Chương 2. Không cái ta, không người khác

Chương 2. Không cái ta, không người khác

Price:

Read more

Thầy Hoàn Hảo (Tập 2) - Osho

Bài nói về câu chuyện Sufi

Chương 2. Không cái ta, không người khác


Câu hỏi 1

Khác biệt gì giữa một thầy và nhà trị liệu tâm lí?

Thầy không có, nhà trị liệu tâm lí có. Thầy là cây trúc hổng, bước chuyển đơn thuần, cho điều thiêng liêng giáng xuống. Thầy không có theo cách riêng của thầy. Thầy không có gì để nói, thầy không có gì để làm - nhưng nhiều điều xảy ra qua thầy. Nhưng nó bao giờ cũng qua thầy. Thầy không là người làm nó. Thầy chỉ là người quan sát. Thầy cho phép nó, thầy không cản trở nó. Thầy hợp tác với nó, nhưng thầy không là người khởi nguồn của nó. Thầy chỉ là phương tiện.

Nhà trị liệu tâm lí có. Ông ấy là người làm, thông thái. Ông ấy có mọi tri thức chuyên gia sẵn có. Ông ấy không phải là cây trúc hổng. Ông ấy không phải là sự vắng mặt. Do đó nhiều điều không thể xảy ra qua ông ấy được. Ông ấy chỉ có thể làm việc chắp vá: đây đó đánh bóng chút ít, tẩy trắng chút ít, điều chỉnh chút ít - vậy thôi. Công việc của ông ấy là tầm thường. Công việc của con người nhất định vẫn còn tầm thường. Chỉ Thượng đế mới vĩ đại. Và chỉ điều tới từ Thượng đế mới bao la.

Việc làm của con người nhất định vẫn còn nhỏ bé - thực ra không có ý nghĩa gì, hay chỉ quan trọng trong chốc lát. Nhưng khi Thượng đế giáng xuống, cái gì đó của vĩnh hằng đạt tới trong hiện hữu của bạn.

Nhà trị liệu tâm lí biết về tâm trí và cách làm việc của tâm trí. Nhưng con người trong cốt lõi sâu nhất của mình không phải là tâm trí chút nào. Đó là vấn đề. Bệnh tật của con người, ốm yếu của con người, không chỉ là bệnh tật ốm yếu của tâm trí - nó có tính tâm linh, nó có tính siêu hình, nó có tính tồn tại.

Nhà sinh lí học, nhà vật lí, có thể giúp bạn về thân thể; và nhà tâm lí học, nhà trị liệu tâm lí, có thể giúp bạn về tâm trí - nhưng đây chỉ là bề ngoài của bạn. Bạn không là bề ngoài của bạn: bạn là chiều sâu của bạn. Không nhà vật lí nào có thể động tới được chiều sâu đó, không nhà trị liệu nào có thể động tới được chiều sâu đó. Chiều sâu đó chỉ có thể được động tới bởi thầy - vì thầy là chiều sâu đó.

Thầy là vô trí. Và đó là khác biệt lớn nhất mà có thể có. Nhà trị liệu tâm lí biết về tâm trí, là một tâm trí rất được trau dồi, có giáo dục, hiệu quả. Về mặt công nghệ ông ấy biết bí quyết.

Thầy là vô trí. Thầy không có bí quyết. Thầy làm tính không của thầy thành sẵn có cho đệ tử, nhưng tính không đó là lực chữa lành. Nhà trị liệu cố chữa, nhưng không bao giờ thành công. Thầy không bao giờ cố chữa lành, nhưng bao giờ cũng thành công. Tình yêu của thầy là trị liệu của thầy. Từ vắng mặt của thầy, tình yêu của thầy tuôn chảy.

Và tình yêu đó thực ra là tình yêu của Thượng đế.

Khi Jesus nói đi nói lại, Ta và cha ta là một, đây đích xác là điều ông ấy nói: Đừng nghĩ về ta như bản thân ta. Ta chỉ đại diện. Ta chỉ là biểu tượng. Ta chỉ là cánh cửa. Nhìn qua ta và ông sẽ thấy cõi bên kia.

Thầy sống trong một thực tại khác toàn bộ. Nhà trị liệu tâm lí sống trong cùng thực tại nơi bạn sống. Không có khác biệt về chất giữa bạn và nhà trị liệu tâm lí; giữa bệnh nhân và bác sĩ không có khác biệt về chất. Khác biệt là ở tri thức, là về lượng. Ông ấy biết nhiều hơn bạn biết, nhưng ông ấy không hiện hữu nhiều hơn bạn hiện hữu! Ông ấy đích xác ở cùng mức độ. Ông ấy lo nghĩ với cùng lo âu. Ông ấy bất an bởi cùng ác mộng.

Bản thân Sigmund Freud vẫn còn bị ám ảnh với nỗi sợ chết trong cả đời ông ấy. Làm sao ông ấy sẽ giúp được? Và ông ấy là người sáng lập là phân tâm học. Làm sao ông ấy sẽ giúp được? Mọi giúp đỡ của ông ấy chỉ có thể là giả vờ. Bản thân ông ấy đang run rẩy. Ông ấy sợ chết tới mức ngay cả nhắc tới từ ‘chết’ là đủ... và ông ấy sẽ bắt đầu vã mồ hôi. Chỉ nhắc tới ma là đủ... và ông ấy sẽ rơi vào trong cơn ngất. Và điều đó không chỉ vậy với ông ấy.

Carl Gustav Jung đích xác hệt như vậy. Ông ấy sợ chết tới mức ông ấy không thể nhìn xác chết được. Ông ấy bao giờ cũng muốn đi sang Ai Cập để xem xác ướp cổ đại. Ông ấy rất quan tâm tới điều huyền bí, và chắc chắn các kim tự tháp của Ai Cập có chìa khoá lớn về tri thức huyền bí, và những xác ướp đó đang mang những thông điệp lớn lao nào đó để được giải mã và giải mật. Ông ấy đã trở nên nhận biết về điều đó. Ông ấy muốn đi, và nhiều lần ông ấy đã thử đi nhưng ông ấy chưa bao giờ có thể làm được. Ông ấy sẽ bị ốm. Bất kì khi nào ông ấy thu xếp để đi Ai Cập, ông ấy lại bị ốm - chỉ ý tưởng về nhìn thấy các xác ướp chết, cổ ba nghìn năm, là đủ làm ông ấy run rẩy tới tận gốc rễ. Dần dần, dần dần ông ấy trở nên nhận biết rằng bất kì khi nào ông ấy làm thu xếp, ông ấy đều bị ốm - ốm bệnh đó là về tâm lí.

Có lần chuyện xảy ra: bằng cách nào đó ông ấy tự lôi mình ra sân bay; cho dù ông ấy vẫn còn sốt vì sợ, ông ấy đi ra sân bay - nhưng không thể xoay xở vào trong máy bay được. Từ sân bay ông ấy chạy xô về nhà. Ông ấy trở nên sợ hãi tới mức ông ấy vứt bỏ toàn thể ý tưởng này mãi mãi, và ông ấy không bao giờ đi Ai Cập để xem các xác ướp. Và ông ấy rất quan tâm tới chúng.

Bây giờ, làm sao những người này sẽ giúp đỡ được?

Thầy biết không có chết - không chỉ biết qua người khác mà qua kinh nghiệm riêng của mình. Thầy đã nhìn sâu vào trong cuộc sống của mình, và chết đã biến mất như làn sương mù - đã bay hơi. Thầy là người tuyệt đối tự do, không chỉ tự do với tâm lí bệnh hoạn mà tự do với bản thân tâm lí học, tự do với tâm trí. Thầy đã chặt chính gốc rễ của mọi bệnh hoạn.

