Chương 1. Ngày xưa

Chương 1. Ngày xưa

Price:

Read more

Thầy Hoàn Hảo (Tập 2) - Osho

Bài nói về câu chuyện Sufi

Chương 1. Ngày xưa


Ngày xưa có một con bò cái. Trên khắp thế giới không có con vật nào cho nhiều sữa đều đặn với phẩm chất cao thế.

Mọi người từ khắp xa gần kéo tới để xem điều kì diệu này. Con bò được mọi người ca tụng. Bố kể cho con về cống hiến của nó cho nhiệm vụ được trao cho nó. Giáo sĩ tôn giáo khẩn nài giáo dân thi đua với nó theo cách riêng của họ. Quan chức chính phủ nhắc tới nó như mẫu mực về hành vi đúng, lập kế hoạch và suy nghĩ có thể nhân lên trong cộng đồng con người. Nói tóm lại mọi người đều có khả năng được lợi từ sự tồn tại của con vật kì diệu này.

Tuy nhiên, có một nét đặc biệt mà phần lớn mọi người đã không quan sát thấy mặc dù họ bị lôi cuốn như vậy bởi những ưu thế hiển nhiên của con bò. Nó có một thói quen nhỏ, ông thấy đấy. Và thói quen này là ở chỗ ngay khi cái xô được vắt đầy sữa vô song được thừa nhận - nó đá lật nhào xô.

Sufi giáo không phải là suy đoán - nó là thực hành hoàn toàn. Nó không phải là triết lí - nó là rất thực tế. Gốc rễ của nó là trong đất. Nó không là suy nghĩ toàn bộ, trừu tượng - nó ngụ ý công việc. Nó muốn biến đổi mọi người, không chỉ tống vào tâm trí họ bởi những ý tưởng bất lực, vô tích sự. Và mọi ý tưởng như thế đều bất lực. Chúng giả vờ nhiều, nhưng khi bạn đi sâu vào trong chúng, bạn bao giờ cũng thấy chúng trống rỗng mọi thực tại. Chúng hứa hẹn, nhưng chúng chưa bao giờ chuyển giao hàng hoá. Chúng lừa.

Triết gia đã từng là những kẻ lừa dối lớn nhất trên thế giới. Họ tạo ra những lâu đài trong thinh không. Họ là những nghệ sĩ trong việc tạo ra mơ. Và những người trở nên được mê say với những mơ đó là rất không may mắn, vì cuộc đời họ sẽ bị phí hoài. Và đến lúc họ trở nên nhận biết rằng họ đã từng săn đuổi mơ, lúc đó sẽ là quá muộn.

Và có vài người chưa bao giờ trở nên nhận biết về nó. Toàn thể cuộc đời họ vẫn còn bị choán hết trong các ý tưởng, và họ chết đi mà bị choán trong các ý tưởng. Họ chưa bao giờ đi tới đối diện với thực tại. Và chỉ duy nhất thực tại mới giải thoát.

Chân lí giải thoát, không phải ý tưởng. Và chân lí không phải là ý tưởng: chân lí là kinh nghiệm.

Sufi giáo không là 'Tôi đây' kiểu như vậy. Nó là phương pháp luận thực hành. Nó là giả kim thuật. Nếu bạn hiểu cách thức của nó, nó sẽ chuyển hoá bạn từ kim loại thấp hơn thành kim loại cao hơn. Nó có thể đưa bạn sang thực tại khác. Nó có thể mở ra những cánh cửa tới điều tối thượng. Nó không quan tâm tới việc cho bạn các ý tưởng lớn. Nhấn mạnh cơ bản của nó là làm sao cho bạn thêm chút nhận biết. Ngay cả một xíu nhận biết cũng còn có giá trị hơn toàn thể rặng Himalayas triết lí. Một li của việc trở nên ý thức hơn là tốt hơn nhiều so với du hành cả nghìn dặm trong mơ của bạn.

Triết lí là giấc mơ rất giỏi nói - không hình ảnh, khái niệm, nhưng dầu vậy nó là mơ, mơ rất phức tạp. Người không phức tạp mơ theo hình ảnh; người phức tạp mơ trong khái niệm - nhưng phẩm chất vẫn còn là một.

Mở là cái ngăn cản bạn khỏi biết thực tại. Mọi việc mơ đều phải chấm dứt, phải dừng lại. Khi mắt bạn không còn đầy mơ, bạn sẽ có khả năng thấy cái đang đó. Và cái đó giải thoát, cái đó nâng lên, cái đó làm chuyển hoá!

Đôi điều về cách tiếp cận Sufi:

Thứ nhất, nó khoa học nhiều hơn triết học - khoa học theo nghĩa là tiêu chí về chân lí phải là một kết quả thực hành. Nếu tôn giáo của bạn là thực, nó sẽ làm bạn nở hoa, nó sẽ làm mạnh cho bạn, nó sẽ mở rộng bạn. Chân lí không ở trong các chứng minh - duy nhất bạn có thể trở thành bằng chứng.

Vivekananda hỏiRamakrishna, "Bằng chứng nào có đó về sự tồn tại của Thượng đế?"

Và Ramakrishna nói, "Ta đây."

Câu trả lời kì lạ. Vivekananda đã không mong đợi câu trả lời đó. Bạn chắc cũng không mong đợi điều đó, vì khi ai đó hỏi bằng chứng về Thượng đế, thế thì có các bằng chứng triết học, truyền thống. Người ta mong đợi những bằng chứng đó. Vivekananda phải đã nghĩ Ramakrishna chắc sẽ nói, "Mọi thứ đều cần một đấng sáng tạo. Thế giới hiện hữu, do đó phải có một đấng sáng tạo. Chúng ta có thể có khả năng thấy ngài hay không, nhưng đấng sáng tạo phải có đó vì thế giới này có."

Nhưng không, Ramakrishna đã không nói gì giống điều đó. Ông ấy không phải là triết gia: ông ấy là người Sufi. Ông ấy nói, "Ta đây! Nhìn vào ta đi. Cảm ta đi! Đi vào trong ta! Ta có thể đem ông vào trong thực tại mà ông gọi là Thượng đế. Cái tên nào ông cho nó là không liên quan. Ta đã ở những đỉnh cao đó - ta có thể dẫn đường cho ông nữa. Ông có sẵn sàng tới cùng ta không?"

Vivekananda đã không được chuẩn bị. Ông ấy đã tới để tranh biện. Nhưng đây không phải là luận cứ. Điều này sẽ mạo hiểm, đi theo người điên này. Người ta chẳng bao giờ chắc chắn được ông ấy sẽ dẫn bạn tới đâu.

Vivekananda ngần ngại. Và Ramakrishna nói, "Trước khi ông hỏi một câu hỏi, ông nên sẵn sàng để nhận câu trả lời! Ông là kẻ hèn nhát hay cái gì? Sao ông hỏi ngay chỗ đầu tiên?" Và Ramakrishna nhảy lên - ông ấy là loại người điên đó, như Zusya - và ông ấy để chân lên ngực Vivekananda, và Vivekananda ngã nhào vào một loại hôn mê.

Sau một giờ ông ta tỉnh lại, ông ta đã là người được biến đổi. Ông ta cúi mình, chạm chân của Ramakrishna, và nói, "Tôi xin lỗi, tôi lấy làm tiếc. Chính là ngây thơ mà tôi mới hỏi câu hỏi như thế. Nó không phải là câu hỏi - nó là cuộc phiêu lưu. Và cám ơn thầy! Thầy đã cho tôi hương vị của cái gì đó mà tôi không nhận biết chút nào."

Đây là cách thức của người Sufi. Ông ấy tạo ra tình huống. Tình huống là phòng thí nghiệm của ông ấy. Trong tình huống đó ông ấy dần dần, dần dần thuyết phục bạn, thực sự, đi vào trong cõi bên kia. Vâng, đó là cám dỗ - vì ai sẽ sẵn sàng đi vào trong cõi bên kia? Tâm trí muốn níu bám lấy cái đã biết; cái đã biết là quen thuộc. Với cái đã biết chúng ta khéo léo, hiệu quả; tâm trí có thể xử trí nó. Đi vào trong cái không biết chắc chắn là mạo hiểm. Và chúng ta sẽ giống như trẻ con. Mọi tri thức chuyên gia của chúng ta sẽ bị bỏ lại đằng sau. Mọi tri thức của chúng ta sẽ không hữu dụng gì ở đó. Ai muốn đi vào trong cái không biết? Nhưng Thượng đế không chỉ là không biết mà còn là không thể biết. Thượng đế là sẵn có chỉ cho những người thu lấy dũng cảm và đi vào trong cái không biết.

