SÁCH NÓI THIỀN OSHO AUDIO - Chúng ta bất hạnh bởi vì chúng ta không biết điều chúng ta đang làm

SÁCH NÓI THIỀN OSHO AUDIO - Chúng ta bất hạnh bởi vì chúng ta không biết điều chúng ta đang làm

Price:

Read more


Patanjali đã nhấn mạnh tầm quan trọng của không gắn bó, tức là, dừng lại của ham muốn, để được bắt rễ vào bản thân mình. Nhưng không gắn bó thực sự là ở đầu của cuộc hành trình hay ở chính chỗ cuối? 
Đầu và cuối không phải là hai điều. Đầu là cuối, cho nên đừng phân chia chúng và đừng nghĩ dưới dạng nhị nguyên. Nếu bạn muốn im lặng ở lúc cuối, bạn sẽ phải bắt đầu bằng im lặng từ chính lúc đầu. Lúc đầu im lặng sẽ giống như hạt mầm, đến cuối nó sẽ trở thành cây. Nhưng cây được ẩn kín trong hạt mầm, cho nên bắt đầu chỉ là hạt mầm.
Dù mục đích tối thượng là bất kì cái gì, nó phải được ẩn kín ở đây và bây giờ, ngay trong bạn, trong chính lúc đầu. Nếu nó không có đó lúc đầu, bạn không thể đạt tới nó lúc cuối. Tất nhiên sẽ có khác biệt: lúc đầu nó chỉ có thể là hạt mầm, đến cuối nó sẽ là toàn bộ việc nở hoa. Bạn có thể không có khả năng nhận ra nó khi nó là hạt mầm, nhưng nó có đó dù bạn nhận ra nó hay không. Cho nên khi Patanjali nói không gắn bó được cần ở chính lúc đầu của cuộc hành trình, ông ấy không nói rằng nó sẽ không được cần ở lúc cuối.
Không gắn bó ở lúc đầu sẽ là có nỗ lực, không gắn bó ở lúc cuối sẽ là tự phát. Lúc đầu bạn sẽ phải có ý thức về nó, đến cuối sẽ không có nhu cầu phải ý thức về nó. Nó sẽ hệt như luồng chảy tự nhiên của bạn.
Lúc đầu bạn phải thực hành nó. Tỉnh táo thường xuyên sẽ được cần. Vật lộn sẽ có đó với quá khứ của bạn, với các hình mẫu gắn bó của bạn; tranh đấu sẽ có đó. Đến cuối sẽ không có tranh đấu, không có phương án, không chọn lựa. Bạn sẽ đơn giản tuôn chảy theo chiều hướng của vô ham muốn. Điều đó sẽ trở thành bản tính của bạn.
Nhưng nhớ, dù mục đích là bất kì cái gì, nó phải được thực hành từ chính lúc đầu. Bước đầu tiên cũng là bước cuối cùng. Cho nên người ta phải rất cẩn thận về bước đầu tiên. Nếu bước đầu tiên là theo hướng đúng, chỉ thế thì bước cuối cùng mới được đạt tới. Nếu bạn bỏ lỡ bước đầu bạn đã bỏ lỡ tất cả.
Điều này sẽ tới đi tới lại với tâm trí bạn, cho nên hiểu nó sâu sắc đi vì Patanjali sẽ nói nhiều điều mà có vẻ như mục đích. Bất bạo hành là mục đích, khi một người trở nên từ bi, tràn đầy tình yêu sâu sắc tới mức không có bạo hành, không có khả năng nào của bạo hành. Yêu hay bất bạo hành là mục đích, nhưng Patanjali sẽ nói thực hành nó từ chính lúc đầu.
Mục đích phải là ở trong cách nhìn của bạn từ chính lúc đầu. Bước thứ nhất của cuộc hành trình phải tuyệt đối được dâng hiến cho mục đích, được hướng tới mục đích, đi tới mục đích. Nó không thể là thứ tuyệt đối lúc đầu, mà Patanjali cũng không mong đợi nó. Bạn không thể không gắn bó toàn bộ được, nhưng bạn có thể thử. Chính nỗ lực này sẽ giúp bạn.