Với nhà trị liệu mối quan hệ của bạn là mối quan hệ của bệnh nhân và bác sĩ. Nó không thân thiết - nó không thể thế được. Nó có tính nghề nghiệp. Với thầy mối quan hệ của bạn là mối quan hệ của yêu; nó không có tính nghề nghiệp. Nó thân thiết. Nó là mối quan hệ thân thiết nhất có đó. Vâng, ngay cả giữa những người yêu cũng không có thân thiết như thế tồn tại giữa thầy và đệ tử. Nó là hôn nhân. Và hôn nhân như vậy, nơi không chỉ thân thể, không chỉ tâm trí, mà hai bản thể gặp gỡ.

Nhà trị liệu tâm lí đang cố trở thành thầy ở phương Tây. Một hiện tượng kì lạ đang xảy ra: nhà trị liệu tâm lí đang cố trở thành thầy, đang cố trở thành guru - và tu sĩ, guru, đang cố trở thành nhà trị liệu tâm lí! Bây giờ các tu sĩ nói về tâm lí, và các nhà tâm lí nói về tôn giáo - vì tu sĩ thấy bất kì cái gì họ đã từng bán cho tới giờ không thể bán được nữa - nó lạc hậu rồi. Mọi người không còn quan tâm tới nó. Mọi người không còn quan tâm tới thượng đế học. Mọi người quan tâm tới việc biết về tâm trí họ và cách làm việc của nó; mọi người quan tâm nhiều hơn tới việc có tâm trí tốt hơn, hiệu quả hơn, bình thản và yên tĩnh và tự chủ hơn.

Cho nên tu sĩ đang dần dần, dần dần chuyển từ thượng đế học sang tâm lí học. Và nhà phân tâm, nhà trị liệu tâm lí đang trở nên nhận biết về hiện tượng là vấn đề thực của con người không phải là tâm lí mà là tôn giáo.

Carl Gustav Jung tương truyền đã nói: "Quan sát hàng nghìn bệnh nhân trong đời tôi, đây đã là một trong những kết luận quan trọng nhất của tôi - rằng những người tới tôi sau tuổi bốn hai, hay quãng gần đó, không thực sự khổ từ vấn đề tâm lí mà khổ từ vấn đề tôn giáo."

Tôi hoàn toàn đồng ý với Jung - đó là lúc mà người ta đột nhiên trở nên nhận biết về chết. Cũng như ở độ tuổi mười bốn người ta đột nhiên trở nên nhận biết về dục, và dục trở thành quan trọng, và mơ tưởng dục tới xô vào con người của người đó từ khắp chốn, và từng thứ đều bắt đầu mang mầu sắc dục - quần áo, cách người đó bước, cách người đó nói, cách người đó nhìn - mọi thứ bắt đầu nhuốm màu dục, cũng hệt như điều đó, vào độ tuổi bốn mươi hai đột nhiên chết bị đương đầu lần đầu tiên. Sống bắt đầu sút giảm. Người ta phải sẵn sàng cho pha thứ hai của cuộc đời. Và xã hội hiện đại không chuẩn bị cho mọi người về pha thứ hai này.

Với sống bạn đã từng được chuẩn bị trong trường phổ thông, cao đẳng, đại học - trong gần hai mươi nhăm năm bạn đã được chuẩn bị! Bạn đã được dạy cách sống, nhưng bạn đã không được dạy chút nào về cách chết. Và chết là cao trào của sống. Nó là nghệ thuật lớn.

Tôn giáo là nghệ thuật của chết - cách chết một cách vui vẻ, cách chết với bài hát ca ngợi thượng đế trên môi, cách chết trong nhảy múa. Cách biến đổi phẩm chất của chết thành phẩm chất của samadhi. Cách biến đổi kinh nghiệm về chết thành kinh nghiệm về giao cảm với điều thiêng liêng.

Chính là gần độ tuổi bốn mươi hai mà đột nhiên tôn giáo bắt đầu trở thành quan trọng. Và con người hiện đại không chấp nhận điều đó, cho nên cả nghìn lẻ một vấn đề nảy sinh. Jung là đúng: mọi người khổ từ cái gì đó không có tính tâm lí mà có tính tôn giáo. Họ cần hiểu biết mà có thể giúp cho họ đi qua cái chết. Họ cần nhận biết nào đó về tính bất tử của linh hồn. Họ cần cái gì đó không phải là một phần của thân thể nhưng là một phần của cõi bên kia, để cho họ có thể tin cậy được vào nó. Họ cần con thuyền để cho khi họ rời khỏi thân thể họ có thể đi sang bờ bên kia.

Nhà tâm lí học trở nên nhận biết rằng vấn đề của mọi người về nền tảng là tính tôn giáo, cho nên họ quay sang làm guru. Và các tu sĩ và các guru, thấy rằng các thượng đế học cổ của họ, các thượng đế cũ của họ đã lạc mốt rồi, không ai quan tâm tới những thượng đế cổ đó và kinh sách cổ đó... mọi người có thể không nói gì do lịch sự, nhưng khoảnh khắc bạn nhắc tới từ 'thượng đế' mọi người cảm thấy hơi chút bối rối. Họ bắt đầu nhìn sang bên. Họ muốn né tránh chủ đề này và chủ điểm này một cách hoàn toàn. Họ không muốn nghe nói về các thiên thần và cõi trời và địa ngục. Và chắc chắn họ không quan tâm tới cái gọi là các vấn đề thượng đế học lớn của bạn về có bao nhiêu thiên thần có thể nhảy múa trên đầu kim. Những thứ này bây giờ có vẻ ngu xuẩn. Con người đã trưởng thành ra khỏi mọi điều này. Những điều này chỉ là tàn tích.

Cho nên một hiện tượng lạ đang xảy ra. Nhưng nhớ cho, khi tu sĩ nói về tâm lí ông ta có vẻ ngu xuẩn, vì ông ta chỉ đang cố từ cửa sau đem tôn giáo vào, và không thể tìm được bất kì bằng chứng nào, cho nên bây giờ ông ta đang viện tới tâm lí học. Và tâm lí học không thể cho bất kì bằng chứng nào về tôn giáo. Cho nên mọi chứng minh mà ông ta thu thập qua tâm lí chỉ là tưởng tượng, nhân tạo, tuỳ tiện, bằng cách nào đó được xoay xở và thao túng, không hợp thức. Ông ta có vẻ ngu xuẩn.

Và như vậy cũng là trường hợp với nhà trị liệu tâm lí, người biến thành một guru - vì không thể chỉ qua tri thức mà bạn có thể trở thành thầy được: bạn sẽ phải trưởng thành trong hiện hữu. Không đại học nào có thể làm cho bạn thành sẵn sàng cho điều đó. Bạn sẽ phải đi vào bên trong bản thân bạn; bạn sẽ phải du hành con đường dài vào lãnh thổ bên trong của bạn.

Cho nên mọi điều mà nhà tâm lí học hay nhà trị liệu tâm lí nói về tôn giáo vẫn còn chỉ đơn thuần, trần trụi là triết lí. Nhân cách của người đó không cho bằng chứng nào cho điều đó.

Tôi đã nghe:

"Không có gì sai với ông cả," nhà tâm thần nói với bệnh nhân. "Ông lành mạnh như tôi vậy."

“Nhưng, bác sĩ ơi," bệnh nhân kêu lên, khi anh ta phẩy tay điên dại khắp mình, "chính là lũ bướm này - chúng đậu khắp người tôi!"

"Trời,"bác sĩ kêu lên, "đừng có phẩy chúng lên tôi!"

Bây giờ người đó là điên - làm gì có bướm - nhưng làm việc với người điên, bạn có thể vẫn còn lành mạnh được bao lâu? Điều đã được quan sát từ nhiều người là trong nhà thương điên, người điên nhất là bác sĩ. Làm việc với người điên liên tục, dần dần, dần dần thay vì làm thay đổi họ, điều rất khó, ông ta trở nên bị họ làm thay đổi.

