai cực đã biến mất.
Khi họ biến mất làm sao điều đó xảy ra? Khi cả hai cực gặp gỡ chúng phủ định lẫn nhau và biến mất. Theo cách khác bạn có thể nói phật là cả người dốt nát nhất và người được chứng ngộ nhất. Tính cực đã đi tới điểm cực đoan của nó, đã có gặp gỡ, và gặp gỡ này đã cắt bỏ cả hai. Trừ và cộng đã đi tới cùng nhau. Bây giờ không có trừ không có cộng, vì chúng cắt bỏ lẫn nhau. Trừ đã cắt bỏ cộng và cộng đã cắt bỏ trừ, chúng cả hai biến mất và sự hiện hữu thuần khiết, hiện hữu hồn nhiên còn lại. Bạn không thể nói nó là trí huệ, bạn không thể nói nó là dốt nát - hay, bạn có thể nói nó là cả hai.
Chứng ngộ ngụ ý điểm từ đó bạn lấy cú nhảy vào trong bất nhị. Trước điểm đó là nhị nguyên. Mọi thứ bị phân chia.
Ai đó hỏi Phật, "Thầy là ai?" Ông ấy cười và nói, "Khó nói được." Nhưng người này cứ khăng khăng hỏi. Người đó nói cái gì đó có thể được nói vì bạn hiện hữu. Cái gì đó có nghĩa có thể được khẳng định vì bạn hiện hữu. Nhưng Phật nói, "Không cái gì có thể được nói. Ta hiện hữu, nhưng ngay cả nói điều này cũng dẫn ta vào cái không thực." Thế rồi người này lấy con đường khác. Người đó hỏi "Thầy là đàn ông hay đàn bà?" Phật nói,"Khó mà nói được. Có thời ta đã là đàn ông, nhưng thế thì toàn thể sự hiện hữu của ta bị hấp dẫn tới đàn bà. Khi ta là đàn ông, tâm trí ta bị trút đầy bởi đàn bà, và khi đàn bà biến mất khỏi tâm trí ta, đàn ông của ta cũng đã biến mất cùng họ. Bây giờ ta không thể nói được. Ta không biết ta là ai và khó mà định nghĩa."
Khi nhị nguyên không còn nữa, không cái gì có thể được định nghĩa. Cho nên nếu bạn nhận biết rằng bạn đã trở nên trí huệ điều đó có nghĩa là cái ngu xuẩn vẫn còn dai dẳng. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã trở nên phúc lạc, điều đó có nghĩa là bạn vẫn trong thế giới, trong cõi phiền não. Nếu bạn nói rằng bạn cảm thấy người rất phơi phới sâu sắc, mạnh khoẻ, điều đó có nghĩa là bệnh vẫn là có thể. Cái đối lập sẽ đi theo bạn; nếu bạn mang cái này cái kia sẽ đi theo. Bạn phải bỏ cả hai. Và việc bỏ này xảy ra khi cả hai gặp gỡ. Cho nên khoa học cơ bản của mọi tôn giáo là làm sao cho phép các đối lập bên trong của bạn gặp gỡ để cho chúng biến mất và không dấu vết nào còn lại. Bạn sẽ biến mất cùng với việc biến mất của cái đối lập. Bạn như bạn vậy sẽ không còn đó và cái gì đó mới toàn bộ và không biết, cái gì đó không thể tưởng tượng được, sẽ đi vào hiện hữu. Cái gì đó đó được gọi là Brahma, bạn có thể gọi nó là Thượng đế. Phật ưa thích thuật ngữ "niết bàn". Từ "niết bàn" đơn giản ngụ ý việc dừng lại của mọi cái đã vậy, việc dừng lại toàn bộ của quá khứ. Và bạn không thể dùng kinh nghiệm và tri thức quá khứ của bạn để định nghĩa cái mới này. Cái mới này là không thể định nghĩa được.
Dốt nát và chứng ngộ cũng là một phần của nhị nguyên. Với chúng ta Phật có vẻ đã chứng ngộ vì chúng ta dốt nát. Với bản thân Phật ông ấy không là cả hai. Với ông ấy không thể nghĩ dưới dạng nhị nguyên.
Câu hỏi thứ ba:
Xin thầy nói cho chúng tôi tại sao
Krishnamurti chống lại kĩ thuật, trong khi Shiva ủng hộ nhiều kĩ thuật thế.
Chống lại các kĩ thuật đơn giản là một kĩ thuật. Không chỉ Krishnamurti dùng kĩ thuật đó, nó đã được dùng nhiều lần trước đó rồi. Nó là một trong những kĩ thuật cổ nhất, không gì mới về nó.
Hai nghìn năm trước Bồ đề đạt ma đã dùng nó. Ông ấy đã đưa vào trung Quốc điều bây giờ được biết là Chan hay Thiền Phật giáo. Ông ấy đã là một sư Hindu, một sư từ Ấn Độ. Ông ấy đã tin vào vô kĩ thuật. Thiền dựa trên vô kĩ thuật.
Các Thiền sư nói rằng nếu bạn làm cái gì đó bạn sẽ bỏ lỡ, vì ai sẽ làm nó? Bạn sao? Bạn là bệnh tật, và từ bạn không cái gì khác có thể được sinh ra. Ai sẽ làm nỗ lực này? Tâm trí bạn, và tâm trí bạn phải bị tiêu diệt - và bạn không thể tiêu diệt bản thân tâm trí với sự giúp đỡ từ tâm trí. Bất kì cái gì bạn làm, tâm trí bạn sẽ được làm mạnh hơn.
Cho nên Thiền nói không có kĩ thuật, không có phương pháp, không có kinh sách và không thể có guru. Nhưng cái hay là ở chỗ Thiền đã tạo ra những guru vĩ đại nhất và các Thiền sư đã viết ra những kinh sách hay nhất trên thế giới. Và qua Thiền hàng nghìn và hàng nghìn người đã đạt tới niết bàn - nhưng họ nói không có kĩ thuật.
