Chương 80. Tất cả và không cái gì ngụ ý cùng điều (Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 4 - Osho)

Chương 80. Tất cả và không cái gì ngụ ý cùng điều (Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 4 - Osho)

Price:

Read more

Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 4 - Osho

Sách về các Bí mật: Bình luận mới

Chương 80. Tất cả và không cái gì ngụ ý cùng điều


Câu hỏi thứ nhất:

Thầy đã nói rằng thực sự không có ai bên trong chúng tôi, chỉ có hư không, trống rỗng, nhưng thế thì tại sao thầy thường gọi nó là hiện hữu, trung tâm?

Hiện hữu hay vô hiện hữu, hư không hay tất cả - chúng có vẻ mâu thuẫn nhưng chúng cả hai ngụ ý cùng một điều. Tất cả và hư không ngụ ý cùng một điều. Trong các từ điển chúng là đối lập nhưng trong sự sống chúng không đối lập. Không người nào hiểu. Nhìn vào nó theo cách này: nếu tôi nói rằng tôi yêu tất cả, hay nếu tôi nói rằng tôi không yêu người nào, nó ngụ ý cùng điều. Nếu tôi yêu ai đó, chỉ thế thì có khác biệt. Nếu tôi yêu tất cả, điều đó ngụ ý cùng điều như tôi không yêu người nào. Thế thì không có khác biệt. Khác biệt bao giờ cũng trong mức độ, tương đối. Và đây là hai cực đoan, chúng không có mức độ: toàn bộ và không, không có mức độ. Cho nên bạn có thể gọi toàn bộ là không, hay bạn có thể gọi không là toàn bộ. Đó là lí do tại sao một số người chứng ngộ đã gọi không gian bên trong là trống rỗng, sunya, rỗng không, hư không, vô hiện hữu, anatta - và một số người đã gọi nó là hiện hữu bên trong, hiện hữu tuyệt đối, brahma, atma, cái ngã tối cao. Đây là hai cách để mô tả nó. Một cách là khẳng định, cách kia là phủ định. Hoặc bạn phải bao hàm tất cả hoặc phải loại trừ tất cả - bạn không thể mô tả nó bằng bất kì thuật ngữ nào mà có tính tương đối. Thuật ngữ tuyệt đối được cần tới. Cả hai cực mâu thuẫn là các thuật ngữ tuyệt đối.

Nhưng đã từng có một số người chứng ngộ vẫn còn im lặng toàn bộ. Họ đã không gọi nó là bất kì cái gì, vì bất kì cái gì bạn gọi nó - dù bạn gọi nó là hiện hữu hay vô hiện hữu - khoảnh khắc bạn cho nó cái tên, thuật ngữ, lời, bạn đã làm sai đi, vì nó bao hàm cả hai.

Chẳng hạn, nếu bạn nói, "Thượng đế là sự sống động," hay "Thượng đế là sống," nó là vô nghĩa, vì thế thì ai sẽ là chết? Ngài bao hàm tất cả. Ngài phải có chết trong ngài đầy đủ như sống, bằng không chết sẽ thuộc vào ai? Và nếu chết thuộc vào ai đó khác và sống thuộc vào Thượng đế - thế thì có hai Thượng đế, và thế thì sẽ có nhiều vấn đề mà không thể giải được. Thượng đế phải là cả hai sống và chết. Thượng đế phải là cả hai người sáng tạo và người phá huỷ. Nếu bạn nói Thượng đế là người sáng tạo, thế thì ai là người phá huỷ? Nếu bạn nói Thượng đế là thiện, thế thì ai sẽ là ác? Vì khó khăn này, người Ki tô giáo, người Hoả giáo, và nhiều tôn giáo khác đã tạo ra Quỉ sóng đôi cùng Thượng đế, vì quỉ sẽ thuộc về ai? Họ đã tạo ra Quỉ. Nhưng chẳng cái gì được giải quyết - vấn đề chỉ bị đẩy lùi lại một bước vì thế thì người ta có thể hỏi một cách rất có liên quan, "Ai đã tạo ra Quỉ?" Nếu bản thân Thượng đế tạo ra Quỉ, thế thì ngài chịu trách nhiệm. Và nếu Quỉ là cái gì đó độc lập, không liên quan tới Thượng đế, thế thì bản thân nó trở thành Thượng đế, quyền năng tối cao. Và nếu Thượng đế đã không tạo ra Quỉ, làm sao Thượng đế có thể tiêu diệt được Quỉ? Điều đó là không thể được. Những nhà thượng đế học liên tục cho những câu trả lời nào đó cho câu hỏi nhưng câu trả lời lại tạo ra nhiều câu hỏi hơn.

Thượng đế đã tạo ra Adam, thế rồi Adam trở thành xấu. Anh ta bị đuổi ra. Anh ta đã không vâng lời Thượng đế và anh ta đã bị đuổi khỏi thế giới trên trời. Người ta đã hỏi đi hỏi lại, và có liên quan, tại sao Adam trở thành xấu? Khả năng này phải đã được tạo ra bởi Thượng đế trong anh ta - khả năng là xấu, là đi sai, là không vâng lời. Nếu không có khả năng này, không có xu hướng cố hữu, thế thì làm sao Adam có thể đi sai được? Thượng đế phải đã tạo ra xu hướng này. Và nếu xu hướng về xấu này đã có đó, điều khác cũng là chắc chắn: xu hướng vượt qua nó đã không mạnh thế, xu hướng tranh đấu với nó đã không mạnh thế. Xu hướng xấu là mạnh hơn. Ai đã tạo ra sức mạnh này? Không ai ngoại trừ Thượng đế có thể chịu trách nhiệm. Thế thì toàn thể sự việc dường như là trò chơi khăm. Thượng đế tạo ra Adam: ngài tạo ra xu hướng xấu trong anh ta, xu hướng xấu mạnh điều mà ngài không thể kiểm soát được; thế thì anh ta đi sai; thế thì anh ta bị phạt. Thượng đế đáng phải bị phạt chứ, không phải Adam! Hay, bạn phải chấp nhận rằng lực khác nào đó tồn tại bên cạnh cùng Thượng đế. Và lực khác đó phải mạnh hơn Thượng đế, vì cái xấu có thể cám dỗ Adam và Thượng đế không thể bảo vệ anh ta được. Quỉ có thể khơi gợi và cám dỗ và Thượng đế không thể bảo vệ được. Quỉ dường như là mạnh hơn Thượng đế.

Có một nhà thờ, mới sinh ra gần đây ở Mĩ, có tên là nhà thờ Satan, nhà thờ của Quỉ. Họ có tu sĩ cao, cũng giống như giáo hoàng của Vatican. Và họ nói rằng lịch sử chứng minh là Thượng đế thực là Quỉ. Và họ có vẻ logic. Họ nói, "Thượng đế của quí vị, Thượng đế của điều tốt, bao giờ cũng bị thua, và Quỉ bao giờ cũng là chiến thắng. Toàn thể lịch sử chứng minh điều đó. Cho nên tại sao tôn thờ Thượng đế yếu đuối, người không thể bảo vệ được cho quí vị? Tốt hơn cả là đi theo Thượng đế mạnh người có thể cám dỗ quí vị nhưng người cũng có thể bảo vệ quí vị nữa - vì ngài là mạnh hơn." Nhà thờ của Quỉ bây giờ là nhà thờ đang phát triển. Và họ dường như logic. Đây là điều lịch sử chứng minh.

Nhị nguyên này - để cứu Thượng đế khỏi cực phủ định - tạo ra vấn đề. Ở Ấn Độ chúng ta đã không tạo ra cực kia. Chúng ta nói Thượng đế là cả hai: người sáng tạo và người phá huỷ, cái tốt và cái xấu. Điều này khó quan niệm vì khoảnh khắc chúng ta nói "Thượng đế" chúng ta không thể quan niệm được ngài là xấu. Nhưng ở Ấn Độ chúng ta đã cố gắng xuyên thấu điều huyền bí sâu nhất của sự tồn tại - đó là, tính một. Bằng cách nào đó, tốt và xấu, sống và chết, âm và dương, gặp gỡ ở đâu đó, và điểm gặp gỡ đó là sự tồn tại, tính một. Bạn sẽ gọi điểm gặp gỡ đó là gì? Hoặc bạn sẽ phải dùng thuật ngữ khẳng định, hoặc thuật ngữ phủ định, vì chúng ta không có bất kì thuật ngữ nào khác. Nếu bạn dùng thuật ngữ khẳng định, thế thì bạn gọi nó là "Hiện hữu" với chữ H hoa - Thượng đế, Tuyệt đối, Brahma. Hay nếu bạn muốn dùng thuật ngữ phủ định, thế thì bạn gọi nó là niết bàn, hư không, sunya, vô hiện hữu, anatma. Cả hai đều chỉ tới cùng một điều. Nó là cả hai và hiện hữu bên trong của bạn cũng là cả hai. Đó là lí do tại sao đôi khi tôi gọi nó là hiện hữu, và đôi khi tôi gọi nó là vô hiện hữu. Nó là cả hai. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn.

