Chương 1. Khi đệ tử sẵn sàng

Chương 1. Khi đệ tử sẵn sàng

Price:

Read more

Thầy Hoàn Hảo (Tập 1) - Osho

Bài nói về câu chuyện Sufi

Chương 1. Khi đệ tử sẵn sàng


Một người nào đó quyết định rằng mình sẽ đi tìm thầy hoàn hảo.

Anh ta đọc nhiều sách, tới thăm hết hiền nhân nọ tới hiền nhân kia, lắng nghe, thảo luận và thực hành, nhưng anh ta bao giờ cũng thấy bản thân mình hoài nghi hay không chắc chắn.

Sau hai mươi năm anh ta gặp một người mà mọi lời và hành động đều tương ứng với ý tưởng của anh ta về người đã hiểu ra toàn bộ.

Lữ khách không để mất thời gian. "Thầy," anh ta nói, "với tôi dường như là thầy hoàn hảo. Nếu thầy là vậy, cuộc hành trình của tôi đi tới chỗ kết."

"Thực ra ta là vậy đấy, như được cái tên đó mô tả," thầy nói.

"Thế thì tôi xin thầy nhận tôi làm đệ tử."

"Điều đó," thầy nói, "ta không thể làm được vì trong khi ông có thể muốn có thầy hoàn hảo, thì đến lượt thầy, ông ấy lại chỉ yêu cầu đệ tử hoàn hảo."

Thầy chỉ xuất hiện khi đệ tử sẵn sàng. Không bao giờ khác. Không theo cách khác. Không ở điểm nào khác trong cuộc hành trình cuộc sống. Đệ tử phải sẵn sàng và chín muồi; chỉ vào khoảnh khắc đó mà thầy mới trở thành thấy được. Đệ tử phải thu được mắt, thu được tai, tạo ra trái tim, để cảm. Làm sao mặt trời xuất hiện được nếu bạn mù? Mặt trời có thể xuất hiện nhưng bạn sẽ liên tục bỏ lỡ điều đó.

Chừng nào bạn chưa có mắt, không có cái đẹp trong thế giới. Hoa sẽ nở, nhưng không dành cho bạn. và các vì sao sẽ đầy bầu trời với cái đẹp mênh mông, nhưng không dành cho bạn. Chừng nào bạn chưa có mắt, không có cái đẹp trong thế giới này.

Nếu bạn không có yêu trong tim, bạn sẽ không tìm thấy người yêu. Yêu cầu cơ bản này phải được đáp ứng. Chỉ yêu mới tìm ra người yêu. Mắt tìm ra cái đẹp, và tai tìm ra âm nhạc và giai điệu.

Nhưng có những người, và họ có nhiều - đa số bao gồm những người đó - người liên tục tìm và kiếm cái gì đó ở đó mà không tạo ra cảm nhận tương ứng trong bản thân họ. Tôi đã bắt gặp nhiều người tìm kiếm, những người đang tìm thầy - không nhận biết chút nào rằng đệ tử đang vắng mặt hoàn toàn. Đệ tử không có đó chút nào. Làm sao bạn có thể tìm ra thầy được?

Thầy không chỉ là một hiện tượng đối thể ở đó. Đầu tiên thầy phải là cái gì đó nội tâm trong bạn. Đó là điều tính đệ tử là gì: việc chuẩn bị, niềm khát khao, ham muốn đam mê, một đam mê lớn về chân lí. Cái đó đang thiếu. Và thế rồi mọi người liên tục đi tìm. Và nếu họ không tìm ra, điều đó không gây ngạc nhiên. Họ không định tìm ra! Họ có thể bắt gặp nhiều thầy, nhưng họ sẽ liên tục bỏ lỡ.

Làm sao bạn có thể thấy thầy nếu bạn không mong manh với thầy? Làm sao bạn có thể thấy thầy nếu bạn thậm chí không biết tính đệ tử là gì? Khởi đầu của việc tìm ra thầy bắt đầu bằng việc là đệ tử. Người tìm kiếm thực không lo nghĩ về thầy, về thầy ở đâu. Toàn thể mối quan tâm của anh ta là làm sao tạo ra đệ tử trong bản thân mình, làm sao là người học, mở với thực tại; làm sao vận hành từ hồn nhiên, và làm sao không vận hành từ trạng thái của tri thức.

Nếu bạn vận hành từ trạng thái của tri thức, bạn sẽ tìm thấy nhiều thầy giáo nhưng không bao giờ tìm ra một thầy. Nếu bạn đã biết cái gì đó, và bạn nghĩ rằng bạn biết, thế thì bạn sẽ thấy những người biết khác, người nói họ biết, người ở trước bạn. Bạn sẽ gặp chỉ những người bạn có thể gặp. Bạn sẽ gặp những người giống như bạn. Người vận hành từ trạng thái biết mà người đó đã thu thập sẽ tìm thấy nhiều thầy giáo và sẽ học nhiều thứ - nhưng sẽ không bao giờ tìm thấy thầy.

Để tìm thấy thầy bạn phải là đứa trẻ. Để tìm thấy thầy bạn phải là hồn nhiên hoàn toàn, không biết cái gì, tâm trí trống rỗng - đầy đam mê về chân lí, nhưng không có kết luận nào về nó. Đây là trạng thái của việc học thực. Và thế thì bạn thậm chí không cần đi đâu cả: thầy sẽ tới với bạn.

Có nhiều sannyasins ở đây người đã không tới tôi bởi vì việc tìm kiếm của họ nhưng bởi vì tôi đã tìm thấy họ. Họ đã tới bởi vì tôi, không phải bởi vì bản thân họ. Đó là việc tới thực. Khi bạn tới vì bản thân bạn, bạn không tới chút nào. Bạn vẫn còn ở đó, bướng bỉnh, quá nhiều phần bạn, đầy phần bạn - không có không gian cho tôi đi vào trong bạn.

Đây là một trong những yêu cầu cơ bản cho người tìm kiếm: rằng người đó nên là người học. Điều tôi ngụ ý bởi "học" là ở chỗ người ta bao giờ cũng phải vận hành từ trạng thái hồn nhiên. Người ta phải không mang những kết luận bên trong bản thân mình - vì những kết luận đó sẽ không cho phép bạn học. Nếu cái gì đó đi ngược lại chúng, bạn nhất định bác bỏ nó. Và nếu cái gì đó không đi ngược lại chúng, thế thì bạn không học cái gì cả - chỉ định kiến cũ của bạn được làm mạnh thêm thôi.

Nếu cái gì đó khớp với bạn, không có việc học. Nó đơn giản làm mạnh cho tâm trí cũ. Và thầy không thể làm được điều đó - thầy phải phá huỷ cái cũ để cho cái mới hiện hữu; thầy phải lấy đi mọi cái bạn đã từng mang dọc đường. Thầy phải tạo ra không gian trong bạn. Nếu bạn níu bám lấy các kết luận, định kiến, ý tưởng, triết lí, bạn sẽ không có khả năng gặp được thầy - vì toàn thể công việc của thầy bao gồm trong việc phá huỷ mọi loại triết lí. Thầy quan tâm tới điều thực. Thầy không quan tâm tới suy đoán về mọi thứ.

Mới hôm nọ tôi đã đọc một phát biểu của Burke:

Phần lớn mọi người đều coi khoai tây là quan trọng. Các bài diễn văn về khoai tây, tuy thế, không được yêu mến như khoai tây. Khi khoai tây chiên ỉu, việc nói về khoai tây không thay thế được cho khoai tây. Cho nên điều đó cũng là vậy với tôn giáo.

Tôi thích phát biểu này. Thầy quan tâm tới khoai tây thực - không phải là triết lí về khoai tây. Và nếu bạn tới với kết luận, bạn không thể tới được. Những kết luận đó đứng như rào chắn lớn giữa bạn và thầy. Người ta phải tới mà để mở, sẵn có. Người ta phải tới mà không biết. Điều này nên là hiển nhiên: nếu bạn đã biết rồi, thế thì bạn không sẵn có. Chính tri thức của bạn gây chướng ngại lên con đường.

Trở thành đệ tử đi. Đừng lo nghĩ về thầy. Khi bạn sẵn sàng, thầy xuất hiện.

Đôi khi thầy xuất hiện theo những cách kì lạ, nhưng điều đó bao giờ cũng xảy ra. Bất kì khi nào ai đó chín muồi, Thượng đế bắt đầu tới dưới nhiều hình dạng cho người đó. Thầy là hình dạng cuối cùng của Thượng đế tới với đệ tử. Sau thầy có cái vô hình dạng. Thầy là kinh nghiệm cuối cùng về hình dạng; bên ngoài thầy có vô hình dạng - thế thì có Thượng đế mà không có hình dạng.

Thầy là người cuối cùng trông như bạn, người sống như bạn, người mà bạn có thể chạm vào, người mà bạn có thể có đối thoại, người nói như bạn. Bên ngoài thầy là im lặng - hoàn toàn, tuyệt đối, nguyên sơ. Bên ngoài thầy là vô thân thể. Thầy đích xác ở giữa thế giới và Thượng đế.

Nếu bạn thực sự mệt mỏi với thế giới và đường mòn và thường lệ của nó, đừng bắt đầu tìm thầy - thay vì thế, tìm cách trở thành đệ tử đi. Bắt đầu làm nhẹ gánh bản thân bạn khỏi các định kiến, giáo điều. Quên mọi điều bạn biết đi...

Ramana Maharshi thường nói với các đệ tử yêu thích của mình: Nếu các ông muốn ở cùng ta, các ông sẽ phải dỡ bỏ. Nếu các ông không dỡ bỏ, thế thì ta chẳng có gì cho các ông cả. Các ông đã quá đầy.

Bạn có biết câu chuyện Thiền nổi tiếng này không?