Cho nên điều phải được hiểu là vô kĩ thuật thực sự là một trong những kĩ thuật nền tảng. Sự nhấn mạnh là vào "vô" để cho tâm trí bạn bị phủ định. Tâm trí có thể có hai thái độ - có hay không. Đây là hai khả năng, hai phương án, cũng như chúng có trong mọi thứ. Không là nữ tính và có là nam tính. Cho nên bạn có thể dùng phương pháp của không, hay bạn có thể dùng phương pháp của có. Nếu bạn đi theo phương pháp của có, thế thì có nhiều phương pháp - nhưng bạn phải nói có và có thể có nhiều có. Nếu bạn đi theo không, thế thì không có nhiều phương pháp, chỉ có một thôi, vì không thể có nhiều không.
Nhìn vào điểm này: có nhiều tôn giáo thế trên thế giới, nhiều kiểu người hữu thần thế. Có ít nhất ba trăm tôn giáo trong sự tồn tại ngay bây giờ. Cho nên hữu thần có ba trăm loại đền chùa, nhà thờ, kinh sách. Nhưng chỉ có một kiểu vô thần, không thể có hai được. Người vô thần không có giáo phái. Khi bạn nói không có Thượng đế, sự việc được kết thúc. Bạn không thể làm khác biệt giữa hai người nói không, bạn không thể làm ra bất kì khác biệt nào. Nhưng khi bạn nói,"Có, có Thượng đế," thế thì có khả năng của khác biệt. Vì có của tôi sẽ tạo ra Thượng đế riêng của tôi và có của bạn sẽ tạo ra Thượng đế riêng của bạn. Có của bạn có thể được nói với Jesus, có của tôi có thể được nói với Krishna - nhưng khi bạn nói không, thế thì mọi không này là tương tự. Đó là lí do tại sao trên thế giới không có các giáo phái trong vô thần.
Người vô thần tất cả là giống nhau. Họ không có bất kì kinh sách nào, họ không có bất kì nhà thờ nào. Khi họ không có bất kì thái độ khẳng định nào, không có gì để làm khác biệt, một không đơn giản là đủ. Cùng điều này đã xảy ra về các kĩ thuật: không chỉ có một kĩ thuật, có có một trăm mười hai kĩ thuật, hay thậm chí nhiều nữa là có thể. Bạn có thể tạo ra những tổ hợp mới.
Ai đó đã nói rằng phương pháp tôi dạy, phương pháp thiền động, không được bao hàm trong một trăm mười hai hai phương pháp này. Nó không được bao hàm vì nó là tổ hợp mới, nhưng mọi thứ ở trong nó đều có đó trong một trăm mười hai phương pháp này. Những phần nào đó có trong kĩ thuật này, phần khác nào đó có trong kĩ thuật khác nào đó. Một trăm mười hai phương pháp này là các phương pháp cơ bản. Bạn có thể tạo ra hàng nghìn phương pháp từ chúng. Không có kết thúc cho nó. Bất kì số tổ hợp nào đều là có thể.
Nhưng những người nói không có phương pháp chỉ có thể có một phương pháp. Bạn không thể tạo ra nhiều thứ từ không. Cho nên Bồ đề đạt ma, Lâm tế, Bokuju, Krishnamurti, chỉ có một phương pháp. Thực sự Krishnamurti tới sau sự thành công của các Thiền sư. Ông ấy đang nói Thiền. Không cái gì là mới về nó. Nhưng Thiền bao giờ cũng có vẻ mới, và lí do là vì Thiền không tin vào kinh sách, không tin vào truyền thống, không tin vào kĩ thuật.
Cho nên bất kì khi nào không nảy sinh nó lại tươi tắn và mới. Có tin vào truyền thống, vào kinh sách, và thầy. Bất kì khi nào có có đó, nó sẽ có truyền thống vô thuỷ dài lâu. Những người đã nói có, Krishna hay Mahavir, họ liên tục nói rằng họ không nói bất kì cái gì mới. Mahavir nói,"Trước ta hai mươi ba teerthankaras đã dạy cùng điều." Và Krishna nói, "Trước ta, người thấy này đã trao thông điệp này cho người thấy kia, người thấy kia đã trao thông điệp cho người thấy kia và điều đó đã từng đi xuống mãi. Ta không nói bất kì cái gì mới."
Có bao giờ cũng sẽ là cổ, vĩnh hằng. Không bao giờ cũng có vẻ mới, dường như nó đã bất thần đi vào hiện hữu. Không không thể có gốc rễ truyền thống được. Nó là phi gốc rễ. Đó là lí do tại sao Krishnamurti có vẻ mới. Ông ấy không mới.
Kĩ thuật này về "phủ nhận kĩ thuật" là gì? Nó có thể được dùng. Nó là một trong những cách thức tinh vi nhất để giết và phá huỷ tâm trí. Tâm trí cố bám lấy cái gì đó mà là cái hỗ trợ; tâm trí cần cái hỗ trợ có đó, nó không thể tồn tại trong chân không. Cho nên nó tạo ra nhiều cái hỗ trợ - nhà thờ, kinh sách, Kinh Thánh, Koran, Gita - thế thì nó hài lòng, có cái gì đó để bám vào. Nhưng thế thì với việc bám này tâm trí còn lại.
Kĩ thuật này về vô kĩ thuật nhấn mạnh vào việc phá huỷ đi mọi cái hỗ trợ. Cho nên nó sẽ nhấn mạnh rằng không có kinh sách. Không Kinh Thánh nào có thể giúp đỡ vì Kinh thánh không là gì ngoài lời; không Gita nào có thể có bất kì giúp đỡ nào vì bất kì cái gì bạn đi tới biết qua Gita sẽ được vay mượn, và chân lí không thể được vay mượn. Không truyền thống nào có bất kì giúp đỡ nào vì chân lí phải được đạt tới một cách đích thực, cá nhân. Bạn phải đi tới nó, nó không thể được truyền cho bạn. Không thầy nào có thể trao nó cho bạn vì nó không phải là cái gì đó như tài sản. Nó là không chuyển giao được, nó không thể được dạy vì nó không phải là thông tin. Nếu thầy dạy bạn, bạn có thể học chỉ các lời, quan niệm, học thuyết. Không thầy nào có thể làm cho bạn thành người nhận ra. Việc nhận ra đó phải xảy ra cho bạn và nó phải xảy ra mà không có giúp đỡ nào. Nếu nó xảy ra qua giúp đỡ nào đó thế thì điều đó là phụ thuộc và thế thì nó không thể dẫn bạn tới tự do tối thượng, tới moksha.