Nếu khẳng định hấp dẫn bạn, thế thì gọi nó là hiện hữu. Nếu phủ định hấp dẫn bạn, thế thì gọi nó là vô hiện hữu. Điều đó tuỳ vào bạn. Bất kì cái gì cho cảm giác tốt, bất kì cái gì bạn cảm thấy sẽ cho bạn sự chín chắn, trưởng thành, tiến hoá, gọi nó là cái đó.

Có hai kiểu người: một kiểu không thể cảm thấy bất kì hấp dẫn nào với tính phủ định và kiểu người kia không thể cảm thấy bất kì hấp dẫn nào với tính khẳng định. Phật là kiểu phủ định. Ông ấy không thể cảm thấy hấp dẫn với tính khẳng định, ông ấy cảm thấy hấp dẫn với tính phủ định. Ông ấy dùng mọi thuật ngữ phủ định. Shankara không cảm thấy hấp dẫn với tính phủ định. Ông ấy nói về thực tại tối thượng theo thuật ngữ khẳng định. Cả hai nói cùng một điều. Phật gọi nó là sunya, và Shankara gọi nó là brahma. Phật gọi nó là rỗng không, hư không, và Shankara gọi nó là cái Tuyệt đối, cái Tất cả. Nhưng họ đang nói đích xác cùng một điều.

Ramanuja, một trong những người phê bình lớn nhất về Shankara, nói rằng Shankara chỉ là Phật tử ẩn kín. Ông ấy không là người Hindu, ông ấy chỉ dường như là vậy vì ông ấy dùng các thuật ngữ khẳng định. Đó là mọi khác biệt có đó. Bất kì chỗ nào Phật nói hư không, ông ấy nói brahma - mọi cái khác là như nhau. Ramanuja nói rằng Shankara là người phá huỷ lớn với Hindu giáo vì ông ấy đã mang Phật giáo vào từ cửa sau bằng việc chỉ dùng một thủ đoạn - bất kì chỗ nào thuật ngữ phủ định được dùng, ông ấy dùng thuật ngữ khẳng định, có vậy thôi. Ông ấy gọi Shankara là một "prachanna-bouddha", một phật tử mật. Và ông ấy là đúng theo cách nào đó vì không có khác biệt. Thông điệp là cùng một điều.

Cho nên nó là tuỳ vào bạn. Nếu bạn cảm thấy hấp dẫn với im lặng, hư không, thế thì gọi hiện hữu lớn đó là Trống rỗng. Nếu bạn không cảm thấy hấp dẫn, nếu bạn cảm thấy sợ, thế thì gọi trống rỗng đó là Hiện hữu lớn. Nhưng thế thì kĩ thuật của bạn sẽ khác. Nếu bạn cảm thấy sợ trống rỗng, một mình, hư không, thế thì bốn kĩ thuật tôi nói tới đêm qua sẽ không dùng được gì mấy cho bạn. Quên chúng đi. Có các phương pháp khác về nó tôi đã nói tới rồi. Dùng các kĩ thuật khẳng định đi.

Nhưng nếu bạn sẵn sàng và có dũng cảm để không có hỗ trợ, để đi vào trong trống rỗng, một mình, sẵn sàng dừng lại hoàn toàn, thế thì bốn kĩ thuật này sẽ giúp bạn vô cùng. Nó tuỳ vào bạn.

Câu hỏi thứ hai:

Nếu có trống rỗng tuyệt đối bên trong người chứng ngộ, thế thì làm sao có chuyện người đó dường như là làm các quyết định, phân biệt, thích cái này hay không thích cái kia, nói có hay không?

Điều này sẽ thực sự có vẻ ngược đời. Nếu người chứng ngộ đơn giản là trống rỗng, thế thì với chúng ta điều đó trở thành ngược đời. Thế thì tại sao ông ấy nói có hay không? Tại sao ông ấy chọn? Tại sao ông ấy thích những thứ nào đó và không thích những thứ khác? Tại sao ông ấy nói? Tại sao ông ấy bước đi? Tại sao ông ấy sống chút nào?

Với chúng ta đây là vấn đề; nhưng với người chứng ngộ nó không phải là vấn đề. Mọi thứ được làm từ trống rỗng.

Người chứng ngộ không chọn lựa. Nó có vẻ như chọn lựa với chúng ta nhưng người chứng ngộ đơn giản đi theo một hướng - hướng đó tới từ bản thân trống rỗng.

Nó giống thế này. Bạn đang bước đi. Đột nhiên một chiếc xe tới trước bạn và bạn cảm thấy rằng tai nạn sẽ xảy ra. Bạn không quyết định làm gì. Bạn có quyết định không? Làm sao bạn có thể quyết định được? Không có thời gian. Quyết định sẽ cần thời gian. Bạn sẽ phải trầm tư và suy nghĩ, cân nhắc ủng hộ và chống đối, quyết định liệu nhảy theo cách này hay cách nọ. Bạn không quyết định. Bạn đơn giản nhảy. Từ đâu cú nhảy đó tới? Giữa nhảy và bạn không có quá trình suy nghĩ. Đột nhiên bạn trở nên nhận biết rằng chiếc xe ở trước bạn và bạn nhảy. Cú nhảy xảy ra trươc hết. Thế rồi về sau bạn có thể nghĩ. Trong khoảnh khắc đó bạn nhảy qua sự vội vã; toàn thể con người bạn nhảy mà không có bất kì quyết định nào.

Nhớ, quyết định bao giờ cũng là một phần, nó không bao giờ có thể là của toàn thể. Quyết định ngụ ý rằng có xung đột. Một phần của con người bạn đã nói, "Làm cái này," phần khác nói, "Không làm cái này." Đó là lí do tại sao quyết định được cần. Bạn phải quyết định, tranh cãi, và một phần phải bị đẩy sang bên. Đó là điều quyết định ngụ ý. Khi tính toàn bộ của bạn có đó, không có nhu cầu quyết định. Không có phương án nào. Người chứng ngộ là toàn bộ bên trong bản thân người đó, trống rỗng toàn bộ. Cho nên bất kì cái gì tới, nó tới từ tính toàn bộ của người đó, không từ bất kì quyết định nào. Nếu người đó nói "có" đó không phải là chọn lựa: không có "không" để được chọn, không có phương án nào. "Có" là đáp ứng của con người toàn bộ của người đó. Nếu người đó nói "không", thế thì "không" là đáp ứng của con người toàn bộ của người đó. Đó là lí do tại sao người chứng ngộ không bao giờ có thể hối hận. Bạn bao giờ cũng hối hận. Bất kì cái gì bạn làm, nó không tạo ra khác biệt - bất kì cái gì bạn làm, bạn sẽ hối hận. Nếu bạn muốn cưới người đàn bà, nếu bạn quyết định "có", bạn sẽ hối hận, nếu bạn quyết định "không", bạn sẽ hối hận. Vì bất kì cái gì bạn quyết định đều là quyết định một phần, phần kia bao giờ cũng chống lại. Nếu bạn quyết định, "Có, tôi sẽ cưới người đàn bà này," một phần con người bạn đang nói, "Không làm điều này, mình sẽ hối hận." Bạn không là toàn bộ.

Khi khó khăn nảy sinh... Chúng nhất định nảy sinh vì khi hai người khác nhau bắt đầu sống cùng nhau, khó khăn nhất định nảy sinh. Sẽ có xung đột, sẽ có vật lộn để chi phối, sẽ có chính trị quyền lực. Thế thì phần kia sẽ nói, "Trông đấy! Mình đã nói gì? Mình đã nhấn mạnh rằng mình phải không làm điều này, và mình đã làm nó." Nhưng điều đó không ngụ ý rằng nếu bạn đã đi theo phần kia, thì chắc đã không có hối hận. Không! Hối hận chắc sẽ có đó, vì thế thì bạn chắc đã cưới người đàn bà khác nào đó, và xung đột và vật lộn chắc đã xảy ra. Thế thì phần kia chắc tiếp tục nói, "Mình đã bảo cưới người đàn bà đầu rồi. Mình đã bỏ lỡ cơ hội. Cõi trời bị mất, và mình đã cưới một địa ngục."