Thầy Sufi giúp bạn thu lấy dũng cảm. Thầy Sufi, với tấm gương này, với hiện hữu của thầy, với hiện diện của thầy, tạo ra niềm khao khát về điều không thể được. Khuấy động trái tim bạn. Làm thoát ra cuộc sống mới cho việc thở của bạn. Làm bạn đập rộn ràng với niềm đam mê mới về Thượng đế. Nhưng đây không phải là triết lí. Thầy không giải câu hỏi chút nào. Vâng, thầy giúp bạn làm tan biến mọi câu hỏi, nhưng thầy chưa bao giờ giải một câu hỏi.

Cho nên điều đầu tiên cần được hiểu là: Sufi giáo có tính thực hành, rất rất thực tế. Sufi giáo thích người như Zorba người Hi Lạp, vì họ là những người có thể trở thành Zorba Phật - chỉ họ mới là những người có thể trở thành. Những người đã trở nên rất rất láu lỉnh trong việc chơi với lời, triết lí hoá, trừu tượng hoá, hợp lí hoá, giải thích, họ không phải là những người đi vào cuộc hành trình đó. Họ là kẻ hèn. Mọi triết lí hoá của họ không là gì ngoài việc chạy trốn khỏi chân lí. Để chạy trốn khỏi chân lí họ tạo ra các lí thuyết về chân lí, và thế rồi họ níu bám lấy các lí thuyết, vẫn tin rằng đây là điều chân lí tất cả là gì.

Do đó, có những người Hindu và người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo và người Jaina, nhưng không có người Sufi. Người Sufi không liên quan gì tới Hindu giáo hay Mô ha mét giáo, hay Ki tô giáo. Người Sufi có thể xảy ra ở bất kì chỗ nào! trong bất kì tôn giáo nào, hay trong không tôn giáo. Người Sufi là người lang thang, người Sufi là người vũ trụ. Người Sufi thuộc vào toàn thế giới và toàn thế giới thuộc vào người Sufi. Tất cả đều là của người đó, và người đó dùng mọi tình huống để siêu việt lên.

Người Sufi hoàn toàn đồng ý với Phật khi có liên quan tới định nghĩa về chân lí. Phật tương truyền đã nói với đệ tử của ông ấy: Chân lí là cái đang vận hành. Một định nghĩa rất thực chứng về chân lí. Không bao giờ bị vượt qua. Ngay cả khoa học hiện đại cũng không thể cho được định nghĩa hay về chân lí hơn là Phật đã cho: Chân lí là cái đang vận hành. Nếu nó không vận hành, nó không phải là chân lí. Dối trá là cái không vận hành, nó không thể vận hành được. Nó không thể vận hành được vì nó đi ngược lại luật vũ trụ. Chân lí vận hành vì nó ở trong hài hoà với luật vũ trụ.

Nhớ điều đó: bao giờ cũng liên tục phán xét các niềm tin của bạn, các khái niệm của bạn, các định kiến của bạn - để đây là hòn đá thử. Chỉ tin vào cái đang vận hành. Và thế thì nó không còn là niềm tin nữa: nó là tin cậy, vì bạn đã thấy vận hành của nó. Bạn biết nó tương ứng với Đạo; bạn biết nó trong hoà điệu với luật tối thượng của cuộc sống, với Pháp.

Đây nên là một và duy nhất một tiêu chí cho tất cả những người đi theo con đường này.

Triết lí là trừu tượng, mơ hồ và hoàn toàn vô nghĩa. Nó tạo ra những đám mây lớn quanh bạn, và cho bạn cảm giác dường như bạn đang tới gần hơn để biết cái gì đó. Nhưng cái đó không bao giờ xảy ra. Người ta có thể được bao quanh bởi những đám mây rất nhiều màu sắc - chẳng cái gì sẽ xảy ra. Thực ra, triết lí cản trở. Bạn càng có nhiều mây ý nghĩ, ý tưởng, ý thức hệ bao quanh bạn, càng ít có khả năng có sáng tỏ để thấy.

Bỏ mọi triết lí đi. Để cho mắt bạn là trống rỗng, trống rỗng tất cả. Những đôi mắt trống rỗng đó trở thành đầy chân lí.

Triết lí chỉ tạo ra lời, sinh ra lời và lời và lời. Lời này sinh ra lời khác... nó là một loại liên kết vô ý thức.

Đôi khi quan sát khi ngồi im lặng: thốt ra một lời, và chờ đợi, và bạn sẽ thấy nó đang mang tới các lời khác. Đó là cách phân tâm vận hành: liên kết tự do. Nằm dài trên tràng kỉ của nhà phân tâm và ông ấy nói, "Liên kết tự do - để bất kì cái gì tới." Một lời tới, và bạn ngạc nhiên: nó được móc với lời khác, nó đem lời khác vào. Và thế thì bạn thậm chí còn ngạc nhiên hơn: các lời là không tách rời, chúng được móc xích với nhau. Có một hệ thống nào đó. Lời tồn tại theo chùm. Chỉ một lời... và nó gợi ra một chuỗi, và nó cứ tiếp diễn mãi mãi.

Lời này tạo ra lời khác. Đây là điều Phật gọi là santaan. Cũng như bố mẹ cho sinh ra đứa con, lời cho sinh ra lời khác, một sự liên tục. Nó diễn ra vô hạn. Mọi người không bị mất hút trong dốt nát đâu: mọi người bị mất hút trong rừng rậm của lời. Sufi giáo chống lại việc nói ra lời rất nhiều. Chuyện xảy ra: nếu bạn đi tới một thầy Sufi, bạn sẽ phải ở cùng ông ấy trong nhiều năm. Và chỉ khi bạn đã ở cùng ông ấy trong nhiều năm ngồi im lặng, quan sát, hay làm bất kì cái gì ông ấy bảo bạn làm... Không câu hỏi nào được nêu ra, không hoài nghi nào được giải quyết, không thảo luận nào được phép, không biện luận nào được ca ngợi. Nếu thầy nói, "Đi kéo nước từ giếng lên," bạn đi và kéo nước từ giếng lên. Bạn không hỏi tại sao. Thậm chí đôi khi thầy có thể hỏi cái gì đó ngớ ngẩn.

Một chuyện Sufi nổi tiếng:

Một người tìm kiếm tới một thầy và người đó nói, "Tôi đã ở với nhiều thầy và tất cả họ đều đã không giúp gì cho tôi. Không ai là thầy thực. Tôi đã tới với niềm hi vọng lớn vào thầy. Đây là nỗ lực cuối cùng của tôi - là chỗ nương tựa của tôi. Và tôi biết thầy có nó! Tôi có thể thấy thầy có nó. Nó đang rạng ngời."

Thầy nói, "Ừ, ta có nó. Và ta biết những người mà anh đã ở cùng - họ cũng có nó. Vấn đề không phải là liệu ta có nó hay không: vấn đề là liệu anh sẽ có khả năng nhận nó hay không!"

Đệ tử nói, "Tôi sẵn sàng. Bất kì cái gì thầy nói tôi sẽ làm."

Thầy nói, "Thế thì tới ta đi, ta sẽ đi ra giếng lấy nước. Nhớ một điều: đừng bao giờ hỏi câu hỏi. Câu hỏi là không được phép. Quan sát! Nhưng đừng bao giờ hỏi câu hỏi."

Đệ tử nói, "Điều này không khó." Nhưng từ chính lúc bắt đầu anh ta đã bắt đầu cảm thấy rất không thoải mái - vì thầy mang một cái thùng không có đáy! đi ra giếng, lấy nước. Nhưng anh ta giữ yên tĩnh. Điều đó là khó, nó thực sự vất vả, nhưng anh ta giữ yên tĩnh. Anh ta tránh nhìn vào cái thùng... không có đáy sao? và, thầy định lấy nước sao?

Trong vài khoảnh khắc trôi qua đó giữa nhà và giếng, cả nghìn lẻ một ý tưởng đã nảy sinh trong anh ta để hỏi, "Thầy làm gì vậy? Thầy có điên không?" Nhưng câu hỏi này không được phép. Nhưng bạn có thể tiếp tục theo cách này được bao lâu?

Thầy bắt đầu kéo nước lên từ giếng. Và, tất nhiên, cái thùng không có đáy cho nên khi nó xuống giếng, nó sẽ đầy; và khi thầy bắt đầu kéo nó lên, mọi nước đều chảy ra hết - và chỉ cái thùng rỗng đi lên. Nghĩ về đệ tử này mà xem... và anh ta đang đứng đó và thấy toàn thể điều vô nghĩa này. Anh ta trở nên nghi ngờ người này: "Hoặc là ông ấy điên hoặc ngu. Và mình dính vào người này làm gì? Các thầy cũ của mình ít nhất cũng tốt hơn."

Nhưng câu hỏi là không được phép, cho nên anh ta bằng cách nào đó kìm nén cám dỗ này. Một lần chuyện xảy ra, chiếc thùng lên mà trống rỗng, và lần thứ hai và lần thứ ba - và lần thứ tư anh ta quên mất tất cả về nó và anh ta nói, "Thầy làm gì thế?! Thế này thì không cách chi mà kéo được nước lên từ giếng. Thùng của thầy không có đáy."