Đây là các bộ phận của vô kĩ thuật này. Qua những phê bình, phủ định và biện luận này, các cái hỗ trợ bị phá huỷ. Thế thì bạn bị bỏ lại một mình không guru, không kinh sách, không truyền thống, không nhà thờ, không đâu mà di chuyển, không đâu mà đi, không đâu để phụ thuộc. Bạn được bỏ lại trong chân không. Và thực sự, nếu bạn có thể quan niệm về chân không này và sẵn sàng ở trong nó, bạn sẽ được biến đổi. Nhưng tâm trí rất tinh ranh. Nếu Krishnamurti nói với bạn rằng đây là mọi điều - không cái hỗ trợ, không níu bám, không thầy, không kinh sách, không kĩ thuật - bạn sẽ bám vào Krishnamurti. Có nhiều người bám vào ông ấy. Tâm trí lại đã tạo ra cái hỗ trợ và thế thì toàn thể vấn đề bị mất.
Nhiều người tới tôi và họ nói, "Tâm trí chúng tôi đang trong phiền não. Làm sao đi tới an bình bên trong, làm sao đạt tới im lặng bên trong?" Và nếu tôi cho họ kĩ thuật nào đó họ nói, "Nhưng kĩ thuật không thể giúp được vì chúng tôi đã từng nghe theo Krishnamurti." Thế rồi tôi hỏi họ, "Thế tại sao bạn đã tới tôi? Và bạn ngụ ý gì khi bạn hỏi, 'Làm sao đạt tới im lặng?' Bạn đang hỏi kĩ thuật và bạn vẫn đi nghe Krishnamurti. Tại sao? Nếu không có thầy và nếu cái thực không thể được dạy, thế thì tại sao bạn đi nghe ông ấy? Ông ấy không thể dạy bạn bất kì cái gì. Nhưng bạn liên tục đi nghe ông ấy và bạn bị mắc. Và bạn bây giờ bắt đầu bám lấy vô kĩ thuật này. Cho nên bất kì khi nào ai đó cho bạn kĩ thuật, bạn sẽ nói, 'Không, chúng tôi không tin vào kĩ thuật.' Và bạn vẫn không im lặng. Cho nên cái gì đã xảy ra? Bạn đã lỡ tầu ở đâu? Nếu bạn thực sự cần vô kĩ thuật, nếu bạn không có bất kì kĩ thuật nào - bạn phải đã đạt tới. Nhưng bạn đã không đạt tới."
Vấn đề cơ bản đã bị bỏ lỡ; vấn đề cơ bản là ở chỗ để vô kĩ thuật này làm việc bạn phải phá huỷ mọi cái hỗ trợ, bạn phải không bám lấy bất kì cái gì. Và điều đó rất gian nan. Nó gần như là không thể được. Đó là lí do tại sao nhiều người thế trong bốn mươi năm qua đã từng nghe Krishnamurti nhưng không cái gì đã xảy ra cho họ. Nó gian nan và khó khăn thế, gần như không thể vẫn còn không được hỗ trợ, vẫn còn toàn bộ một mình và là tỉnh táo rằng tâm trí không được phép tạo ra bất kì hỗ trợ nào. Vì tâm trí rất tinh ranh, nó có thể tạo ra những hỗ trợ tinh vi lặp đi lặp lại. Bạn có thể vứt Gita, nhưng thế rồi bạn trút đầy không gian bằng sách của Krishnamurti. Bạn có thể cười Mohammed, bạn có thể cười Mahavir, nhưng nếu ai đó cười Krishnamurti bạn nổi giận. Lần nữa theo cách lòng vòng bạn đã tạo ra cái hỗ trợ, bạn đang níu bám.
Không níu bám là bí mật của phương pháp này. Nếu bạn có thể làm được nó, điều đó là tốt; nếu bạn không thể làm được nó, thế thì đừng lừa dối. Thế thì có những phương pháp. Dùng chúng đi! Thế thì rõ ràng rằng bạn không thể một mình cho nên bạn sẽ nhận giúp đỡ của ai đó. Giúp đỡ là có thể. Qua giúp đỡ nữa, biến đổi là có thể.
Đây là những đối lập - không và có, đây là những đối lập. Bạn có thể chuyển từ bất kì cái nào nhưng bạn phải quyết định về tâm trí riêng của bạn và cách làm việc của nó. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn có thể là một mình...
Có lần chuyện xảy ra là khi tôi ở trong một làng, một người tới và anh ta nói với tôi, "Tôi hoang mang. Gia đình tôi đang cố thu xếp hôn nhân cho tôi." Anh ta là một thanh niên, vừa mới tốt nghiệp đại học. Anh ta nói, "Tôi không muốn dính líu vào tất cả những cái đó. Tôi muốn trở thành một sannyasin, tôi muốn từ bỏ tất cả. Cho nên lời khuyên của thầy là gì?" Tôi bảo anh ta, "Tôi không bao giờ đi hỏi bất kì người nào, nhưng bạn đã tới xin lời khuyên của tôi. Khi bạn đã tới để xin lời khuyên điều đó chỉ ra rằng bạn cần hỗ trợ, rằng bạn đang cần. Sẽ khó cho bạn sống không có vợ, Điều đó nữa cũng là một sự hỗ trợ."
Bạn không thể sống mà không có vợ, bạn không thể sống mà không có chồng bạn, nhưng bạn nghĩ bạn có thể sống không có guru sao? Không thể được! Tâm trí bạn cần hỗ trợ theo đủ mọi cách. Tại sao bạn đi tới Krishnamurti? Bạn đi để học, bạn đi để được dạy, bạn đi để vay mượn tri thức. Bằng không thì không có nhu cầu. Nhiều lần chuyện đã xảy ra là bạn bè sẽ nói, "Chắc tốt hơn cả là thầy và Krishnamurti gặp gỡ." Thế là tôi bảo họ, "Bạn đi và hỏi Krishnamurti và nếu ông ấy muốn gặp, tôi sẽ tới. Nhưng cái gì sẽ có đó? Chúng tôi sẽ làm cái gì? Chúng tôi sẽ nói về cái gì? Chúng tôi có thể vẫn còn im lặng. Nhu cầu là gì? Nhưng họ nói, "Nếu cả hai thầy cùng gặp sẽ là tốt. Điều đó sẽ là tốt cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ hạnh phúc nghe điều thầy nói."