Vào giữa phiên điều trị tâm thần của mình, bà Blossom đột nhiên kêu lên, "Tôi nghĩ tôi đã mê ông rồi, bác sĩ! Hôn một cái được không?"

"Tuyệt đối không!" bác sĩ đáp một cách phẫn nộ. "Điều đó sẽ mâu thuẫn với đạo đức nghề nghiệp của tôi. Bây giờ ta tiếp tục như trước."

"Rồi, như tôi đã nói," bệnh nhân tiếp tục, "tôi bao giờ cũng có những luận cứ với chồng tôi về bố anh ấy, và mới hôm qua... Tôi lấy làm tiếc, nhưng điều đó mới xuất hiện lại cho tôi lần nữa. Có hại gì nếu ông cho tôi chỉ một cái hôn nhỏ?"

"Điều đó tuyệt đối là không thể được!" bác sĩ cáu kỉnh. "Thực ra, tôi thậm chí không nên nằm lên tràng kỉ này cùng bà!"

Nhà trị liệu tâm lí chẳng khác gì mấy với bạn, không thể khác được. Ông ấy biết hơn bạn chút ít về tâm trí. Nhưng bằng việc biết nhiều hơn về tâm trí, chẳng cái gì được giúp. Người ta phải đi ra ngoài tâm trí.

Trị liệu tâm lí nghĩ rằng có tâm trí không lành mạnh và tâm trí lành mạnh - nhưng kinh nghiệm của chư Phật là khác toàn bộ. Họ nói: Tâm trí như nó vậy là không lành mạnh. Không có tâm trí lành mạnh. Tâm trí và không lành mạnh là đồng nghĩa. Cho nên bạn không thể làm cho tâm trí lành mạnh được. Vâng, bạn có thể làm cho nó được điều chỉnh hơn, bạn có thể làm cho nó không lành mạnh một cách bình thường, không phải là không lành mạnh một cách bất thường. Bạn có thể đem nó tới điểm mà nó giống hệt mọi người khác. Đó là không lành mạnh bình thường, thần kinh bình thường. Nhưng bạn không thể làm cho tâm trí thành lành mạnh được. Điều đó là không thể được. Bạn có thể làm cho bệnh tật thành mạnh khoẻ được không? Nếu bệnh có đó, bạn là không mạnh khoẻ. Bạn không thể nói, "Bây giờ tôi có một bệnh rất mạnh khoẻ."

Tâm trí là bệnh! Thầy là người đã thấy điều đó và đi ra ngoài tâm trí, người sống trong mảnh đất của vô ý nghĩ, người sống trong im lặng tuyệt đối đó. Nhưng từ im lặng tuyệt đối đó, điều không thể được trở thành có thể được. Chỉ ở cùng với thầy là ở trong sự hiện diện của việc chữa lành.

Thầy không phải là nhà trị liệu, nhưng sự hiện diện của thầy là việc trị liệu. Hiện diện của thầy chữa lành, và chữa lành các vết thương của nhiều kiếp thế. Nhưng quá trình chữa lành của thầy không có tính tâm lí: nó có tính tồn tại. Thầy không liên tục khắc phục từng bệnh của bạn một cách tách rời: thầy đơn giản chặt tận gốc trong một nhát chém. Thầy chặt đứt tâm trí. Thầy không bận tâm về các cành và lá.

Nhà trị liệu tâm lí liên tục chặt lá. Bạn có sợ này, và nhà trị liệu tâm lí sẽ thử nhiều năm làm phân tâm và bằng cách nào đó bạn trở nên được điều chỉnh theo sợ.

Một người liên tục đái dầm trên giường trong đêm. Bây giờ anh ta đã ba mươi nhăm rồi - đã quá trễ. Anh ta đã lấy vợ, anh ta đã có con. Bây giờ là lúc cho con đái dầm trên giường - và anh ta vẫn làm điều đó.

Vợ gợi ý, "Sao anh không đi tới nhà trị liệu tâm lí?"

Thế là anh ta đi. Thế rồi việc trị liệu tâm lí lâu dài tiếp diễn... việc phân tích là quá trình dài, và rất tốn kém. Và sau sáu tháng, một người bạn hỏi, "Mọi việc diễn ra thế nào?"

Anh ta nói, "Hoàn hảo!" Anh ta sôi nổi, tuôn chảy với niềm vui. Anh ta nói, "Hoàn hảo. Tôi đã tìm ra nhà trị liệu tâm lí vĩ đại nhất có trong thế giới."

Người bạn hỏi, "Vậy là ông ấy đã chữa cho anh rồi?"

Anh ta nói, "Không, nhưng tôi không còn cảm thấy mặc cảm về nó. Ông ấy đã thuyết phục tôi rằng điều này là tự nhiên hoàn hảo, bình thường - thực ra, bản thân ông ấy cũng làm điều đó."

Nhà trị liệu tâm lí ở trong cùng con thuyền như bạn ở trong. Mọi điều ông ấy có thể làm là chút ít việc vá víu.

Thầy giết bạn, phá huỷ bạn, trong tính toàn bộ của bạn - cho sinh ra một con người mới. Thầy trở thành mẹ của bạn, bụng mẹ. Là đệ tử là đi vào trong bụng mẹ của thầy. Nó là cái chết và việc phục sinh.

Câu hỏi 2

Đứng chắc chắn tự hào cùng tôi

Dưới bầu trời Sufi đang mưa rào

Ân huệ tuôn theo các quầng sáng

Bài ca chảy qua họng khoẻ

Sự biết ơn hạ xuống

Và vươn lên với từng hơi thở

Và an bình bay theo đôi cánh đập

Để lắng đọng sâu bên trong linh hồn tôi...

Osho ơi,

Chính lời cầu nguyện có đó sao?

Vâng, Vandana, đây là lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện không phải là nghi lễ. Bạn không cần đi tới nhà thờ để cầu nguyện - và những người đi, họ không hiểu lời cầu nguyện là gì. Bạn không cần đi tới đền chùa hay nhà thờ hồi giáo hay gurudwara nhà thờ Do Thái giáo - và những người đi, họ chỉ giả vờ.

Lời cầu nguyện là cái gì đó của trái tim. Nó có thể xảy ra ở bất kì chỗ nào. Và bất kì khi nào nó xảy ra, có ngôi đền. Cho nên bạn không cần đi tới đền chùa để cầu nguyện, nhưng bất kì chỗ nào bạn cầu nguyện, bạn đều tạo ra ngôi đền, ngôi đền vô hình. Bất kì chỗ nào ai đó cúi mình trong lời cầu nguyện với sự tồn tại, chỗ đó trở thành linh thiêng.

Với trái tim cầu nguyện, bất kì tảng đá nào cũng trở thành Kaaba, bất kì nước nào cũng trở thành nước sông Hằng. Với trái tim cầu nguyện, từng cây đều là Cây Bồ đề. Vấn đề không phải là ở nghi lễ: nó là việc cảm về sự hiện hữu, được nâng lên. Vâng, đích xác đó là điều lời cầu nguyện là gì: khi bạn đột nhiên cảm thấy bạn đang được nâng lên, khi sức hút không còn choàng lên bạn, khi bạn biết rằng mọi trọng lượng đã biến mất, rằng bạn là vô trọng lượng; khi không có quá khứ treo quanh cổ bạn như tảng đá, và khi không có tương lai làm sao lãng bạn, lái bạn đi xa khỏi hiện tại - khi khoảnh khắc này là tất cả, ở đây này, khoảnh khắc này, là tất cả trong tất cả, cái gì đó mở ra trong trái tim và hương thơm được thoảng ra. Đôi khi bằng lời, đôi khi bằng im lặng. Đôi khi bằng lời có nghĩa, và đôi khi chỉ như tiếng bi bô của đứa trẻ. Đôi khi nó có thể là bài ca, hay điệu vũ. Đôi khi bạn có thể chỉ ngồi như vị Phật - hoàn toàn yên tĩnh, bất động; đôi khi là trung tâm của cơn xoáy lốc.