Bạn sẽ thất bại nhiều lần, bạn sẽ bị gắn bó lặp đi lặp lại. Và tâm trí bạn lại tới mức bạn thậm chí bị gắn bó với không gắn bó. Hình mẫu của bạn là vô thức thế, nhưng nỗ lực ý thức, dần dần sẽ làm cho bạn tỉnh táo và nhận biết. Và một khi bạn bắt đầu cảm thấy khổ của gắn bó, thế thì sẽ có ít nhu cầu về nỗ lực, bởi vì không ai muốn bị khổ, không ai muốn bất hạnh.
Chúng ta bất hạnh bởi vì chúng ta không biết điều chúng ta đang làm, nhưng khao khát trong mọi con người là về hạnh phúc. Không ai khao khát khổ; mọi người đều tạo ra khổ bởi vì chúng ta không biết điều chúng ta đang làm. Hay chúng ta có thể đi trong ham muốn hướng tới hạnh phúc, nhưng hình mẫu của tâm trí chúng ta lại tới mức chúng ta thực sự đi tới khổ.
Từ chính lúc đầu, khi đứa trẻ được sinh ra, được nuôi lớn, những cơ chế sai được nạp vào trong tâm trí nó, thái độ sai được nạp vào. Không ai định làm cho nó sai, nhưng người sai ở khắp xung quanh. Họ không thể là bất kì cái gì khác, họ bất lực.
Đứa trẻ được sinh ra không có hình mẫu nào. Chỉ khao khát sâu sắc về hạnh phúc là có đó nhưng nó không biết cách đạt tới điều đó; cách thức là không được biết tới. Ngần này là chắc chắn: nó biết rằng hạnh phúc là cần được đạt tới. Nó sẽ vật lộn cả đời nó nhưng nó không biết phương tiện, phương pháp làm sao để điều đó được đạt tới, chỗ nào điều đó được đạt tới, chỗ nào nó phải đi tìm điều đó. Xã hội dạy nó cách đạt tới hạnh phúc, và xã hội là sai.
Đứa trẻ muốn hạnh phúc, nhưng chúng ta không biết cách dạy nó được hạnh phúc. Và bất kì cái gì chúng ta dạy nó, điều đó trở thành con đường đi tới khổ. Chẳng hạn, chúng ta dạy nó là người tốt. Chúng ta dạy nó đừng làm những điều nào đó và hãy làm những điều nào đó, không bao giờ nghĩ, “Điều đó là tự nhiên hay phi tự nhiên?” Chúng ta nói, “Hãy làm cái này, hãy làm cái nọ.” Cái 'tốt' của chúng ta có thể là phi tự nhiên - và nếu bất kì cái gì chúng ta dạy là tốt mà là phi tự nhiên, thế thì chúng ta đang tạo ra hình mẫu của khổ.
Chẳng hạn, đứa trẻ giận và chúng ta nói, “Giận là xấu, đừng giận.” Nhưng giận là tự nhiên, và chỉ bằng cách nói “Đừng giận” chúng ta không phá huỷ được giận, chúng ta chỉ đang dạy cho đứa trẻ đè nén nó. Đè nén sẽ trở thành khổ bởi vì bất kì cái gì bị đè nén đều trở thành độc. Nó đi vào trong chính hoá chất của thân thể, nó có tính độc. Và liên tục dạy “Đừng giận” chúng ta đang dạy nó đầu độc hệ thống riêng của nó.
Một điều chúng ta không dạy nó: làm sao không giận. Chúng ta đơn giản dạy nó cách kìm nén giận. Và chúng ta có thể ép buộc nó bởi vì nó phụ thuộc vào chúng ta. Nó cần sự giúp đỡ của người khác; nó phải theo chúng ta. Nếu chúng ta nói, “Đừng giận,” thế thì nó sẽ mỉm cười - nụ cười đó sẽ là giả. Bên trong nó đang sôi lên, bên trong nó trong hỗn loạn, bên trong có lửa và nó mỉm cười bên ngoài.
Đứa trẻ nhỏ - chúng ta đang làm ra kẻ đạo đức giả từ nó. Nó đang trở thành giả và bị phân chia. Nó biết rằng nụ cười của nó là giả. Giận của nó là thực nhưng cái thực phải bị kìm nén và cái không thực phải bị ép buộc. Nó sẽ bị chia chẻ. Và dần dần việc chia chẻ sẽ trở thành sâu sắc, lỗ hổng sẽ trở thành sâu tới mức bất kì khi nào nó mỉm cười, nó sẽ mỉm nụ cười giả.