Và thầy nói, "Anh đã phá qui tắc rồi. Anh không được phép hỏi cái gì cơ mà - anh chỉ được phép quan sát. Cút ngay! Ta chẳng liên quan gì tới anh."

Đệ tử này nghĩ, suy ngẫm về điều đó cả đêm, và cảm thấy, "Phải có cái gì đó huyền bí trong nó - mình đã bỏ lỡ rồi. Mình đáng phải đợi."

Anh ta quay lại ngày hôm say, và hỏi xin tha thứ. Thầy nói, "Ta có thể tha thứ, nhưng anh sẽ không có khả năng đâu. Anh không thể cưỡng lại một điều nhỏ bé. Anh không thể tự kiểm soát bản thân mình vì một điều nhỏ bé. Nếu nó là ngớ ngẩn đó là vấn đề của ta, không phải vấn đề của anh. Làm sao anh bận tâm tới nó? Nó chỉ là một phương cách. Nếu trong một thứ nhỏ thế mà anh không thể vẫn còn không biện luận... có những điều lớn hơn mà ta sẽ tiết lộ cho anh, anh sẽ không thể nào vẫn còn không biện luận được. Và người Sufis không tin vào biện luận. Ta không quan tâm chút nào tới các câu hỏi của anh và việc trả lời chúng. Ta có nó! Ta có thể trao nó cho anh. Nhưng anh sẽ phải chuẩn bị cho bản thân anh. Và đây là việc chuẩn bị của anh: trở thành không hỏi, vẫn còn ở trong trạng thái không hoài nghi."

Người Sufi tạo ra tình huống như vậy. Những tình huống này giúp cho đệ tử trưởng thành. Một khi trưởng thành có đó, việc truyền trao trở thành có thể. Thầy có nó, đệ tử cũng có thể có nó - nhưng có vài điều phải được bỏ đi.

Cho nên điều thứ nhất về Sufi giáo là: nó tất cả là giả kim thuật - khoa học về linh hồn bên trong. Nó là thực nghiệm trong tâm thức. Chỉ kết quả mới quyết định bạn làm đúng hay sai. Không có cách khác để quyết định về nó.

Triết lí cứ di chuyển trong vòng tròn - chúng chưa bao giờ dẫn bạn tới đâu cả. Sufi giáo phát mệt mỏi với triết lí. Thực ra, mọi nhà huyền môn lớn đều mệt mỏi về triết lí. Chính bởi vì vũng lầy của triết lí và sự lẫn lộn của các triết lí mà mọi người bị ngăn cản không biết cái là quyền tập ấm của họ. Thượng đế không bị mất qua tội lỗi của bạn: Thượng đế bị mất qua cái gọi là tri thức của bạn.

Sufi giáo là thực nghiệm về kinh nghiệm nào đó. Nó không phải là con đường của niềm tin mà là con đường của việc biết, việc trải nghiệm. Nó mang tính tồn tại. Kinh nghiệm về cái gì? Kinh nghiệm về bản thân người ta. Nó không phải là nghiên cứu vì mục đích nghiên cứu.

Nó có phương pháp luận cho lại kinh nghiệm tuyệt vời nhất của tất cả mọi thứ - gọi nó là Thượng đế, Niết bàn, moksha, giải thoát, hay cái gì bạn muốn, nó là kinh nghiệm tuyệt vời nhất trong tất cả chúng. Nó là kinh nghiệm lớn lao nhất trong cuộc sống. Và không có kinh nghiệm này, không ai đã bao giờ cảm thấy bất kì mãn nguyện nào, không thể cảm thấy được. Chúng ta được ngụ ý đạt tới kinh nghiệm này. Đây là tiềm năng của chúng ta: nó phải trở thành thực tại. Đây là hạt mầm của chúng ta: nó phải nở hoa trong mọi mầu sắc và hương thơm của nó. Và chừng nào hạt mầm này còn chưa trở thành hoa, chúng ta sẽ vẫn còn không dễ chịu, không thoải mái, khao khát cái gì đó, không biết đích xác cái gì. Tìm kiếm, dò dẫm...

Con người vẫn còn dò dẫm và tìm kiếm. Và việc tìm chấm dứt chỉ với Thượng đế và không bao giờ khác hơn. Thượng đế là gì? Kinh nghiệm về cốt lõi bên trong nhất của riêng bạn. Thượng đế không có ở kia! Thượng đế ở đây bên trong trái tim bạn, đập rộn ràng, thở, nhận biết. Thượng đế ở rất cận kề bên.

Ramana Maharshi nói: tự biết mình là điều dễ dàng, điều dễ dàng nhất có đó. Vì nó ở gần thế! Nó đã có đó rồi, nó bao giờ cũng có đó. Chỉ một cái nhìn, chỉ quay vào trong, và bạn không còn là kẻ ăn xin, và bạn đã đạt tới tính hoàng đế, và bạn được lên ngôi, và bạn được đội vương miện, và bạn là vua. Chỉ nhìn vào bên trong... Nhưng đây là điều người Sufi nói. Ramana là một người Sufi.

Tôi đang dùng từ 'Sufi' theo nghĩa rộng nhất của từ này. Phật là người Sufi, Jesus là người Sufi, Ramana là người Sufi. Với 'Sufi', tôi ngụ ý người đã chán với triết lí và đã bắt đầu tìm cái thực, người không còn được thoả mãn với thức ăn tổng hợp và là người đi tìm chất nuôi dưỡng thực.

Ramana nói: Tự biết mình là điều dễ dàng như bất kì cái gì - điều dễ dàng nhất có đó. Nhưng ngay trong tương phản với nó, lắng nghe phát biểu này từ Immanuel Kant, một triết gia lớn: Siêu hình là lời gọi tới suy luận để đảm nhận một lần nữa nhiệm vụ khó khăn nhất trong mọi nhiệm vụ, có nghĩa là về tự biết mình.

Triết lí làm cho điều đó thành khó, rất khó, gần như không thể được - vì triết lí đi ngày càng xa hơn khỏi nó. Biết về cái ta không phải là biết cái ta, biết về Thượng đế không phải là biết Thượng đế - làm sao 'về' có thể là nó được? Về và về... bạn đi trong vòng tròn. Nó trở thành không thể được.

Bạn càng trở nên láu lỉnh, tinh ranh, tính toán, về cái về, bạn càng bị dẫn đi lạc lối xa hơn. Vấn đề không phải là biết về cái ta: đơn giản là vấn đề biết nó, có nhận biết; không phải vấn đề về nghĩ về nó, mà định tâm trong nó, chứng kiến im lặng trong nó, và nó được khải lộ ra.

Ramana là đúng, ông ấy phải đúng - ông ấy biết. Immanuel Kant là không đúng, ông ấy không thể đúng - ông ấy chưa bao giờ bắt gặp nó. Mặc dầu ông ấy cố gắng vất vả, ông ấy đã làm việc vất vả - ông ấy có một trí tuệ sắc sảo nhất đã từng có. Nhạy bén của ông ấy không thể nào bị hoài nghi. Logic của ông ấy hoàn hảo. Nhưng khi có liên quan tới cái nhìn sâu bên trong của ông ấy, ông ấy mù.

Điều đó giống như người mù nghĩ về ánh sáng - điều đó nhất định là không thể được. Làm sao người mù có thể nghĩ về ánh sáng được?

Phật nói rằng điều đó đã xảy ra:

Trong triều đình của một nhà vua lớn, các học giả của triều đình bắt đầu tranh cãi về Thượng đế. Và nhà vua này không phải là vua thường - ông ấy là nhà vua thực sự, vua của thế giới bên trong. Vương quốc bên ngoài của ông ấy chỉ là ngẫu nhiên; nó đã ngẫu nhiên xảy ra cho ông ấy.

Một nhà vua lớn sắp chết. Ông ấy không có con trai. Trước cái chết, ông ấy đã làm một di chúc rằng "Sáng mai, bất kì ai đi vào trong thành phố, người đầu tiên, để người đó trở thành vua." Và điều này chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên - sannyasin này là người đầu tiên đi vào qua cổng, thế là người đó được làm thành vua. Điều đó là ngẫu nhiên. Trước điều đó người đó đã trở thành vua của vương quốc bên trong.

Trong triều đình của ông ấy, họ đã thảo luận về Thượng đế. Và nhà vua bắt đầu cười, và ông ấy nói, "Nghe đây. Tập hợp mọi người mù của thành phố lại." Và mọi người mù được tập hợp lại, và nhà vua nói, "Tất cả các ông có thấy voi không?"

Và họ nói, "Có."

Và thế rồi một chủ đề lớn được sinh ra. Một người mù nói, "Voi giống cái này," người khác nói, "Voi giống cái này..." và các phát biểu của họ rất mâu thuẫn. Vì người mù này đã chạm chỉ vào vòi voi, và người mù khác đã chạm chỉ vào tai voi, và người thứ ba đã chạm chỉ vào chân voi, vân vân và vân vân. Mô tả của họ là khác nhau, khác như chúng có thể khác.