Thế là tôi kể cho họ một câu chuyện.
Có lần chuyện xảy ra là nhà huyền bí Mô ha mét giáo, Farid, đi du hành. Khi họ tới gần làng của Kabir, nhà huyền bí khác, những người đi theo của Farid nói rằng nếu cả hai người này gặp gỡ chắc sẽ rất hay. Và khi điều đó được các đệ tử của Kabir biết, họ cũng nhấn mạnh rằng, Khi Farid đi qua, họ nên mời ông ấy vào. Thế là Kabir nói, "Điều đó được." Farid cũng nói, "Điều đó được. Chúng ta sẽ đi, nhưng không nói bất kì cái gì khi ta vào lều của Kabir, vẫn còn im lặng hoàn toàn."
Trong hai ngày Farid đã ở trong lều của Kabir. Đã có im lặng toàn bộ. Họ ngồi im lặng trong hai ngày và thế rồi Kabir đi tới bìa làng để tiễn Farid - và trong im lặng họ ra đi. Khoảnh khắc họ ra đi, nhưng người đi theo của cả hai ông này bắt đầu hỏi. Những người đi theo của Kabir hỏi ông ấy, "Đây là cái gì vậy? Nó trở thành chán. Thầy đã ngồi im lặng trong hai ngày, thậm chí không một lời được nói ra, và chúng tôi háo hức nghe thế." Người đi theo của Farid cũng nói, "Đây là cái gì vậy? Nó dường như kì quái. Trong hai ngày liên tục chúng tôi đã quan sát và quan sát và chờ đợi và chờ đợi cái gì đó bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ này. Nhưng không cái gì nảy ra."
Farid tương truyền đã nói, "Các ông ngụ ý gì? Hai người biết, không thể nói được; hai người không biết, có thể nói nhiều, nhưng nó là vô dụng, thậm chí có hại. Khả năng duy nhất là một người biết, nói cho người không biết." Và Kabir nói, "Bất kì ai thốt ra một lời chắc đã chứng tỏ rằng người đó đã không biết."
Bạn liên tục hỏi lời khuyên, bạn liên tục đi tìm các hỗ trợ. Nhận ra điều đó sẽ là nếu bạn không thể vẫn còn không có các hỗ trợ, thế thì điều tốt là đi tìm các hỗ trợ, người hướng dẫn, một cách có chủ định. Nếu bạn nghĩ rằng không có nhu cầu, rằng bạn là đủ cho bản thân bạn, thế thì dừng tìm kiếm Krishnamurti hay bất kì người nào. Dừng đi và vẫn còn một mình.
Điều đó cũng đã xảy ra cho những người một mình nhưng hiện tượng này là rất hiếm hoi. Đôi khi với một người trong cả triệu người nó xảy ra - và điều đó nữa cũng không có bất kì nguyên nhân nào. Người đó có thể đã từng tìm kiếm trong nhiều kiếp; người đó có thể đã từng tìm nhiều hỗ trợ, nhiều thầy, nhiều người hướng dẫn, và bây giờ một điểm đã tới nơi người đó có thể một mình. Chỉ thế thì nó xảy ra. Nhưng bất kì khi nào nó xảy ra cho một người, rằng người đó đạt tới điều tối thượng một mình, người đó bắt đầu nói rằng nó có thể xảy ra cho bạn nữa. Điều đó là tự nhiên.
Vì nó đã xảy ra cho một mình Krishnamurti, ông ấy liên tục nói rằng nó có thể xảy ra cho bạn. Nó không thể xảy ra cho bạn được! Bạn đang đi tìm sự hỗ trợ và điều đó chỉ ra rằng một mình bạn không thể làm được nó. Cho nên đừng bị lừa bởi bản thân bạn! Bản ngã của bạn có thể cảm thấy tốt rằng, "Tôi không cần bất kì hỗ trợ nào!" Bản ngã bao giờ cũng nghĩ dưới dạng, "Một mình tôi là đủ," nhưng bản ngã đó sẽ không giúp ích. Điều đó sẽ trở thành rào chắn lớn nhất có thể có. Vô kĩ thuật là kĩ thuật nhưng chỉ với những người rất đặc biệt; với những người đã vật lộn trong nhiều kiếp và bây giờ đã đi tới điểm mà họ có thể là một mình, kĩ thuật đó là sự giúp đỡ. Và nếu bạn là kiểu người đó, tôi biết rõ bạn sẽ không ở đây. Cho nên tôi không lo nghĩ về người đó, người đó sẽ không ở đây. Người đó không thể ở đây được. Không chỉ ở đây, người đó không thể ở bất kì chỗ nào với bất kì thầy nào, lắng nghe, tìm kiếm, thực hành. Người đó sẽ không được tìm thấy ở bất kì chỗ nào. Cho nên chúng ta có thể bỏ người đó, chúng ta không cần thảo luận người đó.
Những kĩ thuật này dành cho bạn. Cho nên đây là cách tôi sẽ kết luận. Krishnamurti đang nói cho những người không thể ở đó được và tôi đang nói cho những người đang ở đây. Bất kì cái gì Krishnamurti đang nói đều tuyệt đối đúng nhưng người mà ông ấy nói cho là tuyệt đối sai. Người có thể một mình được, người không có bất kì phương pháp nào, bất kì hỗ trợ nào, bất kì kinh sách nào, bất kì guru nào, có thể đạt tới, sẽ không đi nghe Krishnamurti vì không có nhu cầu, không có nghĩa. Và những người đi nghe, họ không thuộc kiểu đó, họ sẽ trong khó khăn sâu sắc - và họ là vậy. Họ cần hỗ trợ và tâm trí họ liên tục nghĩ rằng không cần hỗ trợ. Họ cần guru và tâm trí họ liên tục nói rằng guru là rào chắn. Họ cần kĩ thuật và một cách logic họ đã kết luận rằng kĩ thuật không thể giúp được. Họ đang trong rắc rối sâu sắc, nhưng rắc rối này được bản thân họ tạo ra.