Và nếu nó không thể thực sự giận, thế thì nó không thể thực sự là bất kì cái gì, bởi vì thực tại bị kết án. Nó không thể diễn đạt tình yêu của nó, nó không thể diễn đạt cực lạc của nó: nó đã trở nên sợ cái thực. Nếu bạn kết án một phần của cái thực, toàn thể thực tại bị kết án, bởi vì thực tại không thể bị phân chia và đứa trẻ không thể phân chia.
Một điều là chắc chắn: đứa trẻ đã đi tới hiểu rằng nó không được chấp nhận. Như nó vậy, nó là không chấp nhận được. Cái thực là xấu bằng cách nào đó, cho nên nó phải là giả. Nó phải dùng các bộ mặt, mặt nạ. Một khi nó đã học được điều này, toàn thể cuộc sống đi vào chiều sai. Và cái giả chỉ có thể dẫn tới khổ, cái giả không thể dẫn tới hạnh phúc. Chỉ cái thực, cái thực đích thực, mới có thể dẫn bạn tới cực lạc, hướng tới kinh nghiệm đỉnh của cuộc sống - tình yêu, vui vẻ, thiền, bất kì cái gì bạn đặt tên cho chúng.
Mọi người đều được nuôi lớn lên trong hình mẫu này, cho nên bạn khao khát hạnh phúc nhưng bất kì cái gì bạn làm đều tạo ra khổ. Điều thứ nhất hướng tới hạnh phúc là chấp nhận bản thân mình và xã hội không bao giờ dạy bạn chấp nhận bản thân mình. Nó dạy bạn kết án bản thân bạn, thấy mặc cảm về bản thân bạn, cắt ra nhiều phần. Nó làm què quặt bạn, và người què không thể đạt tới đích được. Và chúng ta tất cả đều bị làm cho què quặt.
Gắn bó là khổ. Nhưng từ chính lúc đầu đứa trẻ được dạy về gắn bó. Mẹ sẽ nói với con, “Yêu mẹ đi, mẹ là mẹ của con.” Bố sẽ nói, “Yêu bố đi, bố là bố của con” - cứ dường như ai đó là bố hay là mẹ cho nên người đó tự động trở thành đáng yêu.
Chỉ là mẹ không có nghĩa mấy đâu hay chỉ là bố không có nghĩa mấy đâu. Là bố là trải qua kỉ luật lớn: người ta phải trở thành đáng yêu. Là mẹ không chỉ là việc sinh con: là mẹ nghĩa là việc huấn luyện lớn lao, kỉ luật bên trong lớn lao - người ta phải trở thành đáng yêu.
Nếu mẹ là việc yêu thế thì con sẽ yêu mà không có gắn bó nào. Và bất kì khi nào nó thấy rằng ai đó là việc yêu, nó sẽ yêu. Nhưng mẹ thì không là việc yêu, bố thì không là việc yêu; họ chưa bao giờ nghĩ dưới dạng đó - rằng việc yêu là phẩm chất.
Bạn phải tạo ra nó, bạn phải trở thành nó. Bạn phải trưởng thành. Chỉ thế thì bạn mới có thể tạo ra tình yêu trong người khác. Nó không thể được đòi hỏi. Nếu bạn đòi hỏi nó, nó có thể trở thành gắn bó, nhưng không phải là tình yêu.
Cho nên đứa trẻ sẽ yêu mẹ bởi vì cô ấy là mẹ nó. Mẹ hay bố, họ trở thành mục đích. Đây là quan hệ, không phải yêu. Thế thì nó trở nên bị gắn bó với gia đình, và gia đình là lực phá huỷ bởi vì gia đình của hàng xóm là tách rời; nó không là việc yêu bởi vì bạn không thuộc vào nó. Thế rồi cộng đồng của bạn, quốc gia của bạn... nhưng quốc gia hàng xóm là kẻ thù.