Một giáo sư triết học đi tới gặp một thầy lớn, và ông ta hỏi về Thượng đế, và ông ta hỏi về nghiệp, và ông ta hỏi về lí thuyết đầu thai, và ông ta hỏi nhiều thứ... hết câu hỏi tới câu hỏi tới câu hỏi. Và thầy nói, "Ông mệt rồi, cuộc hành trình dài, và ta có thể thấy ông đang vã mồ hôi, đi lên núi vào trưa hè nóng bức thế. Chắc phải mệt rồi. Ông đợi đi; chả vội gì. Những câu hỏi này có thể đợi một chút. Để ta đi pha trà cho ông. Và ai biết được? - trong khi uống trà ông có thể có được câu trả lời."

Bây giờ ông giáo sư này có hơi chút phân vân và vì cũng hơi hoài nghi liệu có là đúng mà đi tới người điên này không. "Làm sao những câu hỏi này có thể được trả lời chỉ bằng uống trà?" Nhưng bây giờ không có cách nào đi cả; ông ấy phải nghỉ ngơi một chút. "Và trà đằng nào cũng sẽ chẳng làm hại gì, cho nên sao không uống trà rồi trốn khỏi đây?"

Thầy mang trà tới, bắt đầu rót từ ấm sang chén, và cứ thế rót. Chén đầy, và trà bắt đầu tràn ra đĩa, và đĩa cũng đầy. Thế là ông giáo sư nói, "Dừng lại! Ông làm cái gì thế? Trà sẽ bắt đầu tràn ra sàn đấy. Bây giờ chén thậm chí không còn chỗ cho một giọt thêm nữa. Ông điên hay cái gì đó?"

Thầy cười vui vẻ, và thầy nói, "Vậy đó, ông thông minh đấy! Ông có thể hiểu được. Nếu không có chỗ trong chén thì chúng ta không thể nào rót thêm trà vào trong nó được. Có chỗ nào trong đầu ông không? Ta muốn rót mọi điều ta đang có, nhưng có chỗ nào trong đầu ông không? Nó không quá đầy, không quá nhiều chất liệu chứ?

"Đây là câu trả lời của ta," thầy nói. "Lần sau tới đi. Trước hết làm trống rỗng đầu ông đi đã. Tới trong trạng thái không biết. Ông quá thông thái. Ta có thể nghe mọi tiếng ồn đang diễn ra bên trong ông. Tới mà có im lặng thêm chút nữa đi. Và ông đã không tới để học - ông đã tới để cãi."

Tri thức bao giờ cũng khao khát tranh cãi. Nó không quan tâm tới việc học. Trong học nó cảm thấy bẽ bàng. Đó là lí do tại sao việc học trở nên ngày càng khó hơn: bạn càng lớn lên, khả năng học tập bất kì cái gì của bạn càng ít hơn. Trẻ con có thể học được bởi vì chúng không có bản ngã nào, và chúng học nhanh, và chúng học rất dễ dàng. Nếu bạn phải học cùng điều đó khi bạn ba mươi nhăm hay bốn mươi hay năm mươi, sẽ rất khó, đôi khi gần như không thể được. Cái gì xảy ra với thông minh của bạn?

Sau năm mươi năm kinh nghiệm thông minh của bạn đáng phải nhiều hơn nó đã vậy trước đây chứ, nhưng sự thể lại không thế. Bạn đã thu thập nhiều đồ đồng nát trên đường. Vận hành của trí tuệ không còn được tự do; nó bị nặng gánh quá nhiều với những thứ tào lao!Và bạn cảm thấy bẽ mặt trong việc học bất kì cái gì. Bạn không thể cúi mình xuống được. Bạn không thể nói, "Tôi không biết." Và đệ tử là người có thể nói, "Tôi không biết - xin dạy cho tôi. Tôi sẵn sàng học. Tôi đã không tới thầy với bất kì kết luận nào. Tôi đã không mang bất kì tri thức nào. Tôi tới mà trống rỗng! Xin đổ đầy tôi!"

Việc tìm kiếm thực là cách trở thành đệ tử, cách làm trống rỗng chiếc cốc của bản thể bạn, để cho khi bạn bắt gặp một người đang tuôn trào với Thượng đế, bạn có thể được rót đầy - rót đầy sự mãn nguyện của trái tim bạn. Nhưng mọi người tìm thầy, họ không tìm tính đệ tử - đó là chỗ họ liên tục bỏ lỡ. Thế thì bạn sẽ bắt gặp nhiều nhiều người, và bạn bao giờ cũng cảm thấy không được thoả mãn. Và lí do cho việc không thoả mãn không phải là ở bên ngoài bạn: nó tới từ tâm trí bên trong riêng của bạn. Bạn đang mang những kết luận cùng bạn.

Hôm nọ tôi đã đọc về một nhà huyền môn Hassid rất hay, Levi-Yitzhak. Ông ấy đầy Thượng đế và bài ca của Thượng đế và điệu vũ của Thượng đế tới mức khi ông ấy tôn thờ hay cầu nguyện, ông ấy sẽ phát rồ dại. Người ta nói về ông ấy là ông ấy đơn giản toả ra điệu vũ thiêng liêng trong tính hoang dã toàn bộ của nó. Ông ấy đã tôn thờ với sự phóng túng tới mức tín đồ sùng đạo kinh hoàng đã bỏ đi theo bản năng. Nếu ông ấy tôn thờ trong đền, mọi người sẽ trốn về nhà họ, vì tôn thờ của ông ấy là rất hoang dã. Ông ấy khoa chân múa tay, la hét và nhảy nhót, nhảy từ góc này sang góc kia, xô đẩy và lật nhào bất kì cái gì ở trên đường của ông ấy. Mọi người dừng tồn tại cho ông ấy. Khi ông ấy cầu nguyện, bản thân ông ấy dừng tồn tại.

Bây giờ, nếu bạn đã tới với kết luận nào đó đã có về thầy phải như thế nào, bạn sẽ nghĩ ông ấy là người điên. Nếu bạn nghĩ một thầy phải ngồi như vị Phật dưới cây Bồ đề, và người điên này, lật nhào mọi thứ xuống và chạy nháo nhào khắp chốn, và ông ấy làm cho những người tôn thờ kinh hoàng, tất cả họ đều chạy ra ngoài vì không ai biết ông ấy định làm gì... Nhưng người này là một thầy hoàn hảo.

Thượng đế giáng xuống trong nhiều hình dạng - khi thì như Phật và khi thì như Krishna và khi thì như Mahavir và khi thì như Mohammed. Và Thượng đế bao giờ cũng tới trong số lớn hình dạng, còn các kết luận của bạn bao giờ cũng là từ cái cũ. Nếu bạn được sinh ra trong một gia đình Phật tử, làm sao bạn có thể nghĩ được rằng nhà huyền môn Hassid điên này có thể là vị Phật? Không thể được!

Nếu bạn đi cùng với kết luận, bạn sẽ gặp khó khăn. Nếu - và đã có nhiều đệ tử của người Hassid điên này - nếu họ bắt gặp Phật họ sẽ phủ nhận, họ sẽ không được thoả mãn với Phật. Họ sẽ nói, "Việc nhảy của ông ấy đâu? Sao ông ấy không la hét? Chỉ ngồi im lặng dưới cây Bồ đề - ông ấy là loại thầy gì vậy?" Nhưng chúng ta liên tục mang những định kiến bắt rễ sâu trong chúng ta.

Và nhớ lấy: những định kiến đó có thể có vẻ rất hợp lí cho bạn. Mới hôm nọ, Adi đã hỏi một câu hỏi: "Osho ơi, bây giờ tôi không thể tin cậy được thầy thêm nữa." Cái gì đã xảy ra cho Adi? Tại sao anh ấy không thể tin cậy được tôi thêm nữa? Một điều đơn giản. Tôi đã nói rằng cùng cây đó tồn tại ở Bodhgaya mà dưới nó Phật đã trở nên chứng ngộ, và cùng cây đó vẫn rung động với cái gì đó của phẩm chất của Phật, của buổi sáng đẹp đó khi Phật biến mất và Thượng đế xuất hiện trong ông ấy. Bây giờ anh ấy trích dẫn cuốn sách lịch sử và nói điều được viết trong sách sử là cây đó đã bị chặt đi và bị phá huỷ bởi một nhà vua Hindu, và ngôi đền đã được cải đạo thành điện thờ Hindu. Cho nên làm sao cùng cây đó có thể tồn tại được? Nếu sách sử là đúng, tôi sai. Và làm sao Adi có thể tin cậy vào tôi khi tôi đi ngược lại sách sử?

Đừng có tin cậy ít thế, và đừng có vội vàng thế. Nếu tôi nói cái gì đó, đợi đấy, tìm đi và bạn sẽ tìm ra cách thức. Chỉ đọc một cuốn sách sử và tin cậy của bạn bị phá huỷ! Tôi vẫn nói nó là cùng cây, và sách sử là đúng. Điện thờ đã được chuyển thành điện thờ Hindu và cây này đã bị phá huỷ... nhưng trước khi cây bị phá huỷ, Ashoka đã gửi một phần của cây này, một cành của cây này, sang Ceylon để được trồng ở đó. Cho nên cây này đã tiếp tục ở Ceylon. Thế rồi khi điện thờ lại được chuyển thành chùa Phật giáo, một cành của cây từ Ceylon đã được mang trở lại và được trồng lại.

Nó là cùng sự liên tục. Nó là cùng cây đó. Và theo Phật, ngay cả cùng một cây cũng không bao giờ là cùng một cho hai khoảnh khắc kế tiếp - nó thay đổi. Nó liên tục thay đổi. Thân thể bạn thay đổi liên tục. Trong thời gian bẩy năm, thân thể bạn là mới hoàn toàn; cái cũ biến mất và cái mới đã thế chỗ. Thậm chí không một tế bào nào vẫn còn là cũ. Nhưng nó là sự liên tục: cùng một thứ theo nghĩa của tính liên tục. Nó là cùng một cây trong Phật giáo, theo nghĩa khoa học.