Lời cầu nguyện không có dạng cố định. Và khoảnh khắc bạn cho nó một hình dạng cố định, bạn phá huỷ nó. Lời cầu nguyện là tự phát. Và bất kì khi nào nó tới, nó bao giờ cũng tới với hương vị mới. Bạn không thể dự đoán về nó được. Và bất kì khi nào nó tới, nó tới từ trời xanh - bạn không thể kéo lê nó được. Vâng, bạn có thể mời nó, nhưng bạn không thể tạo ra nó theo mệnh lệnh. Khi nó tới, nó tới. Nó tới như làn gió thoảng, và đột nhiên bạn đầy nó. Và thế rồi nó qua đi. Việc tới của nó là đẹp - việc đi của nó cũng đẹp. Khi nó tới bạn được tắm, được tắm nắng. Khi nó đi, nó để lại im lặng lớn, im lặng nguyên thuỷ, đằng sau nó. Cũng như khi cơn bão đi qua và mọi thứ trở nên hoàn toàn im lặng.

Việc tới của nó là đẹp: việc đi của nó là đẹp. Nhưng đừng bao giờ dù trong một khoảnh khắc suy nghĩ, Vandana này, rằng bạn có thể quản lí được nó. Nếu bạn cố quản lí nó, bạn sẽ bỏ lỡ tính tự phát của nó. Bạn sẽ giết chết nó. Thế thì nó sẽ không ở con chim đang tung cánh trên trời. Thế thì nó sẽ chỉ là con chim trong lồng vàng của bạn - trông chỉ như chim. Cái đẹp đó đâu rồi? Vì cái đẹp là phần cố hữu của tự do. Không cái đẹp nào có thể tồn tại mà không có tự do. Bất kì chỗ nào tự do bị mất, cái đẹp bị mất. Sự nô lệ là xấu.

Vâng, chim là đẹp khi tung cánh trên trời, thì thào với mây. Có phúc lành lớn. Giang đôi cánh của nó cao trên trời, chỉ nổi trong một loại buông bỏ. Và có niềm vui lớn. Chỉ quan sát nó đã là cực lạc rồi. Bây giờ bạn bắt giữ con chim này, và bạn có thể để nó vào trong lồng vàng được nạm kim cương - nhưng kim cương là gì với chim? Vàng là gì với chim? Vàng của nó là bầu trời mở, và kim cương của nó là mây trôi lang thang và mặt trời và mặt trăng và các vì sao.

Chim trong lồng có vẻ sống động nhưng không còn sống động nữa. Nó chỉ có vẻ thôi. Lời cầu nguyện cũng thế. Nếu bạn quản lí nó, nó là con chim trong lồng. Đừng bao giờ quản lí lời cầu nguyện. Đây là những điều lớn lao. Con người nên rất rất kính trọng những thứ vĩ đại này.

Và con người đã không có tính kính trọng! Đó là lí do tại sao có nhiều lời cầu nguyện thế trên thế giới - người Hindu cầu nguyện, người Mô ha mét giáo cầu nguyện, người Ki tô giáo cầu nguyện - mọi người đều cầu nguyện, và lời cầu nguyện ở đâu? Nếu nhiều lời cầu nguyện thế đã thực sự diễn ra, thế giới chắc đã là thiên đường. Nếu nhiều lời cầu nguyện thế đã tới từ trái tim, chắc đã có bụi của lời cầu nguyện tụ khắp trái đất và mưa rào xuống. Nhưng dường như chỉ có hận thù, bạo hành, chiến tranh. Lời cầu nguyện không được tìm thấy ở đâu cả. Cái gì đó sai rồi.

Lời cầu nguyện này là nhân tạo.

Vandana, bất kì cái gì đang xảy ra cho bạn, cho phép nó đi. Đừng bao giờ bắt giữ nó. Tâm trí cố bắt giữ nó. Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh mãi, để cho bạn vẫn còn nhận biết. Bất kì khi nào cái gì đó đẹp xảy ra - tâm trí là kẻ tích trữ, tâm trí rất tham lam - bất kì khi nào cái gì đó đẹp xảy ra nó lập tức muốn bắt giữ cái đó. Nó lập tức muốn trở thành người chủ của cái đó, để cho nó có thể tái tạo lại cái đó bất kì khi nào nó muốn.

Nhưng có những thứ ở bên ngoài bạn: yêu, thiền, lời cầu nguyện, ân huệ, Thượng đế. Đây là những thứ bên ngoài bạn! Nhiều nhất bạn có thể mở bản thân bạn ra, mời chúng, và chờ đợi. Nhưng bạn không thể kéo chúng vào được. Bị lôi kéo, bạn sẽ có cái gì đó nhân tạo, chất dẻo. Cái thực sẽ không bao giờ tới với bạn. Đây là những thứ bạn có thể có chỉ bằng bàn tay mở.

Nhưng tâm trí nói, "Khi nó có đó, đừng mất khoảnh khắc nào - bắt giữ nó đi. Giữ nó trong nắm tay mình, hay để nó vào két sắt và khoá nó lại."

Bạn không thể khoá được hoa vào trong két sắt. Tiền bạn có thể khoá được vì tiền là thứ chết. Hoa bạn không thể khoá lại được vì chúng sống. Chúng phải ở trên cây, được bắt rễ trong đất và bắt rễ trong mặt trời, và bắt rễ trong gió. Chúng tồn tại chỉ trong tính sống động đó ở khắp xung quanh. Chặt khỏi mọi cội nguồn sống chúng sẽ chết và bốc mùi.

Vâng, đây là lời cầu nguyện:

Sự biết ơn hạ xuống

Và vươn lên với từng hơi thở

Và an bình bay theo đôi cánh đập

Để lắng đọng sâu bên trong linh hồn tôi...

Osho ơi,

Chính lời cầu nguyện có đó sao?

Vâng. Đây là lời cầu nguyện. Bây giờ có tính quan sát vào. Để nó tới và để nó đi... Đừng bao giờ cản trở quá trình của nó. Khi nó tới, cảm thấy cám ơn. Khi nó không tới, chờ đợi. Đừng phàn nàn - nó sẽ tới đấy. Nó sẽ tới ngày càng nhiều hơn. Nếu bạn có thể chờ đợi, với niềm khao khát lớn lao, và kiên nhẫn, nó nhất định tới. Nó bao giờ cũng tới.

Câu hỏi 3

Osho ơi, thầy nói thêm cái gì đó về tự biết mình đi. Đó là toàn thể mối quan tâm và việc truy hỏi của tôi.

Tự biết mình là mâu thuẫn trong thuật ngữ. Khi nó thực sự xảy ra, không có cái ngã và không có tri thức. Nếu cái ngã có đó, nó không thể xảy ra. Nếu tri thức có đó, nó đã không xảy ra. Cho nên vài điều sơ bộ cần được hiểu.

Thứ nhất: để tự biết mình xảy ra, cái ngã phải ra đi. Bạn phải quên hết mọi thứ về bản ngã của bạn. Bạn phải ở trong trạng thái vô ngã.

Và điều thứ hai: bạn phải quên mọi thứ về tri thức nữa. Nếu bạn liên tục khao khát biết, chính việc khao khát đó sẽ ngăn cản bạn. Thượng đế tự hiển lộ mình chỉ cho những người không khao khát về bất kì cái gì, người không ham muốn cái gì - thậm chí không muốn biết Thượng đế. Điều bí ẩn được khải lộ chỉ cho những người đơn giản chờ đợi, người không làm đòi hỏi nào với Thượng đế. Họ chờ đợi với mắt mở, họ chờ đợi với trái tim mở, nhưng không với đòi hỏi.