Bạn sẽ hối hận, dù hoàn cảnh là bất kì cái gì, vì quyết định của bạn không thể là toàn bộ. Nó bao giờ cũng chống lại một phần, và phần đó sẽ báo thù. Cho nên bất kì cái gì bạn quyết định, nếu bạn làm điều tốt bạn sẽ hối hận, nếu bạn làm điều xấu bạn sẽ hối hận. Nếu bạn làm điều tốt, thế thì tâm trí bạn, phần kia, sẽ liên tục nói rằng bạn đã bỏ lỡ cơ hội. Nếu bạn làm điều xấu, thế thì bạn sẽ cảm thấy mặc cảm. Người chứng ngộ không bao giờ hối hận. Thực sự ông ấy không bao giờ nhìn lại sau. Không có gì để nhìn lại sau. Bất kì cái gì được làm đều được làm với tính toàn bộ của ông ấy.

Cho nên điều đầu tiên cần được hiểu là ở chỗ ông ấy không bao giờ chọn lựa. Chọn lựa xảy ra với trống rỗng của ông ấy; ông ấy không bao giờ quyết định. Điều đó không có nghĩa là ông ấy là lưỡng lự. Ông ấy tuyệt đối có tính quyết định, nhưng ông ấy không bao giờ quyết định. Cố hiểu tôi đi. Quyết định xảy ra trong trống rỗng của ông ấy. Đây là cách toàn thể con người ông ấy hành động: không có cái gì nhiều hơn cho nó. Nếu bạn đang bước đi và một con rắn bò qua đường, bạn đột nhiên nhảy lên - có vậy thôi. Bạn không quyết định. Bạn không tư vấn thầy và người hướng dẫn. Bạn không đi tìm sách trong thư viện về phải làm gì khi rắn bò qua đường - làm nó thế nào, kĩ thuật là gì. Bạn đơn giản nhảy. Và nhớ, việc nhảy đó tới từ con người toàn bộ của bạn, nó đã không là quyết định. Con người toàn bộ của bạn đã hành động theo cách đó. Có vậy thôi. Không có gì nhiều hơn cho nó. Với bạn dường như là người chứng ngộ đang chọn lựa, quyết định, phân biệt, vì bạn đang làm điều đó mọi khoảnh khắc. Và bạn không thể hiểu được cái gì đó mà bạn đã không biết chút nào. Người chứng ngộ tình cờ làm các thứ mà không có bất kì quyết định nào, không có bất kì nỗ lực nào, không có bất kì chọn lựa nào - người đó là vô chọn lựa. Nhưng điều đó không có nghĩa là nếu bạn đưa cho người đó thức ăn và đá, người đó sẽ bắt đầu ăn đá. Người đó sẽ ăn thức ăn. Với bạn việc đó sẽ có vẻ dường như người đó đã quyết định không ăn đá, nhưng người đó đã không quyết định. Điều đó đơn giản là ngu xuẩn. Nó không xảy ra cho người đó. Người đó ăn thức ăn. Đây không phải là quyết định - chỉ kẻ ngốc sẽ quyết định liệu ăn đá hay thức ăn. Tâm trí ngu xuẩn quyết định; tâm trí chứng ngộ đơn giản hành động. Và tâm trí càng tầm thường, nỗ lực càng phải được làm để quyết định.

Đó là điều lo nghĩ nghĩa là gì. Lo nghĩ là gì? Có hai phương án và không có cách nào để quyết định giữa chúng - và tâm trí cứ nghĩ mãi, khoảnh khắc này phía bên này, khoảnh khắc khác phía bên kia. Đây là điều lo nghĩ là gì. Lo nghĩ ngụ ý bạn phải quyết định và bạn đang cố quyết định, nhưng bạn không thể quyết định được. Cho nên bạn lo nghĩ, bị phân vân, đi trong vòng tròn luẩn quẩn. Người chứng ngộ không bao giờ lo nghĩ. Người đó là toàn bộ. Cố hiểu điều này. Người đó không bị phân chia, người đó không bị chia chẻ, không có hai người trong người đó. Nhưng trong bạn có đám đông: không chỉ hai người, có nhiều, nhiều người đang sống trong bạn, nhiều tiếng nói, chỉ đám đông. Người chứng ngộ là sự thống nhất sâu sắc, người đó là vũ trụ. Bạn là “đa vũ trụ". Từ này "universe-vũ trụ" là hay. Nó ngụ ý một - "uni". Bạn là “đa vũ trụ”, có nhiều thế giới trong bạn.

Điều thứ hai cần được hiểu là ở chỗ bất kì cái gì bạn làm, trước khi làm nó, có suy nghĩ, ý nghĩ. Bất kì cái gì người chứng ngộ làm, không có suy nghĩ, không ý nghĩ. Người đó đang làm nó.

Nhớ, suy nghĩ được cần vì bạn không có mắt để thấy. Suy nghĩ là cái thay thế. Nó giống như người mù dò dẫm đường đi trên con đường bằng chiếc gậy. Người mù có thể hỏi những người có mắt cách họ dò dẫm, kiểu gậy nào họ dùng để dò đường trên đường. Và họ sẽ đơn giản cười; họ sẽ nói rằng họ không cần gậy. Họ có mắt. Họ đơn giản thấy cửa ra vào ở đâu, họ không cần dò dẫm tìm nó. Và họ không bao giờ nghĩ về cửa ở đâu. Họ thấy và họ đi qua nó. Nhưng người mù không thể tin được rằng bạn có thể đơn giản đi qua cửa. Đầu tiên bạn sẽ phải nghĩ về cửa ở đâu. Đầu tiên bạn sẽ phải dò hỏi. Nếu ai đó có đó bạn sẽ phải hỏi cửa ở đâu. Và cho dù hướng được cho, bạn sẽ phải dò dẫm tìm nó bằng gậy - và thế nữa có thể có nhiều cạm bẫy. Nhưng khi bạn có mắt, nếu bạn muốn đi ra, bạn đơn giản nhìn... bạn không nghĩ về cửa ở đâu, bạn không quyết định. Bạn đơn giản nhìn, cửa có đó, bạn đi qua nó. Bạn không bao giờ nghĩ rằng đây là cửa - bạn đơn giản dùng nó và bạn hành động.

Cùng điều này là tình huống với tâm trí không chứng ngộ và tâm trí chứng ngộ. Tâm trí chứng ngộ đơn giản nhìn. Mọi thứ là rõ ràng. Người đó có sự sáng tỏ. Toàn thể con người của người đó là ánh sáng. Người đó nhìn quanh và người đó đơn giản vận động, hành động - người đó không bao giờ nghĩ. Bạn phải nghĩ vì bạn không có mắt. Chỉ người mù nghĩ; họ phải nghĩ vì họ không có mắt. Họ cần cái thay thế cho mắt, và suy nghĩ cung cấp cái đó.

Tôi không bao giờ nói rằng Phật hay Mahavira hay Jesus là những nhà tư tưởng lớn. Điều đó chắc chỉ là vô nghĩa. Họ không là nhà tư tưởng chút nào. Họ là người biết, không là nhà tư tưởng. Họ có mắt, họ có thể thấy, và qua việc thấy họ hành động. Bất kì cái gì bắt nguồn từ vị Phật đều bắt nguồn từ trống rỗng, không từ tâm trí đầy với ý nghĩ. Nó đi ra từ bầu trời trống rỗng. Nó là đáp ứng của trống rỗng.