Bạn không thể yêu được toàn thể nhân loại: gia đình của bạn là căn nguyên. Và gia đình đã không nuôi lớn bạn để là đáng yêu và việc yêu - nó áp đặt quan hệ nào đó. Gắn bó là quan hệ, và tình yêu... tình yêu là trạng thái của tâm trí. Bố bạn sẽ không nói với bạn, “Hãy là việc yêu đi,” bởi vì nếu bạn là việc yêu, bạn có thể là việc yêu với bất kì ai. Ngay cả thỉnh thoảng hàng xóm cũng có thể đáng yêu hơn bố bạn, nhưng bố không thể chấp nhận được điều này, rằng bất kì ai cũng có thể đáng yêu hơn ông ấy, bởi vì ông ấy là bố bạn. Cho nên quan hệ phải được dạy, chứ không phải tình yêu được dạy.
Đây là nước tôi, đó là lí do tại sao tôi phải yêu nước này. Nếu điều này đơn giản được dạy, yêu, thế thì tôi có thể yêu bất kì nước nào. Nhưng chính khách sẽ chống lại điều đó bởi vì nếu tôi yêu bất kì nước nào, nếu tôi yêu trái đất này, thế thì tôi không thể bị lôi vào chiến tranh. Cho nên các chính khách sẽ dạy, “Yêu đất nước này. Đây là đất nước của bạn, bạn được sinh ra ở đây. Bạn thuộc vào đất nước này, sống của bạn, chết của bạn, đều thuộc vào đất nước này,” - cho nên ông ta có thể hi sinh bạn vì nó.
Toàn thể xã hội đang dạy bạn các quan hệ, gắn bó, chứ không phải tình yêu. Tình yêu là nguy hiểm bởi vì nó không biết tới biên giới. Nó có thể di chuyển, nó là tự do. Cho nên vợ bạn sẽ dạy bạn, “Yêu em đi vì em là vợ anh.” Chồng đang dạy vợ, “Yêu anh đi vì anh là chồng em.” Không ai dạy tình yêu cả.
Nếu đơn giản tình yêu được dạy, thế thì vợ có thể nói, “Nhưng người khác là không đáng yêu hơn đâu.” Nếu thế giới thực sự là tự do để yêu, thế thì làm chồng có thể chẳng mang ý nghĩa nào, làm vợ sẽ không mang ý nghĩa gì. Thế thì tình yêu sẽ là luồng chảy tự do. Nhưng điều đó là nguy hiểm - xã hội không thể cho phép nó, gia đình không thể cho phép nó, tôn giáo không thể cho phép nó. Cho nên nhân danh tình yêu, họ dạy gắn bó, và thế thì mọi người đều trong khổ.
Khi Patanjali nói đừng gắn bó, ông ấy không phải chống lại tình yêu đâu. Thực sự, ông ấy ủng hộ tình yêu. Không gắn bó nghĩa là tự nhiên, yêu mến, tuôn chảy, nhưng không bị ám ảnh và nghiện. Nghiện là vấn đề. Thế thì nó giống như bệnh tật. Bạn không thể yêu bất kì ai ngoại trừ con bạn - đây là nghiện. Thế thì bạn sẽ trong khổ. Con bạn có thể chết, thế thì không có khả năng nào cho tình yêu của bạn tuôn chảy. Cho dù con bạn sẽ không chết, nó sẽ lớn lên. Và nó càng lớn, nó sẽ càng trở nên độc lập. Và thế thì sẽ có đau đớn. Mọi mẹ đều khổ, mọi bố đều khổ.
Và đứa con sẽ trở thành người lớn, nó sẽ rơi vào tình yêu với người đàn bà nào đó. Và thế thì người mẹ khổ - kẻ cạnh tranh đã vào. Nhưng điều này là vì gắn bó. Nếu mẹ thực sự yêu con, cô ấy sẽ giúp nó được độc lập. Cô ấy sẽ giúp nó đi vào trong thế giới và làm thật nhiều tiếp xúc tình yêu nhất có thể được, bởi vì bạn càng yêu bạn càng được đáp ứng. Và khi con cô ấy rơi vào tình yêu với người đàn bà, cô ấy sẽ hạnh phúc, cô ấy sẽ nhảy múa với niềm vui.
Yêu chưa bao giờ cho bạn khổ, bởi vì nếu bạn yêu ai đó, bạn yêu hạnh phúc của người đó. Nếu bạn bị gắn bó với ai đó, bạn không yêu hạnh phúc của người đó, bạn yêu chỉ sự vị kỉ của bạn; bạn chỉ quan tâm tới đòi hỏi ích kỉ riêng của bạn.