Trước khi bạn bắt đầu làm cái gì đó bạn phải cố hiểu bạn đã có kiểu tâm trí gì, vì chung cuộc guru là không có nghĩa, chung cuộc tâm trí chúng ta là có nghĩa. Quyết định tối thượng sẽ tới qua tâm trí của bạn, định mệnh sẽ tới qua tâm trí của bạn, định mệnh sẽ được hoàn thành qua tâm trí của bạn - cho nên hiểu điều đó đi, không bản ngã nào gây lẫn lộn cho bạn. Hiểu rằng bạn cần hỗ trợ, hướng dẫn, kĩ thuật, phương pháp để làm việc. Nếu bạn cần chúng, tìm chúng đi. Nếu bạn không cần chúng, không có vấn đề gì: là một mình, không níu bám, đi một mình, không níu bám. Cùng điều này sẽ xảy ra qua cả hai cách.
Có và không là hai đối lập và bạn phải tìm ra con đường của bạn là gì.
Câu hỏi cuối cùng:
Thầy đã nói rằng Shiva không phải là người
tạo hệ thống và giáo phái không thể hình thành quanh giáo huấn của ông ấy.
Nhưng những người như Phật, Mahavir, Jesus, Gurdjieff, dường như là những người
tạo hệ thống lớn. Tại sao họ phải là người tạo hệ thống lớn? Xin thầy giải
thích những điều ủng hộ và chống lại việc tạo hệ thống. Thầy có là người tạo ra
đa hệ thống không?
Có hai khả năng: bạn có thể tạo ra hệ thống để giúp mọi người, tạo ra đa hệ thống để giúp mọi người, hay khả năng kia, bạn có thể cố phá hệ thống để giúp mọi người. Lần nữa lại có và không. Lần nữa lại các đối lập cực. Và theo cả hai cách bạn có thể giúp mọi người.
Bồ đề đạt ma là người phá hệ thống, Krishnamurti là người phá hệ thống, toàn thể truyền thống của Thiền là việc phá hệ thống. Mahavir, Mohammed, Jesus, Gurdjieff, là những người tạo hệ thống lớn. Vấn đề bao giờ cũng là ở chỗ chúng ta không thể hiểu được hai điều mâu thuẫn này đồng thời cùng nhau: chúng ta nghĩ rằng hoặc một cái có thể đúng nhưng cả hai không thể cùng có được. Nếu người tạo hệ thống là đúng, thế thì tâm trí chúng ta nói rằng người phá hệ thống phải là sai. Hay nếu người phá hệ thống là đúng, thế thì người tạo hệ thống phải sai. Không, cả hai đều đúng.
Hệ thống ngụ ý hình mẫu để tuân theo, bản đồ rõ ràng để đi theo để cho không hoài nghi nào nảy sinh, không lưỡng lự nào nảy sinh và bạn có thể tuân theo với đức tin tuyệt đối. Nhớ điều này: hệ thống được tạo ra để tạo ra đức tin, để tạo ra tin cậy. Nếu mọi thứ là rõ ràng, thế thì sẽ có tin cậy dễ dàng hơn. Nếu mọi câu hỏi của bạn đều được trả lời một cách toán học, thế thì bạn sẽ ở trong trạng thái không hoài nghi và bạn có thể tiến lên. Cho nên đôi khi Mahavir cũng trả lời những câu hỏi ngớ ngẩn của bạn nữa. Chúng là những câu hỏi vô tích sự, vô nghĩa, nhưng ông ấy sẽ trả lời. Và ông ấy sẽ trả lời theo cách mà nó giúp cho bạn có tin cậy, vì phẩm chất đó của tin cậy được cần.
Khi ai đó cố xuyên thấu vào trong cái không biết, tin cậy sâu được cần tới bằng không sẽ không thể nào đi được. Nó sẽ là nguy hiểm thế bạn sẽ phát hoảng. Trời tối, con đường không rõ ràng, mọi thứ trong hỗn độn và mọi bước đều dẫn bạn vào trong bất an ninh mỗi lúc một nhiều hơn. Do đó việc tạo ra hệ thống được cần để cho mọi thứ được lập kế hoạch: bạn biết mọi thứ về cõi trời và địa ngục và moksha tối thượng, và từ đó bạn sẽ đi, từ đó bạn sẽ đi qua. Mọi li đều đã được lập bản đồ. Điều đó cho bạn an ninh, cảm giác, rằng mọi thứ là ổn. Mọi người đã ở đó trước rồi và bạn không đi vào trong mảnh đất không người, bạn không đi vào trong cái không biết. Hệ thống làm cho nó dường như là đã được biết. Điều đó là để giúp bạn, chỉ để cho bạn sự hỗ trợ. Và nếu bạn có đức tin thế thì bạn sẽ có năng lượng để đi. Nếu bạn hoài nghi, bạn sẽ tiêu tán năng lượng và việc đi sẽ là khó.
Người tạo hệ thống đã cố gắng trả lời mọi kiểu câu hỏi và họ đã tạo ra một bản đồ rõ ràng và rành mạch. Với bản đồ đó trong tay bạn cảm thấy mọi thứ là ổn, bạn có thể đi lên. Nhưng tôi bảo bạn, mọi hệ thống đều chỉ là nhân tạo. Mọi hệ thống chỉ để giúp bạn. Nó không là thực. Không hệ thống nào có thể là thực. Nó là phương cách. Nhưng nó giúp đỡ vì toàn thể nhân cách của bạn là không thực tới mức thậm chí phương cách không thực giúp đỡ. Bạn sống trong dối trá và bạn không thể hiểu được chân lí. Hệ thống ngụ ý ít dối trá hơn và thế rồi thậm chí ít dối trá hơn nữa và thế rồi dần dần, dần dần, bạn sẽ tới ngày càng gần hơn với chân lí. Khi chân lí được khải lộ cho bạn, hệ thống sẽ trở thành vô nghĩa, nó sẽ đơn giản mất đi.
Khi Xá Lợi Tử trở nên chứng ngộ, đi tới đích tối thượng, ông ấy nhìn lại từ điểm đó và thấy rằng toàn thể hệ thống đã biến mất. Bất kì cái gì ông ấy đã từng được dạy đều không có đó. Cho nên ông ấy nói với Phật, "Toàn thể hệ thống đã được dạy cho tôi đã biến mất." Phật nói với ông ấy, "Giữ im lặng đi, đừng nói cho người khác! Nó đã biến mất, nó phải biến mất vì nó không bao giờ có đó, nó đã là việc tạo niềm tin - nhưng nó giúp ông đi tới điểm này. Đừng nói cho những người còn chưa đi tới, vì nếu họ biết rằng không có tri thức nơi họ đang đi tới, họ sẽ bỏ. Họ không thể đi vào trong cái không biết không được bảo vệ, một mình họ không thể đi được."