Nhưng với chúng ta điều đó là khác vì không cái gì tới chúng ta theo cách đó. Chúng ta phải nghĩ về nó. Nếu ai đó hỏi một câu hỏi, bạn phải nghĩ về nó. Và ngay cả thế bạn không bao giờ có thể chắc chắn rằng bất kì cái gì bạn nói là câu trả lời. Vị Phật trả lời; ông ấy không nghĩ. Bạn hỏi ông ấy, và trống rỗng đơn giản đáp ứng. Đáp ứng đó không phải là thứ được ngẫm nghĩ. Nó là đáp ứng toàn bộ. Con người ông ấy cư xử theo cách đó. Đó là lí do tại sao bạn không thể yêu cầu sự nhất quán từ Phật. Bạn không thể yêu cầu. Ý nghĩ có thể là nhất quán, nhà tư tưởng nhất định là nhất quán - nhưng người chứng ngộ không thể nhất quán, vì từng khoảnh khắc tình huống thay đổi. Và từng khoảnh khắc mọi sự bắt nguồn từ trống rỗng của ông ấy. Ông ấy không thể ép buộc. Ông ấy không thể nghĩ. Ông ấy không thực sự nhớ điều ông ấy đã nói hôm qua. Mọi câu hỏi đều tạo ra câu trả lời mới. Và mọi câu hỏi tạo ra đáp ứng mới. Điều đó tuỳ vào người hỏi.

Phật vào một làng. Một người hỏi, "Có Thượng đế không?" Phật nói, "Không." Đến trưa, người khác hỏi, "Có Thượng đế không?" Phật nói, "Có." Thế rồi đến tối, người thứ ba hỏi, "Có Thượng đế không?" Phật vẫn còn im lặng. Chỉ trong một ngày: sáng, không; trưa, có; tối, im lặng - chẳng có chẳng không.

Đệ tử của Phật, Anand, trở nên phân vân. Ông ấy đã nghe cả ba câu trả lời. Đến đêm khi nọi người đã đi nghỉ, ông ấy hỏi Phật, "Tôi có thể hỏi thầy một câu hỏi được không? Chỉ trong một ngày thầy đã trả lời một câu hỏi theo ba cách, không chỉ khác nhau, mà mâu thuẫn. Tâm trí tôi bị thách đố. Tôi không thể ngủ được nếu thầy không trả lời. Thầy ngụ ý gì? Buổi sáng thầy nói có, buổi trưa, không, buổi tối thầy vẫn còn im lặng. Và câu hỏi là một." Phật nói, "Nhưng người hỏi là khác. Và làm sao những người hỏi khác nhau hỏi cùng câu hỏi được?" Điều này thực hay, rất sâu. Ông ấy nói, "Làm sao những người hỏi khác nhau hỏi cùng câu hỏi được? Câu hỏi bắt nguồn từ con người, nó là sự trưởng thành. Nếu con người là khác, làm sao câu hỏi có thể là một được? Buổi sáng khi ta nói có, người đã hỏi là người vô thần. Người đó đã tới để có được xác nhận của ta rằng không có Thượng đế. Và ta không thể xác nhận quan điểm vô thần của anh ta được, vì anh ta đang khổ vì nó. Và vì ta không thể là một phần trong khổ của anh ta, và ta muốn giúp anh ta, ta đã nói, "Vâng, Thượng đế tồn tại." Đó là cách ta cố phá huỷ cái gọi là quan điểm vô thần của anh ta. Buổi trưa, khi người khác có đó, anh ta là người hữu thần và anh ta khổ qua quan điểm hữu thần của anh ta. Ta không thể nói có cho anh ta được vì điều đó chắc sẽ là việc xác nhận - điều mà vì nó anh ta đã tới. Thế thì anh ta chắc sẽ đi và nói, 'Vâng, bất kì cái gì tôi đã nói đều đúng. Ngay cả Phật cũng nói vậy.' Và người này là sai. Ta không thể giúp cho người sai trong cái sai của anh ta cho nên ta phải nói không để phá huỷ bất kì cái gì anh ta đang là vậy, để làm tan tành tâm trí anh ta. Và người tới lúc buổi tối không là cả hai. Anh ta là người đơn giản, hồn nhiên và anh ta không đòi hỏi bất kì xác nhận nào. Anh ta không có ý thức hệ; anh ta thực sự là người tôn giáo. Cho nên ta phải im lặng. Ta đã nói cho anh ta, "Im lặng về câu hỏi này đi. Không nghĩ về nó." Nếu như ta đã nói có, điều đó chắc đã là sai vì anh ta không có đó để tìm thượng đế học. Nếu như ta đã nói không, điều đó chắc đã là sai, vì anh ta không được xác nhận trong bất kì quan điểm vô thần nào. Anh ta không quan tâm tới các ý nghĩ, các ý tưởng, các lí thuyết, học thuyết, không; anh ta là người tôn giáo thực. Làm sao ta có thể thốt ra bất kì lời nào trước anh ta? Ta phải im lặng. Anh ta đã hiểu im lặng của ta. Khi anh ta đi, tính tôn giáo của anh ta đã sâu sắc thêm."

Phật nói, "Ba người không thể hỏi cùng câu hỏi. Họ có thể phát biểu nó theo cách tương tự - đó là chuyện khác. Câu hỏi tất cả đều đã là "Thượng đế có tồn tại không?" Cách phát biểu là như nhau, nhưng con người mà từ đó những câu hỏi này tới đã là khác toàn bộ. Họ đã ngụ ý những điều khác nhau bởi nó; giá trị của họ đã là khác; liên kết của họ với lời đã là khác."

Tôi nhớ, một lần chuyện xảy ra là Mulla Nasruddin trở về nhà một buổi tối. Cả ngày anh ta đã bị cuốn vào trận đấu bóng đá. Anh ta là một fan hâm mộ. Đến tối khi anh ta đi vào nhà, vợ anh ta đang đọc báo, và cô ấy nói, "Trông này, Nasruddin, có cái gì đó dành cho anh đấy. Người ta tường trình ở đây rằng một người đàn ông đã cho đi vợ mình để đổi lấy chiếc vé xem các trận đá bóng cả mùa vụ. Anh cũng là một người hâm mộ, người hâm mộ điên cuồng, nhưng em không thể quan niệm được rằng anh sẽ làm cùng điều đó. Hay anh sẽ làm? Anh có thể đổi em để lấy vé mùa vụ xem các trận đá bóng không?"

Nasruddin nghĩ lung lắm, và thế rồi anh ta nói, "Tất nhiên anh sẽ không đổi đâu - vì điều đó là nực cười và tội phạm. Mùa bóng đã qua quá nửa rồi."

Mọi tâm trí đều có khuynh hướng riêng của nó. Bạn có thể dùng cùng lời nhưng bởi vì bạn là khác, những lời đó không thể là như nhau.

Thế rồi Phật nói điều khác, và điều đó thậm chí còn ý nghĩa hơn. Ông ấy nói, "Anand, sao ông bị rối trí? Ông đã không là người tham dự. Ông đáng không nên nghe, vì không một câu trả lời nào được trao cho ông. Ông đáng phải vẫn còn dửng dưng, bằng không ông sẽ phát điên. Đừng đi cùng ta vì ta sẽ được tham gia với nhiều, nhiều kiểu người. Và nếu ông lắng nghe mọi thứ mà không được nói cho ông, ông sẽ bị lẫn lộn và điên. Ông cứ bỏ lại ta đi. Bằng không, nhớ lắng nghe chỉ khi ta nói cho ông; vào những lúc khác đừng nghe. Bất kì cái gì ta nói không phải là việc của ông. Nó đã không được nói cho ông và nó đã không là câu hỏi của ông chút nào. Cho nên tại sao ông phải lo nghĩ? Ông không có liên quan. Ai đó hỏi, ai đó khác đáp. Tại sao ông lo nghĩ không cần thiết về nó? Nếu ông có cùng câu hỏi, hỏi đi, và thế thì ta sẽ trả lời. Nhưng nhớ, câu trả lời của ta không phải là dành cho câu hỏi, mà dành cho người hỏi. Ta đáp ứng. Ta nhìn vào người này, ta thấy qua người này, người này trở thành trong suốt - và đây là đáp ứng của ta. Câu hỏi là không liên quan; người hỏi là có liên quan."