Và nhà vua nói với các học giả của mình, học giả và bác học triều đình, "Nghe đây: những người mù này không thể đồng ý được về con voi là gì. Và tất cả họ đều đã thấy cái gì đó của voi! Về các ông thì sao? Ít nhất họ đã thấy cái gì đó - người thì chạm vào chân, người khác chạm vào vòi... và các ông thậm chí còn chưa thấy một phần của Thượng đế và các ông đang tranh biện. Các ông còn mù hơn những người mù này! Và bất kì cái gì các ông đang nói cũng toàn là vô nghĩa. Các ông có thể trích dẫn kinh sách - điều đó sẽ không giúp ích gì. Chừng nào các ông còn chưa thấy, không cái gì sẽ có ích."

Người Sufi tin vào việc thấy. Thấy là dễ: nghĩ là khó. Nếu bạn có tai, bạn biết âm nhạc là gì; nhưng nếu bạn không có tai, làm sao bạn sẽ nghĩ về âm nhạc được? theo cách nào? Điều đó là không thể được! Không có cách nào để trao đổi với bạn về nhạc là gì. Nếu bạn có mắt, bạn biết mầu sắc, và cái đẹp của cầu vồng. Nhưng nếu bạn không có mắt, ngay cả nhà thơ vĩ đại nhất cũng không thể cho bạn lời gợi ý xa xôi về cầu vồng là gì; điều đó là không thể được.

Người Sufi không tin vào suy nghĩ: họ tin vào việc thấy.

Bạn phải đã nghe câu ngạn ngữ nổi tiếng: Việc thấy là việc tin. Đó chính là điều người Sufis nói. Họ nói: Việc thấy là việc tin.

Một câu ngạn ngữ Sufi nổi tiếng là: Người biết tới người khác là người có học - người biết tới bản thân mình là người trí huệ. Là người có học là dễ; là người trí huệ cần can trường, dũng cảm. Tại sao? Tại sao trên thế giới người ta cần dũng cảm để biết bản thân mình? Có lí do.

Lí do thứ nhất là: có nỗi sợ rằng nếu bạn đi vào trong, bạn có thể không tìm được người nào ở đó... và theo cách nào đó, nỗi sợ đó là đúng. Bạn sẽ không tìm ra người nào ở đó cả. Hiểu biết đó là đúng.

Nếu Naresh đi vào trong, anh ấy sẽ không tìm thấy Naresh ở đó. Nếu Astha đi vào trong, cô ấy sẽ không tìm thấy Astha ở đó. Nếu Sudha đi vào, cô ấy sẽ không tìm thấy Sudha ở đó. Nếu Viyogi đi vào, Viyogi sẽ không tìm thấy Viyogi ở đó. Cái gì đó cần được tìm ra ở đó, nhưng cái đó là không xác định được, không thể đặt tên được. Và cái gì đó đó không phải là sở hữu của bạn: cái gì đó đó là của bạn cũng như của mọi người khác.

Bạn sẽ thấy cái gì đó, nhưng cái đó sẽ là trung tâm vũ trụ - bạn sẽ không thấy bất kì cá nhân nào ở đó, bạn sẽ không thấy bất kì bản ngã nào ở đó. Do đó mới có sợ. Bạn sẽ biến mất: trong việc biết bản thân mình bạn sẽ biến mất hoàn toàn. Do đó mọi người mới nói về nó, hỏi về nó, đọc sách về nó, nhưng chưa bao giờ đi vào trong. Nỗi sợ vô ý thức ngăn cản con đường của họ.

Và con người hiện đại đặc biệt thậm chí còn sợ nhiều hơn. Con người hiện đại thường bị lái sang thất vọng vì người đó sợ rằng cái ta không tồn tại chút nào, hay rằng cái ta là máy Capeka, robot Skinneria, con gián Kafka, con tê giác Ionescoa, hay niềm say mê vô dụng Sartre. Mọi nỗi sợ này đã bùng nổ trên tâm trí hiện đại.

Ai biết? Khi bạn đi vào trong, bạn có thể tìm thấy con gián Kafka. Có câu chuyện ngụ ngôn về Kafka:

Một sáng anh ta thức dậy và anh ta thấy mình là con gián. Chắc phải là mơ, chắc phải đã thức dậy trong giấc mơ. Và không chỉ điều đó: con gián còn bị lật ngửa - chỉ chân giơ lên, và anh ta có thể thấy những cái chân đó cử động trong không trung, và anh ta không thể đưa bản thân mình về tư thế đúng, và anh ta đang nằm ngửa trên lưng. Và bạn có thể nghĩ... nỗi khổ của người này, nỗi thống khổ, và buồn nôn. Và anh ta cố gắng vất vả, nhưng dường như không có cách nào để đứng dậy. Một con gián lớn, choán đầy cả giường.

Con người hiện đại thậm chí còn sợ hơn: Ai biết bạn đang làm gì loạng choạng bên trong bản thân bạn? Ác mộng, quỉ... ai biết cái gì có đó? Tại sao mở cái hộp Pandora? Giữ cho nó đóng chặt và ngồi lên nó đi. Đó là điều mọi người đang làm. Và, theo một cách nào đó, nỗi sợ này là đúng - nhưng chỉ theo cách nào đó.

Lúc ban đầu bạn sẽ thấy gián và tê giác và loài bò sát và đủ loại các thứ kinh khủng mà bạn sẽ thấy - vì đây là những thứ bạn đã từng kìm nén trong bản thân bạn, đây là những thứ bạn đã không cho phép. Giận dữ bạn đã kìm nén, ghen tị bạn đã kìm nén, sở hữu bạn đã kìm nén, hận thù bạn đã kìm nén. Bạo hành, sát hại, bạn đã kìm nén. Tất cả những thứ này có đó! Đây là con gián bên trong bạn. Bạo hành đã trở thành một chân, và sở hữu đã trở thành chân khác, và ghen tị đã trở thành chân khác...

Khi bạn đi vào trong, bạn sẽ phải đối diện với những cái này. Tất nhiên, đây không phải là toàn thể câu chuyện. Nếu bạn có thể đối diện với con gián, nếu bạn có thể đi ngày càng sâu hơn mà không sợ gì và quan sát mọi điều đang xảy ra, và nhớ rằng "Mình chỉ là một người quan sát, một nhân chứng cho tất cả nó. Mình không thể là con gián được vì mình có thể thấy... " Bất kì cái gì bạn có thể thấy bạn đều không là nó.

Làm điều đó thành chìa khoá, việc nhớ lại thường xuyên: bất kì cái gì bạn thấy, bạn không là nó. Giận bạn thấy sao? thế thì bạn không là giận. Đói bạn thấy sao? Thế thì bạn không là đói. Dâm dục bạn thấy sao? thế thì bạn không là dâm dục. Bạn là người chứng kiến mọi điều này. Nhớ tới nhân chứng này, và dần dần, dần dần mọi gián biến mất, và mọi tê giác biến mất - và mọi cái xấu biến mất.

Việc chứng kiến là hiện tượng mạnh tới mức nó làm tan biến mọi cái xấu. Dần dần dần dần, chỉ nhân chứng còn lại. Nhưng nhân chứng đó sẽ không là bạn đâu: nhân chứng đó là Thượng đế. Nhân chứng đó không thể bị chứa đựng như cái tôi - nó là cái đây thuần khiết.

Mới hôm nọ, tôi đã kể cho bạn rằng có hai lời được khắc trên ngôi đền Apollo ở Delphi: "Biết bản thân ông" và "Không cái gì thái quá." Những lời nhắc nhở này là không liên quan. Con người được khuyên biết tới bản thân mình, vậy mà trong việc biết của mình, người đó định né tránh các thái cực. Thái cực là gì?

Hai là các thái cực: địa ngục và cõi trời, gián xấu và bướm đẹp. Bạn phải vẫn còn là nhân chứng cho cả hai. Bạn không là gián không là bướm với mầu sắc phiêu diêu - bạn không là cái nào. Không cái này không cái nọ - neti neti. Bạn chỉ là người quan sát, tấm gương phản chiếu con gián, tấm gương phản chiếu con bướm.

Theo các tu sĩ ở Delphi, một thái cực là nỗ lực đi ra ngoài tính hữu hạn của người đó, hành động dường như người đó là vô hạn. Điều đó xảy ra. Nếu bạn đi vào trong, hoặc là bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn là cái gì đó giống như một sinh linh từ địa ngục, hoặc bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn là thiên thần, một sinh linh từ cõi trời. Nhưng theo cả hai cách bạn đã lại tạo ra bản ngã. Tránh thái cực đi, vì bản ngã có thể tồn tại chỉ với thái cực. Nó chết đi ở giữa. Trung bình vàng là nấm mồ của bản ngã.