Freud đã khám phá ra nhiều điều. Một trong chúng là việc cố định theo mẹ hay bố. Ông ấy nói, người mẹ nguy hiểm nhất là người buộc đứa con yêu cô ấy nhiều tới mức nó trở nên bị cố định - và nó sẽ không có khả năng yêu bất kì ai khác. Cho nên có hàng triệu người khổ bởi vì việc cố định như vậy.
Như tôi đã từng cố gắng nghiên cứu nhiều người... gần như mọi người chồng, ít nhất chín mươi chín phần trăm, đang cố gắng tìm mẹ của họ trong vợ họ. Tất nhiên, bạn không thể tìm ra mẹ bạn trong vợ bạn được; vợ bạn không phải là mẹ bạn. Nhưng một cố định sâu sắc với người mẹ, và thế thì họ không được thoả mãn với vợ vì cô ấy không làm mẹ họ. Và mọi người vợ đều đang tìm người bố trong chồng - không chồng nào là bố bạn. Và nếu cô ấy không được thoả mãn với việc làm bố thế thì cô ấy bất mãn.
Đây là những cố định. Theo ngôn ngữ của Patanjali, ông ấy gọi chúng là gắn bó. Freud gọi chúng là cố định. Từ là khác nhưng nghĩa là như nhau. Đừng bị cố định, tuôn chảy đi. Không gắn bó nghĩa là bạn không bị cố định. Đừng giống như tảng băng, giống như nước ấy, tuôn chảy. Đừng bị đông cứng.
Mọi gắn bó đều trở thành thứ đông cứng, chết. Nó không rung động cùng cuộc sống, nó không là đáp ứng thường xuyên chuyển động. Nó không phải là sống động từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, nó bị cố định. Bạn yêu một người: nếu nó là tình yêu thế thì bạn không thể dự đoán được cái gì sẽ xảy ra khoảnh khắc tiếp. Không thể nào dự đoán được, tâm trạng thay đổi như thời tiết. Bạn không thể nói khoảnh khắc tiếp rằng người yêu của bạn sẽ yêu bạn. Người đó có thể không cảm thấy thích yêu vào khoảnh khắc tiếp, bạn không thể mong đợi được điều đó.
Nếu người đó cũng yêu bạn khoảnh khắc tiếp thì tốt, bạn cám ơn. Nếu người đó không yêu trong khoảnh khắc tiếp, chẳng cái gì có thể được làm, bạn không tự lực được. Bạn phải chấp nhận sự kiện rằng người đó không trong tâm trạng đó. Không cái gì để khóc cả, đơn giản không có tâm trạng! Bạn chấp nhận tình huống đó. Bạn không ép buộc người yêu phải giả vờ, vì giả vờ là nguy hiểm.
Nếu tôi cảm thấy yêu hướng tới bạn, tôi nói, “Tôi yêu bạn,” nhưng khoảnh khắc tiếp tôi có thể nói, “Không, tôi không cảm thấy tình yêu nào trong khoảnh khắc này.” Cho nên chỉ có hai khả năng: hoặc bạn chấp nhận tâm trạng không yêu của tôi, hoặc bạn ép buộc rằng, “Dù bạn yêu tôi hay không, ít nhất cũng biểu lộ rằng bạn yêu tôi đi.” Nếu bạn ép buộc tôi, thế thì tôi trở thành giả và mối quan hệ trở thành giả vờ, đạo đức giả. Thế thì chúng ta không thực với nhau. Và hai người không thực với nhau, làm sao họ có thể trong tình yêu được? Quan hệ của họ sẽ trở thành việc cố định.
Vợ và chồng, họ bị cố định, chết - mọi thứ đều chắc chắn. Họ đang cư xử với nhau cứ dường như họ là đồ vật. Bạn về tới nhà, đồ đạc của bạn là như cũ vì đồ đạc là chết. Nhà bạn sẽ là như cũ bởi vì nhà là chết. Nhưng bạn không thể mong đợi vợ bạn như cũ - cô ấy sống động, là con người. Và nếu bạn mong đợi cô ấy như cũ như cô ấy vẫn vậy khi bạn rời khỏi nhà thế thì bạn đang ép buộc cô ấy chỉ là đồ đạc, chỉ là đồ vật. Gắn bó áp đặt những người có quan hệ thành đồ vật và tình yêu giúp cho con người được tự do hơn, được độc lập hơn, được thật hơn. Nhưng chân lí chỉ có thể ở trong luồng chảy thường hằng, nó không bao giờ có thể bị làm đông cứng.