Bạn không thể hỏi về sự nhất quán từ người đã chứng ngộ. Chỉ người không chứng ngộ, dốt nát có thể nhất quán, vì họ không có cái nhìn. Họ chỉ đi theo ý tưởng nào đó. Họ mang các ý tưởng chết, nhất quán. Trong cả đời mình họ sẽ mang cái gì đó và họ sẽ vẫn còn nhất quán với nó. Họ không ngu, đó là lí do tại sao họ có thể vẫn còn nhất quán. Họ không sống động. Họ chết. Tính sống động không thể nhất quán. Điều đó không có nghĩa rằng nó là sai - tính sống động là nhất quán, nhưng rất sâu, không trên bề mặt. Phật là nhất quán trong cả ba câu trả lời, nhưng nhất quán của ông ấy không phải trong câu trả lời - nhất quán của ông ấy là trong nỗ lực để giúp đỡ. Ông ấy muốn giúp đỡ người thứ nhất. Ông ấy muốn giúp đỡ người thứ hai. Ông ấy muốn giúp đỡ người thứ ba. Với cả ba người, từ bi có đó, yêu có đó. Ông ấy muốn giúp họ - đó là nhất quán của ông ấy. Nhưng nó là dòng chảy sâu. Lời của ông ấy là khác, câu trả lời của ông ấy là khác, nhưng từ bi của ông ấy là một.

Cho nên khi người chứng ngộ nói, trả lời, câu trả lời đó là đáp ứng toàn bộ của trống rỗng của ông ấy, của con người của ông ấy. Ông ấy vọng lại bạn, ông ấy phản xạ bạn, ông ấy là chiếc gương. Ông ấy không có mặt của riêng ông ấy. Mặt của ông ấy được phản chiếu trong tâm ông ấy. Cho nên nếu một kẻ ngốc tới gặp Phật, người đó sẽ gặp kẻ ngốc - Phật chỉ là chiếc gương. Và người đó sẽ đi và lan truyền tin đồn rằng Phật là kẻ ngốc. Người đó đã thấy bản thân mình trong Phật. Nếu ai đó nhạy cảm, hiểu biết, chín chắn, trưởng thành, đến gặp, người đó sẽ thấy cái gì đó khác trong Phật: người đó sẽ thấy mặt riêng của mình. Không có cách khác - bạn liên tục soi gương trong những người là trống rỗng toàn bộ. Thế thì bất kì cái gì bạn mang đều là diễn giải của bạn.

Điều được nói trong kinh sách cổ là khi bạn đi tới người chứng ngộ, vẫn còn im lặng toàn bộ đi. Không nghĩ, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ ông ấy. Chỉ vẫn còn im lặng. Không nghĩ. Hấp thu ông ấy, nhưng không cố hiểu ông ấy qua cái đầu của bạn. Hấp thu ông ấy, uống ông ấy, cho phép toàn bộ con người bạn là mở với ông ấy, để ông ấy đi vào bên trong bạn, nhưng không nghĩ về ông ấy - vì nếu bạn nghĩ, thế thì tâm trí bạn sẽ bị vọng lại. Để toàn bộ con người bạn được tắm trong sự hiện diện của ông ấy. Chỉ thế thì bạn sẽ có thoáng nhìn về kiểu hiện hữu gì, kiểu hiện tượng gì bạn đã đi vào tiếp xúc với. Nhiều người đã tới Phật. Họ tới và đi. Họ mang ý kiến riêng của họ, và họ đi ra và họ lan toả ý kiến của họ. Rất ít người, thực sự rất ít người, đã hiểu - và đó là cách nó phải vậy, vì bạn chỉ có thể hiểu tương ứng với bạn. Nếu bạn sẵn sàng tan chảy và thay đổi và được biến đổi, chỉ thế thì bạn có thể hiểu người chứng ngộ là gì, hiện hữu chứng ngộ là gì.

Câu hỏi thứ ba:

Thầy đã nói rằng tiếng ồn và rối loạn không phải là ở bên ngoài trong thế giới, mà vì tâm trí và bản ngã riêng của chúng tôi. Nhưng tại sao các thánh nhân và nhà huyền bí bao giờ cũng sống trong chỗ không ồn ào, không chen chúc?

Vì họ vẫn chưa là thánh nhân và nhà huyền bí. Họ vẫn nỗ lực, vẫn làm việc. Họ là người tìm kiếm, không là siddhas. Họ đã không đạt tới. Tiếng ồn sẽ quấy rối họ, đám đông sẽ quấy rối họ. Đám đông sẽ kéo họ trở lại mức riêng của nó. Họ vẫn còn yếu, họ cần bảo vệ. Họ vẫn không tự tin. Họ không thể đi vào trong cám dỗ. Họ phải bảo vệ bản thân họ trong sự đơn độc cô đơn, nơi họ có thể phát triển và trở thành mạnh. Khi họ mạnh sẽ không có vấn đề gì. Mahavir đã đi vào trong chỗ hoang dã. Trong mười hai năm ông ấy đã một mình, im lặng, không nói, không đi vào các làng mạc hay thành phố. Thế rồi ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Thế rồi ông ấy quay lại thế giới. Phật đã trong im lặng toàn bộ trong sáu năm. Thế rồi ông ấy đã quay lại thế giới. Jesus hay Mohammed, hay bất kì người nào - khi họ đang phát triển, họ cần các hoàn cảnh được bảo vệ. Khi họ đã phát triển, thế thì không có vấn đề gì.

Cho nên nếu bạn thấy một nhà huyền bí sợ đi vào đám đông, thế thì biết rõ rằng ông ấy vẫn còn là đứa trẻ, đang phát triển. Bằng không tại sao nhà huyền bí phải sợ việc đi vào trong đám đông? Không cái gì có thể được làm cho người đó bởi đám đông, bởi tiếng ồn, bởi thế giới, bởi các vật thể của thế giới. Với mọi sự điên khùng này quanh người đó, không cái gì có thể được làm cho người đó. Người đó không thể bị đụng chạm. Người đó có thể đi và người đó có thể sống - bất kì chỗ nào nó xảy ra cho trống rỗng của người đó để sống, người đó có thể sống.

Nhưng lúc ban đầu điều tốt là ở một mình, là ở trong môi trường bao quanh hài hoà, tự nhiên. Cho nên nhớ, đừng nghĩ rằng vì bạn sống trong Bombay ồn ào, bạn là nhà huyền bí, hay bạn đã lớn lên và trở thành một siddha. Nếu bạn muốn trưởng thành đôi khi bạn cũng sẽ phải đi, trong một thời hạn nào đó, vào trong đơn độc - ra khỏi đám đông, ra khỏi những mối quan tâm của thế giới, những quan hệ của thế giới, các vật thể của thế giới - vào trong một chỗ như vậy, nơi bạn có thể là một mình và không bị người khác quấy rầy. Như bạn bây giờ bạn có thể bị làm rối, nhưng một khi bạn có sức mạnh, một khi bạn có quyền năng bên trong, một khi bạn được kết tinh và bạn biết rằng bây giờ không người nào có thể làm tan vỡ trung tâm bên trong của bạn, bạn có thể đi bất kì chỗ nào. Thế thì toàn thế giới là đơn độc. Thế thì bất kì chỗ nào bạn hiện hữu đều là nơi hoang dã. Thế thì không gian im lặng đi cùng bạn vì bạn là người sáng tạo ra nó. Thế thì quanh bạn, bạn tạo ra im lặng bên trong riêng của bạn, và bất kì chỗ nào bạn đi, bạn ở trong im lặng. Không ai có thể xuyên vào im lặng đó. Không ồn ào nào có thể gây rối được nó.

Nhưng chừng nào việc kết tinh còn chưa xảy ra, đừng tin rằng bạn sẽ không bị quấy rối. Bạn bị quấy rối, dù bạn biết nó hay không biết nó. Thực sự, bạn bị quấy rối tới mức bạn không thể biết nó. Bạn đã trở nên quen với rối loạn. Mọi dây thần kinh đều dễ cáu bẳn; bạn liên tục bị gây rối. Ngay bây giờ bạn không cảm thấy rối loạn - để cảm thấy rối loạn đôi khi bạn cần không bị quấy rối. Chỉ thế thì bạn có thể cảm thấy nó trong tương phản. Bạn liên tục bị làm rối nhưng bạn đã trở nên quen với nó, có thói quen với nó. Bạn nghĩ đây là cách cuộc sống là vậy. Chắc sẽ là tốt nếu bạn đi lên Himalayas trong thời gian nào đó. Chắc sẽ là tốt để đi vào làng xa xôi nào đó, rừng hẻo lánh, và ở một mình trong im lặng vài ngày - dường như toàn thể nhân loại đã biến mất. Thế rồi quay lại Bombay. Thế thì bạn sẽ biết bạn đã từng sống trong rối loạn nào. Bạn sẽ đột nhiên bị rối loạn. Bây giờ bạn có tương phản. Bạn có âm nhạc bên trong, bây giờ nó bị tan nát. Với người tìm kiếm, đơn độc là tốt; với siddhas nó là không liên quan.