Người Hi Lạp thường gọi thái cực này là hybris. Thuật ngữ để chỉ thái cực này ngụ ý sự vi phạm chống lại bản chất của mọi thứ. Đừng bắt đầu nghĩ rằng bạn có tính cõi trời, rằng bạn là sứ giả của Thượng đế, rằng bạn đặc biệt được phái tới thế giới để chuyển giao bản phổ biến cuối cùng, rằng bạn là con trai của Thượng đế, rằng bạn là sứ giả duy nhất, sứ giả thực duy nhất, thầy duy nhất, thầy hoàn hảo duy nhất... tránh điều vô nghĩa này ra. Thượng đế tới theo nhiều nhiều cách, và thông điệp của ngài liên tục thấm vào trong thế giới. Không chỉ từ Jesus và Phật và Mohammed - không. Ngay cả khi con chim cúc cu hót, đó là thông điệp của ngài đấy. Và Jesus không phải là đứa con duy nhất của Thượng đế - bằng không mọi người khác sẽ là con côi.

Từng cây, từng con vật, từng con chim cũng là con của Thượng đế như bất kì ai khác. Không phải chỉ Mohammed mới là nhà tiên tri - sông và núi, chúng tất cả đều là sứ giả của ngài, nhà tiên tri của ngài. Thông điệp của ngài liên tục mưa rào từ mọi nơi, từ mọi xó xỉnh. Cho nên đừng lâm vào ý tưởng đó; bằng không, bản ngã đã tới từ cửa sau, và nó sẽ tạo ra rắc rối cho bạn lần nữa. Bạn đã bỏ lỡ việc hiểu bản thân mình.

Người Hi Lạp có một từ đặc biệt cho nó - họ gọi nó là hybris. Thái cực kia là nỗ lực để hành động như qua cá nhân chứ không như thành viên của xã hội - trở thành sư, đi vào trong đơn độc. Bạn là một phần của xã hội, bạn được sinh ra trong xã hội, bạn sống trong xã hội. Tâm thức xã hội giống như đại dương với bạn - bạn là cá trong đại dương này. Bạn không thể sống mà không có nó! Và những người cố sống mà không có nó gần như bao giờ cũng trở nên suy đồi. Vâng, thỉnh thoảng điều tốt là nghỉ ngơi vài ngày ở chỗ ẩn cư trên núi - chỉ để nghỉ ngơi, nhưng bạn phải quay lại thế giới. Vâng, điều tốt là trong vài giờ thì thiền, nhưng thế rồi bạn phải quay lại trong thế giới. Đừng trở thành sư. Đừng bắt đầu nghĩ về bản thân bạn như việc tách rời, vì hiểu bản thân mình không thể được đạt tới trong tách rời. Nó được đạt tới trong hợp nhất.

Và hợp nhất gần gũi nhất có thể có là với người khác. Làm sao bạn có thể giao cảm với cây cối nếu bạn thậm chí không thể giao cảm với mọi người? Làm sao bạn có thể giao cảm với đá nếu bạn thậm chí không thể giao cảm với người yêu của bạn. Điều đó là ngớ ngẩn! Toàn thể ý tưởng này là ngớ ngẩn. Một người nói, "Tôi bỏ lại vợ và con vì họ là sự tù túng với tôi và tôi sẽ đi lên núi để có giao cảm với núi." Anh ta nói điều rác rưởi. Giao cảm với núi sẽ là không thể được với anh ta - vì núi nói một ngôn ngữ khác toàn bộ. Chúng ở xa đằng sau tâm thức con người. Để quan hệ với chúng bạn sẽ phải trở thành núi - chỉ thế thì bạn mới có thể có quan hệ.

Nếu bạn không thể có quan hệ với con người, người cũng tiến hoá như bạn vậy, người thuộc vào cùng thế giới ngôn ngữ, người thuộc vào cùng mức độ cuộc sống, bạn không thể có quan hệ với bất kì ai khác ở bất kì chỗ nào. Đừng tự lừa bản thân bạn.

Người Hi Lạp rất rất đặc biệt về điều đó, về hai thái cực này. Người đã sống bên ngoài xã hội được gọi là người riêng tư. Họ có từ rất hay cho điều đó - họ thường gọi người đó là idiot (ngốc). Từ từ này mới đi tới 'idiot'. Idiot là tên của người như vậy - nếu bạn thực sự đi ra ngoài xã hội bạn sẽ trở thành một kẻ ngốc. Đây là quan sát của tôi.

Tôi đã thấy nhiều người sống nhiều năm trên núi - họ trở thành kẻ ngốc. Họ phải trở thành kẻ ngốc vì không có thách thức, không có thách thức con người để khiêu khích họ; không có thách thức con người để mài sắc thông minh của họ. Họ nhất định trở thành kẻ ngốc! Trưởng thành là không thể có ở đó.

Họ có thể sống trong im lặng, nhưng im lặng là của núi non - nó không phải là thành tựu của họ. Chừng nào bạn chưa thể sống im lặng ở bãi chợ, đó không là thành tựu của nó. Quay lại từ Himalayas và bạn sẽ đột nhiên bị choáng rằng bạn là cùng người cũ như bạn đã đi - có thể bạn còn tệ hơn. Bạn sẽ không có khả năng dung thứ cho tiếng ồn, rối loạn của thế gian. Đây là loại thành tựu gì vậy? Thay vì trở nên có khả năng hơn, được toàn vẹn hơn, bạn đã tan rã ra, bạn đã trở nên yếu hơn. Bạn đã không thu được sức mạnh.

Biết bản thân bạn, nhưng trong việc biết của bạn, đừng trở thành một hybrid hay kẻ ngốc! Người ta đang thổi phổng bản ngã lên - rằng "Tôi là linh hồn," rằng "Tôi là vô hạn," rằng "Tôi là vĩnh hằng," rằng "Tôi là thế này và thế nọ... " Nếu cái tôi vẫn còn dai dẳng, thế thì bạn là cái không. Khi cái tôi ra đi, vâng, vĩnh hằng có đó - nhưng bạn không thể tuyên bố nó là của bạn được. Vĩnh hằng hiện hữu, Thượng đế hiện hữu, bất tử hiện hữu, nhưng không cái gì bạn có thể sở hữu được, không cái gì bạn có thể giữ trong két sắt của bạn được. Nó chẳng liên quan gì tới bạn! Nó thuộc vào sự tồn tại cỡ lớn. Và bạn cũng thuộc vào sự tồn tại.

Đó là thái cực thứ nhất cần được tránh.

Và thái cực thứ hai: không trở thành kẻ ngốc. Không bắt đầu trốn khỏi mọi người, vì mọi trưởng thành đều có đó với mọi người, trong quan hệ với mọi người, trong chấp nhận thách thức và đáp ứng với thách thức đó.

Tự biết mình là một khái niệm rất lạ, và bạn phải hiểu nó - bởi vì đó là toàn thể công việc của người Sufi: cách biết bản thân người ta. Bản thân từ này là mâu thuẫn trong thuật ngữ, vì trong tri thức ít nhất hai điều được cần tới: người biết và cái được biết. Và trong tự biết mình không có hai thứ mà chỉ có một. Làm sao gọi nó là tự biết mình được? Ai là người biết và ai là cái được biết? Từ này phải được dùng vì chúng ta không có từ khác tốt hơn cho nó. Nhưng nó phải được dùng rất rất có chủ định - biết rằng nó không ngụ ý đích xác điều nó nói.

Tự biết mình là một loại việc biết, nhưng không là tri thức. Nó là một loại nhận biết, chói sáng, nhưng không là tri thức. Nó không thể là tri thức được, vì tri thức yêu cầu hai.

Vấn đề này của tự biết mình đã được bắt đầu một cách chính xác và biểu dụ bởi Simone de Beauvoir. Bà ấy nói: "Dễ nói ‘Tôi là tôi’. Nhưng tôi là ai? Tìm ra bản thân tôi ở đâu? Tôi chắc phải ở phía bên kia của mọi cánh cửa. Nhưng khi chính tôi gõ lên cửa, người kia ở phía bên kia trở nên im lặng. Để biết cái ngã, cái ngã phải ở cả hai phía của cùng một cái cửa. Nhưng hỡi ôi, khi cái ngã gõ lên phía người biết của cánh cửa, không có ai ở phía bên kia của cửa để mở cửa. Và khi có cái ngã ở phía bên kia, phía cái được biết của cánh cửa, để mở nó, không có cái ngã ở phía người biết của cánh cửa để gõ! Cho nên người ta phải làm gì?"

Bạn có hiểu không? Nếu bạn là người biết, thế thì ai có đó để mà được biết? Và nếu bạn là cái được biết, thế thì ai có đó để mà biết? Đây là điều Beauvoir ngụ ý, rằng bạn phải ở cả hai phía của cánh cửa. Chẳng hạn: nếu bạn gõ cửa, và bạn là người này, người duy nhất ở đó, nếu bạn gõ cửa, không có ai từ bên trong để trả lời việc gõ cửa. Nếu bạn ở bên trong cửa và sẵn sàng mở nó, thế thì không có ai gõ cửa. Và bạn phải ở cả hai bên - chỉ thế thì mới có thể có trao đổi nào đó, tri thức nào đó.