Khi Patanjali nói không gắn bó, ông ấy không nói giết tình yêu của bạn. Thay vì thế, ngược lại, ông ấy nói, “Giết mọi thứ đầu độc tình yêu của bạn, giết mọi chướng ngại, phá huỷ mọi chướng ngại đã giết tình yêu của bạn.” Chỉ nhà yogi mới có thể là việc yêu. Người trần tục không thể là việc yêu được, người đó có thể bị gắn bó.
Nhớ điều này: gắn bó nghĩa là cố định và bạn không thể chấp nhận được cái gì mới trong nó, chỉ duy nhất quá khứ. Bạn không cho phép hiện tại, bạn không cho phép tương lai thay đổi cái gì. Và cuộc sống là thay đổi, chỉ cái chết mới là không đổi.
Nếu bạn không gắn bó, thế thì khoảnh khắc sang khoảnh khắc, bạn đi mà không có cố định nào. Mọi khoảnh khắc cuộc sống sẽ đem tới sướng mới, khổ mới. Sẽ có đêm tối và sẽ có ngày nắng, nhưng bạn mở, bạn không có tâm trí cố định. Khi bạn không có tâm trí cố định cho dù một tình huống khổ cũng không thể cho bạn khổ được vì bạn không có gì để so sánh với nó. Bạn không mong đợi cái gì chống lại nó cho nên bạn không thể bị thất vọng.
Bạn bị thất vọng bởi vì đòi hỏi của bạn. Bạn nghĩ rằng khi bạn trở về nhà, vợ bạn sẽ đứng ở bên ngoài đón bạn. Và nếu cô ấy không đứng đó bên ngoài để đón bạn, bạn không thể chấp nhận được điều đó. Và điều này cho bạn thất vọng và khổ. Bạn đòi hỏi, và qua đòi hỏi, bạn tạo ra khổ. Và đòi hỏi là có thể chỉ nếu bạn bị gắn bó. Bạn không thể đòi hỏi với những người xa lạ với bạn. Chỉ với gắn bó, đòi hỏi mới tới. Đó là lí do tại sao mọi gắn bó đều trở thành địa ngục.
Patanjali nói, không bị gắn bó. Điều đó nghĩa là tuôn chảy, chấp nhận bất kì cái gì cuộc sống đem tới. Đừng đòi hỏi và đừng ép buộc. Cuộc sống sẽ không đi theo bạn đâu. Bạn không thể ép buộc cuộc sống phải tương ứng với bạn. Tốt hơn cả là tuôn chảy cùng dòng sông thay vì xô đẩy nó. Cứ tuôn chảy cùng nó. Nhiều hạnh phúc trở thành có thể. Đã có nhiều hạnh phúc quanh bạn, nhưng bạn không thể thấy được nó bởi vì việc cố định sai của bạn.
Nhưng lúc đầu không gắn bó này sẽ chỉ là hạt mầm; đến cuối không gắn bó trở thành vô ham muốn. Lúc đầu không gắn bó nghĩa là không cố định, đến cuối không gắn bó sẽ có nghĩa vô ham muốn, không ham muốn - lúc đầu không đòi hỏi, lúc cuối không ham muốn.
Nhưng nếu bạn muốn đạt tới cuối, về vô ham muốn, bắt đầu từ vô đòi hỏi đi. Thử công thức của Patanjali thậm chí hai mươi bốn giờ... trong hai mươi bốn giờ, tuôn chảy cùng cuộc sống, không đòi hỏi cái gì.
Bất kì cái gì cuộc sống trao, cảm thấy biết ơn, cám ơn. Cứ đi trong hai mươi bốn giờ trong trạng thái cầu nguyện của tâm trí, không hỏi, không đòi hỏi, không mong đợi, và bạn sẽ có lối mở mới. Hai mươi bốn giờ đó sẽ trở thành cửa sổ mới. Và bạn sẽ cảm thấy bạn có thể trở nên cực lạc làm sao.
Nhưng bạn sẽ phải tỉnh táo lúc đầu. Không thể được mong đợi rằng không gắn bó, với người tìm kiếm, lại có thể là hành động tự phát.

0 Đánh giá

Ads Belove Post