Và có hai kiểu người sai. Với kiểu thứ nhất, nếu bạn nói với họ rằng chính họ bị quấy rối, tình huống là không liên quan, thế thì họ sẽ không bao giờ đi vào trong đơn độc để có thoáng nhìn về im lặng là gì. Thế thì họ sẽ vẫn còn ở đây và họ sẽ nói, "Không cái gì quấy rối chúng tôi. Nó thực sự là chúng tôi, không phải các thứ bao quanh. Cho nên chúng tôi vẫn còn ở đây." Và họ bị quấy rối nhưng lí thuyết của họ sẽ trở thành việc hợp lí hoá. Thế rồi có những người khác, kiểu người sai khác, người mà, nếu bạn bảo họ đi vào im lặng, vào cô độc, vì điều đó sẽ giúp đỡ, họ sẽ đi - nhưng thế thì họ sẽ không bao giờ quay lại. Thế thì nó trở thành việc nghiện và họ sẽ vẫn còn yếu mãi mãi, họ bao giờ cũng sẽ cảm thấy sợ quay lại thế giới. Thế thì đơn độc của họ đã không là sự giúp đỡ; thay vì thế, nó đã trở thành cản trở. Họ không mạnh hơn qua nó, họ đã trở thành yếu hơn. Bây giờ họ không thể đi vào trong thế giới được. Cả hai kiểu này đều sai.

Là kiểu thứ ba đi, chính là kiểu đúng. Lúc ban đầu, biết rõ rằng bạn bị quấy rối bởi hoàn cảnh; cho nên đôi khi thử, xoay xở, đi ra khỏi chúng. Thế rồi khi bạn ở ngoài chúng, dù bạn đạt tới bất kì im lặng nào, đem nó trở lại hoàn cảnh của bạn và thử bảo tồn nó. Nếu bạn có thể bảo tồn nó trong hoàn cảnh, chỉ thế thì lí thuyết này sẽ trở thành kinh nghiệm. Thế thì bạn biết rằng không cái gì quấy rối. Thế thì bạn biết chính bạn bị quấy rối hay không bị quấy rối một cách tối thượng. Nhưng làm nó thành kinh nghiệm đi - chỉ như lí thuyết, nó là vô dụng.

Câu hỏi thứ tư:

Nhận ra tâm thức càn khôn trên thế gian, và siêu việt trên thân thể là một điều. Nhưng làm sao những người đã nhận ra biết chắc rằng tâm thức này là vĩnh hằng và sẽ còn lại sau cái chết của thân thể?

Điều đầu tiên là họ không bận tâm về nó. Họ không lo nghĩ về liệu nó sẽ vẫn còn hay không Chính bạn bị lo nghĩ. Họ không nghĩ về khoảnh khắc tiếp. Kiếp sau là không liên quan; ngay cả ngày hôm sau, khoảnh khắc sau, không phải là vấn đề bận tâm. Chính bạn bao giờ cũng hỏi về cái gì đó trong tương lai, cái gì đó của tương lai. Tại sao? Vì hiện tại của bạn chỉ là trống rỗng, hiện tại của bạn chỉ là hư không, hiện tại của bạn bị mục ruỗng, hiện tại của bạn là khổ tới mức bạn có thể chịu đựng nó chỉ nếu bạn liên tục nghĩ về tương lai và thiên đường và kiếp phía trước. Chỉ ở đây và bây giờ không phải là sống cho nên bạn ném tâm trí bạn vào tương lai chỉ để trốn khỏi hiện tại, hiện tại xấu xí. Người đã nhận ra là ở đây và bây giờ, sống động toàn bộ. Mọi điều có thể xảy ra đã xảy ra. Không có tương lai cho nó. Liệu chết có sẽ giết người đó hay không thì không phải là mối quan tâm chút nào. Nó là cùng một điều. Liệu người đó biến mất hay còn lại, điều đó không tạo ra khác biệt gì. Khoảnh khắc này là giầu có thế, tuyệt đối giầu có thế, khoảnh khắc này là mãnh liệt tới mức toàn thể con người của người đó là ở đây và bây giờ.

Anand đã hỏi đi hỏi lại Phật, "Cái gì sẽ xảy ra cho thầy khi thân thể thầy chết?" Và Phật nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại, "Anand, sao ông quan tâm thế về tương lai? Sao ông không nhìn vào ta, vào điều đang xảy ra bây giờ?" Nhưng lần nữa, sau vài ngày, ông ấy sẽ hỏi, "Cái gì xảy ra cho người chứng ngộ khi thân thể ông ấy chết?" Anand sợ về bản thân ông ấy. Ông ấy sợ. Ông ấy biết rằng khi thân thể chết không có khả năng nào làm sống lại nó, không có khả năng nào còn lại, không có khả năng nào của hiện hữu. Và ông ấy đã không đạt tới bất kì cái gì. Ánh sáng sẽ chỉ tắt đi - nó đã là thứ vô tích sự. Nếu điều đó xảy ra mà không có việc đạt tới bất kì cái gì của ông ấy, ông ấy sẽ đơn giản biến mất. Cho nên toàn thể sự việc trở thành vô nghĩa, toàn thể khổ là vô nghĩa, chẳng dẫn tới đâu. Ông ấy đã quan tâm; ông ấy muốn biết liệu cái gì đó có còn sống sót sau thân thể không. Nhưng Phật nói, "Ta ở đây và bây giờ. Cái gì sẽ xảy ra trong tương lai không phải là mối quan tâm chút nào."

Cho nên điều thứ nhất là ở chỗ người đã nhận ra, không bị bận tâm. Đó là một trong những dấu hiệu của người đã nhận ra - người đó không bị bận tâm bởi tương lai.

Và điều thứ hai - bạn đã hỏi, làm sao người đó biết chắc? Tri thức bao giờ cũng là chắc chắn. Chắc chắn là cố hữu, bản chất với tri thức. Bạn bị đau đầu. Tôi có thể hỏi bạn, "Làm sao bạn có thể nói chắc chắn rằng bạn bị đau đầu?" Bạn sẽ nói, "Tôi biết." Tôi có thể hỏi, "Nhưng làm sao bạn chắc rằng tri thức của bạn là đúng và không sai?" Nhưng không ai hỏi những câu hỏi vô nghĩa thế. Khi đau đầu có đó, nó có đó - bạn biết nó. Tri thức về bản chất là chắc chắn. Khi một người được chứng ngộ, người đó biết người đó được chứng ngộ; người đó biết rằng người đó không là thân thể này; người đó biết rằng bên trong người đó chỉ là không gian bao la. Và không gian không thể chết. Mọi vật có thể chết, không gian không thể chết.

Nghĩ về căn phòng này. Chúng ta có thể phá huỷ toà nhà này, "vùng rừng" này, nhưng chúng ta không thể phá huỷ được tính không gian của căn phòng này. Bạn có thể phá huỷ nó được không? Tường có thể bị phá huỷ, nhưng chúng ta đang ngồi đây trong khoảng không, không gian. Tường có thể bị phá huỷ, nhưng làm sao bạn có thể phá huỷ được tính chất căn phòng này - không phải tường, mà là cái không gian ở đây? Toàn thể vùng rừng có thể biến mất - nó sẽ biến mất một ngày nào đó - nhưng không gian này sẽ còn lại. Thân thể bạn sẽ biến mất và vì bạn không biết không gian bên trong, bạn sợ. Bạn muốn biết nó cho chắc. Nhưng người chứng ngộ biết rằng người đó là không gian này - không là thân thể, không là tường, nhưng là không gian bên trong. Tường sẽ mất đi, chúng đã mất đi nhiều lần rồi, nhưng không gian bên trong sẽ vẫn còn lại. Nó là cái gì đó người đó phải tìm ra bằng chứng cho nó, nó là tri thức tức khắc của người đó. Người đó biết nó, có vậy thôi. Tri thức về bản chất là chắc chắn.