Đòi hỏi của bạn về căn bản là hướng theo bản ngã. Tại sao bạn muốn biết? Vì tri thức cho quyền lực. Cố hiểu điều đó đi. Tri thức là quyền lực. Bạn càng biết nhiều, bạn càng trở nên mạnh hơn. Bản ngã bao giờ cũng quan tâm tới việc trở nên thông thái. Nếu bạn biết về tự nhiên, bạn trở nên mạnh trên tự nhiên. Nếu bạn biết về con người, bạn trở nên mạnh trên con người. Nếu bạn biết về tâm trí riêng của bạn, bạn trở nên mạnh trên tâm trí riêng của bạn. Nếu bạn biết về Thượng đế, bạn sẽ trở nên mạnh trên Thượng đế.

Tìm kiếm tri thức, sâu bên dưới, thực sự là tìm kiếm quyền lực. Và làm sao bạn có thể mạnh trên thực tại được? Chính ý tưởng này là lố bịch. Cho phép thực tại mạnh trên bạn đi... thảnh thơi vào. Và cho phép thực tại chiếm quyền sở hữu bạn, thay vì bạn cố chiếm quyền sở hữu thực tại.

Để thực sự ở trong trạng thái tự biết mình, người ta phải quên cái ngã và quên mọi truy hỏi vào trong tri thức. Thế thì nó xảy ra! và chỉ thế thì nó mới xảy ra.

Đã từng có ba nỗ lực trong toàn thể lịch sử tâm thức con người liên quan tới tự biết mình.

Nỗ lực thứ nhất là của người duy thực. Người duy thực phủ nhận cái ngã; ông ấy nói không có cái ngã bên trong, không có chủ thể; chỉ đối thể tồn tại, sự vật, vật chất, thế giới. Đó là cách của ông ấy để né tránh cuộc hành trình bên trong. Cuộc hành trình bên trong là nguy hiểm. Bạn sẽ phải mất tất cả! Tự biết mình và tất cả, gốc rễ và tất cả - bạn sẽ phải mất tất cả. Người duy thực không thể nhận mạo hiểm đó. Người đó tìm cách giải thích. Người đó nói, "Không có linh hồn. Không có cái ngã. Mọi cái tồn tại trong thế giới đều là đối thể." Cho nên người đó trở nên quan tâm tới việc biết các đối thể. Người đó quên tính chủ thể và trở nên bận tâm với tính đối thể. Đó là điều khoa học đã làm trong ba trăm năm. Nó là cách trốn thoát khỏi bản thân người ta.

Cách thứ hao là cách của người duy tâm, người nói không có đối thể: thế giới là maya - ảo tưởng. Không có gì để biết ở bên ngoài, cho nên cứ nhắm mắt lại và đi vào trong. Duy nhất người biết là thực - cái được biết là giả. Người duy thực nói chỉ cái được biết là thực và người biết là giả; người duy tâm nói chỉ người biết là thực và cái được biết là giả. Và nhìn cái ngớ ngẩn của điều đó đi - vì làm sao có thể có người biết nếu không có cái được biết? Và làm sao có thể có cái được biết nếu không có người biết?

Cho nên người duy tâm và người duy thực chỉ đang chọn một nửa của thực tại. Về nửa kia họ sợ. Người duy thực sợ đi vào trong, vì đi vào trong nghĩa là đi vào trong cái trống rỗng, trong cái hoàn toàn trống rỗng. Nó là rơi vào hầm không đáy, vào vực thẳm... không thể dự đoán được. Người ta tiếp đất ở đâu không ai biết, hay liệu có chỗ nào để tiếp đất không.

Người duy thực sợ người biết, cho nên người đó phủ nhận điều đó. Từ sợ người đó nói nó không có: "Toàn thể mối quan tâm của tôi là với cái được biết, đối thể." Và người duy tâm sợ về đối thể, về thế giới, về say mê thế giới, về ma lực của thế giới. Người đó sợ bị mất hút vào trong ham muốn và đam mê. Người đó sợ dính líu vào các sự vật - tiền, quyền, danh. Người đó sợ tới mức người đó nói, "Mọi thứ đều là mơ. Thế giới ở bên ngoài là không thực. Thế giới thực là ở bên trong."

Nhưng cả hai là đúng một nửa thôi. Và nhớ chân lí một nửa còn tồi hơn nhiều so với dối trá toàn bộ. Ít nhất dối trá toàn bộ có một phẩm chất về nó: nó là có tính toàn bộ - phẩm chất của tính toàn bộ. Và một điều là hay về dối trá toàn bộ: nó không thể lừa được bạn lâu - vì nó là dối trá thế, ngay cả người ngu sớm hay muộn cũng sẽ có khả năng thấy về sau rằng nó là dối trá. Nhưng chân lí một nửa là nguy hiểm - ngay cả người thông minh cũng có thể bị mất hút trong nó.

Và thế rồi có cách thứ ba: cách thức của nhà huyền môn. Người đó chấp nhận cả hai, và bác bỏ cả hai. Đó là cách thức của tôi. Người đó chấp nhận cả hai vì người đó nói, "Trên bình diện này cả hai đều tồn tại - người biết và cái được biết, chủ thể và đối thể, cái bên trong và cái bên ngoài. Nhưng trên bình diện khác, cả hai biến mất và chỉ cái một còn lại - cái không là cái được biết không là người biết."

Cách tiếp cận của nhà huyền môn là toàn bộ. Và tôi muốn bạn hiểu cách tiếp cận của nhà huyền môn sâu nhất có thể được. Trên một mức cả hai là đúng. Khi bạn mơ, mơ là thực, và người mơ là thực. Khi bạn thức vào buổi sáng, nó không còn là thực. Bây giờ người mơ mất rồi, việc mơ mất rồi - cả hai đã mất. Bây giờ bạn thức tỉnh.

Bây giờ bạn đang tồn tại trên một mức độ tâm thức khác toàn bộ.

Thế giới là thực, bản ngã là thực, khi con người còn dốt nát, vô ý thức, vô nhận biết. Khi con người trở nên nhận biết, khi Phật tính xảy ra, thế thì thế giới không có đó, không có bản ngã nào - cả hai đã biến mất. "Cả hai đã biến mất" không có nghĩa là không cái gì còn lại: cả hai đã biến mất vào trong nhau. Chỉ cái một bây giờ còn lại, hai không còn lại. Người biết và cái được biết đã trở thành một.

Tính một đó là điều được thực sự ngụ ý bởi tự biết mình. Nhưng từ này là không đúng. Không từ nào có thể là đúng. Về kinh nghiệm lớn thế, cái đi ra ngoài nhị nguyên, không từ nào có thể là đúng.

Con người thử theo hai cách để vượt qua lưỡng phân nhận thức luận điều là cố hữu trong tự biết mình. Một cách là giới hạn việc biết của mình vào các đối thể của thế giới, của cái không là cái ngã. Cách này là trốn khỏi tự biết mình. Những người muốn trốn khỏi tự biết mình đều kết án nó là hướng nội, phi xã hội, bất thường, thậm chí suy đồi. Họ gọi nó là một loại tự bạo trí tuệ, ngắm rốn: họ gọi những người này là kẻ ăn sen, người mơ, nhà thơ, nhà huyền môn, bằng cách nào đó đi lạc lối khỏi thực tại.

Bao nhiêu việc theo đuổi nghiên cứu trong khoa học tự nhiên được thúc đẩy bởi nỗ lực giữ cho chú ý của chúng ta rời khỏi bản thân mình? Câu hỏi này phải được hỏi.

Mọi người trở nên quan tâm tới nghiên cứu khoa học - tại sao? Họ có thực sự quan tâm tới dự án khoa học nào đó không? hay họ đơn thuần cố gắng né tránh đi vào trong? Khả năng lớn hơn là ở chỗ họ đang né tránh việc đi vào trong.