Điều đó đã xảy ra nhiều lần. Nó đã là kinh nghiệm riêng của tôi rằng mọi người tới tôi và họ nói, "Bây giờ thiền đang đi sâu nhưng chúng tôi hoảng." Một cảm giác tối thượng nhất định tới khi bạn cảm thấy nỗi sợ "chết", dường như chết đang tới gần. Khi thiền đi tới đỉnh của nó, nó tựa như chết. Tôi bảo họ, "Đừng lo nghĩ, tôi ở cùng với bạn." Thế thì họ cảm thấy ổn. Tôi không thể ở đó được - không thể được! Không ai có thể ở đó. Điều này là không đúng. Không ai có thể ở đó, bạn sẽ là một mình. Điểm đó là điểm của sự một mình toàn bộ. Nhưng khi tôi nói, "Tôi sẽ ở đó, bạn đừng lo nghĩ, bạn tiến lên đi," họ cảm thấy ổn và họ đi. Nếu tôi nói, "Bạn sẽ một mình và không ai sẽ có đó," họ sẽ bước lùi lại. Vấn đề đã đi tới chỗ sợ nhất định có đó. Vực thẳm có đó và họ sắp ngã - tôi phải giúp họ ngã. Cho nên tôi nói rằng tôi ở đó, bạn cứ nhảy đi. Và họ lấy cú nhảy! Sau khi nhảy họ sẽ đi tới biết rằng không ai có đó, nhưng bây giờ, bây giờ toàn thể sự việc được kết thúc. Họ không thể quay lại. Đây là phương cách.
Mọi hệ thống đều là phương cách để giúp đỡ: để giúp những người đầy hoài nghi, để giúp những người không có tin cậy, để giúp những người không có tin tưởng. Để giúp những người đi vào trong cái không biết mà không sợ, hệ thống được tạo ra. Trong những hệ thống đó mọi thứ giống như huyền thoại, đó là lí do tại sao có nhiều hệ thống thế. Mahavir tạo ra hệ thống riêng của ông ấy - hệ thống đó được tạo ra tương ứng với nhu cầu của những người đi theo ông ấy. Cho nên ông ấy tạo ra hệ thống. Nó là huyền thoại, nhưng rất giúp ích, vì nhiều người đã đi qua nó và đã đạt tới chân lí. Và khi họ đạt tới họ biết rằng hệ thống là giả - nhưng nó có tác dụng.
Phật định nghĩa chân lí là "Cái có tác dụng". Định nghĩa của ông ấy về chân lí là "Cái có tác dụng". Nếu dối trá có thể có tác dụng, nó là thực, và nếu chân lí không thể có tác dụng, nó là giả.
Có nhiều hệ thống thế, và mọi hệ thống đều giúp đỡ. Nhưng mọi hệ thống không thể giúp cho mọi người. Đó là lí do tại sao các tôn giáo cũ nhấn mạnh rằng một người không nên được cải đạo sang tôn giáo mới, vì mặc dầu tâm trí có thể được ước định sau một thời gian trong một hệ thống và có thể được thay đổi, sâu bên dưới bạn sẽ không bao giờ thay đổi, và hệ thống mới sẽ không bao giờ trở thành hữu dụng cho bạn. Người Hindu có thể trở thành người Ki tô giáo, người Ki tô giáo có thể trở thành người Hindu, nhưng sau bẩy tuổi tâm trí gần như được cố định, được ước định. Cho nên nếu người Hindu trở thành người Ki tô giáo, người đó sẽ vẫn còn là người Hindu sâu bên dưới và hệ thống Ki tô giáo sẽ không giúp cho người đó. Và người đó đã mất tiếp xúc với hệ thống riêng của người đó, điều có thể đã có tác dụng.
Người Hindu và người Do Thái bao giờ cũng chống lại cải đạo. Không chỉ chống lại cải đạo - nếu ai đó muốn đi vào trong tôn giáo của họ một cách tự nguyện, họ sẽ chống lại. Họ sẽ nói, "Không, đi theo con đường riêng của ông đi." Vì hệ thống là hiện tượng vô thức lớn; nó phải là sâu sắc trong vô thức, chỉ thế thì nó có thể giúp đỡ. Bằng không nó không thể giúp đỡ và nó là thứ nhân tạo. Nó giống như ngôn ngữ. Bạn không bao giờ có thể nói được bất kì ngôn ngữ nào như bạn nói tiếng mẹ đẻ, điều đó là không thể được. Không cái gì có thể được làm về nó. Dù bạn trở nên hiệu quả thế nào trong ngôn ngữ của ai đó khác, nó sẽ vẫn còn bề ngoài. Sâu bên dưới tiếng mẹ đẻ của bạn sẽ liên tục ảnh hưởng tới nó. Mơ của bạn sẽ là trong tiếng mẹ đẻ; vô thức sẽ vận hành với ngôn ngữ nguyên bản. Bất kì cái gì có thể bị áp đặt lên hay ở trên nó, nhưng nó không thể được thay thế.
Hệ thống tôn giáo giống như ngôn ngữ, chúng là ngôn ngữ. Nhưng nếu chúng xuyên thấu sâu, chúng giúp đỡ vì bạn cảm thấy tự tin. Hệ thống là không liên quan nhưng tin cậy là liên quan. Bạn cảm thấy tin cậy cho nên bạn đi với bước đi chắc chắn - bạn biết nơi bạn đi tới. Và việc biết này giúp đỡ.
Nhưng cũng có những người phá hệ thống và họ cũng giúp đỡ. Có vòng tròn nhịp điệu, cũng như ngày và đêm - ngày lại tới, đêm lại tới. Họ giúp đỡ bởi vì đôi khi việc xảy ra là khi có nhiều hệ thống thế mọi người bị lẫn lộn, và thay vì đi cùng bản đồ, bản đồ trở thành nặng tới mức họ không thể mang được chúng. Điều đó bao giờ cũng xảy ra.