Điều này là không thể được. Làm sao bạn có thể ở cả hai bên của cánh cửa được? Điều này có vẻ giống như công án Thiền - nó vậy đấy. Nó là công án cơ bản. Từ công án này, hàng nghìn công án khác đã được tạo ra. Cho nên người ta phải làm gì?

Ai đó nói: "Cứ liên tục gõ cửa!" Đó là cách thức của ý chí.

"Liên tục gõ cửa.” Jesus nói: Hỏi và nó sẽ được trao cho ông. Gõ cửa và cửa sẽ mở ra cho ông. Tìm và ông sẽ thấy.

Đây là một câu trả lời: Liên tục gõ cửa... kiên trì, nhẫn nại. Không cảm thấy thất vọng nếu cửa không mở. Bạn liên tục gõ, bạn liên tục gõ, bạn liên tục gõ... Một ngày nào đó cánh cửa nhất định mở ra. Đó là một câu trả lời.

Câu trả lời khác là: "Dừng gõ cửa và đợi!" Đó là cách thức của buông xuôi, của người sùng kính, của người yêu, của lời cầu nguyện. Câu trả lời thứ nhất là cách thức của người yogi người vận hành qua sức mạnh ý chí. Câu trả lời thứ hai là cách thức của người sùng kính đã buông xuôi, người chờ đợi, tin cậy, cầu nguyện.

Nhưng tôi nói với bạn: Trông đấy... không có cánh cửa nào để mà gõ đâu và chẳng có ai gõ lên nó cả! Và trông kìa! cánh cửa mở đấy. Nó vẫn còn mở mọi lúc, từ chính lúc bắt đầu. Và không có cái ngã nào để được biết, và không có tự biết mình. Tất nhiên có việc biết, nhưng không có gì như tự biết mình.

Đó là điều người đàn bà huyền môn lớn, Rabia, nói cho Hassan:

Hassan thường cầu nguyện mọi ngày trước nhà thờ hồi giáo, ngồi trên phố. Và ông ấy sẽ kêu và ông ấy sẽ khóc, và ông ấy sẽ nhìn lên trời và ông ấy sẽ nói, "Trời ơi, mở cửa đi! Con đã từng chờ đợi lâu rồi. Thế không đủ sao? Con có phải trải qua thêm các phép thử nữa không? Ngài đã kiểm tra con chưa đủ sao? Xin mở cửa ra đi! Con đang kêu, con đang khóc, con đang la - mở cửa ra đi!"

Đó là lời cầu nguyện thường xuyên của ông ấy - mọi sáng, mọi tối, bất kì chỗ nào ông ấy ở ông ấy đều đi tới nhà thờ hồi giáo và ngồi trên phố và cầu nguyện.

Một hôm Rabia đi qua. Bà ấy đánh mạnh lên đầu Hassan, và nói, "Ông đang nói điều vô nghĩa gì thế? Cửa mở đấy! Nhưng ông quá bị dính líu tới việc kêu la của ông 'Mở cửa ra đi! Trời nghe con đi. Sao ông không mở cửa ra?' Ông quá bận với điều vô nghĩa này, ông không thể thấy rằng cửa đang mở! Nó bao giờ cũng mở đấy."

Tôi đồng ý với Rabia... mọi thứ đều sẵn có. Bạn không cần đấu tranh. Thậm chí bạn không cần buông xuôi! Vì buông xuôi là đối lập cực của đấu tranh. Bạn phải ở chính giữa. Bạn phải ở trong trạng thái không làm, không đấu tranh không buông xuôi. Và đột nhiên bạn sẽ có khả năng thấy cánh cửa đang mở. Bạn chưa bao giờ đi bất kì chỗ nào khác. Bạn bao giờ cũng ở trong. Bạn có thể đi chỗ nào khác được? Tính bên trong là bản tính của bạn. Và thế thì mọi thứ đều được hiển lộ như trong tia sét. Đột nhiên bóng tối biến mất và tất cả đều sáng.

Nhưng không có cái ngã nào để được tìm thấy. Việc biết xảy ra nhưng nó không phải là tự biết mình. Do đó mới có sợ. Sâu bên dưới ở đâu đó trong vô thức, bạn biết hoàn toàn rõ rằng "Nếu mình đi vào trong, mình sẽ không tìm thấy bản thân mình. Tốt hơn cả là không đi vào trong, để cho người ta có thể liên tục tin rằng 'Tôi đây'!"

Cái tôi này là rào chắn duy nhất. Cái tôi này là dốt nát duy nhất. Cái tôi này là tội lỗi duy nhất.

Bây giờ tới câu chuyện nhỏ, hay này:

Ngày xưa có một con bò cái. Trên khắp thế giới không có con vật nào cho nhiều sữa đều đặn với phẩm chất cao thế.

Bò cái bao giờ cũng được biểu tượng hoá cho điều linh thiêng - đôi mắt hồn nhiên của bò, mặt như hiền nhân của bò, bao giờ cũng gợi ra ý tưởng về điều linh thiêng. Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết, nhưng đây là sự kiện của thế giới bên trong. Darwin đã khám phá ra rằng người đã tiến hoá lên từ khỉ. Và ông ấy đúng một phần: thân thể con người đã bắt nguồn từ khỉ - nhưng linh hồn con người đã không bắt nguồn từ khỉ. Con người là sự tổng hợp của hai đường khác nhau. Thân thể đã bắt nguồn từ khỉ và linh hồn đã bắt nguồn từ bò. Đó là lí do tại sao phương Đông bao giờ cũng coi bò là mẹ. Bây giờ, Darwin nói khỉ là bố. Cả hai đều đúng.

Linh hồn đã tiến hoá trên một đường khác. Bò là gần gũi nhất khi có liên quan tới linh hồn con người, và khỉ là gần nhất khi có liên quan tới thân thể. Và con người là việc tổng hợp giữa hai đường này. Cái gì đó của khỉ có trong con người, và cái gì đó của bò nữa. Bò bao giờ cũng là biểu tượng cho điều linh thiêng.

Câu chuyện này nói:

Ngày xưa có một con bò cái. Trên khắp thế giới không có con vật nào cho nhiều sữa đều đặn với phẩm chất cao thế.

Và điều linh thiêng là chất nuôi dưỡng thực của chúng ta. Chúng ta sống không chỉ bằng một mình bánh mì. Vâng, Jesus là đúng, con người không thể sống chỉ bằng một mình bánh mì. Nếu con người sống chỉ bằng một mình bánh mì, con người sẽ vẫn còn chỉ là con vật. Con người sẽ vẫn còn là khỉ. Chất nuôi dưỡng cao hơn nào đó được cần tới. Nó tới từ điều linh thiêng.

Cho nên những người bắt đầu cảm thấy chết đói về chất nuôi dưỡng cao hơn, họ tìm các thầy, họ tìm âm nhạc lớn, họ tìm thơ ca, thẩm mĩ. Họ bắt đầu tìm chất nuôi dưỡng cao hơn nào đó, chất nuôi dưỡng tinh tế, điều bạn không thể kiếm được ở bãi chợ, điều không thể được bán như món hàng, điều bạn không thể có được từ siêu thị, điều là có thể chỉ trong mối quan hệ linh thiêng. Và đó là mối quan hệ giữa thầy và đệ tử: cái gì đó không của thế giới này.

Mọi người từ khắp xa gần kéo tới để xem điều kì diệu này.

Nhưng người thường chỉ tò mò. Ngay cả họ đi tới vị Phật, họ cũng đi do tò mò, dường như đó là một loại giải trí nào đó. Cho dù họ lắng nghe Jesus, họ đang ở trong việc tìm cảm giác nào đó - điều không là nhu cầu thực của họ.

Mọi người từ khắp xa gần kéo tới để xem điều kì diệu này.

Một điều cần được nhớ: Aristotle nói rằng triết lí bắt đầu trong ngạc nhiên - không phải vậy ở phương Đông. Ở phương Đông, không ai đã bao giờ nói rằng triết lí bắt đầu trong ngạc nhiên. Ở phương Đông chúng ta biết triết lí bắt đầu trong nhận biết về khổ, không trong ngạc nhiên. Trong thống khổ của con người, không trong ngạc nhiên. Trong cảm giác lo lắng tội lỗi của con người, trong cái vô nghĩa của đời người, và trong nhận biết về nó, triết lí bắt đầu.