Albert Einstein đã nói trước khi ông ấy chết rằng nếu Thượng đế mà cho ông ấy cơ hội khác để được sinh ra, ông ấy sẽ không muốn trở thành nhà khoa học lần nữa. Một người bạn ở bên cạnh giường hỏi, "Thế thì ông muốn trở thành ai?'

Và ông ấy nói, "Bất kì ai, nhưng không là nhà khoa học. Thậm chí tôi muốn trở thành thợ ống nước, nhưng không là nhà khoa học."

Tại sao? Albert Einstein là một người có nhạy cảm lớn, có thông minh lớn; người có thể đã dễ dàng trở thành vị Phật. Có mọi tiềm năng, và đã bỏ lỡ - vì ông ấy đã dồn mọi thông minh của ông ấy vào trong thế giới đối thể. Ông ấy đã trở nên quan tâm quá nhiều tới các ngôi sao và thời gian và không gian, vân vân, và ông ấy đã quên mất hoàn toàn về bản thân mình. Ông ấy đã trở nên bị dính líu quá nhiều với các thứ khác và các vấn đề khác tới mức ông ấy đã quên hoàn toàn ông ấy là ai, hay thời gian nào đó phải được dành cho bản thân mình nữa.

Một trong những nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa của Ấn Độ, Ts. Ram Manohar Lohia, đã đi tới gặp ông ấy. Ông này kể cho tôi rằng khi ông này tới gặp Albert Einstein ông này đã phải đợi sáu tiếng. Thời gian này đã được bản thân Albert Einstein ấn định, và bà vợ cứ phải đi ra mãi, bà vợ tới và đem trà và các thứ khác tới và nói, "Chúng tôi lấy làm tiếc nhưng ông ấy đang tắm." Lâu thế?

Ts. Lohia hỏi, "Ông ấy định tắm bao lâu?"

Bà vợ nói, "Chẳng ai biết được, vì khi ông ấy ngồi trong bồn tắm ông ấy bắt đầu nghĩ về những điều lớn lao. Và ông ấy quên hoàn toàn ông ấy đang ở đâu. Và chúng tôi không được phép quấy rầy ông ấy, vì ông ấy có thể đang săn đuổi con tàu ý nghĩ tinh tế nào đó, và nếu chúng tôi quấy rầy ông ấy, điều đó có thể là tổn thất cho nhân loại."

Ts. Lohia trở nên quan tâm hơn. Ông này nói, "Nhưng ông ấy liên tục làm gì khi ngồi ở đó?"

Bà vợ nói "Xin ông đừng hỏi... ông ấy chơi với bong bóng xà phòng. Ông ấy giữ cho bản thân ông ấy dính líu với bong bóng xà phòng, và liên tục nghĩ. Mọi vấn đề lớn mà ông ấy đã giải quyết, chúng đã được giải trong bồn tắm của ông ấy."

Bạn phải đã nghe nói về các nhà khoa học lớn trở nên đãng trí. Những điều đó không phải là chuyện đùa đâu - có chân lí trong nó. Họ mất hút dấu vết của bản thể riêng của họ.

Người ta nói về Immanuel Kant: một đêm ông ấy trở về nhà, ông ấy gõ cửa, lúc đó trời đã tối, và người phục vụ nhìn ra từ cửa sổ, từ tầng trên cùng, và nói, "Ông chủ không có nhà đâu."

Đó là nhà của Emmanuel Kant, ông ấy là ông chủ, nhưng người phục vụ tưởng ai đó tới gặp ông chủ. Cho nên anh ta nói, "Ông chủ không có nhà đâu. Ông ấy đã đi dạo rồi."

Và Immanuel Kant nói, "Thôi được, thế thì tôi sẽ tới sau vậy."

Và ông ấy đi! Sau khi đi bộ một giờ, rồi ông ấy đột nhiên nhận ra, "Người phục vụ này giở trò vô nghĩa gì với mình thế này? Mình là chủ cơ mà!"

Nếu bạn trở nên dính líu quá nhiều với các thứ bên ngoài, có khả năng toàn thể tâm thức của bạn sẽ bắt đầu chuyển vào hướng ngoại. Không cái gì trỏ tới bản thân bạn.

Một đêm khác, Immanuel Kant quay về nhà. Ông ấy thường mang chiếc gậy chống. Ông ấy đi vào trong phòng và quên mất cái gì là cái gì, cho nên ông ấy để chiếc gậy lên giường, và bản thân ông ấy đứng ở góc nhà. Chỉ đến nửa đêm, đột nhiên ông ấy mới nhận ra sự kiện là cái gì đó sai.

Điều này là có thể. Người ta có thể trở nên thực sự bị ám ảnh quá nhiều với mục tiêu... người ta có thể mất mọi dấu vết về bản thân mình. Người ta có thể rơi vào trong cái bóng. Các nhà khoa học sống trong loại bóng đó. Các triết gia sống trong lại bóng đó.

Tính chủ thể bị xoá bỏ khi các đối thể và các mối quan tâm đối thể tiếp quản. Tính độc đoán của phương pháp luận khoa học là nguy cơ cấp bách. Chính một vấn đề cần hiểu thấu là nếu cái gì đó không thể được biết bởi phương pháp khoa học, nó không thể được biết, nhưng chính vấn đề hoàn toàn khác cần hiểu thấu là nếu cái gì không thể được biết bởi phương pháp khoa học, nó không tồn tại.

Và một khi bạn trở nên bị ám ảnh quá nhiều với tính đối thể, thế thì một cách tự nhiên bạn trở nên bị ám ảnh với phương pháp luận của khoa học nữa - thế thì đó là phương pháp hợp thức duy nhất để biết. Nếu cái gì đó không sẵn có cho phương pháp đó, thế thì bạn không chỉ nói nó không thể được biết, bạn bắt đầu nói, dần dần, một cách vô ý thức, vô nhận biết, rằng nếu nó không thể được biết qua phương pháp khoa học, nó không thể tồn tại. Đó là lí do tại sao các nhà khoa học liên tục nói Thượng đế không tồn tại. Không phải là Thượng đế không tồn tại - chỉ là vì phương pháp luận của họ thôi. Phương pháp luận của họ dành cho đối thể và Thượng đế là tính chủ thể của bạn. Phương pháp của họ được ngụ ý bắt giữ cái tách rời khỏi bạn. Và Thượng đế là không tách rời khỏi bạn: Thượng đế là bản thể bên trong nhất của bạn, lãnh thổ của bạn.

Qua phương pháp khoa học, yêu không thể được chứng minh. Điều đó không có nghĩa là yêu không tồn tại. Với nó, một phương pháp khác được cần tới, một cách tiếp cận khác, một cách nhìn khác, một cách thấy khác.

Nhà khoa học né tránh vấn đề về tự biết mình bằng việc ngày càng quan tâm tới thế giới đối thể. Bằng việc tham gia ngày càng nhiều vào các sự vật, nhà khoa học đi ngày càng xa với bản thân mình.

Và có nỗ lực thứ ba cũng để vượt qua lưỡng phân chủ thể/đối thể, và đó là cách thức của nhà huyền môn. Một cách để né tránh vấn đề này về chủ thể và đối thể là cách của nhà khoa học: chỉ đối thể tồn tại. Cách khác để né tránh lưỡng phân này - vì nó là không giải quyết được - là ở cách của người duy tâm: nói rằng thế giới là ảo tưởng, nó không tồn tại, nó là maya, nhắm mắt lại. Cả hai đều sai. Cách thứ ba là phương pháp của nhà huyền môn: ông ấy siêu việt lên. Ông ấy không phủ nhận thực tại đối với đối thể, ông ấy không phủ nhận thực tại đối với chủ thể - ông ấy chấp nhận thực tại của cả hai. Ông ấy bắc cầu qua chúng.