Chẳng hạn, một truyền thống, truyền thống rất lâu dài, là giúp ích vì nó sẽ cho sự tin tưởng vì nó lâu dài thế. Nhưng bởi vì nó dài thế, nó cũng nặng nề nữa, nó đã trở thành trọng lượng chết. Cho nên thay vì giúp bạn di chuyển, bạn không thể di chuyển được vì nó. Bạn phải được dỡ gánh nặng. Cho nên có những người phá hệ thống, người phá huỷ hệ thống khỏi tâm trí bạn và làm nhẹ gánh bạn và giúp bạn di chuyển. Chúng cả hai đều giúp đỡ, nhưng điều đó còn tuỳ. Điều đó phụ thuộc vào thời đại, nó phụ thuộc vào người dự định được giúp đỡ.
Trong thời đại này các hệ thống đã trở thành rất nặng nề và lẫn lộn. Bởi nhiều lí do toàn thể vấn đề đã bị mất. Trước đó, từng hệ thống đã sống trong thế giới riêng của nó: người Jain đã là người Jain bẩm sinh, đã sống là người Jain, đã chết là người Jain. Người đó không học kinh sách Hindu, nó đã bị cấm. Người đó đã không đi tới đền thờ hồi giáo hay nhà thờ, điều đó là tội lỗi. Người đó sống trong những bức tường của hệ thống của người đó. Không cái gì xa lạ đã bao giờ xuyên vào tâm trí người đó, cho nên không lẫn lộn nào có đó.
Nhưng mọi điều đó đã bị phá huỷ và mọi người được làm quen với mọi thứ khác. Người Hindu đọc Koran và người Mô ha mét giáo đọc Gita. Người Ki tô giáo đang đi sang phương Đông và phương Đông đang chuyển sang phương Tây. Mọi thứ bị lẫn lộn. Sự tin tưởng đã được dùng để đi từ một hệ thống không còn đó. Mọi thứ đã xuyên thấu vào tâm trí bạn và mọi thứ bị rối tung lên. Jesus không một mình ở đó, Krishna đã xuyên vào và Mohammed cũng đã xuyên vào. Và họ đã mâu thuẫn lẫn nhau bên trong bạn. Bây giờ không cái gì là chắc chắn.
Kinh Thánh nói điều này, Gita nói đích xác điều ngược lại. Mohammed nói điều này, Mahavir là chính cái đối lập. Họ đã mâu thuẫn. Bạn không còn ở một chỗ. Bạn không thuộc vào một truyền thống, bạn đơn giản đứng đó bị hoang mang. Không con đường nào là của bạn. Trong trạng thái như vậy của tâm trí, việc phá hệ thống có thể giúp ích. Do đó có hấp dẫn lớn của Krishnamurti ở phương Tây. Ông ấy không có hấp dẫn nhiều thế ở phương Đông vì phương Đông vẫn không bị lẫn lộn như phương Tây, vì phương Đông vẫn không được giáo dục về người khác. Phương Tây bị ám ảnh về việc biết người khác. Họ biết quá nhiều. Bây giờ không hệ thống nào là thực, họ biết rằng mọi thứ đều là việc tạo niềm tin, và một khi bạn biết nó, nó sẽ không có tác dụng.
Krishnamurti hấp dẫn họ vì ông ấy nói bỏ mọi hệ thống. Nếu bạn có thể bỏ mọi hệ thống bạn sẽ trở nên không bị lẫn lộn - nhưng điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Điều đó có thể xảy ra, như nó xảy ra gần như bao giờ cũng vậy, rằng mọi hệ thống sẽ vẫn còn đó và hệ thống mới này của việc phá mọi hệ thống cũng sẽ đi vào. Cho nên một bệnh nữa được thêm vào.
Jesus liên tục nói, Krishna liên tục nói - và thế rồi Krishnamurti cũng bước vào. Tâm trí của bạn trở thành cái Tháp Babel - nhiều tiếng thế và bạn không thể hiểu được cái gì đang xảy ra. Bạn chỉ cảm thấy điên.
Nếu bạn có thể tin vào hệ thống, đến ngày ấy là tốt; nếu bạn không thể tin được vào bất kì hệ thống nào, thế thì bỏ tất cả đi. Thế thì là sạch sẽ hoàn toàn, không nặng gánh. Nhưng đừng chỉ ở giữa hai phương án này. Và dường như là mọi người chỉ ở giữa. Đôi khi bạn đi sang phải, đôi khi bạn đi sang trái, thế rồi lại sang phải và thế rồi sang trái - hệt như con lắc của đồng hồ. Bạn đi từ bên này sang bên kia, bên này sang bên kia. Chuyển động này với bạn có thể dường như là bạn đang tiến lên. Bạn chẳng tiến tới bất kì chỗ nào. Mọi bước lại cắt bỏ bước khác nào đó, vì khi bạn đi sang phải và thế rồi sang trái bạn liên tục mâu thuẫn với bản thân bạn. Đến cuối bạn chỉ bị lẫn lộn, là hỗn độn.
Hoặc là được nhẹ gánh hoàn toàn - điều đó sẽ giúp ích. Bạn sẽ trong sạch, hồn nhiên, như trẻ thơ, và bạn có thể bay - hoặc nếu việc hiểu đó dường như là quá nguy hiểm cho bạn, nếu bạn sợ việc làm nhẹ gánh vì điều đó sẽ đưa bạn tới chân không, vào trong trống rỗng, nếu việc làm nhẹ gánh đó có vẻ nguy hiểm và bạn hoảng, thế thì chọn hệ thống. Nhưng có nhiều nguồn liên tục nói với bạn rằng mọi thứ là cùng một điều - Koran nói cùng điều, Kinh Thánh nói cùng điều, Gita nói cùng điều, thông điệp của chúng là cùng điều. Những điều này là những điều gây lẫn lộn lớn. Koran, Kinh Thánh, Gita, chúng không nói cùng điều, chúng là các hệ thống. Những hệ thống rõ ràng. Khác nhau. Không chỉ khác, mà đôi khi mâu thuẫn và đối lập.
Chẳng hạn, Mahavir nói rằng bất bạo hành phải là chìa khoá. Nếu bạn bạo hành, cho dù hơi chút bạo hành, cánh cửa của thực tại tối thượng bị đóng lại với bạn. Đây là một kĩ thuật. Trở thành bất bạo hành toàn bộ cần việc lau sạch toàn bộ tâm trí và thân thể bạn - cả hai. Bạn phải được làm thuần khiết hoàn toàn, chỉ thế thì bạn sẽ trở thành bất bạo hành. Quá trình trở thành bất bạo hành sẽ làm thuần khiết bạn toàn bộ tới mức chính quá trình này sẽ trở thành mục đích.