Cho nên triết lí phương Tây vẫn còn là một loại giải trí. Triết lí phương Đông không phải là giải trí - nó là công việc, nó là sadhana. Thực ra không có từ nào trong bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới để dịch từ Ấn Độ này sadhana vì không cái gì giống điều đó đã bao giờ tồn tại ở bất kì chỗ nào khác. Sadhana nghĩa là: triết lí không chỉ là nghĩ mà là hiện hữu. Người ta phải trở thành nó. Người ta phải sống nó! Nó phải trở thành máu bạn và xương và tuỷ bạn.

Sadhana nghĩa là nó không chỉ là một loại ý nghĩ tổng hợp mà là cách sống. Nó phải trở thành phong cách sống của bạn. Bạn phải chứng minh nó qua cuộc sống của bạn: bất kì cái gì bạn nghĩ là đúng đều phải được sống - đó là bằng chứng duy nhất rằng bạn nghĩ nó là đúng. Nếu bạn nghĩ nó là đúng và bạn sống khác đi, bạn đang lừa người khác và bạn đang lừa bản thân bạn.

Cách tiếp cận phương Đông là ở chỗ cuộc sống là khổ sở, lo âu, hối hận. Và nhận biết về nó làm cho người ta tìm kiếm phương tiện và phương pháp làm sao đi ra ngoài nó.

Mọi người từ khắp xa gần kéo tới để xem điều kì diệu này.

Và, tất nhiên, vì họ ở đó chỉ để giải trí, họ không thể thấy được toàn thể sự việc.

Con bò được mọi người ca tụng. Bố kể cho con về cống hiến của nó cho nhiệm vụ được trao cho nó.

Mọi người bao giờ cũng tìm cách áp đặt ý nghĩ của họ lên con cái họ. Họ bao giờ cũng tìm các tấm gương, để cho họ có thể hành hạ con cái họ, và họ có thể nói, "Nhìn đấy! Nhìn con bò này, kì quan thế giới này - giống thế này đi! Sản xuất ra cái gì đó!" Và với 'sản xuất' họ ngụ ý tiền, quyền, danh; trở thành tổng thống đất nước. "Nhìn con bò này! Vậy con phải là một người kì diệu trên thế giới. Là ai đó để cho mọi người tới xem và tán thưởng con."

Bố mẹ thường xuyên và bao giờ cũng nói với con cái họ, "Giống cái này, giống cái kia! Nhìn và con ai đó khác mà xem nó thông minh làm sao."

Một người bố nói với con mình, "Nhìn con nhà hàng xóm mà xem, nó thông minh làm sao! Bao giờ cũng nhất lớp. Còn mày cũng ở đó, cứ tụt lên tụt xuống."

Và đứa con nói, "Đấy không phải là lỗi của con - nó có bố mẹ thông minh."

Bố mẹ bằng cách nào đó đang cố tạo ra tham vọng trong con cái. Tham vọng là cơn sốt, nó là ốm bệnh. Người tham vọng bao giờ cũng vẫn còn ốm bên trong. Người đó bị khổ từ ung thư tâm linh. Thân thể người đó có thể ổn, nhưng linh hồn người đó chết. Người đó bán linh hồn của mình, vì những thứ vô dụng. Người đó thu thập nhiều thứ vô dụng, và phá huỷ mọi thứ là bản chất trong người đó. Nhưng bố mẹ liên tục làm điều đó. Họ không thể bỏ lỡ một cơ hội nào. Cho nên họ phải đem con họ ra để chỉ cho chúng xem con bò này: "Nhìn con bò này! Đây là cách người ta đáng phải vậy. Sản xuất nhiều làm sao! Bao nhiêu là sữa! Và phẩm chất làm sao!"

Giáo sĩ tôn giáo khẩn nài giáo dân thi đua với nó theo cách riêng của họ.

Và đó là điều các giáo sĩ và tu sĩ đang làm - bao giờ cũng dạy mọi người: "Giống thế này! Giống thế kia!" Không ai đã bao giờ được bảo chỉ giống bản thân người đó. Đây là thảm hoạ. Con người đã sống dưới điều đó hàng nghìn năm, và điều này phải được hoàn toàn bỏ đi; bằng không, con người sẽ không bao giờ được tự do và không bao giờ mạnh khoẻ và không bao giờ linh thiêng. Đây là tai hoạ lớn nhất đã xảy ra cho con người, rằng mọi người liên tục nói với bạn, "Phải giống vị Phật, phải giống một Mahavir, giống Mohammed, giống Kabir, giống Rumi!"

Không ai ở đây là ai đó khác - mọi người ở đây chỉ để là bản thân mình. Để điều đó được tuyên bố cho thế giới: rằng mọi người ở đây chỉ để là bản thân người đó. Chỉ thế thì thế giới sẽ thoải mái và trong hài hoà. Bằng không, mọi người đều trở thành kẻ bắt chước và mọi người đều trở thành rởm và đạo đức giả, và chia chẻ và tinh thần phân liệt. Họ nói điều này và họ sống điều khác - họ phải vậy, vì cái ta tự nhiên của họ không thể bị phá huỷ bởi những giáo lí này. Nhiều nhất họ có thể trau dồi mẽ ngoài; họ có thể đeo mặt nạ giả. Họ có thể tạo ra nhân cách, nhưng bản thể bên trong nhất của họ sẽ vẫn còn như cũ. Và làm bất kì cái gì chống lại nó đều là tội ác - là tội ác lớn nhất có đó.

Nỗ lực của tôi ở đây với bạn là để làm cho bạn tự do với tai hoạ này. Bạn phải chỉ là bản thân bạn thôi... thế thì có thảnh thơi lớn. Thế thì căng thẳng biến mất. Và thế thì bạn có thể đích thực, chân thành! Và thế thì bạn có thể chỉ là bản thân bạn. Và thế thì bạn có thể kính trọng bản thân bạn. Và người kính trọng bản thân mình, kính trọng cả người khác. Thế thì bạn có thể yêu bản thân bạn, và người yêu bản thân mình có thể yêu người khác.

Giáo sĩ tôn giáo khẩn nài giáo dân thi đua với nó theo cách riêng của họ. Quan chức chính phủ nhắc tới nó như mẫu mực về hành vi đúng, lập kế hoạch và suy nghĩ có thể nhân lên trong cộng đồng con người. Nói tóm lại mọi người đều có khả năng được lợi từ sự tồn tại của con vật kì diệu này.

Tất cả họ đều đang khai thác sự tồn tại của con bò đáng thương này. Bao giờ cũng có những người xung quanh, người sẵn sàng khai thác mọi thứ vì mục đích riêng của họ. Sufi giáo không phải là ý thức hệ; nó không cho bạn bất kì lí tưởng nào. Nó giúp bạn là tự nhiên, tự phát. Sufi giáo không là cầu toàn - nó không thể thế được, vì nó không thần kinh.

Mọi người cầu toàn đều đưa mọi người tới thần kinh. Bất kì khi nào bạn thấy một người thần kinh, tìm sâu trong người đó và bạn sẽ thấy một người cầu toàn ẩn kín. Vầ bất kì khi nào bạn thấy người cầu toàn, tỉnh táo vào. Người đó đang trên đường trở nên thần kinh.

Người Sufi là người đơn giản. Họ hân hoan trong những thứ đơn giản. Họ không có các lí tưởng lớn, họ không có lí tưởng nào. Họ không tạo ra ý tưởng hoàn hảo rằng mọi người phải giống như thế - không. Mọi người phải chỉ giống như bản thân người đó. Chỉ bằng việc là bản thân mình mà bạn sẽ trở thành lời cầu nguyện cho Thượng đế. Chỉ bằng việc là bản thân mình, bạn sẽ có khả năng dâng niềm vui của bạn, lễ hội của bạn cho Thượng đế. Chỉ bằng việc là bản thân mình, bạn sẽ cảm thấy biết ơn. Và biết ơn là lời cầu nguyện.

Và mọi điều này vẫn diễn ra tiếp. Bố mẹ dạy con cái và giáo sĩ dạy cho giáo dân, và quan chức chính phủ cũng làm ra nhiều ồn ào về nó, và các giáo sư và hiệu trưởng nhà trường, và mọi người đều phải đã dùng cơ hội này. Không ai bỏ lỡ nó. Nó là cách kết án người khác.

Bất kì khi nào có một người đang nở hoa... người ta bắt đầu kết án mọi người! Thay vì vui vẻ khi thấy cái đẹp của việc nở hoa, họ bắt đầu kết án mọi người, vì bây giờ bạn phải giống điều đó - và không ai có thể giống điều đó.

Có những cuốn sách như cuốn Bắt chước Christ của Thomas a Kempis - những sách xấu xí. Bắt chước? Và nếu bạn bắt chước Christ, bạn có là Christ không? Bạn sẽ là kẻ bắt chước. Và dù kẻ bắt chước có hoàn hảo thế nào, mọi kẻ bắt chước đều như nhau. Và bắt chước là hiện tượng xấu.