Đó là nghĩa của phát biểu nổi tiếng của Upanishad: tat-tvam-asi - Cái đó là ngươi. Đây là việc bắc cầu. Trong việc bắc cầu này, tự biết mình xảy ra. Cái ngã biến mất, tri thức biến mất - việc biết còn lại. Sáng tỏ, minh bạch. Tất cả đều rõ ràng. Không có người nào để nó là rõ ràng với người đó, và không có cái gì là rõ ràng - nhưng tất cả là rõ ràng. Nó chỉ là sáng tỏ và sáng tỏ...

Điều này được Phật tử gọi là: Cõi hoa sen của Phật. Mọi thứ là rõ ràng và ngát hương, và đẹp, và duyên dáng. Thế thì sự huy hoàng mở ra cánh cửa của nó.

Nhà huyền môn siêu việt lên trên vấn đề bằng nỗ lực hình thành nên việc biết trong đó người biết và cái được biết được hội nhập vào một đơn vị. Bây giờ không cái gì còn lại trong khái niệm về 'tri thức'. Tri thức không thể được phân chia thành trực tiếp và gián tiếp. Mọi tri thức đều là gián tiếp. Tri thức là lời chào, không phải là cái ôm. Nó là một đại diện, một việc biểu tượng hoá, một việc vũ trụ hoá, việc phân tích. Theo một nghĩa nào đó, tri thức là một dạng của việc làm sai lạc với thực tại vốn cụ thể, đặc thù, đặc biệt, không được phân tích. Tri thức là sự kiện khô héo và chết - nó không phải là kinh nghiệm ướt. Và kinh nghiệm không phải là tri thức mà là việc biết.

Đó là lí do tại sao Krishnamurti bao giờ cũng dùng từ ‘trải nghiệm’ thay vì ‘kinh nghiệm’. Ông ấy là đúng. Ông ấy biến danh từ thành động từ: ông ấy gọi nó là việc trải nghiệm. Bao giờ cũng nhớ điều đó: biến danh từ thành động từ và bạn sẽ là Sứ giả cho thực tại. Đừng gọi nó là tri thức: gọi nó là việc biết. Đừng gọi nó là cuộc sống: gọi nó là việc sống. Đừng gọi nó là yêu: gọi nó là việc yêu. Đừng gọi nó là chết: gọi nó là việc chết.

Nếu bạn có thể hiểu được rằng toàn thể cuộc sống là động từ, không phải danh từ, sẽ có hiểu biết lớn đi theo nó như cái bóng.

Không có cái ngã và không có người khác.

Nhà huyền môn và triết gia Do Thái, Martin Buber, nói rằng lời cầu nguyện là kinh nghiệm về ta và người, kinh nghiệm đối thoại, cuộc đối thoại. Vâng, lúc ban đầu lời cầu nguyện là vậy, nhưng không vậy lúc cuối. Với người mới bắt đầu, lời cầu nguyện là đối thoại giữa ta và người. Nhưng với những người đã đạt tới, lời cầu nguyện không phải là đối thoại vì không có ta không có người - chỉ cái một. Đối thoại không thể tồn tại được. Nó không phải là trao đổi: nó là giao cảm. Nó thậm chí không phải là hợp nhất, mà là thống nhất.

Tự biết mình có tầm quan trọng lớn. Không cái gì khác là quan trọng hơn điều đó. Nhưng nhớ hai cạm bẫy này: một là phủ nhận tính chủ thể và trở thành người duy thực; cái kia là phủ nhận thực tại và trở thành người duy tâm. Tránh hai cạm bẫy này ra. Bước đi đích xác ở giữa.

Và thế thì bạn sẽ ngạc nhiên - cái ngã đã biến mất, tri thức đã biến mất. Nhưng thế thì việc biết giáng xuống. Ánh sáng lớn giáng xuống, và ánh sáng không chỉ biến đổi bạn mà còn biến đổi toàn thể thế giới của bạn.

Phật tương truyền đã nói: Khoảnh khắc ta trở nên chứng ngộ, toàn thể sự tồn tại trở nên chứng ngộ cho ta. Điều này là thực. Tôi là nhân chứng cho nó. Đích xác đó là cách nó xảy ra. Khi bạn trở nên chứng ngộ, toàn thể sự tồn tại trở thành đầy ánh sáng và vẫn còn đầy ánh sáng.

Ngay cả bóng tối cũng trở thành chói sáng, ngay cả chết cũng trở thành cách sống mới.

Câu hỏi 4

Tại sao khó hiểu thầy thế?

Tôi đơn giản thế - cái gì đó phải sai với bạn rồi. Bạn phải là thông thái. Bạn phải đang mang những định kiến lớn trong bạn. Bằng không, điều tôi đang nói là chân lí đơn giản thế; không có cách nào để làm cho chúng thành đơn giản hơn. Nhưng bạn phải chờ đợi để nghe cái gì đó khác - thế thì vấn đề nảy sinh.

Tôi nói một điều. Bạn chờ đợi để nghe cái gì đó khác. Và có va chạm, chúng va chạm. Và, một cách tự nhiên, nếu bất kì cái gì va chạm vào bạn, bạn không thể chấp nhận được nó. Nó tạo ra lẫn lộn. Tôi ở đây để làm sáng tỏ mọi thứ cho bạn, nhưng nếu bạn có các ý tưởng, ý tưởng tiên thiên, thái độ cố định, định kiến, ước định, thế thì phát biểu đơn giản của tôi sẽ va chạm với những niềm tin được bắt rễ sâu của bạn - và sẽ có lẫn lộn. Bạn muốn nghe cái gì đó khác... nếu tôi nói nó thế thì điều đó là hoàn toàn được. Bạn nói, "Tôi hiểu." Đó là điều bạn ngụ ý khi bạn nói, "Vâng, tôi hiểu." Nó ngụ ý tôi đồng ý với bạn, nhưng tôi không có nghĩa vụ gì để đồng ý với bạn. Làm sao tôi có thể đồng ý với bạn được? Nếu tôi đồng ý với bạn, làm sao tôi sẽ thay đổi được bạn?

Mọi hi vọng có, mọi hứa hẹn có, trong việc bất đồng của tôi với bạn, vì đó là khả năng duy nhất cho bạn trưởng thành ra ngoài bản thân bạn.

Nhưng điều đó xảy ra. Bạn có ý tưởng nào đó. Tôi nói cái gì đó: hoặc là bạn nghe cái gì đó mà tôi đã không nói, hoặc niềm tin của bạn bị tổn thương, bị thương, bạn trở nên bồn chồn, và trong việc bồn chồn đó bạn không thể nghe được điều đang được nói. Bằng không tôi đang nói những điều đơn giản thế.

Chồng về nhà lại say khướt. Vợ anh ta không thể chịu được điều đó. Cô ấy la mắng anh ta, "Nếu anh không dừng lại việc uống rượu đáng nguyền rủa này, em sẽ tự sát đấy!"

Anh chồng không may vặn lại, "Lời hứa, đó là mọi thứ anh có, lời hứa."

Rất khó nghe điều được nói. Bạn nghe điều bạn có thể nghe.

Một bà mẹ nghe đứa con sáu tuổi của mình đang học toán: "Ba cộng với một, tóm cả cún là bốn," nó nói. "Ba cộng với hai, tóm cả cún là năm. Ba cộng với ba, tóm cả cún là sáu."

Người mẹ há hốc mồm kinh ngạc. "Johnny, con học đâu trên thế gian mà nói như thế?" cô ấy cáu tiết hỏi.

"Ồ, đó là cách họ dạy chúng con ở trường," Johnny nói.