Nhưng đừng vội vàng. Nếu bạn mất tin cậy nhanh thế và sớm thế và dễ dàng thế, nó chẳng đáng giá gì mấy. Nó không phải là tin cậy thực. Bạn liên tục giữ định kiến của bạn trong nền tảng, và bạn liên tục tìm khi nào bạn có thể tìm ra cái gì đó mà bạn có thể không tin cậy được. Bạn quan tâm nhiều tới không tin cậy hơn là tới tin cậy. Bạn đang tin cậy mặc cho bản thân bạn. Xu hướng tự nhiên của bạn là không tin cậy và hoài nghi. Bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái nếu bạn có thể hoài nghi. Nếu bạn không thể tìm được cái gì để hoài nghi, bạn có thể bắt đầu cảm thấy ngột ngạt - vì với hoài nghi bản ngã của bạn trở lại ngai vàng. Với tin cậy, bản ngã phải tự tử.

Đây là chuyện ngụ ngôn hay, và người Sufis là các bậc thầy quá khứ trong chuyện ngụ ngôn. Người Sufis biết cách nói trong ngụ ngôn cho những điều không thể được nói ra. Họ đã dựng lên những chuyện ngụ ngôn hay nhất trên thế giới. Đi từ từ vào trong chuyện ngụ ngôn này đi. Nó nhỏ nhưng có ý nghĩa mênh mông.

Chuyện ngụ ngôn là cách nói mọi thứ theo kiểu gián tiếp. Chân lí không thể được khẳng định một cách trực tiếp. Điều đó là quá bạo hành, quá hùng hổ, quá nam tính. Chân lí chỉ có thể được nói theo cách rất gián tiếp. Nó có thể được hướng dẫn, được chỉ dẫn. Bạn không thể được đoan chắc về chân lí: bạn chỉ có thể được thuyết phục.

Và thầy là người sẽ không đoan chắc cho bạn về chân lí nhưng là người sẽ dụ dỗ bạn vào chân lí. Chuyện ngụ ngôn rất có tính dụ dỗ. Ngay cả những người không tìm chân lí nào cũng có thể đột nhiên bị điểm trúng bởi chuyện ngụ ngôn: cái gì đó có thể đột nhiên thành sẵn có cho họ.

Và mọi người thích các câu chuyện. Và chuyện có xu hướng treo quanh tâm thức của bạn. Khó quên được chúng; rất dễ nhớ chúng. Chúng có cách đạt tới cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn. Do đó, người Sufis đã từng dùng các chuyện ngụ ngôn. Nó là một thế giới khác hoàn toàn với Thiền, Đạo, Yoga, Mật tông.

Tôi đón chào bạn vào trong thế giới của người Sufis hôm nay... Nó nhiều tính nghệ sĩ hơn, nhiều thơ ca hơn, nhiều thẩm mĩ hơn, và cách thức của nó là rất tinh tế.

Một người nào đó quyết định rằng mình sẽ đi tìm thầy hoàn hảo.

Bây giờ, quyết định là sai, vì quyết định sẽ tới từ kinh nghiệm quá khứ của bạn. Người ta không thể quyết định đi tìm thầy hoàn hảo được. Người ta chỉ có thể trở thành sẵn có theo cách thụ động. Tìm kiếm, quyết định là cách thức chủ động. Người ta phải nhiều nữ tính hơn; người ta phải không trong vội vã thế. Người ta phải nhiều tính quan sát hơn, tỉnh táo hơn về điều người ta đang cố làm.

Bạn đã biết thầy nào trước đây chưa? Bạn có kinh nghiệm nào về thầy chưa? Bất kì cái gì bạn đã nghe đều được vay mượn. Bạn không chắc chắn, bạn không thể chắc chắn được về tính thực của nó. Làm sao bạn sẽ quyết định được? Và làm sao bạn sẽ tìm được thầy? Tiêu chuẩn phán xét là gì? Làm sao bạn sẽ cân nhắc rằng đây thực sự là thầy hoàn hảo? Bạn có năng lực cân nhắc, phán xét thầy hoàn hảo không? Thế thì bạn là cao hơn, bạn đã cao hơn thầy hoàn hảo rồi. Bạn đang ngồi ở ghế của quan toà. Bạn không phải là đệ tử khiêm tốn, thụ động. Và thầy chỉ xảy ra trong tính thụ động của bạn, trong tính khiêm tốn của bạn, trong tính đơn giản của bạn.

Một người nào đó quyết định rằng mình sẽ đi tìm thầy hoàn hảo.

Và tại sao thầy hoàn hảo? Bản ngã bao giờ cũng tìm hoàn hảo. Nếu bạn theo đuổi tiền, bản ngã muốn bạn là người giầu nhất trên thế giới, người hoàn hảo nhất trên thế giới. Nếu bạn theo đuổi đạo đức, bạn muốn trở thành thánh nhân hoàn hảo nhất. Bản ngã có ham muốn rất sâu để là hoàn hảo. Mọi kẻ bản ngã đều là người hoàn hảo, và mọi người hoàn hảo đều thần kinh. Ý tưởng về hoàn hảo đưa mọi người tới điên.

Người khiêm tốn biết những cái bất toàn, và người khiêm tốn chấp nhận cái bất toàn của mình. Và người khiêm tốn không đòi hỏi cái không thể được. Chính bản ngã bao giờ cũng đòi hỏi cái không thể được và thất bại.

Và cảm thấy thất vọng, bị phản bội, bị lừa gạt. Nhưng lần nữa nó lại bắt đầu đòi hỏi cùng một thứ.

Tại sao bạn cần thầy hoàn hảo? Bạn đã coi một điều là đương nhiên: rằng bạn như vậy là con người vĩ đại mà ít hơn điều đó sẽ không lợi gì cho bạn, sẽ không thoả mãn; ít hơn điều đó sẽ làm hạ thấp bạn. Bạn là người hoàn hảo thế, bạn cần một thầy hoàn hảo. Thầy thường sẽ không có tác dụng - nó phải là cái gì đó phi thường cơ. Bạn chỉ có thể quan tâm tới cái phi thường.

Và điều ngược đời là ở chỗ cái phi thường tồn tại theo cách rất bình thường. Cái phi thường chưa bao giờ tồn tại như cái phi thường, vì mọi sự giả vờ đó về việc là phi thường đều ngu xuẩn và ngốc nghếch.

Một người thực, người đích thực, không có ý tưởng nào về việc là cao siêu theo bất kì cách nào với bất kì ai khác. Người đó sống trong một thế giới nơi so sánh không tồn tại. Bây giờ, chính ý tưởng về việc tìm thầy hoàn hảo là dựa trên so sánh.

Một người nào đó quyết định rằng mình sẽ đi tìm thầy hoàn hảo.

Anh ta đọc nhiều sách…

Nhưng làm sao bạn có thể tìm ra thầy bằng việc đọc nhiều sách? Bạn sẽ trở nên bị chất chồng ngày càng nhiều với tri thức, và điều đó sẽ là rào chắn. Nhưng đó là điều xảy ra. Ai đó bắt đầu nghĩ về Thượng đế, hay chân lí, hay cái đẹp - người đó bắt đầu đọc sách. Người đó nghĩ đó là cách để tìm ra nó.

Tôi nhớ tới một nhà thơ Ấn Độ lớn, Rabindranath Tagore. Ông ấy liên tục nghĩ về cái đẹp, nó là gì. Nhà thơ, một cách tự nhiên, quan tâm tới cái đẹp. Tâm trí ông ấy đang suy tư về đẹp là gì. Một đêm trăng tròn, ông ấy ở trên thuyền và đêm thực oai nghiêm: trăng tròn trên bầu trời và im lặng của dòng sông và rừng khắp xung quanh. Và ông ấy một mình trên thuyền. Chỉ thỉnh thoảng một con chim kêu lên - tất cả có vậy - và thế rồi im lặng sẽ tới còn sâu hơn trước đó.

Nhưng Tagore đang nghiền ngẫm về câu hỏi: Đẹp là gì? Và ông ấy đang nhìn vào trong kinh sách cổ. Ông ấy chỉ có một cây nến nhỏ đang cháy trong cabin. Mệt mỏi, giữa đêm, thất vọng, vì ngay trong kinh sách cổ đó ông ấy không thể nào tìm ra cái gì đó thực về cái đẹp, chỉ toàn lời và lời và lời... ông ấy thổi tắt nến và ông ấy không thể nào tin được vào mắt mình.

Đột nhiên, khi ông ấy thổi tắt nến, từ cửa sổ, từ cửa ra vào, ánh trăng lập tức bước vào. Ông ấy được mang sang một thế giới khác! Ông ấy chạy xô ra. Ông ấy nhìn lên trăng, nhìn cái im lặng của đêm, và trăng được phản xạ trong sông, và toàn thể dòng sông bàng bạc, và rừng thẳm sâu trên bờ... và đây là cái đẹp!

Nhưng ông ấy đã nhìn và trong sách - và cái đẹp đang chờ đợi ông ấy, đợi ngay cạnh cửa. Nhưng ánh sáng nến vàng nhỏ bé đó đã ngăn cản vẻ huy hoàng của đêm. Và ông ấy đã trở nên bị dính líu và bận bịu với những ý nghĩ về kinh sách tới mức ông ấy đã quên hoàn toàn rằng đây là đêm trăng tròn.

Ông ấy ném kinh sách xuống sông, và đó là ngày cuối cùng ông ấy đã nghĩ về cái đẹp. Ông ấy nói: Suy nghĩ sẽ không giúp gì. Cái đẹp có đó - chúng ta phải sẵn có cho nó chứ. Ông ấy nói: Chúng ta phải thổi tắt nến đi, chiếc nến nhỏ của bản ngã, thế thì Thượng đế tới theo nhiều cách, và cái đẹp xuyên thấu vào ông.

Nhưng đó là điều xảy ra. Nếu bạn bắt đầu nghĩ về tìm thầy hoàn hảo, bạn sẽ đi vào trong sách vở để biết thầy hoàn hảo là ai. Bây giờ, sách vở sẽ làm bạn hoang mang, vì mọi sách sẽ kể ra một câu chuyện khác. Nếu bạn đọc sách của người Jaina, nó đơn giản mô tả Mahavir, và nói đây là những đặc trưng của thầy hoàn hảo. Chúng không phải vậy! Chúng là những đặc trưng của một thầy hoàn hảo đặc biệt, Mahavir. Nếu bạn đọc sách Phật, chúng cũng mô tả các đặc trưng về một thầy hoàn hảo - chúng cũng không phải, nhưng những điều đó chỉ là một biểu lộ của thầy hoàn hảo, Phật. Vân vân và vân vân.