Nếu tri thức của bạn là không chắc chắn, thế thì nhớ nó không là tri thức. Mọi người tới tôi và họ nói, "Thiền của chúng tôi đang diễn ra rất tốt. Chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc." Và thế rồi đột nhiên họ hỏi tôi, "Thầy nói gì về điều đó? Hạnh phúc của chúng tôi có thực sự có đó không? Chúng tôi có thực sự hạnh phúc không?" Họ hỏi tôi đấy! Họ không chắc chắn về hạnh phúc của họ. Đây là kiểu tri thức gì? Họ đơn giản giả vờ. Nhưng họ không thể lừa được bản thân họ. Họ đang suy nghĩ, họ đang hi vọng, họ đang ước ao - nhưng họ không hạnh phúc. Bằng không cần gì hỏi tôi? Tôi sẽ không bao giờ đi hỏi bất kì người nào liệu tôi có hạnh phúc hay khôngt. Sao tôi phải hỏi? Nếu tôi hạnh phúc, tôi hạnh phúc. Nếu tôi không hạnh phúc, tôi không hạnh phúc. Người nào khác có thể cho bằng chứng về nó? Nếu tôi không thể là nhân chứng, ai sẽ là nhân chứng cho tôi, và làm sao người khác có thể là nhân chứng được? Cho nên đôi khi tôi chơi trò chơi. Đôi khi tôi nói, "Vâng, bạn hạnh phúc. Bạn tuyệt đối hạnh phúc." Và họ trở nên hạnh phúc hơn chỉ bởi việc nghe tôi. Và đôi khi tôi nói, "Không, bạn chẳng biểu lộ cái gì. Không có chỉ dẫn. Bạn không hạnh phúc. Bạn ắt đã mơ." Và họ hụt hẫng, hạnh phúc của họ biến mất, họ trở nên buồn. Đây là kiểu hạnh phúc gì vậy? Chỉ bằng việc nói rằng bạn hạnh phúc nó tăng lên; và chỉ bằng việc nói rằng bạn không hạnh phúc, nó biến mất! Họ chỉ đang cố là hạnh phúc nhưng họ không hạnh phúc. Đây không phải là tri thức, đây chỉ là thoả ước. Họ hi vọng, và họ nghĩ họ có thể lừa được bản thân họ. Bằng việc nghĩ rằng họ hạnh phúc, bằng việc tin rằng họ hạnh phúc, tìm ra bằng chứng nào đó, tìm ra chứng nhận nào đó từ đâu đó rằng họ hạnh phúc, họ nghĩ rằng họ sẽ tạo ra hạnh phúc. Nó không dễ dàng thế. Khi cái gì đó xảy ra trong thế giới bên trong, bạn biết nó đã xảy ra. Bạn không cần bất kì chứng nhận nào, bạn không cần một cái nào! Chính việc tìm kiếm ai đó để phê chuẩn là trẻ con. Nó chỉ ra rằng bạn khao khát hạnh phúc, nhưng bạn đã không đạt tới nó. Bạn không biết nó. Nó đã không xảy ra cho bạn.

Người đã nhận ra bao giờ cũng chắc chắn, và khi tôi nói chắc chắn, chắc, tuyệt đối chắc, tôi không ngụ ý rằng người đó cảm thấy không chắc chắn nào đó ở đâu đó, và chống lại không chắc chắn đó, người đó cảm thấy chắc chắn - không. Người đó đơn giản chắc chắn. Không có vấn đề về không chắc chắn. Tôi đang sống động. Tôi có chắc chắn về điều đó, chắc về điều đó không? Không có vấn đề. Không có vấn đề về tính chắc chắn. Nó là tuyệt đối chắc chắn. Nó không phải được quyết định. Tôi đang sống động.

Socrates sắp chết và ai đó hỏi ông ấy, "Socrates, ông đang chết dễ dàng thế, hạnh phúc thế. Vấn đề là gì? Ông không sợ sao? Ông không hoảng sao?" Socrates nói điều rất hay. Ông ấy nói, "Chỉ hai điều là có thể sau khi tôi chết: hoặc tôi sẽ hiện hữu hoặc tôi sẽ không hiện hữu. Nếu tôi không hiện hữu, thế thì không có vấn đề gì. Không ai có đó để biết nó, để biết rằng 'Tôi không hiện hữu'. Toàn thể sự việc đơn giản biến mất. Còn nếu tôi hiện hữu ở đó, thế thì không có vấn đề gì - 'Tôi hiện hữu'. Chỉ có hai khả năng: hoặc tôi sẽ hiện hữu, hoặc tôi sẽ không hiện hữu, và cả hai đều là được. Nếu tôi hiện hữu, thế thì toàn thể sự việc tiếp tục. Nếu tôi không hiện hữu, thế thì chẳng có ai để biết, cho nên tại sao lo nghĩ?"

Ông ấy không phải là người chứng ngộ, nhưng ông ấy là người rất khôn ngoan. Nhớ, đây là khác biệt giữa người khôn ngoan và người chứng ngộ. Người khôn ngoan nghĩ sâu, xuyên thấu về mặt trí tuệ vào trong mọi thứ, và đi tới kết luận. Ông ấy là người rất khôn ngoan. Ông ấy nói rằng có hai phương án. Về mặt logic ông ấy xuyên thấu vào trong hiện tượng chết: "chỉ có hai khả năng: hoặc tôi đơn giản biến mất, tôi không còn nữa; hoặc tôi sẽ còn lại." Có phương án thứ ba nào không? Không có phương án thứ ba. Cho nên Socrates nói, "Tôi đã nghĩ về cả hai. Nếu tôi vẫn còn, thế thì chẳng có vấn đề gì để mà bị lo nghĩ. Nếu tôi không còn nữa, không có người nào để lo nghĩ. Cho nên tại sao lo nghĩ bây giờ? Tôi sẽ thấy điều xảy ra." Ông ấy không trong việc biết, ông ấy không biết cái gì sẽ xảy ra, nhưng ông ấy đã nghĩ về nó một cách rất khôn ngoan. Ông ấy không phải là phật, ông ấy là người trí thức sắc sảo nhất có thể có. Nhưng nếu bạn có thể trở nên khôn ngoan - không chứng ngộ, vì chứng ngộ không là khôn ngoan không là dốt nát, nhị nguyên đã bị siêu việt lên - ngay cả bạn có thể trở nên khôn ngoan, bạn sẽ cảm thấy được thảnh thơi; ngay cả bạn có thể trở thành khôn ngoan, bạn có thể cảm thấy rất mãn nguyện.

Nhưng khôn ngoan không phải là mục đích của Mật tông hay Yoga. Mật tông và Yoga nhắm tới siêu nhân, điểm mà khôn ngoan và dốt nát cả hai bị siêu việt lên: nơi người ta đơn giản biết và không nghĩ, nơi người ta đơn giản nhìn và nhận biết.

Câu hỏi cuối cùng:

Tôi chắc chắn muốn trở nên chứng ngộ, nhưng nếu tôi chứng ngộ, điều đó tạo ra khác biệt gì cho phần còn lại của thế giới?

Nhưng tại sao bạn lo nghĩ về phần còn lại của thế giới? Để thế giới lo nghĩ về bản thân nó đi. Và bạn đừng lo nghĩ về cái gì sẽ xảy ra cho phần còn lại của thế giới nếu bạn vẫn còn dốt nát...

Nếu bạn là dốt nát, cái gì xảy ra cho phần còn lại của thế giới? Bạn tạo ra khổ. Không phải là bạn làm ra nó một cách cố ý, bạn khổ - cho nên bất kì cái gì bạn làm, bạn gieo hạt mầm của khổ khắp xung quanh. Hi vọng của bạn là vô nghĩa; hiện hữu của bạn là có ý nghĩa. Bạn có thể nghĩ bạn đang giúp người khác - bạn cản trở họ đấy. Bạn có thể nghĩ bạn yêu người khác - bạn có thể đơn giản đang giết họ và sát hại họ. Bạn có thể nghĩ bạn đang dạy người khác, nhưng bạn có thể đơn giản đang giúp họ vẫn còn dốt nát mãi mãi - vì điều bạn hi vọng, điều bạn nghĩ, điều bạn ước, là không có ý nghĩa. Điều bạn hiện hữu mới có ý nghĩa.