Nếu bạn chỉ là hòn sỏi bình thường trên bãi biển, cứ là điều đó đi! nhưng đừng bắt chước viên Kohinoor, vì trong con mắt của Thượng đế không có khác biệt giữa viên Kohinoor và hòn sỏi trên bờ. Cả hai đều đẹp. Cả hai đều phải tồn tại theo cách riêng của chúng. Cả hai đều phải cầu nguyện theo cách riêng của chúng! Cả hai đều phải nở hoa theo cách riêng của chúng. Thượng đế yêu tính đa dạng. Cứ nhìn vào thế giới mà xem: đa dạng làm sao có đó! Từng cá nhân đều duy nhất thế - không lặp lại được, không thay thế được. Chưa bao giờ trước đây đã có bất kì ai giống người đó. Lại không bao giờ sẽ có bất kì ai giống người đó. Thượng đế chỉ tạo ra bạn một lần thôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội này, và đừng bị lừa bởi những người này.

Những người này chỉ theo bạn để làm bạn thành nô lệ. Và chiến lược tốt nhất để thu mọi người thành nô lệ là thế này: bảo mọi người trở thành giống vị Phật - họ không thể thế được. Họ sẽ bắt đầu cảm thấy mặc cảm. Họ sẽ cảm thấy, "Cái gì đó sai với mình." Và một khi một người cảm thấy, "Cái gì đó sai với mình," người đó ở trong tay của tu sĩ.

Và điều mỉa mai là:

Tuy nhiên, có một nét đặc biệt mà phần lớn mọi người đã không quan sát thấy mặc dù họ bị lôi cuốn như vậy bởi những ưu thế hiển nhiên của con bò. Nó có một thói quen nhỏ, ông thấy đấy. Và thói quen này là ở chỗ ngay khi cái xô được vắt đầy sữa vô song được thừa nhận - nó đá lật nhào xô.

Con bò này phải đã là một bò triết lí lớn. Đó là điều các triết gia liên tục làm. Mọi giáo lí của họ, dù hay thế nào, đều vô tích sự. Không cái gì xảy ra từ họ. Sữa có đó, nhưng nó bao giờ cũng bị đá lật nhào. Không có tiện dụng thực hành trong nó. Nó là tuyệt đối vô dụng.

Nhưng không ai quan sát khiếm khuyết nhỏ này. Và đây không phải là khiếm khuyết nhỏ đâu! Nhưng những người đang khai thác tình huống này bao giờ cũng gọi nó là khiếm khuyết nhỏ.

Tôi đã nghe:

Một ông mối hoan hỉ về đức hạnh của một cô gái đặc biệt. "Cô ấy đẹp, cao, lực lưỡng, một người nấu ăn giỏi, một người đàn bà thông minh, chính trực," ông ta liệt kê ra.

Nhưng khách hàng nói, "Nhưng ông đã bỏ ra một điều quan trọng, chẳng phải thế sao?"

"Không thể được," ông mối nói. "Tôi có thể đã bỏ ra cái gì được?"

"Điều cô ấy đi khập khễnh," chàng thanh niên nói.

"Ồ!" câu trả lời tới, "Nhưng chỉ khi cô ấy bước đi thôi!"

Hay, chuyện khác:

Một người mối bảo một thanh niên rằng ông ấy kiếm được một cô gái hoàn hảo cho anh ta. "Cô ấy có tóc đỏ!" ông ta kêu lên đầy tự hào.

"Ông ngụ ý Becky chứ gì, con gái ông thợ may chứ gì?" chàng thanh niên kêu lên.

“Cô ấy đấy!" ông mối tươi cười.

"Ông rồ rồi! Cô ấy gần như mù!"

"Điều đó làm bận tâm anh sao? Đó là ân huệ đấy. Một nửa thời gian cô ấy sẽ không thấy điều anh làm đâu."

"Nhưng cô ấy cũng nói lắp!"

"Đó cũng là ân huệ. Đàn bà mà nói lắp thì sẽ sợ nói, cho nên anh sống cuộc sống an bình."

"Nhưng cô ấy điếc!"

"Tôi phải nói anh có vận may thế! Với vợ điếc anh có thể la hét, anh có thể quát tháo nhiều bao nhiều tuỳ thích."

"Nhưng cô ấy hơn tôi những hai mươi tuổi!"

"À," ông mối ghét quá vặn lại. "Tôi đem tới cho anh người đàn bà với những món quà như thế, mà anh đi gây chuyện với một lỗi tí tẹo!"

Những người chỉ quyết tâm khai thác tình huống sẽ không bận tâm liệu bất kì cái gì bắt nguồn từ nó hay không. Họ liên tục thuyết giảng cho bạn: Trở thành Jesus đi, trở thành Phật đi, trở thành giống Kabir... Và trong nhiều thời đại họ đã từng nói điều này và không ai đã có khả năng làm điều đó. Dầu vậy họ vẫn tiếp tục. Đó là kinh doanh tốt. Điều đó rất tệ cho nhân loại, nhưng đó là kinh doanh tốt cho họ. Họ muốn bạn liên tục cảm thấy ngày càng nhiều mặc cảm hơn, bị kết án, vô giá trị. Bạn càng cảm thấy vô giá trị, bạn càng dễ đi và trở thành nạn nhân của họ.

Và họ không muốn thay đổi chủ đề. Họ muốn khăng khăng vào cùng điều vô nghĩa cũ lặp đi lặp lại. Họ liên tục thay đổi hình dạng của nó, ngôn ngữ của nó, phong cách của nó, nhưng họ không muốn thay đổi chủ đề.

Peterson về nhà vào ba giờ sáng và thấy vợ đang nằm thức trên giường.

"Anh ở đâu mãi tới ba giờ sáng thế?" cô ấy la lên.

Khi cô ấy nói, Peterson mở tủ phòng ngủ và thấy một người đàn ông trần truồng co rúm trên sàn.

"Người này là ai?" Peterson hỏi gặng.

"Đừng có đổi chủ đề đấy!" vợ anh ta đáp.

Tu sĩ không muốn thay đổi chủ đề chút nào. Đó là lí do tại sao họ giận tôi thế - tôi đang cố làm thay đổi chủ đề. Tôi đang cố làm cho mọi thứ xuất hiện đích xác như chúng vậy. Họ đã khai thác nhân loại quá lâu rồi, và phương cách của họ là rất tinh ranh.

Hôm đó là một ngày nóng bỏng tháng bẩy. Bà Finkelstein tới cửa hàng mua chiếc quạt.

"Bà cần loại quạt nào ạ?" Levy, chủ tiệm hỏi. "Chúng tôi có quạt năm xu, quạt hai mươi nhăm xu, và quạt một đô la."

"Vậy cho tôi chiếc năm xu đi," bà Finkelstein nói.

"Được," Levy nói, khi ông ta đưa cho bà ấy chiếc quạt giấy Nhật Bản mỏng tang.

Trong mười phút, bà Finkelstein đã quay lại. "Trông ông bán cho tôi đồ rởm gì thế này!" bà ấy tru chéo lên. "Quạt hỏng rồi."

"Hỏng à?" Levy nói. "Thế bà dùng nó thế nào?"

"Tôi dùng nó thế nào á?" bà Finkelstein đáp. "Ông dùng quạt thế nào? Tôi cầm nó trong tay và tôi phe phẩy nó ra trước ra sau trước mặt tôi. Ông đã làm bao giờ chưa?"

"Ồ, không!" Levy giải thích. "Với cái quạt năm xu, bà phải giữ nó đứng yên trong cả hai tay, như thế này, và lắc lư đầu bà ra trước ra sau nó chứ."

Tu sĩ bao giờ cũng đúng. Nếu cái gì đó sai, đó là với bạn. Và tôi muốn nói với bạn: Không cái gì sai với con người - mọi thứ đều sai với tu sĩ. Không cái gì chút nào là sai với con người! Để điều đó được tuyên bố và hô lên từ trên nóc nhà: Con người là như người đó đáng phải vậy! Và nếu bất kì cái gì có vẻ sai, đấy chỉ là vì điều vô nghĩa được các tu sĩ dạy cho mọi người.

Họ đã từng thuyết giảng điều vô nghĩa trừu tượng. Mọi người cần một tôn giáo thực làm biến đổi họ, nuôi dưỡng họ, làm cho họ nhận biết hơn. Họ không muốn Ki tô giáo, Hindu giáo, Hồi giáo. Họ muốn cuộc sống đích thực và cách sống cuộc sống đích thực - không tương ứng với ai đó khác mà tương ứng với bản tính riêng của họ. Họ cần tự do và họ cần tự phát.

Bỏ mọi loại lí tưởng chủ nghĩa khỏi tâm trí bạn, và mọi loại khái niệm hoàn hảo khỏi tâm trí bạn. Là tự nhiên. Là bình thường... và bạn sẽ biết Thượng đế. Vì trong chính việc là bình thường, bạn trở thành người phi thường nhất có thể có.

Xem tiếp Chương 2 - Quay về Mục lục Tập 2

..............................

0 Đánh giá

Ads Belove Post