Và một khi bạn bị mắc vào trong những kết luận nào đó từ các sách vở, bạn bắt đầu tìm, nhưng việc tìm của bạn mang định mệnh thất bại từ chính lúc bắt đầu. Bạn đã có định kiến tiên thiên rồi. Bây giờ bạn đang tìm Phật và Phật không bao giờ được lặp lại. Bây giờ bạn đang tìm Zarathustra và Zarathustra chỉ là một lần và không bao giờ có lần nữa. Bây giờ bạn đang tìm Lão Tử, và Lão Tử không bao giờ tới lần nữa. Một lần là tất cả. Không cái gì đã bao giờ lặp lại. Tính sáng tạo của Thượng đế là vô hạn. Ngài không có tính lặp lại.

Và nếu bạn đọc về một Phật tử, một người nho giáo, một Đạo nhân, thế thì bạn sẽ bị hoang mang hơn - vì họ mô tả các thứ khác nhau. Và bạn có thể là người rất láu lỉnh, người thông minh, trí thức, và bạn có thể nối mọi đặc trưng đó lại với nhau. Bây giờ bạn sẽ không bao giờ tìm ra thầy hoàn hảo. Bây giờ bạn có một ý tưởng mà tuyệt đối ngớ ngẩn. Điều đó giống như lấy một bộ phận từ xe bò kéo, lấy bộ phận khác từ xe Rolls Royce, và gắn chúng lại với nhau - và các bộ phận từ xe đạp và các bộ phận từ động cơ... Bạn sẽ có cái gì đó kì lạ và nó sẽ không làm việc. Ngay cả xe bò kéo cũng còn tốt hơn cái đó, dù chậm thế nào, nhưng bạn có thể đi được, bạn có thể tới chỗ nào đó, bạn có thể dùng nó. Cái này sẽ là vô dụng hoàn toàn, con quỉ này mà bạn đã tạo ra. Và đó là điều xảy ra.

Những người đọc nhiều kinh sách và nhiều sách vở, họ dần dần dần dần tạo ra ý tưởng về thầy hoàn hảo là ai. Và ý tưởng này chỉ là tổ hợp của nhiều đặc trưng được rút ra, thu thập, từ các nguồn khác nhau. Điều đó là không thể được. Người như vậy chưa bao giờ tồn tại, và người như vậy không bao giờ sẽ tồn tại. Bây giờ bạn đang tìm ảo ảnh - bạn sẽ không bao giờ tìm thấy nó. Và bạn có thể bắt gặp nhiều thầy! Nhưng vì ý tưởng của mình, bạn sẽ cứ bác bỏ họ, vì cái gì đó này khác sẽ thiếu trong người đó. Chính vì ý tưởng của bạn mà bạn bỏ lỡ, không phải là các thầy không có đó - họ bao giờ cũng hiện hữu.

Thế giới bao giờ cũng đầy các thầy, và Thượng đế không phải là người keo kiệt, nhớ lấy. Người Do Thái nói rằng chỉ có ba mươi sáu thầy trên thế giới vào một lúc - chỉ ba mươi sáu thôi sao? Thượng đế là người keo kiệt thế sao? Và tại sao lại ba mươi sáu? Nhưng dầu vậy người Do Thái vẫn là người hào phóng nếu bạn nghĩ tới các tôn giáo khác. Người Jaina nói chỉ có hai mươi bốn thầy hoàn hảo trong toàn thể việc sáng tạo, từ bắt đầu tới kết thúc. Một sự sáng tạo, từ bắt đầu tới kết thúc, điều đó có nghĩa là hành triệu và hàng triệu thời đại... chỉ hai mươi bốn thôi sao? Vậy là trong hàng triệu năm không có một thầy nào sẵn có.

Người Hindu thậm chí còn keo kiệt hơn một chút: họ nói chỉ có mười. Người Ki tô giáo thậm chí còn keo hơn: họ nói Thượng đế chỉ có một con trai, Jesus Christ. Duy nhất Jesus Christ là thầy hoàn hảo, không ai khác. Thế thì làm sao bạn có thể tìm ra được một thầy hoàn hảo?

Tôi nói với bạn: Thượng đế hào phóng lắm. Không có giới hạn, không có con số cố định đâu. Các thầy liên tục xảy ra. Chỉ mỗi việc mọi người mù, mọi người điếc. Điều này gây đau! Biết rằng bạn là mù và điếc, điều này gây đau. Đó là lí do tại sao những lí thuyết này có hấp dẫn. Chỉ hai mươi bốn, chỉ mười, chỉ một: đó là điều an ủi lớn cho bạn, nhớ lấy. Điều đó nghĩa là nếu bạn đã không tìm ra được thầy hoàn hảo, bạn có thể làm gì được? Đó không phải là trách nhiệm của bạn. Chỉ thỉnh thoảng thầy hoàn hảo mới xảy ra, và lần này ông ấy không có ở đây. Bạn không tìm được ông ấy thì đó không phải là lỗi của bạn. Nếu bất kì ai có lỗi, đó là Thượng đế, không phải bạn. Bạn được làm giảm nhẹ.

Tôi nói với bạn: các thầy hoàn hảo bao giờ cũng sẵn có - như hoa hồng bao giờ cũng sẵn có và hoa sen bao giờ cũng sẵn có. Và mặt trời mọc mọi sáng, và có hàng triệu ngôi sao bao giờ cũng sẵn có. Bạn chỉ phải mở mắt ra, bạn phải không bị bịt mắt.

Nhưng tình huống của chúng ta thực sự là tồi tệ. Tôi đã đọc một câu chuyên - đây là câu chuyện về bạn:

Một người đàn bà vừa sinh con nhưng còn chưa thấy nó. Bà ấy đề nghị bác sĩ mang đứa bé tới cho bà ấy, nhưng bác sĩ không chiều theo:

"Tôi e nhìn nó ngay bây giờ không phải là ý hay cho bà."

Nhưng khi bà ấy nài nỉ thiết tha, ông ấy bắt đầu biện minh cho việc từ chối của mình:

"Bà thấy đấy, thưa bà, qua một tai nạn không may nhất của số phận, con bà được sinh ra bất bình thường, và tôi cảm thấy sẽ là tốt cho bà được phục hồi đầy đủ sau việc sinh nở trước khi thấy con bà."

"Nói cho tôi đi, bác sĩ! Tôi phải biết điều gì đã ảy ra chứ!!! Tôi phải nhìn thấy con tôi."

Bác sĩ, muốn miễn cho bà ấy nhìn đứa con của mình, đánh bạo giải thích cho bà ấy về bản chất của dị dạng: "Tôi sẽ nói thẳng, thưa bà. Con bà không có chân!"

Bà ấy há hốc miệng kinh ngạc, nhưng được phục hồi từ tai hoạ bày, bà ấy tự bình tĩnh lại và đề nghị được nhìn đứa con.

"Thưa bà, với ước muốn miễn cho bà thấy sự thực trần trụi, tôi đã bỏ không nói cho bà toàn thể tình huống... con bà không có chân không có tay."

"Bác sĩ ơi," bà ấy khóc, "đem đứa con tới cho tôi đi. Nó sẽ có chân tôi và tay tôi. Tôi phải thấy nó."

"Tôi hiểu," ông ấy đáp, "Tôi thậm chí phải độc ác hơn - con bà không có thân mình nữa."

"Không chân! Không tay! Không thân!!" bà ấy nức nở. "Đem nó lại cho tôi đi. Nó cần tôi còn nhiều hơn nữa."

Bác sĩ cuối cùng nhân nhượng và đem đứa bé tới cho bà ấy. Bà ấy giật mình khi thấy nó. Được bọc trong tã lót là một cái tai dài một bộ.

Bà ấy cầm cái tai lên và đu đưa nó một cách an ủi: "Sẽ ổn thôi, con yêu, chúng ta sẽ làm nó bằng cách nào đó..."

Bác sĩ ngắt lời bà ấy: "Thưa bà, bà phí hơi thôi. Đứa bé điếc."

Đó là tình huống con người đang ở vào. Bạn mù, bạn điếc, bạn không có tim... nhưng thấy điều đó gây đau. Hiểu ra nó, nhận ra nó là đau đớn. Cho nên chúng ta liên tục tìm cách giải thích để né tránh chân lí về bản thân chúng ta.

Đệ tử không sẵn sàng - đó là lí do tại sao anh ta không thể thấy được thầy. Nhưng anh ta liên tục nói không có thầy.

Tôi là sinh viên trong đại học, và hôm đó là ngày chứng ngộ của Phật - ngày đó được tổ chức kỉ niệm trong đại học. Và ông phó hiệu trưởng nói, với niềm đam mê và với xúc động lớn lao, "Nếu như tôi đã ở vào thời của Phật, tôi chắc đã từ bỏ thế giới, ngồi dưới chân ông ấy, đi theo ông ấy như cái bóng."

Và tôi biết người này! Tôi không thể quan niệm được về ông ấy đi theo vị Phật. Tôi phải đứng dậy. Và tôi nói, "Xin thầy rút lại lời của thầy, vì em biết hoàn toàn rõ: thầy là người cuối cùng sẽ theo Phật. Và thầy nghĩ chư Phật không sẵn có bây giờ sao? Thầy đã bao giờ đi tới Ramana Maharshi?"

Ông ấy phải nói, "Không."

Tôi nói, "Nhưng ông ấy vẫn còn sống. Mới mấy năm trước ông ấy vẫn còn sống. Ông ấy là người đương đại với thầy."