Không thể nào tin được điều đó, mẹ Johnny tới thăm cô giáo và đòi hỏi giải thích. Nhưng cô giáo cũng khiếp hãi như người mẹ - cô chả có ý tưởng gì về Johnny đã học những từ đó ở đâu. Thế rồi cô chợt nhận ra điều đã xảy ra.

"Tôi biết điều đó rồi," cô cười. "Chúng tôi dạy lũ trẻ nói: Ba cộng một, tổng của chúng là bốn; ba cộng hai, tổng của chúng là năm!"

Tôi có thể nói điều này... bạn có thể nghe điều khác. Thế thì nó trở thành rất khó. Tôi nói từ cách nhìn của tôi; bạn nghe từ cách nhìn của bạn. Có khác biệt bao la. Cho nên từng từ được nói cho bạn đều được bạn dịch ra, cho dù tôi đang nói cùng ngôn ngữ mà bạn hiểu - dầu vậy nó đang được dịch.

Tư vấn hôn nhân đang khuyên cô dâu tương lai. "Điều đầu tiên tôi phải nói với cô là ở chỗ nếu cô muốn giữ lại mối quan tâm của chồng cô, cô phải không bao giờ cởi hết đồ mặc trước anh ta khi đi ngủ. Bao giờ cũng giữ một chút ít bí ẩn về cô."

Quãng hai tháng sau, anh chồng nói với cô dâu, "Nói cho anh hay, Jane, có gì không lành mạnh trong gia đình em?"

"Tất nhiên là không có gì!" cô ấy đáp ứng một cách kịch liệt. "Sao anh hỏi câu hỏi như vậy?"

"Thế này," anh ta nói, "Anh đơn thuần tự hỏi tại sao, trong hai tháng qua từ khi chúng ta lấy nhau, khi em lên giường em không bao giờ bỏ mũ ra."

Mọi người hiểu theo cách riêng của họ. Điều đó có thể tạo ra rắc rối cho bạn. Bạn sẽ phải tới gần hơn với cách nhìn của tôi về mọi thứ. Thực ra, điều tôi đang nói là rất đơn giản. Nó không khó chút nào.

Thứ hai, bạn sẽ phải bỏ quá khứ của bạn lại sau. Tới tôi tươi tắn, phiến đá sạch, để cho tôi có thể viết cái gì đó đã xảy ra cho tôi. Nếu bạn tới với nhiều thứ đã được viết lên phiến đá của bạn, tôi vẫn sẽ viết, nhưng nó sẽ trở thành rất rất lẫn lộn để bạn hiểu cái gì đã được viết. Mọi thứ khác mà bạn đang mang trong đầu bạn làm rối điều tôi nói. Nó không bao giờ đạt tới bạn đích xác như nó được nói.

Nghe tôi đi, không từ cái đầu mà từ trái tim. Lắng nghe tôi không có tính biện luận mà trong một loại thân thiết sâu sắc, yêu, thông cảm. Đừng ở đây như khán giả - trở thành người tham gia đi. Rơi vào quan hệ với tôi. Đó là cách duy nhất để hiểu điều được nói cho bạn, vì điều được nói cho bạn không phải là thông điệp thường. Nó là lửa tuyệt đối. Nếu bạn cho phép, nó sẽ biến đổi bạn, nó sẽ chuyển hoá bạn. Nếu bạn cho phép, bạn sẽ không bao giờ như cũ nữa. Nếu bạn cho phép, đây sẽ là việc tái sinh của bạn.

Và câu hỏi cuối cùng:

Tôi cảm thấy nhớ nhà - điều đó nghĩa là gì?

Làm sao tôi biết được? Nó có thể ngụ ý cái gì đó thực sự lớn, siêu hình. Các nhà huyền môn nói họ cảm thấy nhớ nhà, nhưng thế thì họ ngụ ý họ đang khao khát về cội nguồn nguyên thuỷ, nhà tối thượng. Họ khao khát về Thượng đế. Nhưng tôi không biết về bạn. Bạn có thể đơn giản cảm thấy nhớ nhà!

Lắng nghe những câu chuyện này:

Một người bán dạo đi vào trong cửa hàng ăn rẻ tiền. Anh ta bảo cô phục vụ, "Này, tôi muốn dùng hai trứng, và chúng được rán rất chín. Tôi muốn dùng hai miếng bánh mì nướng cháy giòn, và tôi muốn có một cốc cà phê nhẹ, ấm, và thực tế không thể uống được."

"Cái gì!" cô phục vụ kêu lên. "Đấy là kiểu gọi đồ gì vậy?"

"Đừng bận tâm," người bán hàng khăng khăng, "Cứ đem cho tôi điều tôi hỏi."

Cô phục vụ quay lại bếp, bảo với ông bếp trưởng có một anh chàng điên rồ bên ngoài và đưa cho ông bếp trưởng đơn đặt hàng. Ông bếp trưởng chuẩn bị mọi thứ hệt như được đặt. Cô phục vụ đem bữa sáng đạm bạc tới bàn, và nói một cách lãnh đạm, "Còn gì nữa không, thưa ông?"

"Sao, có chứ," người bán hàng nói. "Xin cô ngồi xuống cạnh tôi và rầy la tôi. Tôi đang nhớ nhà."

Hay chuyện này:

Một đôi hay tranh luận có một vụ cãi cọ tồi tệ nhất trong hôn nhân của họ. Phát rồ và phẫn nộ, anh chồng vớ lấy chiếc áo khoác và xông ra khỏi nhà. Để làm dịu cơn giận của mình, anh chồng lèo xèo lấy đường xe điện ngầm tới Grand Central và vào một số quán rượu địa phương để cố quên sự khó chịu của mình. Khá lâu anh ta mới bắt đầu cảm thấy phởn lên.

Đến hai giờ sáng, anh chồng không may quyết định rằng anh ta đã đủ say xỉn để nhận bất kì cái gì vợ anh ta có thể đưa ra. Anh ta rời khỏi quán rượu và bắt đầu bước lên đại lộ tám, đi tìm ga xe điện ngầm.

Khi anh ta tới gần Khu vườn quảng trưởng Madison, anh ta nhìn lên và có đàn neon rực rỡ chiếu sáng bảng hiệu: "Đánh lớn đêm nay." Anh ta dừng lại, hội tụ lại mắt nhìn, và thở dài: "À, cuối cùng thì là nhà!"

Tôi không biết bạn ngụ ý gì bởi câu hỏi của bạn. Bạn nói: Tôi cảm thấy nhớ nhà - nó có nghĩa gì? Bạn phải thực sự biết chứ. Nếu nó là nhớ nhà về Thượng đế, tôi có thể chỉ cho bạn con đường. Và mọi người vẫn còn nhớ nhà chừng nào người ta chưa tìm được Thượng đế. Chúng ta đã đánh mất thiên đường của mình. Chúng ta đã biết nó là thế nào, nó đẹp làm sao - chúng ta đã đánh mất nó. Chúng ta đã biết nó trong bụng mẹ. Kí ức còn dai dẳng. Kí ức này không phải là tinh thần: nó ở trong mọi tế bào của thân thể bạn, mọi thớ thịt của thân thể bạn. Nó liên tục tồn tại. Nó liên tục ám ảnh bạn, nó liên tục cho bạn cảm giác rằng cái gì đó bị mất. Mọi thứ hiện hữu như chúng đáng không phải vậy. Nó liên tục thúc giục bạn hướng tới cái gì đó mà là có thể.

Mục đích đó là Thượng đế - hay gọi nó là chân lí, hay niết bàn, hay cái gì bạn thích. Nếu bạn cảm thấy nhớ nhà theo nghĩa này, tôi có thể giúp bạn được. Nếu bạn cảm thấy nhớ nhà theo nghĩa khác, đi tới Deeksha...

Xem tiếp Chương 3 - Quay về Mục lục Tập 2

..............................

1 Đánh giá

Espai said…
Appreciatte your blog post

Ads Belove Post