Mọi ngày tôi thấy mọi người xung quanh, mọi người đang yêu lẫn nhau - nhưng họ đang giết lẫn nhau. Họ nghĩ họ đang yêu, và họ nghĩ họ đang sống vì người kia, và không có họ cuộc sống của gia đình họ, người yêu của họ, con cái họ, vợ họ, chồng họ, sẽ bị khổ - nhưng nó là khổ với họ. Và họ cố gắng theo đủ mọi cách nhưng bất kì cái gì họ làm, nó đi sai. Nó nhất định là như vậy, vì họ là sai. Làm không quan trọng gì mấy, con người từ nơi nào họ tới, từ nguồn nào, mới là quan trọng. Nếu bạn là dốt nát, bạn đang giúp cho thế giới trở thành địa ngục. Nó đã là vậy rồi. Đây là điều đã xảy ra qua bạn. Bất kì chỗ nào bạn chạm vào, bạn sẽ tạo ra địa ngục.

Nếu bạn trở nên chứng ngộ, bất kì cái gì bạn làm - hay bạn không cần làm bất kì cái gì - chỉ hiện hữu của bạn, sự hiện diện của bạn sẽ giúp đỡ người khác nở hoa, là hạnh phúc, là phúc lạc.

Nhưng điều đó không nên là mối quan tâm của bạn. Điều đầu tiên là làm sao được chứng ngộ. Bạn hỏi tôi, "Tôi muốn được chứng ngộ." Nhưng cái muốn đó dường như là rất bất lực vì ngay lập tức bạn nói "nhưng". Bất kì khi nào "nhưng" bước vào, nó phơi bầy ham muốn này là bất lực. "Nhưng điều gì sẽ xảy ra cho thế giới?" Bạn là ai? Bạn nghĩ về bản thân bạn là gì? Thế giới có phụ thuộc vào bạn không? Bạn có làm cho nó chạy không? Quản lí nó? Bạn có chịu trách nhiệm không? Sao cho bản thân bạn quan trọng nhiều thế? Sao cảm thấy quan trọng thế?

Việc cảm này là một phần của bản ngã và việc lo nghĩ này về người khác sẽ không bao giờ cho phép bạn đi tới đỉnh của việc nhận ra, vì đỉnh đó được đạt tới chỉ khi bạn bỏ mọi lo nghĩ. Và bạn hiệu quả trong tích luỹ lo nghĩ tới mức bạn đơn giản là điều kì diệu. Không chỉ tích luỹ lo nghĩ riêng của bạn, bạn liên tục tích luỹ lo nghĩ của người khác - dường như bạn là không đủ. Bạn liên tục nghĩ về người khác, và bạn có thể làm được gì? Bạn chỉ có thể nhận ngày càng nhiều lo nghĩ và điên khùng.

Tôi đã đọc nhật kí của một tổng trấn. Nhật kí của Lord Wavell. Người này dường như là rất chân thành, trung thực sâu sắc, vì một số nhận xét ông ấy nêu ra là tuyệt vời. Một nhận xét ông ấy đưa ra trong nhật kí là, "Chừng nào ba người già này, Gandhi, Jinnah, và Churchill, chưa chết, Ấn Độ sẽ trong rắc rối." Ba người này, Gandhi, Jinnah, Churchill - và ba người này đã giúp đỡ theo đủ mọi cách! Tổng trấn riêng của Churchill viết trong nhật kí rằng ba người này nên chết sớm. Và ông ấy thậm chí còn cho tuổi của họ một cách hi vọng: Gandhi, 75, Jinnah, 65, Churchill, 68. Vì ba người này là vấn đề. Bạn có thể nghĩ về Gandhi bằng tưởng tượng rằng ông ấy là vấn đề - hay Jinnah, hay Churchill không? Tất cả đều làm hết sức của họ để giải quyết vấn đề của đất nước này! Và Wavell nói rằng ba người này là vấn đề, vì cả ba đều kiêu ngạo, ương ngạnh; mọi người trong ba người này đều có chân lí tuyệt đối và hai người kia là tuyệt đối sai. Ba cái tuyệt đối này không thể gặp gỡ ở bất kì chỗ nào - hai chân lí kia đơn giản là sai. Không có vấn đề về nó.

Mọi người nghĩ dường như mình là trung tâm và người đó phải lo nghĩ về toàn thế giới, và thay đổi toàn thế giới, biến đổi toàn thế giới, tạo ra chốn không tưởng. Mọi điều bạn có thể làm chỉ là thay đổi bản thân bạn thôi. Bạn không thể thay đổi được thế giới. Bạn có thể tạo ra nhiều mối hại khi cố thay đổi nó; bạn có thể tạo ra nhiều hỗn độn hơn; bạn có thể gây hại; và bạn có thể thách đố. Thế giới đã quá thách đố rồi. Bạn có thể thách đố nó thêm và làm lẫn lộn nó thêm.

Xin để thế giới cho bản thân nó đi. Bạn chỉ có thể làm một điều thôi, và đó là, bạn có thể đạt tới im lặng bên trong, phúc lạc bên trong, ánh sáng bên trong. Nếu bạn đạt tới điều này, bạn đã giúp cho thế giới rất nhiều rồi. Chỉ bằng thay đổi một chỗ dốt nát thành ngọn lửa chứng ngộ, chỉ bằng thay đổi một người từ tối thành sáng, bạn đã thay đổi một phần của thế giới rồi. Và phần được thay đổi này sẽ có phản ứng dây chuyền riêng của nó. Phật không chết. Jesus không chết. Họ không thể chết được vì có phản ứng dây chuyền - từ ngọn đèn này, từ ngọn lửa này, ngọn lửa khác tiếp nối. Và người kế tiếp được tạo ra, và họ liên tục sống.

Nhưng nếu ánh sáng của bạn không có đó, nếu chiếc đèn của bạn không có lửa, bạn không thể giúp được bất kì người nào. Điều cơ bản thứ nhất là ở chỗ bạn phải đạt tới ngọn lửa bên trong của bạn. Thế thì người khác có thể chia sẻ. Thế thì bạn có thể nhen nhóm lên ánh sáng của người khác nữa. Thế thì nó trở thành việc kế tục. Thế thì bạn có thể biến mất khỏi thân thể nhưng ngọn lửa của bạn liên tục truyền từ tay sang tay. Cho tới vĩnh hằng nó liên tục tiếp diễn mãi. Chư phật không bao giờ chết, người chứng ngộ không bao giờ chết, vì ánh sáng của họ trở thành phản ứng dây chuyền. Và người không chứng ngộ không bao giờ sống, vì họ không thể tạo ra được bất kì dây chuyền nào, họ không có bất kì ánh sáng nào để chia sẻ, không ngọn lửa nào để nhen nhóm lên ngọn lửa của ai đó khác.

Xin chỉ quan tâm tới bản thân bạn thôi. Là ích kỉ đi, tôi nói đấy, vì đó là cách duy nhất bạn sẽ trở thành không ích kỉ, đó là cách duy nhất bạn có thể trở thành sự giúp đỡ và phúc lành cho thế giới. Đừng lo nghĩ về nó; điều đó không phải là quan tâm của bạn. Lo nghĩ của bạn càng lớn, bạn nghĩ tới trách nhiệm của bạn càng lớn. Và trách nhiệm của bạn càng lớn, bạn càng cảm thấy bản thân bạn là vĩ đại. Bạn không phải vậy. Bạn đơn giản điên. Thoát ra khỏi cái điên này của việc đi giúp người khác. Chỉ giúp bản thân bạn thôi. Đó là mọi điều có thể được làm.

Và thế thì nhiều thứ xảy ra... nhưng chúng xảy ra như hệ quả. Một khi bạn trở thành nguồn sáng, mọi thứ bắt đầu xảy ra. Nhiều người sẽ chia sẻ nó, nhiều người sẽ được chứng ngộ qua nó, nhiều người sẽ đạt tới cuộc sống, nhiều sống hơn, cuộc sống dư thừa qua nó. Nhưng đừng nghĩ về nó. Bạn không thể làm được bất kì cái gì về nó một cách có ý thức. Chỉ một điều có thể được làm và đó là: bạn có thể trở nên có ý thức. Thế thì mọi thứ đi theo.

Jesus nói ở đâu đó, "Trước hết vào vương quốc của Thượng đế đi. Trước hết ông đi tìm vương quốc của Thượng đế, thế rồi mọi thứ khác sẽ được thêm vào cho ông." Tôi nhắc lại cùng điều này.

Kết thúc quyển 'Vigyan Bhairav Mật Tông Tập 4' - Quay về Mục lục Tập 4 - Quay về Mục lục Toàn tập

.............................. 

0 Đánh giá

Ads Belove Post