Sự vụ này đã xảy ra đâu đó quãng 1955, và Ramana chết năm 51, chỉ bốn năm trước. Và ông phó hiệu trưởng là một ông già bẩy mươi tuổi. Tôi nói, "Ông ấy là người đương đại với thầy. Arunachel không xa xôi gì. Trong thời Phật thầy phải mất vài năm để làm cuộc hành trình đi tới Phật - nó chỉ một giờ bay thôi. Thầy đã tới đó chưa?

Thầy có ở cùng với J. Krishnamurti bao giờ chưa? Ông ấy vẫn còn sống. Và thầy đang nói với xúc động và đam mê thế. Thầy đang cố lừa ai vậy?"

Nhưng ông ấy là người tốt. Ông ấy hiểu ra vấn đề. Nước mắt tràn trên mắt ông ấy; ông ấy rút lại lời của mình. Về sau ông ấy gọi tôi và ông ấy nói, "Nghe đây, nếu em phải nói cái gì đó cho tôi, em có thể tới ở chỗ riêng tư."

"Sao lại riêng tư? Thầy đã đưa ra phát biểu ở chỗ công cộng rồi: em phải bác bẻ nó ở chỗ công cộng chứ. Và thầy đừng bao giờ làm phát biểu đó lần nữa, vì em vẫn sẽ ở đây trong hai, ba năm. Thầy nghĩ kĩ về nó đi. Thầy đã ở vào thời của Phật nữa đấy," tôi bảo ông ấy.

Ông ấy giật mình. Ông ấy nói, "Làm sao em biết?"

Tôi nói, "Em biết chứ! Thầy cứ nhìn vào mắt em đây: thầy đã ở trong thời của Phật nữa rồi, nhưng thầy chưa bao giờ đi cả. Và bây giờ thầy đang nói với xúc động thế. Thầy đang lừa người khác, nhưng đó không phải là vấn đề lớn: thầy đang lừa bản thân thầy."

Mọi người liên tục nghĩ rằng thầy thường xảy ra chỉ trong quá khứ, bây giờ họ không xảy ra, bây giờ họ không còn đó. Và cùng điều đó là hoàn cảnh trong thời Phật. Có những câu chuyện: mọi người sẽ tới và hỏi Phật, "Ông có phải là thầy hoàn hảo không?" Có những người sẽ đi tới Jesus và sẽ hỏi, "Ông có phải là Chúa cứu thế mà chúng tôi đang chờ đợi không?"

Chúa cứu thế có đó đang đứng trước mắt họ, ngay trước họ, và họ hỏi, "Ông có phải là Chúa cứu thế không?" Nếu người đó nói không, họ sẽ hạnh phúc. Nếu người đó nói có, họ sẽ bị khó chịu.

Jesus nói có, đó là lí do tại sao họ đã khó chịu. "Vậy là kẻ giả vờ này nghĩ mình là Chúa cứu thế đây sao? Con ông thợ mộc này, Joseph sao? Và chúng ta biết nó từ thời trẻ con. Nó đã chơi trên phố của thị trấn, và bây giờ đột nhiên nó đã trở thành Chúa cứu thế sao?"

Họ bao giờ cũng hỏi. Vào thời Phật họ đã nói, "Trong quá khứ đã thường có các thầy hoàn hảo, vào những ngày của Upanishads, vào những ngày của Vedas, thường có các thầy hoàn hảo. Nhưng bây giờ, trong những ngày xấu xa này, họ tất cả đã biến mất."

Và họ liên tục nói cùng một điều bây giờ! Và họ sẽ tiếp tục nói cùng một điều mãi mãi. Họ thực sự không muốn thấy.

Một người nào đó quyết định rằng mình sẽ đi tìm thầy hoàn hảo.

Anh ta đọc nhiều sách, tới thăm hết hiền nhân nọ tới hiền nhân kia, lắng nghe, thảo luận và thực hành, nhưng anh ta bao giờ cũng thấy bản thân mình hoài nghi hay không chắc chắn.

Bạn có thể đọc, bạn có thể cãi, bạn có thể trở thành rất logic về nó, nhưng không cái gì sẽ giúp ích, hoài nghi sẽ dai dẳng - trừ phi bạn kinh nghiệm. Duy nhất kinh nghiệm giết chết hoài nghi. Nhưng làm sao kinh nghiệm được thầy? Bạn phải là đệ tử trước nhất; bạn phải hoàn thành yêu cầu đó. Và yêu cầu về đệ tử là gì? Tính cầu nguyện là yêu cầu của tính đệ tử. Năng lực chờ đợi. Năng lực là trống rỗng. Năng lực buông xuôi. Năng lực là sẵn có. Đó là điều lời cầu nguyện là gì! Và nếu bạn biết cách cầu nguyện, bạn sẽ biết mọi điều được cần để biết. Bạn sẽ không chỉ bắt gặp thầy hoàn hảo - bạn sẽ bắt gặp bản thân Thượng đế.

Suy ngẫm về những lời này của Rainer Maria Rilke:

"Cầu nguyện: tới ai? Tôi không thể nói cho bạn được. Lời cầu nguyện là việc phát xạ bản thể chúng ta khi đột nhiên bị bắt lửa; nó có chiều hướng vô hạn và vô chủ định, cái đi kèm hừng hực của các hi vọng của chúng ta, cái đi qua vũ trụ mà không đạt tới điểm đến nào. Ôi, nhưng sáng nay tôi biết tôi ở xa thế nào với những người tham đó, người trước khi cầu nguyện, đã hỏi liệu Thượng đế có tồn tại không. Nếu ngài không tồn tại hay chưa tồn tại, điều đó tạo ra khác biệt gì? Lời cầu nguyện của tôi, cái sẽ đem ngài vào trong hiện hữu, vì toàn bộ nó là điều sáng tạo khi nó nâng lên hướng tới cõi trời. Và nếu Thượng đế mà nó phóng chiếu ra từ bản thân nó không còn mãi chút nào, chừng nấy càng tốt: chúng tôi sẽ làm đi làm lại điều đó và nó sẽ ít xoàng xĩnh trong vĩnh hằng."

Lời cầu nguyện tạo ra Thượng đế. Lời cầu nguyện tạo ra thầy hoàn hảo. Lời cầu nguyện có tính sáng tạo. Lời cầu nguyện khải lộ - nó có tính khải lộ. Nó chuẩn bị cho bạn về việc khải lộ.

Người ta phải không đi tìm thầy: người ta phải học cách cầu nguyện... và thầy tới. Và thầy tới theo cách riêng của thầy. Hay thầy gọi bạn tới dù bạn ở bất kì chỗ nào, nhưng thế thì cuộc hành trình là khác toàn bộ - khi bạn được gọi tới. Phẩm chất là khác, sự mãnh liệt là khác. Bạn không cảm thấy bạn tới: bạn cảm thấy bạn được gọi tới. Bạn biết rằng không có khả năng nào cưỡng lại nó. Nó là không thể cưỡng nổi. Bạn bị kéo tới! dường như một từ lực lớn đang kéo bạn. Bạn bất lực, nhưng bạn xúc động vì bạn đã được chọn. Bạn tới vừa nhảy múa. Bạn may mắn là bạn đã được chọn.

Chỉ cần chuẩn bị bất kì chỗ nào bạn đang hiện hữu. Đừng hỏi: Nếu không có thầy hoàn hảo, phỏng có ích gì mà chuẩn bị cho tính đệ tử? Đừng lo nghĩ. Thầy bao giờ cũng tồn tại. Đó là nghĩa của những lời hay này của Rilke:

"Lời cầu nguyện là việc phát xạ bản thể chúng ta khi đột nhiên bị bắt lửa; nó có chiều hướng vô hạn và vô chủ định..."

Lúc ban đầu bạn không biết lời cầu nguyện của bạn đi đâu; nó không thể có địa chỉ nào, nó không thể có phương hướng nào.

Làm sao bạn có thể cầu nguyện tới Thượng đế được? Bạn không biết Thượng đế - đó là lí do tại sao bạn cầu nguyện. Bạn muốn biết Thượng đế là gì, nhưng bạn không biết. Đó là lí do tại sao bạn đổ trái tim bạn ra. Nó đang chờ đợi cái không biết tới sở hữu bạn. Đây là đức tin, đây là tin cậy.

Tâm trí ngần ngại muốn trước hết được chắc chắn liệu có Thượng đế hay không: "Thế thì tôi sẽ cầu nguyện." Rilke là đúng:

" Ôi, nhưng sáng nay tôi biết tôi ở xa thế nào với những người tham đó, người trước khi cầu nguyện, đã hỏi liệu Thượng đế có tồn tại không."

"Chúng tôi sẽ cầu nguyện chỉ nếu Thượng đế tồn tại" - thế thì bạn sẽ không bao giờ cầu nguyện cả, vì nếu không có việc cầu nguyện, bạn sẽ không bao giờ biết rằng Thượng đế tồn tại. Bạn đã làm ra một điều kiện không thể được cho việc cầu nguyện. Nó không được đáp ứng. Bạn phải cầu nguyện đã. Đừng hỏi câu hỏi liệu Thượng đế có tồn tại hay không. Thượng đế là không liên quan tại điểm này. Tại điểm này, làm lời cầu nguyện thành có thể đi.

Lời cầu nguyện là bài ca của trái tim gửi tới cái không biết. Có thể ngài hiện hữu, có thể ngài không hiện hữu, nhưng đó không phải là vấn đề. Người ta vui vẻ trong việc rót trái tim mình ra. Nó là niềm vui lên bản thân nó. Liệu Thượng đế có tồn tại hay không là phụ. Lời cầu nguyện là chính. Và khi lời cầu nguyện là chính, nó khải lộ Thượng đế, nó mở mắt bạn ra. Nó tạo ra Thượng đế. Đột nhiên thế giới trở nên rực cháy khi bạn rực cháy. Khi trái tim bạn bùng cháy, đột nhiên bạn thấy toàn thế giới bùng cháy với điều thiêng liêng, với cái không biết, với điều huyền bí.

"Nếu ngài không tồn tại hay chưa tồn tại, điều đó tạo ra khác biệt gì?"

Điều này là hay. Đây là cách người tôn giáo thực sự suy nghĩ.