Chính điều đối lập là thông điệp của Krishna. Ông ấy nói với Arjuna, "Đừng sợ giết vì hồn không thể bị giết. Ông có thể giết thân thể nhưng ông không thể giết được hồn. Cho nên tại sao sợ? Và thân thể đã chết rồi, cho nên cái chết rồi sẽ là chết và cái sống động sẽ vẫn còn sống động. Ông không cần quan tâm. Nó chỉ là chơi đùa." Ông ấy cũng đúng, vì nếu bạn có thể đi tới nhận ra điểm này - rằng hồn không thể bị phá huỷ - thế thì toàn thể cuộc sống trở thành chơi đùa, hư cấu, vở kịch. Và nếu toàn thể cuộc sống trở thành vở kịch, ngay cả giết người và tự tử cũng trở thành vở kịch với bạn, không chỉ trong suy nghĩ, mà bạn nhận ra sự kiện rằng mọi thứ chỉ là mơ. Chết nữa sẽ làm cho bạn thành nhân chứng, và việc chứng kiến đó sẽ trở thành siêu việt... bạn sẽ siêu việt trên thế giới. Toàn thế giời trở thành vở kịch - không cái gì là tốt, không cái gì xấu, chỉ là mơ. Bạn không cần lo nghĩ về nó.
Nhưng hai điều này là khác toàn bộ. Chúng dẫn tới cùng một điểm một cách tối thượng nhưng bạn phải không trộn lẫn chúng. Nếu bạn trộn lẫn chúng, bạn sẽ chịu khổ. Người tạo hệ thống đã ở đó để giúp bạn, người phá hệ thống đã có đó để giúp bạn. Nhưng dường như là không ai có khả năng giúp. Bạn là vậy, ương ngạnh thế và tinh ranh thế, bạn bao giờ cũng tìm ra lỗ hổng nào đó để thoát ra.
Phật và Krishna và Jesus - mọi thế kỉ họ liên tục dạy những điều nào đó. Bạn liên tục nghe nhưng bạn rất láu lỉnh. Bạn nghe và vậy mà bạn không nghe. Và bạn bao giờ cũng tìm ra cái gì đó, cái lỗ nào đó, từ đó bạn có thể thoát ra. Bây giờ thủ đoạn của tâm trí hiện đại là ở chỗ nếu có hệ thống, nếu Gurdjieff đang dạy, thế thì mọi người sẽ đi tới ông ấy và nói, "Krishnamurti nói không hệ thống." Cùng những người này sẽ đi tới Krishnamurti - Krishnamurti dạy vô hệ thống - và họ sẽ nói, "Nhưng Gurdjieff nói rằng không có hệ thống không cái gì có thể được làm." Cho nên trong khi ở gần Gurdjieff họ dùng Krishnamurti như chỗ hở để thoát; khi ở gần Krishnamurti họ dùng Gurdjieff như thủ đoạn để thoát. Nhưng họ không lừa bất kì ai, họ đơn giản phá huỷ bản thân họ.
Gurdjieff có thể giúp, Krishnamurti có thể giúp, nhưng họ không thể giúp chống lại bạn. Bạn phải chắc chắn về những điều nào đó. Một, hoặc bạn cần giúp đỡ hoặc bạn không cần nó. Thứ hai, hoặc bạn có thể đi vào trong cái không biết mà không có sợ gì hoặc bạn không thể đi vào được. Và thứ ba, không có bất kì phương pháp nào, không có bất kì kĩ thuật nào, không có bất kì hệ thống nào, bạn có thể tiến lên một li hay bạn không thể? Ba điều này bạn phải quyết định bên trong bạn: phân tích tâm trí bạn, mở nó ra, nhìn vào trong nó và quyết định bạn đã có kiểu tâm trí nào. Nếu bạn quyết định rằng bạn không thể làm được nó một mình, thế thì bạn cần hệ thống, thầy, kinh sách, kĩ thuật. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể làm được một mình thế thì không có nhu cầu về bất kì cái gì khác. Bạn là thầy, bạn là kinh sách, bạn là kĩ thuật. Nhưng là trung thực đi, và nếu bạn cảm thấy rằng không thể nào quyết định được - không dễ quyết định - nếu bạn cảm thấy bị lẫn lộn, thế thì trước hết thử với một thầy, một kĩ thuật, một hệ thống. Và thử nó thật nỗ lực, tới chính cực đoan, để cho nếu cái gì đó sẽ xảy ra, nó xảy ra. Nếu không cái gì sẽ xảy ra thế thì bạn đi tới điểm mà bạn có thể quyết định rằng bây giờ bạn sẽ có tất cả, bạn sẽ một mình. Điều đó nữa sẽ là tốt.
Nhưng gợi ý của tôi là ở chỗ bạn bao giờ cũng phải bắt đầu với thầy, hệ thống, kĩ thuật, vì theo cả hai cách nó sẽ là tốt. Nếu bạn có thể đạt tới qua nó, điều đó là tốt; nếu bạn không thể đạt tới qua nó, thế thì toàn thể sự việc trở thành vô tích sự và bạn có thể bỏ nó và thế thì bạn có thể tiến lên một mình. Thế thì bạn sẽ không cần Krishnamurti bảo bạn rằng không thầy nào được cần, bạn sẽ biết điều đó. Thế thì bạn sẽ không cần bất kì giáo huấn Thiền nào để bảo bạn vứt kinh sách và đốt chúng, bạn đã đốt chúng rồi.
Cho nên điều tốt là tiến lên cùng với thầy, với hệ thống, với kĩ thuật - nhưng là trung thực đi. Khi tôi nói là trung thực tôi ngụ ý rằng bạn phải làm bất kì cái gì bạn có thể làm được với thầy, để cho nếu cái gì đó xảy ra, nó xảy ra. Nếu không cái gì xảy ra, thế thì bạn có thể kết luận rằng đây không phải là con đường dành cho bạn và bạn có thể đi một mình.
Xem tiếp Chương 77 - Quay về Mục lục Tập 4 - Quay về Mục lục Toàn tập
..............................
0 Đánh giá