"Lời cầu nguyện của tôi, cái sẽ đem ngài vào trong hiện hữu..."

Lời cầu nguyện sẽ trở thành bụng mẹ. Tôi sẽ cho việc sinh ra Thượng đế qua lời cầu nguyện của tôi. Đây là cách tiếp cận Sufi. Rilke gần như phản xạ chính trái tim của Sufi giáo. Nhưng đây là cách những người yêu bao giờ cũng cảm thấy, và nhà thơ và nhà huyền môn.

"Nếu ngài không tồn tại hay chưa tồn tại, điều đó tạo ra khác biệt gì? Lời cầu nguyện của tôi, cái sẽ đem ngài vào trong hiện hữu, vì toàn bộ nó là điều sáng tạo khi nó nâng lên hướng tới cõi trời. Và nếu Thượng đế mà nó phóng chiếu ra từ bản thân nó không còn mãi chút nào, chừng nấy càng tốt: chúng tôi sẽ làm đi làm lại điều đó và nó sẽ ít xoàng xĩnh trong vĩnh hằng."

Chúng ta sẽ liên tục làm điều đó, chúng ta sẽ liên tục tạo ra Thượng đế. Thực ra, điều đó không phải là việc sáng tạo: nó là việc khải lộ. Nhưng với những người cầu nguyện, và với những người mà Thượng đế được khải lộ ra cho họ lần đầu tiên, điều đó có vẻ như việc sáng tạo - dường như lời cầu nguyện đã tạo ra nó. Nó khải lộ. Nó lấy đi một tầng bóng tối dầy khỏi mắt bạn. Tim bạn bắt đầu đập như nó đáng phải đập. Bạn rơi vào trong nhịp điệu với cái toàn thể. Đột nhiên Thượng đế có đó.

Nhưng trước khi Thượng đế xuất hiện, thầy xuất hiện. Thầy là móc nối giữa bạn và Thượng đế. Đầu tiên lời cầu nguyện khải lộ ra thầy. Đó là một bước, và một nửa cuộc hành trình. Và bước thứ hai và cuộc hành trình là đầy đủ.

Lời cầu nguyện là ngây thơ: nó chờ đợi ai đó người không bao giờ tới... hỏi xin cái gì đó hay ai đó mà không có đó, ít nhất là không có bây giờ. "Nếu có một Thượng đế yêu con người, để ngài nói đi. Bây giờ."

Đây là điều nhà thơ Seneca nói trong bi kịch Thyestes. Trái tim cầu nguyện đang nói, "Tôi đang nói với ngài, tôi đang khiêu khích ngài - ngài có đó không? Cho tôi chút ít hướng dẫn, một lời nhỏ, một cử chỉ đi, và điều đó sẽ có tác dụng. Ngài có đó không?" Và cả nghìn lẻ một lần bạn hét lên trời và không có đáp ứng. Lời cầu nguyện của bạn biến mất vào trong thinh không. Nhưng cho dù lời cầu nguyện biến mất vào trong thinh không, và không có đáp ứng từ phía bên kia, từ bờ bên kia, dầu vậy lời cầu nguyện vẫn liên tục thay đổi bạn.

Hiệu quả là rất thấy được. Nó không thể thay đổi được thực tại bên ngoài bạn, nhưng nó liên tục làm thay đổi bạn. Bạn trở nên ngày càng mềm mại hơn, ngày càng nữ tính hơn, và một ngày nào đó khi bạn đã thực sự tan ra, khi bạn không còn cứng rắn và vững đặc, khi bạn là dòng chảy, sự đáp ứng tới - và không từ bờ bên kia nhưng từ cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn. Thực sự, đó mới là bờ bên kia.

Nhưng trước khi điều đó xảy ra, bạn sẽ đi tới móc nối giữa bờ này và bờ kia, giữa cái này và cái kia - móc nối đó là thầy. Và thực ra hỏi về thầy hoàn hảo là ngu xuẩn, vì là thầy là hoàn hảo rồi; đó là việc lặp lại lời. Không có phân loại như vậy: thầy không hoàn hảo và thầy hoàn hảo. Thầy là hoàn hảo! Nếu thầy có vẻ không hoàn hảo với bạn, thế thì bạn có ý tưởng nào đó về hoàn hảo mà thầy không đáp ứng. Thầy không bao giờ đáp ứng cho ý tưởng của bất kì ai. Thầy sống trong cuộc sống riêng của mình, nhưng thầy sống trong hoàn hảo.

Nhớ lấy, khi tôi dùng từ 'hoàn hảo' tôi bao giờ cũng dùng nó theo nghĩa đầy đủ. Tôi chưa bao giờ dùng nó theo nghĩa bạn dùng nó. Đây là vấn đề thường xuyên. Khi tôi nói 'hoàn hảo', bạn bắt đầu nghĩ rằng "Thầy sẽ giống thế này, thầy sẽ giống thế kia... rằng thầy sẽ không bao giờ giận." Nhưng đã có nhiều thầy giận dữ, và khi họ giận họ là cơn giận hoàn hảo.

Ngay cả Ramana Maharshi, một hiền nhân im lặng thế, thỉnh thoảng cũng trở nên giận. Và thế thì ông ấy thực sự là cơn giận. Ông ấy là cơn giận, giận thuần khiết. Một hôm chuyện xảy ra: một học giả tới và bắt đầu hỏi những câu hỏi ngu xuẩn. Ramana lắng nghe. Những câu hỏi của ông ta rất dài và ông ta trích dẫn kinh sách để hỗ trợ cho câu hỏi của mình. Và Ramana nói đi nói lại, "Xin ông suy ngẫm cho. Điều duy nhất để ông làm là hỏi câu hỏi: Tôi là ai? Các câu hỏi khác là không liên quan."

Nhưng người này không nghe, và ông ta cứ lải nhải mãi. Đột nhiên, các đệ tử không thể nào tin được điều đó, Ramana lấy cây thiền trượng của mình rượt theo người này và người này sợ tới mức ông ta trốn ra ngoài phòng, và Ramana đuổi theo ông ta tới tận biên giới đạo tràng. Và thế rồi ông ấy quay lại cười to. Các đệ tử không thể nào tin được vào điều đó, và họ nói, "Nhưng thầy, và giận sao?"

Và ông ấy nói, "Nhìn vào sự hoàn hảo của nó."

Nếu bạn có ý tưởng rằng thầy không bao giờ giận, không nên giận, thế thì sẽ có khó khăn. Nếu bạn có ý tưởng rằng thầy phải không có vẻ lo nghĩ, bạn sẽ gặp khó khăn. Krishnamurti thỉnh thoảng có vẻ rất lo nghĩ. Ông ấy không có lo nghĩ của riêng ông ấy, nhưng ông ấy trở nên lo nghĩ về bạn. Ông ấy liên tục nói một điều và mọi người không hiểu, và họ liên tục khăng khăng trong dốt nát, và ông ấy trở nên rất rất giận, gần như su ýt tự đánh mình.

Một người tới tôi và người đó nói, "Tôi hay nghĩ rằng Krishnamurti phải giống như vị Phật, nhưng hôm nay tôi thấy ông ấy trong bài nói của mình - ông ấy trở nên giận dữ thế. Và chẳng vì lí do nào cả!"

Tôi nói, "Bạn cứ kể cho tôi toàn thể câu chuyện đi."

Người đó nói, "Ông ấy nói về sự kiện là không phương pháp nào được cần, không thiền nào được cần. Bạn phải bỏ mọi phương pháp, mọi thiền, mọi con đường. Và thế rồi một bà già, bà rất già đứng lên và hỏi, 'Làm sao làm điều đó?' Và ông ấy trở nên rất giận."

Tôi nói, "Tôi biết bà già đó, vì bà ấy tới tôi nữa. Và tôi có thể hiểu được; tôi thấy thông cảm với Krishnamurti. Và bà đó đã từng nghe Krishnamurti trong gần năm mươi năm. Bà ấy là một trong những thính giả thường xuyên, và bà ấy bao giờ cũng ngồi trong góc kia, trong năm mươi năm. Bất kì khi nào Krishnamurti tới Bombay, bà ấy đều có đó. Krishnamurti phải phát mệt về bà ấy nữa. Và bà ấy bao giờ cũng hỏi 'làm sao?' Và ông ấy đang nói liên tục rằng không có 'làm sao' - phương pháp nghĩa là làm sao. Khi chúng ta nói rằng không có phương pháp, chúng ta đang nói không có làm sao. Hoặc là được chứng ngộ ngay bây giờ, hoặc vẫn còn không chứng ngộ - đó là quyết định của bạn - nhưng không có làm sao. Quyết định hiện hữu hay không hiện hữu, nhưng đừng hỏi làm sao. Không có làm sao! Hoặc mở mắt bạn ra và nhìn, nếu không thì cứ giữ mắt nhắm và mơ, nhưng đừng hỏi làm sao.

"Và trong năm mươi năm ông ấy đã từng nói cùng một điều, và người đàn bà này vẫn cố chấp. Và bà ấy bao giờ cũng đứng dậy và hỏi, 'Làm sao? Làm sao làm nó?' Điều đó là tự nhiên. Ông ấy không thực sự giận theo nghĩa bạn trở nên giận: đó là đáp ứng của ông ấy, nó thực sự là từ bi của ông ấy. Nó có phẩm chất khác. Ông ấy từ bi! Ông ấy yêu! Ông ấy muốn giúp! Nhưng khi ông ấy thấy bạn đi mãi trong cùng một đường mòn, lay bạn dậy, ông ấy trở nên tuyệt đối giận.

"Ý tưởng này, về hoàn hảo trong tâm trí bạn, là ở chỗ ông ấy đáng phải như thế này, ông ấy đáng phải như thế kia, ông ấy đáng phải như... Ông ấy không giống bất kì ai khác. Ông ấy chỉ giống như bản thân ông ấy. Chỉ một điều là đúng, rằng ông ấy bao giờ cũng toàn bộ. Bất kì cái gì ông ấy làm ông ấy đều toàn bộ trong nó. Ông ấy chưa bao giờ bộ phận, chưa bao giờ phân mảnh. Nếu ông ấy giận, thế thì ông ấy toàn bộ là cơn giận. Nếu ông ấy yêu, ông ấy toàn bộ là việc yêu. Tính toàn bộ đó là phẩm chất duy nhất. Đó là điều tôi ngụ ý bởi 'hoàn hảo'."

Mọi thầy đều hoàn hảo, cho nên không có vấn đề tìm thầy hoàn hảo. Trở nên ngày càng là một đệ tử đi. Đó là chỗ bạn phải bắt đầu cuộc hành trình.

Anh ta đọc nhiều sách, tới thăm hết hiền nhân nọ tới hiền nhân kia, lắng nghe, thảo luận và thực hành, nhưng anh ta bao giờ cũng thấy bản thân mình hoài nghi hay không chắc chắn.

Sau hai mươi năm anh ta gặp một người mà mọi lời và hành động đều tương ứng với ý tưởng của anh ta về người đã hiểu ra toàn bộ.

Bây giờ anh ta đang mang ý tưởng nào đó trong hai mươi năm.

Anh ta đang tìm bản sao giấy than. Anh ta đã quyết định thầy hoàn hảo là gì; bây giờ mọi điều được cần là ai đó khớp với ý tưởng của anh ta. Và nhớ cho, chính ý tưởng của anh ta là ai đó khác phải khớp vào. Đây là bản ngã, bản ngã thuần khiết. Đây không phải là khiêm tốn. Đây không phải là cách thức của đệ tử. Đây không phải là cách thức của người khiêm tốn. Đây không phải là cách thức của người tìm kiếm thực.

Anh ta vận hành qua kết luận. Anh ta đã quyết định rằng kết luận của anh ta là đúng. Làm sao kết luận của bạn có thể là đúng được? Nếu kết luận của bạn là đúng, bản thân bạn là thầy hoàn hảo và không cần bất kì thầy nào.

Sau hai mươi năm anh ta gặp một người mà mọi lời và hành động đều tương ứng với ý tưởng của anh ta về người đã hiểu ra toàn bộ.

Phải đã là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Lữ khách không để mất thời gian. "Thầy," anh ta nói, "với tôi dường như là thầy hoàn hảo. Nếu thầy là vậy, cuộc hành trình của tôi đi tới chỗ kết."

Nhưng nhìn đấy, vẫn cái 'nếu' còn dai dẳng. Bởi vì anh ta có kết luận nào đó đã tới trong dốt nát của anh ta, làm sao anh ta có thể tin cậy vào điều đó được? Nếu anh ta không thể tìm được ai đó tương ứng với ý tưởng của mình, người đó không phải là thầy. Nếu anh ta tìm ra ai đó tương ứng, chỉ bởi trùng hợp ngẫu nhiên, bây giờ hoài nghi lớn nảy sinh: có thể ý tưởng của anh ta là đúng, có thể ý tưởng của anh ta là sai. Do đó mới có 'nếu'. Cho nên anh ta nói:

"Thầy với tôi dường như là thầy hoàn hảo. Nếu thầy là vậy, cuộc hành trình của tôi đi tới chỗ kết."

"Thực ra ta là vậy đấy, như được cái tên đó mô tả," thầy nói.

Vì với một thầy tất cả những điều này chỉ là cái tên. Gọi thầy là vị Phật, gọi thầy là người chứng ngộ, một Christ, một Chúa cứu thế, một thầy hoàn hảo - đây chỉ là những cái tên. Chúng không mô tả thực tại của người đó. Đây chỉ là những cái nhãn. Có thể mọi người cần chúng, nhưng thầy không cần chúng. Thầy đã về nhà, nơi mọi lời đã trở thành vô nghĩa. Thầy đã đi tới im lặng đó, nơi lời không tồn tại, tới im lặng vô lời đó.

Cho nên thầy nói:

"Thực ra ta là vậy đấy, như được cái tên đó mô tả."

Thầy không nói "Ta là vậy" hay "Ta không vậy." Thầy đơn giản nói, "Vâng, mọi người mô tả ta bởi cái tên đó."

"Thế thì tôi xin thầy nhận tôi làm đệ tử."

Nhưng người này đã không chuẩn bị cho bản thân mình là một đệ tử chút nào. Và bây giờ đột nhiên anh ta muốn được chấp nhận.

"Điều đó," thầy nói, "ta không thể làm được vì trong khi ông có thể muốn có thầy hoàn hảo, thì đến lượt thầy, ông ấy lại chỉ yêu cầu đệ tử hoàn hảo."

Tìm kiếm của hai mươi năm phí hoài. Tìm kiếm của hai mươi năm chảy hết ra mương. Và thầy là đúng. Thầy nói, "Anh nghĩ gì? Nếu anh muốn một thầy hoàn hảo, thế thì thầy hoàn hảo muốn một Đệ tử hoàn hảo. Đi đi, trở thành hoàn hảo đi! Đi đi, trở thành đệ tử trước hết!"

Mọi người nghĩ tính đệ tử không là cái gì để được đạt tới. Trở thành đệ tử cần có kỉ luật lớn. Cả hai từ, 'discipline- kỉ luật' và 'disciple- đệ tử', có nghĩa như nhau. Gốc nguyên thuỷ nghĩa là năng lực học. Người này không có năng lực học. Hai mươi năm anh ta đã đi với kết luận được đặt của mình. Anh ta đã không học một điều nào. Trong hai mươi năm anh ta đã bắt gặp nhiều hiền nhân, nhưng anh ta đã đánh giá ý tưởng của riêng mình cao hơn các hiền nhân đó. Anh ta đã không nhìn vào thực tại của những con người đó mà anh ta đã bắt gặp. Anh ta vẫn còn bị cột vào bản ngã của mình.

Và bây giờ anh ta nói, "Vì ông tương ứng với ý tưởng của tôi, tôi nghĩ ông là thầy hoàn hảo. Không phải là ông là thầy hoàn hảo đâu, nhưng chỉ bởi vì ông tương ứng với ý tưởng của tôi thôi." Bây giờ, bạn là ai? Và làm sao ý tưởng của bạn có thể quyết định được? Làm sao chúng có thể có tính quyết định được? Bạn đã thu thập chúng từ đâu? từ sách vở? từ thảo luận? từ biện luận? Chúng toàn là được vay mượn. Và trong dốt nát của mình bạn đã thu thập đủ mọi loại vô nghĩa.

Thực ra, khi bạn đọc một cuốn sách, bạn không hiểu điều được viết ở đó - bạn chỉ hiểu cái mà dốt nát của bạn có thể hiểu. Làm sao bạn có thể hiểu được Koran? Để hiểu Koran bạn sẽ cần trái tim của một Mohammed. Làm sao bạn có thể hiểu được Gita? Để hiểu Gita bạn sẽ cần tâm thức Krishna.

Nghe vài câu chuyện:

"Mẹ ơi," bé Jimmy nói, "Con muốn sống với Carol nhà hàng xóm."

"Nhưng cả hai con mới sáu tuổi," mẹ nó mỉm cười. "Con sẽ sống ở đâu?"

"Trong phòng ngủ của bạn ấy."

"Các con sẽ sống bằng gì? Con không có tiền - và con sẽ làm gì nếu cháu bé tới?"

"Thế này," Jimmy nói một cách nghiêm chỉnh, "chúng con đều ổn tới đó... và nếu bạn ấy đẻ trứng thì con sẽ ấp trứng!"

Con người của dốt nát gần giống như trẻ con, như đứa trẻ này, Jimmy. Bạn có thể có ý tưởng gì về hoàn hảo? về thầy? về Thượng đế? Ý tưởng của bạn sẽ trẻ con. Và bạn sẽ cứ hiểu cái mà bạn có thể hiểu được. Và lời bao giờ cũng mông lung. Chúng không thực mang nghĩa. Nghĩa phải được bạn phóng chiếu vào trong lời. Lời chỉ là trống rỗng. Bạn phải rót đầy nó bằng nghĩa của bạn.

Hai người hippie đang trượt và trườn qua đầm lầy Louisiana. Khi một người hippie bước lên đất khô, người hippie kia nói, "Này anh bạn, một con cá sấu cắn chân tôi."

"Cá sấu nào?" người hippie thứ nhất nói.

"Tôi không biết, anh bạn. Tôi không thể biết con cá sấu nào từ những con khác."

Lời không có xu hướng nào. Nó tuỳ vào bạn, bạn sẽ cho chúng nghĩa gì.

Một bác sĩ được gọi tới để thăm một quí bà sống một cuộc đời rất phóng đãng. Khi được đề nghị giải thích bà ấy cảm thấy thế nào, bà ấy bình luận, "Gần đây tôi đã không ngủ được nhiều đêm. Đêm qua chúng tôi đã ăn tối ở Carlton sau khi xem hát và rồi đã uống rượu. Tôi thực sự cảm thấy rằng dạ dầy của tôi mất trật tự."

"Tôi hoàn toàn chắc về điều đó," ông ấy nói. "Bà phải ăn kiêng thôi."

"Ồ, bác sĩ, đáng yêu làm sao!" bà ấy nói. "Mầu gì?"

Hay:

Một người Ai len tới thăm Mĩ bình luận về phong tục Mĩ kì lạ. "Ông lấy một cốc rượu gừng," ông ta nói, "và thêm u ýt ki vào để làm cho nó mạnh và rồi thêm nước vào để làm cho nó yếu; thêm chanh vào để làm cho nó chua và thêm đường vào để làm cho nó ngọt. Ông nâng cốc và nói, 'Cốc này dành cho anh,' và thế rồi ông uống hết nó cho bản thân ông!"

Khi bạn nhìn cái gì đó, bạn đọc cái gì đó, bạn cho nó nghĩa. Nó bao giờ cũng là nghĩa của bạn. Nó không thể khác được. Cho nên bạn có thể tiếp tục đọc nhiều sách nhất có thể và bạn sẽ thu được nhiều rác rưởi - nhưng nghĩa sẽ là của bạn. Bạn có thể trích dẫn Kinh Thánh, nhưng bạn sẽ đơn giản trích dẫn bản thân bạn.

Và điều đó đã xảy ra trong nhiều thời đại. Khi một kinh sách được dịch sang ngôn ngữ khác, nhiều điều thay đổi trong nó. Điều đó đã xảy ra cho Kinh Thánh, vì Jesus nói trong tiếng Aramaic, thế rồi nó được dịch sang tiếng Do Thái, thế rồi sang tiếng Hi Lạp, thế rồi từ tiếng Hi Lạp sang tiếng Anh. Nó đã được dịch nhiều lần tới mức hương thơm nguyên bản của nó đã hoàn toàn bị mất. Nó không còn là cùng hương thơm đó nữa. Nó không thể thế được. Nhiều người diễn giải, nhiều người dịch, đứng vào giữa. Họ đã cho nghĩa riêng của họ cho nó.

Trong John 8: 24 chúng ta đọc: "Except ye believe that I am he, ye shall die in your sins..." (Ngoại trừ ông tin rằng ta là ngài, ông sẽ chết trong tội lỗi của ông.) Nhưng ở đây từ 'he' không thấy có trong bản thảo gốc chút nào. Người dịch thời đầu đã bị phân vân bởi việc thiếu một đối thể, và do vậy họ đơn giả giả định rằng từ này bị thiếu. Họ đã đổi phát biểu: "Except ye believe that I AM" (Ngoại trừ ông tin rằng ta đây) - đây là phát biểu gốc - "Except ye believe that I am." Họ phải đổi nó; nó có vẻ không đầy đủ: "Ông là ai, mà chỉ nói 'ta đây'? Nó có vẻ không đầy đủ." Cho nên họ đã làm cho nó đọc thành: "Except ye believe that I am he - I am Thượng đế." (Ngoại trừ ông tin rằng ta là ngài - ta là Thượng đế.)

Do vậy cái đẹp và ý nghĩa mênh mông của bản gốc đã bị mất. Nó vẫn theo cách đó trong Kinh Thánh: "I am he." (Ta là ngài) Jesus đơn giản nói: "I am!" (Ta đây). Cái ta đây là chính phẩm chất của sự tồn tại. Ông ấy không nói "Ta là Thượng đế" - vì nếu bạn nói "Ta là Thượng đế," bạn đã chấp nhận nhị nguyên của 'ta' và 'Thượng đế'. Thế thì 'đây' chỉ là chiếc cầu giữa nhị nguyên này.

Khi Jesus nói "Ta đây" ông ấy đơn giản nói rằng bạn có thể gọi nó là Thượng đế hay bạn có thể gọi nó là ta. Nó là cùng một điều - hai cách diễn dạt cho cùng một thứ.

Điều này là tốt hơn nhiều, cao siêu hơn nhiều so với phát biểu của Upanishad nói: "Ngươi là cái đó." Nó đã chấp nhận nhị nguyên. Để phủ nhận, nó phải được chấp nhận. Nó phủ nhận; nó nói "Ngươi là cái đó," nhưng nhị nguyên này được chấp nhận. Jesus là cao siêu hơn trong phát biểu của ông ấy khi ông ấy nói "Ta đây."

Moses đã hỏi Thượng đế khi ông ấy gặp ngài trên đỉnh núi, "Mọi người sẽ hỏi tôi về ngài. Tôi sẽ phải nói gì về ngài?"

Và ngài nói, "Cứ đi và bảo họ rằng Thượng đế nói: ta là ta đây."

Những lời kì lạ, nhưng có ý nghĩa lớn lao.

Khi Jesus nói, ông ấy nói từ tâm thức của ông ấy; ông ấy rót tâm thức của ông ấy vào trong nó. Nhưng khi nó đạt tới bạn, chỉ những lời trống rỗng đạt tới. Linh hồn của ông ấy bị mất trên đường. Thế rồi bạn rót vào trong từ trống rỗng đó bằng linh hồn riêng của bạn, và bạn nói rằng bạn đã đọc nó trong Kinh Thánh hay bạn đã đọc nó trong Koran hay trong Veda, nhưng bạn đang đọc chỉ bản thân bạn.

Mọi kinh sách đều là những tấm gương - bạn chỉ thấy mặt bạn. Và nhớ lấy: nếu khỉ nhìn vào gương, nó sẽ không tìm thấy thiên thần ở đó.

Người này đã đọc, nghe, thảo luận, thực hành, nhưng hoài nghi vẫn còn lại. Hai mươi năm tìm kiếm, anh ta đã đi tới bắt gặp nhiều hiền nhân nhưng không thể cảm thấy được hài lòng với người nào. Anh ta chắc sẽ không cảm thấy hài lòng ngay cả với việc được đương đầu với Thượng đế! Và có thể, ai biết được, anh ta có thể đã đương đầu với Thượng đế rồi - vì Thượng đế tới trong nhiều kích thước và hình dạng thế...

Có một câu chuyện về nhà huyền môn lớn:

Nhà huyền môn này là người Mô ha mét giáo và ông ấy sống trong một đền thờ Hồi giáo, nhưng ông ấy có một tín đồ Hindu. Người Hindu này là một Brahmin và người Hindu này sẽ nấu thức ăn cho ông ấy và sẽ đem nó tới nhà thờ, và anh ta thường sống cách nhà thờ năm dặm. Và chừng nào thầy còn chưa ăn, anh ta sẽ ngồi đó và chờ đợi - và thầy là người khùng. Lúc thì thầy ăn vào buổi sáng, lúc thì vào buổi trưa, lúc thì vào buổi tối, lúc thì vào buổi đêm, và đệ tử này sẽ đợi và anh ta sẽ không ăn chừng nào thầy còn chưa ăn. Cho nên đôi khi anh ta bị đói cả ngày. Và đến lúc anh ta về tới nhà anh ta mệt tới mức anh ta nghĩ, "Mai đi, bây giờ ai muốn chuẩn bị thức ăn nữa?" Anh ta sẽ rơi vào giấc ngủ mà vẫn đói.

Một hôm thầy nói, "Nghe đây, anh không cần tới như thế nữa. Đích thân ta có thể tới đó, cho nên ngày mai anh chuẩn bị thức ăn đi và ta sẽ tới. Đi tới đây quá nóng, và thế rồi đôi khi anh phải đợi cả ngày - bây giờ đổi điều đó đi. Anh sẵn sàng: ta sẽ tới."

Ngày hôm sau anh ta chuẩn bị thức ăn ngon cho thầy, vì thầy tới lần đầu tiên. Anh ta xúc động. Đây là ân huệ: Thầy mình tới nhà mình! Anh ta trang hoàng ngôi nhà, anh ta rải vài đoá hoa lên đường đi... nhưng không ai xuất hiện, chỉ mỗi một con chó. Anh ta đuổi con chó ra vì con chó muốn ăn, và anh ta đuổi và con chó quay lại và muốn vồ lấy thức ăn. Anh ta đã thấy nhiều con chó, nhưng con chó này thật kì lạ. Anh ta đánh con chó nhưng nó vẫn tới. Anh ta thực sự cho nó một cú đánh rõ đau, thế rồi anh ta thấy nước mắt chảy ra từ mắt con chó. Và thế rồi nó biến mất.

Anh ta đợi mãi tới tối, và thế rồi anh ta nghĩ, "Người này khùng - ông ấy có thể đã quên." Thế là anh ta đem thức ăn, đi tới đền thờ - và anh ta thấy nước mắt trong mắt thầy. Cùng nước mắt đó! Anh ta phân vân và anh ta nói, "Sao thầy khóc?"

Và thầy nói, "Sao ta lại không khóc được? Anh đã đánh ta nhiều thế!"

Và đệ tử này nói, "Thầy nói gì vậy? Tôi, và tôi có thể đánh thầy sao? Và thầy đã bao giờ tới đâu và thầy đã hứa rồi!"

Và thầy nói, "Ta đã tới - và không chỉ một lần. Ít nhất là mười hai lần!"

Thế rồi đệ tử này nhớ lại con chó - đích xác mười hai lần con chó đã cố đi vào.

Và thầy nói, "Bây giờ anh có năng lực thấy cái vô hình dạng. Đừng quá bị gắn bó với hình dạng. Tại sao anh cứ phải được nghĩ chỉ trong hình dạng này, trong thân thể này? Tại sao anh không thể tìm được ta trong các hình dạng khác?"

Cho nên tôi nói có thể người tìm kiếm lớn này đã bắt gặp Thượng đế... thực ra làm sao bạn có thể né tránh được Thượng đế? Bất kì ai bạn bắt gặp, bạn bao giờ cũng đi tới bắt gặp Thượng đế. Nhưng anh ta có những ý tưởng lớn lao, và ngay cả Thượng đế cũng không thể đáp ứng được cho những ý tưởng đó. Anh ta vẫn còn trống rỗng, nghi ngờ, không tin cậy, và việc tìm kiếm tiếp tục.

Và một hôm khi anh ta đi tới một người đáp ứng cho ý tưởng của anh ta, thầy tạo ra vấn đề khác. Thế thì thầy nói:

"Điều đó ta không thể làm được - ta không thể chấp nhận được ông làm đệ tử - vì trong khi ông có thể muốn có thầy hoàn hảo, thì đến lượt thầy, ông ấy lại chỉ yêu cầu đệ tử hoàn hảo."

Thầy đang nói, "Nếu như ông đã chuẩn bị cho bản thân ông trong hai mươi năm này là một đệ tử, ông chắc đã tìm thấy ta sớm hơn nhiều. Ông có thể bắt gặp ta nhiều lần, nhưng ông đã bỏ lỡ. Và lần này ông cũng phải bỏ lỡ."

Đây là cách tiếp cận Sufi để có tiếp xúc và giao cảm với thầy: trở thành đệ tử. Đừng tìm thầy: tìm tính đệ tử đi. Và để tôi nhắc lại: Thầy xuất hiện khi đệ tử sẵn sàng.

Xem tiếp Chương 2 - Quay về Mục lục

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post